tương đương với nước thải nhà máy chế biến thủy sản
4.2.1 Nhiệt độ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong suốt quá trình thí nghiệm nhiệt độ dao động từ 28.5 – 29.5oC, gần với nhiệt độngoài môi trường và không có sự khác biệt giữa các vị trí thu mẫu. Trong đó, vịtrí đầu ra nghiệm thức 2 có giá trị cao nhất dao động trong khoảng 29 – 29.5oC, tiếp theo là ởđầu ra nghiệm thức 1 và đầu vào tại
bể cấp dao động trong khoảng 28.5 – 29oC, thấp nhất là đầu vào có bổ sung cacbon
và đầu vào không bổ sung cacbon đạt 28 – 28.5oC.
Hình 4.3: Sự biến động nhiệt độ (oC) giữa các điểm thu mẫu trong hệ thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất.
Ghi chú: BC: đầu vào tại bể cấp; ĐVKC: đầu vào không bổ sung cacbon; ĐVCC: đầu vào sau khi bổ sung cacbon; ĐR1: đầu ra nghiệm thức 1; ĐR2: đầu ra nghiệm thức 2.
0 5 10 15 20 25 30 35 BC ĐVKC ĐVCC ĐR1 ĐR2 Nhiệt độ ( oC) Vị trí thu mẫu
37
Sự chênh lệch nhiệt độ tại các vị trí thu mẫu là do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, thời tiết. Vị trí đầu ra nghiệm thức 2 đạt giá trị cao nhất là do bể chứa
nước đầu ra không được che kín, có ánh sáng mặt trời chiếu vào làm nhiệt độ tăng
cao hơn các vị trí khác. Nhiệt độở bể cấp cao hơn các vịtrí đầu vào có cấp cacbon
và đầu vào không cấp cacbon là do bể cấp được đậy kín làm giảm sự thoát nhiệt ra
bên ngoài môi trường.
Theo Huỳnh Thị Ngọc Lưu và Nguyễn Thị Thu Vân (2007), quá trình khử nitrate hóa có thể xãy ra trong khoảng nhiệt độ rất rộng từ 0oC – 50oC trong đó
khoảng tối ưu là 30oC – 35oC.
Theo nghiên cứu của Phan Văn Tiến (2010), nhiệt độdao động trong khoảng từ 26 – 31oC phù hợp cho sự phát triển của vi sinh vật khử nitrate.
Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Thúy Oanh (2005), nhiệt độ tại các điểm thu
mẫu ít dao động (từ 27.0 – 27.50C) và gần với nhiệt độ ngoài môi trường thích hợp
cho vi sinh vật hoạt động và phát triển tốt.
Nhìn chung, kết quả thu nhận được là tương đồng với các nghiên cứu đã thực
hiện trước đây, phù hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.
4.3.2 pH
Hình 4.4: Sự biến động pH giữa các điểm thu mẫu trong hệ thống thí nghiệm khử
nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất.
Ghi chú: BC: đầu vào tại bể cấp; ĐVKC: đầu vào không bổ sung cacbon; ĐVCC: đầu vào sau khi bổ sung cacbon; ĐR1: đầu ra nghiệm thức 1; ĐR2: đầu ra nghiệm thức 2.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 BC ĐVKC ĐVCC ĐR1 ĐR2 pH Vị trí thu mẫu
38
Qua biểu đồ thể hiện sự biến động pH giữa các điểm thu mẫu cho thấy pH
dao động trong khoảng từ 6.84 – 7.63. Các giá trị pH không có sự khác biệt
(p>0.05) tại các vị trí bể cấp đạt 7.57 – 7.69, đầu vào có bổsung cacbon đạt 7.56 –
7.60, đầu vào không bổsung cacbon đạt 7.57 –7.65, đầu ra nghiệm thức 1 đạt 7.60.
