Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
4,05 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-
NGUYỄN PHƯỚC THANH
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC LOẠI MÀNG PHỦ ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA KHOAI LANG TÍM NHẬT
(IMPOMEA BATATAS)
TẠI NHÀ LƯỚI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-
NGUYỄN PHƯỚC THANH
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC LOẠI MÀNG PHỦ ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA KHOAI LANG TÍM NHẬT
(IMPOMEA BATATAS)
TẠI NHÀ LƯỚI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Cán bộ hướng dẫn
TS. LÊ VĨNH THÚC
Cần Thơ, 2013
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, Mẹ đã suốt đời tận tụy, vất vả vì tương lai của con, mang lại cho
con niềm tin và nghị lực để con vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc
sống.
Thành kính biết ơn,
Ts. Lê Vĩnh Thúc đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và đóng
góp những ý kiến quý báo để tôi hoàn thành việc nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn,
Thầy cố vấn học tập Lê Vĩnh Thúc, Võ Thị Bích Thủy và quý thầy cô
giảng viên đại học trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức
quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.
Thân ái gởi về,
Xin chia sẽ niềm vui với gia đình, các bạn cùng lớp Trồng Trọt khóa 36
đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt khóa học.
Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất!
Nguyễn Phước Thanh
i
LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
-
Họ và tên: Nguyễn Phước Thanh
-
Giới tính: Nam
-
Ngày sinh: 15/07/1992
-
Nơi sinh: An Giang
-
Dân tộc: Kinh
-
Quê quán: Ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh
An Giang
-
Địa chỉ liên lạc: Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần
Thơ, thành phố Cần Thơ.
-
Điện thoại: 0939 393 493
-
E-mail: thanh108364@student.ctu.edu.vn
2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
-
Năm 2003, tốt nghiệp Tiểu học tại trường tiểu học “A” Vĩnh Nhuận,
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
-
Năm 2007, tốt nghiệp Trung học cơ sở tại trường Trung Học Cơ Sở
Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
-
Năm 2010, tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường Trung Học Phổ
Thông Long Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
-
Năm 2010 – 2014: Sinh viên chuyên ngành Khoa học cây trồng tại
trường Đại Học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2013
Người khai
Nguyễn Phước Thanh
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên
cứu của bản thân, các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào
trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phước Thanh
iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học cây trồng với đề tài
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC LOẠI MÀNG PHỦ ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA KHOAI LANG TÍM NHẬT
(IMPOMEA BATATAS)
TẠI NHÀ LƯỚI
Do sinh viên Nguyễn Phước Thanh thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Lê Vĩnh Thúc
iv
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Khoa học cây trồng với đề tài:
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC LOẠI MÀNG PHỦ ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA KHOAI LANG TÍM NHẬT
(IMPOMEA BATATAS)
TẠI NHÀ LƯỚI
Do sinh viên Nguyễn Phước Thanh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ........................................
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2013
Thành viên Hội đồng
.................................
...............................
............................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
v
MỤC LỤC
Mục Lục
vi
Danh sách bảng
viii
Danh sách hình
x
Danh sách từ viết tắt
xi
Tóm lược
xii
Mở Đầu ........................................................................................................ 1
Chương 1: Lược Khảo Tài Liệu ................................................................. 2
1.1 Đặc tính thực vật cây khoai lang ......................................................... 2
1.1.1 Rễ ................................................................................................. 2
1.1.2 Thân ............................................................................................. 3
1.1.3 Lá ................................................................................................. 4
1.1.4 Hoa............................................................................................... 5
1.1.5 Quả............................................................................................... 5
1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh dưỡng của khoai lang ...................................... 5
1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang.................. 5
1.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang........................................ 6
1.3 Sử dụng màng phủ nông nghiệp (Mulching Film)............................... 8
1.3.1 Ưu điểm và hạn chế .................................................................. 8
1.3.2 Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp ................................... 11
1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về màng phủ nông nghiệp................ 11
Chương 2: Phương tiện và phương pháp................................................. 15
2.1 Phương tiện ...................................................................................... 15
2.1.1 Thời gian và địa điểm ................................................................. 15
2.1.2 Vật liệu ....................................................................................... 15
2.2 Phương pháp..................................................................................... 16
2.2.1 Chuẩn bị đất................................................................................ 16
2.2.2 Sử dụng phân bón lá 12-0-40+30a .............................................. 16
2.2.3 Bố trí thí nghiệm......................................................................... 16
2.2.4 Các chỉ tiêu thu thập ................................................................... 17
2.2.5 Phân tích số liệu.......................................................................... 17
vi
Chương 3: Kết quả và thảo luận............................................................... 19
3.1 Ghi nhận tổng quát .......................................................................... 19
3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng.................................................................... 21
3.2.1 Chiều dài dây.............................................................................. 21
3.2.2 Lóng dài nhất .............................................................................. 21
3.2.3 Đường kính lóng......................................................................... 22
3.2.4 Số nhánh..................................................................................... 22
3.2.5 Kích thước lá .............................................................................. 23
3.2.6 Chiều dài cuống lá ...................................................................... 24
3.2.7 Trọng lượng................................................................................ 25
3.3 Tạo củ trên khoai lang ...................................................................... 26
Chương 4: Kết luận và đề nghị ................................................................. 27
4.1 Kết luận............................................................................................ 27
4.2 Đề nghị............................................................................................. 27
Tài liệu tham khảo..................................................................................... 28
Phụ chương ............................................................................................... 32
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên Bảng
Trang
1.1
Một số đặc trưng chủ yếu về thân của một số giống khoai lang
4
1.2
Một số đặc trưng chủ yếu của lá khoai lang
5
1.3
Nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang
6
1.4
Lượng phân cần bón cho khoai lang
8
1.5
Tỷ lệ bón phân khoáng cho khoai lang ở các thời kỳ
8
1.6
Mật số rầy mềm qua các ngày sau khi thả lên dưa leo ảnh hưởng
bởi màng phủ có màu khác nhau trong nhà kính ở Úc, 2004
12
1.7
Mật số bù lạch qua các ngày sau khi thả lên cây dưa leo ảnh hưởng
bởi màu sắc khác nhau trong lồng lưới tại Bộ môn Bảo vệ Thực
vật, ĐHCT, 2002
12
1.8
Trọng lượng cỏ tươi (t/ha) trên liếp dưa hấu ảnh hưởng bởi các vật
liệu phủ liếp khác nhau giai đoạn 30 và 55 ngày sau khi trồng ở
hai địa điểm và hai mùa vụ khác nhau
13
1.9
Diện tích lá và trọng lượng khô cây dưa hấu lúc thu hoạch ở những
vật liệu phủ liếp khác nhau, vụ Thu đông tại TP. Cần Thơ.
13
1.10
Năng suất thương phẩm trái (t/ha) dưa leo ảnh hưởng bởi màng
phủ có màu sắc khác nhau ở những mùa vụ và địa điểm khác nhau.
14
3.1
Chiều dài dây của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
21
3.2
Lóng dài nhất của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
22
3.3
Đường kính lóng của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
22
3.4
Số nhánh của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
23
3.5
Kích thước lá của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
24
3.6
Chiều dài cuốn lá của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
24
viii
3.7
Trọng lượng tươi, khô và phần trăm nước của khoai lang thí
nghiệm tại nhà lưới
25
3.8
Phần trăm gia tăng trọng lượng tươi, khô của khoai lang so với
nghiệm thức đối chứng
26
ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Hom giống khoai lang được sử dụng làm thí nghiệm tại nhà lưới
15
2.2
Phân bón lá 12-0-40+30a được sử dụng trong thí nghiệm tại nhà
lưới
16
2.3
Cách đặt hom khoai lang thí nghiệm trên màng phủ tại nhà lưới
17
2.4
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các loại màng phủ đến sự
sinh trưởng của khoai lang tím Nhật tại nhà lưới
18
3.1
Rễ khoai lang thí nghiệm sau khi thu hoạch tại nhà lưới
19
3.2
Liếp khoai lang thí nghiệm trồng trên nền đất không có màng phủ
(A); Liếp khoai lang thí nghiệm trồng trên màng phủ nông nghiệp
(B) tại nhà lưới
20
3.3
Sâu ăn lá tấn công khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
20
x
DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
SHƯD
Sinh học ứng dụng
MP
Màng phủ
NS
Năng suất
xi
NGUYỄN PHƯỚC THANH, 2013. Đề tài “Bước đầu khảo sát sự ảnh
hưởng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật
(Impomea batatas) tại nhà lưới”. Luận văn Tốt nghiệp đại học, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, 35 trang.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Vĩnh Thúc
TÓM LƯỢC
Đề tài “Bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại màng phủ đến
sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật (Impomea batatas) tại nhà lưới”.
Bước đầu nhằm so sánh ảnh hưởng của các loại màng phủ lên sự sinh trưởng
và phát triển của khoai lang tại nhà lưới, bộ môn Khoa học cây trồng, khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, thí nghiệm được
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức, với ba lần
lập lại, mỗi lần lập lại gồm 5 cây, thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7
năm 2013. Trong quá trình thí nghiệm, nhận thấy những liếp có phủ màng phủ
thì hạn chế được cỏ dại, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả thí nghiệm
cho thấy khoai lang trồng trên màng phủ cho trọng lượng, chiều dài dây, số
nhánh, lóng dài nhất, đường kính lóng, chiều dài cuốn lá, kích thước lá cao
hơn khoai lang trồng ở điều kiện bình thường không có màng phủ.
xii
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, khoai lang được sử dụng chủ yếu làm lương thực cho
người và thức ăn cho gia súc. Hiện nay ở nước ta khoai lang được trồng khắp
mọi nơi từ đồng bằng đến trung du và miền núi. Trong những năm gần đây do
giá khoai lang tăng cao, nên bà con tăng diện tích trồng khoai lang liên tục làm
cho đất cằn cỏi, tăng sâu bệnh hoành hành (Nguyễn Văn Liêm, 2013) và xuất
hiện nhiều sâu lạ (Chuyên đề THVL, 2012). Ở Việt Nam, thiệt hại do sùng
khoai lang gây ra ở các vùng chuyên canh hoặc trên đất khô hạn có thể lên đến
30-50%, thậm chí có thể lên đến 60% (Vũ Thị Lan, 2012). Để đảm bảo năng
suất khoai không bị sâu bệnh tấn công thì bà con nông dân sử dụng nhiều
thuốc hóa trong việc phòng trừ sâu bệnh. Theo Nguyễn Văn Oai (2013) thì
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho 1 ha trồng khoai lang là rất nhiều gần
200 kg. Trồng khoai lang sử dụng quá nhiều thuốc hóa học làm mất cân bằng
sinh học tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường sống và tính an toàn thực phẩm
giảm.
