8. Kết cấu của Luận văn
3.3. Chiến dịch Phƣớc Long
Từ sau Hiệp định Pa-ri đến giữa năm 1974, tình hình chiến trường miền Nam đã có những biến động sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân lực lượng giữa ta và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Từ ngày 30/9 - 8/10/1974, Hội nghị Bộ Chính trị đã họp để xem xét kết quả của tất cả các mặt công tác chuẩn bị chiến lược và độ chín muồi của thời cơ chiến lược. Bộ Chính trị đã đi đến những kết luận rất quan trọng có ý nghĩa mở đầu cho việc hạ quyết tâm chiến lược kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Bộ Chính trị đã phân tích cán cân sức mạnh giữa ta và địch. Trên thực tế, lực lượng của địch bị căng mỏng và suy yếu một cách nghiêm trọng, nhất là lực lượng quân đội chủ lực cơ động của chúng, ảnh hưởng trực tiếp từ sự “rút lui” của Mỹ, như nhận định của Bộ Chính trị: “Quân chủ lực của ta mạnh hơn hẳn quân chủ lực địch” [135; tr. 473]. Ta đã củng cố và mở rộng các bàn
đạp tiến công trên các hướng chiến lược trọng yếu, chuẩn bị tương đối tốt về mặt dự trữ vật chất, đường cơ động chiến lược, chiến dịch.
Trung ương Cục đã nhận định trong hội nghị tổng kết tháng 6-1974: “Qua mùa khô này nhân tố mới sẽ xuất hiện rõ: ta đang thắng lợi và phát triển đi lên, địch đang suy sụp đi xuống. Ta không dừng lại, phải tiếp tục giành thắng lợi hơn. Mùa mưa này ta có rất nhiều thuận lợi hơn bất kỳ mùa mưa nào trước đây, hơn cả mùa khô vừa rồi. Bất chấp thời tiết khó khăn, phải đẩy mạnh hoạt động mọi mặt, tạo thế và lực mới, vật chất và tinh thần cho các quân khu, các tỉnh, các địa phương và cho chủ lực bước vào mùa khô 1974- 1975 với khí thế mạnh, sung sức. Năm 1975, nhất là mùa khô 1975, ta có khả năng giành thắng lợi lớn, làm chuyển biến tình hình, tạo ra bước ngoặt, một bước ngoặt có tính chất quyết định” [16; tr. 9].
Thời cơ chiến lược trong điều kiện mới đã xuất hiện khi Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn cả trong nước và quốc tế, không những khó có khả năng trở lại xâm lược miền Nam Việt Nam mà khả năng viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng bị giảm sút. Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tham mưu đã khẩn trương nghiên cứu soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Kế hoạch tác chiến được Bộ Chính trị thảo luận, nhất trí đưa ra với các nội dung như sau:
Bước 1: thực hiện trong năm 1975, tranh thủ thời cơ tập trung lực lượng và phương tiện tiến công lớn và rộng khắp để tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng thêm nhiều vùng đất đai.
Bước 2: thực hiện trong năm 1976, thực hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trên cơ sở đó, Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền đã chỉ đạo triển khai đợt hoạt động mùa khô 1974-1975 ở Nam Bộ, thực hiện bước đầu tiên
công đường 14 - Phước Long ở Đông Nam Bộ được lựa chọn mở đầu cho chiến dịch mùa khô năm 1974-1975, trước khi bước vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Phước Long là một tỉnh có vị trí trọng yếu cách Sài Gòn 100km về phía Đông Bắc; phía Bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông giáp tỉnh Quảng Đức; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp tỉnh Bình Long. Đây là một địa bàn chiến lược quan trọng nối liền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, tiếp giáp tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn. Đồng thời, đây còn là nơi giao tiếp của 4 địa bàn chiến lược quan trọng: Nam Tây Nguyên, Đông Bắc Cam-pu-chia, miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Phước Long được chính quyền Sài Gòn bố trí phòng thủ chu đáo với trên 70 vị trí lớn nhỏ được tổ chức thành các cụm chiến đấu hoàn chỉnh mà nòng cốt là các chi khu - thị xã.