Riêng vịtrí đầu ra nghiệm thức 2 pH giảm và đạt giá trị thấp nhất 6.79 – 6.87. Sự khác biệt tại vịtrí đầu ra nghiệm thức 2 là do lượng cacbon cung cấp vào
hệ thống được đốt cháy bởi oxy trong nước để cung cấp năng lượng cho vi sinh vật
hoạt động. Nitrate là chất nhận điện tửđể trở thành dạng N2 thoát ra khỏi hệ thống,
lượng đường bổ sung từ bên ngoài là chất cho điện tử. Saccarozo được phân cắt
thành các phân tử đường đơn dạng glucose và fructose. Trong điều kiện thiếu khí xảy ra sự lên men lactic tạo thành axit lactic và axit axetic làm cho pH đầu ra giảm mạnh.
Theo Trần Cẩm Vân (2002), quá trình phân giải glucoza thành axit lactic được gọi là quá trình lên men lactic. Có 2 loại lên men lactic đồng hình và dị hình.
Sựlên men lactic đồng hình glucoza bị phân hủy theo con đường Embden –
Mayerhof tạo thành axit pyruvic, axit pyruvic khử thành axit lactic:
Quá trình lên men lactic đồng hình được thức hiện bởi nhóm vi khuẩn
Lactobacterium và Streptococcus. C6H12O6
glucoza
2CH3COOH Axit pyruvic
2CH3CHOHCOOH Axit lactic NAD.H
NAD+
Oxy hóa hô hấp Pyruvat
Glucose Glycosis (giải phóng ra 2 ATP)
34 ATP Không O2
Ethyl alcohol + CO2 Axit lactic
39
Sự lên men lactic dị hình glucoza bị phân giải theo con đường pentozophotphat. Sản phẩm của quá trình lên men ngoài axit lactic còn có rượu etylic, axit axetic và glyxerin:
Theo Huỳnh Thị Ngọc Lưu và Nguyễn Thị Thu Vân (2007), pH tối ưu các vi khuẩn tham gia vào quá trình phản nitrate hóa thường nằm trong dãi pH từ 7 – 8.
Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Thúy Oanh (2005), pH ở khoảng trung tính nghiêng về kiềm nhẹ dao động từ 7.0 - 8.3 và theo Phan Văn Tiến (2010)
pH dao động từ 7.09 – 8.01 thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy pH tại các vị trí thu mẫu ở khoảng trung tính thích hợp cho vi sinh vật khử nitrate hoạt động.
4.3.3 EC
Hình 4.5: Sự biến động độ dẫn điện (EC, µS/cm) giữa các điểm thu mẫu trong hệ
thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất.
Ghi chú: BC: đầu vào tại bể cấp; ĐVKC: đầu vào không bổ sung cacbon; ĐVCC: đầu vào sau khi bổ sung cacbon; ĐR1: đầu ra nghiệm thức 1; ĐR2: đầu ra nghiệm thức 2.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 BC ĐVKC ĐVCC ĐR1 ĐR2 E C (µS/cm ) Vị trí thu mẫu C6H12O6
Axit lactic Axit axetic glyxerin
CH3CHOHCOOH + CH3COOH + CH2OHCHOHCH2OH
in
40
Kết quả khảo sát cho thấy, EC đo được dao động trong khoảng 424 - 450 µS/cm. Giá trị EC đạt cao nhất tại bể cấp 447 – 450 µS/cm, tiếp theo là đầu vào không cấp cacbon 445 – 453 µS/cm, đầu vào có cấp cacbon 441 – 452 µS/cm, đầu ra nghiệm thức 1 là 443 – 445 µS/cm và thấp nhất là đầu ra nghiệm thức 2 là 421 – 428 µS/cm.
