Về phía công ty bảo hiểm cũng như địa phương cơ sở cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ này hoạt động. Đồng thời, các đơn vị trực thuộc cần có những chính sách hỗ trợ và đãi ngộ hợp lý như tuyên dương, khen thưởng, chi trả chi phí đi lại phục vụ công tác,… nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc hăng hái của các cán bộ, nhân viên này.
4.3.1.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tiến độ và tình hình thực hiện BHNN của từng địa phương
Để công tác triển khai diễn ra đồng bộ và thuận lợi, các đơn vị phụ trách cần có sự kiểm tra, giám sát, tổng hợp thông tin, số liệu và đánh giá tình hình thực tế trên cơ sở khách quan, trung thực. Song song đó, cần trao đổi các báo cáo thực hiện chương trình giữa các đơn vị, cụ thể là giữa Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu với các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở huyện để cập nhật kịp thời, chính xác thông tin chương trình trên địa bàn quản lý. Từ đó, nhanh chóng giải quyết các khó khăn, vướng mắc và có sự hỗ trợ, phối hợp tốt hơn giữa các bên liên quan.
4.3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất xuất
BHNN là một trong những chính sách nhằm hỗ trợ nông dân phần nào khắc phục thiệt hại và an tâm ổn định sản xuất. Mục tiêu cơ bản của chính sách này là hướng đến sự phát triển bền vững hoạt động nông nghiệp. Vì thế, song song với công tác triển khai BHNN, các cấp, ban ngành cần chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cụ thể là hoạt động nuôi tôm.
47
- Giống là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết định sự thành công của một vụ nuôi. Do đó, trạm khuyến nông, khuyến ngư ở địa phương cần tiến hành kiểm tra thường xuyên các nguồn tôm giống nhập từ tỉnh khác, để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, kiểm tra, xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng, sạch bệnh cho các trại tôm giống đạt tiêu chuẩn kiểm định. Thông báo trên các phương tiện thông tin tên, địa chỉ các trại giống có uy tín, để bà con có điều kiện lựa chọn nguồn tôm giống, chất lượng đáng tin cậy.
- Hệ thống kênh mương cần sớm được hoàn chỉnh, các công trình thủy lợi cần được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nước trong sản xuất. Chất lượng nguồn nước cần được chú trọng. Hiện nay, dịch bệnh trên tôm lây lan trên diện rộng chủ yếu là do vấn đề xử lý nước trong quá trình nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều hộ sản xuất có tôm nhiễm bệnh chết, không xử lý nước trong ao trước khi xả ra sông, rạch. Việc này cần được xử phạt nghiêm vì làm ô nhiễm môi trường nước và gây ảnh hưởng xấu cho các hộ nuôi tôm khác trong vùng.
- Kỹ thuật nuôi trồng cũng cần được địa phương quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho người dân thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền về quy trình, kỹ thuật nuôi hiệu quả.
- Một số nơi trên địa bàn tỉnh như huyện Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu,… vẫn chưa có điện, gây khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Do đó, các cấp lãnh đạo địa phương cần xem xét và nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
Các biện pháp trên góp phần đưa hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm từng bước phát triển bền vững. Từ đó, tránh được tình trạng người nông dân ỷ lại vào BHNN. Đồng thời, họ sẽ dần hình thành nhận thức đúng đắn về vai trò của BHNN đối với việc ổn định thu nhập gia đình trong trường hợp sản xuất bị thiệt hại vì thiên tai, dịch bệnh.
Trên đây là những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chương trình BHNN. Phải nhìn nhận rằng, BHNN nói chung và bảo hiểm tôm nuôi nói riêng là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu thiệt hại về tài chính cho hộ sản xuất khi đối mặt với rủi ro. Tuy nhiên, để chương trình phát triển bền vững, thực hiện đúng vai trò và thật sự phát huy hiệu quả như mong muốn, cần có sự chung tay, sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các cơ quan, ban ngành các cấp.
