quản lý nhà nước về tôn giáo, lý luận và thưc tiển tại huyện phong điền – tp cần thơ

56 740 2
quản lý nhà nước về tôn giáo, lý luận và thưc tiển tại huyện phong điền – tp cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khóa 37 (2011 – 2014) ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO, LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỂN TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP CẦN THƠ Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.s VÕ DUY NAM NGUYỄN THANH TRUYỀN MSSV: B110089 Lớp: Luật hành chính K37 Cần Thơ, tháng 4 năm 2014 Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận thực tiển tại Huyện Phong Điền - TPCT MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do nghiên cứu........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 6. Bố cục đề tài.................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO.....................................4 1.1 Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo .........................................................................4 1.1.1. Khái niệm tôn giáo........... ........................................................................ 4 1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng….. ........................................................................ 5 1.1.3. Nguồn gốc của tôn giáo,tính chất của tôn giáo ......................................... 5 1.1.3.1 Nguồn gốc của tôn giáo ...................................................................... 5 1.1.3.2 Tính chất của tôn giáo ................................................................... …6 1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến tôn giáo ........................................................ 7 1.3. Một số đặc điểm về tôn giáo ở Việt Nam ........................................................ 9 1.3.1. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo .................. 9 1.3.2. Ở Việt Nam tôn giáo có cả trong lòng đồng bào thiểu số ....................... 9 1.3.3. Các Tôn giáo Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi ......................... 9 1.3.4. Các Tôn giáo nước ta luôn là đối tượng trong chính sách lợi dụng của các thế lực thù địch ....................................................................................................... 10 1.4. Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ................. 10 1.4.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo.................... 10 1.4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo ..................................... 12 1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác Quản lý Nhà nước về tôn giáo ................................................................................................................. 13 1.5.1. Trước thời kỳ đổi mới ........................................................................... 13 1.5.2. Trong thời kỳ đổi mới ............................................................................ 15 CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO, THỰC TIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................................................. 16 GVHD: Ths Võ Duy Nam i SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận thực tiển tại Huyện Phong Điền - TPCT 2.1.Chính sách chung ........................................................................................... 16 2.1.1. Quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân ....................................... 39 2.1.2.Các chính sách cụ thể ............................................................................. 18 2.1.2.1. Đối với tín đồ Tôn giáo .................................................................... 18 2.1.2.2. Đôí với chức sắc nhà tu hành ........................................................... 18 2.1.2.3. Đôí với các tổ chức tôn giáo ............................................................ 19 2.1.2.4. Đôí với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo ...................... 20 2.1.2.5. Đôí với hoạt động đối ngoại của tổ chức tôn giáo ............................ 20 2.2. Quản lý Nhà nước về tôn giáo ....................................................................... 20 2.2.1. Một số khái niệm ................................................................................... 20 2.2.1.1 Quản lý ............................................................................................. 20 2.2.1.2 Quản lý Nhà nước ............................................................................. 20 2.2.1.3 Quản lý Nhà nước và Quản lý Hành chính Nhà nước đối với các tôn giáo ........................................................................................................................ 21 2.2.2. Cơ sở pháp lý......................................................................................... 21 2.2.3. Mục tiêu quản lý ................................................................................... 22 2.2.4. Chủ thể, khách thể quản lý .................................................................... 22 2.2.5. Đặc điểm của đối tượng quản lý ........................................................... 22 2.2.6. Phương pháp quản lý ............................................................................ 25 2.2.7. Những nội dung của quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ...... 26 2.3. Thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo .................................................................................................................. 27 2.3.1. Khái niệm, vai trò .................................................................................. 27 2.3.2. Nội dung quản lý ................................................................................... 28 2.4. Bộ máy làm công tác tôn giáo........................................................................ 37 2.4.1. Ban Tôn giáo Chính phủ ........................................................................ 38 2.4.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 38 2.4.1.2. Vai trò............................................................................................. 38 2.4.2. Ban Tôn giáo thuộc Ủy ban Nhân dân các cấp ....................................... 41 2.5. Thực tiển công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Huyện Phong Điền ..... 41 2.5.1. Khái quát tình hình tôn giáo huyện Phong Điền ..................................... 41 2.5.2. Thực hiện chủ trương chung về công tác quản lý .................................. 43 2.5.3. Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý ................................................. 43 2.6. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 44 2.6.1. Tình hình hoạt động tôn giáo huyện Phong Điền ................................... 44 GVHD: Ths Võ Duy Nam ii SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận thực tiển tại Huyện Phong Điền - TPCT 2.6.2. Công tác quản lý .................................................................................... 45 2.6.3. Kết quả đạt được.................................................................................... 47 2.6.4. Hạn chế ................................................................................................. 47 2.6.5. Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Huyện Phong Điền .............................................................................. 48 CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN, XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO ......... 51 3.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 51 3.2. Xu hướng........................................................................................................ 52 3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về Tôn giáo ............................................... 56 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật ................................................ 56 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ..... 56 3.3.2.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm trách nhiêm của hệ thống chính trị và của toàn xã hội về vấn đề tôn giáo ......................................... 56 3.3.2.2. Tăng cường công tác dân vận, xây dựng lực lượng chính trị cơ sở ... 57 3.3.2.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo ....................................... 58 3.3.2.4. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại chống đối cách mạng ..................................................................................... 59 3.3.2.5. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo .............. 59 3.3.2.6. Coi trọng công tác đào tạo cán bộ lầm công tác tôn giáo .................. 60 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61 GVHD: Ths Võ Duy Nam iii SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Võ Duy Nam Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận thực tiển tại Huyện Phong Điền - TPCT iv SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Vấn đề quan hệ giữa Nhà nước ta và tôn giáo nói chung, với giáo hội các tôn giáo nói riêng đã được đặt ra ngay từ buổi đầu lập nước. Tại phiên họp đầu tiên của hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”1.Đề nghị đó của người được thông qua và từ đó đến nay đã trở thành một đường lối nhất quán của dân tộc ta. Đường lối đó đã chứng tỏ tính chất đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo, góp phần thành công cho Cách mạng Việt Nam trong hơn sáu thập kỷ qua. Quan điểm đó của Người tiếp tục được củng cố, phát triển và được thể hiện xuyên suốt qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, sữa đổi, bổ sung năm 2013) cũng như các văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn chung các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đã và đang diễn ra bình thường tuân thủ pháp luật, đóng góp tích cực trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công cuộc đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, tác động của kinh tế thị trường, vì vậy trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp: một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, thương mại hóa loại hoạt động này; các hoạt động truyền giáo của các tổ chức truyền giáo từ bên ngoài vào, các phần tử thù địch ở trong nước và ngoài nước lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động tín đồ tiến hành hoạt động chống đối nhà nước, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực tới trật tự, an toàn xã hội. Trước tình hình đó, việc xây dựng khung pháp lý quy định và tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, người viết đã chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về Phật giáo trên địa bàn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trước khi luận văn này được viết thì ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà nghiên cứu nói chung trong công tác tôn giáo viết về tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo ở nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau. Đó là những tư liệu quý mà trong 1 Nhiệm vụ thứ 1, phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh. toàn tập, Nxb CTQG 1995, Tr 9 1 GVHD: Ths Võ Duy Nam SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT quá trình viết luận văn người viết đã tham khảo. Bên cạnh đó, người viết cũng tham khảo luận văn tốt nghiệp: “Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển ở tỉnh Long An” của tác giả Nguyễn Thị Kim Quyền. Trên cơ sở tham khảo những tài liệu đã có, người viết đã tiếp thu và phát triển những điểm mới trong vấn đề mà người viết cảm thấy cần thiết. Luận văn mang tính chất cô đọng bởi kiến thức còn hạn hẹp, chắc chắn nội dung còn khiếm khuyết, mong được sự đóng góp và bổ sung của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. - Tìm hiểu quy định pháp luật tín ngưỡng tôn giáo hiện hành. - Tìm hiểu hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo và thực tiễn về vị trí, vai trò và trách nhiệm cũng như hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo. - Tìm hiểu phương thức quản lý Nhà nước về tôn giáo đối với Phật giáo để cụ thể hơn quản lý Nhà nước về tôn giáo vì đó là một phạm trù rất rộng. - Từ đó có thể đưa ra luận cứ để xác định tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, thấy được những bất cập, hạn chế trong công quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo để đề ra những phương thức cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở nội dung đã đăng ký, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: Vấn đề tôn giáo là một vấn đề phức tạp và sâu rộng. Với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước thì vấn đề này được giải quyết ngày một tiến bộ hơn thông qua việc ban hành các quy định pháp luật mới phù hợp hơn. Ở đây, người viết tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu những quy định pháp luật quản lý Nhà nước về tôn giáo trên cơ sở lý luận, pháp lý của vấn đề, nêu lên thực tiễn ở Huyện Phong Điền năm 2013. Cụ thể công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở huyện là công tác quản lý Nhà nước về Phật giáo. Qua đó đề ra những phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Về thời gian: luận văn nghiên cứu từ tháng 01/2014 đến tháng 4/2014 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn tại Huyện 2 GVHD: Ths Võ Duy Nam SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT Phong Điền - TPCT” người viết tìm hiểu các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Pháp lệnh, Nghị định, thông tư... quan điểm của Đảng và Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo. Trong quá trình viết đề tài, người viết còn sử dụng các thông tin từ sách vở, giáo trình,...kết hợp với tìm hiểu thực tiễn trên cơ sở đó áp dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và các phương pháp phân tích luật viết để hoàn thành đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa và kết cấu của đề tài Thực hiện đề tài này trước hết là một phần kết quả học tập, nghiên cứu của bản thân trong quá trình học tập. Thông qua việc nghiên cứu về tôn giáo, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo giúp cho bản thân nhận thức được những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo. Sau khi đề tài hoàn thành sẽ làm tài liệu sau này. Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Phật giáo ở Huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ; Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và nâng cao chất lượng công tác tôn giáo ở Việt Nam. 3 GVHD: Ths Võ Duy Nam SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. Những vấn đề lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm tôn giáo Tùy từng mục tiêu nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra các khái niệm về tôn giáo. Hiện nay có khoảng 250 khái niệm về tôn giáo2, mặc dù có khái niệm khác nhau, tuy nhiên cũng có những đặc điểm chung sau: - Tôn giáo: là sự thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa con người với lực lượng siêu nhiên. Cho rằng có những siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ. - Tôn giáo: là một hình thái ý thức xã hội hình thành nhờ vào niềm tin và sùng bái thượng đế. - Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm và luôn tồn tại cùng sự tồn tại của xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển , tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội (chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán…) của nhiều dân tộc, quốc gia. - Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng tôn giáo chỉ là một hình thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Theo Ănghen: “Tất cả tôn giáo chẳng qua là phần phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là phản ánh trong đó những thế lực trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”3 Như vậy, ta có thể hiểu tôn giáo qua các yếu tố: - Lòng tin vào hiện tượng siêu nhiên. - Con người sùng bái, biến nó thành thiêng liêng nhằm lý giải thế giới khách quan, là chỗ dựa cho lòng tin với cuộc sống, lao động, hướng con người tới cuộc sống lương thiện. - Tôn giáo đi vào cuộc sống thành nghi thức, tổ chức, trở thành sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư. - Tôn giáo có khả năng thu hút quần chúng, tác động không nhỏ đến tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán của từng bộ phận nhân dân. 2 Khoa học tôn giáo, trang 06, Nxb Tôn giáo năm 2006 3 c. Mác - Ph. Ănghen toàn tập, Nxb CTQG 1994, Tập 20, Tr 437. 4 GVHD: Ths Võ Duy Nam SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT - Tôn giáo có phương thức đi vào lòng người duy trì thành sinh hoạt tín ngưỡng và qua nhiều thế hệ, trở thành quan hệ xã hội và lực lượng xã hội. 1.1.1.2 .Khái niệm tín ngưỡng Tín ngưỡng là sự tôn thờ thần thánh, tin vào lực lượng siêu nhiên theo cách giải thích, cách sống, sinh hoạt, cách giải thích nhất định và do đó có tác động điều chỉnh hành vi và nhận thức của con người. Tín ngưỡng là yếu tố quan trọng nhất của tôn giáo vì tôn giáo ra đời là dựa vào niềm tin nào đó. Trong quá trình tồn tại của tôn giáo, những nhà truyền đạo, những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp luôn tìm cách cũng cố lòng tin và phát triển thêm tín đồ. Đó là tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng dân gian là niềm tin vào thần linh thông qua lễ nghi gắn với tập tục, thói quen truyền thống được lưu giữ trong các cộng đồng dân cư. Đó là một bộ phận văn hoá dân gian, nó phản ánh mong ước của con người ở cuộc sống. Vì vậy nó là một bộ phận của đời sống tinh thần của nhân dân, nhưng tín ngưỡng không phải là từ để chỉ tôn giáo, ngoài niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng còn dùng để chỉ niềm tin nào đó tuy có nội dung tôn giáo nhưng không nằm trong một tôn giáo nào cả hoặc chưa đủ yếu tố cấu thành một tôn giáo (thờ cúng ông bà, tổ tiên, lễ hội nghinh Ông.. . 1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo, tính chất của tôn giáo 1.1.2.1.Nguồn gốc - Nguồn gốc kinh tế xã hội Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất còn thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên. Vì vậy, người nguyên thuỷ đã gán cho thiên nhiên những sức mạnh siêu nhiên. Khi xã hội xuất hiên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, mâu thuẩn đối kháng nảy sinh, hiên tượng tiêu cực ngày càng phát triển, con người lại thêm một bất lực nữa là bất lực trước phát sinh xã hội. Không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong xã hội và những yếu tố ngẫu nhiên may rủi trong cuộc sống, người ta lại hy vọng, ảo tưởng về cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới “bên kia”. Quần chúng bất lực trước cuộc đấu tranh giai cấp thống trị, bốc lột luôn sử dụng tôn giáo như một công cụ, phương tiiện để duy trì ách bốc lột của mình, đó là những nguyên nhân ra đời và tồn tại của tôn giáo. Như vậy bên cạnh những lực lượng thiên nhiên còn có lực luợng xã hội tác động, những lực lượng này đối lập với con người và vẻ bên ngoài cũng giống như sức mạnh tự nhiên. - Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo GVHD: Ths Võ Duy Nam 5 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với các đặc điểm của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan đó là quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn. Một mặt, hình thức phản ánh ngày càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu; mặt khác, càng khái quát hoá, trừu tượng hoá thì vật, sự việc, hiện tượng mà con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và có thể phản ánh xa rời hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, vai trò của chủ thể nhận thức bị cường điệu hoá sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở trần thế để trở thành siêu nhiên, thần thánh. - Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo Vấn đề ảnh hưởng tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra đời của tôn giáo và sự tồn tại của nó đã được các nhà duy vật nghiên cứu. Họ thường đưa ra các luận điểm: “sự sợ hãi tạo ra thần linh”. Không chỉ sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội mới dẫn con người đến sự nhờ cậy ở thần linh, mà ngay cả những tình cảm tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu thương... trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đấp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu khi con người lúc xa cơ lỡ vận hay bệnh tật hiểm nghèo, tình duyên oan trái. Vì thế, tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo song người ta vẫn cần đến nó và vẫn tin. 1.1.2.2. Tính chất của tôn giáo - Tính chất lịch sử Dù tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Con người đã sáng tạo ra tôn giáo, nhưng không phải tôn giáo xuất hiện cùng với con người. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, khả năng trừu tượng hoá của con người đạt đến mức độ nhất định, khi trình độ sản xuất đạt đến mức độ nào đó thì tôn giáo mới xuất hiện. Như vậy, tôn giáo ra đời trong một điều kiện lịch sử nhất định và luôn biến động phản ánh sự biến động của lịch sử nhân loại. - Tính chất quần chúng Tính chất quần chúng của tôn giáo không chỉ thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số thế giới, mà còn ở chỗ tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của đa số quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo hướng con người hy vọng vào hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái. GVHD: Ths Võ Duy Nam 6 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT - Tính chất chính trị Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ có khi xã hội đã phân chia giai cấp và lợi ích giai cấp ngày càng thể hiện rõ trong tôn giáo. Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra trên thế giới về thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích vật chất của những lực lượng xã hội khác nhau. Trong lịch sử, những cuộc đấu tranh hệ tư tưởng tôn giáo là một bộ phận của đấu tranh giai cấp. Trong các cuộc đấu tranh đó, tôn giáo đã bị các giai cấp thống trị sử dụng như công cụ hữu dụng bảo vệ lợi ích của mình. Và dĩ nhiên, đông đảo quần chúng tín đồ đến với tôn giáo là nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Song trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các lực lượng chính trị - xã hội thù địch sử dụng cho mục đích ngoài tôn giáo. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo và hoạt động mê tín dị đoan. Không chỉ tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng mà còn đảm bảo quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. 1.1.3. Một số thuật ngữ liên quan đến tôn giáo - Thể nhân tôn giáo: là tín đồ, chức sắc, nhà tu hành được tổ chức tôn giáo thừa nhận. - Pháp nhân tôn giáo: là tổ chức tôn giáo (từ cơ sở trở lên) được Nhà nước thừa nhận. - Hoạt động tín ngưỡng: Là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và thể hiện hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức và xã hội. - Cơ sở tín ngưỡng : Là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng gồm: đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác. - Tổ chức tôn giáo: Là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận. - Tổ chức tôn giáo cơ sở: Là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của Công giáo, chi hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao đài, ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hòa Hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác. - Hoạt động tôn giáo: là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức tôn giáo. Trong hoạt động tôn giáo, tín đồ có quyền tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, tham gia các hình thức sinh hoạt, GVHD: Ths Võ Duy Nam 7 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT lễ nghi và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo. + Hoạt động tôn giáo phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không cản trở quyền và nghĩa vụ của công dân. + Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo an toàn, tiết kiệm, tôn trọng quy định của cơ sở tôn giáo và tuân thủ quy định của pháp luật. - Hội đoàn tôn giáo: Là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Trước đây nội dung này không được đề cập một cách trực tiếp, chi quy định tín đồ được tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự. Theo quy định mới, Hội đoàn tôn giáo được xác định là một hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra không nhằm mục đích phục vụ tôn giáo thì không phải là hội đoàn tôn giáo, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về lập Hội. Những Hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra chỉ nhằm phục vụ lễ nghi tôn giáo, khi hoạt động không phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Cơ sở tôn giáo : là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận. - Tín đồ: là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận - Nhà tu hành: là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật mà mình tin theo. - Chức sắc: là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo. 1.1.4. Một số đặc điểm về tôn giáo Việt Nam 1.1.4.1. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo Do những đặc điểm riêng về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hoá... nên Việt Nam có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Theo ước tính, có khoảng 80% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo chính đó là: - Đạo nội sinh: gồm Cao đài và Phật giáo Hoà Hảo - Đạo ngoại nhập: gồm Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành... + Phật giáo có khoảng: 9.358.045 tín đồ + Công giáo có khoảng: 5,5 triệu tín đồ + Cao đài có khoảng: 2,4 triệu tín đồ + Phật giáo Hoà Hào có khoảng 1,3 triệu tín đô + Tin lành khoảng: 1 triệu tín đồ + Hồi giáo có khoảng: 65.000 tín đồ GVHD: Ths Võ Duy Nam 8 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT Một đặc điểm nữa của tín đồ tôn giáo là đa số họ là nông dân. Theo ước tính của Ban Tôn giáo Chính phủ, tín đồ nông dân của Phật giáo, Công giáo chiếm đến khoảng 80-85%, Cao đài, Hòa Hảo khoảng 95%, Tin lành khoảng 65%. 1.1.4.2. Ở Việt Nam tôn giáo có cả trong lòng đông bào thiểu số Về mặt tín ngưỡng tôn giáo, các đồng bào các dân tộc thiểu số có những nét riêng độc đáo (thờ cúng đa thần với tập quán thờ cúng truyền thống). Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần dần được thâm nhập vào vùng đồng bào thiểu số. Một bộ phận đồng bào Tây Bắc theo đạo Tin lành trong một thời gian ngắn cũng là một vấn đề rất lớn, liên quan đến vấn đề tư tưởng, tôn giáo và an ninh chính trị. 1.1.4.3. Các tôn giáo Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi Trong 6 tôn giáo chính ở Việt Nam thì đã có 4 tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Hồi giáo) cho nên tôn giáo Việt Nam có mối quan hệ quốc tế khá rộng rãi. Ngoài ra, hiện nay có hơn 2 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, Việt kiều đa số là tín đồ, một số ít là chức sắc. 1.1.4.4. Các tôn giáo nước ta luôn là đối tượng trong chính sách lợi dụng của các thế lực thù địch Trong chiến lược diễn biến hoà bình, các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề tôn giáo, vấn đề tôn giáo được bọn chúng gắn với nhân quyền qua các thủ đoạn sau: - Một là, khai thác những sai sót trong việc thực hiện chính sách tôn giáo cơ sở để xuyên tạc tình hình tôn giáo, vu khống ta hạn chế tôn giáo, vi phạm nhân quyền. - Hai là: lợi dụng kênh thông tin thế giới bôi nhọ chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta nhằm cô lập trên trường quốc tế. - Ba là: lôi kéo, mua chuộc, nuôi dưỡng các phần tử ly khai trong và ngoài nước. - Bốn là: khai thác, lợi dụng vị trí thế giới một cực, tiềm lực kinh tế, quân sự và xu hướng toàn cầu hoá. - Năm là tìm cách chính trị hoá vấn đề tôn giáo, nhất là tôn giáo của đồng bào thiểu số, gắn vấn đề tôn giáo với dân tộc. 1.1.5. Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo 1.1.5.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo Để tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, trước hết chúng ta cần phải có sự thống nhất quan niệm tôn giáo là gì? Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp liên quan đến đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân, phản ánh hiện thực một cách hư ảo, hoang đường với GVHD: Ths Võ Duy Nam 9 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT đặc trưng chủ yếu là niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên. Tôn giáo ra đời, phát triển và thay đổi tuỳ theo điều kiện lịch sử, không phải từ khi loài người vừa thoát khỏi loài vượn đã có tôn giáo, mà đã trải qua thời kỳ lâu dài khi loài người đạt đến một trình độ tư duy trừu tượng nhất định mới có tôn giáo. Tôn giáo có nguồn gốc kinh tế xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên nên đã thần thánh hoá sức mạnh tự nhiên đó làm xuất hiện tôn giáo nguyên thuỷ, tôn giáo đa thần. Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xuất hiện giai cấp đối kháng và sức mạnh tự phát của xã hội bất bình đẳng, áp bức bốc lột của người với người, chiến tranh, nô dịch...do không giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng đó, tôn giáo ra đời, đó là tôn giáo hiện đại trong xã hội có giai cấp. Nó tồn tại và lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tin theo nên nó có tính quần chúng rộng rãi. Một là: tôn giáo còn tồn tại lâu dài, việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan không tách rời khỏi công cuộc cải biến cách mạng, khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa. Chỉ có thông qua công cuộc xây dựng xã hội mới từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của quần chúng nhân dân, cũng cố niềm tin của quần chúng tín đồ các tôn giáo vào chế độ mới thì mới khắc phục tâm lý sùng tín tôn giáo, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan tôn giáo. Hai là, cần phân biệt những hoạt động tôn giáo, nhu cầu tôn giáo thuần tuý của nhân dân với những âm mưu lợi dụng tôn giáo, kích động tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Sinh hoạt tôn giáo bình thường là nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân, được pháp luật bảo hộ, Nhà nước tôn trọng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Mặt khác, những hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật, tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo chế độ xã hội chủ nghĩa, chống đối chính quyền phải được xử lý nghiêm minh bằng pháp luật. Dưới chủ nghĩa xã hội một mặt vừa phải được đảm bảo nhu cầu sinh hoạt chính đáng của nhân dân, mặt khác phải tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo. Trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo vừa chống cực đoan, đồng thời chống buôn lỏng quản lý. Đây là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải giải quyêt một cách thận trọng, chính xác. Ba là: đoàn kết rộng rãi quần chúng có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng, đoàn kết các tôn giáo và tín đồ các tôn giáo khác nhau lấy mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” làm điểm tương đồng. Sự phát triển về thế giới quan không cản trở GVHD: Ths Võ Duy Nam 10 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT hoặc mâu thuần với việc thực hiện đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Đảng ta cũng thể hiện tính ưu việt, tiến bộ, nhân văn của chính sách tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 1.1.5.