Từ số liệu bảng 4.5, nghiên cứu nhận thấy doanh thu tăng qua ba năm dẫn đến chi phí cũng gia tăng, điều này cũng góp phần làm gia tăng chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 là 71.250.344đ, đến năm 2011 là 85.620.878đ, tỷ lệ tăng khoảng 20,2%%. Chi phí quản lý kinh doanh 2012 tăng 57.133.030đ, tương ứng tỷ lệ 66,7% so với năm 2011, điều này là dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ổn định. Tuy nhiên để tăng lợi nhuận đạt được, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về khoản chi phí này.
Từ bảng tình hình chí phí từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013, cho thấy tổng chi phí của Công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 tổng chi phí là 14.644.500.878đ, tăng so với năm 2010 là 3.103.200.534đ, tương ứng với tỷ lệ 27%, điều này là do khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng làm cho giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của Công ty tăng theo. Năm 2012 tổng chi phí là 21.135.014.578đtăng so với năm 2011 là 6.490.513.700đ, tương ứng với tỷ lệ 44,3%, với việc giá vốn hàng bán tăng cao thể hiện Công ty bán được nhiều hàng hóa, điều này làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, và chi phí quản lý tăng 57.133.030đ, tương ứng tỷ lệ 66,7%, điều này là do Công ty trả lương cho nhân viên tăng, đồng thời trang bị các thiết bị, công cụ hỗ trợ nhân viên nhằm khuyến khích nhân viên làm việc thật tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Về tình hình biến động chi phí tài chính, nghiên cứu cho thấy năm 2011 tăng so với năm 2010 là 45.000.000đ, tương ứng tỷ lệ 21%, đến năm 2012 tăng so với năm 2011 là 113.000.000đ, tương ứng tỷ lệ 44,3%. Nguyên nhân của sự gia tăng cao là do doanh nghiệp đẩy mạnh vay vốn để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Tình hình chi phí 06 tháng đầu năm 2013 cho thấy giá vốn hàng bán tăng 625.525.580đ, tương ứng tỷ lệ 7,2%, chi phí quản lý tăng 11.588.700đ, tương ứng tỷ lệ 37,7% so với 06 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy hai chi phí này của Công ty không có sự biến động mạnh. Tuy nhiên tình hình chi phí tài chính lại có sự biến động mạnh, cụ thể 06 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính là 154.000.000đ, tăng 112.000.000đ, tương ứng với tỷ lệ 267% so với 06 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do công ty vay vốn ngân hàng tăng, lãi suất từ vay tài chính cũng tăng đáng kể. Dù vậy, với việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, Công ty đã đạt được lợi nhuận đáng kể từ việc vay vốn.
Tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty trong tổng Chi phí chiếm tỷ lệ rất lớn, cụ thể: năm 2010, giá vốn hàng bán chiếm 97,6% tổng chi phí, năm 2011, giá vốn hàng bán chiếm 97,7%, và năm 2011, giá vốn hàng bán chiếm 97,6% tổng chi phí của Công Ty. Vì vậy, để đánh giá về khoản chi phí này ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của sản lượng hàng hóa và giá thành ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán trong tổng chi phí của Công ty.
39
Bảng 4.5: Tình hình chi phí của Công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Năm 2010 (VNĐ) Năm 2011 (VNĐ) Năm 2012 (VNĐ) Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối (VNĐ) Tỷ lệ (%) Tuyệt đối (VNĐ) Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hàng bán 11.259.050.000 14.303.880.000 20.624.260.670 3.044.830.000 27 6.320.380.670 44,2 2. Chi phí tài chính 210.000.000 255.000.000 368.000.000 45. 000.000 21 113.000.000 44,3 3. Chi phí quản lý kinh doanh 71.250.344 85.620.878 142.753.908 14.370.534 20,2 57.133.030 66,7
Tổng chi phí 11.540.300.344 14.644.500.878 21.135.014.578 3.104.200.534 27 6.490.513.700 44,3
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch 06 tháng đầu năm
2013/06 tháng đầu năm 2012
06 tháng đầu năm 2012(VNĐ) 06 tháng đầu năm 2013(VNĐ) Tuyệt đối(VNĐ) Tỷ lệ (%)
1. Giá vốn hàng bán 8.718.344.789 9.343.870.369 625.525.580 7,2
2. Chi phí tài chính 42.000.000 154.000.000 112.000.000 267
3. Chi phí quản lý kinh doanh 30.753.908 42.342.608 11.588.700 37,7
Tổng chi phí 8.791.098.697 9.540.212.977 749.114.280 8,5
40
Bảng 4.6: Tình hình giá thành và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Tên Sản Phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sản lượng Giá thành (VNĐ) Giá vốn hàng bán (VNĐ) Sản lượng Giá thành (VNĐ) Giá vốn hàng bán (VNĐ) Sản lượng Giá thành (VNĐ) Giá vốn hàng bán (VNĐ) Thuốc BVTV (chai) 164.983 47.770 7.881.237.910 209.853 47.770 10.024.677.810 265.630 50.500 13.414.315.000 Phân bón (bao) 27.195 122.000 3.317.790.000 34.591 122.000 4.220.102.000 58.272 123.700 7.208.246.400 Tên Sản Phẩm
06 tháng đầu năm 2012 06 tháng đầu năm 2013
Sản lượng Giá thành (VNĐ) Giá vốn hàng bán (VNĐ) Sản lượng Giá thành (VNĐ) Giá vốn hàng bán (VNĐ) Thuốc BVTV (chai) 120.609 50.500 6.090.754.500 119.982 50.500 6.059.091.000 Phân bón (bao) 21.058 123.700 2.604.874.600 26.320 123.700 3.255.784.000
41
Dựa vào bảng số liệu 4.6, nghiên cứu phân tích sản lượng mua và giá mua của hai sản phẩm Thuốc BVTV và phân bón từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013.