48
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy, việc tham gia chương trình thí điểm BHNN có tác động tích cực trong việc góp phần ổn định thu nhập của các hộ nuôi tôm ở thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình. Sự khác biệt của thu nhập giữa hộ tham gia và không tham gia từ 8,649 triệu đồng/1.000 m2 đến 9,747 triệu đồng/1.000 m2 với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Đồng thời, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình cũng được nghiên cứu chỉ ra, bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nuôi tôm thực tế, tham gia tập huấn kỹ thuật, thông tin về BHNN và có thành viên trong gia đình làm việc trong cơ quan hành chính hoặc các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương.
BHNN được xem là một công cụ hiệu quả trong việc phòng chống và giảm thiểu thiệt hại về tài chính cho người nông dân khi xảy ra rủi ro trong sản xuất. Bảo hiểm các sản phẩm từ nông nghiệp lại càng cần thiết và quan trọng đối với một quốc gia với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và hoạt động chủ yếu là nghề nông như Việt Nam. Chính sách BHNN được ban hành và gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là BHNN đối với tôm nuôi ở 4 tỉnh vùng ĐBSCL. Trong số đó, phải kể đến Bạc Liêu, một trong những điểm nóng về BHNN. Một số nội dung trong các quy định hướng dẫn công tác thực hiện chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Bên cạnh đó, nhận thức đúng đắn của người nông dân khi tham gia chương trình lại càng là một vấn đề nan giải. Về phía công ty tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm, đã được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, các cơ quan, ban ngành và hiểu rõ mục đích hoạt động không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Dù vậy, thực tế phản ảnh công ty bảo hiểm đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề. Liệu rằng với những rào cản ấy, BHNN có còn được duy trì và nhân rộng trong thời gian tới? Thiết nghĩ, những vấn đề trên chỉ là những khó khăn ban đầu. Việc cần làm hiện nay là khắc phục, sửa đổi và hoàn thiện cơ chế, chính sách sao cho sát với thực tế sản xuất. Đồng thời, chấn chỉnh và triển khai nghiêm túc công tác thực hiện, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tạo niềm tin và nhận thức đầy đủ, đúng đắn nơi người nông dân. Hơn bao giờ hết, các cơ quan chức năng cần tiến hành đồng bộ, nhanh chóng nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro và thiệt hại trong sản xuất cho bà con nông dân nói chung và các hộ nuôi tôm nói riêng.
49
Hoạt động BHNN, cụ thể là mảng bảo hiểm tôm nuôi rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong khuôn khổ bài nghiên cứu còn nhiều vấn đề chưa được đề cập. Kính mong sự thông cảm và những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy để bài làm được hoàn chỉnh hơn.
5.2 KIẾN NGHỊ
Hướng đến tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai thí điểm BHNN trong thời gian tới, cần có những giải pháp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, cụ thể là BCĐ thí điểm BHNN các cấp và công ty bảo hiểm. Dưới đây là một số kiến nghị đến BCĐ Trung ương, BCĐ tỉnh Bạc Liêu và Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chương trình bảo hiểm tôm nuôi.
5.2.1 Đối với BCĐ thí điểm BHNN Trung ương
- BCĐ cần nhanh chóng tiến hành bổ sung, sửa đổi những điểm bất cập trong nội dung các quy định đã ban hành trên cơ sở những báo cáo tổng hợp, kiến nghị từ địa phương và ý kiến của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm tôm nuôi.
- Các nhà quản lý cần đưa ra biện pháp chế tài, xử lý nghiêm hiện tượng trục lợi BHNN đang diễn biến phức tạp ở các địa phương nhằm giảm thiệt hại cho các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm và ngân sách Nhà nước.
- BCĐ cũng cần kiến nghị với lãnh đạo cấp trên về việc đẩy nhanh các chính sách phát triển nông thôn khác, phối hợp cùng chính sách BHNN, tạo điều kiện phát triển sản xuất cho nông dân.
5.2.2 Đối với BCĐ thí điểm bảo hiểm tôm nuôi tỉnh Bạc Liêu
- Với tình hình thiếu nguồn nhân lực triển khai chương trình như hiện nay, BCĐ cấp tỉnh nhanh chóng tăng cường và phân bổ cán bộ kỹ thuật, cán bộ tuyên truyền về các huyện, xã thuộc địa bàn thí điểm.