Trước thực trạng đó, ở Việt Nam có rất nhiều đề tài nghiên cứu phòng
trừ sâu hại trên khoai lang theo hướng sinh học. Khảo sát ảnh hưởng của
nấm Metarhizium anisopliae Sorokin trên sùng khoai lang (bọ hà) Cylas
formicarius Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm (Phạm Kim Sơn và
ctv., 2010). Đề tài điều chế và đánh giá hiệu quả của pheromone giới tính đối
với sùng khoai lang, Cylas formicarius Fabricius (Coleoptera: Brentidae)
(Huỳnh Thị Ngọc Linh và ctv., 2012). Nghiên cứu tạo cây khoai lang kháng
sùng bằng kỹ thuật chuyển gen nhờ Agrobacterium tumefaciens (Vũ Thị Lan,
2012). Nhân giống khoai lang bằng nuôi cấy mô, chồi củ, hom giống. Tuy
nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các loại màng phủ lên sự sinh
trưởng của khoai lang khoai lang ở Việt Nam. Ở trên thế giới việc sử dụng
màng phủ nông nghiệp cho khoai lang rất nhiều. Việc sử dụng màng phủ nông
nghiệp giúp khoai lang tăng năng suất (Brown et al., 1998), phẩm chất (Sullen
và Daniel, 2010) và hạn chế sâu bệnh trên khoai (Kootenay Local Agricultural
Society, 2009; Jackson và Harrison, 2008). Màng phủ nông nghiệp sử dụng
phủ đất trồng rau, khoai lang hạn chế được sự mất phân do rửa trôi và bốc hơi
(Jackson và Harrison, 2008). Sử dụng màng phủ trong việc trồng khoai lang
hạn chế được sâu tấn công trên cũ khoai (Jansson et al., 1991). Do đó, đề tài
“Bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng
của khoai lang tím Nhật (Impomea batatas) tại nhà lưới” được thực hiện, bước
đầu nhằm khảo sát những tác dụng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng
và phát triển của khoai lang.
-1-
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Cây khoai lang (Ipomoea batatas) là cây lương thực đứng hàng thứ bảy
trên thế giới và là một trong bốn cây lương thực chính ở Việt Nam (Mỹ Hạnh,
2008). Cây khoai lang có nguồn gốc từ bán đảo Incatan ở Châu Mỹ Latinh, và
là cây có củ được trồng phổ biến nhất (Đinh Thế Lộc, 1997). Tại Châu Á,
khoai lang được trồng đầu tiên ở Ấn Độ và sau đó đến Trung Quốc từ năm
1594 (Dương Minh, 1999) và vào Việt Nam từ Phúc Kiến, Trung Quốc vào
cuối thế kỉ 16 (Đinh Thế Lộc, 1997).
Hiện nay, khoai lang được trồng khắp nơi trên thế giới ở các nước nhiệt
đới và bán nhiệt đới. Trên thế giới các nước trồng nhiều khoai lang gồm có:
Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Brazil, Argentina, Mỹ…
(Dương Minh, 1999). Cây khoai lang được trồng trong phạm vi rất rộng lớn
giữa vĩ tuyến 400 Bắc đến 400 Nam và lên cao tới 2.300 m so vói mặt nước
biển (Đinh Thế Lộc, 1997).
1.1 Đặc tính thực vật cây khoai lang
1.1.1 Rễ
Trong điều kiện trồng bằng dây (sinh sản vô tính) kể từ khi đặt dây cho
đến khi cây bén rễ (ra rễ) mất khoảng 7-10 ngày. Khoai lang ra rễ sớm hay
muộn phụ thuộc vào phẩm chất dây giống và thời vụ trồng. Điều kiện tốt để
cho khoai lang bén rễ nhanh là đất phải thoáng, nhiệt độ cao, đất đủ ẩm, đủ
dinh dưỡng. Rễ đầu tiên xuất hiện ở các mắt sát gần mặt đất. Sau đó phát triển
gần xuống các mắt phía dưới, các mắt trên thân khoai lang đều có khả năng ra
rễ, nhưng các mắt trên mặt đất ra rễ không có lợi. Mỗi mắt khoai lang có thể ra
được từ 15-20 rễ, nhưng trong thực tế thường chỉ ra được 5-10 rễ, trong đó có
3-4 rễ tập trung ở mỏ ác (mắt gần sát mặt đất) có nhiều khả năng phân hóa
thành củ (Đinh Thế Lộc, 1997).
Theo Wilson (1970) (trích dẫn từ Đinh Thế Lộc, 1997) quan sát về hình
thái có thể xếp rễ khoai lang thành 10 dạng sau:
1) Rễ phụ (rễ phát triển trên thân):
- Rễ hướng địa: Rễ cám, rễ to, rễ hình dây, rễ thon dài, rễ củ.
- Rễ khuynh hướng trung gian (rễ trên mặt): Rễ cám, rễ to.
2) Rễ nằm ngang (rễ hình thành từ những rễ già).
-2-
3) Rễ mọc ra từ củ:
- Rễ đầu củ.
- Rễ bên của củ.
Tuy nhiên căn cứ vào đặc tính, chức năng, nhiệm vụ có thể chia rễ cây
khoai lang thành 3 loại: rễ con, rễ củ, rễ nửa chừng.
* Rễ con
Mọc từ các mắt sát mặt đất, thường có 5-10 rễ, trong đó có nhiều rễ
không phân hóa tiếp là rễ con hút nước và dinh dưỡng (Đinh Thế Lộc, 1997).
* Rễ củ
Do rễ con phân hóa hình thành ra. Sau khi trồng từ 15-20 ngày, trong
một số rễ con có sự phân hóa và hoạt động của tượng tầng để quyết định rễ
con phân hóa thành rễ củ và từ đó tiếp tục phát triển thành củ khoai lang
(Nguyễn Như Hà, 2006). Rễ củ phát triển thành củ khoai lang vào thời điểm
sau khi trồng 25-30 ngày đối với giống ngắn ngày và 35-40 ngày đối với giống
trung bình và dài ngày (Đinh Thế Lộc, 1997). Củ bắt đầu phát triển theo chiều
dài trước, sau đó mới phát triển theo đường kính và nhanh nhất chỉ khoảng
một tháng trước khi thu hoạch (Dương Minh, 1999).
* Rễ nửa chừng (rễ đực)
Là loại rễ có khả năng hình thành củ nhưng khi gặp điều kiện bất thuận
lợi hoạt động của tượng tầng bị ức chế, thân lá phát triển quá mạnh mà thành.
Sau đó dù gặp các điều kiện thuận lợi thì rễ nửa chừng vẫn không phát triển
thành củ được (Nguyễn Như Hà, 2006). Rễ có đường kính khoảng 2-3 cm, rất
dài, nhiều xơ. Đây là loại rễ vô dụng làm tiêu hao dưỡng liệu nuôi cây (Dương
Minh, 1999).
1.1.2 Thân
Sau khi dây khoai lang bén rễ thì thường mầm nách ở các mắt thân
cũng bắt đầu phát triển và tạo thành các thân phụ (cành cấp 1) và từ cành cấp 1
lại phát triển cành cấp 2 (Đinh Thế Lộc, 1997). Thân khoai lang gồm có thân
chính và thân phụ. Thân chính của khoai lang được phát triển từ phần ngọn
của dây khoai lang đem trồng, thân phụ mọc ra từ thân chính (Dương Minh,
1999).
Phần lớn các giống trồng có dạng thân bò, nằm ngang. Có một số giống
thân leo, thân đứng, thân hơi đứng có năng suất cao hơn các giống thân bò.
Thân chính dài nhất có khi tới 3-4 m, trung bình khoảng 1,5-2 m. Trên thân có
nhiều lóng (đốt), các giống có đất ngắn (nhặt mắt) là giống có khả năng cho
-3-
nhiều củ. Tiết diện thân khoai lang thường tròn hay có cạnh. Màu sắc giống
cũng tùy thuộc giống khác nhau: trắng vàng, xanh đậm, xanh nhạt, trên thân
có lông hoặc không lông (Đinh Thế Lộc, 1997).
Bảng 1.1 Một số đặc trưng chủ yếu về thân của một số giống khoai lang (Đinh
Thế Lộc, 1997)
Giống
Hồng Quảng
Bất Luận Xuân
Hoa Bắc 48
Lim Lá Nhỏ
Đỏ Ngọn
Đồng Điều
Chiều
dài thân
chính
(cm)
158,30
138,50
110,25
297,50
202,70
397,60
Chiều
dài đốt
(cm)
3,03
2,83
2,35
5,52
4,16
6,75
Đường
kính
thân
(cm)
0,51
0,40
0,60
0,35
0,33
0,25
Hình
dạng
thân
Khả năng cho
năng suất
Hơi đứng
Đứng
Đứng
Bò
Bò
Bò
Cao
Cao
Tương đối cao
Trung bình
Thấp
Thấp
1.1.3 Lá
Lá mọc nách, mỗi nách cho một lá, cuống dài 15-20 cm. Nhờ đó phiến
lá có thể xoay chuyển ra ngoài phía ánh sáng mặt trời. Hình dạng và màu sắc
lá thay đổi tùy giống và vị trí của lá trên thân. Phiến lá có thể nguyên (hình tim
hay lưỡi mác), xẻ thành khía sâu hay cạn (có 3, 5 hay 7 thùy). Khoai lang
thường đạt chỉ số diện tích lá (LAI) trong khoảng 1,8-5,0, tối hảo bằng 3,5-4,0
(Dương Minh, 1999).
Một điểm đáng chú ý là cây khoai lang có rất nhiều lá, trên thân chính
có khoảng 50-100 lá. Nếu kể cả thân phụ, một cây khoai lang có vào khoảng
300-400 lá. Đây là một nhược điểm của cây khoai lang: thân bò, số lá lại nhiều
nên xảy ra tình trạng các lá che khuất nhau nhiều làm giảm khả năng quang
hợp (Đinh Thế Lộc, 1997).
-4-
Bảng 1.2 Một số đặc trưng chủ yếu của lá khoai lang (Đinh Thế Lộc, 1997)
Giống
Số lá trên
thân chính
Chiều dài
cuống lá
Hình dạng lá
Hồng Quảng
Bất Luận Xuân
Hoa Bắc 48
Lim Lá Nhỏ
Đỏ Ngọn
Đồng Điều
49,5
55,1
75,2
44,15
52,1
92,1
13,6
8,0
6,05
13,65
5,7
5,16
Mũi mác, khía nông
Chân vịt, xẻ thùy sâu
Hình tim, nhỏ
Hình tim
Mũi mác, khía hơi sâu
Mũi mác, khía nông
1.1.4 Hoa
Cây khoai lang thuộc họ bìm bìm, hình chuông có cuống dài. Hoa
thường mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn thân, mọc riêng rẻ hay thành chùm có 37 hoa. Tràng hoa hình phiễu, màu hồng tía, cánh hoa dính liền. Hoa khoai lang
thuộc loại hoa lưỡng tính và mỗi hoa có 1 nhụy cái và 5 nhụy đực cao thấp
không đều nhau và đều thấp hơn nhụy cái. Sau khi nở hoa nhụy đực mới tung
phấn. Phấn chín chậm, cấu tạo hoa lại không thuận lợi cho tự thụ phấn, nên
thường trong những quả đậu, tỷ lệ tự thụ phấn khoảng 10%, còn 90% thụ phấn
khác cây, khác hoa. Hoa thụ phấn tốt nhất vào khoảng 8-9 giờ (Đinh Thế Lộc,
1997).
