Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
621,16 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH HOÀNG KIM
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kiểm toán K32
Mã số Nghành: D340302
08 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH HOÀNG KIM
MSSV: 4061067
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. LƯU THANH ĐỨC HẢI
08 - 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
P. Giáo Sư – Tiến Sĩ Lưu Thanh Đức Hải, người thầy kính mến đã hết lòng
giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Giám Đốc Đặng Quốc Thịnh và toàn thể nhân viên của Công ty Cổ Phần
Bảo vệ Thực Vật Delta đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho
em những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Người thực hiện
TRỊNH HOÀNG KIM
TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu
của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Người thực hiện
TRỊNH HOÀNG KIM
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét: PGS. TS. Lưu Thanh Đức Hải
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học
Cần Thơ
Tên sinh viên: TRỊNH HOÀNG KIM MSSV: 4061067
Lớp: Kiểm toán K32 Mã số lớp: KT0641A1
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ
Phần Bảo vệ thực vật Delta - Thành Phố Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu của nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận (ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét: ………………………………………………..
Chuyên ngành: ……………………………………………………………
Nhiệm vụ trong Hội đồng: ……………………………………………….
Cơ quan công tác: ………………………………………………………..
.……………………………………………………………………………
Tên sinh viên: TRỊNH HOÀNG KIM MSSV: 4061067
Lớp: Kiểm toán K32 Mã số lớp: KT0641A1
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ
Phần Bảo vệ thực vật Delta - Thành Phố Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu của nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận (ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013
HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ..............................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ............................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .........................................................................6
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu qủa hoạt động kinh doanh ....6
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính ......10
2.1.3 Ý nghĩa và công thức tính các chỉ số tài chính ................................ 14
2.1.4 Các phương pháp trong phân tích sử dụng trong nghiên cứu........... 20
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 22
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 22
2.2.2 Phương pháp kỹ thuật phân tích tương ứng.....................................23
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
VỆ THỰC VẬT DELTA........................................................................... 24
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ......................................................................24
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................. 24
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ........................................................... 27
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........... 27
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH
THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU VỀ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA TỪ NĂM 2010
ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ........................................................... 29
4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA ...................... 29
4.1.1 Phân tích khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ
Phần Bảo vệ thực vật Delta ......................................................................... 29
4.1.2 Phân tích khái quát doanh thu của Công ty .....................................32
* Phân tích ảnh hưởng của giá bán và sản lượng tiêu thụ đến doanh thu
của Công ty ......................................................................................... 34
4.1.3 Phân tích khái quát chi phí của Công ty .......................................... 38
* Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá thành đến chi phí .............. 43
4.1.4 Phân tích khái quát về lợi nhuận của Công ty .................................44
* Tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ theo sản phẩm của
Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 ............................... 48
* Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu và chi phí đến lợi nhuận ............ 51
4.2 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010
ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................ 52
4.2.1 Tỷ số thanh khoản .......................................................................... 52
4.2.2 Tỷ số hoạt động .............................................................................. 56
4.2.3 Tỷ số quản lý nợ hoặc đòn bẩy tài chính ........................................ 60
4.2.4 Phương trình Dupont .....................................................................65
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT
DELTA .............................................................................................. 73
5.1 NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA ........................................... 73
5.1.1 Những điểm mạnh của Công ty .......................................................... 73
5.1.2 Những điểm còn hạn chế của Công ty ................................................. 73
5.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA ...................... 74
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT
DELTA .......................................................................................................74
5.3.1 Biện pháp tăng doanh thu ............................................................... 74
5.3.2 Biện pháp giảm chi phí ...................................................................75
5.3.3 Biện pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ......................... 75
Chương 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .............................................. 76
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 76
6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 76
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn từ năm 2010 đến năm 2012 .............. 29
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu từ năm 2010 đến năm 2012 ........................... 33
Bảng 4.3: Tình hình giá và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ năm
2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 .................................................................. 34
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố giá bán và sản lượng tiêu
thụ đến doanh thu của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 ...... 35
Bảng 4.5: Tình hình chi phí của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm
2013 .............................................................................................................. 39
Bảng 4.6: Tình hình giá thành và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty từ
năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 ........................................................... 40
Bảng 4.7: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố giá thành và sản lượng tiêu thụ
sản phẩm đến giá vốn hàng bán của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu
năm 2013 ...................................................................................................... 42
Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 ........ 45
Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận của Công ty 06 tháng đầu năm 2012 và 06
tháng đầu năm 2013 ...................................................................................... 46
Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ theo sản phẩm
của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 ................................... 48
Bảng 4.11: Tổng hợp ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận của
Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 ......................................... 50
Bảng 4.12: Bảng tóm lược số liệu dùng trong phân tích tỷ số thanh khoản từ
năm 2010 đến năm 2012................................................................................ 52
Bảng 4.13: Bảng tóm lược số liệu dùng trong phân tích tỷ số thanh khoản 06
tháng đầu năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 ............................................ 52
Bảng 4.14: Bảng số liệu dùng trong phân tích tỷ số hoạt động ....................... 56
Bảng 4.15: Bảng tóm lược số liệu dùng trong phân tích tỷ số quản lý nợ ....... 60
Bảng 4.16: Bảng tóm lược số liệu phân tích bằng phương trình Dupont ........ 65
Bảng 4.17: Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE ............ 70
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty ...................................................... 24
Hình 4.1: Sơ đồ phương trình Dupont năm 2010, năm 2011 và năm 2012 ..... 67
Hình 4.2: Sơ đồ phương trình Dupont 06 tháng đầu năm 2012 & 06 tháng đầu
năm 2013 ...................................................................................................... 68
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
PGs. Ts. : Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ
MSSV
: Mã số Sinh Viên
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CP
: Cổ phần
Rc
: Tỷ số thanh toán hiện hành
Rq
: Tỷ số thanh toán nhanh
EBIT
: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
ROA
: Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
ROE
: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROS
: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
NXB
: Nhà xuất bản
SX & TM : Sản xuất và thương mại
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, các nhà đầu tư luôn muốn đầu tư vào những
công ty có tiềm lực kinh tế tốt, khả năng phát triển bền vững trong tương lai
nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất về mặt doanh thu và lợi nhuận. Nhằm
đánh giá sự tiến bộ, tiềm lực kinh doanh của các công ty, các nhà đầu tư
thường sử dụng các công cụ tài chính để đo lường sức mạnh của các công ty.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp đó có
vị thế như thế nào trong nền kinh tế thị trường và mang lại lợi ích cho những
người góp phần vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ra sao? Để có thể
đứng vững trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt đòi hỏi
các doanh nghiệp cần có một chiến lược xây dựng doanh nghiệp hiệu quả
nhất, vì vậy các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh” là một mục tiêu vô cùng
quan trọng, nó giúp nhà đầu tư hiểu được khái quát về tình hình hoạt động của
Công ty tại thời điểm hiện tại, sức mạnh, tiềm lực kinh tế và một vài yếu kém
của Công ty từ đó đưa ra dự đoán toàn diện về tương lai của công ty, những
thu nhập và lợi nhuận có thể có được của công ty trong tương lai. Chính vì lẽ
đó, các doanh nghiệp cần có những đội ngũ những nhà kinh tế để giúp doanh
nghiệp “phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh” của doanh nghiệp một
cách đầy đủ, đúng đắn nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư
một cách có hiệu quả từ đó tiếp tục mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách có hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta thuộc
địa bàn Thành Phố Cần Thơ, nhận thấy công ty vừa mới bắt đầu tham gia hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn
vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đó trong những năm đầu lợi nhuận thu
được là chưa đạt đến khả năng tối ưu của công ty. Vì vậy, em lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần
Bảo vệ thực vật Delta - Thành Phố Cần Thơ” để làm đề tài thực tập tốt
nghiệp của mình nhằm tìm hiểu những điểm mạnh và yếu kém còn tồn tại
trong công ty để đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy các điểm mạnh và yếu
kém đó để trong tương lai không xa công ty sẽ đạt được những hiệu quả tối ưu
trong kinh doanh.
1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
a. Căn cứ khoa học
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh thực
trạng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và là vấn đền mang tính chất
sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đánh giá một
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không các nhà quản trị thường dựa
vào chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh. Bên
cạnh đó, các tiêu chí về chi phí, doanh thu cũng được sử dụng để làm cơ sở
đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Thông thường, các nhà quản trị sử dụng các phương pháp so sánh để tính
toán tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty qua từng năm, đây là cách để
xem xét hiệu quả hoạt động của công ty.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối
với doanh nghiệp, việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà quản
trị đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, những mạch
mạnh và yếu kém của đơn vị, từ đó đưa ra những quyết định quản trị cho việc
xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là xác
định mức biến động tuyệt đối và biến động tương đối. Trong đó:
-
Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của các
chỉ tiêu giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn so
sánh số phân tích và số gốc
-
Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc
đã được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu có
liên quan này quyết định qui mô của chỉ tiêu phân tích.
b. Căn cứ thực tiễn
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi
doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Do đó, Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật
Delta cũng cần phải có những phương hướng, mục tiêu đầu tư phát triển để
mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích kinh tế ngày càng cao. Để
có thể tận dụng những tiềm lực sẵn có về nhân tài, vật lực, Công ty cần phải
hiểu biết về tình hình tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là vô cùng
cần thiết.
Trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, nhà quản trị đánh giá
các mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để phát huy hay
khắc phục, cải tiến quản lý. Đồng thời, giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm
năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả
kinh doanh tối ưu. Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn là căn
cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh
của doanh nghiệp trong tương lai.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta từ năm 2010 đến hết tháng 06 năm 2013, từ
đó đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận và
các chỉ tiêu về tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của đơn vị.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Doanh thu có tăng qua các năm hay không? Tốc độ tăng như thế nào?
- Tốc độ gia tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu
và chi phí?
- Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận? Nhân tố nào ảnh hưởng tiêu
cực – tích cực đến lợi nhuận?
- Những giải pháp khả thi nào giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh trong tương lai gần?
1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta.
1.4.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 15/08/2013 đến ngày
11/11/2013.
Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn từ đầu năm 2010 đến hết tháng 06
năm 2013 tại Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Bảng cân đối tài khoản năm 2010, năm 2011, năm 2012, 06 tháng đầu
năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010, năm 2011, năm 2012, 06
tháng đầu năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013.
Báo cáo tài chính năm 2010, năm 2011, năm 2012, 06 tháng đầu năm
2012 và 06 tháng đầu năm 2013.
3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
* Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty dầu khí Petro Mêkông” của tác giả Nguyễn Duyên Như Ngọc, Đại
Học Cần Thơ năm 2008. Luận văn trình bày về việc phân tích tình hình doanh
thu, lợi nhuận, chi phí tại công ty dầu khí Petro Mêkông từ năm 2006 – 2008,
phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Đề
tài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh và thay thế liên hoàn từ đó phân
tích các chỉ tiêu tài chính, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khối lượng hàng
hóa tiêu thụ, giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, thuế
suất đến lợi nhuận của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp như: chiến lược
phát triển theo chiều sâu nhằm tập trung mọi nguồn vốn, triển khai mở rộng
hình thức huy động vốn để tiếp tục đầu tư vào máy móc, thiết bị, cơ sở hạ
tầng, nâng cấp các cửa hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong tương lai.
* Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ
phần chế biến & Xuất nhập khẩu Thanh Đoàn”, của tác giả Vũ Châu Khoa,
Đại Học Cần Thơ năm 2008. Luận văn trình bày việc phân tích tình hình
doanh thu, lợi nhuận, chi phí tại công ty Cổ phần chế biến & Xuất nhập khẩu
Thanh Đoàn từ năm 2005 – 2007, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình biến động doanh thu, lợi nhuận của công ty đồng thời đề ra các giải pháp
và kiến nghị nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận và giảm thiểu chi phí nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đề tài sử dụng phương
pháp so sánh và thay thế liên hoàn để phân tích chung tình hình doanh thu, lợi
nhuận, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận. Đề tài phân
tích hay nhưng một vài chi tiết như phần lược khảo tài liệu và phần phương
pháp nghiên cứu vẫn chưa rõ ràng tuy nhiên, đề tài sử dụng phương trình
Dupont để phân tích chỉ số tài chính và đưa ra được tồn tại của vấn đề nghiên
cứu.
* Luận văn tốt nghiệp “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam – chi nhánh sản xuất kinh doanh
thức ăn thủy sản Cần Thơ” của tác giả Hoàng Thị Bích Huyền, Đại Học Cần
Thơ năm 2012. Đề tài trình bày việc phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận,
chi phí công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam – chi nhánh sản xuất kinh
doanh thức ăn thủy sản Cần Thơ từ năm 2009 đến 06 tháng đầu năm 2012,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận
của công ty đồng thời đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao doanh
thu, lợi nhuận và giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và thay thế liên hoàn
phân tích chung tình hình doanh thu, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận của công ty. Đề tài phân tích hay, đã hoàn thiện chi tiết phần lược
khảo tài liệu tham khảo và phương pháp nghiên cứu, sử dụng phương trình
Dupont để phân tích chỉ số tài chính và đưa ra được tồn tại của vấn đề nghiên
cứu, ngoài ra đề tài còn đề ra các chiến lược bán hàng hiệu quả, tổ chức hoạt
động marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4
Bài học rút ra từ các lược khảo:
-
Trong phân tích cần đưa ra các mục tiêu cụ thể để có thể đánh giá đúng
từng vấn đề cần phân tích, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giải
quyết được vấn đề đặt ra.
-
Phân tích chi tiết các chỉ số tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình doanh thu, chi phí & lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các
giải pháp nhằm tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí để đạt được lợi nhuận
tối ưu.
Tính mới của đề tài nghiên cứu:
-
Đưa ra được nguyên nhân ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình
hoạt động kinh doanh của đơn vị, nghiên cứu đưa ra các nhận định chi
tiết về các ảnh hưởng đó đồng thời đề ra các giải pháp khả thi giúp
doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.
-
Phân tích chi tiết hơn về tầm ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình
doanh thu, chi phí & lợi nhuận của doanh nghiệp, đánh giá về các chỉ
tiêu có thể nâng cao hoặc hạn chế để tăng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị, đề ra các giải pháp nhằm điều chỉnh các nhân tố mang
lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho đơn vị trong tương lai.
-
Sử dụng phương pháp Dupont để phân tích chi tiết hơn các chỉ số tài
chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị, từ đó đề ra được
một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
5
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm:
Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là môn
học nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh, bằng những phương pháp riêng,
kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến
việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt
động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các
dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai.
Để quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi
hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh
một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân
tích hoạt động kinh doanh là một trong nhũng công cụ đắc lực để quản lý và
điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, Phân tích
hoạt động kinh doanh hướng đến thị trường không phải nhằm xây dựng những
kế hoạch một cách máy móc, cứng nhắc mà là công cụ phục vụ cho những
quyết định ngắn hạn và dài hạn, đòi hỏi chủ động, linh hoạt ngay cả đối với
các mặt hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp.
“Hiệu quả hoạt động kinh doanh” là một phạm trù phản ánh chất lượng
của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ vận dụng các nguồn lực vật
chất, nguồn vốn kinh doanh và người lao động trong quá trình tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả và kết quả kinh doanh cần
phân biệt được: “kết quả kinh doanh” phản ánh những điều đạt được trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, “kết quả kinh doanh” là mục
tiêu đạt được của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hiện vật hoặc đơn vị giá
trị, mà đặc trưng được qui đổi thành giá trị tiền tệ. Kết quả cũng phản ánh mặt
chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị trong một thời kỳ
kinh doanh nào đó, từ đó đưa ra các đánh giá về mặt chất lượng sản phẩm, vị
thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín và sức mạnh của doanh nghiệp.
“Hiệu quả hoạt động kinh doanh” phản ánh trình độ vận dụng các nguồn lực
kinh tế của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phạm trù này
khó phân tích về mặt định lượng, và khó tính toán được số chính xác cụ thể về
hao phí của các nguồn lực gắn với một thời kỳ kinh doanh nhất định.
6
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải gắn mình vào
nền kinh tế thị trường, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi, nếu không
thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục
hoạt động. Vì vậy, để thấy được vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh đối với doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường, nghiên cứu cơ chế thị
trường và hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức thiết thực.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, và cũng là công cụ cải tiến cơ chế quản
lý trong kinh doanh, đồng thời phân tích hoạt động kinh doanh còn là cơ sở cơ
bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất kỳ hoạt động
kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi chăng nữa
thì cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện và cũng
chỉ thông qua phân tích, doanh nghiệp mới phát hiện được và khai thác chúng
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua việc phân tích, doanh
nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và
có những giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng
đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp,
chính trên cơ sở này doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu chiến lược
kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích họat động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết đinh
kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để đề ra các quyết
định kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng trong những
chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro. Doanh nghiệp luôn muốn kinh doanh đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro xảy ra
trong kinh doanh. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích
hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh
trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài
việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật
tư… doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên
ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, lãi suất, lạm phát … trên
cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế
hoạch phòng ngừa trước.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị, ban lãnh đạo ở bên trong doanh nghiệp, mà còn cần thiết cho các đối
tượng bên ngoài khi họ có mối liên hệ về lợi ích đối với doanh nghiệp.
