Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
1,45 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
ZZ
YY
HỒ NGỌC HIỀN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHẢN NITRATE HÓA
ĐẠM AMÔN TRONG NƯỚC Ở ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM
Cán bộ hướng dẫn: LÊ ANH KHA
Cần Thơ, 12/2013
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Nghiên cứu sự phản nitrate hoá
đạm amôn trong nước ở điều kiện phòng thí nghiệm”, do Hồ Ngọc Hiền thực
hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.
Cán bộ phản biện
Cán bộ phản biện
PGS. Nguyễn Văn Công
ThS. Nguyễn Thị Như Ngọc
Cán bộ hướng dẫn
ThS. Lê Anh Kha
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là một thử thách đối với tôi vì nó đánh dấu một bước
ngoặc trước khi tốt nghiệp. Sau một khoảng thời gian khá dài thực hiện đề tài luận
văn của mình tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ mọi người. Giờ đây, khi hoàn
thành tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Khoa học Môi
Trường – Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã truyền dạy vốn kiến thức
quý báu, những kinh nghiệm thực tế để từ đó tạo cơ hội cho tôi thực tập tốt và thực
hiện đề tài của mình.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Anh Kha đã tận tình
giúp đỡ, chỉ dạy tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn lớp Khoa học Môi trường – K36 đã
giúp đỡ và bổ sung những kiến thức cho đề tài luận văn của tôi.
Trong quá trình hoàn thành luận văn mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng
như bổ sung của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hồ Ngọc Hiền
TÓM LƯỢC
Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý nitơ gồm phương pháp hóa học,
phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học. Trong các phương pháp trên, việc áp
dụng quá trình sinh học để xử lý nước thải có chứa hợp chất nitơ đang được chú ý
và đẩy mạnh. Đây là phương pháp dùng vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn để phân
hủy các chất hữu cơ dễ phân hủy nhằm tạo ra các sản phẩm có lợi như cacbonic,
nước và các chất vô cơ khác. Do vậy, đây là phương pháp tiết kiệm chi phí vận
hành và thân thiện với môi trường. Từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có
nhiều phản ứng phức tạp xảy ra ở màng sinh học (biofilm). Đây là một nghiên cứu
nhằm ứng dụng giai đoạn khử nitrate hóa xảy ra ở màng sinh học để loại bỏ nitơ
trong nước thải tổng hợp. Một hệ thống xử lí dạng bể liên tục chứa đựng vật liệu tự
chế là các khối bê tông có sự tham gia của màng sinh học (biofilm) được bố trí ở
phòng thí nghiệm. Kết quả chỉ ra rằng, khi sử dụng các khối vật liệu không có
lớp màng biofilm thì hệ thống xử lý nitrate không đạt hiệu quả. Nồng độ
nitrate đầu vào và đầu ra ít dao động, nước thải đầu ra vẫn còn tồn tại dạng
đạm amon. Khi hệ thống sử dụng các khối vật liệu có lớp màng biofilm và
được cung cấp lượng cacbon từ bên ngoài thì hệ thống loại được hơn 98%
đạm nitrate, nồng độ TN giảm hơn 76%, nước thải đầu ra không còn đạm
nitrite và amon, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40: 2011/BTNMT.
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM LƯỢC ............................................................................................................ i
MỤC LỤC............................................................................................................... ii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................. 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................... 3
2.1 Đặc điểm nước thải nhà máy chế biến thuỷ sản .................................... 3
2.2 Sơ lược về các hợp chất nitơ trong nước ............................................... 7
2.3 Tác hại của nitơ trong nước thải ............................................................ 8
2.3.1 Tác hại của nitơ đối với sức khỏe cộng đồng .................................. 8
2.3.2 Tác hại của nitơ đối với môi trường ................................................ 8
2.3.3 Tác hại của nitơ đối với quá trình xử lý nước ................................. 9
2.4 Quá trình chuyển hóa các hợp chất nitơ................................................. 9
2.4.1 Quá trình amôn hoá ......................................................................... 9
2.4.2 Quá trình nitrate hoá ...................................................................... 10
2.4.3 Quá trình khử nitrate hoá ............................................................... 11
2.5 Các điều kiện để phản ứng loại nitrate xảy ra ...................................... 13
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử nitrate .................................. 14
2.7 Sơ lược về hệ vi sinh vật trong nước ................................................... 15
2.8 Tác động của một số yếu tố lý hoá lên sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật trong nước ................................................................................................ 18
2.8.1 Nhiệt độ ......................................................................................... 18
2.8.2 pH môi trường ............................................................................... 19
2.8.3 Ảnh hưởng của oxy đối với sinh vật kỵ khí .................................. 19
2.8.4 Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời .................................................. 20
2.8.5 Nhu cầu oxy hoá học (COD) ......................................................... 20
2.9 Sinh trưởng bám dính của màng sinh học (Biofilm) ........................... 20
2.10 Một số phương pháp xử lý nitơ trong nước thải ................................ 22
2.10.1 Phương pháp lý hóa ..................................................................... 22
ii
2.10.2 Phương pháp trao đổi ion ............................................................ 23
2.10.3 Phương pháp sinh học ................................................................. 23
2.11 Các công trình nghiên cứu có liên quan............................................. 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 29
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 29
3.2 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................... 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 29
3.3.1 Tạo vật liệu thí nghiệm .................................................................. 29
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................... 31
3.3.3 Phương pháp thu mẫu .................................................................... 33
3.3.4 Phương pháp phân tích mẫu .......................................................... 34
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 35
4.1 Kết quả tạo màng biofilm cho vật liệu thí nghiệm .............................. 35
4.2 Kết quả thí nghiệm với dung dịch nước thải pha từ hóa chất có nồng độ
tương đương với nước thải nhà máy chế biến thủy sản ........................................ 36
4.2.1 Nhiệt độ ......................................................................................... 36
4.2.2 pH .................................................................................................. 37
4.2.3 EC .................................................................................................. 39
4.2.4 DO.................................................................................................. 40
4.2.5 COD ............................................................................................... 42
4.2.6 Tổng đạm ....................................................................................... 44
4.2.7 Tổng lân ......................................................................................... 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 50
5.1 Kết luận ................................................................................................ 50
5.2 Kiến nghị .............................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
(trước xử lý) ................................................................................................................3
Bảng 2.2: Thành phần các chất trong nước thải của nhà máy chế biến thủy
sản ...............................................................................................................................4
Bảng 2.3: Thành phần nước thải công nghiệp của một số nhà máy chế biến
thủy sản tiêu biểu ........................................................................................................5
Bảng 2.4: Giá trị nồng độ các chất ở đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý
nước thải công nghiệp chế biến thủy hải sản An Giang .............................................6
Bảng 3.1: Tên và lượng hóa chất được đưa vào bể cấp ................................33
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích từng chỉ tiêu ............................................34
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Chuyển hóa các hợp chất nitơ trong xử lý sinh học ......................13
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ..................................................32
Hình 4.1: Khối bê tông không có màng biofilm ...........................................35
Hình 4.2: Khối bê tông sau khi tạo màng biofilm .........................................35
Hình 4.3: Sự biến động nhiệt độ (oC) giữa các điểm thu mẫu trong hệ thống
thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất .............................................36
Hình 4.4: Sự biến động pH giữa các điểm thu mẫu trong hệ thống thí nghiệm
khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất ...............................................................37
Hình 4.5: Sự biến động độ dẫn điện (EC, µS/cm) giữa các điểm thu mẫu
trong hệ thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất .....................39
Hình 4.6: Sự biến động oxy hòa tan (DO, mg/L) giữa các điểm thu mẫu trong
hệ thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất ..............................41
Hình 4.7: Sự biến động của COD (mg/L) giữa các điểm thu mẫu trong hệ
thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất ...................................43
Hình 4.8: Sự biến động nồng độ Photphorus (mg/L) giữa các điểm thu mẫu
trong hệ thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất .....................44
Hình 4.9: Sự biến động nồng độ Nitrogen (mg/L) giữa các điểm thu mẫu
trong hệ thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất .....................46
v
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến hàng loạt các khu công nghiệp
mọc lên, nếu không có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ thì sự phát triển về kinh tế sẽ
đánh đổi bằng sự phá hoại về môi trường và cuối cùng dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Vấn đề ô nhiễm do khu công nghiệp, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước là vấn đề bức
thiết cần có sự quan tâm chặt chẽ của cấp quản lý và ban ngành có liên quan. Nước thải
từ các khu công nghiệp chứa hàm lượng đạm, lân, các chất hữu cơ độc hại khó phân
hủy, các loại vi trùng gây bệnh,… rất cao, đặc biệt là các nhà máy chế biến thủy sản
đều chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để trước khi đưa ra môi trường bên ngoài
(Bùi Thị Nga, 2006). Trong đó, sự ô nhiễm nitrate là mối quan tâm từ trước đến nay, vì
đây là nguồn dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng phú dưỡng của các
thủy vực, tảo phát triển mạnh, khi chết đi sẽ phóng thích các độc tố làm ảnh hưởng đến
đời sống của thủy sinh vật, gây ra hiện tượng ô nhiễm các kênh rạch, và trong hệ tiêu
hóa của con người NO3- sẽ bị chuyển hóa thành nitrosamine là hợp chất gây ung thư
(Lương Đức Phẩm, 2007) làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2000), nước thải sau khi qua các giai
đoạn xử lý của nhà máy chỉ làm giảm phần nào nguồn cacbon hữu cơ, còn lại chất
dinh dưỡng đạm và lân. Sau khi xử lý sinh học, bình thường nước thải có thể giảm
được 90 - 98% BOD, nhưng tổng nitơ chỉ giảm được 30 – 40% và khoảng 30%
lượng photpho. Khi trong nước thải có hàm lượng N từ 30 – 60mg/l và hàm lượng P
từ 4 – 8mg/l sẽ là môi trường quá giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho rêu tảo và thực
vật thuỷ sinh phát triển (Lương Đức Phẩm, 2007). Vì vậy việc áp dụng, lựa chọn các
phương pháp hợp lý để xử lý nguồn nước thải là hết sức quan trọng.
Công nghệ xử lý nước thải ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học
và các biện pháp sinh học cũng đã chứng minh hiệu quả xử lý triệt để, hơn hẳn
những biện pháp xử lý hóa lý khác. Phương pháp xử lý nước thải dùng hệ vi sinh
vật bám dính có ưu điểm gọn nhẹ, đơn giản và tiết kiệm trong vận hành đã mở ra
triển vọng ứng dụng rộng cho các công trình xử lý nước thải.
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu loại bỏ dinh dưỡng đạm lân trong
nước thải bằng biện pháp sinh học như: Sử dụng hạt đất nung và khối bê tông để
loại bỏ đạm và lân trong nước (Lê Anh Kha, 2003), nghiên cứu tính đa dạng nhóm
vi sinh vật nitrate hoá (Slil et al., 2007), nghiên cứu xử lý nước ngầm nhiễm amoni
bằng phương pháp sinh học kết hợp nitrate hoá và khử nitrate với giá thể vi sinh là
sợi Acrylic (Nguyễn Việt Anh và ctv, 2005) và thí nghiệm khử nitơ amôn trong
1
nước ngầm bằng công nghệ sinh học ứng dụng giá thể vi sinh dạng sợi Polyester
(Lều Thọ Bách, 2009). Theo Trần Đức Hạ (2002) để loại dinh dưỡng đạm trong
nước bằng biện pháp sinh học cần thiết phải có nitrate hoặc nitrite,… Chứng tỏ việc
loại đạm, lân trong nước thải đang được quan tâm và đạt được nhiều kết quả.
Quá trình chuyển hoá nitơ là rất quan trọng trong xử lý nước thải, được xem
là một cách loại thải amôn và nitrate thừa trong môi trường. Trong xử lý nước thải,
sự loại thải hợp chất đạm có thể được thực hiện bởi sự kết hợp của quá trình nitrate
hoá và quá trình khử nitrate. Thông qua quá trình phản nitrate hoá, nitrate được
chuyển hoá thành N2O hoặc N2 bay vào khí quyển làm giảm hàm lượng đạm trong
nước thải. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu sự phản nitrate hoá đạm amôn trong
nước ở điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện.
¾ Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng vật liệu bám dính khảo sát sự phản nitrate hoá đạm amôn trong dung
dịch pha từ hóa chất ở điều kiện phòng thí nghiệm để có thể ứng dụng vào thực tế
xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải của trại chăn nuôi, xí nghiệp giết mổ gia súc hay
nước thải của xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản trước khi thải vào sông rạch tự nhiên.
¾ Nội dung nghiên cứu
Tạo các khối bê tông có dạng khối lập phương từ những nguyên liệu dễ tìm
và rẻ tiền như cát, đá, xi măng.
Tạo lớp màng biofilm trên bề mặt vật liệu bám dính có nguồn gốc từ hệ vi
sinh vật có sẵn trong hệ thống nước thải nhà máy chế biến thủy sản.
Thực hiện thí nghiệm với nước thải tổng hợp có nồng độ tương đương với
nồng độ nước thải sau giai đoạn nitrate hóa của nhà máy chế biến thủy sản dựa theo
các tài liệu tham khảo.
Theo dõi sự phản nitrate hóa đạm amôn trong bể phản ứng để tính hiệu suất
xử lý của vật liệu.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm nước thải nhà máy chế biến thuỷ sản
Thành phần nước thải các khu công nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề của
các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp.
Thành phần nước thải của các khu công nghiệp chủ yếu bao gồm các chất lơ
lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng
(biểu diễn bằng hàm lượng tổng nitơ và tổng photpho) và kim loại nặng.
