Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
852,01 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHA TUYẾT NGỌC
PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN
TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
CHI NHÁNH CÁI RĂNG CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
01/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHA TUYẾT NGỌC
MSSV: C1200246
PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN
TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
CHI NHÁNH CÁI RĂNG CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT
01/2014
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sư giới thiệu của Khoa kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ và được
sự chấp nhận của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái
Răng Cần Thơ, vừa qua em đã được nhận và thực tập tại Chi nhánh. Trong thời gian
thực tập, em đã được tiếp xúc với thực tế, học hỏi được rất nhiều điều, đồng thời có
điều kiện để áp dụng những kiến thức đã học để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình. Qua đây em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể thầy cô về những gì mà thầy cô
đã truyền đạt và dạy dỗ em trong thời gian em còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như
những kiến thức em sẽ ứng dụng trong cuộc sống sau này. Em tin rằng với những kiến
thức mà thầy cô đã truyền đạt cho em sẽ là một hành trang để em có thể vững tin bước
vào cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Ánh Nguyệt đã nhiệt tình hướng dẫn, sữa
chữa và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và tập thể công nhân viên trong Công ty
Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ đã tạo điều kiện để em có
thể hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Phòng Kế Toán
của Chi nhánh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, cũng như
tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế, thu thập số liệu để em có thể hoàn
thành bài luân văn tốt nghiệp của mình.
Xin kính chúc thầy cô, cùng các cô, chú, anh chị được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc
và công tác tốt.
Cần thơ, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Kha Tuyết Ngọc
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào
Cần thơ, ngày10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Kha Tuyết Ngọc
iv
NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Ngày
tháng
năm 2014
Ký tên
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 01
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 01
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 02
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 02
1.2.1 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 02
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 02
1.3 Phạm vi thời gian........................................................................................... 02
1.3 Phạm vi không gian ....................................................................................... 02
1.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 02
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................... 02
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 04
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 04
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị ................................ 04
2.1.2 Khái niệm, phân loại chi phí trong kế toán quản trị ..................................... 05
2.1.3 Định nghĩa và đặc điểm của báo cáo bộ phận .............................................. 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 16
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 16
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
CHI NHÁNH CÁI RĂNG CẦN THƠ ........................................................ 19
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................................ 19
3.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Công ty ................................................... 19
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh ....................................... 20
3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ............................. 21
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC...................................................................................... 22
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH................................. 22
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán .............................................................................. 22
3.4.2 Tổ chức hình thức kế toán và chế độ kế toán............................................... 24
3.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại Chi nhánh ............................................ 25
3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ............................................................... 25
vi
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI CÔNG TY CỔ
PHÀN TẬP ĐOÀN HOA SEN - CHI NHÁNH CÁI RĂNG CẦN THƠ ............. 26
4.1 PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CHI PHÍ TẠI CHI NHÁNH ............................... 26
4.1.1 Thiết lập sơ đồ hướng phân tích báo cáo bộ phận tại Chi nhánh .................. 26
4.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí .................................................. 27
4.2 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CHI NHÁNH 2011 ............ 30
4.2.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo thị trường tiêu thụ
sản phẩm năm 2011 ............................................................................................ 30
4.2.2 Phân tích các báo cáo bộ phận của Chi nhánh theo sản phẩm tiêu thụ
năm 2011. ........................................................................................................... 32
4.3 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CHI NHÁNH 2012 ............ 43
4.3.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo thị trường tiêu thụ
sản phẩm năm 2012 ............................................................................................ 43
4.3.2 Phân tích các báo cáo bộ phận của Chi nhánh theo sản phẩm tiêu thụ
năm 2012............................................................................................................. 46
4.4 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CHI NHÁNH 2013 ............ 58
4.4.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo thị trường tiêu thụ
sản phẩm năm 2013 ............................................................................................ 58
4.4.2 Phân tích các báo cáo bộ phận của Chi nhánh theo sản phẩm tiêu thụ
năm 2013. ........................................................................................................... 60
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
HOA SEN - CHI NHÁNH CÁI RĂNG CẦN THƠ ............................................. 71
5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP .......................................................................... 71
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN
TẠI CHI NHÁNH ............................................................................................... 71
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 74
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 74
6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 75
6.2.1 Đối với Hiêp hội ......................................................................................... 75
6.2.2 Đối với Nhà nước ....................................................................................... 75
6.2.3 Đối với tổng Công ty .................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77
vii
PHỤ LỤC 1..... ................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 2..... ................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 3..... ................................................................................................... 80
DANH SÁCH BẢNG
viii
Trang
Bảng 2.1: Báo cáo bộ phận theo thu nhập ............................................................ 16
Bảng 4.1: Phân loại chi phí tại Chi nhánh ............................................................ 27
Bảng 4.2: Kết quả của việc tách chi phí ............................................................... 30
Bảng 4.3: Bảng phân tích báo cáo thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Chi nhánh
năm 2011 ........................................................................................................... 32
Bảng 4.4: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tiêu thụ tại Chi nhánh 2011 ............. 33
Bảng 4.5: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tole tiêu thụ tại Chi nhánh 2011 ...... 36
Bảng 4.6: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm thép tiêu thụ tại Chi nhánh 2011 ..... 36
Bảng 4.7: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm xà gồ tiêu thụ tại Chi nhánh 2011 ... 40
Bảng 4.8: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm khác tiêu thụ tại Chi nhánh 2011 .... 42
Bảng 4.9: Bảng phân tích báo cáo thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Chi nhánh
năm 2012............................................................................................................. 44
Bảng 4.10: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tiêu thụ tại Chi nhánh 2012 ......... 47
Bảng 4.11: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tole tiêu thụ tại Chi nhánh 2012 .... 49
Bảng 4.12: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm thép tiêu thụ tại Chi nhánh 2012 ... 53
Bảng 4.13: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm xà gồ tiêu thụ tại Chi nhánh 2012 . 54
Bảng 4.14: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm khác tiêu thụ tại Chi nhánh 2012 .. 56
Bảng 4.15: Bảng phân tích báo cáo thị trường tiêu thụ sản phẩmtại Chi nhánh
năm 2013............................................................................................................ 61
Bảng 4.16: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tiêu thụ tại Chi nhánh 2013 ........... 61
Bảng 4.17: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tole tiêu thụ tại Chi nhánh 2013 .... 64
Bảng 4.18: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm thép tiêu thụ tại Chi nhánh 2013 ... 65
Bảng 4.19: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm xà gồ tiêu thụ tại Chi nhánh 2013 . 67
Bảng 4.20: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm khác tiêu thụ tại Chi nhánh 2013 .. 69
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Đồ thị biến phí .................................................................................... 10
Hình 2.2: Đồ thị định phí ..................................................................................... 11
ix
Hình 2.3: Đồ thị chi phí hỗn hợp ......................................................................... 11
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Chi nhánh ................................................... 22
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và phần hành kế toán ............................ 22
Hình 3.3: Hình thức nhật ký chung ở Chi nhánh .................................................. 25
Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện hướng phân tích các báo cáo bộ phận ........................... 27
Hình 4.2: Cơ cấu doanh thu của thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2011.............. 30
Hình 4.3: Cơ cấu số dư bộ phận của thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ....... 30
Hình 4.4: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm tiêu thụ năm 2011 .............................. 32
Hình 4.5: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm tiêu thụ năm 2011........................ 32
Hình 4.6: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm tole tiêu thụ năm 2011 ....................... 35
Hình 4.7: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm tole tiêu thụ năm 2011 ................. 35
Hình 4.8: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm thép tiêu thụ năm 2011 ...................... 37
Hình 4.9: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm thép tiêu thụ năm 2011 ................ 37
Hình 4.10: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2011................... 39
Hình 4.11: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2011 ............ 39
Hình 4.12: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm khác tiêu thụ năm 2011 .................... 41
Hình 4.13: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm khác tiêu thụ năm 2011 ............ 41
Hình 4.14: Cơ cấu doanh thu của thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2012 ............ 43
Hình 4.15:Cơ cấu số dư bộ phận của thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ...... 43
Hình 4.16: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm tiêu thụ năm 2012 ............................ 46
Hình 4.17: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm tiêu thụ năm 2012 ...................... 46
Hình 4.18: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm tole tiêu thụ năm 2012 ..................... 50
Hình 4.19: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm tole tiêu thụ năm 2012 ............... 50
Hình 4.20: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm thép tiêu thụ năm 2012 .................... 51
Hình 4.21: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm thép tiêu thụ năm 2012 .............. 51
Hình 4.22: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2012................... 54
Hình 4.23: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2012 ............ 54
Hình 4.24: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm khác tiêu thụ năm 2012 .................... 57
Hình 4.25: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm khác tiêu thụ năm 2012 ............ 57
Hình 4.26: Cơ cấu doanh thu của thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2013 ............ 59
Hình 4.27: Cơ cấu số dư bộ phận của thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2013 ..... 59
Hình 4.28: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm tiêu thụ năm 2013 ............................ 60
Hình 4.29: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm tiêu thụ năm 2013 ...................... 60
x
Hình 4.30: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm tole tiêu thụ năm 2013 ..................... 63
Hình 4.31: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm tole tiêu thụ năm 2013 ............... 63
Hình 4.32: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm thép tiêu thụ năm 2013 .................... 66
Hình 4.33: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm thép tiêu thụ năm 2013 .............. 66
Hình 4.34: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2013................... 68
Hình 4.35: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2013 ............ 68
Hình 4.36: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm khác tiêu thụ năm 2013 .................... 70
Hình 4.37: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm khác tiêu thụ năm 2013 ............. 70
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTQT
Kế toán quản trị
xi
BCBP
Báo cáo bộ phận
CPBB
Chi phí bất biến
CPKB
Chi phí khả biến
SDĐP
Số dư đảm phí
SDBP
TNDN
Số dư bộ phận
Thu nhập doanh nghiệp
KH
Khấu hao
TSCĐ
Tài sản cố định
UBND
Uỷ ban nhân dân
CPSX
Chi phí sản xuất
TT
QĐ
Thông tư
Quyết định
BTC
Bộ tài chính
xii
Chương 1:
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách
thức, thông tin kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
thành công của một tổ chức Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đưa
ra những thông tin thích hợp cho quản trị, đưa ra những quyết định kinh doanh
nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức.
Muốn quản lý doanh nghiệp có hiệu quả đòi hỏi các nhà quản trị phải kiểm soát
được chi phí doanh thu của từng bộ phận trong doanh nghiệp thông qua các báo
cáo bộ phận. Phân tích các báo cáo bộ phận giúp nhà quản lý có thể đánh giá được
mức sinh lời của từng bộ phận và phát hiện ra những bộ phận yếu kém có ảnh
hưởng bất lợi đối với kết quả lợi nhuận chung của toàn công ty từ đó tìm ra cách
giải quyết thích hợp cho phép nâng cao lợi nhuận.
Một doanh nghiệp quy mô Công ty mẹ - con, hướng mục tiêu thành lập tập
đoàn kinh tế năng động, phát triển bền vững, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực
tôn thép, vật tư xây dựng, bất động sản, đầu tư tài chính như Công ty Hoa Sen thì
việc thường xuyên ra các quyết định quản trị về giá bán, về nhượng bán, thanh lý
mua mới tài sản cố định, về các quá trình sản xuất, quản trị nguồn nhân lực, quản
trị doanh thu, chi phí…Đòi hỏi thông tin mà kế toán quản trị mang lại phải được tổ
chức kịp thời nhằm phục vụ một cách tối ưu để tư vấn cho các trường hợp phải ra
quyết định quản trị của các cấp quản lý.
Nhận thức được vấn đề này, qua nghiên cứu lý luận và thực tế công tác kế
toán tại công ty, đặc biệt là có sự trợ giúp của các phòng ban mà trọng tâm là các
cán bộ phòng kế toán tại Công ty, do vậy em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích
các báo cáo bộ phận tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái
Răng Thành phố Cần Thơ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích các báo cáo bộ phận tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen - Chi
nhánh Cái Răng Cần Thơ từ đó đề ra giải pháp, kiến nghị giúp doanh nghiệp kiểm
soát, quản lý chi phí và doanh thu của từng bộ phận đạt hiệu quả
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 20112013.
- Mục tiêu 2: Tập hợp và phân loại chi phí cho từng bộ phận, thiết lập và phân tích
báo cáo thu nhập bộ phận theo các hướng thích hợp để thấy được bộ phận nào hoạt
động hiệu quả hơn trong giai đoạn 2011-2013.
- Mục tiêu 3: Tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi thời gian:
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ 06/01/2014 đến 28/04/2014.
- Thời gian của số liệu thu thập:Số liệu được sử dụng trong đề tài được lấy tại Công
Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ từ năm 2011 đến năm
2013.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen Chi nhánh Cái
Răng Cần Thơ
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích cụ thể về tình hình hoạt động của Công ty
thông qua việc phân tích các báo cáo bộ phận. Tuy nhiên, do hạn chế trong công việc
thu thập dữ liệu, đề tài chỉ phân tích báo cáo bộ phận trong lịch vực thương mại bán
hàng mà không đề cập đến lĩnh vực cung cấp dịch vụ của Chi nhánh.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Dương Thị Cẩm Tú (2007) Thiết lập và phân tích các báo cáo bộ phận tại xí
nghiệp MITAGAS Cần Thơ. Qua bài nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu về tình hình
2
các bộ phận sản xuất tại Xí nghiệp MITAGAS cũng như là các nguyên nhân dẫn đến
sự biến động doanh thu, chi phí và làm rõ những bộ phận nào sản xuất có hiệu quả và
chưa hiệu quả. Từ đó, đưa ra các biện pháp cho từng sản phẩm cụ thể để đạt được mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Sau khi tham khảo tài liệu trên có thể thấy được những mặt tích cực cũng như hạn
chế trong việc phân tích báo cáo bộ phận tại Công ty của tác giả. Tuy nhiên, đề tài này
có những điểm khác biệt ở chổ:
Về phương pháp luận: nêu rõ các khái niệm, mục tiêu nhiệm vụ của kế toán
quản trị, phân loại chi phí trong kế toán quản trị.
Về phương pháp xử lý số liệu: dựa vào mục tiêu cụ thể để sử dụng phương
pháp xử lý thích hợp.
Về phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
Bên cạnh đó, đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế tại công ty
mà trước đây chưa được thực hiện.
3
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị
a) Khái niệm
Theo luật kế toán Việt Nam: Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính trong nội bộ đơn vị kế toán.[Kế toán quản trị 1, 2013, tr. 8]
b) Mục tiêu
Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định và lập kế hoạch, và tham gia trước
tiên như một thành viên chiến lược của ban quản lý trong việc định hướng và lập kế
hoạch.
Giúp đỡ người quản lý trong việc định hướng và điều khiển các hoạt động tổ
chức.
Thúc đẩy người quản lý và các nhân viên khác phấn đấu hoàn thành các mục
tiêu của tổ chức trong ngắn hạn hay dài hạn.
Theo dõi và đo lường sự thực hiện các hoạt động, những người quản lý và các
nhân viên khác trong doanh nghiệp.
Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức, làm việc với các nhà quản lý khác để
đảm bảo sự cạnh tranh lâu dài của tổ chức theo ngành nghề, đặc biệt là trong bối cảnh
hội nhập và cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.
c) Nhiệm vụ
* Xác định chỉ tiêu cần quản lý ở từng bộ phận của doanh nghiệp
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp chỉ cần tập trung quản lý chi tiết một số chỉ
tiêu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Như vậy chọn chỉ tiêu nào, vào thời điểm nào để quản lý có hiệu
quả, nhằm thu thập được thông tin, phục vụ cho việc ra quyết định là rất cần thiết đối
với người làm công tác lập kế toán
*Thu nhận thông tin theo các chỉ tiêu đã lựa chọn
4
Nhiều nguồn thông tin phục vụ cho kế toán quản trị. Nguồn thông tin này có thể
thu thập từ các kế hoạch, dự toán trong ngắn hạn hay dài hạn, thông tin của bộ phận
thống kê trong doanh nghiệp, của ngành hay niên giám thống kê, hệ thống dự báo, sổ
sách ghi chép ban đầu, đây là thông tin của bộ phận kế toán tài chính. Kế toán viên cần
căn cứ vào chỉ tiêu đã lựa chọn để thu thập thông tin cho phù hợp.
* Xử lý thông tin
Sau khi thông tin đã được thu nhập phù hợp với các chỉ tiêu đã lựa chọn, cần
phải thực hiện việc xử lý thông tin theo các nguyên tác sau. Thứ nhất là loại bỏ các
thông tin không quan trọng, kế tiếp là tính toán, phân bổ các số liệu theo tiêu chuẩn
phân bổ thích hợp cho các chỉ tiêu cụ thể để có kết quả chi tiết, sau cùng là tổng hợp
các số liệu liên quan đến chỉ tiêu lựa chọn và phân tích chi tiết. Trên cơ sở đó hình
thành các loại báo cáo phù hợp.
* Cung cấp thông tin
Sau khi xử lý và phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu
quản lý, kế toán viên phải đảm bảo việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý theo từng
tình huống cụ thể, nhận xét, đánh giá và trình bày kiến nghị cho từng phương án. Đây
là giai đoạn mang tính nghệ thuật hơn là khoa học. Vì phương pháp cung cấp thông
tin, thời điểm cung cấp ảnh hưởng đến mức độ thành công của dự án.
* Quyết định lựa chọn phương án
Việc quyết định lựa chọn phương án tốt nhất thuộc quyền của người lãnh đạo
kinh doanh cao nhất trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ phải tham khảo các ý kiến
nhau đã được trình bày trong báo cáo kế toán và các tờ trình phương án kinh doanh
của các bộ phận quản lý, tư vấn trong doanh nghiệp. Vì vậy, lựa chọn phương án đúng
hay chưa đúng phụ thuộc nhiều vào quá trình thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin
của kế toán quản trị
2.1.2 Khái niệm, phân loại chi phí trong kế toán quản trị
a) Khái niệm:
Chi phí có thể hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí
lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh; hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt
5
động sản xuất kinh doanh. Những nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm
hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung: chi phí là phí
tổn tài nguyên, vật chất, lao động phải phát sinh gắn liền với mục đích kinh doanh.
Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí. Bản chất này giúp nhà quản trị phân biệt
được chi phí với chỉ tiêu, chi phí với vốn. Thật vậy chi phí gắn liền với hoạt động sản
xuất kinh doanh, được tại trợ từ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu thập; chi tiêu
không gắn liền với mục đích kinh doanh được tài trợ từ những nguồn khác vốn kinh
doanh như quỹ phúc lợi, trợ cấp của nhà nước… không được bù đắp từ thu nhập hoạt
động kinh doanh vốn là biểu hiện bằng tiền những tài sản của doanh nghiệp nhưng bản
thân chúng chưa tạo nên phí tổn.[Kế toán quản trị 1, 2013,tr.18]
b) Phân loại chi phí
* Phân loại chi phí trong quá trình sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí này bao gồm những loại nguyên vật liệu, vật liệu chính tạo ra thực thể của
sản phẩm: săt thép, gỗ, vải… được xác định thông qua phiếu xuất kho nguyên liệu.
Chi phí về nguyên vật liệu trược tiếp được tính thẳng vào chi phí sản xuất sản phẩm,
ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ
thuộc, nó kết hợp nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm vật liệu phụ có tác dụng
làm tăng chất lượng sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị hoặc rút ngắn chu kỳ sản
xuất của sản phẩm. Thông thường chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu giá thành. Chi phí này tăng giảm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm.
-
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp liên quan đến tiền lương
của người công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được tập hợp như là chi phí tiền
lương trực tiếp. Khả năng và kỹ năng của họ sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng
của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về tiền lương các khoản
tính theo lương được tính thẳng vào sản phẩm họ sản xuất ra. Cho một số ngành nghề
thì chi phí này tương đối lớn, nhưng khi khoa học ký thuật ngày càng phát triển thì chi
phí này cũng giảm nhanh chóng.
6
- Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung có ba đặc điểm chính, thứ nhất nó bao gồm nhiều khoản
mục chi phí khác nhau nên chúng được nhiều bộ phận khác nhau quản lý, và rất khó
kiểm soát. Thêm vào đó chi phí chung có tính chất gián tiếp với từng đơn vị sản
phẩm hay dịch vụ nên không thể tính thẳng vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ cung
cấp giống như chi phí nguyên liệu và nhân công. Cuối cùng cơ cấu chi phí sản xuất
chung bao gồm cả định phí, biến phí, trong đó định phí thường chiếm tỷ trọng cao
nhất.
-
Chi phí thời kỳ
Chi phí này còn được gọi là chi phí hoạt động, chi phí kinh doanh, là chi phí phát
sinh ngoài nơi sản xuất hay phân xưởng sản xuất hay là những chi phí làm giảm lợi
tức của đơn vị trong kỳ, Những chi phí phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành
doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh được xem là chi phí quản lý. Đó là
những chi phí hành chánh, kế toán, quản lý chung… Ở tất cả các doanh nghiệp đều
có loại chi phí này.
-
Chi phí ban đầu, chi phí chuyển đổi
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kết hợp với chi phí tiền lương trực tiếp được gọi
là chi phí ban đầu. Chi phí này có tác dụng phân tán mức chi phí đầu tiên, chủ yếu
của sản phẩm, đồng thời phản ánh mức chi phí riêng biệt, cụ thể từng đơn vị sản
phẩm mà ta nhận diên ngay trong tiến trình sản xuất, và là cơ sở lập kế hoạch về
lượng chi phí chủ yếu cần thiết nếu muốn sản xuất sản phẩm đó.
