NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật delta thành phố cần thơ (Trang 93 - 94)

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA

 Nhà cung cấp

- Thuận lợi: Có mối quan hệ kinh tế tốt với các nhà cung cấp lớn có uy tín lâu năm, số lượng hàng hóa đầu vào được cung cấp nhanh chóng, ổn định, chất lượng được bảo đảm, nên Công ty có thể an tâm trong việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng

- Bất lợi: do việc xoay chuyển nguồn vốn của các nhà cung cấp, nên thời gian nợ tiền thanh toán của Công ty là khá hạn chế, do đó Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán

 Đối thủ cạnh tranh

- Thuận lợi: Công ty cung cấp sản phẩm đạt chất lượng và có nhiều chính sách ưu đãi nên có nhiều ưu thế hơn so với một số công ty cùng ngành trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ

- Bất lợi: do số lượng công ty cùng ngành trong địa bàn là rất lớn, điều đó dẫn đến sự cạnh tranh là rất khốc liệt, để có thể duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần nắm được các điểm mạnh của mình để nâng cao hiệu quả cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời hạn chế các điểm yếu để tránh bị đối thủ lợi dụng.

 Khách hàng

- Thuận lợi: có một lượng khách hàng thân thiết lớn và trên địa bàn còn rất nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, Công ty còn có thể mở rộng qui mô kinh doanh trên địa bàn

- Bất lợi: Người nông dân thường rất ít khi thay đổi các loại phân bón, thuốc trừ sâu mới, do đó Công ty gặp một số khó khăn trong việc đưa hàng hóa đến với người nông dân. Để khắc phục tình trạng này, công ty nên có các chiến dịch gặp gỡ, phổ biến ưu điểm của các loại sản phẩm mà mình cung cấp cho người nông dân.

5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA

5.3.1 Biện pháp tăng doanh thu

Công ty cần giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thì doanh thu dự báo trong tương lai sẽ tiếp tục tăng. Để làm được điều đó Công ty cần đi sâu vào nghiên cứu thị trường vùng đồng bằng sông Cửu Long, tìm hiểu, phân tích nhu cầu của người nông dân, đồng thời nắm bắt thị hiếu của họ, tiếp cận với họ để giúp họ hiểu về sản phẩm mà Công ty cung cấp là tốt nhất, giá cả hợp lý nhất

75

5.3.2Biện pháp giảm chi phí

5.3.2.1 Giảm chi phí giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, hơn nữa việc giảm chi phí giá vốn hàng bán là rất khó, vì giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nhà cung cấp. Do đó, để giảm thiểu chi phí này, nhà quản lý có thể nắm bắt xu hướng thị trường, mua hàng nhiều khi giá thành thấp và hạn chế mua hàng khi giá thành tăng quá cao, ngoài ra Công ty cũng nên áp dụng các biện pháp quản lý việc mua hàng hóa của các nhà cung cấp ổn định, sản phẩm đạt chất lượng tốt để tránh tình trạng hư hao sản phẩm.

5.3.2.2 Giảm chi phí tài chính

Do tình hình đầu tư mở rộng qui mô của Công ty đang có dấu hiệu tốt, nên việc giảm chi phí tài chính của Công ty vào thời điểm này là không hợp lý, nhà quản lý có thể tiếp tục vay vốn để mở rộng qui mô và theo dõi tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới để có chính sách vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.

5.3.2.3 Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Công ty mở rộng qui mô nên việc gia tăng chi phí quản lý là thiết thực, để sử dụng chi phí quản lý tốt nhất, Công ty cần lập kế hoạch cụ thể cho các khoản chi trong từng thời kỳ kinh doanh, loại trừ những hoạt động kém hiệu quả của nhân viên, nâng cao ý thức tiết kiệm và năng lực làm việc của nhân viên.

5.3.3Biện pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Công ty cần mở rộng hệ thống phân phối, có các chính sách quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu thương mại, hoa hồng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường ra toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương lân cận

Điều chỉnh giá bán phù hợp nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm của Công ty, thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên việc điều chỉnh giá bán cần có các chiến lược kinh doanh cụ thể hợp lý.

Kiểm soát các khoản phải thu của Công ty, tránh tình trạng nguồn vốn bị chiếm dụng làm cho việc mở rộng qui mô kinh doanh kiềm hãm và thanh toán nợ của công ty không tốt dẫn đến việc mất uy tín với nhà cung cấp. Công ty cần có các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ.

Quản lý hàng tồn kho: Kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa mua vào để tránh việc bị lỗ trong khâu sản phẩm đầu vào dẫn đến giá vốn hàng bán tăng làm giảm lợi nhuận. Nghiên cứu thị trường, mua sản phẩm khi giá xuống thấp và hạn chế mua khi giá tăng cao. Công ty cần có các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, nếu không sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Duy trì lượng tồn kho hợp lý đủ số lượng, chất lượng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật delta thành phố cần thơ (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)