7
2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
a. Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua
khối lướng vốn mà doanh nghiệp có thể điều động vào trong hoạt động kinh
doanh. Việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả để đầu tư mở rộng qui mô
là yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp là cao hay
thấp
b. Người lao động
Ngày nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển cao, lực
lượng lao động trực tiếp áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh
doanh là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Với khả năng sáng tạo, vận dụng công nghệ kỹ thuật một cách
hiệu quả của mình, người lao động đã và đang trở thành lực lượng chủ yếu
quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu
quả kinh tế tối ưu, việc ưu tiên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của
đội ngũ lao động được coi là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị.
c. Trình độ quản lý doanh nghiệp
Đội ngũ các nhà quản trị của doanh nghiệp với phẩm chất và tài năng của
mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vạch ra các chiến lược kinh tế,
vận dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cao
nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, trình độ
chuyên môn của các nhà quản trị là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến
cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của từng bộ phận và tạo mối liên kết giữa các bộ phận với nhau, từ đó giúp
điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả để mang lại lợi ích kinh tế cao cho
doanh nghiệp.
d. Môi trường kinh doanh
Các nhân tố cần quan tâm: đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh, cơ
cấu ngành, yếu tố khách hàng…
e. Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý, mùa vụ nông nghiệp, các yếu tố về thời tiết, khí hậu… có
thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1.4 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và
kết quả kinh doanh – tức sự việc xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích
cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm
chúng đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.
Nội dung phân tích là quá trình lượng hoá những yếu tố tác động đến kết
quả kinh doanh như: quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng
hoá, thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Đồng thời cũng cần phải
8
nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai,
những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và
môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt
động doanh nghiệp. Do vậy, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không
phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ
tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến việc thực hiện các chỉ tiêu đó để đánh
giá
Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh:
- Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình
hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ
tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường;
- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến
tình hình thực hiện kế hoạch;
- Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu
tư dài hạn;
- Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích;
- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt
hoạt động của doanh nghiệp;
Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh
- Biến con số thuần túy nói lên ý nghĩa kinh tế
- Phân tích, đánh giá nhận xét nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn
- Đưa ra kết luận đúng đắn và mang tính thuyết phục cao
- Phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh
doanh
- Phòng ngừa rủi ro
- Đưa ra quyết định đúng đắn
9
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính
2.1.2.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản
phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ
thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người
sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nội dung của doanh thu:
- Doanh thu bán hàng: tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh
nghiệp đã bán, cung cấp trong kỳ
- Doanh thu bán hàng thuần: bằng doanh thu bán hàng trừ các khỏan
giảm trừ, các khoản thuế. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần doanh thu của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:
- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho khách hàng do hàng kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là
bán hoàn thành bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Vai trò của doanh thu:
- Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này
không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
- Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu
của doanh nghiệp, nó phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, kinh doanh,
phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp. Bởi lẽ có
đươc doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản
phẩm được người tiêu dùng chấp nhận; sản phẩm đó về mặt khối lượng, giá
10
trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiệu của người
tiêu dùng.
- Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp
trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động.
- Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá
trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp
theo. Vì vậy, thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng lớn đến tình hình
tài chính và quá trình tái sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vì lý
do nào đó mà doanh nghiệp không thực hiện được doanh thu bán hàng hoặc
thực hiện chậm đều làm tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn
và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2.2 Khái niệm chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động vốn và lao
động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; hoặc
chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Chi phí bao gồm ba bộ phận chủ yếu:
- Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc công việc sản xuất và tiêu thụ một
loại sản phẩm nhất định
- Chi phí bán hàng: gồm cá chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quan, khấu hao tài sản cố định, bao
bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí có liên quan đến việc tổ
chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý bao
gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao.
Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên những khoản chi nào
tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường cần được xem xét nguyên
nhân cụ thể.
2.1.2.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận theo kinh tế học là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ
đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí
cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận theo
kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.
Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu
trừ mọi chi phí liên quan. Vậy lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán,
chi phí hoạt động, thuế…
11
Bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng có mục tiêu
hướng tới lợi nhuận tối ưu
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi
các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động sản xuất kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này
được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho
hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt
động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản
+ Lợi nhuần về các hoạt động đầu tư khác
+ Lợi nhuần về chênh lệch tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng
+ Lợi nhuần cho vay vốn
+ Lợi nhuần do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi
nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường.
12
Vai trò của lợi nhuận:
+ Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng và hoạt động của
doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ về việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất
như lao động, vật tư, tài sản cố định.
+ Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước,
giúp Nhà Nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước.
+ Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng qui mô
sản xuất của doanh nghiệp, thành lập các qũy, nâng cao đời sống công nhân
viên.
+ Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế
Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh
doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng với giá thành thấp nhất để
mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản
xuất, tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động, góp phần
làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiếu khả năng
thanh toán, tình hình thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản, làm
nhiều công nhân viên thất nghiệp.
2.1.2.4. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa trên phương pháp kế
toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh
tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một
cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt
động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định.
Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận
biết đươc thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra
các quyết định phù hợp.
- Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp
tại một thời điểm nhất định.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính
tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong một kỳ kinh doanh
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: được lập để giải thích và bổ sung
thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính
cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các
bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.
13
2.1.3 Ý nghĩa và công thức tính các chỉ số tài chính
2.1.3.1 Tỷ số thanh khoản
Nhóm tỷ số thanh khoản phản ánh khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của một doanh
nghiệp, cũng cấp những thông tin liên quan đến việc xem xét liệu doanh
nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không, hay nói cách khác
khả năng tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn có ổn định hay không.
Phân tích các tỷ số tài chính giúp nhà quản trị phát hiện những khó khăn
tiềm ẩn của doanh nghiệp, đo lường những thành quả đạt được của doanh
nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng cần đầu tư
vào vốn luân chuyển, nhà xưởng, thiết bị, đầu tư cho phát triển kinh doanh…
tất cả đều cần tiền mặt. Vì thế, nghiên cứu sẽ giải thích làm thế nào các doanh
nghiệp sử dụng các mô hình tài chính để giúp doanh nghiệp hiểu thêm những
tiềm ẩn tài chính trong các kế hoạch kinh doanh và để khảo sát các kết quả
chiến lược của doanh nghiệp.
Các tỷ số thanh khoản gồm:
- Tỷ số thanh toán hiện hành (hệ số thanh toán ngắn hạn): thể hiện mối
quan hệ tương đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy
doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm
bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn, phản ánh khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Công thức tính tỷ số thanh toán hiện hành:
Tỷ số thanh toán hiện hành Rc =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
+ Tài sản lưu động: bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính
ngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho
và tài sản lưu động khác.
+ Nợ ngắn hạn: bao gồm các khoản nợ phải trả trong năm tài chính; vay
ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
Tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản
để chuyển đổi thành tiền mặt để bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Tỷ số thanh toán nhanh: được tính toán dựa trên những tài sản lưu
động có thể nhanh chóng chuyển đổi sang tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài
sản có tính thanh khoản”. Tỷ số này cho biết với vốn bằng tiền và các chứng
khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền, doanh nghiệp có bảo đảm
thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Công thức tính tỷ số
thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh Rq =
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
14
Hoặc:
Tỷ số thanh toán
nhanh Rq =
Tiền, các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài
chính ngắn hạn + Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng
thanh toán, nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi không bán
hết hàng tồn kho (vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp
ứng ngay cho việc thanh toán). Nếu hàng tồn kho bị ứ đọng, không đáng giá
thì doanh nghiệp sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là “không có khả năng
thanh toán” (Doanh nghiệp không đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn)
- Tỷ số thanh toán bằng tiền: chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh
toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn
trả. Công thức tính hệ số thanh toán bằng tiền:
Tỷ số thanh toán bằng tiền =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
2.1.3.2 Tỷ số hoạt động
Tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để
nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng
hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế doanh nghiệp cần biết cách sử
dụng chúng một cách có hiệu quả hoặc đem chúng bán đi để thu hồi vốn. Tỷ
số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển.
Số vòng quay khoản phải thu: được sử dụng để xem xét cẩn thận việc
thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn
của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Việc phân tích số vòng
quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu
và hiệu quả của việc thu hồi nợ tại doanh nghiệp. Công thức tính:
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu =
Bình quân giá trị khoản phải thu
Bình quân giá trị
Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ
khoản phải thu =
2
Số vòng quay khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán
chịu của doanh nghiệp.
15
Kỳ thu tiền bình quân (kỳ luân chuyển các khoản phải thu): là số ngày
cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ, hay nói cách khác
chỉ tiêu này cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi
được khoản phải thu. Công thức tính:
Số ngày trong năm
Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay khoản phải thu
Tỷ số hoạt động tồn kho: thể hiện hiệu quả quản lý tồn kho của doanh
nghiệp. Tỷ số này bao gồm: vòng quay hàng tồn kho, kỳ luân chuyển hàng tồn
kho. Công thức tính:
Vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân giá trị hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Bình quân giá trị hàng tồn kho
Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳ
2
Hiệu quả sử dụng tổng số vốn:
Số vòng quay toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần
Tổng nguồn vốn
Số vòng quay càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp càng cao
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kỳ. Nếu
số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Vòng quay tài sản cố định: đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định
của doanh nghiệp. Công thức tính:
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định =
Bình quân tài sản cố định ròng
Giá trị tài sản cố định ròng đầu kỳ +
Bình quân tài sản cố định ròng = Giá trị tài sản cố định ròng cuối kỳ
2
Giá trị tài sản cố định ròng = Giá trị tài sản cố định – khấu hao
16
Vòng quay tổng tài sản: đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung.
Công thức tính:
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản =
Bình quân giá trị tổng tài sản
Bình quân giá trị tổng tài sản =
Giá trị tổng tài sản đầu kỳ +
Giá trị tổng tài sản cuối kỳ
2
2.1.3.3 Tỷ số quản lý nợ hoặc đòn bẩy tài chính
Trong tài chính doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt
động của doanh nghiệp goi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có lợi ích
và rủi ro, lợi ích là giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, mặt khác, cũng
làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản.
Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: đo lường mức độ sử dụng nợ của công
ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tỷ số
này cho thấy mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu. Tổng
nợ bao gồm: toàn bộ nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài
chính (các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành
trái phiếu dài hạn). Công thức tính:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản: đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho
toàn bộ tài sản của công ty, nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp.. Tổng tài sản là toàn bộ tài sản của công ty tại thời
điểm lập báo cáo. Công thức tính:
Tổng nợ
Tỷ số nợ/tổng tài sản =
Tổng tài sản có
- Tỷ số tự tài trợ: thể hiện sự góp vốn của chủ sở hữu và quá trình kinh
doanh. Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó thấy được
khả năng chủ động của doanh nghiệp hay mức độ độc lập của doanh nghiệp
đối với các chủ nợ. Công thức tính:
Tỷ số tự tài trợ =
Hoặc:
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Tỷ số tự tài trợ = 1 – Tỷ số nợ
17
- Tỷ số khả năng trả lãi (hệ số thanh toán lãi vay): cho biết khả năng
thanh toán lãi vay và mức độ an toàn đối với nhà cung cấp tín dụng (bên cho
vay) và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty.
Công thức tính:
Tỷ số khả năng trả lãi =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Chi phí lãi vay
- Tỷ số khả năng trả nợ: trong khi tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản
ánh hết trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, vì ngoài lãi ra doanh nghiệp còn
phải trả nợ gốc và các khoản khác (tiền thuê tài sản…) thì tỷ số khả năng trả
nợ phản ánh khả năng thanh toán nợ nói chung. Công thức tính
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + (EBIT)
Nợ phải trả + Chi phí lãi vay
2.1.3.4 Tỷ số chỉ tiêu sinh lợi
- Lợi nhuận trên tài sản (ROA): chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài
sản dùng vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Tỷ số này
càng cao càng tốt
Lợi nhuận trên tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này cho biết khả
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu
dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đựơc bao nhiêu đồng về lợi
nhuận. Tỷ số này càng cao càng tốt.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
- Lợi nhuận trên doanh thu (ROS): chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng
doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này
càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả. Tỷ số
này cao hay thấp không có nghĩa là tốt hay xấu mà nó còn phụ thuộc vào sự
kết hợp giữa nó với vòng quay tài sản
Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + (EBIT)
Nợ phải trả + Chi phí lãi vay
18
2.1.3.5 Phương trình Dupont
Các tỷ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng phân số. Điều đó có
nghĩa là mỗi tỷ số tài chính tăng hay giảm phụ thuộc vào giá trị trên tử số và
mẫu số. Tuy nhiên, trong thực tế giữa các tỷ số có mối quan hệ và ảnh hưởng
lẫn nhau. Vì vậy, người ta liên kết các tỷ số đó lại với nhau bằng cách chia tỷ
số ROA và ROE thành những bộ phận có liên quan đến nhau, và do đó
phương pháp phân tích tài chính Dupont ra đời.
Phương trình Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu
tư, sự luân chuyển của tài sản có, mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ.
Tích số mức lợi nhuận trên doanh thu với tỷ số luân chuyển tài sản có
bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có (ROA) và được gọi là phương trình
Dupont. Phương trình Dupont được trình bày qua hai phương trình sau:
ROA = Mức lợi nhuận trên doanh thu x Tỷ số luân chuyển Tài sản có
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu
Doanh thu
(2.1)
Tổng tài sản có
Và:
ROE = ROA x Hệ số vốn tự có
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản có
=
x
Tổng tài sản có
(2.2)
Vốn tự có
Ngoài ra, kết hợp phương trình (2.1) và phương trình (2.2) ta có phương
trình Dupont mở rộng:
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
x
Doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
x
Tỷ số luân chuyển
Tài sản Có
Doanh thu
Tổng tài sản có
x
x Hệ số vốn tự có
Tổng tài sản có
Vốn tự có
2.1.3.6 Những hạn chế khi phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính được sử dụng chủ yếu bởi 3 nhóm chính: (1)
các nhà quản trị doanh nghiệp: họ sử dụng các tỷ số tài chính trong phân tích,
quản trị, nhờ đó cải thiện những hoạt động của doanh nghiệp; (2) những nhà
phân tích tín dụng như chủ ngân hàng cho vay, các nhà phân tích lãi suất trái
phiếu: họ phân tích các tỷ số tài chính để xác định khả năng thanh toán nợ của
doanh nghiệp và (3) những nhà phân tích chứng khoán, những người quan tâm
đến kết quả và khả năng phát triển của doanh nghiệp và những nhà phân tích
trái phiếu, họ quan tâm đến khả năng thanh toán lãi suất của các trái phiếu và
19
giá trị những tài sản “lỏng: sẵn có mà các chủ đầu tư vào trái phiếu có thể
nhận được trong trường hợp nếu công ty bị phá sản.
Khi phân tích các tỷ số tài chính có khả năng cung cấp những thông tin
hữu ích về hoạt động và trạng thái tài chính của một doanh nghiệp, nó cũng
tồn tại những vấn đề giới hạn đòi hỏi phải chú ý xét đoán. Vì vậy, khi phân
tích các tỷ số tài chính cần lưu ý một số vân đề sau:
(1) Các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng trong những công nghệ hoàn
toàn khác nhau
(2) Mục tiêu họat động của doanh nghiệp đạt ở mức độ cao, nên việc
xem xét các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp dẫn đầu sẽ tốt hơn.
(3) Lạm phát làm sai lệch các số liệu trong bảng tổng kết tài sản của các
doanh nghiệp, giá trị sổ sách thường khác xa giá trị thực tế.
(4) Yếu tố thời vụ cũng có thể bóp méo kết quả phân tích.
(5) Các kỹ thuật “làm đẹp” để tạo ra các báo cáo tài chính có vẻ hấp dẫn
hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến tính chính xác của phân tích.
(6) Các phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể làm sai lệch số liệu
báo cáo tài chính dẫn đến kết quả so sánh, phân tích không được chính xác.
(7) Một số chỉ tiêu, việc khái quát hoá để khẳng định là nó “tốt” hay
“xấu” là công việc khó khăn.
(8) Một công ty có thể có những tỷ số xem có vẻ “tốt” và những tỷ số
xem có vẻ “xấu”, do đó qua bảng cân đối tài sản, khó mà đánh giá rằng công
ty đang ở trong tình trạng khoẻ mạnh hay suy yếu. Tuy nghiên, nhà phân tích
có thể sử dụng các số liệu thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng ròng của
một tập hợp các tỷ số.
Phân tích các tỷ số tài chính là hữu ích, nhưng vẫn tồn tại những vấn đề
hạn chế, do đó cần phải có những điều chỉnh thích hợp. Việc phân tích một
cách máy móc, thiếu cân nhắc là rất nguy hiểm, tuy nhiên, nếu biết sử dụng nó
một cách thông minh và được điều chỉnh tốt chúng ta có thể đánh giá đựơc
thực trạng và khả năng hoạt động của công ty.
2.1.4 Các phương pháp trong phân tích sử dụng trong nghiên cứu
* Phương pháp so sánh
- Khái niệm: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương
pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh
doanh cũng như trong phân tích và dư báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc
lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
- Nguyên tắc so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh:
20
+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
+ Tình hình thực hiện của các kỳ kinh doanh đã qua
+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành
+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành
+ Các thông số thị trường
+ Các chỉ tiêu có thể so sánh
Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không
gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp
tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh.
- Các phương pháp so sánh:
+ Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
+ Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ
của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng
trưởng
+ Phương pháp bình quân: chỉ tiêu này phản ánh về mặt lượng điển
hình của cùng một tiêu thức nào đó trong tổng thể, nó bao gồm nhiều
đơn vị cùng loại.
* Phương pháp thay thế liên hoàn:
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một
trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác
trong mỗi lần thay thế.
