KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013, hoạt động nuôi tôm nói riêng và tình hình sản xuất thủy sản nói chung trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết nắng, mưa thất thường và dịch bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo một số kỹ sư và nhiều hộ có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm của tỉnh, cho rằng: gần đây, thời tiết biến động khá đột ngột, trời lạnh, gió nhiều, mưa trái mùa đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Song song đó, dịch bệnh trên tôm bùng phát gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Qua tìm hiểu thực tế và các phương tiện thông tin đáng tin cậy, hiện tượng tôm chết do bệnh đốm trắng, đầu vàng, đặc biệt là bệnh vi bào tử, gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Tuy nhiên, bệnh chưa có thuốc đặc trị, chỉ phòng ngừa bằng cách chọn con giống qua xét nghiệm không nhiễm vi bào tử thì mới tiến hành thả nuôi. Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu đã được đầu tư trang thiết bị, đủ điều kiện xét nghiệm bệnh vi bào tử, nhưng không đáp ứng nổi yêu cầu vì diện tích và số hộ nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp của tỉnh rất lớn.
Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại trong sản xuất, nhưng vấn đề dịch bệnh lây lan trên diện rộng phải xem xét đến các thực tế sau. Theo các báo cáo về tình hình sản xuất nông - lâm - thủy sản qua các năm từ 2010 đến 2012 của Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, vẫn còn một số lượng không nhỏ tôm giống không rõ nguồn gốc và chất lượng được bán trôi nổi trên thị trường. Các cơ sở sản xuất giống chưa tự giác chấp hành khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán. Những điều này đã gây khó khăn cho các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Bên
25
cạnh đó, phải kể đến ý thức của người sản xuất đã tác động không nhỏ đến môi trường, cụ thể là chất lượng nguồn nước. Một số hộ nuôi tôm đã không xử lý nước kỹ càng trước khi xả ra sông, dẫn đến mầm bệnh vẫn còn tồn tại, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến các hộ sản xuất khác. Nhìn chung, các địa phương trong tỉnh vẫn chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu và triệt để đối với tình hình dịch bệnh đang diễn ra. Ngoài ra, cách nuôi trồng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, kỹ thuật bản thân và không tuân thủ lịch thời vụ của các hộ nông dân cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh phát sinh trên tôm.
Vấn đề thiệt hại trong những năm qua đã gây khó khăn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và tình hình sản xuất của những gia đình sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi tôm. Theo thông tin ghi nhận được, sau mỗi vụ tôm thất bát, trung bình mỗi gia đình lỗ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Thậm chí, có những hộ “treo ao” vì không có vốn để tái sản xuất như thông tin mà nhiều bài báo đã phản ảnh. Nhiều biện pháp của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã được triển khai nhằm hỗ trợ bà con nông dân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, trong đó phải kể đến chương trình thí điểm BHNN được triển khai theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực vào ngày 01/7/2011.
Vào thời điểm này, cụm từ BHNN vẫn là khái niệm khá mơ hồ đối với nhiều địa phương nói chung và Bạc Liêu nói riêng. Chính quyền cơ sở chỉ dừng lại ở mức tập huấn cho thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) các cấp. Trong khi đó, nông dân lại băn khoăn, nghi ngờ việc bồi thường khi có rủi ro, cách thẩm định rủi ro, việc đảm bảo quyền lợi cho người nuôi, còn doanh nghiệp bảo hiểm lại chưa mấy mặn mà với chương trình. Đến đầu tháng 4/2012, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu đã ký được những hợp đồng BHNN đầu tiên. Theo nội dung chỉ đạo, BHNN cho tôm đã được bán tại 9 xã, phường thuộc huyện Hòa Bình, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu. Tuy nhiên, trong giai đoạn thí điểm, chương trình chỉ triển khai cho các hộ nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh - bán thâm canh (TC - BTC) và tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh. Đồng thời, các hộ tham gia cần tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của Chi cục nuôi trồng thủy sản, được ban hành kèm theo Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu.
26
Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu, 12/2012
Hình 3.3: Số hộ tham gia BHNN so với tổng số hộ nuôi tôm TC - BTC theo địa bàn triển khai BHNN của tỉnh Bạc Liêu năm 2012
Hình 3.3 cho thấy số hộ tham gia BHNN chiếm số lượng không nhiều trong tổng số hộ nuôi tôm ở mỗi địa phương. Thấp nhất là huyện Đông Hải với 173 hộ, tương đương 10,69%. Tỷ lệ hộ nuôi tôm tham gia cao nhất là 22,66% ở thành phố Bạc Liêu. Việc triển khai BHNN trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn từ nhiều mặt. Phải nhìn nhận rằng, BHNN là một chính sách mới, rất phức tạp nên cán bộ phụ trách chưa có nhiều kinh nghiệm trong lần đầu thực hiện. Phạm vi đối tượng, địa bàn triển khai thí điểm bảo hiểm khá rộng, trong khi sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận nông dân là sản xuất nhỏ, manh mún. Thêm vào đó, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm còn khá hạn chế, công tác chỉ đạo, tuyên truyền chưa sâu rộng. Một số hộ dân do chưa hiểu rõ nên ngại tham gia hoặc việc tham gia chỉ mang tính thăm dò. Những điều này đã lý giải vì sao ở địa bàn triển khai thí điểm, tỷ lệ hộ sản xuất tham gia BHNN ở mức thấp.