Chi phí tiền lương trực tiếp kết hợp với chi phí sản xuất chung được gọi là chi
phí chuyển đổi. Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi phí cần thiết để chuyển
đổi nguyên liệu từ dạng thô sang dạng thành phẩm, và là cơ sở để lập kế hoạch về
lượng chi phí cần thiết để chế biến một lượng nguyên liệu nhất định thành thành
phẩm..
* Chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí quản lý là những chi phí phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành doanh
nghiệp khi tiến hành hoạt động
7
- Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình đem sản phẩm
đến người mua.
Phạm vi xác định của chi phí bán hàng được tính từ lúc sản phẩm đã rời khỏi nơi sản
xuất tớ khi chuyển đến người mua.
* Phân loại chi phí theo mục tiêu quản trị
Chi phí khả biến:
Là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo tỷ lệ với sự gia tăng,
giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt
động tăng. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả
biến là không đổi. Chi phí khả biến trên chi phát sinh khi có hoạt động [ Giáo trình
kế toán quản trị 1, tr.14]
Chi phí bất biến
Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi. Chi phí bất biến chia làm 2 loại: chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất
biến không bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc: có bản chất lâu dài, không thể cắt giảm đến
không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị giản đoạn.
Chi phí bất biến không bắt buộc: có bản chất ngắn hạn, trong những trường
hợp cần thiết người ta có thể cắt giảm.
Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả yếu tố bất biến và khả biến ở mức
độ hoạt động căn bản
Chi phí trực tiếp:Là những chi phí khi phát sinh được tính trực tiếp vào các
đối tượng sử dụng.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí khi phát sinh không thể tính trực tiếp
cho một đối tượng nào đó mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù
hợp
Chi phí lặn: Chi phí này còn được gọi là chi phí chìm, là những chi phí
không thể thay đổi được trong tương lai. Hay là những chi phí đã bỏ ra trong quá
khứ, nó không có gì thay đổi cho dù phần tài sản đại diện cho những chi phí này có
8
được sử dụng như thế nào hoặc không sử dụng như chi phí đầu tư mua sắm tài sản
cố định.
Chi phí hợp lệ: Chi phí này còn được gọi là chi phí thích hợp. Về bản chất,
loại chi phí này khác hoàn toàn với chi phí lặn. Chi phí hợp lệ được đánh giá bởi bộ
phận kế toán quản trị, nên không được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Đồng thời
lượng chi phí này cũng thay đổi tùy vào thời điểm xem xét. Chi phí hợp lệ của một
phương án là những chi phí có thể tránh được nếu chúng ta loại bỏ phương án này
để chọn phương án khác.
Chi phí cơ hội và doanh thu cơ hội: Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm
tàng bị mất đi khi chọn hành động này thay cho hành động khác. Khái niệm chi phí
cơ hội là yếu tố quan trọng chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự án, nhất là về mặt
giá trị kinh tế, mặc dù chúng không được hoặc chưa từng được phản ánh trong sổ
sách kế toán. Doanh thu bị mất của một phương án kinh doanh nếu chúng ta từ bỏ
phương án đó sẽ trở thành chi phí cơ hội của một phương án được chọn. Doanh thu
có thể phát sinh từ ảnh hưởng ngoại vi khi chọn một phương án được gọi là doanh
thu cơ hội của phương án đó.[Kế toán quản trị 1, 2013, tr. 29]
• Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Đây là cách phân loại chi phí theo khả năng phản ứng hoặc thay đổi như thế nào
của chi phí khi có những thay đổi xảy ra trong các mức độ hoạt động SX – KD. Mức
độ hoạt động có thể hiểu là số lượng sản phẩm được sản xuất ra, số lượng sản phẩm
được tiêu thụ, số giờ máy hoạt động… Theo đó, chi phí được chia thành chi phí khả
biến ( biến phí), chi phí bất biến ( định phí) và chi phí hỗn hợp.
-
Biến phí
Đây là những chi phí mà về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi mức
độ hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là, mức độ hoạt động tăng ( hoặc giảm) thì biến
phí cũng tăng ( hoặc giảm) theo với cùng một tỷ lệ. Tuy nhiên, biến phí tính trên một
đơn vị sản phẩm là không đổi.
Các biến phí trong doanh nghiệp thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí lao động trực tiếp sản xuất hay thực hiện dịch vụ, giá vốn của hàng hóa mua vào
để bán lại, chi phí bao bì đóng gói ban đầu, hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển…
9
Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không có hoạt động biến phí bằng
Phương trình biểu diễn biến phí:
Y = aX
Với
Y: Biến phí
a: Biến phí tính cho 1 đơn vị hoạt động
X: Là mức hoạt động
y
Y=aX
Y=b
0
X
Hình 2.1: Đồ thị biến phí
• Định phí
Định phí là những chi phí mà về mặt tổng số được gọi là không thay đổi khi mức độ
hoạt động của doanh nghiệp thay đổi trong một giới hạn nhất định. Tuy vậy, định phí
tính trên một đơn vị sản phẩm thì biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Ví dụ:
Khấu hao tài sản cố định ( theo phương pháp đường thẳng), tiền thuê nhà xưởng và
máy móc thiết bị…
Định phí chỉ được xem là không thay đổi theo mức độ hoạt động khi mức độ hoạt
động nằm trong giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mở
rộng qui mô sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nhà cửa thì định
phí sẽ tăng lên đến một phạm vi hoạt động mới.
Phương trình biểu diễn định phí
Y = b ( hằng số)
Với:
Y: Định phí
b: Giá trị của định phí, là một hằng số
10
y
y=b
0
x
Hình 2.2: Đồ thị định phí
Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà bao hàm cả yếu tố biến phí và định phí.
Ở một mức hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp sẽ biểu hiện đặc điểm của định
phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí
Phần định phí phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì sự phục vụ và để
giữ cho dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sang phục vụ.
Phần biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần vượt quá mức căn
bản (định phí) do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức sử dụng trên mức
căn bản.
Công thức chi phí hỗn hợp:
Y = aX + b
Trong đó:
a: Phần biến phí trong chi phí hỗn hợp
b: Phần định phí trong chi phí hỗn hợp
X: Mức độ hoạt động
Y: Chi phí hỗn hợp
11
Y
Y=a+b
Y=aX
b
0
X
Hình 2.3: Đồ thị chi phí hỗn hợp
Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hơp thành biến phí và định phí
- Phương pháp cực đại – cực tiểu
Phương pháp cực đại – cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phương
pháp này phân tích chi phí dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hổn hợp ở mức cao nhất và
ở mức thấp nhất. Chênh lệch chi phí của hai cực được chia cho mức độ gia tăng cường
độ hoạt động để xác định mức biến phí. Sau đó, loại trừ biến phí, chính là định phí
trong thành phần chi phí hỗn hợp
Chọn hai điểm có mức độ hoạt động nhỏ nhất và lớn nhất trong các điểm đã khảo sát
•
Xác định Hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (b)
•
Xác định tổng định phí trong chi phí hỗn hợp:
Thay giá trị của b vừa tìm được vào phương trình Y = a + b.X để tìm trị số của
a = Y - b.X
Tổng định phí = Chi phí hỗn hợp - (Hệ số biến phí x Mức độ hoạt động)
Thông thường doanh nghiệp có thể chọn mức độ hoạt động thấp nhất để các định tổng
định phí trong chi phí hỗn hợp.
Một phương pháp thứ 2 để phân tích chi phí hốn hợp là phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan sát và dùng đồ
thị để tìm công thức dự toán chi phí hỗn hợp có dạng Y = a+b.X, từ đó tìm ra các
thánh phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp.
Quá trình thực hiện phương pháp này gồm 2 bước như sau:
12
Bước 1: Vẽ đồ thị và thể hiện chi phí trên trục tung, mức độ hoạt động thể hiện
trên trực hoành. Các tỷ lệ trên đồ thị cần phải đảm bảo càng chính các càng tốt. Căn cứ
vào sổ lần quan sát thực nghiệm thống kê, lần lượt vẽ các điểm với các mức độ hoạt
động cụ thể tương ứng với chi phí của các mức độ hoạt động này.
Bước 2: Kẻ một đường thẳng nằm trung bình giữa các điểm đã vẽ ở bước 1 sao
cho chúng đi qua nhiều điểm nhất. Hay nói cách khác, chúng phải thể hiện đặc trưng
nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau. Đường này sẽ cắt trục
tung tại điểm a (chính là tổng định phí).
Sau khi biết các tham số a và b, ta xây dựng phương trình dự toán chi phí hỗn hợp với
các trị số a, b cụ thể dưới dạng: Y = a + b.X
Phương pháp đồ thi phân tán là một công cụ phân tích chi phí hỗn hợp rất hứu ích. Nó
được quan sát và đúc kết từ thực tiễn của doanh nghiệp,mô tả được những đặc trưng,
đồng thời, cũng chỉ rõ những sai lệch của chi phí hỗn hợp trong một số trường hợp do
ảnh hưởng bởi điều kiện thiên tai, kinh tế xã hội đến dự thay đổi thất thường của chi
phí hỗn hợp. Phương pháp này rất hữu ích nếu nhà phân tích có kinh nghiệm và hỗ trợ
đắc lực từ công cụ máy tính
- Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất với kỹ thuật phân tích tinh vi hơn phương
pháp đồ thị phân tán. Thay vì kẻ một đường thẳng hồi quy qua các điểm bằng sự quan
sát thông thường, phương pháp bình phương bé nhất thiết lập đường biểu diễn dựa trên
thuật toán thống kê. Căn cứ vào đặc tính chỉ phí hỗn hợp, chúng ta thiết lập phương
trình chi phí hỗn hợp có dạng sau:
Y = aX +b
Trong đó:
Y: Chi phí hỗn hợp ở mức độ hoạt động xi và xi là mức độ hoạt động i
Xi: Biến số độc lập
a: Tỷ lệ thay đổi ( độ dốc đường tuyến tính)
b: Hằng số
Khảo sát chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau:
13
Yi = aXi +B
Yi = aX2 +B
…….
Yn = aXn + B
Theo phương pháp bình phương bé nhất ( thuật toán thống kê hồi quy hai biến) thì hệ
phương trình tuyến tính trên có nghiệm chính là nghiệm của phương trình chuẫn sau:
∑XY=a∑X2 + b∑X (1)
∑Y= nb+a∑X
(2)
Phương pháp bình phương bé nhất là phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp tốt nhất.
Bởi lẽ, độ chênh lệch giữa đường hồi quy y = ax + b mà chúng ta thiết lập so với
những điểm chi phí hỗn hợp từng vị trí yi = ai + bi đạt chênh lệch x - xi có giá trị tuyệt
đối nhỏ nhất. Điều này có nghĩa là khả năng đặc trưng của chi phí hỗn hợp tìm được
có độ chính xác cao và mức sai sót thấp nhất [Kế toán quản trị (2007), Tr. 51]
2.1.3 Định nghĩa và đặc điểm của báo cáo bộ phận
* Định nghĩa
Báo cáo bộ phận là một báo cáo về một bộ phận hoặc một mặt hoạt động của
doanh nghiệp mà nhà quản trị cần quan tâm xem xét để họ có thể kiểm soát và quản lý
đối với chi phí và doanh thu của những bộ phận đó.
* Đặc điểm của báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp được lập theo cách ứng xử của chi phí. Bởi
vì, theo cách lập này nó có tác dụng thiết thực giúp cho các cấp quản trị trong nội bộ
doanh nghiệp phân tích đánh giá các mặt hoạt động của từng bộ phận và của toàn
doanh nghiệp một cách sâu sắc và toàn diện.
Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp thường được lập ở những mức độ hoạt
động khác nhau hoặc với các phạm vi hoạt động khác nhau.
Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp ở cấp quản lý càng thấp thì càng chi tiết.
Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp không chỉ phản ánh những chi phí trực tiếp
phát sinh ở bộ phận, mà còn phản ánh bao gồm cả những khoản chi phí khác nhau
được các cấp quản lý cao hơn phân bổ vào.
14
Báo cáo bộ phận được lập chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nội bộ doanh
nghiệp, không phát hành ra bên ngoài.
* Phân bổ chi phí cho các báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận được lập theo cách ứng xử của chi phí, nên khi phân bổ chi phí
trong các báo cáo bộ phận phải tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản sau đây:
Phân bổ theo bản chất của chi phí: ( Biến phí, định phí)
Phải xác định quan hệ của định phí với từng bộ phận là quan hệ trực thuộc hay
không trực thuộc
Định phí trực thuộc (định phí thuộc tính, định phí bộ phận) là loại định phí có
quan hệ chặt chẽ với một bộ phận riêng biệt, phát sinh và tồn tại cùng với bộ phận đó.
Định phí không trực thuộc (định phí chung): Là những định phí không thuộc
một bộ phận nào, nó phát sinh là vì sự tồn tại hoặc vì hoạt động của nhiều bộ phận.
* Số dư bộ phận
Số dư bộ phận là hiệu số giữa sơ dư đảm phí bộ phận với định phí thuộc tính
(định phí bộ phận)
Công thức: Số dư bộ phận = Số dư đảm phí – Chi phí bất biến thuộc tính
Số dư bộ phận < 0 bộ phận hoạt động không hiệu quả. Doanh nghiệp cần cải
thiện nó để tiếp tục hoạt động hoặc không duy trì hoạt động của nó nữa.
Số dư bộ phận là tiêu chuẩn đánh giá khả năng sinh lời của bộ phận và rất hữu
ích cho các quyết định dài hạn của doanh nghiệp.
* Bảng báo cáo thu nhập theo bộ phận
Bảng báo cáo thu nhập theo bộ phận có thể được lập theo cách phân loại chi phỉ
trực tiếp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí thời kỳ trực tiếp, nhưng một bảng báo
cáo thu nhập theo bộ phận được lập theo cách phân loại dựa trên sự úng xử của chi
phí thực sự là một bảng phân tích hữu hiệu đối với người quản lý. Theo cách này chi
phí trực tiếp bao gồm chi phí khả biến và chi phí bất biến trực thuộc, chỉ có chi phí
khả biến và chi phí bắc buộc mới được tính cho các bộ phận để xác định lợi nhuận
cho từng bộ phận đem lại được gọi là số dư đảm phí
15
Bảng 2.1: Báo cáo bộ phận theo thu nhập
Chỉ tiêu
Toàn công ty
Số
%
Bộ phận sản
Bộ phận sản
phẩm khu vục
phẩm khu vực
Số tiền
Số tiền
%
%
tiền
Doanh thu
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Biến phí bộ phận
Số dư đảm phí
Định phí bộ phận
Số dư bộ phận
Lợi nhuận
Với hình thức báo cáo theo tổng giá trị và tỷ lệ giúp nhà quản trị có những thông
tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và tỷ lệ của doanh
thu, biến phí, số dư đảm phí, định phí, lợi nhuận
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp dựa trên các báo cáo bộ phận của Công ty qua các năm
2011, 2012, 2013. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ internet, giáo trình, luận văn
của những năm trước để phục vụ thêm cho việc nghiên cứu.
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như sau để tiến hành phân tích các mục
tiêu cụ thể:
Đối với từng mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối để thấy được chênh lệch
qua các năm, và phương pháp so sánh số tương đối để biết được tốc độ tăng trưởng, cơ
cấu doanh thu chi phí qua các năm của Công ty. Kết hợp với phương pháp thống kê
mô tả, được sử dụng trong các giải thích để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề phân
tích.
16
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời
gian: cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán: quy mô và điều
kiện kinh doanh.
- Các hình thức được sử dụng của phương pháp so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính
với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân
của sự biến động đó để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Công thức: ∆y = y1 – y0
Trong đó:
y0 là chỉ tiêu năm trước
y1 là chỉ tiêu năm sau
∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Số tuyệt đối được sử dụng đê phản ánh quy mô của các hiện tượng, sự vật, hoạt
động…. Bởi vậy, khi so sánh bằng số tuyệt đối, chúng ta sẽ biết được quy mô biến
động của các chỉ tiêu phân tích.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả để
so sánh và giải thích một cách cụ thể lợi nhuận của từng nhóm mặt hàng và từng sản
phẩm cụ thể để giúp Chi nhánh có định hướng kinh doanh trong tương lai.
So sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với
chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so
với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Công thức
∆y= (y1 / y0) *100 – 100%
Trong đó: y0 là chỉ tiêu năm trước
y1 là chỉ tiêu năm sau
∆y là biểu hiện tốc độ tăng của chỉ tiêu kinh tế
Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ pháp triển và mức độ phổ biến
của chỉ tiêu nghiên cứu. Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm
17
được mức độ phổ biến, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và nhịp điệu biến động của các
chỉ tiêu.
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng trong mô tả doanh nghiệp,
thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, mô tả khái quát về tình hình hoạt động của
Chi nhánh và phương pháp này còn để sử dụng trong các giải thích của các phân tích
để người đọc có thể hiểu rõ về vấn đề phân tích
Mục tiêu 3: Cùng với những vấn đề đã được phân tích từ hai mục tiêu trên, từ
đó suy luận, tổng hợp đề xuất một số giải pháp hợp lý, cụ thể cho Chi nhánh trong thời
gian tới.
18
Chương 3:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HOA SEN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Công ty
Thành lập ngày 8/8/2001, với số vốn điều lệ hiện nay là 1007,9 tỷ đồng. Tập đoàn
Hoa Sen có trụ sở chính đặt tại số 09 Đại lộ Thống Nhất, Khu Công nghiệp Sóng Thần
2, Phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Tập đoàn có 03 Công ty con, 02
nhà máy sản xuất do Công ty mẹ quản lý, 01 Văn phòng đại diện và hơn 100 Chi
nhánh trải dài khắp cả nước.
Từ ngày thành lập, năm đầu tiên với vốn điều lệ chỉ có 30 tỉ đồng và có 22 cán bộ
công nhân viên, đến nay, Tập đoàn Hoa Sen đã có vốn điều lệ lên đến gần 1.008 tỉ
đồng, với gần 3.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có nhiều Cán bộ quản lý có tuổi
đời còn rất trẻ, từ 23 đến 35. Chính sức trẻ này đã tạo nên sự khác biệt trong văn hóa
kinh doanh, tạo nên sự đột phá trong quá trình phát triển vượt bậc của Tập đoàn Hoa
Sen.
Tập đoàn Hoa Sen đã xây dựng thành công chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi. Đó là:
Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ nhập khẩu thép cán nóng, sản xuất ra thành
phẩm, và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng; Hệ thống hơn 100 chi nhánh phân
phối, bán lẻ trên khắp cả nước; Hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp đặc thù
theo triết lý Trung Thực – Cộng Đồng – Phát Triển; Hệ thống thương hiệu hướng về
cộng đồng; Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được liên tục đầu tư theo công nghệ
mới.
Chính những lợi thế này đã giúp Tập đoàn Hoa Sen xác lập và giữ vững vị thế số 1
về sản xuất kinh doanh tôn - thép ở Việt Nam, chiếm gần 38% thị phần cả nước (theo
số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam tháng 6/2011), trở thành nhà xuất khẩu tôn đứng
đầu ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, doanh thu bình quân
trên 50%/năm trong 03 niên độ tài chính gần nhất (2008, 2008-2009, 2009-2010); vinh
dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011; liên tục đạt Giải thưởng Sao
19
Vàng Đất Việt năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 (Top 10 Sao Vàng Đất Việt
2009, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội năm 2011); liên tục góp mặt
trong danh sách 500 Doanh Nghiệp lớn nhất Việt Nam ( năm 2007, 2008, 2009, 2010);
và nhiều giải thưởng, danh hiệu khác trong và ngoài nước.
Theo chiến lược đã định, Hoa Sen Group phát triển theo mô hình công ty mẹ công
ty con, hướng tới mục tiêu tập đoàn kinh tế năng động, bền vững, tập trung chủ yếu
tren lĩnh vực tole thép, vật liệu xây dựng, bất động sản, đầu tư tài chính….
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Răng
– Cần Thơ
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, khu vực 2, Phường Ba Láng, Quận Cái Răng, Thành Phố
Cần Thơ
Mã số thuế: 3700381324-086
Tel: 0710.3910001
Fax: 07103.910101
Email: a14.cairang@hoasengroup.vn
Hình thức sở hữu vốn do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cấp
Bước sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế quốc dân và sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu
của các thành phần kinh tế Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã ký quyết định thành
lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Răng - Cần Thơ. Được
UBND tỉnh Cần Thơ cấp giấy phép kinh doanh số 37003814-015 do ông Nguyễn
Hoàng Tân làm giám đốc chi nhánh và doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động
tương đối nhỏ, tuy nhiên chi nhánh đang trong quá trình xây dựng và phát triển, đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh cho mình. Trong những năm gần đây doanh thu của Chi
nhánh liên tục tăng chứng tỏ sự phát triển ngày càng bền vững của Chi nhánh.
Chi nhánh có tư cách phát nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản
riêng, tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
20
3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
* Đặc điểm hoạt động của ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, mạ kẽm phủ sơn và mạ các loại hợp kim
khác.
Sản xuất xà gồ, xà gồ mạ kẽm.
Sản xuất ống thép đen, ống thép mạ kẽm
Sản xuất lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại.
Sản xuất tấm trần PVC.
Sản xuất các loại vật liệu xây dựng.
