phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang

73 234 0
phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THỊ THU HẠNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 11-2013 ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THỊ THU HẠNH MSSV:4104429 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TH.S MAI LÊ TRÚC LIÊN 11-2013 LỜI CẢM TẠ Sau ba năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ em đã lĩnh hội được nhiều kiến thức quý báo và những kinh nghiêm thực tiễn của quý thầy cô, những điều sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống . Nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương - chi nhánh An Giang” và hoàn thành giai đoạn học tập tại trường Đại học Cần Thơ. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, quý thầy, cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tâm dìu dắt và truyền thụ những kiến thức quý báo trong thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Mai Lê Trúc Liên, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang, các anh, chị tại phòng khách hàng doanh nghiệp đã tập tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại ngân ngân hàng cũng như cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy đã nghiêm cứu, học hỏi rất nhiều từ quý thầy, cô và các anh, chị tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang nhưng do sự hiểu biết còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai soát trong bài làm. Rất mong quý thầy, cô và các anh, chị góp ý để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Người thực hiện i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ... Người thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………….... An Giang, ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang Chương 1:GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊP CỨU ............................................................................. 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 3 2.1.1. Một số khái niệm liên quan......................................................................... 3 2.1.2. Phân loại..................................................................................................... 3 2.1.3. Một số qui định về cho vay ......................................................................... 5 2.1.4. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động ................................................. 6 2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................... 7 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 7 2.2.2. Phương pháp xử phân tích số liệu ............................................................... 8 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG ............................. 10 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG ................................................................................ 10 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................... 11 3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH ....................................................................... 13 3.4. TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HUY ĐỘNG VỐN ...................................................................................................... 13 3.4.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ......................... 13 3.4.2. Phân tích tình hình huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp ......... 15 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG .................. 20 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG ......................................................................................... 21 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP ............................................................................................................ 21 4.1.1. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp .............................. 21 4.1.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp ................. 32 4.1.3. Phân tích dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp ................................... 43 4.1.4. Nợ xấu...................................................................................................... 54 iv 4.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ....................... 55 4.2.1. Hệ số thu nợ ............................................................................................. 55 4.4.2. Vòng quay vốn tín dụng ........................................................................... 56 Chương 5:GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VIETIBANK AN GIANG .................................................................................. 57 5.1. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP.............................................................................................. 57 5.1.1. Những vấn đề khách quan ........................................................................ 57 5.1.2. Những vấn đề chủ quan ............................................................................ 58 5.2. GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP ....................... 58 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 60 6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 60 6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 61 v MỤC LỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 14 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ....................................................................................... 15 Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 16 Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn của Vietinbank An Giang 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ...................................................................................................... 17 Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ ở giai đoạn 2010-2012 .................................................................................... 18 Bảng 3.6: Tình hình huy động vốn khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ....................................................................... 19 Bảng 4.1: Doanh số cho vay của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 ..... 21 Bảng 4.2: Doanh số cho vay Vietinbank An Giang 6 tháng đầu 2012, 2013 ....... 23 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 24 Bảng 4.4: Doanh số cho vay giai theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ...................................................................................................... 25 Bảng 4.5: : Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 ........................................................ 26 Bảng 4.6: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ....................................................................................... 28 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 29 Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 30 Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo đơn vị tiền tệ giai đoạn 2010-2012 ................. 30 Bảng 4.10: Doanh số cho vay giai theo đơn vị tiền tệ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................................................................... 31 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ giai đoạn 2010-2012 .............................................. 32 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................. 34 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 34 Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ...................................................................................................... 36 vi Bảng 4.15: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn ở giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 36 Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........... 38 Bảng 4.17: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 ... 39 Bảng 4.18: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................................................................................................. 40 Bảng 4.19: Doanh số thu nợ theo đơn vị tiền tệ giai đoạn 2010-2012 ................. 41 Bảng 4.20: Doanh số thu nợ theo đơn vị tiền tệ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................................................................................................. 42 Bảng 4.21: Dư nợ cho vay khách hàng giai đoạn 2010-2012 .............................. 43 Bảng 4.22: Dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................. 44 Bảng 4.23: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 ................................................................................................. 45 Bảng 4.24: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................................................................. 47 Bảng 4.25: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 48 Bảng 4.26: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ...................................................................................................... 49 Bảng 4.27: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 ................................................................................................. 50 Bảng 4.28: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu 2012 và 2013...................................................................................... 52 Bảng 4.29: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 53 Bảng 4.30: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................................................................................. 53 Bảng 4.31: Nợ xấu và nợ quá hạn giai đoạn 2010-2012 ...................................... 54 Bảng 4.32: Nợ xấu và nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ...................... 54 Bảng 4.33. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của tín dụng khách hàng doanh nghiệp ...................................................................................................... 56 vii MỤC LỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank An Giang .................................. 11 Hình 4.1: Doanh số cho vay của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 ......................................................................................................... 21 Hình 4.2: Doanh số thu nợ của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 32 Hình 4.3: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo kỳ hạn ở giai đoạn 2010-2012..................................................... 37 Hình 4.4: Dư nợ cho vay khách hàng của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................... 43 Hình 4.5: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 ............................................................. 46 Hình 4.6: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012 ................................................................................... 48 Hình 4.7: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 ............................................................... 50 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Vietinbank An Giang Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang VND Việt Nam đồng KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân 6T/2012 Sáu tháng đầu năm 2012 6T/2013 Sáu tháng đầu năm 2013 DN Doanh nghiệp ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, mọi hoạt động của nền kinh tế điều phải được xem xét một cách kỹ lưỡng và thận trọng. Mỗi một thành phần kinh tế đều là động lực phát triển nhưng cũng có thể là mối lo của cả nền kinh tế. Với vị thế là được xem như là mạch máu của toàn ngành kinh tế thì ngành ngân hàng cần phải được chú trọng nhiều hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn nhành kinh tế. Nhưng trong điều kiện hiện nay bên cạnh các rủi ro và những khó khăn truyền thống ngân hàng còn phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa sản phẩm của ngân hàng đến thời điểm hiện tại thực sự chưa phong phú và hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay khách hàng. Tuy không phải là hoạt động mới nhưng đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Chính vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng là một điều hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay. Trong các hoạt động tín dụng ngân hàng thì hoạt động tín dụng đối với khối khác hàng doanh nghiệp chiếm một phần không nhỏ trong hoạt động của ngân hàng. Khi nói đến khách hàng doanh nghiệp là nói đến các khoản vốn lớn. Chính vì vậy ngân hàng có thể huy động hoặc cho vay với lượng vốn lớn nhưng không cần phải quản lý một lượng khách hàng nhỏ lẻ như tín dụng cá nhân. Tuy nhiên đối với đối tượng khách hàng này ngân hàng cũng phải chịu nhiều rủi ro hơn. Tóm lại ngân hàng cần phải thật thận trọng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và cần có những chính sách phù hợp nhằm thu hút khách hàng và tìm nguồn thu cho ngân hàng. Cũng giống như các ngân hàng khác, hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nói chung và chi nhánh ngân hàng Công thương An Giang nói riêng cũng phải gặp phải những khó khăn trên. Tuy có lợi thế về bề dày lịch sử và uy tín trên thị trường nhưng Ngân hàng Công thương cũng cần phải có những chính sách tăng cường, mặt bằng lãi suất linh động và và đặt biệt là phải có những phương thức thu hút khách hàng, đặt biệt là khách hàng doanh nghiệp thì ngân hàng mới có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Chính vì vậy việc phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhằm tìm hiểu nghuyên nhân và tìm kiếm giải pháp là một việc có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng. 1 Chính vì những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang” để làm đề tài tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu chung Phân tích tình hình tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang và đề ra giai pháp giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang; - Tìm hiểu nguyên nhân của những thực trạng trên; - Đề ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1.Phạm vi về không gian Đề tại được thực hiện tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang. 1.3.2.Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu các năm 2010, 2011, 2012, sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. 1.3.3.Đối tượng nghiên cứu Tình hình tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh An Giang và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1.Một số khái niệm liên quan 2.1.1.1.Huy động vốn Nguồn vốn huy động bao gồm: -Tiền gửi của cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; -Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức ( trừ kho bạc nhà nước), bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài. (Thông tư 13/2010/TT-NHNN). 2.1.1.2.Cấp tín dụng Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.( Luật tổ chức tín dụng, 2010). 2.1.1.3.Hợp đồng tín dụng Khi khách hàng đồng ý vay. Ngân hàng và khách hàng phải thành lập hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có các điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay lãi suất, thời hạn vay, hình thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ, các cam kết khác và hợp đồng tín dụng cũng phải nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên: ngân hàng và khách hàng.( Nguyễn Ninh Kiều, 2011, trang 209) 2.1.2. Phân loại 2.1.2.1. Các hình thức huy đông vốn Tiền gửi thanh toán: Là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. (Nguyễn Ninh Kiều,2011, trang 25). 3 Bên cạnh đó tiết kiệm cũng là một hình thức huy động từ khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hoặc tổ chức muốn gửi vào ngân hàng vì mục đích an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương lai Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tài khoản tiền gửi thiết kế cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi và thiết lập kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.( Nguyễn Ninh Kiều, 2011, trang 43, 44). 2.1.2.2. Phân loại cho vay a. Phân loại theo phương thức cho vay -Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng phải thực hiện thủ tục vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh - Cho vay theo dự án là phương thức cho vay theo từng dự án kinh doanh của khác hàng. thường là đối với các lĩnh vực kinh doanh theo mùa vụ. - Cho vay trả góp là phương thức vay vốn mà ngân hàng và khách hàng xác định số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn cho vay Bên canh đó còn các phương thức cho vay khác như cho vay phát hành và sử dụng thẻ, cho vay theo hạn mức thấu chi và cho vay hợp vốn.( Thái Văn Đại,2012, trang 47, 48) b. Phân loại theo kỳ hạn -Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên. (Thái Văn Đại,2012, trang 42) 4 2.1.3. Một số qui định về cho vay 2.1.3.1.Những trường hợp không cấp tín dụng -Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; - Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương; - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng là Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng này - Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. - Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.(Luật tổ chức tín dụng, 2010) 5 2.1.3.2.Hạn chế cấp tín dụng -Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: - Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; - Doanh nghiệp có một trong những đối tượng là Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương. - Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; - Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. (Luật tổ chức tín dụng, 2010). 2.1.3.3.Mức giới hạn cấp tín dụng - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng trên ( trừ Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát) không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng là công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng. (Luật tổ chức tín dụng, 2010) 6 2.1.4. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 2.1.4.1.Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ = Doanh số cho vay – Dư nợ cuối kỳ + Dư nợ đầu kỳ Trong đó: Doanh số cho vay: Là số phản ánh số tiền cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định. Doanh số cho vay càng lớn cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tốt. Dư nợ cuối kỳ: Là dư nợ lũy kế tính đến thời điểm cuối kỳ phân tích Dư nợ đầu kỳ: dư nợ lũy kế tính đến thời điểm đầu kỳ phân tích Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng cho ngân hàng đang có những khách hàng tốt, có uy tín và khả năng tài chính mạnh. Tuy nhiên nếu doanh số thu nợ tăng quá nhanh thì có thể ngân hàng đã mất khách hàng. 2.1.4.2. Vòng vay vốn tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 139) Vòng vay vốn tín dụng = Trong đó: Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dự nợ cuối kỳ)/2 Định nghĩa: Vòng vay vốn tín dụng được tính bằng cách lấy doanh số thu nợ chia cho dư nợ bình quân của kỳ. Ý nghĩa: Vòng vay tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng. Thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. 2.1.4.3. Hệ số thu nợ. (Thái Văn Đại, 2012, trang 139) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Định nghĩa: Hệ số thu nợ bằng Doanh số thu nợ chia cho doanh số cho vay. Ý nghĩa: Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả của công tác thu nợ và chất lượng nợ tín dụng của ngân hàng. 2.2 . PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1.1.Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ phòng tổng hợp của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang 7 2.1.2.Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu cụ thể 1 - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietibank An Giang; - Thông kê mô tả là phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu thành các biểu đồ và biểu bảng sử dụng trong bài phân tích - Sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giá tình hình hoạt động của tín dụng khách hàng doanh nghiệp. - Phương pháp so sánh tương đối: là phương pháp dùng giá trị kỳ phân tích so sánh với kỳ gốc theo công thức sau: y1-y0 y = x100% y0 Trong đó: y0: Là giá trị của kỳ gốc y1: Là giá trị của kỳ phân tích y: Là phần trăm tăng (giảm) giá trị của kỳ phân tích so với kỳ gốc, thể hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu so sánh. Phương pháp so sánh tương đối này cho biết tình hình biến động, mức độ biến động, cũng như so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu kinh tế trong một khoản thời gian nhất định Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa giá trị của kỳ phân tích và kỳ gốc y = y1-y0 Trong đó: Y0: Là giá trị của kỳ gốc y1: Là giá trị của kỳ phân tích y: Là phần chênh lệch giửa kỳ phân tích và kỳ gốc Phương pháp này dùng để so sánh giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc, sự chênh lệch về mặt giá trị giữa hai kỳ thể hiện sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu cụ thể 2: - Sử dụng phương pháp thông kê mổ tả để thể hiện tình hình hoạt động của tín dụng khách hàng doanh nghiệp và tìm hiểu nguyên nhân của những thực trạng trên; 8 Mục tiêu cụ thể 3: - Sử dụng phương pháp suy luận từ những thực trạng và nguyên nhân đã được phân tích trên để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank An Giang. 9 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG 3.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng nhà nước. Đây là một ngân hàng có bề dày lịch sử và cũng là một trong những ngân hàng quan trọng hàng đầu ở Việt Nam. Hiện nay ngân hàng đã có 1 trụ sở chính 150 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Với sứ mệnh là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống của khách hàng, ngân hàng TMCP Công thương việt Nam đã và đang phấn đấu trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc tế. Giá trị cốt lõi của ngân hàng: - Mọi hoạt động của ngân hàng đều hướng tới khách hàng; - Cán bộ, nhân viên năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch và hiện đại; - Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. Triết lý kinh doanh của ngân hàng - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank. 3.1.2. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang thành lập theo quyết định số 54/NH-TC ngày 14/01/1988 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam có trụ sở chính tọa lạc tại 270 Lý Thái Tổ Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang là đơn vị hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng 10 hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ theo quy chế tổ chức hoạt động của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tổng hợp Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng tiền kho quỹ Phòng thông tin điện toán Phòng kế toán giao dịch Nguồn: phòng tổ chức hành chính Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank An Giang 3.2.1. Ban giám đốc Ban giám đốc là bộ phận điều hành cao nhất tại chi nhánh. Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và thực hiện đúng theo các qui định của hội sở chính, ngân hàng nhà nước và bộ tài chính. Với vai trò là đầu tàu và là người chịu trách nhiệm cao nhất của chi nhánh nên ban giám đốc cần có tầm nhìn sáng suốt trong mọi trường hợp từ việc định hướng phát triển cho chi nhánh đến quyết định bổ nhiệm từng thành viên trong chi nhánh, và cũng là người đại diện ký kết các hợp đồng tín dụng trong phạm quy thẩm quyền của chi nhánh. 3.2.2. Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính là bộ phần đảm trách nhiệm vụ tổ chức cán bộ nhân viên của chi nhánh. Đồng thời cũng kiêm luôn công việc tuyển dụng, điều động, sắp xếp cán bộ, nhân viên sao cho phù hợp với trình độ, năng lực và yêu cầu công việc. Song song đó phòng tổ chức hành chính cũng phải thực hiện các quy định liên quan đến các chính sách về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… đúng theo quy định của nhà nước. 11 3.2.3. Phòng tổng hợp Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tất các các số liệu về hoạt động của chi nhánh được gửi đến từ các bộ phận khác. Đồng thời lập báo cáo và tiến hành các nghiên cứu về khách hàng nhằm hỗ trợ cho các bộ phận khác có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. 3.2.4. Phòng khách hàng doanh nghiệp Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các công tác tiếp thị, thu hút nguồn vốn từ khách hàng doanh nghiệp cũng như quản lý các hồ sơ tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tìm kiếm khách hàng mới cho ngân hàng. Tiếp theo phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Nếu đạt đủ các điều kiện sẽ tiến hành trình ban giám đốc cấp tín dụng và thực hiện các giao dịch về tín dụng với khách hàng. 3.2.5. Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng cá nhân là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân đồng thời thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng khách hàng cá nhân. Tiến hành tiếp thị, quản cáo các sản phẩm liên quan đến tiền gửi và các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân. Đồng thời tiến hành hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, báo cáo và xin ý kiến ban giám đốc nếu có các phát sinh liên quan đến quá trình cấp tín dụng cũng như thu hút nguồn vốn khách hàng. 3.2.6. Phòng thông tin điện toán Phòng thông tin điện toán thực hiện các công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động được thông suốt và thuận lợi. 3.2.7. Phòng tiền kho quỹ Đây là bộ phận quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các nhiệm vụ kiểm kê quản lý tiềm mặt tại ngân hàng theo quy định của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và ngân hàng nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó cũng tiến hành lưu giữ các chứng từ tài sản thế chấp của khách hàng. 3.2.8. Phòng kế toán giao dịch Thực hiện các giao dịch kế toán với khách hàng như thu tiền, chi tiền theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện các bút toán mở tài khoản giao dịch hay kết toán tài khoản… Đồng thời cũng thực hiện các giao dịch chuyển 12 khoản giữa các chi nhánh của Vietinbank cũng như các chi nhánh của ngân hàng khác. 3.3.CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Các hoạt động chính của ngân hàng gồm có: - Huy động tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, các hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ… - Các hoạt động cho vay, đầu tư như: cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ; - Bảo lãnh, tái bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; - Các hoạt động Thanh toán và Tài trợ thương mại bao gồm: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (visa, master card…), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, internet Banking, Phone Banking, SMS Banking; - Ngân quỹ gồm có mua, bán ngoại tệ (hợp đông kỳ hạn, hoán đổi, giao ngay); - Bên cạch đó còn có các hoạt động khác như là: khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tư vấn đầu tư và tài chính, cho thuê tài chính… 3.4. TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HUY ĐỘNG VỐN 3.4.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tiên để có một cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang chúng ta sẽ cùng xem xét về thu nhập, chi phí cũng như lợi nhuận trước thuế của ngân hàng được thể hiện sau đây: Thu nhập: Quan sát thu nhập qua 3 năm của ngân hàng Vietinbank chúng ta thấy năm 2011 thu nhập ngân hàng có chiều hướng tăng. Năm 2011 thu nhập tăng 44.901 triệu đồng, hay tăng 10,23% so với năm 2010. Nhưng điều này đã không lặp lại ở giai đoạn 2011-2012. Ở giao đoạn này, thu nhập đã giảm đi 49.299 triệu đồng, đồng nghĩa với giảm 10,19%. Chi phí: Cùng chung xu hướng với doanh thu, chi phí cũng có những biến động tương tự. Năm 2011 chi phí tăng 38.375 triệu đồng, hay tăng 9,59% 13 so với năm 2010 và năm 2012 chi phí giảm 190.556 triệu đồng, giảm 47,65% so với năm 2011. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tuyệt đối % (49.299) (10,19) 9,59 (190.556) (47,65) 6.526 16,83 (10.626) (23,46) % Thu nhập 438.912 483.813 434.514 44.901 10,23 Chi Phí 400.146 438.521 399.848 38.375 Lợi nhuận 38.766 45.292 34.666 2012/2011 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Nguyên nhân của những biến động trên chủ yếu phụ thuộc vào tình hình kinh tế khó khăn và sự biến động lãi suất trên thị trường. Những năm 2010-2012 là những năm kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam rất khó khăn. Thêm vào đó sự biến đổi mạnh trong chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước cũng tạo nên những thay đổi trên. Những năm 2010 lãi suất cho vay đang dần theo cơ chế tự do với thông tư 07/2010/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước, cho phép các ngân hàng thương mại cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các món vay trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, với cơ chế đều hành lãi suất mở này đang làm cho lãi suất ngân hàng có lúc lên cao ngất ngưỡng và lãi suất huy động thì giao động ở mức khoảng 11%-12%/ năm. Nhưng đến giữa năm 2011 và 2012 lãi suất đã bất đầu hạ dần và cho đến thời điểm hiện nay thì lãi suất huy động ở vào khoảng 6-7%/năm và lãi suất cho vay ngắn hạn giao động từ 9-10%/năm. Chính vì vậy, thu nhập và chi phí của ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều vì thu nhập và chi phí chủ yếu là từ những hoạt động liên quan đến lãi. Lợi nhuận: Những biến động về thu nhập và chi phí đã góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng có nhiều thay đổi. Lợi nhuận năm 2011 tăng 6.526 triệu đồng, hay tăng 16,83% so với năm 2010. Tình hình năm 2012 so với 2011 không mấy khả quan khi lợi nhuận giảm 10.626 triệu đồng, tức giảm 23,46%. Sau khi quan sát kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang trong những năm qua ta thấy được sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng này. Tuy nhiên hoạt động trong những năm tới đây vẫn là một dấu chấm hỏi. Để giải đáp một phần cho dấu chám hỏi này thì kết quả hoạt động kinh doanh 14 của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 dưới đây sẽ tạo một bước đà nhằm dự đoán xu hướng của những năm tiếp theo. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % Thu nhập 216.860 238.806 21.946 10,12 Chi phí 198.235 209.292 11.057 5,58 18.625 29.514 10.889 58,46 Lợi nhuận Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Đối với 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập đã tăng trở lại với tỷ lệ tăng 10,12% và con số tuyệt đối là 21.946 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí cũng tăng tuy nhên không tăng nhanh bằng thu nhập, chi phí ở 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng thêm 5,58% so với 6 tháng đầu năm 2012 hay tăng 11.057 triệu đồng. Nguyên nhân của quá trình tăng trưởng này là do ngân hàng đã dần ổn định sau thời kỳ kinh tế khó khăn. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng dần đi vào nề nếp làm cho lượng vốn huy động cũng như dư nợ cho vay đang tăng dần lên. Hơn nữa nhờ vào những chính sách phát triển kinh tế địa phương, ưu tiên phát triển về các lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp của vùng cũng góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng trở nên sôi động. Tuy rằng chi phí hoạt động của ngân hàng có tăng trong thời gian qua tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập lại là con số dáng kể. Nhờ vào đó mà lợi nhuận của ngân hàng đã tăng lên đến 58,46% làm cho tổng giá trị tuyệt đối của lợi nhuận tăng thêm 10.889 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. 3.4.2. Phân tích tình hình huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp 3.4.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng Để hiểu rõ hơn về những biến động cụ thể tác động tới lợi nhuận của ngân hàng chúng ta sẽ cùng xem xét tình hình huy động vốn trong thời gian qua. Trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn. Khối lượng vốn của khách hàng doanh nghiệp chiếm gần 50% tổng vốn huy 15 động của ngân hàng. Chính vì chiếm một phần lớn trong tổng vốn huy động nên bất cứ một thay đổi nào trong khối lượng vốn này cũng điều ảnh hưởng lớn đến ngân hàng. Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % KHDN 693.878 710.965 727.839 17.087 2,46 16.874 2,37 KHCN 408.539 673.015 706.197 264.476 64,74 33.182 4,93 61.192 128.710 266.294 Khác Tổng 67.518 110,34 120.860 83,10 1.163.609 1.512.690 1.700.330 349.083 30,00 187.639 12,40 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Năm 2011 tổng lượng vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp là 710.966 triệu đồng, tăng 17.087 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,46%.Ở giai đoạn này trần lãi suất huy động rất cao, lên đến 14%/năm theo thông tư 02/2011/TT-NHNN. Nhưng huy động vốn khách hàng doanh nghiệp vẫn không tăng nhanh do lãi suất cho vay còn khá cao nên đã ảnh hưởng đến tình hình huy động của ngân hàng. Do các doanh nghiệp không đơn thuần đến ngân hàng để gửi tiếp kiệm sinh lợi như khách hàng cá nhân mà chủ yếu đó là các khoản tiền thanh toán tạm thời nhàn rỗi. Tương tự như vậy, năm 2012 cũng tăng 16.874 triệu đồng so với năm 2011, Tuy tỷ lệ tăng ở hai giai đoạn không nhanh, năm 2011 tăng 2,46 % so với năm 2010 và năm 2012 tăng 2,37% so với năm 2011, nhưng đây cũng là những con số khả quan trong tình hình kinh tế khó khăn. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là những hoạt động về lãi. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn tăng lên nhưng chi phí lại giảm trong giai đoạn 2011-2012 là do thị trường lãi suất đã hạ nhiệt, lãi suất huy động trong năm 2012 đã được ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm đến 6 lần từ mức 14% xuống còn 9% đối với các kỳ hạn ngắn hạn. Khác với khách hàng doanh nghiệp, khác hàng cá nhân là đối tượng gửi tiền phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi. Chính vì vậy lãi suất tăng sẽ dẫn đến huy động từ đối tượng này tăng và ngược lại. Năm 2011 lãi suất huy động vẫn ở mức cao giúp ngân hàng huy động từ khách hàng cá nhân tăng 264.476 triệu đồng, tương ứng tăng 64,74% so với năm 2010. Đến năm 2012 huy động tăng 16 chậm chỉ còn mức 4,93%, hay tăng 33.182 triệu đồng về giá trị tuyệt đối so với năm 2011. Bên cạnh hai đối tượng chính là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, chi nhánh Vietinbank An Giang còn huy động từ các định chế tài chính và kho bạc nhà nước cụ thể như sau: Năm 2011huy động từ đối tượng này tăng 349.083 triệu đồng, tương ứng tăng 30% so với năm 2010. Năm 2012 huy động tăng chậm hơn ở mức 12,4%, hay tăng 187.639 triệu đồng so với năm 2011. Bên cạnh những tăng trưởng của huy động trong thời gian qua thì tình hình huy động 6 tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy những bước tiến khả quan như sau: Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn của Vietinbank An Giang ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu KHDN KHCN Khác Tổng 6T/2012 720.503 690.465 239.247 1.650.215 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối % 877.371 156.868 21,77 753.413 62.948 9,12 204.571 (34.676) (14,49) 1.835.355 185.140 11,22 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Tuy tình hình giai đoạn vừa qua huy động khách hàng doanh nghiệp tăng không nhanh lắm nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 lượng huy động vốn tăng thêm 156.869 triệu đồng. Tỷ lệ tăng của hoạt động này khá nhanh, tăng đến 21,77 % so với 6 tháng đầu năm 2011. Nhờ áp dụng lãi suất khá cạnh tranh và có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng, ngân hàng đã dần chiếm được lòng tin của khách hàng và ngày càng nhiều khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh An Giang. Chính điều này đã góp phần làm cho lượng vốn huy động được đang ngày càng tăng lên. Góp phần vào tổng huy động của chi nhánh Vietibank An Giang còn có huy động từ khách hàng cá nhân. Ở 6 tháng đầu năm 2013 huy động từ khách hàng cá nhân tăng 62.948 triệu đồng, tương ứng tăng 9,12% so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó các đối tượng khác lại giảm 14,49% , tức giảm 34.676 triệu đồng về mặt giá trị so với 6 tháng đầu năm 2012. 17 3.4.2.2. phân tích tình hình huy động vốn khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ Đi sâu vào tình hình huy động của Vietinbank An Giang chúng ta có thể quan sát thấy huy động từ VND tăng trưởng ổn định qua 3 năm vừa qua. Tuy nhiên huy động ngoại tệ thì có nhiều biến động hơn. Những biến động cụ thể sẽ được trình bài trog bảng sau đây: Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ ở giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng 2010 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt Tuyệt % % đối đối 15.842 2,65 34.356 5,61 1.246 1,28 (17.482) (17,77) 17.088 2,46 16.874 2,37 2012 596.735 612.577 646.933 97.143 98.388 80.906 693.878 710.965 727.839 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Về mặt huy động theo đơn vị tiền tệ đối với Vietinbank chi nhánh An Giang thì nội tệ vẫn chiếm phần lớn trong tổng huy động của khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên dù là ngoại tệ hay nội tệ điều có những biến động riêng của nó. Huy động nội tệ từ doanh nghiệp đánh dấu một bước tăng trưởng ổn dịnh trong giai đoạn qua. Năm 2011 huy động tăng 15.842 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,65% so với năm 2010. Tương tự như vậy năm 2011 huy huy động cũng tăng 34.356 triệu đồng, hay tăng 5,61% so với năm 2011. Đối với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp thì không chỉ phụ thuộc vào lãi suất huy động cao hay thấp mà còn phụ thuộc vào lãi suất cho vay và chất lượng dịch vụ của ngân hàng vì nguồn vốn của khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là nguồn tiền thanh toán của khách hàng hay lượng vốn tạm thời chưa dùng đến, các nguồn này sẽ nhanh chóng được sử dụng trả lãi hay gốc đến hạn của các khoản vay ngân hàng. Chính vì vậy nếu lãi huy động ưu đãi nhưng lãi suất cho vay không cạnh tranh và dịch vụ không tốt cũng làm cho lượng huy động giảm. Ở ngân hàng Vietinbank An Giang tuy lãi suất huy động có thấp hơn các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng đổi lại lãi suất cho vay cũng tương đối ưu đãi hơn và ngân hàng đáp ứng được nhu cầu thanh toán, sử dụng các dịch vụ khác nên lượng vốn huy động ngày càng tăng. Về tình hình ngoại tệ, huy động ngoại tệ có nhiều biến động bất thường hơn đồng nội tệ. năm 2011 huy động ngoại tệ tăng nhẹ với tỷ lệ là 1,28% và 18 con số tuyệt đối là 1.246 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2012 huy động ngoại tệ lại quay đầu giảm 17.482 triệu đồng, tương ứng với giảm đến 17,77% so với năm 2011. Sự biến động về tỷ giá là nguyên nhân chính dẫn đến các biến động trên. Tỷ giá năm 2011 có nhiều biến động bất thường hơn những năm gần đó, ở năm này tỷ giá ngoại tệ so với VND có nhiều biến động do những chính sách điều hành tỷ giá khác nhau trong từng thời kỳ, sau cơn sốt giá tháng 2 năm 201, tỷ giá tăng đến khoản 1.800 đồng so với mức giá khoản 18.900 VND/USD của thời điểm trước đó, những tháng sau đó tỷ giá có sự tăng giảm qua tưng thời kỳ như biên độ nhỏ hơn và tiếp tục tăng nhẹ ở những tháng cuối năm, nâng tỷ giá lên mức khoản 20.800 VND/USD, sự tăng nhẹ trở lại ở những tháng cuối năm đã thắp hy vọng cho các nhà đầu tư ngoại hối sinh lợi nên năm 2011 huy động ngoại tệ đã tăng nhưng không nhanh lắm. Sau bài học kinh nghiệm từ năm trước năm 2012 doanh nghiệp thận trọng hơn trong quyết định dự trữ ngoại tệ. Hơn thế nữa tình hình kinh tế năm này cũng nhiều khó khăn hơn, mặc dù tỷ giá ở năm này ít biến động hơn so với năm trước nhưng các doanh nghiệp vẫn e ngại nắm giữ ngoại tệ nên huy động ngoại tệ giảm ở năm này. Tuy không thể hiện hết giá trị của toàn năm như phần trên nhưng bảng 3.6 sau đây sẽ thể hiện một phần xu hướng của năm 2013 tiếp theo sau đây. Bảng 3.6: Tình hình huy động vốn khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng 6T/2012 6T/2013 633.682 86.821 720.503 779.960 97.412 877.372 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % 146.278 23,08 10.591 12,20 156.869 21,77 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Với những biến động nhiều khả quan hơn so với giai đoạn trước, huy động nội tệ từ khách hàng doanh nghiệp ở 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng tuyệt đối 146.278 triệu đồng và tăng tương đối 23,08% so với 6 tháng đầu 2012. Ở thời điểm này dư nợ khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng, từ những nhu cầu tăng lên của nguồn vốn vay và các hoạt động kinh doanh ngày càng sôi động đã góp phần thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng mặt dù lãi suất hiện nay tại ngân hàng chỉ bình ổn ở mức 6,5% cho các món ngắn hạn. Nguồn ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng 10.591 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng tương đối 19 12,20%. Ở những tháng đầu năm này chủ yếu là các hoạt động xuất khẩu nên lượng ngoại tệ về nhiều, thêm vào đó tỷ giá ngoại tệ hiện nay đang rất cao nên dự trữ ngoại tệ sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. những nhân tố này đã làm cho huy động ngoại tệ tăng nhanh như hiện nay. 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1 Thuận lợi Địa bàn hoạt đông của ngân hàng chủ yếu trên địa bàn tỉnh An Giang với nguồn nông sản lúa gạo nguyên liêu phong phú và nguồn thủy sản dồi dào. Chính vì vậy các hoạt động cho vay trên lĩnh vực nông nghiệp chiếm một phần rất quan trong đối với ngân hàng. Hơn nữa trụ sở của ngân hàng đặt ở khu vực trung tâm thành phố Long Xuyên, đây là đầu mối giao thương lớn nhất trên địa bàn tỉnh An Giang nên ngân hàng cũng có nhiều thuận lợi trong các hoạt động huy động và cho vay công thương nghiệp. 