1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu

83 528 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN LÝ NGỌC THẢO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN LÝ NGỌC THẢO MSSV: 4104551 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. PHAN ĐÌNH KHÔI Tháng 11 - 2013 LỜI CẢM TẠ Em chân thành cảm ơn Thầy trong thời gian qua đã hỗ trợ em thực hiện Luận văn Tốt nghiệp của mình. Những đóng góp quý báu của Thầy không chỉ giúp em hoàn thành Luận văn ra trường mà còn cung cấp cho em thêm kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành và Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình thu số liệu tại các địa phương thuộc tỉnh Bạc Liêu. Cảm ơn gia đình đã ủng hộ và là nguồn động viên to lớn giúp con vượt qua mọi khó khăn, để hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp ra trường. Một lần nữa, em chân thành cảm ơn Thầy. Em xin kính chúc Thầy luôn được nhiều sức khoẻ, thành công trong công việc và cuộc sống. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013./. Người thực hiện Phan Lý Ngọc Thảo i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết Luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ Luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013./. Người thực hiện Phan Lý Ngọc Thảo ii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4.1 Phạm vi không gian .............................................................................. 2 1.4.2 Phạm vi thời gian.................................................................................. 2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 1.5 Kết cấu luận văn .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 4 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4 2.1.1 Bảo hiểm nông nghiệp .......................................................................... 4 2.1.2 Thu nhập và sự cần thiết của việc tăng thu nhập.................................. 9 2.1.3 Một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.................................. 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 12 2.2.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu ............................................ 13 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 18 3.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bạc Liêu ........................................................ 18 3.1.1 Vị trí địa lý.......................................................................................... 18 3.1.2 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 19 iii 3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................... 21 3.2 Sơ lược tình hình kinh tế ở thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình ........ 23 3.2.1 Thành phố Bạc Liêu ........................................................................... 23 3.2.2 Huyện Hòa Bình ................................................................................. 23 3.3 Thực trạng về hoạt động nuôi tôm và việc triển khai chương trình thí điểm BHNN trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay ..................................................... 24 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU ................................................................. 28 4.1 Đặc điểm của mẫu điều tra ........................................................................ 28 4.1.1 Đặc điểm chủ hộ ................................................................................. 28 4.1.2 Đặc điểm hộ và hoạt động sản xuất .................................................... 29 4.2 Đánh giá tác động của việc tham gia BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm .......................................................................................................................... 34 4.2.1 Xác định mô hình tham gia BHNN .................................................... 34 4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN ................... 36 4.2.3 Đánh giá tác động ............................................................................... 37 4.3 Giải pháp .................................................................................................... 41 4.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình BHNN ............................ 42 4.3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất ...... 46 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 48 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 48 5.2 Kiến nghị.................................................................................................... 49 5.2.1 Đối với BCĐ thí điểm BHNN Trung ương ........................................ 49 5.2.2 Đối với BCĐ thí điểm bảo hiểm tôm nuôi tỉnh Bạc Liêu .................. 49 5.2.3 Đối với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 51 PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 54 PHỤ LỤC 2..................................................................................................... 63 PHỤ LỤC 3..................................................................................................... 73 iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Mô tả mẫu điều tra ........................................................................... 12 Bảng 2.2 Diễn giải các biến trong mô hình ..................................................... 15 Bảng 4.1 Nguồn vốn vay của các hộ nuôi tôm năm 2012 ............................... 31 Bảng 4.2 Mô tả các đặc điểm của mẫu điều tra ............................................... 33 Bảng 4.3 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Binary Logistic ...................... 35 Bảng 4.4 Kết quả so sánh thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t ...................................... 38 Bảng 4.5 Kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh điểm xu hướng .................................. 39 v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu ..................................................... 18 Hình 3.2 Diện tích nuôi tôm so với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012 ....................................................................... 20 Hình 3.3 Số hộ tham gia BHNN so với tổng số hộ nuôi tôm TC - BTC theo địa bàn triển khai BHNN của tỉnh Bạc Liêu năm 2012 ......................................... 26 Hình 4.1 Giới tính của chủ hộ.......................................................................... 28 Hình 4.2 Trình độ của chủ hộ .......................................................................... 28 Hình 4.3 Phân phối các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm năm 2012.......................................................................................................... 30 Hình 4.4 Tổng thu nhập và tổng chi phí của nhóm hộ nuôi tôm tham gia BHNN năm 2012 ............................................................................................. 32 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHNN : Bảo hiểm nông nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân BCĐ : Ban chỉ đạo ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long PSM : Phương pháp phân tích điểm xu hướng TC - BTC : Hình thức nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ bao đời nay, sản xuất nông nghiệp đã gắn liền với đời sống của những người dân vùng sông nước Cửu Long. Nông nghiệp không chỉ đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu kinh tế vùng mà còn đóng góp khoảng 22% vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội hằng năm của cả nước. Mặc dù, được thiên nhiên ưu đãi vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển canh tác và nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp nhưng người dân vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thử thách và gánh chịu những hậu quả nặng nề từ thiên tai, dịch bệnh trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ người nông dân phát triển và bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý nhất là việc triển khai dự án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh, thành trong cả nước. Với mục tiêu hỗ trợ người nông dân trong việc bù đắp một phần thiệt hại về mặt tài chính từ những rủi ro mà họ gặp phải, BHNN đang từng bước chứng minh vai trò cũng như tầm quan trọng của mình trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai BHNN đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương dẫn đến tình trạng bảo hiểm nông nghiệp chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn. Điển hình như những khó khăn gặp phải khi triển khai BHNN đối với tôm ở 4 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau trong thời gian gần đây. Trong đó, đáng chú ý là vụ việc rất nhiều người nuôi tôm ở các địa phương được chọn thí điểm BHNN của tỉnh Bạc Liêu đã bỏ nghề, treo ao từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là do chưa nhận được tiền bồi thường từ bảo hiểm, dẫn đến thiếu hụt vốn để khắc phục khó khăn, trong khi giá thức ăn cho tôm tăng liên tục cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng của chất lượng tôm giống và thuốc sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đề tài “Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu” được chọn nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thực tế cũng như những ảnh hưởng của việc áp dụng BHNN đối với hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân ở tỉnh Bạc Liêu, cụ thể là nghề nuôi tôm. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tác động của BHNN đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển BHNN phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương và góp phần cải thiện thu nhập của các hộ nuôi tôm trên địa bàn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng việc thực hiện thí điểm BHNN đối với các hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu; (2) Đánh giá tác động của BHNN đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại trong việc thực hiện BHNN và cải thiện thu nhập từ hoạt động nuôi tôm của người dân tham gia BHNN ở Bạc Liêu. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tác động của BHNN đến hoạt động nuôi tôm của các hộ ở huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu như thế nào? - Những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi thu nhập từ hoạt động nuôi tôm của những hộ nông dân ở tỉnh Bạc Liêu khi tham gia thí điểm BHNN? - Có sự khác biệt về thu nhập từ hoạt động nuôi tôm giữa những người tham gia và không tham gia thí điểm BHNN tại tỉnh Bạc Liêu không? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. 1.4.2 Phạm vi thời gian Đề tài lấy số liệu từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nuôi tôm ở huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu có tham gia và không tham gia chương trình thí điểm BHNN. 2 1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài tài liệu tham khảo và phụ lục được trình bày ở phần cuối bài viết, các nội dung chính của Luận văn này bao gồm: Chương 1: giới thiệu. Nội dung chính trong chương này là giới thiệu sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu và các mục tiêu mà bài viết cần đạt được. Chương 2: cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các khái niệm, công thức liên quan đến BHNN, đặc biệt là bảo hiểm đối với tôm nuôi. Các tài liệu và nghiên cứu khoa học về BHNN cũng được tác giả tìm tòi, đúc kết và ghi nhận. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng nghiên cứu BHNN nói chung và việc đánh giá tác động của BHNN đến thu nhập của người sản xuất nói riêng. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích điểm xu hướng (PSM) cũng được giới thiệu và trình bày cụ thể từng bước nhằm giúp người đọc hình dung quá trình thực hiện việc đánh giá tác động của chương trình. Chương 3: giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu. Chương này giới thiệu sơ lược các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời, tác giả còn trình bày thực trạng triển khai bảo hiểm tôm nuôi trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm hiện tại. Chương 4: đánh giá tác động của chương trình thí điểm BHNN đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu. Nội dung trọng tâm của chương này là trình bày kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả chương trình BHNN. Ngoài ra, các đặc điểm của mẫu điều tra và các nhân tố tác động đến quyết định tham gia BHNN cũng được đề cập đến. Chương 5: kết luận và kiến nghị. Các nội dung đã đề cập trong bài viết và kết quả phân tích, đánh giá được trình bày tóm tắt trong phần kết luận. Ngoài ra, dựa trên những giải pháp đã đề ra ở chương 4, tác giả kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền với mong muốn góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác thực hiện chương trình BHNN, cụ thể là bảo hiểm tôm nuôi ở tỉnh Bạc Liêu. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Bảo hiểm nông nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm nói chung và BHNN nói riêng có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm cũng như các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm cả định nghĩa về nghiệp vụ bảo hiểm trong nông nghiệp. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ban hành ngày 09/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, BHNN là một trong 12 sản phẩm của loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Luật Bảo hiểm Nông nghiệp của bang New Brunswick - một tỉnh bang ven biển thuộc vùng miền đông của Canada, định nghĩa: “Bảo hiểm nông nghiệp là một công cụ quản lý rủi ro kinh doanh có giá trị, cung cấp cho người nông dân sự bảo đảm về mặt tài chính khi đối mặt với các thiệt hại trong sản xuất do các hiểm họa tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương giá, độ ẩm và côn trùng”. Theo Iturrioz (2009, trang 2), BHNN là một hình thức quản lý rủi ro được sử dụng để tự bảo hiểm khi bị tổn thất, là sự chuyển giao công bằng các nguy cơ mất mát từ một thực thể sang đổi lấy phí bảo hiểm hoặc một mất mát nhỏ ở hiện tại cho một thiệt hại lớn có thể xảy ra ở tương lai. Tóm lại, BHNN được hiểu như một trong những nghiệp vụ của loại hình bảo hiểm phi nhân thọ mà đối tượng được bảo hiểm là các sản phẩm nông nghiệp trước những rủi ro có khả năng xảy ra trong hoạt động canh tác sản xuất. 2.1.1.2 Sự ra đời và phát triển của BHNN a) Trên thế giới Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ rất xa xưa, con người đã tìm cách để bảo vệ bản thân và cả tài sản của mình trước những rủi ro, tổn thất (Bland, 1998). Trong thời tiền sử, các ý tưởng và tổ chức gần giống bảo hiểm đã xuất hiện với các hình thái đơn giản. Các nhà khảo cổ đã chứng minh những người Ba-bi-lon và Trung Hoa cổ đại đã biết cùng nhau góp một phần thóc thu hoạch được vào một kho chung phòng khi mất mùa, thiên tai, đói kém. Có thể nói hành động này được xem là một hình thái sơ khai nhất của BHNN. Đến thế kỷ thứ XIX, BHNN mới dần phát triển hoàn thiện cùng với sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp được bảo hiểm bao gồm cây trồng, vật nuôi, thủy sản ở 4 các quốc gia thuộc châu Âu và châu Mỹ như Anh, Mỹ và Canada. Mặc dù, là châu lục có nhiều quốc gia với sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế nhưng BHNN ở châu Á chỉ mới phát triển vào khoảng thập niên 30 của thế kỷ XX, tiêu biểu là Luật về bảo hiểm cây trồng của Nhật Bản được ban hành năm 1938. So với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, BHNN còn khá mới mẻ đối với người dân trực tiếp canh tác nông nghiệp ở các nước châu Á, trong số đó phải kể đến Việt Nam. b) Tại Việt Nam Nói về BHNN tại Việt Nam, năm 1980, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt thí điểm BHNN đối với cây lúa ở hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Định, đánh dấu sự xuất hiện của BHNN tại Việt Nam. Tiếp sau đó là một khoảng thời gian dài gần 10 năm (1983 - 1993), BHNN không phát triển mở rộng thị trường, chỉ dừng lại ở mức độ triển khai thăm dò bởi một công ty bảo hiểm. Tính đến năm 1998, Công ty Bảo Việt đã mở rộng dịch vụ tới 26 tỉnh, nhận bảo hiểm cho 200.000 hecta lúa. Song đến năm 1999, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công ty buộc phải bỏ cuộc vì không có lãi (thu phí được 13 tỷ đồng nhưng phải bồi thường 14,4 tỷ đồng), các dịch vụ BHNN khác (vật nuôi và cây trồng) cũng trong tình trạng không mấy khả quan. Từ năm 1999, Bảo Việt đã ngừng BHNN đối với cây lúa. Bên cạnh đó, Bảo Việt cũng đã xúc tiến bảo hiểm đối với vật nuôi và một số loại cây công nghiệp như cao su, cây bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ được triển khai ở quy mô nhỏ, hiệu quả còn hạn chế và cũng đã chấm dứt từ lâu. Song song đó, Bảo Việt cũng có dự án phát triển bảo hiểm đối với thủy sản như cá tra, cá ba sa, nhưng các tỉnh cho rằng các điều kiện Bảo Việt đưa ra quá chặt, người nông dân khó có thể tham gia được. Tiếp đến là Công ty Groupama (công ty 100% vốn của Pháp) bắt đầu đầu tư vào thị trường BHNN Việt Nam từ năm 2001. Tuy nhiên, đến cuối năm 2003, công ty lỗ nặng khi phải trả tiền bồi thường bảo hiểm cho con tôm vụ nghịch quá cao so với tổng số tiền bảo hiểm thu được. Từ năm 2006 đến nay, không thấy bất kỳ thông tin nào của công ty này liên quan đến BHNN. Năm 2010, có thêm Tổng công ty cổ phần Bảo Minh tham gia bảo hiểm cho cây cà phê và Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp triển khai bảo hiểm bò sữa tại Nghệ An. Hiện tại, theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 01/3/2011, chương trình thí điểm BHNN đang được tiến hành trên 20 tỉnh, thành trong cả nước và dự kiến kết thúc vào ngày 30/6/2014. 