1.1.5 Quả
Quả khoai lang dạng quả sóc hình tròn. Từ khi thụ tinh đến trái chín là
1-2 tháng. Khi quả chín, quả tự tách làm hạt bắn ra ngoài. Mỗi quả có từ 1-4
hạt màu đen, hình bầu dục hay đa giác, vỏ hạt cứng, khi gieo cần phải xử lý
hạt để chống mốc (Đinh Thế Lộc, 1997).
Hột khoai lang rất cứng, khó nảy mầm. Vì vậy người ta thường phải
làm mỏng vỏ, ngâm trong dung dịch H2SO4 (1-2% trong khoảng 20 phút) hay
nước nóng 50oC (trong 3-4 giờ) để phá miên trạng hột (Dương Minh, 1999).
1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh dưỡng của khoai lang
1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang
Theo Nguyễn Như Hà (2006), khoai lang có các thời kì sinh trưởng
phát triển như sau: mọc mầm – ra rễ, phân cành – kết củ, sinh trưởng thân lá,
phát triển củ.
* Mọc mầm – ra rễ
-5-
Là thời kỳ tính từ khi đặt dây đến khi cây ra rễ khoảng từ 7-10 ngày,
cây chủ yếu tập trung phát triển nhiều rễ con, bộ phận thân lá phát triển chậm,
cần ít dinh dưỡng.
* Phân cành - kết củ
Là thời kỳ rễ con bắt đầu phát triển chậm lại, rễ củ bắt đầu phân hóa,
đến cuối giai đoạn số lượng củ đã có xu hướng ổn định, bộ phận thân lá trên
mặt đất bắt đầu tăng dần, cần đất thoáng và nhiều dinh dưỡng. Trong điều kiện
thuận lợi, sau khi trồng 15-20 ngày, trong rễ con có sự phân hóa và hoạt động
tượng tầng để quyết định rễ con phân hóa thành rễ củ. Rễ củ khoai lang phát
triển thành củ khoai lang vào thời điểm sau trồng 25-30 ngày đối với giống
ngắn ngày và 35-40 ngày đối với giống trung bình và vài ngày.
* Sinh trưởng thân lá
Là thời kỳ thân lá phát triển nhanh, diện tích lá tăng nhanh đạt trị số tối
đa, sau đó giảm xuống từ từ, đồng thời trọng lượng củ cũng tăng nhanh dần,
thời kỳ này rất cần nhiều dinh dưỡng.
* Phát triển củ
Là thời kỳ trọng lượng củ tăng lên rất nhanh, sự phát triển của thân lá
phát triển chậm dần và giảm sút, cây hút nhiều dinh dưỡng kali.
1.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang
Để tạo 10 tấn/ha cùng 4 tấn thân lá cây khoai lang lấy đi lượng các chất
dinh dưỡng bình quân như bảng sau:
Bảng 1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang
Dinh dưỡng
N
P2O5
K2 O
CaO
MgO
Fe
Lượng trung bình cây lấy để tạo 1 tấn củ (kg)
Thân, lá
Củ
Tổng số
2,56
2,6
5,16
0,87
0,85
1,72
2,34
4,56
7,1
0,21
0,42
0,63
0,42
0,20
0,61
0,04
Trong ba yếu tố dinh dưỡng chính cây khoai lang hút nhiều nhất là kali
rồi đến đạm rồi lân và các dưỡng chất vi lượng khác.
-6-
* Nhu cầu dinh dưỡng kali
Kali là loại dưỡng liệu cần cho củ phát triển. Kali kích thích sự phát
triển của tượng tầng libe gỗ, giúp gia tăng kích thước tế bào nhu mô củ, dự trữ
tinh bột củ. Về phẩm chất, kali làm giảm lượng chất xơ ở củ, giúp gia tăng sự
bảo vệ của vỏ củ nên củ có thể tồn trữ được lâu hơn. Kali còn giúp cải thiện
hình dạng củ. Kali giúp chuyển hóa gluxit, tăng độ lớn tế bào nhu mô củ, làm
tăng sự tích lũy tinh bột (Dương Minh, 1999).
Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây khoai lang cần nhiều hơn đạm và lân,
đây là yếu tố dinh dưỡng tạo năng suất hàng đầu của cây khoai lang, do có tác
dụng không chỉ làm tăng số lượng mà cả trọng lượng củ. Kali còn có ảnh
hưởng quan trọng tới chất lượng củ khoai lang do có tác dụng làm tăng tỷ lệ
tinh bột và độ ngọt của củ. Đặc biệt kali còn giúp cây khoai lang chống chịu
tốt hơn với các điều kiện bất lợi như khô hạn, úng rét và sâu bệnh hại (Đinh
Thế Lộc, 1997).
* Nhu cầu dinh dưỡng đạm
Đạm cần thiết cho thân lá, lá phát triển và tích lũy chất khô thuộc giai
đoạn tăng diện tích đồng hóa giúp sự quang hợp cây được tốt hơn và tăng
lượng caroten trong củ (Samuels, G. trích dẫn từ Dương Minh, 1999).
Đạm có tác dụng thúc đẩy cây khoai lang phát triển thân, lá, phân cành,
quang hợp và sớm đạt diện tích lá phù hợp. Tác dụng này của đạm rõ nhất là ở
thời kỳ đầu sinh trưởng của cây khoai lang. Đạm có tác dụng làm tăng số
lượng và trọng lượng củ nên làm tăng năng suất khoai lang thấy rõ. Cây khoai
lang rất mẫn cảm với đạm dù nhu cầu không cao so với các cây trồng khác
(Đinh Thế Lộc, 1997). Nhu cầu về đạm thay đổi tùy vào từng giống và theo
Tsunoda, S. (1959) (trích dẫn từ Dương Minh, 1999) thì khoai lang lá dầy
thường có nhu cầu về đạm cao hơn lá mỏng, đặc tính này lại tương quan
nghịch với diện tích lá của cây.
Trong quá trình sinh trưởng của cây khoai lang, cần nhiều đạm trong
khoảng 3 tháng đầu, sau đó giảm dần trong từng thời kỳ hình thành củ (Đinh
Thế Lộc, 1997).
Thiếu đạm cây sinh trưởng yếu, ít phân cành, lá nhỏ và chuyển màu
thành xanh nhạt rồi vàng, quang hợp yếu, củ ít và nhỏ nên năng suất giảm rõ.
Thừa đạm, làm cây sinh trưởng mạnh, thân lá rậm rạp, hoạt động của rễ và
tượng tầng bị ức chế nên ít củ và củ chậm lớn. Thừa đạm còn gây ra hiện
tượng củ to mà chất lượng củ kém (Đinh Thế Lộc, 1997).
-7-
* Nhu cầu dinh dưỡng lân
Trong quá trình sinh trưởng, cây khoai lang có nhu cầu lân cao ở các
thời kỳ: cây non và phân nhánh mạnh. Lân là yếu tố cần thiết cho hệ rễ phát
triển và khả năng hút thức ăn của cây, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình
quang hợp và vận chuyển chất trong cây khoai lang. Lân làm tăng trọng lượng
của củ khoai lang và tỷ lên củ. Số quan sát với thân lá, đồng thời làm tăng hàm
lượng caroten nên làm tăng năng suất và phẩm chất củ khoai lang. Lân còn
tăng khả năng chịu hạn, rét và chống chịu sâu bệnh hại khoai lang, hạn chế tác
hại của việc thừa đạm đối với cây (Đinh Thế Lộc, 1997).
* Nhu cầu các dưỡng chất khác
Khoai lang có nhu cầu về Mg, Ca, Bo, tuy không nhiều nhưng cũng hay
bị thiếu trên những loại đất thường trồng khoai lang, đặc biệt khi bón nhiều
phân kali (Bảng 1.4) và phương pháp bón phân cho khoai lang (Bảng 1.5)
(Đinh Thế Lộc, 1997).
Bảng 1.4 Lượng phân cần bón cho khoai lang
Loại phân bón
Đơn vị
Lượng bón trên 1 ha
Phân hữu cơ
N
P2O5
K2 O
Tấn
Kg
Kg
Kg
10 – 20
50 – 100
30 – 100
70 - 150
Bảng 1.5 Tỷ lệ bón phân khoáng cho khoai lang ở các thời kỳ (Đinh Thế Lộc,
1997)
Thời kỳ
Lót khi trồng
25 – 30 ngày sau trồng (thúc 1)
45 – 60 ngày sau trồng (thúc 2)
80 – 90 ngày sau trồng (thúc 3)
Tỷ lệ bón (%)
N
P2O5
33,3-100,0
66,7-100,0
33,3
0-33,3
33,3
-
1.3 Sử dụng màng phủ nông nghiệp (Mulching Film)
1.3.1 Ưu điểm và hạn chế
-8-
K2O
33,3-50,0
33,3-50,0
33,0
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một
phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền
theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
* Ưu điểm
- Cho thu hoạch sớm và năng suất cao hơn: màng phủ (MP) làm gia
tăng nhiệt độ mặt liếp, giữ ấm mặt đất vào ban đêm hoặc trong những thời
điểm mưa dầm mặt đất bị lạnh, giúp cây phát triển thuận lợi hơn và năng suất
cao hơn trong khi vật liệu phủ liếp hữu cơ làm chậm tăng trưởng. Màng phủ
đen có thể cho thu hoạch sớm hơn 7-10 ngày, trong khi MP trong suốt cho thu
hoạch sớm hơn 2-3 tuần (Lamont, 1991). Năng suất cao hơn 2 đến 3 lần so với
mặt đất không phủ, tùy thuộc vào vị trí địa lý, loại đất, loại MP sử dụng và loại
rau trồng như dưa hấu, bí đỏ, cà chua, đậu bắp.
- Cho chất lượng cao hơn: dưa hấu trồng trong mùa hè (mưa nhiều) phủ
liếp MP xám bạc cho độ Brix cao hơn phủ rơm và không phù bởi vì lượng
nước trong đất dưới MP ít hơn mặt liếp phủ rơm hay không phủ (Wells và
Nugent, 1980).
- Gia tăng sinh trưởng: màng phủ gần như không lưu thông khí CO2
được tạo ra bởi rễ hoặc sự phân hủy chất hữu cơ trong đất, vì vậy khí CO2 tích
lũy bên dưới MP (Baron và Gorske, 1981). Màng phủ không cho phép khí
xuyên qua, nó phải thoát qua lỗ đục trồng cây nên tạo ra một “ống khói” khí
CO2, kết quả là mức độ CO2 hoạt động cho sự tăng trưởng của những lá ở gần
lỗ trồng cao hơn góp phần làm gia tăng sinh trưởng của cây (Taber và
Gansemer, 2004). Sự tăng trưởng của cây trồng trên MP có thể gấp đôi so với
mặt đất trần.
