qua bảng cân đối kế toán rút gọn
Bảng 4.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
STT
CHỈ TIÊU MÃ
SỐ NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
TÀI SẢN
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 4.530.445.268 6.320.348.683 11.792.292.671
I Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 974.452.355 1.250.451.251 1.380.700.725
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120
III Các khoản phải thu ngắn
hạn 130 5.244.211.656
1 Phải thu khách hàng 131 5.244.211.656
2 Trả trước cho người bán 135
IV Hàng tồn kho 140 3.344.239.522 4.779.740.373 5.139.185.165
1 Hàng tồn kho 141 3.344.239.522 4.779.740.373 5.139.185.165 2 Dự phòng giảm giá Hàng
tồn kho 149
V Tài sản ngắn hạn khác 150 211.753.391 290.157.059 28.195.125
1 Thuế GTGT được khấu trừ 151 211.753.391 290.157.059 28.195.125
B TÀI SẢN DÀI HẠN 200
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
30
STT
CHỈ TIÊU MÃ
SỐ
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 300 65.223.134 86.249.781 4.052.108.407
I Nợ ngắn hạn 310 65.223.134 86.249.781 4.052.108.407
1 Vay ngắn hạn 311 3.000.000.000
2 Phải trả cho người bán 312 716.746.620
4 Thuế & các khoản phải nộp
nhà nước 314
335.361.787
II Nợ dài hạn 320
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 4.465.222.134 6.234.098.902 7.740.184.265
I Vốn chủ sở hữu 410 4.465.222.134 6.234.098.902 7.740.184.265
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000
2 Thặng dư vốn cổ phần 412
3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 1.500.000.000 1.500.000.000
7 Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 417 965.222.134 734.098.902 1.740.184.264 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 4.530.445.268 6.320.348.683 11.792.292.671 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bảo vệ thực vật Delta năm
2010 đến năm 2012)
Từ số liệu của bảng 4.1, có thể thấy qui mô tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, tài sản của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng hơn 1,79 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 39,5%, năm 2012 tăng hơn 5,47 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ là 86,6%. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện công ty đang trên đà phát triển mạnh, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Vì công ty không có số dư tài khoản tài sản dài hạn, để có thể kết luận chính xác và cụ thể hơn về tình hình biến động của tài sản của Công ty, ta đi sâu vào phân tích cụ thể sự biến động và cơ cấu của tài sản ngắn hạn của công ty:
- Đối với khoản mục tiền & các khoản tương đương tiền năm 2011 tăng 275.998.896đ, tương ứng tỷ lệ 13,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 130.249.474đ, tương ứng với tỷ lệ 10,4% so với năm 2011, nguyên nhân của
31
sự gia tăng này là do Công ty mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, khách hàng và đại lý tăng thêm làm cho lượng hàng tiêu thụ gia tăng. Điều này cũng làm gia tăng lượng tiền dự trữ của công ty nhằm thanh toán kịp thời các khoản nợ vay và khoản phải trả cho người bán.
- Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, trong hai năm 2010, 2011, trên bảng cân đối kế toán của công ty khoản mục nợ phải thu khách hàng không có số dư, đây là do công ty mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh nên không có chính sách gối đầu, và thu tiền trực tiếp khi giao hàng hóa cho khách hàng. Trong năm 2012, số dư tài khoản nợ phải thu của công ty là 5.244.211.656đ, nguyên nhân là do công ty mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách thương mại để thu hút khách hàng điều này dẫn đến việc Công ty cho khách hàng nợ tiền hàng. Tuy nhiên, nợ phải thu khách hàng chiếm 44,5% trong tổng tài sản, một tỷ trọng khá lớn điều này thể hiện công ty còn yếu kém trong việc thu hồi nợ, Công ty cần chú trọng hơn và đề ra các giải pháp thu hồi nợ nhanh chóng hiệu quả, tránh tình trạng nợ xấu quá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc xoay chuyển nguồn vốn, thanh toán nợ phải trả và các khoản vay ngắn hạn, mở rộng sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Về dự trữ hàng tồn kho có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2010 là 3.344.239.522đ,; năm 2011 là 4.779.740.373đ, chiếm năm 2012 là 5.139.185.165đ; nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do Công ty đang tăng trưởng tốt, có nhiều đơn đặt hàng với số lượng hàng cần cung cấp tăng cao. Do đó, cần dự trữ hàng tồn kho tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý là lượng dự trữ hàng tồn kho quá lớn dẫn đến tốn kém chi phí lưu trữ kho, hàng hóa dự trữ lâu ngày dễ bị hư hỏng. Đây là vấn đề Công ty cần quan tâm.
Từ bảng cân đối kế toán 4.1, nghiên cứu cho thấy năm 2010 và năm 2011, khoản mục phải trả cho người bán không có số dư, nguyên nhân là do doanh nghiệp xoay chuyển vốn liên tục giữa việc mua và bán hàng hóa. Đến năm 2012, phải trả cho người bán là 716.746.620đ, so với tổng tài sản thì khoản mục này chiếm tỷ trọng không lớn, cho thấy doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt. Ngoài ra, trong năm này doanh nghiệp cũng tiến hành vay vốn ngắn hạn là 3.000.000.000đ nhằm mục đích đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển hiệu quả.
So sánh thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2011 tăng so với năm 2010 là 21.026.647đ, tương ứng tỷ lệ 32,2%; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 249.112.006đ, tương ứng tỷ lệ 289%; thuế và các khoản phải nộp nhà nước là một khoản mục phản ánh gián tiếp về lợi nhuận của doanh nghiệp, nhìn chung khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2012 tăng cao so với hai năm trước, điều này phần nào cũng cho thấy tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2012 có dấu hiệu tăng cao so với hai năm trước.
Về vốn đầu tư của chủ sở hữu, năm 2010 nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 2.000.000.000đ, năm 2011 tăng lên 4.000.000.000đ, và năm 2012 tăng
32
lên 6.000.000.000đ, điều này cho thấy qua ba năm lượng vốn đầu tư vào Công ty có dấu hiệu gia tăng đáng kể.