Bảng 2.1: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp
Chất ô nhiễm chính
Chất ô nhiễm phụ
Chế biến đồ hộp, thủy sản, BOD, COD, pH, SS
rau quả, đông lạnh
Màu, tổng P, N
Chế biến nước uống có cồn, BOD, pH, SS, N, P
bia, rượu
TDS, màu, độ đục
Chế biến thịt
BOD, pH, SS, độ đục
NH4+, P, màu
Sản xuất bột ngọt
BOD, SS, pH, NH4+
Độ đục, NO3-, PO43-
Cơ khí
COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, SS, Zn, Pb, Cd
Ni
Thuộc da
BOD5, COD, SS, Cr, NH4+, N, P, tổng Coliform
dầu mỡ, phenol, sunfua
Dệt nhuộm
SS, BOD, kim loại nặng, Màu, độ đục
dầu mỡ
Phân hóa học
pH, độ acid, F, kim loại Màu, SS, dầu mỡ, N, P
nặng
Sản xuất phân hóa học
NH4+, NO3-, ure
pH, hợp chất hữu cơ
Sản xuất hóa chất hữu cơ, vô pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, COD, phenol, F, Silicat, kim
cơ
SO42loại nặng
Sản xuất giấy
SS, BOD, COD, phenol, pH, độ đục, độ màu
lignin, tannin
(Nguồn: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình, NXB KHKT, 1997)
Ngành chế biến thủy sản đã sử dụng một lượng nước rất lớn trong quá trình
chế biến đồng thời cũng thải ra môi trường một lượng lớn nước thải cùng với các
chất thải rắn (đầu, dè, mực, vây, vỏ tôm,…)
Lượng nước thải từ các công nghệ rất khác nhau, phụ thuộc vào lượng nước
cấp, quy trình công nghệ, phương pháp chế biến, tình trạng máy móc. Lượng nước
3
thải từ các công ty dao động rất lớn, ở Việt Nam nước thải tính trên một tấn sản
phẩm dao động từ 30 – 200m3.
Khối lượng và chế độ thải nước, thành phần và tính chất nước thải tuỳ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là: nguyên liệu và các hoá chất sử dụng trong sản
xuất; dây chuyền công nghệ sản xuất; chất lượng nước tiêu thụ cho các nhu cầu sản
xuất; điều kiện địa phương (Trần Hiếu Nhuệ, 1999).
Thành phần chính của nước thải nhà máy chế biến thuỷ sản gồm có:
- Nước thải sản xuất là loại nước dùng để rửa thuỷ sản trong sản xuất.
- Nước thải vệ sinh công nghiệp là loại nước dùng để vệ sinh tay, chân công
nhân trước khi vào ca sản xuất, rửa dụng cụ chế biến, thiết bị, máy móc và sàn nhà
phân xưởng mỗi ngày,…
- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong
nhà máy.
Hiện nay, lượng nước thải sinh ra từ lĩnh vực chế biến thủy sản khá lớn, cụ
thể như tổng lượng nước thải từ các Khu công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
là 13.700 m3/ngày, trong đó Cần Thơ chiếm 11.300 m3/ngày (Bộ Tài nguyên Môi
Trường, 2009).
Theo Viện Công nghệ Môi trường – Trung tâm KHTN&CN Quốc gia: Nước
thải nhà máy chế biến thuỷ sản được đặc trưng bởi hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ
và nitơ cao. Nồng độ BOD ≥ 1000mg/l và tổng nitơ ≥150mg/l. Tỉ lệ COD/BOD5
nằm trong khoảng 1.1 – 1.3, cho phép xử lý nước thải theo phương pháp sinh học
đạt hiệu quả cao. Số liệu khảo sát tại một số nhà máy chế biến thuỷ sản tại Việt
Nam về thành phần các chất ô nhiễm thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Thành phần các chất trong nước thải của nhà máy chế biến thuỷ sản
Đơn vị tính: mg/l
Thành phần
Hàm lượng
Chất rắn lơ lửng
800 – 2000
COD
700 – 1500
BOD
600 – 1300
Tổng nitơ
100 – 350
Photpho
30 – 70
Đặc điểm nước thải thủy sản là bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ
lửng, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh. Các chất ô nhiễm này khi thải ra
ngoài môi trường gây ô nhiễm lan tỏa tới môi trường đất, nước, không khí, ảnh
hưởng tới kinh tế, cảnh quan và sức khỏe con người.
4
Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng COD dao động trong khoảng
1000÷1200 mg/L, hàm lượng BOD5 cũng khá lớn từ 400÷3800 mg/L, nồng độ chất
rắn lơ lửng từ 125÷400 mg/L, trong nước còn chứa các vụn thủy sản và các vụn này
thường dễ lắng, hàm lượng nitơ từ 57÷120 mg/L và photpho từ 13÷90 mg/L, tổng vi
khuẩn hiếu khí từ 104 – 105 khuẩn lạc/100ml.
Bảng 2.3: Thành phần nước thải công nghiệp của một số nhà máy chế biến thủy sản (CBTS)
tiêu biểu.
Thành phần hóa học
Nhà máy CBTS Phương
Nam (tỉnh Sóc Trăng)
Xí nghiệp đông lạnh TS 30-4
(Thị xã Vĩnh Long)
6.5 – 7.5
6.6 – 6.7
COD (mg/L)
1200
1780
BOD5 (mg/L)
800
1100
Tổng N
98
85
250
300
pH
Chất rắn
(mg/L)
lơ
lửng
(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2003)
Nước thải nhà máy chế biến thủy sản chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thích
hợp cho công nghệ xử lý sinh học (Hồ Mỹ Loan, 2007).
Nồng độ các chất bẩn trong nước thải có thể đậm đặc hoặc loãng tùy thuộc
vào sản phẩm của từng quy trình sản xuất (Lê Hoàng Việt, 2005).
Theo nghiên cứu của Bùi Thị Nga (2008), cho thấy nước thải tại KCN Trà Nóc
có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt QCVN từ 2-53 lần, chất hữu cơ vượt từ 5-6 lần,
coliform vượt từ 2 – 48 lần (QCVN 08:2008/BTNMT); điều này đã làm gia tăng mức
độ ô nhiễm môi trường trên các sông, rạch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình
nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt của cộng đồng dân cư tại chổ và lân cận.
Tuy nhiên, nồng độ và thành phần các chất hữu cơ có trong nước thải thay
đổi theo mùa thủy sản, theo mức nước sử dụng, có xu hướng giảm dần ở những lần
rửa sau cùng. Cho nên, cũng khó đề xuất ra một quy trình xử lý phù hợp.
Trên thực tế thành phần chất thải bị ô nhiễm đạm không chỉ chứa nitrate mà
có nhiều dạng khác nhau của nitơ. Thật vậy theo số liệu tháng 6 năm 2004 của
nhóm sinh viên lớp môi trường K26 trong quyển “ Khảo sát hiện trạng môi trường
xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản An Giang (Agifish 7)” có giá trị các thông số ở đầu
vào và đầu ra của hệ thống xử lí nước thải của xí nghiệp như sau:
5
Bảng 2.4: Giá trị, nồng độ các chất ở đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải của xí
nghiệp chế biến thuỷ hải sản An Giang
Thông số
Đầu vào
(mg/L)
Đầu ra
(mg/L)
TCVN (Nước thải công
nghiệp loại A)
Nhiệt độ (0C)
28.5
30.3
40
DO (mg/l)
1.05
1.04
-
COD (mg/l)
2512
121.6
50
N-NO3- (mg/l)
18.1
5.85
-
TN (mg/l)
49.8
32.8
30
3-
PO4 (mg/l)
70.6
1.53
-
TP (mg/l)
137.6
28.6
4
Qua bảng 2.4 cho thấy nước thải của xí nghiệp có nồng độ N-NO3- và TN rất
cao. Khi trong nước thải có hàm lượng N từ 30 – 60mg/l và hàm lượng P từ 4 –
8mg/l sẽ là môi trường quá giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho rêu tảo và thực vật
thuỷ sinh phát triển (Lương Đức Phẩm, 2007).
Nước thải còn chứa nhiều mảnh vụn thịt và ruột, đầu, vỏ,… và các thành
phần hữu cơ cao khi thải trực tiếp vào thủy vực qua thời gian lâu dài sẽ làm cho
thủy vực mất khả năng tự làm sạch dẫn đến thủy vực bị ô nhiễm hữu cơ. Nếu thủy
vực chứa quá nhiều chất hữu cơ thì chất hữu cơ chủ yếu được phân hủy bởi vi sinh
vật yếm khí. Khi đó sản phẩm phân hủy chất hữu cơ là các khí thường độc và có
mùi hôi khó chịu như metan (CH4), ammoniac (NH3), sunfuahydro (H2S),… Trong
trường hợp này nồng độ oxy trong nước (DO) cũng bị giảm xuống dưới mức độ giới
hạn đối với cá, dẫn đến các sinh vật hiếu khí bị chết hay trốn khỏi nguồn nước đó
gây mất cân bằng sinh thái và chuỗi thức ăn (Trịnh Lê Hùng, 2009).
Trong nước thải thủy sản còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là nitơ
và các chất khoáng khác. Các chất này khi vào nguồn nước sẽ gây nên hiện tượng
phú dưỡng hóa cho nguồn nước. Các chất dinh dưỡng sẽ được phù du thực vật, nhất
là tảo lam, hấp thụ tạo nên sinh khối trong quá trình quang hợp. Sự phát triển đột
ngột của tảo lam trong nguồn nước giàu chất dinh dưỡng làm cho nước có mùi và
độ màu tăng lên, chế độ oxy trong nguồn nước không ổn định. Sau quá trình phát
triển, phù du thực vật bị chết. Xác phù du thực vật sẽ làm tăng thêm một lượng chất
hữu cơ, tạo nên sự nhiễm bẩn lần hai trong nguồn nước (Trần Đức Hạ, 2002).
6
2.2 Sơ lược về các hợp chất nitơ trong nước
Trong nước các hợp chất nitơ thường tồn tại ở 3 dạng: hợp chất hữu cơ,
ammoniac và dạng oxi hoá (nitrite, nitrate), các dạng này là khâu chuỗi phân huỷ
hợp chất chứa nitơ hữu cơ như protein và hợp phần của protein (Lương Đức Phẩm,
2007).
Vi khuẩn nitrate hoá
Protein
Phân huỷ
N 3, NH4+
NH
NO2N
Nitrosomonas
NO3-
Vi khuẩn khử
NO2-
NO3N
Nitrobacter
NO
N2 O
N2
Các nguồn nitơ sử dụng cho vi sinh vật thực tế bao gồm toàn bộ các nguồn
nitơ hữu cơ và vô cơ. Nitơ được chuyển hoá để tạo ra các protein, các axit nucleic,
các polime của thành tế bào. Nitơ chiếm khoảng 12% trọng lượng khô của một khối
vi sinh vật nguyên chất, trong nước thải giá trị này chiếm khoảng 10% (Nguyễn Văn
Tố, 1999).
Cũng theo Nguyễn Văn Tố (1999), khi phân tích hàm lượng nitơ trong nước:
- Nếu nước thải chứa hầu hết các hợp chất nitơ hữu cơ, amomiac, hoặc
NH4OH là nước mới bị ô nhiễm.
- Nếu nước chứa hợp chất nitơ chủ yếu là nitrite (NO2-) là nước đã bị ô nhiễm
một thời gian dài.
- Nếu nước chỉ chứa chủ yếu là hợp chất nitơ ở dạng nitrate (NO3-) chứng tỏ
quá trình phân huỷ đã kết thúc. Tuy vậy, các nitrate chỉ bền ở điều kiện hiếu khí, khi
ở điều kiện thiếu khí hoặc kỵ khí các nitrate dễ bị khử thành N2O, NO và nitơ phân
tử tách khỏi nước bay vào không khí.
Ammoniac (NH3): ammoniac có mặt tự nhiên trong nước mặt và nước thải
sinh hoạt. Ammoniac ở trong nước tồn tại dạng NH3 và NH4+ (NH4OH, NH4NO3,
(NH4)2SO4,…) tùy thuộc vào pH của nước vì nó là một bazơ yếu. Tính độc của NH3
cao hơn các ion amon (NH4+). Với nồng độ 0.01 mg/l NH3 đã gây độc cho cá qua
đường máu, nồng độ 0.2 – 0.5 mg/l đã gây độc cáp tính.
Nitrate (NO3-): nitrate là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các hợp
chất hữu cơ chứa N có trong chất thải của người và động vật, thực vật. Nitrate chỉ
bền ở điều kiện hiếu khí, trong điều kiện yếm khí chúng nhanh chóng bị khử thành
nitơ tự do tách ra khỏi nước. Trong nước tự nhiên, nồng độ nitrate thường nhỏ hơn
5mg/l. Vùng bị ô nhiễm do chất thải hoặc phân bón hàm lượng nitrate trong nước
7
trên 10mg/l, làm cho rong tảo dễ phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước
sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
Bản thân nitrate không có độc tính, nhưng trong cơ thể nó bị chuyển hoá
thành nitrite rồi kết hợp với một số chất khác có thể tạo thành hợp chất nitrozo là
chất có khả năng gây ung thư (Lương Đức Phẩm, 2007).
Trong nước nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau như: NH4+, NO2-, NO3- và các
dạng hữu cơ, trong đó NH4+, NO3- là dạng được sinh vật hấp thụ nhiều nhất, N-NH3 là
muối dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết cho đời sống của thủy sinh vật, là nguồn
nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho thủy sinh vật sử dụng tạo nên chất sống vì thực vật
thủy sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm cá,… (Đặng Kim Chi, 1996).
