3.2.1 Chiều dài dây
Kết quả được trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% về chiều dài dây của khoai lang, chiều dài dây trung bình của dây khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng (4,84 m), đen (4,29 m) và chiều dài của khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không phủ (3,08 m). Kết quả này tương đối phù hợp với nhận định của Đinh Thế Lộc (1997), thân chính dài nhất của khoai lang có khi tới 3-4 m, trung bình khoảng 1,5-2 m.
Chiều dài dây của khoai lang trong các nghiệm thức cao hơn chiều dài dây khoai lang bình thường, đặc biệt là khoai lang trồng trên màng phủ. Kết quả thí nghiệm này giống như thí nghiệm của Brown et al. (1998). Tương tự như trên cây dưa hấu trồng trên màng phủ cho chiều dài dây dài hơn so với không phủ (Tyagi và Sharma, 2013). Điều này cho thấy được tác dụng của màng phủ đem lại cho cây trồng bởi vì giữ ấm mặt đất, giữ ấm và giữ cấu trúc đất, giữ phân bón, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh (Parmar et al., 2013).
Bảng 3.1 Chiều dài dây của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Nghiệm thức Chiều dài dây (m)
Không phủ màng phủ 3,08 a
Phủ màng phủ đen 4,29 b
Phủ màng phủ nilông trắng 4,84 b
Mức ý nghĩa **
CV (%) 8,25
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
3.2.2 Lóng dài nhất
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%về lóng dài nhất của khoai lang sau khi thu hoạch. Khoai lang trồng có màng phủ có chiều dài lóng dài nhất, nilông trắng (10,78 cm), đen (10,73 cm), thấp nhất là lóng khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không có màng phủ (10,25 cm) (Bảng 3.2). Khi phủ mặt liếp bằng màng phủ, thì dù mưa to, nước rơi trên cao su sẽ trôi xuống dưới rãnh, nước thấm từ rãnh vào liếp; vì vậy phủ liếp sẽ giúp đều hòa lượng nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, bộ rễ sẽ phát triển tốt và rộng trên cả mặt liếp, giúp cây phát triển tốt hơn
- 22 -
(Trần Thị Ba, 1997). Do vậy, lóng dài ở các dây khoai lang trồng trên màng phủ có thể đóng góp lên sự tăng chiều dài của dây.
Bảng 3.2 Lóng dài nhất của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Nghiệm thức Lóng dài nhất (cm) Không phủ màng phủ 10,25 a Phủ màng phủ đen 10,73 b Phủ màng phủ nilông trắng 10,78 b Mức ý nghĩa * CV (%) 1,40
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
3.2.3 Đường kính lóng
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% về đường kính lóng của khoai lang sau thu hoạch giữa khoai lang trồng trên màng phủ (nilông trắng, đen) và khoai lang trồng trong điều kiện bình thường. Đường kính lóng khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng (5,08 mm), đen (4,91 mm) cao hơn đường kính lóng khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không có màng phủ (4,43 mm). Trên cây dưa hấu khi trồng trên màng phủ thì đường kính thân cũng cao hơn so với không phủ (Egel và Martyn, 2008).
Bảng 3.3 Đường kính lóng của khoai lang tại nhà lưới
Nghiệm thức Đường kính lóng (mm) Không phủ màng phủ 4,43 a Phủ màng phủ đen 4,90 b Phủ màng phủ nilông trắng 5,08 b Mức ý nghĩa * CV (%) 3,95
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
3.2.4 Số nhánh
Kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy số nhánh trên dây của khoai lang có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% sau thu hoạch giữa các nghiệm thức màng phủ (nilông trắng, đen) và khoai lang trồng trong
- 23 -
điều kiện bình thường không phủ. Số nhánh của khoai lang trồng có phủ màng phủ không khác biệt nhau, phủ nilông trắng là 14,07 nhánh, phủ đen là 13,80 nhánh, số nhánh khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không màng phủ 10,73 nhánh.
Ở điều kiện ngoài đồng, trồng các loại rau có sử dụng màng phủ plastic đều cho sinh trưởng cao hơn (Toshio, 1991). Đối với cây cà chua khi trồng sử dụng màng phủ để phủ liếp có số nhánh vượt trội hơn so với không phủ (Rajablariani et al., 2012; Awodoyin et al., 2007).
Trên dưa hấu sử dụng màng phủ để phủ liếp dây dưa hấu sẽ cho nhiều nhánh hơn so với không phủ (Parmar et al., 2013). Chính vì lẽ đó mà khoai lang trồng trên màng phủ sinh trưởng tốt hơn, nên số nhánh nhiều hơn khoai lang trồng không có màng phủ.