Theo Ngô Ngọc Hưng (2000), độ dẫn điện phản ánh nồng độ ion hoặc chất
vô cơ hòa tan, các muối hòa tan trong dung dịch tồn tại ở dạng ion và làm cho dung
dịch có khảnăng dẫn điện, độ dẫn điện càng cao chứng tỏ nồng độ ion càng lớn. Các vị trí thu mẫu tại bể cấp, đầu vào không bổsung cacbon, đầu vào có bổ
sung cacbon, đầu ra nghiệm thức 1 dao động không lớn và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0.05), chứng tỏ không có sựthay đổi lớn về nồng độ các ion qua
các vị trí thu mẫu của hệ thống và không có sự chuyển biến ion từ dang này sang dạng khác.
Giá trị EC ở đầu ra nghiệm thức 2 giảm và khác biệt có ý nghĩa (p<0.05) so với các vị trí thu mẫu đầu vào và đầu ra nghiệm thức 1 chứng tỏ có sự chuyển biến ion từ dạng này sang dạng khác. Hệ thống sử dụng các khối bê tông có màng
biofilm nên lượng ion NO3-đã được hệ vi sinh vật khử nitrate sử dụng cho quá trình
hô hấp trả về N2 tự do thoát ra khỏi hệ thống làm giảm EC trong dung dịch nước
thải đầu ra. Bên cạnh đó hệ thống được cung cấp thêm nguồn cacbon là đường
saccarozo từ bên ngoài khi vào hệ thống được phân cắt thành các dạng ion dẫn điện
trả lại lượng ion mất đi do quá trình khửnitrate nên EC trong nước thải đầu ra giảm
khoảng 6%.
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tiến (2010), EC đo dược trong khoảng 410 - 453µS/cm và dao động không đáng kể qua các vị trí thu mẫu đầu vào chứng tỏ không có sựthay đổi lớn về nồng độ các ion. Khi sử dụng vật liệu có màng biofilm và cung cấp cacbon từbên ngoài thì EC đầu ra của hệ thống giảm so với đầu
vào ( đầu vào 445µS/cm – đầu ra 431µS/cm) chứng tỏ có sự chuyển biến ion từ
dạng này sang dạng khác.
Nhìn chung, kết quả của hệ thống thí nghiệm là tương đồng với kết quả của những nghiên cứu trước.
4.4.4 DO
Qua biểu đồ cho thấy DO dao động trong khoảng 0.51 –7.3 mg/L, trong đó giá trị DO cao nhất ởđầu vào tại bể cấp của hệ thống đạt 7.36mg/L gần với ngưỡng bão hòa là do quá trình sục khí liên tục, tiếp theo là đầu vào không bổ sung cacbon
3.58mg/L, đầu vào có bổ sung cacbon 2.39mg/L, đầu ra nghiệm thức 1 là 2.37mg/L
41
Hình 4.6: Sự biến động oxy hòa tan (DO, mg/L) giữa các điểm thu mẫu trong hệ
thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất.
Ghi chú: BC: đầu vào tại bể cấp; ĐVKC: đầu vào không bổ sung cacbon; ĐVCC: đầu vào sau khi bổ sung cacbon; ĐR1: đầu ra nghiệm thức 1; ĐR2: đầu ra nghiệm thức 2.
Giá trị DO tại đầu vào có bổsung cacbon và đầu vào không bổ sung cacbon giảm còn khoảng 2.39 – 3.58mg/L chứng tỏ tác dụng của bể giữ mực ngoài chức
năng ổn định lượng nước đầu vào của hệ thống còn làm giảm lượng oxy hòa tan
trong dung dịch nước thải trước khi đi vào hệ thống giúp cho điều kiện thí nghiệm xảy ra tốt hơn.
DO đầu vào có bổ sung cacbon thấp hơn DO đầu vào không bổ sung cacbon
cho thấy lượng đường đã được oxy trong nước phân hủy để cung cấp năng lượng cho hoạt động của vi sinh vật và thời gian tiếp xúc chưa đủ đường sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong dung dịch nên lượng oxy hòa tan trong nước đầu vào còn khà cao.