Việc ký hợp đồng tham gia đạt kết quả là thế, khi rủi ro xảy ra, công tác bồi thường còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn hơn. Theo số liệu từ Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu, tính đến ngày 27/12/2012, tổng phí bảo hiểm là hơn 47 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ gần 29 tỷ đồng. Được biết, tổng số tiền bồi thường ước tính là khoảng 114,2 tỷ đồng đối với 788,5 hecta bị thiệt
27
hại. Tuy nhiên, Công ty chỉ mới giải quyết bồi thường được 163,7 hecta với số tiền là 15,7 tỷ đồng. Số hồ sơ bồi thường còn tồn động đang được BCĐ các cấp trên địa bàn thí điểm phối hợp với Công ty bảo hiểm nhanh chóng giải quyết. Do số lượng hồ sơ bồi thường lớn, quy trình giám sát bồi thường chưa chặt chẽ, khâu giải quyết bồi thường còn chậm đã gây bức xúc cho bà con khi họ đang cần vốn để tái sản xuất cho vụ mới.
Từ ngày 01/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu đã bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm. Với mục tiêu đúng đắn là một trong những công cụ giảm thiểu thiệt hại khi sản xuất gặp rủi ro, chính sách BHNN đang được người nông dân quan tâm đón nhận. Thực tế, công tác triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc cần sự phối hợp của các cấp, ban ngành để kịp thời tháo gỡ, tạo sự tin tưởng và an tâm cho bà con nông dân khi tham gia.
Nhìn chung, Bạc Liêu là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế lớn mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm thương phẩm. Một bộ phận lớn hộ nông dân sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ hoạt động nuôi tôm. Trong những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm hoành hành làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và thu nhập của nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn. Việc thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm tôm nuôi được xem là một trong những phương cách hữu hiệu góp phần ổn định thu nhập của các hộ nuôi tôm bị thiệt hại. Tuy nhiên, công tác triển khai chương trình này đang tồn tại nhiều bất cập. Trong thời gian tới, những bất hợp lý cần sớm được tháo gỡ để chương trình BHNN được triển khai sâu rộng và thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi.
28
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI
TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA
4.1.1 Đặc điểm chủ hộ
Hình 4.1 cho thấy, chủ hộ được phỏng vấn đa số là nam, chiếm 84,07%. Họ là lao động trực tiếp canh tác sản xuất trên diện tích nuôi tôm của gia đình. Từ kết quả thống kê ghi nhận ở bảng 4.2 mô tả đặc điểm mẫu điều tra, độ tuổi trung bình của chủ hộ tương đối cao, khoảng 46 tuổi. Hầu hết, họ là người sống nhiều năm ở địa phương. Theo quan sát thực tế, nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng, là nghề “cha truyền con nối” nên phần lớn các hộ nuôi tôm đều có thâm niên hoạt động trong nghề khá cao, hơn 9 năm. Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu nên người dân sống ở vùng này sống chủ yếu dựa vào nghề nuôi tôm là chính.
Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013
Hình 4.2 cho thấy đa số chủ hộ nuôi tôm có trình độ học vấn là cấp 2, chiếm tỷ trọng 46,02%, tiếp đến là cấp 3, chiếm 28,32% và thấp nhất là trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, chỉ chiếm 1,77%. Điều này chỉ ra rằng, trình độ của chủ hộ nuôi tôm tương đối thấp. Với thực tế trên, xét về góc độ tiếp thu và thực hiện các chủ trương, chính sách Nhà nước là một điều bất lợi. Vì trình độ học vấn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nhận thức, mức độ tiếp Hình 4.1: Giới tính của chủ hộ Hình 4.2: Trình độ của chủ hộ
29
nhận thông tin hữu ích từ chính quyền địa phương và vận dụng chúng một cách hiệu quả vào đời sống. Còn về phía gia đình, khi chủ hộ là lao động chính nhưng có trình độ thấp sẽ chi phối đáng kể khả năng tiếp cận và các quyết định liên quan đến cơ hội ổn định thu nhập của gia đình.
4.1.2 Đặc điểm hộ và hoạt động sản xuất
4.1.2.1 Đặc điểm hộ
Kết quả thống kê còn cho thấy, hộ điển hình trong mẫu điều tra có khoảng 5 thành viên trong gia đình. Những hộ có thành viên trong gia đình làm việc hành chính hoặc trong các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương có tỷ lệ tham gia chương trình thí điểm BHNN nhiều hơn. Số hộ có thành viên gia đình làm việc tại địa phương và tham gia BHNN chiếm 90,91% trong tổng số hộ có người thân làm việc tại địa phương và chiếm 33,90% trong tổng số hộ tham gia chương trình BHNN. Như vậy, việc tham gia công tác tại chính quyền địa phương có mối tương quan thuận với việc thực hiện chính sách, chủ trương lớn của Nhà nước. Những hộ nuôi tôm có người thân công tác tại chính quyền các cấp có cơ hội nhận được nhiều thông tin với độ tin cậy cao. Từ đó, họ nhận thức lợi ích của chính sách mới này một cách rõ ràng và dễ dàng đưa ra quyết định tham gia hơn.
