Diễn biến hàm lượng TSS qua từng cấp thùng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu suất làm giảm chất ô nhiễm trong bể xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (eichhornia crassipes) (Trang 38)

Theo QCVN 08:2008, giới hạn TSS trong nước có thể sử dụng cho sinh hoạt nhưng phải qua xử lý là 30mg/L (Cột A2). Trong nước đầu vào hàm lượng TSS ở ngày 32 sau khi vận hành hệ thống cao hơn giới hạn quy định 3,7 lần (110mg/L). Qua các cấp thùng TSS có giảm nhưng ở đầu ra (Thùng 4) vẫn còn cao hơn giá trị quy định; nồng độ TSS còn lại ở đối chứng, lục bình, lục bình + sục khí, lục bình + sục khí + vi khuẩn lần lượt là 55, 72,5, 32,5 và 37,5 mg/L.

31

Ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống, mặc dù hàm lượng TSS ở đầu vào chỉ cao hơn giới hạn quy định 1,7 lần (52mg/L) nhưng qua các cấp thùng TSS vẫn còn cao hơn giá trị quy định. Tại đầu ra (thùng 4), nồng độ TSS còn lại ở đối chứng, lục bình, lục bình + sục khí, lục bình + sục khí + vi khuẩn lần lượt là 60, 45, 45 và 40 mg/L.

Hình 4.18. TSS ở ngày 64 sau khi vận hành hệ thống 4.3 KẾT QUẢ VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỤC BÌNH

Khả năng xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá Tra của lục bình qua mức giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải qua từng cấp thùng của nghiệm thức. Nồng độ các chất ô nhiễm giảm là do lục bình đã hấp thu các chất (đạm, lân) có trong môi trường nước thể hiện thông qua sự gia tăng của một số đặc điểm sinh học theo thời gian.

4.3.1. Tốc độ tăng trưởng của lục bình ở các nghiệm thức theo thời gian

Cây lục bình Eichhornia crasspipes là loài cây chiếm ưu thế ở các nước cận nhiệt đới và là loài cây có khả năng quang hợp mạnh mẽ nhất. Theo J. Vymazal (2003), 10 cây lục bình ban đầu sẽ phát triển thành hơn 600.000 cây trong thời gian 6 tháng ở diện tích bề mặt 0,4 ha nước mặt tự nhiên. Lục bình phát triển trên mặt nước tạo nên môi trường nước hoàn toàn khác biệt so với môi trường nước tự nhiên có bề mặt thoáng.

32

Hình 3.1. Chiều cao lục bình của các nghiệm thức theo thời gian

Ghi chú:

Trong cùng thời điểm (0 ngày, 30 ngày, 60 ngày), các nghiệm thức có chữ cái in thường (a, b, c) giống nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại

Trong cùng 1 nghiệm thức, các thời điểm (0 ngày, 30 ngày, 60 ngày) có chữ cái in hoa (A, B, C) giống nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại.

Thời điểm bố trí thí nghiệm (0 ngày), chiều cao trung bình của lục bình giữa 3 nghiệm thức LB, LB + SK, LB + SK + VK dao động từ 16,63 – 17,02 cm, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Sau 30 ngày, chiều cao trung bình của lục bình ở các nghiệm thức LB; LB + SK; LB + SK + VK lần lượt là 20,56; 22,99; 25,60 cm tương ứng với tốc độ tăng trưởng 0,1; 0,2; 0,3 cm/ngày, có sự khác biệt giữa hai nghiệm thức LB và LB + SK + VK (p>0,05).

Ở thời điểm 60 ngày, chiều cao của nghiệm thức LB + SK + VK là cao nhất đạt giá trị trung bình là 39,07 cm, có khác biệt với nghiệm thức LB có chiều cao trung bình thấp nhất 32,8 cm. Diễn biến chiều cao lục bình ở sau 60 ngày tương tự như 30 ngày, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lục bình tăng mạnh ở cả 3 nghiệm thức LB; LB + SK; LB + SK + VK đạt giá trị lần lượt là 0,41; 0,4; 0,45 cm/ngày so với thời điểm 30 ngày, có sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức LB + SK + VK với hai nghiệm thức LB và LB + SK tuy nhiên không có sự khác biệt về chiều cao mang ý nghĩa thống kê giữa 3 nghiệm thức này (p>0,05).

33

Hình 3.2. Chiều cao của lục bình ở từng nghiệm thức qua các cấp thùng theo thời gian

Ghi chú:

Trong cùng cấp thùng, các nghiệm thức có chữ cái in thường (a, b, c) giống nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại

Trong cùng 1 nghiệm thức, các cấp thùng có chữ cái in hoa (A, B, C) giống nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại.

Trong cùng 1 thời điểm (0 ngày, 30 ngày, 60 ngày), giá trị trung bình giữa các cấp thùng có các kí tự (I, II, III, IV) giống nhau thì không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ngược lại.

Sau 60 ngày, chiều cao trung bình của lục bình ở cấp thùng 1 và 2 phát triển hơn so với thời điểm 30 ngày tăng trung bình 22,89 và 8,73 cm, còn ở cấp thùng 3, 4 chiều cao lục bình cũng phát triển hơn so với thời điểm 30 ngày, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với lúc bố trí thí nghiệm (0 ngày) (trừ nghiệm thức LB).

Ở cấp thùng 1, nghiệm thức LB + SK phát triển mạnh nhất chiều cao trung bình đạt 69,9 cm, tốc độ sinh trưởng trung bình trong 1 ngày giảm dần theo thứ tự LB + SK, LB, LB + SK + VK lần lượt là 0,84; 0,73; 0,72 cm/ngày. Tuy nghiệm thức LB có chiều cao trung bình thấp hơn nghiệm thức LB + SK + VK nhưng tốc độ sinh trưởng cao hơn.

Còn ở cấp thùng 2, sự phát triển của lục bình ở các nghiệm thức trái ngược với cấp thùng 1, nghiệm thức LB phát triển nhất đạt chiều cao 37,85 cm, còn nghiệm thức LB

34

+ SK có chiều cao thấp nhất đạt 29,10 cm. Chiều cao giữa các nghiệm thức ở cấp thùng này không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, sự phát triển của lục bình ở các nghiệm thức trong cấp thùng 1 có ảnh hưởng đến cấp thùng thứ 2, nghiệm thức nào phát triển mạnh ở thùng 1 sẽ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng làm giảm nồng độ dinh dưỡng qua thùng thứ 2 sẽ giảm. Qua đến cấp thùng thứ 3, 4 các chất dinh dưỡng cần thiết cho lục bình phát triển hầu như đã cạn kệt, vì vậy lục bình ở hai cấp thùng 3 và 4 không phát triển được và có dấu hiệu bị chết.

35

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu suất làm giảm chất ô nhiễm trong bể xử lý nước thải từ nuôi thâm canh cá tra (pangasianodon hypophthalmus) của lục bình (eichhornia crassipes) (Trang 38)