Diễn biến pH theo từng cấp thùng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu suất làm giảm chất ô nhiễm trong bể xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (eichhornia crassipes) (Trang 26)

Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một yếu tố môi trường không kém phần quan trọng trong đời sống thủy sinh vật. Đây là một đại lượng đặc trưng thể hiện tính kiềm hay tính acid của môi trường nước, nó có giá trị biến thiên từ 1 – 14 và mỗi loài thủy sinh vật có khả năng chịu đựng pH ở mức riêng biệt. Sự thay đổi pH có thể dẫn đến những thay đổi về thành phần các chất trong môi trường nước do quá trình hòa tan hay kết tủa sẽ thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học xảy ra trong nước (Đặng Kim Chi, 2001).

pH có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật như: tỉ lệ sống, sinh sản, sinh dưỡng. Giá trị pH thích hợp cho thủy sinh vật phát triển là 6,5 – 9,0; pH quá cao hay quá thấp điều ảnh hưởng bất lợi cho thủy sinh vật (Dương Trí Dũng, 2003).

Ở thời điểm 32 ngày sau khi vận hành hệ thống, pH tại các diểm thu mẫu có giá trị trong khoảng 6,63 – 7,71. Giá trị pH nằm trong giá trị giới hạn loại A2 của Quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị pH trong nuớc tại các nghiệm thức lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB + SK + VK) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, dao động trong khoảng 6,97- 7,66. Trong khi đó giá trị pH tại các cấp thùng của nghiệm thức Lục bình (LB) là thấp nhất, dao động trong khoảng 6,63 – 7,12.

19

Hình 4.3. Diễn biến pH ở 32 ngày sau khi vận hành hệ thống Giá trị pH trong đợt 2 có thay đổi so với đợt 1, pH của các mẫu nuớc

dao động trong khoảng 6,51 – 7,34. Nghiệm thức lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB + SK + VK) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, giá trị dao động trong khoảng 6,91 – 7,34. Nghiệm thức lục bình (LB) có giá trị pH thấp nhất dao động trong khoảng 6,51 – 6,90. Do nghiệm thức lục bình + sục khí + vi khuẩn (LB + SK + VK) có sục khí nên hàm lượng oxy cao nên pH cao. Tất cả các giá trị pH của các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT (6-8,5).

Hình 4.4. Diễn biến pH ở 64 ngày sau khi vận hành hệ thống

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu suất làm giảm chất ô nhiễm trong bể xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (eichhornia crassipes) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)