8. Kết cấu của Luận văn
2.2. Chuẩn bị lực lƣợng cách mạng
Sau Hiệp định Pa-ri được ký kết (27-1-1973), cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương do chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ để lại và thực hiện khôi phục, phát triển kinh tế trong 3 năm 1973-1975; miền Nam tiếp tục đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định. Từ tình hình thực tiễn cách mạng miền Nam, Đảng ta khẳng định: Nếu địch không thi hành Hiệp định Pa-ri, tiếp tục chính sách thực dân mới thì ta không có con đường nào khác là phải tiến hành chiến tranh cách mạng, dùng bạo lực vũ trang để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho miền Nam lúc này là phải tăng cường sức mạnh mọi mặt, mà trước hết là nhanh chóng bổ sung và tăng cường lực lượng của cả ba thứ quân. Thực tế đó đòi hỏi miền Bắc phải dốc sức chi viện cho miền Nam.
Nhờ sự nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân nên kinh tế miền Bắc nhanh chóng khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân miền Bắc được cải thiện và có điều kiện bảo đảm yêu cầu chi viện cho miền Nam để kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tại các địa phương ở miền Bắc, các lực lượng cũng được huy động ở mức cao nhất để chi viện cho chiến trường. Từ tháng 1 đến tháng 9-1973, trên 10 vạn cán bộ, chiến sĩ, gồm 2 sư đoàn bộ binh, 2 trung đoàn pháo binh, 1 sư đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 trung đoàn công binh và các đơn vị quân bổ sung đã hành quân từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Tính chung
trong hai năm 1973-1974, miền Bắc đã huy động được 25 vạn thanh niên nhập ngũ thì 15 vạn trong số đó nhanh chóng được tổ chức huấn luyện và bổ sung tăng cường cho các chiến trường miền Nam.
Nhờ có sự bổ sung kịp thời đó, lực lượng ba thứ quân ở miền Nam có bước phát triển mới về số lượng, trang bị và trình độ chiến đấu. Đến cuối năm 1973, bộ đội chủ lực gồm 10 sư đoàn, 24 trung đoàn và 102 tiểu đoàn bộ binh và binh chủng. Các sư đoàn chủ lực đều được biên chế đủ 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn, đại đội binh chủng, phục vụ khác. Mỗi tiểu đoàn biên chế trên dưới 400 quân, trung đoàn biên chế 1.800 quân đến 2.000 quân. Các trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng được bổ sung đủ số quân và trang bị theo biên chế. Bộ đội địa phương và dân quân du kích được củng cố về tổ chức, phát triển về lực lượng (có khoảng 19 vạn người).
Từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975, Bộ Chính trị họp và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm và xác định nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu đã đề nghị cho tuyển 30 vạn quân để bổ sung và tăng cường chất lượng mới cho lực lượng hai miền Nam - Bắc. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 1975, từ hậu phương lớn miền Bắc đã có hơn 110.000 quân được đưa vào miền Nam chiến đấu. Có thể nói, nếu không có sự chi viện to lớn từ hậu phương miền Bắc thì không thể có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với miền Nam, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo huy động vật lực tại chỗ, lấy vũ khí, phương tiện của địch trang bị cho mình, kể cả chọn dùng số tù hàng binh, để phục vụ chiến đấu. Nhờ những thắng lợi to lớn và liên tục, các vùng giải phóng được mở rộng, chính quyền giải phóng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu rõ bản chất của cách mạng, vạch rõ âm
kháng chiến đang tới gần, từ đó thu hút, động viện mọi người tích cực tham gia các phong trào cách mạng. Đặc biệt, qua thực tế chiến đấu, tiếp xúc và giúp đỡ nhân dân trong các vùng giải phóng, hình ảnh anh Bộ đội cụ Hồ đã nhanh chóng cảm hóa được đa số thanh, thiếu niên, đây là nguồn nhân lực tại chỗ rất quan trọng bổ sung kịp thời cho lực lượng vũ trang cách mạng. Nhờ đó, chỉ trong 2 năm 1973-1974, đã có 12.000 thanh niên ở các vùng giải phóng gia nhập lực lượng chủ lực quân giải phóng.
Tới cuối năm 1974, bộ đội chủ lực trên chiến trường miền Nam được tổ chức tới cấp quân đoàn, gồm 16 sư đoàn bộ binh và các lữ đoàn, trung đoàn binh chủng. Đây là những đơn vị cơ động trên địa bàn quân khu, lực lượng chiến đấu tại chỗ và có thể phối hợp chiến đấu với các quân đoàn trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược. Các chiến trường đã thực hiện nhiều biện pháp bổ sung quân số, nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương, nhất là các tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh và các đội du kích xã trên những địa bàn trọng điểm. Số lượng bộ đội địa phương và du kích chiến đấu tại chỗ không ngừng phát triển, từ 117.128 người (năm 1973) lên 145.475 người (năm 1974) và đến năm 1975 đã lên tới 296.184 người [31; tr. 339]. Cùng với việc tăng cường quân số “trong năm 1973-1974, hàng vạn cán bộ dân chính, kỹ thuật… từ miền Bắc tăng cường cho lực lượng miền Nam. Nhiều cán bộ dân - chính - đảng ra Bắc trong thời gian trước nay đã về quê làm nhiệm vụ” [82; tr. 6].