Mua bán vật liệu xây dưng, tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng
Xây dựng công nghiệp và dân dụng
Sản xuất thép hộp cán nguội dạng cuộn
Sản xuất và mua bán các vật liệu xây dựng bằng nhựa hạt nhựa PVC, PE, PP,
PRP, PET; Ống nhựa PVC, PE, PP, PRP, PET; Cửa nhựa, khung nhưa, tấm trần nhựa.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhôm cho vật liệu xây dựng và tiêu dung
như thanh nhụm, khung nhụm, luyện, tấm ốp vách, ốp trần, ốp tường bằng nhôm, sơn
các sản phẩm vật liệu xây dựng như thiết bị trang trí nội thất, thiết bị vệ sinh.
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, giao thông, cầu đường, cống.
Trang trí nội ngoại thất, lắp đặt trang trí thiết bị cho công trình xây dựng.
Sản xuất thép không gỉ, Inox
Sản xuất các sản phẩm từ kim loại màu
Mua bán sắt thép, ống kim loại, kim loại màu.
* Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm
Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Răng – Cần Thơ được thành
lập hoạt động với nhiều thăng trầm và biến động của nền kinh tế, cho tới nay chi
nhánh công ty đã trở thành một trong những công ty phân phối các mặt hàng như: Tôn
lạnh, tôn kẽm, tôn lạnh màu, thép hộp, thép giày mạ kẽm, xà gồ C, xà gồ kẽm…
21
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
BỘ PHẬN
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN
KINH DOANH
BỘ PHẬN
SẢN XUẤT
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh
Nguồn: Phòng kế toán tại chi nhánh
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế
toán
vật tư
TSCĐ
Kế toán
thanh
toán –
công nợ
Kế toán
CPSX
giá
thành
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
quản trị
Thủ
quỹ
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và phân hành kế toán
Nguồn: Phòng kế toán tại chi nhánh
Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác
Bộ máy kế toán của Chi nhánh đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình
hoạt động của Chi nhánh, giúp cho các nhà quản lý nắm rõ tình hình về nguồn tài sản,
tài chính và công tác thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý
có cơ sở đánh giá và có hướng giải quyết kịp thời đối với những lợi ích của Chi nhánh.
Cơ cấu của bộ máy kế toán như sau:
Kế toán trưởng: là người lãnh đạo, tổ thức thực hiện công tác của bộ máy kế
toán Chi nhánh có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các nhân viên trong phòng hoàn
22
thành nhiệm vụ kịp thời và chính xác. Đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp
cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Chi nhánh bên cạnh đó, kế toán
trưởng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chi nhánh và pháp luật về mặt quản
lý kinh tế tài chính của Chi nhánh
Kế toán tổng hợp: là người có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra chi tiết về
nghiệp vụ kế toán, thu nhập về tất cả các số liệu kế toán, hạch toán vào sổ tổng hợp và
lập biểu mẫu kế toán, báo cáo quyết toán tài chính, thay mặt điều hành, quản lý công
việc của phòng tài vụ khi kế toán trưởng đi vắng.
Kế toán thanh toán: có trách nhiệm ghi chép và hạch toán các loại vốn bằng tiền
như; tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, thanh toán với người mua lập chứng từ thu
chi ngân sách.
Kế toán chi phí sản xuất, giá thành: có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tình hình,
phản ánh một cách khoa học các chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu thính giá thành và
xác đinhk kết quả tiêu thụ thành phẩm. Hạch toán chi tiết và tổng hợp số sản phẩm đã
tiêu thụ, theo dõi các khoản công nợ thống kê tổng hợp.
Kế toán vật tư, tài sản cố định: có nhiệm vụ thu mua, xuất nhập nguyên vật liệu,
quản lý sử dụng vật tư, tài sản cố định, công cụ dụng cụ lao động. Lập kế hoạch xuất
nhập vật tư để đánh giá, phát hiện kịp thời số vật tư thừa, thiếu, kém phẩm chất theo
dõi khấu hao tài sản cố định đồng thời báo cáo lên cấp trên
Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tổ chức chấm công, lập bảng tính lương, tiền
lương thưởng, phụ cấp cho các cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, thanh toán
BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định; theo dõi việc trích lập và sữ dụng
quỹ lương , thanh toán các khoản thu, chi của công đoàn
Kế toán quản trị: có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nhà quản lý đê lập kế hoạch
và ra quyết định trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của
tổ chức, thúc đẩy các nhà quản lý đật được mục tiêu của tổ chức và đo lường hiệu quả
hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vi trực thuộc trong tổ chức
Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, theo dõi số tiền hiện có tại ngân hàng hoặc
gửi vào ngân hàng hay rút tiền từ ngân hàng sau đó ghi chép vào sổ quỹ và đồng thời
lập báo cáo cuối ngày để ghi sổ
23
3.4.2 Tổ chức hình thức kế toán và chế độ kế toán
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân
đối số phát
sinh
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hình 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung ở Chi nhánh
Chú thích:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Hằng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dung làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký Chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn
vị có mở sổ, thể kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp
vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dung làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật
24
ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau đó khi đã loại
trừ số trùng lập do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều số Nhật ký đặc biệt (
nếu có)
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên số
Nhật ký chung.
3.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại Chi nhánh
◊ Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01/20xx và kết thúc vào ngày
31/12/20xx
◊ Hệ thống tài khoản, chứng từ và chính sách áp dụng theo quy định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và thông tu 244/TT-BTC
◊ Sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
◊ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng
◊ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước
◊ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
◊ Chi nhánh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
-
Tiếp tục triển khai đào tạo nhân viên, sàng lọc mạng lưới để họ có tính chuyên
nghiệp hơn, để đào tọa sâu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường quản lý
chi phí kinh doanh trên tinh thần “ tiết kiệm, hiệu quả”
-
Nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ công nhân viên, tạo tinh thần đoàn kết
trong nội bộ
-
Khai thác hết công suất may móc thiết bị để đạt được giá thành sản phẩm cạnh
tranh. Tiếp cận công suất thiết kế, nắm bắt kịp thời kinh nghiệm quản lý để điều
hành và nhất là tiết kiệm chi phí trong tiêu dung, mua sắm. Bên cạnh đó, từng
bước đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề cho công nhân viên.
25
Chương 4:
PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN – CHI NHÁNH
CÁI RĂNG CẦN THƠ
4.1 PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CHI PHÍ TẠI CHI NHÁNH
4.1.1 Thiết lập sơ đồ hướng phân tích báo cáo bộ phận tại Chi nhánh
Chi nhánh kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, bài phân tích này sẽ phân
tích báo cáo bộ phận theo thị trường tiêu thụ: Xuất bán bên ngoài và xuất nội bộ giữa
các chi nhánh bao gồm các mặt hàng tole (Tole lạnh, tole kẽm, tole màu) và mặt hàng
thép (Thép dày mạ lạnh, thép dày mạ kẽm, thép tấm đen), mặt hàng xà gồ hộp (Xà gồ
hộp đen, xà gồ hộp mạ kẽm) và các mặt hàng khác (Ống nhựa, ống thép mạ kẽm, ống
thép đen). Bài phân tích báo cáo bộ phận này nhằm mục đích giúp cho Công ty biết
được những mặt hàng nào được tiêu thụ nhiều, mặt hàng nào ít tiêu thụ từ đó đề xuất
các biện pháp cụ thể cho từng mặt hàng.
Tole
Xà
gồ
hộp
Thép
Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện hướng phân tích các báo cáo bộ phận
26
Mặt
hàng
khác
4.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí:
4.1.2. 1 Lập bảng phân loại các dạng chi phí tại Chi nhánh
Đối với Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ các chi phí phát sinh trong công ty sẽ
được phân loại chi phí theo các đặc điểm chi phí
Bảng 4.1: Phân loại chi phí tại Chi nhánh
Tên
Đặc điểm hay cơ sở để phân loại
Định phí
Biến phí Hỗn
Định
Định phí
phí
bộ phận
hợp
chung
x
Giá vốn hàng Giá vốn hàng bán biến đổi theo tỷ
bán
lệ số lượng sản phẩm tiêu thụ. Số
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng,
giảm thì giá vốn cũng sẽ tăng
giảm theo
Chi phí tiếp
Đây là chi phí phát sinh tại bộ
thị
phận bán hàng của công ty. Chi
x
phí này được sử dụng phục vụ
trực tiếp cho công tác bán hàng
nên được xem là định phí trực
tiếp.
Chi phí sửa
Đây là chi phí mà Công ty đã dự
chữa
toán đầu năm tài chính nhằm mục
đích sửa chữa các phương tiện,
máy móc bị hư hỏng nhưng vẫn
còn sử dụng
Chi phí thuế
Là loại chi phí nhằm đảm bảo cho x
GTGT. Thuế công ty có thể tiếp tục hoạt động
TNDN
do đó, đây là định phí chung của
công ty
27
x
Tên
Đặc điểm hay cơ sở để phân
loại
Định phí
Định
Định phí
phí
bộ phận
Biến phí Hỗn
hợp
chung
Chi phí kẽm
Chi phí này phản ảnh các chi phí
buộc, Dây
vật liệu, bao bì dung chung cho
đai, giấy,
việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm
băng
hàng hóa dung cho bộ phận bán
x
hàng thay đổi theo tỷ lệ với số
lượng sản phẩm bán ra.
Chi phí cầu
Là khoản chi phí biến đổi phụ
đường ( tiến
thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu
qua phà)
thụ
Chi phí phục Là khoản chi phí biến đổi. vì chi
x
x
vụ dầu xe tải phí này thay đổi theo một tỷ lệ với
số lượng sản phẩm tiêu thụ
Chi phí vận
Là một khoản biến phí cấp bậc
chuyển
bởi vì chi phí này sẽ thay đổi theo
một tỷ lệ với số lượng sản phẩm
tiêu thụ
Chi phí điện
Chi phí này là chi phí biến đổi x
thoai, điện
thuê bao hàng tháng, đối với công
nước
ty chi phí này ít biến động qua các
tháng.
Chi phí bằng Là các loại chi phí bằng tiền x
tiền khác
không nằm trong các khoản mục
chi phí trên như chi phí vệ sinh,
thuê bảo vệ…. chi phí này là định
phí chung của công ty
28
x
Tên
Đặc điểm hay cơ sở để phân
loại
Định phí
Định
Định phí
phí
bộ phận
Biến phí Hỗn
hợp
chung
Chi phí
Công ty áp dụng lương tháng cố
lương cơ
định cho tất cả các nhân viên bao
bản
gồm nhân viên bán hàng và nhân
x
viên quản lý. Bên cạnh đó nếu
nhân viên bán được nhiều sản
phẩm thì sẽ được hưởng thêm
phần hoa hồng bán hàng
Chi phí này nhằm phục vụ cho
Chi phí văn
nhu cầu hàng ngày của khối văn x
phòng phẩm
phòng, khá ổn định và không phụ
thuộc vào mức độ hoạt động và nó
không tác động trực tiếp vào việc
kinh doanh của công ty nên được
xem là định phí chung
Chi phí ăn
Là chi phí cố định của công ty đáp x
uống
ứng cho cả công ty
Chi phí phân Chi phí khấu hao của các TSCĐ
x
bổ, khấu hao như máy vi tính, xe… phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của
công ty được khấu hao tính theo
một đơn vị căn cứ ứng xử
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần
Thơ năm 2013)
4.1.2.2 Ứng dụng phương pháp tách chi phí hỗn hợp
Dựa vào cách ứng xử của chi phí nên em sử dụng phương pháp bình phương bé
nhất để phân loại chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến, điển hình như chi
29
phí lương. Phương pháp bình phương bé nhất sử dụng phương pháp phân tích thống kê
áp dụng tính toán cho tất cả các điểm hoạt động nên là phương pháp cho ra kết quả
chính xác nhất. Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của máy tính, việc tính toán theo
phương pháp này cũng không còn gặp khó khăn, cho dù các điểm quan sát tăng lên với
số lượng lớn.
Bảng 4.2: Bảng kết quả của việc tách chi phí lương
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Biến phí
263.022
389.721
401.352
Định phí
50.553
42.150
163.246
(Nguồn phòng kế toán tại Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ)
4.2 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CHI NHÁNH
4.2.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo thị trường tiêu thụ sản
phẩm năm 2011
Hình4. 2: Cơ cấu doanh thu của thị
trường tiêu thụ sản phẩm năm 2011
Hình 4. 3: Cơ cấu số dư bộ phận của thị
trường tiêu thụ sản phẩm năm 2011
Xuất nội
bộ
0,87%
Xuất nội
bộ
12,48%
Xuất bán
ngoài
Xuất bán
ngoài
99,13%
Xuất nội bộ
Xuất bán
ngoài
87,52%
Xuất bán ngoài
Xuất nội bộ
Từ hình 4.2 ta thấy rằng trong tổng số doanh thu của Chi nhánh thì doanh thu của
thị trường xuất bán ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất là 87,52% tổng doanh thu, gấp 7,013
lần doanh thu của thị trường xuất nội bộ.
Bảng 4.2 phân tích báo cáo bộ phận tại Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm 2011 ta
thấy chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí giá vốn hàng bán. Đây là kết
cấu phù hợp đối với chi nhánh kinh doanh trên lĩnh vực thương mại nên ít đầu tư về
trang thiết bị, máy móc sản xuất và cũng không phải tốn chi phí nguyên vật liệu nên
chi phí bất biến thấp, chi phí chủ yếu là khoản mục giá vốn hàng bán. Thị trường tiêu
thụ của sản phẩm đối với xuất nội bộ có tỷ trọng giá vốn hàng bán trên 99,40%, chỉ
30
riêng xuất bán ngoài có tỷ trọng thấp hơn so với xuất nội bộ là 92,92% trên doanh thu
bán hàng của từng thị trường tiêu thụ. Điều đó dẫn đến số dư đảm phí ở toàn Chi
nhánh cũng chỉ đạt một tỷ lệ thấp trong doanh thu bán hàng. Số dư đảm phí là phần
còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ chi phí khả biến, tiếp đến là số dư bộ phận
được tính được đựa vào số dư đảm phí trừ đi chi phí bất biến bộ phận nếu chi phí bất
biến bộ phận cao hơn số dư đảm phí thì sẽ có lỗ xuất hiện.
Trong bảng phân tích báo cáo bộ phận năm 2011 cho ta thấy hai thị trường tiêu
thụ sản phẩm xuất bán ngoài và xuất nội bộ có tỷ lệ số dư đảm phí lần lược 7,03% và
0,60 % còn về giá trị thi SDĐP mà thị trường xuất bán ngoài tạo ra là 4.542.893 nghìn
đồng trong khi SDĐP của thị trường xuất nội bộ chỉ được 55.538 nghìn đồng, số dư
đảm phí đại diện cho lợi nhuận trước thuế. Vì vậy, số dư đảm phí là công cụ lập kế
hoạch trong ngắn hạn nên trong ngắn hạn cần chú trọng xuất bán ngoài hơn so với
xuất nội bộ. Nhưng trong dài hạn để nhận biết được có nên chú trọng đến xuất bán
ngoài hay không thì phải xem xét thông qua chỉ tiêu số dư bộ phận và tỷ lệ số dư bộ
phận.
Từ hình 4.3 cơ cấu số dư bộ phận được xem là chi tiêu hiệu quả nhất để đánh giá
quá trình sinh lời của một bộ phận. Xét trong bảng phân tích thì giữa hai thị trường thì
giá trị số dư bộ phận của xuất bán ngoài là 4.397.404 nghìn đồng chiếm tỷ lệ là
99,13% cao hơn so với xuất nội bộ 38.476 nghìn đồng ( 0,87%). Vậy song song với
ngắn hạn thì trong dài hạn cũng cần phát huy tiêu thụ ở thị trường xuất bán ngoài
Theo trên thị kết quả cuối cùng tại công ty là tương đối, tuy vậy cần thấy rằng chi
phí bất biến chung (chi phí phát sinh do các hoạt động chung) là 593.525 nghìn đồng
chiếm 0,80% doanh thu. Các chi phí chung này không thể phân bổ cho từng bộ phận
vì nếu phân bổ sai không hợp lý sẽ làm cho bộ phận gánh chịu những chi phí không
thuộc trách nhiệm của bộ phận đó. Thông thường đối với một Chi nhánh kinh doanh
trên lĩnh vực thương mại thì CPBB chung chiếm một phần nhỏ trong doanh thu, còn
chi phí khã biến thì chiếm tỷ trọng cao trên 93,78%. Còn CPBB chung chiếm chưa tới
1% trong doanh thu bán hàng trong khi CPKB chiếm 93,78% trong doanh thu.Vì vậy
trong dài hạn nên tiết kiệm các khoản chi phí chung.
31
Bảng 4.3: Bảng phân tích báo cáo thị trường tiêu thụ sản phẩm tại chi nhánh 2011
Đơn vị tính: 1000 đồng
Xuất nội bộ
Toàn chi nhánh
Số tiền
%
Chỉ tiêu năm 2011
Doanh thu
73.875.422
100
Chi phi khả biến
69.276.991 93,78
Giá vốn hàng bán
68.646.083 92,92
Chi phi cầu đường
7.354 0,01
Chi phí phục vụ
166.031 0,22
Chi phí vận chuyển
371.729 0,50
Chi phí kẽm
35.241 0,05
Chi phí lương
50.553 0,07
Số dư đảm phí
4.598.431 6,22
Chi phí bất biến bộ phận
162.551 0,22
Chi phí tiếp thị
56.605 0,08
Chi phí sữa chữa
60.347 0,08
Chi phí khấu hao
45.599 0,06
Số dư bộ phận
4.435.880 6,00
Chi phí bất biến chung
593.525 0,80
Chi phí lương
263.022 0,36
Thuế, phí
63.944 0,09
Chi phí văn phòng phẩm
36.944 0,05
Chi phí ăn uống
78.214 0,11
Chi phí điện, nước, điện
thoại
60.301 0,08
Chi phí khác
91.100 0,12
Lãi
3.842.355 5,20
Xuất bán ngoài
Số tiền
%
64.653.285
100
60.110.392 92,97
59.545.709 92,10
6.582 0,01
148,603 0,23
332.710 0,51
31.542 0,05
45.246 0,07
4.542.893 7,03
145.489 0,23
50.663 0,08
54.013 0,08
40.813 0,06
4.397.404 6,80
Số tiền
%
9,222.137
100
9,166.599 99,40
9,100.375 98,68
772
0,01
17.428
0,19
39.019
0,42
3.699
0,04
5.306
0,06
55.538
0,60
17.062
0,19
5.941
0,06
6.334
0,07
4.786
0,05
38.476
0,42
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ 2011)
4.2.2 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo sản phẩm tiêu thụ năm 2011
Hình 4.4: Cơ cấu doanh thu của
các sản phẩm tiêu thụ năm2011
Xà gồ,
12,72%
Thép
3,58%
M ặt
hàng
khác
4,45%
Hình 4.5: Cơ cấu số dư bộ phận của
các sản phẩm tiêu thụ năm 2011
Xà gồ
9,17%
T ole
T hép
Xà gồ
Mặt hàng khác
Mặt
hàng
khác
1,55%
Tole
Thép
Xà gồ
Mặt hàng khác
T hép
4,57%
Tole
79,25%
T ole
84,70%
32
Bảng 4.4: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tiêu thụ tại chi nhánh năm 2011
Chỉ tiêu năm 2011
Doanh thu
Chi phi khả bién
Giá vốn hàng bán
Chi phi cầu đường
Chi phí phục vụ
Chi phí vận chuyển
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn phòng phẩm
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước, điện thoại
Chi phí khác
Lãi
Toàn chi nhánh
Tole
Số tiền
%
Số tiền
%
73.875.422
100 58.547.392
100
69.276.991
93,78 54.652.742 93,35
68.646.083
92,92 54.120.067 92,44
7.354
0,01
6.209
0,01
166.031
0,22
140.180
0,24
371.729
0,50
313.851
0,54
35.241
0,05
29.754
0,05
50.553
0,07
42.682
0,07
4.598.431
6,22 3.894.650
6,65
162.551
0,22
137.242
0,23
56.605
0,08
47.792
0,08
60.347
0,08
50.951
0,09
45.599
0,06
38.499
0,07
4.435.880
6,00 3.757.408
6,42
593.525
0,80
263.022
0,36
63.944
0,09
36.944
0,05
78.214
0,11
60.301
0,08
91.100
0,12
3.842.355
5,20
Đơn vị tính:1000 Đồng
Thép
Xà Gồ
Số tiền
%
2.646.588
100
2.437.169 92,09
2.411.679 91,12
297
0,01
6.708
0,25
15.019
0,57
1.424
0,05
2.042
0,08
209.419
7,91
6.567
0,25
2.287
0,09
2.438
0,09
1.842
0,07
202.852
7,66
Số tiền
%
9.394.453
100
8.972.056 95,50
8.912.175 94,87
698 0,01
15.758 0,17
35.281 0,38
3.345 0,04
4.798 0,05
422.397 4,50
15.428 0,16
5.372 0,06
5.728 0,06
4.328 0,05
406.969 4,33
Mặt hàng khác
Số tiền
%
3.286.989
100
3.215.024 97,81
3.202.162 97,42
150 0,00
3.385 0,10
7.578 0,23
718 0,02
1.034 0,03
71.965 2,19
3.314 0,10
1.154 0,04
1.230 0,04
930 0,03
68.651 2,09
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm 2011)
33
Từ đồ thị cơ cấu doanh thu của các sản phẩm tiêu thụ năm 2011 ta thấy nhóm
sản phẩm tole được tiêu thụ cao nhất vì nó có doanh thu là 58.547.392 nghìn đồng,
chiếm 79,25% tổng doanh thu bán hàng so với ba nhóm sản phẩm còn lại là xà gồ
chiếm 12,72% và thép chiếm 3,58% còn lại là mặt hàng khác chiếm 4,45% tổng doanh
thu bán hàng. Nguyên nhân tole là sản phẩm chủ lực và mang lại doanh thu và lợi
nhuận cao nhất của Chi nhánh, đến thời điểm hiện nay, thương hiện Tôn Hoa Sen đã
trở thành thương hiện quen thuộc trong công chúng và gắn liền với hình ảnh Tập đoàn
Hoa Sen nhờ vậy mà nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn và số lượng tiêu thụ ổn định.
