Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trƣờng

Một phần của tài liệu Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền nam tiến lên toàn thắng (1973 1975) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 50 - 69)

8. Kết cấu của Luận văn

2.3. Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trƣờng

Công tác hậu cần luôn là một nhân tố thường xuyên quan trọng có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi của chiến tranh. Nắm vững quy luật đó, và trên cơ sở quán triệt sâu sắc quyết tâm giải phóng miền Nam, Trung ương Đảng đã chủ động đi trước một bước trong chuẩn bị hậu cần để đón thời cơ chiến lược. Chính việc chuẩn bị hậu cần lâu dài nhưng rất khẩn trương với những biện pháp sáng tạo trên chiến trường cũng như ở hậu phương đã tạo nên những bước phát triển mới về hậu cần, đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho các tình huống chiến tranh.

chiến, quyết thắng của toàn quân, toàn dân ta dâng lên rất cao, quyết tâm dồn sức cho giải phóng miền Nam. Thế và lực của địch giảm, tinh thần suy sụp, hoang mang. Tuyến vận tải chiến lược của ta từ hậu phương lớn miền Bắc vào miền Nam được nối liền, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hậu cần.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác bảo đảm hậu cần trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ta phải bảo đảm phương tiện vận tải để cơ động nhiều quân đoàn, nhiều binh khí kỹ thuật và khối lượng lớn vật chất hậu cần từ hậu phương miền Bắc vào miền Nam. Trong khi đó điều kiện lực lượng, phương tiện vận tải có hạn; tuyến vận tải xa, địa bàn rộng với nhiều vùng sình lầy, sông rạch, cầu cống, thời gian chuẩn bị ngắn. Có thể nói trong suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chưa bao giờ công tác hậu cần lại có nhiệm vụ nặng nề như vậy.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 khẳng định “Ra sức xây dựng và củng cố các vùng giải phóng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng”; “phải có kế hoạch thực hiện hậu cần tại chỗ, xây dựng các vùng kinh tế, bảo đảm một phần lương thực, thực phẩm, từng bước xây dựng căn cứ địa về mọi mặt”; “tích cực xây dựng, phát triển, hoàn thiện các tuyến giao thông vận tải chiến lược”. Nghị quyết đã chỉ ra phương hướng cơ bản để khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh tổng hợp về hậu cần, đảm bảo cho thời cơ chiến lược. Chấp hành Nghị quyết của Trung ương Đảng, các chiến trường đã ra sức củng cố, xây dựng căn cứ địa, vùng giải phóng để thực hiện hậu cần tại chỗ.

Từ đầu năm 1973, công tác hậu cần được chỉnh đốn. Cục vận tải và Bộ Tư lệnh Trường Sơn được củng cố, tăng cường phương tiện và lực lượng vận chuyển, kho bãi. Gần 10 trung đoàn vận tải cơ giới được hoạt động thường xuyên trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Ngoài 6.770 ô tô vận tải chuyên trách

của quân đội, Nhà nước còn động viên tới 60% tổng số phương tiện chuyên chở của các ngành, các bộ phục vụ cho chiến trường.

Bên cạnh đó, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định thành lập hai sư đoàn ô tô vận tải cơ động chiến lược, ngày 12-7-1973, Sư đoàn ô tô 571 và tiếp đó, ngày 24-6-1974, Sư đoàn ô tô 471 được thành lậpvới nhiệm vụ “lấy vận chuyển tập trung, quy mô lớn, đi thẳng đường dài, dứt điểm các hướng chiến trường làm chính” [31; tr. 297]. Nhờ đó, ngay trong mùa khô 1973-1974 và những tháng đầu năm 1975, tuyến chi viện chiến lược đã chuyển được 832.146 tấn hàng quân sự và dân sinh, gấp 1,6 lần tổng khối lượng vận chuyển của 14 năm trước đó. Riêng khối lượng hàng giao cho các chiến trường đạt 364.542 tấn, chủ yếu là vũ khí, khí tài, gấp 2,6 lần tổng khối lượng vận chuyển của 14 năm trước đó [83; tr. 179].

