đánh giá hiệu suất làm giảm chất ô nhiễm trong bể xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (eichhornia crassipes)
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
1,73 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM GIẢM CHẤT Ô NHIỄM TRONG BỂ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TỪ NUÔI THÂM CANH CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) CỦA LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes)
i
Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ NGỌC YẾN
3113874
Cán bộ hướng dẫn
PGs.Ts NGUYỄN VĂN CÔNG
Cần Thơ, 05/2014
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM GIẢM CHẤT Ô NHIỄM TRONG BỂ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TỪ NUÔI THÂM CANH CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) CỦA LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes)
iii
Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ NGỌC YẾN
3113874
Cán bộ hướng dẫn
PGs.Ts NGUYỄN VĂN CÔNG
Cần Thơ, 05/2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, Thầy,
Cô khoa Môi Trường & TNTN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy
Nguyễn Văn Công đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và truyền đạt nhiều kiến
thức cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
Anh Phạm Quốc Nguyên, anh Đoàn Chí Linh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Các anh, chị và các bạn tập thể lớp Quản Lý Môi Trường K37, đã động viên,
giúp đở tôi trong quá trình thu mẫu và thực hiện đề tài.
Gia đình đã động viên ủng hộ và là nguồn động lực cho tôi suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn này.
Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2014
iv
Trần Thị Ngọc Yến
v
TÓM LƯỢC
Thí nghiệm dùng lục bình để xử lý nước thải từ bể nuôi thâm canh cá tra được
thực hiện tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường và TNTN, trường Đại Học Cần Thơ
nhằm góp phần bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá Tra.
Bốn nghiệm thức (đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + sục Khí + Vi
sinh) được bố trí với 4 cấp thùng khác nhau. Mẫu nước được thu sau khi ra rỏi từng
cấp thùng ở ngày thứ 32 và 64 sau khi vận hành hệ thống thí nghiệm để phân tích nhiệt
độ, pH, DO, NH4+, N-NO2-, N-NO3-, PO4-, COD, TSS. Kết quả cho thấy ở đợt 1 các
giá trị dao động trong khoảng của 4 nghiệm thức lần lượt là: 27,9 ± 0,2 , 26,8 ± 0,36,
28,2 ± 1,28, 26,9 ±0,3; 7,3 ± 0,1, 6,8 ± 0,1, 7,3 ± 0,1, 7,4 ± 0,1; 7,1 ± 0,3 mg/L, 4,7 ±
0,4 mg/L, 7,3 ± 0,3 mg/L, 7,3 ± 0,3 mg/L.Đối với 2 lần phân tích các chỉ tiêu NH4 -,
N-NO2-,, N-NO3-, PO4-, COD, TSS kết quả trung bình lần lược là: 1,4 ± 0,2 mg/l, 0,3
± 0,0 mg/L, 6,5 ± 0,7 mg/L, 2,3 ± 0,1 mg/L, 61,5 ± 4,1 mg/L, 52,9 ± 4,3 mg/L. So với
quy chuẩn nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT các chỉ tiêu vật lý đạt pH cột A tất cả
nghiệm thức, DO đạt ở nghiệm thức lục bình cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT.
Từ khóa: nước thải từ nuôi thâm canh cá tra, lục bình, chất ô nhiễm, hiệu suất xử lý
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
TÓM LƯỢC........................................................................................................ vi
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát...................................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................2
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 5
2.1. Tình hình nuôi cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long .........................................5
2.2. Ô nhiễm nước do nuôi thủy sản .........................................................................5
2.2.1. Tổng quan về nước .................................................................................................... 5
2.2.2 Khái nhiệm ô nhiễm nước .......................................................................................... 6
2.3. Các chất ô nhiễm sinh ra trong ao nuôi cá tra ...................................................6
2.4. Một số thông số quan tâm trong đánh giá chất lượng nước..............................7
2.4.1. Các thông số vật lý .................................................................................................... 7
2.4.2 Các thông số hóa học ................................................................................................. 8
2.5 Đặc điểm sinh học cây lục bình và khả năng chịu đựng chất ô nhiễm............10
2.6 Một số nghiên cứu về lục bình (Eichhornia crassipes) .....................................10
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 12
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện ........................................................................12
3.2. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................12
vii
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .........................................................12
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................... 12
3.3.2 Quy trình vận hành hệ thống .................................................................................... 14
3.3.3 Theo dõi diễn biến các chỉ tiêu phân tích ................................................................. 15
3.3.4 Các phương pháp thu mẫu........................................................................................ 15
3.3.5 Chu kỳ và số lượng thu mẫu .................................................................................... 15
3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................16
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 17
4.1 Diễn biến nhiệt độ, pH, DO trong nước thải qua từng cấp thùng ....................17
4.1.1 Nhiệt độ .................................................................................................................... 17
4.1.2 Diễn biến pH theo từng cấp thùng ........................................................................... 18
4.1.3 Nồng độ oxy hòa tan (DO) ....................................................................................... 19
4.2 Diễn biến NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, TSS trong nước qua từng cấp thùng
....................................................................................................................................21
4.2.1 Diễn biến Ammonium (NH4+) theo từng cấp thùng ................................................. 21
4.2.2 Diễn biến Nitrite (NO2-) theo từng cấp thùng .......................................................... 23
4.2.3. Diễn biến nồng độ Nitrate (N-NO3-) qua từng cấp thùng ....................................... 25
4.2.4. Diễn biến hàm lượng Phosphate ( PO43-) theo từng cấp thùng ............................... 26
4.2.5. Diễn biến nồng độ COD (mg/L) trong nước thải theo từng cấp thùng ................... 28
4.2.6. Diễn biến hàm lượng TSS qua từng cấp thùng ....................................................... 30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 35
5.1 Kết luận ................................................................................................................35
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 37
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 39
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................13
Hình 3.2 Sơ đồ một nghiệm thức thí nghiệm...........................................................14
Hình 4.1. Diễn biến nhiệt độ ở 32 ngày sau khi vận hành hệ thống ......................17
Hình 4.2. Diễn biến nhiệt độ ở 64 ngày sau khi vận hành hệ thống ......................18
Hình 4.3. Diễn biến pH ở 32 ngày sau khi vận hành hệ thống ..............................19
Hình 4.4. Diễn biến pH ở 64 ngày sau khi vận hành hệ thống ..............................19
Hình 4.5. Diễn biến DO ở 32 ngày sau khi vận hành hệ thống..............................20
Hình 4.6. Diễn biến DO ở 64 ngày sau khi vận hành hệ thống..............................20
Hình 4.7: Hàm lượng NH4+ ở 32 ngày vận hành ....................................................21
Hình 4.8 Hàm lượng NH4+ ở 64 ngày vận hành .....................................................22
Hình 4.9 Hàm lượng NO2- sau 32 ngày vận hành ..................................................23
Hình 4.10 Hàm lượng NO2- sau 64 ngày vận hành ................................................24
Hình 4.11. Hàm lượng Nitrate (N-NO3- ) ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống ..25
Hình 4.12. Hàm lượng Nitrate (N-NO3- ) ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống .26
Hình 4.13. Hàm lượng Phosphate ( PO43-)ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống 27
Hình 4.14. Hàm lượng Phosphate (PO43-) ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống .28
Hình 4.15. Nồng độ COD ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống ...........................29
Hình 4.16. Nồng độ COD ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống ...........................30
Hình 4.17. TSS ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống............................................30
Hình 4.18. TSS ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống............................................31
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Dụng cụ và phương pháp bảo quản mẫu cho từng chỉ tiêu ..................15
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu ...................................................................16
ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Ý nghĩa
COD
Nhu cầu oxy hóa học
DO
Oxy hòa tan
ĐC
Đối chứng
ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long
LB
Lục Bình
LB + SK
Lục Bình kết hợp sục khí
LB + SK + VK
Lục Bình kết hợp sục khí và vi khuẩn
NO2-
Nitrite
NO3-
Nitrate
NH4+
Ammonium
PO43-
Phosphate
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã
phát triển mạnh mẻ và góp phần rất lớn vào mức tăng trưởng kinh tế trong cả nước.
Điểm nổi bật của ngành thủy sản ĐBSCL trong những năm gần đây là tốc độ phát triển
rất nhanh của nghề nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophtahlmus) đạt sản lương cao,
theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2010 toàn vùng ĐBSCL nuôi hơn 3.700 ha cá
Tra, sản lượng đạt 750.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 530 triệu USD, tăng gần
20% về lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, 2010). Qua đó cho thấy, hoạt động nuôi cá Tra đã đóng góp vào nguồn thu ngân
sách cả nước, và góp phần cải thiện cuộc sống người dân lao động của vùng.
Ngoài đóng góp lớn về kinh tế mang lại từ nuôi thâm canh cá Tra, hoạt động đã và đang
làm gia tăng ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường (Huỳnh Kiều Linh, 2012). Khi
cung cấp thức ăn cho cá, cá chỉ hấp thu được 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P,
còn lại sẽ bị loại thải ra ngoài, góp phần làm giảm chất lượng nước (Yang 2004 trích
dẫn bởi Nguyễn Lệ Phương, 2010). Ảnh hưởng đến cá nuôi và khi thải trực tiếp ra
sông hay kênh rạch không qua xử lý sẽ làm ô nhiễm cho môi trường tự nhiên.
Có nhiều phương pháp đã được áp dụng để xử lý nước thải như: phương pháp hóa học,
phương pháp sinh học, phương pháp lý học… Tuy nhiên để xây dựng, vận hành và
bảo quản hệ thống này tốn rất nhiều chi phí và công sức. Trong đó có đất ngập nước
kiến tạo kết hợp trồng thực vật để xử lý khá phổ biến, vì nó mang lại hiệu quả cao
trong việc loại bỏ chất ô nhiễm như: rẻ tiền, ít hao tốn năng lượng và dễ vận hành
(Brix, 1994). Trong các loài thực vật nổi có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm trong
nước thì lục bình có khả năng hấp thụ đạm và lân khá cao vì theo nghiên cứu của
Dương Thúy Hoa (2004) thì hiệu xuất xử lý của ao lục bình đối với độ đục là 81,11 %,
BOD5 tổng 87,67 %, lân tổng là 64,37 %, đạm tổng là 62,52 %. Bên cạnh đó sinh khối
lục bình có thể sử dụng làm thức ăn xanh cho gia súc (Nguyễn Văn Thưởng, 1992).
Ngoài ra lục bình còn có thể là nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ (Lê Sen, 2013).
Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần cải thiện môi trường nước, mang lại lợi
ích kinh tế từ lục bình. Do đó, đề tài “Đánh giá hiệu suất làm giảm một số chất ô
nhiễm trong nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) của
lục bình (Eichhornia crassipes)” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định khả năng sử dụng lục bình để xử lý nước thải ra từ nuôi thâm canh cá
tra nhằm góp phần bảo vệ môi trường trong nuôi loài cá này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ lục bình và điều kiện vận hành thí nghiệm phù hợp để loại bỏ chất
ô nhiễm trong nước thải nuôi thâm canh cá tra đạt QCVN 08 : 2008/BTNMT .
1
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát diễn biến cá chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, DO, COD, TSS, NH 4+, PO43-, NNO2-, N-NO3- qua hệ thống thí nghiệm ở các nghiệm thức khác nhau.