Xét về chi phí nhìn vào báo cáo bộ phận có thể thấy được rằng CPKB các sản
phẩm đều chiếm tỷ trọng cao, chi phí khã biến của sản phẩm khác là cao nhất chiếm
97,81% trong tổng doanh thu của sản phẩm này. CPKB chiếm tỷ trọng lớn nhất ở cả
bốn sản phẩm này là chi phí giá vốn hàng bán
Xét trong ngắn hạn, từ bảng phân tích BCBP ta thấy SDĐP của tole cao gấp 54,73
lần so với SDĐP mặt hàng khác, gấp 18,52 lần so với sản phẩm thép và gấp 9,23 lần
xà gồ hộp, cả bốn sản phẩm này đều vược qua điểm hòa vốn có nghĩa là đủ để trang
trải hết định phí của mỗi bộ phận và tạo được lợi nhuận cho mỗi tháng. Đồng thời xét
về tỷ lệ SDĐP của bốn sản phẩm tole, xà gồ, thép, mặt hàng khác lần lược là 6,65%,
4,50%, 7,91%,2,19% ta thấy thép là sản phẩm có SDĐP cao hơn so với các sản phẩm
còn lại vì vậy trong ngắn hạn Chi nhánh nên đẩy mạnh đầu tư vào sản phẩm thép bao
gồm thép dày mạ kẽm, thép dày mạ lạnh, thép tấm đen.
Để biết được trong dài hạn sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao nhất thông qua
SDBP, ở cả bốn sản phẩm đều có thể trang trải hết chi phí mà chính mặt hàng đó tạo
ra, xét về giá trị tuyệt đối thì SDBP ở sản phẩm thì SDĐP ở sản phẩm tole là cao nhất
3.757.408 nghìn đồng nhưng xét về tính tương đối thì tỷ lệ SDĐP của thép là cao nhất
là 7,66% so với doanh thu của sản phẩm này. Nguyên nhân là do mặt dù doanh số bán
của sản phẩm tole rất cao tuy nhiên CPKB lại rất lớn cụ thể là giá vốn hàng bán do
nguyên liệu đầu vào phôi thép có nguồn cung từ nhập khẩu do đó giá cả khá cao làm
cho giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn. Đồng thời, chi phí vận chuyển luôn chiếm tỷ
trọng cao hơn các sản phẩm còn lại đều này đã làm cho SDĐP bị giảm mạnh từ đó tỷ
lệ SDĐP cũng thấp hơn. Vì vậy trong dài hạn Chi nhánh có thể chú trọng cả hai sản
34
phẩm tole và thép vì hai sản phẩm này đều có tỷ lệ SDBP lớn hơn tỷ lệ SDBP của các
sản phẩm còn lại. Đồng thời, cần xem xét lại các chiến lược, chính sách của Chi nhánh
để có thể giảm CPKB của các sản phẩm.
4.2.2.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo sản phẩm tole tiêu
thụ năm 2011
Để các nhà quản trị có thể tiếp cận thông tin hướng đến những diễn biến trong
tương lai và khả năng tạo ra lợi nhuận của từng bộ phận để từ đó hoạch định, tổ chức
điều hành và đưa ra những quyết định đúng đắc, hợp lý, ta sẽ phân tích các báo cáo bộ
phận theo từng nhóm sản phẩm cụ thể trước hết ta sẽ phân tích về nhóm sản phẩm tole
Hình 4.7: Cơ cấu số dư bô phận của
sản phẩm tole tiêu thụ năm 2011
Hình 4.6: Cơ cấu doanh thu của
sản phẩm tole tiêu thụ năm 2011
T ole
màu
30,21%
Tole
kẽm
15,05%
Tole
màu
31,07%
T ole
lạnh
54,74%
Tole lạnh
Tole kẽm
Tole màu
Tole
kẽm
10,30%
Tole lạnh
Tole kẽm
Tole màu
Tole
lạnh
58,63%
Từ đồ thị Hình 4.6 về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm tole và bảng phân tích báo
cáo bộ phận bên dưới ta thấy doanh thu của sản phẩm tole lạnh chiếm cao nhất là
54,74% tổng doanh thu bán hàng so với hai sản phẩm còn lại là tole màu chiếm
30,21% và tole kẽm 15,05% tổng doanh thu bán hàng.
Nguyên nhân là do tole lạnh có nhiều tính năng vượt trội (được sản xuất đặc biệt
thích hợp với nhiều mục đích sử dụng, tuổi thọ bền gấp 4 lần so với tole kẽm thông
thường, có khã năng chống ăn mòn cao, chống nắng tốt) và có lớp bảo vệ Anti - finger
(Chống ố, oxy hóa, giữ bề mặt tole được sáng lâu, giảm bong tróc, trầy xước lớp mạ
trong quá trình dập, cán).
35
Bảng 4.5: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tole
tiêu thụ tại chi nhánh năm 2011
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu năm
2011
Doanh thu
Chi phi khả biến
Giá vốn hàng bán
Chi phi cầu
đường
Chi phí phục vụ
Chi phí vận
chuyển
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn
phòng phẩm
Chi phí ăn uống
Chi phí điện,
nước, điện thoại
Chi phí khác
Lãi
Tole
Tole Lạnh
Số tiền
%
Số tiền
%
58.547.392
100 32.050.125
100
54.652.742 93,35 29.774.128 92,90
54.120.067 92,44 29.490.020 92,01
Tole kẽm
Số tiển
%
8.812.147
100
8.398.318 95,30
8.294.175 94,12
Tole màu
Số tiền
%
17.685.120
100
16.480.297 93,19
16.335.872 92,37
6.209
140.180
0,01
0,24
3.312
74.767
0,01
0,23
1.214
27.406
0,01
0,31
1.683
38.007
0,01
0,21
313.851
29.754
42.682
3.894.650
0,54
0,05
0,07
6,65
167.396
15.870
22.765
2.275.997
0,52
0,05
0,07
7,10
61.360
5.817
8.345
413.829
0,70
0,07
0,09
4,70
85.095
8.067
11.572
1.204.823
0,48
0,05
0,07
6,81
137.242
47.792
50.951
38.499
3.757.408
0,23
0,08
0,09
0,07
6,42
73.199
25.490
27.175
20.534
2.202.798
0,23
0,08
0,08
0,06
6,87
26.832
9.344
9.961
7.527
386.998
0,30
0,11
0,11
0,09
4,39
37.210
12.958
13.814
10.438
1.167.613
0,21
0,07
0,08
0,06
6,60
501.113
222.069
53.982
0,86
0,38
0,09
31.192
66.036
0,05
0,11
50.912
76.916
3.256.295
0,09
0,13
5,56
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2011)
36
Xét về khả năng sinh lời trong ngắn hạn thì nên đẩy mạnh khả năng tiêu thụ ở
sản phẩm tole lạnh do là sản phẩm có SDĐP lớn nhất chiếm 7,10% cao hơn hai sản
phẩm còn lại vì vậy trong ngắn hạn đầu tư vào tole lạnh sẽ thu được hiệu quả hơn.
Nếu xét trong dài hạn ta cũng có thể kết luận rằng sản phẩm tole lạnh và tole
màu là hơn hẳn mặt hàng tole kẽm do tỷ lệ SDBP lớn. Đặt biệt là sản phẩm tole lạnh
có tỷ lệ SDBP lớn nhất là 6,87% và kế tiếp là sản phẩm tole màu có tỷ lệ SDBP là
6,60% tole kẽm chiếm tỷ trọng thấp hơn tole kẽm là do tất cả các khoản mục chi phí
khả biến: giá vốn hàng bán, chi phí vận chuyển, chi phí phục vụ, chi phí kẽm… đều có
tỷ trọng cao hơn hẵn các sản phẩm còn lại nên sau khi trừ đi các khoản chi phí mà
chính bản thân mặt hàng này gánh chịu thì tỷ lệ SDBP chỉ còn 4,39%. Riêng hai sản
phẩm tole lạnh và tole màu, có thể thấy Chi nhánh kiểm soát được các chi phí này khá
tốt nên sau khi trừ đi tất cả chi phí có liên quan tạo ra được tỷ lệ SDBP ở mức tương
đối cao. Vì vậy trong dài hạn Chi nhánh nên đầu tư vào hai sản phẩm tole lạnh và tole
màu vì hai sản phẩm này đều có tỷ lệ SDBP cao hơn so với sản phẩm tole kẽm.
4.2.2.2 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo sản phẩm thép
tiêu thụ năm 2011
Hình 4.8: Cơ cấu doanh thu của sản
phẩm thép tiêu thụ năm 2011
T hép tấm
đen
1,48%
T hép dày
mạ kẽm
91,28%
Hình 4.9: Cơ cấu số dư bộ phận
của sản phẩm thép tiêu thụ năm
2011
Thép tấm
đen
0,20%
T hép dày
mạ lanh
7,24%
T hép dày mạ lanh
T hép dày mạ kẽm
T hép tấm đen
T hép dày
mạ kẽm
96,80%
37
T hép dày
mạ lanh
2,99%
T hép dày mạ lanh
T hép dày mạ kẽm
T hép tấm đen
Bảng 4.6: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm thép tiêu thụ tại chi nhánh năm 2011
Đơn vị tính: 1000 đồng
Mặt hàng thép
Chỉ tiêu năm
2011
Doanh thu
Số tiền
%
Thép dày mạ
lạnh
Số tiền
Số tiền
100
2.437.169
2.411.679
92,09
91,12
297
0,01
57
0,03
283
0,01
0
0,00
6.708
0,25
1.703
0,89
3.488
0,14
1.517
3,87
15.019
0,57
3.583
1,87
9.303
0,39
2.133
5,45
1.424
2.042
0,05
0,08
455
479
0,24
0,25
830
1.345
0,03
0,06
138
218
0,35
0,56
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí tiếp thị
209.419
7,91
7.469
3,90
200.383
8,29
1.524
3,89
6.567
2.287
0,25
0,09
1.411
593
0,74
0,31
4.027
1.266
0,17
0,05
1.129
428
2,88
1,09
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
2.438
1.842
0,09
0,07
421
397
0,22
0,21
1.406
1.355
0,06
0,06
610
90
1,56
0,23
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn
phòng phẩm
Chi phí ăn uống
Chi phí điện,
nước, điện thoại
202.852
7,66
6.058
3,16
196.356
8,13
396
1,01
23.980
10.627
2.583
0,91
0,40
0,10
1.493
3.160
0,06
0,12
2.436
0.09
3.681
0.14
178.872
6.76
Chi phí phục vụ
Chi phí vận
chuyển
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Chi phí khác
Lãi
100 2.415.806
%
Thép tấm
đen
Số
tiền
%
2.646.588
Chi phi khả biến
Giá vốn hàng bán
Chi phi cầu
đường
191.611
%
Thép dày mạ
kẽm
100 39.171
100
184.142 96,10 2.215.423 91,71 37.646 96,11
177.865 92,83 2.200.174 91,07 33.640 85,88
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ
năm 2011)
38
Từ đồ thị cơ cấu doanh thu thì doanh thu có được từ việc bán sản phẩm thép dày
mạ kẽm là 2.415.806 nghìn đồng chiếm 91,28% trên tổng doanh thu trong khi đó sản
phẩm thép tấm đen thì chỉ có 39.171 nghìn đồng chiếm 1,48% giữa hai sản phẩm này
có sự chênh lệch rất lớn. Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do số lượng tiêu thụ
nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm thép tấm đen là rất thấp là sản phẩm mới
nên chưa có nhiều khách hàng do đó doanh thu vẫn còn thấp, đồng thời Chi nhánh
cũng rất khó kiểm soát được những chi phí phát sinh đối với sản phẩm này trong
tương lai.
Xét trong ngắn hạn, từ bảng phân tích BCBP ta thấy tỷ lệ SDĐP của thép dày mạ
kẽm cao chiếm 8,29% và kế tiếp là sản phẩm thép dày mạ lạnh có tỷ lệ SDĐP chiếm
3,90% và sau cùng là sản phẩm thép tấm đen có tỷ lệ SDĐP là 3,89%.
Vì vậy trong ngắn hạn Chi nhánh cần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép dày mạ
kẽm vì nó mang lại lợi nhuận, xét về lâu dài thì ta có thể kết luận rằng sản phẩm thép
dày mạ kẽm tạo ra SDBP lớn196.356 nghìn đồng, chiếm 96,80% trong tổng SDBP của
nhóm sản phẩm thép và chiếm 91,28% trong tổng doanh số thu từ bán sản phẩm thép
dày mạ kẽm. Các tỷ lệ này đều lớn hơn so với các tỷ lệ của thép tấm đen và thép dày
mạ lạnh. Tỷ lệ SDBP của sản phẩm thép tấm đen là 0,20% và chiếm 1,48% tổng
doanh thu bán hàng còn lại là sản phẩm thép dày mạ lạnh có tỷ lệ SDBP là 2,99% và
chiếm 7,24% tổng doanh thu bán hàng
4.2.2.3 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo sản phẩm xà gồ tiêu thụ
năm 2011
Hình 4.10: Cơ cấu doanh thu của sản
phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2011
Hình 4.11: Cơ cấu số dư bộ phận
của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm
2011
Xà gồ
Xà gồ hộp
mạ kẽm
30,97%
hộp mạ
kẽm
27,25%
Xà gồ hộp
đen
69,03%
Xà gồ hộp đen
Xà gồ hộp đen
Xà gồ hộp mạ
Xà gồ hộp mạ kẽm
39
Xà gồ
hộp đen
72,75%
Bảng 4.7: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm xà gồ tiêu thụ tại
chi nhánh năm 2011
Đơn vị tính:1000 đồng
Mặt hàng Xà Gồ
Chỉ tiêu năm 2011
Số tiền
%
Xà gồ hộp đen
Số tiền
6.484.800
100
Số tiền
%
Doanh thu
9.394.453
Chi phi khả biến
8.972.056 95,50
6.177.509 95,26
2.794.547 96,04
Giá vốn hàng bán
8.912.175 94,87
6.133.912 94,59
2.778.264 95,48
Chi phi cầu đường
100
%
Xà gồ hộp mạ kẽm
2.909.653
100
698
0,01
508
0,01
190
0,01
Chi phí phục vụ
15.758
0,17
11.473
0,18
4.285
0,15
Chi phí vận chuyển
35.281
0,38
25.688
0,40
9.594
0,33
Chi phí kẽm
3.345
0,04
2.435
0,04
909
0,03
Chi phí lương
4.798
0,05
3.493
0,05
1.305
0,04
422.397
4,50
307.291
4,74
115.106
3,96
15.428
0,16
11.233
0,17
4.195
0,14
Chi phí tiếp thị
5.372
0,06
3.912
0,06
1.461
0,05
Chi phí sữa chữa
5.728
0,06
4.170
0,06
1.557
0,05
Chi phí khấu hao
4.328
0,05
3.151
0,05
1.177
0,04
406.969
4,33
296.058
4,57
110.911
3,81
Chi phí bất biến chung
56.332
0,60
Chi phí lương
24.964
0,27
Thuế, phí
6.069
0,06
Chi phí văn phòng phẩm
3.506
0,04
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước, điện
thoại
7.423
0,08
5.723
0,06
Chi phí khác
8.646
0,09
350.636
3,73
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến bộ phận
Số dư bộ phận
Lãi
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2011
40
Theo đồ thị cơ cấu doanh số và đồ thị cơ cấu SDBP ta kết luận được rằng kết quả so
sách giữa hai sản phẩm xà gồ hộp mạ kẽm và xà gồ hộp đen thì xà gồ hộp mạ đen có
doanh thu là cao hơn là 296.058 nghìn đồng, chiếm 60,03% tổng số doanh thu của sản
phẩm xà gồ, trong khi đó sản phẩm xà gồ hộp mạ kẽm có doanh thu là110.911 nghìn
đồng chiếm 30,97% tổng doanh thu bán hàng
Xét đến chi phí khả biến thì sản phẩm xà gồ hộp đen có chi phí khả biến thấp
hơn so với sản phẩm xà gồ hộp mạ kẽm, tỷ lệ CPKB trong doanh số nhỏ hơn so với
sản phẩm xà gồ hộp mạ kẽm (96,04% ,95,26%) nguyên nhân làm cho chi phí khã biến
của sản phẩm xà gồ hộp mạ kẽm cao là do chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ rất cao
do năm 2011 tình hình lạm phát kéo dài làm cho mặt bằng giá cả của các sản phẩm
đầu vào chiếm tỷ trọng rất cao nên làm cho tỷ lệ SDĐP của xà gồ hộp đen là 4,74%
còn xà gồ hộp mạ kẽm 3,96% một sự chênh lệch tương đối không qua cao giữa hai sản
phẩm vì vậy trong ngắn hạn Chi nhánh nên chú trọng đầu tư cả hai sản phẩm để lợi
nhuận mang lại ngày một cao
Xét trong dài hạn ta dựa vào số dư bộ phận để đánh giá sản phẩm có nên đầu tư
trong tương lai hay không cụ thể là sản phẩm xà gồ hộp đen tạo ra 296.057.887 đổng
chiếm 4,57% doanh số của sản phẩm này còn đối với xà gồ hộp mạ kẽm tạo ra
110.911.329 đồng chiếm 3,81% doanh số của sản phẩm.
Két quả của phân tích trên cho ta kết luận, trong ngắn hạn cả dài hạn chi nhánh
cần chú trọng đầu tư cả hai sản phẩm xà gồ hộp đen và xà gồ hộp mạ kẽm
4.2.2.4 Phân tích các báo cáo bộ phận của chi nhánh theo sản phẩm khác
tiêu thụ năm 2011
Hình 4.13: Cơ cấu số dư bộ phận
của sản phẩm khác tiêu thụ năm
2011
Hình 4.12: Cơ cấu doanh thu của các
sản phẩm khác tiêu thụ năm 2011
Ống
thép mạ
kẽm
10,02%
Ống t hép
đen
Ống t hép 2,02%
mạ kẽm
13,15%
Ống
t hép đen
0,59%
Ống nhựa
Ống thép mạ kẽm
Ống thép đen
Ống nhựa
Ống thép mạ kẽm
Ống thép đen
Ống
nhựa
90,85%
Ống
nhựa
84,83%
41
Bảng 4.8: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm khác
tiêu thụ tại chi nhánh năm 2011
Đơn vị tính:1000 đồng
Mặt hàng khác
Chỉ tiêu năm
Số tiền
%
2011
Doanh thu
3.286.989
100
Chi phi khả biến 3.215.024 97,81
Giá vốn hàng bán 3.202.162 97,42
Chi phi cầu
đường
150 0,00
Chi phí phục vụ
3.385 0,10
Chi phí vận
7.578 0,23
chuyển
Chi phí kẽm
718 0,02
Chi phí lương
1.031 0,03
Ống nhựa
Số tiền
%
Ống thép mạ
kẽm
Số tiền %
2,788.337
100 432.354
100
2,723.996 97,69 424.595 98,21
2,717.366 97,45 420.099 97,17
Ống thép đen
Số tiền %
66.298
100
65.433 98,70
63.698 96,08
150
1.878
0,01
0,07
0
1.093
0,00
0,25
0
413
0,00
0,62
3.651
329
622
0,13
0,01
0,02
2.904
260
239
0,67
0,06
0,06
1.024
129
169
1,54
0,19
0,26
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
71.965
2,19
64.341
2,31
7.759
1,79
865
1,30
3.314
1.154
1.230
930
0,10
0,04
0,04
0,03
1.971
739
653
579
0,07
0,03
0,02
0,02
883
302
376
205
0,20
0,07
0,09
0,05
460
113
201
146
0,69
0,17
0,30
0,22
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn
phòng phẩm
Chi phí ăn uống
Chi phí điện,
nước, điện thoại
Chi phí khác
68.651
2,09
62.370
2,24
6.877
1,59
404
0,61
12.100
5.362
1.304
0,37
0,16
0,04
753
1.595
0,02
0,05
1.229
1.857
0,04
0,06
56.551
1,72
Lãi
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2011)
42
Năm 2011 ở nhóm mặt hàng sản phẩm khác Chi nhánh kinh doanh nhiều mặt
hàng trong đó có thể phân thành ba mặt hàng chính là ống nhựa, ống thép mạ kẽm,
ống thép đen. Từ đồ thị cơ cấu doanh thu hình 11 theo sản phẩm và bảng phân tích báo
cáo bộ phận từng mặt hàng thì ta thấy doanh thu bán hàng từ sản phẩm ống nhựa là
cao nhất, chiếm 84,83% tổng doanh thu của nhóm sản phẩm khác, thấp nhất là ống
thép đen 2,02%
Xét về khả năng sinh lời trong ngắn hạn thì nên đẩy mạnh khả năng tiêu thụ ở
sản phẩm ống nhựa do sản phẩm này có tỷ lệ SDĐP lớn nhất trong ba loại sản phẩm.