5 Nhìn chung, BHNN ở Việt Nam tuy đã được triển khai nhưng vẫn còn khá xa lạ với người nông dân, còn nhiều bất cập và chưa thực sự gặt hái được thành công như mong đợi từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm và cả việc đạt được mục đích hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nông dân từ phía Nhà nước. Vì vậy, lãnh đạo các cấp và các doanh nghiệp bảo hiểm cần thảo luận kỹ càng và đưa ra các biện pháp khả thi, hiệu quả nhằm khai thác thị trường BHNN đầy tiềm năng này. 2.1.1.3 Sự cần thiết của BHNN Sản xuất nông nghiệp thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khó thể tránh khỏi. Chính những rủi ro do thời tiết, dịch bệnh và sự biến động cung cầu cũng như giá cả trên thị trường đã khiến sản lượng thu hoạch bị sụt giảm và thu nhập của người nông dân trở nên bấp bênh. Tuy nhiên, theo Alderman và Paxson (1992) cho rằng rủi ro vẫn có thể được quản lý nhằm điều chỉnh và kiểm soát thu nhập của mình. Một trong những công cụ quản lý rủi ro phải kể đến bảo hiểm cho các sản phẩm nông nghiệp. BHNN là một trong nhiều phương cách giúp người nông dân an tâm phục hồi và phát triển sản xuất, giảm bớt nỗi ám ảnh bởi sự thiếu vốn đầu tư và nợ nần chồng chất sau những thiệt hại từ các vụ canh tác. Riêng đối với hoạt động nuôi tôm - một cái nghề được mệnh danh là “nghề bà cậu” thì việc tham gia BHNN là cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, sự bình ổn về thu nhập của các hộ nông dân nói riêng và của những gia đình nói chung sẽ góp phần vào sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, sự ổn định an ninh, trật tự xã hội và sự tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Ngoài ra, BHNN cũng là một hướng đi mới cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm khai phá một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng như Việt Nam hiện nay. Sản xuất nông nghiệp đóng góp khoảng 22% vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội hàng năm của cả nước và khoảng 50% - 60% dân số là nông dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn rất nhiều khó khăn. Theo thống kê của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tổng giá trị thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp hàng năm rất lớn, có thời điểm chiếm tới 10,5% tổng giá trị sản phẩm quốc nội của cả nước như năm 2004. Dù vậy, để BHNN có thể khẳng định vị trí quan trọng và phát huy hiệu quả vai trò của mình trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì rất cần sự hỗ trợ về mặt chính sách Nhà nước, sự chung tay góp sức của các cấp, ban ngành và sự nhiệt tình tham gia từ phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm. 6 2.1.1.4 Bảo hiểm tôm a) Khu vực triển khai thí điểm BHNN đối với thủy sản Căn cứ Thông tư 47/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 29/6/2011, tại Điều 1, khoản 2 quy định đối tượng được bảo hiểm và khu vực thực hiện thí điểm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, cụ thể như sau: - Đối với cá tra, cá ba sa: Bến Tre, Trà Vinh. - Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. b) Một số quy định cụ thể về bảo hiểm tôm Dựa trên quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tôm/cá được xây dựng và ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ tài chính, bảo hiểm tôm nuôi được quy định cụ thể như sau: - Đối tượng được bảo hiểm: Là tôm sú, tôm thẻ chân trắng được nuôi trồng thương phẩm tại các cơ sở nuôi trồng. - Người được bảo hiểm: Là hộ nông dân hoặc tổ chức nuôi thương phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng. - Diện tích nuôi trồng: Là diện tích bề mặt của cơ sở nuôi trồng tính bằng đơn vị mét vuông (m2), không bao gồm diện tích ao/hồ chứa lắng và ao/hồ xử lý chất thải. - Ngày nuôi thứ nhất: Là ngày con giống được thả vào cơ sở nuôi trồng. - Thời điểm thu hoạch: Là thời điểm tôm/cá được vớt ra khỏi cơ sở nuôi trồng để tiêu thụ hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật. - Phạm vi BH: + Tôm sú bị mắc bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy; tôm thẻ chân trắng bị mắc bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy. Các dịch bệnh tôm/cá trên được xác nhận và công bố bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. + Tôm/cá chết hàng loạt và/hoặc mất trắng do thiên tai được xác nhận và công bố bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. 7 - Thời hạn, phí bảo hiểm và mức hỗ trợ của Nhà nước:  Thời hạn: + Đối với tôm thẻ chân trắng, thời hạn bảo hiểm có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày nuôi thứ 80 và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. + Đối với tôm sú, thời hạn bảo hiểm có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày nuôi thứ 120 và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.  Số tiền bảo hiểm: STBH = (DT x MĐ x HS x GT) + CG (2.1) Trong đó: STBH: Số tiền bảo hiểm (đồng) DT: Diện tích nuôi trồng (m2) MĐ: Mật độ nuôi trồng (con/m2) HS: Khối lượng thức ăn trung bình của tôm. Trong đó tôm sú là 0,03 kg/con, tôm thẻ chân trắng là 0,02 kg/con GT: Giá thức ăn trung bình (đồng/kg) CG: Giá mua con giống (đồng)  Phí bảo hiểm được tính theo công thức sau: (xem phụ lục 3 - Bảng 1) Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm (2.2)  Mức hỗ trợ của Nhà nước đối với từng đối tượng như sau: (xem phụ lục 3 - Bảng 2) Phí BHNN thực tế phải đóng = Phí BHNN x (100% - Mức hỗ trợ) (2.3) - Thanh toán bồi thường: (xem phụ lục 3 - Bảng 3) Số tiền bồi thường: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho người được bảo hiểm số tiền bồi thường được tính theo công thức sau: Số tiền bồi thường = (Tỷ lệ thiệt hại được BH x Số tiền BH) x (100% - Mức khấu trừ) Mức khấu trừ: 30% 8 (2.4) 2.1.2 Thu nhập và sự cần thiết của việc tăng thu nhập 2.1.2.1 Khái niệm về thu nhập Thu nhập của mỗi gia đình là số tiền hoặc sản phẩm mà các thành viên trong gia đình có được trong một khoảng thời gian nhất định thông qua lao động, giá trị tài sản phát sinh mà gia đình đang sở hữu và các khoản trợ cấp. Với cách định nghĩa như trên, thu nhập sẽ được hiểu là số tiền hoặc sản phẩm thu về, chưa xét đến khoản chi phí đã bỏ ra để nhận được phần thu về đó. Ví dụ, trong sản xuất nông nghiệp thì thu nhập như đề cập chỉ là số tiền thu về từ việc bán nông sản. Tuy nhiên, theo mục tiêu của bài nghiên cứu, tác giả cần xem xét đến thu nhập liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất hay nói cách khác là đánh giá phần còn lại nhận được sau khi đã trừ các khoản chi phí liên quan. 2.1.2.2 Phân loại thu nhập Theo tìm hiểu và tổng hợp của tác giả, thu nhập có thể chia thành hai loại dựa trên đặc điểm hình thành, bao gồm: thu nhập chủ động và thu nhập thụ động. - Thu nhập chủ động là khoản tiền, thù lao nhận được sau quá trình lao động như tiền lương, tiền công khi người đó là người làm công ăn lương, tiền thu được từ việc bán sản phẩm nào đó có giá trị như người nông dân bán sản phẩm nông nghiệp (ví dụ: thóc lúa, tôm, cá,…) do mình trực tiếp trồng hoặc nuôi. - Thu nhập thụ động là thu nhập có được từ tài sản đang sở hữu hay từ một khoản đầu tư. Ta dễ dàng nhận thấy các khoản thu nhập thụ động trong thực tế đời sống, bao gồm tiền thu từ việc cho thuê nhà, thuê đất, thu nhập lãi từ việc sở hữu chứng khoán, bán trái phiếu, các khoản hỗ trợ từ phía Nhà nước, các tổ chức xã hội,… 2.1.2.3 Sự cần thiết của việc tăng thu nhập Thu nhập là một trong những nhân tố quan trọng quyết định mức chi tiêu và chất lượng cuộc sống của mỗi hộ gia đình. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để tăng phần tích lũy và tác động đến quyết định đầu tư, tái sản xuất trong tương lai của họ. Thu nhập của mỗi thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình đó và ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của một vùng, một quốc gia. Việc tăng thu nhập bình quân là một trong những điều kiện cần thiết, cần được xem xét khi triển khai, thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, theo Angus Deaton (2001) thu nhập mỗi hộ gia đình sẽ tác động đến tình trạng sức khỏe của mỗi 9 cá nhân thông qua việc chi tiêu cho nhu cầu dinh dưỡng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hơn thế nữa, thu nhập còn tác động đến việc phát sinh và tồn tại của các vấn đề xã hội. Thực tế đã chứng minh, khi mức thu nhập thấp, đặc biệt là thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn thì việc thỏa mãn các nhu cầu trở nên rất khó khăn. Chính điều này là một trong những nguyên nhân xuất hiện việc nhiều trẻ em ở các gia đình khó khăn bỏ học sớm để lao động kiếm sống, dẫn đến việc dễ dàng nảy sinh các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút,… Như vậy, việc tăng thu nhập cho người lao động nói chung và của người nông dân nói riêng là một trong những phương cách góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng chung của cả nền kinh tế vùng và quốc gia. 2.1.3 Một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu Harwood et al. (1999) từng ghi nhận sản xuất nông nghiệp từ lâu đã được công nhận là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Một trong những cách hiệu quả nhằm phòng ngừa rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho người nông dân là BHNN (Gudbrand Lien et al., 2003 và M. Njavro et al., 2007). BHNN đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu ở các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ với đối tượng bảo hiểm chủ yếu là cây trồng và vật nuôi. Vào khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ XX, BHNN mới thực sự bắt đầu phát triển ở một số nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Chính sách bảo hiểm áp dụng đối với một số loại nông sản, trong đó có thủy sản như cá chép, cá mè, cá rô phi, cá da trơn và tôm nước lợ. Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu và thống kê mà tác giả tìm thấy, đa số tập trung vào việc phản ánh thực trạng triển khai BHNN ở các quốc gia và xem xét nhân tố quyết định tham gia BHNN của các hộ nông dân. Các nghiên cứu về tác động của BHNN đến thu nhập của người tham gia cũng được tìm thấy nhưng với số lượng khá khiêm tốn. Theo một nghiên cứu gần đây của Daniel A. Sumner và Carl Zulauf (2012) cho thấy chương trình bảo hiểm cây trồng (các sản phẩm nông nghiệp được bảo hiểm chỉ bao gồm ngô, đậu tương, lúa mì, gạo và bông vải) ở Mỹ đã đạt được kết quả như mong đợi là góp phần làm ổn định thu nhập của các hộ sản xuất khi tham gia chương trình. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình hình thu nhập của các hộ nông dân tham gia BHNN có xu hướng tăng trong bối cảnh sản xuất chịu nhiều rủi ro giai đoạn 2002 - 2011, thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả. 10 Bên cạnh đó, Morduch (1995) và Zimmerman và Carter (2003) cũng đã đưa ra quan điểm về việc thu nhập của hộ sản xuất ổn định hoặc có khả năng tăng khi họ tham gia BHNN. Bằng quan sát thực tế và các số liệu thống kê, các tác giả trên đã lập luận rằng: các hộ gia đình và các doanh nghiệp thường tham gia vào các hoạt động sản xuất chứa đựng những rủi ro thấp, nhằm bảo vệ tài sản và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Và tâm lý ngại rủi ro này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tham gia và mở rộng sản xuất. Trước đó, Rosenzweig và Binswanger (1993) cũng đã đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy rằng: ở vùng nhiệt đới khô hạn của Ấn Độ, những người nông dân có thu nhập thấp thường chỉ canh tác trên một diện tích nhỏ và không đa dạng hóa cây trồng vì thiếu vốn đầu tư và nỗi lo lắng những rủi ro lớn có thể xảy ra bởi sự khắc nghiệt của thời tiết. Theo ước tính, hằng năm những người dân này đã bỏ đi khoảng 35% lợi nhuận tiềm năng từ diện tích đất đang sở hữu cũng như khả năng sản xuất mà họ có. Tác giả này cũng đã khẳng định rằng nếu các hộ gia đình này tham gia BHNN, họ có thể chuyển sang hoạt động sản xuất hứa hẹn mang lại thu nhập cao hơn. Thêm vào đó, một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị Kinh tế và Thương mại thủy sản thế giới năm 2008 của Mumford và các cộng sự đã chứng minh tác động hiệu quả của chương trình thí điểm bảo hiểm thủy sản đến việc ổn định thu nhập của các ngư dân nuôi cá hồi ở vịnh Bristol, một phần của bán đảo Alaska, phía tây bắc nước Mỹ giai đoạn 2001 - 2007. Ngoài ra, các nghiên cứu của Lai (1997) và Chen (2001) cũng xem xét đến thu nhập cá nhân và tổng thu nhập của hộ gia đình từ hoạt động sản xuất khi họ tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp của chính phủ Đài Loan và Trung Quốc. Tuy nhiên, các tác giả trên chỉ đề cập đến thu nhập của hộ gia đình như một nhân tố tác động đến việc tham gia BHNN, chứ không đi sâu phân tích tác động của chương trình BHNN đến thu nhập từ sản xuất của hộ gia đình. Về phía các đề tài nghiên cứu trong nước, đa số các tác giả tập trung phân tích thực trạng triển khai BHNN thông qua phương pháp thống kê mô tả. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN cũng được công bố nhưng với số lượng còn khá hạn chế. Hầu hết, các tác giả đều đưa ra quan điểm rằng BHNN thực sự là một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân. Đồng thời, BHNN được nhận định là một trong những cách thức giúp hộ sản xuất nông nghiệp vượt qua các cú sốc về thu nhập (Newman et al., 2011). Nhóm tác giả này cũng đề xuất rằng chương trình BHNN của nước ta nên hướng trực tiếp vào việc giảm thiểu rủi ro cho người nông dân hơn là việc đạt được các mục tiêu mang tính xã hội. Bởi vì, khi sản xuất được hỗ trợ và mang 11 lại hiệu quả kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm thiệt hại mà hộ bị tác động phải gánh chịu. Song song với các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Nhà nước, các vấn đề đói nghèo sẽ dần được giải quyết. Do đó, các nghiên cứu về tác động của BHNN đến thu nhập của người nông dân ở các địa phương đang diễn ra chương trình thí điểm là cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Kết quả từ các nghiên cứu này sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của BHNN đến đời sống kinh tế và hoạt động sản xuất của hộ nông dân khi tham gia chương trình thông qua thu nhập của họ. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế ở từng địa phương nhằm góp phần hoàn thiện và phát huy hiệu quả chương trình BHNN. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu  Số liệu sơ cấp của đề tài: + Phương pháp chọn mẫu: Nhằm đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu sơ cấp và đáp ứng mục tiêu của nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm được sử dụng để tiến hành thu thập số liệu. Cỡ mẫu được chọn là 113 hộ nuôi tôm bao gồm các hộ có và không tham gia chương trình thí điểm BHNN ở hai địa phương là huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu. Bảng 2.1 trình bày địa bàn và số hộ trong mẫu điều tra, cụ thể như sau: Bảng 2.1: Mô tả mẫu điều tra Số hộ không tham gia BHNN (hộ) Địa phương Số hộ tham gia BHNN (hộ) Huyện Hòa Bình 38 23 Thành phố Bạc Liêu 21 31 59 54 Tổng cộng Nguồn: Chọn mẫu điều tra của tác giả, 10/2013 Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra. Dựa trên nội dung nghiên cứu của đề tài, thiết kế bảng hỏi điều tra. Sau đó, tiến hành phỏng vấn các nông hộ theo tiêu chí đã đề ra. + Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp những đối tượng tham gia BHNN dựa trên phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Các câu hỏi xoay quanh chủ đề hoạt động nuôi tôm của gia đình và sự thay đổi đời sống, thu nhập của người nông dân và của vùng khi địa phương triển khai thí điểm BHNN. + 12  Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: - Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu: Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm BHNN qua các năm và một số tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu; - Các tổ chức khác: các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc thực hiện thí điểm BHNN; - Những thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các website. 2.2.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động nuôi trồng thủy sản nói riêng, đặc biệt là đối với các loài thủy sản “khó tính” như tôm sú và tôm thẻ chân trắng, rủi ro về dịch bệnh xảy ra có thể khiến người nông dân rơi vào cảnh “trắng tay” trong mùa vụ canh tác đó. Khi vấn đề thiệt hại tiếp diễn trong các mùa vụ sau sẽ dẫn đến thu nhập của hộ gia đình lại càng bấp bênh. Tuy nhiên, khi hộ nuôi tôm đó mua BHNN cho phần diện tích nuôi trồng thì số tiền bồi thường từ bảo hiểm sẽ phần nào bù đắp cho khoản thiệt hại mà họ đã đầu tư. Như vậy, về mặt suy luận, chúng ta đã cơ bản nhận ra sự khác biệt giữa thu nhập của hộ nuôi tôm tham gia và không tham gia BHNN với giả định thu nhập chính của hộ gia đình là từ hoạt động nuôi tôm và diện tích nuôi tôm không thay đổi quá lớn trong một năm. Đánh giá tác động của một chương trình hay một dự án thực chất là việc so sánh phần lợi ích mà người tham gia thu được sau khi chương trình, dự án đó được triển khai. Để xác định được giá trị tác động đích thực của chương trình, chúng ta cần tạo ra sự tương đồng trong quá trình so sánh, ví dụ như khi so sánh theo thời gian thì thu thập thông tin trên cùng một người trước và sau khi dự án diễn ra hoặc nếu so sánh theo không gian thì dựa trên những đặc điểm tương đồng của người tham gia và người không tham gia. Vì điều kiện khách quan về thời gian và nguồn lực nên bài nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá tác động theo không gian bằng việc vận dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng (Propensity Score Matching). Ra đời vào tháng 4/1983 thông qua đề xuất của Rosenbaum và Rubin, phương pháp so sánh điểm xu hướng được nghiên cứu phát triển và là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu khoa học trên thế giới. Theo số liệu tổng hợp từ một báo cáo của Barbara Sianesi (2012), đã có gần 270.000 lượt truy cập thông tin về phương pháp này trên mạng thông qua Google. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương pháp so sánh điểm xu hướng chỉ được ứng dụng trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực y sinh học như đánh giá hiệu quả của một 13 loại thuốc hay tác động của một liệu pháp điều trị, với số lượng không nhiều. Số lượng công trình nghiên cứu về đánh giá tác động của các chương trình, dự án kinh tế, xã hội hiện tại vẫn còn khá hạn chế. Phương pháp so sánh điểm xu hướng là kỹ thuật tạo ra hai nhóm gồm nhóm can thiệp và nhóm chứng tương đồng nhau dựa vào giá trị xác suất của mỗi cá thể (hay còn gọi là điểm xu hướng). Giá trị xác suất này được xác định từ các đặc điểm của các cá thể ở hai nhóm trước khi xác định hiệu quả tác động của chương trình, dự án. Sau đó, đem các giá trị xác suất này ghép cặp so sánh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả can thiệp bình quân của chương trình được tính toán bằng sai biệt trung vị trong các kết quả giữa hai nhóm tham gia và không tham gia chương trình. Theo Lương Vinh Quốc Duy (2008), phương pháp so sánh điểm xu hướng được đánh giá rất cao trong đánh giá tác động của dự án bởi tính khả thi của nó. Đối với các phương pháp so sánh khác, nhằm đảm bảo tính tương đồng, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành khảo sát cùng một đối tượng nghiên cứu trước và sau khi tham gia chương trình. Đây là điều khó thể thực hiện vì các yếu tố khách quan phức tạp như kinh phí, nguồn lực,… Trong khi đó, vận dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng theo không gian, chúng ta sẽ khắc phục đáng kể các tác động không mong muốn đó. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Như đã đề cập, phương pháp so sánh điểm xu hướng sẽ tiến hành ghép cặp dựa trên xác suất tính từ những đặc điểm quan sát được. Trong trường hợp, những đặc điểm không quan sát được hoặc vì một số lý do nào đó không đưa vào nghiên cứu nhưng các đặc điểm đó lại có ảnh hưởng đến việc tham gia chương trình, dự án đó sẽ tạo ra sai lệch và ảnh hưởng đến việc ghép cặp so sánh. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một tiêu chuẩn “vàng” nào cho việc lựa chọn các đặc điểm (các biến độc lập) để đưa vào mô hình nghiên cứu. Phần lớn các đặc tính được quan sát thường được xác định dựa trên bản chất số liệu và hoàn cảnh nơi diễn ra nghiên cứu (Khandker, Koolwal và Samad, 2010). Để thực hiện đánh giá tác động thông qua việc sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng, Baker (2000), Ravallion (2001) và Khandker, Koolwal và Samad (2010) đề xuất các bước cơ bản sau: Bước 1: Tiến hành điều tra, thu thập thông tin của hai nhóm hộ tham gia và không tham gia chương trình. Để đảm bảo tính tương đồng cho việc so sánh ở bước 3, khi điều tra cần sử dụng cùng nội dung một bảng câu hỏi, cùng địa bàn trong phạm vi mà chương trình triển khai. 14 Bước 2: Xây dựng mô hình tham gia chương trình dựa trên các đặc điểm quan sát được và ảnh hưởng đến quyết định tham gia của hai nhóm hộ. Việc lựa chọn các đặc điểm (các biến độc lập) tùy thuộc khả năng quan sát và lựa chọn của nhà nghiên cứu dựa trên điều kiện và hoàn cảnh thực tế nơi lấy mẫu. Trong bài nghiên cứu này, tác giả quan tâm đến kết quả ở nhóm hộ tham gia và không gia chương trình nên xây dựng biến can thiệp (hay còn gọi là biến phụ thuộc) dưới dạng nhị phân. Theo đó, mô hình hồi quy logistic nhị phân (Binary Logistic), đã được lựa chọn và được trình bày dưới dạng: Y     D   X   X   D   D   D   D   X   X  0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8 9 9 i (2.5) Trong đó, β là một véc-tơ tham số (hệ số ước lượng) và εi là đại diện cho các yếu tố không quan sát được. Các biến của mô hình được diễn giải cụ thể trong bảng bên dưới: Bảng 2.2: Diễn giải các biến trong mô hình Tên biến Định nghĩa Ký hiệu Tham gia BHNN Y Y = 1 khi hộ nông dân tham gia BHNN; Y = 0 khi hộ nông dân không tham gia BHNN Giới tính D1 D1 = 1, đối với nam; D1 = 0, đối với nữ Tuổi X2 Trình độ học vấn X3 Làm việc tại địa phương D4 Số tuổi của chủ hộ tính đến thời điểm nghiên cứu Trình độ học vấn của chủ hộ tính bằng số năm đến trường, với: X3 = 0, đối với trường hợp mù chữ; X3 [1,12], đối với trình độ phổ thông; X3 = 14, đối với trình độ trung cấp; X3 = 15, đối với trình độ cao đẳng; X3 = 16, đối với trình độ đại học D4 = 1 nếu trong gia đình có thành viên làm việc hành chính hoặc trong các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương; ngược lại, D4 = 0 Tập huấn kỹ thuật D5 D5 = 1 nếu nông hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm; ngược lại, D5 = 0 Thông tin D6 D6 = 1 nếu nông hộ có tiếp nhận thông tin về bảo hiểm tôm nuôi; ngược lại, D6 = 0 Khả năng tiếp cận tín dụng D7 D7 = 1, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức hoặc phi chính thức; ngược lại, D7 = 0 Diện tích đất nuôi tôm X8 Diện tích đất nuôi tôm theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp của gia đình (1.000 m2) Chi phí sản xuất X9 Số tiền mà gia đình chi cho hoạt động nuôi tôm (1.000 đồng/1.000 m2) 15 Bước 3: Đánh giá tác động của chương trình - Ước tính giá trị xác suất dự đoán (propensity score) cho từng cá thể trong hai nhóm, hay còn được gọi là điểm xu hướng. Giá trị này nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Sau đó, loại bớt những cá thể có xác suất dự đoán quá thấp hoặc quá cao so với cả mẫu. Đến đây, sự ảnh hưởng của sai số chọn mẫu có thể vẫn còn và tác động gây sai lệch trong kết quả đánh giá. Do đó, chúng ta sẽ tiến hành các kiểm định cân bằng để chắc chắn rằng sự phân bổ xác suất của các cá thể giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia là giống nhau và cùng dựa trên các đặc điểm được quan sát tương tự. Lý thuyết về kiểm định sự cân bằng này khá phức tạp, được trình bày chi tiết bởi Rosenbaum và Rubin (1983) và được phát triển bởi Imbens (2000). Trong bài nghiên cứu này, tác giả quan tâm nhiều đến kết quả của vùng hỗ trợ chung để sử dụng vào việc đánh giá tác động nên chỉ dừng lại ở tính ứng dụng và xin phép không bàn sâu về mặt lý thuyết khoa học của các thuật toán này. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng lệnh pscore, thuật toán này được viết bởi Becker và Ichino năm 2002 và được hỗ trợ trong phần mềm Stata. Chúng ta xây dựng nên vùng hỗ trợ chung (the region of common support) từ các nhóm so sánh phù hợp, thỏa điều kiện cân bằng ở từng mức điểm xu hướng giống nhau của các cá thể nhóm tham gia và không tham gia. Vùng hỗ trợ chung này được định nghĩa là vùng phân bổ các điểm xu hướng của nhóm tham gia và không tham gia phù hợp. Vùng chung này được sử dụng cho các kỹ thuật so sánh cặp ở bước tiếp theo. - Ghép cặp so sánh và tính giá trị trung bình của hai nhóm tham gia và không tham gia bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào cỡ mẫu và đặc điểm dữ liệu thu được, tác giả sử dụng ba kỹ thuật so sánh là so sánh cận gần nhất (Nearest Neighbor Matching), so sánh bán kính (Radius Matching) và so sánh hạt nhân, hay còn gọi là so sánh trung tâm (Kernel Matching) trong bài nghiên cứu này. So sánh cận gần nhất là một trong những kỹ thuật so sánh được sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất. Trong đó, các cá thể nhóm can thiệp (nhóm tham gia) và nhóm đối chứng (nhóm không tham gia) được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, rồi lần lượt mỗi đơn vị can thiệp được so sánh với một đơn vị đối chiếu có điểm xu hướng gần nhất. Việc đối chiếu có thể thực hiện dù có hay không có thay thế. So sánh có thay thế được hiểu là sử dụng cùng một đối tượng không tham gia để đối chiếu với nhiều đối tượng tham gia khác. Tuy nhiên, kỹ thuật so sánh này có thể gặp một rủi ro, đó là chỉ có một nhóm nhỏ 16 thuộc nhóm không tham gia chương trình thỏa mãn các tiêu chí trong phạm vi hỗ trợ chung. Vì thế, tác giả sử dụng thêm hai kỹ thuật ghép cặp so sánh là hạt nhân và bán kính nhằm đối chiếu kết quả tác động, làm cơ sở cho kết luận đánh giá tác động của chương trình trong bài nghiên cứu của mình. Kỹ thuật so sánh hạt nhân sử dụng bình quân gia quyền của tất cả các đối tượng không tham gia và dùng số liệu đó đối chiếu phản thực cho mỗi đối tượng tham gia. Còn với kỹ thuật so sánh bán kính, mỗi đối tượng thuộc nhóm tham gia sẽ xác định trước một phạm vi so sánh. Sau đó, đối tượng này sẽ tiến hành ghép cặp với các đối tượng thuộc nhóm không tham gia trong phạm vi đã xác định. Becker và Ichino (2002) cho rằng những cách này sẽ góp phần làm kết quả ghép cặp so sánh đáng tin cậy hơn. Kết quả của những so sánh giữa các cá thể trong nhóm can thiệp và đối chứng dựa trên yếu tố bị tác động đã được xác định. Cụ thể, yếu tố bị tác động trong bài là phần còn lại mà hộ nông dân nhận được sau quá trình nuôi tôm. Các kết quả so sánh đó là tác động của chương trình đối với mỗi cá thể tham gia. Sau đó, tính trung bình của tất cả các kết quả so sánh trên để được giá trị trung bình chung, giá trị này chính là tác động của chương trình đối với những người tham gia. 17 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU 3.1.1 Vị trí địa lý Bạc Liêu thuộc duyên hải vùng ĐBSCL, là một trong 6 tỉnh thành nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc. Tỉnh có chung địa giới nối Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Tỉnh được thành lập vào 20/12/1899. Sau nhiều lần chia tách và tái lập, Bạc Liêu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện là Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai và Đông Hải. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu 18 3.1.2 Đặc điểm tự nhiên 3.1.2.1 Địa hình Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đại bộ phận nằm ở độ cao khoảng 1,20 mét so với mặt nước biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng, ngập nước quanh năm. Địa bàn tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, với những kênh lớn như Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. 3.1.2.2 Tài nguyên đất Theo số liệu tính đến ngày 01/01/2012 của Tổng Cục Thống kê, diện tích đất sử dụng của toàn tỉnh Bạc Liêu là khoảng 246,90 nghìn hecta. Hằng năm, một phần lớn diện tích được bồi đắp lấn ra biển và một phần nhỏ diện tích bị sạt lở. Khu vực từ Gò Cát - huyện Đông Hải đến giáp ranh huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng được bồi đắp nhiều nhất. Tốc độ lấn biển có năm lên tới 60 80 m. Hiện nay, vùng ven biển Bạc Liêu đã hình thành một bãi bồi rộng từ thành phố Bạc Liêu đến Gò Cát, huyện Đông Hải. Hình 3.2 thể hiện diện tích nuôi tôm so với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2012. Diện tích nuôi trồng thủy sản, năm 2012 là 123,74 nghìn hecta, chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất đang sử dụng của tỉnh. Trong đó, diện tích nuôi tôm chiếm tỷ lệ lớn nhất so với diện tích nuôi trồng các loài thủy sản khác. Điều này phần nào cho thấy, nghề nuôi tôm đóng vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thủy sản của địa phương. Mặc dù, trong hai năm, 2010 và 2011, môi trường đất, nước bị ô nhiễm nặng, tôm nuôi chết hàng loạt, nhưng nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả cao. Đó là nguyên do chính giải thích vì sao diện tích đất nuôi tôm của tỉnh năm 2010 đến 2011 tăng từ 120,75 nghìn hecta lên 122,88 nghìn hecta. Tuy nhiên, tình hình nuôi tôm trong năm 2012 không mấy khả quan, diện tích nuôi giảm còn 120,15 nghìn hecta, chỉ bằng 97,78% so với năm 2011. Nhiều người nuôi tôm cho biết do môi trường ao nuôi luôn biến động, dịch bệnh phát sinh nhiều, giá các loại nguyên liệu đầu vào luôn tăng, nhiều hộ không đủ vốn tiếp tục sản xuất nên đành bỏ đất hoang. 19 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 Hình 3.2: Diện tích nuôi tôm so với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012 3.1.2.3 Tài nguyên biển Theo thống kê ghi nhận tại trang thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu, tỉnh có đường bờ biển dài 56 km, từ xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải với các cửa biển chính là Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng. Vùng biển rộng 40.000 km2, nằm trong khu vực bán đảo Cà Mau nối liền vịnh Thái Lan, tiếp giáp với vùng biển các nước Đông Nam Á, có vị trí quốc phòng quan trọng. Bờ biển có những bãi bồi rộng, hằng năm tiến dần ra biển với hàng nghìn hecta rừng phòng hộ. Thềm lục địa có tiềm năng kinh tế to lớn về dầu, khí tự nhiên. Biển Bạc Liêu có trữ lượng hải sản lớn, chủng loại phong phú với khoảng 661 loài cá với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim,… Ước tính mỗi năm, tỉnh có thể khai thác khoảng 300 nghìn tấn. Bên cạnh đó, tôm biển có trên 30 loài và còn nhiều loài hải sản khác như mực, nghêu, sò huyết,… 20 3.1.2.4 Khí hậu và thủy văn Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nằm ở vùng vĩ độ thấp nên khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới và không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt từ hệ thống sông Cửu Long. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, nhiều cơn bão đã quét qua địa bàn tỉnh, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Nhìn chung, khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Chế độ thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông và một phần bán nhật triều biển Tây. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối phát triển rừng ngập mặn ở phía Bắc quốc lộ 1A. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh là nước mặt từ các con kênh dẫn nước ngọt từ sông Hậu về, phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở khu vực phía Bắc quốc lộ 1A. Ngoài ra, nước ngầm cũng đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống và sản xuất của các hộ dân, đặc biệt là khu vực thành phố Bạc Liêu và các huyện phía Nam quốc lộ 1A. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Bạc Liêu có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện tại, tỉnh đang khai thác sử dụng ở độ sâu từ 80 đến 100 mét. Đây là tầng nước dễ bị nhiễm phèn, cần được quan tâm bảo vệ. Hiện tại, nguồn nước mặt và nước ngầm của tỉnh đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản và sử dụng quá mức hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cần sử dụng hợp lý các nguồn nước, hình thành các hệ thống cấp thoát nước và tránh để nước thải chưa xử lý lan ra gây ô nhiễm môi trường. 3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Dân cư Bạc Liêu là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, đứng thứ 12 trong 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2012, dân số của tỉnh là 873,4 nghìn người, mật độ dân số là 354 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa các huyện và thị xã, có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Dân cư hình thành theo cụm và theo tuyến, tập trung ở chủ yếu ở thị xã, thị trấn và ven trục quốc lộ 1A. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng cư trú. Trong đó, người Kinh chiếm đa số, khoảng 89,5%, người Khmer 7,9%, tiếp đến là người Hoa chiếm 2,5%, còn lại là các dân tộc khác. 21 3.1.3.2 Nông, lâm, thủy sản Nông - lâm - ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Trước năm 1997, ngành nông nghiệp của tỉnh chỉ độc canh cây lúa, vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tái lập tỉnh, đã có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang luân canh, đa cây, đa con trên cùng một diện tích, áp dụng đa dạng các mô hình như: lúa - cá, lúa - màu, lúa - tôm, lúa - cua, mô hình vườn - ao - chuồng - bioga. Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngư nghiệp. Hướng phát triển sắp tới, Bạc Liêu sẽ tiếp tục đầu tư vốn cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực kinh tế trọng điểm trong sản xuất, chế biến thủy hải sản xuất khẩu, lúa chất lượng cao, sản xuất đa cây, đa con, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. 3.1.3.3 Thương nghiệp Kinh tế Bạc Liêu phát triển ổn định và đang trên đà tăng trưởng tốt, cùng với quá trình đô thị hoá nhanh đã thúc đẩy lĩnh vực thương mại chuyển biến tích cực. Theo số liệu từ báo cáo cuối năm 2012 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bạc Liêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên thị trường trong 12 tháng là 22.705 tỷ đồng. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tháng 12 đạt 22,5 triệu đô-la Mỹ, nâng tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu cả năm 2012 đạt 380 triệu đôla Mỹ, bằng 112% kế hoạch, tăng gần 20,3% so với cùng kỳ. 3.1.3.4 Công nghiệp Về cơ cấu ngành, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế và đang trở thành ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, bao gồm: chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất nước đá, cơ khí sửa chữa. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là: muối biển, thủy sản đông lạnh xuất khẩu, gạo xay xát, vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp xây dựng từng bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hạ tầng đô thị, các khu đô thị, khu dân cư mới, hệ thống chợ đầu mối và các trung tâm thương mại đang được tỉnh và nhà đầu tư triển khai và đẩy nhanh tiến độ, đã làm thay đổi nhanh diện mạo của tỉnh trong quá trình đô thị hóa. Tỉnh Bạc Liêu đang triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Láng Trâm, khu công nghiệp Ninh Quới và cụm công nghiệp các huyện thị, nhằm chủ động và sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư đến với Bạc Liêu. Không như các tỉnh thành khác, ở Bạc Liêu, phân bố công nghiệp có xu hướng chuyển dịch về nông thôn, như việc bố trí các nhà máy chế biến thủy sản, lúa gạo ở các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi - là vùng sản xuất nguyên liệu cho chế 22 biến. Nhà máy chế biến tôm đông lạnh Tân Phong tại xã Tân Phong, huyện Giá Rai, thu hút hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó, Chính phủ vừa có chủ trương, tỉnh cùng với các Bộ, ngành tiến hành các bước để bổ sung qui hoạch quốc gia, trên cơ sở đó lập dự án đầu tư cảng biển Gành Hào, khu kinh tế Gành Hào, trung tâm nhiệt điện Bạc Liêu và nhà máy điện gió. Được biết, nhà máy điện gió Bạc Liêu được khởi công giai đoạn 1 từ tháng 9/2010 với mục đích sử dụng năng lượng gió để hòa lưới điện quốc gia. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là dự án điện gió thứ hai tại Việt Nam và là dự án đầu tiên tại khu vực ĐBSCL, khi hoàn thành sẽ cung cấp trên 300 triệu KW điện mỗi năm. 3.2 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU VÀ HUYỆN HÒA BÌNH 3.2.1 Thành phố Bạc Liêu Với vị trí là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, dịch vụ, an ninh quốc phòng của tỉnh, là đầu mối giao thương với các tỉnh thành trong khu vực, thành phố Bạc Liêu có đầy đủ những ưu thế để phát triển kinh tế và văn hóa xã hội. Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới tương đối đồng bộ. Những thay đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố đã từng bước cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra nền tảng để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào thành phố, nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của thành phố về phát triển kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Trên địa bàn thành phố đã và đang được các nhà đầu tư vào làm ăn, khai thác. Ngoài ra, thành phố còn có vùng phát triển nông nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản. Theo đề án quy hoạch chung đến năm 2030, thành phố Bạc Liêu sẽ trở thành trung tâm đô thị - công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững. 3.2.2 Huyện Hòa Bình Hòa Bình là huyện vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích tự nhiên trong toàn huyện là 41.219 hecta, với bờ biển dài gần 20 km và được chia làm 2 vùng sản xuất rõ rệt, gồm vùng ngọt ổn định và vùng chuyển đổi, cụ thể: - Đối với vùng Bắc Quốc lộ 1A: đây là vùng ngọt ổn định của huyện, triển khai áp dụng mô hình sản xuất như mô hình bồn bồn - cá; lúa - cá; lúa hoa màu, 3 vụ lúa và mô hình nuôi cá nước ngọt. 23 - Đối với vùng Nam Quốc lộ 1A: triển khai áp dụng các mô hình sản xuất như mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp, mô hình nuôi cá kèo. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để tăng sản lượng và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích. Huyện Ủy đã xác định: Trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực, giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Do đó, huyện tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiệu quả, bền vững, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, tăng cường việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng nông, thủy sản. 3.3 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY Trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013, hoạt động nuôi tôm nói riêng và tình hình sản xuất thủy sản nói chung trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết nắng, mưa thất thường và dịch bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo một số kỹ sư và nhiều hộ có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm của tỉnh, cho rằng: gần đây, thời tiết biến động khá đột ngột, trời lạnh, gió nhiều, mưa trái mùa đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Song song đó, dịch bệnh trên tôm bùng phát gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Qua tìm hiểu thực tế và các phương tiện thông tin đáng tin cậy, hiện tượng tôm chết do bệnh đốm trắng, đầu vàng, đặc biệt là bệnh vi bào tử, gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Tuy nhiên, bệnh chưa có thuốc đặc trị, chỉ phòng ngừa bằng cách chọn con giống qua xét nghiệm không nhiễm vi bào tử thì mới tiến hành thả nuôi. Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu đã được đầu tư trang thiết bị, đủ điều kiện xét nghiệm bệnh vi bào tử, nhưng không đáp ứng nổi yêu cầu vì diện tích và số hộ nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp của tỉnh rất lớn. Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại trong sản xuất, nhưng vấn đề dịch bệnh lây lan trên diện rộng phải xem xét đến các thực tế sau. Theo các báo cáo về tình hình sản xuất nông - lâm - thủy sản qua các năm từ 2010 đến 2012 của Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, vẫn còn một số lượng không nhỏ tôm giống không rõ nguồn gốc và chất lượng được bán trôi nổi trên thị trường. Các cơ sở sản xuất giống chưa tự giác chấp hành khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán. Những điều này đã gây khó khăn cho các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Bên 24 cạnh đó, phải kể đến ý thức của người sản xuất đã tác động không nhỏ đến môi trường, cụ thể là chất lượng nguồn nước. Một số hộ nuôi tôm đã không xử lý nước kỹ càng trước khi xả ra sông, dẫn đến mầm bệnh vẫn còn tồn tại, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến các hộ sản xuất khác. Nhìn chung, các địa phương trong tỉnh vẫn chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu và triệt để đối với tình hình dịch bệnh đang diễn ra. Ngoài ra, cách nuôi trồng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, kỹ thuật bản thân và không tuân thủ lịch thời vụ của các hộ nông dân cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh phát sinh trên tôm. Vấn đề thiệt hại trong những năm qua đã gây khó khăn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và tình hình sản xuất của những gia đình sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi tôm. Theo thông tin ghi nhận được, sau mỗi vụ tôm thất bát, trung bình mỗi gia đình lỗ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Thậm chí, có những hộ “treo ao” vì không có vốn để tái sản xuất như thông tin mà nhiều bài báo đã phản ảnh. Nhiều biện pháp của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã được triển khai nhằm hỗ trợ bà con nông dân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, trong đó phải kể đến chương trình thí điểm BHNN được triển khai theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực vào ngày 01/7/2011. Vào thời điểm này, cụm từ BHNN vẫn là khái niệm khá mơ hồ đối với nhiều địa phương nói chung và Bạc Liêu nói riêng. Chính quyền cơ sở chỉ dừng lại ở mức tập huấn cho thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) các cấp. Trong khi đó, nông dân lại băn khoăn, nghi ngờ việc bồi thường khi có rủi ro, cách thẩm định rủi ro, việc đảm bảo quyền lợi cho người nuôi, còn doanh nghiệp bảo hiểm lại chưa mấy mặn mà với chương trình. Đến đầu tháng 4/2012, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu đã ký được những hợp đồng BHNN đầu tiên. Theo nội dung chỉ đạo, BHNN cho tôm đã được bán tại 9 xã, phường thuộc huyện Hòa Bình, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu. Tuy nhiên, trong giai đoạn thí điểm, chương trình chỉ triển khai cho các hộ nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh bán thâm canh (TC - BTC) và tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh. Đồng thời, các hộ tham gia cần tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của Chi cục nuôi trồng thủy sản, được ban hành kèm theo Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu. 25 Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu, 12/2012 Hình 3.3: Số hộ tham gia BHNN so với tổng số hộ nuôi tôm TC - BTC theo địa bàn triển khai BHNN của tỉnh Bạc Liêu năm 2012 Hình 3.3 cho thấy số hộ tham gia BHNN chiếm số lượng không nhiều trong tổng số hộ nuôi tôm ở mỗi địa phương. Thấp nhất là huyện Đông Hải với 173 hộ, tương đương 10,69%. Tỷ lệ hộ nuôi tôm tham gia cao nhất là 22,66% ở thành phố Bạc Liêu. Việc triển khai BHNN trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn từ nhiều mặt. Phải nhìn nhận rằng, BHNN là một chính sách mới, rất phức tạp nên cán bộ phụ trách chưa có nhiều kinh nghiệm trong lần đầu thực hiện. Phạm vi đối tượng, địa bàn triển khai thí điểm bảo hiểm khá rộng, trong khi sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận nông dân là sản xuất nhỏ, manh mún. Thêm vào đó, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm còn khá hạn chế, công tác chỉ đạo, tuyên truyền chưa sâu rộng. Một số hộ dân do chưa hiểu rõ nên ngại tham gia hoặc việc tham gia chỉ mang tính thăm dò. Những điều này đã lý giải vì sao ở địa bàn triển khai thí điểm, tỷ lệ hộ sản xuất tham gia BHNN ở mức thấp. Việc ký hợp đồng tham gia đạt kết quả là thế, khi rủi ro xảy ra, công tác bồi thường còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn hơn. Theo số liệu từ Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu, tính đến ngày 27/12/2012, tổng phí bảo hiểm là hơn 47 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ gần 29 tỷ đồng. Được biết, tổng số tiền bồi thường ước tính là khoảng 114,2 tỷ đồng đối với 788,5 hecta bị thiệt 26 hại. Tuy nhiên, Công ty chỉ mới giải quyết bồi thường được 163,7 hecta với số tiền là 15,7 tỷ đồng. Số hồ sơ bồi thường còn tồn động đang được BCĐ các cấp trên địa bàn thí điểm phối hợp với Công ty bảo hiểm nhanh chóng giải quyết. Do số lượng hồ sơ bồi thường lớn, quy trình giám sát bồi thường chưa chặt chẽ, khâu giải quyết bồi thường còn chậm đã gây bức xúc cho bà con khi họ đang cần vốn để tái sản xuất cho vụ mới. Từ ngày 01/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu đã bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm. Với mục tiêu đúng đắn là một trong những công cụ giảm thiểu thiệt hại khi sản xuất gặp rủi ro, chính sách BHNN đang được người nông dân quan tâm đón nhận. Thực tế, công tác triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc cần sự phối hợp của các cấp, ban ngành để kịp thời tháo gỡ, tạo sự tin tưởng và an tâm cho bà con nông dân khi tham gia. Nhìn chung, Bạc Liêu là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế lớn mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm thương phẩm. Một bộ phận lớn hộ nông dân sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ hoạt động nuôi tôm. Trong những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm hoành hành làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và thu nhập của nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn. Việc thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm tôm nuôi được xem là một trong những phương cách hữu hiệu góp phần ổn định thu nhập của các hộ nuôi tôm bị thiệt hại. Tuy nhiên, công tác triển khai chương trình này đang tồn tại nhiều bất cập. Trong thời gian tới, những bất hợp lý cần sớm được tháo gỡ để chương trình BHNN được triển khai sâu rộng và thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi. 27 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA 4.1.1 Đặc điểm chủ hộ Hình 4.1 cho thấy, chủ hộ được phỏng vấn đa số là nam, chiếm 84,07%. Họ là lao động trực tiếp canh tác sản xuất trên diện tích nuôi tôm của gia đình. Từ kết quả thống kê ghi nhận ở bảng 4.2 mô tả đặc điểm mẫu điều tra, độ tuổi trung bình của chủ hộ tương đối cao, khoảng 46 tuổi. Hầu hết, họ là người sống nhiều năm ở địa phương. Theo quan sát thực tế, nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng, là nghề “cha truyền con nối” nên phần lớn các hộ nuôi tôm đều có thâm niên hoạt động trong nghề khá cao, hơn 9 năm. Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu nên người dân sống ở vùng này sống chủ yếu dựa vào nghề nuôi tôm là chính. Hình 4.2: Trình độ của chủ hộ Hình 4.1: Giới tính của chủ hộ Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013 Hình 4.2 cho thấy đa số chủ hộ nuôi tôm có trình độ học vấn là cấp 2, chiếm tỷ trọng 46,02%, tiếp đến là cấp 3, chiếm 28,32% và thấp nhất là trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, chỉ chiếm 1,77%. Điều này chỉ ra rằng, trình độ của chủ hộ nuôi tôm tương đối thấp. Với thực tế trên, xét về góc độ tiếp thu và thực hiện các chủ trương, chính sách Nhà nước là một điều bất lợi. Vì trình độ học vấn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nhận thức, mức độ tiếp 28 nhận thông tin hữu ích từ chính quyền địa phương và vận dụng chúng một cách hiệu quả vào đời sống. Còn về phía gia đình, khi chủ hộ là lao động chính nhưng có trình độ thấp sẽ chi phối đáng kể khả năng tiếp cận và các quyết định liên quan đến cơ hội ổn định thu nhập của gia đình. 4.1.2 Đặc điểm hộ và hoạt động sản xuất 4.1.2.1 Đặc điểm hộ Kết quả thống kê còn cho thấy, hộ điển hình trong mẫu điều tra có khoảng 5 thành viên trong gia đình. Những hộ có thành viên trong gia đình làm việc hành chính hoặc trong các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương có tỷ lệ tham gia chương trình thí điểm BHNN nhiều hơn. Số hộ có thành viên gia đình làm việc tại địa phương và tham gia BHNN chiếm 90,91% trong tổng số hộ có người thân làm việc tại địa phương và chiếm 33,90% trong tổng số hộ tham gia chương trình BHNN. Như vậy, việc tham gia công tác tại chính quyền địa phương có mối tương quan thuận với việc thực hiện chính sách, chủ trương lớn của Nhà nước. Những hộ nuôi tôm có người thân công tác tại chính quyền các cấp có cơ hội nhận được nhiều thông tin với độ tin cậy cao. Từ đó, họ nhận thức lợi ích của chính sách mới này một cách rõ ràng và dễ dàng đưa ra quyết định tham gia hơn. Nói về việc nhận thông tin liên quan kỹ thuật nuôi trồng, có 48/113 hộ, tương đương 42,48% hộ nuôi tôm tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương hoặc các công ty cung cấp thuốc, thức ăn phối hợp tổ chức. Các hộ này cho biết: chi phí áp dụng kỹ thuật quá cao và cũng không chắc chắn kỹ thuật mới khi áp dụng đạt hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, gần như họ dựa vào kinh nghiệm tích lũy của bản thân và thông tin từ bạn bè, người quen để sản xuất trong thực tế. 4.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất a)Diện tích đất sản xuất Diện tích đất mà một hộ điển hình sở hữu là hơn 18.000 m2. Khoảng 90% các hộ trong mẫu nuôi tôm trên phần đất sở hữu của gia đình mình. Phần còn lại thuê đất để canh tác. b) Thời vụ sản xuất Đa số hộ nuôi tôm canh tác 2 vụ/năm, tỷ lệ này chiếm 71,68% tổng số hộ trong mẫu. Với hình thức nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp, hay còn gọi là TC - BTC, thì nên nuôi 1 vụ/năm đối với tôm sú để đảm bảo hiệu quả và năng suất cao. Còn đối với tôm thẻ chân trắng vì thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn hơn nên một năm có thể thả nuôi 2 vụ. Theo lịch thời vụ nuôi trồng 29 thủy sản do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu ban hành, bà con nông dân sẽ thả giống vào tháng 2 hoặc tháng 3 hằng năm. c) Chi phí sản xuất Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013 Hình 4.3: Phân phối các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm năm 2012 Theo khảo sát, chi phí sản xuất trung bình của hộ cho hoạt động sản xuất là trên 15 triệu đồng/1.000m2. Nhìn vào hình 4.3 thể hiện chi tiết các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm năm 2012, ta thấy chi phí thức ăn cho tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 7,5 triệu đồng tương đương 50,32% tổng chi phí sản xuất. Tiếp đó, chi phí thuốc chữa bệnh cho tôm chiếm khoảng 15,95%. Trong năm 2012 vừa qua, hoạt động nuôi tôm của các hộ dân gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất. Thêm vào đó, là sự đồng loạt tăng giá thức ăn thủy sản và thuốc của các công ty như CP, Tomboy, Grobest. Được biết, giá thức ăn tăng chủ yếu là sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi họ chiếm 80% thị phần thức ăn thủy sản tại Việt Nam nên việc tăng giá đột ngột càng làm bà con lâm vào tình cảnh khó khăn hơn. Phần còn lại là chi phí con giống, nhân công, nhiên liệu, sửa chữa và các khoản phát sinh khác trong quá trình sản xuất. Mặc dù, xét chi tiết từng phần, các khoản chi này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng tổng chung lại 30 thì chúng chiếm một khoản đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Và có thể nói, đây là các chi phí phải có trong hoạt động nuôi trồng. Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi hộ mà có sự khác biệt giữa chúng. d) Vay vốn phục vụ sản xuất Bảng 4.1: Nguồn vốn vay của các hộ nuôi tôm năm 2012 Chỉ tiêu Số hộ vay vốn (hộ) Số tiền vay bình quân (triệu đồng) Vay chính thức 14 99,07 11,36 Vay bán chính thức 0 - - Vay phi chính thức 67 128,28 20,01 Lãi suất bình quân (%/năm) Nguồn: Tổng hợp từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013 Bảng 4.1 trình bày về nguồn vốn vay của các hộ nuôi tôm năm 2012. Tổng số hộ đi vay là 76 hộ, chiếm xấp xỉ 67,26% trong tổng số hộ nuôi tôm được phỏng vấn. Trường hợp chỉ vay từ nguồn phi chính thức chiếm nhiều nhất, 62/76 hộ đi vay. Số hộ chỉ vay từ nguồn chính thức chiếm tỷ lệ rất thấp, 9/76 hộ. Có 5 hộ vay vốn từ cả hai nguồn chính thức và phi chính thức. Ngoài ra, không có trường hợp nào vay từ nguồn bán chính thức. Khi được hỏi về việc vay vốn từ ngân hàng để phục vụ sản xuất, đa số nông dân đều than rằng do mấy vụ tôm trước bị thua lỗ, không có tiền trả phần vốn đã vay nên hiện tại ngân hàng rất dè dặt khi xét hồ sơ xin vay của bà con. Rất ít trường hợp được ngân hàng xem xét giải ngân. Còn Hội Nông dân, Hội Phụ nữ gần như không hỗ trợ nguồn vốn vay bán chính thức cho các hộ nuôi tôm. Nên phần lớn, các hộ sản xuất chỉ có thể lựa chọn các nguồn vốn vay phi chính thức như người thân, bạn bè và vay nặng lãi. Bên cạnh đó, việc mua chịu thức ăn, thuốc từ các đại lý phân phối cũng rất phổ biến và đây cũng được xem là một hình thức vay phi chính thức. e) Thu nhập liên quan đến hoạt động sản xuất của nhóm hộ tham gia BHNN Hình 4.4 minh họa các số liệu tổng hợp về thu nhập và chi phí của nhóm hộ nuôi tôm tham gia BHNN năm 2012. Ta thấy nhóm hộ nuôi tôm tham gia BHNN có tổng thu nhập cao hơn tổng chi phí. Nếu tính riêng phần thu nhập và chi phí từ hoạt động sản xuất thì phần còn lại mà nhóm hộ nông dân này nhận được sẽ mang giá trị âm hay nói cách khác, họ bị thua lỗ từ hoạt động nuôi tôm. Như đã phân tích ở phần thực trạng, trong năm 2012 vừa qua, dịch bệnh hoành hành, chi phí đầu vào như thức ăn, thuốc tăng cao đã làm hầu hết người 31 nuôi tôm bị thiệt hại. Tuy nhiên, những hộ này thuộc đối tượng tham gia BHNN nên cần xem xét đến số tiền đóng phí BHNN thực tế bỏ ra và cả phần bồi thường nhận được khi gặp rủi ro. Tổng số tiền bồi thường mà nhóm hộ này nhận được từ BHNN đã bù đắp được khoản lỗ trong sản xuất và cả khoản phí BHNN đã đóng khi tham gia. Hơn thế nữa, thu nhập từ tiền bồi thường đã làm tổng thu nhập liên quan đến hoạt động nuôi tôm cao hơn cả tổng chi phí bỏ ra một cách đáng kể. Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013 Hình 4.4: Tổng thu nhập và tổng chi phí của nhóm hộ nuôi tôm tham gia BHNN năm 2012 Xét riêng mục tổng chi phí cho hoạt động nuôi tôm, ta thấy tổng số tiền đóng phí BHNN thực tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí bỏ ra phục vụ sản xuất. Thực tế, phí tham gia BHNN thấp như vậy là nhờ vào chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên hộ tham gia thuộc diện bình thường chỉ đóng 40%, hộ cận nghèo chỉ đóng 20% và hộ nghèo được hỗ trợ toàn bộ phí BHNN. Đây được xem là một trong những nổ lực của ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ bà con nông dân có cơ hội tiếp cận với chính sách mới và phần nào khắc phục khó khăn hiện tại trong sản xuất. Để làm rõ việc tham gia BHNN có thực sự mang lại kết quả tích cực đối với thu nhập của hộ nuôi tôm một cách chính xác và thuyết phục hơn, chúng ta sẽ cùng tiến hành các bước đánh giá tác động của chương trình bằng việc so sánh điểm xu hướng của hai nhóm hộ tham gia và không tham gia BHNN thông qua phương pháp so sánh điểm xu hướng ở phần sau. 32 Bảng 4.2: Mô tả các đặc điểm của mẫu điều tra Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi Tuổi 29 70 45,74 9,87 Trình độ học vấn Năm 0 16 7,69 3,30 Thời gian sống tại địa phương Năm 29 70 45,74 9,87 Số năm kinh nghiệm Năm 3 17 9,29 3,22 Số thành viên trong gia đình Người/hộ 1 11 4,80 1,80 Tổng diện tích đất sở hữu 1.000 m2 0,30 70,50 18,07 12,23 Diện tích đất nuôi tôm thực tế 1.000 m2 1,00 48,50 13,88 9,88 Diện tích tham gia BHNN 1.000 m2 1,00 38,50 8,98 6,98 Chi phí sản xuất 1.000 đồng/1.000 m2 886,36 135.200,00 15.137,88 19.318,16 Thu nhập thuần từ hoạt động nuôi tôm 1.000 đồng/1.000 m2 0,00 276.000,00 15.032,83 32.301,37 Số tiền đóng BHNN 1.000 đồng/1.000 m2 0,00 2.667,15 989,38 514,42 Số tiền bồi thường từ BHNN 1.000 đồng/1.000 m2 0,00 25.000,00 7.268,76 5.539,76 Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013 33 4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA BHNN ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM 4.2.1 Xác định mô hình tham gia BHNN Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy logistic nhị phân cho thấy: - Kết quả cho LR chi2 (9) (Likelihood ratio) là 90,49 và Prob > chi2 là 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1% nên ta có thể bác bỏ H0. Nghĩa là trong các hệ số của các biến độc lập, có ít nhất một tham số khác 0. Hay nói cách khác, trong các biến độc lập, có ít nhất một biến có ảnh hưởng đến giá trị của biến phụ thuộc. - Giá trị của Log likelihood là -33,969 và Pseudo R2 là 0,5785, tức các biến độc lập trong mô hình giải thích được 57,85% kết quả biến phụ thuộc. Các thông số trên đã phản ánh mô hình Logit khá tốt. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo hơn nữa tính vững của mô hình tham gia BHNN, một số kiểm định đã được tiến hành: a) Kiểm định sự sai lệch trong việc xác định mô hình Như chúng ta đã biết, trong mô hình Logit, logarit của biến phụ thuộc là một hàm tuyến tính của các biến giải thích. Do đó, kiểm định sự sai lệch trong xác định mô hình là nhằm mục đích xác định xem mô hình đã có đủ các biến số độc lập chưa và biến Y có biến thiên tuyến tính với các biến độc lập không. Sau lệnh hồi quy logit, lệnh linktest được dùng để kiểm định mô hình. Trong đó, biến số _hat là một biến số tiên đoán, giá trị này được dự đoán từ mô hình logit. Nếu biến số này không có ý nghĩa thống kê thì kết luận mô hình đã bị xác định sai. Bên cạnh đó, biến số _hatsq, là giá trị tiên đoán bình phương, cũng được suy ra từ mô hình logit. Nếu _hatsq có ý nghĩa thống kê sẽ cho kết luận là mô hình đã bỏ sót biến có ảnh hưởng đến kết quả mô hình. Kết quả kiểm định dựa trên nguồn dữ liệu của bài cho giá trị p-value của _hat là 0,000 và của _hatsq là 0,162. Như vậy, ta có thể kết luận từ kiểm định này, với mức ý nghĩa 10%, mô hình Logit không bị thiếu biến số ảnh hưởng đến kết quả của biến phụ thuộc và dạng mô hình đã được xác định đúng. b) Kiểm định sự phù hợp của mô hình Xác định sự phù hợp của mô hình bằng kiểm định Hosmer - Lemeshow. Kiểm định được thực hiện nhằm so sánh mức độ khớp giữa giá trị tiên đoán (ước lượng) từ mô hình và giá trị quan sát trong thực tế. Kết quả từ kiểm định này cho thấy Prob > chi2 là 0,213. Ta có thể khẳng định, ở mức ý nghĩa 10%, mô hình phù hợp tốt với dữ liệu, tức giá trị ước lượng gần với giá trị quan sát. 34 c) Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Kiểm định Corr cho các giá trị đều nhỏ hơn 0,8, do đó có thể bỏ qua tương tác giữa các biến độc lập trong mô hình (Mai Văn Nam, 2008). Kết luận mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến. d) Mức độ dự báo chính xác của mô hình Lệnh lstat đã được thực hiện và cho kết quả tỷ lệ dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 89,38%. Với những thông số từ các kiểm định trên, ta kết luận mô hình hồi quy logistic nhị phân tốt và các kết quả ước lượng là đáng tin cậy. Ta có mô hình hồi quy được viết như sau: Y = - 2,588 + 0,461D1 + 0,003X2 - 0,255X3 + 1,826D4 + 2,448D5 + 2,395D6 + 0,333D7 + 0,163X8 (4.1) Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Binary Logistic Sai số chuẩn (S.E) Giới tính (D1) 0,461 1,129 0,683 0,109 Tuổi (X2) 0,003 0,037 0,925 0,001 -0,255 0,129 0,048** -0,058 1,826 1,085 0,092* 0,325 2,448 0,797 0,002*** 0,488 Thông tin (D6) Khả năng tiếp cận tín dụng (D7) 2,395 0,765 0,002*** 0,507 0,333 0,731 0,648 0,077 Diện tích đất nuôi tôm (X8) 0,163 0,063 0,010** 0,037 Chi phí sản xuất (X9) -0,000 0,000 0,261 -0,000 Hệ số chặn (β0) -2,588 2,355 0,272 x Trình độ học vấn (X3) Làm việc tại địa phương (D4) Tập huấn kỹ thuật (D5) Giá trị p-value Hiệu ứng biên (dY/dX) Hệ số (β) Tên biến LR chi2 (9) Prob > chi2 Log likelihood 90,49 0,000 -33,969 Pseudo R2 Hosmer - Lemeshow Prob > chi2 Xác suất dự báo đúng 57,85% 0,213 89,38% Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả bằng STATA, 10/2013 Ghi chú: *, **, *** là mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5% và 1% 35 4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN Bảng 4.3 trình bày kết quả ước lượng mô hình hồi quy logistic nhị phân. Trong 5 biến có ý nghĩa thống kê thì có 4 biến tác động cùng chiều với quyết định tham gia chương trình BHNN và 1 biến tác động nghịch chiều. Nói cụ thể hơn là biến quyết định tham gia chương trình thí điểm BHNN của các hộ nuôi tôm tương quan thuận với biến làm việc tại địa phương, tham gia tập huấn kỹ thuật canh tác, thông tin về chương trình BHNN và diện tích nuôi tôm thực tế của hộ. Tuy nhiên, biến quyết định tham gia BHNN lại tương quan nghịch với biến trình độ học vấn của chủ hộ. Sự tác động của các biến được giải thích như sau: Làm việc tại địa phương (D4): tỉ lệ thuận và có ý nghĩa để giải thích mô hình với mức ý nghĩa là 10%, hiệu ứng biên cho thấy, khi các yếu tố khác không đổi, hộ gia đình có một thành viên làm việc hành chính hay trong các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương sẽ góp phần làm tăng 32,5% khả năng tham gia chương trình BHNN. Kết quả này là do khi làm việc tại địa phương, những thành viên này nắm bắt kịp thời và cập nhật nhiều thông tin hơn về chương trình nói riêng và các chính sách Nhà nước nói chung. Từ đó, họ có xu hướng dễ dàng tham gia chương trình. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, tác giả nhận thấy phần lớn hộ sản xuất của các viên chức địa phương, đặc biệt là Đảng viên được đơn vị khuyến khích tham gia chương trình. Bởi vì, chương trình này còn khá mới mẻ đối với bà con nông dân nên việc tham gia của các hộ này tạo tiền đề để bà con sau khi được phổ biến thông tin về chương trình sẽ có tâm lý tin tưởng hơn và cân nhắc quyết định tham gia của mình. Tập huấn kỹ thuật (D5): tỉ lệ thuận và có ý nghĩa để giải thích mô hình với mức ý nghĩa là 1%, hiệu ứng biên là 48,8%, tức là khi chủ hộ, đồng thời là người trực tiếp canh tác tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sẽ làm tăng 48,8% khả năng đưa ra quyết định tham gia chương trình với giả định các điều kiện khác không đổi. Vì khi tham gia tập huấn, các nông hộ có cơ hội tiếp cận kỹ thuật sản xuất phù hợp và có điều kiện gặp gỡ, trao đổi các thông tin về cách nuôi trồng, các biện pháp nhằm phòng tránh, hạn chế thiệt hại khi đối mặt với rủi ro trong sản xuất. Từ đó, họ nhận thức rõ hơn về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia BHNN. Điều này phù hợp với nhận định của Nguyễn Quốc Nghi (2013). Thông tin về chương trình BHNN (D6): tương quan thuận với biến phụ thuộc, có ý nghĩa ở mức 1% và hiệu ứng biên là 50,7%. Rõ ràng, khi có điều kiện tiếp nhận thông tin về chương trình BHNN từ nhiều nguồn, hộ sản xuất sẽ nắm bắt kịp thời và cơ bản đầy đủ thông tin hơn về chương trình. Việc tiếp 36 nhận thông tin đóng vai trò khá quan trọng khi đưa ra quyết định tham gia BHNN của hộ nuôi tôm. Càng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn, người sản xuất càng hiểu rõ hơn về đặc điểm bảo hiểm tôm nuôi. Từ đó, họ nhanh chóng nhận thức rằng đây là một công cụ hỗ trợ hữu ích khi gặp rủi ro trong mùa vụ nuôi trồng. Diện tích đất nuôi tôm (X8): có hệ số β dương và có ý nghĩa ở mức 5%. Xét trong điều kiện thu thập số liệu nghiên cứu, khi diện tích nuôi càng lớn, cụ thể là khi diện tích nuôi tôm tăng thêm 1.000 m2 sẽ tác động làm tăng 3,7% khả năng mua BHNN của các nông hộ. Thực tế, diện tích nuôi càng lớn, vốn đầu tư càng nhiều, người nông dân càng nhận thức rõ hơn mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy đến. Do đó, họ càng có xu hướng tham gia BHNN nhiều hơn. Trình độ của chủ hộ (X3): có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và tương quan nghịch với biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy, khi trình độ của chủ hộ càng cao thì khả năng mua BHNN càng thấp, ở mức 5,8%. Điều này đối lập với kết quả của Nguyễn Quốc Nghi (2013), khi trình độ càng cao, người nuôi tôm ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu có xu hướng tham gia BHNN nhiều hơn do nhận thức được lợi ích mà BHNN mang lại khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy, tồn tại một số yếu tố có tác động tương quan nghịch đến quyết định mua BHNN của các chủ hộ đó. Một là, các hộ nuôi tôm này phần lớn có khả năng tự kiểm soát và khắc phục rủi ro thông qua tiềm lực tài chính cá nhân, việc áp dụng kỹ thuật canh tác và kinh nghiệm nuôi trồng của bản thân một cách hiệu quả. Hai là, chương trình này còn khá mới mẻ không chỉ đối với bà con nông dân mà còn đối với cả các cán bộ địa phương, nhân viên phụ trách mảng BHNN nên khâu quản lý, kiểm soát, đánh giá và bồi thường khi xuất hiện rủi ro chưa được chặt chẽ, gây sự không hài lòng ở một số hộ tham gia và phần nào ảnh hưởng đến các hộ có nhu cầu tham gia, gây tâm lý dè dặt cho họ. Mặc dù, các nhân tố vừa đề cập trên có mối tương quan với quyết định tham gia BHNN của các hộ nuôi tôm nhưng xét về mặt khách quan rất khó lượng hóa chúng một cách tương đối chính xác để trở thành một biến trong mô hình nghiên cứu. 4.2.3 Đánh giá tác động Dựa vào kết quả ước lượng và mô hình đã được xây dựng ở phần trên, tác giả tiến hành đánh giá tác động của chương trình thí điểm BHNN đến kết quả sản xuất của các hộ nuôi tôm như sau: 37 4.2.3.1 Phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên hai mẫu độc lập Phương pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t (Independent Samples T-test), giả định phương sai tổng thể của hai nhóm khác nhau. Áp dụng phương pháp này vào dữ liệu khảo sát cho kết quả như sau: Bảng 4.4: Kết quả so sánh thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t Tham gia/Không tham gia BHNN Giá trị chênh lệch thu nhập (1.000 đồng/1.000 m2) Sai số chuẩn (S.E) t Bậc tự do 3.424,183 0,804 68,050 Giá trị p-value (hộ) 59/54 2.754,247 0,424 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả bằng STATA, 10/2013 Ghi chú: *, **, *** là mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5% và 1% Bảng 4.4 trình bày kết quả so sánh thu nhập của hộ nuôi tôm tham gia và không tham gia BHNN theo phương pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t, cho biết với mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0. Hay nói cách khác, ta chưa đủ cơ sở để kết luận chương trình BHNN có tác động đến thu nhập của hộ nuôi tôm tham gia chương trình. 4.2.3.2 Tính điểm xu hướng Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy logistic nhị phân, điểm xu hướng của các cá thể dựa trên tập hợp các đặc điểm (biến độc lập) được ước tính. Đối với nhóm tham gia BHNN, xác suất dự đoán có giá trị từ 0,1039 đến 0,9997 và giá trị trung bình của nhóm này là 0,8329. Đối với nhóm không tham gia, điểm xu hướng có giá trị từ 0,0004 đến 0,9899 và giá trị trung bình là 0,1826. Như đã nêu trên, các cá thể có xác suất quá cao và quá thấp đã bị loại bỏ. Thuật toán từ lệnh pscore trong Stata cho kết quả sự phân bổ của các cá thể thuộc hai nhóm can thiệp và đối chiếu thỏa mãn điều kiện cân bằng. Vì vậy, vùng hỗ trợ chung phù hợp điều kiện cân bằng đã được xác định trong khoảng từ 0,1039 đến 0,9997. Số lượng cá thể trong vùng hỗ trợ lúc này là 87, gồm 59 cá thể trong nhóm tham gia và 28 cá thể thuộc nhóm không tham gia. Bước kế tiếp là tiến hành ghép cặp để so sánh giữa nhóm hộ tham gia chương trình và nhóm không tham gia. 38 4.2.3.3 Thực hiện các phương pháp so sánh a) Phương pháp ghép cặp trung tâm, phương pháp ghép cặp cận gần nhất và phương pháp ghép cặp so sánh bán kính Các cá thể thuộc hai nhóm tham gia và không tham gia nằm trong vùng hỗ trợ chung được bắt cặp so sánh theo phương pháp ghép cặp trung tâm, phương pháp so sánh cận gần nhất và phương pháp so sánh bán kính. Sau đó, kết quả so sánh của từng cặp cá thể trên sẽ được dùng để tính giá trị trung bình chung (ATT - Average treatment effect on the treated) hay nói cụ thể hơn chính là tác động của chương trình BHNN đến phần còn lại sau quá trình sản xuất của các hộ nuôi tôm. Kiểm định t được sử dụng để xét ý nghĩa thống kê của ATT tương tự như kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên mẫu độc lập (Rosenbaum và Rubin, 1985). Lần lượt tiến hành so sánh theo ba phương pháp đã nêu, kết quả được tóm tắt trong bảng bên dưới: Bảng 4.5: Kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh điểm xu hướng Phương pháp ghép cặp so sánh Số hộ Số hộ không tham gia tham gia (hộ) (hộ) ATT (1.000 đồng/1.000 m2) Sai số chuẩn (S.E) t Trung tâm 59 28 9.747,440** 4.753,497 2,051 Cận gần nhất 59 11 9.592,628** 4.476,453 2,143 Bán kính 59 24 8.648,950** 4.549,038 1,901 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả bằng STATA, 10/2013 Ghi chú: *, **, *** là mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5% và 1% Bảng 4.5 tóm tắt kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh điểm xu hướng cho thấy: - Đối với phương pháp ghép cặp so sánh trung tâm, ta có 59 cá thể ở nhóm tham gia và 28 cá thể ở nhóm không tham gia được bắt cặp so sánh dựa trên sự tương đồng về đặc điểm quan sát và đảm bảo tính cân bằng. Kết quả chương trình thí điểm BHNN tác động tích cực đến thu nhập của hộ nuôi tôm khi tham gia chương trình là 9,747 triệu đồng/1.000 m2. Kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. - Đối với phương pháp ghép cặp so sánh cận gần nhất, 59 cá thể ở nhóm tham gia được ghép cặp so sánh với 11 cá thể ở nhóm không tham gia. Kết 39 quả, với mức ý nghĩa là 5%, thu nhập của hộ sản xuất tham gia chương trình BHNN cao hơn thu nhập của hộ không tham gia là 9,593 triệu đồng/1.000 m2. - Đối với phương pháp ghép cặp so sánh bán kính, 59 cá thể ở nhóm tham gia và 24 cá thể ở nhóm không tham gia được bắt cặp so sánh. Thu nhập của hộ sản xuất tham gia chương trình BHNN cao hơn thu nhập của hộ không tham gia là 8,649 triệu đồng/1.000 m2, với mức ý nghĩa là 5%. Về giá trị tuyệt đối thì kết quả tác động có sự chênh lệch. Sự khác biệt này là do đặc điểm của từng phương pháp ghép cặp so sánh. Theo nhận định của Nguyễn Văn Huy (2012), phương pháp ghép cặp so sánh trung tâm và phương pháp ghép cặp so sánh bán kính thích hợp trong trường hợp bộ số liệu nhóm chứng rất lớn và có sự phân bố không đối xứng; còn phương pháp ghép cặp so sánh cận gần nhất thì ngược lại nhưng lại loại bỏ một số cá thể ở nhóm không tham gia trong quá trình ghép cặp so sánh (Grilli và Rampichinia, 2011). Tuy nhiên, kết quả của cả ba phương pháp không ảnh hưởng đến đánh giá chung là chương trình BHNN có tác động tích cực đến thu nhập của hộ nuôi tôm khi tham gia. b) So sánh kết quả phương pháp so sánh điểm xu hướng và phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên mẫu độc lập Đánh giá tác động của chương trình theo phương pháp so sánh điểm xu hướng hoàn toàn đối lập với kết quả từ phương pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t (Independent Samples T-test). Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy từ hai phương pháp đánh giá? Kết quả từ phương pháp nào mới thực sự là tác động thực của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm? Chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này thông qua những nhận định và đánh giá sau: Theo phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên hai nhóm độc lập với giả định khác nhau về phương sai tổng thể, giá trị trung bình của phần còn lại sau quá trình sản xuất được tính ở mỗi nhóm. Sau đó, tính chênh lệch từ hai giá trị trung bình này rồi suy ra giá trị tác động kèm theo kiểm định t để xem xét ý nghĩa thống kê của kết quả vừa thu được. Các bước thực hiện đánh giá là như vậy. Rõ ràng, phương pháp này chỉ chú ý so sánh giá trị cuối cùng mà người nông dân thuộc hai nhóm thu được mà không quan tâm đến các nhân tố tác động đưa đến kết quả đó. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động để đưa đến kết quả chung cuộc của một vấn đề. Do đó, việc đánh giá tác động chỉ đơn thuần xem xét số liệu tổng hợp từ hai nhóm dựa trên một đặc điểm là không hợp lý và dễ dàng dẫn đến sai lệch khi đưa ra nhận định. Xét về khía cạnh số liệu thống kê, kiểm định t đã cho kết quả kiểm 40 định không chính xác trong trường hợp này. Đây thật sự là một sai lầm nghiêm trọng. Xem lại các số liệu thống kê từ mẫu điều tra, giá trị thu nhập còn lại của một số hộ thuộc nhóm không tham gia có sự chênh lệch khá lớn so với giá trị trung bình của nhóm, làm độ lệch chuẩn của nhóm không tham gia không chính xác và kết quả là kiểm định t không còn đáng tin cậy. Vấn đề này tương tự với đề cập trong các nghiên cứu của Webb (1999) và Janez (2006). Trong khi đó, phương pháp so sánh điểm xu hướng đánh giá tác động của chương trình dựa trên giá trị xác suất của các cá thể thuộc nhóm tham gia và không tham gia cùng nằm trong vùng hỗ trợ chung. Biết rằng, các điểm xu hướng đó được tính toán trên cơ sở những đặc điểm tồn tại vốn có của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, chúng được tổng hợp từ khảo sát thực tế và có liên quan đến quyết định tham gia BHNN. Thông qua kết quả tính toán, các điểm xác suất này đã đảm bảo tính cân bằng. Việc ghép cặp so sánh cũng dựa trên các đặc điểm chung đó. Kết quả tác động bình quân ATT được tính toán có ý nghĩa và đáng tin cậy hơn vì đã xem xét và đánh giá vấn đề dựa trên mối tương tác giữa các đặc điểm và bối cảnh của đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Nhìn chung, dựa vào kết quả đánh giá tính toán được và quan sát thực tế của tác giả trong quá trình điều tra, tác giả rút ra kết luận cho bài viết của mình rằng: xét trong điều kiện tại thời điểm nghiên cứu và bộ dữ liệu thu thập được, chương trình BHNN có tác động tích cực trong việc làm ổn định thu nhập của hộ nuôi tôm, từ 8,649 triệu đồng/1.000 m2 đến 9,747 triệu đồng/1.000 m2 với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Theo tác giả, BHNN là một chính sách với mục đích đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai chương trình còn vướng mắc nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả chương trình chưa được phát huy như mong đợi. 4.3 GIẢI PHÁP Trên cơ sở phân tích tình hình triển khai thí điểm BHNN và kết quả đánh giá tác động của chương trình đến việc ổn định thu nhập của người nông dân, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chương trình BHNN và kết quả từ hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. 41 4.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình BHNN 4.3.1.1 Cần điều chỉnh và ban hành nội dung các quy định, chính sách phù hợp hơn với thực tế Sau gần 2 năm triển khai, chính sách BHNN bộc lộ một số bất cập khi đi sâu vào thực tế đời sống và hoạt động sản xuất của người nông dân. Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quyết định và trải qua không ít lần điều chỉnh, nhưng vẫn chưa có văn bản nào thực sự hợp lý và khả thi. Chỉ tính riêng mảng BHNN cho tôm nuôi đã xảy ra không ít vấn đề mà nguyên nhân cơ bản xuất phát từ nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện. Biết rằng, chương trình BHNN đang trong giai đoạn thí điểm nên việc tồn tại một số vướng mắc trong chính sách quản lý, thực hiện là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, cần xem xét, nhìn nhận những điểm chưa phù hợp nhằm xây dựng nội dung chính sách BHNN hoàn thiện và sát với thực tế hơn. Đầu tiên là sự tăng lên của tỷ lệ phí bảo hiểm. Quyết định số 1042/QĐBTC ngày 08/5/2013 của Bộ Tài chính nâng tỷ lệ phí bảo hiểm nuôi tôm, áp dụng cho cả ba hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến là 9,72%. Tiếp đó, Quyết định 1725/QĐ-BTC ngày 23/7/2013 của Bộ Tài chính vừa ban hành mức phí bảo hiểm mới là 13,73%. Mặc dù, mức hỗ trợ phí tham gia BHNN cho các đối tượng khá cao nhưng với điều kiện sản xuất khó khăn như hiện nay thì phần lớn người nuôi tôm sẽ không có khả năng tham gia. Vì thế, Bộ Tài chính nên giữ tỷ lệ phí BHNN đối với từng hình thức nuôi tôm như đã áp dụng trong năm 2012. Thêm vào đó, theo Quyết định 1042 sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 8 quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tôm, cá ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường hoặc từ chối một phần khi mật độ tôm thực tế thấp hơn 80% so với mật độ trong giấy chứng nhận bảo hiểm tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Theo bà con nuôi tôm cho biết tỷ lệ hao hụt tôm giống là khá cao, có thể lên đến hơn 20% tùy theo điều kiện nuôi, chất lượng nước trong ao và yếu tố thời tiết. Trong khi đó, thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm với bà con, nhân viên bán bảo hiểm ghi nhận mật độ tôm dựa trên số lượng tôm giống thả xuống ao. Vấn đề này cần được xem xét kỹ và đưa ra quy định cho mật độ tôm phù hợp hơn. Ngoài ra, tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng, được áp dụng hiện nay theo Quyết định 1042, giai đoạn tôm nuôi từ 50 đến 70 ngày tuổi là chưa hợp lý. Theo nghiên cứu của Limsuwan và cộng sự (2009) về bệnh vi bào tử (Microsporidosis) hay còn gọi là bệnh đục cơ, cong thân - căn bệnh phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm và hiện nay, vẫn chưa 42 có thuốc đặc trị. Từ khoảng 45 đến 70 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm căn bệnh này là cao nhất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm, từ trên 19,1% đến 23,6%. Bên cạnh đó, một số bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề như bệnh hoại tử cơ do vi rút Infectious myonecrosis diễn biến phức tạp ở giai đoạn từ 45 ngày tuổi trở lên; các bệnh khác theo ghi nhận từ thực tế và các nghiên cứu cũng xuất hiện nhiều trong giai đoạn này. Do đó, cần cân nhắc tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm đối với tôm thẻ chân trắng nhằm điều chỉnh hợp lý hơn. Những quy tắc, quyết định được ban hành đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các chính sách của Nhà nước. Vì vậy, những vấn đề bất cập trong nội dung hướng dẫn thực hiện thí điểm BHNN cần sớm được xem xét và kịp thời sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai chương trình từ ký kết đến khâu giải quyết bồi thường, tránh được những bức xúc và tạo