Bảng 3.4 Số nhánh của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Nghiệm thức Số nhánh Không phủ màng phủ 10,73 a Phủ màng phủ đen 13,80 b Phủ màng phủ nilông trắng 14,07 b Mức ý nghĩa ** CV (%) 4,31
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
3.2.5 Kích thước lá
Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%về kích thước lá của khoai lang sau thu hoạch giữa khoai lang trồng trên màng phủ (nilông trắng, đen) và khoai lang trồng trong điều kiện bình thường (Bảng 3.5). Kích thước lá khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng (10,04 cm x 11,31 cm), màng phủ đen (9,72 cm x 10,59 cm ), không có màng phủ (7,98 cm x 8,87 cm) (Bảng 3.5).
Thí nghiệm sử dụng màng phủ cho khoai mỡ, khi sử các loại màng phủ khác nhau sẽ cho kích thước lá khác nhau, nhưng chúng đều cao hơn so với không phủ (Osiru and Hahn, 1994). Nhưng ở thí nghiệm này kích thước của lá khoai lang trồng trên 2 loại màng phủ khác nhau không có khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. Có thể do việc phát triển tốt của dây khoai lang, lá phát triển nhiều che khuất không cho màng phủ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (Hình 3.2).
- 24 -
Bảng 3.5 Kích thước lá của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Nghiệm thức Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Không phủ màng phủ 8,87 a 7,98 a Phủ màng phủ đen 10,59 b 9,72 b Phủ màng phủ nilông trắng 11,31 b 10,04 b Mức ý nghĩa * * CV (%) 6,40 4,96
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
3.2.6 Chiều dài cuống lá
Chiều dài cuống lá của khoai lang sau khi thu hoạch có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức (Bảng 3.6). Chiều dài cuốn lá khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không có màng phủ (16,92 cm) thấp hơn khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng (18,39 cm) và màng phủ đen (17,93 cm). Theo Dương Minh (1999) chiều dài cuống lá khoai lang dao động từ 15-20 cm, chiều dài cuống lá liên quan đến sự thu nhận ánh sáng của dây.
Bảng 3.6 Chiều dài cuốn lá của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới
Nghiệm thức Chiều dài cuốn lá (cm) Không phủ màng phủ 16,92 a Phủ màng phủ đen 17,93 b Phủ màng phủ nilông trắng 18,39 b Mức ý nghĩa ** CV (%) 1,67
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Theo Dương Minh (1999), chiều dài cuống lá càng dài thì việc thu nhận ánh sáng sẽ tốt hơn những lá có chiều dài cuống lá ngắn. Như vậy, khoai lang ở thí nghiệm có sử dụng màng phủ lá sẽ thu nhận ánh sáng tốt hơn không có màng phủ.
- 25 -
3.2.7 Trọng lượng
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% về trọng lượng của khoai lang giữa nghiệm thức có phủ và không phủ, trọng lượng trung bình của dây khoai lang trồng trên màng phủ nilông trắng là cao nhất (1943,67 g), sau đó đến trọng lượng trung bình của khoai lang trồng trên màng phủ đen (1811,67 g) và cuối cùng là trọng lượng của khoai lang trồng trong điều kiện bình thường không phủ (1332 g). Kết quả phù hợp với nghiên cứu trên khoai lang khi trồng có phủ liếp của Shaw và James, (2007). Tương tự như trên cây dưa leo, cà chua, ớt, khổ qua và đậu que khi sử dụng màng phủ đều gia tăng về sinh trưởng của cây (Trần Thị Ba, 1997). Điều này cho thấy màng phủ có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng của khoai lang về mặt trọng lượng.
Đối với kết quả thống kê về phần trăm nước trong cây cho thấy không có sự khác biệt thống kê. Tỷ lệ chất khô trong khoai lang 27-30%(Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1997), kết quả thí nghiệm tương đối phù hợp về tỉ lệ nước trong khoai lang ở thí nghiệm (Bảng 3.7). Thể hiện rõ đặc tính giống dù có sinh trưởng, phát triển khác nhau như thế nào thì thành phần nước chiếm trong cây giữa các nghiệm thức chênh lệch ở mức không đáng kể.