Nói về việc nhận thông tin liên quan kỹ thuật nuôi trồng, có 48/113 hộ, tương đương 42,48% hộ nuôi tôm tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương hoặc các công ty cung cấp thuốc, thức ăn phối hợp tổ chức. Các hộ này cho biết: chi phí áp dụng kỹ thuật quá cao và cũng không chắc chắn kỹ thuật mới khi áp dụng đạt hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, gần như họ dựa vào kinh nghiệm tích lũy của bản thân và thông tin từ bạn bè, người quen để sản xuất trong thực tế.
4.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất
a)Diện tích đất sản xuất
Diện tích đất mà một hộ điển hình sở hữu là hơn 18.000 m2. Khoảng 90% các hộ trong mẫu nuôi tôm trên phần đất sở hữu của gia đình mình. Phần còn lại thuê đất để canh tác.
b) Thời vụ sản xuất
Đa số hộ nuôi tôm canh tác 2 vụ/năm, tỷ lệ này chiếm 71,68% tổng số hộ trong mẫu. Với hình thức nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp, hay còn gọi là TC - BTC, thì nên nuôi 1 vụ/năm đối với tôm sú để đảm bảo hiệu quả và năng suất cao. Còn đối với tôm thẻ chân trắng vì thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn hơn nên một năm có thể thả nuôi 2 vụ. Theo lịch thời vụ nuôi trồng
30
thủy sản do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu ban hành, bà con nông dân sẽ thả giống vào tháng 2 hoặc tháng 3 hằng năm.
c) Chi phí sản xuất
Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013
Hình 4.3: Phân phối các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm năm 2012
Theo khảo sát, chi phí sản xuất trung bình của hộ cho hoạt động sản xuất là trên 15 triệu đồng/1.000m2. Nhìn vào hình 4.3 thể hiện chi tiết các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm năm 2012, ta thấy chi phí thức ăn cho tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 7,5 triệu đồng tương đương 50,32% tổng chi phí sản xuất. Tiếp đó, chi phí thuốc chữa bệnh cho tôm chiếm khoảng 15,95%. Trong năm 2012 vừa qua, hoạt động nuôi tôm của các hộ dân gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất. Thêm vào đó, là sự đồng loạt tăng giá thức ăn thủy sản và thuốc của các công ty như CP, Tomboy, Grobest. Được biết, giá thức ăn tăng chủ yếu là sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi họ chiếm 80% thị phần thức ăn thủy sản tại Việt Nam nên việc tăng giá đột ngột càng làm bà con lâm vào tình cảnh khó khăn hơn. Phần còn lại là chi phí con giống, nhân công, nhiên liệu, sửa chữa và các khoản phát sinh khác trong quá trình sản xuất. Mặc dù, xét chi tiết từng phần, các khoản chi này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng tổng chung lại
31
thì chúng chiếm một khoản đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Và có thể nói, đây là các chi phí phải có trong hoạt động nuôi trồng. Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi hộ mà có sự khác biệt giữa chúng.
d) Vay vốn phục vụ sản xuất
Bảng 4.1: Nguồn vốn vay của các hộ nuôi tôm năm 2012
Chỉ tiêu
Số hộ vay vốn
(hộ)
Số tiền vay bình quân (triệu đồng)
Lãi suất bình quân (%/năm)
Vay chính thức 14 99,07 11,36
Vay bán chính thức 0 - -
Vay phi chính thức 67 128,28 20,01
Nguồn: Tổng hợp từ mẫu điều tra của tác giả, 10/2013
Bảng 4.1 trình bày về nguồn vốn vay của các hộ nuôi tôm năm 2012. Tổng số hộ đi vay là 76 hộ, chiếm xấp xỉ 67,26% trong tổng số hộ nuôi tôm được phỏng vấn. Trường hợp chỉ vay từ nguồn phi chính thức chiếm nhiều nhất, 62/76 hộ đi vay. Số hộ chỉ vay từ nguồn chính thức chiếm tỷ lệ rất thấp, 9/76 hộ. Có 5 hộ vay vốn từ cả hai nguồn chính thức và phi chính thức. Ngoài ra, không có trường hợp nào vay từ nguồn bán chính thức. Khi được hỏi về việc vay vốn từ ngân hàng để phục vụ sản xuất, đa số nông dân đều than rằng do mấy vụ tôm trước bị thua lỗ, không có tiền trả phần vốn đã vay nên hiện tại ngân hàng rất dè dặt khi xét hồ sơ xin vay của bà con. Rất ít trường hợp được ngân hàng xem xét giải ngân. Còn Hội Nông dân, Hội Phụ nữ gần như không hỗ trợ nguồn vốn vay bán chính thức cho các hộ nuôi tôm. Nên phần lớn, các