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, công thức tính giá vốn hàng bán:
Cqz = q*z
Cqz là giá vốn hàng bán của Công ty q: sản lượng hàng mua
z: giá thành sản phẩm
So sánh giữa năm 2010 và năm 2011 với sản phẩm thuốc BVTV Ta có Cqz = Cqz2011 – Cqz2010
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng q = (q2011 – q2010)*z2010
= (209.853 - 164.983)*47.770
= 2.143.439.900
- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán z = (Ip2011 – Ip2010)*Iq2011 = (47.770 – 47.770)*209.853 = 0 - Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng Cqp = q + z = 2.143.439.900 + 0 = 2.143.439.900
Do giá thành không thay đổi năm 2010 và năm 2011, nên ảnh hưởng của giá thành đến doanh thu của công ty bằng 0đ, nói cách khác năm 2011 so với năm 2010, doanh thu của công ty biến động phụ thuộc vào sản lượng bán ra.
Tương tự cho các năm 2011, năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 và các sản phẩm của công ty ta có bảng tổng hợp:
42
Bảng 4.7: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố giá thành và sản lượng tiêu thụ sản phẩm đến giá vốn hàng bán của Công ty từ
năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
Nhân tố Thuốc BVTV Phân bón
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
1. Sản lượng (chai, bao) 44.870 55.777 7.396 23.681
2. Giá thành (VNĐ) 0 2.730 0 1.700
3. Giá vốn hàng bán (VNĐ) 2.131.381.000 3.403.053.440 1.119.135.000 2.711.641.235
Nhân tố Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2013/06 tháng đầu năm 2012
Thuốc BVTV Phân bón
1. Sản lượng (chai, bao) (627) 5.262
2. Giá thành (VNĐ) 0 0
3. Giá vốn hàng bán (VNĐ) (17.238.760) 650.909.400
43
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá thành năm 2011 so với năm 2010
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra năm 2011 so với năm 2010 tăng 44.870 chai, làm cho chi phí hàng bán tăng 2.131.381.000đ. Vì giá thành không đổi nên chi phí hàng bán của Công ty gia tăng là do sản lượng bán ra năm 2011 tăng so với năm 2010.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra năm 2011 so với năm 2010 tăng 7.396 bao, làm chi phí hàng bán tăng 1.119.135.000đ. Giá thành không đổi, nên chi phí hàng bán của công ty gia tăng 1.119.135.000đ.
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá thành năm 2012 so với năm 2011
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra năm 2012 so với năm 2011 tăng 55.777 chai, làm cho chi phí hàng bán tăng: (265.630 - 209.853)*47.770 = 2.664.467.290đ. Giá thành tăng 2.730đ/chai nên chi phí hàng bán của Công ty gia tăng: 2.730*265.630 = 720.169.900đ. Kết quả, chi phí hàng bán của Công ty chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố giá thành và sản lượng nên tăng 3.389.637.190đ.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra năm 2012 so với năm 2011 tăng 23.681 bao, làm cho doanh thu bán hàng tăng: (58.272 - 34.591)*130.000 = 3.078.530.000đ. Giá bán tăng 5.000đ/bao nên doanh thu bán hàng của công ty gia tăng: 5.000*58.272 = 291.360.000đ. Kết quả, doanh thu bán hàng của Công ty chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố trên đã làm cho doanh thu bán hàng tăng 3.369.911.607đ.
Ảnh hưởng nhân tố sản lượng và giá thành 06 tháng đầu năm 2013 so với năm 2012
+ Thuốc BVTV: Sản lượng bán ra 06 tháng đầu năm 2013 so với 06 tháng đầu năm 2012 giảm 627 chai, làm cho chi phí hàng bán giảm: (120.609 - 119.982)*50.500 = 31.663.500đ. Do giá thành không đổi nên chi phí hàng bán của Công ty chịu ảnh hưởng của nhân tố sản lượng nên giảm 31.663.500đ.
+ Phân bón: Sản lượng bán ra 06 tháng đầu năm 2013 so với 06 tháng đầu năm 2012 tăng 5.262 bao, làm cho chi phí hàng bán tăng: (26.320 – 21.058)*123.700 = 650.909.400đ. Giá thành không đổi nên chi phí hàng bán của Công ty chịu ảnh hưởng của nhân tố sản lượng nên tăng 650.909.400đ.
44