1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền nam tiến lên toàn thắng (1973 1975) luận văn thạc sĩ lịch sử

134 634 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 4,39 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ LAN QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐƢA CÁCH MẠNG MIỀN NAM TIẾN LÊN TOÀN THẮNG (1973-1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ LAN QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐƢA CÁCH MẠNG MIỀN NAM TIẾN LÊN TOÀN THẮNG (1973-1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đình Lê. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Lan LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Đình Lê, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Lan MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 8 6. Nguồn tài liệu............................................................................................ 9 7. Đóng góp của Luận văn ........................................................................... 9 8. Kết cấu của Luận văn ............................................................................ 10 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG MIỀN NAM TRƢỚCHIỆP ĐỊNH PA-RI (1954-1973).................................................... 11 1.1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ............. 11 1.2. Quá trình phát triển của cách mạng miền Nam trƣớc năm 1973 .. 17 TIỂU KẾT CHƢƠNG I ................................................................................ 31 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (19731975)................................................................................................................ 32 2.1. Chủ trƣơng chiến lƣợc của Đảng sau Hiệp định Pa-ri .................... 32 2.2. Chuẩn bị lực lƣợng cách mạng .......................................................... 38 2.3. Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trƣờng ..................... 45 TIỂU KẾT CHƢƠNG II .............................................................................. 63 Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH THĂM DÒ KHẢ NĂNG CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN SAU HIỆP ĐỊNH PA-RI ............................................. 64 3.1. Sự kiện Tống Lê Chân ........................................................................ 64 3.2. Sự kiện Watergate............................................................................... 69 3.3. Chiến dịch Phƣớc Long ...................................................................... 80 TIỂU KẾT CHƢƠNG III............................................................................. 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa Xuân năm 1975. Đây là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta. Một cuộc chiến tranh kéo dài đến hơn hai thập niên (từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975), dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử và phải chống lại một đế quốc hùng mạnh nhất là đế quốc Mỹ. “Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” [63; tr. 127]. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là kết quả của một quá trình đấu tranh bền bỉ trong gian khó, không ngại hi sinh, mất mát của toàn dân tộc. Ta đã biết mở đầu cuộc kháng chiến đúng lúc, biết tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, nắm thời cơ để tổ chức tác chiến chiến lược, mở các cuộc tổng tiến công, tạo ra các bước ngoặt chiến tranh có lợi cho ta, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, kết thúc chiến tranh vào lúc có lợi nhất cho cách mạng Việt Nam và thế giới. Tháng 1-1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra thếvà lực mới cho cách mạng Việt Nam. Cục diện chiến trường, so sánh lực lượng giữa ta và địch từng bước chuyển biến theo hướng có lợi cho ta. Thực trạng diễn biến tình hình báo hiệu một thời cơ lớn đang tới gần để quân và dân ta mở cuộc phản công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 1 Nhìn nhận được thời cơ đó, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành ngay công tác chuẩn bị mọi mặt cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Thực tiễn chiến tranh và cách mạng cho thấy, trong những thời điểm bước ngoặt có tính chất quyết định thì đòi hỏi phải huy động tối đa mọi khả năng nhân tài, vật lực của đất nước - đây là quy luật tất yếu để giành thắng lợi. Tại sao cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 chỉ diễn ra nhanh chóng trong 55 ngày đêm, thay vì 2 năm như kế hoạch trước đó đã đề ra? Tại sao đến năm 1975, chúng ta đã có điều kiện cần và đủ để tiến hành giải phóng miền Nam? Đó là do nó được tích lũy từ những ngày tháng gian lao trong những năm 1954-1959, từ kết quả chiến đấu trong những năm 1965, 1968, 1972... Nhưng trực tiếp mà nói, chiến thắng mùa Xuân năm 1975 có nguồn gốc trực tiếp từ sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong những năm 1973-1974. Quá trình chuẩn bị đó bao gồm sự thống nhất về tư tưởng, quyết tâm; Thăm dò khả năng của đối phương; Chuẩn bị lực lượng; Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trường... Đây là giai đoạn động viên toàn lực tạo tiền đề quyết định để trên cơ sở đó, Trung ương Đảng vạch phương án giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đây có thể được xem là những năm tháng bản lề, những năm tháng quyết định trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Đại thắng mùa xuân năm 1975. Việc nghiên cứu về Quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam không chỉ tái hiện bức tranh về những năm tháng hào hùng “cả nước ra quân, cả dân tộc ra trận” trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh mà còn góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua đề tài này, tác giả hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. 2 Xuất phát từ những lí do trên, vấn đề: “Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng (1973-1975)”được tác giả chọn làm Luận văn Thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử kháng chiến chống Mỹ nói chung, giai đoạn 1973-1975, với tầm vóc vĩ đại của nó trong tiến trình cách mạng Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử và được khai thác, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong nước, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, các vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến được đặt ra, trong đó có đề cập đến giai đoạn 1973-1975. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị đã có những công trình: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000… Công trin ̀ hLịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975của tập thể tác giả Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, gồm 9 tập, tổng dung lượng gần 4.000 trang, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản. Đây là bộ sách bản lề , đã cung cấ p cho tác giả cái nhìn chi ti ết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Công trình làm nổi bật vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, cũng như sự hi sinh chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân và dân cả nước. Bên cạnh tái hiện cuộc kháng chiến, đánh giá những thắng lợi, bộ sách cũng rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo cuộc kháng chiến. Các tập VI (Thắ ng Mỹ trên chiế n trường ba nước Đông Dương ), tâ ̣p VII (Thắ ng lơ ̣i quyế t đinh ̣ ), tâ ̣p VIII (Toàn thắng), tâ ̣p IX (Nguyên nhân thắ ng lơ ̣i, bài học lịch sử) đã tái hiện toàn bộ cuộc kháng chiến từ năm 19681975 tương đối tỉ mỉ , trong đó cố gắng làm nổi bật một số sự kiện trọng yếu, 3 đồng thời chú trọng phân tích làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân cuộc chiến tranh, sự đấu trí, đấu lực của hai bên tham chiến và rút ra nh ững bài học kinh nghiệm. Bô ̣ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2 tâ ̣p) do Nhà xuấ t bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuấ t bản chứa đựng nhi ều tư liệu lịch sử quý báu với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành, cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ, các cựu chiến binh, các nhân chứng lịch sử đã từng sống và chiến đấu tại thành đồng Tổ quốc năm xưa. Trong những ngày tháng chia cắt đau thương của dân tộc, Nam Bộ là biểu tượng của tinh thần quật khởi, “nơi đi trước về sau”, “động thái của Nam Bộ kháng chiến không chỉ liên quan đến Nam Bộ, mà mỗi động tĩnh của Nam Bộ đều dính đến động tĩnh chung của cả Việt Nam”. Các nhà nghiên cứu, học giả trong nước đã có nhiều công trình tái dựng lại một số khía cạnh của quá trình chuẩn bị trong giai đoạn 1973-1975 như: Nguyễn Đình Sắc, Công tác hậu cần chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998; Hoàng Viên (ch.b), Cấn Hoàng Dụ, Đặng Hương…, Lịch sử công binh 559 đường Trường Sơn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999; Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn, Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Nguyễn Đình Sắc, Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999; Nguyễn Xuân Tú, Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009; Hồ Sĩ Thanh, Chiến dịch Hồ Chí Minh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh, 2005; Đại thắng mùa xuân năm 1975, sức mạnh của trí tuệ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Trần Trọng Trung,Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 4 Nội, 2005; Nhiều tác giả, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhìn từ phía bên kia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010… Các tạp chí nghiên cứu, sách giáo khoa, giáo trình Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng đều có những nội dung liên quan đến giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Qua những công trình này, tác giả nhận được nhiều tư liệu, sự kiện quý báu từ tháng 1-1973 đến tháng 4-1975 phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tác giả Tr ần Mai Hạnh tiếp cận cuộc kháng chiến chống Mỹ dưới một góc nhìn khác thông qua cuốn tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thâ ̣t (2014). Toàn bộ cuộc kháng chiến kéo dài 20 năm, cả một chế độ bù nhìn sụp đổ từ gốc rễ và chiến thắng 30-4 lịch sử với sự kiện chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập, đánh dấu giờ phút toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, non sông thu về một mối được tác giả trình bày trong gần 500 trang sách. Cuốn sách là dòng hồi ký chân thực dựa trên những biên bản cuộc họp, tường trình về thất bại của điểm trấn thủ mà tác giả thu lượm trên bàn các tướng lĩnh bại trận tháng 4-1975. Các nhà lãnh đạo cao cấp, các tướng lĩnh trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong các công trình, bài nói, bài viết, hồi ký của mình đã đề cập nhiều vấn đề có liên quan đến quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam giai đoạn 1973-1975 như: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Hà…, Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Đại tướng Hoàng Văn Thái, Những năm tháng quyết định, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001; Đại tướngHoàng Minh Thảo, Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004…Đây là những tài 5 liệu rất quý giá ghi lại những khoảnh khắc vàng của lịch sử dân tộc dưới góc nhìn của người chỉ huy tối cao; là dòng hồi tưởng về những quyết sách chiến lược của tập thể Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh - Bộ thống soái tối cao - từ việc hoạch định chính sách đến việc chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện ở chiến trường và huy động sức mạnh của cả dân tộc để nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất. Trên thế giới, có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tướng lĩnh viết về cuộc chiến dài ngày nhất của nước Mỹ gây ra ở Việt Nam, tiêu biểu là công trình của Henry Kissinger, Những năm tháng ở Nhà Trắng, 1980; Henbert Y. Schandler, Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ - Lyndon Johnson và Việt Nam, 1982; Mc. Namara, Nhìn về quá khứ, Bi kịch và những bài học ở Việt Nam, 1995; Sedgwick Tourison, Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật, Nxb Công an nhân dân, 2005; James G. Zumwalt, Chân trần chí thép, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013; George C. Herring, Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950-1975), 2004… Trong các tác phẩm này đã ít nhiều đề cập đến vai trò của người Mỹ, các đời tổng thống Mỹ đã vật lộn như thế nào với cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cuốn sách Giải phẫu một cuộc chiến tranh của tác giả Gabriel Kolko (người dịch: Nguyễn Tấn Cưu) do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2003 đã làm nổi lên một số vấn đề rất cơ bản. Dựa vào những tài liệu mới và sự khai thác những năm quan sát tại chỗ ở Oa-sinh-tơn, Pa-ri và những chuyến thăm Việt Nam, Ga-bri-en Côn-cô đã phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tượng trong cuộc chiến tranh; đồng thời trình bày triển vọng của chiến lược chiến tranh hạn chế của Mỹ trong thời đại của chúng ta và lập luận rằng mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại như ở Việt Nam. Đây là một công trình phong phú về tư liệu, “có thể trở 6 thành một điểm then chốt để bắt đầu tất cả các cuộc thảo luận tương lai về chiến tranh Việt Nam” (Điểm sách Cơ-cốt, Niu Yoóc). Các công trình nghiên cứu và các tài liệu trên đây đã đề cập tới vấn đề quá trình chuẩn bị, quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn để làm cơ sở đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng trong giai đoạn 1973-1975 ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình chuẩn bị toàn diện và chu đáo này. Mặc dù vậy, những tài liệu đã được công bố nói trên là những tài liệu quan trọng giúp tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận văn “Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng (19731975)”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các sự kiện, diễn biến quan trọng dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, đầy đủ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1973-1975. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn có mốc mở đầu nghiên cứu từ tháng 11973 (thời gian sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết) và mốc kết thúc nghiên cứu là trước tháng 4-1975 (trước thời gian diễn ra chiến dịch giải phóng Sài Gòn, hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ ). Đây là thời gian có tính chất bản lề của Đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để làm rõ tính hệ thống, sự kế thừa, phát triển trong quá trình lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương của Đảng, Luận văn mở rộng thời gian nghiên cứu về trước năm 1973 ở mức độ nhất định. 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Thông qua việc trình bày một cách tương đối đầy đủ, có hệ thống quá trình chuẩn bị toàn diện, chu đáo, khoa học trên tất cả các mặt; quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri; Luận văn khẳng định vị trí, vai trò to lớn, trực tiếp của những năm tháng bản lề 1973-1975 trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, thông qua các con số, sự kiện cụ thể, Luận văn góp phần tìm hiểu cuộc chiến đấu anh dũng, tinh thần đoàn kết của nhân dân hai miền Bắc Nam trong giai đoạn 1973-1975. Qua đó, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Nhiệm vụ: - Khái quát tình hình và đặc điểm Việt Nam sau 1954-1973, về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết. - Phân tích quá trình chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri: chuẩn bị về lực lượng, hậu cần, thiết kế chiến trường. - Làm rõ quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong những năm 1973-1975, qua đó khẳng định khả năng quay trở lại miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ, khả năng tiếp tục cuộc chiến của chính quyền, quân đội Sài Gòn. - Đánh giá vai trò của giai đoạn 1973-1975 có tác động trực tiếp, là cơ sở thực tiễn để Trung ương Đảng vạch kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, trong đó phương pháp lịch sử là để 8 trình bày và lý giải các vấn đề mà Luận văn đưa ra. Ngoài ra, tác giả còn vận dụng phương pháp so sánh, thống kê để làm nổi bật và đảm bảo tính chính xác, khoa học các nội dung của đề tài. 6. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, tác giả Luận văn đã khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu sau: Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh đã trực tiếp chỉ đạo hoặc tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và giai đoạn 1973-1975 nói riêng. Các báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định Pa-ri, chế độ chính quyền, quân đội Sài Gòn từ 1973-1975 cung cấp cho tác giả những số liệu, sự kiện cụ thể, những căn cứ để có thể bổ sung vào Luận văn. Các công trình nghiên cứu, biên soạn đã được công bố của các học giả trong và ngoài nước về lịch sử kháng chiến chống Mỹ nói chung, giai đoạn 1973-1975 nói riêng. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú không chỉ cung cấp cho tác giả nhiều số liệu, sự kiện mà cả những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau về mối quan hệ giữa các số liệu, sự kiện. Hồi ký của một số nhà hoạt động chính trị, xã hội và các nhà lãnh đạo trong giai đoạn 1973-1975. Các bài viết, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung Luận văn đề cập. 7. Đóng góp của Luận văn Tập hợp, hệ thống hóa tài liệu về quá trình chuẩn bị toàn diện của Đảng trong giai đoạn 1973-1975, thăm dò khả năng của Mỹvà chính quyền Sài Gòn cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, 9 thống nhất đất nước. Trên cơ sở đó, Luận văn phục dựng một cách sinh động sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nêu rõ vịtrí, vai trò của những năm 1973-1975 đối với thắng lợi cuối cùng giải phóng miền Nam. - Dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong các nhà trường và phục vụ công tác giáo dục truyền thống cách mạng. 8. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát tình hình cách mạng miền Nam trước Hiệp định Pa-ri (1954-1973). Chương II: Quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam (1973-1975). Chương III: Quá trình thăm dò khả năng của Mỹvà chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri. 10 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG MIỀN NAM TRƢỚC HIỆP ĐỊNH PA-RI (1954-1973) 1.1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ Ngày 7-5-1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đựơc kí kết. Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, cách mạng Việt Nam có nhiều thuận lợi mới nhưng cũng phải đối phó với nhiều thử thách phức tạp. Về thuận lợi, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 50 (XX), hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập, nối liền từ châu Âu sang châu Á và ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, trở thành hệ thống thế giới. Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Phi, châu MỹLatinh, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa, đưa nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc lập về chính trị, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế. Phong trào hòa bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản là những nhân tố quốc tế hết sức thuận lợi đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Ở trong nước,miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cách mạng cả nước; thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến chống Pháp; ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam được củng cố, tăng cường.Nhân dân ta có một Đảng vững mạnh, có kinh nghiệm lãnh đạo, với đội ngũ đảng viên, đoàn 11 viên hơn một triệu người, lại được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và sau khi quân đội Pháp rút đi, nhân dân ta phải tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bảo đảm đời sống. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ“thẳng tay hất cẳng Pháp, dựng nên chính quyền tay sai, lập ra một quân đội đánh thuê do Mỹ điều khiển, dìm phong trào yêu nước của nhân dân ta trong máu lửa” [6;tr. 85]. Mỹ đã lộ rõ nguyên hình “diều hâu”: thay chân Pháp, xúi giục chính quyền Diệm phá hoại Hiệp định - không thực hiện tổng tuyển cử, thi hành chính sách thực dân mới ở miền Nam nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta như là một “mắt xích” trong chiến lược “Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” ở châu Á. Có trong tay sức mạnh về kinh tế, quân sự và bộ máy quân đội, chính quyền lớn mạnh, kẻ thù thẳng tay đàn áp, khủng bố các phong trào đấu tranh của nhân dân, tàn sát cán bộ, đảng viên, ráo riết đánh phá các cơ sở cách mạng, gây cho chúng ta nhiều tổn thất nặng nề. Âm mưu thâm độc của Mỹ đã được Bác Hồ dự liệu từ trước. Ngày 8-51954, trong “Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch” [91; tr. 272]. Còn về công tác tư tưởng, Người đã chỉ đạo đồng chí Tố Hữu: “Chiến thắng Pháp rồi, phải nhớ trước mắt ta còn có kẻ địch hùng mạnh hơn, hung ác hơn, đó là đế quốc Mỹ ” [20; tr. 557]. Bên cạnh đó, một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách 12 mạng Việt Nam sau tháng 7-1954. Đặc điểm trên cùng những thuận lợi, khó khăn chính là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới. Tình thế mới của đất nước đòi hỏi sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng phải tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén, chủ động, linh hoạt và vững vàng, đặc biệt phải nhanh chóng đưa ra được đường lối chống Mỹ, cứu nước phù hợp, hiệu quả. Phát huy cao độ sức mạnh nội lực, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất nước nhà. Trước âm mưu và thủ đoạn xâm lược của đế quốc Mỹ, tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Hiện nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ” [91; tr. 319]. Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết khẳng định: “Nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chưa phải đã hoàn thành, cuộc đấu tranh ái quốc không vì đình chiến mà kết thúc, cuộc đấu tranh đó còn đang tiếp tục, nhưng phương thức đấu tranh cần phải thay đổi. Chúng ta cần hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong hình thức đấu tranh mới” [39; tr. 287]. Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt. Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, 13 Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi bắt đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Trong quá trình này, Mỹ sẽ mở rộng hoạt động ném bom bắn phá, nên miền Bắc phải kết hợp cả với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, nhằm bảo vệ miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc. Ở miền Nam, do vẫn còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mở đầu thời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam. Trong quá trình diễn biến, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và Cam-pu-chia... Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai trò khác nhau. Miền Bắc là hậu phương nên có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. Miền Nam là tiền tuyến có 14 vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hậu phương và tiền tuyến, cách mạng hai miền Bắc-Nam, do đó, có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ 7 (3-1955) và Hội nghị lần thứ 8 (8-1955), Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã hoàn thành bản dự thảo “Đề cương cách mạng miền Nam”. Với tư duy chiến lược vượt trội của “ngọn đèn 200 nến”, đồng chí đã sớm đi tới chân lý: “Nhân dân ta ở miền Nam chỉ có một con đường là vùng lên chống Mỹ - Diệm, để cứu nước và tự cứu mình. Đó là con đường cách mạng. Ngoài con đường đó, không còn con đường nào khác” [137; tr. 221]. Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình”. Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam, xác định “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của 15 quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”[40; tr. 82].Nghị quyết chủ trương lấy sức mạnh bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng nhân dân; khẳng định cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định về ta. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II là một Nghị quyết lịch sử rất quan trọng tạo nên bước chuyển biến lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đồng bào hai miền Nam, Bắc là: giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Nghị quyết không chỉ mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng. “Nghị quyết 15 của Trung ương khóa II là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, của tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị khóa II, xuất phát từ những định hướng chiến lược đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 7-1954 khi hòa bình vừa mới lập lại trên một nửa đất nước, có sự trực tiếp chỉ đạo công phu của đồng chí Lê Duẩn, quyền Tổng Bí thư lúc bấy giờ, cùng một số đồng chí trong Bộ Chính trị và trong Trung ương. Nghị quyết phản ánh đúng nguyện vọng của đồng bào, đồng chí ở miền Nam nước ta lúc đó” [20; tr. 485]. Với Nghị quyết 15- bó đuốc soi đường, cách mạng miền Nam đã có một bước chuyển căn bản về chất. Dưới ánh sáng của Nghị quyết, ngọn lửa cách mạng âm ỉ suốt nhiều năm đã bùng lên thành phong trào Đồng khởi trên quy mô rộng lớn, tạo nên một bước chuyển mới có tính chất nhảy vọt của cách mạng miền Nam.Ngay sau khi Hội nghị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã cho 16 lập Đoàn vận tải quân sự Trường Sơn (Đoàn 559), bắt đầu chi viện người và vũ khí cho miền Nam. Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thái độ các giai cấp ở miền Nam, Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam như sau: “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới” [4; tr. 46]. Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIII của Đảng (9-1960) đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã chỉ đạo nhân dân miền Nam đứng lên tiến hành cuộc Đồng khởi vĩ đại, đánh một đòn chí tử vào hình thức thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, tạo ngoặt đi lên cho cách mạng miền Nam. 1.2. Quá trình phát triển của cách mạng miền Nam trƣớc năm 1973 Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15, năm 19591960 các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở vùng núi miền Trung và đồng bằng Nam Bộ, giành quyền làm chủ về tay nhân dân ở hàng nghìn xã, 17 ấp, đẩy địch vào thế bị động, khủng hoảng. Cuối năm 1959 - đầu năm 1960, một phong trào “Đồng Khởi” nổi dậy khởi nghĩa diệt tề điệp ác ôn, giải tán chính quyền cơ sở, diệt đồn, phá ách kìm kẹp của địch nổ ra rộng khắp các tỉnh Nam Bộ và vùng rừng núi Trung Trung Bộ. Cách mạng đã làm chủ được một vùng căn cứ rộng lớn, có ý nghĩa chiến lược, nối từ Tây Nguyên xuống miền Đông, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng Khu V; đồng thời, đã thúc đẩy quần chúng ở các đô thị, đặc biệt là Sài Gòn - Gia Định, đứng lên đấu tranh mạnh mẽ.Đặc biệt, trận tiến công Tua Hai - căn cứ quân sự cấp trung đoàn của quân đội Sài Gòn do cố vấn Mỹ chỉ huy vào rạng sáng ngày 21-1-1960, lực lượng vũ trang ta đã đánh thiệt hại và làm tan rã ba tiểu đoàn địch; bắt sống, diệt và làm tan rã hai tiểu đoàn; bắt, giáo dục, thả tại chỗ 500 tù binh, thu hơn 1.200 súng các loại và nhiều đạn, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.Đây là một trong những trận đánh tiêu diệt lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam.Chiến thắng Tua Hai đã mở đường để cho quân dân Tây Ninh và các tỉnh miền Đông kết hợp nổi dậy và tiến công, góp phần to lớn trong việc tạo ra thế mới và lực mới để quân dân miền Nam tiếp tục giữ vững và phát triển thế tiến công chiến lược. Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, từ hình thức đấu tranh chính trị là chính có lực lượng vũ trang hỗ trợ, chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, đưa đấu tranh quân sự từng bước lên ngang hàng đấu tranh chính trị. Qua cao trào đồng khởi của nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời (ngày 20-11-1960) đã chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản. Từ miền Bắc, 18 tuyến đường huyết mạch Trường Sơn - Hồ Chí Minh, đường biển hình thành và phát triển. Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công. Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã làm thất bại cuộc chiến “chiến tranh một phía” của Eisenhower, đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào thời kỳ khủng hoảng triền miên. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai, Mỹ công bố học thuyết chiến tranh mới: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm. Nội dung chủ yếu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là: củng cố bộ máy chính quyền Sài Gòn, tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn bằng chỉ huy, trang bị vũ khí, yểm trợ kỹ thuật Mỹ, tăng cường phá hoại miền Bắc, chống miền Nam thâm nhập, bình định, dồn dân vào “ấp chiến lược” để thực hiện “tát nước bắt cá”, cô lập, đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam. Đây là hình thức chiến tranh xâm lược mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mỹ, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.Dựa vào sự hỗ trợ và chỉ huy của cố vấn Mỹ, chính quyền Sài Gòn liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng; tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, kiểm soát, phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chăn sự tiếp viện của miền Bắc vào miền Nam. Trên đà thắng lợi, cách mạng miền Nam tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đưa dần đấu tranh vũ trang lên ngang hàng với đấu tranh chính trị, giành và giữ thế chủ động, xây dựng lực lượng mọi mặt, củng cố mở rộng căn cứ địa, phá “chương trình bình định” của Mỹ - Diệm, đẩy cách mạng lên một bước mới. Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang cách mạng đã thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, có 19 chức năng là đội quân chiến đấu, công tác và sản xuất, bao gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực; bộ đội địa phương và dân quân, du kích. Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng 3 mũi giáp công, trên 3 vùng chiến lược; đẩy mạnh chiến tranh du kích tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh bại các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ và quân đội Sài Gòn, hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chống càn quét và phá ấp chiến lược. Được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát triển lớn mạnh. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và các lực lượng vũ trang miền Nam đã tổ chức các trận đánh, chiến dịch lớn, đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Quân đội Sài Gòn và Mỹ. Điển hình là trận Ấp Bắc (tháng 1-1963), trận Cái Nước-Đầm Dơi (tháng 8-1963), trận pháo kích Biên Hòa (tháng 10-1964); các chiến dịch: Bình Giã (từ tháng 12-1964 đến tháng 1-1965), Đồng Xoài (từ tháng 5-1965 đến tháng 7-1965)... Thắng lợi về quân sự, đặc biệt là của các trận đánh, chiến dịch, cùng với sự đấu tranh chính trị trên toàn miền Nam từ năm 1961-1965, ta đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Để chi viện cho miền Nam, Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn vận tải biển 759. Trong thời gian từ năm 1961 đến tháng 1-1965, Đoàn 759 đã vận chuyển hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, hàng quân sự chi viện cho miền Nam; góp phần bảo đảm vũ khí cho lực lượng vũ trang miền Nam mở các chiến dịch, các trận đánh lớn. Trên tuyến vận tải bộ, Đoàn 559 được tăng quân số, thành lập Đoàn 763 mở đường Trường Sơn ở Hạ Lào. Từ năm 1961, ta tổ chức các đoàn cán bộ quân sự với số lượng mỗi đoàn hàng trăm người theo tuyến đường Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ tăng cường cho Ban Quân sự Miền và các quân khu ở miền Nam. 20 Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ bị động chuyển sang tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhưng sử dụng mức độ hạn chế quân Mỹ cùng với quân chư hầu trong khu vực và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mỹ giữ vai trò tác chiến chủ yếu trên chiến trường. Mục tiêu “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam là nhanh chóng tạo ra ưu thế binh lực, hỏa lực “tìm diệt” chủ lực ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, mở rộng và củng cố vùng kiểm soát, giành lại dân; đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta và nhân dân ta. Từ giữa năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam (từ 184.300 lên 536.000 quân (cuối năm 1968), lúc cao nhất tới 542.000 quân), cùng với quân các nước phụ thuộc Mỹ (57.800 quân, lúc cao nhất tới 70.300 quân) và quân đội Sài Gòn (650.000 quân, lúc cao nhất gần 1 triệu) hợp thành 2 lực lượng chiến lược với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất (trừ vũ khí nguyên tử); liên tục mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 với ý đồ tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó, tháng 12-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 12, đánh giá tình hình qua nửa năm đọ sức với quân Mỹ, đồng thời củng cố quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân ta. Hội nghị khẳng định: “Mặc dầu đế quốc Mỹđưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch không thay đổi lớn. Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hiện nay là kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”. 21 Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các lực lượng vũ trang trên chiến trường miền Nam tăng cường xây dựng lực lượng, đẩy mạnh tác chiến của bộ đội chủ lực, mở những đợt hoạt động quy mô chiến dịch cùng lúc trên nhiều hướng, kết hợp tiến công quân sự với khởi nghĩa của quần chúng ở từng khu vực, thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của quân đội, chính quyền Sài Gòn. Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và phát triển lực lượng, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã tổ chức các trận tiến công, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ - quân đội Sài Gòn, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Điển hình là các trận đánh phủ đầu quân Mỹ ở Núi Thành (5-1965), Vạn Tường (8-1965), Plâyme (10-1965), Bàu Bàng Dầu Tiếng (11-1965). Tiếp đó, hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 19651966 và 1966-1967 của Mỹ với trên 1.000 cuộc hành quân lớn nhỏ đánh vào các vùng giải phóng của ta, lớn nhất là cuộc hành quân Junction City bị thất bại. Trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 15 vạn quân địch, trong đó có 68.200 línhMỹ. Phong trào đấu tranh chính trị trong vùng địch chiếm, nhất là các thành phố lớn dâng lên mạnh mẽ làm mất ổn định chế độ chính quyền Sài Gòn. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị thất bại một bước quan trọng. Nắm vững thời cơ có lợi, đêm 30, rạng ngày 31-1-1968, quân dân ta mở Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thânnhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã tiến công vào hàng loạt mục tiêu nằm sâu trong các đô thị trên toàn miền Nam, gây cho địch những thương vong rất nặng nề về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm đảo lộn thế trận chiến lược của địch. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế 22 quốc Mỹ đối với miền Bắc đã đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước. Ngày 31-31968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị phá sản, Nixon chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, ra sức phát triển và hiện đại hóa quân đội Sài Gòn để từng bước thay thế quân Mỹ rút dần về nước; đẩy mạnh bình định ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương. Thực chất của chiến lược này là “dùng người Việt đánh người Việt” bằng tiền và vũ khí của Mỹ, do Mỹ chỉ huy, nhằm thông qua quân đội Sài Gòn để kéo dài và giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh xâm lược. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 18 (tháng 11970) chủ trương kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công, đồng thời ra sức xây dựng mọi mặt. Chú trọng công tác hậu cần, đánh bại âm mưu xuống thang từng bước và kéo dài chiến tranh của Mỹ, đề phòng việc “Đông Dương hóa chiến tranh” của chúng. Đầu 1971, quân đội Sài Gòn được sự yểm trợ, chi viện hỏa lực của Mỹvà sự phối hợp của quân đội phái hữu Lào mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh ra đường 9 - Nam Lào, nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam của ta, chia cắt 3 nước Đông Dương. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào mở chiến dịch phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của địch. Phát huy quyền chủ động tiến công, từ tháng 3-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược vào hệ thống phòng ngự của địch trên 3 hướng, gồm các chiến dịch: chiến dịch Trị 23 Thiên (từ ngày 30/3-27/6/1972); chiến dịch Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30/35/6/1972) và chiến dịch Nguyễn Huệ (từ ngày 1/4/1972-19/1/1973); tiếp đó, mở các chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ở đồng bằng Khu V, Khu VIII; chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long (từ ngày 10/6-10/9/1972); phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào mở chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum và đánh bại các cuộc phản kích, lấn chiếm của địch… Trước thất bại nặng nề của quân đội Sài Gòn, Mỹ cho không quân và hải quân trở lại đánh phá ác liệt ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc. Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12-1972 (chiến dịch Linebacker II) bị đập tan và là một “Điện Biên Phủ trên không”đối với đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (ngày 27-1-1973), rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thất bại. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972), nhân lực động viên ở miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp 4 đến 5 lần so với trước. Không tính số quân bảo vệ miền Bắc, làm lực lượng dự bị chiến lược, chiến đấu và công tác trên tuyến vận tải 559, chỉ tính riêng số quân đưa vào miền Nam trong các năm kể trên như sau: Năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 xấp xỉ 153.000 người. “Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, đảm bảo giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gần hàng chục vạn người cũng được động viên từ miền Bắc” [34; tr. 306-307]. Về vật chất, miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, 24 cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Trong năm 1970, lắp đặt đường ống dẫn xăng từ miền Bắc vào miền Nam dài 500km, đến cuối năm 1971 nâng lên gần 1.000km. Nhờ tuyến đường ống, mùa khô năm 1970-1971, miền Bắc chuyển vào chiến trường khối lượng xăng dầu gấp 10 lần mùa khô 1969-1970. Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền Bắc còn tiếp nhận hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, con em miền Nam tập kết; đón tiếp gần 310.000 thương bệnh binh và hơn 350.000 lượt người từ tiền tuyến ra hậu phương chữa bệnh, học tập... Với chế độ xã hội mới ưu việt được xây dựng và tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong khói lửa chiến tranh, miền Bắc thực sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn. Chính sự chi viện của hậu phương miền Bắc kết hợp với sức mạnh tại chỗ của cách mạng miền Nam - nhân tố quyết định trực tiếp, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn của cả nước, của dân tộc để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từng bước đi đến thắng lợi hoàn toàn. Cuối năm 1965, với những thắng lợi liên tiếp của nhân dân ta ở hai miền đất nước, Đảng ta đã tính đến kế hoạch đàm phán với Mỹ, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Song, ngoại giao chỉ được mở màn và được coi là mặt trận sau Hội nghị lần thứ 13 (1-1967) Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khẳng định: “Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trên chiến trường và là cơ sở cho thắng lợi của đấu tranh ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán 25 những gì mà chúng ta giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không đơn thuần chỉ là phản ánh của tình hình chiến trường, mà trong bối cảnh quốc tế hiện nay và do tính chất của cuộc chiến tranh, đấu tranh ngoại giao còn đóng một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”. Từ đây, Đảng ta mới thực sự triển khai kế hoạch và quyết định đẩy mạnh đấu tranh quân sự trên cả hai miền, đồng thời đưa ngoại giao thành một mặt trận quan trọng để mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. Trên tinh thần Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 28-1-1967, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trả lời phỏng vấn nhà báo Australia, Winfred Burchet: “Nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể nói chuyện với Mỹ ”. Cuối năm 1967, Bộ trưởng lại tuyên bố: “Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề liên quan” [141]. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong đấu tranh chống chiến tranh phá hoại đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Ðêm 31-3-1968, phát biểu ý kiến trên truyền hình Mỹ, Tổng thống Giôn-xơn thừa nhận thất bại trong dịp Tết Mậu Thân và thông báo, đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay, tàu chiến chống miền Bắc Việt Nam, trừ khu vực phía Bắc khu phi quân sự. Ông còn cam kết, “sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang” và không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Trong tình thế thay đổi có lợi, ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ. Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ chính thức bắt đầu tại Pa-ri (Pháp), và sau gần 6 tháng đàm phán, hai bên đã đi đến thỏa thuận về việc Mỹ sẽ chấm dứt mọi hành động chiến 26 tranh chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kể từ ngày 31-10-1968. Đồng thời, thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị tại Pa-ri để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm các bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 25-1-1969, Hội nghị bốn bên chính thức khai mạc, trưởng đoàn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Trần Bửu Kiếm đã đưa ra lập trường năm điểm, thực chất là tuyên bố chính trị và bốn tháng sau đưa ra giải pháp toàn bộ mười điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam. Đây là giải pháp hoàn chỉnh đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị bốn bên. Để đối phó lại, ngày 14-5-1969, Tổng thống Ních-xơn đưa ra kế hoạch tám điểm với nội dung chính là việc rút quân Mỹ với việc rút quân miền Bắc và giữ chính quyền Sài Gòn, đồng thời tăng cường chi viện cho chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc nhân dân Việt Nam phải thương lượng dưới sức ép của bom đạn Mỹ. Trước âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh của Mỹ, trên cơ sở giải pháp mười điểm, ngày 6-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. Đây là Chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam. Cùng với mười điểm, tám điểm ngày 14-9-1970, bảy điểm ngày 17-1971 và hai điểm nói rõ thêm trong giải pháp bảy điểm, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đòi Mỹ phải rút nhanh toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, thành lập ở miền Nam Việt Nam một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần để tổ chức tuyển cử. Đồng thời, để đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chủ trương của Đảng đề ra là kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến, thực hiện tổng tiến công liên tục, đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. 27 Những thắng lợi trên chiến trường miền Nam Việt Nam và hai nước bạn Lào, Cam-pu-chia năm 1972 của quân và dân ta cùng với thiện chí của ta trên bàn đàm phán đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Phong trào phản đối Mỹ leo thang, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhất là phong trào phản chiến ngày càng lan rộng trên toàn nước Mỹ. Trước làn sóng biểu tình mạnh mẽ ở Mỹ, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới cộng với sự thất bại nặng nề trên chiến trường và những đòn tấn công ngoại giao trên bàn đàm phán, từ tháng 7-1970, Tổng thống Ních-xơn ra lệnh rút quân dần ra khỏi miền Nam Việt Nam. Cùng với những thỏa thuận đạt được trên bàn đàm phán, thắng lợi của ta trong Xuân - Hè 1972 đã tạo bước ngoặt có tính chất quyết định về so sánh lực lượng trên chiến trường và quá trình đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Ngày 8-10-1972, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa cho phía Mỹ dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và hai bên thảo luận cụ thể từng điều khoản, từng câu chữ của Hiệp định. Ngày 20-10, Tổng thống Ních-xơn gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định “Văn bản của Hiệp định bây giờ có thể xem như đã hoàn thành” và thỏa thuận sẽ ký vào ngày 31-10-1972. Song, sau khi tái đắc cử, Tổng thống Ních-xơn trở mặt, Mỹ đưa ra nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định. Ông gửi công hàm đề nghị hai bên có cuộc gặp riêng để bàn thêm và đòi sửa đổi hầu hết các vấn đề thực chất trong tất cả các chương theo yêu cầu của chính quyền Sài Gòn. Cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng, bế tắc trong suốt tháng 11 và đầu tháng 12-1972. Giữa lúc đàm phán bế tắc, ngày 18-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn cho máy bay chiến lược B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận, mở đầu chiến dịch mang mật danh “Cuộc hành quân Lineblacker II”. Quyết định 28 quay trở lại đánh phá miền Bắc Việt Nam, Tổng thống Mỹ Ních-xơn hi vọng sẽ bóp nghẹt miền Bắc, cắt đứt nguồn tiếp tế từ bên ngoài vào, làm cho miền Bắc suy yếu và buộc phải thương lượng với Mỹ trên thế thua. Trước tình hình đó, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã chủ động bước vào cuộc chiến chống “Siêu pháo đài bay B52” của Mỹ bằng tất cả lòng căm thù, sự dũng cảm, ý chí và trí tuệ của Việt Nam và đã làm nên kỳ tích 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ” trên bầu trời Hà Nội. Thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, tổn thất nặng nề trong trận “Điện Biên Phủ trên không” và bị dư luận quốc tế lên án, ngày 29-12-1972, Mỹ buộc phải ngừng ném bom phía Bắc vĩ tuyến 20, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri. Các bên ký tắt ngày 23-1-1973 và ký chính thức ngày 27-1-1973 “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Nội dung Hiệp định được chia thành 9 chương, các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thống nhất với nhau vào tháng 10-1972. Đó là: - Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. - Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. - Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. 29 Với Hiệp định Pa-ri, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự, tạo thuận lợi cho cách mạng phát triển; chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa về quân sự, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng chính trị; Mỹ phải lùi về chiến lược, đi sâu vào xu thế rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và tránh một Việt Nam thứ hai. Hiệp định Pa-ri là cơ sở pháp lý không cho phép Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở lại Việt Nam. Hiệp định cũng xác nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát; xóachính quyền Sài Gòn một bước về pháp lý, ta giữ vững lực lượng quân sự, chính trị của ta, làm cơ sở cho cách mạng miền Nam tiến lên. Trong thời gian khoảng 5 năm, Hội nghị Pa-ri đã phải trải qua 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, và cũng trong thời gian đó, có hàng nghìn cuộc mít tinh chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Hiệp định Pa-ri là biểu hiện đỉnh cao của nghệ thuật kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa đánh - đàm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một bước ngoặt mới, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng ta chuẩn bị mọi mặt trong giai đoạn 1973-1975 nhằm thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975. 