- Xác định lưu lượng nạp thích hợp để đạt yêu cầu một số chỉ tiêu của quy chuẩn
nước mặt QCVN 08 : 2008/BTNMT.
2
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Năm 2007, Đồng Bằng Sông Cửu Long đã sản xuất khoảng 2.123 nghìn tấn thủy sản.
Đến năm 2010, sản lượng thủy sản đạt khoảng 2.706 nghìn tấn, tăng 583 nghìn tấn so
với năm 2007 (Tổng cục thống kê, 2010). Bên cạnh đó, các đối tượng nuôi thủy sản ở
ĐBSCL tương đối đa dạng, trong các loài cá nuôi thì loài cá thuộc nhóm cá da trơn,
đặc biệt cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) là loài cá nuôi quan trọng trong vùng và
đạt sản lượng cao (Cao Văn Thích, 2008).
Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2010, toàn vùng ĐBSCL nuôi hơn 3.700 ha cá
tra, sản lượng đạt trên 750.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 530 triệu USD (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010).
Năm 2011, diện tích nuôi cá tra ĐBSCL đạt 5.400 ha; sản lượng đạt trên 1.141 triệu
tấn; kim ngạch xuất khẩu là 1,4 tỷ USD trong năm 2010 (Tổng cục Thuỷ sản, 2011).
Theo quy hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thì đến năm 2015 diện
tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000 ha và đến năm 2020 là 13.000ha; năng suất có thể
đạt 1,8 triệu tấn/ha (Dương Công Chinh và Đồng An Thụy, 2009).
Qua đó cho thấy diện tích nuôi cá Tra và sản lượng cá Tra nuôi không ngừng gia tăng
theo thời gian.
Một thực tế phát sinh cùng với sự phát triển về diện tích và sản lượng của nghề nuôi cá
tra là vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt. Theo Phạm Quốc Nguyên et al.,(2013) thì
việc thay nước hằng ngày không qua xử lý sẽ làm phát thải nguồn ô nhiễm ra môi
trường tự nhiên, đe dọa ô nhiễm nguồn nước mặt.
2.2. Ô nhiễm nước do nuôi thủy sản
2.2.1. Tổng quan về nước
Nước là nguồn tài nguyên rất cần thiết cho sự sống, là người đồng hành và điều kiện
cần để tái sinh thế giới hữu cơ. Các nền văn minh lớn của nhân loại đều nảy nở từ trên
các lưu vực sông lớn. Ngày nay người ta tận dụng nhiều khả năng to lớn của nước. Đó
là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, lại hòa tan nhiều
vật chất phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người (Trần Hữu Uyển, Trần Việt
Nga, 2000). Trong công nghiệp, nhiều nguyên liệu có thể thay thế được cho nhau,
riêng nước chưa có gì thay thế được (Trần Văn Nhân, 2002).
Theo Đặng Kim Chi (1999), 97% nước của trái đất là nước mặt (biển, đại dương), có
hàm lượng muối cao không thích hợp cho nhu cầu nước sinh hoạt của con người.
Khoảng 2% nước thuộc dạng băng đá nằm ở hai cực. Chỉ có 1% nước của trái đất kể
trên con người sử dụng được, trong đó 30% dung cho tưới tiêu, 50% dung cho các nhà
máy sản xuất năng lượng, 7% cho sinh hoạt và 12% cho sản xuất công nghiệp. Theo
Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương (2003), trong gần 2,7% lượng nước
ngọt có trên trái đất thì lượng nước thực sự có thể sử dụng được cho những mục đích
khác nhau của loài người chỉ chiếm khoảng 0,633%, còn lại các nguồn nước khác phải
qua xử lý mới sử dụng được.
5
Quá trình sử dụng nước trong điều kiện dân số và sản xuất phát triển mạnh mẽ, con
người đã can thiệp vào vòng tuần hoàn của nước làm thay đổi chu trình tự nhiên trong
thủy quyển cũng như làm thay đổi sự cân bằng nước của hành tinh. Một số cộng đồng
dân cư đã rút nước ngầm hoặc lấy nước mặt để cấp nước cho sinh hoạt. Sau khi xử lý
nước thu gom lại trong hệ thống cống và được chuyển đến nhà máy xử lý trước khi
thải trở lại nguồn tiếp nhận nước. Quá trình pha loãng làm sạch trong tự nhiên ở đây là
cải thiện them chất lượng nước (Trần Văn Nhân, 2002). Trên thực tế, lượng nước ít ỏi
sử dụng được cho đời sống và sản xuất ngày càng ít đi do bị ô nhiễm từ nhiều nguồn
khác nhau. Các chuyên gia dự đoán vào năm 2025 sẽ có 2/3 dân số thế giới chết khát
vì thiếu nước sạch. Việc giữ cho nguồn nước ngọt không bị ô nhiễm và làm cho nước
giảm ô nhiễm là một trong những vấn đề hết sức quan trọng hiện nay.
2.2.2 Khái nhiệm ô nhiễm nước
Theo Lê Hoàng Việt (2000), “Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều các tạp
chất, các chất không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn nước, vượt
khỏi khả năng tự làm sạch của các nguồn nước này”.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005), ô nhiễm nước là việc đưa vào các
nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần
hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển bình thường của một loài sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất
trong lành của môi trường ban đầu.
Để đảm bảo giữ gìn môi trường trong lành, một số tổ chức quốc tế và nhiều quốc qia
đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Đó là giới hạn cho phép tối đa về
liều lượng hoặc nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc
cho từng mục đích sử dụng cụ thể đối với từng thành phần môi trường”. Khi nồng độ
hoặc giới hạn của các tác nhân ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn môi trường tại đó thì có
thể xem là môi trường đã bị ô nhiễm (Lê Trình, 1997).
2.3. Các chất ô nhiễm sinh ra trong ao nuôi cá tra
Ô nhiễm nước là một trong các yếu tố hạn chế cho việc phát triển nông nghiệp ở vùng
ĐBSCL (Tuan et al., 2004). Ô nhiễm nguồn nước quá mức khả năng tự làm sạch của
thiên nhiên sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu của dịch bệnh xảy ra cho thuỷ sinh vật, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân và hủy hoại môi trường sinh thái của
khu vực.
Theo tính toán một cách gần đúng, muốn có 1 kg cá da trơn thành phẩm, người nông
dân đã phải sử dụng từ 1,5 - 2 kg thức ăn, trung bình khoảng 1,7 kg (Nguyễn Xuân
Thành, 2003). Theo ước tính cứ mỗi tấn cá da trơn được sản xuất thì có 47,3 kg nitơ
(N) được thải ra (Phan et al., 2009). Do đó, với 2.003,5 nghìn tấn cá được sản xuất
năm 2010 thì theo ước tính có khoảng 947,6 nghìn tấn N vào môi trường nước xung
quanh. Theo Dương Công Chinh và Đồng An Thụy (2009) đến năm 2020 sản lượng cá
tra nuôi tại ĐBSCL ước tính là 1.850 nghìn tấn. Như vậy khi đó lượng chất thải tương
6
ứng theo ước tính là 2.368 nghìn tấn chất hữu cơ; trong đó có 93,4 nghìn tấn N; 19,5
nghìn tấn P và khoảng 651 nghìn tấn BOD5.
Nước thải phát sinh từ ao nuôi cá thâm canh cũng là vấn đề cần được quan tâm, đặc
biệt là đạm, lân và carbon (Phan, L.T. et al., 2009) và đến năm 2020 sản lượng cá tra
nuôi tại ĐBSCL ước tính là 1,850,000 tấn và lượng chất thải tương ứng là 2.368.000
tấn chất hữu cơ trong đó có 93.240 tấn N; 19.536 tấn P và 651.200 tấn BOD5. Như
vậy, cho thấy mức độ ô nhiễm trong nguồn nước là khá lớn đặc biệt là chất ô nhiễm
dạng N, có tới 80 – 82% hàm lượng tổng N ở dạng hòa tan trong đó 88 – 91% hòa tan
ở dưới dạng NH4+. Con số trên là một giá trị khổng lồ đối với các vùng nuôi tập trung,
nếu không có giải pháp hạn chế lượng chất thải sẽ là hiểm họa đối với môi trường
nước ĐBSCL nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng nuôi cá tra (Dương
Công Chinh và Đồng An Thụy, 2009).
2.4. Một số thông số quan tâm trong đánh giá chất lượng nước
2.4.1. Các thông số vật lý
a/ Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, nó quyết định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một
cách ưu thế trong hệ sinh thái nước. Tăng nhiệt độ của các thủy vực có ảnh hưởng đến
một số thủy sinh vật và làm giảm oxi hòa tan trong nguồn nước do khả năng bảo hòa
oxi trong nước nóng thấp hơn và do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ hoạt động mạnh
hơn (Lê Hoàng Việt, 2000).
Nhiệt độ thay đổi theo vị trí địa lý của thủy vực, theo mùa theo thời tiết, theo ngày và
đêm, gắn liền với cường độ chiếu sáng của mặt trời trong ngày. Thông thường nhiệt độ
của nước trong các thủy vực thấp nhất vào buổi sáng, cao nhất vào buổi chiều. Giá trị
nhiệt độ trong môi trường ao nuôi cá Tra thâm canh dao động khoảng 26,79 – 32,030C
(Nguyễn Hữu Lộc, 2009).
b/ pH
pH là đại lượng biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước (pH= -lg[H+]. Chỉ tiêu
này được sử dụng để đánh giá cho tính axit hay tính kiềm của nước.
pH là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra với chất lương nước cấp cũng như nước
thải. Giá trị của pH cho phép quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc
điều chỉnh hóa chất trong quá trình xử lý nước như đông tụ hóa học, khử trùng hoặc xử
lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Sự thay đổi pH trong nước có thể dẫn đến
những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan, kết tủa, thúc
đẩy hay ngăn chặn phản ứng sinh học xảy ra (Nguyễn Thị Diệp Chi, 2004).
Theo Trương Quốc Phú et al (2003) trong môi trường ao nuôi sự biến động pH ngày
đêm phụ thuộc vào mật độ của thực vật nổi. Trong ao nuôi thâm cah cá Tra khi nuôi ở
mật độ cao, oxi trong ao nuôi thường thiếu cục bộ, do sự gia tăng của hàm lượng CO2
trong nước, NO2- tăng và yếu tố pH giảm. Kết quả khảo sát chất lượng nước trong hệ
thống nuôi cá Tra thâm canh có pH hoạt động trong khoảng 6,3 – 8,79 (Nguyễn Hữu
Lộc, 2009). Ngoài ra, theo Dương Thúy Yên (2003) cá Tra có thể sống trong môi
trường có pH rất thấp (pH=4).
7
2.4.2 Các thông số hóa học
a/ Oxy hòa tan (DO)
Nồng độ oxi hòa tan trong nước (mg/l) là lượng oxi từ không khí có thể hòa tan vào
nước thông qua tiếp xúc bề mặt của nước và không khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất
và độ mặn của nước. Oxi hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất,
duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản, tái sản xuất cho các vi sinh vật
sống dưới nước. Nồng độ oxi hòa tan trong nước giúp ta xác định chất lượng nước
(Đặng Kim Chi, 1999).
b/ Nhu cầu Oxy hóa học (COD)
COD là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan trong mẫu nước bằng 2
chất oxi hóa mạnh là Kali permanganate (K2Cr2O7) hoặc Kali bicromat (KMnO4) trong
môi trường axit mạnh. Chỉ số này dung đánh giá trong môi trường tương đối, tổng hàm
lượng các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Chỉ số COD càng cao, mức độ ô nhiễm
càng nặng và ngược lại (Trịnh Lê Hùng, 2009).