sự đồng thuận, tin tưởng đối với người tham gia. 4.3.1.2 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng chính sách BHNN đến các hộ nông dân Tuyên truyền nội dung chính sách của Nhà nước nói chung và chương trình BHNN nói riêng là một trong những bước khởi đầu quan trọng nhằm đưa chính sách đến gần với cuộc sống của người dân. Mục tiêu hàng đầu của công tác tuyên truyền là giúp người nông dân nắm bắt rõ về nội dung chính sách, phương cách thực hiện và hiểu được lợi ích mà chương trình mang lại cho hoạt động sản xuất của mình. Bắt đầu từ nhận thức đúng đắn dựa trên những thông tin đầy đủ, chính xác, người sản xuất sẽ có niềm tin và dễ dàng đưa ra quyết định tham gia chương trình. Thực tế, công tác tuyên truyền thông tin về chương trình BHNN hiện nay ở một số địa phương chưa thật sự tốt. Qua quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy một số lượng khá đông hộ nông dân chưa hiểu rõ và đúng nội dung chương trình hoặc có rất ít thông tin về BHNN. Họ cho biết có “nghe nói” về chương trình BHNN từ chính quyền địa phương nhưng thấy không cần thiết nên không tham gia. Một số khác nghi ngại: không biết mua bảo hiểm rồi khi thiệt hại xảy ra có được bồi thường không? Thủ tục bồi thường có khó khăn không? Rõ ràng, công tác tuyên truyền cần được xem xét lại. Một trong những nguyên nhân và hạn chế của hiện trạng này xuất phát từ việc thiếu cán bộ chuyên trách nghiệp vụ BHNN. Đa số, cán bộ địa phương phải đảm nhiệm nhiều công việc, bao gồm cả công tác tuyên truyền chính sách BHNN đến các hộ nông dân. Số lượng cán bộ phụ trách mảng này không 43 nhiều. Trong khi đó, địa bàn triển khai thí điểm khá rộng, diện tích nuôi tôm nhiều và phân bố rải rác gây khó khăn cho việc phổ biến thông tin đến các hộ dân. Bên cạnh đó, phải nhìn nhận một thực tế rằng vẫn còn một số cán bộ, mặc dù đã tham gia tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm nhưng chưa nắm vững các quy tắc, quy trình áp dụng nên việc giải thích thắc mắc chưa thỏa đáng cho bà con. Do đó, trước mắt, địa phương cần phân công thêm người cho mảng BHNN và tổ chức các lớp nghiệp vụ kết hợp kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ cán bộ tuyên truyền. Thời gian đầu, các lớp này nên được tổ chức thường xuyên. Về lâu dài, địa phương nên có hướng xây dựng và phát triển tổ tuyên truyền chuyên trách mảng BHNN tại cơ sở. Ngoài ra, để công tác tuyên truyền phát huy tối đa hiệu quả, địa phương nên tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình, báo chí địa phương thường xuyên đưa tin về chính sách BHNN. Song song đó, phát động phong trào thi đua trong nông dân thông qua các cuộc thi viết bài liên quan BHNN. Bước đầu, lồng ghép chính sách BHNN vào các cuộc thi tìm hiểu như chương trình “Nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Hội thi nông dân giỏi”. Công tác tuyên truyền cần được các cấp phối hợp triển khai mạnh mẽ và sâu rộng trong nhân dân. Đặc biệt, cần hướng đến mục tiêu giúp bà con hiểu rõ BHNN là một trong những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại hữu hiệu khi rủi ro xảy ra, chứ không phải tập trung hướng đến lợi ích từ việc tham gia bảo hiểm. 4.3.1.3 Công tác thực hiện cần triển khai nghiêm túc, đồng bộ với tinh thần trách nhiệm cao Hiện tại, việc thực hiện chương trình từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu giải quyết bồi thường ở một số địa phương trên địa bàn còn lỏng lẻo, một số yêu cầu gây khó khăn cho người dân. a) Khâu ký kết hợp đồng Đầu tiên là khâu ký kết hợp đồng BHNN. Để được ký hợp đồng tham gia BHNN, người nuôi tôm được yêu cầu phải có hóa đơn đỏ về việc mua con giống và thức ăn. Xét về mặt khách quan, yêu cầu này đang thực hiện đúng một trong những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm, là đảm bảo tính trung thực tuyệt đối giữa người thụ hưởng và doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm. Tuy nhiên, vấn đề này thực sự gây khó cho bà con trong thực tế. Đa số hộ nuôi tôm không đủ nguồn tài chính sẵn có để chi trả ngay các khoản tiền về con giống và đặc biệt là thức ăn. Họ thường thiếu chịu ở đại lý phân phối và chi trả khoản tiền đó vào cuối vụ tôm. Chính vì điều này, họ không thể có được hóa đơn theo yêu cầu. Thiết nghĩ, thay vì bắt buộc hóa đơn để xác định chính xác 44 số lượng, giá cả con giống và giá thức ăn, nhân viên bán bảo hiểm nên phối hợp với cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản địa phương giám sát trực tiếp và nghiêm túc, lập biên bản rõ ràng về quá trình kiểm đếm và thả giống tại ao nuôi. Về giá cả con giống và thức ăn cho tôm, công ty bảo hiểm nên liên hệ với bộ phận khảo sát thị trường để có được những số liệu tương đối chính xác và đáng tin cậy, làm cơ sở xác định giá cả của các yếu tố đầu vào. b) Khâu giám sát quá trình nuôi Tiếp đến là thực hiện giám sát, kiểm tra quá trình nuôi. Mặc dù, trong văn bản hướng dẫn có yêu cầu các đơn vị cơ sở thực hiện vấn đề này. Tuy nhiên, do lực lượng ít, địa bàn quản lý rộng lớn nên công tác này chưa được thực hiện tốt ở các địa phương. Vì thế, các nhân viên bảo hiểm và cán bộ phụ trách có thể tiến hành kiểm tra, lấy mẫu đột xuất ở các ao nuôi của các hộ tham gia, đề nghị hộ xuất trình nhật ký nuôi trồng làm cơ sở đối chiếu và đánh giá. Việc này sẽ giúp hạn chế đáng kể được tình trạng hộ tham gia ỷ lại vào BHNN mà sao nhãng việc sản xuất của gia đình. c) Khâu kiểm định và bồi thường thiệt hại Khi rủi ro như thiên tai, dịch bệnh xảy ra, công tác giám định, bồi thường cần diễn ra công khai, minh bạch hơn với sự phối hợp của nhiều bên liên quan như nhân viên bảo hiểm, cán bộ kỹ thuật nuôi và chính quyền địa phương. Hiện tại, do phòng xét nghiệm của tỉnh đang bị quá tải vì số lượng mẫu xét nghiệm bệnh gửi về rất lớn, gây ảnh hưởng đến tiến độ xử lý bồi thường. Vì vậy, các đơn vị cơ sở nên thành lập các tổ giám định và xét nghiệm lưu động, góp phần giảm bớt áp lực cho phòng xét nghiệm và đẩy nhanh công tác giải quyết bồi thường ở địa phương. Về lâu dài, cần xây dựng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các phòng xét nghiệm ở địa phương để nâng cao chất lượng và tính chính xác trong việc giám định thiệt hại. Gần đây, ở một số địa phương, hiện tượng trục lợi từ bồi thường BHNN xuất hiện, gây bức xúc trong nhân dân và làm thiệt hại đáng kể cho các công ty bảo hiểm. Việc kê khai sai mật độ thả nuôi hay thời điểm bị thiệt hại để được hưởng tỷ lệ bảo hiểm cao theo ngày nuôi đang diễn ra. Theo nhận định của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, các vấn đề này hoàn toàn có thể phát hiện và kiểm soát được bằng việc thực hiện chặt chẽ các giải pháp như đã nêu trên. Đồng thời, khi phát hiện hiện tượng trục lợi, ngoài việc thu hồi lại số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm đã chi, cần có giải pháp chế tài mạnh hơn đối với các đối tượng liên quan để tình trạng này không tiếp tục diễn ra. 45 4.3.1.4 Lập kế hoạch phân bổ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nguồn lực con người là một trong những thành tố quan trọng, quyết định hiệu quả và thành công của một dự án, một chương trình. Và điều này, càng đặc biệt quan trọng hơn đối với một chương trình mới như BHNN ở Việt Nam hiện nay. Về phía công ty bảo hiểm, cụ thể là Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu cần lên kế hoạch phân bổ và tuyển dụng nhân viên chuyên trách mảng BHNN, có trình độ, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng và hoạt động nông nghiệp nói chung nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Tập huấn kỹ càng nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách mảng BHNN về khâu ký kết hợp đồng tham gia và giải quyết bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, Chi cục nuôi của tỉnh nên phân bổ thêm lực lượng kỹ sư về các tổ nuôi trồng thủy sản ở từng địa phương để phối hợp hỗ trợ kỹ thuật cho bà con tham gia BHNN theo quy trình sản xuất đã quy định. Về phía công ty bảo hiểm cũng như địa phương cơ sở cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ này hoạt động. Đồng thời, các đơn vị trực thuộc cần có những chính sách hỗ trợ và đãi ngộ hợp lý như tuyên dương, khen thưởng, chi trả chi phí đi lại phục vụ công tác,… nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc hăng hái của các cán bộ, nhân viên này. 4.3.1.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tiến độ và tình hình thực hiện BHNN của từng địa phương Để công tác triển khai diễn ra đồng bộ và thuận lợi, các đơn vị phụ trách cần có sự kiểm tra, giám sát, tổng hợp thông tin, số liệu và đánh giá tình hình thực tế trên cơ sở khách quan, trung thực. Song song đó, cần trao đổi các báo cáo thực hiện chương trình giữa các đơn vị, cụ thể là giữa Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu với các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở huyện để cập nhật kịp thời, chính xác thông tin chương trình trên địa bàn quản lý. Từ đó, nhanh chóng giải quyết các khó khăn, vướng mắc và có sự hỗ trợ, phối hợp tốt hơn giữa các bên liên quan. 4.3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất BHNN là một trong những chính sách nhằm hỗ trợ nông dân phần nào khắc phục thiệt hại và an tâm ổn định sản xuất. Mục tiêu cơ bản của chính sách này là hướng đến sự phát triển bền vững hoạt động nông nghiệp. Vì thế, song song với công tác triển khai BHNN, các cấp, ban ngành cần chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cụ thể là hoạt động nuôi tôm. 46 - Giống là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết định sự thành công của một vụ nuôi. Do đó, trạm khuyến nông, khuyến ngư ở địa phương cần tiến hành kiểm tra thường xuyên các nguồn tôm giống nhập từ tỉnh khác, để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, kiểm tra, xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng, sạch bệnh cho các trại tôm giống đạt tiêu chuẩn kiểm định. Thông báo trên các phương tiện thông tin tên, địa chỉ các trại giống có uy tín, để bà con có điều kiện lựa chọn nguồn tôm giống, chất lượng đáng tin cậy. - Hệ thống kênh mương cần sớm được hoàn chỉnh, các công trình thủy lợi cần được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nước trong sản xuất. Chất lượng nguồn nước cần được chú trọng. Hiện nay, dịch bệnh trên tôm lây lan trên diện rộng chủ yếu là do vấn đề xử lý nước trong quá trình nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều hộ sản xuất có tôm nhiễm bệnh chết, không xử lý nước trong ao trước khi xả ra sông, rạch. Việc này cần được xử phạt nghiêm vì làm ô nhiễm môi trường nước và gây ảnh hưởng xấu cho các hộ nuôi tôm khác trong vùng. - Kỹ thuật nuôi trồng cũng cần được địa phương quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho người dân thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền về quy trình, kỹ thuật nuôi hiệu quả. - Một số nơi trên địa bàn tỉnh như huyện Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu,… vẫn chưa có điện, gây khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Do đó, các cấp lãnh đạo địa phương cần xem xét và nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Các biện pháp trên góp phần đưa hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm từng bước phát triển bền vững. Từ đó, tránh được tình trạng người nông dân ỷ lại vào BHNN. Đồng thời, họ sẽ dần hình thành nhận thức đúng đắn về vai trò của BHNN đối với việc ổn định thu nhập gia đình trong trường hợp sản xuất bị thiệt hại vì thiên tai, dịch bệnh. Trên đây là những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chương trình BHNN. Phải nhìn nhận rằng, BHNN nói chung và bảo hiểm tôm nuôi nói riêng là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu thiệt hại về tài chính cho hộ sản xuất khi đối mặt với rủi ro. Tuy nhiên, để chương trình phát triển bền vững, thực hiện đúng vai trò và thật sự phát huy hiệu quả như mong muốn, cần có sự chung tay, sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các cơ quan, ban ngành các cấp. 47 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy, việc tham gia chương trình thí điểm BHNN có tác động tích cực trong việc góp phần ổn định thu nhập của các hộ nuôi tôm ở thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình. Sự khác biệt của thu nhập giữa hộ tham gia và không tham gia từ 8,649 triệu đồng/1.000 m2 đến 9,747 triệu đồng/1.000 m2 với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Đồng thời, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình cũng được nghiên cứu chỉ ra, bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nuôi tôm thực tế, tham gia tập huấn kỹ thuật, thông tin về BHNN và có thành viên trong gia đình làm việc trong cơ quan hành chính hoặc các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương. BHNN được xem là một công cụ hiệu quả trong việc phòng chống và giảm thiểu thiệt hại về tài chính cho người nông dân khi xảy ra rủi ro trong sản xuất. Bảo hiểm các sản phẩm từ nông nghiệp lại càng cần thiết và quan trọng đối với một quốc gia với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và hoạt động chủ yếu là nghề nông như Việt Nam. Chính sách BHNN được ban hành và gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là BHNN đối với tôm nuôi ở 4 tỉnh vùng ĐBSCL. Trong số đó, phải kể đến Bạc Liêu, một trong những điểm nóng về BHNN. Một số nội dung trong các quy định hướng dẫn công tác thực hiện chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Bên cạnh đó, nhận thức đúng đắn của người nông dân khi tham gia chương trình lại càng là một vấn đề nan giải. Về phía công ty tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm, đã được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, các cơ quan, ban ngành và hiểu rõ mục đích hoạt động không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Dù vậy, thực tế phản ảnh công ty bảo hiểm đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề. Liệu rằng với những rào cản ấy, BHNN có còn được duy trì và nhân rộng trong thời gian tới? Thiết nghĩ, những vấn đề trên chỉ là những khó khăn ban đầu. Việc cần làm hiện nay là khắc phục, sửa đổi và hoàn thiện cơ chế, chính sách sao cho sát với thực tế sản xuất. Đồng thời, chấn chỉnh và triển khai nghiêm túc công tác thực hiện, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tạo niềm tin và nhận thức đầy đủ, đúng đắn nơi người nông dân. Hơn bao giờ hết, các cơ quan chức năng cần tiến hành đồng bộ, nhanh chóng nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro và thiệt hại trong sản xuất cho bà con nông dân nói chung và các hộ nuôi tôm nói riêng. 48 Hoạt động BHNN, cụ thể là mảng bảo hiểm tôm nuôi rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong khuôn khổ bài nghiên cứu còn nhiều vấn đề chưa được đề cập. Kính mong sự thông cảm và những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy để bài làm được hoàn chỉnh hơn. 5.2 KIẾN NGHỊ Hướng đến tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai thí điểm BHNN trong thời gian tới, cần có những giải pháp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, cụ thể là BCĐ thí điểm BHNN các cấp và công ty bảo hiểm. Dưới đây là một số kiến nghị đến BCĐ Trung ương, BCĐ tỉnh Bạc Liêu và Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chương trình bảo hiểm tôm nuôi. 5.2.1 Đối với BCĐ thí điểm BHNN Trung ương - BCĐ cần nhanh chóng tiến hành bổ sung, sửa đổi những điểm bất cập trong nội dung các quy định đã ban hành trên cơ sở những báo cáo tổng hợp, kiến nghị từ địa phương và ý kiến của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm tôm nuôi. - Các nhà quản lý cần đưa ra biện pháp chế tài, xử lý nghiêm hiện tượng trục lợi BHNN đang diễn biến phức tạp ở các địa phương nhằm giảm thiệt hại cho các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm và ngân sách Nhà nước. - BCĐ cũng cần kiến nghị với lãnh đạo cấp trên về việc đẩy nhanh các chính sách phát triển nông thôn khác, phối hợp cùng chính sách BHNN, tạo điều kiện phát triển sản xuất cho nông dân. 5.2.2 Đối với BCĐ thí điểm bảo hiểm tôm nuôi tỉnh Bạc Liêu - Với tình hình thiếu nguồn nhân lực triển khai chương trình như hiện nay, BCĐ cấp tỉnh nhanh chóng tăng cường và phân bổ cán bộ kỹ thuật, cán bộ tuyên truyền về các huyện, xã thuộc địa bàn thí điểm. - BCĐ cần cấp thêm kinh phí xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện thực hiện các công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện; bên cạnh đó, BCĐ cần nhanh chóng thẩm định nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt, phân bổ cho Công ty Bảo Việt để giải quyết nhanh khâu bồi thường. Vấn đề đang gây bức xúc cho nhiều hộ nông dân tham gia vì cần vốn để tái sản xuất cho kịp thời vụ. - BCĐ phối hợp cùng Chi cục nuôi trồng thủy sản của tỉnh cấp bách xây dựng các đội giám định bệnh tôm lưu động nhằm hỗ trợ bà con trong khâu chọn giống sản xuất và kiểm tra, giám định bồi thường thiệt hại; về lâu dài, 49 BCĐ cần xem xét, đầu tư xây dựng cơ sở xét nghiệm bệnh thủy sản tại các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản trong vùng. - BCĐ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền một cách hiệu quả, tránh làm lãng phí nguồn kinh phí từ ngân sách. - BCĐ cấp tỉnh cần tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến trong nhân dân về chương trình BHNN; trên cơ sở đó, thảo luận cùng các chuyên gia lĩnh vực bảo hiểm xây dựng tỷ lệ phí, mức bồi thường và cùng các kỹ sư nuôi trồng thủy sản trao đổi các quy định trong quy trình kỹ thuật nuôi. Từ đó, tham mưu, đệ trình lên BCĐ Trung ương những nội dung sửa đổi phù hợp với thực tế của địa phương. 5.2.3 Đối với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu - Mức bồi thường thực tế cần được phía Công ty giải trình hợp lý, rõ ràng, tránh gây bức xúc không đáng có cho người dân. - Công ty nên phối hợp thường xuyên và cung cấp thông tin đầy đủ như danh sách nông dân tham gia, diện tích tham gia BHNN, số tiền mua bảo hiểm, diện tích thiệt hại và số tiền bồi thường cho BCĐ thí điểm BHNN cấp huyện để cập nhật kịp thời và chính xác tình hình tham gia BHNN của người dân địa phương. - Công ty cần tiến hành kế hoạch phân bổ và tuyển dụng nhân sự phụ trách mảng BHNN, tập huấn kỹ thuật chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là khâu ký kết hợp đồng và giám định bồi thường. Vì đây là lĩnh vực hoạt động khá mới mẻ và đa số nhân viên của công ty không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. - Công ty cũng cần thêm các chế độ đãi ngộ, khen thưởng nhân viên với những đóng góp sáng tạo, hiệu quả để thúc đẩy tinh thần làm việc cũng như sự gắn bó, phục vụ lâu dài với Công ty. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Carol Newman, et al., 2011. Các cú sốc thu nhập và Các chiến lược thích ứng với rủi ro của hộ gia đình: Vai trò của bảo hiểm chính thức ở nông thôn Việt Nam. [Ngày truy cập: 12/9/2013]. 2. Cổng thông tin điện tử huyện Hòa Bình 3. Cổng thông tin điện tử thành phố Bạc Liêu 4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu 5. Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu, 2012. Báo cáo tiến độ thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi theo Quyết định số 315/QĐ-TTg. 6. Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tình hình sản xuất nông - lâm - thủy sản ước năm 2010, 2011, 2012. 7. Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2012. Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 8. David Bland, 1998. Bảo hiểm - nguyên tắc và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 9. Lương Vinh Quốc Duy, 2008. Đánh giá sự tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển: phương pháp Propensity Score Matching. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3, trang 140-144. 10. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ. 11. Nguyễn Văn Huy, 2012. Ứng dụng ghép cặp xác suất trong thiết kế và phân tích đánh giá hiệu quả chương trình/dự án can thiệp. Đại học Y Hà Nội. [Ngày truy cập: 15/9/2013]. 12. Phan Ánh, 2012. Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế. VOV online. [Ngày truy cập: 25/8/2013]. 13. Shahidur R. Khandker, et al., 2010. Cẩm nang đánh giá tác động, các phương pháp định lượng và thực hành. [Ngày truy cập: 30/9/2013]. 14. Tổng cục thống kê 15. Trí Quang, 2010. Tại sao Việt Nam không có bảo hiểm nông nghiệp. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. [Ngày truy cập: 30/8/2013]. 51 Danh mục tài liệu tiếng Anh 1. Angus Deaton, 2001. Health, inequality, and economic development. New York: Princeton University. [pdf] Available [Accessed 30 Agust 2013]. 2. Barbara Sianesi, 2012. What is (propensity score) matching?, 5th ESRC (Economic and Social Research Council) Research Methods Festival. Catherine’s College, Oxford, 3 July 2012. England: Institute for Fiscal Studies. 3. Chalor Limsuwan, et al., 2009. The Effects of Microsporidian (Thelohania) Infection on the Growth and Histopathological Changes in Pond - reared Pacific White Shrimp (Litopenaeus vannamei). Kasetsart Journal, 43: 680-688. 4. Chen, 2001. A Study of the Factors of Purchasing Commercial Health Insurance. Master Thesis. Feng Chia University. 5. Daniel A. Sumner and Carl Zulauf, 2012. Economic & Environmental Effects of Agricultural Insurance Programs. July 2012. The United States: the Council on Food, Agricultural & Resource Economics. 6. Frederick J. Zimmerman and Michael R. Carter, 2003. Asset Smoothing, Consumption Smoothing and the Reproduction of Inequality under Risk and Subsistence Constraints. Journal of Development Economics, 71: 233-260. 7. Geoffrey. I. Webb, 1999. Multiboosting: A technique for combining boosting and wagging. [pdf] Boston: Kluwer Academic Pub. Available [Accessed 28 Octorber 2013]. 8. Gudbrand Lien, et al., 2003. Risk and risk management in organic and conventional dairy farming: Emperical results from Norway. In: 14th International Farm Management Congress. Perth, Western Australia 10-15 August 2003. 9. Guido W. Imbens, 2000. The Role of the Propensity Score in Estimating Dose-Response Functions. Biometrika Trust, 87: 706-710. 10. Harold Alderman and Christina Paxson, 1992. Do the poor Insure? A Synthesis of the Literature on Risk and Consumption in Developing Countries, International Economics Association. Moscow, Russia October 1992. The World Bank. 11. J. D. Mumford, et al., 2009. Insurance mechanisms to mediate economic risks in marine fisheries. ICES Journal of Marine Science, 66: 950959. 12. Janez Demšar, 2006. Statistical Comparisons of Classifiers over Multiple Data Sets. Journal of Machine Learning Research, 7: 1-30. 52 13. Jonathan Morduch, 1995. Income Smoothing and Consumption Smoothing. The Journal of Economic Perspectives, 9: 103-114. 14. Joy Harwood, et al., 1999. Managing Risk in Farming: Concepts, Research, and Analysis. [pdf] Available [Accessed 30 Agust 2013]. 15. Judy L. Baker, 2000. Evaluating the Impact of Development Projects on Poverty. Washington, D.C: the Office of the Publisher, World Bank. [online] Available [Accessed 24 September 2013]. 16. Lai, 1997. The Effects of Household Characteristics on Demand for Insurance in Taiwan. Master Thesis. Fong Chia University. 17. Leonardo Grilli and Carla Rampichini, 2011. Propensity scores for the estimation of average treatment effects in observational studies. In: Training Sessions on Causal Inference. Bristol, June 28-29, 2011. 18. Mario Njavro et al., 2007. Livestock insurance as a risk management tool on dairy farms. [online] Available [Accessed 30 Agust 2013]. 19. Martin Ravallion, 2001. The Mystery of the Vanishing Benefits: An Introduction to Impact Evaluation. World Bank Economic Review, 15: 115139. 20. Nguyễn Quốc Nghi, 2013. The demand for participating in tiger prawn farming production assurance in Dong Hai District, Bac Lieu Province. [online] Available [Accessed 13 September 2013]. 21. Paul R. Rosenbaum and Donald B. Rubin, 1983. The Central Role of the Propensity Score in Observational Studies for Causal Effects. Biometrika Trust, 70: 41-55. 22. Ramiro Iturrioz, 2009. Agricultural Insurance. Primer series on insurance. [pdf] Available [Accessed 30 Agust 2013]. 23. Rosenzweig and Binswanger, 1993. Wealth, Weather Risk and the Composition and Profitability of Agricultural Investments. The Economic Journal, 103: 56-78. 24. Sascha O. Becker and Andrea Ichino, 2002. Estimation of Average Treatment Effects Based on Propensity Score. The Stata Journal, 2: 358-377. 25. The electronic gateways of New Brunswick. 53 PHỤ LỤC 1 BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Xin chào Ông (Bà), tôi tên …………………., là sinh viên thuộc Khoa kinh tế - QTKD của Trường Đại học Cần thơ. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Bảo hiểm Nông nghiệp” - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Rất mong ông (bà) vui lòng dành khoảng 20 phút để giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát dưới đây. Tôi cam đoan những câu trả lời của ông (bà) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông (bà). I. PHẦN QUẢN LÝ - Ngày phỏng vấn: - Số thứ tự BCH: - Tên đáp viên: - Địa chỉ: Ấp, khu vực:___ Phường, xã: ____ Huyện, thị xã:___Tỉnh, Tp:___ - Số điện thoại (nếu có): II. THÔNG TIN CHUNG CỦA CHỦ HỘ Họ và tên chủ hộ: ______________________________________________ 1. Giới tính: 1 - Nam 0 - Nữ 2. Năm sinh của chủ hộ:______ 3. Dân tộc của chủ hộ: 1 - Kinh 2 - Khmer 3 - Hoa 4 - Chăm 5 - Khác 4. Trình độ học vấn của chủ hộ:_____ 5. Hoạt động chính của chủ hộ:_______________ 6. Ông (Bà) đã thực hiện hoạt động chính này mấy năm (kinh nghiệm): 7. Thời gian sống tại địa phương của chủ hộ:________năm III. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ 8. Tổng số thành viên trong gia đình: _______người 8.1 Số thành viên trong độ tuổi lao động (Có khả năng lao động) là:__người 8.2 Thông tin về các thành viên trong độ tuổi lao động(Có khả năng lao động) năm 2013: TT Tên Quan hệ với chủ hộ Tuổi 1 2 3 4 5 6 54 Nam (1) Trình độ nữ (0) học vấn (lớp) Nghề nghiệp 9. Trong gia đình ông (bà) có thành viên làm tại một trong các đơn vị sau đây: TT Có (1) ; Tiêu thức Không (0) 1 Làm ở cơ quan hành chính địa phương 1 0 2 Làm trong các tổ chức xã hội hay đoàn thể tại địa phương 1 0 3 Làm ở ngân hàng 1 0 4 Làm ở các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm 1 0 10. Ông (Bà) có là xã viên của hợp tác xã nông nghiệp không: 0 - Không ; 1 - Có 11. Hộ gia đình của ông (bà) thuộc đối tượng nào sau đây? 1. Hộ nghèo 2. Hộ cận nghèo 3. Hộ bình thường 4. Tổ chức 5. Khác ________________ 12. Diện tích đất của gia đình năm 2012 và năm 2013 Phân loại đất theo mục đích sử dụng Năm Đất thổ cư (m2) Đất trồng lúa (m2) Đất nuôi tôm (*) (m2) Tổng Khác (m2) 2012 2013 (*) Ghi chú: Không bao gồm diện tích đất dùng làm ao/hồ chứa lắng và ao/hồ xử lý nước thải. IV. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ 13. Ông (Bà) có vay vốn hay không: 0 - Không (tiếp câu 16); 1 - Có (tiếp câu 17) 14. Ông (bà) vui lòng cho biết lý do tại sao không vay vốn 1. Đủ nguồn lực tài chính sẵn có 2. Không đủ điều kiện được vay 3. Không biết thông tin về vay vốn 4. Khác (ghi rõ): _______________ 55 15. Ông (bà) vui lòng cho biết thông tin cụ thể về tình hình vay vốn của gia đình Năm 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2013 1. Chính thức Nguồn vay 2. Bán chính thức 3. Phi chính thức Mục đích sử dụng 1. Sản xuất kinh doanh 2. Tiêu dùng 3. Trả nợ Số tiền (VND) 1. Xin vay 2. Vay được Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%/năm) 16. Các thông tin ông (bà) được hỗ trợ: TT Ảnh hưởng của các thông tin này đến Cung cấp bởi: kết quả sản xuất KD 0 - không được của gia đình : cung cấp ; 1 - Rất xấu ; 1 - các tổ chức 2 - Xấu ; chính phủ ; 3 - Không ảnh 2 - các tổ chức tư nhân; hưởng ; 3 - cả hai nguồn 4 - tốt ; và 5 – rất tốt Tiêu thức 1 Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất (phân bón, giống, .) 0 1 2 3 1 2 3 4 5 2 Thông tin thị trường đầu ra 0 1 2 3 1 2 3 4 5 3 Thông tin về các nguồn tín dụng 0 1 2 3 1 2 3 4 5 4 Khác (ghi rõ) 0 1 2 3 1 2 3 4 5 17. Mô hình sản xuất (bằng cách khoanh tròn số thích hợp) 17.1 Đối với hộ trồng lúa: 1 - độc canh (chỉ trồng lúa) 2 - luân canh (luân phiên lúa với cây trồng hay vật nuôi khác) 17.2 Đối với hộ nuôi tôm: 1- nuôi thâm canh 2- nuôi bán thâm canh 3- nuôi quảng canh 4- nuôi quảng canh cải tiến 5- Khác (ghi rõ) _____________ 56 18. Thu nhập năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 từ hoạt động sản xuất Tiêu thức Năm 2012 Vụ 1 Vụ 2 Thời gian:…… Thời gian:…… SL GB TT SL GB TT 6 tháng 2013 Vụ 1 Vụ 2 Thời gian:…… Thời gian:…… SL GB TT SL GB TT Trồng lúa Nuôi tôm Khác Tổng tiền Ghi chú: ĐVT của sản lượng (SL) là kg, ĐVT của giá bán (GB) là 1.000 đ/kg, ĐVT của thành tiền (TT) là 1.000 đ. 19. Chi tiêu của hộ TT 1 Chi tiêu trung bình tháng Tiêu thức Năm 2012 Năm 2013 Chi tiêu cho tiêu dùng Trong đó: Ăn uống, mua sắm Giáo dục Đi lại Giao tiếp Trả nợ (nếu có) 2 Chi tiêu cho sản xuất Trong đó: Trồng lúa Nuôi tôm 3 Phần tích lũy Tổng cộng 20. Ông (Bà) vui lòng cho biết thông tin về khoản tích lũy của gia đình mình trong năm 2012 và 2013 TT Tiêu thức Năm 2012 Có (1) 1 Mua vàng 2 Chơi hụi Tham gia tổ tiết kiệm của 3 Hội phụ nữ 4 Gởi quỹ tiết kiệm 57 Không (0) Năm 2013 Có (1) Không (0) 21. Chi phí sản xuất của gia đình năm 2012 và 2013 Lúa vụ đông xuân Tiêu thức (Năm 2013 - Lúa) Lúa vụ hè thu Lúa vụ thu đông Số Thành Số Thành Số Thành lượng tiền lượng tiền lượng tiền (Kg) (1.000 đ) (Kg) (1.000 đ) (Kg) (1.000 đ) 1.Giống (cây/kg) 2. Phân đạm (kg) 3. Phân lân (kg) 4. Phân kali (kg) 5. Phân NPK (kg) 6. Phân hữu cơ (kg) 7. Thuốc hóa học (g) 8. Lao động thuê (ngày công) 9. Lao động nhà (ngày công) 10. Diện tích đất thuê (1.000m2) 11. Chi phí bơm tưới 12. Chi phí thu hoạch 13. Máy móc, công cụ (dùng để sản xuất) 14. Chi phí khác Tổng cộng - - 58 - Năm 2012 Năm 2013 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Thời gian:… Thời gian:… Thời gian:… Thời gian:… Tiêu thức (Tôm) Số lượng Thành Thành Thành Thành Số Số Số tiền tiền tiền tiền lượng lượng lượng (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) 1.Cơ sở vật chất Chi phí XDCB 2. Tiền mua/thuê đất sản xuất Địa 1. phương Giống (con) Tỉnh khác 2.Thức ăn cho tôm Chi phí hoạt động sản xuất 3. Thuốc – hóa chất xử lý, vôi 4. Tiền công (nhân công, quản lý) 5. Tiền nhiên liệu (xăng, dầu, điện) 6. Chi phí sửa chữa, thiết bị dự phòng 7. Chi phí khác Tổng cộng - - 59 - - 22. Ông (Bà) thường tiêu thụ sản phẩm như thế nào? (1) Thương lái (2) Bán lẻ (3) Cả hai đối tượng (4) Khác______ V. CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 23. Những khó khăn mà ông (bà) gặp phải trong quá trình sản xuất? 1 - Thiếu vốn đầu tư 2 - Giá (con) giống cao 3 - Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao/Giá thuốc chữa bệnh cho thủy sản cao 4 - Giá thức ăn cho tôm tăng cao 5 - Điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt 6 - Thiếu thông tin về kỹ thuật nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch 7 - Sâu, bệnh hoành hành 8 - Thiếu lao động 9 - Chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn nhiều bất cập 10 - Thiếu nguồn tiêu thụ 11 - Giá bán không ổn định 12- Khác_________________ 24. Ông bà thường giải quyết bằng cách nào? 1 – Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi 2 – Cải tạo quy trình kỹ thuật 3 – Mua bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi 4– Khác_______________ 25. Ông (Bà) có tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp? 0 - Không 1 - Có (Nếu có thì trả lời tiếp câu hỏi 26; nếu không có thì trả lời tiếp câu hỏi 27) 26. Lý do ông (bà) tham gia bảo hiểm nông nghiệp? 1 - Đáp ứng điều kiện vay vốn sản xuất của ngân hàng 2 - Khuyến cáo của địa phương 3 - Giảm thiểu thiệt hại, thu hồi vốn sản xuất khi có rủi ro 4 - Được hỗ trợ mức phí tham gia 5 - Giảm được chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn cho thủy sản,…) 6 - Được tập huấn kỹ thuật sản xuất 7 - Khác (ghi rõ)_______________________________ 27. Lý do ông (bà) không tham gia bảo hiểm nông nghiệp? 1 - Không biết thông tin về chương trình bảo hiểm nông nghiệp 60 2 - Phí tham gia bảo hiểm cao 3 - Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thường) 4 - Sản xuất nhỏ lẻ 5 - Không muốn bị áp đặt thực hiện theo 1 quy trình (sản xuất) nhất định 6 - Tự khắc phục được rủi ro 7 - Khác (ghi rõ)________________________________ 28. Ông (bà) đã biết đến bảo hiểm nông nghiệp từ đâu? 1 - Từ chính quyền địa phương 2 - Từ các công ty bảo hiểm 3 - Từ các tổ chức tín dụng 4 - Từ người thân, bạn bè 5 - Từ TV, báo đài, tạp chí, ... 6 - Tự tìm thông tin 7 - Khác (ghi rõ)________________________________ 29. Ông (Bà) đang tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp gì? 1 - Bảo hiểm cây lúa 2 - Bảo hiểm tôm cá 3 - Bảo hiểm vật nuôi 30. Ông (Bà) đang tham gia bảo hiểm nông nghiệp của công ty nào? 1 - Công ty bảo hiểm Bảo Việt 2 - Công ty cổ phần Bảo Minh 3 - Khác___ 31. Ông (Bà) đã tham gia được bao nhiêu vụ? ……………năm……… 32. Mức phí ông (bà) được hỗ trợ khi tham gia chương trình bảo hiểm? 1 - 100% 2 - 90% 3 - 60% 4 - Khác (ghi rõ)_____ 33. Cách thức tham gia bảo hiểm? 1 - Cá nhân hộ 2 - Nhóm hộ 3 - Hợp tác xã 4 - Khác (ghi rõ)____ 34. Loại hình tham gia bảo hiểm nông nghiệp? 1. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo giá 2. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo năng suất 3. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo loại rủi ro 4. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo chỉ số 5. Khác_____________________________ 35. Thông tin liên quan bảo hiểm nông nghiệp Vụ 2013 Diện tích (ha) Tham gia BHNN Bị thiệt hại Rủi ro Sản lượng bị tổn thất % tổn thất Năng suất lúa (tạ/ha) BQ 1 2 61 TT Đơn giá lúa (đồng/kg) Số tiền BH Tổng số tiền bồi thường Năm 2012 Tiêu thức Vụ 1 Vụ 2 Năm 2013 Vụ 1 Vụ 2 Diện tích nuôi tôm tham gia BHNN (ha) Số lượng (con) Tôm giống Đơn giá (đồng/con) Khối lượng (tấn) Thức ăn Đơn giá (đồng/kg) Rủi ro được bảo hiểm Thời điểm nuôi bị thiệt hại (ngày thứ….) Tỷ lệ phí bảo hiểm theo hình thức nuôi (%) Số tiền bảo hiểm (triệu đồng) Số tiền bồi thường (triệu đồng) Ước tính Thực tế 36. Việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp có mang lại hiệu quả như ông (bà) mong đợi không? Ông (Bà) có ý kiến gì khi tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp? _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ 37. Theo ông (bà) có nên phát triển rộng rãi bảo hiểm nông nghiệp hay không? Vì sao? _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ 38. Ông (bà) có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả của chương trình bảo hiểm trong việc ổn định thu nhập của hộ sản xuất? _______________________________________________________________ _______________________________________________________________ 39. Ông (Bà) có muốn tham gia vào vụ tới không? 0. Không 1. Có XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ)! 62 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY 1. Kết quả thống kê mô tả các đặc điểm của mẫu điều tra . sum tuoi trinhdo thoigiansongtaidiaphuong sonamkn sotvgiadinh dtdatsohuu dt_tomthucte dientichthamgiabhnn_1000m2 chiphisxtomtbvu1000m2 t > hunhapsxtom1000m2 sotiendongbhnn1000m2 sotienboithuongbhnn1000m2 Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------tuoi | 113 45.74336 9.874009 29 70 trinhdo | 113 7.690265 3.297942 0 16 thoigianso~g | 113 45.74336 9.874009 29 70 sonamkn | 113 9.292035 3.214591 3 17 sotvgiadinh | 113 4.79646 1.803564 1 11 -------------+-------------------------------------------------------dtdatsohuu | 113 18.06453 12.22658 0.3 70.5 dt_tomthucte | 113 13.88407 9.877335 1 48.5 dientichth~2 | 59 8.974576 6.978108 1 38.5 chiphisxto~2 | 113 15137.88 19318.16 886.364 135200 thunhapsxt~2 | 113 15032.81 32301.37 0 276000 -------------+-------------------------------------------------------sotiendong~2 | 59 989.3768 514.4222 0 2667.153 sotienboit~2 | 59 7268.755 5539.764 0 25000 2. Kết quả mô hình hồi quy và các kiểm định . logit thamgiabhnn gioitinh tuoi trinhdo lamviecdp taphuankythuat thongtin khanangtiepcantindung dt_tomthucte chiphisxtomtbvu1000m2 Iteration 0: log likelihood = -78.214976 Iteration 1: log likelihood = -41.096227 Iteration 2: log likelihood = -34.691709 Iteration 3: log likelihood = -33.122192 Iteration 4: log likelihood = -32.970501 Iteration 5: log likelihood = -32.968508 Iteration 6: log likelihood = -32.968508 Logistic regression Log likelihood = -32.968508 Number of obs = 113 LR chi2(9) = 90.49 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.5785 ------------------------------------------------------------------------------ 63 thamgiabhnn | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gioitinh | .4608476 1.129201 0.41 0.683 -1.752345 2.674041 tuoi | .0034501 .036696 0.09 0.925 -.0684729 .075373 trinhdo | -.2547268 .1288251 -1.98 0.048 -.5072193 -.0022343 lamviecdp | 1.82642 1.085236 1.68 0.092 -.3006036 3.953444 taphuankyt~t | 2.447546 .7970567 3.07 0.002 .8853433 4.009748 thongtin | 2.394937 .7648657 3.13 0.002 .8958272 3.894046 khanangtie~g | .3332716 .7309095 0.46 0.648 -1.099285 1.765828 dt_tomthucte | .1631713 .0631792 2.58 0.010 .0393425 .2870002 chiphisxto~2 | -.0000344 .0000306 -1.12 0.261 -.0000944 .0000256 _cons | -2.58806 2.354596 -1.10 0.272 -7.202982 2.026863 ------------------------------------------------------------------------------ a) Kiểm định sự sai lệch trong việc xác định mô hình . linktest Iteration 0: log likelihood = -78.214976 Iteration 1: log likelihood = -40.469924 Iteration 2: log likelihood = -33.544794 Iteration 3: log likelihood = -32.314838 Iteration 4: log likelihood = Iteration 5: log likelihood = -32.242048 -32.24243 Logistic regression Log likelihood = -32.242048 Number of obs = 113 LR chi2(2) = 91.95 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.5878 -----------------------------------------------------------------------------thamgiabhnn | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------_hat | 1.081774 .2028155 5.33 0.000 .6842632 1.479285 _hatsq | -.0735562 .0525421 -1.40 0.162 -.1765367 .0294244 _cons | .2531127 .3785114 0.67 0.504 -.4887561 .9949814 ------------------------------------------------------------------------------ b) Kiểm định sự phù hợp của mô hình . lfit, group(10) Logistic model for thamgiabhnn, goodness-of-fit test (Table collapsed on quantiles of estimated