8. Kết cấu của Luận văn
3.2. Sự kiện Watergate
Nixon là vị tổng thống đời thứ 37 của Hoa Kỳ với hai lần đắc cử vào vị trí cao nhất của nước Mỹ vào năm 1968 và 1972. Trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Mỹ gây ra tại Việt Nam, trải qua các đời tổng thống: Eisenhower (1954-1961), Kennedy (1961-1963), Lyndon Johnson (1963-1968), Richard Nixon (1968- 1974), Gerald Ford (1974-1977), trong đó Richard Nixon được đánh giá là hiếu chiến, leo thang mạnh mẽ nhất cũng như gây ra những thương tích chiến tranh lớn nhất trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với tham vọng nguy hiểm trong cuộc chiến với Việt Nam và bằng những hành động “bẩn thỉu” nhằm thực hiện các hoạt động chính trị thâu tóm quyền lực nước Mỹ, sự nghiệp của tổng thống Nixon đã gặp rất nhiều sóng gió, đặc biệt trong nhiệm kỳ thứ hai.
Watergate là một khách sạn tại Thủ đô Washington - Mỹ, nơi đặt trụ sở văn phòng của Đảng Dân chủ. Ngày 17-6-1972, các nhà chức trách Mỹ đã bắt được “5 tên trộm” đang thực hiện việc cài các thiết bị nghe lén tại văn phòng của Đảng đối lập với vị tổng thống đương nhiệm. Sự kiện này đã gây chấn động nước Mỹ và thế giới, từ đây, một loạt những sự thật về mưu đồ đen tối đã được đưa ra ánh sáng, làm đảo lộn những diễn biến trên chính trường nước Mỹ, liên quan trực tiếp tới Nixon và tác động làm thay đổi cục diện cuộc chiến tại Việt Nam.
Sự thật được khơi ra đằng sau vụ Watergate không đơn giản là việc nghe trộm các cuộc nói chuyện của các thành viên Đảng Dân chủ Mỹ mà là
hiện cho sự mâu thuẫn và những âm mưu ẩn chứa trong nội bộ chính trường nước Mỹ thời bấy giờ: “Nhưng đằng sau của sự kiện Watergate còn có những cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các đảng phái và bối cảnh chính trị đầy phức tạp” của nước Mỹ [54; tr. 481]. Bởi trên thực tế, cuộc vận động tranh cử của Nixon đã thắng thế với nhiệm kỳ ghế tổng thống lần thứ hai mà ông ta có được. Và cũng như lời nhận định của Holdman - một thân tín của Nixon, giữ chức Chủ nhiệm văn phòng Nhà Trắng: bất cứ người nào trong cuộc cũng hiểu được rằng ở Washington này Ủy ban Đảng Dân chủ toàn quốc chỉ như cái vỏ bình [54; tr. 481].
Từ những người bị bắt trong ngày 17-6-1972, những sự thật về Watergate dần được hé mở, cũng như người đứng sau chỉ đạo toàn bộ các hoạt động liên quan được đưa ra ánh sáng với hình ảnh của vị tổng thống đáng kính đương nhiệm của nước Mỹ. Tuy nhiên, những bê bối trực tiếp về sự kiện Wategate không đủ để khơi dậy phản ứng trong công chúng Mỹ. Quyền lực của tổng thống Nixon vào thời điểm đó đạt đến đỉnh điểm, một mình thao túng toàn bộ chính phủ. Nhưng tổng thống Nixon đã mắc một sai phạm “nguy hiểm” dẫn đến việc từ chức của ông trong năm 1974.
Nhằm thâu tóm quyền lực, nắm được những điểm yếu của các đối thủ, Nixon đã cho mật vụ lắp đặt hệ thống ghi âm ở khắp các nơi làm việc của ông, từ phòng Bầu dục đến trại David, ghi lại hơn 3.700 giờ các cuộc đàm thoại của ông từ tháng 2-1971 đến tháng 7-1973. Chính những đoạn băng ghi âm không được “xử lý”, theo chỉ đạo trực tiếp của Nixon, trở thành bằng chứng chống lại ông ta: “Nixon và những kẻ thân tín của ông ta đã phạm vào những sai lầm khó biện minh, đặc biệt là trước “Vụ Watergate”, Nixon đã cho lắp đặt hệ thống ghi âm bí mật trong Nhà Trắng, những chiếc băng ghi âm đã biến thành thòng lọng cuốn lấy cổ Nixon” [54; tr. 498].Nội dung của các đoạn băng ghi âm được cung cấp một cách bí mật bởi một nhân vật được gọi với
cái tên Deep Throat và bên công khai là hai tờ báo nổi danh, quyền lực nhất nước Mỹ là Washington post và Newyork times, với sự góp mặt của hai nhà báo Woodward và Bernstein, những người đã nhận được giải Pulitzer năm 1973 nhờ loạt bài viết đầy dũng cảm này.