2.3 Tác hại của nitơ trong nước thải
2.3.1 Tác hại của nitơ đối với sức khỏe cộng đồng
Trên bình diện sức khoẻ nitơ tồn tại trong nước thải có thể gây nên hiệu ứng
về môi trường. Sự có mặt của nitơ trong nước thải có thể gây ra nhiều ảnh hưởng
xấu đến hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Khi trong nước thải có nhiều
ammoniac có thể gây độc cho cá và hệ động vật thuỷ sinh, làm giảm lượng ôxy hoà
tan trong nước. Khi hàm lượng nitơ trong nước cao cộng thêm hàm lượng phôtpho
có thể gây phú dưỡng nguồn tiếp nhận làm nước có màu và mùi khó chịu đặc biệt là
lượng ôxy hoà tan trong nước giảm mạnh gây ngạt cho cá và hệ sinh vật trong hồ.
Khi xử lý nitơ trong nước thải không tốt, để hợp chất nitơ đi vào trong chuỗi
thức ăn hay trong nước cấp có thể gây nên một số bệnh nguy hiểm. Nitrate tạo
chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo thành các nitrosamin là
nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi. Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với nitrate
lọt vào sữa mẹ, hoặc qua nước dùng để pha sữa. Khi lọt vào cơ thể, nitrate chuyển
hóa thành nitrite nhờ vi khuẩn đường ruột. Ion nitrite còn nguy hiểm hơn nitrate đối
với sức khỏe con người. Khi tác dụng với các amin hay alkyl cacbonat trong cơ thể
người chúng có thể tạo thành các hợp chất chứa nitơ gây ung thư. Trong cơ thể
nitrite có thể ôxy hoá sắt II ngăn cản quá trình hình thành Hb làm giảm lượng ôxy
trong máu có thể gây ngạt, nôn, khi nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.
2.3.2 Tác hại của nitơ đối với môi trường
Nitơ trong nước thải cao, chảy vào sông, hồ làm tăng hàm lượng chất dinh
dưỡng. Do vậy nó gây ra sự phát triển mạnh mẽ của các loại thực vật phù du như
rêu, tảo gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng
nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong
nước như NH4+, H2S, CO2, CH4... tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước.
Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước.
8
Hiện nay, phú dưỡng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn
nước thải. Đặc biệt là tại khu vực Hà Nội, sông Sét, sông Lừ, sông Tô Lịch đều có
màu xanh đen hoặc đen, có mùi hôi thối do thoát khí H2S. Hiện tượng này tác động
tiêu cực tới hoạt động sống của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái của nước hồ,
tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của khu dân cư.
2.3.3 Tác hại của nitơ đối với quá trình xử lý nước
Sự có mặt của nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu
quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất
trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề
đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các
học giả đi sâu tìm hiểu.
2.4 Quá trình chuyển hóa các hợp chất nitơ
Trong các môi trường tự nhiên, nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau, từ nitơ
phân tử ở dạng khí cho đến các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong cơ thể động vật,
thực vật và con người. Trong cơ thể sinh vật, nitơ tồn tại chủ yếu dưới dạng các hợp
chất đạm hữu cơ như protein, axit amin. Khi cơ thể sinh vật chết đi, lượng nitơ hữu
cơ này tồn tại ở trong đất. Dưới tác dụng của nhóm vi sinh vật hoại sinh, protein
được phân giải thành các axit amin. Các axit amin lại được một nhóm vi sinh vật
phân giải thành NH3 hoặc NH4+ gọi là nhóm vi khuẩn amôn hóa. Quá trình này gọi
là sự khoáng hóa chất hữu cơ vì qua đó nitơ hữu cơ được chuyển thành dạng nitơ
khoáng. Dạng NH4+ sẽ được chuyển hóa thành dạng NO3- nhờ nhóm vi khuẩn
nitrate hóa. Các hợp chất nitrate lại được chuyển hóa thành dạng nitơ phân tử, quá
trình này gọi là sự phản nitrate hóa được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn phản nitrate.
Khí nitơ sẽ được cố định lại trong tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật sau đó chuyển
thành dạng nitơ hữu cơ nhờ nhóm vi khuẩn cố định nitơ. Như vậy vòng tuần hoàn
nitơ được khép kín. Trong hầu hết các khâu chuyển hóa của vòng tuần hoàn đều có
sự tham gia của các nhóm vi sinh vật khác nhau. Nếu sự hoạt động của một nhóm
nào đó ngừng lại, toàn bộ sự chuyển hóa của vòng tuần hoàn cũng sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng (Trần Cẩm Vân, 2002).
2.4.1 Quá trình amôn hoá
Bản chất của quá trình amôn hóa là sự tạo thành NH3 hoặc NH4+ từ các hợp
chất nitơ hữu cơ (protein, urê, axit nucleic…) dưới tác động của vi sinh vật.
Trong thiên nhiên tồn tại nhiều dạng hợp chất nitơ hữu cơ như protein, acid
amin, acid nucleic, urê… Các hợp chất này đi vào nước từ nguồn xác động vật, thực
vật, các loại phân chuồng, phân xanh, rác rưởi. Thực vật không thể đồng hóa được
9
dạng nitơ hữu cơ phức tạp như trên, nó chỉ có thể sử dụng được sau quá trình amôn
hóa, các dạng nitơ hữu cơ được chuyển hóa thành dạng NH4+ hoặc NH3.
2.4.2 Quá trình nitrate hoá
Theo Trần Cẩm Vân (2005), các dạng nitơ hữu cơ được chuyển hoá thành dạng
NH4+, NH3 thông qua quá trình amôn hoá. Sau quá trình amôn hoá là quá trình nitrate
hoá chuyển hoá amôn thành nitrate bởi hoạt động của vi sinh vật. Nhóm vi sinh vật tiến
hành quá trình này gọi chung là nhóm vi khuẩn nitrate hoá bao gồm hai nhóm tiến hành
hai giai đoạn của quá trình. Giai đoạn oxy hoá NH4+ thành NO2- gọi là giai đoạn nitrite
hoá, giai đoạn oxy hoá NO2- thành NO3- gọi là giai đoạn nitrate hoá.
Giai đoạn nitrite hoá
Quá trình oxy hoá NH4+ tạo thành NO2- được tiến hành bởi vi khuẩn Nitrite
hoá. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật tự dưỡng hoá năng có khả năng oxy hoá NH4+
bằng oxy không khí và tạo ra năng lượng.
NH4+ + 3/2 O2
NO2- + H2O + năng lượng
Năng lượng này dùng để đồng hoá CO2 thành cacbon hữu cơ. Enzyme xúc
tác cho quá trình này là các enzyme của quá trình hô hấp hiếu khí.
Nhóm vi khuẩn nitrite hoá bao gồm 4 chi khác nhau: Nitrosomonas,
Nitrozocystis, Nitrozlobus và Nitrosopira chúng đều thuộc loại tự dưỡng bắt buộc,
không có khả năng sống trên môi trường thạch. Do vậy phân lập chúng rất khó, phải
dung silicagen thay cho thạch (Trần Cẩm Vân, 2002).
Giai đoạn nitrate hoá
Quá trình oxy hoá NO2- thành NO3- được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn nitrate.
Chúng cũng là những nhóm vi sinh vật tự dưỡng hoá năng có khả năng oxy hoá NO2tạo thành năng lượng. Năng lượng này được dùng để đồng hoá CO2 tạo thành đường.
NO2- + ½ O2
NO3- + năng lượng
Nhóm vi khuẩn tham gia quá trình oxy hoá NO2- thành NO3- bao gồm:
Nitrobacter, Nitrosospira và Nitrococcus. Ngoài nhóm vi khuẩn tự dưỡng hoá năng
này, trong đất còn có một số loài vi sinh vật dị dưỡng cũng tiến hành quá trình
nitrate hoá. Đó là vi khuẩn và xạ khuẩn thuộc các chi Pseudomonas,
Corynebacterium, Streptomyces,…(Trần Cẩm Vân, 2002).
Theo Trần Cẩm Vân (2002), quá trình nitrate hoá là một khâu quan trọng
trong vòng tuần hoàn nitơ, nhưng đối với nông nhiệp nó có nhiều điều bất lợi: Dạng
đạm nitrate thường dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu, dễ bị đi vào quá trình phản
nitrate hoá tạo thành khí nitơ làm mất đạm. Anion NO3- thường kết hợp với ion H+
10
trong đất tạo thành HNO3 làm cho pH đất giảm xuống rất bất lợi đối với cây trồng.
Hơn nữa, lượng nitrate dư thừa trong đất được cây trồng hấp thu nhiều làm cho hàm
lượng nitrate trong sản phẩm lương thực, thực phẩm cao gây độc cho người.
2.4.3 Quá trình khử nitrate hoá
Sự phản nitrate hoá được hiểu là quá trình khử nitrate tạo ra sản phẩm cuối
cùng là nitơ phân tử.
Quá trình nitrate hoá mang nhu cầu oxy cho nguồn tiếp nhận nước. Do đó
nitrate cần phải được loại bỏ trước khi chúng được thải vào nguồn tiếp nhận, đặc
biệt đối với nguồn cấp nước uống (Đỗ Hồng Lan Chi và Lâm Minh Triết, 2005).
Vi sinh vật thực hiện quá trình khử nitrate có tên chung là Denitrifier bao
gồm ít nhất 14 loài vi sinh vật. Ví dụ Bacillus, Pseudomonas, Methanomonas,
Thiobacillus. Phần lớn loại vi sinh vật trên sử dụng oxy hoặc nitrate, nitrite làm chất
oxy hóa (nhận điện tử trong các phản ứng sinh hóa) để sản xuất năng lượng (Lê Văn
Cát, 2007).
Quá trình phản nitrate hoá được xảy ra theo hai chiều hướng khác nhau:
Phản nitrate hoá trực tiếp: được thực hiện bởi rất nhiều vi sinh vật khác
nhau, trong đó đáng chú ý nhất là những loài sau:
Chromobacterium denitrificans: loài này không tạo bào tử, chúng thuộc loài
yếm khí tuỳ tiện, chúng có khả năng khử nitrate thành N2 tự do.
Achromobacter stutzeri: loài này thường tạo thành chuỗi dài. Chúng có khả
năng làm đông tụ sữa và có khả năng lên men một số đường tạo thành các chất khí.
Pseudomonas fluorescens: loài trực khuẩn này có khả năng chuyển động,
trong thiên nhiên chúng tạo thành chuỗi.
Bacterium pyocianeum: loài này có khả năng oxy hoá nitrate thành N2 trong
môi trường chúng thường tạo sắc tố màu xanh.
Cơ chế chuyển hoá nitrate trong quá trình phản nitrate hoá là một cơ chế rất
phức tạp. Sự phức tạp của cơ chế này phụ thuộc rất nhiều ở từng giống vi sinh vật
và điều kiện xãy ra quá trình. Quá trình này có thể xãy ra ba trường hợp khác nhau:
Trường hợp thứ nhất: Nhiều loài vi khuẩn và cả nấm hoại sinh có thể khử
axit nitric thành axit nitrơrit theo phương trình sau:
HNO3 + 2H
HNO2 + H2O
11
Trường hợp thứ hai: Nhiều loài vi khuẩn có khả năng khử nitrate thành NH3
theo phương trình sau:
HNO3 + 8H
NH3 + 3H2O
Trường hợp thứ ba: Nhiều loài vi sinh vật khác lại có khả năng khử nitrate
thành N2 tự do qua một số sản phẩm trung gian như phương trình sau:
2HNO3
2HNO2
2HNO
N2
Tất cả quá trình khử nitrat đều có ý nghĩa giải phóng năng lượng cho vi sinh
vật phát triển. Các vi sinh vật tham gia phản ứng nitrate là những vi sinh vật hô hấp
tuỳ tiện. Trong điều kiện thoáng khí, chúng sử dụng CO2 làm chất nhận H2. Trong
điều kiện yếm khí, chúng sử dụng nitrate làm nhiệm vụ này. Trong thiên nhiên luôn
xảy ra quá trình phản nitrate hoá. Quá trình này là một quá trình có hại cho thực vật
vì bản chất của quá trình là quá trình làm mất nitơ trong nước (Nguyễn Đức Lượng
và Nguyễn Thị Thuỳ Dương, 2003).
Phản nitrate hoá gián tiếp
Vi sinh vật chỉ tham gia giai đoạn đầu là oxy hoá axit nitric thành axit nitrit.
Còn những giai đoạn sau là xảy ra hoàn toàn theo những phản ứng hoá học thuần
tuý ở môi trường axit để giải phóng N2.
Các phản ứng hoá học giữa axit nitrit với axit amin xảy ra theo phương trình:
R-CHNH2-COOH + HNO2
R-CO-NH2 + O2
R-COOH + N2 + H2O
N-OH
R-COOH + N2 + H2O
Toàn bộ quá trình phản nitrate hoá là quá trình có lợi trong quá trình tự làm
sạch môi trường nước, trả nitơ về không khí và để chúng lại tiếp tục quá trình
chuyển hoá trong vòng tuần hoàn của chúng (Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2003).
Sự giải phóng nitơ là sản phẩm ưu thế của quá trình khử nitrate. Tuy nhiên
nitơ hòa tan ít trong nước, do đó có khuynh hướng thoát ra như các bong bóng nổi
lên. Các bong bóng này có thể ngăn chặn sự lắng của bùn trong các bể lắng.
Ngoài ra oxit nitơ (N2O) có thể sinh ra trong quá trình khử nitrate trong nước
thải, dẫn đến sự loại bỏ không hoàn toàn nitrate. Khí N2O là chất gây ô nhiễm
không khí, cần ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự sinh ra chất này. Ở một số điều kiện,
có thể đến 8% nitrate chuyển thành N2O và điều kiện thích hợp hơn cho chúng là tỷ
số COD/N-NO3 thấp, thời gian lưu bùn ngắn và pH thấp (Lê Văn Cát, 2007).
Trong thiên nhiên còn có một quá trình hết sức quan trọng khác, đó là quá
trình cố định nitơ phân tử. Quá trình này xảy ra rất mãnh liệt trong đất nhờ hai nhóm
vi sinh vật: vi sinh vật cố định nitơ tự do (Azotobacter, Clostridium) và vi sinh vật
12
cố định nitơ cộng sinh (Rhizobium). Tuy nhiên, vì nitơ tan rất kém trong nước nên
quá trình cố định nitơ không khí xảy ra trong môi trường nước hoàn toàn không
đáng kể (Nguyên Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003).
Theo Lương Đức Phẩm (2007), quá trình chuyển hóa nitơ do vi sinh như sau:
NH4 được tạo thành trong quá trình amôn hóa nhờ rất nhiều loài vi sinh vật, được
các loài vi khuẩn sử dụng làm nguồn N dinh dưỡng, đồng hóa để xây dựng tế bào
mới, tảo và các thực vật nởi khác cũng dùng nguồn nitơ này cùng với CO2 và P để
tiến hành quang hợp. Ngoài ra, NH4+ nhờ vi khuẩn nitrat hóa chuyển thành NO2,
NO3 hoặc bị vi khuẩn phản nitrat hóa chuyển thành nitơ phân tử bay vào không khí.
+
Nitơ hữu cơ (protein,
peptit, axit amin…), urê
Tự phân
Thủy phân và oxy
hóa do vi khuẩn
N – NH4+
Nitrosomonas
Nitrate
hóa
Đồng
hóa
Nitơ trong thành phần
tế bào vi khuẩn
Tế bào vi
khuẩn chết
Oxy hóa nội sinh
Nitrite (NO2)
Nitrobacter
Nitrate (NO3)
Khử nitrate
NO2
NO
N2O
Nitơ phân tử (N2)
Anoxit (thiếu khí)
Cacbon hữu cơ
Hình 2.1: Chuyển hóa các hợp chất nitơ trong xử lý sinh học
2.5 Các điều kiện để phản ứng loại nitrate xảy ra
Theo Lương Đức Phẩm (2007), muốn loại được nitrate thì phải tạo điều kiện
cho vi sinh vật khử nitrate hoạt động để khử nitrate thành nitơ phân tử bay vào
không khí. Do vậy, các phương pháp sinh học hay được dùng nhiều nhất để loại bỏ
ô nhiễm các hợp chất nitơ.
Điều kiện cần thiết để khử nitrate là:
- Trước hết phải có quá trình nitrate hóa xảy ra và lượng nitrate đã được tích tụ
khá lớn trong môi trường.
- Cần phải có mặt nguồn cacbon hữu cơ có khả năng đồng hóa.
13
- Quan hệ với không khí là thiếu khí (thiếu oxy).
- Nguồn cacbon có thể là nước thải thô. Để đạt được hiệu quả loại bỏ nitrate,
người ta bổ sung những hợp chất hữu cơ dễ được vi sinh vật đồng hóa (ví dụ như rượu
metylic). Đối với nước thải công nghiệp thường thiếu cacbon hữu cơ dễ đồng hóa, việc
bổ sung nguồn cacbon hữu cơ từ bên ngoài vào là rất cần thiết. Khử nitrate cũng có thể
do chuyển hóa nội sinh của sinh khối vi sinh vật được tạo ra. Trong bùn hoạt tính khi
có một số tế bào vi sinh vật bị chết và tự phân, các chất dinh dưỡng của tế bào được
hòa tan dùng làm thức ăn cho vi khuẩn khử nitrate và vi sinh vật nói chung.
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử nitrate
Theo Huỳnh Thị Ngọc Lưu và Nguyễn Thị Thu Vân (2007), những yếu tố
sau đây ảnh hưởng tới quá trình khử nitrat hoá trong quá trình xử lý nước thải cũng
như trong một số môi trường khác:
Nồng độ nitrate: Nitrate đóng vai trò là chất nhận electron của vi sinh vật
khử nitrate nên tốc độ sinh trưởng của các vi sinh vật này phụ thuộc vào nồng độ
nitrate theo mô hình động học của Monod.
Điều kiện thiếu khí (anoxic): Quá trình phản nitrate hóa xãy ra khi NO3- được
vi sinh vật sử dụng làm chất nhận điện tử trong phản ứng oxy hóa chất hữu cơ thu
năng lượng. Nếu trong môi trường có oxy, vi sinh vật sẽ ưu tiên sử dụng oxy làm chất
nhận điện tử, khi đó quá trình phản nitrate hóa bị cản trở, ảnh hưởng đến hiệu suất
loại nitrate. Oxy cạnh tranh có hiệu quả với nitrate trong vai trò là chất nhận electron
cuối cùng trong quá trình hô hấp. Khi có mặt oxy, quá trình oxy hoá glucozo sẽ giải
phóng năng lượng nhiều hơn. Điều này giải thích tại sao quá trình khử nitrate có thể
xảy ra bên trong các hạt bùn hoạt tính hoặc ở lớp vi sinh vật bên trong của màng sinh
học (biofilm) mặc dù trong môi trường có nồng độ oxy hoà tan thấp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ oxy hòa tan là 1÷2mg/L không ảnh
hưởng đến quá trình phản nitrate hóa trong hệ thống lọc sinh học nhưng trong hệ
thống bùn hoạt tính thì nồng độ oxy hòa tan nên nhỏ hơn 0.3mg/L.
Sự có mặt của chất hữu cơ trong môi trường: Vi sinh vật khử nitrate hoá
nhất định phải có chất cho electron để thực hiện quá trình khử. Một vài loại chất cho
electron đã được nghiên cứu và đưa ra. Những chất này có thể là axit axetic, axit
xitric, methanol hoặc chính nước thải sinh hoạt, chất thải của công nghiệp thực
phẩm như của quá trình lên men, quá trình tinh chế đường và thậm chí là cả bùn.
Nguồn electron tốt nhất mặc dù khá đắt là methanol. Nó được sử dụng như là nguồn
cacbon để điều khiển quá trình khử nitrate hoá. Khí sinh học thường chứa tới 60%
metan cũng có thể được sử dụng như là nguồn cacbon cho quá trình này vì vi khuẩn
14
metan sẽ oxy hoá metan thành methanol. Phản ứng của quá trình này (khử nitrate
hoá) có thể được mô tả:
6NO3- + 5CH3OH
3N2 + 5CO2 + 7H2O + 6OH-
Theo phản ứng trên thì khử 1 mol NO3- cần có 5/6 mol methanol. Tuy nhiên,
một lượng nhỏ methanol được sử dụng cho quá trình hô hấp và tổng hợp tế bào.
Quá trình khử nitrat đạt cực đại khi tỉ số CH3OH/NO3- đạt xấp xỉ 2.5.
pH của môi trường: phản nitrate hóa không thể xãy ra khi pH thấp vì ở điều
kiện đó vi khuẩn phản nitrate hóa không hoạt động và pH tối ưu các vi khuẩn tham
gia vào quá trình phản nitrate hoá thường nằm trong khoảng pH từ 7 – 8. Tác động
của pH tới quá trình phản nitrate cũng phụ thuộc vào thời gian tác động và tác động
trong thời gian ngắn là đáng quan tâm hơn cả vì pH thường thay đổi trong thời gian
dài. Trong quá trình phản nitrate hoá, pH của môi trường có khuynh hướng tăng do
phản ứng khử NO3- để tạo thành N2 và sinh ra các anion OH-. Nếu không có biện
pháp ổn định pH trong suốt quá trình có thể sẽ gây ra hiện tượng ức chế các vi
khuẩn trong hệ bùn hoạt tính do nồng độ amoni tự do sẽ tăng mạnh ở pH kiềm.
Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ tác động tới sinh trưởng của các vi khuẩn
tham gia vào quá trình phản nitrate hoá và ảnh hưởng đến tốc độ khử nitrate. Quá
trình khử nitrate hoá có thể xảy ra trong khoảng nhiệt độ rất rộng từ 0oC – 50oC
trong đó khoảng tối ưu là 30oC – 35oC. Tốc độ của phản ứng diễn ra chậm 1.5 – 2.0
và đặc biệt chậm ở trong khoảng nhiệt độ từ 5oC – 15oC.
Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng: Quá trình khử nitrate được kích
thích trong sự có mặt của Mo và Se, chúng hoạt động tạo thành format
dehydrogenaza (formate dehydrogenase), một trong những enzyme phức tạp nhất
trong sự trao đổi chất của metanol. Mo còn là nguyên tố chủ yếu trong việc tổng
hợp men khử (reductase) nitrate.
Các hoá chất độc hại: Vi khuẩn khử nitrate hoá ít nhạy cảm với hoá chất độc
hại hơn là vi khuẩn nitrate hoá.
2.7 Sơ lược về hệ vi sinh vật trong nước
Vi sinh vật có mặt ở khắp các nơi trong các nguồn nước. Sự phân bố của
chúng hoàn toàn không đồng nhất mà lại rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng của
từng loại môi trường và khả năng thích ứng của vi sinh vật. Các yếu tố môi trường
quan trọng quyết định sự phân bố của vi sinh vật là hàm lượng muối, chất hữu cơ,
nhiệt độ và ánh sáng (Trần Cẩm Vân, 2002).
Phần lớn vi sinh vật xâm nhập vào nước là từ đất, phân, nước tiểu, các nguồn
thải và từ bụi trong không khí rơi xuống. Số lượng và chủng loại vi sinh vật trong
15
nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là những chất hữu cơ hoà tan trong nước, các
chất độc, tia tử ngoại, pH môi trường, các chất dinh dưỡng của chúng. Nước càng
bẩn, càng nhiều chất hữu cơ, nếu thích nghi được và sinh trưởng thì sự phát triển
của vi sinh vật càng nhanh (Lương Đức Phẩm, 2007).
Trong nước có rất nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn,
virus... nhưng chủ yếu là vi khuẩn. Số vi sinh vật không sinh bào tử chiếm ưu thế gần
87% trong nước, còn trong bùn chiếm ưu thế gần 75%. Vi khuẩn đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ và làm sạch nước trong vòng tuần hoàn
vật chất. Ví dụ như vi khuẩn có khả năng oxi hóa chất vô cơ để thu năng lượng và sử
dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào như vi
khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn phốt pho, vi khuẩn lưu huỳnh... (Lương Đức Phẩm, 2007).
Theo Lương Đức Phẩm (2007), nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt và
nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm, rất giàu các chất hữu cơ, vì vậy số
lượng vi sinh vật trong nước là rất lớn (105 ÷ 106 tế bào/ml). Trong số này chủ yếu
là vi khuẩn, chúng đóng vai trò phân huỷ các chất hưu cơ, cùng với các chất khoáng
khác dùng làm vật liệu xây dựng tế bào đồng thời làm sạch nước thải. Ngoài ra, còn
các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột, như thương hàn, tả, lị,…
và các virut, thực khuẩn thể.
Theo Lê Hoàng Việt (2005), vi sinh vật trong nước thải có thể phân thành 3
nhóm: Vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật.
Vi khuẩn trong nước thải có thể chia thành 4 nhóm:
-
Nhóm hình cầu (cocci) có đường kính khoảng 1 – 3mm.
- Nhóm hình que (bacilli) có chiều rộng khoảng 0.3 – 1.5mm, chiều dài
khoảng 1 – 10mm (điển hình cho nhóm vi khuẩn này là E.coli có chiều rộng 0.5mm,
chiều dài 2mm).
- Nhóm hình que cong và xoắn ốc có chiều rộng khoảng 0.6 – 1mm và
chiều dài khoảng 2 – 6 mm, trong vi khuẩn hình xoắn có chiều dài lên đến 50 mm.
-
Nhóm vi khuẩn hình sợi có chiều dài khoảng 100 mm hoặc dài hơn.
Các vi khuẩn có khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên cũng
như trong các bể xử lý.
Theo phương thức dinh dưỡng, vi khuẩn được chia làm hai nhóm chính:
- Vi khuẩn dị dưỡng (Heterophe): Nhóm vi khuẩn này sử dụng các chất hữu cơ
làm nguồn cacbon dinh dưỡng và nguồn năng lượng để hoạt động sống, xây dựng tế
bào, phát triển,… Có 3 loại vi khuẩn dị dưỡng:
16
+ Vi khuẩn hiếu khí (Heterophe): cần oxy để sống như quá trình hô hấp ở
động vật bậc cao.
+ Vi khuẩn kỵ khí (anaerobe): chúng có thể sống và hoạt động ở điều kiện
kỵ khí, không cần oxy của không khí mà sử dụng oxy trong các hợp chất nitrate,
sulfar để oxy hoá chất hữu cơ.
+ Vi khuẩn tuỳ nghi (facultative): loại này có thể sống trong điều kiện có
hoặc không có oxy tự do. Chúng luôn có mặt trong nước thải. Năng lượng được giải
phóng một phần được sử dụng cho việc sinh tổng hợp hình thành tế bào mới, một
phần thoát ra ở dạng nhiệt.
- Vi khuẩn tự dưỡng (autotroph): Loại vi khuẩn này có khả năng oxy hoá chất
vô cơ để thu năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng
hợp. Trong nhóm này có vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh,…
Nấm (Fungi bacteria) có kích thước lớn hơn vi khuẩn và không có vai trò
phân huỷ chất hữu cơ trong quá trình xử lý nước thải. Nấm phát triển thường kết
thành lưới nổi trên mặt nước gây cản trở dòng chảy và quá trình thuỷ động học.
Nguyên sinh động vật đặc trưng bằng các giai đoạn hoạt động trong quá trình
sống của nó. Thức ăn chính của nguyên sinh động vật là vi khuẩn, nên chúng là sinh vật
chỉ thị quan trọng thể hiện hiệu quả xử lý của các công trình xử lý sinh học nước thải.