Trình tự thay thế giữa các nhân tố cũng được thực hiện theo nguyên tắc
lượng trước – chất sau, tổng thể trước – chi tiết sau
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c
Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1 .c1
Q0: kết quả kỳ phân tích, Q0 = a0 . b0 .c0
Q1 – Q0 = ± Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là
đối tượng phân tích
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng
của ba nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q như sau:
Nhân tố “a”: a1.b0.c0 – a0.b0.c0 = ±x1
Nhân tố “b”: a1.b1.c0 – a0.b0.c0 = ±x2
21
Nhân tố “c”: a1.b1.c1 – a0.b0.c0 = ±x3
Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
(±x1+ ±x2+ ±x3) = (a1.b0.c0 – a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a0.b0.c0) + (a1.b1.c1 – a0.b0.c0)
= a1 . b1 .c1 - a0 . b0 .c0
= ±Q (đối tương phân tích)
Trong đó, nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước
thay thế sau.
* Phương pháp định lượng (phương pháp phân tích chi tiết)
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không chỉ dựa
vào các chỉ tiêu tổng hợp mà còn phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành nên
chỉ tiêu tổng hợp, tức là chi tiết hoá các chỉ tiêu phân tích được tiến hành các
hướng sau:
+ Chi tiết theo các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện
kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Việc chi
tiết nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành đến sự
biến động của chỉ tiêu, từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý.
Tùy theo yêu cầu của mục đích trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mà tiến hành chi tiết theo các yếu tố cấu
thành ở mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả đạt được.
+ Chi tiết theo thời gian: là chi tiết đến những chỉ tiêu phân thích theo
những khoảng thời gian khác nhau như: ngày, tháng, qúi, năm nhằm đánh
giá sự biến động của các chỉ tiêu giữa các kì khác nhau. Chi tiết theo thời
gian sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh được chính
xác, tìm ra các giải pháp có hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Chi tiết theo địa điểm: kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thường được đóng góp của nhiều bộ phận hoạt động trên nhiều địa điểm
khác nhau. Chi tiết theo từng địa điểm sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng
bộ phận đến kết quả chung của cả doanh nghiệp. Việc chi tiết này có tác
dụng lớn trong hạch toán kinh doanh nhằm đánh giá thành tích hay khuyết
điểm của từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta từ
năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013.
Thu thập thông tin về Công ty và một số tài liệu có liên quan như giáo
trình phân tích hoạt động kinh doanh, luận văn tham khảo…
22
2.2.2 Phương pháp kỹ thuật phân tích tương ứng với từng mục tiêu
- Mục tiêu 1: nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh theo số tương
đối và tuyệt đối để đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Delta thông qua các chỉ tiêu kết quả doanh thu, chi
phí & lợi nhuận.
- Mục tiêu 2: nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
và dựa vào số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để
phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu doanh thu, chi phí và lợi
nhuận tối ưu của Công ty.
- Mục tiêu 3: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương trình
Dupont để phân tích các chỉ tiêu tài chinh từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm
2013 của Công ty.
- Mục tiêu 4: sử dụng phương pháp suy luận để tìm hiểu nguyên nhân
và tồn tại từ những mục tiêu đã phân tích trên, từ đó đưa ra biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
23
Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta, tiền thân là Công ty Cổ Phần
Cường Thịnh được thành lập ngày 24/05/2007. Vốn điều lệ 1.200.000.000đ,
địa chỉ trụ sở : 132K, Nguyễn Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ, điện thoại :
07106.555.666, ngành nghề kinh doanh chính: phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật.
Do công ty thành lập tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ, là một vùng kinh tế
tập trung dân cư đông đúc và phát triển nông nghiệp là chính nên nhu cầu sử
dụng sản phẩm của công ty là vô cùng lớn, thêm nữa các Thành Phố Cần Thơ
còn tiếp giáp với các Tỉnh như: Tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Kiên Giang; đây là một thuận lợi vô cùng to lớn của công ty trong việc
mở rộng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày 01/01/2008, công ty đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực
vật Delta. Trong những năm qua công ty luôn cố gắng nỗ lực nhằm nâng cao
chất lượng phân phối sản phẩm của đơn vị, đồng thời tìm hiểu mở rộng thị
trường kinh doanh.
Năm 2010, vốn đầu tư chủ sở hữu tăng lên 2.000.000.000đ. công ty
thành lập các chi nhánh Quốc Thịnh, địa bàn Tỉnh Hậu Giang; Quốc Cường,
địa bàn tỉnh An Giang.
Năm 2011, vốn đầu tư chủ sở hữu tăng lên 4.000.000.000đ.
Năm 2012, vốn đầu tư chủ sở hữu tăng lên 6.000.000.000đ.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
Phó GIÁM ĐỐC
Phó GIÁM ĐỐC
Phòng Tài chính,
Kế toán
Phòng nhân sự,
Kinh doanh
Kế
toán
Thanh
toán &
kho
Thủ
quỹ
Thu
ngân
Kế
toán
công
nợ
Nhân
viên
Nhân
viên
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty
24
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của
công ty.
Giám đốc: Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Giám đốc.
Giám đốc điều hành các hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó. Quyết định tất cả
các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
Phó Giám đốc: giúp Giám đốc tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty.
Bộ phận nhân sự - hành chính:
Điều hành và quản lý các hoạt động Nhân sự và Hành chính của toàn
công ty;
Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân
lực;
Hỗ trợ cho các chi nhánh về các vấn đề về nhân sự, hành chính một
cách tốt nhất;
Xây dựng nội quy, quy chế, chính sách về nhân sự và hành chính cho
toàn công ty;
Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách
về hành chính, nhân sự phù hợp với thực tế của công ty và với chế độ
hiện hành của Nhà Nước;
Tiếp nhận và luân chuyển các thông tin, ban hành các văn bản đối nội,
đối ngoại, các thông báo hội nghị của lãnh đạo công ty.
Thực hiện các nhiệm vụ lễ tân, tổ chức và phục vụ hội nghị, hội họp,
tiếp khách của tông ty.
Quản lý văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn
phòng, các phương tiện phục vụ cho SXKD.
Bộ phận Tài chính kế toán
Quản lý, điều hành các hoạt động tài chính, kế toán;
Tư vấn cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về
tài chính;
Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho tòan bộ
họat động sản xuất kinh doanh của công ty;
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế
toán;
25
Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các họat động sản xuất kinh doanh và
việc đầu tư của công ty có hiệu quả.
Xây dựng các quy chế, quy định về lĩnh vực hoạt động tài chính kế
toán.
Xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty.
Bộ phận Kinh doanh
Hoạch định, triển khai, kiểm tra và phân tích các kế hoạch sản xuất, kế
hoạch vật tư.
Quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh.
Lập kế hoạch SXKD hàng năm, dài hạn và chiến lược phát triển công
ty.
Thu thập các thông tin về tình hình SXKD của công Ty để tổng hợp,
phân tích đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch đã được phê
duyệt.
Lập kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Lập kế hoạch thu hồi công nợ
Bộ phận Quan Hệ Khách Hàng
Thực hiện việc chăm sóc khách hàng.
Phối hợp với các bộ phận tổ chức các sự kiện
Giám sát hệ thống phân phối của công ty
Dẫn các đoàn của công ty nước ngoài đi tìm hiểu thị trường
Giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái sản phẩm của
công ty.
Nhận xét về ưu nhược điểm của cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức của đơn vị được tổ chức theo mô hình trực
tuyến theo chức năng, ưu điểm của mô hình này là việc ra quyết định dễ
dàng, phát huy hiệu quả của các nhân viên, thực hiện tốt các quyết định,
tạo ra sự hợp tác hữu hiệu giữa các nhân viên trong đơn vị.
Nhược điểm: Dễ dẫn đến xung đột do bất đồng ý kiến, không thống nhất
ý tưởng giữa các bộ phận. Khó phối hợp hoạt động giữa các bộ phận
chức năng khác nhau do đó nhà quản lý đòi hỏi phải có trình độ chuyên
môn và luôn nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị.
26
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Kinh doanh phân bón.
- Kinh doanh thuốc trừ sâu.
Hệ thống phân phối của công ty chủ yếu thông qua các khách hàng trung
gian phân bổ đều trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long và được gọi là đại lý
cấp 1, đại lý cấp 2. Để phục vụ kịp thời sản phẩm đến với khách hàng, Công ty
đã thành lập nhiều chi nhánh trực thuộc, phân bổ đều khắp ở những khu vực,
thị trường có nhu cầu cao, phạm vi địa lý rộng. Cùng với sự hoạt động tích cực
của các chi nhánh trực thuộc, Công ty cũng không ngừng nâng cao năng lực
các hoạt động marketing nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
Những hoạt động marketing chủ yếu tập trung theo kênh phân phối này và
được thực hiện qua mạng lưới nhân viên tiếp thị được phân công theo địa bàn
phụ trách. Đến nay, mạng lưới marketing này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long.
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
* Thuận lợi:
Là doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật. Với vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành, mối quan
hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp, các đại lý và khách hàng; doanh nghiệp có
nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh doanh, tìm kiếm thêm lợi nhuận.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm
của cả nước, nên nhu cầu về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là vô cùng lớn,
hơn thế Đảng và chính phủ cũng rất chú trọng phát triển và tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Hệ thống các đại lý bán hàng cấp 1, cấp 2 của doanh nghiệp thường
xuyên được củng cố và phát triển, hơn thế nữa dưới sự điều hành, chỉ đạo của
hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc giúp cho tập thể công nhân viên
của công ty đều hăng say lao động mang lại lợi ích kinh tế cho Công ty.
Ngoài ra, năm 2013 lãi suất cho vay của ngân hàng giảm, điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
* Khó khăn:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp nên
cạnh tranh trong ngành rất gay gắt. Do dó, công ty gặp khá nhiều khó khăn
trong việc chiếm lĩnh thị phần.
27
Giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật biến động nhiều, điều này làm
ảnh hưởng không tốt đến khả năng cung ứng của Công ty.
Đồng thời với việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
có thể gặp một số khó khăn trong việc quản lý, áp lực về nguồn nhân lực và
đào tạo cán bộ công nhân viên cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
* Định hướng phát triển trong thời gian tới:
Đảm bảo sự an toàn tài chính của Công ty, phấn đấu mức tăng trưởng lợi
nhuận kế toán trước thuế là 20% so với kết quả hoạt động năm 2012
Tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên, tìm kiếm
thêm thị trường tiềm năng, đồng thời tìm kiếm các phương pháp giúp giảm
thiểu chi phí không cần thiết.
28
Chương 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂN DOANH THU,
CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU VỀ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
4.1.1. Phân tích khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
qua bảng cân đối kế toán rút gọn
Bảng 4.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU
STT
TÀI SẢN
A
I
II
III
1
2
IV
1
2
V
1
B
TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn
hạn
Phải thu khách hàng
Trả trước cho người bán
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá Hàng
tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Thuế GTGT được khấu trừ
TÀI SẢN DÀI HẠN
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(250 = 100 + 200)
MÃ
SỐ
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
100
4.530.445.268
6.320.348.683
11.792.292.671
110
974.452.355
1.250.451.251
1.380.700.725
120
130
5.244.211.656
131
135
140
141
5.244.211.656
3.344.239.522
3.344.239.522
4.779.740.373
4.779.740.373
5.139.185.165
5.139.185.165
211.753.391
211.753.391
290.157.059
290.157.059
28.195.125
28.195.125
4.530.445.268
6.320.348.683
11.792.292.671
149
150
151
200
29
CHỈ TIÊU
STT
NGUỒN VỐN
MÃ
SỐ
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
A
NỢ PHẢI TRẢ
300
65.223.134
86.249.781
4.052.108.407
I
Nợ ngắn hạn
310
65.223.134
86.249.781
4.052.108.407
1
Vay ngắn hạn
311
3.000.000.000
2
Phải trả cho người bán
312
716.746.620
4
Thuế & các khoản phải nộp
nhà nước
314
II
Nợ dài hạn
320
B
VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
4.465.222.134 6.234.098.902
7.740.184.265
I
Vốn chủ sở hữu
410
4.465.222.134 6.234.098.902
7.740.184.265
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2.000.000.000 4.000.000.000
6.000.000.000
2
Thặng dư vốn cổ phần
412
3
Vốn khác của chủ sở hữu
413
7
Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN (440 = 300 + 400)
417
440
335.361.787
1.500.000.000 1.500.000.000
965.222.134
734.098.902
1.740.184.264
4.530.445.268 6.320.348.683
11.792.292.671
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI
BẢNG
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta năm
2010 đến năm 2012)
Từ số liệu của bảng 4.1, có thể thấy qui mô tài sản của Công ty có xu
hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, tài sản của công ty năm 2011 so với năm
2010 tăng hơn 1,79 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 39,5%, năm 2012 tăng hơn
5,47 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ là 86,6%. Đây là dấu hiệu
tốt thể hiện công ty đang trên đà phát triển mạnh, mở rộng qui mô sản xuất
kinh doanh. Vì công ty không có số dư tài khoản tài sản dài hạn, để có thể kết
luận chính xác và cụ thể hơn về tình hình biến động của tài sản của Công ty, ta
đi sâu vào phân tích cụ thể sự biến động và cơ cấu của tài sản ngắn hạn của
công ty:
- Đối với khoản mục tiền & các khoản tương đương tiền năm 2011 tăng
275.998.896đ, tương ứng tỷ lệ 13,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng
130.249.474đ, tương ứng với tỷ lệ 10,4% so với năm 2011, nguyên nhân của
30
sự gia tăng này là do Công ty mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, khách hàng
và đại lý tăng thêm làm cho lượng hàng tiêu thụ gia tăng. Điều này cũng làm
gia tăng lượng tiền dự trữ của công ty nhằm thanh toán kịp thời các khoản nợ
vay và khoản phải trả cho người bán.
- Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, trong hai năm 2010,
2011, trên bảng cân đối kế toán của công ty khoản mục nợ phải thu khách
hàng không có số dư, đây là do công ty mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh
doanh nên không có chính sách gối đầu, và thu tiền trực tiếp khi giao hàng hóa
cho khách hàng. Trong năm 2012, số dư tài khoản nợ phải thu của công ty là
5.244.211.656đ, nguyên nhân là do công ty mở rộng đầu tư sản xuất kinh
doanh, thực hiện các chính sách thương mại để thu hút khách hàng điều này
dẫn đến việc Công ty cho khách hàng nợ tiền hàng. Tuy nhiên, nợ phải thu
khách hàng chiếm 44,5% trong tổng tài sản, một tỷ trọng khá lớn điều này thể
hiện công ty còn yếu kém trong việc thu hồi nợ, Công ty cần chú trọng hơn và
đề ra các giải pháp thu hồi nợ nhanh chóng hiệu quả, tránh tình trạng nợ xấu
quá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc xoay chuyển nguồn vốn, thanh toán nợ
phải trả và các khoản vay ngắn hạn, mở rộng sản xuất kinh doanh làm ảnh
hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Về dự trữ hàng tồn kho có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể:
năm 2010 là 3.344.239.522đ,; năm 2011 là 4.779.740.373đ, chiếm năm 2012
là 5.139.185.165đ; nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do Công ty
đang tăng trưởng tốt, có nhiều đơn đặt hàng với số lượng hàng cần cung cấp
tăng cao. Do đó, cần dự trữ hàng tồn kho tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của
thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý là lượng dự trữ hàng tồn kho quá lớn dẫn đến
tốn kém chi phí lưu trữ kho, hàng hóa dự trữ lâu ngày dễ bị hư hỏng. Đây là
vấn đề Công ty cần quan tâm.
Từ bảng cân đối kế toán 4.1, nghiên cứu cho thấy năm 2010 và năm
2011, khoản mục phải trả cho người bán không có số dư, nguyên nhân là do
doanh nghiệp xoay chuyển vốn liên tục giữa việc mua và bán hàng hóa. Đến
năm 2012, phải trả cho người bán là 716.746.620đ, so với tổng tài sản thì
khoản mục này chiếm tỷ trọng không lớn, cho thấy doanh nghiệp vẫn hoạt
động tốt và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt. Ngoài ra, trong
năm này doanh nghiệp cũng tiến hành vay vốn ngắn hạn là 3.000.000.000đ
nhằm mục đích đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh, đây là dấu hiệu tốt chứng
tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển hiệu quả.
So sánh thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2011 tăng so với năm
2010 là 21.026.647đ, tương ứng tỷ lệ 32,2%; năm 2012 tăng so với năm 2011
là 249.112.006đ, tương ứng tỷ lệ 289%; thuế và các khoản phải nộp nhà nước
là một khoản mục phản ánh gián tiếp về lợi nhuận của doanh nghiệp, nhìn
chung khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2012 tăng cao so với
hai năm trước, điều này phần nào cũng cho thấy tình hình lợi nhuận của doanh
nghiệp năm 2012 có dấu hiệu tăng cao so với hai năm trước.
Về vốn đầu tư của chủ sở hữu, năm 2010 nguồn vốn đầu tư của chủ sở
hữu là 2.000.000.000đ, năm 2011 tăng lên 4.000.000.000đ, và năm 2012 tăng
31
lên 6.000.000.000đ, điều này cho thấy qua ba năm lượng vốn đầu tư vào Công
ty có dấu hiệu gia tăng đáng kể.
4.1.2. Phân tích khái quát doanh thu của Công ty
Dựa vào bảng 4.2: tình hình doanh thu từ năm 2010 đến 06 tháng đầu
năm 2013 bên dưới, ta thấy công ty không có doanh thu hoạt động tài chính và
doanh thu khác, điều này thể hiện công ty không tham gia góp vốn liên doanh
cũng không đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, điều này làm
hạn chế phần nào thu nhập có thể đạt được của Công ty.
Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy tổng doanh thu có xu hướng tăng
lên qua các năm, cụ thể: năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.205.000.000đ,
tương ứng với tỷ lệ 27,2%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 7.486.961.727đ,
tương ứng với tỷ lệ 50%; Nhìn chung doanh thu Công ty tăng mạnh, điều này
là do Công ty mở rộng đầu tư phát triển hiệu quả, áp dụng các chính sách
thương mại đạt kết quả tốt, khối lượng hàng hóa tiêu thụ gia tăng nhanh
chóng, đây cũng là cơ sở giúp làm gia tăng lợi nhuận của công ty.
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty 06
tháng đầu năm 2013 tăng 675.902.340đ, tương ứng với tỷ lệ 7,1% so với 06
tháng đầu năm 2012, từ đây cũng có thể dự doán được doanh thu của công ty
năm 2013 tăng khoảng 7% so với năm 2012.
Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của
Công ty gia tăng từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013, đặc biệt trong năm
2012, doanh thu của Công ty có xu hướng tăng cao so với 2 năm trước,
nguyên nhân là do công ty có bước phát triển mạnh trong năm 2012, mở rộng
đầu tư, thực hiện các chính sách thương mại thu hút một lượng lớn khách hàng
dẫn đến tăng các đơn đặt hàng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ gia tăng nhanh
chóng.
32
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
(VNĐ)
(VNĐ)
(VNĐ)
Chênh lệch 2011/2010
Tuyệt đối (VNĐ)
- Doanh thu bán hàng 11.784.500.000 14.989.500.000 22.476.461.727
và cung cấp dịch vụ
11.784.500.000 14.989.500.000 22.476.461.727
Tổng doanh thu
Tỷ lệ (%)
06 tháng đầu năm 2012 (VNĐ)
- Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Tổng doanh thu
Tuyệt đối (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
3.205.000.000
27,2
7.486.961.727
50
3.205.000.000
27,2
7.486.961.727
50
Chênh lệch 06 tháng đầu năm
2013/06 tháng đầu năm 2012
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2012/2011
06 tháng đầu năm 2013 (VNĐ)
Tuyệt đối (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
9.476.461.727
10.152.364.067
675.902.340
7,1
9.476.461.727
10.152.364.067
675.902.340
7,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
33
Bảng 4.3: Tình hình giá và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Tên Sản Phẩm
Năm 2010
Sản lượng
Thuốc BVTV (chai)
Phân bón (bao)
Năm 2011
Giá bán
Doanh thu
(VNĐ)
(VNĐ)
Doanh thu
(VNĐ)
(VNĐ)
Sản lượng
Giá bán
Doanh thu
(VNĐ)
(VNĐ)
50.000 8.249.150.000
209.853
50.000
10.492.650.000
265.630
55.000
14.609.650.000
27.195
130.000 3.535.350.000
34.591
130.000
4.496.850.000
58.272
135.000
7.866.720.000
06 tháng đầu năm 2012
Sản lượng
Phân bón (bao)
Giá bán
164.983
Tên Sản Phẩm
Thuốc BVTV (chai)
Sản lượng
Năm 2012
06 tháng đầu năm 2013
Giá bán (VNĐ)
Doanh thu (VNĐ)
Sản lượng
Giá bán (VNĐ)
Doanh thu (VNĐ)
120.609
55.000
6.633.495.000
119.982
55.000
6.599.010.000
21.058
135.000
2.842.830.000
26.320
135.000
3.553.200.000
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng Kế toán từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
34
Phân tích ảnh hưởng của giá bán và sản lượng tiêu thụ đến doanh
thu của công ty:
Dựa vào bảng 4.3 tình hình giá cả và sản lượng tiêu thụ của công ty từ
năm 2012 đến 06 tháng đầu năm 2013 ta thấy: trong năm 2010 và năm 2011,
giá bán không thay đổi, nhưng do sản lượng tiêu thụ năm 2011 tăng so với
năm 2010 nên doanh thu bán hàng của Công ty tăng theo, năm 2012, giá bán
thuốc BVTV và phân bón đều tăng thêm 5.000đ, nguyên nhân là do nhu cầu
tiêu thụ hàng hóa của thị trường tăng mạnh, Công ty bán được nhiều hàng hơn
so với 2 năm trước, cụ thể năm 2012 lượng thuốc BVTV bán được là 265.630
chai tăng 55.777 chai so với năm 2011, mặt hàng phân bón bán được 58.272
bao, tăng 23.681 bao so với năm 2011.
Để phân tích ảnh hưởng của từng chỉ tiêu giá cả, sản lượng đến doanh
thu của công ty ta dựa vào công thức: Iqp = Iq x Ip
Trong đó:
Iqp: Doanh số tiêu thụ
Iq: Sản lượng
Ip: Giá
So sánh giữa năm 2010 và năm 2011 với sản phẩm thuốc BVTV
Ta có Iqp = Iqp2011 – Iqp2010
-
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
Iq = (Iq2011 – Iq2010)*Ip2010
= (209.853 - 164.983)*50.000
= 2.243.500.000
-
Ảnh hưởng của nhân tố giá bán
Ip = (Ip2011 – Ip2010)*Iq2011
= (50.000 – 50.000)*209.853
=0
-
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng
Iqp = Iq + Ip
= 2.243.500.000 + 0
= 2.243.500.000
Do giá bán không thay đổi năm 2010 và năm 2011, nên ảnh hưởng của
giá bán đến doanh thu của công ty bằng 0, nói cách khác năm 2011 so với năm
2010, doanh thu của công ty biến động phụ thuộc vào sản lượng bán ra
Tương tự cho các năm 2011, năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 và các
sản phẩm của công ty ta có bảng 4.4: tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố giá
bán và sản lượng tiêu thụ đến doanh thu của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng
đầu năm 2013
35
Bảng 4.4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố giá bán và sản lượng tiêu thụ đến doanh thu của Công ty từ năm 2010 đến 06
tháng đầu năm 2013
Nhân tố
Thuốc BVTV
Chênh lệch 2011/2010
1. Sản lượng (chai, bao)
2. Giá bán (VNĐ)
3. Doanh thu (VNĐ)
Nhân tố
Phân bón
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
44.870
55.777
7.396
23.681
0
5.000
0
5.000
2.243.500.000
4.117.050.120
961.500.000
3.369,911.607
Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2013/06 tháng đầu năm 2012
Thuốc BVTV
1. Sản lượng (chai, bao)
2. Giá bán (VNĐ)
3. Doanh thu (VNĐ)
Phân bón
(627)
5.262
0
0
(34.486.565)
710.388.905
(Nguồn: số liệu tự phân tích từ phòng Kế toán từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
36
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá bán năm 2011 so với năm
2010
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra năm 2011 so với năm 2010 tăng
44.870 chai, doanh thu bán hàng tăng 2.243.500.000đ. Vì giá bán không đổi
nên doanh thu bán hàng của Công ty gia tăng là do sản lượng bán ra năm
2011 tăng so với năm 2010
+ Phân bón: Sản lượng bán ra năm 2011 so với năm 2010 tăng 7.396
bao, doanh thu bán hàng tăng 961.500.000đ. Giá bán không đổi, doanh thu
bán hàng của công ty gia tăng 961.500.000đ.
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá bán năm 2012 so với năm
2011
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra năm 2012 so với năm 2011 tăng
55.777 chai, làm cho doanh thu bán hàng tăng: (265.630 - 209.853)*50.000
= 2.788.850.000đ. Giá bán tăng 5000đ/chai nên doanh thu bán hàng của
Công ty gia tăng: 5.000*265.630 = 1.328.200.120đ. Kết quả, doanh thu bán
hàng của Công ty chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố giá cả và sản lượng nên
tăng 4.117.050.120đ.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra năm 2012 so với năm 2011 tăng 23.681
bao, làm cho doanh thu bán hàng tăng: (58.272 - 34.591)*130.000 =
3.078.530.000đ. Giá bán tăng 5000đ/bao nên doanh thu bán hàng của công
ty gia tăng: 5.000*58.272 = 291.360.000đ. Kết quả, doanh thu bán hàng
của Công ty chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố trên đã làm cho doanh thu bán
hàng tăng 3.369,911.607đ.
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá bán 06 tháng đầu năm 2013 so
với năm 2012
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra 06 tháng đầu năm 2013 so với 06
tháng đầu năm 2012 giảm 627 chai, làm cho doanh thu bán hàng giảm:
(120.609 - 119.982)*55.000 = 34.486.565đ. Giá bán không đổi nên doanh
thu bán hàng của Công ty chịu ảnh hưởng của nhân tố sản lượng nên giảm
34.486.565đ.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra 06 tháng đầu năm 2013 so với 06 tháng
đầu năm 2012 tăng 5.262 bao, làm cho doanh thu bán hàng tăng: (26.320 –
21.058)*133.000 = 710.388.905đ. Giá bán không đổi nên doanh thu bán
hàng của Công ty chịu ảnh hưởng của nhân tố sản lượng nên tăng
710.388.905đ.
37
4.1.3. Phân tích khái quát chi phí của công ty
Từ số liệu bảng 4.5, nghiên cứu nhận thấy doanh thu tăng qua ba năm
dẫn đến chi phí cũng gia tăng, điều này cũng góp phần làm gia tăng chi phí
quản lý kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 là 71.250.344đ, đến năm
2011 là 85.620.878đ, tỷ lệ tăng khoảng 20,2%%. Chi phí quản lý kinh doanh
2012 tăng 57.133.030đ, tương ứng tỷ lệ 66,7% so với năm 2011, điều này là
dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ổn định. Tuy
nhiên để tăng lợi nhuận đạt được, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý
chặt chẽ hơn về khoản chi phí này.
Từ bảng tình hình chí phí từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013, cho
thấy tổng chi phí của Công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 tổng chi phí
là 14.644.500.878đ, tăng so với năm 2010 là 3.103.200.534đ, tương ứng với tỷ
lệ 27%, điều này là do khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng làm cho giá vốn hàng
bán và chi phí quản lý của Công ty tăng theo. Năm 2012 tổng chi phí là
21.135.014.578đ tăng so với năm 2011 là 6.490.513.700đ, tương ứng với tỷ lệ
44,3%, với việc giá vốn hàng bán tăng cao thể hiện Công ty bán được nhiều
hàng hóa, điều này làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, và chi phí
quản lý tăng 57.133.030đ, tương ứng tỷ lệ 66,7%, điều này là do Công ty trả
lương cho nhân viên tăng, đồng thời trang bị các thiết bị, công cụ hỗ trợ nhân
viên nhằm khuyến khích nhân viên làm việc thật tốt để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Về tình hình biến động chi phí tài chính, nghiên cứu cho thấy năm 2011
tăng so với năm 2010 là 45.000.000đ, tương ứng tỷ lệ 21%, đến năm 2012
tăng so với năm 2011 là 113.000.000đ, tương ứng tỷ lệ 44,3%. Nguyên nhân
của sự gia tăng cao là do doanh nghiệp đẩy mạnh vay vốn để mở rộng đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh.
Tình hình chi phí 06 tháng đầu năm 2013 cho thấy giá vốn hàng bán tăng
625.525.580đ, tương ứng tỷ lệ 7,2%, chi phí quản lý tăng 11.588.700đ, tương
ứng tỷ lệ 37,7% so với 06 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy hai chi phí
này của Công ty không có sự biến động mạnh. Tuy nhiên tình hình chi phí tài
chính lại có sự biến động mạnh, cụ thể 06 tháng đầu năm 2013 chi phí tài
chính là 154.000.000đ, tăng 112.000.000đ, tương ứng với tỷ lệ 267% so với
06 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do công ty vay vốn ngân hàng tăng,
lãi suất từ vay tài chính cũng tăng đáng kể. Dù vậy, với việc mở rộng qui mô
sản xuất kinh doanh, Công ty đã đạt được lợi nhuận đáng kể từ việc vay vốn.
Tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty trong tổng Chi phí chiếm tỷ lệ rất
lớn, cụ thể: năm 2010, giá vốn hàng bán chiếm 97,6% tổng chi phí, năm 2011,
giá vốn hàng bán chiếm 97,7%, và năm 2011, giá vốn hàng bán chiếm 97,6%
tổng chi phí của Công Ty. Vì vậy, để đánh giá về khoản chi phí này ta tiến
hành phân tích ảnh hưởng của sản lượng hàng hóa và giá thành ảnh hưởng đến
giá vốn hàng bán trong tổng chi phí của Công ty.
38
Bảng 4.5: Tình hình chi phí của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
1. Giá vốn hàng bán
2. Chi phí tài chính
3. Chi phí quản lý kinh doanh
Tổng chi phí
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
(VNĐ)
(VNĐ)
(VNĐ)
Tuyệt đối
(VNĐ)
11.259.050.000
14.303.880.000
20.624.260.670
3.044.830.000
27
6.320.380.670
44,2
210.000.000
255.000.000
368.000.000
45. 000.000
21
113.000.000
44,3
71.250.344
85.620.878
142.753.908
14.370.534
20,2
57.133.030
66,7
11.540.300.344
14.644.500.878
21.135.014.578
3.104.200.534
27
6.490.513.700
44,3
Tỷ lệ
(%)
Tuyệt đối
(VNĐ)
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch 06 tháng đầu năm
2013/06 tháng đầu năm 2012
Năm
2. Chi phí tài chính
42.000.000
06 tháng đầu năm 2013 (VNĐ) Tuyệt đối (VNĐ)
9.343.870.369
625.525.580
154.000.000
112.000.000
3. Chi phí quản lý kinh doanh
30.753.908
42.342.608
11.588.700
37,7
8.791.098.697
9.540.212.977
749.114.280
8,5
06 tháng đầu năm 2012 (VNĐ)
8.718.344.789
1. Giá vốn hàng bán
Tổng chi phí
(Nguồn: phòng kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
39
Tỷ lệ (%)
7,2
267
Bảng 4.6: Tình hình giá thành và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Tên Sản Phẩm
Năm 2010
Sản
lượng
Thuốc BVTV (chai)
Năm 2011
Giá thành
(VNĐ)
Giá vốn hàng
bán (VNĐ)
Sản
lượng
164.983
47.770
7.881.237.910
209.853
27.195
122.000
3.317.790.000
34.591
Phân bón (bao)
Giá thành
(VNĐ)
Năm 2012
Giá vốn hàng
bán (VNĐ)
Sản
lượng
47.770
10.024.677.810
265.630
50.500
13.414.315.000
122.000
4.220.102.000
58.272
123.700
7.208.246.400
06 tháng đầu năm 2012
Tên Sản Phẩm
Thuốc BVTV (chai)
Phân bón (bao)
Sản lượng
Giá thành
(VNĐ)
Giá thành
(VNĐ)
Giá vốn hàng
bán (VNĐ)
06 tháng đầu năm 2013
Giá vốn hàng bán
(VNĐ)
Sản lượng
Giá thành
(VNĐ)
Giá vốn hàng bán
(VNĐ)
120.609
50.500
6.090.754.500
119.982
50.500
6.059.091.000
21.058
123.700
2.604.874.600
26.320
123.700
3.255.784.000
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng Kế toán từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
40
Dựa vào bảng số liệu 4.6, nghiên cứu phân tích sản lượng mua và giá
mua của hai sản phẩm Thuốc BVTV và phân bón từ năm 2010 đến 06 tháng
đầu năm 2013.
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, công thức tính giá vốn hàng
bán:
Cqz = q*z
Cqz là giá vốn hàng bán của Công ty
q: sản lượng hàng mua
z: giá thành sản phẩm
So sánh giữa năm 2010 và năm 2011 với sản phẩm thuốc BVTV
Ta có Cqz = Cqz2011 – Cqz2010
-
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
q = (q2011 – q2010)*z2010
= (209.853 - 164.983)*47.770
= 2.143.439.900
-
Ảnh hưởng của nhân tố giá bán
z = (Ip2011 – Ip2010)*Iq2011
= (47.770 – 47.770)*209.853
=0
-
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng
Cqp = q + z
= 2.143.439.900 + 0
= 2.143.439.900
Do giá thành không thay đổi năm 2010 và năm 2011, nên ảnh hưởng
của giá thành đến doanh thu của công ty bằng 0đ, nói cách khác năm 2011 so
với năm 2010, doanh thu của công ty biến động phụ thuộc vào sản lượng bán
ra.
Tương tự cho các năm 2011, năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 và
các sản phẩm của công ty ta có bảng tổng hợp:
41
Bảng 4.7: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố giá thành và sản lượng tiêu thụ sản phẩm đến giá vốn hàng bán của Công ty từ
năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Nhân tố
Thuốc BVTV
Chênh lệch 2011/2010
1. Sản lượng (chai, bao)
2. Giá thành (VNĐ)
3. Giá vốn hàng bán (VNĐ)
Nhân tố
Phân bón
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
44.870
55.777
7.396
23.681
0
2.730
0
1.700
2.131.381.000
3.403.053.440
1.119.135.000
2.711.641.235
Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2013/06 tháng đầu năm 2012
Thuốc BVTV
1. Sản lượng (chai, bao)
2. Giá thành (VNĐ)
3. Giá vốn hàng bán (VNĐ)
Phân bón
(627)
5.262
0
0
(17.238.760)
650.909.400
(Nguồn: số liệu tự phân tích từ phòng Kế toán từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
42
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá thành năm 2011 so với năm
2010
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra năm 2011 so với năm 2010 tăng
44.870 chai, làm cho chi phí hàng bán tăng 2.131.381.000đ. Vì giá thành
không đổi nên chi phí hàng bán của Công ty gia tăng là do sản lượng bán ra
năm 2011 tăng so với năm 2010.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra năm 2011 so với năm 2010 tăng 7.396
bao, làm chi phí hàng bán tăng 1.119.135.000đ. Giá thành không đổi, nên
chi phí hàng bán của công ty gia tăng 1.119.135.000đ.
