Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
742,43 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành Sƣ Phạm Giáo Dục Công Dân
Mã nghành: 52140204
Giáo viên hƣớng dẫn
Sinh viên thực hiện:
ThS. GVC. Nguyễn Đại Thắng
Nguyễn Thị Bích Hẹn
MSSV: 6106612
CầnThơ, tháng 11 năm
2013
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………… 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………….. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………. 3
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………... 3
5. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………... … 4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới…………… 5
1.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống………………………………………………. 5
1.1.2. Giá trị đạo đức mới……………………………………………………….. 12
1.2. Ảnh hƣởng của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với đạo đức cho
thanh niên hiện nay………………………………………………………………. 18
1.3. Vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay…………………. 23
CHƢƠNG 2. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI
KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc cho thanh niên trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay………………………………………… 27
2.1.1. Tính tất yếu và sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh
niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay………………………… 27
2.1.2. Những giá trị đạo đức truyền thống cần giáo dục cho thanh niên trong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay…………………………………………..29
2.2. Một số vấn đề giáo dục đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay………………………………………………...38
2.2.1. Thang giá trị đạo đức truyền thống và sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
hiện nay……………………………………………………………………………...38
2.2.2. Một số chuẩn mực cơ bản của đạo đức mới cần giáo dục trong lối sống
thanh niên hiện nay………………………………………………………………….42
2.2.3. Đạo đức mới là sản phẩm được hình thành một cách tự giác (là kết quả của
giáo dục và tự giáo dục)……………………………………………………………..50
2.3. Thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giáo dục giá
trị đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay ở tỉnh Sóc Trăng………………………………………………………………52
2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã
hội ở tỉnh Sóc Trăng………………………………………………………………...52
2.3.1. Thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức
mới cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay………….57
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG
3.1. Phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Sóc Trăng…………………………………………..66
3.1.1. Quán triệt những quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với việc
giáo dục đạo đức truyền thống và đạo đức mới cho thanh niên hiện nay…………...66
3.1.2. Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống kết hợp với tiếp thu các
giá trị đạo đức nhân loại trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên………...69
3.1.3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống và đạo
đức mới cho thanh niên……………………………………………………………...72
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Sóc Trăng………………………………….75
3.2.1. Phát huy tính tự giác và tích cực chủ động học tập, rèn luyện giá trị đạo
đức của thanh niên…………………………………………………………………..75
3.2.2. Tạo môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội lành mạnh cho thanh niên…..77
3.2.3. Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường, đoàn thể với xã hội……….81
3.2.4. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho thanh
niên…………………………………………………………………………………..86
3.2.5. Tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp gắn liền với từng đối
tượng……………………………………………………………………………… 88
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời và đã trải qua biết bao sự kiện biến
động lớn lao. Sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại luôn phải chống lại
những kẻ ngoại xâm hung bạo và lớn mạnh, muốn tồn tại và phát triển, dân tộc ta
không còn cách nào khác là phải khơi dậy và phát huy sức mạnh nội lực của chính
mình. Trong những thử thách gay go, ác liệt của lịch sử, những giá trị đạo đức truyền
thống vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình đấu tranh gian khổ, lâu dài và
quật cường của dân tộc ta chống lại thiên tai và địch hoạ. Những giá trị ấy đã làm
nên cốt cách, tinh thần và sức mạnh Việt Nam được bạn bè thế giới khâm phục.
Những giá trị đạo đức truyền thống tuy mang tính ổn định, bền vững nhưng không
phải là nhất thành, bất biến mà cũng vận động, biến đổi cùng với sự vận động, biến
đổi của lịch sử. Khi lịch sử bước sang một thời kỳ mới thì những giá trị đạo đức
truyền thống cũ lại được thẩm định, chắt lọc và đổi mới cho phù hợp. Đồng thời,
những giá trị mới dần được hình thành làm cho hệ thống giá trị truyền thống của dân
tộc ngày càng phong phú.
Công nghiệp hóa, hiện đại hoá là một cuộc cải biến cách mạng từ xã hội nông
nghiệp trở thành xã hội công nghiệp, đồng thời đó cũng là cuộc cải biến cách mạng
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy để triển khai thuận lợi và thực hiện
thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết, và một trong
những tiền đề cần thiết nhất, chính là nguồn nhân lực khẳng định vai trò quan trọng
của nguồn nhân lực. Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí
và vai trò hàng đầu trong dựng nước và giữ nước. Bởi họ là những chủ nhân tương
lại của đất nước, họ là đội ngũ tri thức trẻ có khả năng tiếp thu nhanh nhạy nhất,
những tiến bộ của thời đại, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.
Sóc Trăng là một vùng đất có số dân cư tương đối lớn, trong đó thanh niên
chiếm số lượng đông, đây là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho
tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Theo suốt chiều dài của lịch sử và truyền
thống văn hóa dân tộc thì vùng đất Sóc Trăng là vùng với những tên người, tên đất
lẫy lừng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
lớp lớp các thế hệ thanh niên Sóc Trăng đã góp phần đấu tranh giành độc lập, thống
nhất Tổ quốc và xây dựng quê hương Sóc Trăng anh hùng. Trong thời kì đổi mới, thế
1
hệ thanh niên Sóc Trăng đã có những cống hiến to lớn với những tấm gương anh
hùng trong chiến đấu, học tập, lao động sản xuất. Điều đó đã có tác dụng lôi cuốn,
giáo dục thanh niên nói chung và thanh niên trong tỉnh nói riêng. Trong sự nghiệp
đổi mới đất nước, sự chuyển biến mạnh mẽ của điều kiện kinh tế - xã hội đã và đang
ảnh hưởng trực tiếp đến lớp người trẻ tuổi nói chung và thanh niên Sóc Trăng nói
riêng. Và thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất
lớn vào thế hệ trẻ nói chung, thanh niên nói riêng. Liệu chúng ta có thể giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ
gìn những giá trị truyền thống dân tộc? Trong những điều kiện mới của đất nước,
chúng ta đã chuẩn bị "hành trang" gì cho họ? Điều tiên quyết và không thể thiếu đó
là "truyền thống dân tộc", những truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn
năm dựng nước và giữ nước đã giúp chúng ta "hội nhập" mà không bị "hòa tan", phát
triển mà không bị "mất gốc", trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất cả những điều
đó đã và đang giúp cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Sóc Trăng nói
riêng nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc
nghiệt của cuộc sống hiện đại. Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc và giá trị đạo đức mới cho thanh niên ở Sóc Trăng phù hợp với nhu
cầu của thời đại và gắn với những nét đặc thù của địa phương là vấn đề hết sức cấp
bách trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do để tác giả của luận văn chọn vấn đề:
“Giáo giục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng” nhằm góp phần tìm
ra nguyên nhân, phương hướng và những giải pháp nhằm khắc phục hiện trạng trên
trong xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích của đề tài là làm rõ thực trạng việc kế thừa và phát huy giá trị đạo
đức truyền thống và việc định hướng xây dựng đạo đức mới trong thanh niên dưới
tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, từ đó đề xuất một số
phương hướng, giải pháp nhằm kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống cũng như việc giáo dục giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay.
- Từ mục đích trên, nhiệm vụ chính của đề tài là:
+ Vạch rõ vai trò của đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới trong việc
giáo dục thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
2
+ Vạch rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
+ Làm nổi bật lên thực trạng và sự cần thiết phải kế thừa phát huy giá trị đạo
đức truyền thống, đẩy mạnh giáo dục đạo đức mới cho thanh niên trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Sóc Trăng.
+ Đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu trong việc giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Sóc Trăng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị
đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở
tỉnh Sóc Trăng.
Tập trung đi sâu và làm rõ một số nội dung quan trọng của đề tài nghiên cứu:
+ Những quan điểm của các nhà triết học Mác – Lênin, quan điểm của Đảng,
nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức truyền thống, đạo đức mới và việc giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống, giá trị đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
+ Làm rõ vai trò của đạo đức truyền thống và đạo đức mới đối với việc hình
thành nhân cách của thanh niên cũng như vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới
cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở tỉnh Sóc
Trăng.
+ Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo đạo đức truyền
thống và đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đạo đức và vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
và giá trị đạo đức mới cho thanh niên ở Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: luận văn này dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới. Ngoài
3
ra, có tham khảo, kế thừa các một số bài viết được viết trong sách hoặc được đăng
lên tạp chí để làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và
tổng hợp, quy nạp và diễn dịch nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt
ra
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia
làm 3 chương, 8 tiết gồm 92 trang.
4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức mới.
1.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống.
Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội, dù muốn hay không muốn, dù có ý thức
hay không có thì trong quá trình tồn tại và phát triển cũng hình thành truyền thống
đạo đức. Để hiểu được đạo đức truyền thống là gì thì trước tiên phải hiểu được
những nét cơ bản về đạo đức. Với tư cách là một bộ phận tri thức triết học, những tư
tưởng đạo đức đã xuất hiện hơn 26 thế kỉ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn
Độ, Hi Lạp cổ đại.
Ở phương Đông, các học thuyết đạo đức của người Trung Quốc cổ đại xuất
hiện sớm, được thể hiện trong quan niệm về đạo đức của họ. Đạo đức là một trong
những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là
con đường, đường đi; về sao khái niệm này được vận dụng trong triết học để chỉ con
đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim vân đời nhà Chu và từ đó trở đi nó
được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức
tính và nhìn chung đức tính là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý.
Như vậy, có thể nói, đạo đức - theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại - chính
là những yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư
tưởng. Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrát (469 - 399 trước công Nguyên) là người
đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức học. Arixtốt (384 - 322 trước công
Nguyên) đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm
đến phẩm hạnh con người nội dung của phẩm hạnh chính là ở chổ biết định hướng
đúng biết làm việc thiện. Ông nói: chúng ta bàn về đạo đức không phải chỉ biết đức
hạnh là gì, mà là để trở thành con người có đức hạnh.
Những nhà triết học duy vật trước Mác, tiêu biểu là Phoiơbắc, đã nhìn thấy đạo
đức trong quan hệ giữa con người với con người. Nhưng, với ông, con người chỉ là
một thực thể trừu tượng, bất biến; con người nhân bản, nghĩa là con người ở bên
ngoài lịch sử, đứng trên giai cấp, dân tộc và thời đại.
5
Những người theo quan điểm Đácuyn xã hội đã tầm thường hóa chủ nghĩa duy
vật bằng việc cho rằng, những phẩm chất đạo đức của con người là đồng nhất với
bản năng bầy đàn của động vật. Đối với họ, đạo đức - về thực chất - cũng chỉ là năng
lực được đem lại từ bên ngoài con người, ngoài xã hội. Như vậy, nét chung của lý
thuyết này là coi đạo đức không phải là cái phản ánh cơ sở xã hội hiện thực khách
quan.
Khác với tất cả các quan niệm trước đó, C. Mác và Ph.Ănghen đã chứng minh
rằng: “trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc, bao gồm cả triết học và lý
luận học, con người đã hoạt động, tức là sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho
đời sống”. Trong sự sản xuất, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không
tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù
hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ.
Toàn bộ quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở
hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và hình thái
ý thức xã hội nhất định, tương ứng với cơ sở hiện thực đó”[2, tr.14-15]. Tư tưởng
chính trị và pháp luật, đạo đức, tôn giáo, triết học… đều là những hình thái ý thức xã
hội riêng biệt, hính thái trong lịch sử và phản ánh các lĩnh vực khác nhau của tồn tại
xã hội; chúng có sự khác nhau tùy theo phương thức phản ánh tồn tại xã hội và tác
dụng riêng biệt đối với đời sống xã hội. Toàn bộ tư tưởng thể hiện trong các hình thái
ý thức xã hội của một thời đại điều bắt nguồn từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội, từ tồn tại xã hội của con người trong thời đại đó, ý thức xã hội của con người là
sự phản ánh tồn tại xã hội của con người. Các quan điểm đạo đức chẳng qua là sản
phẩm của chế độ kinh tế mà thôi.
Sự đánh giá hành vi của con người theo khuôn phép và quy tắc đạo đức biểu
hiện thành những khái niệm thiện ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Khái
niệm về thiện và ác, khuôn phép và quy tắc hành vi của con người thay đổi từ thế kỉ
này sang thế kỉ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác và trong xã hội có giai cấp thì
bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Khuôn phép và quy tắc
đạo đức là yêu cầu của cả xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi
của mỗi cá nhân. Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với tổ quốc,
nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch…) và đối với người khác. Những chuẩn
mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay của một giai cấp,
dân tộc thừa nhận. Ở đây, quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã
6
hội và đối với người khác là tiền đề của hành vi đạo đức cá nhân. Đã là một thành
viên của xã hội, con người phải chịu một sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức,
một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong những hoàn cảnh nào đó chịu sự
khiển trách của lương tâm… Cá nhân phải có trách nhiệm chuyển những đòi hỏi của
xã hội và những thể hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt
động của mình. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi của cá nhân tuân thủ
những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực cho phù hợp với những đòi
hỏi của xã hội…. Do vậy, sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện - xét về bản
chất - đạo đức là sự tự lựa chọn của con người.
Đạo đức có những đặc trưng sau:
+ Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài người đã
sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi: phong tục, tập quán, tôn giáo,
pháp luật, đạo đức… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn
phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm thiện và ác,
vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa.
+ Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Giá trị là đối tượng của giá trị học (giá trị
học phân loại các hiện tượng giá trị theo quan niệm đã được xây dựng nên theo
truyền thống về các lĩnh vực của đời sống xã hội: các giá trị vật chất và tinh thần, các
giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá trị xã hội - chính trị, nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ,
tôn giáo). Đạo đức là hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá
rõ rệt.
Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời
sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức. Nếu hệ
thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ, thì hệ thống ấy có tính tích
cực, mang tính nhân đạo; ngược lại, hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản
nhân đạo. Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,
phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội.
Triết học Mác - Lênin không phủ nhận tính phổ biến toàn nhân loại của đạo
đức, nhưng khẳng định rằng, trong điều kiện xã hội có giai cấp đối kháng thì không
thể có một nền đạo đức chung thống nhất cho mọi giai cấp. Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Con
người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của
mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là
những quan hệ kinh tế, trong đó người ta sản xuất và trao đổi”[3, tr.136]. Vì vậy,
7
trong xã hội có đối kháng giai cấp, tương ứng với mỗi giai cấp nhất định là một hệ
thống đạo đức nhất định biện hộ cho lợi ích của giai cấp đó.
Sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng làm cho đạo đức mất đi tính thống
nhất ban đầu của nó. Truyền thống đạo đức của xã hội nguyên thủy được tiếp tục
trong đạo đức của những người lao động, những người bị bóc lột. Trong giai cấp
thống trị xuất hiện thái độ coi thường lao động và người lao động. Điều đó được
phản ánh vào trong đạo đức học. Các học thuyết đạo đức chính thống - tức là những
học thuyết đạo đức biện hộ cho địa vị, sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị đều cho rằng, những phẩm chất, đức tính như: sự công minh, lòng dũng cảm, tính
hào hiệp… là thuộc về những người ở tầng lớp trên của xã hội, còn những thói xấu
về mặt đạo đức, sự phục tùng… là bản chất của những người ở tầng lớp dưới. Chẳng
hạn, Platôn cho rằng, chỉ có một số ít người ưu tú mới có năng lực đạo đức, còn đại
bộ phận dân chúng không có năng lực đạo đức, chỉ có năng lực đạt đến sự khuất
phục. Khổng Tử khẳng định, người quân tử cầu nghĩa, kẻ tiểu nhân cầu lợi… Trong
xã hội có giai cấp, ngoài những giai cấp đối kháng thường tồn tại những giai cấp và
tầng lớp trung gian: những người bình dân, tiểu tư hữu. Đạo đức của các giai cấp,
tầng lớp này thường đang xen những chuẩn mực của giai cấp thống trị lẫn giai cấp bị
trị. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức chính thống là đạo đức của giai cấp thống trị.
Đạo đức này không chỉ tác động trong giai cấp thống trị, mà còn có những ảnh
hưởng nhất định đến những giai cấp khác. Chẳng hạn, thái độ coi thường lao động,
trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng… vốn là đạo đức của giai cấp phong kiến,
nhưng trong một chừng mực nhất định đã ảnh hưởng tới nhân dân lao động. Ngày
nay, tính dân tộc của văn hóa nói chung của đạo đức nói riêng không chỉ là một thực
tế, mà còn là một thực tế được tự giác xây dựng. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc
gia đang phát triển, rất có ý thức trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa
và đạo đức. Nhiều quốc gia đã xây dựng bảng giá trị tinh thần - đạo đức với những
nguyên tắc nền tảng làm cơ sở định hướng giá trị trong hoạt động của cả cộng đồng
cũng như cho từng người dân.
Giá trị, theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu nó là cái mà do nó đã làm
cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi
người thừa nhận. Người ta có thể phân chia giá trị thành: giá trị vật chất, giá trị tinh
thần, giá trị riêng, giá trị chung, giá trị xã hội. Như vậy, giá trị đạo đức được xác định
bởi mức độ phù hợp của chúng đối với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Song lợi ích xã
8
hội và yêu cầu của tiến bộ xã hội lại có tính lịch sử, nghĩa là mỗi giai đoạn phát triển
xã hội lại có những yêu cầu về lợi ích và sự tiến bộ của nó, chính vì vậy mà giá trị
đạo đức cũng có tính lịch sử.
Giá trị đạo đức được thể hiện thông qua việc thực hiện các chức năng của đạo
đức. Song, ở giai đoạn nào của sự phát triển xã hội thì đạo đức có những chức năng
cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi được thực hiện
bằng hai hình thức chủ yếu. Một là, thông qua dư luận xã hội, ca ngợi, khuyến khích
cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu. Trong trường hợp này, giá trị đạo
đức phụ thuộc vào sức mạnh và tính đúng đắn của dư luận. Mỗi khi dư luận xã hội
được củng cố và phát triển, được mọi người đồng tình ủng hộ, nó sẽ trở thành sức
mạnh to lớn trong việc điều chỉnh đạo đức. Dân tộc ta có câu ca: "Trăm năm bia đá
thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Quả thật, cái "bia miệng" (dư luận xã
hội) hàng ngàn năm vẫn lưu truyền, nó lâu bền hơn cả sắt đá nó trở thành công cụ lợi
hại trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức. Do đó, nếu dư luận xã hội mỗi khi được
hướng dẫn bởi những học thuyết đạo đức tiên tiến, sẽ góp phần điều chỉnh hành vi
đạo đức, làm cho nó phù hợp với sự tiến bộ xã hội, tạo nên nhưng giá trị đạo đức
đích thực. Hai là, bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo
những chuẩn mực đạo đức xã hội. Cách thức điều chỉnh này phụ thuộc vào việc giáo
dục, giác ngộ của chủ thể đạo đức. Bởi lẽ, trong quan hệ đạo đức chủ thể đạo đức
vừa tham gia vào hành vi ứng xử, vừa là người phán xét hành vi ứng xử của chính
mình. Khi thực hiện hành vi ứng xử, chủ thể đạo đức dựa vào các chuẩn mực được
hình thành trong bản thân họ (chuẩn mực này đã tiếp thu chuẩn mực đạo đức xã hội
và do điều kiện sinh sống và các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân chủ thể tạo
thành). Nếu các chuẩn mực đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, nó sẽ trở
thành cơ sở khách quan làm cho hành vi đạo đức của cá nhân phù hợp với lợi ích xã
hội, được dư luận đồng tình ủng hộ. Ngược lại, mỗi khi chuẩn mực cá nhân sai lệch
chuẩn mực xã hội sẽ dẫn đến những hành vi đạo đức cá nhân không phù hợp với lợi
ích xã hội. Trong trường hợp này, dư luận xã hội sẽ lên án, phê phán.
Thứ hai, chức năng giáo dục. Chức năng giáo dục được thực hiện thông qua sự
giáo dục của xã hội và sự tự giáo dục của mỗi cá nhân. Giáo dục đạo đức là quá trình
tuyên truyền những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức xã hội, biến nó thành thước
9
đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa
hành vi cá nhân với lợi ích xã hội.
Trong quá trình hoạt động sinh sống, mỗi cá nhân không chỉ mưu cầu lợi ích
vật chất, lợi ích tinh thần, mà còn mưu cầu sự tiến bộ của bản thân và đều muốn
được dư luận xã hội ca ngợi, biểu đương. Do đó, những tư tưởng và những chuẩn
mực đạo đức xã hội trở thành mục tiêu, thành những định hướng cho hoạt động cá
nhân của nó. Những hành vi đạo đức có tính chất lặp đi lặp lại, tạo nên các quan hệ
đạo đức tương đối ổn định và nó thường xuyên được duy trì, củng cố bằng dư luận
xã hội sẽ trở thành thói quen, tập quán, truyền thống đạo đức trở thành nhân tố trực
tiếp tác động đến sự hình thành đạo đức của thế hệ người tiếp theo. Như vậy, giá trị
đạo đức trong trường hợp này được hình thành, phát triển ra sao luôn phụ thuộc vào
tính đúng đắn, khoa học của những tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức được
tuyên truyền, giáo dục trong xã hội.
Thứ ba, chức năng nhận thức. Những tư tưởng đạo đức và chuẩn mực đạo đức
xã hội có trở thành các quan hệ đạo đức trong đời sống xã hội hay không, điều đó
không chỉ phụ thuộc vào tính đúng đắn, tư tưởng đạo đức, của các chuẩn đạo đức,
vào việc tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng
tiếp nhận và chuyển hoá nó trong hoạt động nhận thức và trong hành vi của mỗi chủ
thể đạo đức. Thông qua sự lựa chọn, đánh giá của các chủ thể đạo đức về những tư
tưởng, chuẩn mực đạo đức, trong bản thân họ hình thành niềm tin, lý tưởng đạo đức
và các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong quan hệ ứng xử của chính họ.
Hoạt động nhận thức đạo đức cũng bao gồm hai trình độ: tình cảm và tư tưởng
đạo đức, kinh nghiệm và lý luận đạo đức.
Nhận thức đạo đức ở trình độ kinh nghiệm hoặc tình cảm đạo đức gắn liền với
hoạt động thực tiễn, với các quan hệ đạo đức của xã hội và luôn chịu ảnh hưởng của
dư luận, tập quán, truyền thống đạo đức. Quá trình này hình thành nên ở chủ thể đạo
đức những hình ảnh, những “thần tượng” được coi là chuẩn mực trực tiếp cho việc
đánh giá, điều chỉnh hành vi đạo đức của họ. Chẳng hạn, một đứa trẻ thường thông
qua việc quan sát những hành vi ứng xử của bố mẹ nó với bạn bè, với những người
thân trong gia đình, với công việc... nó cũng sẽ làm như bố mẹ đã làm trước đây.
Nhận thức đạo đức ở trình độ tư tưởng hoặc lý luận là nhận thức có tính nguyên
tắc được chỉ đạo bới những lợi ích căn bản của giai cấp, của xã hội.
10
Thông qua quá trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, chủ thể đạo đức
phân tích, đánh giá, lựa chọn các tư tưởng đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trong
xã hội để trên cơ sở đó, chứng minh, lý giải các tư tưởng đạo đức và các chuẩn mực
đạo đức được hình thành trong bản thân nó là đúng đắn và hợp lý, để tiếp thu cái
đúng, cái hợp lý và phê phán những sai trái trong các tư tưởng và chuẩn mực đạo đức
khác.
Như vậy, có thể nói, giá trị đạo đức được hình thành ở mỗi cá nhân luôn phụ
thuộc vào việc các cá nhân ấy được giáo dục và tiếp nhận những tư tưởng và các
chuẩn mực đạo đức đúng đắn của xã hội.
Truyền thống là những giá trị tinh thần của con người được hình thành trong
quá trình hoạt động, quan hệ ứng xử và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
được mọi người nhận thức, thừa nhận, tự giác thực hiện, và tự điều chỉnh nhờ dư
luận của cộng đồng, xã hội. Truyền thống thì có cái tốt cái xấu; nhưng khi chúng ta
nói “giá trị truyền thống” thì ở đây chỉ có cái tốt mà thôi, bởi vì chỉ có những cái gì
tốt mới được gọi là giá trị; thậm chí, phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều
tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và
hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá trị truyền thống.
Giá trị đạo đức truyền thống được tồn tại thông qua các phong tục tập quán, đạo
đức và được biểu hiện tập chung nhất ở nhân cách. Chúng có tính ổn định cao.
Mặc dù truyền thống là những gì ổn định, nhưng với tư cách là yếu tố thuộc
kiến trúc thượng tầng, khi điều kiện kinh tế xã hội biến đổi, thì nó có những biến đổi
nhất định, trong đó có sự biến đổi của giá trị đạo đức truyền thống. Tuy vậy, các giá
trị đạo đức truyền thống trong quá trình vận động của mình, chúng vẫn giữ được “lõi
bất biến”. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa
được cô đúc nên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc.
Cho nên giá trị truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất của cốt lõi
văn hóa dân tộc tạo nên sức mạnh tiềm tàng và bền vững.
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc không phải là những gì sẵn có khi dân
tộc đó xuất hiện, mà do các thế hệ người nói tiếp nhau tạo thành. Tuy nhiên, mỗi dân
tộc cũng không thể tự lựa chọn cho mình những giá trị truyền thống như mong
muốn, mà những giá trị truyền thống được hình thành dựa trên cơ sở những điều kiện
kinh tế, lịch sử của mình.
11
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng không phải là giá trị vĩnh cửu, nó
có lõi bất biến đồng thời có phần biến động để có thể bổ xung, đổi mới ngày càng
phong phú và phù hợp với đặc trưng tính chất của thời đại.
Như vậy, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được cô đúc trong quá trình hình
thành, tồn tại và phát triển, nó gắn liền với đời sống, với những thăng trầm của dân
tộc. Toàn bộ giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là cái thể hiện cô đọng nhất, độc
đáo nhất, rõ nét nhất bản chất của dân tộc. Đồng thời nó cũng chính là sức mạnh nội
sinh để một dân tộc, một đất nước phồn vinh và phát triển.
Trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việc Nam, giá trị đạo đức truyến thống là
một bộ phận thiết yếu, nổi lên hàng đầu, tạo nên cốt lõi của hệ giá trị tinh thần đó.
Chính vì vậy, khi nói đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ta, là nói đến những
phẩm chất tốt đẹp, quý báo đã được hình thành và bảo lưu trong chiều dài lịch sử của
dân tộc Việt Nam. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, được cô đúc, được thử
thách và tái tạo qua nhiều thế hệ khác nhau, theo những bước thăng trầm của lịch sử,
nó chứa đựng một tìm năng hết sức to lớn và bền vững, nó chính là sức mạnh vốn có
của dân tộc Việt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Giá trị đạo
đức của dân tộc ta do chính cộng đồng người Việt Nam tạo lập trong quá trình dựng
nước và giữ nước, với tất cả những điều kiện lịch sử đặc thù riêng vốn có, đã tạo nên
một bản chất hết sức độc đáo.
1.1.2. Giá trị đạo đức mới
Cho đến nay, xã hội loài người đã phát triển như một quá trình lịch sử - tự
nhiên, từ thấp đến cao qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Phù hợp với mổi
hình thái kinh tế - xã hội cụ thể có những quan điểm đạo đức tương ứng như đạo đức
của cộng sản nguyên thủy, đạo đức của xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức xã hội
phong kiến, đạo đức của xã hội tư bản và đạo đức của cộng sản chủ nghĩa mà giai
đoạn đầu là đạo đức xã hội xã hội chủ nghĩa.