Chỉ tiêu BOD không phản anh đầy đủ về lượng tổng các chất hữu cơ có trong nước
thải, vì chưa tính tới các chất hữu cơ không bị oxi hóa bằng phương pháp sinh hóa và
cũng chưa tính đến phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó,
để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxi cần thiết để oxi hóa tất cả các chất hữu cơ
trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học (COD) (Lê Hoàng Việt,
2003).
c/ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lững là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của
dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ
lững sẽ bị lắng xuống đáy hồ, những hạt không lắng được sẽ tạo thành độ đục của
nước, có ảnh hưởng hầu hết đên quá trình xử lý. Các chất lơ lững hữu cơ sẽ tiêu thụ
oxi để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước. Các cặn lắng sẽ làm đầy các bể chứa
làm giảm thể tích hữu dụng của các bể này (Lê Hoàng Việt, 2003).
TSS là trong những thông số chính để đánh giá nồng độ ô nhiễm của nước thải và hiệu
quả của hệ thống xử lý. Trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, tất cả các chất rắn lơ
lững được xem là chất rắn có khả năng lắng được nếu thời gian lắng vô thời hạn
(Nguyễn Trung Việt – Trần Thị Mỹ Diệu – Huỳnh Ngọc Phương Mai, 2011).
d/ Hàm Lượng phosphor (PO43-) trong nước
Theo Lương Bích Phẩm (2002) trong nước thải người ta thường xác định hàm lượng
P- tổng số để xác định tỉ số BOD5 : N : P nhằm chọn kỹ thuật thích hợp cho quá trình
xử lý. Sự thiếu hụt lân (PO43-) sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, do đó, làm
hạn chế sự phân hủy của hợp chất hữu cơ.
Phospho tồn tại trong nước dưới dạng H2PO4-, HPO4-, PO43- , các polyphosphat (như
Na3 (PO3)6…) và phospho hữu cơ. Trong môi trường nước các polyphosphate phân ly
chậm thành orthophosphate hòa tan được thực vật hấp thụ dễ dàng. Sự hiện diện của
Phosphat cùng với Nito trong nước thải làm bùng nổ tảo, làm ảnh hưởng đến chất
8
lượng nguồn nước. Ngoài ra ô nhiễm Phospho hữu cơ còn gây sụ thiếu hụt oxi trầm
trọng trong nước (để oxi hóa hoàn toàn 1mg phosphat cần 160 mg oxi) (Lê Hoàng
Việt, 2000).
e/ Nitrite (NO2-)
Nitrite là thành phần tự nhiên của chu trình nitơ trong sinh thái sự hiện diện của nó
trong môi trường là một vấn đề cần quan tâm, bởi vì Nitrite có khả năng gây độc hại
lên động vật (Jensen, 2003). Nitrite có trong thủy vực là do sản phẩm của quá trình
Nitrate hóa hay phản Nitrate hóa. Trong điều kiện nhiệt độ cao có oxi thì dạng đạm
này dễ oxi hóa thành dạng NO3-. Nitrite sẽ gây stress cho cá ở hàm lượng 0,1mg/l và
gây hiện tượng máu nâu cho hàm lượng khoảng 0,5mg/l (Schmittou, 2004). Một số
nghiên cứu cho thấy chloride có thể làm giảm đọc tính của Nitrite (Williams anh Eddy,
1986; Harris & Coley, 1991 trích dẫn bởi Jensen, 2003). Vì vậy, việc thêm chloride
vào nước là phương pháp quan trọng để bảo vệ cá nước ngọt ít bị ảnh hưởng bởi
Nitrite (Jensen et al.,2000)
f/ Nitrate (NO3-)
Nitrate được hình thành từ quá trình Nitrate hóa thông qua hoạt động của vi khuẩn qua
2 giai đoạn chính là giai đoạn oxi ammonia và ammonium thành Nitrite thông qua hoạt
động của vi khuẩn Nitrosonomas và giai đoạn oxi hóa Nitrite thành dưới sự tham gia
của vi khuẩn Nitrobacter. Hàm lượng trung bình NO3- trong ao nuôi cá Tra biến động
trung bình 0,0055 +_ 0,083 mg/L (Trần Kim Hoàng, 2008), 1,1 – 1,4mg/l (Cao Văn
Thích,2008), từ 0,122- 18,00mg/l (Huỳnh Trường Giang, 2008). Sự biến động lớn về
nitrate có thể do sự khác nhau về mật độ cá nuôi và chế độ chăm sóc. Theo Boyd,
1998 thì giá trị Nitrate thích hợp cho các ao nuôi thủy sản là 400
mg/L, sống được trong khoảng COD từ 180 – 200 mg/L.
2.6 Một số nghiên cứu về lục bình (Eichhornia crassipes)
Cây lục bình có khả năng khử được 30 kg BOD/ha/ngày đối với nước thải thô và
50 kg BOD/ha/ngày đối với nước thải đã qua xử lý cấp I (Tchobanoglous et al., 1991).
Theo nghiên cứu của Lix et al (2000), đã dùng lục bình (Eichhornia crassipes) để loại
bỏ N, P từ nước thải sinh hoạt đạt hiệu suất 86% và 80% trong 60 ngày
Theo Dương Thúy Hoa (2004) thì hiệu suất xử lý của ao lục bình (Eichhornia
crassipes) đối với độ đục trong nước thải hầm ủ biogas là 81,11%; BOD5 tổng là
87,67%, phosphate là 64,37% và đạm tổng là 62,25%. Nước thải đầu ra gần đạt quy
chuẩn loại B theo quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT. Đối với nước nước thải chăn
nuôi, theo Võ Thị Kim Hằng (2007) thì hiệu suất xử lý của ao lục bình (Eichhornia
crassipes) đối với độ đục là 97,79%; đối với COD là 66,10%; đạm tổng là 64,36% và
photpho tổng là 42,54%.
10
Ưu điểm của việc xử lý thứ cấp nước thải ô nhiễm hữu cơ bằng lục bình
(Eichhornia crassipes) là dễ vận hành, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới và hạn chế về
kinh phí như nước ta. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải bằng lục bình (Eichhornia
crassipes) cần diện tích rộng và phải vớt thường xuyên (Bùi Trường Thọ, 2010).
Các nghiên cứu của Dương Thúy Hoa (2004), Võ Thị Kim Hằng (2007) và Bùi
Trường Thọ (2010) chủ yếu tập trung đánh giá khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong
nước thải của cây lục bình (Eichhornia crassipes) khi vận hành theo mẻ. Các nghiên
cứu này cho kết quả xử lý nước thải của cây lục bình đạt hiệu quả tốt nhất ở thời điểm
60 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Nhưng chưa cho thấy được hiệu quả của cây lục
bình (Eichhornia crassipes) khi vận hành nước thải liên tục với lưu lượng lớn như
nước thải của ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Do lưu lượng nước thải ao nuôi cá tra lên đến 30%/ngày (Pham Thi Anh et al.,
2010), nên cây lục bình cần có thời gian tồn lưu nhiều để có thể xử lý các chất ô nhiễm
trong nước thải. Điều đó đòi hỏi cần có diện tích lớn để cây lục bình (Eichhornia
crassipes) có đủ thời gian để xử lý các chất ô nhiễm.
Theo Cao Ngọc Điệp (2013) vi khuẩn chuyển hóa nitơ Bacillus sp. dòng
AGT.077.03 và vi khuẩn tích lũy polyphosphate Bacillus subtilis dòng DTT.001L có
khả năng xử lý nhanh các chất ô nhiễm trong nước thải ao nuôi cá tra với thời gian 2 –
3 ngày. Nhưng nhược điểm của nghiên cứu này là vận hành theo mẻ nên chưa xác định
được hiệu quả xử lý khi vận hành liên tục. Bên cạnh đó, các thông số COD và TSS của
nước thải sau xử lý của 2 dòng vi khuẩn trên vượt giới hạn cho phép theo chuẩn loại A
của QCVN 08:2008/BTNMT. Do đó cần được tiếp tục qua quá trình xử lý bằng thủy
sinh thực vật.
11
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2014 đến tháng 4/2014.
- Địa điểm nghiên cứu: thí nghiệm sẽ được bố trí và phân tích tại Khoa Môi
Trường & TNTN, trường Đại Học Cần Thơ.
3.2. Phương tiện nghiên cứu
- Thùng mốp kích thước: 43 x 63 x 50 (cm) ) để làm bể trồng lục bình hấp thu
dinh dưỡng nước thải từ bể nuôi cá tra mật độ cao
- Thực vật: Lục bình (Eichhornia crassipes) lấy từ các kênh, mương trong phạm
vi trường Đại Học Cần Thơ
- Cá tra (Pangasius hypophthalmus) cỡ giống.mua từ mua từ trung tâm giống thị
xã Vĩnh Long.
- Bể nuôi cá (composite) loại 1.200 L, ống nhựa, val, đầu co, keo dán.
- Thước đo, viết, keo, ống đo thể tích nước, cân, can nhựa.
- Dụng cụ phân tích và đo đạc các chỉ tiêu hóa, lý, sinh học: tủ sấy, nhiệt kế, máy
đo các chỉ tiêu, ống nghiệm, ống đong, bình tam giác, bình định mức, cốc thuỷ tinh lớn
nhỏ…
- Các loại hóa chất cần thiết phân tích các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, DO, COD, TSS,
NH4 , PO43-, N-NO2-, N-NO3-) chất lượng nước.
+
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 4 lần
lặp lại (Hình 2.1):
- Nghiệm thức 1 (NT1): được bố trí với nước thải không Lục Bình (đối chứng)
- Nghiệm thức 2 (NT2): được bố trí với nước thải + Lục Bình
- Nghiệm thức 3 (NT3): được bố trí với nước thải + Lục Bình + hệ thống sục khí
oxy.
- Nghiệm thức 4 (NT4): được bố trí với nước thải + Lục Bình + hệ thống sục khí
oxy + hệ vi khuẩn chuyển hóa nitơ (Bacillus sp. dòng AGT.077.03) và vi khuẩn tích
lũy polyphosphate (Bacillus subtilis dòng DTT.001L ). Hai dòng vi khuẩn này được
cung cấp từ Viện Công Nghệ sinh học – Đại học Cần Thơ
12
BỂ TRỘN
Nghiệm
thức 2
Nghiệm
thức 3
Nghiệm
thức 4
2.1.2
2.1.3
2.1.4
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.2.4
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
1.3.1
1.3.2
1.3.3
1.3.4
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.3.4
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
3.4.1
3.4.2
3.4.3
3.4.4
4.4.1
4.4.2
4.4.3
4.4.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4
1.4.1
1.4.2
1.4.3
1.4.4
Môi trường ngoài
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
13
AO CHỨA NƯƠC THẢI ĐẦU RA
Nghiệm
thức 1
2.1.1
Để có nước thải cung cấp cho hệ thống, bốn (4) bể có thể tích 1,2 m3/bể được sử
dụng để nuôi cá. Nước thay hàng ngày từ các bể nuôi cá được đưa vào thùng chung rồi
phần phối cho các nghiệm thức thí nghiệm (Hình 2.2)
Bể nuôi
cá
Môi trường
ngoài
Thùng Mốp
trồng lục bình
X
X
X
X
X
X: là vị trí thu mẫu
Hình 3.2 Sơ đồ một nghiệm thức thí nghiệm
Thùng mốp (43 x 63 x 50 cm) trồng lục bình với thể tích 130 lít/bể. Mỗi nghiệm
thức gồm 4 thùng để đánh giá tỷ lệ diện tích trồng Lục bình thích hợp. Các thùng mốp
được nối với nhau và cho chảy tràn qua bể thấp hơn.