- Trợ giúp cho việc quản lý dịch hại: màng phủ có màu sắc khác nhau
tạo ra một tiểu môi trường riêng biệt cho cây trồng, trong đó có sự thay đổi số
lượng và chất lượng ánh sáng phản chiếu từ bề mặt MP lên mặt dưới lá. Sự
thay đổi tích cực này làm ảnh hưởng đến tập quán sinh sống của côn trùng
(Lamont, 1993). Sự phản chiếu ánh sáng từ bề mặt MP làm giảm sự tấn công
của rầy mềm dẫn đến chậm xuất hiện bệnh khảm trên dưa bầu bí (Black, 1980;
Lamont và ctv., 1990).
- Giảm cỏ dại: màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào
mặt đất nên cỏ dại sau khi nẩy mầm bị chết bên dưới MP (Lamont, 1993), mặt
liếp phủ MP xám bạc giảm cỏ dại (Idris và ctv., 1999), giúp giảm công lao
động vào việc phòng trừ cỏ dại và giảm nguồn bệnh lưu tồn trên cỏ dại cho
cây trồng vụ mùa sau (Lecoq và ctv., 1988).
-9-
- Giảm bốc hơi nước: màng phủ là một vật liệu có độ không thấm cao
nên nước trong đất ở dưới MP không mất đi nhiều do bốc hơi, tiết kiệm nước
và giảm được công lao động tưới nước.
- Giảm úng nước: nước được thoát ra dễ dàng từ hàng trồng bởi mặt
liếp được làm cao và thấp dần ở hai bên mé, nước dư thừa được chảy ra rãnh,
làm giảm úng nước và giảm sức ép dư thừa nước trong đất (Lamont, 1993).
- Giảm rửa trôi phân bón: lượng nước thừa chảy tràn trên MP không
thấm vào đất được, phân bón bên dưới MP ít bị rửa trôi. Màng phủ trợ giúp
duy trì phân bón vùng rễ, cho phép cây rau sử dụng phân bón hiệu quả hơn.
Việc phủ MP giúp cây trồng hấp thu các dưỡng chất trong đất N, P, K, Ca và
Mg cao hơn 1,4-1,5 lần so với mặt đất không phủ (Hanada, 1991).
- Hạn chế độ phèn, mặn: màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất
nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn. Đất phèn
có phủ liếp bằng MP xám bạc có độ pH cao hơn mặt đất trần (pH=6,1) là 0,20,5 đơn vị (Hanada, 1991), không những thế mà độ mặn trong đất cũng thấp
hơn 41,7%, 28,3% và 16,4% tương ứng với độ sâu 0-20, 20-40 và 40-60 cm
(Yang, 1984).
- Giảm độ nén chặt của đất: đất bên dưới mặt liếp duy trì sự tơi xốp
thoáng khí, rễ có đủ ôxy và hoạt động của vi sinh vật tốt hơn (Sanders, 1996).
- Sản phẩm sạch hơn: phần ăn được của sản phẩm trồng trên MP sạch
hơn và ít bị thối vì không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên đất không bị bắn
tung tóe lên cây hoặc trái. Bởi vì mặt liếp được hoàn thiện, rắn chắc, đỉnh liếp
cao và thấp dần ở hai bên mé, MP được căng thẳng một cách khít khao giúp
nước chảy xuống dễ dàng (Lamont, 1993).
- Tăng hiệu quả sản xuất: màng phủ cho phép cơ giới hóa và hiệu quả
sản xuất các loại rau màu chọn lọc cao hơn đã được biết từ những năm cuối
của thập kỷ 1950 và sẽ được tiếp tục cung cấp những bằng chứng của việc làm
thay đổi tiểu môi trường xung quanh cây (Lamont, 1993).
* Hạn chế
- Gây ô nhiễm môi trường: trở ngại lớn của MP là sau khi kết thúc mùa
vụ, thường được nông dân vứt bỏ bằng cách đốt, chôn vùi hoặc đổ thành đống
trên đất làm ảnh hưởng đến môi trường. Đây là cách làm không đúng dẫn tới
vấn đề môi trường và sức khỏe.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: sử dụng MP làm gia tăng chi phí sản xuất
bởi vì đầu tư, chi phí này sẽ được đền bù bởi gia tăng thu nhập thông qua thu
- 10 -
hoạch sớm, chất lượng tốt và năng suất cao đem lại từ việc sử dụng MP
(Lamont, 1993).
- Thiếu xác nhận sản phẩm: chưa có những tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm MP nông nghiệp đối với nhà sản xuất, trong khi đó quang phổ ánh sáng
phản chiếu từ bề mặt MP lên tán cây tùy thuộc vào săc tố cấu tạo trong MP
(Sanders, 1996).
1.3.2 Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp
* Chuẩn bị trước khi trồng:
- Vật liệu và qui cách: dung MP khổ rộng 1,2-2,0 m. Diện tích MP càng
rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao và bộ rễ phát triển càng mạnh.
Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.
- Chuẩn bị liếp: độ cao 20-30 cm tùy mùa vụ và loại đất, mặt liếp phải
làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và MP mau hư, ở giữa
liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.
- Rải phân lót: toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/4-1/3 lượng phân
hóa học rải đều trên mặt liếp (25-30 kg 16-16-8/1000 m2). Trồng bằng MP nên
bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vì phân bón được giữ bên
trong màng phủ ít bị thất thoát.
- Xử lý mầm bệnh: dùng chế phẩm sinh học ngừa nấm bệnh như
Trichoderma (cần nhiều phân hữu cơ và rơm) tưới trên mặt liếp trước khi đậy
MP.
- Đậy màng phủ: cho nước ướt đều mặt liếp trước khi đậy MP, cố định
MP bằng dây ni lông căng ngang mặt liếp hoặc dây chì hình chữ U ghim sâu
xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm).
- Đục lỗ màng phủ: dùng lon sữa bò, đường kính khoảng 10 cm, có đục
lỗ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon
chừa râu dài 50-70 cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong
lon.
1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về màng phủ nông nghiệp
Kết quả bảng 1.6 cho thấy, nghiên cứu trong nhà kính tại Úc cho thấy
MP xám bạc có mật số rầy mềm (dao động 3,0-44,8 con/cây) thấp hơn có ý
nghĩa qua phân tích thống kê so với phủ rơm và MP vàng (dao động 5,3-55,0
con/cây) qua 10 ngày khảo sát, cón MP trắng và xanh đều thấp hơn xám bạc
(Trần Thị Ba, 2006).
- 11 -
Bảng 1.6 Mật số rầy mềm qua các ngày sau khi thả lên dưa leo ảnh hưởng bởi
màng phủ có màu khác nhau trong nhà kính ở Úc, 2004
Màu màng phủ
Phủ rơm
Màng phủ xanh dương
Màng phủ xám bạc
Màng phủ trắng
Màng phủ vàng
LSD .05
2
5,3 b
4,2 c
3,0 d
1,8 e
6,2 a
0,46
Ngày sau khi thả rầy mềm (con/cây)
4
6
8
13,0 a
21,7 a
37,8 a
7,0 b
9,3 c
16,3 c
8,0 b
14,2 b
27,7 b
6,8 b
9,0 c
14,0 c
13,5 a
21,5 a
33,3 ab
4,17
4,3
7,91
10
55,0 a
28,2 c
44,8 b
24,2 c
53,2 a
7,8
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê.
Kết quả bảng 1.7 cho thấy, mật số bù lạch (côn trùng gây hại nghiêm
trọng nhất trên dưa leo và dưa hấu) luôn cao nhất trên mặt đất phủ rơm (gấp ba
lần so với phủ xám bạc) (Trần Thị Ba, 2006).
Bảng 1.7 Mật số bù lạch qua các ngày sau khi thả lên cây dưa leo ảnh hưởng
bởi màu sắc khác nhau trong lồng lưới tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật,
ĐHCT, 2002
Màu màng phủ
Phủ rơm
Màng phủ xám bạc
Màng phủ vàng
Màng phủ đỏ
Mức ý nghĩa
CV. (%)
½
10,1 a
1,6 c
5,5 b
2,4 c
**
5,62
Ngày sau khi thả bà lạch (con/cây)
2
4
6
8
83,6 a 43,4 a
31,1 a
20,4 ab
5,8 b
6,0 b
14,3 b
6,4 c
20,4 b 15,4 b
35,0 a
26,9 a
13,3 b 10,8 b
16,8 b 10,5 bc
**
*
**
*
4,6
4,6
2,5
5,7
10
14,3 a
4,4 b
7,1 b
6,9 b
**
5,1
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê
*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Trong một thí nghiệm khác của tác giả tại Viện Nghiên cứu Rau Quả
Gosford, Úc (Trần Thị Ba và ctv., 2006) màu MP cũng làm thay đổi mật số
rầy phấn trắng, cao nhất ở MP vàng (720,5 con/cây), gấp 6 lần MP xám bạc và
40 lần màng phủ trắng và xanh dương, mật số bù lạch thấp nhất ở MP xám bạc
(47,5 con/cây) và cao nhất ở phủ rơm (82,8 con/cây), mật số rầy mềm ở MP
xám bạc 44,8 con/cây thấp hơn phủ rơm và MP vàng (55,0 và 53,0 con/cây),
thấp nhất ở MP trắng và xanh dương (24,0 và 28,0 con/cây).
Các vật liệu phủ liếp khác nhau đã ảnh hưởng lên trọng lượng cỏ tươi
trên liếp dưa hấu ở các giai đoạn 30 và 35 ngày sau khi trồng trong vụ Đông
xuân - An Giang có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%,
- 12 -
cao nhất ở nghiệm thức không phủ (22,7 và 27,0 t/ha) kế đến là phủ rơm lúa
gạo (15,1 và 13,6 t/ha), thấp nhất khi sử dụng màng phủ xám bạc (8,9 và 5,9
t/ha). Tương tự vụ Thu đông - Cần Thơ khi sử dụng màng phủ xám bạc trọng
lượng cỏ tươi thu được trên liếp trồng thấp nhất (0,5 và 2,9 t/ha) khác biệt ý
nghĩa so với không phủ và phủ rơm lúa gạo. Kết quả ở hai thí nghiệm đều cho
thấy MP xám bạc có lượng cỏ chỉ khoảng 1/3 so với phủ rơm và 1/5 so với
không phủ (Bảng 1.8) (Trần Thị Ba và ctv., 2005).
Bảng 1.8 Trọng lượng cỏ tươi (t/ha) trên liếp dưa hấu ảnh hưởng bởi các vật
liệu phủ liếp khác nhau giai đoạn 30 và 55 ngày sau khi trồng ở hai
địa điểm và hai mùa vụ khác nhau
Vật liệu phủ
Không phủ
Phủ rơm lúa gạo
Màng phủ xám bạc
Mức ý nghĩa
CV. (%)
Vụ Đông xuân – An Giang
Ngày sau
% cao
khi trồng
hơn
30
55
22,7 a
27,0 a
335
15,1 b
13,6 b
193
8,9 c
5,9 c
100
**
**
24,1
28,9
Vụ Thu đông – Cần Thơ
Ngày sau khi
% cao
trồng
hơn
30
55
1,1 a
18,8 a
586
1,0 a
8,4 b
277
0,5 b
2,9 c
100
**
**
19,3
41,2
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê
**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Việc sử dụng màng phủ cũng đã ảnh hưởng lên khả năng sing trưởng và
tích lũy vật chất khô của cây (Bảng 1.9), màng phủ xám bạc có diện tích lá và
trọng lượng khô của toàn cây dưa hấu cao hơn 67-83% so với phủ rơm và 3138% so với không phủ.