Trả lời các câu hỏi: Có đạo đức cộng sản hay không? Có luân lý cộng sản hay
không?, V. I. Lênin khẳng định rằng: “Tất nhiên là có. Người ta thường bảo chúng ta
không có đạo đức của chúng ta, và giai cấp tư sản buộc tội những người cộng sản
chúng ta là bác bỏ mọi thứ đạo đức. Đó là một cách lộn sòng các khái niệm làm công
nhân và nông dân bị lầm lạc”[32, tr.366]
V.I. Lênin nêu rõ rằng: đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục vụ lợi ích đấu
tranh giai cấp vô sản; đạo đức của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đấu tranh
12
giai cấp của giai cấp vô sản mà ra. “Đạo đức cộng sản là đạo đức phục vụ cuộc đấu
tranh ấy, là đạo đức đoàn kết những người lao động chống mọi sự bóc lộc, chống
mọi chế độ tư hữu nhỏ, vì chế độ tư hữu nhỏ trao cho một cá nhân thành quả lao
động do toàn xã hội sáng tạo ra. Ruộng đất đối với chúng ta là tài sản chung” [32,
tr.369]. Vì vậy, “đối với một người cộng sản, tất cả đạo đức là nằm trong cái kỉ luật
đoàn kết keo sơn đó và trong cuộc đấu tranh tự giác của quần chúng chống bọn bóc
lột…. Đạo đức giúp xã hội loài người tiến lên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao
động”[32, tr.371].
Đồng thời với việc khẳng định đạo đức mới, chủ nghĩa Mác – Lênin phủ định
học thuyết đạo đức nhất thành bất biến, phủ định tính chất tiên thiên, bẩm sinh của
đạo đức, phủ định khả năng tồn tại của một nền đạo đức chung, thống nhất trong xã
hội có giai cấp đối kháng. Bác bỏ cái gọi là “đạo đức do một bề trên nào đó xác lập ở
ngoài xã hội loài người”, V. I. Lênin chỉ ra rằng: “Tất cả những thứ đạo đức, xuất
phát từ những quan niệm ở ngoài nhân loại, ở ngoài các giai cấp, chúng ta điều bác
bỏ. Chúng ta nói rằng đấy chỉ là lừa bịp, dối trá, nhồi sọ công nhân và nông dân để
mưu lợi ích riêng cho bọn địa chủ và bọn tư sản”[32, tr.367].
Chủ nghĩa Mác – Lênin thừa nhận tính giai cấp của đạo đức, khẳng định những
chuẩn mực của đạo đức phát sinh và phát triển từ những điều kiện sinh hoạt vật chất
và đời sống vật chất biến đổi thì những chuẩn mực của đạo đức cũng biến đổi theo.
Chủ nghĩa Mác – Lênin một mặt thừa nhận tính biến đổi lịch sử của đạo đức, mặc
khác chứng minh rằng đạo đức của chủ nghĩa xã hội không xây dựng trên mảnh đất
trống không mà nó phải kế thừa những thành tựu của đạo đức của các xã hội trước và
khắc phục những hạn chế đạo đức của các xã hội đó. Chính nền đạo đức xã hội chủ
nghĩa đã kế thừa, lĩnh hội và phát triển được tất cả mọi nét đặc sắc của đạo đức,
những gì ưu tú đã được sáng tạo trong lịch sử hàng ngàn năm của những người lao
động. Đạo đức mới bao hàm những chuẩn mực đạo đức cơ bản, là sự tổng kết lịch sử
phát triển đạo đức của những người lao động. Vì vậy, đạo đức mới là đỉnh cao của
đạo đức xã hội.
C. Mác và Ph. Ăngghen, trong lý thuyết về chủ nghĩa xã hội, đã giải thích một
cách khoa học về mục tiêu đạo đức của chủ nghĩa xã hội là tạo tiền đề hiện thực để
con người phát triển hoài hòa và phong phú. Xã hội thực sự có đạo đức là kết quả
hợp quy luật của lịch sử vừa kế thừa, vừa phát triển, vừa khắc phục những hạn hẹp,
phiến diện đạo đức của các xã hội trước đó. Vì thế, nhiệm vụ lịch sử đầu tiên trong
13
mục tiêu đạo đức của chủ nghĩa xã hội là khắc phục những hạn chế về đạo đức của
các xã hội trước đây.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là đưa đông đảo quần chúng nhân dân lao động
tham gia vào đời sống chính trị - xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải
thay đổi các quan hệ đạo đức, các thành kiến đạo đức, các lề thói lạc hậu. Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn
nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa
từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt những nếp sống, thói
quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm… Chúng ta phải biến
một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh
phúc”[22, tr.493-494].
Như vậy, mục tiêu xây dựng nền đạo đức mới của chủ nghĩa xã hội là phải mở
rộng, tiếp tục hoàn thành ba cuộc giải phóng: giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội đã được tiến hành và phát động từ đầu của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Việc cải tạo lại các quan hệ đạo đức cũ phải gắn chặt với ba cuộc giải
phóng đó. Việc kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống đã tồn tại hàng
ngàn năm trong đời sống mỗi dân tộc cho phù hợp với thực tiễn và thời đại là yêu
cầu cơ bản và cấp bách.
Khái niệm đạo đức cộng sản là hoàn toàn mới trong lịch sử xã hội, nó đối lập
với đạo đức của giai cấp tư sản và giai cấp bóc lộc khác. Đạo đức cộng sản cũng
khác với đạo đức của những người sản xuất nhỏ. Theo V. I. Lênin, xét về bản chất,
đạo đức mới “là những gì góp phần xóa bỏ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần
đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra
xã hội mới của những người cộng sản”[32, tr.369]. Đạo đức mới là những chuẩn mực
của những người cộng sản về chân, thiện, mỹ nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của
những người cộng sản với nhau, với tổ chức và với nhân dân lao động.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận về đạo đức nói
riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trở thành nhà lý luận lỗi
lạc, là tấm gương sáng ngời soi sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Ngay từ khi bước vào con đường cách mạng, Hồ Chí Minh đã ý thức rất rõ ràng
và sâu sắc vai trò của đạo đức cách mạng đối với sự nghiệp cách mạng. Theo Người,
“đạo đức cách mạng không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ
14
đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc,
của loài người”[24, tr.252]. Đạo đức đó được hình thành và phát triển cùng với quá
trình vận động, phát triển sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Đồng thời, nó kế thừa
và phát triển những tinh hoa đạo đức truyền thống của dân tộc và nhân loại. Người
đã xác định đạo đức cách mạng là “tuyệt đối trung thành với nhân dân”, “ra sức phấn
đấu mục tiêu của Đảng”, “quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch”, “đặt lợi ích của
Đảng lên trên hết”, luôn hòa mình với quần chúng.
Đạo đức mới được thể hiện ở tinh thần chiến đấu dũng cảm chống kẻ thù
chung, trong lao động sáng tạo xây dựng đất nước, trong tình hữu ái của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, trong chủ nghĩa quốc tế vô sản và trong sự nghiệp
xây dựng những con người kiểu mới phát triển toàn diện.
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh khởi xướng và cùng Đảng
ta xây dựng, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng và cho nhân dân ta, xét về tính giai
cấp và mục đích, nó thống nhất với đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản mà C.Mác và
Ph. Ăngghen là những người đặt nền móng và Lênin là người kế thừa, phát triển.
Đạo đức mới là đạo đức gắn liền với lợi ích của giai cấp công nhân nói riêng và của
quần chúng nhân dân lao động nói chung. Đó là đạo đức chiến đấu vì sự nghiệp cách
mạng của dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại, vì tự do, hạnh phúc của mỗi người,
mục đích cuối cùng là góp phần giải phóng triệt để con người, trước hết là giai cấp
công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bất công của xã hội.
Do vậy, đạo đức mới là đạo đức trong hành động cải tạo xã hội, khẳng định
phẩm chất cao quý của người lao động trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng mình.
Đạo đức mới ở Việt Nam là một hình thức đặc thù của đạo đức cộng sản chủ
nghĩa, tính đặc thù của nó được quy định bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam, truyền
thống đạo đức dân tộc và dấu ấn sắc thái Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh coi đạo đức mới, đạo đức cách mạng là “gốc”, là “nền tảng” của
người cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng thì phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân”[20, tr.252-153]. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Đạo đức cách mạng là cái phải được
chuyển hóa thành phẩm chất nhân cách của người cách mạng, và yếu tố cốt lõi của
15
nhân cách, và chỉ như vậy, đạo đức cách mạng mới thể hiện vai trò cải tạo xã hội
thông qua các hoạt động con người - chủ thể cách mạng.
Sự khác biệt của đạo đức mới, so với đạo đức cũ không phải ở hình thức ngôn
ngữ mà là ở nội dung của nó. Nội dung của đạo đức mới thể hiện: chủ nghĩa tập thể,
lao động cần cù, tự giác, sáng tạo, ý thức học tập, rèn luyện, chủ nghĩa yêu nước kết
hợp với chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa… Đạo đức mới
khác với đạo đức cũ ở chỗ, hệ giá trị của nó là hệ giá trị tiên tiến, phù hợp với sự
phát triển, sự tiến bộ của con người và xã hội. Tiêu chí quan trọng để phân biệt đạo
đức mới với các kiểu đạo đức trước đây là ở tính cách và tính khoa của nó.
Tính cách mạng và khoa học của đạo đức mới được thể hiện ở con đường và
giải pháp hiện thực hóa những yêu cầu của nó trong đời sống hiện thực, biến những
yêu cầu đó thành phẩm chất, nhân cách của con người mới; đó chính là thông qua
giáo dục, rèn luyện trong thực tiễn, đấu tranh tự phê bình và phê bình, “xây” đi đôi
với “chống” và nêu gương về đạo đức thông qua “người tốt việc tốt”. Chính vì vậy,
Hồ Chí Minh và Đảng ta trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã tạo nên
một thế hệ cách mạng với những tấm gương sáng ngời về đạo đức trong đấu tranh
giành độc lập cho dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc
ta.
Như vậy, đạo đức mới là đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân, phản ánh
những yêu cầu của sư nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.
Từ gốc độ giá trị có thể thấy, đạo đức mới là hệ thống những phẩm chất đạo
đức tạo nên nền tảng nhân cách, cùng với năng lực là hai yếu tố cơ bản tạo lập nên
phẩm giá của con người.
Giá trị nhân cách của con người được thể hiện qua hành vi đối với bản thân
mình, đối với gia đình, đối với đồng nghiệp, đồng chí, đối với Đảng, đối với nhân
dân, đối với Tổ Quốc và đối với kẻ thù. Những phẩm chất như: “…suốt đời đấu tranh
cho Đảng, cho cách mạng… Đặt lợi ích của Đảng lên và của nhân dân lao động lên
trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân
dân”[24, tr.285].
Sự thống nhất hữu cơ giữa phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức được quy
định bởi sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Lợi ích dân tộc, lợi
ích giai cấp và sự thống nhất giữa chúng vừa là mục tiêu lý tưởng chính trị, vừa là
16
mục tiêu lý tưởng đạo đức của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự thống nhất giữa lý
tưởng chính trị và lý tưởng đạo đức được thể hiện rõ nhất và sinh động nhất ở nhân
cách của Hồ Chí Minh. Tất cả những lý tưởng và hành động của Người đều là vì
quyền lợi, lợi ích của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân và vì sự nghiệp giải
phóng con người mà trước hết là những người cùng khổ bị áp bức bóc lột.
Tiếp cận đạo đức mới, dưới gốc độ chức năng xã hội thì đặc trưng nổi bật của
nó là tính tiên phong, tinh thần cải tạo, xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu, xây dựng cái mới.
Đạo đức mới, ra đời từ thực tiễn cách mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Vì vậy, đạo đức mới là đạo đức thực tiễn. Chức năng cơ bản của nó là chỉ đạo và
điều chỉnh hành vi cải tạo xã hội.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp thì đạo đức mới là cơ
sở để đảm bảo cho hoạt động “cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới” thành công. Nét
cơ bản để phân biệt đạo đức mới với đạo đức duy tâm, tôn giáo, đạo đức của giai cấp
bóc lột là ở chức năng chỉ đạo hành vi trong hoạt động cải tạo xã hội của nó.
Đạo đức duy tâm tôn giáo là đạo đức của người từ bi, nó thể hiện sự bất lực của
con người trước quyền uy xã hội, nó không chống lại quyền lực và sự thống trị tàn
bạo của giai cấp bóc lột mà định hướng cho con người chấp nhận hiện thực xã hội
bất công phi nhân tính. Hơn nữa, đạo đức duy tâm tôn giáo còn bao chứa, che đậy
cho những hành vi vô đạo đức của giai cấp bóc lột.
Đạo đức của giai cấp thống trị tuy có vai trò tiến bộ nhất định (khi mới ra đời )
nhưng lại là thứ đạo đức chói buộc con người trong vòng cương tỏa của những
khuôn phép bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội.
Ngay cả đạo đức của giai cấp tư sản, đạo đức tiến bộ nhất trong số đó, thì cũng kìm
hãm con người trong những lợi ích ích kỉ, cục bộ, hẹp hòi cá nhân, phản tiến bộ.
Như vậy, tiếp cận đạo đức mới từ các gốc độ: nhận thức luận, giá trị - nhân
cách và chức năng cơ bản của nó, chúng ta thấy nổi lên những đặc trưng cơ bản khác
nhau và đồng thời, nhưng đặc trưng đó cũng chính là những thành phần cơ bản cấu
thành nội hàm của khái niệm đạo đức mới.
Trên cơ sở những đặc trưng cơ bản của đạo đức mới, chúng ta có thể hiểu: Đạo
đức mới là đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến bộ, phản ánh
thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội,
là tổng hòa các phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tạo nên nền tảng nhân cách
17
của con người mới, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng cải tạo
xã hội cũ, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng
thành công chũ nghĩa xã hội.
1.2. Ảnh hƣởng của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc giáo
dục đạo đức cho thanh niên hiện nay
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo năng suất lao động - xã hội cao.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: "Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt
quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các
dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chống sự
xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng,
mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá
trị nhân văn” [8, tr.111]. Do vậy để có một hệ chuẩn đạo đức mới, chúng ta không
chỉ xác định xem cần phải kế thừa, duy trì, phát triển những yếu tố nào, phê phán, gạt
bỏ những yếu tố nào trong đạo đức truyền thống mà còn xác định xem cần phải tiếp
thu những yếu tố nào, gạt bỏ, ngăn chặn những yếu tố nào trong hệ thống giá trị và
quy tắc ứng xử đi liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị
trường để trên cơ sở đó, xây dựng một nền đạo đức Việt Nam trong sáng, lành mạnh,
giàu tính dân tộc và hiện đại, mang đậm tính nhân văn.
Với tư cách là yếu tố cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã
hội, giá trị đạo đức được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng,
những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người. Trong tiến
trình phát triển lịch sử của xã hội loài người, hệ thống giá trị tinh thần của đời sống
xã hội nói chung, các giá trị đạo đức nói riêng luôn được coi là yếu tố cấu thành diện
mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc, một nền văn hoá và của nhân cách
con người. Và do vậy, mọi phương thức thành định, định hướng giá trị nói chung, giá
trị đạo đức nói riêng, đều phải dựa trên cơ sở tính ổn định tương đối của các giá trị
đó.
18
Theo quan điểm phát triển của triết học Mác, những khác biệt đó, đối lập đó
trong hệ các giá trị đạo đức là sự phản ánh quá trình vận động và phát triển thường
xuyên của các giá trị đạo đức, và suy cho cùng thì đó là biểu hiện hợp quy luật của
quá trình vận động phát triển của đời sống tinh thần xã hội dưới tác động của những
biến đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội. Khi nền tảng kinh tế - xã hội thay đổi
sẽ dẫn đến những thay đổi trong đời sống tinh thần của xã hội, đến những thay đổi
trong hệ thống giá trị tinh thần xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, và do
đó, cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, nó phản ánh tồn tại xã hội và thay đổi
tuỳ theo sự thay đổi của tồn tại xã hội. Nói về ảnh hưởng của những biến đổi diễn ra
trong đời sống kinh tế - xã hội đối với quá trình hình thành quan niệm của con người
về đạo đức và các giá trị đạo đức.
Bởi vậy, khi phán xét, thẩm định một hiện tượng đạo đức, một giá trị đạo đức
nào đó, chúng ta không thể dừng lại ở chỗ lý giải nội dung khái niệm của nó mà phải
đi sâu tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, nền tảng kinh tế - xã hội, nghĩa là
phải tìm hiểu tồn tại xã hội đã sản sinh ra nó. Trong quá trình chuyển đổi mô hình
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, sự chuyển đổi các giá
trị đạo đức là điều không tránh khỏi. Song, điều đó không có nghĩa là khi chuyển
sang mô hình kinh tế thị trường, mọi quan niệm đạo đức đều bị lật nhào, mọi giá trị
đạo đức đều lập tức thay đổi. Những quan niệm đạo đức hợp lý, đúng đắn, những giá
trị đạo đức truyền thống không vì thế mà lập tức thay đổi. Những quan niệm đạo
đức, các giá trị đạo đức tiêu biểu cho các giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình
phát triển lịch sử và có một cơ sở lịch sử chung, thì giữa chúng không thể không có
nhiều yếu tố chung.
Và theo Ph.Ăngghen, “đối với những giai đoạn phát triển kinh tế giống nhau
hay gần giống nhau thì những học thuyết về đạo đức tất phải ít nhiều trùng hợp với
nhau” [3, tr. 136]. Với tư cách là sản phẩm của tiến trình phát triển lịch sử, đạo đức,
cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, trong quá trình phát triển của nó có tính
độc lập tương đối. Những lực lượng xã hội mới thường mượn những quan niệm đạo
đức của thời đại trước, giai đoạn trước, cải tạo lại, gạt bỏ những cái gì không còn phù
hợp, giữ lại những cái tốt đẹp, phù hợp với các quan hệ kinh tế - xã hội mới, với lợi
ích của họ. Vả lại, trong quá trình chuyển đổi các giá trị đạo đức, những tập quán và
truyền thống dân tộc luôn đóng một vai trò to lớn. Thông qua tập quán và truyền
thống dân tộc mà rất nhiều quan niệm, quy tắc, giá trị đạo đức cũ được giữ lại, được
19
kế thừa và phát huy trong bối cảnh của đời sống xã hội mới ngay cả khi những điều
kiện xã hội đã sản sinh ra chúng không còn nữa. Đó là chúng ta còn chưa kể tới sự
tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội mà đạo đức
là một trong những hình thái ý thức xã hội ấy. Với cơ chế thị trường thì khía cạnh
thực dụng trong các mối quan hệ là điều khó tránh khỏi. Sự sòng phẳng, minh bạch
trong hạch toán kinh tế, “quan hệ làm ăn” theo kiểu “đôi bên cùng có lợi” là một
yêu cầu tối cần thiết của kinh tế thị trường. Nhưng điều đó cũng dẫn đến những biểu
hiện tiêu cực về mặt đạo đức ở một bộ phận xã hội. Lối sống coi trọng đồng tiền,
“trước đồng tiền mọi người đều bình đẳng” lấy đồng tiền làm thước đo mọi cái, kể
cả phẩm giá con người, đặt quan hệ trao đổi theo kiểu “tiền trao, cháo múc” lên trên
cả tình nghĩa một cách lạnh lùng, thực dụng đã xuất hiện, thậm chí có xu hướng gia
tăng khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường. Lối sống đó đã dẫn đến sự xói mòn
một số chuẩn mực giá trị truyền thống vốn là nét đẹp trong đời sống đạo đức của
người Việt Nam.
Song, không phải chỉ có những mặt tiêu cực, cơ chế thị trường đang trở thành
nền tảng vật chất, cơ sở xã hội làm nảy sinh cùng với nó những giá trị đạo đức tích
cực. Trong cơ chế này, mỗi chúng ta đều có điều kiện để phát huy sức lực, trí tuệ và
khả năng sáng tạo của mình nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội và do
đó, bản thân mình cũng có điều kiện để đạt tới hạnh phúc theo ý nghĩa đầy đủ và
chân chính của phạm trù này. Điều cần nói ở đây là dù đã có sự xuất hiện, thậm chí
đã có sự định hình của những quan niệm về giá trị đạo đức mới, nhưng chúng ta
không thế chấp nhận quan niệm cho rằng khi chuyển sang kinh tế thị trường và phát
triển nó thì cần phải gạt bỏ những truyền thống đạo đức trước đây hoặc là đẩy các giá
trị đạo đức truyền thống đó xuống thứ bậc dưới trong hệ giá trị. Đây là một thái độ
phi khoa học, phản nhân văn.
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng phát triển kinh tế thị
trường, một hệ thống đạo đức xã hội sẽ không thể phát triển nếu phủ nhận sạch trơn
đạo đức truyền thống và không hướng vào mục tiêu ngày càng nhân đạo hoá con
người, ngày càng phát triển và hoàn thiện con người. Phát triển tách khỏi cội nguồn
dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại
hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống, đánh mất những cái làm nên “cốt
cách” của dân tộc mình, đất nước mình sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản
thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.
20
Hơn lúc nào hết, hiện nay việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị
sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, thanh niên lý tưởng sống, giáo dục lòng
yêu nước cho thế hệ trẻ là rất quan trọng và cấp thiết. Nó góp phần xây dựng thành
công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Phải
thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như
của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu,
một bộ phận học sinh ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như
phai nhạt lý tưởng
Học thì chẳng muốn tiếp thu,
Đủ trò gian dối, mịt mù lương tri,
Học tập chủ yếu cốt vì,
Mẹ cha gò ép, khá thì do thân,
Chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ,
ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện
ngập, thậm chí vi phạm pháp luật ...
Thiếu lễ phép lại trời ơi,
Thầy cô, cha mẹ nhẹ lời chẳng nghe,
Nhiều khi vô lễ, máu me,
Ta đây đã lớn thân nè đã to.
Thích gây gỗ, quá tự do,
Trị an quấy rối là do lỗi này,
Cướp giật, chiếm giết gớm tay,
Bởi vì một lẻ mê say bạc đề…
Những biểu hiện đó làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong
lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là khi chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề
này.
Ngày thì tạo rãnh la cà,
Đêm thì tụ tập hét la om sòm,
Cha đau, mẹ ốm, lom thom,
Chẳng dòm, chẳng hối lại còn oái ăm.
Động cơ học tập dập bầm,
21
Bạn khuyên chẳng thấm, lại hầm mày tao,
Chẳng phấn đấu để vươn cao,
Khó khăn chùn bước, gian lao nao lòng.
Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ
hoài bảo vướn lên.
Lý tưởng sống, lại rỗng không,
Mờ nhạt mục đích cầu trông, mông nhờ,
Thực dụng tệ hại trơ trơ.
Ngày thêm què quặt phai mờ nhân tâm.
Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân
họ, gia đình học, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và
văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, cũng cần nói rằng, các thế lực thù địch
đang “chờ đợi” và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành
chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách
mạng Việt Nam. Vì vậy việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong thanh niên - học sinh
phổ thông là vô cùng quan trọng và là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện
con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung. Vậy toàn
Đảng và toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức dân tộc
và những giá trị đạo đức mới cho thế thế hệ trẻ nói chung và thanh niên - học sinh
nói riêng, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp
đến tương lai của đất nước.
1.3. Vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay.
* Vai trò của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ở bất cứ thời đại nào cũng vậy, thanh niên luôn được xem là rường cột của đất
nước, tương lai của dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình. Thanh niên là một tầng
lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân số cả nước. Thanh niên Việt Nam không
phải là một giai cấp nhưng có mặt ở cả giai cấp công nhân, giai cấp công nhân và đội
ngũ trí thức; thanh niên không phải là một tầng lớp xã hội độc lập mà có mối quan hệ
gắn bó với các tầng lớp khác trong xã hội; thanh niên có mặt ở tất cả các địa phương,
các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Đó là lớp
22
người có thể lực cường tráng, năng lực sáng tạo, ý trí kiên cường dũng cảm trong
hoạt động lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng. Thanh niên là lớp người có
hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực và khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì
nghĩa lớn và lòng vị tha sâu sắc. Một thế hệ có khả năng tiềm ẩn trong việc thực hiện
lý tưởng niềm tin và mục tiêu cao quý của xã hội. Một thế hệ có tính nhạy cảm nhanh
với cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ, mà ít chịu ảnh hưởng của những tiêu cực và thành
kiến quá khứ.
Quan điểm của C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin về vai trò của quần chúng nhân
dân, của tuổi trẻ trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người là cơ sở lý luận đem
đến cho Hồ Chí Minh sự chuyển biến về chất trong nhận thức. Đây là yếu tố cực kì
quan trọng trong việc hình thành những quan điểm về vai trò thanh niên trong cách
mạng Việt Nam.
Từ những trang sử hào hùng của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy rõ những
đóng góp xuất sắc của tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đất
nước Việt Nam ở thời kì nào cũng xuất hiện nhiều nhân tài và anh hùng trẻ tuổi.
Ngay từ buổi đầu dựng nước, những truyền thuyết gắn liền với các sự kiện ở thời đại
các Vua Hùng, điều biểu dương sức trẻ trong công cuộc chinh phục thiên nhiên (Sơn
Tinh, Thủy Tinh, Mai An Tiêm…), xây dựng đời sống văn hóa tập quán (Lang Liêu
với sự tích Bánh chưng, Chử Đồng Tử…). Đặc biệt trong sự nghiệp giữ nước, truyền
thuyết về thánh giống - cậu bé làng Phù Đổng tuổi nhỏ chí lớn đã gánh việc nước,
cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân, bảo vệ Tổ Quốc - thể hiện biểu tượng của ý chí độc lập
tự do cho dân tộc ta.
Hồ Chí Minh tự hào và rất trân trọng truyền thống dân tộc. Chính sức mạnh của
truyền thống yêu nước là một trong những động lực chủ yếu đã thúc đẩy Người đã
quyết ra đi tìm đường cứu nước. Thời kì tuổi trẻ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là
một quãng đời hoạt động soi nổi và đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp. Ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng,
nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, nghị lực tuổi trẻ, lý tưởng cao đẹp và quyết tâm
lớn, Hồ Chí Minh đã vượt bao nguy hiểm, khó khăn thử thách và kết quả đã tìm được
chân lý cách mạng. Những cống hiến của Người thời tuổi trẻ không những có ý
nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, với cách mạng thế giới mà còn là một
minh chứng hùng hồn rằng, con người thời tuổi trẻ có thể làm nên những điều vĩ đại
nếu họ có lý tưởng, có hoài bảo có nghị lực và có tinh thần quyết tâm cao độ. Những
23
cống hiến của Hồ Chí Minh thời tuổi trẻ là một trong những cơ sở quan trọng để
Người hiểu rõ và sớm đặt niềm tin tưởng sâu sắc vào thanh thiếu niên Việt Nam
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới. Niềm tin đó giúp người xác
định đúng đắn lực lượng và động lực của cách mạng Việt Nam, nhìn thấy khả năng
tiềm tàng ở sức lực, trí tuệ, sự dũng cảm, trí thông minh và sáng tạo của thế hệ trẻ
nước ta trong sự nghiệp đánh đổ đế quốc và tay sai, cải biến xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới tốt đẹp.
Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng,
luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực
lượng quan trọng trong thời kỳ của đất nước. Thanh niên Việt Nam trong các cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ; trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước; trong thời kỳ đất nước sau chiến tranh; trong thời kỳ đổi
mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn phát huy truyền
thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu
để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế
hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và trong mọi công việc thanh niên thi đua thực
hiện khẩu lệnh “Đâu cần thanh niên có; Việc gì khó thanh niên làm”. Người động
viên khích lệ: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất,
nơi nào người khác làm ít hiệu quả, thanh niên xung phong đều làm cho tốt”.
Đảng xác định thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố
và nguồn lực con người: “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò
làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh
lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo
vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh”. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm
trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát
triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát
triển vững bền của đất nước.
* Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị
đạo đức mới cho thanh niên hiện nay.
24
Thanh niên đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu cho lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Thanh niên Việt Nam ngày nay mang trên vai trọng trách
lịch sử, đó là phải trở thành lực lượng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo
đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để
đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của chủ tịch
Hồ Chí Minh. Thanh niên đang tự khẳng định mình là thế hệ vượt lên hơn so với các
thế hệ thanh niên đi trước và đang dần xóa bỏ ranh giới tụt hậu để sánh vai ngang
bằng với thanh niên các nước trên thế giới.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cùng với những nỗ lực đầu
tư huy động vốn, tri thức, một yếu tố không kém phần quan trọng thúc đẩy kinh tế
phát triển là vấn đề đạo đức. Đặc biệt là vấn đề xây dựng đạo đức của thanh niên, bởi
vì, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, là người chủ của đất nước quyết định sự thành bại của công cuộc phát
triển kinh tế đất nước hiện tại và tương lai. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm
trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát
triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát
triển vững bền của đất nước. Với tầm quan trọng đó, thanh niên cần được quan
tâm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hơn nữa, so với thế hệ trung niên và thiếu niên nhi đồng, thanh niên Việt Nam
hiện nay là lớp người chịu tác động mạnh mẽ nhất từ điều kiện kinh tế thị trường.
Bởi vì, họ là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ ở Việt Nam bắt đầu xây
dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, hoạt động học tập,
làm việc, sinh hoạt của thanh niên tiếp xúc trực tiếp với điều kiện kinh tế thị trường
hơn thiếu niên nhi đồng. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và những biểu hiện có tính
chất đặc thù trong đạo đức của thanh niên cũng làm cho việc hình thành đạo đức của
họ chịu sự tác động của kinh tế thị trường nhiều hơn so với các thế hệ khác.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức diễn ra ngày càng
gây gắt hơn, nhất là đối với thanh niên. Nghị quyết 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã đánh giá: một bộ phận thanh niên sống thiếu
25
lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp
hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa của dân tộc… tình trạng
tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng
phức tạp. Các hành vi lệch chuẩn, đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật của
thanh niên có xu hướng ngày càng gia tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của
thanh niên được đề cập tới như: vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực
trong nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, cùng với một số hành vi lệch chuẩn về
đạo đức khác là: sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, đồng tiền, trụy lạc sa đọa,
nghiện ngập, xa hoa, lãng phí, lười lao động, thờ ơ vô cảm, vị kỷ…. Với vai trò đặc
biệt quan trọng của thanh niên, nếu để tình trạng suy thoái đạo đức của thanh niên
kéo dài và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội sẽ dẫn đến hậu quả khôn
lường.
Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát
triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Mục tiêu đó đã đang đặt ra những yêu cầu, trọng trách lớn lao đối với thế hệ
trẻ hôm nay. Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng, truyền thống đạo đức vẻ
vang của Đảng và dân tộc ta, mỗi thanh niên Việt Nam hãy ra sức học tập, trau dồi lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua lao động và rèn luyện đạo
đức để hình thành một thế hệ thanh niên tân tiến, xứng tầm đòi hỏi của đất nước và
thời đại.
26
CHƢƠNG 2
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc cho thanh niên trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
2.1.1. Tính tất yếu và sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống cho
thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường dựa trên sự phân công lao động xã
hội có sự phân chia về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Yêu cầu khách quan
của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đời sống kinh tế
hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Từ khi đất
nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thực tiễn cho thấy sức sản xuất được giải
phóng, năng suất lao động ngày một tăng, tạo tiền đề vật chất nâng cao đời sống của
nhân dân. Trong thực tiễn, phương hướng phát triển kinh tế đó đã mang lại nhiều
hành tựu. Tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Cơ
chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc
xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa” [8, tr. 26].
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, chúng ta cũng
đang phải đối mặt với một thực tế đáng buồn, đó là sự xuống cấp về mặt đạo đức
hiện nay trong đời sống xã hội. Những hiện tượng băng hoại về đạo đức đang là nỗi
nhức nhối của xã hội chúng ta. Vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân đang diễn ra
hết sức phức tạp, đang có sự đấu tranh giữa cái mới, cái tiến bộ, cái thiện, với cái cũ,
cái lạc hậu, cái ác; giữa chủ nghĩa vị tha với chủ nghĩa vị kỷ, giữa lối sống trung thực
với thói dối trá chạy theo đồng tiền... Dẫn đến tình trạng trong gia đình con cái bất
hiếu với cha mẹ, anh chị em quay lưng lại với nhau... Đây là một tình trạng đảo lộn
về các chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc, làm hoen ố những giá trị đạo đức
truyền thống mà ông cha ta đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu
xương để tạo dựng nên.
Vấn đề tác động của cơ chế thị trường đối với đạo đức đã có nhiều cách lý giải
khác nhau. Có quan điểm cho rằng, kinh tế thị trường và đạo đức là bài xích lẫn
27
nhau, kinh tế thị trường càng phát triển thì đạo đức càng suy thoái. Có quan điểm lại
cho rằng, kinh tế thị trường tạo khả năng đẩy nhanh sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực của
đời sống, nó sẽ nâng cao trình độ luân lý và đạo đức xã hội. Cuộc sống chứng tỏ rằng
kinh tế thị trường đã tác động đến đạo đức theo cả hai hướng: cả tích cực, lẫn tiêu
cực. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, với
thái độ khách quan và khoa học, Đảng ta khẳng định: “Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích
cực, nhất thiết phải thấy mặt trái của cơ chế thị trường. Chúng ta không quy mọi xấu
xa đều do cơ chế thị trường, nhưng không thể không thấy rằng về khách quan mà nói
kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa
cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi
nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý
tới lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản...” [10, tr. 30].
Trong tình hình thế giới hiện nay, kẻ thù vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính và
phá hoại chúng ta. Với “diễn biến hòa bình”, kẻ thù tấn công chúng ta chủ yếu trên
các lĩnh vực văn hóa để làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp của Đảng,
làm băng hoại đạo đức, lối sống của nhân dân. Đối tượng trực tiếp của chúng là lớp
trẻ, trong thanh niên - những người chủ nhân tương lai của đất nước. Dựa trên đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên, lợi dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật
hiện đại - nhất là dịch vụ mạng, sách báo, phim ảnh. Kẻ thù dùng đủ mọi thủ đoạn
hòng lôi kéo thanh niên xa rời cội nguồn, sống quay lưng lại với chế độ, với nhân
dân, với dân tộc, khuyến khích sinh viên tìm đến sự hưởng thụ mà không thiết nghĩ
đến tương lai... Về phần mình, có không ít thanh niên chưa tự ý thức được vai trò, vị
trí của họ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Sống ỷ lại bố mẹ, không chịu phấn
đấu rèn luyện. Trong học tập còn có hiện tượng thiếu trung thực như: chạy điểm,
chạy bằng, thờ ơ với các sinh hoạt đoàn thể. Vì ngại khó, ngại khổ, nên có tính toán
thực dụng trong việc chọn ngành nghề. Một số thích lối sống hưởng thụ đua đòi, ăn
chơi, sống buông thả, dẫn đến vi phạm pháp luật và các chuẩn mực xã hội. Đây đó
còn xảy ra hiện tượng thanh niên, giết người, cướp của, tự tử..., con số nghiện hút
trong thanh niên cũng không phải là ít.
Từ thực trạng đó, việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc và xây dựng đạo
đức mới cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, là một việc làm cần thiết và hết sức
cấp bách. Có như vậy, mới góp phần giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa,
bảo tồn được bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta.
28
Mặt khác, tính tất yếu và sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay, cũng là một đảm bảo cho thành công của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Kế thừa là quá trình phát triển của ý thức xã hội nói chung của đạo đức nói
riêng, kế thừa là nhân tố, là vòng khâu của sự phát triển, là cái cầu nối giữa cái cũ và
cái mới. Tính kế thừa của đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, vào tính
giai cấp, tính dân tộc. Kế thừa trong sự phát triển của đạo đức không thể tồn tại một
cách biệt lập tách rời các hình thái ý thức xã hội khác như: pháp luật, triết học, tôn
giáo, nghệ thuật... Bên cạnh đó, sự phát triển của đạo đức còn phụ thuộc vào sự giao
lưu với văn hóa bên ngoài, qua đó mà làm cho bản thân nó trở nên phong phú, đa
dạng hơn trong sự phát triển. Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa người ta đã
nêu ra những chuẩn mực về “tự do, bình đẳng, bác ái” nhưng mới chỉ là hình thức, vì
lợi ích giai cấp của giai cấp tư sản, vì điều kiện kinh tế - xã hội chưa đủ để thực hiện
những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức đó. Dưới chủ nghĩa xã hội những giá trị đạo đức
này cần kế thừa, phát triển và biến nó thành hiện thực trong đời sống xã hội.
Từ thực tế tình hình thanh niên ở Sóc Trăng, bên cạnh những thành tích đạt
được trên các lĩnh vực mà thanh niên Sóc Trăng đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy góp
phần đưa đất nước ngày một phát triển, thì vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho
thanh niên nói chung và thanh niên Sóc trăng nói riêng hiện nay đang đặt ra vấn đề
mang tính cấp thiết. Do vậy, việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên, đội
quân hùng hậu của hiện tại và chủ nhân tương lai của đất nước với những nội dung
thiết thực, phù hợp có tầm quan trọng và tầm chiến lược của Đảng và nhà nước ta.
2.1.2. Những giá trị đạo đức truyền thống cần giáo dục cho thanh niên
trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Các giá trị đạo đức truyền thống là bộ phận cốt lỗi trong giá trị truyền thống
Việt Nam. Các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò hết sức to lớn, nó vừa là kết
quả, vừa là cơ sở, là động lực của quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và giao
lưu văn hóa lâu dài của dân tộc, góp phần tạo dựng bản lĩnh dân tộc, nhân cách con
người Việt Nam. Nói đến giá trị đạo đức truyền thống là nói đến những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp đó được hình thành và phát triển qua suốt chiều dài lịch sử của dân
tộc. Đó là giá trị nhân văn mang tính cộng động, tính ổn định tương đối, được lưu
29
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực phổ biến, cơ bản
nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của cá nhân.
Thứ nhất, Giáo dục truyền thống yêu nước
Yêu nước là là một truyền thống đạo đức ăn sâu vào con người Việt Nam qua
nhiều thế hệ ngay từ thời kì các vua Hùng dựng nước. Vì vậy truyền thống yêu nước
Việt Nam gần như đồng nghĩa với “chủ nghĩa yêu nước”, “tinh thần yêu nước”, “tư
tưởng yêu nước”, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ
Chí Minh.
Truyền thống yêu nước ra đời và được củng cố phát huy cùng với sự ra đời của
đất nước, sự phát triển, trường tồn của dân tộc suốt mấy ngàn năm. Ngay từ thời xưa
chưa có văn tự viết, trong truyền thuyết, một phần không nhỏ nói về truyền thống
đánh giặc giữ nước như “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Mỵ Châu Trọng
Thủy”, “Hồ Hoàn Kiếm”… những truyền thuyết lịch sử ấy sống mãi với dân tộc,
được truyền từ đời này qua đời khác, nó vừa là sản phẩm của chủ nghĩa yêu nước,
đồng thời góp phần hung đúc lòng yêu nước, ý trí đoàn kết triệu người như một “thà
hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Chẳng những trong truyền thuyết lịch sử, mà kết quả nghiên cứu của khảo cổ
học cho thấy những di chỉ khai quật đã chứng minh rằng đoàn kết chống giặc ngoại
xâm giữ gìn non sông gấm vóc, nền độc lập dân tộc là một phần máu thịt của con
người Việt Nam. Cùng với việc phát hiện ra những công cụ lao động, di sản văn hóa
vật chất, chúng ta đã tìm thấy không ít những phương tiện bằng đá, bằng kim loại
làm vũ khí trong cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi non sông như cung tên bằng
đồng… Những thành trì cổ xưa còn tồng tại cùng với lịch sử dân tộc như Thành Cổ
Loa, Thành nhà Hồ, Ải Chi Lăng, thành lũy trên sôn Bạch Đằng… như là những
minh chứng cho truyền thống yêu nước các thế hệ ngày xưa. Cuộc kháng chiến giải
phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, những đại danh lịch sử làm chấn
động địa cầu khó kể hết, là làm phong phú thêm những trang vàng truyền thống yêu
nước của dân tộc.
Ngược lại biên niên sử dân tộc còn ghi từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng những
năm đầu công nguyên đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải hoàn toàn miền Nam, giang
sơn thu về một mối, nước nhà hoàn toàn độc lập thống nhất năm 1975 là kết tinh của
truyền thống yêu nước.
30
Ngày nay chủ nghĩa yêu nước, truyền thống yêu nước lại được biểu hiện sâu
sắc trong sự nghiệp xây dựng đất nước, thể hiện ở sự nhất trí, tin tưởng vào đướng
lối mới của Đảng, toàn dân tự cường sáng tạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng xã hội công bằng văn minh. Truyền thống yêu nước ngày nay đang trở
thành động lực của mọi người Việt Nam chiến đấu, chiến thắng đói nghèo, lạc hậu,
quyết tâm xây dựng CNXH thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh. Truyền thống
“thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ” đã giúp cho dân tộc ta chiến thắng bất kì kẻ thù nào có dã tâm xâm lược nước ta.
Ngày nay truyền thống yêu lại là động lực đưa dân tộc ta giành được thắng lợi trong
sự nghiệp đổi mới những năm qua, đang tạo ra quyết tâm mới chiến thắng lạc hậu
xây dựng đất nước, đưa đất nước ta hội nhập vào thế giới, đã và đang có những đóng
góp thiết thực vào cộng đồng các dân tộc trong khu vực và trên thế giới.
Lịch sử nhân loại, ít có dân tộc nào liên tiếp phải đấu tranh giành độc lập giữ
gìn nền độc lập của Tổ Quốc như dân tộc Việt Nam. Chưa đầy một ngàn năm gần
đây, dân tộc ta đã tiến hành hàng trăm cuộc khởi nghĩa, hàng chục cuộc kháng chiến
gian khổ để bảo vệ nền độc lập. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét “Dân tộc
ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báo của ta. Từ xưa đến
nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại xôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng to lớn và mạnh mẽm, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy và khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước”.
Dưới thời đại của Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước đã được các thế hệ
người Việt Nam phát huy lên tầm cao mới, đó là lý tưởng sống, chiến đấu, lao động
và học tập vì sự thống nhất của non sông, độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho
dân tộc. Yêu nước ngày nay là đồng nghĩa với yêu chủ nghĩa xã hội làm cho dân giàu
nước mạnh. Có thể nói THỐNG NHẤT, ĐỘC LẬP, TỰ DO, CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI, ĐOÀN KẾT, ĐẠI ĐOÀN KẾT là những nội dung cơ bản của truyền thống yêu
nước. Cũng cần nhận thức rằng dưới thời đại Hồ Chí Minh truyền thống yêu nước
được nâng lên tầm cao mới bởi nó vượt ra khỏi chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi. Yêu
nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của dân
tộc trong sự nghiệp giải phóng áp bức, chống chiến tranh xâm lược, giữ gìn hòa bình
thế giới. “Hội nhập” với các dân tộc khác cũng góp phần thiện trí, trung thực cùng
tiến bộ. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta ngày nay đang chuyển sang một nội
dung mới, trong hoàn cảnh mới đó là đức tín hy sinh, chịu đựng gian khổ, kiên trì
31
khắc phục mọi khó khăn của cuộc sống đời thường, ra sức học tập sáng tạo chiến
thắng nghèo nàng lạc hậu khiêm tốn học tập, cầu thị, không kiêu căn, tự phụ, đoàn
kết, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, đường lối đổi mới của Đảng, đấu tranh chống ảnh
hưởng tiêu cực, tệ nạn xã hội, mỗi người góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh.
Thứ hai, ý thức cộng đồng, cố kết gia đình - dòng họ - làng xóm - Tổ quốc
Ý thức cộng đồng của người Việt Nam thể hiện trước hết, trên hết ở tinh thần
đoàn kết toàn dân vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, một giá trị
tinh thần bền vững, một điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, kế thừa truyền thống dân
tộc, tinh thần cộng đồng theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết” đã được định hình, phát huy, tạo thành sức mạnh to lớn đánh đuổi giặc ngoại
xâm giải phóng đất nước. Hiện nay, đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở thống nhất mục
tiêu, lợi ích cơ bản giữ vững dộc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng nhằm phát huy sức mạnh của cả cộng
đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý trí tự lực, tự cường để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Yêu nước, đoàn kết để xây dựng và bảo vệ đất
nước đã trở thành một triết lý sống của dân tộc ta, là đạo lý của mỗi con người Việt
Nam hôm nay.
Tinh thần lá lành đùm lá rách
Là một đất nước ở vùng nhiệt đới gió mùa, chúng ta thường xuyên phải đối mặt
với thiên tai, bão lũ. Lũ lụt, hạn hán đã gây cho nhân dân ta nhiều thiệt hại về người,
về của. Trong hoạn nạn người dân Việt Nam luôn phát huy truyền thống thương yêu
đùm bọc nhau, với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Khi
miền Tây Nam Bộ, miền Trung bị bão lụt, đồng bào ở bản Du Già xã Du tiến huyện
Yên Minh tỉnh Hà Giang bị lũ ống quét sạch nhà cửa, vùi lấp nhiều người… nhân
dân cả nước đã chung sức, chung lòng, của ít lòng nhiều, góp từng cân gạo, mét vải
để trợ giúp đồng bào bị lũ lụt qua khỏi cơn bĩ cực.
Hướng về cội nguồn, tổ tiên
32
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Câu ca đó
nhắc nhủ mọi người nhớ về cội nguồn, nhớ về các Vua Hùng đã có công dựng nước
và cũng để nhắc nhở mọi người phải cùng nhau giữ nước. Đã thành thông lệ, hàng
năm, đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, nhân dân khắp nơi đỗ về Đền Hùng thăm viếng tổ
tiên. Nhân dân miền Nam, do có sự cách trở về địa lí không ra được Đền Hùng, đã
dâng hương tại đền thờ Vua Hùng được xây dựng tại địa phương. Ngày 10 tháng 3
âm lịch hàng năm đã thực sự là Quốc giỗ không chỉ trong tâm thức mà cả trong hành
vi tín ngưỡng của mỗi người dân nước Việt Nam đang sống trong nước hay ngoài
nước.
Hướng về cội nguồn còn thể hiện ở việc khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa dân
tộc trên đất nước ta. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Các dân tộc trên đất nước Việt
Nam có chung cội nguồn, là con Lạc, cháu Hồng. Từng dân tộc có quá trình lịch sử
và văn hóa riêng trong dòng chảy lịch sử và cái nôi văn hóa Việt Nam. Những năm
gần đây, việc khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa từng dân tộc đã được chú
trọng thu nhiều kết quả. Việc làm đó bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu quê
hương, đất nước của mỗi người dân.
Thứ ba, năng động, thông minh, sáng tạo, vượt khó trong lao động.
Quá trình dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm đã tạo nên đức tính cần cù,
chịu khó, năng động, sáng tạo và trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.
Trong thời kì mới, tinh thần đó lại được phát huy, phát triển trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng
định: “Chúng ta tự hào về dân tộc ta – một dân tộc anh hùng, thông minh sáng tạo”.
Năng động, thông minh, sáng tạo, vượt khó trong lao động của người Việt Nam
ngày nay thể hiện trước hết ở tinh thần đổi mới, bắt nguồn từ công cuộc đổi mới đất
nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI, năm 1986.
Trước sự khủng hoảng, trì trệ về kinh tế - xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa đã
tiến hành cải tổ, cải cách. Công cuộc cải tổ, cải cách ở nhiều nước đã gặp không ít
khó khăn, kèm theo thành công đã có thất bại. Không bắt chước, sao chép bất cứ mô
hình có sẵn nào, với tinh thần độc lập, tự chủ, thông minh, sáng tạo, xuất phát từ thực
tiễn Việt Nam, Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới đất nước, đổi mới toàn diện,
trước hết là đổi mới tư duy, trong đó coi trọng đổi mới tư duy về kinh tế, trên cơ sở
lấy “dân làm gốc”. Với những bước đi và cách làm phù hợp, chúng ta đã tiến hành
đổi mới thành công. Công cuộc đổi mới đã thu được nhiều thắng lợi và thành tựu,
33
đưa nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo thế và lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm
2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thắng lợi và thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã củng cố niềm tin của
nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nó tạo dựng một chuẩn mực trong lao động, làm
gì, trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải đổi mới. Tinh thần đổi mới là một chuẩn mực
đánh giá nhân thức, thái độ, hành vi của mỗi người Việt Nam trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
Tinh thần sáng tạo, thông minh, vượt khó trong lao động
Có thể thấy rõ, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động điều có thể nhận biết tinh thần
sáng tạo, vượt khó, trí thông minh của người Việt Nam hiện nay.
Từ sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến năm 1990, dù có nhiều
nổ lực nhưng chúng ta vẫn thiếu ăn. Bình quân lương thực dưới 300kg một đầu
người một năm. “Cái đói” về lương thực tưởng chừng đeo đẳng chúng ta mãi. Nhưng
với sự hợp tác của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, nhà chế biến chúng ta
đã dần phá vỡ thế “thiếu đói về lương thực” vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo
đứng hàng thứ hai thế giới. Năm 2004 nước ta xuất khẩu trên 3.9 triệu tấn gạo. Từ
một nước thiếu đói về lương thực vươn lên trở thành một cường quốc về xuất khẩu
gạo trên thế giới là một kì tích của nhân dân ta, nó chứng tỏ tinh thần sáng tạo, tinh
thần vượt khó và trí thông minh của con người Việt Nam trên lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp.
Không chỉ trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất công nghiệp
cũng thể hiện tinh thần sáng tạo, trí thông minh và tinh thần vượt khó trong lao động
của người Việt Nam hiện nay. Công nghiệp đóng tàu biển nước ta cũng đã có vượt
bật, đóng được những con tàu vượt đại dương trên 50 vạn tấn. Năm 2004, Vương
quốc Anh đã đặt hàng với các nhà máy đóng tàu biển Việt Nam. Trong chuyến thăm
nước ta của Vương quốc Na Uy Ha-ran Đệ ngũ và Hoàng hậu Na-si-a ngày 1 tháng
11 năm 2004, Na Uy đã kí thỏa thuận với nước ta đóng mới tàu biển để xuất khẩu
sang nước thứ ba.
Từ những kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy trong xây dựng công trình
thủy điện Hòa Bình, những người thợ Sông Đà đã tự thiết kế, thi công hàng chục
công trình thủy điện lớn, nhỏ khắp các miền của Tổ quốc như Ialy…
34
Kỹ thuật cầu, đường, hầm vượt đèo của cán bộ, công nhân Việt Nam đã có sự
tiến bộ vượt bậc, đã tự thiết kế, thi công nhiều cầu, hầm lớn với trang thiết bị kĩ thuật
thi công tiên tiến. Hầm Đèo Ngang đã thông xe. Tháng 6 năm 2005 hầm đường bộ
Đèo Hải Vân đã được đưa vào sử dụng. Đây là hầm đường bộ dài nhất, hiện đại nhất
Đông Nam Á hiện nay.
Trên lĩnh vực y học chúng ta cũng đã có nhiều thành công lớn. Đã có hàng trăm
cháu nhỏ chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Không chỉ ghép
thận, chúng ta đã ghép gan thành công, đưa kĩ thuật ghép tạng của Việt Nam tiến
thêm một bước quan trọng. Năm 2003, chúng ta đã thành công trong việc phát hiện,
ngăn chặn, điều trị bệnh viêm phổi cấp tính do vi rút (SARS)…
Có thể khẳng định, trên bất cứ lĩnh vực nào, người Việt Nam chúng ta cũng tỏ
rõ tinh thần năng động, sáng tạo, vượt khó và trí tuệ thông minh. Năng động, sáng
tạo, vượt khó đã trở thành chuẩn mực phấn đấu và đánh giá mức độ lao động của
từng người cũng như một nhóm người.
Thứ tư, truyền thống nhân nghĩa, ứng xử có văn hóa
Nhân nghĩa, trung thực là truyền thống đạo lý rất cao thượng của dân tộc ta, nó
thể hiện đạo đức của các thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay và ngày càng được duy trì,
phát triển.
Nhân nghĩa trước hết là thể hiện lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau
trong hoạn nạn, lúc khó khăn… không cần đắn đo tính toán theo phương châm
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Tình
yêu thương con người đã đi vào ca dao, tục ngữ và trở thành quan niệm sống của mỗi
người như: “thương người như thể thương thân”, “máu chảy ruột mềm”, “môi hở
răng lạnh”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẽ áo”… cái đạo lý nhường nhịn,
đùm bọc nhau lúc xa cơ nhỡ bước đã là tình cảm của con người Việt Nam trong tình
làng nghĩa xóm, nó trở thành hành vi ứng xử hằng ngày của người Việt Nam qua các
thế hệ.
Truyền thống nhân nghĩa không chỉ thể hiện ở sự cưu mang lúc khó khăn trong
cuộc sống vật chất, nó còn thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động,
trong cuộc sống hằng ngày với mong muốn mọi người hạnh phúc, ấm no truyền
thống nhân nghĩa thể hiện rỏ nét nhất trong những lời cầu chúc nhân dịp tết cổ truyền
dân tộc, khi mọi người trong cộng đồng đạt được những thành công dù nhỏ hay lớn
trong cuộc sống: chúc mừng người có tuổi thương thọ, lúc sinh con, khi người thân
35
đi xa về, nhất là sau chiến tranh chồng, con từ chiến trường trở về, khi cưới xin, hội
hè, dựng nhà… mọi người trong họ hàng, làng xóm láng giềng người góp công, kẻ
cướp của đến chúc mừng giúp đỡ và coi đó là niềm vui, điều kiện cảm của tình
nghĩa, lòng hào hiệp của con người Việt Nam.
Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng,
không cố chấp với người lớn có lỗi lầm biết sửa lỗi, ngay đối với kẻ thù xâm lược khi
đã bị thua, bị bại trận vẫn đối xử khoan hồng.
Chính sách khoan hồng của Đảng thể hiện TINH THẦN ĐẠI NGHĨA của dân
tộc đã làm bè bạn khắp năm châu kính trọng mến phục, kẻ thù và những người lầm
đường lạc lối kính nể và họ tìm thấy đường sống trong chính sách khoan hồng của
Nhà nước ta. Đứng ở góc độ nào đó mà xét, có thể nói chính sách khoan hồng, lòng
đại nghĩa đã góp phần làm sáng tỏ cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc kéo dài
ngót 30 năm từ kháng chiến toàn quốc 1946 đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam
1975. Suốt mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước truyền thống đại nhân, đại nghĩa đã
là ý chí, là nguyên nhân tạo ra chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo ra những chiến
công làm rạng rỡ non sông gấm vóc của ông cha ta.