Nước thải mới thường ít vi sinh vật, đặc biệt là nước thải công nghiệp qua
các công đoạn xử lý nhiệt có khi lúc đầu hầu như không có vi sinh vật. Nước thải
trong hệ thống thoát nước qua một thời gian ngắn cũng đủ cho vi sinh vật thích
nghi, sinh sản và phát triển tăng sinh khối (trừ những nước thải có chất độc, ức chế
hoặc diệt vi sinh vật, nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao, chất hữu cơ và vô
cơ có độc tính,…). Sau một thời gian sinh trưởng chúng tạo thành quần thể vi sinh
vật có ở trong nước, đồng thời kéo theo sự phát triển của các giới thuỷ sinh.
Quần thể vi sinh vật ở các loại nước thải là không giống nhau. Mỗi loại nước
thải có hệ vi sinh vật thích ứng. Nói chung vi sinh vật trong nước thải đều là vi sinh
vật hoại sinh và dị dưỡng. Chúng không thể tổng hợp được các chất hữu cơ làm vật
liệu xây dựng tế bào mới cho chúng. Trong môi trường sống của chúng cần phải có
mặt chất hữu cơ để chúng phân huỷ, chuyển hoá thành vật liệu xây dựng tế bào,
đồng thời chúng cũng phân huỷ các hợp chất nhiễm bẩn nước đến sản phầm cuối
cùng là CO2 và nước hoặc tạo thành các loại khí khác (CH4, H2S, Indol, mercaptan,
scatol, N2, …)
Trong cơ thể sinh vật nitơ tồn tại tồn tại chủ yếu dưới dạng các hợp chất đạm
hữu cơ như protein, axit amin. Khi cơ thể sinh vật chết đi, lượng nitơ hữu cơ tồn tại
trong môi trường. Dưới tác dụng của nhóm vi sinh vật hoại sinh, protein được phân
17
giải thành các axit amin. Các axit amin lại được một nhóm vi sinh vật phân giải
thành NH3 và NH4+ gọi là nhóm vi khuẩn amon hoá (Lương Đức Phẩm, 2007).
Theo Lương Đức Phẩm (2007) các vi sinh vật có khả năng amon hoá bao gồm
nhiều loài sinh bào tử hoặc không sinh bào tử, có khả năng sử dụng nhiều nguồn vật
chất khác nhau. Ngoài ra còn nhiều loại xạ khuẩn và nấm khuẩn ty. Tuy vậy, những
vi sinh vật chỉ sử dụng riêng một loại protein thì không nhiều. Các vi sinh vật này có
khả năng tiết men phân giải protein vào môi trường, thuỷ phân thành các amino acid.
Khi đó, chúng sử dụng các amino acid này trong quá trình dị hoá và đồng hoá. Các
sản phẩm đặc trưng của quá trình phân giải protein là NH3 và H2S.
Quá trình phân giải protein có thể xảy ra trong các điều kiện hiếu khí và kỵ
khí. Trong điều kiện hiếu khí, các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ được phân giải bởi
các loài trong giống Bacillus và Pseudomonas, các đại diện trong họ
Enterobacteriaceae, các xạ khuẩn và nấm khuẩn ty. Trong đó, vai trò quan trọng và
chủ yếu nhất là giống Bacillus. Trong điều kiện kỵ khí thì các loài trong giống
Clostridium tham gia quá trình chuyển hoá này. Còn trong điều kiện thông khí hạn
chế, quá trình amon hoá được thực hiện bởi các loài vi khuẩn và trực khuẩn kỵ khí
tuỳ nghi (Lương Đức Phẩm, 2007).
2.8 Tác động của một số yếu tố lý hoá lên sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật trong nước
Theo Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2001, sự sinh trưởng và trao đổi chất của các
vi sinh vật liên quan chặt chẽ với các điều kiện của môi trường bên ngoài.
2.8.1 Nhiệt độ
Hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật có thể coi là kết quả của các phản ứng
hoá học. Vì các phản ứng này phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ yếu tố nhiệt độ ảnh
hưởng sâu sắc đến các quá trình sống của vi sinh vật. Vi sinh vật thu nhiệt chủ yếu
từ môi trường bên ngoài, một phần cũng do cơ thể thải ra do kết quả của hoạt động
trao đổi chất.
Hầu hết tế bào sinh dưỡng của vi sinh vật bị chết ở nhiệt độ cao, protein bị
biến tính, một hoặc hàng loạt enzyme bị bất hoạt. Sự chết của vi khuẩn ở nhiệt độ
cao cũng có thể còn là hậu quả của sự bất hoạt hoá ARN và sự phá hoại màng tế bào
chất (nói chung, các acid nucleic ít mẫn cảm với nhiệt độ so với các enzyme).
Nhiệt độ thấp có thể làm bất hoạt quá trình vận chuyển các chất hoà tan qua
màng tế bào hoặc ảnh hưởng đến việc hình thành và tiêu thụ ATP cần cho quá trình
vận chuyển chủ động các chất dinh dưỡng.
18
2.8.2 pH môi trường
pH môi trường có ý nghĩa quyết định đối với sinh trưởng của nhiều vi sinh
vật. Các ion H+ và OH- là hai ion hoạt động lớn nhất trong tất cả các ion. Cho nên
việc xác định thích hợp ban đầu và việc duy trì pH cần thiết trong thời gian sinh
trưởng của tế bào là rất quan trọng (Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2001).
Các giá trị pH cần cho sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật tương ứng với
các giá trị pH cần cho hoạt động của enzyme. Giới hạn pH hoạt động đối với vi sinh
vật trong khoảng 4 đến 10. Đa số vi sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở pH trung tính
(pH = 7) (Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2001).
pH của môi trường không những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng, mà
còn tác động đến các quá trình trao đổi chất. Màng tế bào chất của vi sinh vật tương
đối ít thấm đối với các ion H+ và OH-. Vì vậy, mặc dù pH của môi trường bên ngoài
dao động trong giới hạn rộng, nồng độ của hai ion nói trên trong tế bào nói chung
vẫn ổn định. Ảnh hưởng của pH môi trường lên hoạt động của vi sinh vật có thể là
do kết quả tác động qua lại giữa ion H+ và enzyme chứa trong màng tế bào chất và
thành tế bào (Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2001).
Giới hạn chung của pH đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật là từ 3 ÷ 11
nhưng tuỳ theo loại hình vi sinh vật khác nhau (bao gồm pH tối thiểu, pH tối thích
hợp và pH tối đa).
Vi sinh vật ưa trung tính: Có độ pH từ 4.5 ÷ 5; 6.5 ÷ 7.4; 8 ÷ 8.5. Chủ yếu là
các sinh vật gây bệnh cho người và động vật.
Vi sinh vật ưa kiềm: Có độ pH từ 6 ÷ 6.5; 7.5 ÷ 8.5; 9 ÷ 9.5. Gồm các nhóm
vi sinh vật nitrate, xạ khuẩn, tảo, vi khuẩn cố định nitơ.
Vi sinh vật chịu kiềm: pH tối thích ≥ 9 như vi khuẩn Vibro cholera thích ứng
ở pH = 9, một số loại thuộc giống Bacillus có thể sinh trưởng ở pH = 11.
Vi sinh vật ưa acid nhẹ: Có độ pH từ 6 ÷ 6.5; 7.5 ÷ 8.5; 9 ÷ 9.5; 3 ÷ 4.5; 5.5 ÷
6.5; 8 ÷ 8.5. Chủ yếu là nhóm nấm men và nấm mốc.
Vi sinh vật ưa acid: Có độ pH từ 2 ÷ 4; 5 ÷ 6; 6.5 ÷ 7. Thuộc các vi khuẩn lên
men như vi khuẩn lactic trong sữa chua, dưa hay cà muối.
Vi sinh vật chịu acid: Có độ pH từ 1.2 ÷ 2.8; 4 ÷ 6.
2.8.3 Ảnh hưởng của oxy đối với sinh vật kỵ khí
Vi sinh vật kỵ khí là vi sinh vật không thể sinh trưởng trong môi trường có
oxy; oxy là chất độc đối với chúng. Một số vi sinh vật bị chết khi tiếp xúc với oxy.
Độc tính của oxy với vi sinh vật kỵ khí bắt buộc là do một số phần tử được sinh ra
19
trong các phản ứng với oxy. Phản ứng dẫn đến sản sinh ra gốc superoxit (O2-) rất
hoạt động. Bản thân gốc superoxit gây hư hại cho tế bào nhưng nó lại tiếp tục các
phản ứng chuyển hoá sinh ra H2O2 và OH-, gây phá hoại tế bào. Các vi sinh vật hiếu
khí có sự tổng hợp các enzyme catalaza và peroxidaza làm phân huỷ H2O2, còn vi
khuẩn kỵ khí thì không (Lương Đức Phẩm, 2007).
2.8.4 Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời
Theo Lương Đức Phẩm (2007), trừ một số nhóm có khả năng quang hợp (vi
khuẩn lưu huỳnh, tảo,…) còn đa số vi sinh vật có thể bị ánh sáng mặt trời ức chế
sinh trưởng hoặc tiêu diệt.
Tác dụng của ánh sáng do tia UV (2900 - 4000Ǻ) trực tiếp tác động lên tế
bào hoặc gián tiếp tạo ra các chất độc loại peroxit trong môi trường có chứa vi sinh
vật.
Sự tác động của ánh sáng bị giảm đi khi vi sinh vật có sắc tố, vỏ nhày và nha
bào.
2.8.5 Nhu cầu oxy hoá học (COD)
Theo Lương Đức Phẩm (2007), chỉ số COD được dùng rộng rãi để đặc trưng
cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên.
Nhu cầu oxy hoá học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy tương đương
của các cấu tử hữu cơ trong mẫu nước bị oxy hoá bởi các tác nhân hoá học có tính
oxy hoá mạnh. Đây là một phương pháp vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo
sát các thông số của dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong các công
trình xử lý nước thải.
COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá bằng hoá học, như thế nó
như là một chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ chất hữu cơ có trong nước bị ô nhiễm.
2.9 Sinh trưởng bám dính của màng sinh học (Biofilm)
Màng sinh học là cấu trúc thường gặp trong thế giới tự nhiên. Lý do khiến vi
khuẩn gắn vào và tạo nên màng sinh học lên bề mặt là vì bề mặt là nơi chất dinh
dưỡng tích tụ lại. Do mọi bề mặt đều có điện tích âm sẽ hút ion dương và cacbon
hữu cơ hoà tan, các hợp chất mang điện tích dương tích tụ lại bên nhau lại sẽ thu hút
các hợp chất mang điện tích âm. Vì thế, ngay cả trong môi trường nước nghèo chất
dinh dưỡng cũng có vừa đủ chất hữu cơ bám vào bề mặt để giúp vi khuẩn phát triển.
Khi các hợp chất hữu cơ tụ lại trên mặt nước, chúng sẽ thu hút các vi khuẩn, tảo và
động vật nguyên sinh thích ăn chúng đến, theo thời gian sẽ phát triển thành một
màng sinh học, được gọi là neuston (sinh vật sống trong màng mặt nước/váng bề
mặt) (http://aquasaigon.org/index.php?threads/biofilm-mang-sinh-hoc.76/).
20
Vi khuẩn bám vào bề mặt theo nhiều cách khác nhau, một màng sinh học
hoàn chỉnh có thể dầy từ 600-900 µm, tức là dầy gấp mấy trăm lần một con vi
khuẩn đơn lẻ (một con vi khuẩn dài khoảng 1µm). Màng sinh học không phải là một
chất vô định hình, hay một khối đặc sệt các polysaccharides và vi khuẩn mà nó có tổ
chức và cấu trúc. Thậm chí là khu vực dầy nhất của màng sinh học cũng cho luồng
nước chảy qua. Nước chảy qua các cấu trúc hình nấm của những khối cầu vi khuẩn,
qua đó, cung cấp dinh dưỡng cho chúng và đem chất thải ra môi trường bên ngoài
(http://aquasaigon.org/index.php?threads/biofilm-mang-sinh-hoc.76/).
Theo Trịnh Xuân Lai (2000), phần lớn vi khuẩn có khả năng sống và phát
triển trên bề mặt vật rắn, khi có đủ độ ẩm và thức ăn là các hợp chất hữu cơ, muối
khoáng và oxy chúng dính bám vào bề mặt vật rắn bằng chất gelatin do chính vi
khuẩn tiết ra và chúng có thể dễ dàng di chuyển trong lớp gelatin dính bám này.
Đầu tiên vi khuẩn cư trú hình thành tập trung ở một khu vực. Sau đó màng vi sinh
không ngừng phát triển, phủ kín toàn bộ bề mặt vật rắn bằng một lớp đơn bào. Chất
dinh dưỡng (hợp chất hữu cơ, muối khoáng) và oxy có trong nước thải cần xử lý
khuếch tán qua màng biofilm vào tận lớp xenlulo đã tích luỹ ở sâu nhất, mà ở đó
ảnh hưởng của oxy và chất dinh dưỡng không còn tác dụng. Sau một thời gian, sự
phân lớp hoàn thành: lớp ngoài cùng là lớp hiếu khí, được oxy khuếch tán thâm
nhập, lớp trong là lớp yếm khí không có oxy. Bề dày của hai lớp này phụ thuộc vào
vật liệu đỡ (vật liệu lọc), cường độ gió và nước qua lớp lọc. Bề dày lớp hoạt tính
hiếu khí thường khoảng 300 - 400µm.
Thành phần sinh vật chủ yếu của màng sinh vật là vi khuẩn, ngoài ra còn có
các loài động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn,… Sau một thời gian hoạt động, màng
sinh vật dày lên và màng bị tách khỏi nguyên liệu lọc. Hàm lượng cặn lơ lửng trong
nước tăng lên. Sự hình thành các lớp màng sinh vật mới lại tiếp diễn.