Cả ba SDĐP này đều đã vượt qua điểm hòa vốn có nghĩa là đủ trang trải hết các định
phí của mỗi bộ phận và tạo được lợi nhuận cho mỗi mặt hàng. Đồng thời xét về tỷ lệ
SDĐP của cả ba mặt hàng ống nhựa, ống thép đen, ống thép mạ kẽm lần lượt là
2,31%, 1,30%, 1,79% ta thấy ống nhựa có tỷ lệ SDĐP cao hơn so với hai sản phẩm
còn lại, do đó muốn tăng hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn Chi nhánh nên đẩy mạnh
đầu tư vào ống nhựa.
Xét đến trong dài hạn thông qua chỉ số SDBP, ở cả ba sản phẩm đều có SDBP
dương nghĩa là nếu tiếp tục hoạt động trong dài hạn cả ba sản phẩm đều có thể trang trải
hết chi phí mà chính sản phẩm đó tạo ra. Sản phẩm ống nhưa mặt dù tạo ra doanh thu cao
hơn rất nhiều so với hai sản phẩm còn lại nhưng khi xét về tỷ lệ SDBP thì sản phẩm ống
nhựa chỉ chiếm 2,24% cao hơn ống thép mạ kẽm là 0,65% do tất cả các khoản mục CPKB
đều chiếm tỷ trọng cao nên có SDBP không cao hơn các sản phẩm khác nhiều
4.3 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2012
4.3.1 Phân tích các báo cáo bộ phận theo thị trường tiêu thụ năm 2012
Hinh 4.14: Cơ cấu doanh thu của thị trường tiêu
thụ sản phẩm năm 2012
Hình 4.15: Cơ cấu số dư bộ phận của thị trường
tiêu thụ sản phẩm năm 2012
Xuất nội
bộ, 19,26%
Xuất nội bộ,
1,90%
Xuất bán ngoài
Xuất bán ngoài
Xuất nội bộ
Xuất nội bộ
Xuất bán
ngoài,
80,74%
Xuất bán
ngoài, 98,10
%
43
Bảng 4.9: Bảng phân tích báo cáo thị trường tiêu thụ sản phẩm tại
chi nhánh năm 2012
Chỉ tiêu 2012
Đvt: 1000 đồng
Toàn chi nhánh
Xuất bán ngoài
Số tiền
Số tiền
Doanh thu
62.769.536
Chi phi khả biến
%
100
%
Xuất nội bộ
Số tiền
%
50.683.250 100,00
12.086.286
100
57.504.969 91,61
45.540.651
89,85
11.964.317 98,99
Giá vốn hàng bán 56.916.639 90,68
45.038.627
88,86
11.878.012 98,28
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
5.264.567
8,39
5.142.598
10,15
121.969
1,01
218.502
0,35
191.786
0,38
26.716
0,22
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
5.046.065
8,00
4.950.812
9,72
95.253
0,79
727.822
1.16
Lãi
4.318.243
6.84
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm 2011)
44
Từ bảng phân tích báo cáo bộ phận năm 2012 nhận thấy % doanh số bán của
năm 2012 cao hơn năm 2011 do vào thời điểm giá thép hạ, ban gián đốc Hoa Sen đã
mạnh dạn nhập về một lượng phôi thép dự trữ. Và khi tác động của các chính sách hỗ
trợ của chính phủ được phát huy thì giá thép cũng như sản lượng tiêu thụ liên tục tăng
chi phí giá vốn giảm mạnh.
Trong năm 2012 doanh thu của xuất bán ngoài đạt 80,74% tổng doanh thu bán
hàng của chi nhánh. Bên cạnh đó chỉ tiêu xuất nội bộ mang lại ít doanh thu hơn là
19,26% tổng doanh số bán. So với năm 2011 thì ta thấy doanh số bán tăng trưởng ít
hơn bù đáp lại là những khoản chi phí có phần giảm mạnh so với năm 2011. Bên cạnh
đó, ta thấy chi phí khả biến của xuất bán ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trên 91,61% so
với các loại chi phí khác. Chi phí khả biến bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí
vận chuyển, chi phí phục vụ, chi phí kẽm…trong đó chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ
trọng cao nhất.
Do đặc điểm của các chi phí này sẽ làm tăng theo số lượng sản phẩm tiêu thụ,
do vậy năm 2012 lãi thuần tăng hơn năm 2011 làm cho chi phí khả biến năm 2012
giảm nhiều hơn so với năm 2011 ở thị trường tiêu thụ nội bộ có chi phí khả biến chiếm
98,99% thấp hơn so với năm 2011.
Do chính sách kiểm soát được chi phí đặc biệt đối với chi phí giá vốn hàng bán
năm 2012 chỉ có 90,68% so với năm 2011 chi phí giá vốn hàng bán chiếm 92,10%.
Chi phí khả biến đã giảm đáng kể do công ty dự báo được nguồn cung cầu hàng hóa từ
đó làm cho tỷ lệ số dư đảm phí của các thị trường có sự thay đổi đáng kể thị trường
xuất nội bộ mặt dù xuất giữa các chi nhánh lẫn nhau tốn nhiều chi phí lợi nhuận không
cao nhưng cũng đủ bù đáp được các khoản chi phí bất biến nên số dư bộ phận mang
lại giá trị dương chứng tỏ thị trường tiêu thụ nội bộ vẫn mang lại lãi.
Xét trong ngắn hạn dài hạn thì xuất nội bộ hay xuất bán ngoài thì vẫn mang được
lợi nhuận đủ bù đáp cho mọi chi phí nhưng đối với xuất ngoài chiếm được 9,81%. So
với năm 2011 thì tình hình kinh doanh hai thị trường tiêu thụ thật sự tốt hơn khi cả hai
thị trường tiêu thụ nội bộ và xuất bán ngoài đều tạo ra được tỷ lệ số dư bộ phận dương,
chứng tỏ các nơi tiêu thụ đều mang lại lợi nhuận cho Chi Nhánh.
45
Đồng thời, tỷ lệ này so với năm 2011 tăng mạnh ở thị trường xuất bán ngoài.
Điều này cho thấy Chi nhánh đang phát triển đúng hướng các nơi tiêu thụ nên đêm lại
lợi nhuận cao so với năm 2011. Do đó Chi nhánh phải có chính sách, kế hoạch về bán
hàng, tiếp thị , quảng cáo sản phẩm để đảm bảo doanh số có khả năng bù đắp được các
khoản chi phí và thu được lợi nhuận này càng cao.
4.3.2 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm tiêu thụ năm 2012
Cũng như năm trước nhóm sản phẩm chủ lực của Chi nhánh được phân thành:
tole (tole lạnh, tole màu, tole kẽm), thép ( thép dày mạ kẽm, thép dày mạ lạnh, thép
tấm đen), Xà gồ ( xà gồ hộp mạ kẽm, xà gồ hộp đen) sản phẩm khác ( ống nhựa, ống
thép mạ kẽm, ống thép đen)
Chi phí khả biến bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí vận chuyển, chi phí phục
vụ… CPBB bộ phận là chi phí sữa chữa, tiếp thị, khấu hao... và các chi phí còn lại
phát sinh chung ở toàn Chi nhánh không liên quan trực tiếp đên các sản phẩm được
xếp vào CPBB chung như lương nhân viên, chi phi thuế, phí, văn phòng phẩm
Hình 4.17: Cơ cấu số dư bộ phận của các
sản phẩm năm 2012
Hình 4.16 Cơ cấu doanh thu của các
sản phẩm tiêu thụ năm 2012
Mặt hàng
khác,
0,53%
Mặt hàng
khác, 3,32%
Xà gồ 9,58%
Xà gồ 1.01
Tole
Thép,
2,82%
Thép
Xà gồ
Thép,2,80%
Mặt hàng khác
Tole
Thép
Xà gồ
Mặt hàng khác
Tole 84,30%
Tole ,
97.49%
46
Theo hình 15 cơ cấu doanh thu Chi nhánh năm 2012 nhận thấy % doanh số của
tole chiếm 97,49% tổng doanh thu của toàn Chi nhánh. Tiếp đến là thép với tỷ lệ là
2,82% tổng doanh thu, kế tiếp là xà gồ với tỷ lệ 1,01%. Sản phẩm mang lại ít doanh
thu nhất là sản phẩm khác chiếm tỷ trọng là 0,53% tổng doanh thu. So với năm 2011
thì ta thấy cơ cấu doanh thu có sự giảm mạnh giữa ba sản phẩm là thép, xà gồ, sản
phẩm khác, trong năm 2012 thí tỷ lệ doanh thu của xà gồ, thép, sản phẩm khác lần
lược là 6.011.964 nghìn đồng, 1.760.685 nghìn đồng, 2.084.986 nghìn đồng trong khi
doanh thu xà gồ năm 2011 là 9.394.453 nghìn đồng, 2.646.588 nghìn đồng, 3.286.989
nghìn đồng và một điều không đổi so với năm trước là CPKB vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Dựa vào bảng phân tích thì chi phí giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy
giá vốn hàng bán có sư giảm so với năm trước, đó cũng là một sự cải thiện đáng kế
của Chi nhánh
Số dư đảm phí của sản phẩm tole là cao nhất và thấp nhất là mặt hàng khác vì doanh
thu của ba sản phẩm còn lại cao hơn mặt hàng khác rất nhiều. Tuy nhiên xét về giá trị
tương đối thì tỷ lệ SDĐP của xà gồ mới là thấp nhất 1,08% trong khi mặt hàng khác là
1,46%. Tất cả các tỷ lệ SDĐP đều dương cho thấy các sản phẩm đều mang lại lợi
nhuận chung cho Chi nhánh
Số dư bộ phận trong tole là 4.893.882 nghìn đồng và chiếm tỷ lệ số dư bộ phận là
9,25%, tiếp đến là sản phẩm thép có giá trị SDBP là 141.479 nghìn đồng tương ứng với tỷ
lệ SDBP là 8,04%. Sản phẩm khác có giá trị SDBP là 26.612 nghìn đồng tương ứng với
tỷ lệ SDBP lá 1,28% và thấp nhất là xà gồ có giá trị số dư bộ phận là 50.647 nghìn đồng
nhưng tỷ lệ SDBP chỉ bằng 0,84%.Từ số liệu phân tích trên ta kết luận rằng trong ngắn
hạn hay dài hạn Chi nhánh cần chú trọng đầu tư sản phẩm tole vì nó là sản phẩm chủ lực
của Chi nhánh.Sản phẩm tole được tiêu thụ rất lớn trong năm này do Chi nhánh đã khai
thác và đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng sản phẩm từ khách hàng, nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm tole ngày càng phát triển.
Vì vậy Chi nhánh cần quan tâm chú trọng đầu tư sản phẩm có số dư bộ phận chiếm tỷ
trọng cao nhất trong ngắn hạn và số dư bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong dài hạn để
mang lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng có những kế hoạch
kiểm soát được chi phí.
47
. Bảng 4.9: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tiêu thụ tại Chi nhánh năm 2012
Chỉ tiêu 2012
Doanh thu
Chi phi khả biến
Giá vốn hàng bán
Chi phi cầu đường
Chi phí vận chuyển
Chi phí phục vụ
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn phòng phẩm
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước, điện thoại
Chi phí khác
Lãi
Đơn vị tính: 1000 đồng
Toàn chi nhánh
Tole
Thép
Xà gồ
Mặt hàng khác
Số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
62.769.536
100
52.911.901
100
1.760.685
100
6.011.964
100
2.084.986
100
57.504.969 91,61
47.824.174 90,38
1.612.968 91,61
5.946.789 98,92
2.054.482 98,54
56.916.639 90,68
47.362.168 89,51
1.598.101 90,77
5.912.164 98,34
2.045.207 98,09
6.120 0,01
5.429 0,01
175 0,01
407
0,01
109
0,01
258.557 0,41
229.379 0,43
7.382 0,42
17.191
0,29
4.605
0,22
192.124 0,31
170.443 0,32
5.485 0,31
12.774
0,21
3.422
0,16
21.823 0,03
193.61 0,04
623 0,04
1.451
0,02
389
0,02
42.150 0,07
37.394 0,07
1.203 0,07
2.802
0,05
751
0,04
5.264.567 8,39
5.087.727 9,62
147.717 8,39
65.175
1,08
30.504
1,46
218.502 0,35
193.845 0,37
6.238 0,35
14.528
0,24
3.892
0,19
77.195 0,12
68.484 0,13
2.204 0,13
5.133
0,09
1.375
0,07
38.596 0,06
34.240 0,06
1.102 0,06
2.566
0,04
687
0,03
102.711 0,16
91.120 0,17
2.932 0,17
6.829
0,11
1.829
0,09
5.046.065 8,00
4.893.882 9,25
141.479 8,04
50.647
0,84
26.612
1,28
727.822 1,16
389.721 0,62
102.118 0,16
22.893 0,04
79.576 0,13
67.555 0,11
65.959 0,11
4.318.243 6,84
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm 2012)
48
4.3.2.1 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm tole năm 2012
Bảng 4.11: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tole
tiêu thụ tại chi nhánh năm 2012
Đơn vị tính:1000 đồng
Mặt hàng Tole
Chỉ tiêu 2012
Số tiền
%
Doanh thu
52.911.901
100
Chi phi khả biến 47.823.174 90,38
Giá vốn hàng bán 47.361.168 89,51
Chi phi cầu
đường
5.429 0,01
Chi phí vận
229.380 0,43
chuyển
Chi phí phục vụ
170.443 0,32
Chi phí kẽm
19.361 0,04
Chi phí lương
37.394 0,07
Tole lạnh
Số tiền
%
34.856.928
100
31.518.251 89,84
31.006.696 88,95
Tole kẽm
Số tiền
%
3.987.431
100
3.693.055 92,62
3.650.297 91,55
Tole màu
Số tiền
%
14.067.542
100
12.814.869 91,10
12.704.174 90,31
3.661
0,01
502
0,01
1.266
0,01
154.682
114.939
13.056
25.216
0,44
0,33
0,04
0,07
21.228
15.774
1.792
3.461
0,53
0,40
0,04
0,09
53.469
39.731
4.513
8.717
0,38
0,28
0,03
0,06
3.540.677 10,16
294.376
7,38
1.252.673
8,90
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
5.087.727
9,62
193.845
68.484
34.240
91.120
0,37
0,13
0,06
0,17
130.719
46.182
23.090
61.447
0,38
0,13
0,07
0,18
17.940
6.338
3.169
8.433
0,45
0,16
0,08
0,21
45,186
15.964
7.982
21.240
0,32
0,11
0,06
0,15
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn
phòng phẩm
Chi phí ăn uống
4.893.882
9,25
3.409.958
9,79
276.437
6,93
1.207.488
8,58
645.690
345.743
90.594
1,22
0,65
0,17
20.310
70.596
0,04
0,13
59.932
58.516
0,11
0,11
4.248.192
8,03
Chi phí điện,
nước, điện thoại
Chi phí khác
Lãi
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm 2012)
49
Hình 4.18: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm tole
tiêu thụ năm 2012
Hình 4.19: Cơ cấu số dư bộ phận của sản
phẩm tole tiêu thụ năm 2012
Tole màu,
26,59%
Tole màu,
24,67%
Tole lạnh
Tole lạnh
Tole kẽm
Tole kẽm
Tole kẽm,
7,54%
Tole kẽm,
5,65%
Tole màu
Tole lạnh,
65,88%
Tole màu
Tole lạnh,
69,68%
Từ đồ thị cơ cấu doanh thu hình 4.18 ta thấy doanh thu sản phẩm tole nói chung
tăng trưởng mạnh nhất cụ thể là doanh thu của tole lạnh là 34.856.928 nghìn đồng
chiếm 66,88% tổng doanh thu bán hàng của sản phẩm tole. Tiếp đến là doanh thu của
tole màu 14.067.542 nghìn đồng chiếm 26,59% tổng doanh thu bán hàng của sản
phẩm tole, thấp nhất là tole kẽm 3.987.431 nghìn đồng chiếm 7,54%. So với năm 2010
thì ta thấy cơ cấu doanh thu của các sản phẩm tole thay đổi không đáng kể.
Nguyên nhân do nguyên liệu chính làm tôn của Hoa Sen là thép cán nguội nhưng
trong khi các nhà sản xuất tôn khác phải nhập khẩu thép cán nguội với thuế xuất 5%
thì Hoa Sen trực tiếp nhập khẩu thép cán nóng với thuế suất 0% .
Thông qua chu trình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu nhập khẩu thép cán
nóng sau đó tiến hành cán nguội, cán ống thép, mạ lạnh, mạ kẽm, mạ màu, vận
chuyển, phân phối, và cuối cùng là bán lẻ đưa hàng đến tận công trình của khách hàng
và bảo hành sản phẩm.
Với lợi thế khép kín đầu vào từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, Công ty
Hoa Sen có thể điều tiết nhu cầu thị trường trong nước trên các góc độ: sản lượng,
chủng loại sản phẩm, lượng hàng tồn kho cho đến giá cả trên thị trường. Việc sở hữu
các chi nhánh bán lẻ cũng giúp Công ty Hoa Sen tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng,
không phải lệ thuộc hệ thống phân phối bên ngoài. Vì thế không những tránh được
một khoảng thuế lớn mà còn chủ động được đầu vào, đầu ra, có điều kiện thực hiện
tiết kiệm chi phí trên từng công đoạn trong quy trình.
Do đó, các sản phẩm của Hoa Sen Group luôn có giá thành rất thấp nhất so với
các doanh nghiệp cùng ngành và đó chính là ưu thế của Hoa Sen để tạo ra một mức giá
cạnh tranh.
50
Đơn v
Xét chi phí khả biến thì tỷ lệ CPKB của ba sản phẩm năm 2012 giảm đáng kể
điễn hình tỷ lệ CPKB của tole lạnh, tole màu, tole kẽm lần lược là 89,84%, 91,10%,
92,62% so với năm 2011 thì tỷ lệ CPKB lần lượt là 92,90%, 93,19%, 95,30% chi phí
khả biến của ba sản phẩm giảm làm cho tỷ lệ SDĐP của ba sản phẩm cũng tăng lên
như tole lạnh có giá trị SDĐP năm 2012 là 3.541.677 nghìn đồng tăng 1.265.680
nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng 55,60%. Vì vậy tole lạnh có tỷ lệ SDĐP cao
hơn so với hai sản phẩm còn lại cụ thể là năm 2012 tỷ lệ SDĐP của tole lạnh chiếm
10,16% doanh số bán. Kết tiếp là tole màu 8,90% cuối cùng là tole kẽm có tỷ lệ SDĐP
thấp nhất là 7,38%. Vì vậy, trong ngắn hạn Chi nhánh nên đầu tư vào tole lạnh vì đây
là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn so với hai sản phẩm còn lại trong nhóm sản
phẩm tole.
Chi phí bất biến gần như không có sự chênh lệch nhiều. Như vậy, SDBP của tole
lạnh năm 2012 chiếm tỷ trọng cao nhất với 9,79% vì vậy trong ngắn hạn haydài hạn
thì Chi nhánh nên chú trọng hướng đến sản phẩm này
4.3.2.2 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm thép năm 2012
Cũng như năm trước nhóm sản phẩm thép của Chi nhánh được phân thành: Thép
dày mạ kẽm, thép dày mạ lạnh, thép tấm đen
Chi phí khả biến bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí vận chuyển, chi phí phục
vụ… CPBB bộ phận là chi phí sữa chữa, tiếp thị, khấu hao... và các chi phí còn lại
phát sinh chung ở toàn Chi nhánh không liên quan trực tiếp đên các sản phẩm được
xếp vào CPBB chung như lương nhân viên, chi phi thuế, phí, văn phòng phẩm
Hình 4.21: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm
thép tiêu thụ năm 2012
Hình 4.20: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm
thép tiêu thụ năm 2012
Thép dày
mạ lạnh,
24,16%
Thép dày Thép tấm
mạ lạnh, đen, 0,15%
16,47%
Thép tấm
đen, 0,92%
Thép tấm đen
Thép tấm đen
Thép dày mạ kẽm
Thép dày mạ kẽm
Thép dày mạ lạnh
Thép dày mạ lạnh
Thép dày
mạ kẽm,
74,93%
Thép dày
mạ kẽm,
83,38%
51
Theo hình 4.20 cơ cấu doanh thu Chi nhánh năm 2012, nhận thấy % doanh thu
của thép tấm mạ kẽm đạt chiếm 74,93% tổng doanh thu, thấp nhất là thép tấm đen
chiếm 0,92% tổng doanh thu. Kết quả này cho thấy có sự giảm sụt về giá trị lẫn quy
mô doanh thu so với năm trước. Nguyên nhân do trong năm 2012 với nhiều khó khăn
trong lĩnh vực xây dựng, nhất là bất động sản đã tác động phần nào tình hình hoạt
động của Chi nhánh.
Cụ thể là năm 2012 doanh thu của sản phẩm thép là 1.760.685 nghìn đồng giảm
885.903 nghìn đồng tương ứng với giảm 2,34% so với năm 2011. Xét về CPKB thí
trong ba sản phẩm tỷ lệ CPKB đều giảm so với năm 2011 cụ thể là sản phẩm thép tấm
mạ kẽm có tỷ lệ CPKB từ 91,71% xuống còn 90,83%, đối với sản phẩm thép tấm đen
có tỷ lệ CPKB từ 96,11% xuống còn 92,14%, cuối cùng là thép dày mạ lạnh có tỷ lệ
CPKB từ 96,10% xuống còn 91,90%. Với CPKB chiếm tỷ trọng ít lại là một sự cải
thiện đáng kể của Chi nhánh
Xét trong ngắn hạn thì SDĐP của sản phẩm thép dày mạ kẽm là cao nhất. Như ta
đã biết SDĐP là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng số tiền còn lại của doanh thu
bán hàng sau khi trừ đi biến phí và tổng SDĐP dùng trước hết là bù đắp định phí của
chính bộ phận đó, phần còn lại sau đó là lãi trong kỳ. Vậy xét về khả năng tăng trưởng
thì tỷ lệ SDĐP của thép dày mạ kẽm (9,17%) và thép dày mạ lạnh (8,10%) cao hơn so
với thép tấm đen (7,86%) vì vậy muốn tăng lợi nhuận cần chú trọng đầu từ vào thép
dày mạ kẽm và thép dày mạ lạnh.