Trước diễn biến trên chiến trường và các điều kiện khách quan, chủ quan khác, vấn đề xây dựng các quân đoàn, binh chủng hợp thành có sức cơ động cao, hỏa lực mạnh, sức đột kích lớn, làm lực lượng quyết định trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược trở thành yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của quân đội ta. Từ năm 1970, trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra ba nước Đông Dương, Đảng ta chủ trương tập trung
xây dựng và tổ chức các binh đoàn chủ lực cơ động ngay trên chiến trường nhằm tăng cường khả năng đánh tiêu diệt lớn quân địch bằng lực lượng binh chủng hợp thành. Quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 2-1970, Quân ủy Trung ương xác định rõ nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của quân đội ta lúc này là: “Xây dựng những binh đoàn chủ lực mạnh, làm trụ cột cho cả chiến trường Đông Dương; xây dựng bộ đội chủ lực ở miền Nam đủ mạnh để có thể đánh những trận tiêu diệt lớn; nâng cao sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dự bị chiến lược trên miền Bắc sát với tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ của những binh đoàn chủ lực cơ động, có khả năng tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng trên các chiến trường” [137; tr. 365].
Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10- 1973, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 24-10-1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 124/QĐ-QP thành lập Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) tại Tam Điệp, Ninh Bình. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng được cử làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Hòa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được cử làm Chính ủy Quân đoàn. “Quân đoàn tập hợp trong đội ngũ của mình các sư đoàn chủ lực thiện chiến: 308, 312, 320, mở đầu quá trình tổ chức các binh đoàn chiến lược khác ngay tại chiến trường miền Nam, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh trong thời kỳ mới” [137; tr. 55].
Tiếp đó, ngày 17-5-1974, Quân đoàn 2 được thành lập tại Ba Nang - Ba Lòng - Quảng Trị. Lực lượng Quân đoàn những ngày đầu mới thành lập gồm
binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái được cử làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Linh được cử làm Chính ủy Quân đoàn.
Tại căn cứ miền Đông Nam Bộ, ngày 20-7-1974, Quân đoàn 4 mang tên Binh đoàn Cửu Long được thành lập. Lực lượng Quân đoàn 4 gồm các sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 341a; Trung đoàn 24 pháo binh, Trung đoàn 71 phòng không, Trung đoàn 429 đặc công, 3 tiểu đoàn thông tin và các đơn vị bảo đảm. Thiếu tướng Hoàng Cầm được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Quân đoàn, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được cử làm Chính ủy Quân đoàn.
Ngày 27-3-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký Quyết định số 54/QĐ- QĐ thành lập Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Quân đoàn gồm 3 sư đoàn bộ binh (320, 10, 316) và các đơn vị binh chủng của Mặt trận Tây Nguyên. Thiếu tướng Vũ Lăng được cử làm Tư lệnh Quân đoàn, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy Quân đoàn.
Ngoài 4 quân đoàn nói trên, ta còn tổ chức Binh đoàn 232 tương đương cấp quân đoàn. Đoàn 232 được hình thành trên cơ sở các lực lượng của Bộ Tư lệnh Miền, Quân khu 8, Quân khu 9 và một số đơn vị của Bộ tăng cường vào để tăng thêm lực lượng ở phía tây và tây nam.
Sự ra đời của các quân đoàn thể hiện sinh động quy luật về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc thành lập Quân đoàn 1 ở hậu phương, nhất là việc tổ chức các quân đoàn 2, 3, 4 và Đoàn 232 ở nơi tiền tuyến không chỉ là sự hợp thành của các sư đoàn bộ binh và lữ đoàn, trung đoàn binh chủng cùng các đơn vị bảo đảm, phục vụ, mà là sự hình thành một tổ chức mới cao hơn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về quy mô tổ chức lực lượng và thay đổi hẳn về chất của quân đội ta trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh. Các quân đoàn đã phát huy vai trò nòng cốt cho lực
lượng vũ trang ba thứ quân, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng.