Bảng 1.9 Diện tích lá và trọng lượng khô cây dưa hấu lúc thu hoạch ở những
vật liệu phủ liếp khác nhau, vụ Thu đông tại TP. Cần Thơ
Vật liệu phủ
Diện tích lá
Không phủ
Phủ rơm
MP xám bạc
Mức ý nghĩa
CV. (%)
1.892 b
1.721 b
3.157 a
**
15,5
Trọng lượng khô (g/cây)
An Giang
Cần Thơ
50,9 b
47,0 b
51,8 b
51,6 ab
71,7 a
63,8 a
**
**
22,3
12,6
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê
**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
- 13 -
Màng phủ có màu sắc khác nhau cũng làm thay đổi năng suất trái dưa
leo, có khác biệt qua phân tích thống kê ở 3 thí nghiệm liên tục trong năm tại
TP. Cần Thơ và một thí nghiệm ở Úc (Bảng 1.10).
Bảng 1.10 Năng suất thương phẩm trái (t/ha) dưa leo ảnh hưởng bởi màng
phủ có màu sắc khác nhau ở những mùa vụ và địa điểm khác nhau
Màu màng phủ
Không phủ
Phủ rơm
Màng phủ xám bạc
Màng phủ vàng
Màng phủ đỏ
Màng phủ đen
Màng phủ xanh dương
Màng phủ trắng
Mức ý nghĩa
CV. (%)
Vụ Xuân hè
TP. Cần Thơ
8,5 c
15,7 a
14,2 ab
10,0 bc
10,0 bc
*
19,5
Vụ Hè thu
TP. Cần Thơ
8,7 c
11,7 ab
12,4 a
10,0 abc
9,5 bc
*
12,0
Vụ Thu đông
TP. Cần Thơ
23,9 b
31,2 a
23,1 b
21,8 b
23,8 b
18,3 c
**
17,5
Vụ Hè
Gosford, Úc
34,2 c
39,3 bc
52,9 a
36,9 bc
38,0 bc
37,1 bc
39,0 bc
45,3 ab
*
17,2
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê
*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; (-) không bố trí nghiệm thức
Thí nghiệm đầu tiên trong vụ Xuân hè khô hạn, năng suất thương phẩm
ở MP xám bạc 15,7 t/ha cao hơn phủ rơm 7,2 t/ha (tương đương 86%); kế đến
là vụ Hè thu đầu mùa mưa, MP xám bạc 11,7 t/ha cao hơn phủ rơm 3,03 t/ha
(tương đương 35%); thí nghiệm cuối cùng vụ Thu đông mưa nhiều NS ở màng
phủ xám bạc 31,2 t/ha cao hơn phủ rơm 7,3 t/ha (tương đương 30%) với thời
gian sinh trưởng 55-60 ngày; còn thí nghiệm tại Úc, màng phủ xám bạc cho
NS trái thương phẩm 52,9 t/ha, cao hơn phủ rơm 13,6 t/ha (tương đương 34%)
và MP xám bạc cao hơn không phủ 18,7 t/ha (tương đương 54%) với thời gian
sinh trưởng 85 ngày. Trong khi màng phủ xanh dương cho năng suất trái rất
thấp, tương đương phủ rơm (thí nghiệm ở Úc) hoặc thấp hơn phủ rơm (thí
nghiệm vụ Thu đông tại Cần Thơ). Như vậy, trồng dưa leo trên đất có phủ liếp
bằng MP xám bạc cho NS trái thương phẩm cao hơn phủ rơm từ 30-86%
(Trần Thị Ba, 2006).
- 14 -
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được bố trí tại khu nhà lưới, bộ môn Khoa học cây trồng,
khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 03
đến tháng 07 năm 2013 trên nền đất thịt pha cát.
2.1.2 Vật liệu
Khoai lang giống Tím Nhật được thu tại nhà vườn ở huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long sau đó cắt chừa lại 6 mắt lá, dài khoảng 30 cm (Hình 2.1).
Hình 2.1 Hom giống khoai lang được sử dụng làm thí nghiệm tại nhà lưới
Màng phủ: loại màng phủ nông nghiệp màu đen và loại màng phủ
nilông trắng.
Phân bón NPK (16-16-8).
Thuốc trừ sâu, bệnh và phân bón lá 12-0-40+30a (phân tạo củ) (Hình
2.2).
- 15 -
Hình 2.2 Phân bón lá 12-0-40+30a được sử dụng trong thí nghiệm tại nhà lưới
2.2 Phương pháp
2.2.1 Chuẩn bị đất
Đất trong khu thí nghiệm được xới lên và đắp thành liếp có sử dụng tro
trấu ngâm để bón đồng nhất trên diện tích với số lượng là 9 kg. Sau đó, được
vung thành liếp có chiều cao liếp là 0,3 m, chiều rộng là 0,8 m, chiều dài liếp
là 4 m. Số lượng liếp là 9 liếp tương ứng với 3 nghiệm thức cho 3 lần lặp lại.
2.2.2 Sử dụng phân bón lá 12-0-40+30a
Đối với khoai lang phân bón lá 12-0-40+30a được sử dụng theo hướng
dẫn trên bao bì như sau: Bắt đầu tưới sau khi trồng 15-20 ngày, mỗi lần pha
25-30g (2-3 muỗng) cho 12-16 lít nước.
2.2.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên theo sơ đồ
(Hình 2.4) có 3 nghiệm thức: đối chứng không phủ, phủ màng phủ nông
nghiệp và phủ nilông trắng, với 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức được trồng 12
hom khoai lang thẳng hàng trên liếp. Khoảng cách của các hom được bố trí
đều trên 4 m liếp. Hom khoai được đặt thẳng từ trên xuống với lỗ khoét trên
bạt nhỏ để trồng khoai lang có đường kính khoảng 3 cm (Hình 2.3).
- 16 -
Hình 2.3 Cách đặt hom khoai lang thí nghiệm trên màng phủ tại nhà lưới. Mũi
tên màu đỏ chỉ vị trí của lỗ khoét trên màng phủ
Quy trình canh tác trồng như khoai lang thương phẩm (Phụ chương 1).
Tuy nhiên phải hạn chế sử dụng thuốc, đặc biệt chú ý phải đồng nhất giữa các
liếp với nhau cả về bón phân, phun thuốc tạo củ, tưới nước,…
2.2.4 Các chỉ tiêu thu thập
Trọng lượng tươi: dây khoai lang được thu cắt ngang gốc và lấy hết tất
cả phần trên để cân (g).
Trọng lượng khô: dây khoai lang sau khi được lấy trọng lượng tươi
được cắt nhỏ ra và sấy trong 4 ngày ở nhiệt độ 600C.
Phần trăm nước = [(trọng lượng tươi – trọng lượng khô) : trọng lượng
tươi] x 100%.
Chiều dài dây: đo từ phần gốc cắt ngang đến ngọn của thân chính.
Lóng dài nhất: dây khoai lang sau khi đo chiều dài dây sẽ xác định lóng
dài nhất và tiến hành đo.
Đường kính lóng: đường kính của một lóng đo ở giữa thân.
Số nhánh: tất cả các nhánh trên dây trừ thân chính.
Chiều dài cuốn lá: đo chiều dài cuốn lá trưởng thành.
Kích thước lá: đo chiều dài, chiều rộng lá của một số lá khoai lang
trưởng thành, to, khỏe, không bị sâu bệnh.
2.2.5 Phân tích số liệu
Số liệu sau khi được xử lí sẽ được thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0,
kiểm định Ducan.
- 17 -
Phủ màng phủ đen
400 cm
Không phủ
Phủ màng phủ nilông trắng
80
cm
Phủ màng phủ đen
50 cm
Không phủ
Phủ màng phủ nilông trắng
Phủ màng phủ nilông trắng
Không phủ
Phủ màng phủ đen
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại
màng phủ đến sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật tại khu nhà lưới
- 18 -
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
Nền đất thí nghiệm nằm trong khu nhà lưới thuộc bộ môn Khoa học
Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần
Thơ, đất thích hợp cho cây khoai lang phát triển, có thành phần cơ giới nhẹ, vụ
trước không canh tác khoai lang, nguồn nước tưới chủ động. Mặc dù, nơi đây
nền đất thấp, độ ẩm cao thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy
nhiên thời gian thí nghiệm lại rơi vào khoảng thời gian có mưa mà điều này có
thể làm cho khoai lang tập trung sinh trưởng mà không tạo củ làm cho chúng
ta khó khăn khi lấy chỉ tiêu năng suất củ khoai lang.
Quan sát tổng thể các liếp trồng khoai lang sau hơn 90 ngày trồng cho
thấy các dây khoai lang sinh trưởng rất tốt, đặc biệt là những dây khoai lang
được trồng trên những liếp có phủ màng phủ nông nghiệp và màng phủ nilông
trắng. Bộ rễ của khoai lang trên các nghiệm thức quan sát thấy phát triển rất
nhiều (Hình 3.1). Việc sinh trưởng và phát triển tốt có thể làm cho khoai lang
không tập trung tạo củ, dẫn đến dây khoai lang không hình thành củ.
Hình 3.1 Rễ khoai lang thí nghiệm sau khi thu hoạch tại nhà lưới
Sử dụng màng phủ nông nghiệp và màng phủ nilông trắng đã hạn chế
sự phát triển cỏ dại (Hình 3.2). Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với
cây trồng mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại (Trần Thị Ba, 2006).
Theo Toshio (1991) màu đen của màng phủ plastic có thể ngăn cản hơn 90%
ánh sáng mặt trời vì thế cỏ dại không nảy mầm được. Còn màu trắng tác dụng
- 19 -
giữ nhiệt cho đất (Công ty giống cây Trang Nông, 1999) làm cho cây cỏ
không mọc được lên trên để cạnh tranh với sự phát triển của khoai, giúp cây
sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
(A)
(B)
Hình 3.2 Liếp khoai lang thí nghiệm trồng trên nền đất không có màng phủ
(A); Liếp khoai lang thí nghiệm trồng trên màng phủ nông nghiệp (B)
Về sâu bệnh quan sát thấy không có xuất hiện sâu bệnh tấn công đáng
kể làm chết dây hay ảnh hưởng đến sự phát triển của dây. Sâu chủ yếu là
những sâu ăn trên lá (Hình 3.3).
Hình 3.3 Sâu ăn lá tấn công khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới. Vòng tròn đỏ
trên hình chỉ lá bị sâu ăn lá tấn công
- 20 -
3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng
3.2.1 Chiều dài dây
Kết quả được trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 1% về chiều dài dây của khoai lang, chiều dài dây trung bình của
dây khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng (4,84 m), đen (4,29 m) và
chiều dài của khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không phủ (3,08
m). Kết quả này tương đối phù hợp với nhận định của Đinh Thế Lộc (1997),
thân chính dài nhất của khoai lang có khi tới 3-4 m, trung bình khoảng 1,5-2
m.