3.2.2. Khó khăn An Giang là một tỉnh với nhiều khu vực nông thôn, các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẽ không tập trung và đa phần người dân có thói quen sử dụng tiền mặt. Chính vì vậy các hoạt động của ngân hàng chủ yếu phổ biến ở trung tâm thành phố còn những địa phương khác thì chưa được phổ biến. Bên cạnh đó tính chất của các doanh nghiệp nhỏ lẻ và hộ cá nhân sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong quản lý nguồn vốn huy động cũng như cho vay 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 4.1.1. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh hoạt động huy động mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng sẽ là hoạt động sử dụng vốn và mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng này thì vấn đề cần xem xét đầu tiên là doanh số cho vay của ngân hàng trong những năm vừa qua. Bảng 4.1: Doanh số cho vay của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 Chỉ tiêu KHDN KHCN Tổng 2010 2011 1.370.953 1.923.657 3.294.610 2012 Tuyệt % đối 1.630.661 1.685.064 259.708 18,94 2.103.964 2.261.724 180.307 9,37 3.734.625 3.946.788 440.015 13,36 2012/2011 Tuyệt đối 54.403 157.760 212.163 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang 4.000.000 3.500.000 3.000.000 2.500.000 2.103.964 2.261.724 1.923.657 KHCN 2.000.000 KHDN 1.500.000 1.000.000 1.370.953 1.630.661 1.685.064 500.000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Hình 4.1: Doanh số cho vay giai đoạn 2010-2012 21 % 3,34 7,50 5,68 Tuy rất khó khăn khi tìm kiếm một khách hàng doanh nghiệp và rủi ro mà ngân hàng phải chịu cũng cao hơn so với khách hàng cá nhân tuy nhiên khách hàng doanh nghiệp lại có đặc điểm là số lượng ít nên quá trình quản lý và kiểm soát cũng dễ hơn khách hàng cá nhân. Thêm vào đó quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về chất lương và số lượng. Chính vì vậy lượng vốn vay của khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm một phần quan trọng đối với ngân hàng. Nhìn chung tình hình doanh số cho vay của Vietinbank tăng liên tiếp qua ba năm. Năm 2011 đã tăng 259.708 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 118,94% về số tương đối so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 54.403 triệu đồng so với năm hay 2011. Tỷ lệ tăng ở năm này tương đối thấp, chỉ ở mức 3,34% so với năm 2011. Để giải thích cho những thay đổi trên điều đầu tiên phải nói đến là chính sách lãi suất của nhà nước. Các chính sách này đang giúp doanh nghiệp dần tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Và với vị thế là một trong 5 ngân hàng lớn có vốn cổ phần nhà nước nên lãi suất của ngân hàng Vietinbank cũng đã giảm dần theo cơ chế điều hành lãi suất của nhà nước. Bên cạnh đó việc đầu tư cho vay vốn lưu động đang dần tăng lên cũng góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng đáng kể khi chỉ với một lượng vốn nhất định khách hàng doanh nghiệp có thể quay vòng vốn rất nhiều lần làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng cao. Hơn thế nữa sự ổn định trong kinh tế vĩ mô, cũng như kinh tế địa phương ngày càng giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định hơn. Và sự kỳ vọng vào lãi suất sẽ ngày càng giảm để giúp cho các doanh nghiệp phát triển như mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách cũng đang góp phần thu hút khách hàng doanh nghiệp về với nguồn vốn của ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Tuy có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên với rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng địa bàn nên việc tìm kiến khách hàng rất khó khăn. Kênh tiếp cận khách hàng mới của ngân hàng chủ yếu dựa vào trung tâm thông tin khách hàng (CIC) và sự quen biết. Tuy nhiên hiện nay thông tin cũng chưa thật sự minh bạch khi CIC chỉ cung cấp thông tin về lượng vốn và một số thông tin cơ bản khác về doanh nghiệp chứ thực sự không biết mức độ tín nhiệm, uy tính của khách hàng. Chính vì vậy dù biết được doanh nghiệp nhưng ngân hàng vẫn rất thận trọng trong tìm kiếm khách hàng. Ngoài khách hàng doanh nghiệp thì bộ phận còn lại là của khách hàng cá nhân. Trong những năm qua hoạt động cho vay của những đối tượng khách 22 hàng này khá ổn định. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 180.307 triệu đồng về mặt tuyệt đối và tăng 9,37% về mặt tương đối so với năm 2010. Tương tự như vậy năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng 157.760 triệu đồng, hay tăng 7,50% so với năm 2011. Sự tăng trưởng của hai nhóm khách hàng này đã góp phần làm cho tổng doanh số cho vay năm 2011 tăng thêm 440.015 triệu đồng, tương ứng tăng 13,36% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số này lại tiếp tục tăng 212.163 triệu đồng, hay tăng 5,68% so với năm 2011. Tiếp theo của năm 2012 sẽ là 6 tháng đầu năm 2013. Ở giai đoạn này tình hình doanh số cho vay tăng trưởng không nhanh nhưng cũng góp phần tạo bước đà cho năm mới. Bảng 4.2: Doanh số cho vay ở 6 tháng đầu 2012, 2013 Chỉ tiêu KHDN KHCN Tổng 6T/2012 1.111.044 1.620.161 2.731.205 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối % 1.125.830 14.786 1,33 1.824.612 204.451 12,62 2.950.442 219.237 8,03 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Sáu tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy sự khởi sắc trong tình hình cho vay. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đã tăng 14.786 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng lên là 1,33 %. Tuy tăng lên một lượng vốn lớn nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 không nhanh lắm Hoạt động cho vay ở ngân hàng trong giai đoạn này không mấy khả quan trong tình hình kinh tế tăng trưởng chậm và sự cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt. Lãi suất gần như không có sức cạnh tranh mạnh vì đa phần các ngân hàng trên thị trường đều có mức lãi suất ngang ngữa nhau. Đối với những khách hàng doanh nghiệp có tiềm năng thì hầu như đã được các ngân hàng đều ưu đãi cho vay. Chính vì vậy mà việc tìm kiếm khách hàng mới rất khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ hay tài sản đảm bao không đủ thì ngân hàng lại không dám cho vay vì bài học nợ xấu trong thời gian qua trên thị trường đã làm cho các ngân hàng ngày càng thận trọng hơn. Góp một phần không nhỏ vào tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh là doanh số cho vay của khách hàng cá nhân. Mặt dù lượng vốn của mỗi khách hàng không lớn nhưng bù lại khách hàng cá nhân lại có số lượng đông nên doanh số cho vay của khách hàng này chiếm một phần rất lớn. Tính đến thời 23 điểm cuối tháng 6 năm 2013 thì doanh số cho vay khách hàng cá nhân đã tăng được 204.451 triệu đồng, tương ứng tăng 12,62% so với quý II năm 2012. 4.1.1.1. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp. Đi sâu vào phân tích doanh số cho vay chúng ta sẽ thấy khách hàng doanh nghiệp gồm có hai đối tượng chính là khách hàng doanh nghiệp lớn và vừa và nhỏ. Những biến động cụ thể trong doanh số cho vay của hai đối tượng này sẽ được thể hiện cụ thể sau đây. Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 DN lớn 701.928 DN vừa và 669.025 nhỏ Tổng 1.370.953 2011 2012 852.836 876.233 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt Tuyệt % % đối đối 150.908 21,50 23.397 2,74 777.825 808.831 108.800 16,26 31.006 3,99 1.630.661 1.685.064 259.708 18,94 54.403 3,34 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Doanh số cho vay từ những doanh nghiệp lớn chiếm một lượng lớn trong tổng doanh số cho vay của phòng khách hàng doanh nghiệp. Qua ba năm giá trị của doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn luôn lớn hơn các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ. Cụ thể tình hình biến động doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn như sau: Năm 2011 doanh số cho vay tăng tuyệt đối 150.908 triệu đồng, và tăng tương đối 21,50% so với năm 2010. Tiếp theo ở năm 2012 doanh số cho vay tăng thêm 23.397 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tăng tương đối 2,74% . Những doanh nghiệp lớn của ngân hàng là những doanh nghiệp đã hoạt động rất lâu trên thương trường và một số doanh nghiệp có vốn nhà nước nên có nguồn lực tài chính mạnh và khá ổn định. Những doanh nghiệp này cũng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng rất lâu năm nên ngân hàng có thể dễ dàng hiểu được đặt tính kinh doanh và uy tính của khách hàng. Tuy nhiên những đối tượng này thường rất được các ngân hàng ưu đãi và dùng nhiều biện pháp thu hút khách hàng này về với họ. Hơn nữa các doanh nghiệp lớn cũng thường có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng cùng lúc nên sẽ rất dễ so sánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng khác nhau và khả năng họ thay đổi ngân hàng để vay vốn hay tiến hành nhận nợ của các ngân hàng khác nhiều hơn là rất cao nếu chất lượng phục vụ 24 cũng như lãi suất của ngân hàng không ưu đãi so với những đối tượng cạnh tranh khác. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở năm 2011 tăng 108.800 triệu đồng, hay tăng 16,26% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 31.006 triệu đồng so với năm 2011 và tỷ lệ tăng tương đối là 3,99%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang là đối tượng được Bộ Công Thương giúp đỡ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng này theo chỉ thị số 13/CT - BCT nên Vietinbank cũng chủ động các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp này với chính sách lãi suất khá mềm làm cho doanh số cho vay tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên vì là một doanh nghiệp nhỏ nên các đối tượng này rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của kinh tế, những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế sẽ gây cho các doanh nghiệp này rất nhiều khó khăn vì họ không có đủ khả năng để chống chọi với những thay đổi cũng như là không lập được những kế hoạch cụ thể và định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa sự quan lý không chặt chẽ của các cơ quan nhà nước và sự minh bạch của thông tin chưa được đánh giá cao đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình giải ngân vốn cho khách hàng và làm cho doanh số cho vay tăng trưởng chậm hơn. Bảng 4.4: Doanh số cho vay giai theo loại hình doanh nghiệp ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Chỉ tiêu DN lớn DN vừa và nhỏ Tổng 6T/2012 725.745 385.299 1.111.044 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối % 736.534 10.789 1,49 389.296 3.997 1,04 1.125.830 14.786 1,33 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Về tình hình cho vay 6 tháng đầu năm 2013, ở giai đoạn này doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ kể cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay của doanh nghiệp lớn tăng tương đối 1,49% và tăng tuyệt đối 10.789 triệu đồng. Tương tự như vậy ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 1,04% hay tăng 10.788 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Qua những số liệu trên cho thấy hoạt động giải ngân cho vay vốn đang tăng trưởng chậm các chính sách ưu đãi lãi suất đang giảm dần sức ảnh hưởng với khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay vì các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để chào những lãi suất ưu đãi hơn nhằm thu hút khách hàng. Mặt dù số lượng doanh nghiệp của tỉnh khá lớn, tổng số doanh nghiệp theo thống kê tại báo cáo kinh 25 tế xã hội của tỉnh An Giang cuối năm 2012 lên đến 5.450 doanh nghiệp nhưng trong đó đa phần là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên những đối tượng này trong tương lai có thể là khách hàng tiềm năng của ngân hàng nhưng hiện tại ngân hàng vẫn phải rất chặt vặt mới tìm được khách hàng. 4.1.1.2. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn Để phân tích cụ thể hơn doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp thì ngoài xem xét theo khía cạnh loại hình doanh nghiệp còn cần phải xem xét về kỳ hạn của nguồn vốn vay để có thể biết và dự đoán được nguồn vốn cho chi nhánh. Bảng 4.5: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/210 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 1.338.098 1.595.447 1.642.517 257.349 19,23 47.070 2,95 Trung và 32.855 35.214 42.547 2.359 7,18 7.333 20,82 dài hạn Tổng 1.370.953 1.630.661 1.685.064 259.708 18,94 54.403 3,34 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Về kỳ hạn của nguồn vốn vay, đối với các doanh nghiệp thì nguồn vốn ngân hàng thường là tài trợ cho nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Đối với Vetinbank An Giang thì cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Qua 3 năm từ 2010-2012 thì cho doanh số cho vay ngắn hạn đã chiếm trên 97% tổng doanh số cho vay của năm. Ở năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng lên được 257.349 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,23 % so với năm 2010. Trong giai đoạn này doanh số cho vay ngắn hạn lớn và tăng khá nhanh, đây là giai đoạn khá thuận lợi đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhưng đến năm 2012 thì tốc độ tăng đang dần chậm lại. năm 2012 doanh số cho vay tăng thêm 47.070 triệu đồng, tức là chỉ tăng thêm 2,95% so với năm 2011. Đây là một giai đoạn khó khăn của ngân hàng. Khi nói đến giai đoạn 2010 – 2011 doanh số cho vay tăng rất nhanh là do năm 2010 lãi suất cho vay rất cao, khoản 14% – 15%, làm cho doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Thêm vào đó nếu vay được vốn ngân hàng nhưng lãi suất quá cao thì doanh nghiệp cũng không tìm được lối thoát sinh lãi cho mình. Đến năm 2011, ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động ở mức 14% làm cho các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc giảm lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp phát triển hơn và chính sách khuyến khích 26 của địa phương đã giúp các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhiều hơn. Chính vì vậy mà doanh số cho vay năm 2011 lại tăng nhanh hơn so với năm 2010 rất nhiều. Giai đoạn 2011 – 2012 tiếp theo lại đánh dấu một giai đoạn khó trong hoạt động cho vay. Ở cuối năm 2012 lãi suất đã khá mềm chỉ ở mức khoản 10%. Nhưng sự cạnh tranh lãi suất và lôi kéo khách hàng ngày càng gay gắt trong khi doanh nghiệp trong địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu về vốn và khả năng quay vòng vốn còn hạn chế. Thêm vào đó năm 2012 tình hình kinh tế tăng trưởng khá chậm. Các con số kế hoạch được đề ra ở năm 2012 đã không được thực hiện như ý muốn. Theo thống kê trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 ước tính cuối năm 2012 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 8,45% thấp hơn mức kế hoạch là 12,5% và kinh ngạch xuât nhập khẩu của tỉnh chỉ đạt 96,6% so với mức kế hoạch đề ra. Ngoài ra các ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trong công tác cho vay vốn vì các ngân hàng rất sợ tình trạng không giải ngân được nhưng lại càng sợ tình hình nợ xấu hơn nữa. Chính vì vậy các ngân hàng luôn tìm những khách hàng có tài sản đảm bảo hay có tình hình kinh doanh tốt để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Bên cạch các hoạt động cho vay ngắn hạn còn có các khoản vốn cho vay trung và dài hạn. Năm 2011doanh số cho vay trung và dài hạn tăng thêm 2.359 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 7,18 % về số tương đối. Đến giai đoạn 2012 -2011 thì doanh số cho vay tăng nhanh hơn. Năm 2012 doanh số cho vay tăng tuyệt đối thêm 7.333 triệu đồng và tăng tương đối 20,82% so với năm 2011. Những thay đổi này chủ yếu được giải thích bởi biến động thị trường lãi suất những năm qua. Năm 2011 lãi suất tuy có giảm nhưng đối với các món trung và dài hạn lãi suất vẫn còn rất cao nên các doanh nghiệp vẫn khó có thể vay vốn được. Đến năm 2012 lãi suất đã hạ dần kể cả các món trung và dài hạn nên doanh số cho vay đã tăng lên nhiều. Những biến động trong doanh số cho vay ngắn hạn cũng như trung và dài hạn đã làm cho tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi. Năm 2011 tổng doanh số cho vay tăng thêm 259.708 triệu đồng. tương ứng với mức tăng 18,94% so với năm 2010. Còn ở năm 2012 tổng doanh số cho vay này cũng tăng nhưng không nhanh lắm, tăng 54.403 triệu đồng và tăng 3,34% về mặt tương đối. Cùng với doanh số cho vay theo kỳ hạn của khách hàng doanh nghiệp trong 3 năm qua thì doanh số cho vay theo kỳ hạn ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng góp phần nói lên thực trạng doanh số cho vay của ngân hàng. 27 Bảng 4.6: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 6T/2012 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 6T/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % 5.119 0,47 1.087.959 1.093.078 23.085 32.752 9.667 41,88 1.111.044 1.125.830 14.786 1,33 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Đối với 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay lại tiếp tục tăng chậm. Tính đến thời điểm này doanh doanh số cho vay ngắn hạn chỉ tăng thêm 5.119 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,47% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn đối với doanh số cho vay trung và dài hạn tuy tăng đến 41,88% nhưng do tỷ lệ quá nhỏ nên tổng doanh số cho vay chỉ tăng 1,33% so với quý II năm 2012. Như đã trình bày ở trên, việc tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp trong thời điểm cạnh tranh hiện nay là rất khó. Chính vì vậy doanh số cho vay chủ yếu là từ những khách hàng cũ đã gắn bó với ngân hàng. Ngoài ra thủ tục hành chính của ngân hàng còn khá rườm rà và phức tạp nên việc một khách hàng doanh nghiệp chuẩn bị thủ tục, hồ sơ cho ngân hàng tiến hành thẩm định phải mất nhiều thời gian và chi phí. Đặc biệt đối với các khách hàng đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác thì càng khó hơn. 4.1.1.3. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn Phân tích kỹ hơn về từng mực đích sử dụng của doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp chúng ta có thể hiểu được nguồn vốn của ngân hàng được đầu tư cho những lĩnh vực cụ thể nào. Đều đó sẽ được trình bày sau đây. Đối với các lĩnh vực y tế, hạ tầng – công nghiệp và thương nghiệp – dịch vụ thì doanh số cho vay của lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ là lớn nhất mặt dù dư nợ của lĩnh vực này không lớn hơn nhiều so với lĩnh vực khác nhưng vòng quay vốn tính dụng lại nhanh hơn nhiều, trung bình trong lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ quay vòng vốn từ 4 – 8 vòng/năm, có doanh nghiệp có thể quay đến 12 vòng/năm nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này rất cao. Ngoài ra các thế mạnh của An Giang là các lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản và thủy sản lại là một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển trong giai đoạn gần đây nên doanh số cho vay của ngành này tăng nhanh. Năm 2011 doanh số cho vay đối với thương nghiệp, dịch vụ tăng 127.981 triệu đồng, hay tăng 21,71% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay của lĩnh vực này 28 cũng tăng nhưng không nhanh như giai đoạn trước. Doanh số cho vay chỉ tăng thêm được 32.362 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 4,51% so với năm 2011 do sự khó khăn trong toàn ngành kinh tế. Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 Y tế 342.738 375.052 Hạ tầng - Công 438.705 538.118 nghiệp Thương nghiệp 589.510 717.491 - Dịch vụ Tổng 1.370.953 1.630.661 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 379.139 32.314 9,43 4.087 1,09 556.072 99.413 22,66 17.954 3,34 749.853 127.981 21,71 32.362 4,51 1.685.064 259.708 18,94 54.403 3,34 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Đứng thứ hai về lượng trong doanh số cho vay là lĩnh vực hạ tầng – công nghiệp. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 538.118 triệu đồng, tăng 99.413 triệu đồng, tương ứng tăng 22,66% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay đối với hạ tầng – công nghiệp cũng cùng chung xu hướng với các lĩnh vực khác, năm 2012 doanh số cho vay lĩnh vực này tăng chậm ở mức 3,34%, hay tăng tuyệt đối 32.362 triệu đồng so với năm 2011. Đối với những ngành này vòng quay vốn không nhanh như thương nghiệp và dịch vụ trung bình khoảng 2-3 vòng/ năm nên doanh số cho vay của lĩnh vực này thấp hơn thương nghiệp – dịch vụ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu, cũng là ngành phát triển mạnh nhất của tỉnh, là một trong sáu ngành công nghiệp mũi nhọn được chính phủ phê duyệt trong khuôn khổ chương trình công nghiệp hóa hợp tác với Nhật bản nên doanh số cho vay của ngành này sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số cho vay của lĩnh vực y tế, Năm 2011 doanh số cho vay y tế đạt 375.052 triệu đồng, tăng 32.314 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 doanh số cũng đạt khá cao lên đến 379.139 triệu đồng, tăng 4.087 triệu đồng, tức tăng 1,09%, tỷ lệ tăng thấp hơn rất nhiều so với năm 2011. Sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp rất nhiều, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. 29 Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 20102012 Chỉ tiêu Y tế Hạ tầng - Công nghiệp Thương nghiệp - Dịch vụ Tổng 6T/2012 6T/2013 255.540 254.438 366.644 376.027 488.860 495.365 1.111.044 1.125.830 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % (1.102) (0,43) 9.383 2,56 6.505 1,33 14.786 1,33 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Ở những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế diễn ra không mấy khả quan, những tháng này tăng trưởng vẫn còn chậm nên hoạt động của ngân hàng cũng chỉ tăng chậm và thậm chí còn giảm nhẹ. Trong khi đó việc tìm kiếm một khách hàng ngày càng khó khăn hơn nhiều trong thời buổi cạnh tranh mạnh như hiện nay. Chính những điều này đã làm cho doanh số cho vay sáu tháng đầu năm của lĩnh vực y tế giảm nhẹ ở mức 1.102 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,43%. Trong khi đó các lĩnh vực hạ tầng – công nghiệp và thương nghiệp – dịch vụ tương đối khả quan hơn khi đạt tỷ lệ tăng 2,56% và 1,33% so với 6 tháng đầu năm 2012 và giá trị tăng tuyệt đối lần lượt là 9.383 triệu đồng và 6.505 triệu đồng tương ứng cho từng ngành. 4.1.1.4. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ. Bên cạnh các mặt về loại hình doanh nghiêp, kỳ hạn hay mục đích sử dụng thì doanh số cho vay phân chia theo đơn vị tiền tệ cũng không kém phần quan trọng trong việc phân tích doanh số cho vay của chi nhánh. Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo đơn vị tiền tệ giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.110.472 1.353.449 1.381.752 242.977 21,88 28.303 2,09 260.481 277.212 303.312 16.731 6,42 26.100 9,42 1.370.953 1.630.661 1.685.064 259.708 18,94 54.403 3,34 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Quan sát bảng số liệu và biểu đồ ta thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay VND của ngân hàng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm cuối năm 2011 thì doanh số cho vay VND đã tăng 242.977 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,88% so với năm trước đó. Năm 2012 là một năm khó khăn hơn đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp. Chính vì vậy 30 các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cũng như khả năng quay vòng vốn cũng chậm lại. Những khó khăn như trên của doanh nghiệp đã gián tiếp ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng năm 2012, doanh số cho vay của năm này chỉ tăng được 2,09% thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của năm trước. Bên cạnh VND thì hoạt động cho vay bằng ngoại tệ cũng có nhiều biến động nhưng không nhiều bằng nội tệ, tình hình biến động cụ thể như sau: Năm 2011 doanh số cho vay tăng 16.731 triệu đồng, hay tăng 6,42%, so với năm 2010. Tiếp theo năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng thêm 26.100 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,42%. Sự tăng liên tục của doanh số cho vay ngoại tệ chủ yếu là do Vietinbank đang thực hiện các chính sách ưu đãi cho các lĩnh vực xuất nhập khẩu như chương trình giảm lãi suất chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, chương trình chung tay phát triển cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất cho vay ngoại tệ rất ưu đãi. Đây cũng là ngành được nhà nước khuyến khích đầu tư theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nghi quyết số 01/NQ-CP năm 2012, thêm vào đó An giang cũng là một trong những tỉnh có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cao trong cả nước, đặc biệt là các lĩnh vực xuất khẩu nông sản như gạo, rau quả xanh và cá tra, cá ba sa… Ngoài doanh số cho vay theo đơn vị tiền tệ ở năm 2010-2012, ta còn có doanh số cho vay theo đơn vị tiền tệ ở 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.10: Doanh số cho vay giai theo đơn vị tiền tệ ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng 6T/2012 888.835 222.209 1.111.044 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2013 6T/2013 Tuyệt đối % 913.173 24.338 2,74 212.657 (9.552) (4,30) 1.125.830 14.786 1,33 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Gần đây nhất là 6 tháng đầu năm 2013, Tính từ đầu năm đến cuối tháng 6 doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp tăng 24.338 triệu đồng, và tăng tương đối 2,74% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ lệ tăng trưởng thấp của doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2013 là do điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn và cũng chính vì hoạt động ngày càng khó khăn của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó dự đoán như hiện nay đã làm cho tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp ngày càng chậm hơn nên doanh số cho vay cũng tăng chậm hơn. 31 Ngược lại với nội tệ ngoại tệ lại giảm đi 4,30%, hay giảm 9.552 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặt dù nhà nước ta đang rất ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng Công thương An Giang cũng áp dụng nhiều chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng doanh số cho vay ngoại tệ vẫn giảm là do tâm lý e ngại sự biến động về tỷ giá của ngoại tệ. Thay vì phải chấp nhận rủi ro về tỷ giá rất khó có thể dự đoán thì các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các chương trình cho vay bằng đồng tiền trong nước nhưng có thể quy đổi ra ngoại tệ mạnh như đô-la Mỹ để có thể dễ dàng thanh toán và khi ngoại tệ về khách hàng sẽ bán ngay cho ngân hàng để lấy nội tệ trả nợ. Cách này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm đi rủi ro về tỷ giá biến động hàng giờ. 4.1.