Xét trong dài hạn thì thép dày mạ kẽm là hiệu quả hơn hẳn hai sản phẩm còn lại
cụ thể là tỷ trọng SDĐP của thép dày mạ kẽm là 8,94% doanh số bán. Vì vậy, trong
dài hạn Chi nhánh nên chú trọng đầu tư đẩy mạnh vào sản phẩm thép dày mạ kẽm mặt
dù năm 2012 mang lại lợi nhuận nhưng thấp hơn so với năm trước
52
Bảng 4.11: Phân tích báo cáo bộ phận của sản phẩm thép tiêu thụ năm 2012
Đơn vị tính: 1000 đồng
Mặt hàng Thép
Chỉ tiêu 2012
Số tiền
%
Thép tấm đen
Số tiền
%
Thép dày mạ
kẽm
Số tiền
%
Thép dày mạ
lạnh
Số tiền
%
Doanh thu
1.760.685
100
16.127
100
1.319.246
100
425.312
100
Chi phi khả biến
1.612.968
91,61
14.559
90,28
1.198.256
90,78
390.853
91,90
Giá vốn hàng bán
1.598.101
90,77
13.257
82,20
1.188.778
90,11
387.066
91,01
175
0,01
0
0,00
145
0,01
30
0,01
Chi phí vận chuyển
7.382
0,42
450
7,13
4.731
0,36
2.201
0,52
Chi phí phục vụ
5.485
0,31
798
4,95
3.555
0,27
1.131
0,27
623
0,04
89
0,55
417
0,03
117
0,03
1.203
0,07
266
1,65
629
0,05
308
0,07
147.717
8,39
1.268
7,86
120.990
9,17
34.459
8,10
6.238
0,35
1.052
6,52
3.031
0,23
2.155
0,51
Chi phí tiếp thị
2.204
0,13
125
0,78
999
0,08
1.079
0,25
Chi phí sữa chữa
1.102
0,06
111
0,69
794
0,06
197
0,05
Chi phí khấu hao
2.932
0,17
816
5,06
996
0,08
1.120
0,26
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
141.479
8,04
216
1,34
117.959
8,94
32.304
7,60
20.779
1,18
11.126
0,63
Thuế, phí
Chi phí văn phòng
phẩm
2.915
0,17
654
0,04
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước,
điện thoại
2.272
0,13
1.929
0,11
Chi phí khác
1.883
0,11
Chi phi cầu đường
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí lương
Lãi
120.700
6.86
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2012)
53
4.3.2.3 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm xà gồ năm 2012
Bảng 4.12: Phân tích báo cáo bộ phận của sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2012
Đơn vị tính:1000 đồng
Mặt hàng xà gồ
Chỉ tiêu 2012
Số tiền
%
Xà gồ hộp đen
Số tiền
100
Số tiền
%
Doanh thu
6.011.964
Chi phi khả biến
5.946.789 98,92 1.710.364 99,02
4.236.425 98,87
Giá vốn hàng bán
5.912.164 98,34 1.697.406 98,27
4.214.758 98,37
Chi phi cầu đường
100 1.727.301
%
Xà gồ hộp mạ
kẽm
4.284.663
100
407
0,01
152
0,01
255
0,01
Chi phí vận chuyển
17.191
0,29
6.433
0,37
10.758
0,25
Chi phí phục vụ
12.774
0,21
4.780
0,28
7.994
0,19
Chi phí kẽm
1.451
0,02
543
0,03
908
0,02
Chi phí lương
2.802
0,05
1.049
0,06
1.754
0,04
Số dư đảm phí
65.175
1,08
16.937
0,98
48.238
1,13
Chi phí bất biến bộ phận
14.528
0,24
5.437
0,31
9.091
0,21
Chi phí tiếp thị
5.133
0,09
1.921
0,11
3.212
0,07
Chi phí sữa chữa
2.566
0,04
960
0,06
1.606
0,04
Chi phí khấu hao
6.829
0,11
2.556
0,15
4.273
0,10
Số dư bộ phận
50.647
0,84
11.501
0,67
39.147
0,91
Chi phí bất biến chung
48.391
0,80
Chi phí lương
25.912
0,43
Thuế, phí
6.790
0,11
Chi phí văn phòng phẩm
1.522
0,03
Chi phí ăn uống
5.291
0,09
Chi phí điện, nước, điện thoại
4.492
0,07
Chi phí khác
4.385
0,07
Lãi
2.256
0,04
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm 2012)
54
Hình 4.23: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm xà
gồ tiêu thụ năm 2012
Hình 4.22: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm xà gồ
tiêu thụ năm 2012
Xà gồ hộp
đen
22.71 %
Xà gồ hộp
đen, 28,73%
Xà gồ hộp đen
Xà gồ hộp mạ kẽm
Xà gồ hộp
mạ kẽm
71,27%
Xà gồ hộp đen
Xà gồ hộp mạ
kẽm, 77.29 %
Xà gồ hộp mạ kẽm
Năm 2012 mặt hàng xà gồ chịu tác động rất nhiều từ thị trường bên ngoài, nhất
là nhu cầu xây dựng. Do đó doanh thu từ sản phẩm này có sự biến động. Từ kết quả
trên cho thấy xà gồ hộp mạ kẽm chiếm tỷ trọng doanh thu là 71,27% tổng doanh thu
của san phâm xà gồ cao hơn xà gồ hộp đen chiếm tỷ trọng doanh thu là 28,73% tổng
doanh thu. Tuy nhiên, năm 2012 thì hai sản phẩm này có doanh thu giảm 3.382.489
nghìn đồng tương ứng với giảm 36,01% so với năm 2011
Xét về ngắn hạn thì SDĐP thì xà gồ hộp mạ kẽm là cao nhất. Cả hai mặt hàng đều
có SDĐP vượt qua điểm hòa vốn có nghĩa là đủ trang trải hết các định phí của mỗi bộ
phận và tạo được lợi nhuận cho mỗi mặt hàng. Xét về khả năng tăng trưởng thì ta thấy
tỷ lệ SDĐP của xà gồ hộp mạ kẽm là cao hơn so với xà gồ hộp đen vì vậy trong ngắn
hạn nên đầu tư chủ yếu vào xà gồ hộp mạ kẽm.
Xét trong dài hạn thì ta thấy ở cả hai mặt hàng đều có SDBP dương có nghĩa là
nếu tiếp tục hoạt động trong dài hạn cả hai mặt hàng đều mang được lợi nhuân đủ bù
đáp cho các chi phí của các bộ phận đó tạo ra. Trong dài hạn sản phẩm xà gồ hộp mạ
kẽm chiếm tỷ trọng SDBP là 0,91% cao hơn xà gồ hộp đen 0,67%. Nên dài hạn hay
ngắn hạn sản phẩm nên đầu tư nhất là xà gồ hộp mạ kẽm.
Với số dư đảm phí và số dư bộ phận của xà gồ hộp mạ kẽm đều chiếm tỷ trọng
cao nhất vì vậy trong dài hạn hay ngắn hạn Chi nhánh nên tập chung đầu tư vào sản
phẩm này vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất và sẽ mang được lợi nhuận cao trong tương lai
55
4.3.2.4 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm khác năm 2012
Bảng 4.14: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm khác
tiêu thụ tại chi nhánh năm 2012
Đơn vị tính:1000 đồng
Mặt hàng khác
Chỉ tiêu 2012
Số tiền
%
Ống nhựa
Số tiền
Số tiền
100 735.734
%
100
Ống thép đen
Số tiền
%
Doanh thu
2.084.986
Chi phi khả biến
2.054.482 98,54 1.295.674 97,97 732.655 99,48
26.153 99,63
Giá vốn hàng bán
2.045.207 98,09 1.290.411 97,57 729.622 99,07
25.174 96,33
Chi phi cầu đường
100 1.322.588
%
Ống thép mạ
kẽm
26.664
100
109
0,01
109
0,01
0
0,00
0
0,00
Chi phí vận chuyển
4.605
0,22
2.615
0,20
1.459
0,20
431
1,62
Chi phí phục vụ
3.422
0,16
1.892
0,14
1.207
0,16
323
1,21
Chi phí kẽm
389
0,02
238
0,02
151
0,02
0
0,00
Chi phí lương
751
0,04
409
0,03
217
0,03
125
0,47
30.504
1,46
26.914
2,03
3.079
0,52
511
0,37
3.892
0,19
2.179
0,16
1.326
0,18
386
0,13
1.375
0,07
841
0,06
425
0,06
109
0,01
Chi phí sữa chữa
687
0,03
420
0,03
203
0,03
65
0,04
Chi phí khấu hao
1.829
0,09
918
0,07
699
0,09
212
0,08
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
26.612
1,28
24.735
1,87
1.753
0,34
124
0,24
12.963
0,62
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí lương
6.941
0,33
Thuế, phí
Chi phí văn phòng
phẩm
1.819
0,09
408
0,02
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước,
điện thoại
1.417
0,07
1.203
0,06
Chi phí khác
1.175
0,06
13.649
0,65
Lãi
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2012)
56
Hình 4.25: Cơ cấu số dư bộ phận của sản phẩm khác
tiêu thụ năm 2012
Hình 4.24: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm khác
tiêu thụ năm 2012
Ống thép mạ
kẽm, 35.29,
35%
Ống thép
mạ kẽm,
6.59 %
Ống thép đen,
1.28, 1%
Ống thép
đen, 0.47 %
Ống nhựa,
63.43, 64%
Ống nhựa
Ống nhựa
Ống thép mạ kẽm
Ống thép mạ kẽm
Ống thép đen
Ống thép đen
Ống nhựa,
92.95 %
Theo hai đồ thị trên cho thấy doanh thu từ ba sản phẩm ống nhựa, ống thép mạ
kẽm, ống thếp đen năm 2012 không hiệu quả cụ thể năm 2012 tổng doanh thu sản sản
phẩm khác là 2.084.986 nghìn đồng giảm 1.202.003 nghìn đồng tương ứng với giảm
36,56% so với năm 2011.
Xét về doanh thu của các sản phẩm khác năm 2012 thì ống nhựa là sản phẩm
phẩm mang lại doanh thu cao hơn so với hai sản phẩm còn lại chiếm 63,43% tổng
doanh thu, thấp nhất vẫn là ống thép đen chỉ chiếm 1,28% tổng doanh thu. Mặt dù ống
thép đen là sản phẩm mang lại doanh thu thấp nhất so với hai sản phẩm còn lại nhưng
khi xét về tỷ lệ SDĐP thì sản phẩm này chiếm tỷ lệ cao hơn so với ống thép mạ kẽm
và cũng không thấp hơn nhiều so với ống nhựa, cụ thể là tỷ lệ SDĐP của ống thép đen
chiếm 1,91% tổng doanh thu, tỷ lệ SDĐP của ống nhựa là chiếm 2,03% tổng doanh
thu và cuối cùng là tỷ lệ SDĐP của ống thép đen là 0,42% tổng doanh thu. Vì vậy
trong ngắn hạn Chi nhánh không chỉ tập trung đầu tư vào sản phẩm ống nhựa mà cần
phải đầu tư thêm vào sản phẩm ống thép đen vì SDĐP của sản phẩm này cũng không
kém ống nhựa.
Số dư bộ phận của ba sản phẩm tiêu thụ tuy có trang trải một số tiền 3.892
nghìn đồng nhưng kết quả số dư bộ phận mang lại giá trị dương đủ để bù đáp cho các
chi phí của các bộ phận. Tuy nhiên khi xét về tỷ lệ SDBP thì ống nhựa có chiếm tỷ lệ
SDBP cao nhất là 1,87% trong khi tỷ lệ SDBP của ống thép đen lúc này chỉ có 0,47%
tổng doanh thu, và thấp nhất là ống thép mạ kẽm chỉ 0,24% doanh thu. Dựa vào số
liệu ta thấy trong dài hạn doanh nghiệp nên đầu tư vào sẩn phẩm ống nhựa để mang lại
lợi nhuận cao trong tương lai.
57
4.4 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2013
4.4.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của Công ty theo thị trường tiêu thụ
năm 2013
Bảng 4.15: Bảng phân tích báo cáo thị trường tiêu thụ sản phẩm
tại chi nhánh năm 2013
Đơn vi tính:1000 đồng
Xuất bán ngoài
Xuất nội bộ
Toàn chi nhánh
Chỉ tiêu năm 2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
100 51.819.570
100
13.201.657
100
Doanh thu
65.021.227
Chi phi khả biến
60.263.832 92,68 47.180.961 91,05
13.082.871
99,10
Giá vốn hàng bán
59.432.594 91,40 46.491.236 89,72
12.941.358
98,03
Chi phi cầu đường
4.122
0,01
3.293
0,01
829
0,01
Chi phí phục vụ
127.785
0,20
127.785
0,25
0
0,00
Chi phí vận chuyển
505.565
0,78
403.861
0,78
101.704
0,77
30.519
0,05
24.380
0,05
6.140
0,05
163.246
0,25
130.406
0,25
32.840
0,25
4.757.395
7,32
4.638.609
8,95
118.786
0,90
180.669
0,32
160.248
0,35
20.421
0,18
Chi phí tiếp thị
77.851
0,12
77.851
0,15
0
0,00
Chi phí sữa chữa
34.981
0,06
28.207
0,06
6.774
0,06
Chi phí khấu hao
67.837
0,10
54.190
0,10
13.647
0,10
4.576.726
7,00
4.478.361
8,60
98.365
0,70
Chi phí bất biến chung
732.999
1,13
Chi phí lương
401.352
0,62
Thuế, phí
91.923
0,14
Chi phí văn phòng phẩm
19.880
0,03
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước, điện
thoại
96.604
0,15
50.380
0,08
Chi phí khác
72.860
0,11
3.843.727
5,87
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến bộ phận
Số dư bộ phận
Lãi
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2013)
58
Hình 4.26: Cơ cấu doanh thu của thị
trường tiêu thụ sản phẩm năm 2013
Hình 4.27: Cơ cấu số dư bộ phận của thị
trường tiêu thụ sản phẩm năm 2013
Xuất nội
bộ 20,30
%
Xuất bán
nội bộ,
2.04 %
Xuất bán ngoài
Xuất nội bộ
Xuất bán ngoài
Xuất bán
ngoài
79,70%
Xuất bán
ngoài,
97.96 %
Xuất bán nội bộ
Với kết quả hoạt động trên cho thấy doanh thu năm 2013, nhận thấy % doanh số
xuất bán ngoài chiếm 79,70% tổng doanh số. kết quả này cho thấy có sự giảm sụt cả
về giá trị lẫn doanh thu so với năm trước” Nguyên nhân do trong năm 2013 có nhiều
khó khăn trong lĩnh vực xây dựng. Thu nhập thuần của Chi nhánh ( không kể các
khoản thu nhập khác, chi phí khác, doanh thu hoạt động tài chính….) là 3.818.361.867
đồng chiếm 5,87% tổng doanh số, giảm hơn so với năm trước.
Và một điều không đổi so với 2 năm trước là chi phí khả biến vẫn chiếm một tỷ
trọng cao. Chi phí khả biến chủ yếu là giá vốn hàng bán. Tuy vậy, qua 3 năm ta thấy
rõ khoản mục giá vốn hàng bán gần như ngày càng chiếm tỷ trọng ít lại trong chi phí
khả biến. Đó là một sự cải thiện đáng kể của Công ty trong việc đã cố gắng giảm thiểu
hóa chi phí giá vốn hàng bán. Tuy nhiên chi phí khả biến vẫn còn cao đó cũng là đặc
tính của một Chi nhánh kinh doanh thương mại lãi của Chi nhánh sẽ tăng nhanh khi
doanh thu tăng và cũng sẽ lỗ rất nhanh nếu như doanh thu giảm.
Số dư đảm phí của xuất bán ngoài là cao nhất và thấp nhất là xuất nội bộ. điều đó
cũng dễ hiểu vì doanh thu của xuất bán ngoài cao hơn nhiều so với xuất nội bộ. Tuy
nhiên xét về tỷ lệ số dư đảm phí thì xuất bán ngoài chiếm 8,95% trong khi tỷ lệ số dư
đảm phí của xuất nội bộ chưa đạt 1% (0,90%). Cả hai thị trường tiêu thụ xuất bán
ngoài và xuất nội bộ đều dương cho thấy các thị trường đều mang đến lợi nhuận mặt
dù có thị trường mang lại không nhiều.
Chi phí bất biến bộ phận bao gồm: lương cán bộ nhân viên bán hàng, chi phí tiếp
thị…các khoản chi phí này trong đó chi phí tiếp thị chiếm 0,12% trong tổng chi phí bất
biến bộ phận vì mục đích của tiếp thị là để biết và hiểu thật tốt về các khách hàng, về
những sản phẩm, hàng hóa , dịch vụ thích hợp với họ và bán chúng tới họ, từ viễn
59
cảnh này, tiếp thị sẽ biết rõ những gì cần xây dựng cho ai , rồi sau đó một chiến lược
sản phẩm trọng tâm khách hàng và định hướng thị trường sẽ được xác định thành
công. Bên cạnh đó tiếp thị hiểu được các vấn đề của thị trường, giúp công ty tạo ra
những sản phẩm mà mọi người muốn mua, việc hiểu được các vấn đề của thị trường sẽ
là những gì định hướng cho các quyết định sản phẩm, cho các thông điệp truyền tải
sản phẩm đó, cho các nhân tố bán hàng then chốt và khả năng của tiếp thị để động viên
mọi người mua sản phẩm từ công ty cho nên công ty không ngâng ngại khi tốn khoản
chi phí này. Ngoài ra, chi phí bất biến bộ phận còn có chi phí khấu hao tài sản cố định
chi phí này được xác định theo phương pháp đường thẳng và được phân bổ theo từng
kỳ 1 năm.
Cả hai thị trường tiêu thụ sản phẩm đều giữ số dư bộ phận dương tức là có thể bù
đáp toàn bộ chi phí do chính bộ phận đó tạo ra. Số dư bộ phận của xuất bán ngoài là
4.478361 nghìn đồng trong khi số dư bộ phận của xuất nội bộ chỉ chiếm 98.365 nghìn
đồng. xét trong dài hạn hay ngắn hạn công ty nên chú trọng xuất bán ngoài hơn là xuất
nội bộ lẫn nhau vì cả số tỷ lệ dư đảm phí và tỷ lệ số dư bộ phận của xuất bán ngoài
đều cao hơn so với xuất nội bộ. Nhìn chung trong năm 2013 thu nhập là 3.843.727
nghìn đồng. Cả hai thị trường đều có khả năng tăng trưởng trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
4.4.2 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm tiêu thụ năm 2013
Như đã giới thiệu nhóm sản phẩm Chi nhánh kinh doanh bao gồm tole, thép, xà
gồ, mặt hàng khác. Sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu là tole tiếp
đến là xà gồ và thép và cuối cùng là nhóm mặt hàng khác.
Hình 4.29: Cơ cấu số dư bộ phận của các sản phẩm
tiêu thụ năm 2013
Hình 4.28: Cơ cấu doanh thu của các sản phẩm
tiêu thụ năm 2013
Xà Gồ,
14.90
%
T hép
5.55 %
Mặt hàng
khác
3.41%
Xà gồ 1,26%
Mặt hàng
khác 1,14 %
Thép, 4.25%
Tole
Thép
Xà Gồ
M ặt hàng khác
T ole
76.13%
Tole
Thép
Xà gồ
Mặt hàng khác
Tole 93,38%
60
Bảng 4.15: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tiêu thụ tại chi nhánh năm 2013
Chỉ tiêu năm 2013
Doanh thu
Chi phi khả biến
Giá vốn hàng bán
Chi phi cầu đường
Chi phí phục vụ
Chi phí vận chuyển
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn phòng phẩm
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước, điện
thoại
Chi phí khác
Lãi
Đơn vị tính:1000 đồng
Toàn chi nhánh
Tole
Thép
Xà Gồ
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
65.021.227
100
49.503.330
100
3.608.052
100
9.690.814
100
60.263.832 92,68
45.084.770 91,07
3.400.700 94,25
9.613.164 99,20
59.432.594 91,40
44.405.627 89,70
3.343.806 92,68
9.530.660 98,35
4.122 0,01
3.268 0,01
282 0,01
409 0,00
127.785 0,20
104.419 0,21
8.746 0,24
12.683 0,13
505.565 0,78
413.121 0,83
34.603 0,96
50.180 0,52
30.519 0,05
24.939 0,05
2.089 0,06
3.029 0,03
163.246 0,25
133.396 0,27
11.173 0,31
16.203 0,17
4.757.395 7,32
4.418.560 8,93
207.352 5,75
77.650 0,80
180.669 0,32
142.995 0,34
14.102 0,39
20.450 0,21
77.851 0,12
63.616 0,13
5.328 0,15
7.727 0,08
34.981 0,06
23.946 0,04
4.130 0,11
5.990 0,06
67.837 0,10
55.433 0,11
4.643 0,13
6.733 0,07
4.576.726 7,00
4.275.565 8,59
193.251 5,36
57.200 0,59
732.999 1,13
401.352 0,62
91.923 0,14
19.880 0,03
96.604 0,15
50.380
72.860
3.843.727
0,08
0,11
5,87
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm 2013
Mặt hàng
khác
Số tiền
%
2.219.031
100
2.165.198 97,57
2.152.501 97,00
162 0,01
1.936 0,09
7.661 0,35
462 0,02
2.474 0,11
53.833 2,43
2.094 0,09
1.180 0,05
915 0,04
1.028 0,05
51.739 2,33
Từ bảng cơ cấu doanh thu trên thấy được sự quan trọng của sản phẩm tole. Phần
trăm doanh số thu từ sản phẩm này luôn chiếm hơn 75% tổng doanh thu của Chi
nhánh ở cả 3 năm. Tuy nhiên có sự tăng giảm liên tục, năm 2011 doanh thu của sản
phẩm tole chiếm 79,25% tổng doanh thu toàn Chi nhánh, đến năm 2012 chiếm 97,49%
tổng doanh thu toàn Chi nhánh, đến năm 2013 chỉ chiếm 76,13%. Nguyên nhân của
vấn đề tăng giảm này là do sản phẩm tole là sản phẩm chủ lực tại Chi nhánh, qua quá
trình hoạt động lâu dài nhu cầu của khách hàng gần như đã ổn định, dẫn đến tốc độ
tăng doanh số giao động không đáng kể. Kể cả SDĐP và SDBP của sản phẩm tole
cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sản phẩm còn lại nguyên nhân chính là do Chi
nhánh đã hoạt động nhiều năm, đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, thị
trường tiêu thụ lớn và dần dần đi vào ổn định, khối lượng sản phẩm bán ra ngày một
tăng, đồng nghĩa với chi phí giảm làm cho thu nhập thuần túy của Chi nhánh có sự
tăng trưởng.