Chiều dài dây của khoai lang trong các nghiệm thức cao hơn chiều dài
dây khoai lang bình thường, đặc biệt là khoai lang trồng trên màng phủ. Kết
quả thí nghiệm này giống như thí nghiệm của Brown et al. (1998). Tương tự
như trên cây dưa hấu trồng trên màng phủ cho chiều dài dây dài hơn so với
không phủ (Tyagi và Sharma, 2013). Điều này cho thấy được tác dụng của
màng phủ đem lại cho cây trồng bởi vì giữ ấm mặt đất, giữ ấm và giữ cấu trúc
đất, giữ phân bón, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh (Parmar et al., 2013).
Bảng 3.1 Chiều dài dây của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Nghiệm thức
Chiều dài dây (m)
Không phủ màng phủ
Phủ màng phủ đen
Phủ màng phủ nilông trắng
3,08 a
4,29 b
4,84 b
Mức ý nghĩa
CV (%)
**
8,25
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có
ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
3.2.2 Lóng dài nhất
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý
nghĩa 5% về lóng dài nhất của khoai lang sau khi thu hoạch. Khoai lang trồng
có màng phủ có chiều dài lóng dài nhất, nilông trắng (10,78 cm), đen (10,73
cm), thấp nhất là lóng khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không có
màng phủ (10,25 cm) (Bảng 3.2). Khi phủ mặt liếp bằng màng phủ, thì dù mưa
to, nước rơi trên cao su sẽ trôi xuống dưới rãnh, nước thấm từ rãnh vào liếp; vì
vậy phủ liếp sẽ giúp đều hòa lượng nước trong suốt thời gian sinh trưởng của
cây, bộ rễ sẽ phát triển tốt và rộng trên cả mặt liếp, giúp cây phát triển tốt hơn
- 21 -
(Trần Thị Ba, 1997). Do vậy, lóng dài ở các dây khoai lang trồng trên màng
phủ có thể đóng góp lên sự tăng chiều dài của dây.
Bảng 3.2 Lóng dài nhất của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Lóng dài nhất
(cm)
Nghiệm thức
Không phủ màng phủ
Phủ màng phủ đen
Phủ màng phủ nilông trắng
10,25 a
10,73 b
10,78 b
Mức ý nghĩa
CV (%)
*
1,40
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý
nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
3.2.3 Đường kính lóng
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý
nghĩa 5% về đường kính lóng của khoai lang sau thu hoạch giữa khoai lang
trồng trên màng phủ (nilông trắng, đen) và khoai lang trồng trong điều kiện
bình thường. Đường kính lóng khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng
(5,08 mm), đen (4,91 mm) cao hơn đường kính lóng khoai lang trồng trong
điều kiện bình thường không có màng phủ (4,43 mm). Trên cây dưa hấu khi
trồng trên màng phủ thì đường kính thân cũng cao hơn so với không phủ (Egel
và Martyn, 2008).
Bảng 3.3 Đường kính lóng của khoai lang tại nhà lưới
Đường kính lóng
Nghiệm thức
(mm)
Không phủ màng phủ
4,43 a
Phủ màng phủ đen
4,90 b
Phủ màng phủ nilông trắng
5,08 b
Mức ý nghĩa
*
CV (%)
3,95
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt
không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. *: khác biệt ở mức ý
nghĩa 5%
3.2.4 Số nhánh
Kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy số nhánh trên
dây của khoai lang có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% sau thu hoạch
giữa các nghiệm thức màng phủ (nilông trắng, đen) và khoai lang trồng trong
- 22 -
điều kiện bình thường không phủ. Số nhánh của khoai lang trồng có phủ
màng phủ không khác biệt nhau, phủ nilông trắng là 14,07 nhánh, phủ đen là
13,80 nhánh, số nhánh khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không
màng phủ 10,73 nhánh.
Ở điều kiện ngoài đồng, trồng các loại rau có sử dụng màng phủ plastic
đều cho sinh trưởng cao hơn (Toshio, 1991). Đối với cây cà chua khi trồng sử
dụng màng phủ để phủ liếp có số nhánh vượt trội hơn so với không phủ
(Rajablariani et al., 2012; Awodoyin et al., 2007).
Trên dưa hấu sử dụng màng phủ để phủ liếp dây dưa hấu sẽ cho nhiều
nhánh hơn so với không phủ (Parmar et al., 2013). Chính vì lẽ đó mà khoai
lang trồng trên màng phủ sinh trưởng tốt hơn, nên số nhánh nhiều hơn khoai
lang trồng không có màng phủ.
Bảng 3.4 Số nhánh của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Nghiệm thức
Số nhánh
Không phủ màng phủ
Phủ màng phủ đen
Phủ màng phủ nilông trắng
10,73 a
13,80 b
14,07 b
Mức ý nghĩa
CV (%)
**
4,31
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý
nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
3.2.5 Kích thước lá
Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
5% về kích thước lá của khoai lang sau thu hoạch giữa khoai lang trồng trên
màng phủ (nilông trắng, đen) và khoai lang trồng trong điều kiện bình thường
(Bảng 3.5). Kích thước lá khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng (10,04
cm x 11,31 cm), màng phủ đen (9,72 cm x 10,59 cm ), không có màng phủ
(7,98 cm x 8,87 cm) (Bảng 3.5).
Thí nghiệm sử dụng màng phủ cho khoai mỡ, khi sử các loại màng phủ
khác nhau sẽ cho kích thước lá khác nhau, nhưng chúng đều cao hơn so với
không phủ (Osiru and Hahn, 1994). Nhưng ở thí nghiệm này kích thước của lá
khoai lang trồng trên 2 loại màng phủ khác nhau không có khác biệt ý nghĩa
thống kê qua phép thử Duncan. Có thể do việc phát triển tốt của dây khoai
lang, lá phát triển nhiều che khuất không cho màng phủ tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời (Hình 3.2).
- 23 -
Bảng 3.5 Kích thước lá của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Không phủ màng phủ
Phủ màng phủ đen
Phủ màng phủ nilông trắng
Chiều dài lá
(cm)
8,87 a
10,59 b
11,31 b
Chiều rộng lá
(cm)
7,98 a
9,72 b
10,04 b
Mức ý nghĩa
CV (%)
*
6,40
*
4,96
Nghiệm thức
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thống kê theo phép thử Ducan. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
3.2.6 Chiều dài cuống lá
Chiều dài cuống lá của khoai lang sau khi thu hoạch có sự khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức (Bảng 3.6). Chiều dài cuốn
lá khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không có màng phủ (16,92
cm) thấp hơn khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng (18,39 cm) và màng
phủ đen (17,93 cm). Theo Dương Minh (1999) chiều dài cuống lá khoai lang
dao động từ 15-20 cm, chiều dài cuống lá liên quan đến sự thu nhận ánh sáng
của dây.
Bảng 3.6 Chiều dài cuốn lá của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Chiều dài cuốn lá
Nghiệm thức
(cm)
Không phủ màng phủ
16,92 a
Phủ màng phủ đen
17,93 b
Phủ màng phủ nilông trắng
18,39 b
Mức ý nghĩa
**
CV (%)
1,67
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt
không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. **: khác biệt ở mức ý
nghĩa 1%
Theo Dương Minh (1999), chiều dài cuống lá càng dài thì việc thu nhận
ánh sáng sẽ tốt hơn những lá có chiều dài cuống lá ngắn. Như vậy, khoai lang
ở thí nghiệm có sử dụng màng phủ lá sẽ thu nhận ánh sáng tốt hơn không có
màng phủ.
- 24 -
3.2.7 Trọng lượng
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 1% về trọng lượng của khoai lang giữa nghiệm thức có phủ và
không phủ, trọng lượng trung bình của dây khoai lang trồng trên màng phủ
nilông trắng là cao nhất (1943,67 g), sau đó đến trọng lượng trung bình của
khoai lang trồng trên màng phủ đen (1811,67 g) và cuối cùng là trọng lượng
của khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không phủ (1332 g). Kết quả
phù hợp với nghiên cứu trên khoai lang khi trồng có phủ liếp của Shaw và
James, (2007). Tương tự như trên cây dưa leo, cà chua, ớt, khổ qua và đậu que
khi sử dụng màng phủ đều gia tăng về sinh trưởng của cây (Trần Thị Ba,
1997). Điều này cho thấy màng phủ có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng của
khoai lang về mặt trọng lượng.
Đối với kết quả thống kê về phần trăm nước trong cây cho thấy không
có sự khác biệt thống kê. Tỷ lệ chất khô trong khoai lang 27-30% (Nguyễn Thị
Thủy, Hoàng Kim 1997), kết quả thí nghiệm tương đối phù hợp về tỉ lệ nước
trong khoai lang ở thí nghiệm (Bảng 3.7). Thể hiện rõ đặc tính giống dù có
sinh trưởng, phát triển khác nhau như thế nào thì thành phần nước chiếm trong
cây giữa các nghiệm thức chênh lệch ở mức không đáng kể.
Bảng 3.7 Trọng lượng tươi, khô và phần trăm nước của khoai lang thí nghiệm
tại nhà lưới
Nghiệm thức
Không phủ màng phủ
Phủ màng phủ đen
Phủ màng phủ nilông trắng
Mức ý nghĩa
CV (%)
Trọng
lượng tươi
(gam)
Trọng
lượng khô
(gam)
Phần trăm
nước (%)
1.332,0 a
1.811,7 b
1.943,7 c
391,3 a
600,0 b
638,3 b
70,59
66,99
67,27
**
18,28
**
10,37
ns
4,58
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thống kê theo phép thử Ducan. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa
5%**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Khi có sử dụng màng phủ thì trọng lượng tươi tăng lên (36-45,92%),
trọng lượng khô (53,32-63,12%) (Bảng 3.8). Tương tự những kết quả nghiên
cứu sử dụng màng phủ để trồng rau (dưa leo, cà chua, ớt, khổ qua, đậu que, ...)
của Bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng,
trường Đại Học Cần Thơ 1997-2000 đã cho thấy sự sinh trưởng và năng suất
- 25 -
rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ
rơm hoặc không phủ) từ 10-30% trong điều kiện canh tác bình thường (Trần
Thị Ba, 1997).