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá thành năm 2012 so với năm
2011
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra năm 2012 so với năm 2011 tăng
55.777 chai, làm cho chi phí hàng bán tăng: (265.630 - 209.853)*47.770 =
2.664.467.290đ. Giá thành tăng 2.730đ/chai nên chi phí hàng bán của Công
ty gia tăng: 2.730*265.630 = 720.169.900đ. Kết quả, chi phí hàng bán của
Công ty chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố giá thành và sản lượng nên tăng
3.389.637.190đ.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra năm 2012 so với năm 2011 tăng 23.681
bao, làm cho doanh thu bán hàng tăng: (58.272 - 34.591)*130.000 =
3.078.530.000đ. Giá bán tăng 5.000đ/bao nên doanh thu bán hàng của công
ty gia tăng: 5.000*58.272 = 291.360.000đ. Kết quả, doanh thu bán hàng
của Công ty chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố trên đã làm cho doanh thu bán
hàng tăng 3.369.911.607đ.
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá thành 06 tháng đầu năm 2013
so với năm 2012
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra 06 tháng đầu năm 2013 so với 06
tháng đầu năm 2012 giảm 627 chai, làm cho chi phí hàng bán giảm:
(120.609 - 119.982)*50.500 = 31.663.500đ. Do giá thành không đổi nên chi
phí hàng bán của Công ty chịu ảnh hưởng của nhân tố sản lượng nên giảm
31.663.500đ.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra 06 tháng đầu năm 2013 so với 06 tháng
đầu năm 2012 tăng 5.262 bao, làm cho chi phí hàng bán tăng: (26.320 –
21.058)*123.700 = 650.909.400đ. Giá thành không đổi nên chi phí hàng
bán của Công ty chịu ảnh hưởng của nhân tố sản lượng nên tăng
650.909.400đ.
43
4.1.4 Phân tích khái quát về lợi nhuận của công ty
Để có thể phân tích chi tiết tình hình lợi nhuận của Công ty, nghiên cứu
dựa vào việc thu thập các số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013, từ đó tổng hợp được bảng
4.8 và bảng 4.9
44
Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
(VNĐ)
(VNĐ)
(VNĐ)
Tuyệt đối
(VNĐ)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
11.784.500.000
14.989.500.000
22.476.461.727
3.205.000.000
27,2
7.486.961.727
50
2. Tổng Chi phí
11.540.300.344
14.644.500.878
21.135.014.578
3.104.200.534
27
6.490.513.700
44,3
- Giá vốn hàng bán
11.259.050.000
14.303.880.000
20.624.260.670
3.044.830.000
27
6.320.380.670
44,2
210.000.000
255.000.000
368.000.000
45. 000.000
21
113.000.000
44,3
- Chi phí quản lý kinh doanh
71.250.344
85.620.878
142.753.908
14.370.534
20,2
57.133.030
66,7
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
244.199.656
344.999.122
1.341.447.149
100.799.466
41,3
996.448.027
289
4. Chi phí thuế TNDN
61.049.914
86.249.781
338.553.287
25.199.867
41,3
252.303.506
292
183.149.742
258.749.341
1.002.893.862
75.599.599
41,3
744.144.521
288
Chỉ tiêu
- Chi phí tài chính
5. Tổng lợi nhuận trước thuế
Tỷ lệ
(%)
Tuyệt đối
(VNĐ)
(Nguồn: phòng kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012)
45
Tỷ lệ
(%)
Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận của Công ty 06 tháng đầu năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013
Chênh lệch 06 tháng đầu năm
2013/06 tháng đầu năm 2012
Năm
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
06 tháng đầu năm 2012
(VNĐ)
9.476.461.727
06 tháng đầu năm 2013 Tuyệt đối (VNĐ)
(VNĐ)
10.152.364.067
675.902.340
Tỷ lệ (%)
7,1
2. Tổng Chi phí
8.791.098.697
9.540.212.977
749.114.280
8,5
- Giá vốn hàng bán
8.718.344.789
9.343.870.369
625.525.580
7,2
- Chi phí tài chính
42.000.000
154.000.000
112.000.000
267
- Chi phí quản lý kinh doanh
30.753.908
42.342.608
11.588.700
37,7
685.363.030
612.151.090
(73.211.940)
(10,7)
4. Chi phí thuế TNDN
171.340.758
153.037.773
(18.302.985)
(10,7)
5. Lợi nhuận sau thuế
514.022.273
459.113.317
(54.908.956)
(10,7)
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(Nguồn: phòng kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2013)
46
Từ bảng 4.9, nghiên cứu cho thấy tình hình lợi nhuận của Công ty toàn
bộ là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, không có lợi nhuận khác và lợi nhuận
tài chính. Nhìn chung, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty có dấu
hiệu tăng nhanh từ năm 2010 đến năm 2012, cụ thể: năm 2011 lợi nhuận tăng
100.799.466đ, tương ứng tỷ lệ 41,3% so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận
tăng 996.448.027đ, tương ứng tỷ lệ 289% so với năm 2011. Năm 2012, lợi
nhuận của công ty tăng mạnh nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của thị
trường gia tăng dẫn đến lượng hàng hóa tiêu thụ gia tăng, đồng thời Công ty
tăng giá bán hàng hóa lên cho phù hợp với xu hướng của thị trường.
Việc gia tăng lợi nhuận chứng tỏ Công ty có bước phát triển tốt và đạt
được nhiều hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các năm qua. Nguyên nhân là
lượng đơn đặt hàng và số lượng hàng hóa tiêu thụ được gia tăng cao và Công
ty có chính sách thương mại hợp lý giúp thu hút thêm các khách hàng tiềm
năng, điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên
đà phát triển tốt, thể hiện vị thế của Công ty trên thị trường.
Bảng 4.9 cho thấy 06 tháng đầu năm 2013, tình hình lợi nhuận có dấu
hiệu giảm nhẹ so với 06 tháng đầu năm 2012, cụ thể: lợi nhuận giảm
73.211.940đ, tương ứng với tỷ lệ 10,7%. Điều này là do trong 06 tháng đầu
năm 2013, chi phí tài chính và chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng cao so
với 06 tháng đầu năm 2012, cụ thể chi phí tài chính tăng 112.000.000đ, tương
ứng tỷ lệ 267%; chi phí quản lý kinh doanh tăng 11.588.700đ, tương ứng tỷ lệ
37,7%; trong khi đó doanh thu chỉ tăng là 7,1%, và giá vốn hàng bán chỉ tăng
8,5% so với 06 tháng đầu năm 2012.
Để có thể đánh giá chính xác về tình hình lợi nhuận của Công ty, nghiên
cứu tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng đến lợi nhuận:
47
Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ theo sản phẩm của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm
2013
Tên Sản Phẩm
2. Lợi
nhuận
Thuốc BVTV
Chênh lệch năm 2011/2010
Chênh lệch năm 2012/2011
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
70.559.626
41,3
630.441.262
261
469.506.502
30.239.840
41,3
366.006.765
354
1.341.447.149
100.799.466
41,3
996.448.027
289
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
(VNĐ)
(VNĐ)
(VNĐ)
170.939.759
241.499.385
871.940.647
73.259.897
103.499.737
244.199.656
344.999.122
bán
3. Lợi nhuận bán Phân
bón
Tổng lợi nhuận
Tên Sản Phẩm
06 tháng đầu năm 2012
06 tháng đầu năm 2013
(VNĐ)
(VNĐ)
Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2013/06
tháng đầu năm 2012
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
1. Lợi nhuận bán Thuốc BVTV
445.485.970
397.898.209
(47.587.761)
(10,7)
2. Lợi nhuận từ bán Phân bón
239.877.060
685.363.030
214.252.881
612.151.090
(25.624.179)
(73.211.940)
(10,7)
(10,7)
Tổng lợi nhuận
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
48
Bảng 4.10 cho thấy tình hình lợi nhuận bán thuốc BVTV và phân bón
tăng từ năm 2010 đến năm 2012, trong đó năm 2012 lợi nhuận tăng cao nhất là
996.448.027đ, tỷ lệ 289% so với năm 2011 , năm 2011 tăng 100.799.466đ, so
với năm 2010. Đối với mặt hàng thuốc BVTV năm 2011 gia tăng
70.559.626đ, tương ứng với tỷ lệ 41,3% so với năm 2010, đến năm 2012 lợi
nhuận tăng nhanh chóng so với năm 2011, lợi nhuận tăng 630.441.262đ, tương
ứng tăng 261%. Đối với mặt hàng phân bón, năm 2011 gia tăng 30.239.840đ,
tỷ lệ 41,3% so với năm 2010, đến năm 2012 gia tăng 366.006.765đ, tương ứng
tỷ lệ 354% so với năm 2011. Nguyên nhân lợi nhuận bán phân bón tăng nhiều
hơn so với thuốc BVTV là do mặt hàng phân bón năm 2012 bán chạy hơn so
với thuốc BVTV, và giá bán của phân bón là 135.000đ/bao cũng cao hơn so
với thuốc BVTV là 55.000đ/chai.
Tuy nhiên, 06 tháng đầu năm 2013, tình hình lợi nhuận có chiều hướng
giảm nhẹ so với 06 tháng đầu năm 2012, cụ thể: lợi nhuận về thuốc BVTV
giảm 47.587.761đ, lợi nhuận về phân bón giảm 25.624.179đ, tương ứng với tỷ
lể 10,7%, điều này làm cho tổng lợi nhuận bán hàng của công ty giảm
73.211.940đ, tương ứng với tỷ lệ 10,7%. Nguyên nhân là do tình hình kinh
doanh gặp khó khăn, lượng hàng hóa bán được giảm sút, để tiếp tục nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần có các biện pháp nhằm nâng
cao lượng tiêu thụ hàng hóa.
Từ công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Để phân tích rõ hơn về tình hình biến động của lợi nhuận, nghiên cứu
dựa vào hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận là doanh thu và chi phí
để tiến hành phân tích. Từ bảng 4.8 và bảng 4.9, nghiên cứu tổng hợp được
bảng 4.11: tổng hợp ảnh hưởng của nhân tố doanh thu và chi phí đến lợi nhuận
của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 như sau:
49
Bảng 4.11: Tổng hợp ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận của
Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch năm 2011/2010
Tăng
Giảm
Chênh lệch năm 2012/2011
Tăng
Giảm
Chênh lệch 06 tháng đầu năm
2013/06 tháng đầu năm 2012
Tăng
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3.205.000.000
7.486.961.727
675.902.340
2. Tổng Chi phí
3.103.200.534
6.490.513.700
749.114.280
- Giá vốn hàng bán
3.044.830.000
6.320.380.670
625.525.580
- Chi phí tài chính
44. 000.000
113.000.000
112.000.000
- Chi phí quản lý kinh doanh
14.370.534
57.133.030
11.588.700
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
100.799.466
996.448.027
Giảm
(73.211.940)
(Nguồn: phòng kế toán, số liệu tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2012 đến 06 tháng đầu năm 2013)
50
Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các
nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty.
Từ đó, công ty đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn
nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu
quả tối ưu trong tương lai. Dựa vào bảng 4.11, nghiên cứu phân tích:
Ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận năm 2011 so
với năm 2010:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 3.205.000.000đ
so với năm 2010, trong khi đó tổng chi phí tăng 3.103.200.534đ bao gồm: giá
vốn hàng bán tăng 3.044.830.000đ, chi phí tài chính tăng 44.000.000đ, chi phí
quản lý tăng 14.370.534đ so với năm 2010. Với sự gia tăng nhân tố doanh thu
cao hơn sự gia tăng nhân tố chi phí, điều này dẫn đến việc lợi nhuận chịu tác
động tăng theo chiều hướng tăng của doanh thu, do đó năm 2011, lợi nhuận
tăng 100.799.466đ so với lợi nhuận năm 2010.
Ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận năm 2012 so
với năm 2011:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 7.486.961.727đ
so với năm 2011, trong khi tổng chi phí tăng 6.490.513.700đ bao gồm giá vốn
hàng bán tăng 6.320.380.670đ, chi phí tài chính tăng 113.000.000đ, chi phí
quản lý tăng 57.133.030đ so với năm 2011. Sự gia tăng nhân tố doanh thu cao
hơn so với sự gia tăng nhân tố chi phí, nguyên nhân chính là do sự tăng giá
bán sản phẩm, điều này mang đến lợi nhuận cao cho Công ty, vì vậy lợi nhuận
năm 2012 tăng 996.448.027đ so với năm 2011. Đây là mức lợi nhuận khá cao
thể hiện công ty đang có chiều hướng phát triển tốt.
Ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận 06 tháng đầu
năm 2013 so với 06 tháng đầu năm 2012:
06 tháng đầu năm 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
675.902.340đ so với 06 tháng đầu năm 2012, nhưng tổng chi phí tăng cao hơn
doanh thu là 749.114.280đ so với tổng chi phí 06 tháng đầu năm 2012. Phân
tích cho thấy giá vốn hàng bán không có biến động nhiều, tuy nhiên chi phí tài
chính và chi phí quản lý 06 tháng đầu năm 2013 có biến động tăng cao so với
06 tháng đầu năm 2012, cụ thể: chi phí tài chính tăng 112.000.000đ, chi phí
quản lý tăng 11.588.700đ, chính nguyên nhân này làm cho lợi nhuận 06 tháng
đầu năm 2013 giảm so với 06 tháng đầu năm 2012 là 73.211.940đ.
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, vì
vậy hiệu quả kinh doanh của đơn vị cũng thể hiện phần nào thông qua lợi
nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào doanh số bán hàng do đó
Công ty cần có các chính sách quảng cáo, khuyến mãi nhằm gia tăng doanh số
bán hàng và cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí phát sinh thêm để
đạt được hiệu quả tốt hơn.
51
4.2 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM
2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Tỷ số thanh khoản
Bảng 4.12: Bảng tóm lược số liệu dùng trong phân tích tỷ số thanh khoản
từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1. Tài sản ngắn hạn
4.530.445.268
6.320.348.683 11.792.292.671
2. Hàng tồn kho
3.344.239.522
4.779.740.373
5.139.185.165
974.452.355
1.250.451.251
1.380.700.725
65.223.134
86.249.781
4.052.108.407
3. Tiền và các khoản
tương đương tiền
4. Nợ ngắn hạn
(Nguồn: phòng kế toán, bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012)
Bảng 4.13: Bảng tóm lược số liệu dùng trong phân tích tỷ số thanh khoản
06 tháng đầu năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
06 tháng đầu năm 2012
06 tháng đầu năm 2013
1. Tài sản ngắn hạn
9.264.097.546
13.375.214.444
2. Hàng tồn kho
4.139.185.165
6.337.416.896
880.700.725
959.408.413
3.552.108.407
5.175.916.863
3. Tiền và các khoản
tương đương tiền
4. Nợ ngắn hạn
(Nguồn: phòng kế toán, bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012)
Tỷ số thanh toán hiện hành (hệ số thanh toán ngắn hạn)
Thay số liệu từ bảng vào công thức tính:
Tỷ số thanh toán
hiện hành Rc
Tài sản lưu động
=
Tỷ số thanh toán
hiện hành Rc (2010)
Nợ ngắn hạn
=
4.530.445.268
65.223.134
52
= 69,5 lần
Tỷ số thanh toán
hiện hành Rc (2011)
Tỷ số thanh toán
hiện hành Rc (2012)
=
86.249.781
=
= 2,91 lần
9.264.097.546
=
= 2,61 lần
3.552.108.407
(06 tháng 2012)
Tỷ số thanh toán
hiện hành Rc
11.792.292.671
= 73,3 lần
4.052.108.407
Tỷ số thanh toán
hiện hành Rc
6.320.348.683
13.375.214.444
=
(06 tháng 2013)
= 2,58 lần
5.175.916.863
Từ số liệu trên ta thấy:
- Năm 2010: tỷ số thanh toán hiện hành là 69,5 lần cho thấy tổng tài sản
ngắn hạn gấp 69,5 lần nợ ngắn hạn phải trả, điều này cho thấy khả năng trả nợ
của công ty là rất tốt.
- Năm 2011: tỷ số thanh toán hiện hành là 73,3 lần cao hơn so với năm
2010, tuy khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, nhưng tỷ lệ này là khá
cao so với toàn ngành, điều này là do doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay tiền
mở rộng đầu tư qui mô hoạt động.
- Năm 2012: tỷ số thanh toán hiện hành là 2,91 lần, so với năm 2010 và
năm 2011 thì tỷ số này đã sụt giảm rất nhiều, tuy nhiên vẫn bảo đảm thanh
toán nợ ngắn hạn của công ty. Việc doanh nghiệp vay ngắn hạn 3 tỷ đồng
trong năm 2012 đã làm cho tỷ số thanh toán sụt giảm mạnh nhưng đồng thời
cũng thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, phát triển
sức mạnh của doanh nghiệp mà minh chứng là sự gia tăng đột biến của tổng
tài sản, nguồn vốn và lợi nhuận ròng. Cụ thể, tổng tài sản, nguồn vốn của năm
2012 tăng khoảng 5,45 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 187% so với
năm 2011, ngoài ra lợi nhuận thuần của doanh nghiệp cũng gia tăng đáng kể
khoảng trên 717 triệu đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2011. Điều này cho
thấy doanh nghiệp đang có chiều hướng phát triển tốt nhờ vay vốn mở rộng
sản xuất kinh doanh
- 06 tháng đầu năm 2013, tỷ số thanh toán hiện hành là 2,58 lần, nghĩa là
tài sản của Công ty đảm bảo được 258% cho việc thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn; 06 tháng đầu năm 2012, tỷ số thanh toán là 2,61 lần. Tỷ số thanh
toán thể hiện khả năng thanh toán nợ của Công ty tốt.