Lục bình được thả vào các thùng xốp với kích cỡ, số lượng và khối lượng tương
đương nhau (380-400g/bể). Lục Bình khá đồng dạng và kích cỡ chiều dài 11 - 27 cm,
dài rễ từ 5 – 22 cm, mật độ 6 cây/ thùng.
Đối với nghiệm thức 3 và 4 duy trì DO > 6 mg/lít bằng sách sục khí trong suốt
thời gian thí nghiệm (2 cục đá bọt/thùng). Riêng nghiệm thức 4 là nghiệm thức Lục
bình + sục khí + vi khuẩn chuyển hóa nitơ Bacillus sp. dòng AGT.077.03 và vi khuẩn
tích lũy polyphosphate Bacillus subtilis dòng DTT.001L. Dòng vi khuẩn này được
Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học cung cấp.
Nghiệm thức 4 được sử dụng chế phẩm sinh học gồm dòng vi khuẩn chuyển hóa
nitơ Bacillus sp. dòng AGT.077.03 với mật độ 106/ml và dòng vi khuẩn tích lũy
polyphosphate Bacillus subtilis dòng DTT.001L với mật độ 105/ml. Theo Lê Hoàng
Việt (2003) thời gian phân đôi của vi khuẩn từ 5 - 10 giờ. Thể tích mỗi thùng xốp
khoảng 130 lít, lưu lượng Q = 216 lít/ngày, thời gian tồn lưu nước trong mỗi thùng
xốp vào khoảng 12 h. Như vậy không cần cấy thêm vi khuẩn khi vận hành hệ thống.
3.3.2 Quy trình vận hành hệ thống
Lượng nước thải cung cấp cho hệ thống được lấy từ 4 bể composite (V = 1,2 m3)
nuôi cá, lượng nước thải đầu vào này sẽ được trộn đều để có được lượng nước thải
đồng nhất giữa các nghiệm thức, số cá thả ban đầu trong bể là 50 con/m3, hàng ngày sẽ
cho cá ăn thức ăn viên nổi, lượng thức ăn ban đầu là 2 - 5% trọng lượng cơ thể cá, sau
đó là khoảng 750g cho mỗi ngày hai buổi sáng và chiều (sáng 8h và 16h30 chiều).
14
Lượng nước thải từ các bể nuôi cá trong bể được dẫn vào bể trộn cho đồng nhất,
sau đó lượng nước thải được phân phối đến các nghiệm thức thông qua hệ thống ống
dẫn. Lượng nước thải vào các nghiệm thức được điều chỉnh lưu lượng Q = 216
lít/ngày. Nước thải sau khi qua các bể xử lý sẽ được thải ra môi trường.
Nhiệt độ, ẩm độ, cường độ ánh sáng, sức khỏe cá, lượng thức ăn hàng ngày được theo
dõi hằng ngày, mỗi ngày 3 buổi sáng, trưa, chiều vào các thời gian: 8h, 13h, 16h30
3.3.3 Theo dõi diễn biến các chỉ tiêu phân tích
Thí nghiệm sẽ được tiến hành trong vòng 02 tháng, mẫu nước được thu định kỳ
sau 32 ngày và 64 ngày kể từ khi bố trí để phân tích nhiệt độ, pH, DO, COD, NH4+,
PO43-, N-NO2-, N-NO3-. Trong đó nhiêt độ, pH và DO được đo trược tiếp ngoài hiện
trường (Máy HORIBA Model W-2000s-Nhật). Thời gian thu mẫu từ 07:30 đến 09 giờ
sáng. Mẫu được thu vào chai nhựa 1 lít, mẫu được thu hứng trược tiếp ở đầu vào và ra
của hệ thống, trữ lạnh ở 4oC và được phân tích trong ngày.
3.3.4 Các phương pháp thu mẫu
Đối với chỉ tiêu thu mẫu nước
Dụng cụ chứa mẫu được chọn lựa, rửa kỹ, và được dán nhãn đầy đủ các chi tiết
như lần lấy mẫu, ngày lấy mẫu, và những kí hiệu mã hóa cho các nghiệm thức. Trước
khi lấy mẫu, tráng dụng cụ 2 đến 3 chính mẫu nước đó. Đối với mẫu COD, NH4+, NNO3-, N-NO2-, PO4-, TSS thu bằng chai nhựa 1lit thu đầy bình và đậy kín nắp lại, trữ
ngay vào thùng lạnh với nhiệt độ 40C và phân tích ngay trong ngày.
Trong các đợt thu mẫu, mẫu được thu trong thời gian 07:30 đến 9h sáng. Các chỉ
tiêu đo nhanh như: pH, EC (độ dẫn điện), độ đục, DO, nhiệt độ, độ mặn, TDS. Điều
kiện bảo quản được thực hiện theo quy định chuẩn
Bảng 3.1: Dụng cụ và phương pháp bảo quản mẫu cho từng chỉ tiêu
Chỉ tiêu phân tích
Chai đựng
Thời gian lưu mẫu
Bảo quản
COD
PE
24 giờ
40C
TSS
PE
24 giờ
40C
PO43-
PE
24 giờ
40C
N-NO2-
PE
24 giờ
40C
N-NO3-
PE
24 giờ
40C
3.3.5 Chu kỳ và số lượng thu mẫu
Mẫu được thu 8 ngày/lần ở đầu vào (4 mẫu đầu vào) và đầu ra (sau cấp thùng sau
cùng, 16 mẫu đầu ra). Tuy nhiên ở lần thu mẫu thứ 4 và thứ 8 mẫu được thu ở từng cấp
thùng. Trong nghiên cứu này chỉ trình bày kết quả ở đợt thu mẫu thứ 4 và thứ 8.
15
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Phương pháp
01
Nhiệt độ
o
Máy HORIBA Model W-2000s
02
pH
03
COD
mg/L
Sử dụng phương pháp hoàn lưu kín, oxy
hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit
theo TCVN 6491-1999 (ISO 60601989).
04
TSS
mg/L
Phương pháp khối lượng
05
NH4+
mg/L
Sắc ký ION-THERMO DIONEX ICS
1100 CHROMELEON 7.2-USA
06
PO43-
mg/L
Sắc ký ION-THERMO DIONEX ICS
1100 CHROMELEON 7.2-USA
07
N-NO2-
mg/L
Sắc ký ION-THERMO DIONEX ICS
1100 CHROMELEON 7.2-USA
08
N-NO3-
mg/L
Sắc ký ION-THERMO DIONEX ICS
1100 CHROMELEON 7.2-USA
C
Máy HORIBA Model W-2000s
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, Excel, để so sánh phương sai giữa các
nghiệm thức, so sánh giữa đầu vào và đầu ra, trung bình và độ lệch chuẩn, mức ý
nghĩa 95%. Vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel.
16
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Để đánh giá khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong nước thay ra từ nuôi thâm
canh cá Tra của lục bình, sự thay đổi một số chỉ tiêu nước như: nhiệt độ, pH, DO, NNO2-, N-NO3-, NH4+, PO43-, COD, TSS trong nước ở các nghiệm thức đã được theo dõi
qua 2 lần thu mẫu.
4.1 Diễn biến nhiệt độ, pH, DO trong nước thải qua từng cấp thùng
4.1.1 Nhiệt độ
Ở thời điểm 32 ngày sau khi vận hành hệ thống, nhiệt độ của các nghiệm thức từng
cấp thùng dao động trong khoảng 25,6 – 29,15 oC, nhiệt độ của nước thải đầu vào
(ĐV) và nước thải đầu ra (ĐR) tương đối cao so với các cấp thùng 1, 2, 3, 4. Ở nghiệm
thức đối chứng (ĐC) nhiệt độ cao hơn các nghiệm thức lục bình (LB), lục bình + sục
khí (LB + SK), lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB + SK + VK) là do bể ĐC không có
Lục Bình nên chịu tác động trực tiếp của ánh sáng. Nhiệt độ đầu vào cao nhất so với
các nghiệm thức còn lại có nhiệt độ cao nhất là 29,15 oC và nhiệt độ thấp nhất ở
nghiệm thức lục bình (LB) thùng 2 và 4. ở nghiệm thức lục bình (LB) có mật độ che
phủ bề mặt cao. Khi nước thải đi qua các cấp thùng có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng
mặt trời, làm gia nhiệt bề mặt của nước thải. Chính vì vậy, nhiệt độ đầu ra ở các
nghiệm thức có xu hướng tăng trở lại.
Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra
trong nước (Nguyễn Văn Bảo, 2002).
Nhiệt độ có khả năng ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan có trong nguồn nước và ảnh
hưởng đời sống của một số thủy sinh vật. Khả năng bảo hòa của oxy trong nước nóng
thấp hơn và vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ sẽ hoạt động mạnh hơn (Lê Hoàng Việt,
2003).
Hình 4.1. Diễn biến nhiệt độ ở 32 ngày sau khi vận hành hệ thống
17
Ở thời điểm 64 ngày sau khi vận hành hệ thống, nhiệt độ trong các nghiệm thức dao
động trong khoảng 25,75 – 29,48 oC. Nhiệt độ cao nhất ở đầu vào (ĐV) và thấp nhất ở
nghiệm thức Lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB + SK +VK). Nhiệt độ nước thải đầu
vào (ĐV) cao và có xu hướng giảm khi qua thùng 1, sau đó có xu hướng tăng dần và
cao trở lại ở đầu ra. Giống như lần đo đầu tiên, đối chứng (ĐC) luôn có nhiệt độ cao
hơn các nghiệm thức còn lại do không được che phủ bởi lục bình (LB) và phải tiếp xúc
trược tiếp với ánh sáng mặt trời.
Hình 4.2. Diễn biến nhiệt độ ở 64 ngày sau khi vận hành hệ thống
4.1.2 Diễn biến pH theo từng cấp thùng
Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một yếu tố môi trường không kém phần quan
trọng trong đời sống thủy sinh vật. Đây là một đại lượng đặc trưng thể hiện tính kiềm
hay tính acid của môi trường nước, nó có giá trị biến thiên từ 1 – 14 và mỗi loài thủy
sinh vật có khả năng chịu đựng pH ở mức riêng biệt. Sự thay đổi pH có thể dẫn đến
những thay đổi về thành phần các chất trong môi trường nước do quá trình hòa tan hay
kết tủa sẽ thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học xảy ra trong nước (Đặng
Kim Chi, 2001).
pH có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật như: tỉ lệ sống, sinh sản, sinh
dưỡng. Giá trị pH thích hợp cho thủy sinh vật phát triển là 6,5 – 9,0; pH quá cao hay
quá thấp điều ảnh hưởng bất lợi cho thủy sinh vật (Dương Trí Dũng, 2003).