Nước thải
Màng sinh vật
Chất hữu cơ hoà tan
Vật liệu lọc
O2
CO2
NH4+
NO3-
21
2.10 Một số phương pháp xử lý nitơ trong nước thải
2.10.1 Phương pháp lý hóa
a. Phương pháp Clo hóa
Quá trình NH4+ được oxy hóa thành khí N2 bao gồm một chuỗi các phản ứng
phức tạp trong đó NH4+ phản ứng với Cl2 tạo thành các sản phẩm trung gian là
monochloramin (NH2Cl), dicloramin (NHCl2) và ammonium tricloride (NCl3).
Cùng với khí N2, một số dạng oxy hóa khác của nitơ cũng được tạo thành, chủ yếu
là NO3-. Cơ chế của các phản ứng này tương đối phức tạp. Phương trình phản ứng
clo hóa được đơn giản hóa như sau:
2NH4+ + 3Cl2 = N2(k) + 6Cl- + 8H+
Theo phản ứng này, cần có 7.6mg Cl2/mg NH4+-N để oxy hóa NH4+ thành
khí N2. Vì có một phần NH4+ được chuyển hóa thành NO3- và các dạng nitơ oxy hóa
khác nên lượng clo thực tế phải đưa vào thường khoảng 10 mg Cl2/mg NH4+-N. Quá
trình clo hóa sinh ra lượng axit đáng kể (axit HCL) cần phải được trung hòa.
Ưu điểm của phương pháp này là: Kiểm soát được quá trình; Có thể kết hợp
được với quá trình khử trùng nước cấp; Không tốn diện tích mặt bằng.
Nhược điểm: Chi phí vận hành cao vì phải tốn nhiều Clo; Trong nước có mặt
các chất khử dạng hữu cơ hoặc vô cơ sẽ phản ứng với Cl2 để sinh ra sản phẩm phụ
có hại cho sức khỏe con người; Bản thân Cl2 cũng là một khí độc có hại cho sức
khỏe con người; Không khử được nitơ ở dạng NO2- và NO3-; Gây ô nhiễm thứ cấp.
b. Phương pháp làm thoáng
Trong nước NH4+ tồn tại cân bằng với bazơ lien hợp của nó là NH3 theo
phương trình sau:
NH4+ = NH3(l) + H+
(1)
pKa = 9.5
NH3(l) lại tồn tại cân bằng với NH3(k) và tuân theo định luật Henry:
NH3(l)
NH3(k) (2)
Tại pH = 7 hầu như chỉ có NH4+ tồn tại. Khi pH tăng cân bằng trong phương
trình (1) sẽ chuyể dịch về phía tạo thành NH3. Và khi pH lớn hơn giá trị của pKa
lượng NH3(l) sẽ được tạo thành đáng kể, cân bằng trong phương trình (2) sẽ chuyển
dịch sang phải, NH3 được giải phóng ra không khí. Trong phương pháp này thường
dùng Ca(OH)2 để điều chỉnh pH.
Quá trình khử nitơ bằng phương pháp này bao gồm việc tăng pH của nước để
nitơ tồn tại phần lớn dạng NH3(l) và tăng sự tiếp xúc giữa nước với không khí để tạo
điều kiện cho NH3 được giải phóng vào không khí.
22
Ưu điểm: Đơn giản, rẻ tiền và có thể kiểm soát được quá trình; Quá trình loại
bỏ được NH3 mà không tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp trong nước.
Nhược điểm: Quá trình chuyển NH3(l) thành NH3(k) phụ thuộc nhiều vào
nhiệt độ (khó thực hiện ở nhiệt độ thấp); Khi dùng vôi để tăng pH thường tạo cặn
bám vào vật liệu lọc làm tăng trở lục quá trình; Trong nước thải, các hợp chất nitơ
không chỉ tồn tại dạng amoni mà còn tồn tại ở dạng NO2-, NO2- do đó xử lý bằng
phương pháp này chưa triệt để; Quá trình chuyển hóa NH4+ thành NH3(k) làm ô
nhiễm không khí.
2.10.2 Phương pháp trao đổi ion
Nước cần xử lý đi qua bề mặt nhựa, khi đó xảy ra quá trình thế chỗ giữa ion
cần loại bỏ trong nước và ion loại khác trên bề mặt nhựa.
Một số loại nhựa trao đổi ion có độ chọn lọc cao đối với hợp chất chứa nitơ
như Clinoptiolit,… Thứ tự chọn lọc trao đổi ion tuân theo dãy sau:
Cs+ > K+ > NH4+ > Sr2+ > Na+ > Ca2+ > Fe3+ > Al3+ > Mg2+
Độ chọn lọc của NH4+ khá cao so với Ca2+ và Mg2+ là các ion thường có mặt
trong nước. Phương pháp này được ứng dụng rroongj rãi trong xử lý nước cấp.
Ưu điểm: Dễ kiểm soát được quá trình; Vận hành đơn giản; Hiệu quả cao; Có
thể tái sử dụng nhựa trao đổi ion bằng cách thực hiện quá trình nhả hấp phụ (ngâm
trong dung dịch muối bão hòa).
Nhược điểm: Chi phí vận hành cao; Khi tích tụ quá nhiều các cation sẽ làm
giảm tốc độ loại bỏ; Không áp dụng cho nguồn nước có nhiều cặn lơ lửng.
2.10.3 Phương pháp sinh học
Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, nitơ
amôn sẽ được chuyển thành nitrite và nitrate nhờ các loại vi khuẩn Nitrosomonas và
Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans
(dạng kỵ khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrate (NO3-) và nitrite (NO2-) để ôxy hoá
chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
a. Dựa vào khả năng tự làm sạch của đất
Quá trình xử lý nước thải thực hiện trên cánh đồng lọc và cánh đồng tưới.
Thực chất là khi cho nước thải thấm qua lớp đất bề mặt thì cặn được giữ lại ở đáy,
nhờ có oxy và các vi sinh vật hiếu khí mà quá trình oxy hóa được diễn ra. Sự có mặt
oxy không khí trong mao quản của đất đá là điều kiện cần thiết trong quá trình xử lý
nước thải. Càng sâu xuống lớp đất phía dưới lượng oxy càng ít và quá trình oxy hóa
giảm dần. Cuối cùng cho đến một độ sâu mà ở đó chỉ diễn ra quá trình phản nitrate.
23
Quá trình xử lý nước thải qua lớp đất bề mặt diễn ra ở độ sâu tới 1.5m. Do đó, cánh
đồng lọc và cánh đồng tưới thường xây dựng ở những nơi có mực nước ngầm thấp
hơn 1.5m tính đế mặt đất.
b. Dựa vào khả năng tự làm sạch của nước
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của thủy vực
chủ yếu nhờ hoạt động của vi sinh vật và các thủy sinh vật khác mà các chất nhiễm
bẩn bị phân hủy thành các chất khí và nước.
Căn cứ vào đặc tính tồn tại và tuần hoàn của các vi sinh vật. Người ta chia ra
3 loại: hồ hiếu khí, hồ yếm khí, hồ tùy tiện.
Thực tế thường sử dụng hồ hiếu khí và hồ tùy tiện. Đặc điểm của các hồ này
là tảo và các sinh vật khác cùng sinh trưởng và phát triển. Ở lớp nước trên, các vi
sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy hòa tan để hô hấp, các chất hữu cơ chứa nitơ sẽ
dược vi sinh vật oxy hóa thành CO2, H2O, NH4+, NO2-, NO3-. Các chất này sẽ được
tảo sử dụng để tăng trưởng đồng thòi giải phóng oxy để phục vụ cho hoạt động sống
của vi khuẩn. Đây là sự hợp tác có hiệu quả giũa tảo và vi sinh vật khác.
c. Đĩa lọc sinh học
Đĩa lọc gồm một loạt các đĩa tròn, phẳng cùng nằm trên một trục, một phần
các đĩa được đặt vào nước và quay chậm. Trong quá trình đĩa quay chậm, các vi
sinh vật có trong nước sẽ bám lên bề mặt đĩa và hình thành một lớp màng và xảy ra
quá trình hấp thụ chất ô nhiễm. Phần không bị ngập trong nước thì sẽ diễn ra quá
trình oxy hóa bởi oxy không khí làm cho các chất hữu cơ bị phân hủy và amon bị
oxy hóa. Quá trình chính xãy ra là phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ và oxy hóa
amon ở phần không bị nập nước thải.
d. Kỹ thuật bùn hoạt tính
Nguyên tắc xử lý nước thải là chuyển hóa các chất ô nhiễm hữu cơ đang hòa
tan trong nước thải vào sinh khối vi sinh có thể tách ra khỏi nước được. Khởi đầu từ
một tế bào vi sinh vật sinh trưởng do hấp thụ và tiêu hóa chất thải hữu cơ sẽ làm
tăng sinh khối và lượng vi sinh vật mới lại tiếp tục hấp thụ các chất hữu cơ cho đến
khi tất cả chất ô nhiễm hữu cơ này đều bị hấp thụ còn lại nước sạch đã khử chất ô
nhiễm. Sinh khối cùng chất thải hữu co bị hấp thụ sẽ lắng kết xuống thành lớp bùn
đáy và được loại bỏ ra bằng ác thiết bị chuyên dụng.
Có rất nhiều hệ thống khác nhau sử dụng kỹ thuật này như: hệ thống bể
aerotaen, hệ thống SBR…
SBR là quy trình một bể đơn giản, bao gồm đưa nước thải vào bể phản ứng
và tạo ra các điều kiện cần thiết như môi trường anoxic, anaerobic hay aerobic để
24
cho vi sinh vật tăng sinh khối, hấp thụ và tiêu thụ các chất thải hữu cơ trong nước
thải. Chất thải hữu cơ từ dạng hòa tan trong nước thải sẽ chuyển vào sinh khối vi
sinh và khi lớp sinh khối vi sinh này lắng xuống sẽ còn lại nước trong đã tách chất ô
nhiễm. Chu kỳ xử lý trên lại tiếp tục lặp lại cho một mẻ nước thải mới.
Khi nắm vững vi sinh động học và kiểm soát được thời gian phản ứng vi sinh
đa dạng cần thiết hệ được thiết kế và lập trình điều khiển tự đọng bằng PLC
(Program Logic Control) giúp cho giải pháp xử lý có tính thực tiễn, linh hoạt, vận
hành đơn giản hiệu quả, có độ tin cậy cao, có thể điều chỉnh được chuỗi xử lý và giá
thành hợp lý.
Các đặc trưng của hệ SBR:
Cho phép thiết kế hệ đơn giản với các bước xử lý cơ bản theo quy trình
một bể.
Các chu kỳ và khoảng thời gian cho mỗi chu kỳ có thể điều chỉnh được và
là một quy trình thông minh có thể điều khiển tự động bằng PLC.
Hiệu quả xử lý có độ tin cậy cao và độ linh hoạt cao vì là quy trình từng
mẻ thực sự.
Công nghệ kỹ thuật cao, lập trình được và khả năng xử lý vượt múc hứa
hẹn hệ và quy trình xử lý vi sinh đầy triển vọng trong tương lai, trong đó SBR có 2
lợi điểm chủ yếu là: xử lý từng mẻ do đó tránh được yếu tố biến động chảy liên tục;
định được thời gian cần cho mỗi giai đoạn phản ứng vi sinh.
Tiết kiệm mặt bằng; phí tổn xây dựng; chi phí vận hành; phí bảo trì.
Giảm thiểu sự chú ý căng thẳng của người vận hành, tăng độ tin cậy và
chất lượng xử lý.
d. Phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải bằng quá trình Anammox
Từ những năm 1980 và 1990 người ta đã thấy rằng ngoài phương pháp xử lý
sinh học kết hợp hai quá trình nitrate hoá và khử nitrate hoá có thể loại bỏ được
amoni ra khỏi nguồn thải mà còn tồn tại một loại vi khuẩn có khả năng ôxy hoá
amon thành dạng khí N2 sử dụng nitrite được hình thành từ quá trình xử lý thay thế
cho việc phải sử dụng oxy cấp từ nguồn bên ngoài vào. Các nhà khoa học Hà Lan
và Đức đã nghiên cứu và phát hiện ra loại vi khuẩn này thuộc chủng
Planctomycetales gồm hai dạng chính là : Brocadia anammoxidans và Kuenenia
stuttgartiensis.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong hệ thống các lớp siêu mỏng của lớp
màng biofilm được hình thành thì trên đó có sự phân bố ôxy theo những đường dốc.
Các lớp phía trên là những lớp giàu ôxy trong khi các lớp ở phía dưới cùng nằm
trong trạng thái kị khí. Ta giả thiết rằng những vi sinh vật chúng ta đang tìm kiếm
25
cư trú ở những lớp thấp nhất của màng biofilm. Sử dụng đầu dò gen đặc biệt và
công nghệ FISH (Flourescence In Situ – Hybridization) chúng ta có thể xác nhận sự
có mặt của vi khuẩn thuộc chủng Planctomycetes.
Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử và những thí nghiệm sinh lý học khác
chúng ta có thể kết luận rằng chính vi khuẩn Kuenenia stuttgartiensis đã ôxy hoá
amoni thành N2 trong điều kiện kị khí. Quá trình này vì vậy được gọi là quá trình
oxy hoá amoni trong điều kiện kị khí (Anaerobic Ammonia Oxidation) hay còn gọi
là ANAMMOX.
Sự tồn tại của các vi khuẩn tự dưỡng hóa năng có khả năng oxy hóa amoni
bởi nitrate, nitrite và thậm chí về mặt năng lượng còn dễ xảy ra hơn sự oxy hóa bởi
oxy phân tử.