Truyền thống nhân nghĩa với thời đại ngày nay chính là đường lối đối ngoại của
Đảng ta với thiện chí khép lại quá khứ, quên đi hận thù để làm bạn với dân tộc, hội
nhập với các quốc gia trong sự nghiệp xây dựng, kiến thiết đất nước, xây dựng một
xã hội công bằng văn minh, góp phần vào sự nghiệp giữ gìn, bảo vệ hòa bình, an
ninh của loài người trên hành tinh này. Truyền thống nhân nghĩa gắn liền với chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Nói một cách khác truyền thống nhân nghĩa chứa đựng
tính chất chính nghĩa, đòi hỏi sự công bằng dân chủ, tự do, độc lập dân tộc, mưu cầu
hạnh phúc cho quần chúng cần lao của các dân tộc, chống lại áp bức và chiến tranh
xâm lược. Nhân nghĩa trở thành lý tưởng, mục tiêu sống, lao động, chiến đấu của
các thế hệ người Việt Nam. Đặc biệt, cuộc kháng chiến trong những thập niên vừa
qua không chỉ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc, mà còn vì sự
nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, đó là biểu tượng cao nhất,
sâu sắc nhất của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam.
Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam còn thể hiện ở thái độ đối với hành động
bất nhân bất nghĩa đối với con người, căm ghét sự áp bức bóc lột, kiên quyết đấu
tranh, chiến đấu chống lại sự bất công xã hội, bảo vệ phẩm giá con người và tự do
độc lập của các dân tộc và giai cấp cần lao bị áp bức. Lịch sử của dân tộc ta đã thể
36
hiện đậm nét tính thống nhất của những mặt đối lập của truyền thống nhân nghĩa:
tình yêu thương và lòng căm thù, lý tưởng tự do độc lập và cuộc chiến đấu không
mệt mỏi chống áp bức xâm lược….
Ngày nay, phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, chúng ta đang khơi
dậy phong trào quần chúng “uống nước nhớ nguồn”, đền đáp ơn nghĩa của các bà mẹ
anh hùng, chăm sóc thương bệnh binh, chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ,
giúp đỡ người già trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa, người tàn tật, gia đình khó
khăn, gặp hoạn nạn, phong trào xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các dân tộc vùng sâu,
vùng xa, rút ngắn trên lệch giữa vùng núi và miền xuôi, giữa thành thị và nông
thôn… là những phong trào nhằm phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại, từ sau năm 1975 đến nay đất nước ta có nhiều biến đổi, đã vượt qua
khủng hoảng kinh tế - xã hội bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ sở cho việc hình thành chuẩn mực đạo đức
mới của con người Việt Nam hiện nay. Cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế
trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế; những biến đổi kinh tế - xã hội trong nước và tình
hình thế giới, khu vực; âm mưu thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình” các thế lực
thù địch tiến hành nhằm chống phá nước ta;.. là nhân tố chủ quan tác động đến quá
trình hình thành, phát triển các chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam.
Trong thời kì đổi mới, dưới tác động của tình hình, chuẩn mực đạo đức con người
Việt Nam có sự vận động và biến đổi, xu hướng tích cực, tiến bộ đan xen với xu
hướng tiêu cực, phản tiến bộ, trong đó xu hướng tiến bộ, tích cực giữ vai trò chủ đạo.
Ở con người Việt Nam thời kì đổi mới, chuẩn mực đạo đức con người mới xã hội
chủ nghĩa hình thành, phát triển, phát huy tác dụng trong xậy dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức trở nên rất thiết đối với mỗi
con người.
Thanh niên Sóc Trăng là lực lượng đông đảo trong dân cư và là lực lượng lao
động chủ yếu của địa phương. Trong suốt quá trình cách mạng các thế hệ thanh niên
Sóc Trăng có nhiều đóng góp làm nên trang sử vẻ vang của quê hương đất nước. Sóc
Trăng cũng là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống vì vậy mà vấn đề giáo dục đạo đức như
thế nào để tuổi trẻ Sóc trăng đang phát huy những truyền thống quý báo, rèn đức
37
luyện tài và giữ gìn phẩm chất đạo đức góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Sóc Trăng.
Song bên cạnh những mặt tích tích cực, những đóng góp to lớn của tuổi trẻ Sóc
Trăng đối với sự phát triển đất nước, Sóc Trăng cũng chịu tác động từ mặt trái của
nền kinh tế thị trường. Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lệch lạc nhân cách đã và
đang nảy sinh làm nguy cơ suy giảm chất lượng nguồn nhân lực này. Vì vậy, giáo
dục đạo đức truyền thống cho thanh niên Sóc Trăng với yêu cầu và nội dung cụ thể
và phù hợp với thanh niên hiện nay.
2.2. Một số vấn đề giáo dục đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng.
2.2.1. Thang giá trị đạo đức truyền thống và sự biến đổi của thang giá trị
đạo đức hiện nay
- Thang giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam:
Giá trị là cái gì làm cho một vật có ích, có ý nghĩa và đáng quý về mặt nào đó,
có giá trị vật chất và giá trị tinh thần, có giá trị cá nhân và giá trị xã hội.
Giá trị vật chất thể hiện rõ trong đời sống kinh tế. Giá trị tinh thần biểu hiện
trong các lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật… Giá trị tinh thần được
phân chia thành các loại cơ bản sau: giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ,
giá trị chính trị. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, có cách hiểu khác nhau về chân thiện - mỹ, tự do… Đồng thời có các giá trị chung của loài người (các chuẩn mực
đạo đức nhất định, di sản văn hóa tiến bộ).
Giá trị đạo đức với tư cách là một yếu tố cấu thành của hệ thống giá trị tinh
thần của đời sống xã hội được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý
tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi con người. Là
một trong những phương thức điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện, tự
giác. Vì vậy giá trị đạo đức được con người điều chỉnh và đánh giá như việc làm có ý
nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình, dư luận biễu
dương. Giá trị đạo đức vì thế có ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống xã hội.
Một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị nói chung được xếp theo một thứ tự,
theo một ưu tiên nhất định được gọi là thang giá trị. Và như vậy, một tổ hợp giá trị
đạo đức hay một hệ thống giá trị đạo đức được xếp theo một thứ tự ưu tiên nhất định
gọi là thang giá trị đạo đức. Chẳng hạn, chủ tịch Hồ Chí Minh lấy hệ thống giá trị:
38
Cần, kiệm, liêm, chính, trung với nước, hiếu với dân làm căn bản tức là coi cái thiện,
cái đức là cốt lõi, là thước đo của mọi giá trị.
Trong thang giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, giáo sư Trần Văn Giàu
giáo dục bảy nội dung sau: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương
người, vì nghĩa”[16, tr.108]. Thang giá trị đạo đức hình thành và phát triển phụ thuộc
vào các điều kiện lịch sử xã hội nhất định, đặc điểm dân tộc, cộng đồng, từng nhóm
và từng con người. Từ thang giá trị đạo đức, chủ thể (dân tộc, cộng đồng, nhóm
người, cá thể) vận dụng nó để tạo lập một hoạt động; hành vi hay đánh giá và tự đánh
giá một hiện tượng xã hội, một cử chỉ hành vi… được gọi là thước đo giá trị.
Thang giá trị đạo đức Việt Nam có mấy điểm sau:
+ Trong các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức là ưu
trội, là cốt lõi là phẩm chất nhân cách con người Việt Nam.
+ Trong thang giá trị đạo đức truyền thống, lòng yêu nước được xem là cốt lõi
cơ bản phổ biến và cao nhất.
Tuy nhiên, trong thang giá trị đạo đức Việt Nam cổ truyền cũng bộc lộ nhiều
hạn chế của một nền văn hóa đạo đức xây dựng trên cơ sở xã hội nông nghiệp và
luôn luôn phải tiến hành chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Nó chủ yếu đề cao phẩm
chất chiến đấu “chống giặc cứu nước” mà ít nhiều xem nhẹ phẩm chất lao động, xây
dựng làm giàu cho đất nước. Các giá trị đạo đức được đề cao là các giá trị cộng
đồng, còn các giá trị cá nhân còn mờ nhạt. Các chủ thể đạo đức con người nhân dân,
con người tập thể, con người tổ quốc, con người quần chúng, đề cao hơn con người
cá nhân, phẩm chất cá nhân, ý kiến cá nhân, sáng kiến cá nhân. Các giá trị đạo đức
tách rời các giá trị khác, thay thế các giá trị khác hoặc được tuyệt đối hóa trong đời
sống xã hội (tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp…)
- Sự chuyển đổi của thang giá trị đạo đức hiện nay:
Nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện, mở cửa, giao lưu, hội nhập
mạnh mẽ với các nước trong khu vực và thế giới. Tất cả các mặt của đời sống xã hội
đang có sự chuyển đổi sâu sắc và tác động đến đời sống tinh thần, trong đó có các
nhân tố tác động đến đạo đức là:
Một là, nước ta chuyển từ cơ chế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng có
thể hiểu nó không phải là nền kinh tế dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp
39
trước đây, nhưng nó cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Có
thể xem là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức
kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được vận hành theo quy
luật kinh tế khách quan của cơ chế thị trường có sự quản lý, nhằm thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hôi của Đảng - mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn non trẻ, trong khi hội nhập khu vực và
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, phải chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt với các
lực lượng khác trên thị trường quốc tế, khi mà chúng ta chưa có đủ sức mạnh về kinh
tế và chưa có kinh nghiệm cạnh tranh. Đó thực sự là một thách thức lớn. Như vậy,
trong quá trình biến động của kinh tế - xã hội, không thể không có giá trị chuyển đổi
giá trị đạo đức. Đòi hỏi chúng ta phải kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống và hình thành những chuẩn mực đạo đức mới, tiếp cận thời đại, nâng giá trị
tích cực tác động đối với sự phát triển đúng hướng và lâu dài của cá nhân và dân tộc.
Hai là, đổi mới, mở cửa, giao lưu hội nhập quốc tế.
Đổi mới, mở cửa, tiếp cận những yếu tố tích cực của cách mạng khoa học công nghệ, lối sống hiện đại là điều kiện cơ bản của sự biến đổi đạo đức hướng tới
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu điểm của cơ chế thị trường và chính sách
mở cửa là giải phóng tiềm năng con người, tạo điều kiện cho con người có thể mang
hết khả năng học tập, làm việc thỏa mãn nhu cầu bản thân và cống hiến xã hội. Các
chỉ tiêu “học tập để phát triển tài năng” và “tự do cá nhân” được đánh giá chuyển
biến tốt lên với chỉ số khá cao là điều rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên bên cạnh những
tinh hoa văn hóa của thế giới cũng có không ít những yếu tố phản văn hóa, đòi hỏi
chúng ta phải sàn lọc, loại bỏ.
Ba là, cuộc tấn công của các thế lực thù địch trong âm mưu “diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã
hội Việt Nam. Lợi dụng sự mở cửa về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… những lực
lượng thù địch của chủ nghĩa xã hội, những lực lượng phản động lưu vong ở nước
ngoài đã tìm mọi cách mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, khống chế, lôi kéo vào con đường
sa đọa về đạo đức, về lối sống để chúng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”,
phá hoại Đảng ta từ bên trong, phá hoại ý thức đạo đức xã hội chủ nghĩa, phá hoại
bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống. Hằng ngày, các công cụ tuyên
truyền tư sản tung ra các nọc độc của chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, thúc
40
đẩy chủ nghĩa cá nhân phát triển, kích thích mọi hành vi vô đạo đức, chạy theo đồng
tiền như tham nhũng, buôn lậu và các hành vi phi pháp khác. Đây một trong là những
tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi thang giá trị đạo đức hiện nay.
Bốn là, ngày nay kinh tế xã hội có bước phát triển đáng kể, đã đạt được những
thành tựu quan trọng, song Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước nghèo, còn đứng trước
những thách thức lớn, công tác giáo dục đạo đức còn nhiều thiếu sót…
Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành trung ương khóa IX, Đảng ta kết
luận: “Công tác giáo dục tư tưởng chính trị vẫn còn chậm đổi mới về nội dung, hình
thức; tính thuyết phục, tính chiến đấu và hiệu quả chưa cao… Công tác giáo dục đạo
đức, lối sống chưa thường xuyên, liên tục, có mặt bị buông lỏng, xem nhẹ”[11,
tr.117]. Do xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, trải qua 30 năm chiến tranh, cơ chế bao
cấp kéo dài nhiều năm, nước ta vẫn thuộc nhóm nghèo. Mặt khác trong lĩnh vực văn
hóa tinh thần tuy có nhiều mặt tiến bộ, nhưng còn nhiều điều đáng lo ngại, lối sống
chạy theo đồng tiền, hủ tục, mê tín, tệ nạn xã hội gia tăng.
Thực tế ở Việt Nam sau 25 năm đổi mới cho thấy, thang giá trị đạo đức xã hội
đang thay đổi; có cả tích cực lẫn tiêu cực, thậm chí có đảo lộn, sự biến động diễn ra
nhiều chỗ chưa ổn định. Đó là tình huống có vấn đề mà yêu cầu của công cuộc đổi
mới đặt ra cho đạo đức học. Cái then chốt của nó, không phải là cái nên hay không
nên diễn ra sự biến đổi đạo đức mà là biến đổi như thế nào, tức là thang giá trị được
đánh giá và chuyển đổi đến đâu để dần dần thích ứng với nhu cầu của đời sống hiện
thực, hình thành một quan hệ đạo đức xã hội kiểu mới giữa người với người, đóng
vai trò duy trì và thúc đẩy tốt đẹp sự điều hòa ổn định trật tự xã hội, đặt biệt là điều
chỉnh, đổi mới, kế thừa, định hướng các thang giá trị đạo đức, làm cho các thành viên
trong xã hội dần dần thích ứng với tình hình mới.
Từ thực tiễn đổi mới đất nước, cần phải khẳng định một hệ thống giá trị đạo
đức vừa có tính kế thừa đạo đức truyền thống của người Việt Nam, vừa tiếp thu văn
minh nhân loại phù hợp với thời đại mới. Có thể khái quát thành hệ thống sau:
Một là, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cần được khẳng định lại và
phát triển trong điều kiện mới, chẳng hạn như: lòng yêu nước, lòng nhân ái, ý thức
đoàn kết cộng đồng, lòng vị tha, tính trung thực tinh thần ham học hỏi, lễ độ, khiêm
tốn.
Hai là, các giá trị đạo đức vốn được hình thành trong cách mạng dân tộc dân
chủ cần được giữ gìn, trân trọng và bổ sung nội dung mới như chủ nghĩa anh hùng
41
cách mạng trong chiến tranh nay chuyển sang chủ nghĩa anh hùng trong công cuộc
đổi mới trong xây dựng đất nước. Từ ý trí không chịu làm nô lệ, không chịu mất
nước chuyển sang ý trí không chịu nghèo đói, lạc hậu và lệ thuộc. Giá trị tự do trước
được hiểu là quyền tự do của toàn dân tộc. Nay giá trị tự do còn mang thêm nhiều ý
nghĩa về quyền tự do cá nhân, tự do học tập, tự do lập nghiệp, tự do hành nghề, tự do
mưu cầu hạnh phúc…
Ba là, những giá trị mới được bổ sung, đó chính là những giá trị thu được sau
25 năm đổi mới, và những giá trị làm nên khuôn mặt thế giới hôm nay. Trong việc
chuyển đổi giá trị đạo đức, khẳng định thang giá trị đạo đức mới, đòi hỏi chúng ta
phải xử lý làm sao để chủ thể phát huy được tích cực cao nhất, vừa phải nâng cao
trình độ nhận thức, trình độ tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho con người, vừa làm cho
sản xuất phát triển, kinh tế ngày càng tăng; vừa bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong quá trình đổi mới và định hướng thang giá trị đạo đức, chúng ta cần
chống lại hai khuynh hướng cực đoan:
+ Chống thái độ bảo thủ đề cao quá mức truyền thống mà coi nhẹ hoặc phủ
nhận đổi mới, phủ nhận các giá trị hiện đại.
+ Chống thái độ hư vô, phủ nhận mọi giá trị cũ. Thực tế cho thấy đi vào kinh tế
thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm
mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất mình, tạo thành cái bóng của người khác, của dân
tộc khác. Lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính cộng đồng, ý chí kiên cường bất khuất,
siêng năng, tận tụy, liêm khiết, thủy chung, cần cù đã trở thành lối sống bền vững
trong lịch sử, giờ đây phải được tăng cường đổi mới hoàn thiện hơn, cả về nội dung
và phương hướng.
2.2.2. Một số chuẩn mực cơ bản của đạo đức mới cần giáo dục trong lối
sống thanh niên hiện nay
Ở nước ta, yêu cầu xây dựng “hệ giá trị và những chuẩn mực xã hội mới phù
hợp với tryền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại đã được khẳng định tại
Đại hội VIII của Đảng. Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa VIII đã
cụ thể hóa yêu cầu này thành những chuẩn mực, những đức tính dưới đây:
“- Có tinh thần yêu nước,tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và Chủ
nghĩa xã hội, có ý trí vươn lên đua đất nước thoát khỏi nghéo nàn lạc hậu, đoàn kết
42
với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, có nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kĩ cương, phép nước qui ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải
thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiêp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng
suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ
thẩm mĩ và thể lực”[8, tr.58-59].
Chuẩn mực đạo đức vừa thể hiện thực chất, vừa thể hiện đặc trưng của đạo đức.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội. Tuy
nhiên, đạo đức không phản ánh trực tiếp các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
mà phản ánh gián tiếp các điều kiện vật chất đó thông qua việc điều chỉnh quan hệ
giữa lợi ích cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội. Vì là sự phản
ánh các điều kiện kinh tế - xã hội nên các chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng mang
tính thời đại, tính giai cấp (trong điều kiện xã hội có phân chia thành giai cấp). Điều
đó có nghĩa là các thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, các giai cấp khác nhau
bao giờ cũng có những chuẩn mực đạo đức khác nhau, mặc dù, giữa chúng có những
điểm chung mang ý nghĩa nhân loại phổ biến.
- Chủ nghĩa tập thể
Ý thức tập thể, ý thức cộng đồng xuất hiện rất sớm, do nhu cầu lao động sản
xuất tạo ra vật phẩm nuôi sống con người. Và chính lao động, nhờ lao động mà con
người ngày càng phát triển, hoạt động của con người càng phong phú. Bởi vì lao
động sản xuất - cơ sở tồn tại xã hội, chỉ có thể diễn ra trong những quan hệ xã hội
nhất định. Trong quá trình sản xuất, con người chẳng những dựa trên những quan hệ
có sẵn, do các giai đoạn trước để lại, mà hơn nữa còn làm phong phú những quan
niệm ấy và mở ra những quan hệ mới ngày càng đa dạng và sâu sắc hơn. Quá trình
đó cũng đồng thời là quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Vì thế,
con người vừa là chủ thể xã hội, vừa là sản phẩm xã hội. Tinh thần tập thể một khi
được thừa nhận là một giá trị cao đẹp, được coi như một triết lý sống, một nguyên tắc
sống thì phát triển thành chủ nghĩa tập thể. Chủ nghĩa tập thể là sự thống nhất tự giác
giữa các cá nhân vì những lý tưởng cao quý của con người. Đó là sự thống nhất của
43
tình đồng chí, tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau, nhằm
đảm bảo cho các cá nhân phát triển cao nhất, phục vụ lợi ích xã hội. Ở đây, con
người không chỉ nghĩ và hành động vì mình mà vì người khác, đó tinh thần trách
nhiệm và thái độ tôn trọng, chăm sóc lẫn nhau. Tập thể ở đây vừa là mục đích, vừa là
phương tiện, là hình thức để cho các cá nhân phát triển.
Như vậy, dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tập thể trở thành quan hệ xã hội phổ
biến, thể hiện trong mọi quan hệ xã hội và trong mọi hình thức của đời sống xã hội.
Chủ nghĩa tập thể phải đòi hỏi kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa
phường hội vì chủ nghĩa phường hội chẳng qua chỉ là sự biến tướng của chủ nghĩa cá
nhân. Về bản chất của chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ rằng: “cái gì
trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân”[24, tr.448]. Chủ nghĩa cá nhân
đẻ ra nhiều cái xấu, thiên hình vạn trạng, như lười biến, ngại khó khăn, gian khổ;
tranh việc dễ về mình, đùn việc khó cho người; sống tranh công, đổ lỗi, sa đọa, hủ
hóa, suy tính tiền đồ, dĩ hòa vi quý, trung dung trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm;
nịnh hót cấp trên, dọa nạt cấp dưới, đòi hỏi đãi ngộ, công thần địa vị. Chủ nghĩa cá
nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mọi người chúng ta luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên
quyết tiêu diệt. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá
nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ
dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ
mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dể”[24,
tr.448]. Người cũng nhấn mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không “giày xéo lên
lợi ích cá nhân”. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng để nhận thức đầy đủ và thực
hiện đúng lại không đơn giản chút nào. Bởi lẽ, nếu nhấn mạnh lợi ích cá nhân thì con
người dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, và ngược lại chống chủ nghĩa cá nhân không thận
trọng sẽ “giày xéo” lên lợi ích chính đáng của cá nhân. Cả hai khuynh hướng trên
đều dẫn đến kết quả là cản trở sự nghiệp giải phóng cá nhân, khó thực hiện mục tiêu
đem lại tự do, hạnh phúc cho mỗi cá nhân con người trong chế độ xã hội mới - xã hội
chủ nghĩa. Cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa tập thể ngày càng giữ vai trò quan trọng, chỉ đạo mọi suy nghĩ hành động
của con người.
- Tinh thần lao động cần cù, tự giác và sáng tạo
Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, “là lực lượng bản chất của con
người”, nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình phù hợp với yêu cầu, lợi ích
44
của con người vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Lao động chẳng những đã sáng tạo
ra con người, xã hội loài người, từng bước hoàn thiện thể chất lẫn tinh thần của cá
nhân mà còn thông qua đó để hình thành và phát triển các quan hệ đạo đức xã hội.
Các khái niệm tốt - xấu, thiện - ác, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm được hình thành
trong quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở lao động.
Lao động là hiện tượng phổ biến trong xã hội và cũng là tiêu chuẩn có giá trị
đầu tiên và cao cả nhất của đời sống đạo đức. Chính thái độ đối với lao động là thước
đo quan trọng, căn cứ vào nó mà ta đánh giá con người lao động nghiêm túc, trung
thực, có trách nhiệm hay dối trá, qua quýt, tiết kiệm hay hoang phí, và người lao
động chỉ được kính trọng khi có thái độ lao động đúng. Một số nhà nghiên cứu đã
nói: lao động là điều thiện bậc nhất, là ngọn nguồn hạnh phúc của con người. Có thể
nói giá trị lao động đối với sự tồn tại của con người và xã hội được biểu hiện trên
nhiều phương diện khác nhau trong đó có đời sống đạo đức. Lao động luôn luôn là
nhu cầu, là khác vọng và là nguồn cảm hứng của con người. Đi vào đời sống cụ thể,
giá trị của lao động được thể hiện toàn diện ở các phương diện: kinh tế, đạo đức, trí
tuệ, thẩm mỹ.
Về mặt kinh tế, lao động được coi là nguồn gốc, là cơ sở, là phương thức tồn tại
và phát triển của xã hội, nó luôn là hoạt động có mục đích của con người, là ngọn
nguồn của sự ấm no, hạnh phúc, sự phồn thịnh và văn minh xã hội.
Về mặt trí tuệ, lao động đã kích thích tư duy sáng tạo của con người.
Về giá trị thẩm mỹ, lao động là ngọn nguồn của mọi sự thích thú, khoái cảm,
hưởng thụ và chiêm ngưỡng cái đẹp.
Về giá trị đạo đức, lao động được bộc lộ chủ yếu trên hai bình diện cơ bản: sự
thiện tâm, thiện ý và giáo dục, bổ sung, hình thành và phát triển năng lực đạo đức
của con người. Giá trị đạo đức của lao động đã đem đến sự giác ngộ về lý tưởng đạo
đức, bồi đắp và củng cố những tính cách đạo đức của con người.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước với trình độ còn thấp, để có miếng cơm
manh áo, người Việt Nam đã phải phát huy truyền thống chịu đựng gian khổ, cần
mẫn lao động ngày đêm, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “một nắng hai
sương”, “chân lắm tay bùn” quanh năm đổ mồ hôi, nước mắt với trình độ sản xuất
còn thấp kém, lao động thủ công, đôi khi con người còn phải kéo cày thay trâu. Lệ
thuộc vào điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người Việt Nam không thể không cần cù,
45
chăm chỉ, chịu khó và trong hoàn cảnh khó khăn còn buộc con người phải suy nghĩ,
tìm tòi ra các giải pháp để chống lại thiên tai, dịch họa để tồn tại và phát triển.
Bước vào sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với việc
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu mới đối
với con người mà trước hết là yêu cầu về thái độ lao động của mỗi cá nhân trong xã
hội. Nếu như kinh tế bao cấp tạo ra những con người thụ động, trì trệ, ngại đổi mới,
thì cơ chế thị trường lại đề cao lao động cống hiến của mỗi cá nhân, đề cao tính năng
động, tự giác, sáng tạo của mỗi cá nhân. Kinh tế thị trường đã tạo điều kiện và đặt ra
yêu cầu cho con người phải chủ động vươn tới sự bình đẳng, công bằng trên cơ sở tài
năng sáng tạo cá nhân, chấp nhận sự vượt trội một cách đích thực, tạo ra một yêu
cầu mới ngày càng phù hợp với xu thế phát triển, là vươn tới đỉnh cao mới trong mọi
lĩnh vực của mỗi cá nhân thúc đẩy sự phát triển xã hội.
- Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế
Mỗi con người sinh ra điều có cội nguồn, quê hương, đất nước, dân tộc mình.
Mọi người điều có quyền yêu cội nguồn, quê hương, dân tộc mình (ngôn ngữ, văn
hóa, tập quán dân tộc…) và đất nước mình. Đây là một thuộc tính tự nhiên có ý
nghĩa phổ biến.
Lòng yêu nước phát triển thành một triết lí nhân sinh, triết lí xã hội, một trình
độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống, chi phối một cách có ý thức mọi hành vi và ứng
xử của con người thì trở thành chủ nghĩa yêu nước. Nó bao hàm cả tư tưởng và tình
cảm yêu nước, nó vừa là nguyên tắc đạo đức, vừa là nguyên tắc chính trị.
Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành đối với Tổ
quốc và khác vọng phục vụ lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Chủ nghĩa yêu nước như Lênin nhấn mạnh - “là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố
qua hàng trăm nghìn năm tồn tại của tổ quốc biệt lập”[31, tr.226].
Chủ nghĩa yêu nước có quá trình phát triển lâu dài, có tính lịch sử và trong xã
hội có giai cấp nó mang tính giai cấp. Yêu nước theo quan niệm của giai cấp phong
kiến là trung quân (trung với vua); yêu nước theo quan niệm của giai cấp tư sản là
chế độ tư sản. Chủ nghĩa yêu nước tư sản chứa đựng trong lòng nó bản vị dân tộc và
tham vọng thống trị các dân tộc khác, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Yêu
nước trên lập trường của giai cấp công nhân khác về chất với quan niệm của giai cấp
bóc lột. nội dung của nó được thể hiện như sau:
46
Một là, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân lao động. Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa là tổ quốc của nhân dân, chứ không phải là tài sản riêng của cá nhân
nào. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thành quả đấu tranh cách mạng của toàn dân, là
nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Hai là, yêu nước trên lập trường chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Chủ
nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân biểu hiện bản chất tốt đẹp của giai cấp công
nhân nhằm đoàn kết, giúp đỡ và giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới khỏi mọi
xiềng xích áp bức, bóc lột của kẻ thống trị.