Bảng 3.8 Phần trăm gia tăng trọng lượng tươi, khô của khoai lang so với
nghiệm thức đối chứng
Nghiệm thức
Không phủ màng phủ
Phủ màng phủ đen
Phủ màng phủ nilông trắng
Phần trăm gia tăng
trọng lượng tươi so
với đối chứng (%)
36,00
45,92
Phần trăm gia tăng
trọng lượng khô so
với đối chứng (%)
53,32
63,12
Ghi chú: -: không gia tăng
3.3 Tạo củ trên khoai lang
Sau 90 ngày tiến hành thu hoạch thì tất cả nghiệm thức dây khoai lang
vẫn chưa có hình thành củ (Hình 3.1). Theo báo cáo của Bành Ngọc Nghĩa
(2013), thời gian khoai lang tím Nhật tại Bình Tân, Vĩnh Long bắt đầu hình
thành củ sau khoảng 45 ngày. Theo Dương Minh (1999) thì khoai lang có thể
chịu hạn, chịu lạnh rất kém. Nhu cầu nhiệt độ khoai lang khoảng 15-350C, có
thể chịu đựng đến 450C, nhiệt độ cao cây phát triển thân và lá, nếu cộng thêm
đất ẩm cây sẽ sinh trưởng dinh dưỡng mà không tạo củ. Củ phát triển tốt ở
12,5-13,0 giờ chiếu sáng mỗi ngày, ánh sáng chịu ảnh hưởng yếu hơn nhiệt độ
trong quá trình tạo và phát triển củ và chi phối trên khả năng quang hợp của lá,
ẩm độ thích hợp nhất là 60-80% nước hữu dụng, nếu ẩm độ quá cao (>90%)
khoai cho nhiều rễ con, củ nhỏ.
Có thể trong điều kiện thí nghiệm này có đủ nước và dinh dưỡng nên
dây sinh trưởng rất nhiều mà không tập trung hình thành củ. Bên cạnh đó còn
có yếu tố ánh sáng chiếu hàng ngày, do thí nghiệm bố trí ở nơi không nhận
được nhiều ánh sáng vào buổi sáng.
- 26 -
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết Luận
Khoai lang trồng trên màng phủ nông nghiệp có sự sinh trưởng và phát
triển tốt hơn trên khoai lang trồng không phủ.
Khoai lang được trồng trên liếp có phủ màng phủ thì có trọng lượng, số
nhánh, chiều dài dây, lóng dài nhất, đường kính lóng, chiều dài cuống lá, kích
thước lá, số nhánh cao hơn so với khoai lang trồng không có màng phủ.
Màng phủ ngăn cản sự phát triển của cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với
khoai lang.
4.2 Đề Nghị
Trồng khoai lang nên chú ý đến điều kiện dinh dưỡng và tưới nước.
Cần bố trí thí nghiệm khác ở nơi điều khiển được nước tưới để đánh giá
sự ảnh hưởng của màng phủ lên sự hình thành củ của khoai lang tím Nhật.
- 27 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anders, D.C (1996), Using plastic mulches and drip irrigation for vegetable
production, Horticulture Leaflet 33, North Carolina, Cooperative
Extenstion Sevice (North Carolina State University).
Awodoyin, R. O. F. I. Ogbeide, and O. Oluwole. 2007. “Effects of Three
Mulch Types on the Growth and Yield of Tomato (Lycopersicon
esculentum Mill.) and Weed Suppression in Ibadan, Rainforest-savanna
Transi-tion Zone of Nigeria,” Tropical Agricultural Research &
Extension, vol. 10, pp. 53-60.
Baron J.J and Gorske S.F. (1981), Soil carbon dioxide levels as affected by
plastic mulches, Proc. 16th Natl. Agr. Plastic Congr., pp. 149-155.
Black, L.L. (1980), Aluminum mulch: Less virus disease, higher vegetable
yield. Louisiana State Univ. USA. Louisiana Agriculture, 23 (3), pp.
16-18, lpl.
Brown, J. E., F. M., Woods, and C. Channell-Butcher. 1998. Effect of black
plastic mulch and row cover on sweet potato production. J. Veg. Crop
Prod. 4:49-54.
Brown, J.E., Woods, F.W. và C., Channell-Butcher. 1998. Effect of black
plastic mulch and row cover on sweet potato production. J. Veg. Crop.
Production 4:49–55.
Chuyên đề Truyền Hình Vĩnh Long. 2012. Chuyện vùng khoai lang Bình Tân:
Bài học của người trồng khoai (phần 2). http://thvl.vn/?p=214475.
Ngày truy cập thông tin 18/12/2013.
Công Ty Giống Cây Trồng Trang Nông, 1999. Kỹ thuật trồng hoa màu có trải
bạt (plastic), malaisia. Tài liệu bướm.
Đinh Thế Lộc, 1997. Giáo trình cây lương thực, tập II cây màu. Bộ môn cây
lương thực. Nxb Nông Nghiệp, Việt Nam.
Dương Minh, 1999. Giáo trình môn Hoa Màu. Khoa Nông Nghiệp.Trường Đại
Học Cần Thơ.
Egel, D.S. and R., Martyn. 2008. Planting Method, Plastic Mulch, and
Fumigation Influence Growth, Yield, and Root Structure of
Watermelon. Hortscience 43(5):1410–1414.
- 28 -
Hamada, T. (1991), The effect of mulching and row cover on vegetable
production, Japan, Extension Bulletin in (ASPAC/FFTC), August, No.
332, pp. 1-11.
Huỳnh Thị Ngọc Linh, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Huyền Trang,
Phạm Kim Sơn và Lê Văn Vàng. 2012. Nghiên cứu điều kiện thích hợp
cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng Khoai lang, Cylas
formicarius fab., trên đồng ruộng. Tạp chí Khoa học:21b 54-61.
Idris , A.B.; R.M.N. Mohamad và S.G. Fatimah (1991), Effects of
intercropping and chilli varieties on the abundance of Aphis gossipii
Glover predactors. Proc. Of the symposium on biological control in the
tropics held at MARDI, Training center. Serdang, Malaysia from 18-19
March, Biological control in the tropics, CAB international, pp. 113117.
Jackson, D. M., and Harrison, H. F., JR. 2008. Effects of killed-cover crop
mulching system on sweetpotato production, soil pests, and insect
predators in South Carolina. J. Econ. Entomol. 101: 1871-1880.
Jansson, R.K. and K.V. Raman. 1991. Sweetpotato pest management: A
global perspective. Westview Press. 458 pp.
Kootenay Local Agricultural Society. 2009. Growing sweet potatoes.
http://www.maddogfarm.ca/Growing_Sweet_Potatoes_in_the_Kootena
ys.pdf. Ngày truy cập thông tin 18/12/2013.
Lamont, W.J (1991), The use of plastic mulches for vegetable production,
Kansas State Univ., USA, Extension Bulletin in (ASPAC/FFTC) Aug.,
No. 333, 9 p., 20 ref.
Lamont, W.J (1993). Plastic mulches for the production of vegetable crop,
Department of Horticulture, Kansas State University, Mahattan, KS
66506, USA, Hort. Technology, Jan./Mar. 3 (1), pp. 35-39.
Lamont, W.J.; K.A. Sorensen and C.W. Averre (1990), Painting aluminum
strips of black plastic mulch reduces mosaic symptoms on summer
squash, Hortscience, 25:1305, 5 ref.
Nguyễn Ngọc Hòn, 2010. Điều tra hiện trạng canh tác khoai lang (ipomoea
batatas) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học
Cần Thơ.
Nguyễn Như Hà, 2006. Giáo trình bón phân cho cây trồng. Nxb Nông Nghiệp,
Việt Nam.
- 29 -
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1997. Những giống khoai ở Việt Nam.
http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=358&caytron
gkythuat=khoai%20lang. Ngày truy cập thông tin 07/11/2013
Nguyễn Văn Liêm, 2013. Thương lái Trung Quốc “làm giá” khoai lang.
http://nld.com.vn/ban-doc/thuong-lai-trung-quoc-lam-gia-khoai-lang20130304105140895.htm. Ngày truy cập thông tin 18/12/2013.
Nguyễn Văn Oai, 2013. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngày tết.
http://www.quangngai.gov.vn/sokhcn/Pages/qnp-dedambaoantoanthucqnpnd-35-qnpnc-26-qnpsite-1.html. Ngày truy cập thông tin
18/12/2013.
Nguyễn Việt Toàn, 2000. Ảnh hưởng của biện pháp phủ líp bằng plastic trên
dịch hại, tăng trưởng và năng suất dưa leo (cucumis sativus) TP Cần
Thơ – hè thu 1999. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
Osiru, D.S.O. and S.K. Hahn. 1994. Effect of mulching materials on the
growth and development on the yield of white yam. African crop
science journal: 153-160.
Parmar H. N., N. D. Polara, R. R. Viradiya. 2013. Effect of mulching material
on growth, yield and quality of watermelon (citrullus lanatus thunb) cv.
kiran. Universal Journal of Agricultural Research 1(2): 30-37.
Phạm Kim Sơn, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Huỳnh Thị Ngọc Linh, Lê Văn
Vàng. 2011. Khảo sát ảnh hưởng của nấm metarhizium anisopliae
Sorokin trên sùng khoai lang (bọ hà) Cylas Formicarius Fabricius trong
điều kiện phòng thí nghiệm. Công nghệ Sinh học. NXB. Viện KH&CN
VN.
Rajablariani, H.R., Hassankhan, F. and R. Rafezi. 2012. Effect of colored
plastic mulches on yield of tomato and weed biomass. International
Journal of Environmental Science and Development, Vol. 3, No. 6.
590-593.
Sanders D.C. (1996), Using plastic mulches and drip irrigation for vegetable
production. Horticulture Information Leaflet 33, North Carolina,
Cooperative Extension Service (North Carolina State University).
Shaw, s. và T., James. 2007. Effect of mulches on organic kumara production.
Agronomy New Zealand 37: 45-55.
- 30 -
Sullen, D.M. 2010. Effects of color plastic mulches and row cover on the
yield and quality of sweet Potato [Ipomea batatas cv. ‘Beauregard’].
Auburn, Alabama.
Taber H.G and R. Gansemer (2004), Color mulch type affect soil temperature
anfearly
tomato
yield
–
A
systermatic
approach,
http://www.google.com.vn/s…/tomearly,pdf+color+mulch,+refective+l
ight&hl=vi&ie=UTF. Ngày 22 Nov. 2004.
Tôn Thất Trình, 1999. Tiến bộ mới ở ngành rau đậu: Phủ đất bằng chất dẻo
tráng bạc, phản chiếu. Phụ San Báo Khoa Học Phổ Thông, số 490.
Trang 29-30.
Trần Thị Ba, 1993. Effect of mulching on grow and yield of Cucumber.
Training report, 1993. Asian regional center-AVRDC. Thailand. Page
267..
Trần Thị Ba, 2000. 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp. Tập 8.
Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV. Màng phủ nông nghiệp, trồng rau
sạch. Nxb Trẻ.
Trần Thị Ba, 2006. Ảnh hưởng của màng phủ đến tiểu môi trường, bù lạch
(Thrips palmi Karny), rầy mềm (Aphis gossypii Glover), sự sinh trưởng
và phẩm chất của dưa leo, dưa hấu ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận
án tiến sĩ Trồng trọt. Đại Học Cần Thơ.
Trần Thị Ba, 2010. Kỹ thuật sản xuất rau sạch. Nxb Đại Học Cần Thơ
Tyagi, S.K. và M.L. Sharma. 2013. Effect of plastic mulch on growth, yield
and economics of watermelon [Citrullus lanatus (Thumb.) Matsum and
Nakai] under Nimar plains conditions of Madhya Pradesh. HortFlora
Research Spectrum, Vol.2, No. 3: 215 – 219.