Động viên được khối lượng vật chất lớn như đã nói ở trên là nhờ vai trò của hậu phương miền Bắc. Trong khi thế và lực của cách mạng miền Nam đang phát triển đi lên, tại hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta hăng hái lao động và công tác, nhanh chóng khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra. Chỉ sau 2 năm (1973-1974), hầu hết các cơ sở kinh tế, các hệ thống thuỷ nông, giao thông vận tải, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế... đã được khôi phục và phát triển. Tổng sản phẩm xã hội năm 1973 cao hơn năm 1965 và năm 1974 cao hơn năm 1973 là 12,4%. Sản lượng lúa năm 1973 đạt khoảng 5 triệu tấn; đến năm 1974, dù bị thiệt hại do thiên tai gây ra, sản lượng lúa vẫn đạt 4,8 triệu tấn. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp năm 1974 tăng 15% so với năm 1973. Nhiều bến cảng, tuyến đường được sửa chữa và xây dựng thêm. Đến giữa năm 1973, về cơ bản, chúng ta đã hoàn thành việc tháo gỡ bom mìn, thủy lôi trên biển, trên sông, bảo đảm việc đi lại bình thường.

Tiềm lực mọi mặt của miền Bắc được tăng cường không những có tác dụng ổn định đời sống nhân dân, mà còn là một yếu tố quyết định đảm bảo sự chi viện to lớn và kịp thời cho chiến trường miền Nam và hai nước bạn.Trong 2 năm 1973-1974, miền Bắc đã huy động được 379.000 tấn vật chất (bằng 54% tổng khối lượng vật chất miền Bắc đưa vào miền Nam trong 16 năm trước đó). Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 1974, miền Bắc đã chuyển vào các chiến trường miền Nam trên 33 vạn tấn vật chất các loại, tạo điều kiện để hậu phương tại chỗ phát huy vai trò của mình trong chiến tranh.

Ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong bối cảnh không còn nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, để thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, miền Bắc đã phải dốc toàn bộ sức lực của mình chi viện cho các chiến trường miền Nam. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 1975, từ hậu phương lớn miền Bắc đã có hơn 230.000 tấn vật chất các loại được đưa vào các chiến trường ở miền Nam, trong đó có 93.540 tấn xăng dầu, 103.455 tấn vũ khí. Riêng đạn từ năm 1973-1975, ta đã đưa vào chiến trường hơn 57.000 tấn, tạo nên tổng dự trữ là 70.010 tấn. Ngoài vật chất kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, hậu phương miền Bắc còn đưa vào miền Nam 154.217 tấn vật chất sinh hoạt đáp ứng kịp thời những nhu cầu của quân đội và nhân dân trong vùng giải phóng [130; tr. 215].

Khối lượng lớn binh khí, kỹ thuật, nhiên liệu được miền Bắc động viên và kịp thời chi viện cho các hướng tiến công trên các chiến trường ở miền Nam đã giúp cho các binh đoàn chủ lực thực hiện cơ động thần tốc, hoàn thành các mục tiêu chiến lược đề ra.

Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, song song với việc tập trung xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước, Đảng Lao động Việt Nam cũng đã chủ trương xây dựng các vùng căn cứ, vùng giải phóng thành hậu phương tại chỗ cho chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Đây vừa là

nơi xây dựng thế trận chiến lược của chiến tranh nhân dân; vừa đáp ứng được yêu cầu của các chiến trường, giải quyết vấn đề hậu cần tại chỗ cho các lực lượng kháng chiến, nhất là tại những địa bàn xa xôi cách trở, sự chi viện của hậu phương miền Bắc thường vào chậm, hoặc vào rất hạn chế. Mặt khác, trong hình thái chiến tranh xen kẽ, cài răng lược ở miền Nam, các căn cứ địa là một bộ phận nòng cốt của hậu phương trên cả 3 vùng chiến lược. Ta không chỉ chú trọng xây dựng hậu phương ở vùng giải phóng mà còn mở rộng hậu phương tiến dần vào vùng sau lưng địch, dựa vào đó mà cung cấp sức người, sức của cho lực lượng vũ trang.

Thực tế ở các chiến trường cho thấy bên cạnh nguồn vật lực được chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, nguồn hậu cần khai thác từ hậu phương tại chỗ ở miền Nam đã có những đón góp cực kỳ quan trọng. Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6-1970 nêu rõ: “Hết sức tích cực xây dựng hậu phương tại chỗ, mở rộng và củng cố căn cứ địa vững mạnh trên các chiến trường là một nhân tố quyết định quan trọng bậc nhất đối với thắng lợi của cách mạng miền Nam…”.