+ Trong khi bảo vệ nền độc lập về lãnh thổ, kinh tế, chính trị và văn hóa của
dân tộc mình, phải trân trọng các dân tộc khác, trân trọng nền độc lập của họ. Cần
chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đồng thời chống chủ nghĩa “nước lớn”, chủ
nghĩa thực dân dưới mọi hình thức và tạo nên sự bình đẳng dân tộc, thực chất là bình
đẳng giữa những người lao động sống ở những quốc gia khác nhau.
+ Yêu nhân dân mình, đồng thời yêu nhân dân lao động của dân tộc khác, để
làm phong phú nền văn hóa của dân tộc mình, chống lại thành kiến dân tộc, kì thị và
phân biệt chủng tộc.
+ Lao động, chiến đấu, hoạt động với tinh thần đạo đức cộng sản để bảo vệ, xây
dựng tổ quốc mình và đoàn kết, ủng hộ, giúp đở tích cực đối với phong trào công
nhân, phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Trong lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, Đảng ta đã sử dụng, phát huy
sức mạnh tổng hợp của thời đại và sức mạnh của dân tộc để đánh bại mọi kẻ thù, giữ
vững nền độc lập tự do của Tổ quốc.
- Tinh thần nhân đạo
Nhân đạo là bản tính vốn có của con người, là thể hiện tính người. Bởi vì con
người là có ý thức, có tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đến nhau vì vậy, biết
thông cảm, biết nhường nhịn, biết chia sẽ, biết tương trợ lẫn nhau.
Một đặt tính nổi bật ở mỗi con người là luôn có tình yêu thương con người. Vì
tình yêu thương con người là ngọn nguồn của hạnh phúc chân chính, là mục đích tự
thân, là điều kiện cao nhất đồng thời cũng là phương tiện, là điều kiện cho hạnh phúc
của cá nhân. Bởi lẽ quan hệ giữa người và người là quan hệ tương tác.
Tư tưởng nhân đạo đã được hình thành tự phát ngay từ thời xa xưa trong đấu
tranh chống áp bức bóc lột và chống lại những hành vi vi phạm đạo đức. Tinh thần
47
nhân đạo Việt Nam được hình thành trên cơ sở kế thừa truyền thống nhân nghĩa của
dân tộc ta và yêu cầu của thực tiễn bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta.
Nhân đạo là truyền thống cao quý của dân tộc ta, nó thể hiện đạo đức của các
thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay và tất yếu ngày càng được duy trì và phát triển. Nhân
đạo được thể hiện ở lòng nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn
nạn, khó khăn, giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày với mong
muốn mọi người được hạnh phúc, ấm no. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đang hướng tới con
người và vì con người. Giải phóng triệt để toàn diện con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển. Trên ý nghĩa đó, chủ nghĩa cộng sản nhân đạo là một
nội dung cơ bản, là một chuẩn mực đạo đức quan trọng của đạo đức mới.
Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản có nội dung toàn diện, triệt để và sâu sắc. Nó là
sự thể hiện thái độ có thiện chí, có sự cảm thông, có tình thương yêu sâu sắc đối với
con người. Sự tận tụy phục vụ lợi ích của con người, nó thủ tiêu tất cả mọi sự áp bức,
mọi bất bình đẳng trong xã hội, mọi người đều được tự do, được thực hiện đầy dủ
quyền làm người.
Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc và tính lịch
sử - cụ thể. Tinh thần nhân đạo cộng sản - một nội dung quan trọng của đạo đức mới
mà chúng ta xác lập và hoàn thiện là nhân đạo trên lập trường của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, nhân đạo đối với người lao động, người lương thiện, người
chân chính.
Chủ nghĩa cộng sản cũng đòi phải có lòng căm thù đối với tội ác và mọi hành vi
vô nhân đạo. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thì lòng căm thù tội ác phải thể hiện
thành ý chí, tinh thần dũng cảm đấu tranh chống lại xâm lược và nô dịch kẻ thù.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay đòi hỏi mọi người phải có thái độ và
hành động trong việc chống lại những thói hư tật xấu, chống lại những biểu hiện xâm
hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân lao động mà trước hết là lợi ích kinh tế. Tích
cực đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, chống bảo thủ, trì trệ mà đặc biệt là trong
quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản - một nội dung của đạo đức mới, còn đòi hỏi mỗi
người, mỗi cá nhân và ngày nay đặc biệt là thế hệ trẻ thế hệ thanh niên phải biến tinh
thần, tư tưởng và tình cảm nhân đạo thành hành động cụ thể, nổ lực trong lao động,
học tập, rèn luyện, sáng tạo để cống hiến và đem lợi ích ngày càng nhiều cho bản
48
thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để nhất, là chủ nghĩa
nhân đạo hiện thực - một nội dung cơ bản của đạo đức mới.
Trong công cuộc đổi mới thanh niên Sóc Trăng có bước trưởng thành to lớn,
tiếp tục phát huy truyền thống của Đảng của dân tộc hăng hái học tập, lao động xung
kích đảm nhận những việc khó, lĩnh vực mới góp phần xứng đáng vào những thắng
lợi của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Rất nhiều tấm gương sáng, những chiến
công, những thành tựu lớn đã xuất hiện trên mặt trận chiến đấu, sản xuất, công tác,
học tập, thể hiện ý chí, sức mạnh và sự sáng tạo của họ trong từng lĩnh vực của cuộc
sống cũng như sự nghiệp đổi mới quê hương Sóc Trăng nói riêng và công cuộc đổi
mới đất nước nói chung. Tiêu biểu trong lịch sử giai đoạn 1945 – 1954. Sau khi
giành được thắng lợi lớn trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng bộ và
nhân dân Sóc Trăng lại phải đối đầu với những khó khăn, thách thức mới. Phải gánh
vác nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang đó là củng cố chính quyền
nhân dân giải quyết nạn đói, nạn dốt, tài chính và đặc biệt hơn nữa là phải đấu tranh
chống kẻ thù mới đó là đế quốc Mỹ. Đặc biệt trong thời kỳ này ở Sóc Trăng có một
vinh dự là được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ tổ chức đón hơn 1.800 tù chính trị
từ Côn Đảo trở về. Sáng ngày 16/9/1945 đoàn tàu khởi hành và đến ngày 22/9/1945
đoàn tàu ghe đã cập bến Đại Ngãi - Long Phú, trong đoàn có các đồng chí như: Lê
Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương… Cùng về hôm đó còn có chiếc ca nô “Giải
Phóng” chở các đồng chí Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Phan Trọng Tuệ… cập bến
Mỹ Thanh.
Thực hiện theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân Sóc Trăng
cùng nhân dân cả nước bắt tay vào “Thực hiện đường lối kháng chiến Toàn dân, toàn
diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh 12/1946 -1950” từng bước khắc phục hậu quả chiến
tranh, nhưng địch vẫn còn đó đe dọa nền độc lập dân tộc và chúng tìm mọi cách để
tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.
Trước âm mưu, thủ đoạn của địch, Tỉnh ủy Sóc Trăng sau khi đánh giá tình
hình, đã quyết định rời căn cứ Cù Lao Dung (Long Phú) về rừng tràm Mỹ Phước
(Mỹ Tú).
Tại địa bàn Kế Sách, đế quốc Mỹ và tay sai cũng triển khai chiến lược chiến
tranh cục bộ. Chúng đã gây ra vụ thảm sát ở Vàm Cái Cao, tôi xin tóm tắt sơ lược về
địa danh xảy ra vụ thảm sát này.
49
Vàm Cái Cao, thuộc ấp An Bình, xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc
Trăng (thời Ngụy quyền Sài Gòn thuộc chi khu Phong Thuận, tỉnh Ba Xuyên). Địa
danh này đã trở nên một trong những chiến tích chiến tranh, ghi lại cảnh thảm sát
thường dân vô tội mà Mỹ - Ngụy đã gây ra. Cuộc thảm sát ở Vàm Cái Cao đã gây
nên làn sóng phẩn uất, căm thù sâu rộng trong nhân dân. Văn bia ghi lại chứng tích
tội ác của Mỹ - Ngụy được đặt trên xẻo đất, vào ngày 15/3/2006 Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định số 352/QĐHC - CTUBT, công nhận địa điểm
Mỹ - Ngụy thảm sát người dân ở Vàm Cái Cao ấp An Bình, xã An Lạc Thôn, huyện
Kế Sách là chứng tích chiến tranh cấp tỉnh. Nhìn chung, những thành tựu đã đạt được
trong những thời gian qua là kết quả của sự nổ lực, phấn đấu không quản gian khổ hy
sinh của biết bao thế hệ trung kiên - hết lòng vì sự nghiệp cách mạng đi lên của quê
hương Sóc Trăng anh hùng. Vì vậy thanh niên cần phải phấn đấu học tập theo những
tấm gương anh hùng của cha anh.
Thanh niên dân tộc, thiểu số và tôn giáo phấn khởi trước chính sách đại đoàn
kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, có ý chí vươn lên, có nguyện vọng được học tập,
nâng cao dân trí, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống. Cùng với sự phát triển chung
đối tượng thanh niên ngày càng nhạy bén, sắc sảo và năng nổ hơn các thế hệ cha ông.
Thanh niên Sóc Trăng không những phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước chân
chính mà còn tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động tự thiện, thể hiện đạo lý:
“Thương người như thể thương thân”, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc,
đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc sâu sắc. Thanh niên Sóc Trăng không
ngại khó khăn, gian khổ, nhiều thanh niên học xong, ra trường tình nguyện lên các
vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn để công tác và phục vụ nhân dân. Có thể nói,
trong quá trình đổi mới, thanh niên ở Sóc Trăng đã nổ lực phấn đấu, sáng tạo, mạnh
dạn, dám nghĩ, dám làm, phát huy tinh thần “đâu cần thanh niên có, dâu khó có thanh
niên”, xứng đáng là lực lượng xung kích trên mọi lĩnh vực.
2.2.3. Đạo đức mới là sản phẩm đƣợc hình thành một cách tự giác (là kết
quả của giáo dục và tự giáo dục)
Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách. Nhờ có giáo dục đạo đức mới dần dần được phát triển và hoàn
thiện trong ý thức của cá nhân và ý thức xã hội, trở thành yếu tố phổ biến, thống trị
trong đời sống xã hội. Quá trình giáo dục đạo đức cộng sản cần chú ý tuân theo một
số yêu cầu sao:
50
Một là, cùng với việc đổi mới các mối quan hệ xã hội, việc giáo dục ý thức đạo
đức cộng sản có một ý nghĩa đặc biệt. Đó cũng là quá trình giáo dục tổng hợp, bao
gồm giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động… và
chúng luôn luôn gắn bó với nhau.
Hai là, giáo dục đạo đức cộng sản phải là một quá trình thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn, quá trình hình thành thế giới tinh thần cao đẹp và hoạt dộng thực tiễn
phong phú. Trong chủ nghĩa xã hội, tính tự giác của quá trình hình thành đạo đức
mới không chỉ thể hiện ở công tác giáo dục, mà còn thể hiện trong toàn bộ hoạt động
xây dựng xã hội mới, xây dựng nền kinh tế mới. Không thể xây dựng được nền kinh
tế mới cũng như xã hội mới nếu chủ nghĩa xã hội không trở thành một phong trào
hiện thực dựa trên sự quan tâm thiết thực của người lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”[23,
tr.448]. Những nhân tố của con người xã hội chủ nghĩa lớn dần lên trong phương
thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu lý tưởng xây dựng con người xã hội chủ
nghĩa lại thúc mạnh hơn nữa sự nghiệp xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa vừa là sản phẩm của quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vừa chịu tác động định hướng tích cực, chủ động của con người. Giáo
dục, tự giáo dục và giáo dục lại thường xuyên có vai trò rất tích cực trong việc hình
thành con người xã hội chủ nghĩa. Đây là quá trình hình thành và phát triển các phẩm
chất đạo đức cá nhân; quá trình đó, một mặt, con người thể hiện niềm tin đạo đức,
những hiểu biết về giá trị, chuẩn mực đạo đức; mặt khác, nhờ những kết quả hoạt
động, họ xác định một cách thực tiễn những giá trị đạo đức của chúng.
Ba là, giáo dục đạo đức cộng sản là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo
dục. Quá trình giáo dục và sự tiếp tục giáo dục đạo đức thể hiện ở chủ thể, là mặt bên
trong, nội tâm của quá trình giáo dục đạo đức do xã hội thực hiện đối với mỗi cá
nhân. Sự tự giáo dục biểu hiện tính tích cực của ý thức, khi bản thân ý thức trở thành
tác nguyên nhân tác động. Đó cũng là quá trình con người tự phán xử, tự giáo dục, tự
điều chỉnh và làm cho lương tâm trong sạch. Những tri thức về đạo đức trở thành đối
tượng của những rung cảm sâu sắc, trở thành những nội dung cơ bản của sự vận
động nội tâm của đối tượng giáo dục. Chính điều đó đòi hỏi quá trình giáo dục phải
kết hợp chặt chẽ với quá trình tự giáo dục.
Tóm lại, giáo dục và tự giáo dục đạo đức rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, mỗi
con người. Giáo dục, tự giáo dục để bản thân phát triển toàn diện hơn nhằm đáp ứng
51
nhu cầu phát triển của đất nước. Thanh niên là tầng lớp trẻ tầng lớp tương lai của đất
nước vì vậy mà việc giáo dục và tự giáo dục đạo đức ở thanh niên không thể sao lãng
được. Trong điều kiện hiện nay, con người vừa là là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Một thế hệ thanh niên được giáo dục và tự giáo dục có
nhân cách phát triển sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của thế giới hiện đại và sự
nghiệp hóa, công nghiệp hóa đất nước.
2.3. Thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giáo dục
giá trị đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng
2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa và kinh
tế - xã hội ở tỉnh Sóc Trăng.
- Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh
231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ,
Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến
Tre và Tiền Giang.
Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông.
Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và
8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
Đường bờ biển dài 72 km và 02 cửa sông lớn: sông Hậu (Định An, Trần Đề),
Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang;
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;
+ Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
Về khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió
mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,8 độ
C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ
tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu
phát triển.
52
Về đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29
ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa
nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như
hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là
276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm
62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản
54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. (số
liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008).
Về đặc điểm địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ
cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài.
Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển
Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có
dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và
những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ
vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ
Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình
lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa
mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân
trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi
triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.
Cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên ở đây diễn ra gay gắt, con người
phải vật lộn với thiên nhiên, đã hao mòn về sức lực và trí tuệ để khai thác và sử dụng
nguồn lực do thiên nhiên ưu đãi. Chính trong quá trình chung sống và vật lộn với
thiên nhiên đã góp phần hung đúc nên tinh thần lao động, cần cù, sáng tạo, chịu
thương chịu khó, ý chí tự lực, tự cường, tình yêu con người với con người, con người
với thiên nhiên… Chính đây là môi trường tự nhiên đã tạo nên ý chí, bản lĩnh nghị
lực và nhiều phẩm chất tốt đẹp cũng như những mặt con hạn chế của con người và
tuổi trẻ Sóc Trăng
Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy
triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy
triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư
dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan,
du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.
53
Điều kiện tự nhiên của Sóc Trăng có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội. Chẳng han với vị trí địa lí của Sóc Trăng, việc giao lưu với các tỉnh
trong nước và đi ra các nước trên thế giới được thực hiện một cách dể dàng. Chính vì
vậy, con người ở đây sống thân thiện, cởi mở, chan hòa. Đó là điều kiện để tiếp thu
những cái mới, cái hay, cái đẹp trong quá trình giao lưu hội nhập. Đồng thời nó cũng
dễ tác động, tập nhiễm của những cái xấu, cái lạ và rất dễ thay đổi do những tác động
khác.
- Truyền thống lịch sử, văn hóa:
Người dân Sóc Trăng có truyền thống yêu nước từ lâu đời và khi có điều kiện
nó lại bộc phát lên rất cao. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà
Nguyễn hèn nhát dâng ba tỉnh miền Đông, rồi dâng ba tỉnh miền Tây Nam kỳ cho
giặc Pháp. Nhân dân Sóc Trăng cùng với nhân dân lục tỉnh đã kiên cường tham gia
phong trào khởi nghĩa chiến đấu chống giặc Pháp do các sỹ phu yêu nước lãnh đạo
như Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực... Không chỉ bằng những
cuộc đấu tranh chống giặc, nhân dân Sóc Trăng còn tham gia những cuộc vận động
yêu nước, vận động chính trị để giành độc lập cho dân tộc. Phòng trào yêu nước do
cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh khởi xướng đã lan rộng đến
Sóc Trăng. Hội kín “Thiên địa hội” xuất hiện ở ngay thị xã Sóc Trăng. Các phong
trào vận động yêu nước đó đã khơi dậy thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc
ngoại xâm của tổ tiên ta để lại.
Phát huy truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, nhân dân
Sóc Trăng đã làm nên những chiến thắng vẻ vang qua các chặng đường lịch sử, đặc
biệt đã vùng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, điển hình là cuộc nổi dậy của
quân dân Hòa Tú chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai. Tuy cuộc khởi nghĩa Nam
kỳ bị địch khủng bố đẩm máu nhưng nhân dân Sóc Trăng vẫn giữ vững niềm tin
mãnh liệt vào chiến thắng, cùng với cả nước làm cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm
1945 thành công, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bước vào cuộc kháng chiến 09
năm chống thực dân Pháp xâm lược với sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí căm thù
giặc sâu sắc và tinh thần chiến đấu ngoan cường, nhân dân Sóc Trăng đã góp phần
cùng cả nước đánh thắng kẻ thù hung bạo, buộc thực dân Pháp phải rút khỏi lãnh thổ
Việt Nam.
54
Năm 1954, hòa bình lặp lại chưa được bao lâu, đế quốc Mỹ lại tiếp tục can
thiệp và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Mặc dù kẻ thù lần này tàn
bào, nguy hiểm, vũ khí hiện đại gấp nhiều lần so với trước. Nhưng dưới sự lãnh đạo
tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng và ý chí kiên cường,
nhân dân Sóc Trăng một lần nữa cùng cả nước đứng lên quyết chiến đấu, không sợ
hy sinh gian khổ, người trước ngã, người sau xông tới tiêu diệt quân thù, thực hiện
lời Bác dạy “Không có gí quý hơn độc lập tự do” suốt 21 năm đã làm nên chiến
thắng vĩ đại giải phóng hoàn toàn miền Nam và quê hương Sóc Trăng ngày
30/4/1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân quyết tâm thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Cùng với cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng quê
hương đất nước ngày càng giàu đẹp, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Sóc
Trăng đã có mối quan hệ gắn bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần thân ái, đùm
bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng
nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng.v.v... tạo nên cuộc sống
hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đặc biệt, trong quan
hệ giao tiếp, người dân lao động ở đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân nghĩa,
thẳng thắn, bộc trực, sống hào phóng, giản dị, tình cảm mộc mạc chân thành, đó là
bản tính truyền thống của người dân Nam bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói
riêng.
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật
độ dân số đạt 394 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300
người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt 647.900 người,
trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 9,4 %.
Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người
Chăm bản địa, với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn
hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng,
từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm
thực và lễ hội. Nói đến Sóc Trăng, nhiều người thường nghĩ ngay đến chùa Chén
55
Kiểu, chùa Dơi, Vườn cò Tân Long, Lễ hội Ok om bok, bún nước lèo, bánh pía...
Trước xu thế chung, “Hội nhập” với thế giới về mặt kinh tế, trong đó yếu tố văn hóa
đóng vai trò là động lực - giao lưu; những nhân tố tích cực và tiêu cực là 2 mặt của
một vấn đề cùng tồn tại đan xen, đã và đang được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất
là thời kỳ hậu công nghiệp; khoa học kỹ thuật sẽ thay thế lao động thủ công thì sẽ
làm cho các quốc gia - dân tộc không khỏi phải băn khoăn lo lắng và nhất thiết bằng
mọi cách phải tìm về cội nguồn thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc là vấn đề bức bách đặt ra và càng có ý nghĩa hơn bao giờ
hết.
Với thời cơ và thách thức đó, người Sóc Trăng rất tự hào được Đảng - Nhà
nước luôn quan tâm, tạo điều kiện để khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc mình, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển, hòa
nhập cùng với cộng đồng thế giới và thời đại. Do đó, việc bảo tồn và phát huy càng
đầy đủ, kế thừa và phát triển càng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thì vấn đề hòa
nhập với cộng đồng thế giới và thời đại chính là hành trang chắc chắn và là điều kiện
tiên quyết để văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc ở Sóc Trăng hòa nhập
với các dân tộc trong nước và hội nhập với các nước trên thế giới.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị
xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng ở Sóc Trăng lại
có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó
hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù
lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với
nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song
Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Những năm qua, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
đã tăng lên đáng kể, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, các thành
phần kinh tế phát triển tạo nguồn lực để thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, Trung ương đã xác định đồng bằng sông Cửu Long là vùng
trọng điểm kinh tế của cả nước và đã tập trung đầu tư, đưa vào sử dụng các công
trình trọng điểm, sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong
khu vực, trong đó có tỉnh Sóc Trăng. Các cơ chế, chính sách mới từng bước được
hoàn thiện và tình hình chính trị của đất nước và tỉnh nhà ổn định, quan hệ đối ngoại
56
của đất nước mở rộng là cơ hội lớn để tỉnh Sóc Trăng mở rộng thị trường xuất khẩu,
tăng khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc
đẩy sản xuất. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Việc thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là các đối tượng có công với
nước luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tỉnh Sóc Trăng
quan tâm. Toàn tỉnh đã vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng, sửa chữa và
bàn giao ngôi nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách và căn nhà đoàn kết cho
hộ nghèo khó khăn, bức xúc về nhà ở.
2.3.2. Thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giáo dục
giá trị đạo đức mới cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh
niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh
đạo và rèn luyện; là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối
hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động
và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn
viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sóc Trăng có 6 ban chuyên môn và Nhà thiếu
nhi; 16 huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. Tiếp nối truyền thống lịch sử, những
năm qua thanh niên Sóc Trăng đã chứng tỏ bản lĩnh cách mạng, sức trẻ và sự sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm của mình trên các lĩnh vực lao động sản xuất, phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, nhiều phong trào phát động như “5 xung
kích phát triển kinh tế xã hội”, “4 đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập
nghiệp” thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo đã mang lại hiệu quả to lớn chứng
minh tính xung kích đi đầu của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đoàn viên, thanh niên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần
phải chấn chỉnh và khắc phục kịp thời.
* Những mặt tích cực đã đạt được:
- Tình hình tư tưởng thanh niên ổn định. Nhiều hoạt động hoạt động của đoàn
đã tác động tích cực đến tư tưởng của thanh niên như: thành công của đại hội Toàn
quốc lần thứ X; Các hoạt động kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
57
Nam(3/2), 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí minh (26/3), 123 năm ngày
sinh của Bác(19/5), 66 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), 68 năm năm ngày cách
mạng thánh Tám thành công (19/8), chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, công tác
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ,… Các hoạt động sôi nổi của Đoàn đã tạo nên
phong trào thi đua trong các tầng lớp thanh niên.
Bên cạnh đó, ĐVTN còn tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn
mới, giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, các hoạt động an sinh xã hội, qua đó
góp phần củng cố niềm tin của Đảng, chính quyền và nhân dân vào vai trò, trách
nhiệm của tuổi trẻ tỉnh nhà trong xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng giàu
đẹp, văn minh.
Cán bộ, ĐVTN cũng rất phấn khởi khi Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 13/2013/QĐ-TTg, ngày 06/02/2013 về chính sách đối với cán bộ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội LHTN Việt Nam trong các cơ sở
giáo dục và cơ sở dạy nghề; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số: 21/KH-UBND, ngày
27/3/2013 về thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2012-2015.
- Kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trong 9 tháng đầu năm
2013
+ Công tác tuyên truyền giáo dục: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được
triển khai với nội dung, hình thức phong phú. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức cho
ĐVTN học tập quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết trung
ương 4 (khóa X), Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, 6, 7 của BCH Trung
ương; Tổ chức học tập 6 bài học lý luận chính trị của Đoàn; Triển khai Nghị quyết
đại hội Đoàn các cấp và Nghi quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X… với hơn 603
cuộc, thu hút trên 47.100 lượt ĐVTN tham gia.
Các cấp bộ Đoàn tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chỉ thị 03-CT/TW của
Bộ Chính trị, qua đó đã kịp thời phát hiện tuyên dương những tấm gương tiêu biểu
trong việc học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh về nhận
thức và hành động của đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên có những chuyển biến tích
cực, tạo thành một phong trào thi đua sâu rộng, với nhiều nội dung và hình thức
phong phú đa dạng. Đoàn Khối các cơ quan thực hiện mô hình “Sổ nhật kí làm theo
58
lời Bác”, có 42/42 đơn vị, 3.270/5.224 đoàn viên đăng kí thực hiện, qua đó tổ chức
hội nghị tuyên dương 09 tập thể, 38 cá nhân.
Công tác giáo dục truyền thống tiếp tục phát huy, gắn với việc tổ chức các hoạt
động các ngày lễ lớn. Nét nổi bật là các cơ sở Đoàn đẩy mạnh tổ chức các hoạt động
về nguồn, toạ đàm với các nhân chứng lịch sử. Một số hoạt động lớn của Đoàn có sự
tác động tích cực đến các tầng lớp thanh niên, thu hút đông đảo ĐVTN và quần
chúng nhân dân tham gia. Nhân dịp 3/2, Đoàn Khối các Cơ quan, Đoàn TN Khối
Doanh nghiệp tổ chức Hội trại mừng Đảng, mừng xuân và hoạt động “Ngày xuân ấm
áp nghĩa tình” với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực; Thành Đoàn tổ chức ngày hội
“Nghĩa tình biên giới, hải đảo”; Huyện Đoàn Kế Sách, Thị Đoàn Vĩnh Châu tổ chức
hoạt động về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng. Tỉnh đoàn và các đơn vị trực
thuộc tổ chức đồng loạt chương trình lễ “Thắp nến tri ân” cho hơn 11.000 ngôi mộ
liệt sĩ.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp cùng các ban ngành, tham mưu cho Tỉnh
ủy, UBND tỉnh sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của BCH
Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; tổng kết 7 năm triển
khai Luật Thanh niên; 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 “Về xây dựng và
phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
+ Phong trào xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế: trong
những tháng đầu năm 2013, Ban thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
hoạt động tập trung hướng về cơ sở, trọng tâm là các xã xây dựng nông thôn mới,
phát động ĐVTN và người dân tích cực thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn
mới.
+ Phong trào xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng: Các cấp bộ Đoàn
triển khai thực hiện tốt phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng,
các hoạt động diễn ra trong “Tháng Thanh niên”, chiến dịch “Thanh niên tình nguyện
hè”, qua đó đã phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong việc
chia sẽ khó khăn với cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Kết quả
thực hiện được 530 công trình, phần việc thanh niên, có hơn 43.800 lượt ĐVTN
tham gia, trị giá trên 750 triệu đồng. Các công trình tiêu biểu: Chào mừng kỉ niệm
123 năm ngày sinh nhật của Bác, Ban Thường vụ Tỉnh phát động tuổi trẻ tỉnh nhà
ủng hộ thực hiện công trình cây xanh và tặng ghế đá tại Đền thờ Bác, với số tiền 148
59
triệu đồng; Huyện đoàn Cù Lao Dung tổ chức ngày hội “Dâng hoa Bác Hồ”, với 123
chậu hoa tươi thắm do cán bộ đoàn, ĐVTN trồng và chăm sóc; Đoàn Khối các Cơ
quan thực hiện công trình “Trồng 02 ha rừng phòng hộ ven biển”, trồng 10.000 cây
tại phường 2, thị xã Vĩnh Châu, có 200 ĐVTN tham gia; Huyện đoàn Kế Sách thực
hiện công trình “Trồng cây xanh, hoa kiểng”; Đoàn TN Công an tỉnh thực hiện công
trình “Đoạn đường cột cờ tổ quốc”, và công trình xây dựng 20 nhà tiêu hợp vệ sinh.
Phong trào hiến máu tình nguyện được các cấp bộ Đoàn phát động đạt hiệu quả
cao. Trong 9 tháng đầu năm, các đơn vị đã vận động 3.890 ĐVTN đăng kí hiến máu
tình nguyện, kết quả thu được 3.246 đơn vị máu.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức ngày hội “Nhân ái vì sức khỏe cộng đồng”
tại huyện Long Phú, với các hoạt động: khám bệnh phát thuốc cho 500 lượt người;
vận động ĐVTN hiến 157 đơn vị máu; hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng; phòng
chống bệnh tây - chân - miệng; tập huấn sơ cấp cứu và tư vấn dinh dưỡng cho phụ
huynh học sinh. Các hoạt động gần 1.000 ĐVTN tham gia.
Các hoạt động về nguồn tiếp tục đạt được những kết quả phấn khởi, với nhiều
hoạt động thiết thực như: thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ giúp đỡ học sinh nghèo, khám bệnh phát thuốc cho người
dân, thực hiện công trình thanh niên, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…
các hoạt động thu hút được hơn 5.000 lượt đoàn viên tham gia.
+ Phong trào xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội: Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, phối hợp với Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự
thực hiện các bước trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt 1 và đợt
2 năm 2013, kết quả giao 1.142 ( trong đó, đảng viên: 36, đoàn viên 1.106).
+ Phong trào xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ: các
cấp bộ Đoàn phối hợp tổ chức 169 cuộc hội thảo đầu bờ trình diễn các mô hình áp
dụng công nghệ mới vào sản xuất lúa, trống màu, nuôi trồng thủy sản, trồng hành tím
có hơn 9.500 lượt ĐVTN tham gia.
ĐVTN khối công nhân, viên chức đẩy mạnh việc cải tiến quy trình xử lý công
việc, ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin vào thực hiện nhiệm vụ ở địa phương,
đơn vị.
+ Phong trào xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu: Hưởng
ứng “Tuần lễ Quốc gia nước sạch, vệ sinh và môi trường”, Ban thường vụ Tỉnh
đoàn phối hợp với Trung tâm Nước sạch – Vệ sinh và Môi trường nông thôn tổ chức
60
buổi lễ mít tinh tại xã An lạc Tây, huyện Kế Sách với sự tham gia của hơn 600
ĐVTN, tại buổi lể Tỉnh đoàn tổ chức bàn giao 30 lò đốt rác sinh hoạt hộ gia đình,
đồng thời treo băng rôn tuyên truyền tại thành phố Sóc Trăng và 22 xã xây dựng
nông thôn mới.
+ Thanh niên với việc nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa, tinh
thần: Các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh phát động phong trào rèn luyện thể dục thể thao
theo gương Bác Hồ vĩ đại thông qua việc thành lập câu lạc bộ sở thích, vận động hổ
trợ dụng cụ thể thao, tổ chức các giải thể thao nhân ngày lễ lớn, tham gia đại hội
TDTT cấp cơ sở… qua đó thu hút hơn 70.000 lượt ĐVTN tham gia. Bên cạnh đó,
phong trào văn hóa, văn nghệ cũng được thực hiện thường xuyên thông qua các hoạt
động giao lưu, kết nghĩa; hội thi, hội diễn, liên quan… thu hút đông đảo ĐVTN tham
gia.
+ Phong trào Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng:
Thiết thực 72 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội đội tỉnh tổ chức lễ
mít tinh ôn lại truyền thống của Đội; Đồng thời tổ chức Hội thi Chỉ huy đội giỏi cấp
huyện tham gia, kết quả trao được 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 12 giải khuyến
khích cho các thí sinh xuất sắc. Bên cạnh đó, Hội đồng đội các huyện, thị, thành phố
tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi thiết thực chào mừng ngày thành lập Đội như mít
tinh, hội thi, văn nghệ, về nguồn, giao lưu kết nghĩa… thu hút 15.000 đội viên, học
sinh tham gia. Để tạo điều kiện chăm lo giúp đỡ các em học sinh nghèo hiếu học,
Huyện đoàn Thạnh Trị, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Đoàn tổ chức chương trình văn nghệ gây
quỷ học bổng.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh & xã hội tổ chức Ngày hội “Hoa
phượng đỏ” tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII năm 2013, với sự tham gia của 396 thiếu nhi
đến từ huyện, thị, thành phố trong tỉnh, với các hoạt động như: Hội diễn “Hoa
phượng đỏ”, Diễn đàn thiếu nhi với chủ đề: Điều em muốn nói, Hội chợ “Trò chơi
dân gian”. Với phương châm hành động “Hãy dành cho trẻ em những gì tốt nhất”,
trong “Tháng hành động vì trẻ em” các cấp bộ đoàn trong tỉnh phối hợp tốt với các
ngành tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, thiết thực chăm lo cho thiếu niên
nhi đồng.
Trong giáo dục ở các trường THCS, THPT ở tỉnh Sóc Trăng thì kết quả học tập
và hạnh kiểm của các em học sinh thì cũng có một số tiến bộ hơn. Kết quả xếp loại
61
hạnh kiểm năm học 2012 – 2013 cấp THCS cũng có những nét khả quan hơn. Tỉ lệ
học sinh hạnh kiểm tốt, khá tăng. Học sinh trung bình giảm nhưng yếu vẫn còn tăng
hơn so với năm học 2011 -2012 (xem phụ lục 1, 2). Đối với kết quả xếp loại hạnh
kiểm học sinh cấp THPT năm 2011 – 2012 là: số lượng toàn cấp là 24882 và tỉ lệ
hạnh kiểm tốt đạt 74.70%, tỉ lệ hạnh kiểm khá là 20.74%, tỉ lệ hạnh kiểm trung bình
là 4.16%, tỉ lệ học sinh hạnh kiểm yếu là 0.39%. Học sinh dân tộc thiểu số với số
lượng 4826 và tỉ lệ hạnh kiểm tốt là 70.97%, tỉ lệ hạnh kiểm khá 24.41%, tỉ lệ hạnh
kiểm trung bình 4.54%, tỉ lệ hạnh kiểm yếu là 0.08%. So với kết quả xếp loại hạnh
kiểm năm học 2011 – 2012 thì kết quả xếp loại học tập của học sinh năm 2012 –
2013 tăng cả về số lượng và chất lượng (xem phụ lục 3).
* Những mặt còn hạn chế:
Công tác tuyên truyền giáo dục của các cấp bộ Đoàn trong tỉnh chưa đáp ứng
yêu cầu của công tác giáo dục thanh thiếu nhi trong tình hình hiện nay, một bộ phận
thanh niên còn hư hỏng, vi phạm pháp luật, ít quan tâm đến tình hình chính trị… là
những vấn đề mà tổ chức Đoàn tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt hơn.
Các phong trào hành động của Đoàn chưa được triển khai đồng bộ, chỉ tập
trung ở những hoạt động an sinh xã hội; chưa có sự đột phá trong tham gia vào phát
triển kinh tế, xã hội ở địa phương, đơn vị; việc xây dựng và nhân rộng các mô hình
sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Công tác Đoàn tập trung chỉ đạo thực hiện, nhưng
chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
thanh niên có đủ điều kiện để bộc lộ hết khả năng vốn có của mình, đồng thời đây
cũng là một thách thức lớn đối với thanh niên hiện nay, vì kinh tế thị trường nó là sự
cạnh tranh khốc liệt có khi là sự thất bại, thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Cạnh tranh là
quy luật tất yếu của cơ chế thị trường, có cạnh tranh tích cực làm lành mạnh hóa hoạt
động của con người, có cạnh tranh khốc liệt theo kiểu “luật rừng”, “cá lớn nuốt cá
bé” gây hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống nhân dân, làm biến dạng mối quan hệ
giữa người với người. Trong gia đình, hiện tượng con cái hắt hủi cha mẹ vì lợi ích
kinh tế. Ở nhà trường, trò khinh thầy, đi ngược lại truyền thống “tôn sư trọng giáo”.
Ngoài xã hội, quan hệ giữa người với người theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”, “cháy
nhà hàng xóm bình chân như vại”... Là một tầng lớp xã hội đặc thù, do đó thanh niên
cũng chịu tác động từ hai phía của kinh tế thị trường, cũng dưới tác động của nền
kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch
62
chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm
pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao
thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện
rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ,
người lớn….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ,
chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn
luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ… cũng ngày càng nhiều
hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Một bộ phận cha mẹ, gia đình lo làm ăn, hoặc gia đình bất hòa, hoặc có lối sống
buông thả, ỉ lại nên coi thường việc học của con em mình.
Một số ít giáo viên chủ nhiệm lớp thiếu sự gắn bó, sâu sát nắm bắt tâm tư
nguyện vọng của học sinh; tư tưởng, phương hướng, phương pháp, biện pháp giáo
dục học sinh đôi khi không phù hợp, hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp với phụ
huynh học sinh để giáo dục học sinh chưa kịp thời, thiếu thường xuyên, hiệu quả
thấp. Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng tuần, giờ sinh hoạt lớp; giờ sinh
hoạt 15 phút đã có những lớp thực hiện hiệu quả nhưng nhìn chung chưa đồng bộ và
chưa phát huy hiệu quả thật sự. Một số hoạt động ngoại khoá còn gặp nhiều khó
khăn dẫn đến hiệu quả thấp, chưa thường xuyên, chưa thu hút được học sinh tham
gia tích cực.
Tính dễ kích động, thiếu tự chủ, tính bồng bột, nôn nóng, hấp tấp, nhẹ dạ, chủ
quan bởi trình độ hiểu biết và kinh nghiệm sống chưa sâu sắc. Đặc điểm này khiến
cho thanh niên dể bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh ảnh
hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Vì nhạy cảm, tiếp thu cái mới và không
muốn thua kém bạn bè nên thanh niên ở Sóc Trăng thường có biểu hiện thiếu cân
nhắc, thiếu suy nghĩ cặn kẽ, chọn lọc với những trào lưu được gọi là mang tính hiện
đại từ bên ngoài vào.
Qua sách báo, phim ảnh, qua giao lưu, nhất là trong thời kì hiện nay thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hội nhập mở
cửa, xu thế toàn cầu hóa, sẽ có những mặt thuận lợi cho thanh niên phát triển cả về
năng lực và phẩm chất đạo đức, song có vấn đề đạo đức không phù hợp với quy tắc,
chuẩn mực đạo đức của dân tộc, nếu không nói là độc hại đối với tâm hồn của lớp trẻ
tràn vào bằng nhiều kênh khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách, đạo
63
đức thanh niên. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay là điều rất cần thiết
đối với thanh niên Sóc Trăng nói riêng và thanh niên cả nước nói chung.
- Nguyên nhân hạn chế: Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin, thanh thiếu niên có nhiều thuận lợi trong việc tiếp
nhận các nguồn thông tin, trong đó đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn
ít được đạo tạo, bồi dưỡng và nguồn kinh phí dành cho công tác tuyên truyền hạn chế
nên chưa phát huy tối đa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn.
Một số hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn một số đơn vị
triển khai thực hiện chưa đạt so với yêu cầu; công tác phối hợp tổ chức các hoạt động
điểm cấp tỉnh đạt hiệu quả chưa cao.
Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ Đoàn chưa đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó
đời sống ĐVTN còn khó khăn, đi làm ăn xa nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng công
tác tổ chức của Đoàn.
Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh của cơ chế thị
trường khiến kẻ được người mất, kẻ thành công, người thất bại dẫn đến sự phân hóa
xã hội thành hai cực giàu - nghèo rõ rệt. Và vì lợi ích riêng sẵn sàng trà đạp lên phẩm
chất người khác, làm phai nhạt tất cả các giá trị đạo đức như lòng nhân ái, danh dự,
nhân nghĩa… tất cả những giá trị văn hóa, tinh thần đều trở thành hàng hóa, bất chấp
văn hóa, đạo đức và pháp luật miễn là đạt được lợi nhuận.
Công tác giáo dục đạo đức chưa được coi trọng đúng mức, chưa có biện pháp
đồng bộ, hiệu quả thúc đẩy chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo. Còn nặng về kết
quả học tập văn hóa, coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức, có tình trạng buông lỏng việc
bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và đạo đức xã hội cho thế hệ trẻ. Những nội dung
giáo dục về đạo đức không nhiều và không cụ thể còn mang tính chung chung.
Phương pháp và hình thức giáo dục còn khô cứng, áp đặt, nặng về thuyết giáo, không
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Mỗi độ tuổi, mỗi đối tượng thanh niên cần
phải có nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức khác nhau.
Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng
phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm
trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình - Nhà trường - Xã hội ... đã xô đẩy
các em rơi vào vũng bùn tội lỗi. Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị tan nát, cách
nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Bên cạnh đó, hình ảnh
64
người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức
tạp cũng là một nguyên nhân khiến học sinh - sinh viên không biết lấy đâu làm
“điểm tựa” để phấn đấu, một khi vai trò của người thầy không còn được đề cao như
trước thì việc giáo dục đạo đức, lối sống trong bộ phận học sinh - sinh viên hiện nay
cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm. Việc tuyển chọn sinh viên vào các trường sư
phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu
nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà
giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lòng vì học sinh, lối
sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn của người thầy đã - đang và
mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với tất cả học sinh, sinh
viên. Vì thế hơn ai hết, các thầy cô giáo phải là những người tiên phong trong việc
giáo dục lối sống, đạo đức, pháp luật cho các em.
Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình,
nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới
nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng
xử thực tế. Chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ
năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho học sinh. Trong khi
đó, chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo ở bậc mầm non,
đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả những
bài học về các giá trị đạo đức. Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm chất nào là
trọng tâm, chỗ nào cần nhấn mạnh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ,
khó nhập tâm. Bên cạnh đó giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, học sinh
thì cố gắng đạt điểm cao trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà, cha
mẹ bận lo công việc, các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như
cách ứng xử trong cuộc sống. Lứa tuổi học trò là tuổi ước mơ và sống vì lý tưởng
nhưng hiện nay, họ không có một mẫu người lý tưởng. Chính vì thế, những mối tình
sét đánh, những nhân vật ăn chơi sành điệu, những sát thủ tàn bạo trên phim ảnh đã
thành thần tượng của biết bao cô cậu học trò.
65
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG
3.1. Phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Sóc Trăng
3.1.1. Quán triệt những quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với
việc giáo dục đạo đức truyền thống và đạo đức mới cho thanh niên hiện nay
Đảng ta luôn luôn xác định: con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc
của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Để đạt được mục tiêu đó,
cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, Đảng và Nhà
nước ta hết sức coi trọng việc xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của chế độ xã
hội mới. Thực tiễn chứng tỏ rằng, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội, phát triển phải gắn với cội nguồn, với việc kế thừa và phát huy
những giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc dân tộc, nếu không sẽ lâm vào nguy cơ
tha hóa, đánh mất bản thân mình.
Chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới
đất nước, Đảng ta coi thanh niên trong đó học sinh, sinh viên - giữ vị trí trung tâm,
lực lượng có ý nghĩa quyết định đối với tương lai và vận mệnh của nước nhà.
Cần nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về thanh niên và công tác thanh
niên. Trên cơ sở đó thống nhất trong nhận thức của cấp ủy đảng, của cán bộ đảng
viên và của chi ủy trong đánh giá, nhìn nhận vị trí, vai trò của thanh niên và xác định
rõ trách nhiệm của từng cấp ủy, từng chi bộ, đảng bộ, cán bộ, đảng viên trong sự
nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đoàn. Coi
việc xây dựng tổ chức đoàn làm hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp
thanh niên cũng quan trọng như xây dựng tổ chức đảng. Công tác đoàn kết, tập hợp
thanh niên là một bộ phận quan trọng, không tách rời trong toàn bộ công tác dân vận
của đảng, luôn luôn là nhiệm vụ cách mạng có tính chiến lược.
66
Phong trào thanh niên luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó thanh
niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Qua các phong trào, Đoàn sẽ làm tốt hơn
việc tập hợp thanh niên, bổ sung lực lượng và sức chiến đấu cho Đảng.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh thiếu niên Sóc Trăng cần nhận thức rõ chủ
trương đặc biệt quan trọng này trong tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lực
lượng thanh niên phải luôn là mũi nhọn xung kích tiến quân vào khoa học, công nghệ
của tỉnh. Thanh niên cần phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học một cách chuyên
cần, chú trọng đổi mới phương pháp, tận dụng thành tựu của những người đi trước và
tích cực tham gia phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, tuổi trẻ sáng tạo do Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh phát động, và Đoàn cũng phải là chỗ dựa thực sự cho các hoạt
động sáng tạo, là “vườn ươm” các mầm non sáng tạo.
Đảng, Nhà nước ta khẳng định thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng
bước và từng chính sách phát triển, tạo cho mọi người bình đẳng về cơ hội được học
tập, đào tạo nghề, tạo việc làm, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên
chúng ta nỗ lực tìm kiếm và có được việc làm thích hợp. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
các tổ chức thanh niên Sóc Trăng cần tham gia tích cực thông qua hệ thống dạy nghề
và dịch vụ việc làm cho thanh niên, chú trọng khâu tuyên truyền, hướng nghiệp, vận
động thanh niên đến với những ngành nghề phù hợp với bản thân, với điều kiện của
địa phương và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng
lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.
Đối với thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Sóc trăng nói riêng phải có
trách nhiệm cao nhất trong việc học tập văn hóa, học nghề và nỗ lực lập nghiệp cho
chính bản thân mình để mỗi thanh niên phải thực sự giỏi ít nhất một nghề hoặc một
lĩnh vực, đó cũng là trực tiếp tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng
cao khả năng cạnh tranh quốc gia ở tất cả các cấp độ (sản phẩm, ngành, quốc gia),
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời thông qua đó
mà cải thiện cuộc sống của bản thân mình, gia đình mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Ngoài việc trang bị cho thanh niên những kiến thức về khoa học và công nghệ,
Đảng ta còn chú trọng giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng cho họ, để họ trở thành
những con người vừa "hồng", vừa "chuyên", vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII có đoạn
67
viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển
sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời
sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng”[10, tr. 42]. Với ý nghĩa đó, việc tăng
cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn
và bản sắc văn hóa dân tộc... đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cho
thanh niên Sóc Trăng cũng như thanh niên cả nước là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng và cấp thiết, góp phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu phát
triển giáo dục ở ta hiện nay là: thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục,
mỹ dục. Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm
đà bản sắc dân tộc” của Đảng ta đã khẳng định: “Tư tưởng, đạo đức, lối sống là
những lĩnh vực then chốt của văn hóa” và đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo
nhiệm vụ phải coi trọng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên, học sinh,
sinh viên. Bản sắc đó bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý.
Đó là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, giản dị trong lối sống, tế nhị trong
ứng xử...
3.1.2. Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống kết hợp với tiếp thu
các giá trị đạo đức nhân loại trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc đã khẳng định, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa
và phát triển, dân tộc và quốc tế. Khi bàn về xây dựng nền văn hóa vô sản, Lênin
cũng khẳng định: “Văn hóa vô sản không phải là bỗng nhiên mà có, nó không phải
do những người tự cho mình là chuyên gia văn hóa vô sản, phát minh ra. Đó hoàn
toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số
những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản,
xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu” [33, tr.361].
Phát triển tất yếu phải có sự kế thừa và kế thừa không có mục đích tự thân. Sự
phát triển nội tại, phát triển nội sinh đặt ra yêu cầu phải kế thừa. Kế thừa là mối quan
hệ giữa những giai đoạn của quá trình phát triển, trong đó cái mới lọc bỏ cái cũ, tức
là bảo tồn yếu tố này hay yếu tố khác của hệ thống, không phủ định hoàn toàn, phủ
68
định sạch trơn cái cũ. Như vậy, kế thừa là cơ sở không thể thiếu được của sự phát
triển biền vững và kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống để xây dựng một nền
đạo đức mới là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong sự nghiệp đổi mới để phát triển
ngày nay ở nước ta.
Kế thừa và đổi mới là quá trình có tính quy luật chung của sự phát triển tự
nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì việc kế thừa cũng
có những đặc trưng riêng tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của quá trình. Với tư
cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức là một hiện tượng xã hội thuộc lĩnh vực
tinh thần của xã hội. Vì vậy, kế thừa trong đạo đức cũng có những nét đặc thù. Làm
rõ được tính đặc thù của việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống cũng có ý
nghĩa rất quan trọng để chủ động và tích cực vận dụng những nguyên lý kế thừa vào
việc xây dựng và phát triển nền đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Nếu kế thừa trong tự nhiên được thực hiện một cách vô thức (chọn lọc tự
nhiên), thì lĩnh vực xã hội, các quá trình vận động và phát triển của nó luôn chịu sự
tác động của con người ít nhiều có ý thức để giải quyết những nhiệm vụ nhất định do
thực tế lịch sử đòi hỏi. Vì vậy, tính kế thừa trong lĩnh vực xã hội không thể hiểu
ngoài hoạt động của con người.
Như vậy, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống mang tính tự giác
cao. Tuy vậy quá trình kế thừa này vẫn mang tính khách quan chứ không phải được
thực hiện một cách tùy tiện, chủ quan bởi vì quy luật xã hội cũng mang tính khách
quan và các giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trước đó, nội dung của
chúng không phụ thuộc vào chủ thể kế thừa hiện tại. Hơn nữa, việc kế thừa các giá
trị truyền thống không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà phụ thuộc
vào tính quy luật của sự phát triển xã hội, phụ thuộc vào nhu cầu lịch sử của thời đại,
chỉ có điều là: “trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa nói chung và đạo đức
nói riêng, việc kế thừa các giá trị đạo đức phải thông qua hoạt động chủ thể, chủ thể
hoạt động cảm thụ, tiếp nhận một cách có phê phán những giá trị đạo đức đã thông
qua lăng kính chủ quan của mình”[17, tr. 182].
Ngày nay, thực tiễn sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
toàn cầu hóa và hội nhập đang đặt ra yêu cầu cần phải khẳng định một hệ giá trị đạo
đức mới của con người và xã hội Việt Nam. Hệ giá trị đạo đức mới phải có sự kế
thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, bổ sung những giá trị
69
mới của xã hội hiện đại và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa đạo đức nhân loại
đảm bảo một nền đạo đức mang tính dân tộc, thời đại và nhân loại.
Như vậy, dù muốn hay không, để phát triển đất nước, chúng ta không thể dứt
bỏ quá khứ, chủ nghĩa hư vô với các giá trị đạo đức truyền thống sẽ có thể làm phức
tạp, thậm chí rây ra hậu quả tiêu cực đối với phát triển xã hội, các giá trị đạo đức
truyền thống vẫn phải gia nhập vào hiện tại và với một mức độ nhất định, vẫn quy
định sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
đòi hỏi tính chủ động trong việc vận dụng nó một cách hợp lý. Thực tế cho thấy, sự
hiện diện của các giá trị truyền thống trong hiện tại có khi là động lực của sự phát
triển, nhiều khi lại là trở ngại đối với sự phát triển. Tính hai mặt trong sự tác động
của truyền thống đòi hỏi chúng ta phải chủ động phát huy những gì có ý nghĩa tích
cực, khắc phục được những mặt hạn chế. Tính hai mặt trong tác động của truyền
thống đối với hiện tại còn thể hiện ở chỗ, truyền thống vừa là cái bảo đảm cho quá
trình phát triển được liên tục, ổn định vừa tạo ra xu hướng trì trệ, cản trở sự xuất hiện
của cái mới. Một giá trị nào đó càng lớn, càng bền vững thì vai trò định hướng của
nó càng có tính phổ biến và lâu bền. Tư duy và hành động liên tục theo những chuẩn
mực, khuôn mẫu có sẳn, con người càng trở nên khó khăn đối với việc tiếp nhận cái
mới. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng
đồng thế giới hay không, CMVN có vững bước theo con đường XHCN hay không
phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ
thanh niên…”. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng đã chứng minh điều đó. Vấn đề
đặt ra hiện nay là xây dựng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nên theo xu
hướng nào, trào lưu nào?
Quan điểm chung nhất hiện nay là xây dựng và giáo dục đạo đức mới cho thanh
niên phải bắt nguồn và gắn bó mật thiết với việc phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống. Và phải coi đây là nguyên tắc quan trọng vừa mang tính chỉ đạo, đồng
thời cũng là nhân tố bảo đảm sự bền vững của đạo đức mới.
Bởi lẽ, những giá trị đạo đức truyền thống, chính là những phẩm chất đạo đức
tốt đẹp được hình thành, chắt lọc, kế thừa và lưu truyền qua lịch sử hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là bộ phận tinh túy, cốt lõi nhất trong toàn bộ
hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mà trong đó nổi bật nhất là chủ nghĩa
yêu nước, nó chính là tiêu điểm của mọi tiêu điểm, giá trị của mọi giá trị, là nền tảng,
70
cơ sở của các giá trị đạo đức truyền thống khác, như tinh thần nhân đạo cao cả, tính
cần kiệm, sáng tạo trong lao động, tinh thần đoàn kết cộng đồng sâu sắc… Chính
những giá trị đạo đức truyền thống đó đã mang lại cho con người Việt Nam, cho nền
văn hóa Việt Nam một bản sắc riêng, góp phần làm nên một Việt Nam hào hùng.
Xây dựng một nền đạo đức, văn hóa mà xa rời những giá trị đạo đức truyền
thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, sẽ bị hòa tan vào thế giới, chứ không phải là hòa
nhập. Và đó là sự vong bản và bị đồng hóa. Do vậy, kế thừa và phát huy những giá
trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng, giáo dục đạo đức mới cho thanh niên là
một nguyên tắc, một tất yếu khách quan vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh
hiện nay. Sẽ không thể có con người Việt Nam chân chính, hiện đại; sẽ không thể có
một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã
hội chủ nghĩa, sống có hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động sáng tạo; sẽ không
thể có những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên
mọi mặt, những trí thức uyên bác chiếm lĩnh các đỉnh cao khoa học, những văn nghệ
sĩ có tài năng, những người lao động có tay nghề cao, vươn lên ngang tầm thời đại,
sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới… Nếu thế hệ trẻ Việt Nam không
hiểu biết lịch sử hào hùng của dân tộc, không thấm nhuần truyền thống đạo đức của
dân tộc. Đó chính là trách nhiệm, nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị hiện nay.
3.1.3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống và
đạo đức mới cho thanh niên
Như đã biết, trong mối quan hệ nhân cách con người nói chung và phương diện
đạo đức trong nhân cách nói riêng, cơ chế thị trường, môi trường chính trị - xã hội
mới tồn tại như là điều kiện đối với sự phát triển của con người. Và đạo đức của họ.
Hơn nữa, suy cho cùng thì đạo đức phải được biểu hiện ở hành vi cụ thể của những
con người cụ thể được điều chỉnh bởi các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Chính vì vậy, mà giáo dục đạo đức là yêu cầu tất yếu, là phương thức trực tiếp nhất,
quyết định đối với việc hình thành nhân cách đạo đức, làm cho chuẩn mực, các
nguyên tắc đạo đức xã hội có hiệu quả.
Giáo dục đạo đức là nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức
cũng như năng lực thực hiện hành vi cá nhân, là phương thức chuyển văn hóa, đạo
đức xã hội thành văn hóa, đạo đức cá nhân. Nói cụ thể hơn, đó là phương thức và quá
trình chuyển các nguyên tắc, chuẩn mực, quan điểm và lý tưởng đạo đức xã hội
71
thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành tình cảm và tri thức đạo đức, thành
niềm tin và ý chí, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành nhu cầu và động cơ cá nhân,
thành năng lực thực hiện và đánh giá đạo đức.
Những biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đang làm cho hoàn cảnh sống và
môi trường xã hội thay đổi, từ đó, dẫn đến sự biến đổi tâm lý và ý thức con người.
Trong những năm qua có xu hướng coi nhẹ giáo dục đạo đức, coi việc giáo dục chỉ là
thứ yếu so với việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghề nghiệp… đáp ứng
yêu cầu của thị trường. Giáo dục đạo đức chỉ mang tính hình thức, ít được chú trọng,
không gắn liền với thực tế, do đó hiệu quả giáo dục đạo đức không cao.
Trong điều kiện như vậy, giáo dục đạo đức cho thanh niên Sóc Trăng càng càng
trở nên cấp bách hơn. Giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo dục tình cảm đạo đức sẽ làm
sâu sắc mối tương giao giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.
Sự sâu sắc và tinh tế của mối tương giao này chính là ngọn nguồn làm phong phú,
trong sáng của thế giới tình cảm và đến lược nó trở thành kích thích tố cho khát vọng
nhận thức và hành động. Trên cơ sở đó giúp mọi cá nhân hình thành và củng cố
những nhu cầu, lý tưởng và niềm tin, đặc biệt là hình thành xúc cảm, tình cảm đạo
đức. Đây là yếu tố đóng vai trò động lực thúc đẩy các cá nhân thực hiện hành vi đạo
đức, tích cực sáng tạo ra các giá trị đạo đức như là cái khẳng định lợi ích của cộng
đồng, của xã hội.
Giáo dục đạo đức hiện nay phải gắn với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi chúng ta
phải khuyến khích, phát triển các phẩm chất mang tính cách mạnh mẽ do kinh tế thị
trường sản sinh ra, đáp ứng với nhu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống vừa phải tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại, làm cho các thành
viên trong xã hội ngày càng thích nghi với tinh thần mới.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ngày nay cũng cần phải giáo dục
cho thế hệ trẻ biết tôn trọng, tự hào về các giá trị truyền thống, phải có thái độ quý
trọng và biết ơn sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước vì độc lập, tự do của dân
tộc, vì hạnh phúc của các thế hệ mai sau, chính là giáo dục đạo lý, văn hóa con
người. Giáo dục đạo đức truyền thống cần thực hiện một cách nghiêm túc và chu
đáo. Nó sẽ giúp thế hệ trẻ vượt qua được những cám dỗ vật chất tầm thường và
những phản giá trị văn hóa ngoại lai trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa.
72
Chỉ có trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, con
người mới có đủ bản lĩnh đứng vững trước sự đảo lộn định hướng giá trị ngày nay. Ý
nghĩa của việc giáo dục đạo đức truyền thống như là sự chuẩn bị hành trang văn hóa
cần thiết cho con người, cho thế hệ trẻ Việt Nam vững bước trong thế kỉ XXI. Họ sẽ
có đủ điều kiện để tiếp thu và hội nhập bên ngoài, thực hiện hiện đại hóa đất nước,
làm phong phú, sinh động hơn cái bản sắc, cái độc đáo của nhân cách và văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Việc đẩy mạnh giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho thế hệ
trẻ, chúng ta cần phải giáo dục hình thành những giá trị mới, những giá trị góp phần
làm nên sự phát triển của thế giới ngày nay và những giá trị đang nổi lên trong sự
nghiệp đổi mới ngày nay như: lý tưởng nhân đạo, lối sống nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn,
hòa bình, hòa hợp, bình đẳng, công lý, nhân quyền, dân quyền, lòng nhân ái, lòng vị
tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, tự giác, tự trọng…
Bên cạnh những mặt tích cực của đại đa số thanh niên Sóc Trăng, trước những
tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội
diễn ra phức tạp, những yếu tố văn hóa ngoại lai..., nhận thức và hành động của một
bộ phận không nhỏ thanh niên đã và đang bị ảnh hưởng. Đáng lo ngại nhất là “một
bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình
đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn
hóa dân tộc. Học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn,
thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng
trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào
tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến
ngày càng phức tạp”[13, tr. 38].
Một trong các nguyên nhân căn bản của tình trạng này là do công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu
cầu của tình hình mới, thậm chí có lúc, có nơi, chưa thực sự coi trọng vấn đề này.
Các hình thức giáo dục còn khô cứng, thiếu sức cuốn hút. Nội dung giáo dục nhiều
khi thiếu thực tế, chưa có sự chọn lọc, tinh gọn theo hướng dễ tiếp thu. Phương pháp
giáo dục chưa chú ý đến việc phát huy, khơi gợi tính chủ động, tự giác rèn luyện của
thanh niên - yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác giáo dục.
73
Trước tình hình đó, hơn lúc nào hết, công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên
Sóc Trăng trọng tâm là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trên cơ sở đổi
mới phương thức giáo dục. Trong thời gian qua, tổ chức Đoàn đã chỉ đạo tăng cường
công tác giáo dục qua việc triển khai có hiệu quả các cuộc vận động; thành lập và
duy trì tốt hoạt động của các câu lạc bộ; tổ chức các diễn đàn, các buổi tọa đàm; tổ
chức tập huấn kỹ năng; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đặc biệt là các mô hình
hoạt động tình nguyện và chung sức cùng cộng đồng: hiến máu nhân đạo, thanh niên
với an toàn giao thông, thanh niên với môi trường, thanh niên vì biển đảo quê
hương… Các hoạt động đó đã tạo được dấu ấn riêng cho công tác đoàn, cho phong
trào thanh niên và điều quan trọng là đã tạo được sức lôi cuốn và lan tỏa trong xã hội.
Mỗi thanh niên đều được hưởng một nền giáo dục ngay từ lúc còn ngồi trên ghế
nhà trường phổ thông, từ trong gia đình và ngoài xã hội, mức độ tiếp thu của họ
thường không giống nhau, sự hiểu biết của họ về những giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc cũng không phải như nhau. Người thì cho những chuẩn mực, những giá
trị đạo đức truyền thống này là lỗi thời là lạc hậu là không phù hợp với hiện tại, số
khác thì ngược lại. Có người thì cho rằng, những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc chỉ đúng với trước đây, còn hiện nay thì không phù hợp, không còn có tác
dụng đối với xã hội hiện tại... Do vậy thanh niên có tự giác nhận thức được những
chuẩn mực, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc hay không? Một phần do
sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, một phần do chính bản thân thanh niên
nhận thức. Yếu tố tự nhận thức của chủ thể đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc điều chỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ xã hội.
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Sóc Trăng
3.2.1. Phát huy tính tự giác và tích cực chủ động học tập, rèn luyện giá trị
đạo đức của thanh niên
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là biến nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật
chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng và văn minh.
74
Ðể thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ðoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Ðảng phải không ngừng đổi mới về
nội dung và phương thức hoạt động của mình, tìm ra nội dung và phương thức thích
hợp trong điều kiện mới, làm cho vai trò của Ðoàn Thanh niên thực sự trở thành hạt
nhân chính trị trong quần chúng thanh niên.
Trước hết, là một đoàn viên, thanh niên Sóc Trăng phải nhận thức thật đầy đủ
về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những yêu cầu của Ðảng đối
với tuổi trẻ nước ta, từ đó mà xác định trách nhiệm to lớn và nhiệm vụ nặng nề của
mình trong việc chuẩn bị những hành trang cần thiết trong thời gian tới.
Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Mỗi tổ chức cơ sở của Ðoàn, mỗi đoàn viên thanh niên cần xây dựng một chương
trình hành động của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện và học tập cho phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh, cương vị công tác của mình nhằm nâng cao hơn nữa trình độ
văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ, để có khả năng tiếp cận với khoa học
công nghệ mới, khoa học công nghệ tiên tiến.
Tích cực trong lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong công tác, góp phần
thực hiện thắng lợi 2 phong trào lớn của Ðoàn : “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ
giữ nước” nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho bản thân mình, cho gia đình và cho xã
hội, nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần.
Tham gia có hiệu quả các hoạt động xã hội, góp phần vào việc xây dựng một xã
hội trong sạch, vững mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, tích cực chống các tệ
nạn xã hội trong thanh thiếu niên và nhân dân, thực hiện sống và làm việc theo pháp
luật.
Góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Ðoàn vững mạnh, xứng đáng là đội dự bị
chiến đấu của Ðảng, Ðoàn ta mạnh trước hết là mỗi đoàn viên thanh niên phải mạnh,
các chi đoàn và Ðoàn cơ sở phải mạnh, có như vậy Ðoàn ta mới mạnh. Vai trò của tổ
chức Ðoàn mới xứng đáng với đội dự bị tin cậy của Ðảng, xứng đáng với niềm tin
của nhân dân.
Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong
thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn
cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong cuộc
sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời
75
đại. Đối với thế hệ trẻ trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ
thông cho học sinh, sinh viên - kiến thức phổ thông ngày nay cũng khác trước xa,
ngoài những bộ môn cổ điển bất di bất dịch, phải dạy cho học sinh thật giỏi ngoại
ngữ, tin học. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh
thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con
người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội. Các thầy cô giáo đứng trên bục giảng để truyền thụ cho các thề hệ đời sau
những điều hay lẽ phải, những tinh túy chắc lộc được từ ngàn đời truyền lại qua bài
giảng với tinh thần trách nhiệm cao, người thầy phải có quá trình học tập, rèn luyện ở
nhà trường sư phạm. Ra trường, đi dạy lại càng phải có nhu cầu tự học, tự rèn học
hỏi trong nhiều lĩnh vực. Điều mà đội ngũ thầy cô cần phải quan tâm trước nhất là
đạo đức của người thầy. Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Như nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “Thầy ra Thầy”. Thầy cô phải
thi đua dạy tốt như Bác Hồ đã nói.
Trong nhà trường cũng phải có sự kết hợp của các thầy cô dạy các bộ môn,
thầy chủ nhiệm, đội thiếu niên, đoàn thanh niên cộng sản. Người có trách nhiệm cao
nhất trong trường về giáo dục đạo đức cho học sinh là hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải
biết lãnh đạo mọi thầy cô, mọi tổ chức để giáo dục truyền thống bằng tham quan, báo
cáo người thật việc thật của các anh hùng liệt sĩ. Đưa học sinh đi làm từ thiện. Qua
thực tế cuộc sống các em sẽ tự tiếp thu được nhiều điều cho đạo đức lối sống của
mình.
Nhà trường, gia đình và xã hội phải được kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo
dục đạo đức cho học sinh. Thế hệ trẻ ngày nay các em chịu giáo dục từ nhà trường
rất sớm. Ngay từ một tuổi có em đã đến trường rồi, từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tính ưu việt của giáo dục - đào tạo ngày nay
trong ngành học mầm non rất rõ nét. Con cháu mình ở nhà dạy có khi ưng thì làm,
không ưng thì thôi nhưng đến trường cô bảo nhất nhất nghe theo. Dù các cháu rất
nhỏ nhưng ngành học mầm non đã chú ý giáo dục đạo đức cho trẻ rõ rệt “Khi đi em
hỏi, khi về em chào” “Ba thương con vì con giống mẹ”. Những gì các cháu học được
hình thành được từ mầm non đến tiểu học phải biết duy trì, cũng cố, phát huy để đạo
đức các em ngày càng tốt đẹp hơn. Đến phổ thông cơ sở các em không còn nhỏ
nhưng chưa đủ lớn nên số học sinh chưa ngoan nhiều hơn. Trường phổ thông cơ sở
phải biết tâm sinh lý học sinh, giáo dục, uốn nắn kịp thời giữ gìn đạo đức vốn có từ
76
cấp dưới mới hiệu quả. Từ đó giúp các em nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối
với quê hương, đất nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời cơ mới, vận hội mới đã đến với
tuổi trẻ Việt Nam. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải chớp lấy thời cơ, cùng nhau chung
sức, chung lòng để phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, sánh vai với cường quốc năm châu như lòng mong ước của Bác Hồ kính
yêu.
Đảng ta đã nhận định: “Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất
nước là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có nhân cách, tri
thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào
hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có
trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân,
lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập
ổn định, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú, môi trường sống an
toàn…” Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít
quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa
rời truyền thống văn hóa dân tộc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này là sự tác động của môi trường sống, đề cao cái tôi của mình, đặt lợi ích cá nhân
của mình lên trên lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, đòi hỏi nhiều mà cống hiến thì ít.
Những người này quên rằng, Bác Hồ đã từng dạy: “Nhiệm vụ của thanh niên không
phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước
nhà”[21, tr.454-457].
Trước những thuận lợi và khó khăn, thanh niên Sóc Trăng cũng như thanh niên
cả nước nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và sứ mệnh của mình, nâng cao ý
thức trách nhiệm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng
cao trình độ tri thức, đạo đức cách mạng, trau dồi bản lĩnh đi đầu trong cuộc đấu
tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên làm chủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trước nhân dân. Đây chính là thể hiện sự đổi
mới trong nhận thức của thanh niên và tổ chức Đoàn thanh niên hiện nay. Thanh niên
đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân
77
tộc và chủ nghĩa xã hội; vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
3.2.2. Tạo môi trƣờng kinh tế - văn hóa - xã hội lành mạnh cho thanh niên
Đạo đức không thể sinh ra từ đạo đức mà nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã
hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Các giá trị đạo đức là kết quả của các mối
quan hệ giữa người và người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Vì vậy, để
xây dựng, giáo dục đạo đức con người, trước hết phải có môi trường kinh tế - văn
hóa - xã hội lành mạnh. Các nhà duy vật Pháp đã có lí luận cho rằng: “Con người là
những sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục, rằng do đó con người đã biết biến đổi là
sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nền giáo dục đã thay đổi”[1, tr.10].
Môi trường xã hội lành mạnh là cơ sở mà ở đó việc giáo dục đạo đức cho thanh
niên mới có điều kiện tiến hành thuận lợi. Đây chính là tiền đề, điều kiện và là những
yếu tố có tính vật chất quy định và tác động đến quá trình rèn luyện đạo đức của
thanh niên. Bởi lẽ, môi trường sống, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất to
lớn tới nhận thức, lối sống, tình cảm, sự hình thành nhân cách của con người.
Môi trường kinh tế được coi là trong sạch và lành mạnh khi ở đó sự phát triển
và tăng trưởng của kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển của mặt đời sống xã hội và
ngược lại, chính sự phát triển các mặt đời sống xã hội tạo động lực và định hướng
cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Để làm được điểm này chúng ta cần phải
chú ý các điểm sau:
Thứ nhất, tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhằm tạo cơ sở kinh tế, xã
hội, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Nhờ đó, sức sản xuất xã hội
có được khả năng to lớn để phát triển, năng xuất lao động tăng lên, đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Đó là cơ sở hiện thực
cho đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Nhờ giải phóng sức sản xuất, phát huy được tiềm
năng to lớn trong nước mà năng lực sáng tạo của các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế được khơi dậy, đem lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Trình độ dân trí, đời sống văn hóa tinh
thần, nhu cầu và điều kiện hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần, theo đó cũng
được nâng lên đáng kể. Đó là những điều kiện cần thiết để thực hiện nhân đạo hóa
hoàn cảnh ngày càng nhiều những giá trị nhân tính. Theo luận đề của C.Mác, hoàn
cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh. Với ý nghĩa đó,
78
việc phát triển kinh tế triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã tạo điều
kiện khắc phục những biểu hiện về suy thoái đạo đức, đồng thời là điều kiện thuận
lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung và
thanh niên Việt Nam nói riêng.
Định hướng XHCN trong qua trình phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những
giá trị nhân đạo: khẳng định vị thế của con người, hạnh phúc và phát triển tự do và
toàn diện nhân cách của nó là một nội dung cơ bản của đạo đức cộng sản. Theo đó,
các chuẩn mực, nguyên tắc và lý tưởng đạo đức cộng sản được hình thành từng bước
khẳng định ưu thế của nó. Định hướng XHCN bảo đảm sự thống nhất chính trị, tinh
thần, đạo đức là cơ sở quy định tính phổ biến của giá trị nhân đạo trong xã hội. Đó là
sự thống nhất trong đa dạng các giá trị đạo đức trong điều kiện phát triển kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, hướng tới sự phát triển con người, phát triển xã
hội trên nguyên tắc tiến bộ công bằng.
Điều đó cho thấy, việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
phát triển nhanh và bền vững hướng vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã dân chủ,
công bằng và văn minh là một đòi hỏi có tính nguyên tắc để tạo dựng những giá trị
đạo đức mới, là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức, là cơ sở hình thành và
phát triển nhân cách thanh niên.
Thứ hai, phát triển kinh tế gắn liền với việc trực tiếp đảm bảo những nhu cầu
vật chất và tinh thần của con người, biểu hiện rõ nhất bản chất của một chế độ xã hội.
Nó là cầu nối giữa kinh tế và đạo đức. Kinh tế không tác động một cách trực tiếp đến
đạo đức mà thường gián tiếp qua các trung gian, đó là chính sách kinh tế - xã hội.
Phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động là tiền đề, là điều kiện vật chất cho
việc thực hiện chính sách xã hội. Thông qua các chính sách xã hội và việc thực hiện
các chính sách đó của nhà nước mà khẳng định những chuẩn mực, giá trị, quan niệm
và đánh giá đạo đức mới, hình thành văn hóa đạo đức trong xã hội. Khi thực hiện tốt
chính sách xã hội, công bằng xã hội, thì đó là nền tảng cho việc giáo dục đạo đức.
Đại Hội X của Đảng ta khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển”[12, tr. 26].
Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách xã hội việc đẩy mạnh chống quan liêu,
tham nhũng vừa là việc làm thường xuyên, vừa là việc làm có tính lâu dài. Đảng ta
xác định đây là quốc nạn, là một trong những nguy cơ đối với sự tồn tại và phát triển
đất nước. Chính những tiêu cực của tệ quan liêu, tham nhũng làm làm cho vấn đề bất
79
công, bất bình đẳng xã hội này càng tăng. Do đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến suy
nghĩ và hành động của lớp trẻ, tạo cho tâm lý lười biếng, ỷ lại, chán nản không muốn
phấn đấu… Vì vậy, đấu tranh chống tham nhũng là việc làm cấp bách hiện nay và
phải được quán triệt từ trên xuống dưới một cách đồng bộ và phải được quán triệt từ
trên xuống dưới một cách đồng bộ và cần phải được thực hiện một cách triệt để. Việc
đấu tranh chống tham nhũng cần được xử lý một cách nghiêm túc, đúng người, đúng
tội và có những hình phạt thỏa đáng.
Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện, thi hành pháp luật.
Đạo đức và pháp luật không thể thiếu đối với việc nâng cao vai trò của đạo đức.
Pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức. Pháp
luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề
cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và biểu hiện
trong mọi hành vi, mọi mối quan hệ xã hội của con người.
Sự thống nhất và gắn bó giữa pháp luật và đạo đức trong xã hội ở nước ta hiện
nay được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN có
sự quản lý của nhà nước và được quy định bởi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh xã
hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Pháp luật và đạo đức càng biểu hiện lợi ích và
ý chí của nhân dân lao động. Sự điều chỉnh mối quan hệ đó thông qua dư luận xã hội,
sự cắn rứt lương tâm, sự giác ngộ đạo đức cá nhân theo chuẩn mực đạo đức. Sự
thống nhất và khác biệt giữa đạo đức và pháp luật là cơ sở cho tác động qua lại, bổ
sung, hỗ trợ cho nhau. Vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao vai trò của
đạo đức trong đời sống xã hội và trong sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. Đặc biệt trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, khuynh hướng vượt ra
ngoài pháp luật để thu lợi nhuận bất chính là tương đối phổ biến. Những biểu hiện
xuống cấp và suy thoái đạo đức, sự đe dọa đời sống tinh thần có nhiều nguyên nhân
trong đó do pháp luật thiếu đầy đủ và việc thi hành pháp luật chưa hiệu quả. Tình
trạng buôn lậu, làm hàng giả, tham nhũng và các tệ nạn xã hội phần nhiều do những
kẻ lợi dụng chức quyền và khe hở của pháp luật, cơ chế quản lý gây nên.
Tạo dựng được môi trường kinh tế mới không thì chưa đủ để phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc, đi đôi với nó còn phải tạo lập một môi trường văn
hóa - xã hội lành mạnh. Việc duy trì, phát triển các phong tục tập quán tốt, cải tạo
các tập tục lạc hậu là vấn đề hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới, có ảnh
hưởng sâu sắc đến chất lượng giáo dục đạo đức truyền dân tộc cho thanh niên Sóc
80
Trăng. Ví dụ: trong việc cưới hỏi cần tránh những thủ tục rườm rà gây tốn kém, thực
hiện hôn nhân theo đúng quy định của luật pháp. Trong gia đình cần gìn giữ các
truyền thống tốt đẹp như yêu kính ông bà cha mẹ, thờ phụng tổ tiên, vợ chồng có ý
thức xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững... Ngoài xã hội vận động sâu rộng hơn
nữa những phong trào, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: “Nhường cơm sẻ
áo”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Hiến máu nhân đạo”. Đặc biệt
đối với thanh niên, sinh viên phải tạo điều kiện để họ tham gia vào các phong trào
của Trung ương đoàn tổ chức. Phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niên, sinh viên
thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng, thúc đẩy các phong trào của
đoàn viên, thanh niên, sinh viên để tạo môi trường thuận lợi cho các phong trào của
sinh viên. Tạo cơ hội cho thanh niên được thụ hưởng chính sách giáo dục, chú trọng
tới nữ thanh niên, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn, thanh niên
khuyết tật. Sớm có biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học trong thanh thiếu thi. Phấn
đấu hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở cho thanh niên. Mở rộng chính sách tín
dụng ưu đãi cho thanh niên vay để học tập trong các cơ sở đào tạo sau giáo dục phổ
thông.
Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo chuyển biến trong phòng,
chống tội phạm và tệ nạn xã hội (nhất là ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan), an toàn
giao thông bảo vệ môi trường sống... góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành
mạnh, hình thành lối sống văn hoá trong thanh niên. Khuyến khích, tạo điều kiện để
các cơ quan văn hoá, văn học nghệ thuật, xuất bản, báo chí sáng tác và phổ biến
nhiều công trình, tác phẩm có giá trị cao để giáo dục thế hệ trẻ. Tăng cường quản lý
văn hoá, xử lý nghiêm các sai phạm, kịp thời ngăn chặn các sản phẩm không lành
mạnh tác động xấu đến thanh niên, nhất là qua Internet và các phương tiện thông tin
đại chúng khác. Sớm có chính sách để các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các
thiết chế văn hoá - thể thao, phát triển các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh niên.
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục về vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong nâng
cao chất lượng dân số, hôn nhân và xây dựng gia đình hạnh phúc, biết chăm lo và
nâng cao sức khoẻ bản thân. Chú trọng giáo dục tiền hôn nhân, kiến thức và kinh
nghiệm sống cho thanh niên. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương
trình mục tiêu quốc gia về dân số, chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống HIV/AIDS,
trong đó tập trung là đối tượng thanh niên. Đầu tư, đổi mới nội dung giáo dục thể
chất trong nhà trường. Đẩy mạnh xã hội hoá các phong trào thể dục, thể thao quần
81
chúng, huy động và tạo điều kiện để thanh niên luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện
sức khoẻ.
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên Sóc Trăng
trong tình hình hiện nay. Không chỉ nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, tính chất xã hội,
chăm lo đến nhu cầu và lợi ích chính đáng, đổi mới nội dung và hình thức giáo dục
mà điều hết sức quan trọng là phải tạo ra sự ổn định và phát triển về kinh tế - xã hội,
khắc phục những tiêu cực xã hội làm lạnh mạnh môi trường xã hội. Chúng ta không
thể giáo dục đạo đức, xây dựng niềm tin, lý tưởng cho thanh niên khi mà đời sống
kinh tế không được cải thiện, khi những vấn đề xã hội không được giải quyết, khi mà
tình hình chính trị không ổn định các hiện tượng tiêu cực ngày càng nảy sinh và phát
triển. Do vậy, để nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho thanh niên phải nổ lực
đưa sự nghiệp đổi mới từng bước vững chắc. Trên lĩnh vực kinh tế từng bước tiến tới
“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trên lĩnh vực chính trị
phải từng bước khẩn trương đổi mới hệ thống chính trị đặc biệt là đổi mới và tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, giữ vững ổn định chính
trị kiên quyết đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, khắc phục sự xuống cấp của văn
hóa và đạo đức trong xã hội. Đó cũng là một trong yếu tố cơ bản mang lại hiệu quả
trong sự giáo dục đạo đức cho thanh niên.
3.2.3. Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trƣờng, đoàn thể với xã hội
Thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sự phát triển của thế hệ trẻ
không những quyết định đến vận mệnh và tương lai của dân tộc mà còn ảnh hưởng
tới tương lai của nhân loại. Việc giáo dục giá trị đạo đức cho thanh niên nói chung và
thanh niên Sóc trăng nói riêng hiện nay là rất quan trọng. Để không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nói chung, giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc và giá trị đạo đức mới cho thanh niên nói riêng, một trong những giải
pháp cơ bản không thể thiếu, đó là kết hợp giáo dục của gia đình, của nhà trường, và
của xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh, sự kết hợp này, sẽ
tạo ra một sự thống nhất trong tư tưởng và hành động đối với việc giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho thanh niên. Hồ Chủ tịch đã từng nhắc nhở chúng ta rằng:
Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và của
gia đình để giúp việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà
trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết
82
quả cũng không bao giờ được như mong muốn. Trong những năm gần đây, phương
hướng này về cơ bản đã được thực hiện, góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức lối sống cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển
xã hội, với mục tiêu xây dựng con người mới theo tinh thần của “Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”: là con người
có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động
giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân
chính... thì chúng ta còn nhiều việc phải làm. Trong văn kiện Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ hai khóa VIII có viết: “Gia đình và các tập thể, cộng đồng
xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với
nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các
tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm đồi trụy”[9, tr. 21]. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa
gia đình nhà trường và xã hội là vấn đề then chốt, là một việc làm hết sức cần thiết
trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống, cho thanh niên.
Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi thân yêu để nuôi dưỡng cả cuộc đời
mỗi con người, là một môi trường hết sức quan trọng để giáo dục đạo đức lối sống
cho con người. Nuôi dạy con cái thành người là một ước mơ mà các bậc cha mẹ luôn
luôn vươn tới, bằng nhiều hình thức khác nhau, các bậc ông bà cha mẹ trong mỗi gia
đình đều cố gắng giáo dục con cháu mình trở thành những người con biết kính trên
nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, coi trọng việc thờ phụng tổ
tiên...
Bên cạnh đại bộ phận các gia đình làm tốt nghĩa vụ giáo dục của mình đối với
con cái, cũng còn không ít gia đình vì các lý do khác nhau, đã không quan tâm đúng
mức đến công việc này, dẫn đến tình trạng con cái hư hỏng, thậm chí phạm pháp.
Điều đáng buồn là tình trạng giáo dục trong nhiều gia đình còn bị buông lỏng, từ đó
xuất hiện “bụi nhà”. Quan hệ trong gia đình cũng bị băng hoại bởi sức mạnh của
đồng tiền, vì nó mà người ta có thể để người thân của mình bán rẻ nhân phẩm, tiếp
tay cho các tệ nạn xã hội, vì nó mà con cái sẵn sàng giết cha mẹ, anh chị em quay
lưng lại với nhau, vợ chồng chia lìa... Có thể nói, sự sút kém vai trò và hiệu quả của
giáo dục gia đình, là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến nhiều hiện tượng thanh
niên, học sinh, sinh viên thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thậm chí phạm pháp, nhiều
trường hợp thanh niên phải bị truy tố trước pháp luật.
83
Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi mỗi gia đình phải có sự quan tâm đúng mực
đối với việc giáo dục con cái. Ngoài việc chăm lo giáo dục cho con cái về mặt trí tuệ,
cần phải bồi dưỡng mặt đạo đức nhân cách, kết hợp những phương pháp giáo dục
truyền thống với hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, làm sao mỗi gia đình
phải là nơi lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang
thế hệ khác, tăng cường hơn nữa việc xây dựng “nếp sống văn minh”, “gia đình văn
hóa” phấn đấu 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa như tinh thần văn kiện
Đại hội IX đã đề ra.
Gia đình cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường, vì nhà trường là nơi trang
bị cho các em những kiến thức cơ bản, chính thống, là nơi chiếm rất nhiều thời gian
đối với các em khi còn đi học. Do vậy, một môi trường giáo dục hợp lý sẽ đem lại
hiệu quả cao trong giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Trong nhà trường
ngoài những kiến thức cơ bản, các em còn được học bộ môn đạo đức học, do vậy,
cần phải kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống với những giá trị đạo
đức phổ quát của nhân loại và của thời đại, kết hợp học và hành trong giáo dục,
thông qua đó giúp cho thanh niên thấm nhuần những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc, rèn luyện ý thức tập thể, tính cộng đồng. Các thầy cô giáo trong nhà trường
phải luôn nêu cao tấm gương sáng về nhân cách cho học sinh, sinh viên học tập noi
theo.
Xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện các phẩm
chất đạo đức, lối sống của thanh niên, xã hội là một môi trường rộng lớn, mà ở đó có
các cá nhân, có các mối quan hệ giao tiếp với nhau trong học tập và sinh hoạt, đó là
nơi thể hiện khả năng của mỗi con người. Do vậy, đối với xã hội, trực tiếp là nhà
nước, cần có những định hướng toàn diện về mặt kinh tế tư tưởng đạo đức, pháp luật,
hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ được thực hiện qua nhà nước, qua mạng lưới
tuyên truyền, thông tin đại chúng, qua dư luận và các công tác xã hội... xây dựng một
môi trường lành mạnh, để có tác động tích cực đến sự hình thành phát triển nhân
cách thanh niên.
Thực tế cho thấy, thanh niên rất năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình trong lao động,
học tập và rèn luyện, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Song bên cạnh đó không ít thanh niên chưa thực sự tích cực, tự giác trong
lao động, học tập và rèn luyện đạo đức, có những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng,
lối sống… Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa gia đình, nhà
84
trường, xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Sóc Trăng, trước mắt
chúng ta cần giải quyết tốt một số điểm sau đây:
Thứ nhất: Trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, giữa gia đình và nhà trường
phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp, tránh tình trạng phân
tán, biệt lập. Gia đình phải luôn luôn nắm bắt được những thông tin từ phía nhà
trường, có những hiểu biết nhất định về phía nhà trường để không cản trở con em khi
tham gia vào các phong trào có tính chất thực hành chính trị - xã hội, do Đoàn thanh
niên, Hội sinh viên tổ chức. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, đã và đang tác động mạnh mẽ đến
nhiều mặt của đời sống xã hội, dẫn đến sự chuyển biến lớn trên mọi lĩnh vực của
cuộc sống, trong đó có lĩnh vực đạo đức. Điều đó đã làm cho các thang giá trị cũng
có sự biến đổi, và có những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đạo đức của thanh
niên, học sinh, sinh viên. Hiện nay các quan niệm về đạo đức trong xã hội còn có sự
xung đột giữa các thế hệ. Có những bậc phụ huynh vẫn giáo dục con mình theo một
khuôn mẫu kiểu gia trưởng phong kiến, điều đó không những không còn phù hợp với
xã hội hiện đại mà còn gây cản trở tới sự phát triển của tầng lớp tri thức trẻ hiện nay.
Thứ hai: Gia đình, nhà trường, xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
việc kết hợp giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Đây là một vấn đề
có tính chất quyết định sự thành công, hay không thành công của việc giáo dục đạo
đức cho thanh niên. Nếu gia đình, nhà trường, xã hội, không có sự phối hợp chặt chẽ
trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, chính trị - tư tưởng, không có kỷ luật nghiêm
minh, thì ở đó sẽ có rất nhiều thanh niên vi phạm kỷ luật, thậm chí sa vào con đường
phạm tội. Do vậy, vai trò của các cấp lãnh đạo của Đảng, từ cơ quan bộ đến các
trường đại học và cao đẳng phải hết sức nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, luôn
quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức tư tưởng lối sống cho thanh niên, quan tâm
đến nguyện vọng cũng như quyền lợi của thanh niên, phối hợp chặt chẽ với chính
quyền địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác này. Nhà trường là nơi đào
tạo con người không chỉ về mặt kiến thức, mà còn giáo dục họ cả về mặt đạo đức. Vì
lẽ đó, nhà trường cần phải giữ nề nếp kỷ cương trong học đường, tạo môi trường
trong sạch, lành mạnh giúp học sinh, sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức
nào là cần thiết, là có ý nghĩa đối với bản thân mình và xã hội; làm cho họ nhận thức
được những giá trị truyền thống, như lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần
cù, chịu khó, lạc quan, vị tha, trung thực... Giáo dục đạo đức trong nhà trường còn
85
làm cho học sinh, sinh viên biết trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện
các giá trị đạo đức đích thực, không chấp nhận những gì là phản giá trị, có tinh thần
đấu tranh bảo vệ và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Thứ ba: Thanh niên ngày nay được sống trong môi trường văn hóa phong phú,
đa dạng, được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế, được học
hỏi và giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều đó có tác động to lớn đến đời
sống văn hóa tinh thần và lối sống của thanh niên, họ là những người hết sức nhạy
cảm với những vấn đề sinh hoạt văn hóa, đời sống chính trị, văn hóa tinh thần. Do
vậy, nhà trường, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên,
cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, các
đơn vị vũ trang nhân dân địa phương để tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải
trí, thể dục thể thao rèn luyện thể chất, tham gia vào các hoạt động xã hội, mở các
lớp học tình thương... để học sinh, sinh viên tham gia. Đây là những hoạt động hết
sức bổ ích, giúp học sinh, sinh viên tự rèn luyện nâng cao sức khỏe và ý thức nghĩa
vụ của mình đối với cộng đồng.
Tóm lại, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục
đạo đức cho thanh niên là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc cơ bản
của giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, tạo mọi thuận lợi cho việc giáo dục những
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống
lại những tư tưởng bảo thủ, những phong tục tập quán lạc hậu ngăn cản sự phát triển
của xã hội, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa
văn hóa nhân loại. Mặc dù công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên là của toàn xã
hội, nhưng nhà trường giữ vai trò định hướng, tổ chức, kiểm tra đánh giá. Gia đình
phối hợp với nhà trường để tạo điều kiện cũng như giám sát các em ngoài thời gian
học tập trên lớp, xã hội cùng với nhà trường và gia đình thành một quá trình thống
nhất liên tục và hoàn chỉnh, có vậy hiệu quả giáo dục mới cao.
3.2.4. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho
thanh niên
Trong bối cảnh hiện nay, muốn cho sự nghiệp giáo dục đạo đức cho thanh niên
nói chung và thanh niên ở Sóc Trăng nói riêng có hiệu quả thì một trong những giải
pháp mang tính chiến lược là phải tiến hành đổi mới nội dung và hình thức giáo dục
đạo đức. Hình thức và nội dung là hai yếu tố cấu thành lên một chính thể của vật,
hiện tượng.
86
Về nội dung, đạo đức là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Bản chất đạo đức là
phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người về lợi ích trên bình diện giá
thiện - ác để nhận xét và điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với tiến bộ
của lịch sử. Do vậy, việc đổi mới nội dung của đạo đức là tất yếu khách quan, cần
thiết và mang tính chiến lược.
Đoàn Thanh niên là tổ chức gần gũi và trực tiếp giáo dục thanh niên, do vậy nội
dung giáo dục của Đoàn cần tập trung vào những vấn đề như giáo dục tư tưởng chính
trị, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật. Trong đó
coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương
đường lối của Đảng, xác định cụ thể những đức tính cần thiết trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để thanh niên học tập, rèn luyện và phát triển.
Chú trọng việc bình chọn các điển hình tiên tiến để khích lệ tinh thần thi đua học tập,
thường xuyên giáo dục truyền thống của Đảng, Đoàn và địa phương cho thanh nhiên.
Về phương pháp: Đạo đức có nội dung khác với các khoa học khác ở chỗ nó là
những chuẩn mực giá trị, là cái được các chủ thể lựa chọn, đánh giá như là việc làm
có ý nghĩa tích cực, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Đồng thời
thanh niên là đối tượng đặc biệt với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cho nên việc đa
dạng các hình thức và phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng lứa tuổi là điều
cần thiết, tránh tình trạng giáo dục cho phù hợp với từng lứa tuổi là điều cần thiết,
tránh tình trạng giáo dục tuyên truyền một chiều theo kiểu lý luận suông, nội dung
thì sáo rỗng, xa rời những vấn đề thực tế. Việc xây dựng nội dung chương trình, tìm
ra những phương pháp phù hợp, thiết thực sẽ giúp cho việc giáo dục đạo đức được
thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên có nhiều
song cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đưa môn đạo đức học vào chương trình trong tất cả các trường học,
các cấp học, các điểm tập huấn, các buổi sinh hoạt, bồi dưỡng lý luận của thanh niên.
Thực tế hiện nay cho thấy môn đạo đức học chỉ được giảng dạy ở một số ít trường,
chủ yếu là các trường sư phạm, hoặc các trường thuộc khối xã hội, mà không đưa
vào các trường thuộc khối kinh tế, kỹ thuật, bởi họ cho rằng chỉ cần trang bị kiến
thức chuyên môn là đủ, hoặc khi giảng dạy môn đạo đức thì cho rằng nó là môn phụ,
mà không nhìn thấy được tầm quan trọng của nó. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là
phải đưa môn đạo đức học vào chương trình học bắt buộc của học sinh, sinh viên để
87
làm sao: “Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách
nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn khoa học
không thể thiếu được trong các trường đại học và phổ thông”[12, tr79].
Phương pháp giảng dạy môn đạo đức còn mang tính truyền thống, nặng về
thuyết trình mà chưa mang tính hiện đại, chưa có sự kết hợp của các phương pháp
này trong giảng dạy. Trong giảng dạy đạo đức cần phải loại bỏ những hình thức
tuyên truyền giáo dục một chiều, áp đặt với những nội dung chung chung trừu tượng,
tránh giáo điều, mà cần có sự linh hoạt mềm dẻo. Chú ý kết hợp phương pháp giáo
dục truyền thống (nêu gương người tốt, việc tốt, thiết lập thói quen ứng xử…) với
phương pháp giáo dục hiện đại (tổ chức hoạt động xã hội, tích lũy kinh nghiệm ứng
xử qua việc tạo ra các tình huống đạo đức để rèn luyện kĩ năng nhận thức và thực
hành đạo đức, hình thành ý thức đạo đức cá nhân thông qua diễn giảng, đàm thoại
tranh luận, kích thích hoạt động và khả năng tự điều chỉnh đạo đức của cá nhân, qua
việc thi đua, tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tìm hiểu những vấn đề trong
cuộc sống mang tính khoa học…). Thanh niên có biên độ tuổi rộng, và với nhiều đối
tượng khác nhau, do vậy, mỗi độ tuổi, mổi đối tượng thanh niên cần phải có những
nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức khác nhau, làm sao cho họ
hứng thú, và lôi cuốn được họ tham gia. Muốn vậy, cần thực hiện nguyên tắc kết hợp
trong giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đó là, kết hợp giáo dục đạo đức với hoạt
động thực tiễn đồng thời giáo dục đạo đức phải gắn lý luận với thực tiễn, mang hơi
thở của cuộc sống và thời đại, để nội dung giáo dục thêm phần phong phú và hấp
dẫn. Chỉ thông qua hành động thực tiễn mới xuất hiện những nhân cốt của phong
trào thanh niên.
Thứ hai, lổng ghép các nội dung giáo dục đạo đức trong mọi hoạt động của xã
hội, từ sân chơi giải trí đến các cuộc thi, các phong trào hoạt động của thanh niên.
Bằng những phương pháp giáo dục khác nhau như giáo dục thông qua những tấm
gương đạo đức, giáo dục thông qua các hoạt động xã hội…
Thanh niên là lứa tuổi có xu hướng chọn cho mình một mô hình nhân cách, một
mẫu người lý tưởng để noi theo. Do vậy, việc giáo dục đạo đức thông qua những tấm
gương sáng sẽ để lại những ấn tượng mạnh trong họ, dễ lôi cuốn thanh niên tự
nguyện rèn luyện mình theo những hành vi, lối sống có đạo đức từ những tấm gương
tốt. Hay thông qua các phong trào thanh niên tình nguyện, các hoạt động từ thiện…
để thanh niên hòa mình vào cuộc sống linh hoạt đời thường, chứng kiến, thấu hiểu
88
những mất mát, khó khăn, thiếu thốn, vất vả của những đối tượng cần được hỗ trợ về
nhiều mặt từ những tấm lòng, những tình cảm và trách nhiệm của cá nhân và xã hội.
Bằng nhận thức, tình cảm, lương tâm của mỗi con người mà từ đó hình thành những
giá trị đạo đức trong họ. Đó là một trong nhiều cách thức giáo dục đạo đức thanh
niên đạt hiệu quả cao.
3.2.5. Tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp gắn liền với từng đối
tƣợng
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu
niên Sóc Trăng có sự đổi mới về nội dung, phương thức đáp ứng ngày càng tốt hơn
công tác tập hợp thanh niên, huy động thanh niên vào quá trình phát triển quê hương,
đất nước. Bên cạnh việc đòi hỏi nâng cao tính giáo dục, tính định hướng của các
phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật thì việc
định hướng, tổ chức các hoạt động thỏa mãn nhu cầu văn hóa, vui chơi giải trí cho
thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia sáng tạo là điều rất cần thiết.
Việc tổ chức tốt các phong trào, hoạt động sẽ tạo cơ hội cống hiến và trưởng
thành thuận lợi cho tất cả đoàn viên thanh niên. Những phong trào lớn như tuổi trẻ
giữ nước và thanh niên lập nghiệp phát triển rộng khắp nơi và gặt hái được những
thành quả tốt đẹp. Nổi lên là phong trào thanh niên tình nguyện đã khơi đúng mạch
nguồn nhiệt quyết, thắp sáng hoài bảo và ước mơ của thanh niên. Nhân rộng và phát
huy phong trào là biện pháp tốt nhất lôi cuốn thanh niên vào đời sống văn hóa lành
mạnh. Đó cũng là liều thuốc kháng sinh giúp cho thanh niên có sức đề kháng tốt
tránh xa các tệ nạn xã hội và tạo được khoảng cách an toàn với các âm mưu lôi kéo,
kích động lừa gạt của kẻ thù.
Tập hợp đoàn kết thanh niên là hạt nhân để thanh niên gửi gắm niềm tin, là môi
trường tốt để thanh niên cống hiến và trưởng thành, đem sức lực tuổi thanh xuân của
mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Phát
triển, bồi dưỡng tôn vinh, tuyên truyền, giới thiệu và nhân rộng các điển hình tiên
tiến, xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là một loại hình hoạt động có hiệu
quả.
Đa dạng hóa các hình thức tập hợp thanh niên. Giáo dục thanh niên nói chung
và giáo dục đạo đức nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nó được tiến hành trong
một tổ chức. Do vậy, ngoài tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội
học sinh, sinh viên… cần có những hình thức khác sinh động hơn, phù hợp hơn như
89
Câu lạc bộ Thanh niên, Nhà văn hóa Thanh niên… sự phát triển sâu rộng các hình
thức tổ chức tập hợp thanh niên, một mặt biểu hiện trình độ văn hóa chính trị cao,
mặt khác tạo điều kiện để thanh niên tiếp thu sự giáo dục này.
Để thanh niên góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi trong thời gian cần phải hướng tới việc: Tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước và
ý thức công dân, lý tưởng và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và văn hoá cho
thanh thiếu nhi; xây dựng Đoàn vững mạnh; tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của thanh niên; phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam xung
kích “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, phấn đấu cùng toàn Đảng,
toàn dân thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Phải không ngừng đổi mới về
nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn, tìm ra nội dung và phương thức thích hợp
trong điều kiện mới, làm cho vai trò của Đoàn Thanh niên thực sự trở thành hạt nhân
chính trị trong quần chúng thanh niên. Thực chất là xây dựng lớp thanh niên: giàu lòng
yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hóa con người
Việt Nam, biết xử lý hài hoà lợi ích của bản thân trong lợi ích chung của tập thể,
cộng đồng và đất nước; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi;
có văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu
nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện, biết giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng những giá
trị, những tinh hoa văn hóa nhân loại, là hiện thân của các giá trị văn hóa Việt Nam,
tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với chế độ xã hội chủ
nghĩa. Với khẩu hiệu hành động “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, đoàn kết, xung
kích, sáng tạo, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đoàn triển khai tổ chức rộng
khắp trong các đối tượng thanh thiếu nhi phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã
hội, bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên Sóc Trăng trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay cần đánh giá một cách đúng đắn, khách quan
và khoa học về tình hình đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Sóc Trăng
đồng thời, quán triệt những quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với công tác
giáo dục đạo đức cho thanh niên trong toàn xã hội. Xem đạo đức là vấn đề luôn luôn
90
cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành, của mọi lực lượng giáo dục,
mọi tổ chức giáo dục và của mỗi gia đình.
Kinh tế thị trường một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tinh thần,
hình thành những phẩm chất đạo đức phù hợp với xã hội, mặt khác dưới tác tiêu cực
từ mặt trái của nó, kinh tế thị trường cũng cản trở sự hình thành và phát triển nhân
cách, đạo đức con người. Do vậy, một mặt phải xây dựng nội dung giáo dục phù hợp,
thiết thực. Cần kết hợp hài hòa các giá trị đạo đức cả truyền thống và hiện đại. có
những hình thức và biện pháp phù hợp để tác động và giáo dục thanh niên. Mặt khác,
phải khắc phục những mặt hạn chế trong đạo đức và giáo dục đạo đức, phát huy hơn
nữa những thành tích đã đạt được trong giáo dục đạo đạo cho thanh niên ở Sóc Trăng
góp phần xây dựng con người mới, phát triển quê hương giàu mạnh.
Để thực hiện được những yêu cầu trên cần có những giải pháp cụ thể như đã
nêu và thực hiện các giải pháp đó một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho thanh niên Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay hay góp phần giảm bớt tệ
nạn xã hội, ổn định xã hội, tạo ra một thế hệ thanh niên đủ năng lực và phẩm chất
đạo đức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
91
KẾT LUẬN
Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc thường xuyên tạo mọi điều kiện, cơ hội tốt nhất
để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, nắm bắt công nghệ mới - tiên tiến, hiện đại,
cần phải quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đào tạo nói chung, công tác giáo
dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho thanh niên nói riêng. Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa sẽ phát triển như thế nào, có vị thế trên trường quốc tế ra sao, nền văn hóa
truyền thống của ta sẽ được kế thừa bổ sung và phát triển như thế nào, phụ thuộc rất
nhiều vào lớp trẻ hiện nay. Từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, quá trình chuyển đổi kinh tế đó đã từng bước
tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc phát huy tính tích cực, năng động của mọi
tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên. Bên cạnh mặt tích cực, nền kinh tế thị
trường cũng bộc lộ nhiều khuyết tật mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Chính từ thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải giáo dục những giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc và giá trị đạo đức mới cho tầng lớp thanh niên hiện
nay, tạo ra cho đất nước những con người vừa có năng lực vừa có phẩm chất đạo
đức, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hăng say nhiệt tình, năng động, sáng tạo, biết
trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn có của
dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Cũng như thanh niên cả nước, thanh niên Sóc
Trăng hiện nay vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc Việt Nam và giá trị đạo đức bằng những hoạt động học tập, rèn luyện, và
tham gia các phong trào mang ý nghĩa giáo dục đạo đức. Bên cạnh thành tựu và
thuận lợi mà chúng ta có được cũng còn nhiều bất cập, khó khăn trong vấn đề giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho tầng lớp thanh niên.
Giáo dục đạo đức truyền thống và đạo đức mới cho thanh niên không phải của
riêng ai, mà là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Có như vậy chúng ta
mới tạo ra được những nhân cách thanh niên phát triển toàn diện có khả năng cung
cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
nội.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
4. C.Mác và Ph. Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb. Thanh Niên, Hà
Nội.
5. Phạm Khắc Chƣơng – Pgs -Pts. Hà Nhật Thăng (1998), Đạo Đức học,
Nxb giáo dục, Hà nội.
6. Vũ Trọng Dung (2005), Đạo đức học Mác - Lênin, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội.
7. Dƣơng Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay,
Xxb. Thanh Niên, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp
hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BCH Tỉnh Sóc Trăng, Báo cáo kết quả công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 9 tháng đầu năm 2013.
93
16. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh niên, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
19. Nguyễn Thế Kiệt (2012), Mấy vấn đề về đạo đức học Mácxít và xây dựng
đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính
trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (1996). Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh (2007), Về đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Trần Quy Nhơn (2003), Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của thanh niên
trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – Vấn đề và
giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, Tập 1, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
29. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, Tập 14, Nxb Tiến bộ Matscơva.
30. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, Tập 29, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội.
31. V.I. Lênin(1977), Toàn tập, Tập 37, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
32. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 41, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
33. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, Tập 41, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội.
34. Viện Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Quân Sự, Chuẩn mực đạo đức con
người Việt Nam hiện nay, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà nội, 2006.
94
Phụ lục
- Phụ lục 1
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2011 – 2012 cấp THCS:
Tổng
LỚP
Hạnh kiểm
số HS
Tốt
Khá
Yếu
TB
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
20754
16677
80.36
3626
17.47
434
2.09
17
0.08
7
15548
12101
77.83
2984
19.19
450
2.89
13
0.08
8
11919
8970
75.26
2395
20.09
534
4.48
20
0.17
9
12530
10121
80.77
2133
17.02
268
2.14
8
0.06
60751
47869
78.80
11138
18.33
1686
2.78
58
0.10
Toàn
cấp
( Theo nguồn: Sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Sóc Trăng )
- Phụ lục 2
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2012 – 2013 cấp THCS:
Tổng
LỚP
Hạnh kiểm
số HS
Tốt
Khá
Yếu
TB
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
20572
16694
81.15
3433
16.69
426
2.07
19
0.09
7
18372
14935
81.29
2975
16.19
445
2.42
17
0.09
8
13760
10669
77.54
2612
18.98
446
3.24
33
0.24
9
10434
8226
78.84
1902
18.23
301
2.88
5
0.05
63138
50524
80.02
10922
17.30
1618
2.56
74
0.12
Toàn
cấp
( Theo nguồn: Sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Sóc Trăng )
95
- Phụ lục 3
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2012 – 2013 cấp THPT:
Tổng
LỚP
Hạnh kiểm
số HS
Tốt
Khá
Yếu
Trung bình
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
10534
7502
71.22
2400
22.78
579
5.50
53
0.50
11
8033
6217
77.39
1476
28.37
315
3.92
25
0.31
12
7286
6327
85.60
967
13.27
79
1.08
3
0.04
Toàn
25853
19956
77.19
4843
1873
973
3.76
81
0.31
cấp
( Theo nguồn: Sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Sóc Trăng )
96
[...]... việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên, đội quân hùng hậu của hiện tại và chủ nhân tương lai của đất nước với những nội dung thiết thực, phù hợp có tầm quan trọng và tầm chiến lược của Đảng và nhà nước ta 2.1.2 Những giá trị đạo đức truyền thống cần giáo dục cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Các giá trị đạo đức truyền thống là bộ phận cốt lỗi trong giá trị truyền. .. niên Việt Nam hãy ra sức học tập, trau dồi lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua lao động và rèn luyện đạo đức để hình thành một thế hệ thanh niên tân tiến, xứng tầm đòi hỏi của đất nước và thời đại 26 CHƢƠNG 2 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 Giáo dục. .. lo giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức dân tộc và những giá trị đạo đức mới cho thế thế hệ trẻ nói chung và thanh niên - học sinh nói riêng, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước 1.3 Vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay * Vai trò của thanh niên. .. HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 Giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 2.1.1 Tính tất yếu và sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường dựa trên sự phân công lao động xã hội có sự phân chia về lợi ích giữa... vậy, mới góp phần giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn được bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta 28 Mặt khác, tính tất yếu và sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay, cũng là một đảm bảo cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công. .. những giá trị đạo đức này cần kế thừa, phát triển và biến nó thành hiện thực trong đời sống xã hội Từ thực tế tình hình thanh niên ở Sóc Trăng, bên cạnh những thành tích đạt được trên các lĩnh vực mà thanh niên Sóc Trăng đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy góp phần đưa đất nước ngày một phát triển, thì vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên nói chung và thanh niên Sóc trăng nói riêng hiện nay. .. mạnh, xã hội văn minh” Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước * Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay 24 Thanh niên đã và đang cùng toàn Đảng,... chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa + Đạo đức là một hệ thống các giá trị Giá trị là đối tượng của giá trị học (giá trị học phân loại các hiện tượng giá trị theo quan niệm đã được xây dựng nên theo truyền thống về các lĩnh vực của đời sống xã hội: các giá trị vật chất và tinh thần, các giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá trị xã... cũ, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công chũ nghĩa xã hội 1.2 Ảnh hƣởng của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng... chính trị, nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo) Đạo đức là hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ, thì hệ thống ấy có tính tích cực, mang tính nhân đạo; ngược ... KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 Giáo dục đạo đức truyền thống dân... lượng giáo đạo đức truyền thống đạo đức cho niên thời kì công nghiệp hóa, đại hóa tỉnh Sóc Trăng - Phạm vi nghiên cứu: Đạo đức vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống giá trị đạo đức cho niên. .. ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG 3.1 Phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu giáo dục giá trị đạo đức truyền