Đầu ra nghiệm thức 1 giá trị DO vẫn còn cao (2.61mg/L) do bể chứa vật liệu không có màng biofilm và không cung cấp nguồn cacbon từ bên ngoài nên lượng oxy hòa tan giảm không đáng kể giữa đầu vào và đầu ra.
Đầu ra nghiệm thức 2 DO giảm còn rất thấp (0.46 – 0.58mg/L) và khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với các vị trí khác (p<0.05) là do hệ thống được bổ sung
lượng cacbon từ bên ngoài, khi hòa vào dung dịch đã được oxy trong nước phân hủy giúp làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước và cung cấp năng lượng cho hoạt động
0 1 2 3 4 5 6 7 8 BC ĐVKC ĐVCC ĐR1 ĐR2 DO ( m g/L ) Vị trí thu mẫu
42
sống của vi sinh vật khửnitrate hóa, đồng thời tạo điều kiện thiếu khí thích hợp cho quá trình khử nitrate.
Theo Lương Đức Phẩm (2007), muốn loại được nitrate thì phải tạo điều kiện
cho vi sinh vật khử nitrate hoạt động để khử nitrate thành nitơ phân tử bay vào không khí. Quan hệ với không khí là thiếu khí (thiếu oxy). Nồng độ oxy hòa tan là 1÷2mg/L không ảnh hưởng đến quá trình phản nitrate hóa trong hệ thống lọc sinh
học nhưng trong hệ thống bùn hoạt tính thì nồng độ oxy hòa tan nên nhỏ hơn
0.3mg/L.
Theo Lê Hoàng Việt (2003), để quá trình khử nitrate hóa càng tiến về không thì nồng độDO trong nước là 0 < DO ≤ 1 mg/L.
Một trong những điều kiện để phản ứng khử nitrate hóa xảy ra là điều kiện yếm khí hoặc thiếu oxy tự do (Trần Đức Hạ, 2002).
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tiến (2010), nồng độDO dao động trong khoảng 0.27 – 0.43mg/L phù hợp cho quá trình khử nitrate xả ra.
Nhìn chung, kết quả thu nhận được tại đầu ra nghiệm thức 2 có nồng độ DO
rất thấp chứng tỏ đây là môi trường yếm khí rất phù hợp cho quá trình khử nitrate
hóa xảy ra. 4.4.5 COD
Chỉ số COD đểđặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô
nhiễm của nước tự nhiên. COD thể hiện nhu cầu oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ
các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO2 và H2O (Đặng Kim Chi, 1996). Qua biểu đồ cho thấy chỉ số COD đầu vào của hệ thống xử lý rất thấp 5.33 – 5.54 mg/L do dung dịch nước thải được pha bằng pepton, Na2HPO4.12H2O, NaNO3
và nước máy nên được kiểm soát ở nồng độ thấp.
Theo các nghiên cứu của Lê Anh Kha (2003) và Đoàn Ngọc Minh (2007), để quá trình khử nitrate xảy ra trong nước thải đạt hiệu suất cao thì cần bổ sung thêm nguồn cacbon từ bên ngoài hệ thống là methanol (CH3OH) hoặc glucose nhằm cung
cấp năng lượng cho hoạt động của vi sinh vật.
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tiến (2010), lượng đường saccarozo cần bổ sung cho quá trình phản nitrate hóa là 40mgC/L và theo Lê Thị Xuân Thị
(2008) lượng methanol cần bổ sung là 30mgC/L khi đó quá trình khử nitrate hóa
xảy ra đạt hiệu suất cao.
Vì vậy, hệ thống được cung cấp nguồn cacbon là đường saccarozo (C12H22O11) với nồng độ 40mg/L.
43
Do đó, điểm đầu vào khi có bổ sung cacbon thì chỉ số COD tăng rất cao
khoảng 103.67 mg/L là do dung dịch nước thải pha bằng hóa chất được bổ sung lượng cacbon (đường saccarozo) từ bên ngoài.