30 TIỂU KẾT CHƢƠNG I Hiệp định Pa-ri được ký kết đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đây là thành quả to lớn của lực lượng cách mạng Việt Nam, đồng thời là thảm bại của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Hiệp định Pa-ri đã góp phần quan trọng vào nỗ lực tạo nên bước chuyển của cuộc chiến tranh chóng Mỹ, “mở ra một cục diện mới, so sánh cục diện trên chiến trường nghiêng hẳn về ta để toàn quân, toàn dân ta tiến lên đánh cho ngụy nhào” [13; tr. 14]. Ở miền Nam Việt Nam, lực lượng và vật chất là những nhân tố chiến lược quan trọng trong chiến tranh đã được hậu phương lớn miền Bắc đáp ứng kịp thời, đầy đủ và liên tục. Nhờ vậy mà lực lượng chiến đấu được khôi phục, thế trận của cách mạng cũng được lấy lại. Mỗi bước ngoặt của chiến tranh, phong trào cách mạng ở miền Nam gặp không ít khó khăn, nhưng có hậu phương lớn chi viện và chia sẻ đã làm cho cách mạng ở miền Nam phát triển và có bước nhảy vọt. Sau Hiệp định Pa-ri, từ 1973-1975, với sự chi viện to lớn của miền Bắc, cách mạng miền Nam có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 31 Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1973-1975) 2.1. Chủ trƣơng chiến lƣợc của Đảng sau Hiệp định Pa-ri Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, ngày 29-1-1973, Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ vẫn duy trì âm mưu dùng quân đội, chính quyền Sài Gòn “đeo đuổi chính sách cơ bản của chúng là thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam trên một thế mạnh mới”. Thực hiện mục tiêu này, từ cuối những năm 1972 đến đầu năm 1973, Mỹ đã chuyển gấp cho chính quyền Sài Gòn tổng cộng “700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, bổ sung dự trữ vật tư chiến tranh là 2 triệu tấn và những viện trợ khác trị giá lên tới 2,670 triệu đôla” [136, tr. 12]. Mặc dù cuốn cờ về nước nhưng Mỹ đã để lại miền Nam “những người lính không mặc quân phục” cùng các nhân viên dân sự. Cơ quan chỉ huy quân sự Mỹ (MACV) được đổi tên thành Cơ quan ngoại giao - tùy viên quốc phòng (DAO). Cùng với đó, Mỹ tăng cường tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh, ra sức củng cố quân đội Sài Gòn lên 70 vạn quân chủ lực, 150 vạn phòng vệ dân sự nhằm phục vụ cho cuộc lấn chiếm - bình định; tiếp tục duy trì lực lượng không quân và hải quân ở các vùng phụ cận Việt Nam làm “lực lượng ngăn đe” để hỗ trợ cho chính quyền Sài Gòn.Tổng thống Nixon đã bí mật hứa hẹn tiếp tục “viện trợ quân sự và kinh tế đầy đủ” và “phản ứng với toàn bộ sức mạnh nếu Bắc Việt Nam vi phạm Hiệp định”. Trong cuộc gặp gỡ Nguyễn Văn Thiệu tại San Clemente vào đầu tháng 4-1973, Nixon cam kết tiếp tục ủng hộ quân sự cho chính quyền Sài Gòn và “Mỹ sẽ trả đũa không thương tiếc với mọi vi phạm lệnh ngừng bắn” [24, tr. 11]. 32 Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Thiệu vạch ra kế hoạch “Bình định 3 năm 1973-1975”, “Kế hoạch kinh tế hậu chiến 8 năm 1973-1980”, “Kế hoạch xây dựng quân đội 6 năm 1974-1979”, ráo riết thực hiện khẩu hiệu “tràn ngập lãnh thổ”, xóa “thế da báo”, lấn chiếm vùng giải phóng… nhằm thực hiện thành công những âm mưu đã định trong điều kiện không còn quân Mỹ ở Việt Nam. Đến tháng 5-1973, xu thế chống phá Hiệp định Pa-ri của địch ngày càng tăng. Nguyễn Văn Thiệu cho thi hành chính sách Bốn không: “Không nhìn nhận Việt cộng; Không trung lập hóa miền Nam; Không có chính phủ liên hiệp; Không nhượng bộ lãnh thổ” [93; tr. 450].Chúng điên cuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng. Theo số liệu thống kê, từ ngày 28-1 đến ngày 15-12-1973, chính quyền Sài Gòn đã có 301.097 hành động vi phạm Hiệp định, bao gồm: 34.266 cuộc hành quân lấn chiếm, trong đó có 37 cuộc quy mô sư đoàn và 5.225 cuộc ở quy mô trung đoàn; 35.532 cuộc bắn pháo; 14.749 cuộc ném bom bằng máy bay và bay trinh sát; 216.550 cuộc hành quân của cảnh sát và “hành quân bình định” [86; tr. 386-387]. Trên toàn miền Nam, địch đã xây dựng thêm 500 đồn bốt, chiếm thêm 70 xã, 320 ấp với trên 25 vạn dân. Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ Chính trị nhận thấy cần phải tập trung nghiên cứu, phân tích hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 27-3-1973, Kết luận Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị, đồng chí Lê Duẩn khẳng định “Mỹ đã thực sự rút quân nhưng chưa chấm dứt dính líu, ngụy còn ngoan cố phá hoại Hiệp định. Ta cần tranh thủ xây dựng lực lượng mọi mặt ở miền Nam, miền Bắc, quy trách nhiệm của Mỹ, buộc đối phương phải thi hành Hiệp định Pa-ri” [56; tr. 55]. Tiếp đó, tháng 5-1973, Hội nghị Bộ Chính trị đã nhận định xu hướng Mỹ và chính quyền Sài Gòn chống Hiệp định Pa-ri ngày càng tăng; ta có 33 khuyết điểm trong chủ trương đối phó nên chúng đã lấn chiếm và bình định được một số vùng, gây cho ta những khó khăn nhất định. Hội nghị khẳng định “Âm mưu lâu dài của đế quốc Mỹ và tay sai là tìm mọi cách xóa bỏ sự tồn tại của chính quyền và quân đội cách mạng để chúng độc chiếm miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành một nước riêng với một chế độ chính trị “quốc gia” thân Mỹ, một nền kinh tế và văn hóa chịu sự chi phối của Mỹ. Đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục duy trì một sự cam kết nhất định về quân sự và tiếp tục giúp đỡ ngụy quyền Sài Gòn để cho bọn tay sai đủ sức đứng vững và đối phó với miền Bắc, đồng thời bảo đảm cho Mỹ bám trụ lâu dài ở miền Nam, mà tránh được nguy cơ phải dính líu trực tiếp vào một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam” [41; tr. 147]. Trước tình thế mới ở trong nước và trên thế giới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 (Hội nghị được tiến hành trong hai đợt: đợt l từ ngày 19-6 đến ngày 6-7-1973 và đợt II từ ngày 1-10 đến ngày 410-1973). Hội nghị đã ra Nghị quyết về việc triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Nghị quyết thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới. Vềtình hình miền Nam sau Hiệp định Pa-ri, Hội nghị đã chỉ rõ: Mặc dù Mỹ đã rút quân nhưng ở miền Nam vẫn chưa có ngừng bắn, hòa bình chưa thật sự lập lại; quân đội, chính quyền Sài Gòn được Mỹ giúp đỡ tiếp tục làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Chính sách cơ bản của đế quốc Mỹ ở Việt Nam vẫn là thực hiện “học thuyết Níchxơn”, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta. Về phía ta, “thế và lực của cách mạng miền Nam hiện nay mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ 1954 đến nay” [41; tr. 229].Lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam là lực lượng chiến thắng đang đứng vững trên các địa bàn chiến 34 lược, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có uy tín cao ở trong nước và trên thế giới. Hơn nữa, cách mạng miền Nam có chỗ dựa vững chắc là khối liên minh công - nông, có khả năng thực hiện công - nông binh liên hiệp... Đồng thời, Hội nghị cũng đã chỉ ra những hạn chế của cách mạng miền Nam và từ đó nhận định tình hình miền Nam có thể phát triển theo hai khả năng: Một là, do ta tích cực đấu tranh trên 3 mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao buộc địch từng bước thực hiện Hiệp định Pa-ri. Hai là, do địch ngoan cố gây chiến, ta lại phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Hội nghị nhấn mạnh: Chúng ta phải hết sức tranh thủ khả năng thứ nhất và chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng thứ hai. Song, dù phát triển theo khả năng nào, “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên” [41; tr. 232].Hội nghị xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là: “tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,… thực hiện một miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà” [41; tr. 233]. Hội nghị xác định “Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị tư sản mại bản, quan liêu, quân phiệt, phátxít, tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ, đại biểu quyền lợi cho giai cấp tư sản mại bản và bọn địa chủ phong kiến thân Mỹ phản động nhất. Đế quốc Mỹ là kẻ chủ mưu và là chỗ dựa của bọn tay sai đang thống trị trong vùng chưa giải phóng ở miền Nam”. Từ đó, “Hội nghị vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận 35 chính trị, quân sự, ngoại giao một cách hết sức chủ động, linh hoạt, tuỳ theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp giữa các mặt trận đó cho thích hợp, để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh mọi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng của cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ động trong mọi tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiến lên”. Hội nghị cũng đề ra phương châm, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh của cách mạng miền Nam. Về cách mạng miền Bắc, Hội nghị chỉ rõ: miền Bắc một mặt phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi hiện có, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân, đồng thời “phải tiếp tục làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam và tích cực đấu tranh để Hiệp địnhPa-ri về Việt Nam được thi hành nghiêm chỉnh” [41; tr. 241-242]. Để bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ trước mắt, Hội nghị vạch ra 8 công tác cho cách mạng hai miền: 1- Nắm vững lực lượng vũ trang đi đôi với xây dựng lực lượng chính trị mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng và đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. 2- Giành dân và giành quyền làm chủ của nhân dân ở khắp nông thôn và thành thị miền Nam. 3- Công tác binh vận là một mũi tiến công rất quan trọng làm tê liệt và tan rã chính quyền địch. Phải gắn chặt công tác binh vận với phong trào đấu tranh chính trị. 4- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị đòi hòa bình, dân chủ, dân sinh, đòi thi hành Hiệp định Pa-ri. 5- Ra sức xây dựng và củng cố vùng giải phóng. 6- Tăng cường công tác Mặt trận và công tác của Chính phủ cách mạng lâm thời. 36 7- Công tác ngoại giao phải nắm vững pháp lý của Hiệp định Pa-ri, kiên quyết và kịp thời vạch trần mọi âm mưu và hành động vi phạm Hiệp định của địch trước dư luận trong nước và dư luận quốc tế. 8- Về công tác Đảng, ra sức nâng cao công tác tổ chức của Đảng lên ngang tầm của nhiệm vụ chính trị trước mắt. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương khóa III là Hội nghị cơ bản và quan trọng nhất kể từ sau Hiệp định Pa-ri được ký kết. Trên cơ sở tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau 18 năm, Hội nghị một mặt rút ra những kinh nghiệm chủ yếu cho cách mạng miền Nam; mặt khác đề ra chủ trương, biện pháp cơ bản để mở ra con đường đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam tiến sang giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng hoàn toàn miền Nam. “Tinh thần cơ bản nhất của Hội nghị 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quán triệt cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là chuẩn bị và sẵn sàng sử dụng bạo lực cách mạng, giữ vững thế tiến công chiến lược của cách mạng miền Nam, sẵn sàng vượt Hiệp định nếu đối phương không chịu thi hành các điều khoản đã được ký kết” [82; tr. 4].Ta không còn con đường nào khác là phải tiến hành chiến tranh cách mạng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là văn kiện có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp chỉ đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng giành thắng lợi trong giai đoạn kết thúc chiến tranh. Kể từ tháng 10-1973 trở đi, tư tưởng nhất quán này đã được quán triệt sâu rộng trong mọi lực lượng cách mạng. “Tổ trung tâm” bí mật được thành lập để gấp rút soạn thảo kế hoạch giải phóng miền Nam. Bộ Chính trị đã cụ thể hóa từng bước các mặt lãnh đạo, chỉ đạo, động viên và tổ chức cả nước thực hiện với một tinh thần kiên quyết, triệt để, sáng tạo để đưa cách mạng miền Nam tiến lên với nhịp độ nhanh hơn, vững chắc hơn. Thường trực Quân 37 ủy Trung ương chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan chiến lược của Bộ Tổng tham mưu khẩn trương tổ chức thực hiện hàng loạt vấn đề quan trọng, trong đó nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, ra sức xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch hậu cần và các mặt bảo đảm cho tác chiến quy mô lớn được Đảng ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo. 2.2. Chuẩn bị lực lƣợng cách mạng Sau Hiệp định Pa-ri được ký kết (27-1-1973), cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương do chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ để lại và thực hiện khôi phục, phát triển kinh tế trong 3 năm 1973-1975; miền Nam tiếp tục đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định. Từ tình hình thực tiễn cách mạng miền Nam, Đảng ta khẳng định: Nếu địch không thi hành Hiệp định Pa-ri, tiếp tục chính sách thực dân mới thì ta không có con đường nào khác là phải tiến hành chiến tranh cách mạng, dùng bạo lực vũ trang để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho miền Nam lúc này là phải tăng cường sức mạnh mọi mặt, mà trước hết là nhanh chóng bổ sung và tăng cường lực lượng của cả ba thứ quân. Thực tế đó đòi hỏi miền Bắc phải dốc sức chi viện cho miền Nam. Nhờ sự nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân nên kinh tế miền Bắc nhanh chóng khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân miền Bắc được cải thiện và có điều kiện bảo đảm yêu cầu chi viện cho miền Nam để kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tại các địa phương ở miền Bắc, các lực lượng cũng được huy động ở mức cao nhất để chi viện cho chiến trường. Từ tháng 1 đến tháng 9-1973, trên 10 vạn cán bộ, chiến sĩ, gồm 2 sư đoàn bộ binh, 2 trung đoàn pháo binh, 1 sư đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 trung đoàn công binh và các đơn vị quân bổ sung đã hành quân từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Tính chung 38 trong hai năm 1973-1974, miền Bắc đã huy động được 25 vạn thanh niên nhập ngũ thì 15 vạn trong số đó nhanh chóng được tổ chức huấn luyện và bổ sung tăng cường cho các chiến trường miền Nam. Nhờ có sự bổ sung kịp thời đó, lực lượng ba thứ quân ở miền Nam có bước phát triển mới về số lượng, trang bị và trình độ chiến đấu. Đến cuối năm 1973, bộ đội chủ lực gồm 10 sư đoàn, 24 trung đoàn và 102 tiểu đoàn bộ binh và binh chủng. Các sư đoàn chủ lực đều được biên chế đủ 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn, đại đội binh chủng, phục vụ khác. Mỗi tiểu đoàn biên chế trên dưới 400 quân, trung đoàn biên chế 1.800 quân đến 2.000 quân. Các trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng được bổ sung đủ số quân và trang bị theo biên chế. Bộ đội địa phương và dân quân du kích được củng cố về tổ chức, phát triển về lực lượng (có khoảng 19 vạn người). Từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975, Bộ Chính trị họp và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm và xác định nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu đã đề nghị cho tuyển 30 vạn quân để bổ sung và tăng cường chất lượng mới cho lực lượng hai miền Nam - Bắc. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 1975, từ hậu phương lớn miền Bắc đã có hơn 110.000 quân được đưa vào miền Nam chiến đấu. Có thể nói, nếu không có sự chi viện to lớn từ hậu phương miền Bắc thì không thể có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với miền Nam, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo huy động vật lực tại chỗ, lấy vũ khí, phương tiện của địch trang bị cho mình, kể cả chọn dùng số tù hàng binh, để phục vụ chiến đấu. Nhờ những thắng lợi to lớn và liên tục, các vùng giải phóng được mở rộng, chính quyền giải phóng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu rõ bản chất của cách mạng, vạch rõ âm mưu xâm lược của Mỹ, chính quyền Sài Gòn và khả năng thắng lợi của cuộc 39 kháng chiến đang tới gần, từ đó thu hút, động viện mọi người tích cực tham gia các phong trào cách mạng. Đặc biệt, qua thực tế chiến đấu, tiếp xúc và giúp đỡ nhân dân trong các vùng giải phóng, hình ảnh anh Bộ đội cụ Hồ đã nhanh chóng cảm hóa được đa số thanh, thiếu niên, đây là nguồn nhân lực tại chỗ rất quan trọng bổ sung kịp thời cho lực lượng vũ trang cách mạng. Nhờ đó, chỉ trong 2 năm 1973-1974, đã có 12.000 thanh niên ở các vùng giải phóng gia nhập lực lượng chủ lực quân giải phóng. Tới cuối năm 1974, bộ đội chủ lực trên chiến trường miền Nam được tổ chức tới cấp quân đoàn, gồm 16 sư đoàn bộ binh và các lữ đoàn, trung đoàn binh chủng. Đây là những đơn vị cơ động trên địa bàn quân khu, lực lượng chiến đấu tại chỗ và có thể phối hợp chiến đấu với các quân đoàn trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược. Các chiến trường đã thực hiện nhiều biện pháp bổ sung quân số, nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương, nhất là các tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh và các đội du kích xã trên những địa bàn trọng điểm. Số lượng bộ đội địa phương và du kích chiến đấu tại chỗ không ngừng phát triển, từ 117.128 người (năm 1973) lên 145.475 người (năm 1974) và đến năm 1975 đã lên tới 296.184 người [31; tr. 339]. Cùng với việc tăng cường quân số “trong năm 1973-1974, hàng vạn cán bộ dân chính, kỹ thuật… từ miền Bắc tăng cường cho lực lượng miền Nam. Nhiều cán bộ dân - chính - đảng ra Bắc trong thời gian trước nay đã về quê làm nhiệm vụ” [82; tr. 6]. Trước diễn biến trên chiến trường và các điều kiện khách quan, chủ quan khác, vấn đề xây dựng các quân đoàn, binh chủng hợp thành có sức cơ động cao, hỏa lực mạnh, sức đột kích lớn, làm lực lượng quyết định trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược trở thành yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của quân đội ta. Từ năm 1970, trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra ba nước Đông Dương, Đảng ta chủ trương tập trung 40 xây dựng và tổ chức các binh đoàn chủ lực cơ động ngay trên chiến trường nhằm tăng cường khả năng đánh tiêu diệt lớn quân địch bằng lực lượng binh chủng hợp thành. Quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 2-1970, Quân ủy Trung ương xác định rõ nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của quân đội ta lúc này là: “Xây dựng những binh đoàn chủ lực mạnh, làm trụ cột cho cả chiến trường Đông Dương; xây dựng bộ đội chủ lực ở miền Nam đủ mạnh để có thể đánh những trận tiêu diệt lớn; nâng cao sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dự bị chiến lược trên miền Bắc sát với tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ của những binh đoàn chủ lực cơ động, có khả năng tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng trên các chiến trường” [137; tr. 365]. Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 101973, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 24-10-1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 124/QĐ-QP thành lập Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) tại Tam Điệp, Ninh Bình. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng được cử làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Hòa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được cử làm Chính ủy Quân đoàn. “Quân đoàn tập hợp trong đội ngũ của mình các sư đoàn chủ lực thiện chiến: 308, 312, 320, mở đầu quá trình tổ chức các binh đoàn chiến lược khác ngay tại chiến trường miền Nam, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh trong thời kỳ mới” [137; tr. 55]. Tiếp đó, ngày 17-5-1974, Quân đoàn 2 được thành lập tại Ba Nang - Ba Lòng - Quảng Trị. Lực lượng Quân đoàn những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo 41 binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái được cử làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Linh được cử làm Chính ủy Quân đoàn. Tại căn cứ miền Đông Nam Bộ, ngày 20-7-1974, Quân đoàn 4 mang tên Binh đoàn Cửu Long được thành lập. Lực lượng Quân đoàn 4 gồm các sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 341a; Trung đoàn 24 pháo binh, Trung đoàn 71 phòng không, Trung đoàn 429 đặc công, 3 tiểu đoàn thông tin và các đơn vị bảo đảm. Thiếu tướng Hoàng Cầm được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Quân đoàn, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được cử làm Chính ủy Quân đoàn. Ngày 27-3-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký Quyết định số 54/QĐQĐ thành lập Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Quân đoàn gồm 3 sư đoàn bộ binh (320, 10, 316) và các đơn vị binh chủng của Mặt trận Tây Nguyên. Thiếu tướng Vũ Lăng được cử làm Tư lệnh Quân đoàn, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy Quân đoàn. Ngoài 4 quân đoàn nói trên, ta còn tổ chức Binh đoàn 232 tương đương cấp quân đoàn. Đoàn 232 được hình thành trên cơ sở các lực lượng của Bộ Tư lệnh Miền, Quân khu 8, Quân khu 9 và một số đơn vị của Bộ tăng cường vào để tăng thêm lực lượng ở phía tây và tây nam. Sự ra đời của các quân đoàn thể hiện sinh động quy luật về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc thành lập Quân đoàn 1 ở hậu phương, nhất là việc tổ chức các quân đoàn 2, 3, 4 và Đoàn 232 ở nơi tiền tuyến không chỉ là sự hợp thành của các sư đoàn bộ binh và lữ đoàn, trung đoàn binh chủng cùng các đơn vị bảo đảm, phục vụ, mà là sự hình thành một tổ chức mới cao hơn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về quy mô tổ chức lực lượng và thay đổi hẳn về chất của quân đội ta trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh. Các quân đoàn đã phát huy vai trò nòng cốt cho lực 42 lượng vũ trang ba thứ quân, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng. Với các quân đoàn binh chủng hợp thành được trang bị khá mạnh, sức đột kích lớn, sức cơ động cao, sức chiến đấu liên tục, cùng với việc phát triển bộ đội địa phương, dân quân du kích rộng khắp, ta đã có khả năng mở các chiến dịch tiến công bằng lực lượng binh chủng hợp thành quy mô lớn trên các hướng chiến lược ở chiến trường miền Nam, kể cả nơi sát trung tâm đầu não, đánh, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng và cục diện chiến trường ngày càng có lợi cho ta, sớm kết thúc chiến tranh. Ngoài các quân đoàn, Sư đoàn 316 và Sư đoàn 341 được sử dụng làm lực lượng cơ động dự bị chiến lược của Bộ. Các quân khu cũng chú trọng tăng cường khả năng chiến đấu của các đơn vị cơ động dự bị trong quân khu. “Đó là những đơn vị cơ động chiến đấu tại chỗ và sẵn sàng phối hợp chiến đấu với các quân đoàn khi ta mở những chiến dịch lớn. Cùng với bộ binh, các quân chủng, binh chủng cũng phát triển nhanh, đồng bộ theo phương hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn và đáp ứng yêu cầu xây dựng các quân đoàn” [79; tr. 245]. Binh chủng Pháo binh được tổ chức ở 3 cấp là pháo binh dự bị chiến lược thuộc Bộ Tư lệnh, pháo binh của các quân khu, quân đoàn và của các sư đoàn bộ binh; Binh chủng Thiết giáp tổ chức thành 4 lữ đoàn, 2 trung đoàn và một đoàn xe tăng; Binh chủng Đặc công tổ chức các tiểu đoàn, trung đoàn phân bố đều khắp các chiến trường; Binh chủng Công binh phát triển thêm một số đơn vị bảo đảm cơ động cho các đơn vị binh chủng hợp thành; Binh chủng Thông tin chú trọng xây dựng mạng vô tuyến, hữu tuyến và quân bưu; Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành điều chỉnh lực lượng và chuyển giao một số đơn vị cao xạ cho các quân đoàn và các chiến trường; Quân chủng Hải quân bố trí lại lực lượng và khu vực phòng thủ. 43 Để chỉ đạo công tác bảo đảm kỹ thuật và sản xuất quốc phòng của toàn quân, Quân ủy Trung ương đã quyết định thành lập Tổng cục Kỹ thuật. Về bảo đảm hậu cần, hơn 3 vạn bộ đội, cán bộ, công nhân kỹ thuật, thanh niên xung phong được điều động vào Trường Sơn phối hợp với lực lượng của Đoàn 559 thi công, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống đường chiến lược phía tây và xây dựng cơ bản đường chiến lược phía đông dãy Trường Sơn. Nhờ có chủ trương đúng và biện pháp thích hợp trong xây dựng lực lượng vũ trang nên tới tháng 4-1975 ta đã nâng tổng quân số lên 124 vạn, giành ưu thế về mặt quân sự so với địch trước khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, theo tỷ lệ: Ta 2, địch 1. Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng chiến đấu của quân đội ta ngày càng được nâng cao. Ngay sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Quân ủy Trung ương xác định, để thực hiện mục tiêu “hoàn thành độc lập dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà”, quân đội ta phải “củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chiến đấu”, xây dựng thành quân đội cách mạng chính quy, hiện đại. Căn cứ vào điều kiện và bám sát tình hình trên chiến trường, Bộ Tổng tham mưu xác định phương châm và chỉ đạo sát sao công tác huấn luyện của toàn quân. Trọng tâm của công tác huấn luyện là tác chiến hiệp đồng binh chủng, thực hiện các chiến dịch quy mô ngày càng lớn, nhằm tạo ra bước ngoặt quyết định kết thúc chiến tranh. Quán triệt tầm quan trọng của công tác huấn luyện, nhất là huấn luyện quân bổ sung chi viện cho các chiến trường, trong 2 năm 1973-1974, “nhiều đơn vị chuyên trách huấn luyện tân binh đã được tổ chức (Đoàn 22 thuộc Quân khu 4, Sư đoàn 304B thuộc Quân khu Việt Bắc, các trung đoàn 1, 14 và 15 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, trung đoàn 126 Quân chủng Hải quân, trung đoàn 60 thuộc Bộ Tư lệnh Đặc công, Trung đoàn 204 thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, Đoàn 506 thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin 44 liên lạc…)… Thực hiện chỉ thị của Bộ, các đơn vị đã dành thời gian (2 tuần) để giáo dục cán bộ, chiến sĩ nhất là giáo dục chấp hành kỉ luật, điều lệnh, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ lệnh huấn luyện, tránh ảo tưởng hòa bình, ngại khó khăn, vất vả trong luyện tập” [27; tr. 275]. Trong hai năm 1973-1974, cùng với những nội dung chiến thuật, kỹ thuật, cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chỉ huy và cơ quan binh chủng hợp thành được bồi dưỡng về các loại hình chiến dịch, trọng điểm là chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng… Bên cạnh đó, trong năm 1974, toàn quân đã đào tạo, bổ túc được 23.307 cán bộ và nhân viên kỹ thuật thuộc các ngành nghề khác nhau. Năng lực chuyên môn, nhất là năng lực về sửa chữa, bảo quản, sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật của các đơn vị được nâng cao một bước. Trên chiến trường miền Nam, các đơn vị kết hợp huấn luyện với chiến đấu, giành thế chủ động, từng bước đập tan các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, giữ vững vùng giải phóng và vùng căn cứ, thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước thay đổi cục diện chiến trường ngày càng có lợi cho ta. 2.3. Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trƣờng Công tác hậu cần luôn là một nhân tố thường xuyên quan trọng có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi của chiến tranh. Nắm vững quy luật đó, và trên cơ sở quán triệt sâu sắc quyết tâm giải phóng miền Nam, Trung ương Đảng đã chủ động đi trước một bước trong chuẩn bị hậu cần để đón thời cơ chiến lược. Chính việc chuẩn bị hậu cần lâu dài nhưng rất khẩn trương với những biện pháp sáng tạo trên chiến trường cũng như ở hậu phương đã tạo nên những bước phát triển mới về hậu cần, đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho các tình huống chiến tranh. Công tác bảo đảm hậu cần giai đoạn 1973-1975 được tiến hành trong bối cảnh lịch sử đặc biệt. Sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết, khí thế quyết 45 chiến, quyết thắng của toàn quân, toàn dân ta dâng lên rất cao, quyết tâm dồn sức cho giải phóng miền Nam. Thế và lực của địch giảm, tinh thần suy sụp, hoang mang. Tuyến vận tải chiến lược của ta từ hậu phương lớn miền Bắc vào miền Nam được nối liền, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hậu cần. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác bảo đảm hậu cần trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ta phải bảo đảm phương tiện vận tải để cơ động nhiều quân đoàn, nhiều binh khí kỹ thuật và khối lượng lớn vật chất hậu cần từ hậu phương miền Bắc vào miền Nam. Trong khi đó điều kiện lực lượng, phương tiện vận tải có hạn; tuyến vận tải xa, địa bàn rộng với nhiều vùng sình lầy, sông rạch, cầu cống, thời gian chuẩn bị ngắn. Có thể nói trong suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chưa bao giờ công tác hậu cần lại có nhiệm vụ nặng nề như vậy. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 khẳng định “Ra sức xây dựng và củng cố các vùng giải phóng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng”; “phải có kế hoạch thực hiện hậu cần tại chỗ, xây dựng các vùng kinh tế, bảo đảm một phần lương thực, thực phẩm, từng bước xây dựng căn cứ địa về mọi mặt”; “tích cực xây dựng, phát triển, hoàn thiện các tuyến giao thông vận tải chiến lược”. Nghị quyết đã chỉ ra phương hướng cơ bản để khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh tổng hợp về hậu cần, đảm bảo cho thời cơ chiến lược. Chấp hành Nghị quyết của Trung ương Đảng, các chiến trường đã ra sức củng cố, xây dựng căn cứ địa, vùng giải phóng để thực hiện hậu cần tại chỗ. Từ đầu năm 1973, công tác hậu cần được chỉnh đốn. Cục vận tải và Bộ Tư lệnh Trường Sơn được củng cố, tăng cường phương tiện và lực lượng vận chuyển, kho bãi. Gần 10 trung đoàn vận tải cơ giới được hoạt động thường xuyên trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Ngoài 6.770 ô tô vận tải chuyên trách 46 của quân đội, Nhà nước còn động viên tới 60% tổng số phương tiện chuyên chở của các ngành, các bộ phục vụ cho chiến trường. Bên cạnh đó, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định thành lập hai sư đoàn ô tô vận tải cơ động chiến lược, ngày 12-7-1973, Sư đoàn ô tô 571 và tiếp đó, ngày 24-6-1974, Sư đoàn ô tô 471 được thành lậpvới nhiệm vụ “lấy vận chuyển tập trung, quy mô lớn, đi thẳng đường dài, dứt điểm các hướng chiến trường làm chính” [31; tr. 297]. Nhờ đó, ngay trong mùa khô 1973-1974 và những tháng đầu năm 1975, tuyến chi viện chiến lược đã chuyển được 832.146 tấn hàng quân sự và dân sinh, gấp 1,6 lần tổng khối lượng vận chuyển của 14 năm trước đó. Riêng khối lượng hàng giao cho các chiến trường đạt 364.542 tấn, chủ yếu là vũ khí, khí tài, gấp 2,6 lần tổng khối lượng vận chuyển của 14 năm trước đó [83; tr. 179]. Động viên được khối lượng vật chất lớn như đã nói ở trên là nhờ vai trò của hậu phương miền Bắc. Trong khi thế và lực của cách mạng miền Nam đang phát triển đi lên, tại hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta hăng hái lao động và công tác, nhanh chóng khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra. Chỉ sau 2 năm (1973-1974), hầu hết các cơ sở kinh tế, các hệ thống thuỷ nông, giao thông vận tải, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế... đã được khôi phục và phát triển. Tổng sản phẩm xã hội năm 1973 cao hơn năm 1965 và năm 1974 cao hơn năm 1973 là 12,4%. Sản lượng lúa năm 1973 đạt khoảng 5 triệu tấn; đến năm 1974, dù bị thiệt hại do thiên tai gây ra, sản lượng lúa vẫn đạt 4,8 triệu tấn. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp năm 1974 tăng 15% so với năm 1973. Nhiều bến cảng, tuyến đường được sửa chữa và xây dựng thêm. Đến giữa năm 1973, về cơ bản, chúng ta đã hoàn thành việc tháo gỡ bom mìn, thủy lôi trên biển, trên sông, bảo đảm việc đi lại bình thường. 47 Tiềm lực mọi mặt của miền Bắc được tăng cường không những có tác dụng ổn định đời sống nhân dân, mà còn là một yếu tố quyết định đảm bảo sự chi viện to lớn và kịp thời cho chiến trường miền Nam và hai nước bạn.Trong 2 năm 1973-1974, miền Bắc đã huy động được 379.000 tấn vật chất (bằng 54% tổng khối lượng vật chất miền Bắc đưa vào miền Nam trong 16 năm trước đó). Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 1974, miền Bắc đã chuyển vào các chiến trường miền Nam trên 33 vạn tấn vật chất các loại, tạo điều kiện để hậu phương tại chỗ phát huy vai trò của mình trong chiến tranh. Ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong bối cảnh không còn nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, để thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, miền Bắc đã phải dốc toàn bộ sức lực của mình chi viện cho các chiến trường miền Nam. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 1975, từ hậu phương lớn miền Bắc đã có hơn 230.000 tấn vật chất các loại được đưa vào các chiến trường ở miền Nam, trong đó có 93.540 tấn xăng dầu, 103.455 tấn vũ khí. Riêng đạn từ năm 1973-1975, ta đã đưa vào chiến trường hơn 57.000 tấn, tạo nên tổng dự trữ là 70.010 tấn. Ngoài vật chất kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, hậu phương miền Bắc còn đưa vào miền Nam 154.217 tấn vật chất sinh hoạt đáp ứng kịp thời những nhu cầu của quân đội và nhân dân trong vùng giải phóng [130; tr. 215]. Khối lượng lớn binh khí, kỹ thuật, nhiên liệu được miền Bắc động viên và kịp thời chi viện cho các hướng tiến công trên các chiến trường ở miền Nam đã giúp cho các binh đoàn chủ lực thực hiện cơ động thần tốc, hoàn thành các mục tiêu chiến lược đề ra. Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, song song với việc tập trung xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước, Đảng Lao động Việt Nam cũng đã chủ trương xây dựng các vùng căn cứ, vùng giải phóng thành hậu phương tại chỗ cho chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Đây vừa là 48 nơi xây dựng thế trận chiến lược của chiến tranh nhân dân; vừa đáp ứng được yêu cầu của các chiến trường, giải quyết vấn đề hậu cần tại chỗ cho các lực lượng kháng chiến, nhất là tại những địa bàn xa xôi cách trở, sự chi viện của hậu phương miền Bắc thường vào chậm, hoặc vào rất hạn chế. Mặt khác, trong hình thái chiến tranh xen kẽ, cài răng lược ở miền Nam, các căn cứ địa là một bộ phận nòng cốt của hậu phương trên cả 3 vùng chiến lược. Ta không chỉ chú trọng xây dựng hậu phương ở vùng giải phóng mà còn mở rộng hậu phương tiến dần vào vùng sau lưng địch, dựa vào đó mà cung cấp sức người, sức của cho lực lượng vũ trang. Thực tế ở các chiến trường cho thấy bên cạnh nguồn vật lực được chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, nguồn hậu cần khai thác từ hậu phương tại chỗ ở miền Nam đã có những đón góp cực kỳ quan trọng. Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6-1970 nêu rõ: “Hết sức tích cực xây dựng hậu phương tại chỗ, mở rộng và củng cố căn cứ địa vững mạnh trên các chiến trường là một nhân tố quyết định quan trọng bậc nhất đối với thắng lợi của cách mạng miền Nam…”. Sau cuộc tiến công chiến lược xuân năm 1972, khu vực bắc Quảng Trị được giải phóng, hậu cần chiến lược và Đoàn 559 đã triển khai lực lượng và kho tàng ven đường 9 từ Đông Hà tới Bản Đông, tạo chân hàng vận chuyển vào chiến trường theo các trục dọc cả đông và tây Trường Sơn. Dọc tuyến vận chuyển đông Trường Sơn, ta đã triển khai các cụm kho trên các hướng để tiếp cận các căn cứ hậu cần của chiến trường. Các căn cứ hậu cần trong các vùng giải phóng được điều chỉnh, bố trí theo các hướng chiến dịch. Quân khu Trị Thiên đã triển khai các căn cứ hậu cần trên hướng tiến công vào Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Quân khu V xây dựng căn cứ hậu cần phía sau của chiến trường, đồng thời triển khai các căn cứ hậu cần phía trước trên các hướng tiến công vào Quảng Nam, Đà Nẵng, 49 Quảng Ngãi, Bình Định và chuẩn bị cho hướng phát triển xuống Phú Yên. Tây Nguyên đã triển khai các căn cứ hậu cần ở các khu vực bắc, trung, nam của chiến trường, chuẩn bị cho các hướng tiến công vào Kon Tum, Plây-ku. Các quân khu thuộc B2 cũng triển khai các căn cứ hậu cần: Quân khu VI trên hướng tiến công vào Phan Thiết, Hàm Tân, Quân khu VII trên hướng tiến công vào ven đô và nội đô Sài Gòn, Quân khu VIII trên hướng tiến công vào nam Sài Gòn, Mỹ Tho, Quân khu IX trên hướng tiến công vào đô thị, trọng điểm là Cần Thơ. Ở miền Đông Nam Bộ, các đoàn hậu cần đã triển khai thành thế trận hậu cần quanh mục tiêu chiến lược chủ yếu là Sài Gòn. Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên các chiến trường miền Nam có hơn 80% quân, 81% vũ khí, 60% xăng dầu, 65% thuốc men, 85% phương tiện vận tải cơ giới là do nguồn bổ sung từ hậu phương lớn miền Bắc; 77% lương thực, 90% thực phẩm, 61% quân trang là do hậu phương tại chỗ cung cấp. Từ 1973-1974, ở các chiến trường miền Nam đã khai thác được gần 104.000 tấn, bình quân gần 52.000 tấn lương thực/năm, gấp 2,5 lần so với thời kỳ trước. Bộ đội cũng tự sản xuất được hơn 10.000 tấn lương thực/năm. Đến đầu năm 1975, hậu phương tại chỗ ở miền Nam đã bảo đảm 22,5% nhu cầu vật chất cho các lực lượng vũ trang, nếu tính cả nguồn chiến lợi phẩm và nguồn do bộ đội tăng gia sản xuất được thì tỷ lệ đó lên đến 35%. Đây là nỗ lực rất cao của các chiến trường. Hậu phương tại chỗ ở Trị - Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ đã trở thành hậu phương trực tiếp cho các quân đoàn chủ lực. Chỉ riêng ở Tây Nguyên, cuối tháng 2-1975, các lực lượng vũ trang đã có lượng dự trữ 54.000 tấn vật chất các loại, trong đó có 7.286 tấn đạn, 28.600 tấn lương thực, thực phẩm. Lượng dự trữ này đủ cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên hoạt động trong cả năm 1975. Chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hậu phương tại chỗ đã huy động được gần 10.000 tấn lương thực, thực phẩm, bảo 50 đảm hơn 50% nhu cầu của các cánh quân tham gia chiến dịch. Động viên hơn 10.000 người thành lập các tiểu đoàn cơ động; huy động gần 4.000 xe vận tải các loại, 656 thuyền máy, 1.073 xe đạp thồ, 63.342 dân công phục vụ chiến dịch. Ở Trị - Thiên, để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, Quân khu đã nhanh chóng triển khai xây dựng các cụm kho ở Cam Lộ (tây Quảng Trị), đường 71, 15N, 73 (tây Thừa Thiên) vừa thuận tiện cho bốc dỡ, vận chuyển cơ động vừa sử dụng cho dự trữ lâu dài. Nguồn dự trữ lương thực đã đủ sức cung cấp cho các đơn vị chiến đấu đến hết năm 1975. Trong hai năm 1973, 1974, miền Đông Nam Bộ mở 910km đường ô tô, dự trữ vật chất gồm lương thực, thuốc men, vũ khí, thiết bị, phương tiện kỹ thuật ngày càng tăng. Tính từ tháng 1-1973 đến tháng 11-1974, “các đoàn hậu cần của miền đã tiếp nhận 37.000 tấn vật chất từ miền Bắc, trong đó có nhiều loại binh khí kỹ thuật hiện đại, xe cơ giới, thu mua và tự sản xuất được 80.500 tấn vật chất (chủ yếu là lương thực, thực phẩm). Ngoài việc bảo đảm cho hoạt động trước mắt của các đơn vị, hậu cần miền còn tích lũy được 28.000 tấn ở các khu vực trọng điểm chuẩn bị cho các kế hoạch chiến lược của ta” [31; tr. 54]. Tổng khối lượng vận chuyển trong năm 1974 tăng 30% so vói năm 1973, B2 là chiến trường xa nhất dự trữ được 45.000 tấn vũ khí, xăng dầu, lương thực, thực phẩm đủ cung cấp cho 200.000 người hoạt động trong 6 tháng [110; tr. 137]. Có thể khẳng định, sau Hiệp định Pa-ri được ký kết, “các vùng giải phóng ở miền Nam tuy chưa có điều kiện để xây dựng hoàn chỉnh, toàn diện nhưng đã làm tròn vai trò hậu phương chiến lược trực tiếp, vững chắc ngay trên tiền tuyến lớn, có khả năng khai thác một phần nhân vật lực tại chỗ và đủ sức tiếp thụ sự chi viện ngày càng nhiều về lực lượng, về vật tư, binh khí kỹ 51 thuật của miền Bắc để phát triển thế chiến công chiến lược, mở những chiến dịch quy mô ngày càng lớn” [5; tr. 390]. Như vậy, tính đến trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, cùng với sự chi viện của miền Bắc và huy động hậu cần tại chỗ, các mặt trận ở miền Nam đã có dữ trữ vật chất kỹ thuật hơn 250.000 tấn. Trên cơ sở được chuẩn bị từ những thời kỳ trước, trong hơn 2 năm 1973-1974 trực tiếp chuẩn bị, ta đã xây dựng được hệ thống hậu cần chiến lược, chiến dịch tương đối hoàn chỉnh. Thế trận hậu cần đó đã kịp thời chuyển hóa, góp phần đắc lực vào đại thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân ta. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã đánh giá: “Các lực lượng hậu cần và kỹ thuật đã ra sức vươn lên khắc phục khó khăn, phát huy sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Thành công rất đáng tự hào của việc đảm bảo hậu cần, bảo đảm kĩ thuật, bảo đảm cơ động… đã đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của các binh đoàn chi viện chiến lược của ta” [26; tr. 357-358]. Đi đôi với việc dồn mọi sức lực, mọi khả năng vật chất cho tiền tuyến miền Nam, ở trên khắp các chiến trường, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, thanh niên xung phong và nhân dân đã ngày đêm phạt rừng, bạt núi, xây dựng, mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông chiến lược và chiến dịch, bảo đảm vận chuyển một khối lượng lớn vật chất - kỹ thuật ra chiến trường. Thấu suốt được vai trò quan trọng của giao thông đối với cuộc kháng chiến, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao quan điểm: “Giao thông là mạch máu của một nước”, có tác động chi phối trực tiếp đến cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong giai đoạn cuối 1973-1975, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, nhiều tuyến đường giao thông vẫn được xây dựng, bảo đảm vai trò của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. 52 Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã xác định phải “Tích cực xây dựng, phát triển và hoàn thiện các tuyến giao thông vận tải, bảo đảm vật chất cho các lực lượng vũ trang trên các chiến trường” [41, tr.192-193].Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã sớm nắm bắt được thời cơ, phát huy kinh nghiệm và sáng tạo, chuyển hướng mọi mặt hoạt động trên tuyến sát với tình hình, nhiệm vụ mới, tạo ra cơ sở vật chất cụ thể, góp phần cho Bộ Chính trị sử dụng đúng thời cơ. Những sự chuyển hướng mới trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã diễn ra sâu rộng, mau lẹ với quy mô lớn. Trong suốt 14 năm, “Con đường mòn Hồ Chí Minh” luôn mở rộng và dài thêm theo chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đến đầu năm 1973, mạng lưới đường chiến lược đã được xây dựng, mở rộng trên địa bàn Tây Trường Sơn về cơ bản vẫn là tuyến đường đất, chỉ đảm bảo vận chuyển được trong mùa khô, còn trên địa bàn Đông Trường Sơn, ta cũng sớm có ý định xây dựng tuyến đường chiến lược, nhưng chỉ mới thực hiện được đoạn ở phía bắc từ Đường số 9 phát triển đến địa đầu Khu V, chưa có điều kiện thực hiện mở đường qua Tây Nguyên. Để đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng vận chuyển và mật độ phương tiện sử dụng trên đường nhằm tổ chức được vận chuyển lớn, chi viện nhiều vật chất cho chiến trường cần nhanh chóng xây dựng, phát triển mạnh mẽ mạng đường giao thông vận tải chiến lược ra phía trước. Một mặt, cần tiếp tục củng cố vững chắc tuyến đường dọc Tây Trường Sơn, mặt khác tiếp tục đẩy mạnh xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn một cách cơ bản từ Đường 9 vào đến miền Đông Nam Bộ, trước mắt xây dựng gấp rút đoạn từ Đường 9 vào đến Tây Nguyên, Khu V, kết hợp cải tạo và xây dựng đường tiêu chuẩn quốc gia cấp 4 miền núi, xuyên Bắc Nam, điểm đầu ở Tân Kỳ - Nghệ An, điểm 53 cuối ở Chơn Thành - tỉnh Bình Phước, dài trên 1.300km thành con đường quốc lộ xuyên Bắc - Nam. Kế hoạch xây dựng cơ bản 1.920km đường Trường Sơn, gồm tuyến phía đông dài 1.200km từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Bù Gia Mập (Lộc Ninh) và tuyến phía tây dài 720 km từ Phong Nha đi Plây Khốc được Hội đồng Chính phủ phê duyệt tháng 11-1973. Công trình xây dựng đường Đông Trường Sơn được khởi công từ cuối năm 1973. Nhà nước đã huy động lớn vốn đầu tư cùng các phương tiện cơ giới hiện đại và hơn 3 vạn cán bộ, chiến sĩ, công nhân, thanh niên xung phong từ miền Bắc đã được điều động vào Trường Sơn cùng tham gia nâng cấp và mở đường với cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559. Một thuận lợi lớn là trong việc làm đường ta nhận được sự giúp đỡ chí tình của nước Cu-ba anh em. Sau khi sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Phiđen Castrô đã quyết định giúp đỡ một số xe làm đường trị giá 6 triệu đôla mua ở Nhật, cùng một số kĩ sư và công nhân làm đường lành nghề sang tham gia việc mở đường Đông Trường Sơn. Sức mạnh của dân tộc và quốc tế đã được phát huy, đưa đường Trường Sơn có bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt. Trong kế hoạch 3 năm xây dựng hậu phương (1973-1975), Tổng cục Hậu cần xác định mức độ xây dựng cơ bản đường Trường Sơn: Đối với tuyến phía Đông, mở trục đường từ Chà Lỳ đi Hướng Hoá, La Đụt, Khâm Đức, Đắc Tô, Bù Gia Mập, Lộc Ninh thi công từ tháng 4-1973 đến 1975 xong mặt đường, rải nhựa từ Chà Lỳ đến Khâm Đức, từ Khâm Đức đến Đắc Tô rải đá, từ Đắc Tô đến Lộc Ninh là đường đất. Tuyến phía Tây: tiếp tục duy trì, củng cố, kiến thiết cơ bản có trọng điểm, củng cố lại hệ thống cầu bảo đảm sử dụng trong cả 2 mùa (khô và mưa). Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, trong 2 năm 1973-1974, công binh Trường Sơn cùng lực lượng thanh niên xung phong trên 54 tuyến đường xây dựng thêm được 5.500km đường bộ, bằng gần 50% khối lượng đường xây dựng được trong 8 năm trước đó (1965-1972), đưa chiều dài mạng đường giao thông chiến lược Trường Sơn lên 16.790km, trong đó có 6.810km đường trục dọc, 4.980km đường trục ngang, 5.000km đường vòng tránh. “Việc xây dựng, phát triển hoàn thiện mạng giao thông chiến lược đường bộ trên cả hia tuyến đông và tây Trường Sơn không những làm tăng khả năng sử dụng phương tiện, tăng năng suất vận chuyển trên tuyến mà còn tạo điều kiện cho tuyến vận tải chiến lược chủ động khắc phục quy luật thời tiết trên địa bàn Trường Sơn, kéo dài thời gian vận chuyển từ 6 tháng lên khoảng 10 tháng trong một năm. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quyết định để tổ chức vận chuyển lớn chi viện cho các chiến trường, chuẩn bị và tổ chức bảo đảm hậu cần trong thời cơ chiến lược lớn” [85; tr. 104]. Với tinh thần hết sức tích cực, khẩn trương, đến đầu 1975, ta đã mở được 1.200km đường từ Đông Trường Sơn vào tới Lộc Ninh và 1.240km đường được nâng cấp ở Tây Trường Sơn, bảo đảm được 2 làn xe chạy với đội hình lớn trong mùa khô. Hệ thống giao thông Đông, Tây Trường Sơn đã trở thành một mạng lưới giao thông liên hoàn vững chắc bao gồm các trục nối Đông - Tây, nối ngang dọc, các trục đường chiến dịch nối các trục đường chiến lược trên phạm vi cả 3 nước Đông Dương. Trên đất Việt Nam, tuyến đường xuyên qua 10 tỉnh từ Nghệ An đến Lộc Ninh - Bình Phước. Trên đất Lào tuyến đường xuyên qua 7 tỉnh từ Bô Li Khăm Xai đến Attôpơ. Trên đất Campuchia xuyên qua 4 tỉnh. Tổng cộng gồm 6 đường trục dọc theo sườn Đông và Tây Trường Sơn, 25 đường trục ngang vắt qua núi, một hệ thống đường nhánh tỏa ra các chiến trường. Với một mạng lưới rộng lớn, liên hoàn vững chắc như vậy, đường mòn Hồ Chí Minh “không phải là một con đường làm cho máy bay có thể hoạt động được mà còn là một trận đồ bát quái gồm những mạng lưới đường xuyên qua rừng 55 rậm” [19; tr. 50]. Đó chính là nhận xét của nhà nghiên cứu chiến lược Schelesinger khi viết về sự thất bại của Mỹ trong cuốn “Một di sản cay đắng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau khi trực tiếp kiểm tra đường Đông Trường Sơn đã đánh giá: “Đây là một năng lực mới để thực hiện rút ngắn thời gian vận chuyển và hành quân” [11; tr. 489]. Đây cũng là cơ sở để cuối tháng 3-1975, Đại tướng phát lệnh: “Thần tốc, đại thần tốc cho chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đại tướng Văn Tiến Dũng đã đánh giá: “Đường Hồ Chí Minh, Đông, Tây Trường Sơn đã thỏa mãn kịp thời, đầy đủ mọi nhu cầu về vật chất và binh lực trong chiến dịch, góp phần quyết định thắng lợi chiến dịch Buôn Mê Thuột - một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược để Bộ Chính trị lượng định đúng thời gian giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” [11; tr. 489]. Việc hoàn chỉnh mạng lưới đường và tổ chức khoa học trên toàn bộ tuyến đường Trường Sơn đã giúp cho Bộ Tư lệnh 559 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển phục vụ tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Bên cạnh đó “Giao thông tốt giúp bộ đội cơ động nhanh chóng, đến nơi tập trung đúng kế hoạch, quân khỏe, tham gia chiến đấu được ngay, lại giảm chi phí trên đường (những năm 1972-1973 hành quân bộ cần 6.960 tấn lương thực, thực phẩm thì những năm 1974-1975, do hành quân cơ giới nên chỉ hết 1.512 tấn, giảm 5.448 tấn). Đặc biệt, hệ thống đường mới đã giúp góp phần quan trọng trong việc bảo đảm bí mật tuyệt đối kế hoạch tác chiến của ta” [31; tr. 364]. Cùng với hệ thống đường giao thông sẵn có ở miền Nam, đường Trường Sơn góp phần tạo ra thế và lực mới, đẩy chế độ chính quyền Sài Gòn nhanh đến chỗ sụp đổ hoàn toàn. Tính đến đầu tháng 4-1975, toàn bộ lực lượng vận tải quân sự và một phần vận tải dân sự đã được huy động, triệt để 56 tận dụng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy…. để vận chuyển quân và vật dụng chiến đấu. Riêng tuyến đường bộ, các xe cơ giới của ta tiến vào mặt trận Sài Gòn bằng 2 ngả. Một ngả tiến theo đường 1, qua các thành phố vừa giải phóng. Một ngả qua đường Trường Sơn, bằng trục ngắn nhất đến vị trí tập kết. Dọc đường 1 địch đánh sập nhiều cầu, cống, lại chiếm giữ một số vị trí chiến lược quan trọng nên đường Trường Sơn vẫn được xác định là tuyến đường chính. Nếu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một huyền thoại thì đường Hồ Chí Minh được xem là “huyền thoại của huyền thoại”. Mặc dù Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dùng tối đa bom đạn, kỹ thuật và sức lực để ngăn chặn con đường nhưng đường Trường Sơn vẫn hiên ngang tồn tại, vươn dài, tỏa rộng ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Bên cạnh hệ thống đường chiến lược, chiến thuật, để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về bảo đảm xăng dầu cho tác chiến hiệp đồng binh chủng của quân đội ta và đối phó với những hành động đánh phá của địch, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy - Chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần, ngày 20-4-1968, Công trường 18 được thành lập có nhiệm vụ xây dựng Công trình X42 - tuyến đường ống xăng dầu từ Nam Thành (Nghệ An) đến Nga Lộc (Hà Tĩnh). Đây là tuyến đường ống xăng dầu đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, vượt qua khu vực “tam giác lửa” Vinh - Nam Đàn - Linh Cảm bị địch đánh phá dữ dội. Giai đoạn 1969-1972, bộ đội xăng dầu Đoàn 559 đã xây dựng được 776km, 13.900km3 kho bằng bể sắt và bể cao su. Tuyến đường ống Trường Sơn đã vượt tới sông Bạc trên đất Nam Lào. Cùng với đó, 2 trung đoàn 592, 32 cùng binh trạm 171 đường ống được thành lập, có nhiệm vụ xây dựng tuyến, quản lý và vận hành xăng dầu từ địa bàn giáp với hệ thống đường ống ở hậu phương miền Bắc và kéo dài dọc theo hành lang của tuyến đường vận tải chiến lược Bắc - Nam. 57 Sau Hiệp định Pa-ri, ngày 22-2-1973, Hội nghị lần thứ 26 của Đảng ủy Tổng Cục hậu cần chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu của công tác xăng dầu là: “Củng cố, chấn chỉnh lại tuyến đường ống hiện nay để phát huy sử dụng hết công suất, đáp ứng tiếp nhận được nhanh, nhiều và bơm xăng liên tục. Đồng thời, xây dựng các đoạn đường ống nối từ tuyến 559 vào một số chiến trường, các đoạn nhánh vào các trung tâm cấp phát tiếp nhận, dự trữ” [72; tr. 89]. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần, ở miền Bắc, ngay từ đầu năm 1973, Cục xăng dầu đã triển khai các kế hoạch xây dựng, củng cố toàn bộ hệ thống đường ống địa phương. Trong năm 1973, tuyến ống T73 từ nam Hà Nội vào nam Quảng Bình, tuyến ống hàn thí điểm H11-64 (mốc 23 biên giới Việt Trung - Đồng Đăng, Lạng Sơn) được Hội đồng Chính phủ phê duyệt xây dựng để tăng cường công tác vận chuyển, đảm bảo xăng dầu cho tiền tuyến. Ở miền Nam, trong kế hoạch 1973-1974, dự kiến cung cấp cho các chiến trường 141.600 tấn xăng dầu, trong đó có 27.150 tấn của dân sinh. Bên cạnh đó, Cục Xăng dầu còn phải bảo đảm cho tuyến vận tải chiến lược vào các chiến trường miền Nam, xây dựng thêm 800km đường ống dã chiến, 800km đường dây thông tin dọc tuyến ống, 21.300m3 kho… Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn xác định “Xây dựng và phát triển tuyến ống dựa vào trục đường ống ở phía tây kéo dài đến hết địa phận chiến trường B3 Tây Nguyên và các đường ra một số chiến trường, tiến tới xây dựng tuyến phía đông song song với tuyến phía tây. Chỉ tiêu trong 3 năm 1973-1975, bộ đội xăng dầu Trường Sơn phải đưa được đường ống vào tới hậu cứ của chiến trường Nam Bộ và cực nam Trung Bộ” [72; tr. 104]. Quán triệt quyết tâm của Bộ Tư lệnh Trường Sơn, tổ chức lực lượng bộ đội đường ống Trường Sơn nhanh chóng được kiện toàn, trong đó có 4 trung đoàn đường ống (532, 537, 592, 671). 58 Năm 1973, ta khởi công xây dựng đường ống phía Đông dãy Trường Sơn nối với tuyến trục ở Quảng Bình, vượt sông Bến Hải, theo đường 14 qua phía Tây Thừa Thiên Huế, vượt Tây Nguyên nối với tuyến phía Tây ở khu vực ngã ba biên giới tại Plei Khốc. Như vậy, ta có tuyến đường ống xăng dầu liên hoàn, từ biên giới Việt - Trung (Lạng Sơn và Móng Cái) qua hậu phương miền Bắc tỏa đi các hướng chiến trường. Tuyến đường ống dẫn xăng dầu được Bộ Tư lệnh Trường Sơn tổ chức triển khai xây dựng từ Long Đại (Quảng Nam) - khu vực tiếp giáp với hậu phương miền Bắc, kéo dài theo 2 tuyến đường Đông và Tây Trường Sơn đến Bù Gia Mập. Ngày 27-1-1974, Bộ Tư lệnh 559 thành lập Trung đoàn đường ống 537, do đồng chí Phạm Phúc làm Trung Đoàn trưởng, đồng chí Hồ Tấn Mạnh là Chính ủy. Trung đoàn 537 dựa trên cơ sở Trung đoàn 37 vận tải được tổ chức lại, quân số 1.300-1.400 cán bộ. Triển khai dọc theo đường chiến lược từ Bắc Sa Thầy (KonTum) đến Bù Gia Mập, với tuyến đường dài 310km, trong đó 282km tuyến dọc và 28km tuyến ngang và kho chứa chính, vượt qua 7 con sông lớn nhỏ: Sa Thầy, PôCô, Ialeo, Ia Đrăng, Suối Đôi, SêRêPốc, Đắc Đam, đi qua 3 tỉnh: Kon Tum, Plây-ku, Đắc Lắc đến tỉnh Phước Long cũ (Bình Phước ngày nay). Tháng 8-1974, Thượng Đức (Quảng Nam) được giải phóng, Bộ Tư lệnh 559 mở ngay tuyến đường ống dẫn đầu vào chiến trường Nam Bộ. Tháng 71974, Cục Xăng dầu Bộ Tư lệnh Trường Sơn được thành lập có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Trường Sơn chỉ đạo nghiệp vụ công tác xăng dầu trên toàn tuyến vận tải chiến lược. Do sự biến động về tổ chức trong quá trình phát triển, hệ thống kho, trạm bơm trên toàn tuyến của Bộ đội Trường Sơn không thống nhất, một số ký hiệu kho đường ống trùng với các loại kho hàng hóa khác trên tuyến nên 59 rất bất tiện cho theo dõi chỉ huy. Ngày 20-11-1974, Cục Xăng dầu 559 chỉ thị “đặt lại tên cho thống nhất. Từ nay, các kho được ký hiệu là Ô. Có từ Ô1 là kho đầu nguồn A13 cũ của Trung đoàn 671, kho cuối là Ô30 ở Bù Gia Mập” [10; tr. 125]. Đến tháng 3-1975, bộ đội đường ống xăng dầu Trường Sơn đã xây dựng thêm được 596km tuyến và 12.525m3 kho, nâng tổng khối lượng thi công trong 2 năm 1973-1974 lên 1.311km tuyến và 23.415m3 kho. Bên cạnh đó, mạng lưới kho cấp phát đường ống suốt dọc tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn được cải tạo và xây dựng hoàn chỉnh, phù hợp với cung độ vận chuyển của xe tải, góp phần bảo đảm công tác hành quân và tiếp cận các chiến trường ở miền Nam. Tính đến trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, hệ thống đường ống hoàn chỉnh, vững chắc, liên hoàn ở phía đông và phía tây Trường Sơn được xây dựng nối liền với hệ thống tuyến ống của hậu phương miền Bắc. Tổng chiều dài của hệ thống đường ống Trường Sơn là 1.399km, trong đó có 1.313km tuyến chính, 86km tuyến nội bộ kho và cấp phát. Toàn bộ hệ thống ống có gần 50 khu kho lớn nhỏ với sức chứa 27.050m3. “Để có được hệ thống đường ống này, chỉ tính trong 2 năm 1973-1974, hậu phương miền Bắc đã chi viện 1.200km ống và hàng nghìn tấn phương tiện, khí tài. Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã sử dụng 4.496 chuyến xe vận chuyển vật tư, bằng 1,2 lần cả 5 năm của giai đoạn trước với cung độ vận chuyển dài hơn nhiều” [72; tr. 106]. Khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, lượng xăng dầu dự trữ cho chiến dịch đã đạt con số hơn 50 triệu lít. Ở B2 có 5 trạm tiếp nhận xăng dầu từ đường ống thì trên đất Bình Phước có 3 trạm với mật danh VK98 ở Lộc Quang - Lộc Ninh, VK99 ở Lộc Hòa - Lộc Ninh và VK96 ở Bù Gia Mập Phước Long. Xăng dầu được bơm từ Bến Thủy (Vinh) vào tuyến đường ống, 60 băng qua 115 trạm bơm đẩy với chiều dài 1.400km đến Bù Gia Mập, từ đây bằng các phương tiện cơ giới chở xăng dầu chuyển về chứa tại Lộc Ninh dọc theo các con đường từ Bù Đốp đến ngã ba Lộc Tấn. Tại đây, hai đơn vị có quy mô lớn nhất là tổng kho xăng dầu VK98 có 7 bồn chứa và VK99 có 10 bồn chứa. Đây là bước phát triển cao nhất của hệ thống đường ống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp, bộ đội xăng dầu đã đưa tỷ lệ bảo đảm của đường ống Trường Sơn đạt 92,9% vào năm 1973-1974 và 100% vào năm 1974-1975, “cung cấp cho chiến trường 51.944 tấn xăng dầu, trong đó Khu V là 11.381 tấn, Trị Thiên 1.438 tấn, Tây Nguyên 6.668 tấn, Nam Bộ và cực nam Trung Bộ 19.703 tấn, Lào 2.403 tấn, Cam-pu-chia 2.184 tấn, bảo đảm vững chắc cho các hoạt động trên chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Lào, Cam-pu-chia” [85; tr. 107]. Việc xây dựng hệ thống đường ống Trường Sơn - “đường Hồ Chí Minh xuyên lòng đất” đã tạo nên hệ mạch máu nhiên liệu hoàn chỉnh cho các chiến trường. Đó là một dòng chảy huyền thoại được xây dựng nên bằng quyết tâm, lòng dũng cảm, trí thông minh và cả sự hi sinh của cán bộ chiến sĩ ngành xăng dầu Quân đội nhân dân Việt Nam. Có thể nói, sự hoàn chỉnh của hệ thống đường ống và sự lớn mạnh của bộ đội đường ống trong giai đoạn 1973-1975 không chỉ tạo nên thế trận vận chuyển bảo đảm xăng dầu vững chắc của cấp chiến lược mà còn cho cả cấp chiến dịch, chiến đấu. Trên cơ sở hệ thống đường ống được xây dựng hoàn chỉnh, bộ đội đường ống đã bảo đảm kịp thời cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Với hệ thống đường ống đó, theo Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn “Đường ống là một mũi tiến công vô cùng lợi hại. Đường ống trên tuyến chi viện chiến lược là để đáp ứng những yêu cầu chiến lược, là để thực hiện những quyết tâm chiến lược, là 61 để tạo thế chiến lược, là để giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược” [10; tr. 152]. Như vậy, khi bước vào cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mạng đường chiến dịch và chiến lược đã dài hơn 20.000km, nối liền hậu phương lớn với các chiến trường, tới các khu vực tiếp giáp với địch trên tất cả các hướng tác chiến, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ động lực lượng và binh khí kĩ thuật, là cơ sở vững chắc để Bộ Tư lệnh chủ động mở các chiến dịch quy mô lớn. 62 TIỂU KẾT CHƢƠNG II Tính đến trước thời điểm diễn ra chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã giải quyết tốt vấn đề chiến trường có “không gian rộng”, “thời gian ngắn”, “lượng vật chất lớn”. Có được kết quả ấy là do ta có “thế” mới trên nền “thế” cũ đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước, kịp thời phát huy “lực” sẵn có, kết hợp chặt chẽ giữa tuyến hậu cần chiến dịch và hậu cần chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho quân chủ lực của ta bao vây, truy kích thần tốc, tiến tới giành thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn trong các trận đánh. Chính sự cố gắng vượt bậc này là cơ sở vững chắc, khoa học đầu tiên để Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh quân đội ta từng bước xây dựng và hoàn thiện quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. 63 Chƣơng 3 QUÁ TRÌNH THĂM DÒ KHẢ NĂNG CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN SAU HIỆP ĐỊNH PA-RI 3.1. Sự kiện Tống Lê Chân Trên thực tế, những diễn biến chính về sự kiện Tống Lê Chân không được đề cập cụ thể trong các tài liệu, có thể bởi tại đây không có những trận đánh then chốt, khốc liệt giữa lực lượng quân Giải phóng và lực lượng quân Sài Gòn. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam sau ký Hiệp định Pa-ri (27-1-1973), sự kiện Tống Lê Chân đã đặt dấu mốc đầu tiền trong việc đi tìm lời giải đáp về thái độ của Mỹ cũng như khả năng của quân Sài Gòn đối với cuộc chiến này. Tống Lê Chân là một địa danh thuộc địa bàn xã Minh Đức và Minh Tâm, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Đây là một vị trí quân sự khá quan trọng, nằm trong vùng biên giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, cách An Lộc 15km về hướng Tây Nam và mũi nhọn của khu Mỏ Vẹt 13km về hướng Đông Nam. Vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam-pu-chia là những bàn đạp xuất phát của quân Giải phóng từ hướng Cam-pu-chia vào Tây Ninh. Dưới chân căn cứ là con đường 246, trục giao liên Nam - Bắc giữa căn cứ Trung ương Cục miền Nam và vùng kiểm soát của quân Giải phóng. Trong và sau chiến dịch Nguyễn Huệ (1972), vị trí này của quân Sài Gòn bị quân Giải phóng phong tỏa và cắt đứt liên lạc với chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tống Lê Chân là một căn cứ tiền đồn của quân Sài Gòn. Nhưng bởi căn cứ này nằm sâu trong vùng giải phóng, bị cô lập hoàn toàn nên việc tiếp viện của Sài Gòn cho quân đồn trú ở đây hết sức khó khăn, phải sử dụng trực thăng tiếp tế. 64 Ở một tình hình khác, ngay sau ký Hiệp định Pa-ri, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa không ngừng có những hành động sai trái, vi phạm đến những điều khoản đã được ký kết. Trong đêm Hiệp định được ký kết, “quân lực Sài Gòn đã tiến hành 74 cuộc hành quân, trong đó ở quân khu 1 là 44, quân khu 2 là 10 và quân khu 3 là 20” [18; tr. 342]. Tiếp nối những cuộc hành quân được mở từ cuối năm 1972 cho đến tháng 1 năm 1973, chính quyền Sài Gòn còn mở rộng, tăng cường thêm nhiều cuộc hành quân mới về quân số cũng như khu vực. Chỉ tính riêng trong ngày ký Hiệp định Pa-ri, đã có 15 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên và 19 cuộc hành quân cấp tiểu khu và chi khu. Trong đó có các cuộc hành quân quan trọng là: hành quân Đại Bàng 72/M tại Quảng Trị - Thừa Thiên; hành quân Lam Sơn 63 tại Thừa Thiên; hành quân Quang Trung 81 tại Quảng Nam; hành quân Quyết Thắng 27A tại Quảng Tín - Quảng Ngãi… [18; tr. 343].Lực lượng không quân và hải quân cũng đều gia tăng cường độ hoạt động. Trong tháng 1-1973, lực lượng hải quân Sài Gòn đã thực hiện 27.656 hải xuất, tăng 9% so với tháng 12-1972. Lực lượng không quân gần như gia tăng 100% trong tháng 1-1973 so với tháng 12-1972. Bên cạnh đó, chính quyền Thiệu đã xây dựng một kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn 1973-1980. Trong đó, kế hoạch phát triển hai năm đầu 1973-1974 thông qua Huấn thị chỉ đạo về cộng đồng tái thiết và cộng đồng phát triển địa phương năm 1973 của Nguyễn Văn Thiệu. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, lực lượng quân đội Mỹ gần như rút toàn bộ khỏi chiến trường miền Nam (theo Hiệp định Pa-ri), ngày 20-5-1973, Nguyễn Văn Thiệu chính thức tuyên bố về chương trình “tái thiết và phát triển quốc gia”. Một mặt, những hoạt động này đi ngược lại với nội dung ký được đưa ra trong Hiệp định Pa-ri; mặt khác, đây như một quá trình chuẩn bị, tự trang bị mà chính quyền Sài Gòn buộc phải tiến hành gấp gáp nhằm có đủ lực lượng phục vụ 65 cho tình hình mới, khi sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ chỉ được thể hiện qua các con số tài chính. Trên thực tế, chương trình “tái thiết và phát triển quốc gia” do chính quyền Thiệu đưa ra dựa hoàn toàn vào ngoại viện, đặc biệt từ Hoa Kỳ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhấn mạnh “Việt Nam Cộng hòa từ nay (1973) đến năm 1990 sẽ còn rất nhiều ngoại viện để tài trợ cho công cuộc tái thiết và phát triển quốc gia trong giai đoạn hậu chiến. Các dự phòng dài hạn về những khoản thâu hồi ngoại tệ so với nhu cầu chi tiêu ngoại tệ cho thấy nhu cầu ngoại viện thuần của Việt Nam Cộng hòa sẽ tăng từ khoảng 573 triệu SDR trong năm 1974 đến khoảng 626 triệu SDR năm 1983 và xuống còn 374 triệu SDR năm 1990… Căn cứ trên các dự phòng về khả năng thu hồi ngoại tệ và mức độ chi tiêu từ nay đến năm 1990, thì ta có thể đi đến các kết luận sau: khoảng 70% tổng số ngoại viện cần được cấp qua hình thức tặng dữ; thời gian hoàn trái trung bình khoảng 30 năm kể cả 10 ân hạn”. Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán trong ước vọng của Hội đồng chỉ đạo phục hồi tái thiết và phát triển quốc gia, trên thực tế, chính quyền Sài Gòn luôn phải “cầu viện” bởi viện trợ chiếm hơn 5/6 cán cân thu chi trong nền kinh tế [18; tr. 362]. Tuy nhiên, giữa những khó khăn chung của nước Mỹ, sự mất tín nhiệm của tổng thống Nixon, người giữ mối liên hệ mật thiết và ủng hộ nhiệt thành cho cuộc chiến của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, công cuộc xin viện trợ của tổng thống Thiệu gặp phải muôn vàn những thử thách. Một diễn biến khác về cuộc vận động hành lang của tổng thống Nixon đối với Quốc hội Mỹ về vấn đề tài chính viện trợ cho cuộc chiến của chính quyền Sài Gòn được tác giả Trần Trọng Trung vẽ ra “Người ta (Quốc hội Mỹ ) không những quyết định không tăng ngân sách viện trợ dự kiến cho miền Nam Việt Nam mà còn quyết định cắt bớt viện trợ cả gói xuống dưới 1 tỷ đôla. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm nay, viện trợ cho Nam Việt Nam bị tụt xuống con số thấp như thế. Nixon biện bạch, thậm chí cảnh cáo rằng việc cắt giảm ngân sách viện trợ 66 sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ… Thái độ của các ông nghị đã dứt khoát. Người ta khẳng định rằng một tỷ đô la đã là con số quá lớn để phung phí ở Nam Việt Nam. Nixon dịu giọng, phỉnh phờ Quốc hội chấp nhận thêm một khoản chi đặc biệt là 940 triệu đô la để “giúp ba nước Đông Dương chuyển nền kinh tế từ thời chiến sang thời bình và xây dựng lại xã hội của họ”… Nhưng Quốc hội không còn tin vào người đứng đầu ngành hành pháp nữa” [129; tr. 800]. Chính quyền Mỹ sẽ tin hơn vào tình hình thực tế của miền Nam Việt Nam và đồng ý một khoản trợ cấp “hợp lý” nếu Nixon chứng minh được một mối đe dọa thực sự của việc chiếm quyền giữa chính quyền Hà Nội với chính quyền Sài Gòn. Tống Lê Chân được lựa chọn như một phép thử cho “mưu đồ” đó. Tiền đồn Tống Lê Chân được cả chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Nixon lựa chọn bởi nơi đây đã bị quân giải phóng bao vây chặt, trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, đóng giữ vị trí này tỏ ra lợi bất cập hại nên Sài Gòn tính triệt quân khỏi Tống Lê Chân. Bên cạnh đó, Sài Gòn rất muốn vị trí này bị Giải phóng quân đánh chiếm để lên tiếng tố cáo với quốc tế trong đó có chính quyền Hoa Kỳ về những vi phạm của quân Giải phóng mà nội dung đã được các bên ký kết trong Hiệp định Pa-ri. Từ đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có được một “bằng chứng” quan trọng về sự uy hiếp từ chính quyền Hà Nội nhằm tạo ra một niềm tin để Quốc hội Mỹ phê chuẩn một khoản viện trợ cho Nam Việt Nam. Nhưng quân Giải phóng hiểu rõ tình thế của Sài Gòn nên chỉ vây chặt và bắn hạ sự tiếp viện của địch từ đường hàng không vào. Cuối cùng, quân Sài Gòn đã rút hoàn toàn khỏi Tống Lê Chân, sau đó lên tiếng đổ lỗi cho quân Giải phóng đánh chiếm tiền đồn của họ. Bên cạnh đó, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hệ thống truyền thanh tố cáo Việt cộng và ca ngợi Tống Lê Chân, mỗi chiến sĩ quân Sài Gòn là một anh hùng nhằm 67 nhận được sự lưu tâm từ phía Mỹ, “hi vọng có thể làm Quốc hội Mỹ xúc động” [51; tr. 81]. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã phớt lờ hoàn toàn thông tin về vụ Tống Lê Chân của Sài Gòn [82; tr. 5]. Chính Nguyễn Văn Thiệu trong diễn văn từ chức Tổng thống ngày 21-4-1975 cũng đã tức tưởi thừa nhận: “Cộng sản đánh Tống Lê Chân là xét nghiệm sự cương quyết của Mỹ, nói là phản ứng mà có dám phản ứng không. Mỹ không dám phản ứng, cộng sản càng không sợ. Từ sau vụ Tống Lê Chân, cái này qua cái kia, những căn cứ như vậy không yểm trợ bằng quân sự, bằng không quân được, thì cộng sản tiến dần mà chúng ta không có phương tiện đầy đủ, không quân để yểm trợ. Mà chúng ta không thể không rút. Như vậy, căn cứ nhỏ rồi đến căn cứ lớn rồi đến các quận lỵ để xét nghiệm, thử thách sự cương quyết và phản ứng của Mỹ thì Mỹ cũng nín thinh” [8; tr. 78]. Mặc dù, sau cùng Quốc hội Mỹ cũng phê chuẩn một mức tối đa là 700 triệu đô la viện trợ cho hoạt động của chính quyền Sài Gòn. Tuy nhiên, nguồn viện trợ đó không xuất phát từ kết quả giả tạo mà chính quyền Sài Gòn cố gắng “bù lu bù loa” về việc mất tiền đồn Tống Lê Chân vào lực quân quân Giải phóng mà đến từ những cam kết mà chính quyền Hoa Kỳ với đại diện là tổng thống Nixon đã ký kết trong Hiệp định Pa-ri về việc cam kết tiếp tục viện trợ kinh tế cho những hoạt động của chính quyền Sài Gòn. Sự kiện Tống Lê Chân không gây tiếng vang bởi những trận đánh giằng co khốc liệt giữa các bên nhưng có vai trò quan trọng cho việc đánh giá khả năng của đối phương của Đảng ta đối với cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thông qua việc giành thắng lợi chiếm được tiền đồn của địch, lực lượng của ta đã làm chủ một vùng đất liên hoàn, tạo ra sức ép lớn với chính quyền Sài Gòn. Mặt khác, qua sự kiện này phần nào cho thấy được sự non kém của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu khi không còn sự tham 68 gia trực tiếp từ lực lượng quân đội Hoa Kỳ cũng như sự giảm sút nhanh chóng mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam, đi liền với sự suy giảm tín nhiệm của tổng thống Nixon với hệ thống chính trị Hoa Kỳ. 3.2. Sự kiện Watergate Nixon là vị tổng thống đời thứ 37 của Hoa Kỳ với hai lần đắc cử vào vị trí cao nhất của nước Mỹ vào năm 1968 và 1972. Trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Mỹ gây ra tại Việt Nam, trải qua các đời tổng thống: Eisenhower (1954-1961), Kennedy (1961-1963), Lyndon Johnson (1963-1968), Richard Nixon (1968- 1974), Gerald Ford (1974-1977), trong đó Richard Nixon được đánh giá là hiếu chiến, leo thang mạnh mẽ nhất cũng như gây ra những thương tích chiến tranh lớn nhất trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với tham vọng nguy hiểm trong cuộc chiến với Việt Nam và bằng những hành động “bẩn thỉu” nhằm thực hiện các hoạt động chính trị thâu tóm quyền lực nước Mỹ, sự nghiệp của tổng thống Nixon đã gặp rất nhiều sóng gió, đặc biệt trong nhiệm kỳ thứ hai. Watergate là một khách sạn tại Thủ đô Washington - Mỹ, nơi đặt trụ sở văn phòng của Đảng Dân chủ. Ngày 17-6-1972, các nhà chức trách Mỹ đã bắt được “5 tên trộm” đang thực hiện việc cài các thiết bị nghe lén tại văn phòng của Đảng đối lập với vị tổng thống đương nhiệm. Sự kiện này đã gây chấn động nước Mỹ và thế giới, từ đây, một loạt những sự thật về mưu đồ đen tối đã được đưa ra ánh sáng, làm đảo lộn những diễn biến trên chính trường nước Mỹ, liên quan trực tiếp tới Nixon và tác động làm thay đổi cục diện cuộc chiến tại Việt Nam. Sự thật được khơi ra đằng sau vụ Watergate không đơn giản là việc nghe trộm các cuộc nói chuyện của các thành viên Đảng Dân chủ Mỹ mà là một “phương tiện” được sử dụng trong cuộc chiến giữa các đảng phái, biểu 69 hiện cho sự mâu thuẫn và những âm mưu ẩn chứa trong nội bộ chính trường nước Mỹ thời bấy giờ: “Nhưng đằng sau của sự kiện Watergate còn có những cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các đảng phái và bối cảnh chính trị đầy phức tạp” của nước Mỹ [54; tr. 481]. Bởi trên thực tế, cuộc vận động tranh cử của Nixon đã thắng thế với nhiệm kỳ ghế tổng thống lần thứ hai mà ông ta có được. Và cũng như lời nhận định của Holdman - một thân tín của Nixon, giữ chức Chủ nhiệm văn phòng Nhà Trắng: bất cứ người nào trong cuộc cũng hiểu được rằng ở Washington này Ủy ban Đảng Dân chủ toàn quốc chỉ như cái vỏ bình [54; tr. 481]. Từ những người bị bắt trong ngày 17-6-1972, những sự thật về Watergate dần được hé mở, cũng như người đứng sau chỉ đạo toàn bộ các hoạt động liên quan được đưa ra ánh sáng với hình ảnh của vị tổng thống đáng kính đương nhiệm của nước Mỹ. Tuy nhiên, những bê bối trực tiếp về sự kiện Wategate không đủ để khơi dậy phản ứng trong công chúng Mỹ. Quyền lực của tổng thống Nixon vào thời điểm đó đạt đến đỉnh điểm, một mình thao túng toàn bộ chính phủ. Nhưng tổng thống Nixon đã mắc một sai phạm “nguy hiểm” dẫn đến việc từ chức của ông trong năm 1974. Nhằm thâu tóm quyền lực, nắm được những điểm yếu của các đối thủ, Nixon đã cho mật vụ lắp đặt hệ thống ghi âm ở khắp các nơi làm việc của ông, từ phòng Bầu dục đến trại David, ghi lại hơn 3.700 giờ các cuộc đàm thoại của ông từ tháng 2-1971 đến tháng 7-1973. Chính những đoạn băng ghi âm không được “xử lý”, theo chỉ đạo trực tiếp của Nixon, trở thành bằng chứng chống lại ông ta: “Nixon và những kẻ thân tín của ông ta đã phạm vào những sai lầm khó biện minh, đặc biệt là trước “Vụ Watergate”, Nixon đã cho lắp đặt hệ thống ghi âm bí mật trong Nhà Trắng, những chiếc băng ghi âm đã biến thành thòng lọng cuốn lấy cổ Nixon” [54; tr. 498].Nội dung của các đoạn băng ghi âm được cung cấp một cách bí mật bởi một nhân vật được gọi với 70 cái tên Deep Throat và bên công khai là hai tờ báo nổi danh, quyền lực nhất nước Mỹ là Washington post và Newyork times, với sự góp mặt của hai nhà báo Woodward và Bernstein, những người đã nhận được giải Pulitzer năm 1973 nhờ loạt bài viết đầy dũng cảm này. Vậy nội dung cụ thể của sự kiện Watergate là gì? Hay Watergate là gì? 40 năm sau sự kiện chấn động thế giới, hai nhà báo Woodward và Bernstein đã nhìn lại sự kiện bằng cách nhắc lại câu hỏi: “Watergate là gì?” của Thượng nghị sĩ Sam Ervin năm 1974. Theo hai ông, Watergate chính là “5 cuộc chiến của Nixon”. Thứ nhất, đó là cuộc chiến chống lại phong trào phản chiến (từ năm 1970, Nixon đã ra lệnh nghe trộm các đối tượng phản chiến, bất chấp đó là hành động bất hợp pháp). Thứ hai, đó là cuộc chiến nhằm vào giới truyền thông (một trong những “nhiệm vụ” đầu tiên là “tiêu diệt” danh tiếng của Daniel Ellsberg, người tiết lộ bộ hồ sơ Lầu Năm Góc chấn động về chiến tranh Việt Nam). Thứ ba, đó là cuộc chiến chống lại đảng Dân chủ (lập kế hoạch mang mật danh “Gemstone” với ngân sách 1 triệu USD để rình mò và phá hoại phe Dân chủ trong chiến dịch tranh cử tổng thống). Thứ tư, đó là cuộc chiến chống lại công lý (sẵn sàng chi 1 triệu USD theo yêu cầu của cố vấn John W. Dean để “đổi trắng thay đen” hồ sơ điều tra). Thứ năm, đó là cuộc chiến chống lại lịch sử (trong suốt 20 năm sau khi từ chức, Nixon đã nỗ lực bằng mọi giá để sự kiện Watergate được “bôi” khỏi những trang sử chính trị nước Mỹ ). Ngày 1-1-1973 tờ báo “Tin tức nước Mỹ và tình hình thế giới” đã đăng một bài viết về tổng thống liên nhiệm Nixon cải tổ Chính phủ Mỹ với nhan đề: “Phương pháp Nixon tiến hành cải tổ”. Họ gọi cái phương thức mà tổng thống điều chỉnh phạm vi chức trách Chính phủ là “cuộc cách mạng của tầng quản lý kinh doanh”. Mục đích của ông ta là điều hành Chính phủ theo phương thức mà mình đặt ra. Những ý đồ tiếp theo của việc tiến hành điều 71 động với quy mô lớn đối với các chức vị cao nhất trong Chính phủ, đó là: trong nhiệm kỳ thứ hai với cương