Vậy nội dung cụ thể của sự kiện Watergate là gì? Hay Watergate là gì? 40 năm sau sự kiện chấn động thế giới, hai nhà báo Woodward và Bernstein đã nhìn lại sự kiện bằng cách nhắc lại câu hỏi: “Watergate là gì?” của Thượng nghị sĩ Sam Ervin năm 1974. Theo hai ông, Watergate chính là “5 cuộc chiến của Nixon”. Thứ nhất, đó là cuộc chiến chống lại phong trào phản chiến (từ năm 1970, Nixon đã ra lệnh nghe trộm các đối tượng phản chiến, bất chấp đó là hành động bất hợp pháp). Thứ hai, đó là cuộc chiến nhằm vào giới truyền thông (một trong những “nhiệm vụ” đầu tiên là “tiêu diệt” danh tiếng của Daniel Ellsberg, người tiết lộ bộ hồ sơ Lầu Năm Góc chấn động về chiến tranh Việt Nam). Thứ ba, đó là cuộc chiến chống lại đảng Dân chủ (lập kế hoạch mang mật danh “Gemstone” với ngân sách 1 triệu USD để rình mò và phá hoại phe Dân chủ trong chiến dịch tranh cử tổng thống). Thứ tư, đó là cuộc chiến chống lại công lý (sẵn sàng chi 1 triệu USD theo yêu cầu của cố vấn John W. Dean để “đổi trắng thay đen” hồ sơ điều tra). Thứ năm, đó là cuộc chiến chống lại lịch sử (trong suốt 20 năm sau khi từ chức, Nixon đã nỗ lực bằng mọi giá để sự kiện Watergate được “bôi” khỏi những trang sử chính trị nước Mỹ ).
Ngày 1-1-1973 tờ báo “Tin tức nước Mỹ và tình hình thế giới” đã đăng một bài viết về tổng thống liên nhiệm Nixon cải tổ Chính phủ Mỹ với nhan đề: “Phương pháp Nixon tiến hành cải tổ”. Họ gọi cái phương thức mà tổng thống điều chỉnh phạm vi chức trách Chính phủ là “cuộc cách mạng của tầng quản lý kinh doanh”. Mục đích của ông ta là điều hành Chính phủ theo
động với quy mô lớn đối với các chức vị cao nhất trong Chính phủ, đó là: trong nhiệm kỳ thứ hai với cương vị tổng thống, Nixon quyết tâm tiến hành khống chế có hiệu quả và chỉ đạo chính sách đối ngoại với toàn bộ cơ cấu quan liêu trong liên bang. Một trong những biện pháp sử dụng là tổng thống sẽ đưa những trợ thủ của mình vào những vị trí then chốt của các cơ quan Chính phủ [54; tr. 487].Mặc dù những thông tin trên không gây nhiều sự tác động đến tâm lý người dân Mỹ, với biểu hiện bằng sự ủng hộ với tỷ lệ cao kỷ lục của người dân với vị tổng thống đương nhiệm thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng điều này không đến với những thành viên từ những đảng phải chính trị Mỹ. Bởi đơn giản cục diện chính trị Mỹ sẽ ra sao nếu kế hoạch cải tổ được thực thi?
Các trung tâm quyền lực nhất nước Mỹ bắt đầu thực hiện các cuộc điều tra, phản công lại âm mưu của vị tổng thống. Một ủy ban điều tra về sự kiện Watergate được thành lập, những âm mưu được làm sáng tỏ. Đến ngày 21-3- 1973, Nhà Trắng đã bị bao vây bởi giới báo chí, hệ thống tình báo, Quốc hội và các cơ quan cấp cao nhất nước Mỹ.
Từ ngày 8/1 - 18/1/1973 các thành viên nghi can đến sự kiện Watergate liên tục được thẩm vấn.
Ngày 11-1-1973 thành viên Hạ Nghị viện Owen đồng ý chỉ đạo Nghị viện tiến hành điều tra vụ Watergate.
Trước những điều tra của các giới chức Mỹ về sự kiện Watergate, nhận thức rõ những mũi tên đang hướng về mình, ngày 17-4-1973, Nixon tuyên bố ông ta đã cho điều tra lại chân tướng vụ Watergate đồng thời tuyên bố không thể trao quyền bãi miền cho bất cứ vị quan chức cao cấp đương nhiệm hay tiền nhiệm nào. Cùng với sự quyết liệt của giới truyền thông, những bằng chứng cụ thể được đưa ra, ngày 22-5-1973, tổng thống Nixon buộc phải phát biểu về việc chính phủ có phê chuẩn việc nghe trộm. Tuy nhiên, đến cuối năm
1973, tổng thống Nixon vẫn kiên quyết từ chối việc phải bàn giao ngay lập tức các đoạn băng ghi âm của Nhà Trắng đến Ủy ban điều tra về vụ Watergate. Dĩ nhiên, ông ta lấp liếm, muốn nhanh chóng kết thúc những vụ việc diễn ra xung quanh sự kiện này. Nhưng Nixon đã không thành công trong việc lôi kéo dư luận ra khỏi vụ tai tiếng này. Các Nghị sĩ đã gắn chặt hai việc với nhau trong cuộc đấu tranh với ngành hành pháp. Vừa phanh phui vụ Watergate vừa kiên quyết cắt giảm viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam” [129; tr. 798].