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Được hình thành và phát triển từ đầu thập kỷ XX trong điều kiện đặc biệt của cách mạng nước ta và tình hình thế giới. Trong vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Hồ Chí Minh đóng góp trên cả hai phương diện thực tiễn (quan hệ tôn giáo với dân tộc; chính sách tôn giáo, tín ngưỡng). Bác là người đặt nền móng cho pháp luật tôn giáo Việt Nam. Cả hai mặt đều để lại những di sản tư tưởng, phương pháp trong nghiên cứu và công tác tôn giáo.4 Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ở một số điểm sau: Một là: ‘‘đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc". Đoàn kết lương - giáo là đoàn kết những người có tín ngưỡng tôn giáo với những người không có tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau là một bộ phận của đại đoàn kết nói chung, huy động sức mạnh của cả dân tộc trong đó có cả đồng bào tôn giáo. Muốn làm được điều đó, phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của đồng bào có đạo, khắc phục những mặc cảm và định kiến. Phải phân biệt được đức tin chân chính với lợi dụng tín ngưỡng vì lợi ích cục bộ, vị kỷ, lợi dụng tôn giáo để chống phá đoàn kết, từ đó có biện pháp xử lý phù họp. Biết kế thừa giá trị nhân bản của tôn giáo, trân trọng những người sáng lập ra tôn giáo. Người luôn quan tâm đến các giáo sĩ, giáo dân; độ lượng, vị tha đối với những người lầm lỗi, phê phán bọn phản động. Hai là: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Người luôn giáo dục mọi người và bản thân luôn gương mẫu, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân, khẳng định tư tưởng nhất quán lâu dài của Đảng và Nhà nước ta là luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn bản, lời nói mà trong hành động thực tiễn. Người cũng nghiêm túc phê phán những phần tử lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, những người hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai trái với chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở các giáo chức, tín đồ là cán bộ Đảng viên. Ba là: mối quan hệ giữa các tôn giáo, dân tộc, đức tin và lòng yêu nước. Theo Hồ Chí Minh đối với người có tín ngưỡng, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, GS-TS Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tôn giáo 2003 GVHD: Ths Võ Duy Nam 11 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT mâu thuẫn với nhau mà mọi người vừa là người dân yêu nước vừa là tín đồ chân chính. Người thường nhắc: “Nước độc lập thì tôn giáo mới tự do, vì vậy mỗi người phải làm cho nước nhà độc lập trước, độc lập rồi phải quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo thể hiện đầy đủ và nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo. Đồng thời cũng là chuẩn mực về vận dụng những quan điểm đó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. 1.1.6. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo 1.1.6.1. Trước thời kỳ đổi mới - Giai đoạn từ khi giành chính quyền 1945 đến hiệp định Giơnevơ 1954 Sau sự ra đời của Nhà nước công - nông non trẻ, sau cách mạng tháng Tám nước ta luôn đứng trước những thách thức lớn. Lúc bấy giờ, tình hình tôn giáo khá phức tạp, đông đảo đồng bào tôn giáo bị áp bức dưới chế độ thực dân phong kiến. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn hết sức nâng đỡ Công giáo, biến không ít các tín đồ, chức sắc thành tay sai chống lại sự nghiệp cách mạng, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngàý 3-9-1945, ra tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương giáo đoàn kết”5, công bố “quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”6; “Đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt lương giáo để kháng chiến, đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, cùng nhau tiến bộ”7. Chỉ đạo công tác chăm lo sản xuất, cải thiện đời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình độ chính trị và tinh thần cho đồng bào tôn giáo vì lợi ích dân tộc, Tổ quốc, quan tâm tới đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo, bảo vệ các cơ sở thờ tự của tôn giáo8. Phân biệt giữa quần chúng tôn giáo với bọn đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng; chống lại âm mưu dụ dỗ, lừa gạt giáo dân di cư vào Nam của các thế lực thù địch. Cán bộ phải thực hiện đúng chính sách tôn giáo, nghiêm túc phê bình và xử lý cán bộ làm sai, vi phạm chính sách tôn giáo9. - Giai đoạn chống đế quốc Mỹ (1955-1975) Đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Tình hình tôn giáo ở hai miền khác nhau. Ở miền Bắc, đạo Công giáo diễn ra phức tạp, tình hình dân cư có đạo Công giáo di cư vào Nam, gây xáo trộn.. Ở miền Nam, Mỹ - Ngụy lợi dụng tôn giáo triệt để, âm 5 Nhiệm vụ thứ 6, phiên họp đầu tiên cùa Chính phủ, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG11995, Tr 9 Điều 26 Hiến pháp đầu tiên của VNDCCH, Hiến pháp Việt Nam, Nxb CTQG 1995, Tr 39 7 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 NxbCTQG 1995, Tr 184 s Sắc lệnh số 65, 23/11/1945 về bảo tồn các di tích, quy định bảo vệ chùa, đền, nhà thờ. 9 Chi thị 10 -CT/TW, 5/6/1952 V/v tích cực chống lại âm mưu chống phá của bọn phản dộng trong Công giáo 6 GVHD: Ths Võ Duy Nam 12 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT mưu lập chính quyền “Công giáo hoá”, đàn áp Phật giáo yêu nước, lợi dụng bọn phản động trong Phật giáo, Tin lành, Phật giáo Hoà Hảo để tổ chức thành tổ chức chính trị phản động. Trong chỉ đạo của Đảng về công tác tôn giáo trong giai đoạn này đã có 15 văn bản. Thể hiện qua những bài viết chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tập trung chủ yếu ở các nội dung: + Để công bố rõ chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày 14/6/1955 ban hành sắc lệnh 234 - SL về vấn đề tôn giáo, tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. + Phương châm công tác tôn giáo là: “tích cực phát triển kinh tế, văn hoá, cải thiện đời sống đi đôi với việc nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho quần chúng và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng và mọi chính sách khác đối với tôn giáo”, “Vạch trần âm mưu chống cộng và lợi dụng giáo hội của Mỹ - Diệm”10. Chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, kiểm điểm và sửa chữa những lệch lạc, sai lầm trong việc chấp hành chính sách tôn giáo của các cấp uỷ, chính quyền và đội ngũ cán bộ11... - Giai đoạn từ sau giải phóng miền Nam, đến Đại hội VI của Đảng (1976-1986) Cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, với những khó khăn, thách thức, khủng hoảng chính trị, xã hội và âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để thực hiện diễn biến hoà bình, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta là: Nhanh chóng ổn định tình hình sinh hoạt tôn giáo trong cả nước, kiên quyết chống các phần tử và các thế lực phản động trong các giáo hội, chống lợi dụng tôn giáo, cải tạo giáo sỹ, giáo hội theo hướng đi với dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hoạt động tôn giáo tuân theo pháp luật Nhà nước. Tích cực tuyên truyền, giáo dục quần chúng tôn giáo về nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, loại bỏ dần những ảnh hưởng mê tín dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực trong các hoạt động tôn giáo.12 1.1.6.2. Trong thời kỳ đổi mới - Sự nghiệp đổi mới đất nước và tư duy về công tác tôn giáo Quan điểm chỉ đạo + Công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng; + Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng; 10 11 12 Chi thị 22-CT/TW 5/7/1961. Chỉ thị số 39- CT/TW, 3/8/1956 Nghị quyết số 40-NQ/TW, ngày 1/10/1981 của Ban Bí ThưTW Đảng về công tác đối với tôn giáo trong tình hình mới GVHD: Ths Võ Duy Nam 13 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT + Làm tốt công tác tôn giáo là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. - Nhiệm vụ công tác tôn giáo + Phát huy tinh thần yêu nước của các tôn giáo, cảnh giác trước các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tôn giáo, tăng cường công tác dân vận, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở. Qua việc tìm hiểu khái niệm, bản chất, nguồn gốc, các thành phần khác của tôn giáo, cũng như những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó giúp cho xây dựng phương thức công tác phù hợp nhằm thực hiện tốt quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. 1.2. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 1.2.1. Quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước đối với tôn giáo - Quản lý Nhà nước đối với tôn giáo: Là quá trình dùng quyền lực của cơ quan Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) để tác động, điều chỉnh, hướng dẫn các tôn giáo và mọi hành vi hoạt động của tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. - Quản lý hành chính Nhà nước đối với tôn giáo: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp) để điều chỉnh các quan hệ xã hội của các tôn giáo và mọi hành vi hoạt động của các tô chức, cá nhân tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. 1.2.2. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo - Khái niệm: Pháp luật đối với hoạt động tôn giáo hay còn gọi là tổng thể các quy phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quạn hệ xã hội tôn giáo phát sinh trong quan hệ nội bộ tôn giáo nhưng có liên quan đến Nhà nước, đến xã hội; giữa các tổ chức, cá nhân tôn giáo với nhau; giữa tổ chức, cá nhân tôn giáo với các tổ chức và công dân khác và các quan hệ xã hội khác phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là quá trình các cơ quan Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước về tôn giáo. - Vai trò của pháp luật về hoạt động tôn giáo trong quản lý Nhà nước GVHD: Ths Võ Duy Nam 14 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT + Pháp luật về hoạt động tôn giáo là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong công tác tôn giáo bằng các quy định của pháp luật. Pháp luật về hoạt động tôn giáo là công cụ bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, quyền hoạt động bình thường của các tôn giáo. + Pháp luật về hoạt động tôn giáo là cơ sở pháp lý để đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích được Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ. Đó là cơ sở xây dựng và hoàn thiện lại hệ thống tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo. 1.2.3. Cơ sở pháp lý - Nghị quyết số 297/CP “Về một số chính sách đối với tôn giáo” ngày 11/11/1997 của Hội đồng Chính phủ. - Nghị định 69/ HĐBT “Quy định về các hoạt động tôn giáo” ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). - Nghị định 26/CP “Về các hoạt động tôn giáo” ngày 14/4/1999 của Chính phủ. - Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004, tại phiên họp khoá XI, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua. Ngày 29/8/2004, Chủ tịch nước đã ký lệnh số 18/2004/L/CTN công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo gồm có 6 chương và 41 điều, hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2004. - Thông tư số 25/2004/TT-BNV ngày 29/04/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân các cấp quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương. - Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. 1.2.4. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo trong giai đoạn hiện nay 1.2.4.1. Nguyên tắc - Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa các tôn giáo khác nhau. - Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi năm 2013, điều 70 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của GVHD: Ths Võ Duy Nam 15 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT Nhà nước”. - Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tôn giáo, gìn giữ những giá trị truyền thống của tín ngưõng, tôn giáo. Nhà nước khẳng định việc bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, am, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, trường tôn giáo, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước nghiêm cấm việc phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực để tuyên truyền chiến tranh. + Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của công dân; + Nghiêm cấm việc phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo; + Công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền của công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ của công dân; + Các hoạt động của tôn giáo phải tuân theo pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; + Các hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân được khuyến khích; + Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật + Người có tín ngưỡng, có tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, tôn trọng các quy định của lễ hội, quy ước của cộng đồng và quy định của pháp luật; tôn trọng quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của người khác và không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; - Chủ trương của Nhà nước duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo, trong đó có Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam là sự thể hiện đầy đủ trách nhiệm và tình cảm của Nhà nước đối với đồng bào các tôn giáo ờ Việt Nam, Chính sách đó được đảm bảo bằng pháp luật và phải được GVHD: Ths Võ Duy Nam 16 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT thực hiện trên cơ sờ thượng tôn pháp luật, không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do tôn giáo để có các hành vi vi phạm pháp luật, càng không nên cho rằng làm đúng giáo luật là không trái pháp luật hay chỉ làm theo giáo luật và bất chấp pháp luật. Mọi tín đồ tôn giáo Việt Nam, trước hết là công dân Việt Nam. Một tín đồ tốt phải là một công dân tốt. Nhìn chung, năm nguyên tắc của chính sách đối với tôn giáo nói trên, có thể tóm gọn ở ba nội dung cốt lõi: Một là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Hai là: Khuyến khích những hoạt động tôn giáo tiến bộ, ích nước lợi dân; Ba là: Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo vào mục đích xấu và bài trừ mê tín dị đoan. - Các cấp Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo hiện nay: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ”13 Nhìn chung, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo luôn thể hiện xuyên suốt trong mọi thời kỳ của đất nước. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, những quan điểm đó đã được thể chế hoá thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Nếu như trước đây, văn bản pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành dưới dạng sắc lệnh, Nghị quyết, sắc luật, Nghị định thì giai đoạn ngày nay bằng sự kế thừa và phát huy những gì đã có trước đó đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị được ban hành. Song song với việc ban hành, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù họp với tình hình thực tế. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo luôn được nâng cao và tăng cường theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đường hướng của Đảng và luôn áp dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế. 1.2.4.2. Các chính sách cụ thể - Đối với tín đồ tôn giáo Tín đồ các tôn giáo có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với pháp luật Nhà nước, tiến hành nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự. Không được lợi dụng tôn giáo thực hiện 13 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI GVHD: Ths Võ Duy Nam 17 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT các hoạt động trái pháp luật, mê tín dị đoan. - Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, sinh hoạt tôn giáo theo quy định pháp luật Việt Nam. - Đối với chức sắc, nhà tu hành Chức sắc, nhà tu hành là những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, được tự do hoạt động trong phạm vi phụ trách, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động tôn giáo diễn ra trong phạm vi phụ trách. Chức sắc, nhà tu hành chủ trì cơ sở thờ tự hàng năm có trách nhiệm đăng ký lịch sinh hoạt với chính quyền cơ sở theo luật định. Khi thực hiện lịch sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký và được chấp thuận thì không phải xin phép. Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức các hoạt động từ thiện, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật. Chức sắc, nhà tu hành nước ngoài được phép giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam sau khi được Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận. Đây là một trong những chính sách thể hiện sự đổi mới trong công tác quản lý đối với hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành. Người vào tu tại cơ sở tôn giáo hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buột hay cản trở. Trừ trường họp người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. -Đối với các tổ chức tôn giáo Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích và đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng chính phủ cho phép hoạt động thì được Nhà nước bảo hộ. Các hoạt, động tôn giáo tại cơ sở thờ tự đã đăng ký thì thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự không phải xin phép. Nhà nước cho phép xuất bản sản xuất những loại kinh sách tôn giáo và các giáo phẩm tôn giáo. Nhà nước cũng bảo hộ các giáo phẩm đó. Nhà nước cho phép tổ chức các đại hội, hội nghị cấp toàn quốc và cấp địa phương. Những đại hội, hội nghị đó phải có sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ hoặc chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Đối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo Nhà nước bảo hộ nơi thờ tự của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giữ gìn, tu bổ nơi thờ tự. Các cơ sở thờ tự được phép tu bổ, trùng tu lại. Những trường họp làm thay đổi cấu trúc thì phải được sự đồng ý của chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi cơ sở đó toạ GVHD: Ths Võ Duy Nam 18 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT lạc. Ngược lại, trước khi thực hiện, phải thông báo với chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi toạ lạc. Tổ chức tôn giáo được phép nhận quyên góp để tiến hành tu sửa cơ sở thờ tự. Trường hợp nhận được viện trợ tài chính cho việc tu sửa thì phải được sự cho phép của chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh. - Đối với hoạt động đối ngoại của tổ chức tôn giáo Nhà nước cho phép các tôn giáo tham gia các tổ chức tôn giáo quốc tế. Tuy nhiên, các quan hệ quốc tế đó phải tuân theo pháp luật và phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, hoà bình ổn định, họp tác hữu nghị. Tổ chức tôn giáo trong nước được mời các cá nhân tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo ở nước ngoài vào Việt Nam. Việc mời người nước ngoài vào Việt Nam vì mục đích tôn giáo phải được sự đồng ý của Ban Tôn giáo Chính phủ. Tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo được phép nhận viện trợ thuần tuý tôn giáo của các tổ chức tôn giáo nước ngoài. Việc nhận viện trợ đó phải được sự đồng ý của Chính phủ. 1.2.5. Nội dung quản lý *Quản lý hoạt động tin ngưỡng + Khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng; quy định của lễ hội, quy định trong các hương ước, quy định của cộng đồng và quy định của pháp luật. + Hoạt động tín ngưỡng phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm phù họp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Riêng đối với lễ hội tín ngưỡng, một hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, pháp luật quy định + Những lễ hội tín ngưỡng khi tổ chức phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra lễ hội. Những lễ hội tín ngưỡng sau, trước khi tổ chức ít nhất 30 ngày, người tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu; Lễ hội tín ngưỡng lần đầu được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn; Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống. + Những lễ hội tín ngưỡng không thuộc các loại trên thì trước khi tổ chức 15 ngày, người tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Uỷ ban nhân dân xã, GVHD: Ths Võ Duy Nam 19 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT phường, thị trấn về thời gian, địa điểm, nội dung lễ hội và danh sách Ban Tổ chức lễ hội. Trong trường họp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự. Việc tổ chức lễ hội có thể tác động xấu đến đời sống xã hội ở địa phương, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và kịp thời thông báo lại với Ban Tồ chức lễ hội. Những lễ hội tín ngưỡng ở nước ta rất phong phú, góp phần thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, nhất là những lễ hội có quy mô lớn có thể làm ảnh hưởng đến đời sống cũng như tình hình an ninh, chính trị địa phương. Do đó, việc quản lý chặt chẽ từ cấp cơ sở là chủ trương tích cực. cấp xã có trách nhiệm xem xét lại các đề nghị của Ban tổ chức lễ hội để có quyết định cho hay không cho phép tổ chức. Điều này thể hiện sự chính xác của quyết định vì họ nắm bắt được một cách tương đối chính xác tình hình địa phương mình quản lý. *Đăng ký hoạt động của tổ chức tôn giáo + Để được hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gởi hồ sơ đăng ký đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Thẩm quyền đăng ký và thời hạn trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động rộng ở nhiều Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức. Cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong thời gian 45 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ họp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước về Tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm đăng ký cho tổ chức, ngược lại phải có văn bản nêu rõ lý do. *Công nhận tổ chức tôn giáo Trong sáu tôn giáo chính ở Việt Nam, Nhà nước đã công nhận 16 tổ chức tôn giáo bao gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, tổng Hội thánh Tin lành (miền Bắc), Tổng Hội thánh Tin lành (miền Nam), chín hệ phái Cao Đài, Ban trị sự Phật giáo Hoà Hảo và Ban đại diện cộng đồng Hội giáo tỉnh An Giang. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số tôn giáo có đông đảo tín đồ, một số “tôn giáo mới” xuất hiện chưa được Nhà nước công nhận về tổ chức. Để từng bước xử lý vấn đề này, Điều 16 pháp lệnh tin ngưỡng, tôn giáo 2004 đưa ra những điều kiện cần và đủ để được công nhận là tổ chức tôn giáo đó là: + Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong mỹ tục và lợi ích của dân tộc + Có Hiến chương, điều lệ, thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo GVHD: Ths Võ Duy Nam 20 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT gắn bó với dân tộc và không trái với quy định pháp luật. + Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định + Có trụ sở, tổ chức và người đại diện họp pháp + Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo nào đã được Nhà nước công nhận Thẩm quyền công nhận: Tổ chức đã đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền + Thủ tướng Chính phủ công nhận cho tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức, Cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong thời gian 45 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ họp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước về Tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm đăng ký cho tổ chức, ngược lại phải có văn bản nêu rõ lý do. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để được xét công nhận đó là những người dự kiến đứng đầu tổ chức tôn giáo phải là công dân Việt Nam. Vậy ở đây, điều kiện quốc tịch là một điều kiện cần thiết để tôn giáo đó được xét công nhận hay không. Điều này cũng góp phần đảm bảo cho tình hình tôn giáo diễn ra một cách bình thường, thể hiện tinh thần cảnh giác của Nhà nước ta đối với các chính sách thù địch có ý đồ lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị thông qua các đội ngũ chức sắc. Trong các điều kiện trên thì điều kiện: “có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định” là một trong những điều kiện quan trọng, một tổ chức tôn giáo trước khi được công nhận là tổ chức tôn giáo phải đăng ký hoạt động tôn giáo ổn định trong một thời gian nhất định thì mới được xem xét công nhận. *Việc sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo phải đáp ứng các điều kiện sau: + Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo; + Tổ chức được sát nhập, họp nhất vẫn thuộc hệ thống tổ chức quy định trong hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước chấp thuận. + Trình tự, thủ tục thành lập, chia, tách, sát nhập, họp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc + Việc thành lập, chia, tách, sát nhập, họp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo. + Văn bản đề nghị thành lập, chia, tách, sát nhập, họp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải nêu rõ những nội dung dưới đây: + Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức tôn giáo trực GVHD: Ths Võ Duy Nam 21 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT thuộc trước khi chia, tách, sát nhập, họp nhất và dự kiến tên tổ chức tôn giáo,trực thuộc sau khi chia, tách, sát nhập, họp nhất; + Lý do thành lập, chia, tách, sát nhập, hợp nhất; + Số lượng tín đồ hiện có tại thời điểm thành lập; số lượng tín đồ trước và sau khi chia, tách, sát nhập, họp nhất; + Phạm vi hoạt động tôn giáo; + Cơ sở vật chất, trụ sở của tổ chức. *Thời hạn trả lời + Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tổ chức tôn giáo hoạt động trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo. + Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, họp nhất các tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản họp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo. *Việc đăng ký hoạt động của Hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác + Về hội đoàn tôn giáo: Nghị định 26 chỉ quy định cho tín đồ được tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự. Theo pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004, hội đoàn tôn giáo được xác định là một hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Những hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra không nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo thì không phải là hội đoàn tôn giáo, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo đúng quy định pháp luật về lập hội. Pháp lệnh còn quy định hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Những hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra chỉ nhằm phục vụ lễ nghi tôn giáo, khi hoạt động không phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ tu hành tập thể, Nghị định 26/NĐCP quy định muốn hoạt động phải xin phép và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 đã có sửa đổi những điều cơ bản, theo đó các tổ chức này chỉ cấn đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, tỉnh hoặc Ban Tôn giáo Chính phủ) là có quyền hoạt động hợp pháp. Những dòng tu, tu viện đã đăng ký trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực GVHD: Ths Võ Duy Nam 22 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT thì không cần phải đăng ký lại. Sau 45 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có ý kiến khác, thì hội đoàn được hoạt động theo nội dung đã đăng ký. *Thành lập trường đào tạo bồi dưõng cho những người chuyên hoạt động tôn giáo + Tổ chức tôn giáo muốn thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải gửi hồ sơ đến Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo + Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thành lập trường; Đề án thành lập trường (trong đó nêu rõ: tên tổ chức tôn giáo đề nghị thành lập trường, tên trường, địa điểm dự kiến đặt trường kèm theo hồ sơ về đất đai, khả năng đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quy mô, chương trình giảng dạy, dự thảo quy chế hoạt động, dự thảo quy chế tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến Ban giám hiệu hoặc Ban giám đốc kèm theo danh sách trích ngang, dự kiến đội ngũ giáo viên); Ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm đặt trường. + Trong chương trình đào tạo, môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là môn học chính khoá. Nội dung, chương trình, đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học trên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. + Tổ chức tôn giáo khi tự giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ lý do, phương thức giải thể. Đất đai, tài sản của trường khi sa thải được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. + Tổ chức tôn giáo mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bàn đề nghị đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp. Văn bản đề nghị nêu rõ tên lớp, địa điểm mở lớp, nhu cầu mở lớp, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo. *Về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành + Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi đi chậm nhất 07 ngày kể từ ngày có quyểt định thuyên chuyển. Sau 30 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu Uỷ ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến khác, thì chức sắc, nhà tu GVHD: Ths Võ Duy Nam 23 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT hành có quyền hoạt động tôn giáo tại địa điểm đã đăng ký. + Văn bản thông báo nêu rõ: họ tên, phẩm trật, chức vụ tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đến kèm theo quyết định của tổ chức tôn giáo về việc thuyên chuyển. + Trường hợp chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo đã bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị xử lý về hình sự thì hồ sơ thuyên chuyển nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đến. Khi chưa có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đến thì chức sắc, nhà tu hành không được hoạt động tôn giáo tại nơi định thuyên chuyển đến. Về thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành Nghị định 26 quy định vấn đề này khá chặt chẽ, theo đó, chức sắc, nhà tu hành khi thuyên chuyển phải được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân nơi đi và nơi đến chấp thuận. Với Pháp lệnh, việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành được quy định một cách thông thoáng. Những trường họp thông thường, tổ chức tôn giáo chỉ có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện nơi đi và đăng ký hoạt động với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện nơi đến. Trường họp chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo bị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh xử lý hành chính hoặc bị xử lý về hình sự theo đúng quy định thì khi thuyên chuyển mới cần được sự đồng ý của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi đến. Điều này cũng thể hiện mặt tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính, giúp cho quá trình quản lý gọn nhẹ hơn. *Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở + Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến Uỷ ban nhân dân cấp xã. + Nội dung bản đăng ký nêu rõ người tổ chức, chủ tri hoạt động, dự kiến thành phần, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động. Sau 30 ngày kể từ ngày nộp bản đăng ký hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không có ý kiến khác, thì tổ chức tôn giáo cơ sở được thực hiện hoạt động tôn giáo theo nội dung đã đăng ký. *Việc đăng ký người vào tu + Theo quy định của pháp luật người vào tu tại các cơ sở tôn giáo trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. + Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký người vào tu đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận người vào tu. Hồ sơ gồm: Danh sách người vào tu; Sơ GVHD: Ths Võ Duy Nam 24 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người vào tu có hộ khẩu thường trú; ý kiến bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ (với người chưa thành niên vào tu). Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng, pháp luật không quy định độ tuổi tối thiểu và tối đa để vào tu tại cơ sở thờ tự. *Việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo + Chức sắc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến giảng đạo, truyền đạo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. + Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do thực hiện giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự; Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, nhà tu hành. *Việc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc tôn giáo + Trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng: Khi sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc tôn giáo mà không làm thay đổi kiên trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình, thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng, nhưng trước khi sửa chữa, cải tạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại biết. + Trường hợp phải xin giấy phép xây dựng: Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình kiến trúc tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng Người phụ trách cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ gồm: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng; bản vẽ thiết kế xây dựng công trình; giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh. *Tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo + Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trước 15 ngày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản thông báo nêu rõ mục đích, phạm vi, cách thức, thời gian thực hiện quyên góp, cơ chế quản lý, cách thức sử dụng tài sản được quyên góp. + Cơ quan nhận thông báo về việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo: + Trường họp tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã, thông báo vói Uỷ ban GVHD: Ths Võ Duy Nam 25 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp; + Trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện, thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức quyên góp; + Trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một huyện, thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp. *Về quan hệ quốc tế + Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện giao lưu quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài... cũng như mọi tổ chức xã hội khác. Những hoạt động được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và pháp luật nước ta, không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc, phù hợp với tập quán quốc tế, không làm tổn thương đến lợi ích quốc gia, danh dự của Tổ quốc và mối bang giao giữa nước ta với các nước khác. Các hoạt động quốc tế, về mặt tổ chức phải được sự chấp thuận của chính quyền. + Việc mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam. Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo khi mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. + Việc tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài. Tổ chức tôn giáo khi tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. + Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do, mục đích, chương trình, thời gian, địa điểm của hoạt động tôn giáo diễn ra ở nước ngoài mà tổ chức, cá nhân tôn giáo ở Việt Nam được mời tham gia; Giấy mời tham gia hoạt động ở nước ngoài. *Việc tham gia khoá đào tạo tôn giáo ở nước ngoài + Chức sắc, nhà tu hành khi tham gia khoá đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. Hồ sơ gồm: + Đơn xin tham gia khoá đào tạo, trong đó nêu rõ lý do, mục đích, nội dung, chương trình, thời gian đào tạo; GVHD: Ths Võ Duy Nam 26 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT + Giấy chấp thuận đào tạo của tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài; + Giấy chấp thuận của tổ chức tôn giáo quản lý trực tiếp. *Việc giảng đạo của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài tại Việt Nam + Tổ chức tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ, trong đó nêu rõ tên chức sắc, nhà tu hành, quốc tịch, tên tổ chức tôn giáo nước ngoài, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. *Về hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo của tổ chức tôn giáo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người tàn tật, người bị nhiễm HIV-AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ cơ sở giáo dục nầm non và các hoạt động khác phù hợp với Hiển chương, điều lệ và pháp luật Việt Nam. *Về tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo + Nơi thờ tự của tổ chức tôn giáo là sở hữu chung của cộng đồng tín đồ được Nhà nước bảo hộ. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm nơi thờ tự của các tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được tiến hành các hoạt động tu bổ, trùng tu, sửa chữa nơi thờ tự. Việc đó thực hiện bình thường thì không phải xin phép, chỉ khi nào thực hiện với quy mô lớn, làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc thì mới phải được chấp thuận của chính quyền địa phương. + Những tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưõng tôn giáo được Nhà nước bảo hộ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm, đất đai được bảo đảm quyền sử dụng ổn định, lâu dài. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được quyền quyên góp, nhận tài sản, hiến tặng, cho để phục vụ mục đích tôn giáo, tuy nhiên phải đảm bảo tính tự nguyện và công khai, thông báo với Uỷ ban Nhân dân nơi tổ chức quyên góp trước và sau khi thực hiện. 1.2.6. Cơ cấu tổ chức và phương pháp quản lý 1.2.6.1. Cơ cấu tổ chức *Bộ máy làm công tác tôn giáo Trong thời kỳ đổi mới, bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ngày càng được cũng cố và phát triển với chức năng nhiệm vụ ngày càng rõ ràng. Hệ thống bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo đã có GVHD: Ths Võ Duy Nam 27 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT những đóng góp quan trọng trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. *Ban Tôn giáo Chính phủ Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước. - Về vị trí – Chức năng: Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật. Ban Tôn giáo chính phủ là cơ quan tương đương Tổng cục, có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở làm việc đặt tại Hà Nội. Một số cơ quan trực thuộc Ban tôn giáo Chính phủ: 1. Vụ Công giáo. 2. 3. 4. 5. Vụ Phật giáo. Vụ Tin lành. Vụ Cao đài. Vụ các tôn giáo khác. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Vụ Pháp chế - Thanh tra. 8. Vụ Tổ chức cán bộ. 9. Văn phòng. 10. Viện nghiên cứu chính sách tôn giáo. 11. Tạp chí Công tác Tôn giáo. 12. Trung tâm Thông tin. 13. Trường nghiệp vụ công tác Tôn giáo. 14. Nhà Xuất bản Tôn giáo. Các đơn vị quy định từ 1 đến 9 là các đơn vị hành chính giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; các đơn vị từ 10 đến 14 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ. *Nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ 1. Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Tôn giáo; Chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu quốc GVHD: Ths Võ Duy Nam 28 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về tôn giáo. 2.Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định: +Dự thảo Thông tư và các văn bản khác về công tác tôn giáo; +Kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác tôn giáo. 3.Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạc, chương trình, đề án, dự án sau khi được ban hành hoặc phê duyệt. 4.Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác tôn giáo theo quy định của pháp luật. 5. Thông tin tuyên truyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. 6.Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. 7. Thẩm định hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật. 8. Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức có liên quan khác: +Thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; +Tham gia quản lý các khu di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh liên quan đến tôn giáo. 9. Thống nhất quản lý về xuất bản các loại kinh sách, các ấn phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hóa phẩm thuần túy tôn giáo của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động theo phân cấp của Bộ trưởng bộ Nội vụ. 10. Khen thưởng theo thẩm quyền và đề xuất với cấp có thẩm quyền khen thưởng và áp dụng chính sách đãi ngộ đối với các tổ chức tôn giáo, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo. 11. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tôn giáo; hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, nhà tu hành thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của pháp luật; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo. 12. Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo; tổng kết thực tiển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo. GVHD: Ths Võ Duy Nam 29 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT 13. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật. 14. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo thuộc các cơ quan trung ương và địa phương. 15. Thực hiện công tác cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật. 17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 19. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao và theo quy định của pháp luật. * Tổ chức biên chế: Ban Tôn giáo chính phủ có Trưởng ban và không quá 3 Phó trưởng ban. Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trưởng ban tôn giáo Chính phủ ban hành quy chế làm việc của ban; quy định cụ thể, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị, tổ chức trực thuộc ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thuộc ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng các Phó trưởng ban do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. *Ban Tôn giáo thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp - Về vị trí: Ban Tôn giáo cấp Tỉnh, phòng Tôn giáo là cơ quan thuộc Uỷ ban Nhân dân cùng cấp. - Về chức năng: Là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban Nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo. -Về nhiệm vụ, quyền hạn: Ban tôn giáo cấp tỉnh, phòng tôn giáo do chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cùng cấp quy định theo hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Nội vụ. 1.2.6.2. Phương pháp quản lý GVHD: Ths Võ Duy Nam 30 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT - Phương pháp giáo dục, thuyết phục, vận động Nếu như trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, mệnh lệnh hành chính (mệnh lệnh, phục tùng) là phương pháp chủ yếu, thường được sử dụng thì biện pháp giáo dục, thuyết phục có thể coi là phương pháp hàng đầu quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”14 Biện pháp giáo dục thuyết phục chỉ đạt hiệu quả khi có một hệ thống pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực tôn giáo thống nhất, đồng bộ, phù họp với thực tiễn quản lý, pháp luật được phổ biến, tuyên truyền, sâu rộng tới người thực hiện, đồng thời phải tiến hành kết hợp với chính sách khác như chính sách kinh tế, chính sách đối với cốt cán tôn giáo, chính sách đối với cán bộ làm công tác tôn giáo...Có một hệ thống pháp luật, chính sách điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo thống nhất đồng bộ, phù hợp với thực tiễn quản lý. - Phương pháp hành chính Là biện pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính buộc đối tượng quản lý phải phục tùng. Trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, phương pháp này cũng hết sức cần thiết. Trong quản lý Nhà nước về tôn giáo, biện pháp hành chính thể hiện sự tham gia của Nhà nước vào trong tôn giáo qua những thủ tục hành chính, các biện pháp xử lý vi phạm (xử phạt hành chính, cưỡng chế hành chính) và hệ thống các cơ quan quản lý các cấp. - Phương pháp kinh tế Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho những vùng tôn giáo kém phát triển như điện, đường, trường, trạm,... để có điều kiện phát triển xã hội nhằm thể hiện sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trong đó có đồng bào theo đạo. Thực tế của biện pháp này là dùng những lợi ích vật chất tác động vào đối tượng quản lý, qua đó hướng hoạt động của đối tượng quản lý theo ý chí của nhà quản lý. - Phương pháp cưỡng chế Các quyết định quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đều phải được tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc thực hiện nghiêm chỉnh. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo những quyết định quản lý phải bị xử lý theo pháp luật. Cưỡng chế là biện pháp quan trọng để đảm bảo hiệu lực của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. 