Sau cuộc tiến công chiến lược xuân năm 1972, khu vực bắc Quảng Trị được giải phóng, hậu cần chiến lược và Đoàn 559 đã triển khai lực lượng và kho tàng ven đường 9 từ Đông Hà tới Bản Đông, tạo chân hàng vận chuyển vào chiến trường theo các trục dọc cả đông và tây Trường Sơn. Dọc tuyến vận chuyển đông Trường Sơn, ta đã triển khai các cụm kho trên các hướng để tiếp cận các căn cứ hậu cần của chiến trường.

Các căn cứ hậu cần trong các vùng giải phóng được điều chỉnh, bố trí theo các hướng chiến dịch. Quân khu Trị Thiên đã triển khai các căn cứ hậu cần trên hướng tiến công vào Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Quân khu V xây dựng căn cứ hậu cần phía sau của chiến trường, đồng thời triển khai các căn

Quảng Ngãi, Bình Định và chuẩn bị cho hướng phát triển xuống Phú Yên. Tây Nguyên đã triển khai các căn cứ hậu cần ở các khu vực bắc, trung, nam của chiến trường, chuẩn bị cho các hướng tiến công vào Kon Tum, Plây-ku. Các quân khu thuộc B2 cũng triển khai các căn cứ hậu cần: Quân khu VI trên hướng tiến công vào Phan Thiết, Hàm Tân, Quân khu VII trên hướng tiến công vào ven đô và nội đô Sài Gòn, Quân khu VIII trên hướng tiến công vào nam Sài Gòn, Mỹ Tho, Quân khu IX trên hướng tiến công vào đô thị, trọng điểm là Cần Thơ. Ở miền Đông Nam Bộ, các đoàn hậu cần đã triển khai thành thế trận hậu cần quanh mục tiêu chiến lược chủ yếu là Sài Gòn.

Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên các chiến trường miền Nam có hơn 80% quân, 81% vũ khí, 60% xăng dầu, 65% thuốc men, 85% phương tiện vận tải cơ giới là do nguồn bổ sung từ hậu phương lớn miền Bắc; 77% lương thực, 90% thực phẩm, 61% quân trang là do hậu phương tại chỗ cung cấp. Từ 1973-1974, ở các chiến trường miền Nam đã khai thác được gần 104.000 tấn, bình quân gần 52.000 tấn lương thực/năm, gấp 2,5 lần so với thời kỳ trước. Bộ đội cũng tự sản xuất được hơn 10.000 tấn lương thực/năm. Đến đầu năm 1975, hậu phương tại chỗ ở miền Nam đã bảo đảm 22,5% nhu cầu vật chất cho các lực lượng vũ trang, nếu tính cả nguồn chiến lợi phẩm và nguồn do bộ đội tăng gia sản xuất được thì tỷ lệ đó lên đến 35%. Đây là nỗ lực rất cao của các chiến trường.

Hậu phương tại chỗ ở Trị - Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ đã trở thành hậu phương trực tiếp cho các quân đoàn chủ lực. Chỉ riêng ở Tây Nguyên, cuối tháng 2-1975, các lực lượng vũ trang đã có lượng dự trữ 54.000 tấn vật chất các loại, trong đó có 7.286 tấn đạn, 28.600 tấn lương thực, thực phẩm. Lượng dự trữ này đủ cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên hoạt động trong cả năm 1975. Chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hậu phương tại chỗ đã huy động được gần 10.000 tấn lương thực, thực phẩm, bảo

đảm hơn 50% nhu cầu của các cánh quân tham gia chiến dịch. Động viên hơn 10.000 người thành lập các tiểu đoàn cơ động; huy động gần 4.000 xe vận tải các loại, 656 thuyền máy, 1.073 xe đạp thồ, 63.342 dân công phục vụ chiến dịch.

Ở Trị - Thiên, để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, Quân khu đã nhanh chóng triển khai xây dựng các cụm kho ở Cam Lộ (tây Quảng Trị), đường 71, 15N, 73 (tây Thừa Thiên) vừa thuận tiện cho bốc dỡ, vận chuyển cơ động vừa sử dụng cho dự trữ lâu dài. Nguồn dự trữ lương thực đã đủ sức cung cấp cho các đơn vị chiến đấu đến hết năm 1975.