probabilities) number of observations = 113 number of groups = 10 Hosmer-Lemeshow chi2(8) = Prob > chi2 = 10.80 0.2132 64 c) Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến . cor gioitinh tuoi trinhdo lamviecdp chiphisxtomtbvu1000m2 taphuankythuat thongtin khanangtiepcantindung dt_tomthucte (obs=113) | gioitinh tuoi trinhdo lamvie~p taphua~t thongtin khanan~g dt_tom~e chiphi~2 -------------+--------------------------------------------------------------------------------gioitinh | 1.0000 tuoi | -0.1786 1.0000 trinhdo | 0.2094 -0.2440 1.0000 lamviecdp | -0.0913 0.1924 0.0804 1.0000 taphuankyt~t | 0.0316 0.0315 0.2392 0.3009 1.0000 thongtin | 0.1645 0.1751 0.3900 0.2914 0.4637 1.0000 khanangtie~g | -0.3037 0.0585 -0.0888 0.1049 0.1418 0.0498 1.0000 dt_tomthucte | -0.0474 0.1568 0.2903 0.2478 0.2865 0.4607 0.1433 1.0000 chiphisxto~2 | 0.1235 -0.0769 0.0898 -0.1120 0.0171 -0.1749 0.0849 -0.3509 d) Mức độ dự báo chính xác của mô hình . lstat Logistic model for thamgiabhnn -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ | 52 5 | 57 - | 7 49 | 56 -----------+--------------------------+----------Total | 59 54 | 113 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as thamgiabhnn != 0 -------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 88.14% Specificity Pr( -|~D) 90.74% Positive predictive value Pr( D| +) 91.23% Negative predictive value Pr(~D| -) 87.50% -------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 9.26% False - rate for true D Pr( -| D) 11.86% False + rate for classified + Pr(~D| +) 8.77% False - rate for classified - Pr( D| -) 12.50% -------------------------------------------------Correctly classified 89.38% -------------------------------------------------- 65 1.0000 e) Xác định hiệu ứng biên . mfx Marginal effects after logit y = Pr(thamgiabhnn) (predict) = .64855309 -----------------------------------------------------------------------------variable | dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] X ---------+-------------------------------------------------------------------gioitinh*| .1090227 .27426 0.40 0.691 -.42851 .646555 .840708 tuoi | .0007864 .00837 0.09 0.925 -.015622 .017195 45.7434 trinhdo | -.0580604 .02899 -2.00 0.045 -.114886 -.001235 7.69027 lamvie~p*| .3253679 .14011 2.32 0.020 .050766 .59997 .19469 taphua~t*| .4880918 .12376 3.94 0.000 .245527 .730657 .424779 thongtin*| .5071035 .13886 3.65 0.000 .234944 .779263 .522124 khanan~g*| .0770747 .17129 0.45 0.653 -.258648 .412797 .672566 dt_tom~e | .037192 .01282 2.90 0.004 .012056 .062328 13.8841 chiphi~2 | -7.84e-06 .00001 -1.09 0.275 -.000022 6.2e-06 15137.9 -----------------------------------------------------------------------------(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 3. Tính điểm xu hướng . pscore thamgiabhnn gioitinh tuoi trinhdo lamviecdp taphuankythuat thongtin khanangtiepcantindung dt_tomthucte chiphisxtomtbvu1000m2, > pscore(myscore1) blockid(myblock1) comsup numblo(5) level(0.05) logit *************************************************** Algorithm to estimate the propensity score **************************************************** The treatment is thamgiabhnn thamgiabhnn | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 54 47.79 47.79 1 | 59 52.21 100.00 ------------+----------------------------------Total | 113 100.00 Estimation of the propensity score Iteration 0: log likelihood = -78.214976 Iteration 1: log likelihood = -41.096227 Iteration 2: log likelihood = -34.691709 Iteration 3: log likelihood = -33.122192 Iteration 4: log likelihood = -32.970501 Iteration 5: log likelihood = -32.968508 Iteration 6: log likelihood = -32.968508 66 Logistic regression Log likelihood = -32.968508 Number of obs = 113 LR chi2(9) = 90.49 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.5785 -----------------------------------------------------------------------------thamgiabhnn | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gioitinh | .4608476 1.129201 0.41 0.683 -1.752345 2.674041 tuoi | .0034501 .036696 0.09 0.925 -.0684729 .075373 trinhdo | -.2547268 .1288251 -1.98 0.048 -.5072193 -.0022343 lamviecdp | 1.82642 1.085236 1.68 0.092 -.3006036 3.953444 taphuankyt~t | 2.447546 .7970567 3.07 0.002 .8853433 4.009748 thongtin | 2.394937 .7648657 3.13 0.002 .8958272 3.894046 khanangtie~g | .3332716 .7309095 0.46 0.648 -1.099285 1.765828 dt_tomthucte | .1631713 .0631792 2.58 0.010 .0393425 .2870002 chiphisxto~2 | -.0000344 .0000306 -1.12 0.261 -.0000944 .0000256 _cons | -2.58806 2.354596 -1.10 0.272 -7.202982 2.026863 -----------------------------------------------------------------------------Note: the common support option has been selected The region of common support is [.10390264, .99972596] Description of the estimated propensity score in region of common support Estimated propensity score ------------------------------------------------------------Percentiles Smallest 1% .1039026 .1039026 5% .1175726 .1050419 10% .1306843 .1070301 Obs 87 25% .2783615 .1175334 Sum of Wgt. 87 50% .8684017 Largest Mean .6656624 Std. Dev. .3470309 75% .9742926 .9993992 90% .9984525 .9995928 Variance .1204304 95% .9993894 .9996705 Skewness -.5015325 99% .999726 .999726 Kurtosis 1.532001 ****************************************************** Step 1: Identification of the optimal number of blocks Use option detail if you want more detailed output ****************************************************** The final number of blocks is 5 67 This number of blocks ensures that the mean propensity score is not different for treated and controls in each blocks ********************************************************** Step 2: Test of balancing property of the propensity score Use option detail if you want more detailed output ********************************************************** The balancing property is satisfied This table shows the inferior bound, the number of treated and the number of controls for each block Inferior | of block | of pscore | thamgiabhnn 0 1 | Total -----------+----------------------+---------.1039026 | 12 3 | 15 .2 | 10 3 | 13 .4 | 3 3 | 6 .6 | 1 5 | 6 .8 | 2 45 | 47 -----------+----------------------+---------Total | 28 59 | 87 Note: the common support option has been selected ******************************************* End of the algorithm to estimate the pscore ******************************************* . sum myscore1 if thamgiabhnn ==1 Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------myscore1 | . sum 59 .8328538 .2532261 .1039026 .999726 Min Max myscore1 if thamgiabhnn ==0 Variable | Obs Mean Std. Dev. -------------+-------------------------------------------------------myscore1 | 54 .1826227 .21823 .0004215 .9899034 4. Thực hiện các phương pháp so sánh a) Phương pháp ghép cặp trung tâm . attk loinhuanrongsxtomtbvu1000m2 thamgiabhnn gioitinh tuoi trinhdo lamviecdp taphuankythuat thongtin khanangtiepcantindung dt_tomthuc > te chiphisxtomtbvu1000m2, comsup boot reps(50) dots logit 68 The program is searching for matches of each treated unit. This operation may take a while. ATT estimation with the Kernel Matching method --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------59 28 9747.440 . . --------------------------------------------------------Note: Analytical standard errors cannot be computed. Use the bootstrap option to get bootstrapped standard errors. Bootstrapping of standard errors command: attk loinhuanrongsxtomtbvu1000m2 thamgiabhnn gioitinh tuoi trinhdo lamviecdp taphuankythuat thongtin khanangtiepcantindung > dt_tomthucte chiphisxtomtbvu1000m2 , pscore() logit comsup bwidth(.06) statistic: attk = r(attk) .................................................. note: label truncated to 80 characters Bootstrap statistics Number of obs = 113 Replications = 50 -----------------------------------------------------------------------------Variable | Reps Observed Bias Std. Err. [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------attk | 50 9747.44 -1971.687 4753.496 194.9317 19299.95 (N) | -3061.751 12659.21 (P) | -3061.751 14024.63 (BC) -----------------------------------------------------------------------------Note: N = normal P = percentile BC = bias-corrected ATT estimation with the Kernel Matching method Bootstrapped standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------59 28 9747.440 4753.496 2.051 --------------------------------------------------------- b) Phương pháp ghép cặp gần nhất . attnd loinhuanrongsxtomtbvu1000m2 thamgiabhnn gioitinh tuoi trinhdo lamviecdp taphuankythuat thongtin khanangtiepcantindung dt_tomthu > cte chiphisxtomtbvu1000m2, comsup boot reps(50) dots logit 69 The program is searching the nearest neighbor of each treated unit. This operation may take a while. ATT estimation with Nearest Neighbor Matching method (random draw version) Analytical standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------59 11 9592.628 3604.940 2.661 --------------------------------------------------------Note: the numbers of treated and controls refer to actual nearest neighbour matches Bootstrapping of standard errors command: attnd loinhuanrongsxtomtbvu1000m2 thamgiabhnn gioitinh tuoi trinhdo lamviecdp taphuankythuat thongtin khanangtiepcantindun > g dt_tomthucte chiphisxtomtbvu1000m2 , pscore() logit comsup statistic: attnd = r(attnd) .................................................. note: label truncated to 80 characters Bootstrap statistics Number of obs = 113 Replications = 50 -----------------------------------------------------------------------------Variable | Reps Observed Bias Std. Err. [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------attnd | 49 9592.628 -1517 4476.453 592.1167 18593.14 (N) | -2750.264 13514.91 (P) | -2466.337 15617.5 (BC) -----------------------------------------------------------------------------Note: N = normal P = percentile BC = bias-corrected ATT estimation with Nearest Neighbor Matching method (random draw version) Bootstrapped standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------59 11 9592.628 4476.453 2.143 --------------------------------------------------------Note: the numbers of treated and controls refer to actual nearest neighbour matches 70 c) Phương pháp ghép cặp bán kính . attr loinhuanrongsxtomtbvu1000m2 thamgiabhnn taphuankythuat gioitinh trinhdo dt_tomthucte khanangtiepcantindung thongtin lamviecdp tuo > i chiphisxtomtbvu1000m2, comsup boot reps(50) dots logit radius(0.1) The program is searching for matches of treated units within radius. This operation may take a while. ATT estimation with the Radius Matching method Analytical standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------59 24 8648.950 2839.138 3.046 --------------------------------------------------------Note: the numbers of treated and controls refer to actual matches within radius Bootstrapping of standard errors command: attr loinhuanrongsxtomtbvu1000m2 thamgiabhnn taphuankythuat gioitinh trinhdo dt_tomthucte khanangtiepcantindung thongtin l > amviecdp tuoi chiphisxtomtbvu1000m2 , pscore() logit comsup radius(.1) statistic: attr = r(attr) .................................................. note: label truncated to 80 characters Bootstrap statistics Number of obs = 113 Replications = 50 -----------------------------------------------------------------------------Variable | Reps Observed Bias Std. Err. [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------attr | 50 8648.95 -2213.027 4549.038 -492.6843 17790.58 (N) | -2277.824 14067.75 (P) | -928.7629 14220 (BC) -----------------------------------------------------------------------------Note: N = normal P = percentile BC = bias-corrected ATT estimation with the Radius Matching method Bootstrapped standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------59 24 8648.950 4549.038 1.901 --------------------------------------------------------- 71 Note: the numbers of treated and controls refer to actual matches within radius 5. Kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên mẫu độc lập . ttest muabhnn == khongmuabhnn, unpaired unequal Two-sample t test with unequal variances -----------------------------------------------------------------------------Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] ---------+-------------------------------------------------------------------muabhnn | 59 4489.745 1214.029 9325.134 2059.602 6919.888 khongm~n | 54 1735.498 3201.744 23527.92 -4686.387 8157.383 ---------+-------------------------------------------------------------------combined | 113 3173.556 1653.356 17575.42 -102.3576 6449.47 ---------+-------------------------------------------------------------------diff | 2754.247 3424.183 -4078.513 9587.006 -----------------------------------------------------------------------------diff = mean(muabhnn) - mean(khongmuabhnn) t = 0.8044 Ho: diff = 0 Satterthwaite's degrees of freedom = 68.0504 Ha: diff < 0 Ha: diff != 0 Ha: diff > 0 Pr(T < t) = 0.7880 Pr(|T| > |t|) = 0.4240 Pr(T > t) = 0.2120 72 PHỤ LỤC 3 Bảng 1: Tỷ lệ phí bảo hiểm theo hình thức nuôi tôm Thâm canh 7,42% Bán thâm canh 8,02% Quảng canh cải tiến 9,72% Bảng 2: Mức hỗ trợ cho từng đối tượng tham gia BHNN Đối tượng được hỗ trợ Hộ nông dân, cá nhân nghèo Mức hỗ trợ trên phí BHNN 100% Hộ nông dân, cá nhân cận nghèo 80% Hộ nông dân, cá nhân bình thường 60% Tổ chức sản xuất nông nghiệp 20% Bảng 3: Tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng Ngày nuôi 1 - 10 11 - 19 20 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 Tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm Ngày nuôi Dịch bệnh Thiên tai 0% 15% 50 - 54 17% 17% 55 - 59 21% 21% 60 - 64 26% 26% 65 - 69 32% 32% 70 - 74 39% 39% 75 - 80 46% 46% Tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm Dịch bệnh Thiên tai 55% 55% 64% 64% 54% 73% 44% 82% 28% 91% 16% 100% Bảng 4: Tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho tôm sú Ngày nuôi 1 - 10 Tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm Ngày nuôi Dịch bệnh Thiên tai 0% 14% 70 - 74 Tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm Dịch bệnh Thiên tai 33% 39% 11 - 19 15% 15% 75 - 79 28% 44% 20 - 29 16% 16% 80 - 84 23% 49% 30 - 34 17% 17% 85 - 89 17% 54% 35 - 39 18% 18% 90 - 94 15% 60% 40 - 44 20% 20% 95 - 99 13% 66% 45 - 49 22% 22% 100 - 104 10% 73% 50 - 54 24% 24% 105 - 109 7% 79% 55 - 59 27% 27% 110 - 114 6% 86% 60 - 64 31% 31% 115 - 119 3% 93% 65 - 69 35% 35% 120 2% 100% 73 74 [...]... hội của tỉnh Bạc Liêu Đồng thời, tác giả còn trình bày thực trạng triển khai bảo hiểm tôm nuôi trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm hiện tại Chương 4: đánh giá tác động của chương trình thí điểm BHNN đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu Nội dung trọng tâm của chương này là trình bày kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu Từ đó, tác giả... động của BHNN đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại trong việc thực hiện BHNN và cải thiện thu nhập từ hoạt động nuôi tôm của người dân tham gia BHNN ở Bạc Liêu 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tác động của BHNN đến hoạt động nuôi tôm của các hộ ở huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu như thế nào? - Những nhân tố nào tác động đến. .. Đánh giá tác động của BHNN đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển BHNN phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương và góp phần cải thiện thu nhập của các hộ nuôi tôm trên địa bàn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng việc thực hiện thí điểm BHNN đối với các hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu; (2) Đánh giá tác động. .. nghiên cứu của Lai (1997) và Chen (2001) cũng xem xét đến thu nhập cá nhân và tổng thu nhập của hộ gia đình từ hoạt động sản xuất khi họ tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp của chính phủ Đài Loan và Trung Quốc Tuy nhiên, các tác giả trên chỉ đề cập đến thu nhập của hộ gia đình như một nhân tố tác động đến việc tham gia BHNN, chứ không đi sâu phân tích tác động của chương trình BHNN đến thu nhập từ... xã hội,… 2.1.2.3 Sự cần thiết của việc tăng thu nhập Thu nhập là một trong những nhân tố quan trọng quyết định mức chi tiêu và chất lượng cuộc sống của mỗi hộ gia đình Đồng thời, nó cũng là cơ sở để tăng phần tích lũy và tác động đến quyết định đầu tư, tái sản xuất trong tương lai của họ Thu nhập của mỗi thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình đó và ảnh hưởng đến thu nhập. .. 26/3/2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu 25 Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu, 12/2012 Hình 3.3: Số hộ tham gia BHNN so với tổng số hộ nuôi tôm TC - BTC theo địa bàn triển khai BHNN của tỉnh Bạc Liêu năm 2012 Hình 3.3 cho thấy số hộ tham gia BHNN chiếm số lượng không nhiều trong tổng số hộ nuôi tôm ở mỗi địa phương Thấp nhất là huyện Đông Hải với 173 hộ, tương đương 10,69% Tỷ lệ hộ nuôi tôm tham gia... gồm cả định nghĩa về nghiệp vụ bảo hiểm trong nông nghiệp Theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ban hành ngày 09/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, BHNN là một trong 12 sản phẩm của loại hình bảo hiểm phi nhân thọ Luật Bảo hiểm Nông nghiệp của bang New Brunswick - một tỉnh bang ven biển thu c vùng miền đông của Canada, định nghĩa: Bảo hiểm nông nghiệp là một công cụ... tác động đến sự thay đổi thu nhập từ hoạt động nuôi tôm của những hộ nông dân ở tỉnh Bạc Liêu khi tham gia thí điểm BHNN? - Có sự khác biệt về thu nhập từ hoạt động nuôi tôm giữa những người tham gia và không tham gia thí điểm BHNN tại tỉnh Bạc Liêu không? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 1.4.2 Phạm vi thời... trách nhiệm bảo hiểm tôm/ cá được xây dựng và ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ tài chính, bảo hiểm tôm nuôi được quy định cụ thể như sau: - Đối tượng được bảo hiểm: Là tôm sú, tôm thẻ chân trắng được nuôi trồng thương phẩm tại các cơ sở nuôi trồng - Người được bảo hiểm: Là hộ nông dân hoặc tổ chức nuôi thương phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng - Diện tích nuôi trồng:... cụ thể là bảo hiểm tôm nuôi ở tỉnh Bạc Liêu 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Bảo hiểm nông nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm nói chung và BHNN nói riêng có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời trên thế giới Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm cũng như các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm ... CHƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA 4.1.1 Đặc điểm chủ hộ Hình 4.1 cho thấy, chủ hộ. .. BHNN hộ nuôi tôm Bạc Liêu; (2) Đánh giá tác động BHNN đến thu nhập hộ nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu; (3) Đề xuất số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn tồn việc thực BHNN cải thiện thu nhập từ hoạt động nuôi. .. TRỊ KINH DOANH PHAN LÝ NGỌC THẢO MSSV: 4104551 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài - Ngân hàng Mã số ngành:

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w