14 Nghị quyết số 24 NQ-BCT ngày 16/10/1990 của Bộ Chính Trị GVHD: Ths Võ Duy Nam 31 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 2.1. Thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Huyện Phong Điền 2.1.1. Chủ trương chung Triển khai trong Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội thống nhất nhận thức về quan điểm, chính sách và trách nhiệm về công tác tôn giáo. Xác định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại với dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân theo pháp luật. Không phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm liên quan đến mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo chia rẽ dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia, gây rối trật tự xã hội. Tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo thông qua các nội dung ngắn và dài hạn. Phổ biến các chính sách pháp luật cho các tổ chức tôn giáo và cá nhân tôn giáo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý về tôn giáo. 2.1.2. Về xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Công tác Tôn giáo trực thuộc Phòng Nội vụ Huyện và tổ công tác tôn giáo ở xã, phường, thị trấn là đầu mối phối hợp với các ngành về công tác Tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo ở địa phương. *Cơ cấu tổ chức công tác tôn giáo cấp huyện: Công tác tôn giáo cấp huyện được bố trí thuộc phòng Nội vụ cấp huyện với cơ cấu nhân sự gồm 01 đồng chí phó phòng Nội vụ kiêm nhiệm phụ trách công tác tôn giáo và 01 chuyên viên chuyên trách công tác tôn giáo, ở đơn vị cấp xã có thành lập tổ công tác tôn giáo do phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm tổ trưởng và một số thành viên của các ban, ngành đoàn thể. - Nhiệm vụ về công tác Tôn giáo ở cấp huyện: + Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện chính sách tôn giáo tại địa phương, là đầu mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo ở địa phương. + Nắm tình hình hoạt động của các tôn giáo và tình hình công tác tôn giáo; nghiên cứu quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về hoạt GVHD: Ths Võ Duy Nam 32 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT động tôn giáo và công tác tôn giáo; phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất các chủ trương công tác, đồng thời giúp Uỷ ban Nhân dân cụ thể hóa các chủ trương công tác thành các quyết định của Uỷ ban Nhân dân phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác tôn giáo, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. + Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức tôn giáo, các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân trong việc chấp hành và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo. + Tạo điều kiện giúp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội xây dựng phong trào quần chúng trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các chính sách đối với chức sắc, tín đồ tôn giáo. + Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa phương. + Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản, kinh phí của Ban theo đúng quy định của Nhà nước. 2.1.3. Khái quát tình hình tôn giáo huyện Phong Điền Huyện Phong Điền thuộc Thành phố Cần Thơ được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân thuộc Thành phố Cần Thơ củ, xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. - Vị trí địa lý: Tọa độ: 9059’57”B 105039’35”Đ + Phía Đông giáp quận Ninh Kiều, Cái Răng, TP Cần Thơ. + Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. + Phía Nam giáp huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang. + Phía Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. - Diện tích tự nhiên: 119.48 km2 - Dân số: 24.238 hộ, 112.714 người (tính đến tháng 10/2013). - Dân tộc, tôn giáo: + Có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. + Tôn giáo gồm: Phong Điền có 05 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hoà Hảo, với số lượng từng tôn giáo: Công giáo có 3000 tín đồ với 01 họ đạo, 01 nhà thờ, 01 nhà nguyện; Phật giáo có khoảng trên 1000 tín đồ với 02 chùa, 02 tịnh thất,( đang xây dựng 01 Thiền viện Trúc lâm phương Nam) Tin lành có 2.130 tín đồ (TLVN: GVHD: Ths Võ Duy Nam 33 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT 1.907, Baptit: 193, Cơ đốc liên hữu: 30) với 01 hội thánh, 01 Hội nhánh và 07 điểm nhóm, Cao đài: 1.597 tín đồ với 03 thánh thất, Hoà Hảo: 1.235 tín đồ với 05 ban trị sự, ngoài ra còn có một số nhóm người tự xưng là tôn giáo chưa được công nhận: Thanh hải Vô thượng sư: 02 hộ 06 khẩu, Nhất quán đạo: 1 hộ 02 khẩu. Năm 2013 các tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra khá sôi nổi, đặc biệt là các ngày trước tết Nguyên Đán, các tôn giáo tổ chức đoàn thăm và chúc tết cấp ủy, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc huyện, thăm chúc tết tín đồ và tích cực tham gia hoạt động từ thiện xã hội, góp sức cùng địa phương chăm lo cho các hộ nghèo vui xuân, đón tết; tổ chức nhiều chương trình đón xuân theo nghi thức tôn giáo được đông đảo tín đồ và nhân dân đến tham dự. Trong năm các hoạt động đạo sự diễn ra bình thường đúng chương trình đăng ký, các cuộc lễ hội tổ chức với qui mô vừa và nhỏ. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo có nhiều hoạt động, số lượng người trong, ngoài đạo tham dự, các hoạt động đều chấp hành tốt quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự. *Các cuộc đại hội, hội nghị tôn giáo - Hội thánh Báp tít Việt Nam (Nam Phương), Ban Đại diện Báp tít thành phố Cần Thơ tổ chức lễ phục sinh cho tính đồ Cần Thơ tại Hội thánh Báp tít Phong Điền, lễ diễn ra đúng chương trình đăng ký, đảm bảo an ninh trật tự. - Ngày 22/5/2013 Hội nhánh Tin lành Giai Xuân thuộc chi hội Phong Điền long trọng tổ chức lễ cảm tạ và cúng hiến Đền thờ Hội nhánh Tin lành Giai Xuân. - Các nhà thờ, điểm nhóm tổ chức lễ phục sinh với qui mô nhỏ đúng theo nghi thức tôn giáo. - Ban đại diện Phật giáo huyện Phong Điền tổ chức lễ Phật đản cho tín đồ tại Chùa Phước Khánh vào ngày 19/5/2013, tăng ni, phật tử tề tựu về tham dự lễ với tinh thần phấn khởi trang trọng. - Các chùa, tịnh thất Phật giáo; các Thánh thất, Thánh tịnh, Tiểu thất Cao Đài, Hội quán tịnh độ Cư sĩ Phật hội tổ chức cúng vào ngày rằm, 30 hàng tháng đúng theo chương trình đăng ký hàng năm; *Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển, bầu cử, suy cử chức sắc, nhà tu hành Trong năm Hội thánh Báp tít Việt Nam đã phong chức Mục sư cho 02 Mục sư nhiệm chức tại Hội thánh Báp tít Phong Điền. *Về ưu điểm: Các tôn giáo trên địa bàn phần lớn hoạt động tuân thủ pháp luật, tập trung vào việc xây dựng cơ sở thờ tự, phát triển tín đồ, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội và GVHD: Ths Võ Duy Nam 34 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT có mối gắn bó quan hệ với chính quyền địa phương. Thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo được các tín đồ trong các tôn giáo nhiệt tình đón nhận và họ có sự tìm hiểu các điều trong pháp lệnh từ đó thực hiện nghi lễ tôn giáo theo đúng pháp luật hơn, thời gian gần đây ít xảy ra các hiện tượng vi phạm pháp lệnh tôn giáo. Mặc khác, pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo cũng cơ bản giúp cho cán bộ Nhà nước làm công tác tôn giáo thực hiện quản lý tôn giáo tốt hơn, thời gian qua Ban chỉ đạo tôn giáo huyện Phong Điền thực hiện tốt công tác quản lý tôn giáo, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp lệnh, hiến chương. Kết quả đạt được: công nhận 08 điểm nhóm hoạt động ngoài cơ sở thờ tự (trong đó 01 được công nhận điểm nhánh, 01 chi hội); công nhận 01 tịnh thất của phật giáo, 05 Ban trị sự PGHH và một số điểm nhóm khác ta đang xem xét cho phép hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện của một điểm nhóm tôn giáo. *Hạn chế: Năm 2007 đưa người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo trái phép tại điểm nhóm Tin lành Baptit Nhơn Ái do ông Phan Văn Út phụ trách; Xây dựng nhà nguyện không phép của họ đạo Thới Long Xuân năm 2008; Kết hợp các cơ quan chức năng đẩy đuổi nhóm người Đài Loan hoạt động Nhất quán đạo tại xã Nhơn Ái năm 2010, đặc biệt vô hiệu hoá hoạt động nhóm đối tượng liên quan đến PGHH của Lê Quang Liêm và nhóm hoạt động cái gọi là đạo Thanh hải Vô Thượng Sư không để chúng có điều kiện phát triển gây thanh thế, tạo nên tình hình phức tạp tại địa phương; cơ quan chức năng của xã Trường Long lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Võ Văn Hiểu về hành vi tập trung đông người để sinh hoạt đạo trái phép với hình thức hát thánh ca, có sử dụng máy chiếu và laptop để trình chiếu nội dung kinh thánh của đạo Tin lành giám lý. Có 21 người tham gia sinh hoạt đạo, đa số là trẻ em trong và ngoài huyện Phong Điền. 2.2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở huyện Phong Điền 2.2.1. Công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo và UBND huyện Làm tốt công tác tham mưu giúp Ban chỉ đạo công tác tôn giáo, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo. 2.2.2. Công tác phối hợp với các cơ quan -Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, ban ngành có liện quan thực hiện tốt công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn, quản lý chặt các hoạt GVHD: Ths Võ Duy Nam 35 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT động tôn giáo, hạn chế thấp nhất việc tổ chức lễ hội ngoài chương trình đăng ký năm, khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. -Kết hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện, không để các phần tử xấu lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước ta để hoạt động trái pháp luật, ngăn chặn kịp thời việc lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn. -Xây dựng và thực hiện kế hoạch thăm, chúc mừng, tặng quà các chức sắc, chức việc trong tôn giáo nhân dịp các ngày lễ hội, kỷ niệm của tôn giáo, đồng thời viếng thăm các gia đình chính sách là tín đồ tôn giáo. -Hỗ trợ cho Ban Tôn giáo Thành phố tiếp tục thực hiện Dự án “Hệ thống thông tin tôn giáo, tín ngưỡng thành phố Cần Thơ”. 2.2.3. Giải quyết đơn trong tôn giáo Đã tiếp 76 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, nhận 21 đơn, đã giải quyết và chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hiện còn 2 trường hợp đang thụ lý là Tịn Thất Bửu thiện xin gia nhập Giáo hội và xin thành lập điểm nhóm Tin lành Giám lý Liên hiệp. 2.2.4. Đào tạo bồi dưỡng, củng cố bộ máy tổ chức - Củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo huyện đúng chức danh, nhắc nhở địa phương nâng cao hoạt động tổ công tác tôn giáo xã - Phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, thị trấn và ấp như: Chủ tịch UBMTTQ, các ban ngành đoàn thể, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp về Chuyên đề Chủ nghĩa yêu nước, thời gian 9 ngày có 105 lượt người dự. - Đưa 20 cán bộ làm công tác tôn giáo của các ban, ngành đoàn thể tham gia lớp triển khai, quán triệt Nghị định số 92/2012/NĐ-CP do Ban Tôn giáo Thành phố tổ chức. - Cử 4 đồng chí lãnh đạo dự lớp bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức. - Đưa 11 cán bộ làm công tác tôn giáo tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo tại Ban Tôn giáo Thành phố Cần Thơ. 2.2.5. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức như tuyên truyền miệng, tuyên truyền trong các buổi họp nhóm, họp tổ, truyên truyền trên đài làm cho cán bộ và nhân dân am hiểu các văn bản pháp luật về lĩnh vực tôn GVHD: Ths Võ Duy Nam 36 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT giáo như: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg; Nghị định 92/2012; Thông tư số 01/2013/TT-BNV. Tham mưu cho UBND huyện tổ chức họp mặt các chức sắc, chức việc nhà tu hành trong tác tôn giáo, qua đó thông báo cho họ nắm về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 2013, định hướng nhiệm vụ năm 2014; phối hợp với UBMTTQ, đoàn thể và ban ngành thăm cơ sở thờ tự nhân dịp tết nguyên Đán. *Những kết quả đạt được - Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo trên tất cả các lĩnh vực, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tiếp tục là lực lượng nồng cốt trong công tác vận động tín đồ tôn giáo tham gia phát triển sản xuất, vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và các phong trào khác, quan tâm đến việc vận động tập hợp tín đồ tôn giáo vào tổ chức. - Hầu hết các cơ sở tôn giáo đều đủ điều kiện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được xây dựng, sửa chữa khang trang, sạch đẹp. - Đẩy mạnh hoạt động từ thiện xã hội ích nước lợi dân. Nhiều chức sắc, giáo sĩ tham gia hoạt động xã hội tốt. Có tinh thần trách nhiêm và ý thức cảnh giác ngăn ngừa làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo hoạt động trái pháp luật. - Đảng và chính quyền các cấp quán triệt tổ chức và thực hiện các quan điểm và chính sách tôn giáo đúng đắn, chăm lo các mặt đời sống và tinh thần, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xem đây cũng là một trong những nhiệm vụ Cách mạng quan trọng lâu dài. Đồng thời cũng là công tác thường xuyên trong sự nghiệp cách mạng chung. - Cán bộ công tác tôn giáo nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và nhất là chính sách tôn giáo. Đồng thời cũng hiểu biết cơ bản tín ngưỡng tôn giáo về tổ chức, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, chức sắc, tín đồ tôn giáo. Qua đó tổ chức thực hiên có hiệu quả các chính sách , pháp luật về tôn giáo; vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo cùng toàn dân tích cực hưởng ứng các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể các tổ chức xã hội vững mạnh, hướng dẫn chức sắc, tín đồ tôn giáo “Sống tốt đời đẹp đạo” ở địa phương. *Một số hạn chế - Một số cán bộ Đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, tổ chức quán triệt thực hiện trong nội bộ hệ thống chính trị và GVHD: Ths Võ Duy Nam 37 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT nhân dân chưa thưòng xuyên sâu sát nên công tác có nơi, có lúc biểu hiện định kiến, hẹp hòi, có nơi buôn lỏng quản lý lãnh đạo để xảy ra những hoạt động sai phạm, bất ổn. - Một số nơi Mặt trận, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác này, thiếu tập trung lãnh đạo nên công tác tôn giáo còn hạn chế và kém hiệu quả. - Cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo còn thiếu, một số chưa được đào tạo về chuyên môn, kinh phí trang thiết bị còn rất hạn chế, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo một số nơi còn lỏng lẻo, chậm phát hiện vụ việc phát sinh tại cơ sở, tình trạng biến gia thành tự, việc xây dựng, sửa chữa những công trình không phép còn diễn ra. Đặc biệt là trong tín ngưỡng dân gian như xây đền miếu ( vụ việc xây miếu Bà Chúa Thượng ở Thị trấn, Điểm nhóm Tin lành Báp tít chưa được công nhận tư cách pháp nhân vẫn hoạt động tại hộ Ông Võ Văn Hiểu ở Trường Long ). 