Phước Long có địa hình rừng núi là chủ yếu, bị chia cắt bởi sông suối, đường giao thông không phát triển. Huyết mạch là đường số 14 bắt đầu từ Đồng Xoài, chạy trên địa phận Phước Long hơn 100km về hướng Đông và nối với vùng Nam Tây Nguyên. Đối với Phước Long đây là con đường quan trọng nhất. Với Quân đoàn 3 của quân đội Việt Nam Cộng hòa, đường 14 giữ vai trò hỗ trợ cho đường số 13 trên hướng phòng thủ Bắc và Đông Bắc Sài Gòn. Từ đường số 14 có hai con đường nối với Phước Bình và thị xã Phước Long: đường số 2 từ Đồng Xoài đi Phước Bình và đường 311 từ Liễu Đức đến Bà Rá - Phước Bình [8; tr. 34].
Địa bàn chiến dịch trải dài trên 100km dọc theo quốc lộ 14 và mở rộng theo trục đường 311 nối liền với thị xã Phước Long. Các khu vực phòng thủ chủ yếu của địch là chi khu quân sự Đồng Xoài, Bu Nam, Bù Đăng, chi khu Bù Đốp và hệ thống phòng thủ thị xã Phước Long với chi khu Phước Bình và điểm cao Bà Rá. Ngoài ra, địch còn bố trí xen kẽ các đồn bốt nhỏ lẻ giữa các khu vực phòng thủ nhằm bảo vệ vòng ngoài, ngăn chặn từ xa.
Để bảo đảm khả năng phòng thủ các chi khu quân sự và thị xã Phước Long, quân Việt Nam Cộng hòa đã bố trí lực lượng 4 tiểu đoàn bảo an, 60 trung đội dân vệ, 4 đại đội thám sát, 2 đại đội biệt kích, 2 đại đội cảnh sát, 10 trung đội pháo và hơn 3.000 phòng vệ dân sự. Nhưng nhìn chung, thế bố trí phòng ngự của đích thiếu chặt chẽ do lực lượng ít và bị căng kéo, phân tán. Nhìn toàn cục chiến trường Đông Nam Bộ, có thể nhận thấy tại Phước Long quân địch bố trí lực lượng phỏng thủ tương đối mỏng và có nhiều sơ hở. Đây được đánh giá là khâu yếu nhất trong hệ thống phòng thủ của Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa [8; tr. 35].
Căn cứ vào hình thái bố trí lực lượng, những hoạt động của chủ lực ta và những tin tức hoạt động tình báo, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho rằng mùa khô 1974-1975 ta sẽ đẩy mạnh hoạt động trên toàn chiến trường, tuy nhiên hướng chính vẫn là đồng bằng sông Cửu Long. Ở miền Đông Nam Bộ địch phán đoán trọng điểm tấn công của ta là tỉnh Tây Ninh, nhằm mở rộng vùng giải phóng và lấy Tây Ninh làm thủ đô của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng theo dõi sát sao mọi hoạt động của Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9. Các hoạt động đầu mùa khô của ta như các trận tiến công căn cứ núi Bà Đen, Suối Đá (Tây Ninh), bức rút một số đồn bốt ở Long An, Kiến Tường, Trà Vinh… càng củng cố thêm những nhận định trên của địch.
Xuất phát từ những đặc điểm tình hình trên, Quân đoàn 4 nhận nhiệm vụ của Bộ chỉ huy Miền mở chiến dịch tiến công đường 14 - Phước Long. Trong đội hình của mình, địa bàn đứng chân của hai Sư đoàn 7 và 9 của Quân đoàn ở hai khu vực cách xa nhau. Sư đoàn 9 đóng ở đường 7 ngang, Sư đoàn 7 đóng ở đường 16 - Tân Uyên. Để giữ bí mật chiến dịch, tạo thế căng kéo, nghi binh địch tạo điều kiện cho công tác chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Quân đoàn
của Sư đoàn 7 ở hai khu vực trên, thu hút sự chú ý của Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa, kìm chân các Sư đoàn chủ lực của chúng, ý định của ta cho sử dụng một số trung đoàn bộ binh và binh chủng vào chiến dịch.
Ngày 18-11-1974, Bộ Tư lệnh Miền báo cáo lại quyết tâm, kế hoạch tác chiến ra Bộ Tổng tham mưu. Ngày 19-11-1974, Bộ Tư lệnh Miền đã ra mệnh lệnh cho Quân đoàn 4. Khi nhận được lệnh, đồng chí Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 điện trực tiếp cho Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 Lê Nam Phong “Đánh Đồng Xoài không phải là trận mở màn nữa. Bước đầu chiến dịch Sư đoàn chỉ có một trung đoàn đi phối thuộc với Sư đoàn 3 đánh tiêu diệt chi khu Đức Phong và các đồn bốt trên đường 14 từ Đức Phong đến Bù Na. Lực lượng còn lại sẵn sàng đánh viện và tiêu diệt chi khu Đồng Xoài khi có lệnh” [44; tr. 236].