Theo hình, cơ cấu doanh thu Chi nhánh năm 2013, nhận thấy % doanh thu của sản
phẩm tole 49.503.330 nghìn đồng chiếm 76,13% tổng doanh thu, kết quả này thấp hơn
so với hai năm trước ( năm 2011 doanh thu 58.547.392 nghìn đồng chiếm 79,25%,
năm 2012 doanh thu 52.911.901 nghìn đồng chiếm 97,49%) nguyên nhân do tuy số
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhưng giá vốn hàng hóa giảm làm cho lợi nhuận đối với
sản phẩm tole là cao nhất.
Để xét xem trong ngắn hạn Chi nhánh nên đầu tư vào sản phẩm nào đem lại lợi
nhuận cao nhất thì ta dựa vào tỷ lệ SDĐP. Từ bảng phân tích báo cáo bộ phận ta thấy
SDĐP cao sẽ mang lại tỷ lệ SDĐP cao. Trong năm 2013, SDĐP của sản phẩm tole là
4.418.560 nghìn đồng nhưng thấp hơn so với năm 2012 là 669.167 nghìn đồng tương
ứng với giảm 13,15%. Mặt dù sản phẩm tole năm 2013 tiêu thụ thấp hơn năm 2012
nhưng so về doanh thu, SDĐP thì sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao nhất: về tỷ lệ
SDĐP chiếm 8,93% , sản phẩm có tỷ lệ SDĐP thấp nhất là Xà gồ chiếm 0,89% vì vậy
trong ngắn hạn sản phẩm tole hoạt động hiệu quả nhất.
Năm 2006, thu nhập thuần túy của Chi nhánh 3.843.727 nghìn đồng chiếm 5,37%
doanh số, thấp hơn so với năm trước. Nói chung tất cả sản phẩm tiêu thụ đều giữ được
SDBP dương, tức có thể bù đáp toàn bộ chi phí do chính bộ phận tạo ra. Tỷ lệ SDBP
của tole 8,59% doanh số. Trong khi SDBP từ sản phẩm thép 5,39%, Xà gồ 0,59%, sản
phẩm khác là 2,33%. Với tỷ lệ SDBP như trên cho ta thấy sản phẩm tole là sản phẩm
chiếm tỷ trọng cao nhất so với các sản phẩm khác tiêu thụ .
4.4.2.1 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm tole năm 2013
Hình 4.31: Cơ cấu số dư bộ phận của sản
phẩm tole tiêu thụ năm 2013
Hình 4.30: Cơ cấu doanh thu của sản
phẩm tole tiêu thụ năm 2013
Tole màu,
34,15%
T ole lạnh
T ole màu
38,52%
T ole kẽm
T ole màu
T ole lạnh
56,86%
Tole lạnh
60,39%
Tole kẽm,
5,46%
T ole kẽm
4,62%
Tole lạnh
Tole kẽm
Tole màu
Theo đồ thị cơ cấu doanh thu và đồ thị cơ cấu SDBP ta kết luận được rằng kết quả
so sanh giữa hai bộ phận này cũng không khác nhiều so với năm 2012, các con số tỷ lệ
đều gần bằng nhau so với năm trước. Tole lạnh vẫn là sản phẩm được đầu tư nhiều
nhất và mang lại tỷ trọng cao nhất so với hai sản phẩm còn lại doanh số chiếm 60,39%
tổng doanh thu. Còn sản phẩm tole kẽm chiếm tỷ trọng thấp nhất 5,46% tổng doanh
thu.
Xét về CPKB đối với tole lạnh tỷ lệ CPKB có xu hướng tăng so với năm 2012 cụ
thể là từ 89,84% lên 91,60% còn đối với sản phảm tole màu thì tỷ lệ CPKB có xu
hường giảm so với năm 2012 cụ thể là từ 91,10% giảm xuống còn 89,94% chính vì
thế làm cho SDĐP của tole màu chiếm tỷ trọng SDĐP là 10,06% cao hơn tole lạnh (
8,40%). Trong khi tole lạnh là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất do chi phí khả
biến chiếm tỷ trọng cao nên làm cho số dư đảm phí đối với sản phẩm này thấp hơn so
với tole màu. Xét trong ngắn hạn thì Chi nhánh nên chú trọng đầu tư cả hai sản phẩm
vì một sản phẩm mang lại doanh thu cao còn một sản phẩm thì mang lại chi phí thấp.
Trong dài hạn, căn cứ vào tỷ lệ SDBP mà ta sẽ xác định nên đầu tư vào đâu sẽ có
lợi hơn. Ta thấy SDBP ở sản phẩm tole lạnh là lớn nhất 2.431.953 nghìn đồng nhưng
tỷ lệ SDBP của sản phẩm này chiếm 8,08%. Tiếp đó là sản phẩm tole màu tuy SDBP
không cao chỉ đạt 1.637.121 nghìn đồng nhưng tỷ lệ SDBP của sản phẩm này được
xem là cao nhất 9,68% nhờ vào chính sách kiểm soát chi phí hiệu quả của Chi nhánh.
63
Riêng sản phẩm tole kẽm thì cả SDBP và tỷ lệ SDBP đều ở mức thấp 196.491 nghìn
đồng chiếm 7,27% thấp hơn so với hai sản phẩm còn lại
Bảng 4.17: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm tole
tiêu thụ tại chi nhánh năm 2013
Đơn vị tính:1000 đồng
Chỉ tiêu năm
2013
Tole
Số tiền
%
Tole lạnh
Số tiền
%
100 2.702.422
Tole màu
Số tiền
%
Doanh thu
49.503.330
Chi phi khả biến
Giá vốn hàng bán
45.084.770 91,07 27.384.681 91,60 2.494.976 92,32 15.205.113 89,94
44.405.627 89,70 26.956.374 90,17 2.450.410 90,67 14.998.843 88,72
Chi phi cầu đường
100 29.895.939
Tole kẽm
Số tiền
%
100 16.904.969
100
3.268
0,01
1.763
0,01
588
0,02
918
0,01
104.419
0,21
65.899
0,22
6.794
0,25
31.726
0,19
413.121
0,83
260.720
0,87
26.881
0,99
125.519
0,74
24.939
0,05
15.739
0,05
1.623
0,06
7.577
0,04
133.396
0,27
84.186
0,28
8.680
0,32
40.530
0,24
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí tiếp thị
4.418.560
8,93
2.511.258
8,40
207.446
7,68
142.995
63.616
0,34
0,13
79.305
40.148
0,32
0,13
10.955
4.139
0,41
0,15
52.735
19.329
0,30
0,11
Chi phí sữa chữa
23.946
0,04
11.174
0,09
3.209
0,12
9.563
0,12
Chi phí khấu hao
55.433
0,11
27.983
0,09
3.607
0,13
23.843
0,14
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
Chi phí lương
4.275.565
8,59
2.431.953
8,08
196.491
7,27
1.647.121
9.68
598.968
327.963
1,21
0,66
Thuế, phí
Chi phí văn phòng
phẩm
75.115
0,15
16.245
0,03
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước,
điện thoại
78.940
0,16
41.168
0,08
Chi phí khác
59.537
0,12
3.676.597
7,38
Chi phí phục vụ
Chi phí vận
chuyển
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Lãi
1.699.856 10,06
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2013
64
4.4.2.2 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm thép năm 2013
Bảng 4.18: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm thép tiêu thụ tại
chi nhánh năm 2013
Đơn vị tính:1000 đồng
Mặt hàng thép
Chỉ tiêu năm 2013
Số tiền
%
Số tiền
%
696.124
Thép dày mạ kẽm
Số tiền
100
%
Doanh thu
3.608.052
Chi phi khả biến
3.405.746 94,39
672.019 96,54
2.728.681 93,71
Giá vốn hàng bán
3.343.806 92,68
666.109 95,69
2.677.698 91,96
Chi phi cầu đường
100
Thép dày mạ lạnh
2.911.928
100
282
0,01
0
0
282
0,01
8.746
0,24
913
0,13
7.833
0,27
34.603
0,96
3.612
0,52
30.991
1,06
2.089
0,06
218
0,03
1.871
0,06
11.173
0,31
1.166
0,17
10.007
0,34
202.306
5,61
24.105
3,46
183.247
6,29
14.102
0,39
1.472
0,21
12.630
0,43
Chi phí tiếp thị
5.328
0,15
556
0,08
4.772
0,16
Chi phí sữa chữa
4.130
0,11
431
0,06
3.699
0,13
Chi phí khấu hao
4.643
0,13
485
0,07
4.158
0,14
188.204
5,22
22.633
3,25
170.617
5,86
Chi phí bất biến chung
50.169
1,39
Chi phí lương
27.470
0,76
Thuế, phí
6.292
0,17
Chi phí văn phòng phẩm
1.361
0,04
Chi phí ăn uống
Chi phí điện, nước, điện
thoại
6.612
0,18
3.448
0,10
Chi phí khác
4.987
0,14
138.035
3,83
Chi phí phục vụ
Chi phí vận chuyển
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến bộ
phận
Số dư bộ phận
Lãi
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2013)
Hình 4.32: Cơ cấu doanh thu của
sản phẩm thép tiêu thụ năm 2013
Hình 4.33: Cơ cấu số dư bộ phận của
sản phẩm thép tiêu thụ năm 2013
T hép dày
mạ lạnh
12,03%
Thép
dày mạ
lanh
19,29%
Thép
dày mạ
kẽm
80,71%
Thép dày mạ lanh
Thép dày mạ kẽm
T hép dày
mạ kẽm
90,66%
Thép dày mạ lạnh
Thép dày mạ kẽm
Từ đồ thị hình 4.32 cho thấy sản phẩm thép dày mạ kẽm chiếm vị trí quan trọng
trong cơ cấu doanh thu bán hàng của sản phẩm thép. Trong tổng doanh thu từ thép thì
thép dày mạ kẽm chiếm tỷ lệ 81,71%. So với năm 2012 thì doanh thu này có sự gia
tăng với tốc độ là 6,78%. Do đó, làm tăng nhẹ quy mô doanh số của sản phẩm này lên.
Còn đối với sản phẩm thép dày mạ lạnh doanh số cũng tương đối, do đó sản phẩm này
cũng chiếm một quy mô không nhỏ trong cơ cấu về doanh số bán. Riêng đối với sản
phẩm thép tắm đên thì không bán được trong năm 2013 do sản phẩm này là sản phẩm
mới được đưa vào tiêu thụ nên thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm này không
cao. Nhìn chung, doanh thu của thép dày mạ kẽm và thép dày mạ lạnh gần như ổn
định trong 2 năm qua 2012 -2013. Có thể nói rằng trong năm 2013, cơ cấu doanh thu
đối với hai sản phẩm này không có sự thay đổi nhiều dần dần đi vào ổn định đối với
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xét trong ngắn hạn để biết được sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao cho Chi
nhánh ta dựa vào SDĐP và tỷ lệ SDĐP, đối với thép dày mạ kẽm thì SDĐP của sản
phẩm này là 183.245 nghìn đồng chiếm 6,29%, còn đối với thép dày mạ lạnh thì giá trị
SDĐP là 24.105 nghìn đồng tỷ lệ SDĐP là 3,46% thấp hơn so với sản phảm thép dày
mạ kẽm. Nguyên nhân tỷ lệ SDĐP của thép dày mạ lạnh thấp do tỷ lệ CPKB của sản
phẩm này chiếm rất cao trên 95% (96,54%) trong khi tỷ lệ CPKB của thép dày mạ
kẽm chỉ 93,71% thấp hơn so với thép dày mạ lạnh. Vì vậy trong ngắn hạn thép dày
kẽm là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất
Xét trong dài hạn, căn cứ vào tỷ lệ SDPB để xác định có nên đầu tư vào sản
phẩm nào mang lại lợi nhuân cao nhất. Dựa vào bảng phân tích số dư bộ phận của sản
phẩm thép ta thấy tỷ lệ SDBP của thép dày mạ kẽm chiếm cao nhất là 5,86% cao hơn
so với thép dày mạ lạnh. Vì vậy trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn Chi nhánh nên
chú trọng đầu tư vào thép dày mạ kẽm.
4.4.2.3 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm xà gồ năm 2013
Bảng 4.19: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm xà gồ tiêu thụ
tại chi nhánh năm 2013
Đơn vị tính: 1000 đồng
Mặt hàng Xà Gồ
Chỉ tiêu năm 2013
Số tiền
%
Xà gồ hộp đen
Số tiền
%
Xà gồ hộp mạ
kẽm
Số tiền
%
Doanh thu
9.690.814
100
1.565.453
100
8.125.361
100
Chi phi khả biến
9.613.164
99,20
1.554.728
99,31
8.058.436
99,18
Giá vốn hàng bán
9.530.660
98,35
1.537.635
98,22
7.993.025
98,37
409
0,00
105
0,01
304
0,00
Chi phí phục vụ
12.683
0,13
2.625
0,17
10.059
0,12
Chi phí vận chuyển
50.180
0,52
10.384
0,66
39.796
0,49
3.029
0,03
627
0,04
2.402
0,03
Chi phí lương
16.203
0,17
3.353
0,21
12.850
0,16
Số dư đảm phí
77.650
0,80
10.725
0,69
66.925
0,82
Chi phí bất biến bộ phận
20.450
0,21
4.232
0,27
16.218
0,20
Chi phí tiếp thị
7.727
0,08
1.599
0,10
6.128
0,08
Chi phí sữa chữa
5.990
0,06
1.239
0,08
4.750
0,06
Chi phí khấu hao
6.733
0,07
1.393
0,09
5.340
0,07
Số dư bộ phận
57.200
0,59
6.493
0,41
50.707
0,62
Chi phí bất biến chung
55.753
0,58
Chi phí lương
29.836
0,31
Thuế, phí
9.124
0,09
Chi phí văn phòng phẩm
1.973
0,02
Chi phí ăn uống
4.588
0,05
Chi phí điện, nước, điện thoại
5.000
0,05
Chi phí khác
5.232
0,05
Lãi
1.447
0,01
Chi phi cầu đường
Chi phí kẽm
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2013)
67
Hình 4.35: Cơ cấu số dư bộ phận của
sản phẩm xà gồ tiêu thụ năm 2013
Hình4.34: Cơ cấu doanh thu
của sản phẩm xà gồ tiêu thụ
năm 2013
Xà gồ
hộp đen
11,35%
Xà gồ
hộp đen
16,15%
Xà gồ
hộp mạ
kẽm
83,85%
Xà gồ
hộp mạ
kẽm,
88,65%
Xà gồ hộp đen
Xà gồ hộp mạ kẽm
Xà gồ hộp đen
Xà gồ hộp mạ kẽm
Từ đồ thị cơ cấu doanh thu hình 4.34 cho thấy doanh thu bán hàng đối với mặt
hàng xà gồ trong năm 2013 giảm hơn 1 triệu sơ với năm 2012. Nguyên nhân của sự
giảm sụt không mong đợi này là do Chi nhánh không chủ động về mặt ổn định thị
trường tiêu thụ hộp đồng dài hạn đối với các khách hàng truyền thống.
Từ bảng phân tích báo cáo bộ phận của Chi nhánh cho thấy CPKB chiếm tỷ
trọng cao nhất là giá vốn hàng bán. Đây cũng là kết cấu khá phù hợp đối với Chi
nhánh thương mại toàn bộ chi phí chủ yếu là giá vốn hàng bán chí phí khả biến chiếm
tỷ lệ khá cao, định phí sẽ chiếm một tỷ lệ thấp như chi phí khả biến sẽ chiếm một tỷ lệ
thấp như vậy lãi của chi nhánh sẽ tương đối ổn định khi doanh thu biến động. Tuy
nhiên CPKB hay giá vốn hàng bán quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận.
Từ số bảng phân tích số dư bộ phận ta thấy tỷ lệ SDĐP, tỷ lệ SDBP của xà gồ
hộp mạ kẽm chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể là tỷ lệ SDĐP chiếm 1,13%, tỷ lệ SDBP
chiếm 0,91% cao hơn so với xà gồ hộp đen.
Nhìn chung trong ngắn hạn hay dài hạn, nếu Chi nhánh chú trọng đầu tư nhiều
hơn vào sản phẩm xà gồ hộp mạ kẽm thì sẽ thu được lại nhuận tốt hơn. Tuy nhiên xà
gồ hộp đen cũng là sản phẩm của Chi nhánh vì vậy cần phái chú trọng đến việc kiểm
soát chi phí đối với sản phẩm này để mang lại hiệu quả cao trong những năm tiếp theo.
68
4.4.2.4 Phân tích các báo cáo bộ phận theo sản phẩm khác năm 2013
Bảng 4.20: Bảng phân tích báo cáo sản phẩm khác
tiêu thụ tại chi nhánh năm 2013
Chỉ tiêu năm
2013
Doanh thu
Chi phi khả biến
Giá vốn hàng bán
Chi phi cầu
đường
Chi phí phục vụ
Chi phí vận
chuyển
Chi phí kẽm
Chi phí lương
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
bộ phận
Chi phí tiếp thị
Chi phí sữa chữa
Chi phí khấu hao
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến
chung
Chi phí lương
Thuế, phí
Chi phí văn
phòng phẩm
Chi phí ăn uống
Chi phí điện,
nước, điện thoại
Chi phí khác
Lãi
Đơn vị tính: 1000đồng
Ống thép mạ
Mặt hàng khác
Ống nhựa
kẽm
Ống thép đen
Số
tiền
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền %
%
2.219.031
100 1.283.792
100 916.959
100 18.280
100
2.165.198 97,57 1.240.949 96,66 906.507 98,86 17.742 97,06
2.152.501 97,00 1.235.925 96,27 900.367 98,19 16,210 88,67
162
1.936
0,01
0,09
162
867
0,01
0,07
0
633
0,00
0,07
0
237
0,00
1,30
7.661
462
2.474
53.834
0,35
0,02
0,11
2,43
2.833
183
979
42.843
0,22
0,01
0,08
3,34
3.981
279
1.247
10.452
0,43
0,03
0,14
1,14
847
0
248
538
4,63
0,00
1,35
2,94
3.122
1.180
914
1.028
50.711
0,14
0,05
0,04
0,05
2,29
1.136
467
362
307
41.706
0,09
0,04
0,03
0,02
3,25
1.556
590
435
531
8.956
0,17
0,06
0,05
0,06
0,97
480
123
118
190
108
2,35
0,67
0,64
1,04
0,59
28.108
16.082
1.393
1,27 .
0,72
0,06
301
6.464
0,01
0,29
763
3.104
0,03
0,14
22.603
1,02
(Nguồn phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ năm
2013)
69
Hình 4.36: Cơ cấu doanh thu của sản
phẩm khác tiêu thụ năm 2013
Hình 4.37: Cơ cấu số dư bộ phận của
sản phẩm khác tiêu thụ năm 2013
Ống thép
đen
0.82%
Ống thép
mạ kẽm
41.32%
Ống thép
mạ kẽm,
17.54%
Ống thép
đen,
0.21%
Ống
nhựa
57.85%
Ống
nhưa
82.24%
Ống nhựa
Ống thép mạ kẽm
Ống thép đen
Ống nhưa
Ống t hép mạ kẽm
Ống t hép đen
Theo hình 4.36 cơ cấu doanh thu Chi nhánh năm 2013, nhận thấy % doanh thu
của ống nhựa chiếm 57,85% tổng doanh thu, thấp nhất là ống thép đen chiếm 0,82%
tổng doanh thu. Kết quả này cho thấy có sự giảm sụt về giá trị lẫn quy mô doanh thu
so với năm trước. Nguyên nhân do trong năm 2013 với nhiều khó khăn trong lĩnh vực
xây dựng, nhất là bất động sản đã tác động phần nào tình hình hoạt động của Chi
nhánh. Cụ thể là năm 2013 doanh thu của sản phẩm khác là 2.219.031 nghìn đồng tăng
134.045 nghìn đồng tương ứng với tăng 6,43% so với năm 2012.