Vũ Thị Lan. 2012. Nghiên cứu tạo cây khoai lang kháng bọ hà bằng kỹ thuật
chuyển
gen
nhờ
Agrobacterium
tumefaciens.
http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/609/nghien-cuu-tao-cay-khoailang-khang-bo-ha-bang-k-thuat-chuyen-gen-nho-agrobacteriumtumefaciens. Ngày truy cập thông tin 18/12/2013.
Wells J.A. and P.E. Nugent (1980), Effect of high soil moisture on the quality
of muskmelon, Hort Sci. 15.3: 258-259.
Yang, Y.Z. (1984), Chagnes in soil salt under plastic mulching and their
influence on crops, Extension Station for Agrotechnology, China.
- 31 -
PHỤ CHƯƠNG 1
A.1 Kỹ thuật canh tác khoai lang
A.1.1 Chuẩn bị đất trồng
- Đất trong khu thí nghiệm đươc xới lên và đắp thành liếp có sử dụng tro trấu
ngâm để bón đồng nhất trên diện tích với số lượng là 9 kg. Sau đó, được vung
thành liếp có chiều cao liếp là 0,3 m, chiều rộng là 0,8 cm, chiều dài liếp là 4
m. Số lượng liếp là 9 liếp tương ứng với 3 nghiệm thức cho 3 lần lặp lại.
A.1.2 Phân bón
- Chỉ bón 1 lần duy nhất sau khi trồng 7 ngày khi trồng, bón phân NPK (1616-8) trung bình mỗi gốc khoảng 50g.
A.1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
A.1.3.1 Kỹ thuật trồng
- Dây khoai lang giống cắt chừa lại 6 mắt lá, dài khoảng 30 cm.
- Trồng 12 hom trên một liếp dài khoảng 4 m,
A.1.3.2 Chăm sóc
- Sau 25 – 35 ngày trồng cần làm cỏ, cày hay cuốc xả đất hai bên luống nhằm
tăng độ thông thoáng cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành
tia củ và phát triển củ.
- Bấm ngọn: Sau 30 ngày trồng thì bắt đầu bấm ngọn lần đầu, các lần bấm
ngọn tiếp theo cách nhau khoảng 25 đến 30 ngày.
- Nhấc dây (giở dây): Sau khoảng 25 đến 30 ngày sau khi trồng thì bắt đầu
nhấc dây (giở dây) lần đầu, các lần giở dây tiếp theo cách nhau khoảng 7 đến
10 ngày.
- Tưới nước: Trong 10 ngày đầu tiên sau khi trồng (nếu ngày nào trời mưa thì
ngày đó không tưới), tưới nước mỗi ngày 2 lần, trong 15 ngày tiếp theo tưới
mỗi ngày 1 lần vào buổi chiều, khoai lang sau 30 ngày thì cách 4 đến 5 ngày
thì tưới 1 lần vào buổi chiều, kết hợp với thuốc tạo củ.
- 32 -
PHỤ CHƯƠNG 2
B. Số Liệu Thống Kê
Bảng 1 Chiều dài cuốn lá của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
1,67
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
3,4
0,05
0,41
3,791
1,7
0,025
0,085
F tính
Mức ý
nghĩa
19,966
0,296
0,008
0,759
F tính
Mức ý
nghĩa
21,655
1,158
0,007
0,401
F tính
Mức ý
nghĩa
10,954
0,771
0,024
0,521
Bảng 2 Chiều dài dây của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
8,25
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
48759,053
2607,340
4503,220
55869,614
24379,527
1303,670
1125,805
Bảng 3 Chiều dài lá của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
6,40
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
9,423
0,663
1,720
11,807
4,711
0,332
0,430
- 33 -
Bảng 4 Chiều rộng lá của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
4,96
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
7,374
1,402
0,840
9,615
3,687
0,701
0,21
F tính
Mức ý
nghĩa
17,562
3,339
0,010
0,140
F tính
Mức ý
nghĩa
9,311
0,946
0,031
0,461
F tính
Mức ý
nghĩa
12,034
7,288
0,020
0,046
F tính
Mức ý
nghĩa
1,233
2,218
0,383
0,225
Bảng 5 Đường kính lóng của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
3,95
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
0,678
0,069
0,146
0,892
0,339
0,034
0,036
Bảng 6 Lóng dài nhất của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
1,40
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
0,527
0,319
0,088
0,934
0,264
0,160
0,022
Bảng 7 Phần trăm nước của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
4,58
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
24,153
43,436
39,168
106,758
12,077
21,718
9,792
- 34 -
Bảng 8 Số nhánh của khoai lang thí nghiệm
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
4,31
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
20,587
4,347
1,227
26,160
10,293
2,173
0,307
F tính
Mức ý
nghĩa
33,565
7,087
0,003
0,48
F tính
Mức ý
nghĩa
16,706
4,776
0,011
0,087
F tính
Mức ý
nghĩa
323,453
14,443
0,000
0,015
Bảng 9 Trọng lượng khô của khoai lang thí nghiệm.
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
10,37
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
106020,222
30306,889
12692,444
149019,556
53010,111
15153,444
3173,111
Bảng 10: Trọng lượng tươi của khoai lang thí nghiệm.
Nguồn biến
động
Độ tự do
Nghiệm thức
Lặp lại
Sai số
Tổng cộng
CV(%)
2
2
4
8
18,28
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
621640,222
27757,556
3843,778
653241,556
310820,111
13878,778
960,944
- 35 -
[...]... phần mềm SPSS 16.0, kiểm định Ducan - 17 - Phủ màng phủ đen 400 cm Không phủ Phủ màng phủ nilông trắng 80 cm Phủ màng phủ đen 50 cm Không phủ Phủ màng phủ nilông trắng Phủ màng phủ nilông trắng Không phủ Phủ màng phủ đen Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật tại khu nhà lưới - 18 - CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN... được sự mất phân do rửa trôi và bốc hơi (Jackson và Harrison, 2008) Sử dụng màng phủ trong việc trồng khoai lang hạn chế được sâu tấn công trên cũ khoai (Jansson et al., 1991) Do đó, đề tài Bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật (Impomea batatas) tại nhà lưới được thực hiện, bước đầu nhằm khảo sát những tác dụng của các loại màng phủ đến sự sinh. .. đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật tại nhà lưới 18 3.1 Rễ khoai lang thí nghiệm sau khi thu hoạch tại nhà lưới 19 3.2 Liếp khoai lang thí nghiệm trồng trên nền đất không có màng phủ (A); Liếp khoai lang thí nghiệm trồng trên màng phủ nông nghiệp (B) tại nhà lưới 20 3.3 Sâu ăn lá tấn công khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới 20 x DANH SÁCH NHỮNG... SHƯD Sinh học ứng dụng MP Màng phủ NS Năng suất xi NGUYỄN PHƯỚC THANH, 2013 Đề tài Bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật (Impomea batatas) tại nhà lưới Luận văn Tốt nghiệp đại học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, 35 trang Cán bộ hướng dẫn: TS Lê Vĩnh Thúc TÓM LƯỢC Đề tài Bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại. .. TS Lê Vĩnh Thúc TÓM LƯỢC Đề tài Bước đầu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại màng phủ đến sự sinh trưởng của khoai lang tím Nhật (Impomea batatas) tại nhà lưới Bước đầu nhằm so sánh ảnh hưởng của các loại màng phủ lên sự sinh trưởng và phát triển của khoai lang tại nhà lưới, bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, thí nghiệm được bố trí theo thể thức... làm cho khoai lang tập trung sinh trưởng mà không tạo củ làm cho chúng ta khó khăn khi lấy chỉ tiêu năng suất củ khoai lang Quan sát tổng thể các liếp trồng khoai lang sau hơn 90 ngày trồng cho thấy các dây khoai lang sinh trưởng rất tốt, đặc biệt là những dây khoai lang được trồng trên những liếp có phủ màng phủ nông nghiệp và màng phủ nilông trắng Bộ rễ của khoai lang trên các nghiệm thức quan sát thấy... phần trăm nước của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới 25 3.8 Phần trăm gia tăng trọng lượng tươi, khô của khoai lang so với nghiệm thức đối chứng 26 ix DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Hom giống khoai lang được sử dụng làm thí nghiệm tại nhà lưới 15 2.2 Phân bón lá 12-0-40+30a được sử dụng trong thí nghiệm tại nhà lưới 16 2.3 Cách đặt hom khoai lang thí nghiệm trên màng phủ tại nhà lưới 17 2.4 Sơ... trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, bộ rễ sẽ phát triển tốt và rộng trên cả mặt liếp, giúp cây phát triển tốt hơn - 21 - (Trần Thị Ba, 1997) Do vậy, lóng dài ở các dây khoai lang trồng trên màng phủ có thể đóng góp lên sự tăng chiều dài của dây Bảng 3.2 Lóng dài nhất của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới Lóng dài nhất (cm) Nghiệm thức Không phủ màng phủ Phủ màng phủ đen Phủ màng phủ nilông trắng... trồng 12 hom khoai lang thẳng hàng trên liếp Khoảng cách của các hom được bố trí đều trên 4 m liếp Hom khoai được đặt thẳng từ trên xuống với lỗ khoét trên bạt nhỏ để trồng khoai lang có đường kính khoảng 3 cm (Hình 2.3) - 16 - Hình 2.3 Cách đặt hom khoai lang thí nghiệm trên màng phủ tại nhà lưới Mũi tên màu đỏ chỉ vị trí của lỗ khoét trên màng phủ Quy trình canh tác trồng như khoai lang thương phẩm... trường Đại học Cần Thơ từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2013 trên nền đất thịt pha cát 2.1.2 Vật liệu Khoai lang giống Tím Nhật được thu tại nhà vườn ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long sau đó cắt chừa lại 6 mắt lá, dài khoảng 30 cm (Hình 2.1) Hình 2.1 Hom giống khoai lang được sử dụng làm thí nghiệm tại nhà lưới Màng phủ: loại màng phủ nông nghiệp màu đen và loại màng phủ nilông trắng Phân bón NPK (16-16-8) ... Bước đầu khảo sát ảnh hưởng loại màng phủ đến sinh trưởng khoai lang tím Nhật (Impomea batatas) nhà lưới Bước đầu nhằm so sánh ảnh hưởng loại màng phủ lên sinh trưởng phát triển khoai lang nhà. .. Bước đầu khảo sát ảnh hưởng loại màng phủ đến sinh trưởng khoai lang tím Nhật (Impomea batatas) nhà lưới thực hiện, bước đầu nhằm khảo sát tác dụng loại màng phủ đến sinh trưởng phát triển khoai. .. NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG -oOo- NGUYỄN PHƯỚC THANH BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI MÀNG PHỦ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA KHOAI LANG TÍM NHẬT (IMPOMEA BATATAS) TẠI NHÀ LƯỚI LUẬN VĂN