2.3. Quản lý Nhà nước đối với Phật giáo ở Huyện Phong Điền - TPCT 2.3.1. Đặc điểm Phật giáo ở Phong Điền Phật giáo ở Thành phố Cần Thơ nói chung ở huyện Phong Điền nói riêng tuy có chung một tổ chức Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, nhưng trong đó có nhiều tông môn, hệ phái khác nhau: như Nam tông, Bắc tông, Khất sĩ, Thiên Thai, Cô Sơn môn... Cơ sở thờ tự có chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, do thầy trụ trì, Ban hộ tự hoặc người hộ tự quản lý. Tại huyện Phong Điền có 2 chùa; 02 tinh thất; có khoảng trên 1000 tín đồ; đang xây dựng 01 Thiền viện Trúc lâm Phương Nam. Nhìn chung đồng bào tu Phật có truyền thống yêu nước, thực hiện đường hướng giáo hội “Đạo pháp dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. Tuy nhiên còn có một số người hoạt động mê tính dị đoan, hoặc lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật. Hoạt động Phật giáo phát triển mạnh trên địa bàn và ngày càng có vai trò, ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Số quần chúng tín đồ tham gia sinh hoạt giáo lý tại các chùa ngày một đông. Hệ thống đào tạo, phát triển Phật giáo được mở rộng và phát triển hàng năm theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước và giáo lý đạo Phật. Cơ sở thờ tự Phật giáo được cải tạo, tu bổ khang trang và thuận tiện cho sinh hoạt tín ngưỡng, thu hút nguồn lực xã hội hoá khá lớn. Hoạt động của các vị chức sắc Phật giáo và Ban đại diện Phật giáo huyện cũng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ. Các tín đồ phật tử đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng của địa phương. Các hoạt động tôn giáo định kỳ như an cư kiết hạ, thụ giới trong Phật giáo được giáo hội chú trọng; các lễ hội tín ngưỡng, như lễ Phật đản, lễ Vu lan hàng năm tại GVHD: Ths Võ Duy Nam 38 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã được Ban Đại diện Phật giáo huyện, các nhà sư trụ trì tại các chùa tổ chức trang nghiêm, thu hút đông đảo tăng ni phật tử và quần chúng nhân dân tham gia, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Các buổi lễ được tổ chức đã đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo và tạo được niềm vui phấn khởi cho các chức sắc, tăng ni, phật tử và quần chúng nhân dân trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và mở cửa, vẫn còn một số bất cập như: Tín ngưỡng trong các tầng lớp nhân dân tại các cơ sở di tích ngày càng phát triển, theo đó, các hoạt động lễ bái, "lên đồng", dâng sao giải hạn vào dịp đầu xuân và cuối năm diễn ra rất sôi động, vấn đề này không chỉ dừng ở yếu tố tâm linh thuần tuý, mà còn tác động ảnh hưởng đến tư tưởng một bộ phận quần chúng nhân dân trong các giai tầng xã hội; Việc khiếu kiện đòi các cơ sở vật chất tại một số cơ sở vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. 2.3.2.Công tác quản lý Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thành phố Cần Thơ và huyện Phong Điền, có ảnh hưởng lớn trên nhiều lĩnh vực. Trên Cơ sở Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Huyện Phong Điền thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo trên các phương diện tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện hành đạo. *Về nội dung quản lý + Cấu thành của bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Ban Đại diện Phật giáo huyện là phù họp với Hiến chương và luật pháp Việt Nam. + Xem xét chức năng, nhiệm vụ, quy mô của từng tổ chức Phật giáo ở từng địa phương theo sự phân cấp quản lý. + Xem xét và cho thành lập Ban đại diện ở cấp xã, đối với những xã có cơ sở thờ tự của phật giáo nên việc thành lập Ban đại diện là nhu cầu tất yếu, phù hợp với thực tế khách quan. *Về quản lý nhân sự: Thực hiện quản lý nhân sự Ban Đại diện cấp huyện, Ban Đại diện cấp xã, thị trấn, kiểm soát việc bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc. *Về biện pháp quản lý + Phân Cấp từ cấp thành phố xuống cấp huyện, xã. Luôn có sự phối họp giữa các cấp quản lý. *Về quản lý hoạt động Trên cơ sở Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các văn bản pháp quy làm căn cứ cho quản lý các hoạt động sau: GVHD: Ths Võ Duy Nam 39 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT + Hướng dẫn cho các địa phương tiến hành đại hội cấp cơ sở. + Quản lý gia đình Phật tử: Quản lý các trại lớp bồi dưỡng đoàn sinh, quản lý các huynh trưởng và chương trình bồi dưỡng đào tạo. + Quản lý các hoạt động diễn ra thường xuyên theo truyền thống tôn giáo như: các ngày lễ lớn (Phật đản,vu lang...), hoạt động theo giới luật, An cư hàng năm, sám nguyện hàng tháng, các lễ cầu an, cầu siêu. *Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện hành đạo + Về cơ sở thờ tự: Cơ sở thờ tự là nơi thường xuyên xảy tranh chấp về quyền quản lý và tranh chấp đất đai. Do đó, cần phải có biện pháp quản lý tích cực và cụ thể. Quản lý căn cứ trên quy định của luật đất đai hiện hành. + Thực hiện quản lý đất đai theo luật đất đai có yếu tố đặc thù tôn giáo, việc xây dựng, tu sửa, quản lý hộ tịch, hộ khẩu của tăng ni trong chùa, quản lý việc xuất nhập văn hoá phẩm Phật giáo (kinh, chuông, khánh, tượng Phật,..) + Biện pháp quản lý: Lập hồ sơ quản lý từ cơ sở, xác định chủ thể quản lý là các trụ trì có bổ nhiệm để xác định rõ trách nhiệm, cấp quản lý trực tiếp là cấp xã, thị trấn Tóm lại, với chức năng là công cụ để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, thì hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo. Nhờ chức năng này mà các hoạt động tôn giáo của cả nước; Thành phố Cần Thơ nói chung và huyện Phong Điền nói riêng, diễn ra tương đối bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những vướng mắc, bất cập, làm cho hiệu quả của công tác này chưa được cao. Do đó, cần phải hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. 2.4. Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Huyện Phong Điền Trong những năm tới, do xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tình hình tôn giáo nói chung và ở Huyện Phong Điền nói riêng ngày càng phát triển. Những hoạt động tôn giáo ngày càng gia tăng, mang nhiều màu sắc khác nhau. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không ít, vấn đề đặt ra là phát huy những mặt đã làm được, hạn chế những tồn tại trên một số mặt cụ thể sau: 2.4.1. Về công tác cán bộ Mặc dù trong thời gian qua, công tác tổ chức, bộ máy cán bộ được chú trọng nhưng trước những nhiệm vụ và tình hình tôn giáo mới, có nhiều biến động, tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, đội ngũ cán bộ tôn giáo so với các lĩnh vực công tác khác còn GVHD: Ths Võ Duy Nam 40 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT mỏng, thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa được đào tạo cơ bản, nhiều người không am hiểu về tôn giáo, không nắm chắc diễn biến tình hình tôn giáo, kinh nghiệm xử lý những tình huống phát sinh trong công tác tôn giáo còn hạn chế dẫn đến chất lượng tham mưu, đề xuất giải quyết các nội dung liên quan đến công tác tôn giáo chưa thực sự đạt hiệu quả. Khi giải quyết các vụ việc còn lúng túng, nóng vội, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, cho nên một số việc còn để tồn đọng kéo dài. Vì vậy, cần phải củng cố, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và hoàn thiện bộ máy đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện cả về số lượng và chất lượng, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. 2.4.2. Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai, tình hình mâu thuẫn nội bộ trong các cơ sở thờ tự, việc phát triển tín đồ của các tôn giáo - Tình trạng xây dựng, sữa chữa các cơ sở thờ tự còn diễn ra khi chưa xin phép chính quyền địa phương, một số trường hợp “biến gia thành tự” tạo nên chuyện đã rồi. - Tình hình mâu thuẫn nội bộ đã xãy ra do bất đồng trong việc quản lý tại khu di tích lịch sử Giàn Gừa – Xã Nhơn Nghĩa. - Các điểm nhóm trong tôn giáo có dấu hiệu đua tranh nhau lôi kéo tín đồ về tôn giáo mình bằng hình thức tài trợ vật chất, đây là một trong những nguy cơ gây bất ổn ANTT tại địa phương. - Xu hướng xây dựng lại các nơi thờ tự tín ngưỡng dân gian trước đây như đền, đình, miếu mặt tích cực là đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của bà con trong khu vực này nhưng bên cạnh đó có không ít người lợi dụng để nhằm trục lợi cá nhân tạo nên cảnh xô bồ, mất đi tính trang nghiêm vốn có của một nơi thờ tự. Do đó, để làm tốt công tác quản lý hoạt động tôn giáo trong thời gian tới, các cơ quan chức năng, các ngành có liên quan cần có chủ truơng, kế hoạch, rút kinh nghiệm từ những vụ việc trước, nắm sát tình hình trong lĩnh vực đất đai liên quan đến tôn giáo để giải quyết thấu đáo, hợp tình hợp lý, tuân thủ pháp luật đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của tín đồ các tôn giáo. 2.4.3. Vấn đề đảm bảo an ninh tôn giáo, phối hợp đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo: Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và dân chủ hóa đời sống xã hội do Đảng ta lãnh đạo đã thu được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung của tín đồ tôn giáo nói riêng ngày càng được cải GVHD: Ths Võ Duy Nam 41 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT thiện rõ rệt, trình độ dân trí của người dân được nâng cao, lòng tin của nhân dân với chế độ không ngừng được củng cố. Từ đó tín đồ và các chức sắc tôn giáo có điều kiện thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình. Mặc dù, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực nhưng cũng đang đứng trước những thách thức trên con đường phát triển. Một trong những thách thức đó là: các thế lực thù địch coi Việt Nam là một mục tiêu trọng điểm của việc thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, nhằm chuyển hóa, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để củng cố tổ chức và tăng cường vị thế của mình, Giáo hội đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo rầm rộ nhằm thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tăng cường mở các lớp giáo lý, kinh bổn dưới nhiều hình thức hấp dẫn, phong phú bồi dưỡng đức tin, phát triển thêm tín đồ. Tiếp tục chỉ đạo đòi lại đất đai, cơ sở cũ của Giáo hội mà trước đây đã bị trưng thu hoặc hiến cho nhà nước sử dụng. Dung túng các hoạt động khi chưa có sự đồng ý của chính quyền, thông qua tôn giáo gây cơ sở, tập hợp lực lượng, từng bước tách khỏi sự quản lý của nhà nước, dần trở thành lực lượng đối trọng với nhà nước. Tóm lại, với xu thế hội nhập và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực tôn giáo vốn là lĩnh vực nhạy cảm, các thế lực thù địch cố tình lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để lôi kéo, kích động hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định chính trị, thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ đối với nước ta. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể cần tăng cường phối hợp quản lý hoạt động của các tổ chức tôn giáo đảm bảo an ninh tôn giáo, nhằm làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình đối với nước ta nói chung, đồng thời giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn huyện và Thành phố Cần Thơ nói riêng. Thực hiện theo chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Huyện Phong Điền luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra và không ngừng cũng cố, nâng cao bộ máy tổ chức. Có sự phối họp giữa các ban nghành, đoàn thể, tích cực thực hiện công tác dân vận, tuyên truyền. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhỏ không tuân theo pháp luật và chính sách của Nhà nước. Hy vọng trong thời gian sắp tới, địa phương sẽ tiếp tục cố gắng và hoàn thành những mục tiêu công tác đã đề ra nhất là công tác dân vận, tuyên truyền để giúp cho bà con “sống tốt đời, đẹp đạo”. 2.5. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo 2.5.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo GVHD: Ths Võ Duy Nam 42 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT Theo ý kiến của người viết, chúng ta nên sửa đổi quy định ở điều 21, Pháp lệnh, tín ngưỡng, tôn giáo 2004. Có một điểm đáng lưu ý là chúng ta không có quy định độ tuổi tối thiểu vào tu tại các cơ sở thờ tự. Sự thật là có rất nhiều người vào tu tại các cơ sở thờ tự lúc tuổi còn thiếu nhi, thiếu niên. Do môi trường sống nên các tư tưởng về tôn giáo đã ăn sâu vào suy nghĩ của họ. Do đó, những nhận thức của họ đối với những vấn đề khác ngoài tôn giáo sẽ bị hạn chế. Hoà cùng với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng không ngừng thay đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình thực tể. Song, so với các lĩnh vực khác, pháp luật tôn giáo lại không có biến chuyển nhiều. Kể từ khi ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, đến nay 10 năm, chúng ta vẫn không bổ sung hay sửa đổi gì cả. Điều đó cho thấy, tình hình tôn giáo ở nước ta tương đối ổn định và chính sách nhất quán của Nhà nước ta trong tôn giáo vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, tôn giáo vấn đề rất quan trọng trong mọi thời đại, chúng ta đã kế thừa rất nhiều và hiện nay là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Đã đến lúc chúng ta nên xây dựng “Luật tín ngưỡng, tôn giáo ” để một bước nữa hoàn thiện pháp luật về tôn giáo - tín ngưỡng. Theo ý kiến người viết, với tầm quan trọng và vị trí của tôn giáo đối với xã hội Việt Nam thì việc xây dựng “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” là rất hợp lý và cần thiết. Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở vững chắc cho hoạt động tôn giáo của đồng bào và cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. 2.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo 2.5.2.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm trách nhiệm của hệ thống chính trị và của toàn xã hội về vấn đề tôn giáo - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo. - Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo, thông qua tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời tạo cơ sở đấu tranh chống tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm hại GVHD: Ths Võ Duy Nam 43 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT đến lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân. 2.5.2.2. Tăng cường công tác dân vận, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở - Quán triệt sâu và rộng trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nội dung cốt lõi của chính sách tôn giáo là công tác vận động quần chúng. - Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo, phù hợp với đặc điểm đồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo. - Nên có chính sách khen thưởng kịp thời những cá nhân và tập thể có đóng góp trong việc xây dựng cuộc sống “tốt đời - đẹp đạo”. Từ đó, giúp cho họ có thiện cảm với Nhà nước ta, tạo được thiện cảm đối với Nhà nước là tạo được bước đầu của sự thành công trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. - Cũng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào tôn giáo, nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng, hệ thống chính quyền. Tăng cường hoạt động của Mặt Trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tuyên truyền chủ trương chính sách đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo. Khắc phục tình trạng tổ chức Mặt Trận Tổ quốc và các đoàn thể không nắm vững được quần chúng tín đồ; xây dựng lực lượng cốt cán, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ, có chính sách phù hợp chăm lo, quan tâm đến lực lượng này. - Giáo dục vận động tín đồ tôn giáo nâng cao trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Thông qua quần chúng nhân dân và chức sắc, tín đồ các tôn giáo phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh làm thất bại các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái pháp luật, chủ động giải quyết các vấn đề trên ngay tại cơ sở. 2.5.2.