Ở thời điểm 32 ngày sau khi vận hành hệ thống, pH tại các diểm thu mẫu có giá trị
trong khoảng 6,63 – 7,71. Giá trị pH nằm trong giá trị giới hạn loại A2 của Quy chuẩn
nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị pH trong nuớc tại các nghiệm thức lục bình
+ sục khí + vi khuẩn (LB + SK + VK) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, dao
động trong khoảng 6,97- 7,66. Trong khi đó giá trị pH tại các cấp thùng của nghiệm
thức Lục bình (LB) là thấp nhất, dao động trong khoảng 6,63 – 7,12.
18
Hình 4.3. Diễn biến pH ở 32 ngày sau khi vận hành hệ thống
Giá trị pH trong đợt 2 có thay đổi so với đợt 1, pH của các mẫu nuớc
dao động trong khoảng 6,51 – 7,34. Nghiệm thức lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB +
SK + VK) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, giá trị dao động trong khoảng 6,91
– 7,34. Nghiệm thức lục bình (LB) có giá trị pH thấp nhất dao động trong khoảng 6,51
– 6,90. Do nghiệm thức lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB + SK + VK) có sục khí nên
hàm lượng oxy cao nên pH cao. Tất cả các giá trị pH của các mẫu đều nằm trong giới
hạn cho phép của Quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT (6-8,5).
Hình 4.4. Diễn biến pH ở 64 ngày sau khi vận hành hệ thống
4.1.3 Nồng độ oxy hòa tan (DO)
Ở thời điểm 32 ngày sau khi vận hành hệ thống, hàm lượng oxy hòa tan trong tất cả
các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 3,28 – 8,45 mg/L (Hình 4.5). Nghiệm thức
lục bình + sục khí (LB + SK) và nghiệm thức lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB + SK
+ VK) có hàm lượng oxy hoà tan cao hơn nghiệm thức lục bình (LB) và nghiệm thức
đối chứng (ĐC), dao động trong khoảng 7,22 – 8,45 mg/L. Nghiệm thức lục bình (LB)
19
có hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất trong khoảng 3.28 – 4,73 mg/L. Do nghiệm thức
lục bình (LB) có mật độ che phủ bề mặt, tảo không phát triển và không được sục khí
oxy, nên hàm lượng DO thấp hơn các nghiệm thức còn lại.
Hình 4.5. Diễn biến DO ở 32 ngày sau khi vận hành hệ thống
Ở thời điểm 64 ngày sau khi vận hành hệ thống, Hàm lượng oxy hòa tan dao động
trong khoảng từ 4,90 – 7,24 mg/L. Nghiệm thức lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB +
SK + VK) có hàm lượng oxy trong khoảng 6,84 – 7,22 mg/L, cao hơn so với các
nghiệm thức không sục khí còn lại (Đối chứng và Lục Bình).
Hình 4.6. Diễn biến DO ở 64 ngày sau khi vận hành hệ thống
20
4.2 Diễn biến NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, TSS trong nước qua từng cấp thùng
4.2.1 Diễn biến Ammonium (NH4+) theo từng cấp thùng
Kết quả cho thấy sau 32 ngày vận hành hệ thống hàm lượng NH4+ ở các nghiệm thức
đều giảm so với đầu vào (Hình 4.7 ).
Hình 4.7: Hàm lượng NH4+ ở 32 ngày vận hành
Giá trị NH4+ đầu vào (nước thay từ bể nuôi tra Tra) ở mức 3,9 ± 0,1 mg/L, cao gấp
19,5 lần so với quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 (≤ 0,2 mg/L). Ở
thùng 1, NH4+ ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình +
Sục Khí + Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào và giá trị còn lại lần lượt là 3,1 mg/L,
3,3 mg/L, 0,4 mg/L và 0,4 mg/L tương ứng với hiệu suất giảm lần lượt là 20,5%,
15,4%, 89,7%, 89,7% so với đầu vào. Khi so sánh với A2 QCVN 08/BTNMT: 2008
thì nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí cấp thùng, Lục Bình + Sục
Khí + Vi Khuẩn cao hơn giới hạn quy định ở cấp thùng. Ở thùng 2, NH 4+ ở từng
nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi
Khuẩn đều giảm dần so với cấp thùng 1 có giá trị lần lượt là 2,4 mg/L, 2,2 mg/L, 0,1
mg/L và 0,1 mg/L với các hiệu suất xử lý 38,5%, 43,6%, 97,4%, 97,4% so với đầu
vào. So với cột A2 QCVN 08: 2008/BTNMT thì nghiệm thức đối chứng và Lục Bình
vẫn còn cao hơn giới hạn quy định. Qua đến cấp thùng 3, các nghiệm thức đối chứng,
Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn có hàm lượng NH 4+
không thay đổi so với thùng 2. Ở thùng 4, giá trị NH4+ ở các nghiệm thức đối chứng
cao hơn giới hạn cho phép, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi
Khuẩn đều thấp hơn cột A2 QCVN 08: 2008/BTNMT.
21
Sau 64 ngày vận hành hàm lượng NH4+ đầu vào ở mức 5,0 mg/L cao hơn gấp gấp 25
lần so với quy chuẩn nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT loại A2 (≤ 0,2 mg/L). Hàm
lượng NH4+ có xu hướng giảm dần khi qua các cấp thùng của từng nghiệm thức (hình
4.8).
Hình 4.8 Hàm lượng NH4+ ở 64 ngày vận hành
Ở thùng 1, tương ứng với hiệu suất giảm lần lượt là 22%, 40%, 94%, 94% so với đầu
vào ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí +
Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào và giá trị còn lần lượt là 3,9 mg/L, 3,3 mg/L, 0,3
mg/L và 0,3 mg/L. So với cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008 thì chỉ có nghiệm thức
Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn thấp hơn giới hạn quy định. Ở
thùng 2, NH4+ ở các nghiệm thức đều tiếp tục giảm thấp hơn ở thùng 1 nhưng giá trị
NH4+ ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức Lục Bình vẫn còn cao hơn giới hạn
quy định tại cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008 và có giá trị lần lượt là 2,3 mg/L, 2,2
mg/L. Tương tự ở cấp thùng 3, NH4+ ở các nghiệm thức đều tiếp tục giảm thấp hơn ở
thùng 2 nhưng giá trị NH4+ ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức Lục Bình có giá
trị lần lượt là 1,9 mg/L, 1,2 mg/L, vẫn còn cao hơn giới hạn quy định tại cột A2
QCVN 08/BTNMT: 2008. Ở thùng 4, giá trị NH4+ ở các nghiệm thức tiếp tục giảm so
với cấp thùng 3 và tất cả đều đạt QCVN 08: 2008/BTNMT loại A2. Tuy nhiên giá trị
NH4+ ở nghiệm thức đối chứng > Lục Bình > Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục
Khí + Vi khuẩn.
Qua kết quả 2 đợt thu mẫu sau 32 ngày và 64 ngày vận hành hệ thống cho thấy sau cấp
thùng 1 chỉ có nghiệm thức Lục Bình + sục Khí, Lục Bình + sục Khí + vi khuẩn giá trị
NH4+ đạt QCVN 08: 2008/BTNMT loại A2 và ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm
thức Lục Bình thì đến cấp thùng 4 mới đạt QCVN 08: 2008/BTNMT loại A2. Nồng độ
22
NH4+ ở nghiệm thức có Lục Bình thường thấp hơn đối chứng và có sục khí thường
thấp hơn không sục khí. Qua đó cho thấy sự giảm NH4+ có thể vừa do Lục Bình và tảo
hấp thụ vừa do suc khí làm chuyển hóa NH4+ thành các dạng khác như nitrite (NO2-)
hay nitrate (NO3-).
4.2.2 Diễn biến Nitrite (NO2-) theo từng cấp thùng
Ở ngày vận hành thứ 32, đầu vào không phát hiện nồng độ NO2-. Sau khi qua từng cấp
thùng, nitite có sự biến động và thường cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (trừ cấp
thùng 1, hình 4.9).
Hình 4.9 Hàm lượng NO2- sau 32 ngày vận hành
Ở thùng 1, nồng độ nitrite ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí,
Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn đều tăng cao hơn so với đầu vào và giá trị còn lần
lượt là 0,7 mg/L, 0,3 mg/L, 0,7 mg/L và 0,9 mg/L và nồng độ nitrite ở tất cả các
nghiệm thức đều cao hơn so với cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008. Ở thùng 2, nồng độ
nitrite ở nghiệm thức đối chứng và Lục Bình tăng cao hơn so với thùng 1 và có giá trị
lần lượt là 1,2 mg/L và 0,5 mg/L. Riêng ở nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và Lục
Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn thì nitrite giảm thấp hơn ở cấp thùng 1 và nồng độ ở 2
nghiệm thức này còn ở mức 0,2 mg/L. Mặc dù nitrite có giảm ở hai nghiệm thức này
nhưng nồng độ vẫn còn cao hơn so với cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008 (0,02mg/L).
Ở thùng 3, nồng độ nitrite ở tất cả các nghiệm thức đều giảm so với cấp thùng 2. Tuy
nhiên ở đối chứng và Lục Bình vẫn còn cao hơn so với cột A2 QCVN 08/BTNMT:
2008 và giá trị lần lượt là 1,1 mg/L, 0,5 mg/L. Ở nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và
23
Lục Bình + Vi Khuẩn + Sục Khí nitrite giảm thấp đến mức nhỏ hơn giới hạn quy định
tại cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008. Ở thùng 4, nồng độ nitrite ở đa số các nghiệm
thức tiếp tục giảm so với cấp thùng 3. Tuy nhiên ở hai nghiệm thức đối chứng và Lục
Bình vẫn còn cao hơn cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008. Nồng độ nitrite ở nghiệm
thức Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn vẫn duy trì ở mức thấp
hơn giá trị quy định tại cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008.
Ở ngày vận hành thứ 64, nồng độ nitrite đầu vào khoảng 0,1 mg/L và tăng lên cao hơn
so với cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008 ở tất cả các nghiệm thức khi nước chảy qua
cấp thùng 1 (Hình 4.10); giá trị ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục
Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn lần lượt là 0,5 mg/L, 0,2 mg/L, 0,4 mg/L và 0,3
mg/L.
Hình 4.10 Hàm lượng NO2- sau 64 ngày vận hành
Ở thùng 2, nitrite tiếp tục tăng ở nghiệm thức đối chứng nhưng giảm ở các nghiệm
thức còn lại (hình 4.10). So với cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008 thì chỉ có nghiệm
thức Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn thấp hơn giới hạn quy định. Ở thùng 3, nitrite ở
nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí + Vi
Khuẩn lần lượt là 1,1 mg/L, 0,3 mg/L, 0,1 mg/L và 0,0 mg/L. So với cột A2 QCVN
08: 2008 /BTNMT thì chỉ có nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn thấp hơn
giới hạn quy định. Qua các kết quả của 2 lần phân tích, cho thấy sau khi đi qua cấp
thùng 1, hàm lượng Nitrite ở các nghiệm thức tăng lên.
24
4.2.3. Diễn biến nồng độ Nitrate (N-NO3-) qua từng cấp thùng
Ở ngày thứ 32 sau khi vận hành hệ thống, hàm lượng Nitrate trong nước đầu vào ở
mức 0,3 mg/L và tăng lên ở các nghiệm thức sau khi qua các cấp thùng (Hình 4.11).
