1.1.7.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính
Khi lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và sử dụng kết quả của công tác này để phục vụ cho việc ra quyết định tài chính thì lãnh đạo sẽ rất chú trọng đến công tác này. Lúc đó lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có sự quan tâm đúng mức về công tác phân tích tài chính nhƣ phân công chuyên trách về việc phân tích, kiểm tra tài chính nội bộ doanh nẹhiệp, thiết lập các quy định tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính.
Nhân sự làm công tác phân tích tài chính
Trình độ cán bộ thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng phân tích tài chính. Cán bộ phân tích tài chính chính là ngƣời trực tiếp quyết định quy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng nhƣ chi phí cho việc phân tích, phƣơng pháp phân tích và tiến hành phân tích tài chính công ty. Từ đó đánh giá, nhận xét ƣu nhƣợc điểm của kết quả kinh doanh, đƣa ra nguyên nhân và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
Chất lượng thông tin
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lƣợng công tác phân tích tài chính bởi nếu thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà công tác phân tích tài chính mang lại sẽ không hiệu quả. Thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời và phù hợp để công tác phân tích tài chính có hiệu quả.
Phương pháp phân tích tài chính
Tuỳ vào mục tiêu cụ thể của nhà quản lý, dựa trên nguồn thông tin có đƣợc mà cán bộ phân tích lựa chọn phƣơng pháp phân tích tài chính cho phù hợp.
Tổ chức phân tích tài chính
Nếu việc phân tích tài chính đƣợc thực hiện một cách tùy ý, không theo một quy trình nào cả thì rất có thể công việc phân tích tài chính sẽ không đáp ứng đƣợc
29
tiêu chí về thời gian phân tích và chất lƣợng nội dung phân tích. Tuy nhiên, nếu công việc này đƣợc thực hiện theo một quy trình khoa học, có sự tham gia, phối hợp chuyên nghiệp của những ngƣời liên quan (ngƣời phân tích, các phòng ban trong doanh nghiệp) sẽ góp phần đáp ứng đƣợc những yêu cầu, kỳ vọng của ban lãnh đạo về phân tích tài chính, nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính.
Hỗ trợ của công nghệ thông tin
Сông tác phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao nếu doanh nghiệp kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhƣ các hệ thống phần mềm về kế toán và phân tích tài chính, công tác phân tích tài chính trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm đƣợc thời gian tiến hành phân tích.
1.1.7.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nƣớc có những tác động lớn đến công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chế độ kế toán thay đổi thì công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Sự can thiệp của các cơ quan chủ quản
Sự can thiệp của cấp trên hay Chính phủ trong hoạt động kinh doanh cũng làm giảm tính khách quan trong quá trình phân tích tài chính nếu các chỉ thị hay công văn của các bộ liên quan không phù hợp cũng gây khó khăn cho công tác phân tích tài chính.
Để đảm bảo tính chuẩn xác về mặt thông tin cũng nhƣ lựa chọn phƣơng pháp phân tích và đƣa ra những đánh giá thì các nguyên tắc, điều lệ hạch toán giữa các doanh nghiệp cần đƣợc thống nhất và minh bạch. Đây cũng là cơ sở cho việc đảm bảo một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, làm cơ sở tham chiếu cho quá trình phân tích. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp có mức độ đa dạng hóa cao về ngành nghề hoạt động thì sự tách bạch các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính là điều cần thiết, thể hiện rõ nét trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Có nhƣ vậy mới có thể tiến hành so sánh ngành hay so với các doanh nghiệp khác.
30 Hệ thống chỉ tiêu tham chiếu
Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp đƣợc tính toán chỉ có ý nghĩa phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp khi đƣợc so sánh với các tỷ số tham chiếu. Tỷ số tham chiếu có thể là trung bình ngành hoặc các tỷ số tƣơng ứng của những năm trƣớc. Trong đó việc so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính sẽ so sánh đối chiếu để biết đƣợc vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp là một tế bào của một nền kinh tế nên hoạt động của chúng phản ánh tình hình phát triển hay suy thoái của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Qua đó sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính ở tầm vĩ mô thấy đƣợc thực trạng của nền kinh tế quốc gia, xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia nói chung ngày càng có sự tăng trƣởng.
Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều khác nhau nhƣ với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ) và với mục đích thông tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp). Việc thƣờng xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho ngƣời sử dụng thấy đƣợc thực trạng hoạt động tài chính, từ đó xác định đƣợc nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng đến từng hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý kinh doanh. Qua đó thấy đƣợc ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp mà công việc này ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các tổ chức công cộng. Nhất là, thị trƣờng vốn ngày càng phát triển đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.