Hình 4.7: Sự biến động của COD (mg/L) giữa các điểm thu mẫu trong hệ thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất.
Ghi chú: BC: đầu vào tại bể cấp; ĐVKC: đầu vào không bổ sung cacbon; ĐVCC: đầu vào sau khi bổ sung cacbon; ĐR1: đầu ra nghiệm thức 1; ĐR2: đầu ra nghiệm thức 2.
COD ởđầu ra nghiệm thức 1 (4.27 – 5.63 mg/L) giảm rất ít so với đầu vào không bổ sung nguồn cacbon (5.27 –5.69 mg/L) là do lượng COD đã bị phân hủy
bởi lượng oxy hòa tan trong nước, và trong hệ thống vật liệu sử dụng không có
màng biofilm nên lượng COD giảm không đáng kể.
Theo Lê Hoàng Việt (2003), quá trình phân hủy hiếu khí trong nước thải được chia thành nhiều giai đoạn và được biểu thị bằng các phản ứng:
Các hợp chất Hydratcacbon bị phân hủy hiếu khí chủ yếu theo phương trình: Oxy hóa các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 CO2 + H2O + ∆H
Quá trình sinh tổng hợp tạo thành tế bào vi sinh vật được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
CxHyOz + O2 Tế bào vi sinh vật (C5H7O2N) + CO2 + H2O + ∆H
Đầu ra nghiệm thức 2 thì lượng COD giảm còn khoảng 10 mg/L trong khi
lượng COD đầu vào có bổ sung cacbon là khoảng 103.67 mg/L và lượng COD đầu
ra nghiệm thức 2 so với đầu vào khi chưa cung cấp thêm nguồn cacbon có sự biến
0 20 40 60 80 100 120 BC ĐVKC ĐVCC ĐR1 ĐR2 COD (m g/L ) Vị trí thu mẫu
44
động không cao (COD đầu vào không bổ sung cacbon là 5.54 mg/L - COD đầu ra
nghiệm thức 2 là 10 mg/L) cho thấy vi sinh vật đã sử dụng khoảng hơn 90% lượng cacbon khi được cung cấp thêm từ bên ngoài để làm nguồn năng lượng cho quá trình hoạt động của chúng.
4.4.6 Tổng lân
Lân là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng nhất đối với vi sinh vật vì trong thành phần tế bào nó chiếm tỉ lệ 50% tổng số các chất khoáng (Trần Cẩm Vân,
2005). Do đó trong hệ thống P là yếu tố cần thiết cho vi sinh vật hoạt động.
Trong tế bào vi sinh vật photpho chiếm khoảng 1.5 – 2% trọng lượng khô
của khối vi sinh, nhưng tỷ lệ phần trăm sẽ tăng theo tốc độsinh trưởng của vi sinh
vật (Nguyễn Văn Tố, 1999). Vì vậy, photpho là nguồn dinh dưỡng khoáng quan
trọng đối với vi sinh vật.
Hình 4.8: Sự biến động nồng độ Photphorus (mg/L) giữa các điểm thu mẫu trong hệ
thống thí nghiệm khử nitrate với nguồn cấp pha từ hóa chất.
Ghi chú: BC: đầu vào tại bể cấp; ĐVKC: đầu vào không bổ sung cacbon; ĐVCC: đầu vào sau khi bổ sung cacbon; ĐR1: đầu ra nghiệm thức 1; ĐR2: đầu ra nghiệm thức 2.
Kết quả phân tích cho thấy nồng độ TP, TDP, P-PO43- biến động không lớn và không có sự khác biệt (p>0.05) ở các vị trí thu mẫu. Nồng độ TP tại bể cấp là 7.61 –7.68mg/L, đầu vào không bổ sung cacbon là 7.57 –7.69mg/L, đầu vào có bổ
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 BC ĐVKC ĐVCC ĐR1 ĐR2