Xét về CPKB thí trong ba sản phẩm tỷ lệ CPKB đều giảm so với năm 2012 cụ thể
là ống thép mạ kẽm có tỷ lệ CPKB từ 99,58% xuống còn 98,86%, đối với sản phẩm
ống thép đen có tỷ lệ CPKB từ 98,09% xuống còn 97,06%, cuối cùng là ống nhựa có
tỷ lệ CPKB từ 97,97% xuống còn 96,66%. Với CPKB chiếm tỷ trọng ít lại là một sự
cải thiện đáng kể của Chi nhánh
Xét trong ngắn hạn thì SDĐP của sản phẩm ống nhựalà cao nhất. Như ta đã biết
SDĐP là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng số tiền còn lại của doanh thu bán hàng
sau khi trừ đi biến phí và tổng SDĐP dùng trước hết là bù đắp định phí của chính bộ
phận đó, phần còn lại sau đó là lãi trong kỳ. Vậy xét về khả năng tăng trưởng thì tỷ lệ
SDĐP của ống nhưa (3,34%) và ống thép mạ lạnh (1,14%) cao hơn so với ống thép
đen (2,94%) vì vậy muốn tăng lợi nhuận trong dài hạn hay ngắn hạn Chi nhánh cần
chú trọng đầu tư vào sản phẩm ống nhựa vì ống nhựa có tỷ lệ SDĐP và Tỷ lệ SDBP là
cao nhất so với hai sản phẩm còn lại cụ thể là Tỷ lệ SDĐP là 3,34%, tỷ lệ SDBP là
3,25%
70
Chương 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC BỘ PHẬN TAI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HOA SEN - CHI NHÁNH CÁI RĂNG CẦN THƠ
5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Trong tình hình thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay chi nhánh cũng
chịu ảnh hưởng phần nào. Lượng sản phẩm bán ra của Chi nhánh tăng giảm liên tục
dẫn đến doanh thu của Chi nhánh cũng giảm hơn so với các năm trước
Về chi phí khả biến: Hiện tại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là giá vốn hàng bán
tình hình giá vốn hàng bán luôn tăng và có nhiều biến đổi trong những năm gần đây,
vì vậy cần dự doán trước tình hình giá cả, thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp
hàng hóa lâu dài và ổn định chủ yếu là do giá nguyên liệu thép nhập khẩu cao nên làm
cho giá vốn của sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, với tình hình hiện nay thì
chi phí vận chuyển tăng lên nhiều
Về lợi nhuận đạt được qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng lên riêng năm
2011 lợi nhuận thấp do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, chính sách giảm lạm
phát thắc chặc tiền tệ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Mặt khác,
còn chưa tìm hiểu nhu cầu của thị trường của người tiêu dùng, về giá cả và chất lượng
chưa khai thác thị trường mạnh mẽ.áp lực từ đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều.
Về tổ chức: Hiện tại chưa có phòng Marketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm
nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì vậy còn hạn
chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thông tin thiết yếu về thị
trường ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô và vi mô đến chi nhánh, xu hướng
phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới, cũng như là những thông tin về đối thủ cạnh
tranh cho nên doanh thu của chi nhánh chưa đạt được tối đa chưa đem lại lơi nhuận
cao cho chi nhánh.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
* Về chi phí Cần xây dựng hệ thống chi phí và giá thành kế hoạch hoặc định mức
nhằm có hướng điều chỉnh các khoản mục chi phí, hạ giá thành một cách hợp lý, hiệu
quả
71
Đồng thời quan tâm, theo dõi hơn việc tập hợp chi phí tính giá thành, đây là khâu
quan trọng để quyết định giá bán sản phẩm
Thường xuyên có biện pháp kiểm tra, giảm sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng
như sử dụng nguyên vật liệu để giảm bớt chi phí giá vốn hàng bán và tiết kiệm nguyên
liệu trong quá trình sản xuất. Duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp có chất lượng
nhằm có được những hợp đồng tốt, đồng thời tìm kiếm các nhà cung cấp mới nhằm
kiểm soát giá và chất lượng, không bị rơi vào tình trạng thiếu hàng. Cần có những biện
pháp về việc dự trữ nguyên liệu một cách hiệu quả, hợp lý.
Với tình hình hiện nay thì chi phí vận chuyển tăng lên nhiều vì vậy cần phải tiết
kiệm đối đa chi phí này cũng như sử dụng sử dụng tối đa công suất của phương tiện
vận chuyển.
Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản
chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá
nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo. Cần đề ra biện pháp cụ
thể để tiết kiệm chi phí như chi phí văn phòng phẩm, chi phí họp hội, tiếp khách…
Tiết kiệm chi phí chính là nâng cao lợi nhuận.
*Về lợi nhuận
Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do
vây, để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu.
Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ chi nhánh thu hồi được
tổng số phí có liên quan đến tiêu thụ, đồng thời, đồng thời thực hiện được lợi nhuận.
Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa được bán ra, tránh ứ đọng vốn trong
hàng tồn kho. Các giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là:
+ Đối với khách hàng tiêu thụ sản phẩm thì chi nhánh cần chú trọng và củng cố
mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Phát triển hệ thống chất lượng sản phẩm nhằm
đáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu dùng, tạo uy tín đối với khách hàng và đồng
thời có thể ngày càng nâng cao lợi nhuận và doanh số bán của chi nhánh.
+ Mở rộng hệ thống kênh phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa bằng chiết khấu
thương mại cho những khách hàng lớn, khách hàng là doanh nghiệp.
72
+ Điều chỉnh mức giá phù hợp để thu hút khách hàng. Như ta được biết trong nền
kinh tế thị trường hiện nay thì giá cả là do thị trường quyết định. Nhưng với mức giá
hợp lí sẽ tạo được tình cảm với khách hàng, và hợp tác lâu dài.
Vấn đề về tổ chức:
+ Cần có bộ phận maketing để tìm kiếm thông tin về thị trường, khách hàng tiềm
năng, thị hiếu của người tiêu để mở rộng thị phần. Phân tích những ảnh hưởng của nền
kinh tế vĩ mô lên chi nhánh cũng nhu xu hướng phát triển của thị trường và những
thông tin về đối thủ cạnh tranh. Từ đó đề ra những chính sách bán hàng cũng như
quảng bá sản phẩm để nâng cao doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh lên mức tối đa.
+ Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý
của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý.
+ Cần chú trọng đến việc tạo ý thức đoàn kết trong chi nhánh, tạo sự phấn khởi,
hăng hái làm việc đặc biệt là tạo được sự thân thiện giữa các nhân viên với nhau, nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên.
+ Khoán quỹ lương theo cơ sở lợi nhuận, kích thích tính năng động, sáng tạo, khả
năng làm theo nhóm, theo tổ để thích ứng nhanh với sự thay đổi. Chủ động nâng cao
năng suất lao động của từng đơn vị cũng như của mỗi cá nhân.
73
Chương 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Phân tích báo cáo bộ phận là một trong những phương pháp phân tích kinh tế
quan trọng của nhà quản trị. Về cơ bản, quá trình phân tích báo cáo bộ phận để thấy
được mức độ đóng góp của các bộ phận vào kết quả chung của doanh nghiệp. trong
báo cáo này có ba mức lợi nhuận được xem xét bao gồm lợi nhuận trước khi bù đáp
chi phí bất biến ( số dư đảm phí) để đánh giá vai trò của bộ phận trong ngắn hạn; lợi
nhuận trước khi bù đắp chi phí chung ( số dư bộ phận) để đánh giá vai trò của bộ phận
trong dài hạn và lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Kết quả trình bày trên báo cáo
bộ phận có cung cấp nhiều thông tin hay không phụ thuộc vào mức độ chi tiết của các
loại chi phí bất biến. Chi phí bất biến bộ phận cần được tách ra chính xác để xác định
số dư bộ phận. Như chúng ta đã phân tích để tăng hiệu quả người quản lý cần quan
tâm đến tiềm năng sinh lời ngắn hạn thông qua việc sử dụng các yếu tố khả biến và sử
dụng hợp lý nguồn lực dài hạn
Trong những năm qua, Chi nhánh luôn nổ lực và linh hoạt trong kinh doanh
cũng như trong quan hệ mua bán với các đối tác của mình để duy trì lợi nhuận của chi
nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần có những chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình
mới để công ty không ngừng mở rộng và phát triển hơn nữa.
Tóm lại, đứng trước tình hình kinh tế như hiện nay để đạt được kết quả tốt là
cần có sự nổ lực hết mình của toàn thể chi nhánh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh là thực sự có hiệu quả, hàng năm
chi nhánh đều tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Để đạt được thành quả này thì sự đóng
góp của bộ phận kế toán là không nhỏ. Chính nhờ những thông tin chính xác, nhanh
chóng và kịp thời về tất cả tình hình biến động của nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi
phí…của bộ phận kế toán đã giúp Ban giám đốc có được cái nhìn cụ thể, toàn cảnh về
tình hình của công ty, để từ đó có những giải pháp khai thác tiềm năng, khắc phục tiêu
cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
74
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với hiện hội thép Việt Nam
Các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ nên có tiêu chí sử
dụng hàng nội địa hóa. Bên cạnh đó các hoạt động tư vấn, Hiện hội còn phải đứng ra
tổ chức nhiều cuộc hội thảo hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhằm
tạo sự quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Ngoài ra, Hiệp hội cũng phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới
thiệu các thiết bị, công nghệ tiên tiến
Hiệp hội thép Việt Nam phải tập trung xây dụng tổ chức Hiệp hội ngày càng
lớn mạnh, phấn đấu là ngôi nhà chung của các doanh nghiệp thép, đại diện cho các
quyền lợi và nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hiệp hội
cũng tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong việc xây dựng ngành
công nghiệp thép phát triển ổn định và cùng có lợi. Vì vậy, Hiện hội nên mở rộng cửa
thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp thép vừa và nhỏ
( kể cả các cơ sở thép thủ công), các doanh nghiệp sản xuất thép sau cán như ống thép,
tôn mạ, kết cấu.
6.2.2 Đối với nhà nước
Khuyến khích, tạo điều kiện liên kết chặc chẽ giữa các doanh nghiệp từ đó hình
thành chuỗi giá trị, quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu với những sản phẩm chủ
lực, tăng cường công tác đào tạo lực lượng nghiêm cứu, thiết kế, công nhân kỹ thuật
bổ sung nguồn lực cho ngành thép
Các cơ quan nhà nước cần năng động, nắm bắt thông tin, đề ra các cơ chế, chính
sách hợp lý cần có để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và nhà sản xuất, nhanh chóng xây
dựng các hàng rào kỹ thuật bên cạnh đó, Nhà nước nên giảm thuế thu nhập doanh còn
15 - 20% và giảm thuế nhập khẫu đối với những nguyên liệu thép dùng để sản xuất
các sản phẩm phục vụ cho cộng đồng.
Thêm vào đó, Nhà nước cần có các biên pháp ngăn chặn hiện tượng hàng giả,
hàng kém chất lượng đang diễn ra khá bổ biến. Nâng cao quản lý, kiểm soát chặt chẽ
việc cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng kẻ
hở để sản xuất, kinh doanh hàng giá rẻ, siết chặc việc cấp giấy phép kinh doanh, đưa
75
sản xuất tôn thép trở thành mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện và phải được
cấp phép mới được hoạt động, bên cạnh đó cần có những chế tài đủ mạnh để có thể
răn đe.
6.2.3 Đối với tổng Công ty
Nên mở rộng thị trường tiêu thụ ra phạm vi trong nước và ngoài nước, tiến hành
xây dựng thêm hệ thống Chi nhánh tại các thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai
thác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Hoa Sen Group. Đồng thời, Hoa Sen
Group cũng nên tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu về chủng loại, chất
lượng sản phẩm để hướng tới xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm tại các khu vực
này.
Đẩy mạnh tham gia đấu thầu các Công trình nhằm hướng tới tăng sản lượng tiêu
thụ thông qua kênh phân phối này. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị để quảng
bá thương hiệu Hoa Sen với thị trường trong và ngoài nước nhằm tiến tới xuất khẩu
sản phẩm sang các nước lân cận, đặc biệt là Lào và Campuchia.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lê Phước Hương (2013). “Kế toán quản trị”, Nhà Xuất bản Đại Học Cần Thơ.
2.Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995) “Kế toán quản trị và phân tích kinh
doanh”, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.Trương Thị Thúy Hằng “ Giáo trình Kế toán quản trị”, Đại Học Cần Thơ
4.Võ Văn Nhị, Huỳnh Lợi (2007). “Kế toán quản trị”, Nhà Xuất bản Thống kê
Trương Thị Thúy Hằng “ Giáo trình Kế toán quản trị”, Đại Học Cần Thơ
5.Võ văn Nhị hiệu đính, 2004. Hệ thống bài tập và bài giải kế toán quản trị. Hồ chí Minh:
Nhà xuất bản Tài chính.
77
PHỤ LỤC 1
Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí hỗn hợp năm 2011
Bảng 6: Bảng chi phí lương 2011
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Chi phí
Số lượng (X)
XY
X2
lương (Y)
28.453
39.889 1.134.961.717
1.591.132.321
19.950
47.540
948.423.000
2.260.051.600
16.565
135.106 2.238.030.890 18.253.631.236
47.003
143.526 6.746.152.578 20.599.712.676
18.773
122.650 2.302.508.450 15.043.022.500
20.520
98.217 2.015.412.840
9.646.579.089
30.887
73.335 2.265.098.145
5.378.022.225
24.916
80.943 2.016.775.788
6.551.769.249
24.760
53.503 1.324.734.280
2.862.571.009
23.004
66.544 1.530.778.176
4.428.103.936
22.344
88.805 1.984.258.920
7.886.328.025
36.400
90.037 3.277.346.800
8.106.661.369
313.575
1.040.095 27.784.481.584 102.607.585.235
Phương trình:
∑XY=a∑X2 + b∑X (1)
∑Y= nb+a∑X
(2)
Từ số liệu ta có:
27.784.481.584 = 102.607.585.235a +1.040.095b (1)
313.575
= 12b + 1.040.095b
(2)
Giải hệ phương trình trên chúng ta có a= 48,60 đ/sp và b = 21.919 nghìn đồng
Vậy trong 12 tháng năm 2011, tổng định phí 21.919 x 12 = 263.022 nghìn đồng và
tổng biến phí là 50.553 nghìn đồng
78
PHỤ LỤC 2
Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí hỗn hợp năm 2012
Bảng 6: Bảng chi phí lương 2012
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Chi phí
lương (Y)
68.473
46.718
23.394
56.696
36.305
31.292
27.895
30.274
31.076
26.800
27.183
25.765
431.871.000
Số lương
(X)
52.793
78.392
109.591
113.744
90.733
72.110
64.472
52.338
59.561
34.522
72.740
84.326
885.322
X2
XY
3.614.895.089
3.662.317.456
2.563.771.854
6.448.829.824
3.294.061.565
2.256.466.120
1.798.446.440
1.584.480.612
1.850.917.636
925.189.600
1.977.291.420
2.172.659.390
32.149.327.006
2.787.100.849
6.145.305.664
12.010.187.281
12.937.697.536
8.232.477.289
5.199.852.100
4.156.638.784
2.739.266.244
3.547.512.721
1.191.768.484
5.291.107.600
7.110.874.276
71.349.788.828
Phương trình:
∑XY=a∑X2 + b∑X (1)
∑Y= nb+a∑X
(2)
Thế số liệu vào công thức
32.149.327.006 =71.349.788.828a +885.322b (1)
431.871 = 12b +885.322a (2)
Giải hệ phương trình trên chúng ta có a= 47,61 đ/ sp và b =32.477 nghìn đồng
Vậy trong 12 tháng năm 2012, tổng biến phí 42.150 nghìn đồng và tổng định phí là
32.477 x 12 = 389.721 nghìn đồng
79
PHỤ LỤC 3
Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí hỗn hợp năm 2013
Bảng 6: Bảng chi phí lương 2013
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Chi phí
lương (Y)
82.889
37.952
56.170
56.696
52.376
39.599
41.102
45.990
39.760
39.848
36.329
35.884
Số lương
(X)
83.837
19.412
85.678
133.744
73.381
74.533
92.379
65.663
6.949.165.093
736.724.224
4.812.533.260
7.582.749.824
3.843.403.256
2.951.432.267
3.796.961.658
3.019.841.370
7.028.642.569
376.825.744
7.340.719.684
17.887.457.536
5.384.771.161
5.555.168.089
8.533.879.641
4.311.629.569
59.475
84.005
76.712
85.243
2.364.726.000
3.347.431.240
2.786.870.248
3.058.859.812
3.537.275.625
7.056.840.025
5.884.730.944
7.266.369.049
934.062
45.250.698.252
80.164.309.636
564.595
X2
XY
Phương trình:
∑XY=a∑X2 + b∑X (1)
∑Y= nb+a∑X
(2)
Thế số liệu vào phương trình
45.250.698.252 = 80.164.309.636 a + 934.062b (1)
564.595
= 12b + 934.062a (2)
Giải hệ phương trình trên chúng ta có a= 174,77 đ/ sp và b =33.446 nghìn đồng
Vậy trong 12 tháng năm 2012, tổng biến phí 163.246 nghìn đồng và tổng định phí là
33.446 x 12 = 401.352 nghìn đồng
80
[...]... toán tại công ty, đặc biệt là có sự trợ giúp của các phòng ban mà trọng tâm là các cán bộ phòng kế toán tại Công ty, do vậy em đã quyết định chọn đề tài: Phân tích các báo cáo bộ phận tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Thành phố Cần Thơ để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích các báo cáo bộ phận tại Công Ty Cổ Phần Tập. .. trong đề tài được lấy tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 1.3.2 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích cụ thể về tình hình hoạt động của Công ty thông qua việc phân tích các báo cáo bộ phận Tuy nhiên, do hạn chế trong... trực tiếp phát sinh ở bộ phận, mà còn phản ánh bao gồm cả những khoản chi phí khác nhau được các cấp quản lý cao hơn phân bổ vào 14 Báo cáo bộ phận được lập chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp, không phát hành ra bên ngoài * Phân bổ chi phí cho các báo cáo bộ phận Báo cáo bộ phận được lập theo cách ứng xử của chi phí, nên khi phân bổ chi phí trong các báo cáo bộ phận phải tuân thủ theo... báo cáo bộ phận * Định nghĩa Báo cáo bộ phận là một báo cáo về một bộ phận hoặc một mặt hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản trị cần quan tâm xem xét để họ có thể kiểm soát và quản lý đối với chi phí và doanh thu của những bộ phận đó * Đặc điểm của báo cáo bộ phận Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp được lập theo cách ứng xử của chi phí Bởi vì, theo cách lập này nó có tác dụng thiết thực giúp cho các. .. Phần Tập Đoàn Hoa Sen - Chi nhánh Cái Răng Cần Thơ từ đó đề ra giải pháp, kiến nghị giúp doanh nghiệp kiểm soát, quản lý chi phí và doanh thu của từng bộ phận đạt hiệu quả 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 20112013 - Mục tiêu 2: Tập hợp và phân loại chi phí cho từng bộ phận, thiết lập và phân tích báo cáo thu nhập bộ phận theo các hướng... sinh lời của bộ phận và rất hữu ích cho các quyết định dài hạn của doanh nghiệp * Bảng báo cáo thu nhập theo bộ phận Bảng báo cáo thu nhập theo bộ phận có thể được lập theo cách phân loại chi phỉ trực tiếp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí thời kỳ trực tiếp, nhưng một bảng báo cáo thu nhập theo bộ phận được lập theo cách phân loại dựa trên sự úng xử của chi phí thực sự là một bảng phân tích hữu hiệu... liệu, đề tài chỉ phân tích báo cáo bộ phận trong lịch vực thương mại bán hàng mà không đề cập đến lĩnh vực cung cấp dịch vụ của Chi nhánh 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Dương Thị Cẩm Tú (2007) Thiết lập và phân tích các báo cáo bộ phận tại xí nghiệp MITAGAS Cần Thơ Qua bài nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu về tình hình 2 các bộ phận sản xuất tại Xí nghiệp MITAGAS cũng như là các nguyên nhân dẫn... nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Răng – Cần Thơ được thành lập hoạt động với nhiều thăng trầm và biến động của nền kinh tế, cho tới nay chi nhánh công ty đã trở thành một trong những công ty phân phối các mặt hàng như: Tôn lạnh, tôn kẽm, tôn lạnh màu, thép hộp, thép giày mạ kẽm, xà gồ C, xà gồ kẽm… 21 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN SẢN XUẤT... trong nội bộ doanh nghiệp phân tích đánh giá các mặt hoạt động của từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp một cách sâu sắc và toàn diện Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp thường được lập ở những mức độ hoạt động khác nhau hoặc với các phạm vi hoạt động khác nhau Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp ở cấp quản lý càng thấp thì càng chi tiết Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp không chỉ phản ánh những chi phí trực... ngoài nước Theo chi n lược đã định, Hoa Sen Group phát triển theo mô hình công ty mẹ công ty con, hướng tới mục tiêu tập đoàn kinh tế năng động, bền vững, tập trung chủ yếu tren lĩnh vực tole thép, vật liệu xây dựng, bất động sản, đầu tư tài chính… 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Răng – Cần Thơ Địa chỉ: Quốc