Những cuộc điều tra nhằm vào tổng thống đương nhiệm Nixon vẫn được tiến hành đi liền với những sai phạm của ông ta được đưa ra ánh sáng. Ngày 3-4-1974, Ủy ban thuế vụ của Quốc hội Mỹ đã kết luận rằng trong vòng 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, Nixon đã gian lận gần nửa triệu đô la tiền thuế.
Ngày 24-4-1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện công bố những tài liệu hoàn chỉnh về việc tổng thống bưng bít vụ bê bối Watergate. Những cuộc điều trần để xác định những cơ sở pháp lý cho phép truy tố và bãi chức tổng thống được thực hiện [129; tr. 801].
Ngày 31-5-1974, Ủy ban điều tra Thượng viện đưa ra một bản báo cáo dày 360 trang, kết luận rằng: năm 1972, trong cuộc vận động bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai, Nixon đã nhiều lần quyên tiền bất hợp pháp. Cùng ngày, Tòa án tối cao liên bang chấp nhận đơn kiện của Giauôxki, ủy viên công tố đặc biệt về vụ Watergate, kết tội tổng thống đã viện cớ “đặc quyền hành pháp” để từ chối nộp các băng ghi âm, mặc dù đã có nhiều lần có trát đòi [129; tr. 802].
Bên cạnh đó, sự tín nhiệm của tổng thống đối với người dân Mỹ đã không còn. Từ đầu tháng 7-1974, các cuộc biểu tình của hàng ngàn, hàng vạn người dân Mỹ diễn ra liên tiếp trước trụ sở Quốc hội, yêu cầu thực thi Hiệp
Ngày 27-7-1974, Ủy ban Tư pháp Nghị viện tiến hành bỏ phiếu khoản 1 bản án vạch tội tổng thống và đã thông qua với 27 phiếu thuận, 11 phiếu trống. Điều khoản này nhằm hạn chế tổng thống sử dụng các biện pháp chống lại “phương châm hành động” để tiến hành điều tra vụ Watergate. Nixon trở thành vị tổng thống đầu tiên trong 106 năm trở về trước tại thời điểm đó bị kiến nghị phải bị Quốc hội vạch trần [54; tr. 509].
Không còn lối thoát, ngày 5-8-1974, Nixon xuất hiện trên màn ảnh nhỏ thừa nhận đã biết vụ bê bối Watergate từ ngày 23-6-1972 và ra lệnh bưng bít vụ này, che giấu nhiều sự thật trước Ủy ban điều tra của Quốc hội.
Dư luận Mỹ xôn xao, phẫn nộ. Những cuộc tranh cãi nổ ra cho thấy sự chia rẽ nội bộ Đảng Cộng hòa đã trở nên hết sức sâu sắc. Ngày 8-8-1974, các hãng thông tấn AP và Roito đều khẳng định: sự chấm dứt cuộc đời chính trị của Nixon “đã ở trong tầm tay” và ông ta đang cho các phụ tá thảo diễn văn từ chức [129; tr. 803].
Ngày 9-8-1974, tổng thống Nixon đã tuyên bố từ chức với bài diễn văn dài 17 phút đọc tại phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, đánh dấu sự chấm hết cho mọi hoạt động chính trị của Nixon, vị tổng thống đời thứ 37 của Hoa Kỳ. Sự kiện này không những làm thay đổi những diễn biến quan trọng trong nội bộ chính trị nước Mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi cán cân lực lượng Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến với quân Giải phóng.
Trên thực tế, Nixon là vị tổng thống Mỹ giành sự ủng hộ cao nhất về mặt cá nhân cho sự tồn tại, hoạt động của chính quyền tổng thống Việt Nam Cộng hòa- Nguyễn Văn Thiệu. Ngoài những hành động tham gia quân sự trực tiếp, dưới thời vị tổng thống Mỹ này, quân đội chính quyền Sài Gòn đã nhận được một nguồn trợ cấp quân sự cao hơn nhiều so với các đời tổng thống khác. Theo thống kê tổng viện trợ Quân sự cho Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975 là 16,762 tỉ USD, trong đó niên khóa 1972-1973 (dưới thời tổng
thống Nixon) nhận được cao nhất là 3,349 tỉ USD. Tính tới năm 1973 khi quân Mỹ rút quân đã viện trợ một khối lượng khổng lồ vũ khí gồm hơn 1 triệu súng bộ binh, 46.000 xe tăng, xe thiết giáp và xe vận tải, hơn 1.500 máy bay chiến đấu các loại.