Hình 4.11. Hàm lượng Nitrate (N-NO3- ) ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống
Ở cấp thùng 1, hàm lượng Nitrate ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình +
Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn đều tăng lên so với đầu vào và giá trị đạt lần
lượt là 0,9 mg/L, 1,1 mg/L, 12,2 mg/L và 12,8mg/L. So với cột A2 QCVN
08:2008/BTNMT (≤ 5 mg/L) thì các nghiệm thức đối chứng, Lục Bình đạt chuẩn thải
ra môi trường nước mặt còn nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí
+ Vi Khuẩn nồng độ nitatre đã vượt giới hạn quy định hơn 2,4 lần. Ở thùng 2, thùng 3
và thùng 4 hàm lượng Nitrate ở nghiệm thức đối chứng và Lục Bình có gia tăng so với
thùng 1 nhưng nồng độ ở các cấp thùng này đều thấp hơn giá trị quy định tại cột A2
QCVN 08:2008 (5mg/L). Ngược lại, ở nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình
+ Sục Khí + Vi Khuẩn nồng độ nitrate đều giảm thấp hơn so với cấp thùng 1 nhưng
vẫn luôn ở mức cao hơn giới hạn quy định tại cột A2 QCVN 08:2008 từ 2,1-2,3 lần.
Ở ngày thứ 64 sau khi vận hành hệ thống, hàm lượng Nitrate trong nước đầu vào ở
mức 0,2 mg/L và nồng độ ở các nghiệm thức có xu hướng tương tự như ở ngày thứ 32
sau khi qua các cấp thùng (Hình 4.12).
25
Hình 4.12. Hàm lượng Nitrate (N-NO3- ) ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống
Nồng độ Nitrate ở đối chứng tăng dần qua các cấp thùng và đạt giá trị ở cấp thùng 1, 2,
3 và 4 lần lượt là 1,1, 2,8, 3,4 và 3,5mg/L. Ở nghiệm thức Lục Bình, nồng độ nitrate
cũng gia tăng qua các cấp thùng nhưng luôn thấp hơn nghiệm thức đối chứng và ở
mức từ 0,7-1,7mg/L. Ở các nghiệm thức có sục khí (Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình
+ Sục Khí + Vi Khuẩn) nitrate đều tăng lên so với đầu vào dao động qua các cấp thùng
từ 11,3-12,4 mg/L ở nghiệm thức Lục Bình + Sục khí và từ 11,9-12,6 mg/L ở nghiệm
thức Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn. So với cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT (≤ 5
mg/L) thì nồng độ nitrate trong nước ở nghiệm thức đối chứng và Lục Bình đạt chuẩn
thải còn nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn không
đạt chuẩn thải.
Qua kết quả trên cho thấy sục khí đã làm gia tăng quá trình chuyển hóa đạm dạng
NH4+, NO2- sang dạng NO3-. Quá trình chuyển hóa này nhờ sự cung cấp oxy và tồn tại
của vi khuẩn nitrate hóa.
4.2.4. Diễn biến hàm lượng Phosphate ( PO43-) theo từng cấp thùng
Ở ngày thứ 32 sau khi vận hành hệ thống, hàm lượng phosphate trong nước đầu vào ở
mức 7,3±1,6mg/L, cao hơn so với quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT loại
A2 (≤ 0,2 mg/L) 36,5 lần, nồng độ ở các nghiệm thức giảm dần qua các cấp thùng
(Hình 4.13).
26
Hình 4.13. Hàm lượng Phosphate ( PO43-)ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống
Ở thùng 1, hàm lượng Phosphate ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục
Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào và giá trị còn lần lượt là
5,3 mg/L, 5,4 mg/L, 5,3 mg/L và 5,5 mg/L. Ở thùng 2, hàm lượng Phosphate tiếp tục
giảm so với thùng 1 và giá trị còn lại ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình +
Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn lần lượt là 5,4 mg/L, 5,3 mg/L, 5,0 mg/L và
4,8 mg/L. Tương tự, phosphate ở cấp thùng 3 và 4 đều giảm ở tất cả các nghiệm thức
nhưng nồng độ còn lại sau khi ra khỏi cấp thùng 4 vẫn còn cao hơn nhiều lần so với
giới hạn quy định tại cột A2 QCVN 08:2008. Qua đó cho thấy mặc dù ở nghiệm thức
Lục Bình, sục khí và vi khuẩn phosphate còn lại thấp hơn ở đối chứng nhưng hiệu suất
làm giảm chưa cao, đầu ra vẫn chưa đạt chuẩn thải ra môi trường nước mặt.
Ở ngày thứ 64 sau khi vận hành hệ thống, hàm lượng phosphate trong nước đầu vào ở
mức 3,6 ± 0,7 mg/L, cao hơn so với quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT loại
A2 (≤ 0,2 mg/L) 18 lần, nồng độ ở các nghiệm thức giảm thấp hơn so với đầu vào
(Hình 4.14).
27
Hình 4.14. Hàm lượng Phosphate (PO43-) ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống
Ở cấp thùng 1, hàm lượng Phosphate ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình +
Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào và giá trị còn lần
lượt là 2,8 mg/L, 2,8 mg/L, 1,8 mg/L và 1,9 mg/L. Ở thùng 2, hàm lượng Phosphate
(PO43-) nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí +
Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào và giá trị lần lượt là 2,9 mg/L, 2,0 mg/L, 1,8 mg/L
và 1,8 mg/L. Ở thùng 3, hàm lượng Phosphate (PO43-) nghiệm thức đối chứng, Lục
Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào
và giá trị lần lượt là 3,0 mg/L, 1,9 mg/L, 1,8 mg/L và 2,1 mg/L. Ở thùng 4, hàm lượng
Phosphate (PO43-) nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình +
Sục Khí + Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào và giá trị lần lượt là 3,0 mg/L, 1,8 mg/L,
2,2 mg/L và 2,0 mg/L. So với cột A2 QCVN 08/BTNMT: 2008 thì các nghiệm thức
đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn ở các cấp
thùng đều cao hơn giới hạn quy định.
4.2.5. Diễn biến nồng độ COD (mg/L) trong nước thải theo từng cấp thùng
Theo Lương Bích Phẩm (2002) chỉ số COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm
lượng các chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. COD là hàm
lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thành
CO2 và H2O. Do đó giá trị COD càng cao thì hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều.
Nồng độ COD đầu vào ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống là 89,9±14,3 mg/L. Khi
nước chảy qua các cấp thùng thì COD ở tất cả các nghiệm thức đều giảm (Hình 4.15).
28
Hình 4.15. Nồng độ COD ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống
Ở cấp thùng 1, nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình+Sục
Khí + Vi Khuẩn đều giảm so với đầu vào và giá trị còn lại lần lượt là 81,9 mg/L,
47,7mg/L, 31,7 mg/L và 39,7 mg/L; tuy nhiên COD ở tất cả các nghiệm thức trong cấp
thùng này đều cao hơn so với cột A2 QCVN 08:2008 /BTNMT (15mg/L). Ở thùng 2,
COD ở các nghiệm thức tiếp tục giảm so với thùng 1 và xu hướng này duy trì rỏ ở
nghiệm thức đối chứng khi nước chảy qua các cấp thùng 2, 3 và 4. Tuy nhiên COD ở
nghiệm thức Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn thay đổi
khổng lớn so với cấp thùng 1; nồng độ COD ở đầu ra (thùng 4) ở nghiệm thức đối
chứng, Lục Bình giảm, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn còn lại
lần lượt là 51,7mg/L, 25,6 mg/L, 29,6 mg/L và 26,4 mg/L. So với cột A2 QCVN
08:2008/BTNMT thì COD ở tất cả các nghiệm thức đều còn cao hơn giới hạn quy
định.
Ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống, nồng độ COD đầu vào là 86,6 ± 6,6 mg/L. Khi
nước chảy qua các cấp thùng thì COD ở tất cả các nghiệm thức đều giảm (Hình 4.15).
29
Hình 4.16. Nồng độ COD ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống
4.2.6. Diễn biến hàm lượng TSS qua từng cấp thùng
Theo QCVN 08:2008, giới hạn TSS trong nước có thể sử dụng cho sinh hoạt nhưng
phải qua xử lý là 30mg/L (Cột A2). Trong nước đầu vào hàm lượng TSS ở ngày 32
sau khi vận hành hệ thống cao hơn giới hạn quy định 3,7 lần (110mg/L). Qua các cấp
thùng TSS có giảm nhưng ở đầu ra (Thùng 4) vẫn còn cao hơn giá trị quy định; nồng
độ TSS còn lại ở đối chứng, lục bình, lục bình + sục khí, lục bình + sục khí + vi khuẩn
lần lượt là 55, 72,5, 32,5 và 37,5 mg/L.
Hình 4.17. TSS ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống
30
Ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống, mặc dù hàm lượng TSS ở đầu vào chỉ cao hơn
giới hạn quy định 1,7 lần (52mg/L) nhưng qua các cấp thùng TSS vẫn còn cao hơn giá
trị quy định. Tại đầu ra (thùng 4), nồng độ TSS còn lại ở đối chứng, lục bình, lục bình
+ sục khí, lục bình + sục khí + vi khuẩn lần lượt là 60, 45, 45 và 40 mg/L.
Hình 4.18. TSS ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống
4.3 KẾT QUẢ VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỤC BÌNH
Khả năng xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá Tra của lục bình qua mức giảm nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước thải qua từng cấp thùng của nghiệm thức. Nồng độ các
chất ô nhiễm giảm là do lục bình đã hấp thu các chất (đạm, lân) có trong môi trường
nước thể hiện thông qua sự gia tăng của một số đặc điểm sinh học theo thời gian.
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng của lục bình ở các nghiệm thức theo thời gian
Cây lục bình Eichhornia crasspipes là loài cây chiếm ưu thế ở các nước cận nhiệt đới
và là loài cây có khả năng quang hợp mạnh mẽ nhất. Theo J. Vymazal (2003), 10 cây
lục bình ban đầu sẽ phát triển thành hơn 600.000 cây trong thời gian 6 tháng ở diện
tích bề mặt 0,4 ha nước mặt tự nhiên. Lục bình phát triển trên mặt nước tạo nên môi
trường nước hoàn toàn khác biệt so với môi trường nước tự nhiên có bề mặt thoáng.
31
Hình 3.1. Chiều cao lục bình của các nghiệm thức theo thời gian
Ghi chú:
Trong cùng thời điểm (0 ngày, 30 ngày, 60 ngày), các nghiệm thức có chữ cái in thường (a, b, c) giống
nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại
Trong cùng 1 nghiệm thức, các thời điểm (0 ngày, 30 ngày, 60 ngày) có chữ cái in hoa (A, B, C) giống
nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại.
Thời điểm bố trí thí nghiệm (0 ngày), chiều cao trung bình của lục bình giữa 3 nghiệm
thức LB, LB + SK, LB + SK + VK dao động từ 16,63 – 17,02 cm, không có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Sau 30 ngày, chiều cao
trung bình của lục bình ở các nghiệm thức LB; LB + SK; LB + SK + VK lần lượt là
20,56; 22,99; 25,60 cm tương ứng với tốc độ tăng trưởng 0,1; 0,2; 0,3 cm/ngày, có sự
khác biệt giữa hai nghiệm thức LB và LB + SK + VK (p>0,05).