Bảng 3.7 Trọng lượng tươi, khô và phần trăm nước của khoai lang thí nghiệm tại nhà lưới Nghiệm thức Trọng lượng tươi (gam) Trọng lượng khô (gam) Phần trăm nước (%) Không phủ màng phủ 1.332,0 a 391,3 a 70,59 Phủ màng phủ đen 1.811,7 b 600,0 b 66,99 Phủ màng phủ nilông trắng 1.943,7 c 638,3 b 67,27 Mức ý nghĩa ** ** ns CV (%) 18,28 10,37 4,58
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Ducan. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Khi có sử dụng màng phủ thì trọng lượng tươi tăng lên (36-45,92%), trọng lượng khô (53,32-63,12%) (Bảng 3.8). Tương tự những kết quả nghiên cứu sử dụng màng phủ để trồng rau (dưa leo, cà chua, ớt, khổ qua, đậu que, ...) của Bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ 1997-2000 đã cho thấy sự sinh trưởng và năng suất
- 26 -
rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ rơm hoặc không phủ) từ 10-30% trong điều kiện canh tác bình thường (Trần Thị Ba, 1997).
Bảng 3.8 Phần trăm gia tăng trọng lượng tươi, khô của khoai lang so với nghiệm thức đối chứng
Nghiệm thức
Phần trăm gia tăng trọng lượng tươi so với đối chứng (%)
Phần trăm gia tăng trọng lượng khô so với đối chứng (%)
Không phủ màng phủ - -
Phủ màng phủ đen 36,00 53,32
Phủ màng phủ nilông trắng 45,92 63,12
Ghi chú: -: không gia tăng
3.3 Tạo củ trên khoai lang
Sau 90 ngày tiến hành thu hoạch thì tất cả nghiệm thức dây khoai lang vẫn chưa có hình thành củ (Hình 3.1). Theo báo cáo của Bành Ngọc Nghĩa (2013), thời gian khoai lang tím Nhật tại Bình Tân, Vĩnh Long bắt đầu hình thành củ sau khoảng 45 ngày. Theo Dương Minh (1999) thì khoai lang có thể chịu hạn, chịu lạnh rất kém. Nhu cầu nhiệt độ khoai lang khoảng 15-350C, có thể chịu đựng đến 450C, nhiệt độ cao cây phát triển thân và lá, nếu cộng thêm đất ẩm cây sẽ sinh trưởng dinh dưỡng mà không tạo củ. Củ phát triển tốt ở 12,5-13,0 giờ chiếu sáng mỗi ngày, ánh sáng chịu ảnh hưởng yếu hơn nhiệt độ trong quá trình tạo và phát triển củ và chi phối trên khả năng quang hợp của lá,
ẩm độ thích hợp nhất là 60-80% nước hữu dụng, nếu ẩm độ quá cao (>90%) khoai cho nhiều rễ con, củ nhỏ.
Có thể trong điều kiện thí nghiệm này có đủ nước và dinh dưỡng nên dây sinh trưởng rất nhiều mà không tập trung hình thành củ. Bên cạnh đó còn có yếu tố ánh sáng chiếu hàng ngày, do thí nghiệm bố trí ở nơi không nhận được nhiều ánh sáng vào buổi sáng.
- 27 -
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết Luận
Khoai lang trồng trên màng phủ nông nghiệp có sự sinh trưởng và phát triển tốt hơn trên khoai lang trồng không phủ.
Khoai lang được trồng trên liếp có phủ màng phủ thì có trọng lượng, số nhánh, chiều dài dây, lóng dài nhất, đường kính lóng, chiều dài cuống lá, kích thước lá, số nhánh cao hơn so với khoai lang trồng không có màng phủ.
Màng phủ ngăn cản sự phát triển của cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với khoai lang.
4.2 Đề Nghị
Trồng khoai lang nên chú ý đến điều kiện dinh dưỡng và tưới nước. Cần bố trí thí nghiệm khác ở nơi điều khiển được nước tưới để đánh giá sự ảnh hưởng của màng phủ lên sự hình thành củ của khoai lang tím Nhật.
- 28 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anders, D.C (1996), Using plastic mulches and drip irrigation for vegetable production, Horticulture Leaflet 33, North Carolina, Cooperative Extenstion Sevice (North Carolina State University).
Awodoyin, R. O. F. I. Ogbeide, and O. Oluwole. 2007. “Effects of Three Mulch Types on the Growth and Yield of Tomato (Lycopersicon
esculentum Mill.) and Weed Suppression in Ibadan, Rainforest-savanna
Transi-tion Zone of Nigeria,” Tropical Agricultural Research &
Extension, vol. 10, pp. 53-60.