Với các quân đoàn binh chủng hợp thành được trang bị khá mạnh, sức đột kích lớn, sức cơ động cao, sức chiến đấu liên tục, cùng với việc phát triển bộ đội địa phương, dân quân du kích rộng khắp, ta đã có khả năng mở các chiến dịch tiến công bằng lực lượng binh chủng hợp thành quy mô lớn trên các hướng chiến lược ở chiến trường miền Nam, kể cả nơi sát trung tâm đầu não, đánh, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng và cục diện chiến trường ngày càng có lợi cho ta, sớm kết thúc chiến tranh. Ngoài các quân đoàn, Sư đoàn 316 và Sư đoàn 341 được sử dụng làm lực lượng cơ động dự bị chiến lược của Bộ. Các quân khu cũng chú trọng tăng cường khả năng chiến đấu của các đơn vị cơ động dự bị trong quân khu. “Đó là những đơn vị cơ động chiến đấu tại chỗ và sẵn sàng phối hợp chiến đấu với các quân đoàn khi ta mở những chiến dịch lớn. Cùng với bộ binh, các quân chủng, binh chủng cũng phát triển nhanh, đồng bộ theo phương hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn và đáp ứng yêu cầu xây dựng các quân đoàn” [79; tr. 245].
Binh chủng Pháo binh được tổ chức ở 3 cấp là pháo binh dự bị chiến lược thuộc Bộ Tư lệnh, pháo binh của các quân khu, quân đoàn và của các sư đoàn bộ binh; Binh chủng Thiết giáp tổ chức thành 4 lữ đoàn, 2 trung đoàn và một đoàn xe tăng; Binh chủng Đặc công tổ chức các tiểu đoàn, trung đoàn phân bố đều khắp các chiến trường; Binh chủng Công binh phát triển thêm một số đơn vị bảo đảm cơ động cho các đơn vị binh chủng hợp thành; Binh chủng Thông tin chú trọng xây dựng mạng vô tuyến, hữu tuyến và quân bưu; Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành điều chỉnh lực lượng và chuyển giao một số đơn vị cao xạ cho các quân đoàn và các chiến trường;
Để chỉ đạo công tác bảo đảm kỹ thuật và sản xuất quốc phòng của toàn quân, Quân ủy Trung ương đã quyết định thành lập Tổng cục Kỹ thuật. Về bảo đảm hậu cần, hơn 3 vạn bộ đội, cán bộ, công nhân kỹ thuật, thanh niên xung phong được điều động vào Trường Sơn phối hợp với lực lượng của Đoàn 559 thi công, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống đường chiến lược phía tây và xây dựng cơ bản đường chiến lược phía đông dãy Trường Sơn.
Nhờ có chủ trương đúng và biện pháp thích hợp trong xây dựng lực lượng vũ trang nên tới tháng 4-1975 ta đã nâng tổng quân số lên 124 vạn, giành ưu thế về mặt quân sự so với địch trước khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, theo tỷ lệ: Ta 2, địch 1.
Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng chiến đấu của quân đội ta ngày càng được nâng cao. Ngay sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Quân ủy Trung ương xác định, để thực hiện mục tiêu “hoàn thành độc lập dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà”, quân đội ta phải “củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chiến đấu”, xây dựng thành quân đội cách mạng chính quy, hiện đại.
Căn cứ vào điều kiện và bám sát tình hình trên chiến trường, Bộ Tổng tham mưu xác định phương châm và chỉ đạo sát sao công tác huấn luyện của toàn quân. Trọng tâm của công tác huấn luyện là tác chiến hiệp đồng binh chủng, thực hiện các chiến dịch quy mô ngày càng lớn, nhằm tạo ra bước ngoặt quyết định kết thúc chiến tranh. Quán triệt tầm quan trọng của công tác huấn luyện, nhất là huấn luyện quân bổ sung chi viện cho các chiến trường, trong 2 năm 1973-1974, “nhiều đơn vị chuyên trách huấn luyện tân binh đã được tổ chức (Đoàn 22 thuộc Quân khu 4, Sư đoàn 304B thuộc Quân khu Việt Bắc, các trung đoàn 1, 14 và 15 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, trung đoàn 126 Quân chủng Hải quân, trung đoàn 60 thuộc Bộ Tư lệnh Đặc công, Trung đoàn 204 thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, Đoàn 506 thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin
liên lạc…)… Thực hiện chỉ thị của Bộ, các đơn vị đã dành thời gian (2 tuần) để giáo dục cán bộ, chiến sĩ nhất là giáo dục chấp hành kỉ luật, điều lệnh, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ lệnh huấn luyện, tránh ảo tưởng hòa bình, ngại khó khăn, vất vả trong luyện tập” [27; tr. 275].
Trong hai năm 1973-1974, cùng với những nội dung chiến thuật, kỹ thuật, cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chỉ huy và cơ quan binh chủng hợp thành được bồi dưỡng về các loại hình chiến dịch, trọng điểm là chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng… Bên cạnh đó, trong năm 1974, toàn quân đã đào tạo, bổ túc được 23.307 cán bộ và nhân viên kỹ thuật thuộc các ngành nghề khác nhau. Năng lực chuyên môn, nhất là năng lực về sửa chữa, bảo quản, sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật của các đơn vị được nâng cao một bước. Trên chiến trường miền Nam, các đơn vị kết hợp huấn luyện với chiến đấu, giành thế chủ động, từng bước đập tan các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, giữ vững vùng giải phóng và vùng căn cứ, thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước thay đổi cục diện chiến trường ngày càng có lợi cho ta.