53
Tỷ số thanh toán nhanh
Thay số liệu từ bảng cân đối kế toán rút gọn vào công thức:
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán
=
nhanh
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán
nhanh (2010)
=
4.530.445.268 - 3.344.239.522
65.223.134
Tỷ số thanh toán
nhanh (2011)
=
Tỷ số thanh toán
nhanh (2012)
=
= 18,2 lần
6.320.348.683 - 4.779.740.373
86.249.781
11.792.292.671 - 5.139.185.165
4.052.108.407
= 17.9 lần
= 1,64 lần
9.264.097.546 - 4.139.185.165
Tỷ số thanh toán
=
= 1,44 lần
nhanh (06 tháng 2012)
3.552.108.407
13.375.214.444 - 6.337.416.896
Tỷ số thanh toán
=
= 1,36 lần
nhanh (06 tháng 2013)
5.175.916.863
Năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 18,2 lần tức là
với 1 đồng nợ có 18,2 đồng vốn bảo đảm, tỷ số này khá cao cho thấy khả năng
trả nợ tốt của công ty nhưng cũng nói lên công ty chưa có chiều hướng phát
triển mạnh.
Năm 2011, tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 17,9 lần, giảm so
với năm 2011, tuy nhiên vẫn bảo đảm được khả năng thanh toán nợ của công
ty.
Năm 2012, tỷ số thanh toán của công ty giảm mạnh xuống chỉ còn
khoảng 1,64 lần, việc sụt giảm mạnh là do trong năm 2012, khoản mục nợ
phải trả ngắn hạn của công ty tăng mạnh từ 86.249.781đ năm 2011 lên
4.052.108.407đ năm 2012, tăng khoảng 47 lần. Đây là do công ty vay nợ ngắn
hạn để tăng mạnh đầu tư, mở rộng kinh doanh, điều này cũng phần nào được
thể hiện khi lợi nhuận của công ty năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 và
2010. Mặc dù tỷ số thanh toán của công ty giảm mạnh nhưng trên hết nó vẫn
bảo đảm khả năng thanh toán nợ của công ty.
06 tháng đầu năm 2013, tỷ số thanh toán của công ty là 1,36 lần, trong
khi tỷ số thanh toán 06 tháng đầu năm 2012 là 1,45 lần. Điều này cho thấy khả
năng thanh toán nợ của công ty trong 06 tháng đầu năm 2013 có sụt giảm so
06 tháng đầu năm năm 2012. Tuy nhiên, tỷ số thanh toán nhanh của công ty
trong thời gian vừa qua vẫn > 1, bảo đảm thanh toán nợ ngắn hạn, thể hiện sự
ổn định của công ty.
54
Tỷ số thanh toán bằng tiền
Thay số liệu từ bảng cân đối kế toán rút gọn vào công thức:
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Tỷ số thanh toán
=
bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán
bằng tiền (2010)
=
Tỷ số thanh toán
bằng tiền (2011)
=
Tỷ số thanh toán
bằng tiền (2012)
=
974.452.355
65.223.134
1.250.451.251
86.249.781
Tỷ số thanh toán bằng
=
tiền (06 tháng 2012)
Tỷ số thanh toán bằng
=
tiền (06 tháng 2013)
1.380.700.725
4.052.108.407
880.700.725
3.552.108.407
959.408.413
5.175.916.863
= 14,9 lần
= 14.5 lần
= 0,34 lần
= 0,25 lần
= 0,19 lần
Năm 2010, tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là 14,9 lần, năm 2011,
tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là 14,5 lần, thể hiện dự trữ tiền và các
khoản tương đương tiền của công ty là rất cao, do đó khả năng thanh toán tức
thời của công ty là rất tốt.
Năm 2012, tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là 0,34 lần, trong khi
lương dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là
1.380.700.725đ cao hơn so với năm 2011, và 2010, nhưng công ty vay nợ
ngắn hạn để mở rộng đầu tư dẫn đến khả năng thanh toán bằng tiền của công
ty giảm xuống thấp, dẫn đến khả năng thanh toán ngay lúc phát sinh yêu cầu
của công ty thấp, điều này cũng minh chứng tại sao trong năm 2012, bảng cân
đối kế toán của công ty xuất hiện khoản mục nợ phải trả người bán.
55
4.2.2. Tỷ số hoạt động
Bảng 4.14: Bảng số liệu dùng trong phân tích tỷ số hoạt động
Đơn vị tính: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
11.784.500.000 14.989.500.000 22.476.461.727
2. Bình quân khoản phải
thu
0
0
2.622.105.828
3. Bình quân giá trị hàng
tổn kho
3.109.397.632
4.061.989.948
4.959.462.769
4. Vốn lưu động
4.530.445.268
6.234.098.902
7.740.184.263
5. Bình quân tổng tài sản
4.015.222.634
5.425.396.976
9.056.320.677
-
-
8,57
Vòng quay hàng tồn kho
3,8
3,7
4,5
Vòng quay vốn lưu động
2,6
2,4
2,9
Vòng quay tổng tài sản
2,9
2,76
2,48
Vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu
06 tháng đầu năm 2012 06 tháng đầu năm 2013
1. Doanh thu thuần
9.476.461.727
10.152.364.067
2. Bình quân khoản phải
thu
2.122.105.828
4.926.786.843
3. Bình quân giá trị hàng
tổn kho
3.919.592.583
5.238.301.031
4. Vốn lưu động
5.740.184.264
8.199.297.577
5. Bình quân tổng tài sản
7.806.320.677
11.333.753.562
4,5
2,06
Vòng quay hàng tồn kho
2,42
1,94
Vòng quay vốn lưu động
1,65
1,24
Vòng quay tổng tài sản
1,21
0,9
Vòng quay nợ phải thu
(Nguồn: phòng kế toán, bảng cân đối kế toán,
bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
56
Số vòng quay các khoản phải thu
Từ số liệu số vòng quay các khoản phải thu bảng 4.14, nghiên cứu cho
thấy năm 2010 và năm 2011, doanh nghiệp không có số dư khoản mục nợ phải
thu khách hàng, do đó vốn của doanh nghiệp trong 2 năm này không bị chiếm
dụng. Đến năm 2012, do mở rộng qui mô sản xuất dẫn đến có nhiều đơn đặt
hàng, để tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có chính sách cho người mua
nợ tiền bán hàng, nên năm 2012, khoản mục nợ phải thu của công ty là
5.244.211.656 đồng, vòng quay nợ phải thu của doanh nghiệp năm 2012 là
8,57 vòng, tỷ lệ vòng quay nợ phải thu khá cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ
của công ty là khá tốt. Để đạt hiệu quả thu nợ tốt hơn, công ty nên áp dụng các
chính sách tín dụng thương mại một cách linh hoạt hơn, có thể cho khách hàng
hưởng chiết khấu, hoặc có các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách
hàng thanh toán sớm các khoản nợ phải thu sớm, đúng thời hạn, khi đó sẽ làm
giảm bớt các khoản phải thu và vòng quay nợ phải thu cũng giảm. Có như vậy
mới đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển nợ phải thu, qua đó nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
06 tháng đầu năm 2012, số vòng quay nợ phải thu là 4,5 vòng, đến 06
tháng đầu năm 2013, số vòng quay nợ phải thu giảm còn 2,06 vòng, điều này
là do doanh nghiệp gặp một vài khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ của
khách hàng, Công ty cần chú ý nâng cao khả năng thu hồi vốn để nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty.
Kỳ thu tiền bình quân
Năm 2010, năm 2011 doanh nghiệp không có số dư nợ phải thu nên cũng
không có kỳ thu tiền bình quân trong 2 năm này.
Dựa vào chỉ số vòng quay nợ phải thu năm 2012 trên bảng 4.14, tính
được kỳ thu tiền bình quân của năm 2012 như sau:
Kỳ thu tiền
bình quân
Kỳ thu tiền bình
quân (2012)
Số ngày trong năm
=
Vòng quay nợ phải thu
=
365
8,57
Kỳ thu tiền bình
quân (06 tháng đầu =
năm 2012)
365
Kỳ thu tiền bình
quân (06 tháng đầu =
năm 2013)
365
4,5
2,06
57
= 43 ngày
= 81 ngày
= 177 ngày
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy số ngày trung bình để thu tiền cho các
khoản phải thu của công ty. Năm 2012, ứng với vòng quay nợ phải thu là 8,57
vòng thì phải mất trung bình 43 ngày để thu tiền cho các khoản phải thu. Số
liệu này cho thấy khả năng thu tiền của công ty là tương đối hiệu quả, khả
năng sử dụng vốn của doanh nghiệp là khá tốt.
06 tháng đầu năm 2012, kỳ thu tiền bình quân là 81 ngày; đến 06 tháng
đầu năm 2013, kỳ thu tiền bình quân tăng lên 177 ngày, điều này cho thấy hiệu
quả hoạt động thu tiền của công ty đang có dấu hiệu bất ổn, hiệu quả thu nợ
kém. Công ty cần chú ý đến việc thu hồi nợ và cần đưa ra các chính sách và
biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng để tránh tình trạng nguồn vốn bị chiếm
dụng.
Vòng quay hàng tồn kho & kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 3,8 vòng, năm 2011 là 3,7 vòng,
cho đến năm 2012 là 4,5 vòng. Nhìn chung số lần mà hàng tồn kho bình quân
luân chuyển trong kỳ có dấu hiệu tăng nhẹ, tốc độ quay vòng hàng tồn kho của
doanh nghiệp là cao, nên doanh nghiệp ít rủi ro trong việc quay vòng hàng tồn
kho.
Từ số liệu vòng quay hàng tồn kho trên bảng 4.14, tính được kỳ luân
chuyển hàng tồn kho qua các năm:
Kỳ luân chuyển
hàng tồn kho
=
Số ngày trong năm
Số vòng quay hàng tồn kho
Kỳ luân chuyển
=
hàng tồn kho (2010)
365
Kỳ luân chuyển
=
hàng tồn kho (2011)
365
Kỳ luân chuyển
=
hàng tồn kho (2012)
365
Kỳ luân chuyển hàng
tồn kho (06 tháng đầu =
năm 2012)
Kỳ luân chuyển hàng
tồn kho (06 tháng đầu =
năm 2013)
= 96 ngày
3,8
= 99 ngày
3,7
= 81 ngày
4,5
365
= 151 ngày
2,42
365
1,94
58
= 188 ngày
Từ kết quả trên cho thấy, năm 2010 có kỳ luân chuyển hàng tồn kho là
96 ngày, năm 2011 là 99 ngày, đến năm 2012 kỳ luân chuyển hàng tồn kho
giảm còn 81 ngày. Tỷ số này cho thấy biểu hiện khá tốt của công ty trong quản
trị hàng tồn kho. Tuy nhiên, công ty cũng cần có những biện pháp quản trị
hàng tồn kho để đạt hiệu quả tốt hơn trong tương lai
Tuy nhiên, 06 tháng đầu năm 2012, kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 151
ngày, đến 06 tháng đầu năm 2013, kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 188
ngày. Điều này thể hiện Công ty có dấu hiệu yếu kém trong quản lý hàng tồn
kho, hàng tồn kho dự trữ trong kho có giá trị quá lớn dẫn đến quá trình luân
chuyển hàng tồn kho tốn quá nhiều thời gian, đây là dấu hiệu không tốt, Công
ty có thể gặp một số rủi ro về chất lượng, giá trị hàng tồn kho bị giảm sút,
hàng tồn kho bị ứ đọng lượng lớn, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty
trong ngắn hạn.
Vòng quay tài sản cố định
Do doanh nghiệp không có tài sản cố định, nên nghiên cứu không phân
tích khoản mục này
Vòng quay tổng tài sản
Qua số liệu phân tích trên, nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản
của Công ty năm 2010 là 2,9 vòng nghĩa là cứ 1 đồng tài sản đưa vào hoạt
động kinh doanh sẽ mang lại 2,9 đồng doanh thu. Năm 2011, vòng quay tổng
tài sản giảm còn 2,76 vòng, năm 2012, vòng quay tổng tài sản giảm còn 2,48
vòng. Nguyên nhân là do Công ty dữ trữ hàng tồn kho quá lớn làm cho tổng
tài sản của Công ty tăng quá cao so với doanh thu mang lại. Dù vậy, tỷ lệ vòng
quay tổng tài sản như trên vẫn cho thấy công ty hoạt động hiệu quả.
06 tháng đầu năm 2012, vòng quay tổng tài sản của công ty là 1,21 vòng,
nghĩa là 1 đồng tài sản của doanh nghiệp chỉ mang lại 1,21 đồng doanh thu.
Dấu hiệu này cho thấy công ty không đạt được hiệu quả kinh doanh tốt, đến 06
tháng đầu năm 2013, vòng quay tổng tài sản lại giảm xuốn 0,9 vòng, cho thấy
trong 06 tháng đầu năm 2013, công ty đã quản lý tài sản kém hiệu quả hơn so
với 06 tháng đầu năm 2012.
Hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
năm 2010 vòng quay vốn lưu động là 2,6 vòng, năm 2011 là 2,4 vòng, năm
2012 là 2,9 vòng. Vòng quay vốn lưu động tăng điều này cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả cao, điều này cho thấy
doanh nghiệp có công tác quản lý khá tốt, đưa nguồn vốn vào sản xuất kinh
doanh, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá.
06 tháng đầu năm 2012, vòng quay vốn lưu động là 1,65 vòng, nhưng đến
06 tháng đầu năm 2013 giảm còn 1,24 vòng; Công ty cần chú ý vào tỷ số này.
59
4.2.3. Tỷ số quản lý nợ hoặc đòn bẩy tài chính
Bảng 4.15: Bảng tóm lược số liệu dùng trong phân tích tỷ số quản lý nợ
Đơn vị tính: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
11.259.050.000
14.303.880.000
20.624.260.670
244.199.656
344.999.122
1.341.447.149
3. Chi phí tài chính
210.000.000
255.000.000
368.000.000
4. Chi phí quản lý
71.250.344
85.620.878
142.753.908
5. Tổng nguồn vốn
4.530.445.268
6.320.348.683
11.792.292.671
6. Tổng tài sản
4.530.445.268
6.320.348.683
11.792.292.671
7. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
2.000.000.000
4.000.000.000
6.000.000.000
8. Nợ phải trả
65.223.134
86.249.781
4.052.108.407
9. Tổng nợ
65.223.134
86.249.781
4.052.108.407
1. Giá vốn hàng bán
2. Lợi nhuận trước
thuế
Chỉ tiêu
1. Giá vốn hàng bán
06 tháng đầu năm 2012 06 tháng đầu năm 2013
8.718.344.789
9.343.870.369
3. Chi phí tài chính
685.363.030
42.000.000
612.151.090
154.000.000
4. Chi phí quản lý
72.753.908
42.342.608
5. Tổng nguồn vốn
9.292.292.671
13.375.214.444
6. Tổng tài sản
9.292.292.671
13.375.214.444
7. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
4.000.000.000
6.000.000.000
8. Nợ phải trả
3.523.913.282
5.175.916.863
9. Tổng nợ
3.523.913.282
5.175.916.863
2. Lợi nhuận trước thuế
(Nguồn: phòng kế toán, bảng cân đối kế toán,
bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
60
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Từ số liệu bảng 4.15, tính được tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số nợ trên
vốn chủ sở hữu
Tổng nợ
=
Tỷ số nợ trên
vốn chủ sở hữu (2010)
Tỷ số nợ trên
vốn chủ sở hữu (2011)
Tỷ số nợ trên
vốn chủ sở hữu (2012)
Vốn chủ sở hữu
=
=
2.000.000.000
86.249.781
4.000.000.000
=
Tỷ số nợ trên
vốn chủ sở hữu (06
tháng đầu năm 2012)
65.223.134
4.052.108.407
6.000.000.000
= 0,033 lần
= 0,022 lần
= 0,68 lần
3.523.913.282
=
Tỷ số nợ trên
vốn chủ sở hữu (06 =
tháng đầu năm 2013)
= 0,88 lần
4.000.000.000
5.175.916.863
= 0,86 lần
6.000.000.000
- Từ số liệu trên, nghiên cứu cho thấy năm 2010, tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu là 0,033 lần, năm 2011 là 0,022 lần, ở góc độ người cho vay thì thì tỷ số
này nhỏ hơn 1 là tốt, tuy nhiên tỷ số này quá nhỏ cũng cho thấy doanh nghiệp
sử dụng vốn chưa hiệu quả. Để sử dụng vốn một cách hiệu quả, doanh nghiệp
nên tăng cường vay nợ ngắn hạn để đầu tư mở rộng qui mô nhằm đạt được
nhiều lợi nhuận hơn.
- Đến năm 2012, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh, cụ thể tỷ số
này năm 2012 là 0,68 lần, điều này cho thấy doanh nghiệp đạt được hiệu quả
trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Với 1 đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp
sử dụng được 0,68 đồng nợ vay.
- 06 tháng đầu năm 2013, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0.86 lần; giảm
0,02 lần so với 06 tháng đầu năm 2012
Để tận dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp nên tiếp tục vay nợ
để phát triển, tuy nhiên cũng nên hạn chế vay nợ quá nhiều để tránh tình trạng
nợ xấu và không thể trả nợ dẫn đến hoạt động công ty bị đình trệ.