vị tổng thống, Nixon quyết tâm tiến hành khống chế có hiệu quả và chỉ đạo chính sách đối ngoại với toàn bộ cơ cấu quan liêu trong liên bang. Một trong những biện pháp sử dụng là tổng thống sẽ đưa những trợ thủ của mình vào những vị trí then chốt của các cơ quan Chính phủ [54; tr. 487].Mặc dù những thông tin trên không gây nhiều sự tác động đến tâm lý người dân Mỹ, với biểu hiện bằng sự ủng hộ với tỷ lệ cao kỷ lục của người dân với vị tổng thống đương nhiệm thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng điều này không đến với những thành viên từ những đảng phải chính trị Mỹ. Bởi đơn giản cục diện chính trị Mỹ sẽ ra sao nếu kế hoạch cải tổ được thực thi? Các trung tâm quyền lực nhất nước Mỹ bắt đầu thực hiện các cuộc điều tra, phản công lại âm mưu của vị tổng thống. Một ủy ban điều tra về sự kiện Watergate được thành lập, những âm mưu được làm sáng tỏ. Đến ngày 21-31973, Nhà Trắng đã bị bao vây bởi giới báo chí, hệ thống tình báo, Quốc hội và các cơ quan cấp cao nhất nước Mỹ. Từ ngày 8/1 - 18/1/1973 các thành viên nghi can đến sự kiện Watergate liên tục được thẩm vấn. Ngày 11-1-1973 thành viên Hạ Nghị viện Owen đồng ý chỉ đạo Nghị viện tiến hành điều tra vụ Watergate. Trước những điều tra của các giới chức Mỹ về sự kiện Watergate, nhận thức rõ những mũi tên đang hướng về mình, ngày 17-4-1973, Nixon tuyên bố ông ta đã cho điều tra lại chân tướng vụ Watergate đồng thời tuyên bố không thể trao quyền bãi miền cho bất cứ vị quan chức cao cấp đương nhiệm hay tiền nhiệm nào. Cùng với sự quyết liệt của giới truyền thông, những bằng chứng cụ thể được đưa ra, ngày 22-5-1973, tổng thống Nixon buộc phải phát biểu về việc chính phủ có phê chuẩn việc nghe trộm. Tuy nhiên, đến cuối năm 72 1973, tổng thống Nixon vẫn kiên quyết từ chối việc phải bàn giao ngay lập tức các đoạn băng ghi âm của Nhà Trắng đến Ủy ban điều tra về vụ Watergate. Dĩ nhiên, ông ta lấp liếm, muốn nhanh chóng kết thúc những vụ việc diễn ra xung quanh sự kiện này. Nhưng Nixon đã không thành công trong việc lôi kéo dư luận ra khỏi vụ tai tiếng này. Các Nghị sĩ đã gắn chặt hai việc với nhau trong cuộc đấu tranh với ngành hành pháp. Vừa phanh phui vụ Watergate vừa kiên quyết cắt giảm viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam” [129; tr. 798]. Những cuộc điều tra nhằm vào tổng thống đương nhiệm Nixon vẫn được tiến hành đi liền với những sai phạm của ông ta được đưa ra ánh sáng. Ngày 3-4-1974, Ủy ban thuế vụ của Quốc hội Mỹ đã kết luận rằng trong vòng 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, Nixon đã gian lận gần nửa triệu đô la tiền thuế. Ngày 24-4-1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện công bố những tài liệu hoàn chỉnh về việc tổng thống bưng bít vụ bê bối Watergate. Những cuộc điều trần để xác định những cơ sở pháp lý cho phép truy tố và bãi chức tổng thống được thực hiện [129; tr. 801]. Ngày 31-5-1974, Ủy ban điều tra Thượng viện đưa ra một bản báo cáo dày 360 trang, kết luận rằng: năm 1972, trong cuộc vận động bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai, Nixon đã nhiều lần quyên tiền bất hợp pháp. Cùng ngày, Tòa án tối cao liên bang chấp nhận đơn kiện của Giauôxki, ủy viên công tố đặc biệt về vụ Watergate, kết tội tổng thống đã viện cớ “đặc quyền hành pháp” để từ chối nộp các băng ghi âm, mặc dù đã có nhiều lần có trát đòi [129; tr. 802]. Bên cạnh đó, sự tín nhiệm của tổng thống đối với người dân Mỹ đã không còn. Từ đầu tháng 7-1974, các cuộc biểu tình của hàng ngàn, hàng vạn người dân Mỹ diễn ra liên tiếp trước trụ sở Quốc hội, yêu cầu thực thi Hiệp định Pa-ri cũng như yêu cầu tổng thống từ chức. 73 Ngày 27-7-1974, Ủy ban Tư pháp Nghị viện tiến hành bỏ phiếu khoản 1 bản án vạch tội tổng thống và đã thông qua với 27 phiếu thuận, 11 phiếu trống. Điều khoản này nhằm hạn chế tổng thống sử dụng các biện pháp chống lại “phương châm hành động” để tiến hành điều tra vụ Watergate. Nixon trở thành vị tổng thống đầu tiên trong 106 năm trở về trước tại thời điểm đó bị kiến nghị phải bị Quốc hội vạch trần [54; tr. 509]. Không còn lối thoát, ngày 5-8-1974, Nixon xuất hiện trên màn ảnh nhỏ thừa nhận đã biết vụ bê bối Watergate từ ngày 23-6-1972 và ra lệnh bưng bít vụ này, che giấu nhiều sự thật trước Ủy ban điều tra của Quốc hội. Dư luận Mỹ xôn xao, phẫn nộ. Những cuộc tranh cãi nổ ra cho thấy sự chia rẽ nội bộ Đảng Cộng hòa đã trở nên hết sức sâu sắc. Ngày 8-8-1974, các hãng thông tấn AP và Roito đều khẳng định: sự chấm dứt cuộc đời chính trị của Nixon “đã ở trong tầm tay” và ông ta đang cho các phụ tá thảo diễn văn từ chức [129; tr. 803]. Ngày 9-8-1974, tổng thống Nixon đã tuyên bố từ chức với bài diễn văn dài 17 phút đọc tại phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, đánh dấu sự chấm hết cho mọi hoạt động chính trị của Nixon, vị tổng thống đời thứ 37 của Hoa Kỳ. Sự kiện này không những làm thay đổi những diễn biến quan trọng trong nội bộ chính trị nước Mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi cán cân lực lượng Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến với quân Giải phóng. Trên thực tế, Nixon là vị tổng thống Mỹ giành sự ủng hộ cao nhất về mặt cá nhân cho sự tồn tại, hoạt động của chính quyền tổng thống Việt Nam Cộng hòa- Nguyễn Văn Thiệu. Ngoài những hành động tham gia quân sự trực tiếp, dưới thời vị tổng thống Mỹ này, quân đội chính quyền Sài Gòn đã nhận được một nguồn trợ cấp quân sự cao hơn nhiều so với các đời tổng thống khác. Theo thống kê tổng viện trợ Quân sự cho Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975 là 16,762 tỉ USD, trong đó niên khóa 1972-1973 (dưới thời tổng 74 thống Nixon) nhận được cao nhất là 3,349 tỉ USD. Tính tới năm 1973 khi quân Mỹ rút quân đã viện trợ một khối lượng khổng lồ vũ khí gồm hơn 1 triệu súng bộ binh, 46.000 xe tăng, xe thiết giáp và xe vận tải, hơn 1.500 máy bay chiến đấu các loại. Trước diễn biến sự kiện Watergate, mặc dù Hiệp định Pa-ri đã được ký kết với sự rút lui của lực lượng quân sự Mỹ, tuy nhiên bản thân tổng thống Nixon vẫn luôn âm mưu thực hiện việc chia cắt Việt Nam, ủng hộ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bằng viện trợ các khoản kinh tế, quân sự. Trước việc buộc phải ký Hiệp định Pa-ri, cũng như tìm cách yêu cầu Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán, nghe theo sự điều khiển của Nixon, đại diện cho chính quyền Mỹ cũng như âm mưu từ ban đầu việc sự đổ vỡ của Hiệp định Pa-ri, Nixon đã bí mật hứa hẹn tiếp tục “viện trợ quân sự và kinh tế đầy đủ” và “phản ứng với toàn bộ sức mạnh nếu Bắc Việt Nam vi phạm Hiệp định”. Trong cuộc gặp gỡ Thiệu tại San Clemente vào tháng 3-1973, Nixon khẳng định cam kết của mình và cam đoan với nhà lãnh đạo Nam Việt Nam này rằng “Ông có thể trông cậy vào chúng tôi”. Trong suốt những năm tháng còn lại của năm 1973, chính quyền Mỹ dùng nhiều thủ đoạn để tiếp tục viện trợ quân sự ở mức độ cao nhất mà không lộ liễu vi phạm các điều khoản của Hiệp định Pa-ri. Thay vì triệt thoái các căn cứ của mình, Mỹ đã trao lại cho Nam Việt Nam trước khi hiệp định có hiệu lực. Đi ngược với những âm mưu của Nixon - Thiệu và tay sai, vụ Watergate làm thay đổi hoàn toàn những âm mưu đen tối trong sự cam kết qua lại giữa Nixon - Thiệu về cuộc chiến tại Việt Nam. “Dư luận giới am hiểu tình hình Nhà Trắng cho rằng sau ngày 30-4-1974, (tổng thống Mỹ xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, nhận trách nhiệm về vụ Watergate), Nixon không không còn khả năng duy trì sự kiểm soát có hiệu quả chính sách đối ngoại của ông ta nữa. Còn giới báo chí nhận xét rằng: bị vụ bê bối Watergate giáng một đòn 75 chí mạng xuống đầu, Nixon như người sắp chết đuối, đang bị dòng xoáy chính trị cuốn đi, nhưng ông ta cố gắng gượng dậy, cố tìm một chỗ vịn để tiếp tục giữ lời cam kết với Thiệu [129; tr. 790]. Bên cạnh với sự suy giảm quyền lực của tổng thống Nixon, giới chức và nhân dân Mỹ đã chán ghét về cuộc chiến tại Việt Nam “Sự thách thức của Quốc hội năm 1973 phản ánh một tâm trạng chán ghét chiến tranh và tư tưởng phổ biến trong dân Mỹ là khi đã an toàn rút được quân Mỹ về thì nước Mỹ phải hoàn toàn rút khỏi cuộc xung đột” [54; tr. 430]. Biểu hiện cho sự “chán ghét” với những đường lối quân sự của tổng thống Nixon là việc đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ lên án cuộc ném bom Cam-pu-chia là bất hợp pháp. Ngày 10-5-1973, Hạ viện đã bỏ phiếu cắt khoản ngân sách cho những trận oanh tạc tiếp theo. Khi Nixon và Kissinger quyết liệt bảo vệ hành động ném bóm đó thì đại đa số nghị sĩ Quốc hội đồng ý với thượng nghị sĩ Gorge Aiken là hoạt động ném bom đó đã “nhận được ý kiến cố vấn tồi và không có gì đảm bảo”, đồng thời nhiều người ủng hộ với ý kiến thẳng thắn của hạ nghị sĩ Norris Cotton: “Nếu là tôi thì tôi đã rút khỏi cái địa ngục đó” [54; tr. 432]. Cuối tháng 6-1973, Quốc hội đã phê chuẩn một đạo luật bổ sung đòi phải ngừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự ở trong và trên toàn Đông Dương. Hạ viện đã bảo lưu ý kiến phủ quyết đầy tức giận của tổng thống Nixon. Lần đầu tiên Quốc hội có hành động quyết định để cắt giảm sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh. Tin tưởng vào một sự viện trợ theo sự cam đoan chắc nịch từ phía tổng thống Nixon, Nguyễn Văn Thiệu tự tin tuyên bố bắt đầu “cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba”, hoàn toàn bỏ qua những cam kết đã được ký kết trong Hiệp định Pa-ri trước đó. Trong năm 1973, Thiệu đã tăng cường các trận đánh trên không và trên bộ vào các căn cứ của Trung ương cục miền Nam, quân Giải phóng, đồng thời mở hàng loạt chiến dịch chiếm lãnh thổ trên vùng đất 76 mà chính phủ Cách mạng lâm thời chiếm giữ, trong vùng tam giác sắt và ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, bản thân Thiệu và lực lượng quân sự của ông ta không ngờnhững hành động quân sự lộ liễu của ông ta trong thời gian này đã đẩy chính quyền Sài Gòn vào tình thế khó khăn tiếp theo, khi sự viện trợ từ phía Mỹ liên tục gặp khó khăn. Đồng thời, cũng cần đề cập tới việc đánh giá sai lệch về khả năng quân sự quá cao mà Mỹ đã tạo ra cho chính quyền Thiệu cũng như đánh giá quá cao khả năng viện trợ của chính quyền Washington cho Sài Gòn mà Nixon và Kissinger đã từng nhận định “Với hàng tỷ đô la, vũ khí của Mỹ, quân đội Thiệu không thể bị đánh bại”. Thực tế về khả năng viện trợ của chính quyền Mỹ với Sài Gòn “ảm đạm” hơn nhiều so với tưởng tượng của Nixon và Thiệu cùng vẽ lên. Trong tài khóa của Mỹ năm 1974-1975, Ủy ban chuẩn chi quốc phòng của Thượng viên dự kiến giảm khoản viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam từ 1.126 triệu đô la như đã định xuống còn 813 triệu đô la. Các khoản viện trợ về tác chiến bảo dưỡng trang thiết bị đã bị Quốc hội cắt đột ngột. Nhận được những sự báo trước chẳng mấy tốt lành, một mặt các nhân vật giữ mối liên hệ mật thiết với chính quyền Thiệu, như tướng Murê và đại sứ Martin, đã bưng bít thông tin thực tế; mặt khác, họ cố gắng thảo những bức thư trao đổi với bộ phận chuyên trách tài chính quân sự trong chính quyền Mỹ về sự khó khăn mà chính quyền Thiệu sẽ gặp phải vì thiếu những khoản viện trợ quân sự trực tiếp từ Mỹ. Nhưng thực tế, họ đã biết trước, không dễ dàng như họ mong muốn: “Thư đi, thư lại nhiều lần, cho đến ngày 20-1-1974, Lầu Năm Góc chính thức báo cho tướng Murê biết rằng: người ta sẽ yêu cầu Quốc hội cấp cho một khoản tăng thêm để nâng chương trình viện trợcủa quốc gia lên đến 1.054,8 triệu đô la. Khoản tiền này sẽ làm giảm đi rất nhiều nỗi lo lắng của mọi người ở Sài Gòn, nhưng có rất nhiều khả năng là yêu cầu đó sẽ bị Quốc hội từ chối” [129; tr. 795]. 77 Bên cạnh đó, những khuyến cáo về công tác tiết kiệm trong hoạt động quân sự của chính quyền Sài Gòn cũng được các cố vấn Mỹ cảnh báo: “Ông ta (tướng Murê bắt đầu một loạt các cuộc họp với các tướng Cao Văn Viên và Đồng Văn Khuyến để thuyết phục họ về sự cần thiết phải bảo toàn lượng dự trữ hàng tiếp liệu, đặc biệt là đạn dược, đề phòng viện trợ bị cắt giảm” [129; tr. 795]. Cũng trong thời gian này, những báo cáo về tình hình thực tế quân lực sử dụng trong quân đội Sài Gòn liên tiếp được báo về với thực trạng báo động “Trong vòng một tháng nữa lượng dự trữ đạn lựu pháo 105mm không còn dư dật để đối phó với một chiến dịch quy mô lớn và kéo dài của đối phương”. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, Quốc hội đã giành thắng lợi trong cơ chế thực hiện tài khóa năm 1974-1975 [129; tr. 795]. Mô tả cụ thể hơn về tình hình khó khăn của lực lượng quân đội Sài Gòn, đại tá Logro, tác giả cuốn Việt Nam - từ ngừng bắn đến đầu hàng, kể lại “Bằng những biện pháp kiểm soát cứng rắn cho đến hết mùa hè. Nhiều xe cộ của họ không chạy được, nhiều máy bay nằm bẹp vì thiếu phụ tùng thay thế và thiếu nhiên liệu, nhiều máy vô tuyến điện im tiếng vì thiếu pin; những tiền đồn xa xôi hẻo lánh chịu khổ sở vì thiếu sự yểm trợ thích đáng của pháo binh”. Trong một bức thư tướng Murê đã “tố khổ” về sự giảm sút phương tiện chiến tranh của quân Sài Gòn “phụ tùng thay thế cho xe cơ giới, xăng dầu, nòng súng M16… lựu đạn giảm 66%, phương tiện thông tin 43%, pin 25%, xe tăng 30%, cơ giới 51%, máy bay 20%... Riêng thuốc chữa bệnh thì: Số lượng thương bình vào viện điều trị từ 8.750 người mỗi tháng trong 3 tháng đầu năm 1974 đã tăng lên đến hơn 1 vạn người mỗi tháng vào mùa hè và sẽ còn tiếp tục tăng lên nữa…”. Những thông tin cho thấy tình trạng tồi tệ, không có lối thoát của lực lượng quân đội Sài Gòn nói riêng, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu nói chung, trước tình cảnh Nixon không còn tiếng nói cũng như tầm ảnh hưởng đối với chính trường Mỹ sau vụ Watergate, để có 78 thể tiếp tục có những hành động nhằm giúp đỡ chính quyền Thiệu bằng con đường viện trợ kinh tế. Những con số thống kê cụ thể cho thấy sự kiệt quệ về kinh tế, chính trị mà chính quyền Sài Gòn gặp phải khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam. Mỗi năm mất 400 triệu đô la tiền quân Mỹ chi tiêu ở Nam Việt Nam; số tiền viện trợ giảm từ 2,3 tỷ đô la năm 1973 xuống còn 1 tỷ đô la năm 1974; lạm phát gia tăng hàng năm lên tới 90%; tinh thần quân đội sa sút… Sau khi người ủng hộ chính quyền Thiệu không còn ngồi trên chiếc ghế cao nhất của nước Mỹ, Kissinger - biểu hiện còn lại tư tưởng của Nixon và mối liên hệ với chính quyền Sài Gòn vẫn cố gắng thuyết phục Quốc hội dưới thời tổng thống Ford, người kế nhiệm Nixon, một khoản viện trợ cần thiết cho quân lực Sài Gòn lên tới 1,5 tỷ đô la. Lý lẽ ông ta đưa ra “Mỹ có nghĩa vụ đạo đức với Nam Việt Nam và cảnh báo nếu không giữ nghĩa vụ đó thì sẽ phá hoại lợi ích của ta (Mỹ ) ở bên ngoài Đông Dương” [54; tr. 435]. Nhưng kết quả không mấy khả quan, như lời Thượng nghị sĩ Edward Kennedy nói “Đã đến lúc chấm dứt sự viện trợ vô tận của Mỹ cho một cuộc chiến tranh không có kết thúc”. Tháng 9-1974, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn một chương trình viện trợ 700 triệu đô la cho Sài Gòn, trong đó, một nửa dành cho chi phí vận chuyển. Việc cắt giảm về viện trợ năm 1974 đã tác động lớn đến chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Không có sự hỗ trợ về tài chính và trang bị từ Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng hòa không thể đánh theo cách mà Mỹ đã huấn luyện họ. Các cuộc oanh kích đã phải giảm đi 50% do thiếu nhiên liệu và phụ tùng. Những cuộc ném bom và bắn phá tiêu hao phải chọn những mục tiêu cụ thể rõ ràng. 79 Từ mùa thu năm 1974, cán cân quân sự đã nghiêng về phía có lợi cho quân Giải phóng. Lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị trói chân vào các vị trí phòng thủ tại chỗ và trên khắp các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam. Sự kiện Watergate và những sự thật về tổng thống Nixon bị phơi bày đã dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về cán cân lực lượng trong cuộc chiến tại Việt Nam. Nixon mất ghế tổng thống, những âm mưu còn dang dở của ông ta và những hứa hẹn đầy màu hồng cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã bị đảo lộn. Từ sự kiện này đã cho thấy một tâm lý mong muốn rút chân thật nhanh ra khỏi cuộc chiến tại Việt Nam của đa phần giới chức và nhân dân Mỹ, khi những nội dung ký kết trong Hiệp định Pa-ri họ đã đạt được. Bên cạnh đó, bộ mặt thật sự về năng lực của chính quyền Thiệu và lực lượng quân sự Sài Gòn đã bị lột rõ chân tướng về một sự yếu kém và mang tính phụ thuộc toàn diện. 3.3. Chiến dịch Phƣớc Long Từ sau Hiệp định Pa-ri đến giữa năm 1974, tình hình chiến trường miền Nam đã có những biến động sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân lực lượng giữa ta và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Từ ngày 30/9 - 8/10/1974, Hội nghị Bộ Chính trị đã họp để xem xét kết quả của tất cả các mặt công tác chuẩn bị chiến lược và độ chín muồi của thời cơ chiến lược. Bộ Chính trị đã đi đến những kết luận rất quan trọng có ý nghĩa mở đầu cho việc hạ quyết tâm chiến lược kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Bộ Chính trị đã phân tích cán cân sức mạnh giữa ta và địch. Trên thực tế, lực lượng của địch bị căng mỏng và suy yếu một cách nghiêm trọng, nhất là lực lượng quân đội chủ lực cơ động của chúng, ảnh hưởng trực tiếp từ sự “rút lui” của Mỹ, như nhận định của Bộ Chính trị: “Quân chủ lực của ta mạnh hơn hẳn quân chủ lực địch” [135; tr. 473]. Ta đã củng cố và mở rộng các bàn 80 đạp tiến công trên các hướng chiến lược trọng yếu, chuẩn bị tương đối tốt về mặt dự trữ vật chất, đường cơ động chiến lược, chiến dịch. Trung ương Cục đã nhận định trong hội nghị tổng kết tháng 6-1974: “Qua mùa khô này nhân tố mới sẽ xuất hiện rõ: ta đang thắng lợi và phát triển đi lên, địch đang suy sụp đi xuống. Ta không dừng lại, phải tiếp tục giành thắng lợi hơn. Mùa mưa này ta có rất nhiều thuận lợi hơn bất kỳ mùa mưa nào trước đây, hơn cả mùa khô vừa rồi. Bất chấp thời tiết khó khăn, phải đẩy mạnh hoạt động mọi mặt, tạo thế và lực mới, vật chất và tinh thần cho các quân khu, các tỉnh, các địa phương và cho chủ lực bước vào mùa khô 19741975 với khí thế mạnh, sung sức. Năm 1975, nhất là mùa khô 1975, ta có khả năng giành thắng lợi lớn, làm chuyển biến tình hình, tạo ra bước ngoặt, một bước ngoặt có tính chất quyết định” [16; tr. 9]. Thời cơ chiến lược trong điều kiện mới đã xuất hiện khi Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn cả trong nước và quốc tế, không những khó có khả năng trở lại xâm lược miền Nam Việt Nam mà khả năng viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng bị giảm sút. Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tham mưu đã khẩn trương nghiên cứu soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Kế hoạch tác chiến được Bộ Chính trị thảo luận, nhất trí đưa ra với các nội dung như sau: Bước 1: thực hiện trong năm 1975, tranh thủ thời cơ tập trung lực lượng và phương tiện tiến công lớn và rộng khắp để tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng thêm nhiều vùng đất đai. Bước 2: thực hiện trong năm 1976, thực hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trên cơ sở đó, Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền đã chỉ đạo triển khai đợt hoạt động mùa khô 1974-1975 ở Nam Bộ, thực hiện bước đầu tiên trong kế hoạch tác chiến năm 1975. Cũng trong kế hoạch này, chiến dịch tiến 81 công đường 14 - Phước Long ở Đông Nam Bộ được lựa chọn mở đầu cho chiến dịch mùa khô năm 1974-1975, trước khi bước vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Phước Long là một tỉnh có vị trí trọng yếu cách Sài Gòn 100km về phía Đông Bắc; phía Bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông giáp tỉnh Quảng Đức; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp tỉnh Bình Long. Đây là một địa bàn chiến lược quan trọng nối liền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, tiếp giáp tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn. Đồng thời, đây còn là nơi giao tiếp của 4 địa bàn chiến lược quan trọng: Nam Tây Nguyên, Đông Bắc Cam-pu-chia, miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Phước Long được chính quyền Sài Gòn bố trí phòng thủ chu đáo với trên 70 vị trí lớn nhỏ được tổ chức thành các cụm chiến đấu hoàn chỉnh mà nòng cốt là các chi khu - thị xã. Phước Long có địa hình rừng núi là chủ yếu, bị chia cắt bởi sông suối, đường giao thông không phát triển. Huyết mạch là đường số 14 bắt đầu từ Đồng Xoài, chạy trên địa phận Phước Long hơn 100km về hướng Đông và nối với vùng Nam Tây Nguyên. Đối với Phước Long đây là con đường quan trọng nhất. Với Quân đoàn 3 của quân đội Việt Nam Cộng hòa, đường 14 giữ vai trò hỗ trợ cho đường số 13 trên hướng phòng thủ Bắc và Đông Bắc Sài Gòn. Từ đường số 14 có hai con đường nối với Phước Bình và thị xã Phước Long: đường số 2 từ Đồng Xoài đi Phước Bình và đường 311 từ Liễu Đức đến Bà Rá - Phước Bình [8; tr. 34]. Địa bàn chiến dịch trải dài trên 100km dọc theo quốc lộ 14 và mở rộng theo trục đường 311 nối liền với thị xã Phước Long. Các khu vực phòng thủ chủ yếu của địch là chi khu quân sự Đồng Xoài, Bu Nam, Bù Đăng, chi khu Bù Đốp và hệ thống phòng thủ thị xã Phước Long với chi khu Phước Bình và điểm cao Bà Rá. Ngoài ra, địch còn bố trí xen kẽ các đồn bốt nhỏ lẻ giữa các khu vực phòng thủ nhằm bảo vệ vòng ngoài, ngăn chặn từ xa. 82 Để bảo đảm khả năng phòng thủ các chi khu quân sự và thị xã Phước Long, quân Việt Nam Cộng hòa đã bố trí lực lượng 4 tiểu đoàn bảo an, 60 trung đội dân vệ, 4 đại đội thám sát, 2 đại đội biệt kích, 2 đại đội cảnh sát, 10 trung đội pháo và hơn 3.000 phòng vệ dân sự. Nhưng nhìn chung, thế bố trí phòng ngự của đích thiếu chặt chẽ do lực lượng ít và bị căng kéo, phân tán. Nhìn toàn cục chiến trường Đông Nam Bộ, có thể nhận thấy tại Phước Long quân địch bố trí lực lượng phỏng thủ tương đối mỏng và có nhiều sơ hở. Đây được đánh giá là khâu yếu nhất trong hệ thống phòng thủ của Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa [8; tr. 35]. Căn cứ vào hình thái bố trí lực lượng, những hoạt động của chủ lực ta và những tin tức hoạt động tình báo, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho rằng mùa khô 1974-1975 ta sẽ đẩy mạnh hoạt động trên toàn chiến trường, tuy nhiên hướng chính vẫn là đồng bằng sông Cửu Long. Ở miền Đông Nam Bộ địch phán đoán trọng điểm tấn công của ta là tỉnh Tây Ninh, nhằm mở rộng vùng giải phóng và lấy Tây Ninh làm thủ đô của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng theo dõi sát sao mọi hoạt động của Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9. Các hoạt động đầu mùa khô của ta như các trận tiến công căn cứ núi Bà Đen, Suối Đá (Tây Ninh), bức rút một số đồn bốt ở Long An, Kiến Tường, Trà Vinh… càng củng cố thêm những nhận định trên của địch. Xuất phát từ những đặc điểm tình hình trên, Quân đoàn 4 nhận nhiệm vụ của Bộ chỉ huy Miền mở chiến dịch tiến công đường 14 - Phước Long. Trong đội hình của mình, địa bàn đứng chân của hai Sư đoàn 7 và 9 của Quân đoàn ở hai khu vực cách xa nhau. Sư đoàn 9 đóng ở đường 7 ngang, Sư đoàn 7 đóng ở đường 16 - Tân Uyên. Để giữ bí mật chiến dịch, tạo thế căng kéo, nghi binh địch tạo điều kiện cho công tác chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chủ trương duy trì và tăng cường hoạt động của Sư đoàn 9 và một bộ phận 83 của Sư đoàn 7 ở hai khu vực trên, thu hút sự chú ý của Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa, kìm chân các Sư đoàn chủ lực của chúng, ý định của ta cho sử dụng một số trung đoàn bộ binh và binh chủng vào chiến dịch. Ngày 18-11-1974, Bộ Tư lệnh Miền báo cáo lại quyết tâm, kế hoạch tác chiến ra Bộ Tổng tham mưu. Ngày 19-11-1974, Bộ Tư lệnh Miền đã ra mệnh lệnh cho Quân đoàn 4. Khi nhận được lệnh, đồng chí Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 điện trực tiếp cho Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 Lê Nam Phong “Đánh Đồng Xoài không phải là trận mở màn nữa. Bước đầu chiến dịch Sư đoàn chỉ có một trung đoàn đi phối thuộc với Sư đoàn 3 đánh tiêu diệt chi khu Đức Phong và các đồn bốt trên đường 14 từ Đức Phong đến Bù Na. Lực lượng còn lại sẵn sàng đánh viện và tiêu diệt chi khu Đồng Xoài khi có lệnh” [44; tr. 236]. Trong những ngày này, đoàn cán bộ lãnh đạo chiến trường B.2 do đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục và đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền dẫn đầu ra báo cáo Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương về tình hình cụ thể của chiến trường và dự kiến những chủ trương kế hoạch sắp tới. Các đồng chí cho rằng: Những căn cứ của Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền là chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, riêng ở B.2 chủ lực Việt Nam Cộng hòa bị căng kéo, kìm giữ. Ta đánh Đồng Xoài, Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa không thể đưa lực lượng lớn lên phản kích vì đang bị Sư đoàn 9 và 7 kìm chân. Trong kế hoạch chiến dịch về sử dụng lực lượng, ta chỉ sử dụng 1 Trung đoàn (141) của Sư đoàn 7, Sư đoàn 3 và một số đơn vị binh chủng. Do vậy vẫn đảm bảo chắc thắng, ta đã có đủ khả năng đánh quân địch phản kích và còn lực lượng dự trữ cho các bước sau [8; tr. 40]. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị tích cực và chu đáo, ngày 13-12-1974, chiến dịch được bắt đầu bằng trận tiến công tiêu diệt địch trên tuyến đường 14 đoạn Bù Na đi Bù Đăng. Trận đánh diễn ra ác liệt, ta và địch giành giật với 84 nhau từng vị trí, từng lô cốt. Quân địch lợi dụng công sự chống trả quyết liệt, nhưng với tinh thần chiến đấu bền bỉ, anh dũng, sau 5 ngày ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt một nửa tiểu đoàn cơ động của địch ở khu vực này. Chiếm hai chi khu, một yếu khu, 50 đồn bốt và một phân chi khu. Kết thúc giai đoạn một của chiến dịch ta đã giải phóng phần lớn đường 14, quân địch ở Đồng Xoài bị cô lập. Ngày 23-12-1974, ta mở tiếp đợt hai đánh vào Đồng Xoài - Bù Đốp để bao vây cô lập hoàn toàn Phước Long. Đồng Xoài là vị trí quan trọng cuối cùng của địch trên đường 14, còn Bù Đốp là vị trí then chốt trên quốc lộ 311 nối với vòng cung lộ 309. Với việc lấy Đồng Xoài là hướng tấn công chủ yếu, sau 4 ngày tiến công ta đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn khu vực này, giải phóng toàn bộ đường 14 và quốc lộ 311 đến chân núi Bà Rá, cô lập hoàn toàn thị xã Phước Long. Sau khi ta tiêu diệt các chi khu quân sự Đồng Xoài, Bù Đăng, Bù Đốp và chiếm hoàn toàn quốc lộ 14, quân địch ở Phước Long bị cắt khỏi Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa. Phạm vi chiếm đóng của chúng thu hẹp trong một khu vực hình tam giác với ba điểm là thị xã Phước Long, chi khu Phước Bình và điểm cao Bà Rá. Trong bản thuyết trình quân sự, tiểu khu trưởng Nguyễn Thống Thành trình bày: “Thế phòng thủ thị xã Phước Long là thế chân vận. Muốn giữ được thị xã phải giữ được Phước Bình, Bà Rá. Muốn giữ được Phước Bình, Bà Rá phải giữ được chu vi Thác Mơ, Phước Lộc và tuyến vòng cung lộ 309, 310. Mất Bà Rá, Phước Bình thì thị xã Phước Long không giữ nổi. Mất Phước Bình mà còn Bà Rá thì vẫn còn giữ được thị xã. Nguyên tắc tổ chức phòng thủ thị xã là phòng thủ chu vi, có tuyến trong tuyến ngoài, có khu tử thủ và khu phòng thủ cơ bản, có nhiều vị trí cố định phòng thủ…” [8; 57]. Bên cạnh đó, chúng vẫn tự an ủi “tình hình chưa có gì nghiêm trọng”. 85 Bởi theo nhận định của chúng, quân Giải phóng còn phải có thêm thời gian để củng cố và điều động lực lượng, chưa thể tiến công ngay được. Về phía ta, ngày 27-12-1974, một ngày sau chiến thắng Đồng Xoài, Bộ tư lệnh Miền điện cho Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 “Bộ thông báo có khả năng địch điều động một đến hai Lữ đoàn dù về Quân đoàn 3. Anh Văn Tiến Dũng chỉ thị ta phải tranh thủ thời cơ địch đang hoang mang và lực lượng tổng dự bị chưa về tới, phát triển nhanh chóng vây ép A.1 (thị xã Phước Long), đồng thời có kế hoạch tiêu diệt quân viện lên B.1 (Đồng Xoài) và A.1” [13; tr. 111]. Sau khi phân tích những điểm mạnh, điểm yếu giữa ta và địch, ngày 3112-1972, ta tiến hành tấn công giải phóng thị xã Phước Long bằng loạt pháo vào chi khu quân sự Phước Bình. Trận chiến diễn ra ác liệt. Cũng trong ngày 31-12-1974, tiểu đoàn 208 bộ đội địa phương tỉnh Bình Phước tiến công tiêu diệt đồn Phước Lộc. Để tăng cường hỏa lực phối hợp lực lượng bẻ gãy chân vạc thứ hai của địch, Bộ tư lệnh Sư đoàn 9 đã sử dụng pháo cao xạ 37 ly bắn thẳng lên chốt điểm cao Bà Rá. Ngày 1-1-1974, Bà Rá thất thủ. Ngày 2-1-1974, ta tổng lực tấn công giải phóng thị xã Phước Long. Bộ đội ta chiến đấu dũng cảm, giành giật với địch từng căn nhà, góc phố. Ngày 61-1974, đúng giờ hiệp đồng, bộ đội ta đã đồng loạt nổ súng tiến công trên tất cả các hướng. Quân địch bị đẩy về co cụm tại trung tâm. Quân địch dưới sự hỗ trợ của không quân, chống cự quyết liệt. 9h30’ cùng ngày, Đại đội 7 Trung đoàn 141 gặp Đại đội 7 Trung đoàn 2 đã cùng hợp thành một mũi nhọn lợi hại đánh chiếm dinh tỉnh trưởng. 18h cùng ngày, sở chỉ huy trung tâm hành quân, vị trí cố thủ cuối cùng của địch đã bị tiêu diệt. Như vậy, sau 25 ngày đêm chiến đấu liên tục, bộ đội chủ lực thuộc Quân đoàn 4 cùng nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương đã giành thắng 86 lợi to lớn trong chiến dịch đường 14 - Phước Long. Bộ đội ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng địch, góp phần quyết định giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long - cửa ngõ của 44 tỉnh Nam Việt Nam. Phước Long là chiến dịch lớn đầu tiên của quân Giải phóng tiến hành sau khi ký Hiệp định Pa-ri và là bước khởi đầu cho kế hoạch chiến lược nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hơn nữa, Phước Long cũng là tỉnh đầu tiên ở Nam Bộ với 5 vạn dân được giải phóng. Trước những diễn biến mới đó, chính quyền Thiệu và bản thân ông ta cũng như “hậu phương” Mỹ đang nghĩ gì? Theo sự ký kết giữa các bên trong Hiệp định Pa-ri (về mặt pháp lý) cũng như những tư liệu còn lại dưới thời tổng thống Nixon và cố vấn (sau là ngoại trưởng Mỹ ) Kissinger, ngay sau khi kế nhiệm Nixon, Gerald Ford đã nắm bắt ngay những hồ sơ liên quan đến chiến tranh tại Việt Nam. Như các đời tổng thống trước của Hoa Kỳ, Ford tiếp tục thực hiện “chính sách không thay đổi của Mỹ đối với chế độ Sài Gòn” thông qua con đường viện trợ. Ở một khía cạnh khác, cả Ford và Thiệu đều còn khá “xa lạ” với nhau. Ford cần biết nhiều hơn về chính quyền Sài Gòn và bản thân tổng thống Thiệu về sự tin tưởng đối với chính quyền Hoa Kỳ. Cũng như Nguyễn Văn Thiệu cần thăm dò thái độ của vị tổng thống mới của Hoa Kỳ về sự ủng hộ đối với cuộc chiến của ông ta tại Việt Nam: “Vấn đề quan tâm của Ford là lòng tin của Thiệu đối với người Mỹ như thế nào, nhất là từ Hiệp định Pa-ri được ký kết đến nay. Mùa khô đã đến, thời gian thúc bách, cần có nhận định đúng đắn để có đối sách thỏa đáng, khi Nhà Trắng dồn dập nhận được những tin tức nói về cuộc tiến công lớn sắp diễn ra của đối phương”. Về phía Thiệu “Người ta nói với Ford rằng lòng tin của đồng minh Nguyễn Văn Thiệu như một chiếc hàn thử biểu, khi lên khi xuống thất thường. Người Mỹ muốn gì? Họ nghĩ như 87 thế nào? Họ sắp dở trò gì đây?... Đó là những câu hỏi luôn được Thiệu đặt ra với những phụ tá thân cận [129; tr. 825]. Trên thực tế, sau những diễn biến phức tạp làm chấn động thế giới tại chính trường Mỹ, dẫn đến sự mất chức của Nixon, những mâu thuẫn nổ ra và giữa các Đảng phái liên quan đến cuộc chiến tại Việt Nam, Gerald Ford sẽ không có những hành động cũng như sẽ bị hạn chế những hành động về quân sự và viện trợ đối với chính quyền Sài Gòn. Những diễn biến tiếp theo cuối năm 1974 - đầu năm 1975 đã chứng minh cho sự thật đó. Thiệu tiếp tục “cố gắng” tin tưởng về một sự ủng hộ đến từ phía Mỹ đối với chính quyền của Sài Gòn. Tuy nhiên, Thiệu cũng mơ hồ về sự ủng hộ của tổng thống Ford cho chiếc ghế đang ngồi của ông ta: “Thiệu tin rằng người Mỹ tiếp tục ủng hộ Nam Việt Nam nhưng không hoàn toàn tin rằng Mỹ ủng hộ bản thân ông ta. Thiệu lo bị đảo chính, thậm chí bị giết, như Diệm trước đây…”. Ông ta từng nhấn mạnh, về mặt chính trị “chúng ta không thể dựa vào bất cứ ai, trừ chính bản thân chúng ta để cứu vãn một sự sụp đổ chính trị; điều đó được xem là vấn đề hoàn toàn nội bộ” [129; tr. 826-827]. Bên cạnh những suy nghĩ cá nhân đang bủa vây bởi những diễn biến mới về chính trị, chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục thực hiện việc chống lại Hiệp định Pa-ri: không thương lượng, không liên hiệp, không công nhận sự tồn tại của bất kỳ lực lượng đối lập nào, không chịu nhượng bộ… Tất cả những hành động đó một phần xuất phát từ mưu đồ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, phần khác do sự giật dây từ phía Mỹ, được sự ủng hộ tuyệt đối của tổng thống Nixon, với nguồn tài chính được viện trợ toàn diện từ phía Mỹ. Các tướng lĩnh của chính quyền Sài Gòn tin tưởng rằng, tổng thống Ford sẽ tiếp tục chương trình mà Nixon, đại diện cho Hoa Kỳ, đã thỏa thuận với chính quyền của họ: “Trước mặt Bộ Trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã nói với một số sĩ quan cao cấp Bộ Tổng tham 88 mưu rằng: trong trường hợp có cuộc tiến công lớn của Bắc Việt, chúng ta sẽ không làm gì cả. Đã có người Mỹ. Họ sẽ quyết định điều mà chúng ta phải làm”. Hay “Người Mỹ có đủ lý do để can thiệp trong trường hợp cộng sản vi phạm trắng trợn hiệp định đình chiến bằng một cuộc tiến công lớn” [129; tr. 827]. Những nhận định, suy nghĩ cũng như sự hồ nghi từ các bên được lý giải trong diễn biến của chiến dịch giải phóng Phước Long. Trước những diễn biến mới của cuộc chiến, phía chính quyền Sài Gòn và Mỹ đều đoán trước về một chiến dịch tiến công quy mô của quân Giải phóng sắp xảy ra. Tuy nhiên, khi mà người Mỹ và chính quyền Thiệu còn đang bàn tán về hướng tấn công của quân Giải phóng, mục tiêu họ hướng đến là Tây Ninh thì những cứ điểm của Phước Long dần bị thất thủ: “Còn về mục tiêu mở màn mùa khô thì sao? Giữa lúc Đại sứ quán Mỹ và Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn chờ đợi một cuộc tiến công vào Tây Ninh thì đối phương nổ súng tiến công Phước Long, cách Sài Gòn chừng 120km về phía Bắc” [129; tr. 828]. Đứng trước sự thất bại của cứ điểm Phước Long, lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa thể hiện một bộ mặt bạc nhược của một “công tử nhà giàu” quen với sự bao bọc, đầu tư từ phía Mỹ : “Đó là một đội quân được xây dựng theo kiểu con nhà giàu, nhờ vào viện trợ Mỹ, một quân đội công tử, tiêu xài xả láng, hỏng là vứt bỏ thay bằng cái mới, không biết sửa chữa để dùng lại… Khi nguồn tiếp liệu của Mỹ bị hạn chế thì chàng công tử bột quân đội Việt Nam Cộng hòa “lên cơn động kinh” [129; tr. 827]. Khi những chi khu đầu tiên của Phước Long thất thủ, chính quyền Sài Gòn, đại diện là Thiệu chỉ biết “chạy vạy” cầu viện từ phía Mỹ. Tuy nhiên, kết quả không như ông ta mong muốn. Cả Lầu Năm Góc lẫn Nhà Trắng đều im hơi lặng tiếng, trước lời đe dọa đầy cầu khẩn của Thiệu “Chính phủ đang cho soạn thảo bản tuyên bố 89 nói sẽ bỏ toàn bộ tỉnh Phước Long cho Cộng sản và điều đó sẽ làm bẽ mặt chính quyền Washington biết chừng nào!”. Ngày 3-1-1974 (3 ngày trước khi Phước Long thất thủ), Hội nghị An ninh quốc gia Sài Gòn họp phiên đặc biệt. Trong đó nhấn mạnh đến việc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải tiếp tục gõ cửa Đại sứ quán Hoa Kỳ, kêu gọi Mỹ phái đội quân cứu hỏa đến ngay. Trên kỳ thực, qua sự đưa tin của báo chí, chính quyền Mỹ cũng đã có những động thái về mặt quân sự khi biết được những hoạt động của quân Giải phóng. Một lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ, gồm tàu sân bay nguyên tử Intopraido, tàu tuần dương Longbit, hai tàu khu trục và một số tàu chở dầu đã rời cảng Xubich (Philippin) để đi về phía biển Nam Hải. Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ trên đất Nhật Bản đã được báo động chuẩn bị chuyển quân…Nhưng rồi, những hành động đó chỉ dừng lại ở mức tín hiệu. Thực tế Mỹ đã bỏ Phước Long, bỏ ngoài tai lời thỉnh cầu của Thiệu cũng như viên đại sứ Martin. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định đầy sự an ủi với Thiệu “Đây chưa phải là cuộc tiến công ồ ạt của Bắc Việt”. Chính Thiệu cũng đã thú nhận: “Đã gây sức ép với Washington sau cuộc chiến Phước Long tháng 1-1975 bằng cách trương thư viết tay của Nixon bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ trả đũa đối với một cuộc xâm lăng công khai như thế. Song, Nixon đã từ chức trước đó sáu tháng và việc Tổng thống Gerald Ford phản ứng lại bằng cách tiếp tục các chuyến bay do thám trên không khác gì dùng bồ câu thay thế cho B52” [93; tr. 589]. Ngay sau sự thất thủ của Phước Long, tổng thống Ford đã lên tiếng khẳng định không có ý định vi phạm những điều cấm sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đây như một gáo nước dội vào sự “kêu gào” không mệt mỏi của tổng thống Thiệu: “Không có hành động nào khác ngoài việc bổ sung viện trợ cho Sài Gòn, sẽ không can thiệp vào Việt Nam mà không thông qua thủ tục hiến pháp và lập pháp” [16; tr. 11]. 90 Một loạt những phân tích về mặt quân sự và chính trị được chính quyền Sài Gòn đưa ra. Cứu hay không cứu Phước Long? Niềm tin vào chế độ chính trị của người dân và quân lính như thế nào?... Kỳ thực, chính quyền Sài Gòn đã chấp nhận mất tỉnh Phước Long và không có ý định tiến hành một cuộc phản công giành lại từ quân Giải phóng, cũng như sự suy sụp nhanh chóng tâm lý của tướng lĩnh Sài Gòn. Thiệu nói “ít nhất phải có hai trung đoàn bộ binh triển khai vào cuộc hành quân và phải có lính dù xuống tăng viện. Căn cứ vào lực lượng địch (quân Giải phóng) trong khu vực, chúng ta thấy địch có thể phản ứng mạnh và gây cho quân đội nhiều thương vong. Một khi đã chiếm lại được tỉnh này thì lại phải đưa thêm quân đến bảo vệ. Như vậy, chẳng những một số đơn vị bị giam chân ở đấy mà còn gây khó khăn nghiêm trọng về tiếp tế. Tốt nhất là dành lực lượng để phòng thủ các khu vực khác có nhiều giá trị chiến lược hơn…” [129; tr. 831]. Cùng với sự thất bại của Phước Long, người dân đã mất niềm tin vào chế độ của Thiệu. Các cuộc biểu tình của các nhóm tôn giáo, chính trị, luật sư, sinh viên diễn ra thường xuyên. Sự căm phẫn của người dân ngày càng tăng. Như lời của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng hòa - Trần Văn Đôn chế độ đang “đứng trước nguy cơ suy sụp”. Một lần nữa trong thời khắc khó khăn, chính quyền Sài Gòn, bao gồm tổng thống Thiệu và tướng lĩnh của ông ta nghĩ tới Mỹ như một niềm hy vọng cuối cùng nhưng đầy sự nghi hoặc, bi quan. Tuy nhiên, Thiệu vẫn giữ một niềm tin cuối cùng đó, với sự trợ giúp của viên đại sứ Martin, ông ta tiếp tục kêu gọi các nguồn viện trợ từ Chính phủ Mỹ. Trong cuộc họp của Nhóm hành động đặc biệt (WSAG) về cuộc chiến tại Việt Nam, Martin đã dày công đưa ra hai chủ đề lớn lên Bộ Ngoại giao và Quốc hội Mỹ : Tăng cường viện trợ để Sài Gòn thực thi chương trình độc lập kinh tế ba năm; cử phái đoàn Quốc hội sang nắm tình hình tại chỗ để hoạch định biện pháp cụ thể giữ lời cam kết với Thiệu. Tuy nhiên, các thành 91 viên trong Quốc hội và Bộ Ngoại giao không mấy mặn mà khi nghe những đề xuất của viên đại sứ. Trên thực tế, Quốc hội Mỹ có cử một phái đoàn đến Sài Gòn để đánh giá tình hình của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào tháng 21974. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc tiếp xúc đa bên với nhiều cá nhân cao cấp, đoàn Quốc hội Mỹ đến rồi đi trong sự tiếc nuối của chính quyền Thiệu. Thậm chí, sau cuộc thị sát đó, viên đại sứ, người bạn thân của chính quyền Sài Gòn bị triệu hồi về nước… Trước, trong và kết quả của chiến dịch Phước Long đã vẽ lên một khung cảnh quân sự, chính trị rõ ràng về cán cân lực lượng giữa ta và chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng như sự “quan tâm” từ phía Mỹ với cuộc chiến tại Việt Nam: quân đội Việt Nam Cộng hòa suy yếu nghiêm trọng, thể hiện một bộ mặt bạc nhược trước sự rút lui trực tiếp về mặt quân sự của Mỹ trong khi lực lượng của ta đã được củng cố vững chắc; Chính quyền Mỹ đã không còn mặn mà với những diễn biến chính trị, quân sự tại Việt Nam, nhưng sự viện trợ kinh tế chỉ được thực thi theo bản cam kết của Hiệp định Pa-ri và ngày một giảm sút. Đây là một đòn đánh mang tính “trinh sát chiến lược” về khả năng phản ứng của chính quyền Washington đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam.Mỹ “không dễ can thiệp trở lại miền Nam bằng bất cứ hình thức nào để cứu nguy” [32; tr. 286]. Chính quyền Sài Gòn bất lực, Thiệu đành kêu gọi dành “ba ngày cầu nguyện cho Phước Long”. Đúng như Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận định “thực tế này (kết quả của chiến dịch Phước Long) nói rõ hết khả năng của ta, sự phản ứng thế nào của Ngụy và nhất là của Mỹ ” “Chiến thắng này đã mở ra tiền đề cho cách mạng miền Nam thần tốc tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Vì vậy chiến thắng Phước Long không thể đánh giá như một chiến thắng chiến thuật hay chiến dịch mà là một chiến thắng ở tầm chiến lược. Thắng lợi của chiến dịch này có tầm chiến lược quan trọng, cùng một lúc đạt được cả hai mục tiêu: tiêu 92 diệt sinh lực lớn của địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, một địa bàn đặc biệt nhạy cảm trong hệ thống phòng thủ phía bắc Sài Gòn và để thăm dò khả năng phản kích chủ lực Sài Gòn cũng như để đánh giá khả năng can thiệp trở lại của Mỹ khi ta đánh lớn. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa quan trọng,là cơ sở thực tiễn, góp phần để Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam một cách kịp thời và chính xác, “đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước từ thắng lợi quyết định lên thắng lợi hoàn toàn” [8; tr. 71]. Trong khi quân dân cả nước đang khẩn trương đưa công cuộc cách mạng đến đích thắng lợi thì có một số nhân tố khách quan mới xuất hiện. Trong quá trình rút khỏi Đông Dương, chính phủ bảo hộ Pháp trao trả chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Sài Gòn từ tháng 10 năm 1950. Quân đội của chính quyền Sài Gòn cho quân đóng giữ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực thi quản lý nhà nước đối với hai quần đảo này. Năm 1973, sau khi ký Hiệp định Pa-ri, Hoa Kỳ rút quân và thiết bị của mình ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy, Hoa Kỳ đã coi việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa. Thời gian này đã là giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đứng trước nguy cơ thảm bại rõ ràng. Do nhu cầu của chiến cuộc, việc phòng thủ Hoàng Sa bị suy yếu. Việt Nam Cộng hoà phải rút tiểu đoàn thủy quân lục chiến tại Hoàng Sa đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ thoả thuận ngầm với Trung Quốc rằng họ sẽ đứng ngoài cuộc chiến nếu xảy ra đã đẩy Việt Nam Cộng hoà vào thế hoàn toàn đơn độc. Tình hình đó tạo ra nguy cơ cực lớn cho công cuộc bảo vệ quần đảo 93 Hoàng Sa; đồng thời cũng tạo thời cơ hết sức thuận lợi cho Trung Quốc hoàn thành việc xâm chiếm toàn bộ quần đảo này. Ngày 11-1-1974, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của mình. Ngay sau đó, hải quân Trung Quốc đưa nhiều chiến hạm và tàu đánh cá có vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Ngày 121-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc; đồng thời, Bộ tư lệnh Hải quân của Việt Nam Cộng hòa đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Ngày 20-1-1974, quân Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mặt khác, xuất phát từ mưu đồ bên ngoài, sau khi Việt Nam chủ động ký Hiệp định Pa-ri, lực lượng Khmer đỏ đã tìm cách chống phá cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Từ giữa năm 1974, khi lực lượng giải phóng miền Nam tiến công quân Sài Gòn ở sát vị trí biên giới Cam-puchia, quân Khmer đỏ đã nhiều lần tập kích vào hậu cứ, trạm y tế, cướp phá cơ sở hậu cần. Vì thế, nhiều đơn vị bộ đội buộc phải để lại số lượng không nhỏ kể cả xe tăng để ngăn chặn tập hậu của quân Polpot. Đồng thời, ở vùng đô thị Sài Gòn, chợ Lớn, một số người được gọi là ngoại kiều đã và đang tính toán thành lập một số chi bộ đảng do bên ngoài giật dây. Rõ ràng “tất cả các sự kiện tưởng chừng là riêng lẻ kể trên đều nằm trong một kế hoạch nhất quán là tìm cách khống chế, hạn chế sự nghiệp đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam đang ở thời khắc quyết định cuối cùng. Bởi sự thắng lợi của nhân dân Việt Nam, trong chừng mực nào đó ngăn cản ý đồ nước lớn của họ trong chiến lược bành trướng” [82; tr. 7]. 94 Những sự kiện trên đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân là cần phải dứt điểm giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt để tránh những ý đồ đen tối có thể triển khai mưu lược chủ nghĩa dân tộc bành trướng của mình. 95 TIỂU KẾT CHƢƠNG III Trước những diễn biến mới về cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của ta, Hiệp định Pa-ri được ký kết với sự rút lui lực lượng quân sự của Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam. Cả ta và chính quyền Sài Gòn đều đặt ra những nghi vấn về sự quan tâm của chính quyền Mỹ như thế nào đối với cuộc chiến tại Việt Nam? Cũng như về sức mạnh thật của quân đội Sài Gòn? Những phép thử đã được đưa ra, một mặt do sự chủ động của ta, mặt khác đến từ những diến biến chính trị từ bên ngoài, từ sự kiện Tống Lê Chân; sự mất chức của Nixon sau sự kiện Watergate, rồi sự suy giảm sức mạnh của quân lực Sài Gòn; đến chiến thắng Phước Long đã cho Đảng ta thấy rõ được bối cảnh của cuộc chiến. Trên thực tế, thế và lực của cách mạng miền Nam đang phát triển mạnh mẽ. Thời cơ chiến lược đến sớm hơn so với dự kiến. Những kế hoạch, sự chỉ đạo kịp thời đã được Đảng đưa ra nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế. 96 KẾT LUẬN 1. Sự bình tĩnh, tỉnh táo trong nhận định tình hình và chuẩn bị chu đáo về mọi mặt chính là điểm mấu chốt cốt lõi để Đảng ta thường xuyên chủ động về mặt chiến lược. Từ thực tiễn bối cảnh đất nước sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, sự chỉ đạo của các cấp mắc một số thiếu sót nhưng trên thực tế, sự thiếu sót ấy không kéo dài và chưa ảnh hưởng đến cục diện chiến lược. Đảng ta đã phát hiện kịp thời, nhanh chóng khắc phục và khẳng định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực cách mạng để chống bạo lực phản cách mạng của địch. Nhờ chủ động về mặt chiến lược đã giúp cho công tác chuẩn bị mọi mặt, cả về thế và lực được tiến hành khẩn trương, chu đáo. Đặc biệt là chuẩn bị lực lượng vũ trang cách mạng, đưa các quân đoàn chủ lực trở thành những “quả đấm thép” là hành động thể hiện rõ sự chủ động trong chiến lược quân sự giải phóng miền Nam của Trung ương Đảng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1973-1975, ta đã xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông vận tải chiến lược Hồ Chí Minh gồm nhiều trục dọc, trục ngang và các đường vòng tránh, hình thành nhiều hệ thống đường cho các loại xe cơ giới, phối hợp với các chiến trường xây dựng mạng lưới đường chiến dịch liên hoàn và mạng lưới đường chiến lược. Cùng với các căn cứ hậu cần chiến dịch đã tạo thành thế ổn định, vững chắc, có dự trữ lớn và triển khai phù hợp với thế trận tiến công. Có được sự chuẩn bị chu đáo, khoa học, nhanh chóng và kịp thời trong giai đoạn 1973-1975 bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nổi bật lên là sự lãnh đạo của Đảng - người đại biểu trung thành cho những lợi ích sống còn của cả dân tộc Việt Nam, một Đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Có được kết quả đó là nhờ sự chiến đấu 97 đầy gian khổ hi sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào cả nước. Kết quả đó còn bắt nguồn từ sức mạnh và tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến” của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương tại chỗ miền Nam, từ tinh thần đoàn kết chiến đấu keo sơn của quân và dân ba nước Đông Dương. 2. Sự kiện ký kết Hiệp định Pa-ri năm 1973 đã tạo tiền đề và là động lực để góp phần đưa đến thắng lợi vẻ vang trong mùa xuân 1975 của quân và dân ta. Nội dung của Hiệp định đã làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam Việt Nam có lợi cho cách mạng, củng cố lực lượng của cách mạng, làm cho chính quyền thân Mỹ ở miền Nam mất chỗ dựa, suy yếu về chính trị vì trên thực tế, Mỹ không còn công nhận chính quyền Sài Gòn là chính quyền duy nhất đại diện cho Nam Việt Nam. Qua 2 năm thăm dò thái độ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bài toán về thời cơ giải phóng miền Nam đã được trải nghiệm. Trung ương Đảng đã có kết luận khoa học là Hoa Kỳ ít có khả năng can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam và chính quyền Sài Gòn khó có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh. Đảng ta đã khẳng định: “Mỹ không có khả năng quay trở lại vì Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam, nay vừa rút ra được, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới không muốn có Việt Nam thứ hai. Mỹ rút ra khỏi Việt Nam để bảo vệ lợi ích chiến lược Mỹ trên thế giới. Dù Mỹ có can thiệp trở lại trong chừng mực nào đó thì cũng không xoay chuyển được tình thế; ta vẫn thắng”. Thắng lợi trong quá trình thăm dò khả năng của đối phương đã giúp các lực lượng của ta trên chiến trường toàn tâm, toàn ý dốc sức vào các chiến dịch lớn, có tính chất quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. 