Trước diễn biến sự kiện Watergate, mặc dù Hiệp định Pa-ri đã được ký kết với sự rút lui của lực lượng quân sự Mỹ, tuy nhiên bản thân tổng thống Nixon vẫn luôn âm mưu thực hiện việc chia cắt Việt Nam, ủng hộ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bằng viện trợ các khoản kinh tế, quân sự.
Trước việc buộc phải ký Hiệp định Pa-ri, cũng như tìm cách yêu cầu Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán, nghe theo sự điều khiển của Nixon, đại diện cho chính quyền Mỹ cũng như âm mưu từ ban đầu việc sự đổ vỡ của Hiệp định Pa-ri, Nixon đã bí mật hứa hẹn tiếp tục “viện trợ quân sự và kinh tế đầy đủ” và “phản ứng với toàn bộ sức mạnh nếu Bắc Việt Nam vi phạm Hiệp định”. Trong cuộc gặp gỡ Thiệu tại San Clemente vào tháng 3-1973, Nixon khẳng định cam kết của mình và cam đoan với nhà lãnh đạo Nam Việt Nam này rằng “Ông có thể trông cậy vào chúng tôi”. Trong suốt những năm tháng còn lại của năm 1973, chính quyền Mỹ dùng nhiều thủ đoạn để tiếp tục viện trợ quân sự ở mức độ cao nhất mà không lộ liễu vi phạm các điều khoản của Hiệp định Pa-ri. Thay vì triệt thoái các căn cứ của mình, Mỹ đã trao lại cho Nam Việt Nam trước khi hiệp định có hiệu lực.
Đi ngược với những âm mưu của Nixon - Thiệu và tay sai, vụ Watergate làm thay đổi hoàn toàn những âm mưu đen tối trong sự cam kết qua lại giữa Nixon - Thiệu về cuộc chiến tại Việt Nam. “Dư luận giới am hiểu tình hình Nhà Trắng cho rằng sau ngày 30-4-1974, (tổng thống Mỹ xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, nhận trách nhiệm về vụ Watergate), Nixon không không còn khả năng duy trì sự kiểm soát có hiệu quả chính sách đối ngoại của ông ta
chí mạng xuống đầu, Nixon như người sắp chết đuối, đang bị dòng xoáy chính trị cuốn đi, nhưng ông ta cố gắng gượng dậy, cố tìm một chỗ vịn để tiếp tục giữ lời cam kết với Thiệu [129; tr. 790]. Bên cạnh với sự suy giảm quyền lực của tổng thống Nixon, giới chức và nhân dân Mỹ đã chán ghét về cuộc chiến tại Việt Nam “Sự thách thức của Quốc hội năm 1973 phản ánh một tâm trạng chán ghét chiến tranh và tư tưởng phổ biến trong dân Mỹ là khi đã an toàn rút được quân Mỹ về thì nước Mỹ phải hoàn toàn rút khỏi cuộc xung đột” [54; tr. 430].
Biểu hiện cho sự “chán ghét” với những đường lối quân sự của tổng thống Nixon là việc đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ lên án cuộc ném bom Cam-pu-chia là bất hợp pháp. Ngày 10-5-1973, Hạ viện đã bỏ phiếu cắt khoản ngân sách cho những trận oanh tạc tiếp theo. Khi Nixon và Kissinger quyết liệt bảo vệ hành động ném bóm đó thì đại đa số nghị sĩ Quốc hội đồng ý với thượng nghị sĩ Gorge Aiken là hoạt động ném bom đó đã “nhận được ý kiến cố vấn tồi và không có gì đảm bảo”, đồng thời nhiều người ủng hộ với ý kiến thẳng thắn của hạ nghị sĩ Norris Cotton: “Nếu là tôi thì tôi đã rút khỏi cái địa ngục đó” [54; tr. 432]. Cuối tháng 6-1973, Quốc hội đã phê chuẩn một đạo luật bổ sung đòi phải ngừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự ở trong và trên toàn Đông Dương. Hạ viện đã bảo lưu ý kiến phủ quyết đầy tức giận của tổng thống Nixon. Lần đầu tiên Quốc hội có hành động quyết định để cắt giảm sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh.
Tin tưởng vào một sự viện trợ theo sự cam đoan chắc nịch từ phía tổng thống Nixon, Nguyễn Văn Thiệu tự tin tuyên bố bắt đầu “cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba”, hoàn toàn bỏ qua những cam kết đã được ký kết trong