Ở thời điểm 60 ngày, chiều cao của nghiệm thức LB + SK + VK là cao nhất đạt giá trị
trung bình là 39,07 cm, có khác biệt với nghiệm thức LB có chiều cao trung bình thấp
nhất 32,8 cm. Diễn biến chiều cao lục bình ở sau 60 ngày tương tự như 30 ngày, tuy
nhiên tốc độ tăng trưởng của lục bình tăng mạnh ở cả 3 nghiệm thức LB; LB + SK; LB
+ SK + VK đạt giá trị lần lượt là 0,41; 0,4; 0,45 cm/ngày so với thời điểm 30 ngày, có
sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức LB + SK + VK với hai nghiệm
thức LB và LB + SK tuy nhiên không có sự khác biệt về chiều cao mang ý nghĩa thống
kê giữa 3 nghiệm thức này (p>0,05).
32
Hình 3.2. Chiều cao của lục bình ở từng nghiệm thức qua các cấp thùng theo
thời gian
Ghi chú:
Trong cùng cấp thùng, các nghiệm thức có chữ cái in thường (a, b, c) giống nhau thì không khác biệt
nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại
Trong cùng 1 nghiệm thức, các cấp thùng có chữ cái in hoa (A, B, C) giống nhau thì không khác biệt
nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại.
Trong cùng 1 thời điểm (0 ngày, 30 ngày, 60 ngày), giá trị trung bình giữa các cấp thùng có các kí tự
(I, II, III, IV) giống nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại.
Sau 60 ngày, chiều cao trung bình của lục bình ở cấp thùng 1 và 2 phát triển hơn so
với thời điểm 30 ngày tăng trung bình 22,89 và 8,73 cm, còn ở cấp thùng 3, 4 chiều
cao lục bình cũng phát triển hơn so với thời điểm 30 ngày, tuy nhiên vẫn thấp hơn so
với lúc bố trí thí nghiệm (0 ngày) (trừ nghiệm thức LB).
Ở cấp thùng 1, nghiệm thức LB + SK phát triển mạnh nhất chiều cao trung bình đạt
69,9 cm, tốc độ sinh trưởng trung bình trong 1 ngày giảm dần theo thứ tự LB + SK,
LB, LB + SK + VK lần lượt là 0,84; 0,73; 0,72 cm/ngày. Tuy nghiệm thức LB có
chiều cao trung bình thấp hơn nghiệm thức LB + SK + VK nhưng tốc độ sinh trưởng
cao hơn.
Còn ở cấp thùng 2, sự phát triển của lục bình ở các nghiệm thức trái ngược với cấp
thùng 1, nghiệm thức LB phát triển nhất đạt chiều cao 37,85 cm, còn nghiệm thức LB
33
+ SK có chiều cao thấp nhất đạt 29,10 cm. Chiều cao giữa các nghiệm thức ở cấp
thùng này không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, sự phát triển
của lục bình ở các nghiệm thức trong cấp thùng 1 có ảnh hưởng đến cấp thùng thứ 2,
nghiệm thức nào phát triển mạnh ở thùng 1 sẽ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng làm giảm
nồng độ dinh dưỡng qua thùng thứ 2 sẽ giảm. Qua đến cấp thùng thứ 3, 4 các chất dinh
dưỡng cần thiết cho lục bình phát triển hầu như đã cạn kệt, vì vậy lục bình ở hai cấp
thùng 3 và 4 không phát triển được và có dấu hiệu bị chết.
34
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
pH có khuynh hướng tăng qua các cấp thùng, nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép
quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.
DO sau 32 ngày vận hành có xu hướng tăng dần qua các cấp thùng từ đầu vào đến đầu
ra. Sau 64 ngày DO tăng dần, ở đợt 64 ngày cao hơn đợt 32 ngày.
Ammonium ở đầu vào rất cao vượt quy chuẩn cho phép hơn 23 lần, có xu hướng giảm
dần từ đầu vào đến đầu ra. Kết hợp Lục Bình và sục khí là giảm nhanh ammonium;
nghiệm thức Lục Bình + sục khí, Lục Bình + sục khí + vi khuẩn đạt chuẩn cột A2
QCVN 08:2008/BTNMT ở cấp thùng 2 trong khi nghiệm thức Lục Bình không sục khí
và ĐC qua cấp thùng thứ 4 vẫn chưa đạt cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT.
Nitrite ở đầu vào rất thấp, có xu hướng tăng dần qua các cấp thùng 1, 2 và giảm ở cấp
thùng 3 và 4, đặc biệt giảm nhanh ở các nghiệm thức có sục khí, ở nghiệm thức không
sục khí thì có trồng lục bình làm giảm nitrit nhiều hơn không trồng lục bình. Qua 4 cấp
thùng nồng độ nitrit chênh lệch không lớn so với đầu vào, không có nghiệm thức nào
xử lý nitrit đạt cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT.
Nitrate tăng dần từ đầu vào đến đầu ra, đặc biệt là ở các nghiệm thức có sục khí, hai
nghiệm thức không sục khí là ĐC và LB có nồng độ nitrate thấp hơn và đạt cột A2
QCVN 08:2008/BTNMT. Ở nghiệm thức LB thấp nhất do nitrat bị lục bình hấp thụ.
Phosphate, COD, TSS trong nước thải từ nuôi thâm canh cá tra rất cao, Lục bình, kết
hợp lục bình và sục khí hay lục bình, sục khí và vi khuẩn làm các thông số này giảm
chưa đến mức đạt chuẩn thản theo QCVN 08:2008/BTNMT.
5.2 Kiến nghị
Nước thải từ ao nuôi cá tra cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, để tránh
gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải ao nuôi cá tra thâm canh ứng dụng kết quả thí
nghiệm này, sử dụng lục bình kết hợp sục khí để xử lý chất ô nhiễm, nước thải đầu ra
cần qua hệ thống xử lý yếm khí (ao lắng hoặc chảy ngầm qua hệ thống đất ngập nước)
để xử lý lượng NO2- và NO3- nhờ quá trình phản nitrat.
Không cần phải cấy vi khuẩn vào nghiện thức Lục Bình + Sục Khí + Vi khuẩn.
Cần nghiên cứu khả năng hấp thụ dinh dưỡng của nhiều loài thực vật thủy sinh khác
nhau để chọn loại ó khả năng hấp thụ tốt nhất đưa vào thí nghiệm.
35
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Báo cáo thống kê 9 tháng đầu năm
2013. Website: http://www.agroviet.gov.vn/Pages/home.aspx.
Bùi Trường Thọ, 2010. Đặc điểm sinh học, khả năng hấp thu dinh dưỡng của môn
nước (Colocasia esculenta), Lục bình (Eichhonia crassipes), cỏ mồm
(Hymenachne acutigluma) trong nước thải sinh hoạt. Luận văn cao học Quản lý
Môi trường, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Cao Ngọc Điệp, 2013. Khảo sát đa dạng di truyền vi khuẩn ở Đồng bằng Sông Cửu
Long và tuyển chọn vi khuẩn kết tụ sinh học, chuyển hóa nitơ, photpho dùng
trong xử lý nước thải. Báo cáo tổng hợp đề tài độc lập cấp nhà nước. Trường Đại
học Cần Thơ. Cần Thơ.
Cao Văn Thích, 2008. Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi
cá tra thâm canh ở Quận Ô Môn – TP. Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học.
Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
104 trang.
Dương Công Chinh và Đồng An Thu (Trung tâm nghiên cứu môi trường và xử lý
nước, Viện khoa học thuỷ lợi miền Nam) (2009), Phát triển ao nuôi cá tra ở Đồng
bằng sông Cửu Long và các vấn đề môi trường cần giải quyết. Hội Đập Lớn và
phát triển nguồn nước Việt Nam.
Dương Thúy Hoa, 2004. Hiệu suất xử lý nước thải sau hầm ủ Biogas của lò giết mổ
bằng Lục bình. Luận văn thạc sỹ Khoa học Môi trường, Đại học Cần Thơ. Cần
Thơ.
Huỳnh Kiều Linh, 2012. Nghiên cứu xử lý chất ô nhiễm trong nước thải ao nuôi cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) bằng biện pháp sinh học. Luận văn cao học
khoa học môi trường. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Lâm Thị Mỹ Nhiên và Ngô Thụy Diễm Trang, 2013. Vai trò của bồn bồn trong hệ
thống đất ngập nước kiến tạo xử lý nước thải bể cá tra thâm canh 10 ngày hoàn
kín. Kỷ yếu hội nghị khoa học, Khoa Môi trường Tài nguyên Thiên nhiên và
Biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Lê Sen, 2013. Tạo nghề mới ở Vĩnh Thắng.
http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=26869, truy cập
ngày 22/10/2013.
Nguyễn Bích Ngọc (2000), Dinh dưỡng cây thức ăn gia súc, Nxb văn hóa dân tộc, Hà
Nội.
Nguyễn Đăng Khôi và Nguyễn Hữu Chiến, 1985. Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc,
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
Nguyễn Lệ Phương, 2010. Nghiên cứu xử lý bùn ao nuôi cá tra để làm phân hữu cơ.
Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Nguyễn Thị Đan Thanh, 2010. Ảnh hưởng của sự thay thế cỏ long tây bằng lục bình
(Eichhonia crassipes) lên khả năng vận dụng dưỡng chất, các thông số dịch dạ cỏ
và sự tích lũy đạm ở trâu và bò. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp chuyên
ngành chăn nuôi, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
37
Nguyễn Văn Thưởng, 1992, Sổ tay thành phẩm dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam,
nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Thành, 2003. Cuộc chiến Catfish: Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt
Nam sang thị trường Mỹ. Case study in Fulbright Economics Teaching Program.
Tôn Thất Thịnh, 2010. Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung lục bình tươi lên khả năng
tăng trưởng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của gà sao nuôi thịt,
Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi, Đại học Cần
Thơ. Cần Thơ.
Tổng cục Thống kê, 2010. Niên giám Thống kê 2010. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
pp 100
Trương Quốc Phú, 2007. Chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh. Báo
cáo hội thảo: Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời
kỳ hội nhập. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 27-28/12/2007.
Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 2. Nhà xuất bản trẻ Tp. Hồ Chí Minh,
239 trang.
Phạm Quốc Nguyên, Lê Hồng Y, Nguyễn Văn Công và Trương Quốc Phú, 2013. Diễn
biến một số chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus)Thâm canh. Kỷ yếu hội nghị khoa học, Khoa Môi trường Tài
nguyên Thiên nhiên và Biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Võ Thị Kim Hằng, 2007. So sánh hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây Rau
ngỗ (Enydra Fluctuans Lour) và cây Lục bình (Eichhonia crassipes(Maret)
Solms.). Luận văn cao học Khoa học Môi trường. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Đặng Kim Chi (1999), Hóa học môi trường tập I, NXB Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2000) Cây Cỏ Việt Nam, tập III, Nhà Xuất Bản trẻ, 2000: 635.
Trần Hữu Uyển, Trần Việt Nga (2000), Bảo vệ và xử dụng nguồn nước, Nhà Xuất Bản
Nông Nghiệp Hà Nội 2000:5-45.