NH4+ + NO2-
Æ N2 + 2H2O
NH4+ +1/2O2
Æ NO2- + 2H+ + H2O
Phản ứng anammox đã được xác nhận là sự oxy hóa amoni bởi nitrite, phản
ứng hóa học đơn giản với tỷ lệ mol NH4+ : NO2- = 1:1 như ở phương trình trên.
Trong quá trình anammox, amoni cùng với nitrite được chuyển đổi dưới điều
kiện kị khí tới N2 cung cấp hơi đốt và một lượng nhỏ nitrate theo phương trình phản
ứng sau:
NH3 + 1,32 NO2- + H+ Æ 1,02N2 + 0,26 NO3- + 2H2O
Để loại bỏ nitơ amoni từ nước thải sử dụng vi khuẩn anammox một phần nitơ
amoni thích hợp được sử dụng để sản sinh ra lượng nitrite NO2- theo phương trình
phản ứng sau :
NH4+ + 1,5O2 + 2HCO3- Æ NO2- + 2CO2 + 3H2O
Trong thực tế để thực hiện thành công quá trình anammox thì bắt buộc phải
thực hiện trước một bước quá trình aerobic để oxy hoá amoni thành nitrite. Quá
trình này còn gọi là quá trình nitrite hoá bộ phận. Tiếp theo NO2- như một chất nhận
điện tử sẽ tiếp tục phản ứng với amoni còn lại để tạo thành N2. Quá trình này được
gọi là quá trình anammox.
Tổng hợp ta có quá trình nitrite hoá bộ phận/anammox. Quá trình này diễn ra
trong hai giai đoạn:
Sự ôxy hoá amoni trong điều kiện hiếu khí ở giai đoạn I nhờ các vi khuẩn
nitrite hoá.
Quá trình anammox được thực hiện trong điều kiện hiếu khí ở giai đoạn
II nhờ các vi khuẩn anammox.
26
Như vậy cả hai loại vi khuẩn này đều có thể song song tồn tại trong cùng một
khu vực dựa vào lượng oxy và lượng oxy tự do theo chiều sâu của lớp màng sinh
học biofilm. Amon sẽ được oxy hoá dưới điều kiện giới hạn về ôxy để tạo ra một
lượng nitrite thích hợp. Lượng nitrite này sẽ kết hợp với lượng amoni còn lại để tạo
thành N2 bởi các vi khuẩn anammox. Kết hợp hai quá trình theo phản ứng sau :
NH4+ + 0,85 O2 Æ 0,435 N2 + 0,13 NO3- + 1,3 H2O + 1,4 H+
Công nghệ dựa trên quá trình này có thể áp dụng để nghiên cứu xử lý nước
thải giàu amoni của nước thải thu gom trên bề mặt của các quá trình xử lý sinh hóa
bùn đặc. Trong khi hyđrô cacbonat và amon là những ion dễ bị ảnh hưởng bởi các
quá trình tích nạp điện tích trên bề mặt do chúng đều trải qua những sự biến đổi
trong thời gian nitrite hoá bộ phận và anammox. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng
những phương pháp đo dẫn điện như một tham số để đi theo quá trình loại bỏ nitơ.
Mục tiêu là sử dụng chúng ước lượng tính dẫn điện như một tham số đơn
giản để theo dõi quá trình nitrite hoá và anammox trong hệ thống xử lý một hoặc hai
giai đoạn.
2.11 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Việc tìm kiếm các biện pháp để xử lý vấn đề ô nhiễm nước và hoàn nguyên
trở lại nguồn tài nguyên này không ngừng được tiến hành. Đến nay đã có các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ công nghệ hiện đại đến những vật liệu thô
sơ bằng cách ứng dụng những khả năng có ích của vi sinh vật.
Viện hoá học công nghệ (Bộ Công Nghệ) đã phối hợp với trung tâm công
nghệ môi trường quốc tế Nhật Bản (ICETT) chuyển giao công nghệ xử lý nước thải
bằng vi sinh vật. Vật liệu để lọc là những thứ có sẳn, dễ tìm và rẽ tiền như đá vôi,
chất phế thải xây dựng có độ xốp cao, than củi, các loại vỏ sò, ốc, hến,… quá trình
lọc hoàn toàn tự nhiên nhờ các vi sinh vật phân huỷ các chất trong nước thải.
Một công trình hợp tác nghiên cứu giữa Singapo và Việt Nam đã nghiên cứu
thành công một loại chế phẩm sinh học gọi là Aquaclean®, bao gồm trên 31 loài vi
khuẩn sống và một men sinh học, được chọn lọc đặc biệt cho xử lý nước thải công
nghiệp, đô thị và tất cả các loại nước thải bị ô nhiễm hữu cơ.
Theo Trần Đức Hạ (2002), quy trình khử chất dinh dưỡng nitơ bằng biện
pháp sinh học cần phải có các điều kiện sau: điều kiện yếm khí (hoặc thiếu oxy tự
do); có nitrate hoặc nitrite; có vi khuẩn tùy tiện khử nitrate. Để khử 1g N-NO3- cần
2.47g COD hoặc 2.86g COD của cặn lắng. Khi pH của nước thải tăng lên, khử 1mg
N-NO3- làm độ kiềm của nước tăng lên 3.6mg CaCO3/lit.
27
Theo Lê Anh Kha (2003) với thí nghiệm dùng vật liệu là đất nung và khối
bê tông để loại đạm ra khỏi nước đạt khoảng 85%, được bổ sung nguồn năng lượng
là cacbon và đạm được loại bỏ qua quá trình hô hấp và khử nitrate nhờ vào cộng
đồng vi sinh vật dị dưỡng.
Theo Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (1999) thì các biện pháp xử lý nước
thải bằng biện pháp sinh học gồm hai nhóm là trong điều kiện tự nhiên (ao, hồ,
cánh đồng lọc,…) và trong điều kiện nhân tạo (các vật liệu xốp, đất, đá,…). Ví dụ:
Hệ thống lọc sinh học BIOFOR (Biological Oxigennated Fiter) được ứng dụng để
loại bỏ ammoniac bằng oxy hóa, khử nitrate, BOD5 (300mg/l) bằng khí nén và vật
liệu lọc hay đĩa quay sinh học RBC là thiết bị xử lý nước bằng kỹ thuật màng sinh
học dựa vào gắn kết của vi sinh vật trên bề mặt của vật liệu, đĩa đã được áp dụng ở
Đức, Mỹ, Canada,…
Theo Nguyễn Việt Anh (2005) đã nghiên cứu xử lý nước ngầm nhiễm
amoni bằng phương pháp sinh học kết hợp nitrate hoá và khử nitrate với giá thể vi
sinh là sợi Acrylic hoàn toàn có thể áp dụng được, với hiệu suất cao, có độ tin cậy
và ổn định.
Theo Lều Thọ Bách (2009) với thí nghiệm khử nitơ amôn trong nước ngầm
bằng công nghệ sinh học ứng dụng giá thể vi sinh dạng sợi Polyester đảm bảo khử
được nitơ amôn trong nước ngầm đạt tiêu chuẩn (0.05) tại các vị trí bể cấp đạt 7.57 – 7.69, đầu vào có bổ sung cacbon đạt 7.56 –
7.60, đầu vào không bổ sung cacbon đạt 7.57 – 7.65, đầu ra nghiệm thức 1 đạt 7.60.
Riêng vị trí đầu ra nghiệm thức 2 pH giảm và đạt giá trị thấp nhất 6.79 – 6.87.
Sự khác biệt tại vị trí đầu ra nghiệm thức 2 là do lượng cacbon cung cấp vào
hệ thống được đốt cháy bởi oxy trong nước để cung cấp năng lượng cho vi sinh vật
hoạt động. Nitrate là chất nhận điện tử để trở thành dạng N2 thoát ra khỏi hệ thống,
lượng đường bổ sung từ bên ngoài là chất cho điện tử. Saccarozo được phân cắt
thành các phân tử đường đơn dạng glucose và fructose. Trong điều kiện thiếu khí
xảy ra sự lên men lactic tạo thành axit lactic và axit axetic làm cho pH đầu ra giảm
mạnh.
Glucose
Oxy hóa hô hấp
Glycosis (giải phóng ra 2 ATP)
Pyruvat
Không O2
Lên men
Axit lactic
34 ATP
Ethyl alcohol + CO2
Theo Trần Cẩm Vân (2002), quá trình phân giải glucoza thành axit lactic
được gọi là quá trình lên men lactic. Có 2 loại lên men lactic đồng hình và dị hình.
Sự lên men lactic đồng hình glucoza bị phân hủy theo con đường Embden –
Mayerhof tạo thành axit pyruvic, axit pyruvic khử thành axit lactic:
2CH3COOH
Axit pyruvic
NAD.H
NAD+
2CH3CHOHCOOH
C6H12O6
glucoza
Axit lactic
Quá trình lên men lactic đồng hình được thức hiện bởi nhóm vi khuẩn
Lactobacterium và Streptococcus.
38
Sự lên men lactic dị hình glucoza bị phân giải theo con đường
pentozophotphat. Sản phẩm của quá trình lên men ngoài axit lactic còn có rượu
etylic, axit axetic và glyxerin:
C6H12O6
CH3CHOHCOOH + CH3COOH + CH2OHCHOHCH2OH
Axit lactic
Axit axetic
glyxerin
in
CO2 + Q
Theo Huỳnh Thị Ngọc Lưu và Nguyễn Thị Thu Vân (2007), pH tối ưu các vi
khuẩn tham gia vào quá trình phản nitrate hóa thường nằm trong dãi pH từ 7 – 8.
Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Thúy Oanh (2005), pH ở khoảng
trung tính nghiêng về kiềm nhẹ dao động từ 7.0 - 8.3 và theo Phan Văn Tiến (2010)
pH dao động từ 7.09 – 8.01 thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy pH tại các vị trí thu mẫu ở khoảng trung tính
thích hợp cho vi sinh vật khử nitrate hoạt động.
4.3.3 EC
500
450
400
EC (µS/cm)
350
300
250
200
150
100
50
0
BC
ĐVKC
ĐVCC
Vị trí thu mẫu
ĐR1
ĐR2
Hình 4.5: Sự biến động độ dẫn điện (EC, µS/cm) giữa các điểm thu mẫu trong hệ
thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất.
Ghi chú: BC: đầu vào tại bể cấp; ĐVKC: đầu vào không bổ sung cacbon; ĐVCC: đầu vào
sau khi bổ sung cacbon; ĐR1: đầu ra nghiệm thức 1; ĐR2: đầu ra nghiệm thức 2.
39
Kết quả khảo sát cho thấy, EC đo được dao động trong khoảng 424 - 450
µS/cm. Giá trị EC đạt cao nhất tại bể cấp 447 – 450 µS/cm, tiếp theo là đầu vào
không cấp cacbon 445 – 453 µS/cm, đầu vào có cấp cacbon 441 – 452 µS/cm, đầu
ra nghiệm thức 1 là 443 – 445 µS/cm và thấp nhất là đầu ra nghiệm thức 2 là 421 –
428 µS/cm.
Theo Ngô Ngọc Hưng (2000), độ dẫn điện phản ánh nồng độ ion hoặc chất
vô cơ hòa tan, các muối hòa tan trong dung dịch tồn tại ở dạng ion và làm cho dung
dịch có khả năng dẫn điện, độ dẫn điện càng cao chứng tỏ nồng độ ion càng lớn.
Các vị trí thu mẫu tại bể cấp, đầu vào không bổ sung cacbon, đầu vào có bổ
sung cacbon, đầu ra nghiệm thức 1 dao động không lớn và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0.05), chứng tỏ không có sự thay đổi lớn về nồng độ các ion qua
các vị trí thu mẫu của hệ thống và không có sự chuyển biến ion từ dang này sang
dạng khác.
Giá trị EC ở đầu ra nghiệm thức 2 giảm và khác biệt có ý nghĩa (p0.05).
Nồng độ nitrogen ở đầu vào có bổ sung cacbon giảm nhẹ so với đầu vào do
cung cấp thêm nguồn cacbon từ bên ngoài nên đầu vào đã được pha loãng (lưu tốc
của dung dịch pha bằng hóa chất 8L/giờ, lưu tốc của đường là 0.1L/giờ).
Đầu ra nghiệm thức 1, đạm N-NO3- chiếm phần lớn trong dung dịch nước
thải đầu ra và không có sự xuất hiện của đạm nitrite. Lượng đạm amon N-NH4+ vẫn
còn tồn tại trong nước thải đầu ra với nồng độ dao động trong khoảng từ 1.4 –
1.55mg/L và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) so với vị trí đầu vào (1.5
– 1.63mg/L). Nồng độ TN là 41.26mg/L và N-NO3- là 35.85mg/L giảm rất ít và
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) so với so các vị trí đầu vào bể cấp và
đầu vào không bổ sung cacbon (nồng độ TN là 41.36 – 41.42mg/L) do các khối bê
tông không có màng biofilm, dung dịch nước thải pha bằng hóa chất qua hệ thống
và ra ngoài nhưng không được xử lý. Lượng đạm hòa tan trong dung dịch khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) so với vị trí đầu vào chứng tỏ vật liệu không có
khả năng hấp phụ đạm.
Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Thúy Oanh (2005) và Phan Văn Tiến (2010),
khi hệ thống hoạt động sử dụng các khối vật liệu không có màng sinh học (biofilm)
trên bề mặt vật liệu và không cung cấp thêm nguồn cacbon từ bên ngoài thì nồng độ
TN, TDN, N-NO3- ở đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lí ít dao động, chứng tỏ hệ
thống xử lí nitrate không đạt hiệu quả.