61
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Từ số liệu bảng 4.15, tính được tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Tỷ số nợ trên
Tổng tài sản
Tổng nợ
=
Tỷ số nợ trên
Tổng tài sản (2010)
Tỷ số nợ trên
Tổng tài sản (2011)
Tỷ số nợ trên
Tổng tài sản (2012)
Tổng tài sản
=
65.223.134
4.530.445.268
=
86.249.781
6.320.348.683
=
Tỷ số nợ trên
Tổng tài sản (06 tháng =
đầu năm 2012)
Tỷ số nợ trên
Tổng tài sản (06 tháng =
đầu năm 2013)
4.052.108.407
11.792.292.671
= 0,014 lần
= 0,014 lần
= 0,34 lần
3.552.108.407
9.292.292.671
= 0,38 lần
5.175.916.863
= 0,39 lần
13.375.214.444
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2010 và năm 2011 đều là 0,014 lần, tỷ
số nợ này thể hiện 1,4% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ vay,
hay nói cách khác doanh nghiệp không phụ thuộc vào nợ vay, toàn bộ tài sản
cuả doanh nghiệp đều là nguồn vốn chủ sở hữu. Với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
thấp như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tự chủ tài chính và ít có rủi
ro trong kinh doanh.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2012 tăng so với 2 năm trước, tỷ số năm
2012 là 0,34 lần, tức 34% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ vay.
Việc tăng mạnh tỷ số này cho thấy, doanh nghiệp còn rất nhiều tiềm lực về
nguồn vốn còn chưa sử dụng, nếu biết tận dụng thế mạnh này doanh nghiệp sẽ
có hướng phát triển mãnh mẽ trong tương lai.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản 06 tháng đầu năm 2013 là 0,39 lần so với 06
tháng đầu năm 2012 là 0,38 lần, tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty trong
thời gian qua không có biến động nhiều.
62
Tỷ số tự tài trợ
Để làm rõ hơn vấn đề đã phân tích ở tỷ số nợ, nghiên cứu tiến hành phân
tích thêm tỷ số tự tài trợ của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013.
Ta có công thức tính như sau:
Tỷ số tự tài trợ = 1 – Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số tự tài trợ (năm 2010) = 1 – 0,014 = 0,986
Tỷ số tự tài trợ (năm 2011) = 1 – 0,014 = 0,986
Tỷ số tự tài trợ (năm 2012) = 1 – 0,34 = 0,66
Tỷ số tự tài trợ (06 tháng đầu năm 2012) = 1 – 0,38 = 0,62
Tỷ số tự tài trợ (06 tháng đầu năm 2013) = 1 – 0,39 = 0,61
Tỷ số tự tài trợ của công ty năm 2010 và năm 2011 là 0,986 thể hiện vốn
chủ sở hữu chiếm 98,6% so với tổng nguồn vốn cũng như tổng tài sản của
công ty, một tỷ lệ rất lớn vì vậy doanh nghiệp không có rủi ro về tài chính
nhưng hạn chế về phát triển kinh doanh. Đến năm 2012 tỷ số tự tài trợ là 0,66
lần, tức vốn chủ sở hữu chiếm 66% tổng nguồn vốn cũng như tổng tài sản của
công ty, 06 tháng đầu năm 2013 là 0,61, vốn chủ sở hữu chiếm 61% tổng
nguồn vốn cũng như tổng tài sản, giảm so với 06 tháng đầu năm 2012 vốn chủ
sở hữu chiếm 62% tổng nguồn vốn.
Tỷ số khả năng trả lãi
Từ số liệu bảng 4.15, tính được tỷ số khả năng trả lãi:
Tỷ số khả năng
=
trả lãi
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay (EBIT)
Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi
=
(2010)
Tỷ số khả năng trả lãi
(2011)
=
Tỷ số khả năng trả lãi
(2012)
=
244.199.656 + 211.000.000
= 2,16 lần
211.000.000
344.999.122 + 255.000.000
= 2,35 lần
255.000.000
1.341.447.149 + 368.000.000
368.000.000
= 4,65 lần
685.363.030 + 42.000.000
Tỷ số khả năng trả lãi
=
(06 tháng đầu năm 2012)
42.000.000
= 17,3 lần
612.151.090 + 154.000.000
Tỷ số khả năng trả lãi
=
(06 tháng đầu năm 2013)
154.000.000
= 5 lần
Tỷ số khả năng trả lãi cho thấy khả năng tự trả lãi vay của Công ty bằng
lợi nhuận. Năm 2010, tỷ số này là 2,16 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay thì có
63
2,16 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay có thể sử dụng để thanh toán. Năm
2011, tỷ số này là 2,35 tăng so với năm 2010, tuy nhiên tỷ số này vẫn còn thấp
chứng tỏ lợi nhuận mà công ty đạt được vẫn chỉ bù đắp được phần nào chi phí
lãi vay. Đến năm 2012, tỷ số khả năng trả lãi tăng lên 4,65 lần, đây là một dấu
hiệu tốt chứng tỏ công ty đã đạt được lợi nhuận cao hơn so với các năm trước,
bằng chứng là cứ 1 đồng lãi vay thì công ty đã có 4,65 đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay để thanh toán.
Tỷ số khả năng trả lãi của công ty 06 tháng đầu năm 2012 là 17,3 lần;
một tỷ lệ khá cao, nhưng đến 06 tháng đầu năm 2013, tỷ số này giảm còn 5
lần, nguyên nhân là do chi phí lãi vay 06 tháng đầu năm 2013 có dấu hiệu tăng
so với 06 tháng đầu năm 2012, trong khi lợi nhuận lại giảm nhẹ.
Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ thể hiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp,
tức là để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu
đồng có thể sử dụng được. Do doanh nghiệp không có tài sản cố định nên từ
bảng 4.15, tính được tỷ số khả năng trả nợ bằng công thức:
Tỷ số khả năng
trả nợ
Tỷ số khả năng
trả nợ (2010)
=
=
Giá vốn hàng bán + EBIT
Nợ phải trả + Chi phí lãi vay
11.259.050.000 + 244.199.656 + 211.000.000
65.223.134 + 211.000.000
14.303.880.000 + 344.999.122 + 255.000.000
Tỷ số khả năng
=
trả nợ (2011)
86.249.781 + 255.000.000
= 42,6 lần
= 43,7 lần
20.624.260.670 + 1.341.447.149 + 368.000.000
Tỷ số khả năng
=
= 5,05 lần
trả nợ (2012)
4.052.108.407 + 368.000.000
Tỷ số khả năng trả
nợ (06 tháng đầu =
năm 2012)
8.718.344.789 + 685.363.030 + 42.000.000
Tỷ số khả năng trả
nợ (06 tháng đầu =
năm 2013)
9.343.870.369 + 612.151.090 + 154.000.000
3.552.108.407 + 42.000.000
= 2,65 lần
= 1,9 lần
5.175.916.863 + 154.000.000
64
Từ số liệu cho thấy, năm 2010 cứ mỗi đồng nợ thì có 42,6 đồng được lấy
từ doanh thu để trang trãi. Năm 2011, tỷ số này cao hơn so với năm 2010, cứ
mỗi đồng nợ thì có 43,7 đồng được lấy từ doanh thu để trang trãi. Tuy nhiên,
vào năm 2012, tỷ số này thấp hơn rất nhiều so với năm 2011, chỉ còn 5,05
đồng được lấy từ doanh thu để trang trãi cho một đồng nợ.
Tỷ số khả năng trả nợ 06 tháng đầu năm 2013 là 1,9 lần thấp hơn so với
06 tháng đầu năm 2012 là 2,65 lần, tình trạng này cho thấy trong năm 2013,
công ty có dấu hiệu giảm doanh thu và tăng nợ dẫn đến việc cứ một đồng nợ
công ty phải chỉ còn 1,9 đồng doanh thu để trang trải.
4.2.4 Phân tích kết quả kinh doanh theo phương trình Dupont
Để thấy rõ nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của công ty và các nhân tố có
thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu, nghiên cứu sử dụng phương trình Dupont để làm rõ vấn đề
này
Bảng 4.16: Bảng tóm lược số liệu phân tích bằng phương trình Dupont
Đơn vị tính: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
11.784.500.000
14.989.500.000
22.476.461.727
2. Lợi nhuận trước thuế
244.199.656
344.999.122
1.341.447.149
3. Lợi nhuận sau thuế
183.149.742
258.749.341
1.002.893.862
4. Vốn đầu tư chủ sở hữu
2.000.000.000
4.000.000.000
5.000.000.000
5. Bình quân tổng tài sản
3.871.009.895
5.435.396.976
9.056.320.677
11.540.300.344
14.644.500.878
21.135.014.678
1. Doanh thu
6. Tổng chi phí
Chỉ tiêu
1. Doanh thu
06 tháng đầu năm 2012 06 tháng đầu năm 2013
9.476.461.727
10.152.364.067
2. Lợi nhuận trước thuế
685.363.030
612.151.090
3. Lợi nhuận sau thuế
514.022.273
459.113.317
4. Vốn đầu tư chủ sở hữu
4.000.000.000
6.000.000.000
5. Bình quân tổng tài sản
5.435.396.976
9.056.320.677
6. Tổng chi phí
8.791.098.697
9.540.021.977
(Nguồn: phòng kế toán, bảng cân đối kế toán,
bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013)
65
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu ROE (%)
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
9
6,5
Lợi nhuận sau thuế/Bình quân
tổng tài sản ROA (%)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
4,7
4,8
11,1
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu (%)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1,55
1,73
X
4,46
17
Bình quân tổng tài sản/Vốn chủ sở
hữu (lần)
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012
1,94
X
1,36
1,51
Số vòng quay tổng tài sản
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
3,04
2,8
2,5
chia
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ)
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
183.149.742 258.749.341 1.002.893.862
Doanh thu (VNĐ)
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
11.784.500.000 14.989.500.000 22.476.461.727
chia
Doanh thu (VNĐ)
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
11.784.500.000 14.989.500.000 22.476.461.727
Bình quân tổng tài sản (VNĐ)
Năm 2010
3.871.009.895
Hình 4.1: Sơ đồ phương trình Dupont năm 2010, năm 2011 và năm 2012
66
Năm 2011
5.435.396.976
Năm 2012
9.056.320.677
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở
hữu ROE (%)
06 tháng đầu
năm 2012
13
Lợi nhuận sau thuế/bình quân
tổng tài sản ROA (%)
06 tháng đầu
năm 2012
9,5
06 tháng đầu
năm 2012
514.022.273
nhân
06 tháng đầu
năm 2013
459.113.317
06 tháng đầu
năm 2012
1,36
5
06 tháng đầu
năm 2013
1,51
Số vòng quay tổng tài sản
nhân
06 tháng đầu năm 2013
4,5
chia
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ)
Bình quân tổng tài sản/Vốn chủ sở
hữu (lần)
06 tháng đầu
năm 2013
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu (%)
06 tháng đầu năm 2012
5,4
06 tháng đầu
năm 2013
7,7
06 tháng đầu năm 2012
1,74
06 tháng đầu năm 2013
1,12
chia
Doanh thu (VNĐ)
Doanh thu (VNĐ)
Bình quân tổng tài sản (VNĐ)
06 tháng đầu
06 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
9.476.461.727 10.152.364.067
06 tháng đầu
06 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
9.476.461.727 10.152.364.067
06 tháng đầu
06 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
5.435.396.976 9.056.320.677
Hình 4.2: Sơ đồ phương trình Dupont 06 tháng đầu năm 2012 & 06 tháng đầu năm 2013
67
Dựa vào hình 4.1, 4.2, nghiên cứu phân tích cho thấy công ty chỉ sử dụng
vốn tự có, do đó tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có bằng tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, phân tích cũng cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản có ROA phải được nhân với hệ số vốn tự có, tức là nhân với tỷ số bình
quân tổng tài sản có trên vốn tự có để có tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có ROE.
Sơ đồ phương trình Dupont giúp các nhà quản trị xem xét mức độ ảnh
hưởng của việc gia tăng giá bán hàng (hoặc giảm giá bán để tăng số lượng bán
ra), thay đổi hàng hoá tiêu thụ hoặc gia nhập vào các thị trường tiềm năng
mới. Ngoài ra, nó còn giúp các nhà quản trị quản lý tốt các khoản chi phí của
doanh nghiệp nhằm mục đích giảm các khoản chi phí có thể để đạt được hiệu
quả hoạt động kinh doanh tốt. Để có thể thấy rõ về những tác động này,
nghiên cứu tiến hành phân tích từng phần theo sơ đồ phương trình Dupont:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Đối với tỷ suất này sử dụng phương trình Dupont cho phép xác định
nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ số liệu bảng 4.15, thay
vào phương trình:
ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu X Vòng quay tổng tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
183.149.742
ROA (2010) =
258.749.341
1.002.893.862
ROA (2012) =
=
ROA (06 tháng
=
đầu năm 2013)
14.989.500.000
5.435.396.976
22.476.461.727
X
22.476.461.727
685.363.030
9.476.461.727
612.151.090
10.152.364.067
68
Bình quân tổng tài sản
3.871.009.895
X
14.989.500.000
Doanh thu
11.784.500.000
X
11.784.500.000
ROA (2011) =
ROA (06 tháng
đầu năm 2012)
X
9.056.320.677
X
X
9.476.461.727
5.435.396.976
10.152.364.067
9.056.320.677
=
0,047
=
0,048
=
0,111
=
0,095
=
0,05
Từ phương trình trên cho thấy, Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) phụ
thuộc vào hai nhân tố:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: phản ánh mức sinh lợi của một đồng
doanh thu cao hay thấp, điều này phụ thuộc vào ảnh hưởng của chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ là cao hay thấp và doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nhìn chung, tổng chi phí và doanh thu tăng qua
các năm từ đó mức lợi nhuận tăng qua các năm 2010, 2011 và năm 2012.
- Vòng quay tổng tài sản: phản ánh mức độ hoạt động của công ty trong
kỳ là tốt hay xấu. Vòng quay tổng tải sản năm 2010 là 2,9 vòng, năm 2011 là
2,76 vòng, đến năm 2012 là 2,48 vòng. Đối với nhân tố này, việc làm giảm tốc
độ quay vòng của tài sản là do doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ tăng đồng
thời đầu tư vào tài sản của công ty tăng nhiều so với doanh thu. Điều này cũng
thể hiện tại sao vòng quay tổng tài sản 06 tháng đầu năm 2012 là 0,9 vòng,
trong khi đó 06 tháng đầu năm 2013 là 1,21 lần tăng so với 06 tháng đầu năm
2012. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện doanh nghiệp đang đạt hiệu quả tốt trong
quá trình sản xuất kinh doanh
Khi tổng hợp hai nhân tố này, đòn bẩy tài chính này có hai mặt, trong
điều kiện bình thường, khi doanh nghiệp kinh doanh có lời thì vòng quay tài
sản càng lớn thì chỉ số ROA càng tăng, và ngược lại. Chính vì vậy, năm 2010
công ty có vòng quay tổng tài sản lớn nhất nên tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
ROA cũng thấp nhất là 0,046 lần, và năm 2012 công ty có vòng quay tổng tài
sản thấp nhất nên tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ROA cũng cao nhất là 0,111
lần. Điều này cũng đúng khi so sánh tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ROA 06
tháng đầu năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
=
Doanh thu
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
=
Doanh thu
X
Doanh thu
=
=
Doanh thu
X
Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
ROA
X
X
Vòng quay
X
Tổng tài sản
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
X
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
1
1 – Tỷ số nợ Dr
Dựa vào công thức tính được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
69
ROE ( 2010)
183.149.74 2
4.530.445.268
x 2,9 x
9%
11.784.500 .000
2.000.000.000
ROE (2011)
258.749.341
6.320.348.683
x 2,76 x
6,5%
14.989.500.000
4.000.000.000
ROE (2012)
1.002.893.862
11.792.292.671
x 2,48x
17%
22.476.461.727
6.000.000.000
512.022.274
9.292.292.671
ROE (06 tháng
=
x 1,21 x
= 13%
đầu năm 2012)
9.476.461.727
4.000.000.000
459.113.317
13.375.214.444
ROE (06 tháng
=
x 0,9 x
= 7,7%
đầu năm 2012) 10.152.364.067
6.000.000.000
Trong các mục tiêu mà công ty nhắm tới trong tương lai, thì chỉ tiêu Lợi
nhuận là mục tiêu quan trọng nhất, để tìm hiểu một cách rõ nét nhất về mục
tiêu lợi nhuận, nghiên cứu phân tích tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
để xem với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì Công ty đã kiếm được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Từ phương trình Dupont trên ta thấy, ROE phụ thuộc
vào 3 yếu tố: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS, vòng quay tổng tài sản và
đòn bẩy tài chính (tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu).
So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS:
Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu – Tổng chi phí – Thuế
Từ phương trình trên cho thấy, ROS phụ thuộc vào Doanh thu và Tổng
chi phí và thuế
Bảng 4.17: Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Đơn vị tính: %
Năm
Cty Delta
Cty Cần Thơ
Cty H.A.I
Cty VIPESCO
2010
9
16,7
12,2
14
2011
6,5
17
13
15
2012
17
18,1
13,6
15,9
Trong năm 2010, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đạt 9% và giảm còn
6,5% vào năm 2011, đến năm 2012, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng lên
17%. Nhìn chung, mức độ phát triển của Công ty đạt được là rất tốt, so với
mức tăng trưởng của các doanh nghiệp cùng ngành thì Công ty đang có dấu
hiệu hoạt động rất hiệu quả. Điều này thể hiện năng lực hoạt động và năng lực
kinh doanh của Công ty là rất mạnh.
70
Về Doanh thu
Doanh thu tăng trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012, tăng cao nhất là
năm 2012, việc gia tăng doanh thu cao là một dấu hiệu tốt chứng tỏ tình hình
tiêu thụ sản phẩm của Công ty là rất cao, và công ty đang hoạt động ổn định,
đạt được nhiều lợi ích kinh tế.