Trong những ngày này, đoàn cán bộ lãnh đạo chiến trường B.2 do đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục và đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền dẫn đầu ra báo cáo Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương về tình hình cụ thể của chiến trường và dự kiến những chủ trương kế hoạch sắp tới. Các đồng chí cho rằng: Những căn cứ của Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền là chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, riêng ở B.2 chủ lực Việt Nam Cộng hòa bị căng kéo, kìm giữ. Ta đánh Đồng Xoài, Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa không thể đưa lực lượng lớn lên phản kích vì đang bị Sư đoàn 9 và 7 kìm chân. Trong kế hoạch chiến dịch về sử dụng lực lượng, ta chỉ sử dụng 1 Trung đoàn (141) của Sư đoàn 7, Sư đoàn 3 và một số đơn vị binh chủng. Do vậy vẫn đảm bảo chắc thắng, ta đã có đủ khả năng đánh quân địch phản kích và còn lực lượng dự trữ cho các bước sau [8; tr. 40].
Sau một thời gian ngắn chuẩn bị tích cực và chu đáo, ngày 13-12-1974, chiến dịch được bắt đầu bằng trận tiến công tiêu diệt địch trên tuyến đường 14 đoạn Bù Na đi Bù Đăng. Trận đánh diễn ra ác liệt, ta và địch giành giật với
nhau từng vị trí, từng lô cốt. Quân địch lợi dụng công sự chống trả quyết liệt, nhưng với tinh thần chiến đấu bền bỉ, anh dũng, sau 5 ngày ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt một nửa tiểu đoàn cơ động của địch ở khu vực này. Chiếm hai chi khu, một yếu khu, 50 đồn bốt và một phân chi khu. Kết thúc giai đoạn một của chiến dịch ta đã giải phóng phần lớn đường 14, quân địch ở Đồng Xoài bị cô lập.
Ngày 23-12-1974, ta mở tiếp đợt hai đánh vào Đồng Xoài - Bù Đốp để bao vây cô lập hoàn toàn Phước Long. Đồng Xoài là vị trí quan trọng cuối cùng của địch trên đường 14, còn Bù Đốp là vị trí then chốt trên quốc lộ 311 nối với vòng cung lộ 309. Với việc lấy Đồng Xoài là hướng tấn công chủ yếu, sau 4 ngày tiến công ta đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn khu vực này, giải phóng toàn bộ đường 14 và quốc lộ 311 đến chân núi Bà Rá, cô lập hoàn toàn thị xã Phước Long.
Sau khi ta tiêu diệt các chi khu quân sự Đồng Xoài, Bù Đăng, Bù Đốp và chiếm hoàn toàn quốc lộ 14, quân địch ở Phước Long bị cắt khỏi Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa. Phạm vi chiếm đóng của chúng thu hẹp trong một khu vực hình tam giác với ba điểm là thị xã Phước Long, chi khu Phước Bình và điểm cao Bà Rá. Trong bản thuyết trình quân sự, tiểu khu trưởng Nguyễn Thống Thành trình bày: “Thế phòng thủ thị xã Phước Long là thế chân vận. Muốn giữ được thị xã phải giữ được Phước Bình, Bà Rá. Muốn giữ được Phước Bình, Bà Rá phải giữ được chu vi Thác Mơ, Phước Lộc và tuyến vòng cung lộ 309, 310. Mất Bà Rá, Phước Bình thì thị xã Phước Long không giữ nổi. Mất Phước Bình mà còn Bà Rá thì vẫn còn giữ được thị xã. Nguyên tắc tổ chức phòng thủ thị xã là phòng thủ chu vi, có tuyến trong tuyến ngoài, có khu tử thủ và khu phòng thủ cơ bản, có nhiều vị trí cố định phòng thủ…” [8; 57]. Bên cạnh đó, chúng vẫn tự an ủi “tình hình chưa có gì nghiêm trọng”.
Bởi theo nhận định của chúng, quân Giải phóng còn phải có thêm thời gian để củng cố và điều động lực lượng, chưa thể tiến công ngay được.