Nhìn chung, kết quả thí nghiệm tại vị trí đầu ra nghiệm thức 1 tương tự với
kết quả của những nghiên cứu trước đây chứng tỏ các khối vật liệu không có lớp
màng sinh học (biofilm) và không cung cấp nguồn cacbon từ bên ngoài thì hệ thống
không xử lý được nitrate.
47
Theo Lê Anh Kha (2003), để quá trình khử nitrate xảy ra thì cần bổ sung
thêm nguồn cacbon từ bên ngoài hệ thống nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động
của vi sinh vật.
Điều kiện cần thiết để khử nitrate là: Trước hết phải có quá trình nitrate hóa
xảy ra và lượng nitrate đã được tích tụ khá lớn trong môi trường; cần phải có mặt
nguồn cacbon hữu cơ có khả năng đồng hóa; quan hệ với không khí là thiếu khí
(thiếu oxy) (Lương Đức Phẩm, 2007).
Do đó, ở nghiệm thức 2 khi sử dụng vật liệu có màng biofilm và cung cấp
nguồn cacbon từ bên ngoài thì đầu ra không còn đạm nitrite và đạm amon, đạm
nitrate N-NO3- giảm mạnh, chỉ còn lại khoảng 0.47 – 0.87mg/L, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p 500
Hệ số Kq
0,9
1
1,1
1,2
Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước
thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ
văn).
2.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm
được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số Kq ứng vớidung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)
Đơn vị tính: mét khối (m3)
V ≤ 10 x 106
10 x 106 < V ≤ 100 x 106
V > 100 x 106
Hệ số Kq
0,6
0,8
1,0
V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng
khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
2.3.3. Khi nguồn tiếpnhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của
sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về
dung tích thì áp dụng Kết quả = 0,6.
2.3.4. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm
phá nước mặn và nước lợ ven biển.
Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao v à giải trí dưới
nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1.
Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí
dưới nước áp dụng Kq = 1,3.
2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 d ưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Lưu lượng nguồn thải (F )
Đơn vị tính: mét khối/ng ày đêm (m3/24h)
F ≤ 50
50 < F ≤ 500
500 < F ≤ 5.000
F > 5.000
Hệ số Kf
1,2
1,1
1,0
0,9
Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC Đ ỊNH
3.1. Lấy mẫu để xác định chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu
chuẩn quốc gia sau đây :
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn
lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn
lấy mẫu nước thải.
3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số kiểm soát ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế sau đây:
- TCVN 4557:1988 Chất lượng nước - Phương pháp xác định nhiệt độ;
- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH ;
- TCVN 6185:2008 - Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định màu sắc;
- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy
sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung
allylthiourea ;
- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy
sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho m ẫu không pha loãng;
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá
học (COD) ;
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng
bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;
- TCVN 6626:2000 Chất lượng nước - Xác định asen - Phương pháp đo ph ổ hấp
thụ nguyên tử (kỹ thuật hydro);
- TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) Chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân;
- TCVN 6193:1996 Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi
và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;
- TCVN 6222:2008 Chất lượng nước - Xác định crom - Phương pháp đo ph ổ hấp
thụ nguyên tử;
- TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp
trắc quang dùng 1,5 – diphenylcacbazid ;
- TCVN 6002:1995 Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang
dùng formaldoxim;
- TCVN 6177:1996 Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ
dùng thuốc thử 1,10- phenantrolin;
- TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) Chất lượng nước- Xác định nguyên tố chọn
lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng ( ICP-OES) ;
- TCVN 6181:1996 (ISO 6703 -1:1984) Chất lượng nước - Xác định xianua tổng;
- TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304 -1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion
hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua,
nitrat, nitr it, phosphat và sunphat hòa tan;
- TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990) Chất lượng nước - Xác định chỉ số phenol Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất;
- TCVN 6199-1:1995 (ISO 8165/1:1992) Chất lượng nước- Xác định các phenol
đơn hoá trị lựa chọn. Phần 1: Phương pháp sắc ký khí sau khi làm giàu bằng chiết;
- TCVN 5070:1995 Chất lượng nước - Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ
và sản phẩm dầu mỏ;
- TCVN 7875:2008 Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại;
- TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước-Xác định sunfua hoà tanPhương pháp đo quang dùng metylen xanh ;
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương
pháp chưng cất và chuẩn độ;
- TCVN 6620:2000 Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp điện thế;
- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi kh
ử bằng hợp kim Devarda;
- TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước - Xác định phôt pho Phương pháp đo ph ổ dùng amoni molipdat ;
- TCVN 8775:2011 Chất lượng nước - Xác định coliform tổng số - Kỹ thuật màng
lọc;
- TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm
Escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc màng;
- TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308 -2:1990(E)) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm
vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định. Phần 2:
Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất);
- TCVN 6225-3:2011 (ISO 7393-3:1990) Chất lượng nước - Xác định clo tự do và
clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số ;
- TCVN 7876:2008 Nước – Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ - Phương
pháp sắc ký khí chiết lỏng-lỏng;
- TCVN 8062:2009 Xác định hợp chất phospho hữu cơ bằng sắc ký khí - Kỹ thuật
cột mao quản;
- TCVN 6053:2011 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước
không mặn - Phương pháp nguồn dày;
- TCVN 6219:2011 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước
không mặn.
3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và
quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.2. v à
các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mới ban hành nhưng chưa được viện dẫn trong quy chuẩn
này.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT
ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
4.2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố mục đích sử dụng nguồn
nước và Hệ số Kq trong quy hoạch sử dụng nguồn nước và phân vùng tiếp nhận nước thải.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nước
thải công nghiệp và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận để lựa chọn các thông số ô
nhiễm đặc trưng và giá trị cơ bản (giá trị C) quy định tại Bảng 1 trong việc kiểm soát ô
nhiễm môi trường.
4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
Phụ lục 2: Kết quả so sánh sự khác biệt các chỉ tiêu hóa học tại các vị trí thu mẫu
2.1 So sánh COD tại các vị trí thu mẫu
Summary Statistics for COD
Count
Average
Standard deviation
Coeff. of variation
Minimum
Maximum
Range
Stnd. skewness
Stnd. kurtosis
15
25.7067
40.3915
157.125%
4.27
105.15
100.88
2.63312
0.702368
ANOVA Table for COD by VT
Source
Between groups
Within groups
Total (Corr.)
Sum of Squares
22835.6
5.05187
22840.7
Df
4
10
14
Mean Square F-Ratio
5708.91
11300.59
0.505187
P-Value
0.0000
Multiple Range Tests for COD by VT
Method: 95.0 percent Duncan
VT
4
2
1
5
3
Count
3
3
3
3
3
Mean
4.72667
5.37667
5.41
9.34667
103.673
Contrast
1-2
1-3
1-4
1-5
2-3
2-4
2-5
3-4
3-5
4-5
Homogeneous Groups
X
X
X
X
X
Sig. Difference
0.0333333
[...]... kh nitrate c kớch thớch trong s cú mt ca Mo v Se, chỳng hot ng to thnh format dehydrogenaza (formate dehydrogenase), mt trong nhng enzyme phc tp nht trong s trao i cht ca metanol Mo cũn l nguyờn t ch yu trong vic tng hp men kh (reductase) nitrate Cỏc hoỏ cht c hi: Vi khun kh nitrate hoỏ ớt nhy cm vi hoỏ cht c hi hn l vi khun nitrate hoỏ 2.7 S lc v h vi sinh vt trong nc Vi sinh vt cú mt khp cỏc ni trong. .. lm cho pH t gim xung rt bt li i vi cõy trng Hn na, lng nitrate d tha trong t c cõy trng hp thu nhiu lm cho hm lng nitrate trong sn phm lng thc, thc phm cao gõy c cho ngi 2.4.3 Quỏ trỡnh kh nitrate hoỏ S phn nitrate hoỏ c hiu l quỏ trỡnh kh nitrate to ra sn phm cui cựng l nit phõn t Quỏ trỡnh nitrate hoỏ mang nhu cu oxy cho ngun tip nhn nc Do ú nitrate cn phi c loi b trc khi chỳng c thi vo ngun tip... Nitrosomonas Nitrate húa ng húa Nit trong thnh phn t bo vi khun T bo vi khun cht Oxy húa ni sinh Nitrite (NO2) Nitrobacter Nitrate (NO3) Kh nitrate NO2 NO N2O Nit phõn t (N2) Anoxit (thiu khớ) Cacbon hu c Hỡnh 2.1: Chuyn húa cỏc hp cht nit trong x lý sinh hc 2.5 Cỏc iu kin phn ng loi nitrate xy ra Theo Lng c Phm (2007), mun loi c nitrate thỡ phi to iu kin cho vi sinh vt kh nitrate hot ng kh nitrate thnh... khi ú quỏ trỡnh phn nitrate húa b cn tr, nh hng n hiu sut loi nitrate Oxy cnh tranh cú hiu qu vi nitrate trong vai trũ l cht nhn electron cui cựng trong quỏ trỡnh hụ hp Khi cú mt oxy, quỏ trỡnh oxy hoỏ glucozo s gii phúng nng lng nhiu hn iu ny gii thớch ti sao quỏ trỡnh kh nitrate cú th xy ra bờn trong cỏc ht bựn hot tớnh hoc lp vi sinh vt bờn trong ca mng sinh hc (biofilm) mc dự trong mụi trng cú nng... 2.5 pH ca mụi trng: phn nitrate húa khụng th xóy ra khi pH thp vỡ iu kin ú vi khun phn nitrate húa khụng hot ng v pH ti u cỏc vi khun tham gia vo quỏ trỡnh phn nitrate hoỏ thng nm trong khong pH t 7 8 Tỏc ng ca pH ti quỏ trỡnh phn nitrate cng ph thuc vo thi gian tỏc ng v tỏc ng trong thi gian ngn l ỏng quan tõm hn c vỡ pH thng thay i trong thi gian di Trong quỏ trỡnh phn nitrate hoỏ, pH ca mụi trng... cha N cú trong cht thi ca ngi v ng vt, thc vt Nitrate ch bn iu kin hiu khớ, trong iu kin ym khớ chỳng nhanh chúng b kh thnh nit t do tỏch ra khi nc Trong nc t nhiờn, nng nitrate thng nh hn 5mg/l Vựng b ụ nhim do cht thi hoc phõn bún hm lng nitrate trong nc 7 trờn 10mg/l, lm cho rong to d phỏt trin, gõy nh hng xu n cht lng nc sinh hot v nuụi trng thy sn Bn thõn nitrate khụng cú c tớnh, nhng trong c... nh pH trong sut quỏ trỡnh cú th s gõy ra hin tng c ch cỏc vi khun trong h bựn hot tớnh do nng amoni t do s tng mnh pH kim Nhit mụi trng: Nhit tỏc ng ti sinh trng ca cỏc vi khun tham gia vo quỏ trỡnh phn nitrate hoỏ v nh hng n tc kh nitrate Quỏ trỡnh kh nitrate hoỏ cú th xy ra trong khong nhit rt rng t 0oC 50oC trong ú khong ti u l 30oC 35oC Tc ca phn ng din ra chm 1.5 2.0 v c bit chm trong. .. quỏ trỡnh x lý nc thi cng nh trong mt s mụi trng khỏc: Nng nitrate: Nitrate úng vai trũ l cht nhn electron ca vi sinh vt kh nitrate nờn tc sinh trng ca cỏc vi sinh vt ny ph thuc vo nng nitrate theo mụ hỡnh ng hc ca Monod iu kin thiu khớ (anoxic): Quỏ trỡnh phn nitrate húa xóy ra khi NO3- c vi sinh vt s dng lm cht nhn in t trong phn ng oxy húa cht hu c thu nng lng Nu trong mụi trng cú oxy, vi sinh... nc gim mnh gõy ngt cho cỏ v h sinh vt trong h Khi x lý nit trong nc thi khụng tt, hp cht nit i vo trong chui thc n hay trong nc cp cú th gõy nờn mt s bnh nguy him Nitrate to chng thiu vitamin v cú th kt hp vi cỏc amin to thnh cỏc nitrosamin l nguyờn nhõn gõy ung th ngi cao tui Tr s sinh c bit nhy cm vi nitrate lt vo sa m, hoc qua nc dựng pha sa Khi lt vo c th, nitrate chuyn húa thnh nitrite nh vi... kh nitrate thnh N2 t do Achromobacter stutzeri: loi ny thng to thnh chui di Chỳng cú kh nng lm ụng t sa v cú kh nng lờn men mt s ng to thnh cỏc cht khớ Pseudomonas fluorescens: loi trc khun ny cú kh nng chuyn ng, trong thiờn nhiờn chỳng to thnh chui Bacterium pyocianeum: loi ny cú kh nng oxy hoỏ nitrate thnh N2 trong mụi trng chỳng thng to sc t mu xanh C ch chuyn hoỏ nitrate trong quỏ trỡnh phn nitrate ... ng nitrate l nhng vi sinh vt hụ hp tu tin Trong iu kin thoỏng khớ, chỳng s dng CO2 lm cht nhn H2 Trong iu kin ym khớ, chỳng s dng nitrate lm nhim v ny Trong thiờn nhiờn luụn xy quỏ trỡnh phn nitrate. .. Hn na, lng nitrate d tha t c cõy trng hp thu nhiu lm cho hm lng nitrate sn phm lng thc, thc phm cao gõy c cho ngi 2.4.3 Quỏ trỡnh kh nitrate hoỏ S phn nitrate hoỏ c hiu l quỏ trỡnh kh nitrate to... quỏ trỡnh nitrate hoỏ v quỏ trỡnh kh nitrate Thụng qua quỏ trỡnh phn nitrate hoỏ, nitrate c chuyn hoỏ thnh N2O hoc N2 bay vo khớ quyn lm gim hm lng m nc thi Do vy, ti Nghiờn cu s phn nitrate hoỏ