Baron J.J and Gorske S.F. (1981), Soil carbon dioxide levels as affected by plastic mulches, Proc. 16th Natl. Agr. Plastic Congr., pp. 149-155. Black, L.L. (1980), Aluminum mulch: Less virus disease, higher vegetable
yield. Louisiana State Univ. USA. Louisiana Agriculture, 23 (3), pp. 16-18, lpl.
Brown, J. E., F. M., Woods, and C. Channell-Butcher. 1998. Effect of black plastic mulch and row cover on sweet potato production. J. Veg. Crop Prod. 4:49-54.
Brown, J.E., Woods, F.W. và C., Channell-Butcher. 1998. Effect of black plastic mulch and row cover on sweet potato production. J. Veg. Crop.
Production 4:49–55.
Chuyên đề Truyền Hình Vĩnh Long. 2012. Chuyện vùng khoai lang Bình Tân: Bài học của người trồng khoai (phần 2). http://thvl.vn/?p=214475. Ngày truy cập thông tin 18/12/2013.
Công Ty Giống Cây Trồng Trang Nông, 1999. Kỹ thuật trồng hoa màu có trải bạt (plastic), malaisia. Tài liệu bướm.
Đinh Thế Lộc, 1997. Giáo trình cây lương thực, tập II cây màu. Bộ môn cây lương thực. Nxb Nông Nghiệp, Việt Nam.
Dương Minh, 1999. Giáo trình môn Hoa Màu. Khoa Nông Nghiệp.Trường Đại Học Cần Thơ.
Egel, D.S. and R., Martyn. 2008. Planting Method, Plastic Mulch, and Fumigation Influence Growth, Yield, and Root Structure of Watermelon. Hortscience 43(5):1410–1414.
- 29 -
Hamada, T. (1991), The effect of mulching and row cover on vegetable production, Japan, Extension Bulletin in (ASPAC/FFTC), August, No. 332, pp. 1-11.
Huỳnh Thị Ngọc Linh, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Kim Sơn và Lê Văn Vàng. 2012. Nghiên cứu điều kiện thích hợp cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng Khoai lang, Cylas
formicarius fab., trên đồng ruộng. Tạp chí Khoa học:21b 54-61.
Idris , A.B.; R.M.N. Mohamad và S.G. Fatimah (1991), Effects of intercropping and chilli varieties on the abundance of Aphis gossipii
Glover predactors. Proc. Of the symposium on biological control in the tropics held at MARDI, Training center. Serdang, Malaysia from 18-19 March, Biological control in the tropics, CAB international, pp. 113- 117.
Jackson, D. M., and Harrison, H. F., JR. 2008. Effects of killed-cover crop mulching system on sweetpotato production, soil pests, and insect predators in South Carolina. J. Econ. Entomol. 101: 1871-1880.
Jansson, R.K. and K.V. Raman. 1991. Sweetpotato pest management: A global perspective. Westview Press. 458 pp.
Kootenay Local Agricultural Society. 2009. Growing sweet potatoes. http://www.maddogfarm.ca/Growing_Sweet_Potatoes_in_the_Kootena ys.pdf. Ngày truy cập thông tin 18/12/2013.
Lamont, W.J (1991), The use of plastic mulches for vegetable production, Kansas State Univ., USA, Extension Bulletin in (ASPAC/FFTC) Aug., No. 333, 9 p., 20 ref.
Lamont, W.J (1993). Plastic mulches for the production of vegetable crop, Department of Horticulture, Kansas State University, Mahattan, KS 66506, USA, Hort. Technology, Jan./Mar. 3 (1), pp. 35-39.
Lamont, W.J.; K.A. Sorensen and C.W. Averre (1990), Painting aluminum strips of black plastic mulch reduces mosaic symptoms on summer squash, Hortscience, 25:1305, 5 ref.
Nguyễn Ngọc Hòn, 2010. Điều tra hiện trạng canh tác khoai lang (ipomoea batatas) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Như Hà, 2006. Giáo trình bón phân cho cây trồng. Nxb Nông Nghiệp, Việt Nam.
- 30 -
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1997. Những giống khoai ở Việt Nam.
http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=358&caytron
gkythuat=khoai%20lang. Ngày truy cập thông tin 07/11/2013
Nguyễn Văn Liêm, 2013. Thương lái Trung Quốc “làm giá” khoai lang. http://nld.com.vn/ban-doc/thuong-lai-trung-quoc-lam-gia-khoai-lang- 20130304105140895.htm. Ngày truy cập thông tin 18/12/2013.
Nguyễn Văn Oai, 2013. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngày tết.