Diễn biến nồng độ Nitrate (N-NO3-) qua từng cấp thùng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu suất làm giảm chất ô nhiễm trong bể xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (eichhornia crassipes) (Trang 33)

Ở ngày thứ 32 sau khi vận hành hệ thống, hàm lượng Nitrate trong nước đầu vào ở mức 0,3 mg/L và tăng lên ở các nghiệm thức sau khi qua các cấp thùng (Hình 4.11).

Hình 4.11. Hàm lượng Nitrate (N-NO3- ) ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống Ở cấp thùng 1, hàm lượng Nitrate ở nghiệm thức đối chứng, Lục Bình, Lục Bình + Sục Khí, Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn đều tăng lên so với đầu vào và giá trị đạt lần lượt là 0,9 mg/L, 1,1 mg/L, 12,2 mg/L và 12,8mg/L. So với cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT (≤ 5 mg/L) thì các nghiệm thức đối chứng, Lục Bình đạt chuẩn thải ra môi trường nước mặt còn nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn nồng độ nitatre đã vượt giới hạn quy định hơn 2,4 lần. Ở thùng 2, thùng 3 và thùng 4 hàm lượng Nitrate ở nghiệm thức đối chứng và Lục Bình có gia tăng so với thùng 1 nhưng nồng độ ở các cấp thùng này đều thấp hơn giá trị quy định tại cột A2 QCVN 08:2008 (5mg/L). Ngược lại, ở nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn nồng độ nitrate đều giảm thấp hơn so với cấp thùng 1 nhưng vẫn luôn ở mức cao hơn giới hạn quy định tại cột A2 QCVN 08:2008 từ 2,1-2,3 lần. Ở ngày thứ 64 sau khi vận hành hệ thống, hàm lượng Nitrate trong nước đầu vào ở mức 0,2 mg/L và nồng độ ở các nghiệm thức có xu hướng tương tự như ở ngày thứ 32 sau khi qua các cấp thùng (Hình 4.12).

26

Hình 4.12. Hàm lượng Nitrate (N-NO3- ) ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống Nồng độ Nitrate ở đối chứng tăng dần qua các cấp thùng và đạt giá trị ở cấp thùng 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 1,1, 2,8, 3,4 và 3,5mg/L. Ở nghiệm thức Lục Bình, nồng độ nitrate cũng gia tăng qua các cấp thùng nhưng luôn thấp hơn nghiệm thức đối chứng và ở mức từ 0,7-1,7mg/L. Ở các nghiệm thức có sục khí (Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn) nitrate đều tăng lên so với đầu vào dao động qua các cấp thùng từ 11,3-12,4 mg/L ở nghiệm thức Lục Bình + Sục khí và từ 11,9-12,6 mg/L ở nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn. So với cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT (≤ 5 mg/L) thì nồng độ nitrate trong nước ở nghiệm thức đối chứng và Lục Bình đạt chuẩn thải còn nghiệm thức Lục Bình + Sục Khí và Lục Bình + Sục Khí + Vi Khuẩn không đạt chuẩn thải.

Qua kết quả trên cho thấy sục khí đã làm gia tăng quá trình chuyển hóa đạm dạng NH4+, NO2- sang dạng NO3-. Quá trình chuyển hóa này nhờ sự cung cấp oxy và tồn tại của vi khuẩn nitrate hóa.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu suất làm giảm chất ô nhiễm trong bể xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (eichhornia crassipes) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)