Tổng chi phí và thuế
- Giá vốn hàng bán năm 2010 là 11.259.050.000đ, đến năm 2011 tăng lên
14.303.880.000đ, tương ứng tỷ lệ 27%, đến năm 2012 tăng lên
20.624.260.670đ, tương ứng tỷ lệ 44,2%; giá vốn hàng bán tăng cao là do giá
thành sản phẩm tăng, đồng thời cũng là do sản lượng tiêu thụ gia tăng nhanh
chóng
- Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí,
nhưng đồng thời cũng là chi phí rất khó kiểm soát vì vậy rất khó để giảm chi
phí này.
- Chi phí quản lý gia tăng qua 3 năm, cụ thể: năm 2010 là 71.250.344đ,
đến năm 2011 tăng lên 85.620.878đ, và năm 2012 chi phí quản lý là
142.753.908đ để giảm thiểu chi phí này nhà quản lý cần có những biện pháp
đúng đắn trong việc giảm thiểu các chi phí quản lý, tiếp thị, để làm cho lợi
nhuận của Công ty tăng lên.
- Chi phí tài chính tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2010 là
211.000.000đ, năm 2011 tăng lên 255.000.000đ, và năm 2012 tăng lên
368.000.000đ. Công ty đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh của Công ty nhằm
tạo lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tốt nhất
nhà quản lý cần có các chiến lược vay vốn đầu tư có hiệu quả.
Phân tích vòng quay tổng tài sản
Như đã phân tích ở trên nghiên cứu cho thấy vòng quay tổng tài sản của
Công ty liên tục giảm trong 3 năm, cụ thể năm 2010 là 2,9 vòng, năm 2011 là
2,76 vòng và năm 2012 là 2,48 vòng. Nguyên nhân là do dự trữ hàng tồn kho
của doanh nghiệp tăng cao đồng thời doanh nghiệp không có chính sách thu
hồi nợ phải trả hiệu quả, điều này dẫn đến khoản mục nợ phải trả của doanh
nghiệp trong tổng tài sản là rất lớn, làm cho tổng tài sản của Doanh nghiêp gia
tăng rất nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp đã đạt được
những hiệu quả nhất định trong việc cho khách hàng nợ tiền thanh toán: số
lượng khách hàng mới tăng cao và lượng đặt hàng, khối lượng tiêu thụ sản
phẩm đều tăng cao. Đây là điều mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
71
Phân tích đòn bẩy tài chính
Để gia tăng ROS thì phải tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, từ
đó, nghiên cứu cho thấy nhà quản trị cần tăng nợ và giảm thiểu vốn chủ sở
hữu. Việc giảm thiểu vốn chủ sở hữu là khá khó khăn, nên nghiên cứu tập
trung vào các giải pháp tăng nợ, tuy nhiên công ty sẽ gặp một số rủi ro nhất
định khi tăng nợ, do đó nhà quản trị cần đưa ra các giải pháp hợp lý nhất.
Từ những phân tích trên cho thấy, có thế kết luận về khả năng sinh lời
của Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta như sau:
-
Qui mô sản xuất kinh doanh gia tăng, các khoản chi phí được sử dụng
khá hợp lý. Với việc gia tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, tăng giá bán
sản phẩm cao hơn so với giá thành đã mang lại lợi nhuận cao cho Công
ty.
-
Vòng quay tài sản giảm nhưng không nhiều, cho thấy Công ty vẫn còn
hoạt động hiệu quả và việc quản lý tài sản vẫn còn tốt. Để phát huy hiệu
quả hoạt động kinh doanh, Công ty cần tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô
thị trường kinh doanh, thực hiện các chiến lược phát triển hiệu quả trong
tương lai.
-
So với tình hình chung của toàn ngành thì công ty đã đạt được hiệu quả
thiết thực, do đó cần giữ vững sức mạnh của công ty để tiếp tục nâng
cao năng lực cạnh tranh so với các công ty đối thủ.
Tóm lại:
-
Nhìn chung, trong năm 2010 và năm 2011, tình hình lợi nhuận của công
ty tăng nhưng không nhiều, đến năm 2012, lợi nhuận của công ty tăng
mạnh cho thấy trong năm 2012, công ty đã đạt được hiệu quả hoạt động
kinh doanh cao so với các năm trước đó. Nguyên nhân của sự gia tăng
lợi nhuận là do công ty mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, giá bán
sản phẩm tăng và sản phẩm tiêu thụ cũng tăng mạnh.
-
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế lợi nhuận, nghiên cứu cho thấy
cái nhìn rõ nét, thiết thực hơn về tình hình doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp để từ đó có các giải pháp thích hợp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới
72
Chương 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
5.1 NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
5.1.1 Những điểm mạnh của Công ty
Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta là Công ty chuyên kinh doanh
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Công ty có trụ sở tại trung tâm Thành Phố
Cần Thơ, một vị trí thuận lợi về mặt địa lý, và là thị trường đầy tiềm năng.
Thành Phố Cần Thơ thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vùng sản xuất
Nông Nghiệp trọng điểm của đất nước nên nhu cầu về phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật tại khu vực là vô cùng lớn.
Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, Công ty còn có mối quan hệ
kinh tế bền vững với các đại lý chuyên về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
đây là những thuận lợi giúp công ty có được một lượng khách hàng ổn định, từ
đó tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể tiếp xúc với các khách hàng tiềm
năng, nâng cao qui mô kinh doanh, tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm
Lãi suất cho vay của các ngân hàng trong năm 2013 là 9%/năm, điều này
giúp giảm áp lực về chi phí tài chính cho công ty, đây là điều kiện thuận lợi để
công ty tiếp tục vay vốn mở rộng đầu tư.
5.1.2 Những điểm còn hạn chế của Công ty
Bên cạnh những thế mạnh trong hoạt động kinh doanh, Công ty cũng có
một vài khó khăn hạn chế, chính những yếu tố này làm ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ phân tích trên, nghiên cứu
cho thấy khả năng thu hồi nợ của Công ty là không hiệu quả, do vậy công ty
gặp nhiều khó khăn trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn và nguồn vốn của
công ty bị chiếm dụng là rất lớn. Do đó, công ty cần có các chính sách thu hồi
nợ hiệu quả, từ đó để có thêm vốn mở rộng đầu tư vào qui mô kinh doanh
Ngoài ra, công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty cũng không đạt
hiệu quả, bằng chứng là lượng hàng tồn kho tăng đều qua 3 năm và chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng tài sản của công ty. Hơn nữa, việc dự trữ hàng tồn
kho quá cao cũng làm cho Công ty gặp rủi ro trong việc bảo quản hàng tồn
kho.
Do Công ty mới đi vào hoạt động nên cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu
sót, đồng thời vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông thôn nên đường
xá còn nhiều hạn chế, việc đưa hàng hóa đến với khách hàng cũng là một vấn
đề khó khăn đối với Công ty.
73
5.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA
Nhà cung cấp
-
Thuận lợi: Có mối quan hệ kinh tế tốt với các nhà cung cấp lớn có uy tín
lâu năm, số lượng hàng hóa đầu vào được cung cấp nhanh chóng, ổn
định, chất lượng được bảo đảm, nên Công ty có thể an tâm trong việc
cung cấp hàng hóa cho khách hàng
-
Bất lợi: do việc xoay chuyển nguồn vốn của các nhà cung cấp, nên thời
gian nợ tiền thanh toán của Công ty là khá hạn chế, do đó Công ty gặp
khó khăn trong việc thanh toán
Đối thủ cạnh tranh
-
Thuận lợi: Công ty cung cấp sản phẩm đạt chất lượng và có nhiều chính
sách ưu đãi nên có nhiều ưu thế hơn so với một số công ty cùng ngành
trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ
-
Bất lợi: do số lượng công ty cùng ngành trong địa bàn là rất lớn, điều đó
dẫn đến sự cạnh tranh là rất khốc liệt, để có thể duy trì và nâng cao hiệu
quả kinh doanh, Công ty cần nắm được các điểm mạnh của mình để
nâng cao hiệu quả cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời hạn chế các
điểm yếu để tránh bị đối thủ lợi dụng.
Khách hàng
-
Thuận lợi: có một lượng khách hàng thân thiết lớn và trên địa bàn còn
rất nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, Công ty còn có thể mở rộng qui
mô kinh doanh trên địa bàn
-
Bất lợi: Người nông dân thường rất ít khi thay đổi các loại phân bón,
thuốc trừ sâu mới, do đó Công ty gặp một số khó khăn trong việc đưa
hàng hóa đến với người nông dân. Để khắc phục tình trạng này, công ty
nên có các chiến dịch gặp gỡ, phổ biến ưu điểm của các loại sản phẩm
mà mình cung cấp cho người nông dân.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC
VẬT DELTA
5.3.1 Biện pháp tăng doanh thu
Công ty cần giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thì doanh
thu dự báo trong tương lai sẽ tiếp tục tăng. Để làm được điều đó Công ty cần
đi sâu vào nghiên cứu thị trường vùng đồng bằng sông Cửu Long, tìm hiểu,
phân tích nhu cầu của người nông dân, đồng thời nắm bắt thị hiếu của họ, tiếp
cận với họ để giúp họ hiểu về sản phẩm mà Công ty cung cấp là tốt nhất, giá
cả hợp lý nhất
74
5.3.2 Biện pháp giảm chi phí
5.3.2.1 Giảm chi phí giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, hơn nữa việc
giảm chi phí giá vốn hàng bán là rất khó, vì giá thành sản phẩm phụ thuộc vào
nhà cung cấp. Do đó, để giảm thiểu chi phí này, nhà quản lý có thể nắm bắt xu
hướng thị trường, mua hàng nhiều khi giá thành thấp và hạn chế mua hàng khi
giá thành tăng quá cao, ngoài ra Công ty cũng nên áp dụng các biện pháp quản
lý việc mua hàng hóa của các nhà cung cấp ổn định, sản phẩm đạt chất lượng
tốt để tránh tình trạng hư hao sản phẩm.
5.3.2.2 Giảm chi phí tài chính
Do tình hình đầu tư mở rộng qui mô của Công ty đang có dấu hiệu tốt,
nên việc giảm chi phí tài chính của Công ty vào thời điểm này là không hợp
lý, nhà quản lý có thể tiếp tục vay vốn để mở rộng qui mô và theo dõi tình
hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới để có chính
sách vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.
5.3.2.3 Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty mở rộng qui mô nên việc gia tăng chi phí quản lý là thiết thực,
để sử dụng chi phí quản lý tốt nhất, Công ty cần lập kế hoạch cụ thể cho các
khoản chi trong từng thời kỳ kinh doanh, loại trừ những hoạt động kém hiệu
quả của nhân viên, nâng cao ý thức tiết kiệm và năng lực làm việc của nhân
viên.
5.3.3 Biện pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Công ty cần mở rộng hệ thống phân phối, có các chính sách quảng cáo,
khuyến mãi, chiết khấu thương mại, hoa hồng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, đồng thời mở rộng thị trường ra toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu
Long và các địa phương lân cận
Điều chỉnh giá bán phù hợp nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm của Công
ty, thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên việc điều chỉnh giá bán cần
có các chiến lược kinh doanh cụ thể hợp lý.
Kiểm soát các khoản phải thu của Công ty, tránh tình trạng nguồn vốn bị
chiếm dụng làm cho việc mở rộng qui mô kinh doanh kiềm hãm và thanh toán
nợ của công ty không tốt dẫn đến việc mất uy tín với nhà cung cấp. Công ty
cần có các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ.
Quản lý hàng tồn kho: Kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa mua
vào để tránh việc bị lỗ trong khâu sản phẩm đầu vào dẫn đến giá vốn hàng bán
tăng làm giảm lợi nhuận. Nghiên cứu thị trường, mua sản phẩm khi giá xuống
thấp và hạn chế mua khi giá tăng cao. Công ty cần có các biện pháp nhằm đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, nếu không sẽ gặp nhiều khó khăn
trong tương lai dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Duy trì lượng tồn kho hợp lý đủ số lượng, chất lượng đáp ứng cho nhu cầu của
thị trường.
75
Chương 6
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các Doanh
nghiệp, để có thể tồn tại và phát triển Doanh nghiệp cần thu hút vốn đầu tư,
phát triển kỹ thuật công nghệ tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh, giữ
vững mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm
năng. Do đó để cạnh tranh với các đối thủ, Doanh nghiệp cần có sự quản lý và
điều hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả để có thể đứng vững và
phát triển trong tương lai. Thông qua việc quản lý, Doanh nghiệp sẽ nắm được
thực trạng của bản thân, phát hiện ra những điểm mạnh và hạn chế tiềm tang
của Doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược kinh tế hợp lý và mang lại lợi
ích về mặt kinh tế cho Doanh nghiệp.
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bảo
vệ thực vật Delta, nghiên cứu cho thấy năm 2010 và năm 2011 tình hình
doanh thu và lợi nhuận của công ty là khá thấp, tuy nhiên với sự điều hành của
nhà quản lý, Công ty đã có bước tiến dài trong việc đem lại lợi nhuận cao
trong năm 2012, điều này cho thấy việc quản lý và điều hành hoạt động của
Công ty đã mang lại hiệu quả tốt. Điều này cho thấy Công ty đã và đang trở
thành một Doanh nghiệp có uy tín và đứng vững trên thị trường phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của
toàn quốc nói chung. Những thành quả đạt được trên của Công ty là nỗ lực
không biết mệt mỏi của toàn thể nhân viên và hội đồng quản trị của Công ty,
cho thấy nhân tố con người cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, công ty đang tập trung vào hoạt động kinh doanh để mang lại
lợi ích kinh tế cho công ty, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên.
Tỷ trọng hàng tồn kho và nợ phải thu chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng tài
sản chứng tỏ công tác tổ chức bán hàng và thu hồi nợ của công ty chưa được
tốt.
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước
-
Nhà Nước cần tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và đáp
ứng được qui định của WTO, xây dựng và duy trì các điều kiện cạnh
tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng
ngành để tránh các hành vi kinh doanh sai luật.
-
Nhà Nước cần có các biện pháp chống hàng giả, nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp kinh doanh lành mạnh.
76
-
Có các chính sách ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy sự đầu tư phát triển của
các doanh nghiệp trong ngành.
Đối với công ty
-
Doanh nghiệp cần tìm hiểu, đánh giá thị trường tiêu thụ, tiếp tục cung
cấp sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đồng thời tìm kiếm thêm các
khách hàng tiềm năng khác tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
-
Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên nhằm quản
lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn để mang lại lợi ích kinh tế cao hơn
trong tương lai.
-
Dự đoán kế hoạch kinh doanh trong tương lai, từ đó quản lý hàng tồn
kho hiệu quả hơn, tránh tình trạng tồn kho qua nhiều dẫn đến các rủi ro
làm giảm hiểu quả hoạt động kinh doanh.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Delta, 2010. Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010. Báo cáo tài chính: Công ty
Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta.
2. Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Delta, 2011. Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011. Báo cáo tài chính: Công ty
Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta.
3. Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Delta, 2012. Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012. Báo cáo tài chính: Công ty
Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta.
4. Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Delta, 06/2013. Bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2013. Báo cáo
tài chính: Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta.
5. Huỳnh Đức Lộng, 1997. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp.
NXB Thống kê - Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Ngô Thị Thùy Trang, 2009. Những vấn đề chung về phân tích hoạt động
kinh doanh.
7. Phạm Văn Dược, Trần Phước, 12/2010. Phân tích hoạt động kinh doanh.
NXB Đại Học Công Nghiệp Thành Phố.
8. Vũ Châu Khoa, 2008. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ Phần chế biến & xuất nhập khẩu Thanh Đoàn. Luận văn tốt
nghiệp: Đại Học Cần Thơ
9. Nguyễn Duyên Như Ngọc, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Petromekong. Luận văn tốt nghiệp: Đại Học Cần Thơ.
10. Bùi Thị Minh Tín, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An. Luận văn tốt nghiệp: Đại Học
Cần Thơ.
11. Hoàng Thị Bích Tuyền, 2012. Phân tích hiệu quả họat động kinh
doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - chi nhánh sản xuất kinh
doanh thức ăn thủy sản Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp: Đại Học Cần Thơ.
78
[...]... NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA 73 5.1.1 Những điểm mạnh của Công ty 73 5.1.2 Những điểm còn hạn chế của Công ty 73 5.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA 74 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA ...Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU VỀ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 29 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA 29 4.1.1 Phân tích khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta ... Phần Bảo vệ thực vật Delta thuộc địa bàn Thành Phố Cần Thơ, nhận thấy công ty vừa mới bắt đầu tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đó trong những năm đầu lợi nhuận thu được là chưa đạt đến khả năng tối ưu của công ty Vì vậy, em lựa chọn nghiên cứu đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Bảo. .. kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro Doanh nghiệp luôn muốn kinh doanh đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro xảy ra trong kinh doanh Để làm được điều đó, doanh. .. nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty dầu khí Petro Mêkông” của tác giả Nguyễn Duyên Như Ngọc, Đại Học Cần Thơ năm 2008 Luận văn trình bày về việc phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí tại công ty dầu khí Petro Mêkông từ năm 2006 – 2008, phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. .. tiếp tục hoạt động Vì vậy, để thấy được vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường, nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức thiết thực Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, và cũng là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh, ... nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh là một trong nhũng công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, Phân tích. .. hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1.4 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm chúng đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp Nội dung phân. .. phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta từ năm 2010 đến hết tháng 06 năm 2013, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích khái... công ty trong tương lai Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần có những đội ngũ những nhà kinh tế để giúp doanh nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, đúng đắn nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư một cách có hiệu quả từ đó tiếp tục mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần ...TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH HOÀNG KIM MSSV: 4061067 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA THÀNH PHỐ CẦN THƠ CÁN BỘ... TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 29 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA 29 4.1.1 Phân. .. Chương GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta, tiền thân Công ty Cổ Phần Cường Thịnh thành lập ngày 24/05/2007 Vốn