Cơ cấu tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần VIMECO luận văn ths 2015 (Trang 50 - 54)

Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty:

 Cơ cấu tồ chức quản lý phải gắn với phƣơng hƣớng, mục đích hoạt động

của Công ty.

 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải tuân thủ nguyên tắc chuyên môn

hoá và cân đối: Đòi hỏi sự phân công nhiệm vụ đối với các bộ phận trong Công ty theo các nhóm chuyên ngành, với những con ngƣời đƣợc đào tạo tƣơng ứng và có đủ quyền hạn.

 Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trƣờng: Việc hình thành cơ cấu

tổ chức phải đảm bảo cho mỗi bộ phận có một mức độ tự do sáng tạo tƣơng xứng với mọi cấp quản lý phát triển đƣợc tài năng, có cơ hội phát triển.

 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải đảm bảo nguyên tắc hiệu lực và

hiệu quả.

Bộ máy quản lý của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng tƣơng đối tinh gọn và đƣợc thể hiện cụ thể qua sơ đồ 3.1 dƣới đây:

41

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần VIMECO

(Nguồn: Phòng tổ tài chính kế toán - VIMECO)

- Đại hội đồng cổ đông: Mỗi năm họp một lần vào cuối năm để biều quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của những năm sắp tới và bầu ra Hội đồng quản trị khi hết nhiệm kỳ (5 năm).

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan thƣờng trực của đại hội cổ

Ban quản lý

nhà và đô thị

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Phòng phát triển nhân lực Ban thƣ ký tổng hợp Ban an toàn lao động Phòng tài chính kế toán Phòng cơ giới vật tƣ Phòng đầu tƣ Phòng quản lý dự án Các đơn vị thành viên

42

đông, do đại hội cổ đông bầu ra và đƣợc đại hội cổ đông ủy quyền quản lý toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Chức năng của Hội đồng quản trị là chuẩn bị dự thảo và xem xét tất cả các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội cổ đông. Duyệt kế hoạch, báo cáo của ban Giám đốc, đƣa ra những quyết định có tính chiến lƣợc, điều chỉnh phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh của Công ty...

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nội quy, điều lệ, quyết định của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Cùng Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trƣớc cổ đông.

- Ban tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Các phòng ban chức năng:

Mỗi một phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhƣng có mục đích chung là tăng cƣờng công tác quản lý, phục vụ cho kinh doanh của công ty nhằm mang lại hiệu quả và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu, kế hoạch, nội quy của Công ty và chế độ chính sách của Nhà nƣớc.

- Phòng phát triển nhân lực: Tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực của

Công ty; Thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động về tiền lƣơng, tiền thƣởng, đào tạo, nâng bậc, trang bị BHLĐ, thực hiện BHXH, BHYT cùng các chế độ phúc lợi xã hội khác; thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng, kỷ luật; thực hiện công tác đoàn thể và xã hội khác…

- Phòng tài chính - kế toán: Kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị. Kiểm soát định mức chi phí tiêu hao vật tƣ, nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công theo đúng quy định tại các đơn vị trực tiếp sản xuất, đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và kịp thời việc thanh toán nghĩa vụ đối với NSNN, tiền lƣơng và các chế độ khác cho CBCNV. Thực hiện các báo cáo tài chính theo quy định.

43

- Phòng cơ giới vật tư: Với đặc thù của Công ty là thi công cơ giới nên nhiệm vụ của Phòng CGVT là vừa phải đảm bảo công tác điều động xe máy, thiết bị, nhân lực cho phù hợp với công tác thi công vừa phải đảm bảo công tác bảo dƣỡng, sửa chữa thiết bị, mua sắm vật tƣ kịp tiến độ.

- Phòng đầu tư: Tham mƣu cho ban giám đốc, lập kế hoạch đầu tƣ, đấu thầu các dự án, công trình giao thông, thuỷ lợi,… theo dõi triển khai tiến độ thực hiện dự án.

- Phòng quản lý dự án: Ngoài các chức năng tham mƣu cho Ban lãnh đạo Công ty và kỹ thuật thi công, đấu thầu và quản lý dự án. Phòng còn phải đảm bảo tổ chức thi công, theo dõi tiến độ, chất lƣợng, biện pháp ATLĐ tại các công trình. Kiểm tra việc soạn thảo các văn bản ghi nhớ, các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp để trình lãnh đạo Công ty phê duyệt.

- Ban thư ký tổng hợp: Ban có chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo định hƣớng phát triển của Công ty. Theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch đã đƣợc Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên thông qua. Thực hiệc công việc thƣ ký tổng hợp cho Hội đồng quản trị Công ty.

- Ban quản lý nhà và đô thị: Ban quản lý Nhà và đô thị có trách nhiệm tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác các Khu đô thị mới, nhà cao tầng và bất động sản do Công ty đầu tƣ xây dựng.

- Ban an toàn lao động: Chăm lo đến công tác vệ sinh - an toàn lao động của toàn thể ngƣời lao động trong Công ty.

- Những đơn vị trực thuộc công ty gồm có:

+ Công ty Cổ phần VIMECO và cơ khí thƣơng mại M&T

+ Trƣờng mầm non VIMECO

+ Các trạm xuất Bê tông thƣơng phẩm

+ Trạm nghiền sàng đá Hà Nam

+ Trạm nghiền sàng đá Đồng Vỡ

44

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần VIMECO luận văn ths 2015 (Trang 50 - 54)