- BCĐ cần cấp thêm kinh phí xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện thực hiện các công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện; bên cạnh đó, BCĐ cần nhanh chóng thẩm định nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt, phân bổ cho Công ty Bảo Việt để giải quyết nhanh khâu bồi thường. Vấn đề đang gây bức xúc cho nhiều hộ nông dân tham gia vì cần vốn để tái sản xuất cho kịp thời vụ.
- BCĐ phối hợp cùng Chi cục nuôi trồng thủy sản của tỉnh cấp bách xây dựng các đội giám định bệnh tôm lưu động nhằm hỗ trợ bà con trong khâu chọn giống sản xuất và kiểm tra, giám định bồi thường thiệt hại; về lâu dài,
50
BCĐ cần xem xét, đầu tư xây dựng cơ sở xét nghiệm bệnh thủy sản tại các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản trong vùng.
- BCĐ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền một cách hiệu quả, tránh làm lãng phí nguồn kinh phí từ ngân sách.
- BCĐ cấp tỉnh cần tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến trong nhân dân về chương trình BHNN; trên cơ sở đó, thảo luận cùng các chuyên gia lĩnh vực bảo hiểm xây dựng tỷ lệ phí, mức bồi thường và cùng các kỹ sư nuôi trồng thủy sản trao đổi các quy định trong quy trình kỹ thuật nuôi. Từ đó, tham mưu, đệ trình lên BCĐ Trung ương những nội dung sửa đổi phù hợp với thực tế của địa phương.
5.2.3 Đối với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu
- Mức bồi thường thực tế cần được phía Công ty giải trình hợp lý, rõ ràng, tránh gây bức xúc không đáng có cho người dân.
- Công ty nên phối hợp thường xuyên và cung cấp thông tin đầy đủ như danh sách nông dân tham gia, diện tích tham gia BHNN, số tiền mua bảo hiểm, diện tích thiệt hại và số tiền bồi thường cho BCĐ thí điểm BHNN cấp huyện để cập nhật kịp thời và chính xác tình hình tham gia BHNN của người dân địa phương.
- Công ty cần tiến hành kế hoạch phân bổ và tuyển dụng nhân sự phụ trách mảng BHNN, tập huấn kỹ thuật chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là khâu ký kết hợp đồng và giám định bồi thường. Vì đây là lĩnh vực hoạt động khá mới mẻ và đa số nhân viên của công ty không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Công ty cũng cần thêm các chế độ đãi ngộ, khen thưởng nhân viên với những đóng góp sáng tạo, hiệu quả để thúc đẩy tinh thần làm việc cũng như sự gắn bó, phục vụ lâu dài với Công ty.
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Carol Newman, et al., 2011. Các cú sốc thu nhập và Các chiến lược thích ứng với rủi ro của hộ gia đình: Vai trò của bảo hiểm chính thức ở nông thôn Việt Nam. <http://www.ciem.org.vn/home/en/upload/info/attach/135184 19491090_Microsoft_Word__Cac_cu_soc_thu_nhap_va__cac_chien_luoc_thi ch_ung_voi_rui_ro_cua_ho_gia_dinh.pdf> [Ngày truy cập: 12/9/2013].
2. Cổng thông tin điện tử huyện Hòa Bình<http://hoabinh.baclieu.gov.vn> 3. Cổng thông tin điện tử thành phố Bạc Liêu <http://tpbl.baclieu.gov.vn> 4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu <http://www.baclieu.gov.vn> 5. Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu, 2012. Báo cáo tiến độ thực hiện
thí điểm bảo hiểm tôm nuôi theo Quyết định số 315/QĐ-TTg.
6. Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tình hình sản
xuất nông - lâm - thủy sản ước năm 2010, 2011, 2012.
7. Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2012. Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
8. David Bland, 1998. Bảo hiểm - nguyên tắc và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
9. Lương Vinh Quốc Duy, 2008. Đánh giá sự tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển: phương pháp Propensity Score Matching. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3, trang 140-144.
10. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ. 11. Nguyễn Văn Huy, 2012. Ứng dụng ghép cặp xác suất trong thiết kế và
phân tích đánh giá hiệu quả chương trình/dự án can thiệp. Đại học Y Hà Nội. <http://chsr.org.vn/wp-content/uploads/2012/12/PSM-Huy-8-9.12.2012-2.pdf>
[Ngày truy cập: 15/9/2013].
12. Phan Ánh, 2012. Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế. VOV online. <http://vov.vn/Kinh-te/Kinh-te-vung-Dong-bang-song-Cuu-Long- con-han-che/210675.vov> [Ngày truy cập: 25/8/2013].
13. Shahidur R. Khandker, et al., 2010. Cẩm nang đánh giá tác động, các phương pháp định lượng và thực hành. <http://www.slideshare.net/thuyetnn/ cam-nang-danh-gia-tac-dong> [Ngày truy cập: 30/9/2013].
14. Tổng cục thống kê <http://www.gso.gov.vn>
15. Trí Quang, 2010. Tại sao Việt Nam không có bảo hiểm nông nghiệp.
Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
<http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=10540&Page= 4> [Ngày truy cập: 30/8/2013].
52 Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Angus Deaton, 2001. Health, inequality, and economic development.
New York: Princeton University. [pdf] Available<http://www.nber.org/papers
/w8318.pdf> [Accessed 30 Agust 2013].
2. Barbara Sianesi, 2012. What is (propensity score) matching?, 5th ESRC
(Economic and Social Research Council) Research Methods Festival.
Catherine’s College, Oxford, 3 July 2012. England: Institute for Fiscal Studies.
3. Chalor Limsuwan, et al., 2009. The Effects of Microsporidian (Thelohania) Infection on the Growth and Histopathological Changes in Pond - reared Pacific White Shrimp (Litopenaeus vannamei). Kasetsart Journal, 43: 680-688.
4. Chen, 2001. A Study of the Factors of Purchasing Commercial Health
Insurance. Master Thesis. Feng Chia University.
5. Daniel A. Sumner and Carl Zulauf, 2012. Economic & Environmental Effects of Agricultural Insurance Programs. July 2012. The United States: the
Council on Food, Agricultural & Resource Economics.
6. Frederick J. Zimmerman and Michael R. Carter, 2003. Asset Smoothing, Consumption Smoothing and the Reproduction of Inequality under Risk and Subsistence Constraints. Journal of Development Economics, 71: 233-260.
7. Geoffrey. I. Webb, 1999. Multiboosting: A technique for combining boosting and wagging. [pdf] Boston: Kluwer Academic Pub. Available <http: //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.3.5815&rep=rep1&type =pdf > [Accessed 28 Octorber 2013].
8. Gudbrand Lien, et al., 2003. Risk and risk management in organic and conventional dairy farming: Emperical results from Norway. In: 14th International Farm Management Congress. Perth, Western Australia 10-15
August 2003.
9. Guido W. Imbens, 2000. The Role of the Propensity Score in Estimating Dose-Response Functions. Biometrika Trust, 87: 706-710.
10. Harold Alderman and Christina Paxson, 1992. Do the poor Insure? A Synthesis of the Literature on Risk and Consumption in Developing Countries, International Economics Association. Moscow, Russia October 1992. The
World Bank.
11. J. D. Mumford, et al., 2009. Insurance mechanisms to mediate economic risks in marine fisheries. ICES Journal of Marine Science, 66: 950- 959.
12. Janez Demšar, 2006. Statistical Comparisons of Classifiers over Multiple Data Sets. Journal of Machine Learning Research, 7: 1-30.
53
13. Jonathan Morduch, 1995. Income Smoothing and Consumption Smoothing. The Journal of Economic Perspectives, 9: 103-114.
14. Joy Harwood, et al., 1999. Managing Risk in Farming: Concepts, Research, and Analysis. [pdf] Available <http://ageconsearch.umn.edu/ bitstream/34081/1/ae990774.pdf> [Accessed 30 Agust 2013].
15. Judy L. Baker, 2000. Evaluating the Impact of Development Projects on Poverty. Washington, D.C: the Office of the Publisher, World Bank.
[online] Available <http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/TOPICS/