1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp nhận dạng câu hỏi nhận thức trong môn lịch sử

10 4,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Điều đó cũng thể hiện rõ ngay trong các bài làm thi khảo sát, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp, hầu hết học sinh chưa nắm bắt được phương pháp nhận dạng câu hỏi và làm m

Trang 1

A LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây dư luận xã hội đặc biệt quan tâm về vấn đề thực trạng dạy và học môn Lịch sử, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phản ánh rất nhiều, nhất là học sinh phổ thông ít chịu học lịch sử , hiểu ít về lịch

sử dân tộc Điều đó cũng thể hiện rõ ngay trong các bài làm thi khảo sát, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp, hầu hết học sinh chưa nắm bắt được phương pháp nhận dạng câu hỏi và làm một bài lịch sử đúng với cấu trúc của nó thể hiện trong bài thi để đạt kết quả cao nhất

Nhằm đáp ứng nhu cầu học, ôn tập, nhận dạng câu hỏi và làm bài thi tốt môn Lịch sử cho học sinh ở trường THPT Vinh Xuân , tôi đã xây dựng được đề tài về : “Phương pháp nhận dạng câu hỏi nhận thức và làm bài thi môn lịch sử ”

để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử hiện nay

Xuất phát từ đối tượng chính là học sinh, nên đề tài chỉ thể hiện như là tư liệu học tập, giúp các em bước đầu nhận dạng được các hệ thống câu hỏi và nắm bắt được phương pháp làm tốt bài thi môn lịch sử đạt kết quả cao Chính vì lẽ đó tôi đã thiết kế đề tài với những nội dung sau:

A Lời nói đầu

B Nội dung

I Phương pháp nhận dạng câu hỏi nhận thức trong môn lịch sử

1 Thực trạng chung

2 Phương pháp n hận dạng câu hỏi ở cấp độ nhận biết

3 Phương pháp n hận dạng câu hỏi ở cấp độ thông hiểu

4 Phương pháp n hận dạng câu hỏi ở cấp độ vận dụng

II Lý luận chung về phương pháp làm bài thi lịch sử

1 Lý luận chung

2 Cấu trúc làm bài thi môn lịch sử

C Kết luận

Đề tài này được coi như là một kinh nghiệm nhỏ được biên soạn dựa trên tập tài liêu tập huấn ra đề kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 12 hiện hành, hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho bản thân tôi và cho học sinh trong quá trình giảng dạy và giúp học sinh có những phương pháp hay

để xử lí câu hỏi và làm tốt bài thi

Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu , chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp rộng rãi nhiệt tình của đồng nghiệp, để bản thân tôi có được những bài học kinh nghiệm quý báu cho riêng mình hỗ trợ trong quá trình giảng dạy cũng như để xây dựng đề cương đầy đủ hoàn thiện hơn hướng dẫn cho học sinh học tập và thi cử

Chân thành cảm ơn !

Trang 2

B NỘI DUNG

I Phương pháp nhận dạng câu hỏi nhận thức môn lịch sử

1 Thực trạng chung:

- Trong những năm gần đây hầu hết học sinh cả nước nói chung và học

sinh trường THPT Vinh Xuân nói riêng đều đang quay lưng lại với bộ môn lịch

sử Một thực tế cho thấy là trong các kì thi tốt nghiệp vừa qua, đa số các em học sinh làm bài thi của mình điểm rất thấp một phần là do vốn kiến thức cơ bản các

em chưa nắm kĩ, phần thì các em chưa biết cách nhận dạng câu hỏi nhận thức ở các cấp độ khác nhau chính vì điều đó mà chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử trong những năm gần đây không đạt kết quả tốt, một môn được xem là thế mạnh trong việc giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ của nước ta hiện nay đang

bị phai mờ thậm chí không muốn nói là lãng quên

- Trước những thực trạng chung đó, qua những năm giảng dạy tại trường tôi cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm nhỏ nhằm kích thích sự hứng thú trong dạy và học môn lịch sử đồng thời cũng đã xây dựng được một số phương pháp để trang bị cho các em hiểu đúng các dạng câu hỏi mà ý tác giả muốn hỏi cái gì và hướng trả lời sẽ như thế nào

2 Phương pháp nhận dạng câu hỏi ở cấp độ nhận biết

- Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có

thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu

- Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tượng

- Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa các động từ giúp cho chúng ta nhận dạng câu hỏi

cấp độ nhận biết như: nêu, liệt kê, trình bày, kể tên v.v.

- Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể

* Câu hỏi ví dụ: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh

tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

- Đối với dạng câu hỏi này học sinh cần trả lời ngắn gọn như trong sách chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 12 hiện hành

- Đáp án minh họa:

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ :

- Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo

- Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, nước Mĩ được yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu nhờ bán vũ khí và các phương tiện quân

sự cho các nước tham chiến

- Mĩ đã áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao

năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp

lí cơ cấu nền kinh tế

- Kinh tế Mĩ tập trung sản xuất và tư bản cao

Trang 3

- Có sự điều tiết của nhà nước

3 Phương pháp nhận dạng câu hỏi ở cấp độ thông hiểu:

- Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp

- Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có liên quan

- Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa các động từ giúp cho chúng ta nhận dạng câu hỏi

cấp độ thông hiểu như: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao

nói v.v.

- Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào

*Câu hỏi ví dụ: Vì sao nói: Phong trào "Đồng khởi" được xem là mốc

đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

- Đối với dạng câu hỏi này học sinh cần phải biết một sự kiện lịch sử đã diễn ra vào năm 1960 ở miền Nam, sau đó học sinh nắm sự kiện lịch sử đó để giải thích vấn đề mà câu hỏi đưa ra

- Đáp án minh họa:

+ “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của

Mĩ ở miền Nam, làn phá sản chiến lược “Chiến tranh một phía” của chúng, phá

vỡ từng mảng hệ thống chính quyền địch ở nông thôn Nó thể hiện thời kì tạm ổn định của chính quyền địch đã chấm dứt, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ

Mĩ - ngụy ở Sài Gòn

+ “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang

+ Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, là thất bại có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của Mĩ - Diệm, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới

4 Phương pháp nhận dạng câu hỏi ở cấp độ vận dụng:

* Đối với dạng câu hỏi vận dụng ở cấp độ thấp.

- Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp

- Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể

- Thí dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác

Câu hỏi ví dụ: Tại sao nói chiến thắng trong 12 ngày đêm ở Hà Nội,

Hải Phòng từ ngày 18-29/12 năm 1972 được xem như là trận Điện Biên Phủ trên không đối với quân Mĩ?

Trang 4

- Đối với dạng câu hỏi này các em cần nắm chắc hơn những sự kiện khi đế quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm để giải thích những mấu chốt của vấn đề

- Đáp án minh họa:

+ Từ năm 1972, sau khi tái cử Tổng thống Nich Xơn leo thang chiến tranh trở lại miền Bắc Việt Nam nhằm âm mưu giành lấy một chiến thắng danh dự trên mặt trận quân sự để đi đến kí kết tại Hội nghị Pari với những điều khoản có lợi cho đế quốc Mĩ…

+ Để đạt được âm mưu đó Mĩ đã cho máy bay B52 oanh tạc suốt trong 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng…

+ Kết quả là nhân dân ta ở miền Bắc đã làm phá sản hoàn toàn âm mưu đó của Mĩ, buộc đế quốc Mĩ phải ngồi lại tại bàn đàm phán và chấp nhận kí kết những điều khoản do ta vạch ra ở Hội nghị Pari…

+ Trong giai đoạn 1945-1954 đặc biệt kể từ năm 1950 thực dân Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường nước ta và những diễn biến đó ảnh hưởng quyết định đến tiến trình thương lượng trên bàn Hội nghị, thì thực dân Pháp cũng mở rộng chiến tranh cụ thể là Pháp cho xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm giành lấy một thắng lợi danh dự trước khi đi đến kí kết tại bàn Hội nghị Giơnevơ…

Chính vì thế mà ta nói rằng chiến thắng trong 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng được xem là trận Điện Biên Phủ trên không…

* Đối với dạng câu hỏi vận dụng ở cấp độ cao.

- Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức

độ tương đương Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học

- Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể

và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó

- Thí dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử

- Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa các động từ giúp cho chúng ta nhận dạng câu hỏi

cấp độ vận dụng như: so sánh, phân tích, bình luận, nhận xét, vận dụng, đánh

giá vv…

II Phương pháp làm bài thi lịch sử:

1 Lý luận chung về phương pháp làm bài thi môn lịch sử:

Để học sinh học tập tốt, vững tin khi bước vào cuộc thi tốt cần nắm được những quan điểm sau :

- Trước hết cần nắm vững các kiến thức cơ bản : Kiến thức cơ bản không phải là những sự kiện đơn lẽ mà phải bao gồm một hệ thống những hiểu biết về

Trang 5

những sự kiện lịch sử, niên đại, nhân vật, địa danh, Vì vậy lựa chọn những kiến thức khi làm bài là điều cần thiết mà nguồn tiếp cận kiến thức là sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, bài giảng của giáo viên, các tài liệu tham khảo trong sách báo và trong cuộc sống

- Cần hệ thống các tài liệu đã học thành các vấn đề để nắm một cách tường tận, có khả năng ứng phó được các loại câu hỏi, bài tập nếu không chủ động kiến thức thì rất khó khi trình bày một vấn đề Lịch sử

- Hiểu câu hỏi và giải quyết câu hỏi theo các bước sau :

+ Đọc kĩ câu hỏi + Hiểu rõ câu hỏi, hỏi cái gì ? Đây là công việc đầu tiên nhất thiết phải làm, phải dành thời gian để đọc

và hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của đề (câu hỏi) là những vấn đề gì? Tìm những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm, ghi ra giấy nháp những hiểu biết của bản thân mình, lựa chọn và sắp xếp những ý cần được giải quyết theo trình tự để

lí giải những vấn đề được đặt ra

- Thảo thành một dàn bài gồm các phần chủ yếu đối với bất cứ bài học nào, bài làm nào Dàn bài bao gồm :

+ Phần mở đầu : Đặt vấn đề và giới thiệu những phần cần được giải quyết Viết ngắn gọn súc tích, làm cho người đọc chờ đợi phần chính

+ Phần thân bài : Quan trọng nhất của bài làm, tập trung trình bày các sự kiện, ý tưởng, để giải quyết vấn đề được đặt ra

+ Phần kết luận : Không phải tóm tắt những ý trình bày mà chủ yếu nêu lên các luận điểm, quan điểm, khái quát vấn đề đặt ra và có thể đưa ra những bài học lịch sử gây ấn tượng mạnh cho người đọc

- Phải vạch ra một thời gian hợp lí để làm bài trong một thời gian ấn định, tránh tình trạng vội vàng trong lúc làm bài hoặc bỏ lỡ nữa chừng

- Phải chú trọng đến cách hành văn : Viết đúng ngữ pháp, không viết sai chính tả, diễn đạt gọn, thể hiện rõ cảm xúc

2 Cấu trúc làm bài thi môn lịch sử:

2.1 Hướng dẫn sơ đồ cấu trúc làm một bài thi Lịch sử:

Bài làm Phần trình bày Phần mở đầu :

-Đặt vấn đề

-Giới thiệu những phần cần được giải quyết

-Viết ngắn gọn súc tích

Phần thân bài :

- Quan trọng nhất của bài làm

- Tập trung trình bày các sự kiện, ý tưởng

- Giải quyết vấn đề được đặt ra

Trang 6

Phần kết luận

- Không phải tóm tắt những ý trình bày

- Chủ yếu nêu lên các luận điểm, quan điểm, khái quát vấn đề đặt ra và có thể đưa ra những bài học lịch sử

2.2 Ví dụ hướng dẫn học sinh về phương pháp làm bài thi đúng theo cấu trúc môn Lịch sử :

Ví dụ 1: Những chuyển biến mới về kinh tế - Xã hội ở Việt Nam từ sau

chiến tranh thế giới thứ nhất ?