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo - Công tác liên tịch với các đoàn thể và công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải được đẩy mạnh và thực hiện triệt để. Công tác dân vận là một công tác rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Tăng cường phát huy triệt để vai trò của Mặt Trận Tổ quốc trong việc phối hợp với cơ quan quản lý chuyên môn. Các cấp Uỷ Đảng quan tâm sâu sát hơn nữa đối với tôn giáo và quản lý. Nên tổ chức tập huấn thường xuyên cho Mặt Trận Tổ quốc về tôn giáo và quản lý tôn giáo. - Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những vùng có đông GVHD: Ths Võ Duy Nam 44 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT đồng bào các tôn giáo. Điều đó thể hiện sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước ta đối với đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. - Tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/2012 của Chính phủ và một số văn bản khác có liên quan. - Tăng cường đề cao cảnh giác, xây dựng phương án cụ thể, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực lợi dụng tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết, gây rối và xâm phạm an ninh quốc gia. - Giải quyết các vấn đề tôn giáo tham gia thực hiện các chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục, xã hội của Nhà nước. - Tăng cường công tác giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo, nhất là các vụ kéo dài nhiều năm. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở thờ tự chưa được hợp lệ về giấy tờ. Các nguyên tắc phải được thực hiện đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Các cơ sở tôn giáo đã chuyển giao cho chính quyền hoặc đoàn thể sử dụng, về nguyên tắc, xử lý theo quy định pháp luật hiện hành. Riêng đối với trường họp, nhà, đất do cơ sở tôn giáo hiến tặng có văn bản thì không đặt vấn đề trả lại. Mọi khiếu nại nhằm đòi lại sẽ không được giải quyết. - Thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà đất sử dụng vào mục đích tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo - Đối với Hội đoàn tôn giáo, thực hiện theo nguyên tắc mọi tổ chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhận và hoạt động theo pháp luật. - Các nhà tu hành, chức sắc tham gia các hoạt động xã hội với tư cách công dân thì Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ họ, khuyến khích và giúp đỡ họ thực hiện đúng theo chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước - Phối hợp với các cơ quan quân sự bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho chức sắc, chức việc. Lồng vào đó là tuyên truyền lòng yêu nước, bổ sung thêm nội dung khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế tại chổ. Nên tổ chức hội đoàn kết sư sãi yêu nước cấp tỉnh và cấp huyện khi có điều kiện. 2.5.2.4. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại, chống đối cách mạng - Từ trước đến nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn luôn tìm cách phá hoại chế độ ta, cản trở con đường xây dựng đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị của mình. Chúng lôi kéo tín đồ, xúi giục họ đòi lại đất đai, thành lập Nhà nước tôn giáo,...gây mất ổn định chính trị và xã hội của ta. - Vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành, cán bộ, Đảng viên là phải luôn luôn đề GVHD: Ths Võ Duy Nam 45 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT cao ý thức cảnh giác, tuyên truyền vận động nhân dân không nghe theo, tạo được niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Kiên quyết đấu tranh phê phán và phản bát lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và bọn đội lốt tôn giáo. - Việc tu sửa chùa trước đây là tự phát, không xin phép do quyên góp và từ nước ngoài gởi về. Nên vân động họ xin phép và kèm theo thiết kế. Nên có hình thức xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với những kẻ lợi dụng tôn giáo cho mục đích phi tôn giáo. Tuy nhiên cũng nên có chính sách khoan hồng đối với những người biết sai trái, có ý thức lập công chuộc tội. 2.5.2.5. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo - Cũng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt Trận Tổ quốc và các đoàn thể. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mô hình tổ chức và quản lý Nhà nước về tôn giáo các cấp, phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác. - Bố trí thêm nhân sự làm công tác tôn giáo ở địa phương, nhất là ở cấp xã vì hiện nay, không có cán bộ chuyên trách tôn giáo cấp xã, là một cấp quan trọng trong công tác quản lý ở địa phương. - Tăng kinh phí hoạt động cho quản lý vì theo thực tế thì nguồn ngân sách không đáp ứng được yêu cầu thực hiện. Việc tăng phúc lợi cũng góp phần làm cho cán bộ yên tâm công tác và nghiên cứu khoa học mà không làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất của họ. - Đối với Ban Dân vận Trung ương và Ban Tôn giáo Chính phủ phải nghiên cứu và hướng dẫn xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo, mở lớp trang bị kiến thức tiếp cận cho cán bộ, nhất là kiến thức vận động tín đồ, chức sắc. 2.5.2.6. Coi trọng công tác đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo - Để làm tốt công tác tôn giáo, vấn đề là chúng ta phải làm tốt công tác đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo. Xây dựng đề án cán bộ làm công tác tôn giáo lâu dài, bền vững, tránh sự chấp vá, thường xuyên đều đi nơi khác làm hiệu quả công tác không cao. - Nên có chương trình đào tạo chính quy để tạo lực lượng nguồn có chuyên môn và được đào tạo bài bản chứ không phải cứ một thời gian lại tổ chức tập huấn ngắn hạn, kinh phí không phải nhỏ mà hiệu quả chưa chắc đã cao. Trước tình hình mới, chúng ta cần xây dựng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này (tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là vấn đề phát triển cán bộ. Đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, kỹ năng quản lý) để đáp úng yêu cầu nhiệm vụ đang là một đòi hòi cấp bách. Trong công tác đào tạo nguồn cán bộ phải làm cho họ nắm vững đường lối của GVHD: Ths Võ Duy Nam 46 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT Đảng, chính sách của Nhà nước và các giáo lý tôn giáo. Các cấp uỷ, chính quyền phải phân công đúng chức năng để họ phát huy sở trường của mình. Trên đây là những nguyên nhân và những kiến nghị mà trong quá trình tìm hiểu lý luận và thực tiễn người viết đã rút ra được. GVHD: Ths Võ Duy Nam 47 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT KẾT LUẬN Tôn giáo là vấn đề phức tạp và nhạy cảm của mỗi quốc gia, còn tồn tại lâu dài và có những vấn đề biến động nhất định. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, là vấn đề lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Sự thật lịch sử ngày càng chứng minh, tôn giáo là một hiện tượng xã hội có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của con người. Vì vậy, trong công tác tôn giáo thì công tác vận động đồng bào có đạo là đặc điểm quan trọng vừa có tính cấp bách và lâu dài, là yếu tố trực tiếp ổn định chính trị, an ninh quốc gia. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước có những chỉ đạo sát sao và kịp thời công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo phù hợp với chính sách đối ngoại và đối nội. Đổi mới công tác vận động quần chúng trong tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tăng cường mối quan hệ của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước mắt chúng ta không ít khó khăn thử thách, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập đang từng ngày, từng giờ có thể này sinh tiêu cực mọi mặt trong đời sống xã hội. Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình nhằm chống phá chế độ của ta, trong đó có việc lợi dụng tôn giáo như một công cụ chính trị thường xuyên. Thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ “tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: “Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước xây dựng bảo vệ Tổ chức vững chắc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời - đẹp đạo”. Từ đó có tác động tích cực đến đồng bào các tôn giáo, họ được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, đời sống vật chất tinh thần được cải thiện. Nhìn chung, đồng bào tôn giáo phấn khởi, đồng tình tạo được niềm tin mới vào chính sách tôn giáo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ trương của Nhà nước đã có tác động tích cực vào quá trình ổn định chính trị và sự nghiệp đổi mới theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước GVHD: Ths Võ Duy Nam 48 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền TPCT GVHD: Ths Võ Duy Nam 49 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Quản lý Nhà nước về tôn giáo, thực tiển tại Huyện Phong Điền - TPCT Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện của Đảng 1. Nghị quyết số 24/NQ-BCT ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình mới; 2. Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành trung ương khóa IX về công tác tôn giáo; 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của ĐCS Việt Nam năm 1996; 4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐCS Việt Nam năm 2001; 5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của ĐCS Việt Nam năm 2006 6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam năm 2011; Danh mục văn bản pháp luật 1. Hiến pháp 1946, 1959, 1980,1992, sửa đổi 2013; 2. Nghị quyết số 23/NQ-QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và các chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991; 3. Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tín ngưỡng, tôn giáo; 4. Sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về bảo tồn các di tích, quy định bảo vệ chùa, đền, nhà thờ; 5. Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/6/1955 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về quyền tự do tín ngưỡng; 6. Nghị quyết số 297/CP ngày 11/11/1997 của Hội đồng Chính phủ đối với một số vấn đề về chính sách tôn giáo; 7. Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo; 8. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tính ngưỡng tôn giáo 2004; 9. Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; 10. Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo tin lành; GVHD: Ths Võ Duy Nam SVTH: Nguyễn Thanh Truyền 1 Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, thực tiển tại Huyện Phong Điền - TPCT 11. Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo; 12. Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý và thẩm quyền giải quyết những vấn đề tôn giáo trên địa bàn thành phố. Danh mục văn kiện hành chính 1. Ban Tôn giáo Thành phố Cần Thơ, Báo cáo tổng kết số 20/BC-BTG ngày 04/1/2013 về tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo 2013, phương hướng nhiệm vụ 2014; 2. Ban tôn giáo Huyện Phong Điền, Báo cáo tổng kết số 28/BC-BTGPNV ngày 15/1/2014 về tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo năm 2013, phương hướng nhiệm vụ 2014. Sách, báo, tạp chí và trang thông tin điện tử 1.C.Mác-awnghen toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1995; 2. Báo mới, Đồng chí Trương Tấn Sang: Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết toàn dân tộc. Website: http://www.baomoi.com/Dong-chi-Truong-Tan-Sang-Hoat dong-ton giao-va cong-tac-ton-giao-phai-nham-tang-cuong-doan-ket-toan-dan toc/122/2004151.epi.[truy cập ngày 10/4/2014]; 3. Báo mới, Hội nghị toàn quốc về công tác Tôn giáo và công tác Dân tộc Website: http//www.baomoi.com/Hoi-nghi-toan-quocve- cong-tac-ton-giao-vacong-tac-dan-toc/122/306172.epi.[truy cập ngày 11/4/2014]; GVHD: Ths Võ Duy Nam SVTH: Nguyễn Thanh Truyền 2 [...]... các tôn giáo, dân tộc, đức tin và lòng yêu nước Theo Hồ Chí Minh đối với người có tín ngưỡng, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, GS-TS Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tôn giáo 2003 GVHD: Ths Võ Duy Nam 11 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT... điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta 1.2 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 1.2.1 Quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước đối với tôn giáo - Quản lý Nhà nước đối với tôn giáo: Là quá trình dùng quyền lực của cơ quan Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) để tác động, điều chỉnh, hướng dẫn các tôn giáo và mọi hành vi hoạt động của tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo được diễn... Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT lễ nghi và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo + Hoạt động tôn giáo phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không cản trở quyền và nghĩa vụ của công dân + Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo an toàn, tiết kiệm, tôn trọng... giáo trong quản lý Nhà nước GVHD: Ths Võ Duy Nam 14 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT + Pháp luật về hoạt động tôn giáo là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong công tác tôn giáo bằng các quy định của pháp luật Pháp luật về hoạt động tôn giáo là công cụ bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của... giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” làm điểm tương đồng Sự phát triển về thế giới quan không cản trở GVHD: Ths Võ Duy Nam 10 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT hoặc mâu thuần với việc thực hiện đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo... phong mỹ tục và lợi ích của dân tộc + Có Hiến chương, điều lệ, thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo GVHD: Ths Võ Duy Nam 20 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT gắn bó với dân tộc và không trái với quy định pháp luật + Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định + Có trụ sở, tổ chức và. .. quản lý 1.2.6.1 Cơ cấu tổ chức *Bộ máy làm công tác tôn giáo Trong thời kỳ đổi mới, bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ngày càng được cũng cố và phát triển với chức năng nhiệm vụ ngày càng rõ ràng Hệ thống bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo đã có GVHD: Ths Võ Duy Nam 27 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực... ban Nhân dân cùng cấp quy định theo hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Nội vụ 1.2.6.2 Phương pháp quản lý GVHD: Ths Võ Duy Nam 30 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT - Phương pháp giáo dục, thuyết phục, vận động Nếu như trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, mệnh lệnh hành chính (mệnh lệnh, phục tùng)... hiện đầy đủ trách nhiệm và tình cảm của Nhà nước đối với đồng bào các tôn giáo ờ Việt Nam, Chính sách đó được đảm bảo bằng pháp luật và phải được GVHD: Ths Võ Duy Nam 16 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT thực hiện trên cơ sờ thượng tôn pháp luật, không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do tôn giáo để có các hành... Chính phủ về Tôn giáo; Chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu quốc GVHD: Ths Võ Duy Nam 28 SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiển tại huyện Phong Điền - TPCT gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về tôn giáo 2.Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định: +Dự thảo Thông tư và các văn bản khác về công tác tôn giáo; +Kế ... Nam Quản lý Nhà nước tôn giáo, lý luận thực tiển Huyện Phong Điền - TPCT iv SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước tôn giáo, lý luận thực tiển huyện Phong Điền - TPCT... tài Quản lý Nhà nước tôn giáo, lý luận thực tiễn Huyện GVHD: Ths Võ Duy Nam SVTH: Nguyễn Thanh Truyền Luận văn tốt nghiệp Quản lý Nhà nước tôn giáo, lý luận thực tiển huyện Phong Điền - TPCT Phong. .. - TPCT CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 2.1 Thực tiễn công tác quản

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan