Vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.3. Vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức

đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay.

* Vai trò của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ở bất cứ thời đại nào cũng vậy, thanh niên luôn được xem là rường cột của đất nước, tương lai của dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình. Thanh niên là một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân số cả nước. Thanh niên Việt Nam không phải là một giai cấp nhưng có mặt ở cả giai cấp công nhân, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức; thanh niên không phải là một tầng lớp xã hội độc lập mà có mối quan hệ gắn bó với các tầng lớp khác trong xã hội; thanh niên có mặt ở tất cả các địa phương, các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Đó là lớp

người có thể lực cường tráng, năng lực sáng tạo, ý trí kiên cường dũng cảm trong hoạt động lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng. Thanh niên là lớp người có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực và khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa lớn và lòng vị tha sâu sắc. Một thế hệ có khả năng tiềm ẩn trong việc thực hiện lý tưởng niềm tin và mục tiêu cao quý của xã hội. Một thế hệ có tính nhạy cảm nhanh với cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ, mà ít chịu ảnh hưởng của những tiêu cực và thành kiến quá khứ.

Quan điểm của C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, của tuổi trẻ trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người là cơ sở lý luận đem đến cho Hồ Chí Minh sự chuyển biến về chất trong nhận thức. Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong việc hình thành những quan điểm về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam.

Từ những trang sử hào hùng của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy rõ những đóng góp xuất sắc của tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đất nước Việt Nam ở thời kì nào cũng xuất hiện nhiều nhân tài và anh hùng trẻ tuổi. Ngay từ buổi đầu dựng nước, những truyền thuyết gắn liền với các sự kiện ở thời đại các Vua Hùng, điều biểu dương sức trẻ trong công cuộc chinh phục thiên nhiên (Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mai An Tiêm…), xây dựng đời sống văn hóa tập quán (Lang Liêu với sự tích Bánh chưng, Chử Đồng Tử…). Đặc biệt trong sự nghiệp giữ nước, truyền thuyết về thánh giống - cậu bé làng Phù Đổng tuổi nhỏ chí lớn đã gánh việc nước, cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân, bảo vệ Tổ Quốc - thể hiện biểu tượng của ý chí độc lập tự do cho dân tộc ta.

Hồ Chí Minh tự hào và rất trân trọng truyền thống dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống yêu nước là một trong những động lực chủ yếu đã thúc đẩy Người đã quyết ra đi tìm đường cứu nước. Thời kì tuổi trẻ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một quãng đời hoạt động soi nổi và đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, nghị lực tuổi trẻ, lý tưởng cao đẹp và quyết tâm lớn, Hồ Chí Minh đã vượt bao nguy hiểm, khó khăn thử thách và kết quả đã tìm được chân lý cách mạng. Những cống hiến của Người thời tuổi trẻ không những có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, với cách mạng thế giới mà còn là một minh chứng hùng hồn rằng, con người thời tuổi trẻ có thể làm nên những điều vĩ đại nếu họ có lý tưởng, có hoài bảo có nghị lực và có tinh thần quyết tâm cao độ. Những

cống hiến của Hồ Chí Minh thời tuổi trẻ là một trong những cơ sở quan trọng để Người hiểu rõ và sớm đặt niềm tin tưởng sâu sắc vào thanh thiếu niên Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới. Niềm tin đó giúp người xác định đúng đắn lực lượng và động lực của cách mạng Việt Nam, nhìn thấy khả năng tiềm tàng ở sức lực, trí tuệ, sự dũng cảm, trí thông minh và sáng tạo của thế hệ trẻ nước ta trong sự nghiệp đánh đổ đế quốc và tay sai, cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ của đất nước. Thanh niên Việt Nam trong các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ; trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; trong thời kỳ đất nước sau chiến tranh; trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và trong mọi công việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh “Đâu cần thanh niên có; Việc gì khó thanh niên làm”. Người động viên khích lệ: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít hiệu quả, thanh niên xung phong đều làm cho tốt”.

Đảng xác định thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người: “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh”. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.

* Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên hiện nay.

Thanh niên đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thanh niên Việt Nam ngày nay mang trên vai trọng trách lịch sử, đó là phải trở thành lực lượng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thanh niên đang tự khẳng định mình là thế hệ vượt lên hơn so với các thế hệ thanh niên đi trước và đang dần xóa bỏ ranh giới tụt hậu để sánh vai ngang bằng với thanh niên các nước trên thế giới.

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cùng với những nỗ lực đầu tư huy động vốn, tri thức, một yếu tố không kém phần quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển là vấn đề đạo đức. Đặc biệt là vấn đề xây dựng đạo đức của thanh niên, bởi vì, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là người chủ của đất nước quyết định sự thành bại của công cuộc phát triển kinh tế đất nước hiện tại và tương lai. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Với tầm quan trọng đó, thanh niên cần được quan tâm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hơn nữa, so với thế hệ trung niên và thiếu niên nhi đồng, thanh niên Việt Nam hiện nay là lớp người chịu tác động mạnh mẽ nhất từ điều kiện kinh tế thị trường. Bởi vì, họ là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ ở Việt Nam bắt đầu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt của thanh niên tiếp xúc trực tiếp với điều kiện kinh tế thị trường hơn thiếu niên nhi đồng. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và những biểu hiện có tính chất đặc thù trong đạo đức của thanh niên cũng làm cho việc hình thành đạo đức của họ chịu sự tác động của kinh tế thị trường nhiều hơn so với các thế hệ khác.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức diễn ra ngày càng gây gắt hơn, nhất là đối với thanh niên. Nghị quyết 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã đánh giá: một bộ phận thanh niên sống thiếu

lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa của dân tộc… tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Các hành vi lệch chuẩn, đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên có xu hướng ngày càng gia tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên được đề cập tới như: vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực trong nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, cùng với một số hành vi lệch chuẩn về đạo đức khác là: sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, đồng tiền, trụy lạc sa đọa, nghiện ngập, xa hoa, lãng phí, lười lao động, thờ ơ vô cảm, vị kỷ…. Với vai trò đặc biệt quan trọng của thanh niên, nếu để tình trạng suy thoái đạo đức của thanh niên kéo dài và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu đó đã đang đặt ra những yêu cầu, trọng trách lớn lao đối với thế hệ trẻ hôm nay. Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng, truyền thống đạo đức vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, mỗi thanh niên Việt Nam hãy ra sức học tập, trau dồi lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua lao động và rèn luyện đạo đức để hình thành một thế hệ thanh niên tân tiến, xứng tầm đòi hỏi của đất nước và thời đại.

CHƢƠNG 2

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH SÓC TRĂNG 2.1. Giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức mới cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)