Trong hai năm 1973, 1974, miền Đông Nam Bộ mở 910km đường ô tô, dự trữ vật chất gồm lương thực, thuốc men, vũ khí, thiết bị, phương tiện kỹ thuật ngày càng tăng. Tính từ tháng 1-1973 đến tháng 11-1974, “các đoàn hậu cần của miền đã tiếp nhận 37.000 tấn vật chất từ miền Bắc, trong đó có nhiều loại binh khí kỹ thuật hiện đại, xe cơ giới, thu mua và tự sản xuất được 80.500 tấn vật chất (chủ yếu là lương thực, thực phẩm). Ngoài việc bảo đảm cho hoạt động trước mắt của các đơn vị, hậu cần miền còn tích lũy được 28.000 tấn ở các khu vực trọng điểm chuẩn bị cho các kế hoạch chiến lược của ta” [31; tr. 54]. Tổng khối lượng vận chuyển trong năm 1974 tăng 30% so vói năm 1973, B2 là chiến trường xa nhất dự trữ được 45.000 tấn vũ khí, xăng dầu, lương thực, thực phẩm đủ cung cấp cho 200.000 người hoạt động trong 6 tháng [110; tr. 137].

Có thể khẳng định, sau Hiệp định Pa-ri được ký kết, “các vùng giải phóng ở miền Nam tuy chưa có điều kiện để xây dựng hoàn chỉnh, toàn diện nhưng đã làm tròn vai trò hậu phương chiến lược trực tiếp, vững chắc ngay trên tiền tuyến lớn, có khả năng khai thác một phần nhân vật lực tại chỗ và đủ sức tiếp thụ sự chi viện ngày càng nhiều về lực lượng, về vật tư, binh khí kỹ

thuật của miền Bắc để phát triển thế chiến công chiến lược, mở những chiến dịch quy mô ngày càng lớn” [5; tr. 390].

Như vậy, tính đến trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, cùng với sự chi viện của miền Bắc và huy động hậu cần tại chỗ, các mặt trận ở miền Nam đã có dữ trữ vật chất kỹ thuật hơn 250.000 tấn. Trên cơ sở được chuẩn bị từ những thời kỳ trước, trong hơn 2 năm 1973-1974 trực tiếp

chuẩn bị, ta đã xây dựng được hệ thống hậu cần chiến lược, chiến dịch tương

đối hoàn chỉnh. Thế trận hậu cần đó đã kịp thời chuyển hóa, góp phần đắc

lực vào đại thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân ta. Các đồng chí lãnh

đạo Bộ Quốc phòng đã đánh giá: “Các lực lượng hậu cần và kỹ thuật đã ra sức vươn lên khắc phục khó khăn, phát huy sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Thành công rất đáng tự hào của việc đảm bảo hậu cần, bảo đảm kĩ thuật, bảo đảm cơ động… đã đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của các binh đoàn chi viện chiến lược của ta” [26; tr. 357-358].

Đi đôi với việc dồn mọi sức lực, mọi khả năng vật chất cho tiền tuyến miền Nam, ở trên khắp các chiến trường, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, thanh niên xung phong và nhân dân đã ngày đêm phạt rừng, bạt núi, xây dựng, mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông chiến lược và chiến dịch, bảo đảm vận chuyển một khối lượng lớn vật chất - kỹ thuật ra chiến trường.

Thấu suốt được vai trò quan trọng của giao thông đối với cuộc kháng chiến, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao quan điểm: “Giao thông là mạch máu của một nước”, có tác động chi phối trực tiếp đến cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong giai đoạn cuối 1973-1975, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, nhiều tuyến đường giao thông vẫn được xây dựng, bảo đảm vai trò của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã xác định phải “Tích cực xây dựng, phát triển và hoàn thiện các tuyến giao thông vận tải, bảo đảm vật chất cho các lực lượng vũ trang trên các chiến trường” [41, tr.192-193].Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã sớm nắm bắt được thời cơ, phát huy kinh nghiệm và sáng tạo, chuyển hướng mọi mặt hoạt động trên tuyến sát với tình hình, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền nam tiến lên toàn thắng (1973 1975) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)