3. Cùng với các điều kiện khách quan nói trên, quá trình chuẩn bị chu đáo và thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đến cuối năm 98 1974, cách mạng miền Nam có đủ điều kiện và cần tiến lên giải phóng càng sớm càng tốt.Một thời cơ mới, một vận hội mới đang đến với dân tộc. Chiến thắng Phước Long (1-1975) khẳng định quân chủ lực Sài Gòn không thể đương đầu với quân chủ lực ta, không có khả năng phản kích giành lại một vị trí chiến lược quan trọng ở cửa ngõ Sài Gòn. Khả năng can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam là không còn. Trong lúc địch ngày càng suy yếu, các thế lực phản động trong khu vực muốn nhảy vào miền Nam Việt Nam nhưng chưa sẵn sàng. Chiến thắng Phước Long và tình hình chiến sự sau Phước Long giúp Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch hai năm (1975-1976) hoàn thành giải phóng miền Nam, được đề ra từ Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30-9 đến 7-10-1974). Cụ thể là năm 1975 tranh thủ thời cơ, bất ngờ tiến công trên quy mô lớn, rộng khắp, tạo điều kiện đến năm 1976 tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bộ Chính trị đề ra kế hoạch hai năm, nhưng lại nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ thực hiện “Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa”, phải đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. 4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra gần hai tháng mùa Xuân 1975 với ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn. Ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định đánh đòn chiến lược cuối cùng để giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu lúc 17 giờ ngày 26-4-1975 và toàn thắng lúc 11 giờ 30 99 phút ngày 30-4-1975. “Cả nước hoàn toàn giải phóng sớm hơn dự định ban đầu một năm rưỡi, chấm dứt một cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ XX, tiêu điểm của những mâu thuẫn và xung đột mang tính thời đại. Cột mốc số 0 từ Hữu Nghị, Lạng Sơn chạy thẳng 2.354km tới cột mốc mũi Cà Mau không còn trở lực nào ngăn cách” [93; tr. 546]. Thắng lợi trọn vẹn, to lớn và nhanh chóng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã chứng minh và thể hiện rõ nhất bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Đó là kết quả của quá trình “tạo thế”, “tranh thời” và “chuyển lực” từ sự chuẩn bị trực tiếp, khoa học và chu đáo trong những năm 1973-1974. Vì thế, mùa xuân 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng toàn thắng. Chiến thắng mùa xuân năm 1975 là sự hội tụ là sự hội tụ chín muồi chiến lược quân sự cách mạng của Đảng, sự lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Đó là đại thắng của chiến tranh nhân dân chính nghĩa, đại thắng của khối đại đoàn kết toàn dân, toàn quân, đại thắng của sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh cách mạng đầy gian khổ, hi sinh song vô cùng oanh liệt của dân tộc ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Quốc Anh (1985), Xẻ dọc Trường Sơn, Nxb. Giao thông Vận tải, Hà Nội. 2. Việt Anh (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh - Cuộc hội quân lớn nhất trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam,Tạp chí Tia sáng, số 4, tr. 4-5 3. Alicia Shepard (2007), Woodward and Bernstein: Life in the shadow of Watergate, N.J.Wiley, Hoboken. 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam, tập 1. 5. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975): Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Võ Bẩm, Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Việt Phương (2005), Đường về thành phố mang tên Bác, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 8. Trần Bích (1997), Chiến dịch tiến công đường 14 - Phước Long (13-12-1974 đến 6-1-1975), Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Khóa luận Cử nhân Lịch sử. 9. Borries Gallasch (Cb) (2012), Thành phố Hồ Chí Minh giờ khắc số 0 - Những phóng sự về sự kết thúc chiến tranh 30 năm, Nxb. Thời đại, Hồ Chí Minh. 101 10. Bộ đội đường ống Trường Sơn, Lịch sử và nhân chứng (2009), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 11. Bộ Giao thông vận tải (2002), Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. 12. Bộ Nội vụ - Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước - Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2010), Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Bộ Ngoại giao (2014), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Bộ Ngoại giao, Ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao (2009), Cuộc đàm phán lịch sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Đại thắng mùa xuân 1975, Nguyên nhân và bài học, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 16. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 (1989), Binh đoàn Cửu Long, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 17. Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II (2012), Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II (2012), Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Cục Chính trị - Tổng cục Xây dựng kinh tế (1979), Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm. 20. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Những mốc son lịch sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. 102 21. Trần Đình Cường (2013), Hoạt động tác chiến của các sư đoàn chủ lực miền 1965-1975, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 22. Daniel Ellsberg (2006), Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ lầu Năm Góc), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 23. David Butler (2005), The fall of Saigon, Scenes from The Sudden End of a long war. 24. Văn Tiến Dũng (1976), Đại thắng mùa xuân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 25. Văn Tiến Dũng (1991), Cuộc kháng chiến chống Mỹ - Toàn thắng, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 26. Phạm Huy Dương (Cb) (2005), Ba mươi năm chiến tranh giải phóng, Những trận đánh đi vào lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 27. Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn (2005), Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 28. Ngô Nhật Dương (2013), Công tác bảo đảm trang bị, kỹ thuật xe - máy cho chiến dịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 255, tr. 25-30 29. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV, Khoa Lịch sử (2011), Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2006-2011), Nxb. Thế giới, Hà Nội. 30. Đại thắng mùa xuân 1975, Sự kiện - Hỏi và đáp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. 31. Đại thắng mùa xuân 1975, Sức mạnh của trí tuệ Việt Nam (2010), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Đại thắng mùa xuân năm 1975 qua những trang hồi ức, Thời cơ và quyết tâm chiến lược (2005), Nxb. Từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội. 103 33. Đại thắng mùa xuân năm 1975, Toàn cảnh và sự kiện (2010), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 34. Đại thắng mùa xuân năm 1975, Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam (2006), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 35. Đại thắng mùa xuân năm 1975, Chiến thắng của sức mạnh Việt Nam (2005), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 36. Đại tướng Lê Trọng Tấn với Đại thắng mùa xuân năm 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005. 37. Hoàng Đan (2000), Tổng kết tác chiến của quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977),Báo cáo chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 15 (1954), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 20 (1959), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 34 (1973), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 35 (1974), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 36 (1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 (1986), Sư đoàn 7, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 104 45. Thiều Chí Đinh (2004), Lực lượng pháo binh của binh đoàn Hương Giang trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 4, tr. 26-28 46. Trần Ngọc Định (1977), Viện trợ Mỹ, Nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử , số 177. 47. Nguyễn Huy Động (2011), Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1959 đến năm 1975, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Lịch sử 48. Nguyễn Phú Đức (2009), Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội. 49. Đường Hồ Chí Minh (2007), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 50. Đường Hồ Chí Minh huyền thoại (2009), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 51. Frank Snepp, Ngô Dư dịch (2000), Cuộc tháo chạy tán loạn, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 52. Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 53. George C. Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 54. George Sandra, Lê Long (lược dịch) (2003), Nixon và vụ Watergate, Nxb. Lao động, Hà Nội. 55. Võ Nguyên Giáp (1975), Những chặng đường lịch sử, Nxb. Văn học, Hà Nội. 56. Võ Nguyên Giáp (2005), Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 105 57. Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Hà (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 58. Võ Nguyên Giáp (2005), Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 59. Giô-dép A. Am-tơ (1985), Nguyễn Tấn Cưu (người dịch): Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 60. Hoàng Phong Hà (ch.b.), Nguyễn Đức Tài, Bùi Thị Hồng Thuý (2011), Đại thắng mùa xuân 1975 : Sự kiện - Hỏi và đáp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Đoàn Ngọc Hải (2010), Đại thắng mùa xuân 1975, Thắng lợi của ý chí độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4. 62. Lại Ngọc Hải (2005), Nhân tố hậu phương trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, tr. 24-28 63. Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III (19452000), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 64. Trần Mai Hạnh (2014), Biên bản chiến tranh 1-2-3-4/1975, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 65. Henbert Y. Schandler (1982), Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ - Lyndon Johnson và Việt Nam. 66. Henry Kissinger (2007), Kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tập 1, Nxb. Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội. 67. Henry Kissinger, Lê Ngọc Tú (người dịch), Những năm tháng bão táp, Hồi ký cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 106 68. Henry Kissinger, Lê Ngọc Tú (người dịch), Những năm tháng bão táp, Hồi ký cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 69. Phong Hiền (1984), Chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội. 70. Hiệp định Pa-ri - 40 năm nhìn lại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013. 71. Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013 72. Vương Văn Hòa (2002), Hệ thống đường xăng dầu của Quân đội nhân dân Việt Nam (1968-1975), Viện Nghiên cứu Lịch sử quân sự, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Quân sự. 73. Nguyễn Đình Hùng (2009), Sự chỉ đạo chiến lược của Đảng kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975), Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 74. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam - Tác động của những nhân tố quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 75. Nguyễn Tiến Hưng (2005), Khi đồng minh tháo chạy, Nxb. Văn học, Hà Nội. 76. Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Scheter (1990), Từ tòa Bạch Ốc tới Dinh Độc Lập, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh. 77. James G. Zumwalt (2013), Chân trần chí thép, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 78. Jeffrey Kimball (2007), Hồ sơ chiến tranh Việt Nam tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 107 79. Vũ Như Khôi (Cb) (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân 1975, Sự hội tụ chín muồi chiến lược quân sự cách mạng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 80. Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng (dịch giả) (2003), Không hòa bình, chẳng danh dự, Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, Nxb. Việt Tide, Hoa Kỳ. 81. Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954-1975, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 82. Nguyễn Đình Lê (2013), Năm tháng bản lề của Đại thắng mùa xuân năm 1975, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7. 83. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1990), tập II, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 84. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), tập II, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 85. Đoàn Thị Lợi (2002), Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), Viện Sử học, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 86. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 87. Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 88. Lê Xuân Lựu, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Tạp chí Cộng sản, số 8 (2004), tr27-31 89. Mác Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 90. Maicơn Maclia (1990), Việt Nam - cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 108 91. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 92. Một số trận đánh trước cửa ngõ Sài Gòn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 93. Nguyễn Phương Nam (2010), Sự thảm bại của một “bầy diều hâu” (về các tổng thống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 94. Đồng Sĩ Nguyên (1999), Đường xuyên Trường Sơn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 95. Đồng Sĩ Nguyên, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 96. Nhiều tác giả (2010), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhìn từ phía bên kia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 97. Nigel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam, được và mất, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng. 98. Philip B. Đavixơn (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 99. Đặng Phong (1991), 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Nxb. Viện Nghiên cứu khoa học, Hà Nội. 100. Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh binh đoàn 12, Viện Lịch sử quân sự (1999), Đường Hồ Chí Minh - một sáng tạo chiến lược của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 101. Richard Nixon (1974), Richard Nixon: Containing the public messages, speechers and statements of the president 1972, U.S. Government printing office, Washington, USA. 102. Richard Nixon (2004), Hồi ký, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 109 103. Sài Gòn từ Hiệp định Paris đến mùa xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010. 104. Nguyễn Đình Sắc (1989), Chuẩn bị hậu cần chiến dịch phản công trong kháng chiến chống Mỹ, Học viện Hậu cần, Luận án Phó Tiến sĩ Quân sự. 105. Nguyễn Đình Sắc (1998), Công tác hậu cần chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 106. Nguyễn Đình Sắc (1999), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 107. Sedgwick Tourison (2004), Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 108. Võ Văn Sung (2004), Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004. 109. Võ Văn Sung, Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris, Tạp chí Xưa và nay, số 234 (2005), tr. 14-17 110. Sở văn hóa thông tin Sông Bé (1995), Căn cứ của quân ủy và bộ chỉ huy Miền trong chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 111. Stephen E. Ambrose (1991), Nixon, Simon and Schuster, New York. 112. Phan Thị Tân (2014), Đại sứ Graham Martin trong mối quan hệ Mỹ - Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1973-1975, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Khóa luận Cử nhân Lịch sử. 113. Văn Tập (1973), Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 114. Hoàng Văn Thái (2001), Những năm tháng quyết định, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 110 115. Hồ Sĩ Thanh (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh, 2005 116. Bùi Đình Thanh (2007), Bản lĩnh Việt Nam qua cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Nxb. Tri thức, Hà Nội. 117. Hoàng Minh Thảo (2004), Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội. 118. Hoàng Minh Thảo, Đại thắng mùa xuân năm 1975, Tạp chí Xưa và nay, số 233 (2005), tr. 4-5 119. Lê Quý Thi (2013), Phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn Gia Định 1969-1975, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 120. Nguyễn Đức Thận, Sức mạnh đột kích - Nét độc đáo của Binh đoàn Hương Giang trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, xuân 1975,Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 209 (tháng 5-2009), tr. 55-58 121. Nguyễn Huy Thục (2005), Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân 1975 và sự cáo chung của chế độ Sài Gòn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 122. Tổng cục Hậu cần (1984), Công tác vận tải quân sự trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trên đường Hồ Chí Minh 1959-1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 123. Tổng cục Hậu cần (1988), Vận tải quân sự chiến lược trên đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 124. Tổng cục Hậu cần (1998), Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 125. Tổng cục Hậu cần (1979), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 2 (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 126. Trần Văn Trà, Lê Văn Tưởng, Lê Nam Phong (2005), Đường tới toàn thắng: Ký và hồi ức, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 111 127. Lê Hải Triều (ch.b.), Nguyễn Đức Hùng, Võ Tá Tao (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 128. Nguyễn Duy Trinh (1970), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 129. Trần Trọng Trung (2005), Nhà trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 130. Nguyễn Xuân Tú (2009), Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 131. Nguyễn Xuân Tú (2010), Nghệ thuật chỉ đạo của Đảng kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 132. Nguyễn Thị Hải Vân (2006), Trung Ương cục miền Nam chỉ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam Việt Nam (1961-1975) (Qua nguồn văn kiện Đảng lưu trữ tại kho Lưu trữ trung ương Đảng), Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử. 133. Hoàng Viên (ch.b), Cấn Hoàng Dụ, Đặng Hương (1999), Lịch sử công binh 559 đường Trường Sơn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 134. Viện Lịch sử quân sự (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 135. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 136. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc Phòng (2008), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 137. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ Đảng (2007), Lê Duẩn và cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 138. Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 112 139. Nguyễn Khắc Viện (2008), Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 140. Phan Thị Xuân Yến (2011), Ban thống nhất Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 141. http://vietbao.vn/The-gioi/Dien-bien-chinh-cua-Hoi-nghi-Parisve-Viet-Nam/10805061/162/ do Đình Chính tổng hợp. 113 PHỤ LỤC Lễ ký chính thức “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27-1-1973) Nguồn:http://www.chinhphu.vn Quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam (năm 1973) Nguồn: http://www.chinhphu.vn Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào chiến trường miền Nam Nguồn: http://www.qdnd.vn Những chuyến xe thồ vận chuyển vũ khí, lương thực trên đường Hồ Chí Minh Nguồn: http://dangcongsan.vn Đoàn xe vận tải và quân đội ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 trên đường Trường Sơn. Nguồn: http://baobinhphuoc.com.vn Sơ đồ toàn tuyến đường ống xăng dầu xây dựng giai đoạn 1968-1975 http://www.tienphong.vn Ngày 9/8/1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức vì vụ bê bối Watergate Nguồn:http://www.doisongphapluat.com Bộ đội chủ lực Miền tiến công giải phóng cứ điểm Bộ chỉ huy cảnh sát ngụy ở Phước Long Nguồn:http://www.qdnd.vn Bí thư thứ nhất Lê Duẩn chủ trì Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Giải phóng Miền Nam (từ 13/12/1974 - 08/01/1975). Nguồn:http://quangbinh.gov.vn Tổng tiến công mùa xuân 1975 Nguồn:http://bachkhoatrithuc.net.vn [...]... nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình chuẩn bị toàn diện và chu đáo này Mặc dù vậy, những tài liệu đã được công bố nói trên là những tài liệu quan trọng giúp tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng (19731 975)” 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các sự kiện,... luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát tình hình cách mạng miền Nam trước Hiệp định Pa-ri (1954-1973) Chương II: Quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam (1973- 1975) Chương III: Quá trình thăm dò khả năng của Mỹvà chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri 10 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG MIỀN NAM TRƢỚC HIỆP ĐỊNH PA-RI (1954-1973) 1.1 Tình hình cách. .. cuộc thảo luận tương lai về chiến tranh Việt Nam (Điểm sách Cơ-cốt, Niu Yoóc) Các công trình nghiên cứu và các tài liệu trên đây đã đề cập tới vấn đề quá trình chuẩn bị, quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn để làm cơ sở đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng trong giai đoạn 1973-1975 ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy... Nghị quyết lịch sử rất quan trọng tạo nên bước chuyển biến lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đồng bào hai miền Nam, Bắc là: giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà Nghị quyết không chỉ mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng “Nghị... 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình” Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam Sau nhiều... viện của miền Bắc vào miền Nam Trên đà thắng lợi, cách mạng miền Nam tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đưa dần đấu tranh vũ trang lên ngang hàng với đấu tranh chính trị, giành và giữ thế chủ động, xây dựng lực lượng mọi mặt, củng cố mở rộng căn cứ địa, phá “chương trình bình định” của Mỹ - Diệm, đẩy cách mạng lên một bước mới Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang cách mạng đã... trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Nhiệm vụ: - Khái quát tình hình và đặc điểm Việt Nam sau 1954-1973, về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết - Phân tích quá trình chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri: chuẩn bị về lực lượng, hậu cần, thiết kế chiến trường - Làm rõ quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong... 559), bắt đầu chi viện người và vũ khí cho miền Nam Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam Trên cơ sở phân tích thái độ các giai cấp ở miền Nam, Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam như sau: “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong... Đông Nam Á và thế giới” [4; tr 46] Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIII của Đảng (9-1960) đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam Với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã chỉ đạo nhân dân miền Nam đứng lên tiến hành cuộc Đồng khởi vĩ đại, đánh một đòn chí tử vào hình thức thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, tạo ngoặt đi lên. .. quá trình lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương của Đảng, Luận văn mở rộng thời gian nghiên cứu về trước năm 1973 ở mức độ nhất định 7 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Thông qua việc trình bày một cách tương đối đầy đủ, có hệ thống quá trình chuẩn bị toàn diện, chu đáo, khoa học trên tất cả các mặt; quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri; Luận ... KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ LAN QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐƢA CÁCH MẠNG MIỀN NAM TIẾN LÊN TOÀN THẮNG (1973- 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 11... phát từ lí trên, vấn đề: Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng (1973- 1975) được tác giả chọn làm Luận văn Thạc sĩ Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử kháng chiến chống Mỹ... lớn miền Bắc, cách mạng miền Nam có chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cho trận chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống đất nước 31 Chƣơng QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1973- 1975)

Ngày đăng: 11/10/2015, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w