Lê Hoàng Việt (2000) Nguyên lý các qui trình xử lý chất thải, Tài liệu lưu hành nội
bộ, Khoa CN – TTKT Môi Trường – DHCT, Tháng 8 năm 2000: 252-260.
Lê Trình (1997) Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Nhà Xuất Bản
Khoa Học và Kỹ Thuật. Hà Nội. 1997: 52 -68.
Lương Đức Phẩm (2002), công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp, NXB Giáo
Dục.
Nguyễn Đức Lượng – Nguyễn Thị Thùy Dương (2003), Công nghệ sinh học trong môi
trường, tập I, Nhà xuất bản Đại Học Bách Khoa TPHCM.
Lê Hoàng Việt (2003).phương pháp xử lý nước thải, Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Diệp Chi, 2008. Hóa học môi trường, Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Hữu Lộc (2009). Sự biến đổi chất lượng trong hệ thống nuôi cá Tra thâm canh
ở các quy mô khác nhau. Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại Học Cần Thơ.
38
PHỤ LỤC
Nghiệm thức
NĐ
(oC)
Cấp thùng 1
ĐV
ĐC
LB
LB+SK
LB+VK+SK
29,1
29,1
27,3
27,0
25,9
26,9
26,5
26,8
26,2
25,9
–
–
–
QCVN08:2008
Cấp thùng 2
ĐV
ĐC
LB
LB+SK
LB+VK+SK
QCVN08:2008
Cấp thùng 3
ĐV
ĐC
LB
LB+SK
LB+VK+SK
QCVN08:2008
Cấp thùng 4
ĐV
ĐC
LB
LB+SK
LB+VK+SK
QCVN08:2008
28,9
29, 4
27, 4
27,2
25,6
26,5
25,8
26,5
25,7
25,8
29,2
29,5
27,8
27,7
25,9
26,3
26,4
26, 3
25,8
25,8
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
29,2
28,2
27,7
27,9
25,6
26,5
–
26,5
26,5
26,2
25,8
–
–
–
–
NH4+
(mg/L)
Thông số
NO2NO3(mg/L)
(mg/L)
–
3,9 - 5
0 – 0,1
–
3,1
3,9
3,3
3,3
0,4
0,3
0,4
0,3
≤0,2
pH
DO
(mg/L)
6,9 –
6,8
6,9 –
6,8
6,8 –
6,85
7,3 –
7,1
7,5 –
7,0
6-8,5
5,3
5,3
6,4
5,3
3,9
4,9
7,7
6,4
7,5
6,8
≥5
6,8 –
6,9
7,1 –
6,8
6,6 –
6,5
7,1 –
7,2
7,4 –
7,1
6-8,5
4,8
5,4
6,9
5,1
3,3
4,9
7,4
6,6
8,0
7,1
≥5
–
3,9 - 5
–
2,4
2,3
2,2
2,2
0,1
0,1
0,1
0,1
≤0,2
6,9 –
6,8
7,3 –
6,8
6,6 –
6,6
7,4 –
7,1
7,7 –
7,1
6-8,5
5,1 -5,2
8,0
5,5
4,3
5,3
8,2
6,7
8,1
7,2
≥5
–
6,9 –
6,9
7,6 –
6,8
6,8 –
6,9
4,6
6,6
8,1
5,7
4,7
5,6
–
3,9 - 5
0 – 0,1
–
0,3 – 1
0,9 -1
–
0,1
0,6
7,5 –
7,1
7,5 –
7,2
6-8,5
8,4
6,5
8,3
7,2
≥5
–
0 – 0,1
0 -0,1
–
0 – 0,1
0 – 0,1
≤0,2
≤0,02
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
0,7
0,5
0,3
0,2
0,7
0,4
0,9
0,3
≤0,02
–
–
–
–
0 – 0,1
–
–
–
–
1,2
–
1,2
0,5
–
0,2
0,2
–
0,1
0,2 - 0
≤0,02
0 – 0,1
3,9 - 5
–
2,4
1,9
2,2
1,2
0,1
0,1
0,1
0,1
≤0,2
–
1,1
–
1,1
0,5
–
0,3
0 – 0,1
–
0,1 - 0
–
≤0,02
–
39
0,3
0,2
–
0,3
0,2
0,9
1,1
1,1
0,7
12,2
11,3
2,8
11,9
≤5
PO4(mg/L)
–
–
–
–
–
0,3
–
0,2
1 – 2,8
2,4 - 1
10, 9 –
12,4
11,5 –
12,3
≤5
0,3
0,2
1,7
3,4
3,0
1,7
10,9
12,3
10,7
12,6
≤5
–
0,3
0,2
2,7
3,5
2,8
1,7
–
10,2
11,5
10,6
12
≤5
–
–
–
–
–
–
–
-
COD
(mg/L)
7,3
3,6
5,3
2,8
5,4
2,8
5,3
1,8
5,5
1,9
≤0,2
–
7,3
3,6
5,4
2,9
5,3
2,0
5,0
1,8
4,8
1,8
≤0,2
–
7,3
3,6
5,3
3,0
4,6
1,9
4,9
1,8
4,6
2,1
≤0,2
–
7,3
3,6
5,1
3,0
4,3
1,8
–
4,6
2,2
4,2
2,0
≤0,2
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
TSS
(mg/L)
96,4
86,6
81,9
106,9
47,7
63,2
31,7
45,9
39,7
45,1
≤15
–
96,4
86,6
77,1
108,3
29,1
26,3
19,7
37,9
31,7
42,1
≤15
–
96,4
86,6
59,7
99,7
37,1
48,3
23,1
34,9
18,4
48,3
≤15
–
96,4
86,6
51,7
98,7
25,6
48
–
-
72,5
45
-
29,6
31,5
26,4
37,6
≤15
–
32,5
45
37,5
40
≤30
-
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
110
52
110
97,5
110
52,5
115
52,5
102,5
47,5
≤30
–
110
52
95
52,5
90
57,5
92
67,5
100
70
≤30
-
–
–
–
–
–
–
–
-
110 52
82,5 –
47,5
65 - 15
62,5
55
52,5
42,5
≤30
–
–
110 52
55 - 60
–
40
[...]... thiện môi trường nước, mang lại lợi ích kinh tế từ lục bình Do đó, đề tài Đánh giá hiệu suất làm giảm một số chất ô nhiễm trong nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (Eichhornia crassipes) được thực hiện 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Xác định khả năng sử dụng lục bình để xử lý nước thải ra từ nuôi thâm canh cá tra nhằm góp phần bảo vệ môi trường... hết đên quá trình xử lý Các chất lơ lững hữu cơ sẽ tiêu thụ oxi để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước Các cặn lắng sẽ làm đầy các bể chứa làm giảm thể tích hữu dụng của các bể này (Lê Hoàng Việt, 2003) TSS là trong những thông số chính để đánh giá nồng độ ô nhiễm của nước thải và hiệu quả của hệ thống xử lý Trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, tất cả các chất rắn lơ lững được xem là chất rắn có khả năng... lượng cá Tra nuôi không ngừng gia tăng theo thời gian Một thực tế phát sinh cùng với sự phát triển về diện tích và sản lượng của nghề nuôi cá tra là vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt Theo Phạm Quốc Nguyên et al.,(2013) thì việc thay nước hằng ngày không qua xử lý sẽ làm phát thải nguồn ô nhiễm ra môi trường tự nhiên, đe dọa ô nhiễm nguồn nước mặt 2.2 Ô nhiễm nước do nuôi thủy sản 2.2.1 Tổng quan về nước. .. nhiều để có thể xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải Điều đó đòi hỏi cần có diện tích lớn để cây lục bình (Eichhornia crassipes) có đủ thời gian để xử lý các chất ô nhiễm Theo Cao Ngọc Điệp (2013) vi khuẩn chuyển hóa nitơ Bacillus sp dòng AGT.077.03 và vi khuẩn tích lũy polyphosphate Bacillus subtilis dòng DTT.001L có khả năng xử lý nhanh các chất ô nhiễm trong nước thải ao nuôi cá tra với thời gian... việc xử lý nước thải bằng lục bình (Eichhornia crassipes) cần diện tích rộng và phải vớt thường xuyên (Bùi Trường Thọ, 2010) Các nghiên cứu của Dương Thúy Hoa (2004), Võ Thị Kim Hằng (2007) và Bùi Trường Thọ (2010) chủ yếu tập trung đánh giá khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải của cây lục bình (Eichhornia crassipes) khi vận hành theo mẻ Các nghiên cứu này cho kết quả xử lý nước thải của cây lục. .. Theo Trương Quốc Phú et al (2003) trong môi trường ao nuôi sự biến động pH ngày đêm phụ thuộc vào mật độ của thực vật nổi Trong ao nuôi thâm cah cá Tra khi nuôi ở mật độ cao, oxi trong ao nuôi thường thiếu cục bộ, do sự gia tăng của hàm lượng CO2 trong nước, NO2- tăng và yếu tố pH giảm Kết quả khảo sát chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá Tra thâm canh có pH hoạt động trong khoảng 6,3 – 8,79 (Nguyễn... từng thành phần môi trường” Khi nồng độ hoặc giới hạn của các tác nhân ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn môi trường tại đó thì có thể xem là môi trường đã bị ô nhiễm (Lê Trình, 1997) 2.3 Các chất ô nhiễm sinh ra trong ao nuôi cá tra Ô nhiễm nước là một trong các yếu tố hạn chế cho việc phát triển nông nghiệp ở vùng ĐBSCL (Tuan et al., 2004) Ô nhiễm nguồn nước quá mức khả năng tự làm sạch của thiên nhiên sẽ... nước thải của cây lục bình đạt hiệu quả tốt nhất ở thời điểm 60 ngày sau khi bố trí thí nghiệm Nhưng chưa cho thấy được hiệu quả của cây lục bình (Eichhornia crassipes) khi vận hành nước thải liên tục với lưu lượng lớn như nước thải của ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) Do lưu lượng nước thải ao nuôi cá tra lên đến 30%/ngày (Pham Thi Anh et al., 2010), nên cây lục bình cần có thời gian tồn... của nước pH là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra với chất lương nước cấp cũng như nước thải Giá trị của pH cho phép quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh hóa chất trong quá trình xử lý nước như đông tụ hóa học, khử trùng hoặc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Sự thay đổi pH trong nước có thể dẫn đến những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình... Hoàng Việt (2000), Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều các tạp chất, các chất không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn nước, vượt khỏi khả năng tự làm sạch của các nguồn nước này” Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005), ô nhiễm nước là việc đưa vào các nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu ... NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM GIẢM CHẤT Ô NHIỄM TRONG BỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ NUÔI THÂM CANH CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) CỦA LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes). .. SINH HỌC CỦA LỤC BÌNH Khả xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá Tra lục bình qua mức giảm nồng độ chất ô nhiễm nước thải qua cấp thùng nghiệm thức Nồng độ chất ô nhiễm giảm lục bình hấp thu chất (đạm,... 08:2008/BTNMT 5.2 Kiến nghị Nước thải từ ao nuôi cá tra cần phải xử lý trước thải môi trường, để tránh gây ô nhiễm môi trường Xây dựng hệ thống xử lý nước thải ao nuôi cá tra thâm canh ứng dụng kết thí