Về phía ta, ngày 27-12-1974, một ngày sau chiến thắng Đồng Xoài, Bộ tư lệnh Miền điện cho Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 “Bộ thông báo có khả năng địch điều động một đến hai Lữ đoàn dù về Quân đoàn 3. Anh Văn Tiến Dũng chỉ thị ta phải tranh thủ thời cơ địch đang hoang mang và lực lượng tổng dự bị chưa về tới, phát triển nhanh chóng vây ép A.1 (thị xã Phước Long), đồng thời có kế hoạch tiêu diệt quân viện lên B.1 (Đồng Xoài) và A.1” [13; tr. 111].
Sau khi phân tích những điểm mạnh, điểm yếu giữa ta và địch, ngày 31- 12-1972, ta tiến hành tấn công giải phóng thị xã Phước Long bằng loạt pháo vào chi khu quân sự Phước Bình. Trận chiến diễn ra ác liệt.
Cũng trong ngày 31-12-1974, tiểu đoàn 208 bộ đội địa phương tỉnh Bình Phước tiến công tiêu diệt đồn Phước Lộc. Để tăng cường hỏa lực phối hợp lực lượng bẻ gãy chân vạc thứ hai của địch, Bộ tư lệnh Sư đoàn 9 đã sử dụng pháo cao xạ 37 ly bắn thẳng lên chốt điểm cao Bà Rá. Ngày 1-1-1974, Bà Rá thất thủ.
Ngày 2-1-1974, ta tổng lực tấn công giải phóng thị xã Phước Long. Bộ đội ta chiến đấu dũng cảm, giành giật với địch từng căn nhà, góc phố. Ngày 6- 1-1974, đúng giờ hiệp đồng, bộ đội ta đã đồng loạt nổ súng tiến công trên tất cả các hướng. Quân địch bị đẩy về co cụm tại trung tâm. Quân địch dưới sự hỗ trợ của không quân, chống cự quyết liệt. 9h30’ cùng ngày, Đại đội 7 Trung đoàn 141 gặp Đại đội 7 Trung đoàn 2 đã cùng hợp thành một mũi nhọn lợi hại đánh chiếm dinh tỉnh trưởng. 18h cùng ngày, sở chỉ huy trung tâm hành quân, vị trí cố thủ cuối cùng của địch đã bị tiêu diệt.
Như vậy, sau 25 ngày đêm chiến đấu liên tục, bộ đội chủ lực thuộc Quân đoàn 4 cùng nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương đã giành thắng
lợi to lớn trong chiến dịch đường 14 - Phước Long. Bộ đội ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng địch, góp phần quyết định giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long - cửa ngõ của 44 tỉnh Nam Việt Nam.
Phước Long là chiến dịch lớn đầu tiên của quân Giải phóng tiến hành sau khi ký Hiệp định Pa-ri và là bước khởi đầu cho kế hoạch chiến lược nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hơn nữa, Phước Long cũng là tỉnh đầu tiên ở Nam Bộ với 5 vạn dân được giải phóng. Trước những diễn biến mới đó, chính quyền Thiệu và bản thân ông ta cũng như “hậu phương” Mỹ đang nghĩ gì?
Theo sự ký kết giữa các bên trong Hiệp định Pa-ri (về mặt pháp lý) cũng như những tư liệu còn lại dưới thời tổng thống Nixon và cố vấn (sau là ngoại trưởng Mỹ ) Kissinger, ngay sau khi kế nhiệm Nixon, Gerald Ford đã nắm bắt ngay những hồ sơ liên quan đến chiến tranh tại Việt Nam. Như các đời tổng thống trước của Hoa Kỳ, Ford tiếp tục thực hiện “chính sách không thay đổi của Mỹ đối với chế độ Sài Gòn” thông qua con đường viện trợ.
Ở một khía cạnh khác, cả Ford và Thiệu đều còn khá “xa lạ” với nhau. Ford cần biết nhiều hơn về chính quyền Sài Gòn và bản thân tổng thống Thiệu về sự tin tưởng đối với chính quyền Hoa Kỳ. Cũng như Nguyễn Văn Thiệu cần thăm dò thái độ của vị tổng thống mới của Hoa Kỳ về sự ủng hộ đối với cuộc chiến của ông ta tại Việt Nam: “Vấn đề quan tâm của Ford là lòng tin của Thiệu đối với người Mỹ như thế nào, nhất là từ Hiệp định Pa-ri được ký kết đến nay. Mùa khô đã đến, thời gian thúc bách, cần có nhận định đúng đắn để có đối sách thỏa đáng, khi Nhà Trắng dồn dập nhận được những tin tức nói về cuộc tiến công lớn sắp diễn ra của đối phương”. Về phía Thiệu “Người ta