-Hướng dẫn cụ thể bằng dàn bài chi tiết :

Dàn bài chi tiết *Phần mở đầu :

Bối cảnh :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề…

Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Châu Phi và Đông Dương trong đó có Việt Nam

Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm cho đất nước Việt Nam có sự chuyển biến mới về kinh tế - xã hội :

*Phần thân bài :

1-Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam :

1.1-Chuyển biến về kinh tế :

Nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới Tuy nhiên kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối ,lạc hậu, nghèo lệ thuộc Pháp

1.2-Chuyển biến về giai cấp :

Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (đã xuất hiện các giai cấp mới với quyền lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau

-Giai cấp địa chủ - phong kiến : tiếp tục phân hóa; một bộ phận không nhỏ

tiểu, trung địa chủ tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ

-Giai cấp nông dân (90% dân số) : Bị đế quốc và phong kiến tước đoạt

ruộng đất, bị bần cùng hóa

-Giai cấp tư sản : Số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản

và tư sản dân tộc Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ

-Giai cấp công nhân :Ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức, bóc lột,

có liên quan gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng

*Phần kết luận :

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Việt Nam có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai ngày càng gay gắt

Trang 7

Ví dụ 2: Nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh

lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?

- Hướng dẫn cụ thể bằng dàn bài chi tiết :

Dàn bài chi tiết

*Phần mở đầu :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ đồng minh trong chiến tranh chống phát xít đã nhanh chóng chuyển sang quan hệ đối đầu và có thể nói chuyển thành mâu thuẫn đối đầu giữa hai khối Đông- Tây

*Phần thân bài :

Mâu thuẫn đó bắt đầu từ:

- Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa 2 cường quốc Xô- Mĩ Liên Xô thì duy trì hòa bình an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội Mĩ thì chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp cách mạng thế giới,

âm mưu bá chủ thế giới, học thuyết Tơruman ra đời tháng 3/1947, khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và cũng khởi đầu tình trạng "chiến tranh lạnh"

- Tháng 6/1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san: Phục hưng các nước tư bản châu Âu tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế châu Âu

- Năm 1949, Mĩ và đồng minh thành lập khối Nato…

- Để đối trọng lại với Mĩ: Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (Sev) vào năm 1949 và tổ chức Hiệp ước Vácsa – va…

=> Như vậy cục diện 2 phe được xác lập Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới

*Phần kết luận :

Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng là cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 phe đế quốc chủ nghĩa- Mĩ; xã hội chủ nghĩa-Liên Xô…

C KẾT LUẬN

Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng đạt được những yêu cầu chung lí luận dạy học theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước quy định Bất

cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, có tấm lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, góp phần giáo dục, giảng dạy cho thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng và Nhà nước Bất

cứ người giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức của bộ môn, mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến bài giảng, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện, cải tiến phương pháp dạy và nghiệp vụ sự phạm để đảm bảo cho vai trò người thầy giáo được nâng cao

Qua kinh nghiệm nhỏ về “phương pháp giúp học sinh nhận dạng câu hỏi nhận thức và làm bài thi môn Lịch sử” theo đặc thù bộ môn, kinh nghiệm này dù nhỏ khá đơn giảng, nhưng có thể hình thành được những hiểu biết ban đầu giúp cho học sinh nhận thức và làm một bài thi đối với bộ môn lịch sử theo đúng cấu

Trang 8

trúc ma trận đề của môn tự luận, đồng thời còn giúp học sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu lịch sử

Kinh nghiệm nhỏ trên góp phần cho bản thân tôi tích lũy kinh nghiệm, vốn kiến thức phục vụ trong quá trình giảng, học tập để nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước

và đơn vị giao phó, đồng thời góp phần nhỏ cùng với đồng nghiệp làm cho bộ môn lịch sử ở nhà trường ngày càng có chất lượng

Vinh Xuân, ngày 0 9 tháng 4 năm 2011

Người viết

ĐOÀN VĂN HÓA

MỤC LỤC

Trang 9

- Lời nói đầu Trang 01

- Phương pháp làm bài thi môn lịch sử

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

1- Sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam lớp 12 hiện hành

2- Nhập môn sử học của NXB Giáo dục

3- Lý luận dạy học của Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị - NXB Giáo dục

4- Đại cương về Lịch sử - Văn Hóa Việt Nam

5 Tài liệu bồi dưỡng về biên soạn đề kiểm tra của bộ giáo dục

6 Cổng thông tin google.com.vn

Ngày đăng: 14/10/2015, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w