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng không chỉ có doanh số cho vay mà còn có doanh số thu nợ. Tình hình doanh số thu nợ trong nhưng năm qua sẽ thể hiện được chất lượng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Bảng 4.11: Doanh số thu nợ giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu KHDN KHCN Tổng 2010 2011 2012 1.242.209 1.500.041 1.805.508 1.972.858 3.047.717 3.472.899 1.562.172 2.063.068 3.625.240 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 257.832 20,76 62.131 4,14 167.350 9,27 90.210 4,57 425.182 13,95 152.341 4,39 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Triệu đồng 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 1.805.508 1.972.858 2.072.662 KHCN KHDN 1.242.209 1.500.040 1.554.360 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank An Giang Hình 4.2: Doanh số thu nợ của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 Đi cùng xu hướng với doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp, doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp cũng tăng qua 3 năm. Năm 2011 32 doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng đến 20,76%, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 257.832 triệu đồng. Chiếm một phần khá lớn trong tổng số doanh số thu nợ của ngân hàng. Chính vì vậy sự gia tăng của doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp đã góp phần làm cho tổng doanh số thu nợ tăng thêm 425.182 triệu đồng, hay tăng thêm 13,95% so với năm 2010. Tương tự như vậy ở năm 2012, doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp đã tăng tuyệt đối 62.131 triệu đồng và tăng tương đối 4,14% so với năm 2011. Tuy rằng doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp ở giai đoạn này cũng tăng nhưng tốc độ không nhanh như giai đoạn 2010 -2011 nên tổng doanh số thu nợ cũng chỉ tăng 4,39% so với năm 2011. Bên cạch việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn do lãi suất giảm làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng lên thì phương thức cho vay cũng góp phần làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng lên. Với cơ cấu vốn vay chủ yếu là ngắn hạn và khách hàng doanh nghiệp thường vay vốn với phương thức hạn mức tín dụng. Khi ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp thì lượng vốn có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào từng đối tượng, từng nhu cầu cụ thể cũng như lượng tài sản đảm bảo. Tuy nhiên đối với phương thức này khách hàng có quay vòng vốn từ 2-10 vòng/năm. Điều này giúp cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ là rất cao so với dư nợ. Ở năm 2012 doanh số thu nợ tăng chậm hơn giai đoạn trước. Ở đây không phải ngân hàng không thu được nợ mà do doanh số cho vay tăng chậm kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng chậm. Mặt khác trong giai đoạn này kinh tế của vùng cũng tăng trưởng chậm hơn, GDP ước tính chỉ tăng 8,45% so với năm 2011, hoạt động của doanh nghiệp có nhiều khó khăn hơn từ đó kéo theo khả năng quay vòng vốn kém đi làm doanh số thu nợ giảm. Tổng doanh số thu nợ của Vietinbank An Giang ngoài chịu tác động của doanh số thu nợ từ khách hàng doanh nghiệp còn chịu tác động từ doanh số thu nợ khách hàng cá nhân. Năm 2011 doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tăng 167.350 triệu đồng, hay tăng 9,27%. Tiếp đến năm 2012 doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tăng thêm 90.210 triệu đồng, hay tăng 4,57% so với năm 2011. Sau những giai đoạn tăng trưởng chậm ở năm 2012 thì năm 2013 là một năm kỳ vọng cho sự ổn định và tăng trưởng nhanh trở lại. Qua số liệu 6 tháng đầu năm 2013 dưới đây sẽ thể hiện một phần màu sắc của giai đoạn tới. Tình hình doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã tăng thêm 18.540 triệu đồng và tương ứng tăng 1,76% so với 6 tháng đầu 2012. Nguyên nhân của thay đối trên là do lượng vốn được quay 33 vòng nhanh cộng thêm việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi nợ đến hạn cũng góp phần làm cho việc thu nợ thuận lợi. Thêm vào đó tăng cường tiếp thị và tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng làm doanh số cho vay tăng lên kéo theo sự tăng của doanh số thu nợ vì phần lớn khách hàng vay vốn ngắn hạn. Ngoài ra còn có nhiều chương trình hạ lãi suất nhằm thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ cũng góp phần giúp cho hoạt động của ngân hàng thuận lợi. Bảng 4.12: Doanh số thu nợ ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 6T/2012 KHDN KHCN Tổng 1.053.505 1.516.036 2.569.541 6T/2013 1.072.045 1.712.184 2.784.229 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % 18.540 1,76 196.148 12,94 214.688 8,36 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Bên cạnh khách hàng doanh nghiệp, doanh số thu nợ của khách hàng cá nhân cũng tăng thêm 196.148 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với quý II năm 2012. Hai đối tượng khách hàng này đã góp phần làm cho tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 214.688 triệu đồng, hay tăng 8,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.1.2.1. Phân tích doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Sau khi quan sát thấy sự tăng trưởng trong doanh số cho vay đối với cả hai loại hình doanh nghiệp lớn và vừa và nhỏ thì chúng ta cũng phải xem xét doanh số thu nợ của các đối tượng này mới có thể đánh giá được sự an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 2012 Tuyệt Tuyệt % % đối đối 812.408 108.634 17,15 70.247 9,47 DN lớn 633.527 742.161 DN vừa 608.682 757.880 749.764 149.198 và nhỏ Tổng 1.242.209 1.500.041 1.562.172 257.832 24,51 (8.116) 20,76 62.131 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang 34 (1,07) 4,14 Doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động lâu và ổn định hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Chính vì vậy chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp này luôn rất cao nên hoạt động thu nợ đối với các doanh nghiệp này diễn ra thuận lợi trong giai đoạn vừa qua. Sự thuận lợi này thể hiện qua các con số sau: Năm 2011doanh số thu nợ tăng 108.634 triệu đồng, hay tăng 17,15% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ cũng tăng nhưng không nhanh như giai đoạn trước. Ở năm này doanh số thu nợ tăng tương đối 9,47% và tăng tuyệt đối 70.247 triệu đồng so với năm 2011. Mặt dù là doanh nghiệp lớn nhưng sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế trong năm này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp làm cho doanh số cho vay cũng tăng chậm hơn, từ đó làm cho doanh số thu nợ cũng tăng chậm. Bên cạnh doanh nghiệp lớn thì khách hàng của ngân hàng phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt dù không vay một lượng vốn lớn như doanh nghiệp lớn nhưng lại nhiều ở số lượng nên lượng vốn thu được từ các đối tượng này cũng chiếm một phần quan trọng trong doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp. Với những chính sách ưu tiên phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua kết hợp với những chương trình ưu đãi lãi suất của Vietinbank An Giang đã góp phần làm cho lượng vốn ở các đối tượng này tăng lên và doanh số thu nợ cũng tăng đến 24,51%, tương ứng với con số tuyệt đối là 108.634 triệu đồng. Năm tiếp theo tình hình lại trái ngược, năm 2012 doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ lại giảm 8.116 triệu đồng, tương ứng với giảm 1,07% so với năm 2011. Do là doanh nghiệp nhỏ nên những ảnh hưởng của kinh tế thị trường sẽ mang lại nhiều gắt rối trong hoạt động của doanh nghiệp. Mặt dù ngân hàng vẫn ưu đãi lãi suất cho các đối tượng này nhưng những khó khăn trên đã gián tiếp làm cho doanh số thu nợ giảm đi so với năm trước đó. Mở đầu năm 2013 với những con số biến động theo chiều hướng khách nhau ở hai đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đây sẽ đặt ra vấn đề cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của chi nhánh sau này Theo nguồn tổng hợp của ngân hàng Công thương An Giang thì doanh số thu nợ của khách hàng của khách hàng doanh nghiệp lớn đã giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là ở giai đoạn này doanh số thu nợ giảm 13.955 triệu đồng, hay giảm 1,97% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do những điều kiện khó khăn và khắc khe của công tác cho vay trung và dài hạn nên không phải doanh nghiệp nào ở An Giang cũng đáp ứng đủ điều kiện cho các món vay này. Chính vì vậy đa phần các món trung và dài hạn đều rơi vào các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó doanh số cho vay trung và dài hạn ở 6 tháng đầu 35 năm 2013 lại tăng nhanh nên doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn đã giảm đi so với 6 tháng đầu năm 2012. Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp ở quý II năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu DN lớn DN vừa và nhỏ Tổng 6T/2012 707.386 346.119 1.053.505 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối % 693.431 (13.955) (1,97) 378.614 32.495 9,39 1.072.045 18.540 1,76 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Với chiều hướng ngược lại so với doanh số cho vay doanh nghiệp lớn, doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 9,39%, tương ứng với con số tuyệt đối là 32.495 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Đối với các doanh nghiêp vừa và nhỏ tuy rằng đây là đang là đối tượng ưu tiên cho vay. Nhưng ngoài việc đáp ứng đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh tốt, kế hoạch trả nợ khoa học thì ngân hàng còn xem xét về uy tín của khách hàng nên nhiều khách hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Chính vì vậy khách hàng này chủ yếu vay dưới hình thức ngắn hạn và chính điều này đã làm cho doanh số thu nợ của những đối tượng này tăng nhanh khi doanh số cho vay tăng trong thời gian qua. 4.1.2.2. Phân tích doanh số thu nợkhách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn Với đặc thù đa phần là nông thôn, hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn nhỏ lẻ nên hoạt động cho vay của chi nhánh cũng chủ yếu là các món ngắn hạn. Chính vì vậy công tác thu nợ của các món này cũng sẽ chiếm phần lớn trong tổng doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp. Thêm vào đó việc thu nợ của các món vay này cũng tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí hơn nên việc quản lý công tác thu nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn là rất quan trọng. Bảng 4.15: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn ở giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 1.215.328 26.881 1.242.209 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 2011 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.492.701 1.518.684 277.373 22,82 25.983 1,74 7.340 43.488 1.500.041 1.562.172 (19.541) (72,69) 36.148 492,48 257.832 62.131 20,76 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang 36 4,14 Triệu đồng 1.490.113 1.514.277 1.600.000 1.400.000 1.215.328 1.200.000 1.000.000 800.000 600.000 400.000 40.083 200.000 26.881 9.928 0 2010 2011 2012 Ngắn hạn Trung và dài hạn Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank An Giang Hình 4.3: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo kỳ hạn ở giai đoạn 2010-2012 Doanh số thu nợ ngắn hạn đi cùng xu hướng với tổng doanh số thu nợ cũng như doanh số cho vay. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm. Năm 2011 tăng thêm 277.373 triệu đồng và tăng tương đối 22,82% so với năm 2010. Giai đoạn này doanh số thu nợ tăng nhanh do doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn nhiều hơn. Thêm vào đó thời hạn tối đa cho từng giấy nhận nợ có thể là 4 tháng, 6 tháng hay tối đa là một năm đối với từng khách hàng cụ thể. Chính vì vậy khi doanh số cho vay ngắn hạn của khách hàng doanh nghiệp tăng lên thì kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng khi ngân hàng đang có những khách hàng tốt, hoạt động ổn định. Năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng không nhanh như giai đoạn trước. Tổng kết đến cuối năm 2012 doanh số thu nợ này chỉ tăng 1,74% tương ứng với tỷ lệ tăng tuyệt đối là 25.984 triệu đồng so với năm 2011. Sự gia tăng chậm của giai đoạn này là do doanh số cho vay tăng chậm. Thêm vào đó các điều kiện kinh tế khó khăn trong năm 2012 cũng góp phần làm doanh số thu nợ chậm hơn. Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn thì có nhiều thay đổi hơn. Năm 2011 doanh số thu nợ giảm rất nhanh, giảm đến 19.541 triệu đồng, hay giảm 72,69% so với năm 2010. Ở giai đoạn này doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm vì đây là nguồn vốn trung và dài hạn và đến thời điểm này các nguồn vốn vẫn chưa đến hạn chính vì vậy mà làm cho doanh số thu nợ giảm. Đến giai đoạn 2011-2012 doanh số thu nợ đã tăng trở lại đến 492,44%, con số tăng tuyệt đối là 36.147 triệu đồng. Sự tăng lên của tình hình doanh số thu nợ ở giai đoạn này cho thấy lượng vốn trung và dài hạn này đang đến hạn nhanh chóng. Chính vì vậy nếu không tìm kiếm được khách hàng hoặc khách hàng cũ không tiếp tục vay vốn thì dư nợ trung và dài hạn sẽ giảm nhanh. 37 Tóm lại sự tăng lên của doanh số thu nợ ngắn hạn có thể là do khách hàng quay vòng vốn nhưng đối với các khoản trung và dài hạn nếu doanh số thu nợ tăng lên cũng đồng nghĩa với việc các món nợ sẽ đến hạn. Đứng trước tình hình này ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm khách hàng hoặc có những chính sách ưu đãi để giữ chân được khách hàng hiện tại. Góp một phần không nhỏ vào việc phản ánh tình hình thu nợ của ngân hàng có hiệu quả hay không là doanh số thu nợ ở 6 tháng đầu năm 2013 sau đây. Ở bảng này sẽ cho ta biết hoạt tín dụng của ngân hàng đang thuận lợi hay khó khăn trong những tháng đầu năm vừa qua. Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 6T/2012 6T/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % 11.958 1,16 1.028.831 1.040.789 24.674 31.256 6.582 26,68 1.053.505 1.072.045 18.540 1,76 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Gần đây nhất ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng 11.958 triệu đồng, tương ứng tăng 1,16% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn thời gian này lại tăng nhanh. Tính đến thời điểm 6 tháng đầu 2013 thì doanh số thu nợ trung dài hạn tăng 6.582 triệu đồng, tương ứng tăng 26,68% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của những thay đổi này chủ yếu là do vòng quay vốn của khách hàng. Các khoản vốn ngắn hạn sẽ được thu nợ nếu khác hàng có thể thu tiền hàng hóa và tiếp tục giải ngân trong giới hạn tín dụng nếu khách hàng cần mua hàng hóa. Chính điều này đòi hỏi ngân hàng phải thu nợ nhiều lần cũng như giải ngân nhiều lần trong hạn mức tín dụng đã cấp và việc đến hạn các khoản vay trung và dài hạn nên làm cho doanh số thu nợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó các món cho vay ngắn hạn phục vụ thu mua lúa gạo tạm trữ ở quyết định 331/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ cho phép các ngân hàng cho vay mua lúa, gạo tạm trữ ở mức lãi suất 9%/năm. Những món vay này được giải ngân chủ yếu trong thời gian mùa thu hoạch của nông dân nên góp phần kéo doanh số cho vay tăng lên. Nhưng do đặc điểm là ngắn hạn nên các món này sẽ được thu về nhanh chóng làm doanh số thu nợ tăng lên. 38 4.1.2.3. Phân tích doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn Sau khi quan sát doanh số thu nợ ở khía cạnh loại hình doanh nghiệp thì việc xem xét doanh số này theo mục đích sử dụng từ bảng 4.17 sẽ là một mặt khác hẳn. Đi sâu vào từng đối tượng cụ thể như là y tế, hạ tầng – công nghiệp và thương ngiệp – dịch vụ ta sẽ thấy những biến động như sau: Đầu tiên là Y tế : Đây là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số thu nợ nhưng đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm và đã đi vào hoạt động ổn định nên việc thu nợ diễn ra thuận lợi. Sự thuận lợi này thể hiện ở doanh số thu nợ năm 2011 tăng 52.250 triệu đồng, tương ứng tăng 18,29% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng chậm hơn rất nhiều theo đúng chiều hướng của doanh số cho vay. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 0,31% và giá trị tăng thêm là 1.044 triệu đồng so với năm 2011. Bên cạnh việc tăng doanh số thu nợ do doanh số cho vay tăng ở các món ngắn hạn thì ở năm 2012 doanh số thu nợ đặc biệt tăng chậm hơn. Một mặt là do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung của địa phương. Mặt khác khách hàng được đầu tư vốn trung và dài hạn cho các máy móc, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cũng góp phần làm doanh số thu nợ chậm lại. Bảng 4.17: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Y tế 285.708 337.958 339.002 Hạ tầng - Công 409.929 499.011 523.426 nghiệp Thương nghiệp 546.572 663.072 699.744 Dịch vụ Tổng 1.242.209 1.500.041 1.562.172 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 52.250 18,29 1.044 0,31 89.082 21,73 24.415 4,89 116.500 21,31 36.672 5,53 257.832 20,76 62.131 4,14 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Tiếp theo là doanh số thu nợ từ những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hạ tầng – công nghiệp. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 89.082 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tương đối 21,73% so với năm 2010. Ở năm 2012 tiếp theo doanh số thu nợ chỉ tăng nhẹ ở mức 4,89%, hay tăng 24.415 triệu đồng so với năm 2011. Riêng về hạ tầng chủ yếu là các công trình lấp đặc các trạm biếp áp, đường dây ddienj do những công ty nhà nước thực hiện nên hoạt động thu nợ thuận lợi hơn. Bên cạnh đó các đối tượng thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt 39 là công nghiệp chế biến nông thủy sản là các doanh nghiệp hoạt động ổn định có tiếng của vùng nên ngân hàng có thể dễ dàng thu nợ các đối tượng này. Cuối cùng là doanh số thu nợ thuộc các nhóm ngành thương nghiệp và dịch vụ. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 116.500 triệu đồng, tương ứng tăng 21,31% so với năm 2010. Năm 2012 cũng có sự tăng trưởng chậm như những ngành khác. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 36.672 triêu đồng, hay tăng 5,53% so với năm 2011. Các doanh nghiệp trong nhóm ngành này luôn là các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kinh tế thị trường. Những khó khăn cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm trong năm 2012 vừa qua đã làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Chính điều này đã làm cho doanh số thu nợ năm 2012 tăng chậm hơn. Ở 6 tháng đầu năm 2013 tiếp theo tốc độ tăng trưởng của từng nhóm ngành đã có sự thay đổi khách so với giai đoạn trước. Cụ thể như sau: Bảng 4.18: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu Y tế Hạ tầng - Công nghiệp Thương nghiệp - Dịch vụ Tổng Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối % 237.542 3.849 1,65 360.809 12.195 3,50 473.694 2.496 0,53 1.072.045 18.540 1,76 6T/2012 233.693 348.614 471.198 1.053.505 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Doanh số thu nợ ở những tháng đầu năm 2013 không tăng nhiều so với sáu tháng đầu năm 2012. Ở lĩnh vực y tế doanh số thu nợ tăng 3.849 triệu đồng, tương ứng tăng 1,65%. Tuy chưa cạnh tranh lại các dịch vụ y tế công nhưng các bệnh viện cũng như trung tâm y tế tư nhân với cung cách phục vụ tận tình chu đáo đã thu hút ngày càng nhiều các đối tượng khách hàng nên các doanh nghiệp này hoạt động khá ổn định. Từ đó các hoạt động thu nợ của các đối tượng này cũng diễn ra thuận lợi. Hạ tầng công nghiệp tăng tuyệt đối 12.195 triệu đồng và tăng tương đối 3,5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là lĩnh vực tăng nhanh nhất trong các ngành của tỉnh. Các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến lương thực nhằm phục vụ xuất nhập khẩu và tạm trữ đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Các hoạt động này diễn ra thuận lợi trong mùa lúa chính của nông dân, nhưng các khoản này chỉ đáp 40 ứng nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp nên đã làm cho doanh số thu nợ tăng nhanh hơn các lĩnh vực khác. Cuối cùng là thương nghiệp và dịch vụ, những ngành này tăng 2.496 triệu đồng, hay tăng 0,35% so với cùng kỳ năm trước. Thương nghiệp và dịch vụ là những nhóm ngành chủ yếu là vay vốn ngắn hạn nhiều nên nếu doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ cung tăng. Ở đây 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng chậm chỉ ở mức 1,33% nên đều đó đã kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng chậm. 4.1.2.4. Phân tích doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ Cũng như doanh số cho vay chỉ tiêu cuối cùng của doanh số thu nợ là đơn vị tiền tệ. Khi xem xét một cách tổng quát về doanh số thu nợ chia theo đơn vị tiền tệ chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy hoạt động thu nợ từ VND chiếm phần lớn trong doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp. Những biến động cụ thể sẽ được thể hiện trong bảng 4.19 dưới đây. Bảng 4.19: Doanh số thu nợ theo đơn vị tiền tệ giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 VND Ngoại tệ Tổng 993.767 248.442 1.242.209 2011 2012 1.117.586 1.405.017 382.455 157.155 1.500.041 1.562.172 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 tuyệt đối % tuyệt đối % 123.819 12,46 287.431 25,72 134.013 53,94 (225.300) (58,91) 257.832 20,76 62.131 4,14 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Về mặt ngoại tệ và nội tệ, Năm 2011 doanh số thu nợ của nội tệ tăng liên tục qua các năm nhưng ngoại tệ thì có những thay đổi ngược chiều trong năm 2012. Doanh số thu VND năm 2011 tăng 123.819 triệu đồng, hay tăng 12,46% so với năm 2010 và năm 2012 doanh số thu nợ cũng tăng thêm 287.431 triệu đồng, tương ứng với tăng 25,27% so với năm 2011. Qua quan sát doanh số cho vay năm 2012 ta thấy, doanh số cho vay VND ở giai đoạn này tăng không nhanh lắm, chỉ tăng 2,09% nhưng doanh số thu nợ lại tăng đến 25,72%. Điều này xảy ra là do các khoản cho vay trung và dài hạ của ngân hàng ở năm 2012 đang đến hạn nhanh chóng mà các khoản này lại là các khoản vay bằng VND nên doanh số thu nợ VND năm 2012 đã tăng nhanh hơn. Bên cạnh đó doanh số thu nợ ngoại tệ cũng tăng trong năm 2011 là 134.013 triệu đồng và mức tăng tương đối 53,94%. Nhưng đến nam 2012 tình hình lại trái ngược hoàn toàn với tỷ lệ giảm 58,91%, tương ứng với mức giảm 41 225.300 triệu đồng so với năm 2011. Những thay đổi trên là do sự biến động của tỷ giá trên thị trường. Ở năm 2011 tỷ giá có nhiều biến động mạnh, có lúc lên rất nhanh nhưng cũng xuống rất nhanh. Với tỷ giá cao như giai đoạn đầu năm sẽ mang lại lại lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà nhập khẩu và nó cũng mang lại nguồn thu tài chính cho những nhà nhập khẩu trong giai đoạn cuối năm khi tỷ giá ổn định hơn. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất nhâp nhập khẩu ở An Giang lại xuất khẩu nhiều trong giai đoạn đầu năm và ưu về nhập khẩu hơn trong giai đoạn cuối năm. Những yếu tố này đã góp phần làm cho nhu cầu vốn ngoại tệ của ngân hàng tăng lên, làm cho doanh số thu nợ cũng tăng vì đa phần khách hàng vay ngoại tệ cho nhu cầu ngắn hạn. Đến năm 2012 thị trường ngoại hối không còn hấp dẫn các doanh nghiệp nữa vì sự biến động khó dự đoán trước của nó, điều này đã làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng giảm dần. Bên cạnh doanh số thu nợ theo đơn vị tiền tệ của khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 còn có doanh số thu nợ ở 6 tháng đầu năm 2013. Những con số trong giai đoạn này sẽ góp phần giúp ngân hàng dự đoán xu hướng của nguồn vốn từ đó có thể đưa ra hướng kinh doanh nghiệu quả. Bảng 4.20: Doanh số thu nợ theo đơn vị tiền tệ ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng 6T/2012 897.824 155.681 1.053.505 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2013 6T/2013 Tuyệt đối % 902.329 4.505 0,50 169.716 14.035 9,02 1.072.045 18.540 1,76 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Doanh số thu nợ đối với VND tính đến thời điểm cuối 6 tháng đầu năm 2013 có tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng tốc độ tăng rất chậm, chỉ tăng 0,5% , tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 4.505 triệu đồng. Quan sát doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở phần trên ta thấy doanh số cho vay tăng nhanh ở các món trung và dài hạn. Trong khi đó các món vay trung và dài hạn là các món vay VND điều này đã làm cho doanh số thu nợ VND của 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng nhẹ vì chỉ thu được các món ngắn hạn còn trung và dài hạn vẫn chưa đến hạn. Về ngoại tệ, Ở chi nhánh Vietinbank An Giang doanh số cho vay ngoại tệ ở 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng thêm được 14.035 triệu đồng về mặt tuyệt đối và tăng 9,02% về mặt tương đối. Tính từ đầu năm 2013 đến cuối 6 tháng 42 đầu năm 2013 tỷ giá luôn ở mức cao khoản 20.828 VND/USD, tỷ giá này duy trì khá ổn định đến cuối tháng 6 thì tỷ giá lại tăng nhanh lên 21.036 VND/USD. Những biến động tỷ giá này làm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn trả vốn vay cho nhanh hơn. Điều này đã làm cho doanh số thu nợ ngoại tệ ở giai đoạn này tăng nhanh 4.1.3. Phân tích dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp Tuy doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn là những con số lớn hơn nhiều so với dư nợ nhưng thực chất dư nợ mới là con số thể hiện được quy mô cũng nhu tầm ảnh hưởng của ngân hàng đến các đối tượng khách hàng trên địa bàn. Chính vì vậy dư nợ ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang dần mở rộng quy mô trên thị trường. Không những thế, dư nợ tăng lên cũng cho thấy uy tín của ngân hàng đối với khách hàng càng ngày càng cao. Bảng 4.21: Dư nợ cho vay khách hàng giai đoạn 2010-2012 Chỉ 2010 2011 2012 tiêu KHDN 683.394 814.014 936.906 KHCN 770.636 901.742 1.100.398 Tổng 1.454.030 1.715.756 2.037.304 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 130.620 19,11 122.892 15,10 131.106 17,01 198.656 22,03 261.726 18,00 321.548 18,74 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Tỷ trọng của từng đối tượng khách hàng của dư nợ cho vay sẽ được thể hiệ cụ thể trong hình 4.7 sau đây: % 100 80 53,00 52,56 54,01 60 KHCN 40 KHDN 20 47,00 47,44 45,99 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Hình 4.4: Dư nợ cho vay khách hàng của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm lần lược là 47%, 47,44% và 45,99% trên tổng dư nợ của toàn chi nhánh và luôn tăng trong thời gian qua. Năm 2011 dư nợ tăng 130.620 triệu đồng về mặt tuyệt đối và tăng 43 19,11% về mặt tương đối so với năm 2010. Còn về năm 2012 dư nợ tại thời điểm cuối năm cũng tăng thêm 122.892 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,10% so với thời điểm cuối năm 2011. Do lựa chọn được những khách hàng tốt nên khách hàng của chi nhánh hoạt động tương đối ổn định trong điều kiện kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó việc tăng cường tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là những khách hàng sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, phục vụ tết nguyên đáng của nước ta đã góp phần làm cho dư nợ ngày càng tăng trong những năm qua. Hơn thế nữa việc áp dụng lãi suất cạnh tranh hơn so với những ngân hàng khác trên địa bàn cũng giúp cho khách hàng ưu tiên cho Vietinbank nhiều hơn. Ngoài dư nợ của bộ phận khách hàng doanh nghiệp thì dư nợ khách hàng cá nhân cũng chiếm một phần quan trọng và cũng tăng trong những năm qua. Năm 2011 dư nợ khách hàng cá nhân tăng 131.106 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 17,01%. Đến năm 2012 dư nợ đối với khách hàng này tăng 198.656 triệu đồng, hay tăng 22,03% so với năm 2011. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân các năm qua đã góp phần làm cho tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2010-2012 thay đổi như sau: Năm 2011 tổng dư nợ của toàn chi nhánh tăng 261.726 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng là 18% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ 321.548 triệu đồng so với năm 2011. Nâng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lên 18,74% Mở rộng quy mô hoạt động là một điều mà mỗi ngân hàng đề mong muốn. Vietinbank An Giang cũng không ngoại lệ, hoạt động cho vay của chi nhánh này đang dần tăng lên trong những tháng đầu năm 2013 này. Bảng 4.22: Dư nợ cho vay ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu KHDN KHCN Tổng 6T/2012 871.553 1.005.867 1.877.420 6T/2013 990.691 1.212.826 2.203.517 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % 119.138 13,67 206.959 20,58 326.097 17,37 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Với quý II năm 2013 dư nợ khách hàng doanh nghiệp tiếp tục tăng. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 119.138 triệu đồng về tuyệt đối và tăng 13,67% về tăng đối. Ở giai đoạn này tuy lãi suất đã giảm rất nhiều tuy nhiên việc tìm kiếm khách hàng rất khó khăn, đặt biệt là khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên ngân hàng công thương là một trong 13 ngân hàng tiến hành cho vay mua gạo tạm trữ của chính phủ và ngân hàng nhà 44 nước. Chính vì vậy dư nợ trong thời điểm này tăng nhanh so với quý II năm 2012. Tuy nhiên các khoản vay này chỉ là ngắn hạn tạm thời, khi kết thúc thu mua lúa gạo tạm trữ thì dư nợ sẽ giảm nếu như ngân hàng không tìm được các khách hàng mới thay thế. Bên canh cho vay khách hàng doanh nghiệp, Vietinbank An Giang còn cho vay nhiều đối tượng khách hàng cá nhân. Do đặc điểm địa bàn còn nhiều vùng nông thôn nên lượng khách hàng cá nhân chiếm phần đông, từ đó mà dư nợ khách hàng cá nhân cũng chiếm một lượng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ khách hàng cá nhân cũng tăng 206.959, hay tăng 20,58% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.1.3.1. Phân tích dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Không chỉ có doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đối với dư nợ chúng ta cũng phải phân tích trên nhiều mặt như phân chia dư nợ theo loại hình doanh nghiệp, kỳ hạn, mục đích sử dụng hay đơn vị tiền tệ để xem xét đánh giá một cách toàn diện cũng là một điều quan trọng không kém. Đầu tiên dư nợ cho vay ở cuối các năm 2010, 2011 và 2012 sẽ được xếp vào hai đối tượng khách hàng đó là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảng 4.23: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt Tuyệt % % đối đối 110.675 20,89 63.825 9,96 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 DN lớn DN vừa và nhỏ Tổng 529.903 640.578 704.403 153.491 173.436 232.503 19.945 12,99 59.067 34,06 683.394 814.014 936.906 130.620 19,11 122.892 15,10 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Mặt dù các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ đang được ưu tiên phát triển nhưng trong khối khách hàng doanh nghiệp thì dư nợ chủ yếu là của các doanh nghiệp lớn và phần còn lại mới là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các đối tượng doanh nghiệp nhỏ không có khả năng tài chính mạnh như doanh nghiệp lớn nên ngân hàng rất thận trọng ở đối tượng này. Tuy nhiên nhìn chung cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua đều tăng qua 3 năm. 45 Triệu đồng 800.000 704.403 640.578 700.000 600.000 529.903 500.000 DN lớn 400.000 232.503 300.000 200.000 153.491 DN vừa và nhỏ 173.436 100.000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Hình 4.5: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 Đối với doanh nghiệp lớn, dư nợ năm 2011 tăng 110.675 triệu đồng so với năm 2010, hay tăng 20,89%, tỷ lệ này tăng khá nhanh. Đến năm 2012 dư nợ thời điểm cuối năm tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh như giai đoạn vừa rồi. Ở thời điểm cuối tháng 12 năm này dư nợ tăng 63.825 triệu đồng, tương ứng tăng 9,96% so với thời điểm cuối năm 2011. Đối với khách hàng doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh An Giang còn khá hạn chế chính vì vậy việc tìm kiếm khách hàng ở năm 2012 sẽ khó khăn hơn do sau khi lãi suất hạ ở năm 2011 thì hầu như các khách hàng đã có vay ở một ngân hàng nào đó nên việc tăng dư nợ ở năm 2012 chủ yếu là các doanh nghiệp cũ đã có quan hệ tín dụng tại Vietinbank An Giang. Chính vì vậy mà dư nợ tăng không nhanh lắm. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng đều qua các năm. Năm 2011 dư nợ tăng 130.620 triệu đồng, hay tăng 12,99% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ khách hàng vừa và nhỏ tăng thêm được 122.892 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng tương đối 15,10% so với năm 2011. Với đặc điểm địa bàn chủ yếu là nông thôn, hoạt động kinh doanh nhỏ lẽ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Thêm vào đó ngân hàng Vietinbank An Giang là một ngân hàng có vốn nhà nước, có uy tính trên địa bàn, hoạt động dựa vào cơ chế điều hành của ngân hàng nhà nước nên lãi suất của ngân hàng tương đối thấp hơn những ngân hàng khác. Điều này góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách hàng về với ngân hàng vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh với lượng vốn nhỏ và không có nhiều lợi nhuận như các doanh nghiệp lớn nên lãi suất vay thấp hơn dù là rất ít cũng góp phần giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đó cơ chế thủ tục hành chính được đơn giản hóa dần, cán 46 bộ tín dụng chủ động tiếp thị khách hàng ngày càng nhiều. Chính vì vậy dư nợ khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng. Bảng 4.24: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu DN lớn DN vừa và nhỏ Tổng 6T/2012 6T/2013 658.937 212.616 871.553 747.506 243.185 990.691 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % 88.569 13,44 30.569 14,38 119.138 13,67 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Tình hình dư nợ của 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng cả đối với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở thời điểm này dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn chiếm một phần quan trọng trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn tăng 88.569 triệu đồng, tương ứng tăng 13,44% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của những thay đổi trên được giải thích một phần bởi lãi suất thị trường giảm. Thêm vào đó cơ chế quản lý vốn tập trung của toàn hệ thống Vietinbank giúp các chi nhánh tập trung vào công tác cho vay và huy động nhiều hơn. Ngoài ra cơ chế này cũng giúp các ngân hàng chủ động quyết định mức lãi suất sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương cũng như quy định của ngân hàng nhà nước và giá mua bán vốn của hội sở ngân hàng Vietinbank để sao có thể cạnh tranh được trên thị trường và có lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những tháng đầu năm 2013 cũng tăng thêm 30.569 triệu đồng, hay tăng 14,38% so với 6 tháng đầu 2012. Như đã trình bày ở trên thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là các đối tượng đang được nhà nước ưu tiên phát triển và các đối tượng này cũng đang rất cần vốn để phát triển kinh doanh và mở rộng sản xuất nên dư nợ của các doanh nghiệp này đang tăng nhanh và sẽ tiếp tục tăng trong tương lại vì ở An Giang còn rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4.1.3.2. Phân tích dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn Dư nợ cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn luôn tăng. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng 102.746 triệu đồng, tương ứng tăng 16,34% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng 123.833 triệu đồng, hay tăng 16,93% so với năm 2011. Tình hình doanh số thu nợ tăng không ảnh hưởng nhiều lắm đến tình hình dư nợ của chi nhánh thời gian qua. Ở thời điểm cuối năm thường các doanh nghiệp sản 47 suất kinh doanh để phục vụ cuối năm và chuẩn bị cho tết nguyên đáng vì vậy nhu cầu vốn thường tăng nhanh trong giai đoạn này. Bảng 4.25: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 2010 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 2012 628.722 731.468 855.301 102.746 16,34 123.833 16,93 54.672 82.546 81.605 27.874 50,98 (941) (1,14) 683.394 814.014 936.906 130.620 19,11 122.892 15,10 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Triệu đồng 1.000.000 800.000 855.301 731.468 628.722 600.000 Ngắn hạn Trung và dài hạn 400.000 200.000 54.672 82.546 81.605 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Hình 4.6: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012 Bên cạnh dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn năm 2011 tăng thêm 27.874 triệu đồng, tương ứng tăng 50,98% so với năm 2010. Đây là giai đoạn đầu của công cuộc giảm lãi suất thị trường, tiếp vốn cho các doanh nghiệp để phát triển kinh doanh. Đến giai thời điểm cuối năm 2012 dư nợ đã giảm 941 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,14% so với thời điểm cuối năm 2011. Thời điểm này các khoản nợ trung và dài hạn của chi nhánh đã đến hạn dần trong khi đó ngân hàng lại chưa thu hút được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn khác. Chính điều này đã làm giảm dư nợ trong thời điểm cuối năm này mặt dù lãi suất ở thời điểm này chỉ giao động quanh mức 13%, giảm rất nhiều so với thời điểm cuối năm 2011. Tình hình dư nợ cuối quý II năm 2013vẫn tăng so với dư nợ ở thời điểm này năm trước. Dư nợ ngắn hạn tăng 116.994 triệu đồng, hay tăng 14,80% so 48 với 6 tháng đầu năm 2012. Với cơ cấu chủ yếu là ngắn hạn và nhu cầu ngắn hạn của các doanh nghiệp tại địa phương cũng cao nên dư nợ ngắn hạn vẫn tăng trưởng ổn định trong các tháng đầu năm 2013. Thêm vào đó An Giang là một tỉnh có lịch sử sản xuất nông nghiệp lâu năm, hoạt động nhỏ lẽ nên các doanh nghiệp thường đi lên từ hoạt động kinh doanh cá nhân và phát triển dần thành doanh nghiệp nên các khoản đầu tư cho nhà xưởng cũng như trang thiết bị thường là từ nguồn vốn tự có. Các khoản vốn vay mà các doanh nghiệp có nhu cầu nhiều hơn là khoản vốn ngắn hạn. Bảng 4.26: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 6T/2012 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 790.596 80.957 871.553 6T/2013 907.590 83.101 990.691 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % 116.994 14,80 2.144 0,03 119.138 13,67 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Dư nợ trung và dài hạn ở cuối tháng 6 năm 2013 cũng tăng so với cùng kỳ năm trước và tăng so với cuối năm 2012. Kết quả tổng kết 6 tháng đầu năm dư nợ trung và dài hạn tăng 2.144 triệu đồng về mặt tuyệt đối và tăng 13,67% về mặt tương đối. Mặt dù công tác tìm kiếm khách hàng vẫn diễn ra hàng ngày nhưng việc đáo hạn nhanh chóng của các khoản trung và dài hạn ở cuối năm 2012 đã làm cho dư nợ giảm nhanh nên mặc dù các khoản vay trên một năm này ở 6 tháng đầu 2013 có tăng những vẫn chưa bù đắp đủ để có được tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn. 4.1.3.3. Phân tích dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang được chia ra theo nhiều mục đích sử dụng như y tế - nông nghiệp, hạ tầng công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ. Từng khoản mục cụ thể sẽ được trình bài sau đây. Đầu tiên là y tế: Lĩnh vực này đang ngày càng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đi cùng với sự phát triển này là nhu cầu vốn ngày càng cao của các doanh nghiệp phục vụ trong lĩnh vực này và là một ngân hàng có lịch sử lâu đời ở An Giang nên Vietinbank An Giang cũng thu hút được một số khách hàng tốt cho ngân hàng và làm cho dư nợ tăng liên tục trong thời gian qua. Năm 2011 dư nợ tăng 37.094 triệu đồng về tuyệt đối và tăng tương đối 31,08% so với năm 2010. Tiếp theo đà của năm 2011 năm 49 2012 dư nợ tăng thêm được 40.137 triệu đồng, tức tăng 25,66% so với năm 2011. Bảng 4.27: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 Y tế Hạ tầng - Công nghiệp Thương nghiệp Dịch vụ Tổng 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 37.094 31,08 40.137 25,66 2012 119.334 156.428 196.565 283.414 322.521 355.167 39.107 13,80 32.646 10,12 280.646 335.065 385.174 54.419 19,39 50.109 14,96 683.394 814.014 936.906 130.620 19,11 122.892 15,10 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang 2011 2010 19% 17% 41% 41% 40% 42% 2012 21% 41% 38% Y tế - Nông nghiệp Hạ tầng - Công nghiệp Thương nghiệp - Dịch vụ Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Hình 4.7: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012 Kế đến là Hạ tầng – Công nghiêp: Năm 2011 dư nợ của hạ tầng – công nghiệp tăng 39.107 triệu đồng, hay tăng 13,80% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng 32.646 triệu đồng, tương ứng với tăng 10,12% so với năm 50 2011. Do An Giang là một tỉnh nông thôn và đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa nên các ngành công nghiệp luôn được chú trọng đầu tư, và để đầu tư vào các lĩnh vực này cần nhiều nhân lực, vật lực và tài lực. Nhưng nhân tố trên cộng với những chính sách ưu đãi của ngân hàng đã giúp cho dư nợ của những đối tượng này tăng nhanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động riêng lẽ và chưa nắm bắt được tình hình mới cũng như chư có những chiến lược kinh doanh ổn định và dài lâu mà chủ yếu dự vào kinh nghiệm kinh doanh của cá nhân chủ doanh nghiệp. Trong khi các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, các trường hợp gian lận, trốn thuế vẫn tồn tại nên việc giải ngân, cho vay phải thận trọng Đối với thương mại - dịch vụ: Năm 2011 dư nợ tăng 54.419 triệu đồng, tương ứng tăng 19,39% so với năm 2010 và năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng 50.109 triệu đồng, hay tăng 14,96% so với năm 2011. Tuy không có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng so cới các vùng khác nhưng vùng này lại mạnh về các sản phẩm như gạo và cá ba sa. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Thêm vào đó ngân hàng lại nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, đây là đầu mối giao thương của tỉnh nhà với các tỉnh bạn, cũng như với nước ngoài thông qua các của khẩu như: cửa khẩu Tịnh Biên ( huyện Tịnh Biên), cửa khẩu Vĩnh Xương (huyện Tân Châu), Cửa khẩu Khánh Bình và cửa khẩu Bắc Đai (huyện An Phú). Ngoài ra An Giang còn có cảng biển Mỹ Thới có khả năng tiếp nhận trọng tãi hàng nghình tấn, hoạt động hiệu quả và năng động nhất trong vùng, chuyển tải hàng hóa đến Singapore, Malaysia, Philipine, Bắc Á… và hệ thống quốc lộ 91B nối liền thành phố Cần thơ, An Giang đến cửa khẩu Tịnh Biên và nối với quốc lộ số 2 của Campuchia. Bên cạnh đó Vietinbank An Giang là một trong năm ngân hàng lớn có vốn cổ phần nhà nước nên ngân hàng luôn có mạt trong các chương trình đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia như cho vay thu mua dự trữ lúa gạo cũng như các chương trình bình ổn giá lúa gạo giúp giảm bớt khó khan cho người nông dân. Điều này giúp dư nợ của ngân hàng tăng nhưng chỉ trong ngắn hạn. Với vị trí như vậy đã mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, Vị trí trung tâm mang lại cho ngân hàng nhiều khách hàng nhưng cũng mang lại sự cạnh tranh gay gắt hơn. Thêm vào đó, các của khẩu cũng mang lại cho các doanh nghiệp nhiều gắt rối về hàng nhập lậu, giá rẽ làm giảm sức tiêu thụ của người dân đối với các sản của doanh nghiệp. Từ những hoạt động khó khăn đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến ngân hàng thông qua nhu cầu và chất lượng sử dụng vốn vay của khách hàng. Tiếp theo những thay đổi của năm 2012 sẽ là những biến động của 6 tháng đầu năm 2013 51 Ở 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ của các lĩnh vực trong các ngành kinh tế tương đối khả quan so với 6 tháng đầu năm 2012. Đối với y tế dư nợ tăng 35.186 triệu đồng về mặt tuyệt đối và tăng 19,74%. Lĩnh vực hạ tầng – công nghiệp tăng 29.834 triệu đồng, hay tăng 8,76% và cuối cùng là thương nghiệp và dịch vụ tăng 54.118 triệu đồng, tương ứng với tăng 15,34%. Bảng 4.28: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 6T/2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối % Y tế Hạ tầng - Công nghiệp Thương nghiệp - Dịch vụ Tổng 178.275 340.551 352.727 871.553 213.461 370.385 406.845 990.691 35.186 29.834 54.118 119.138 19,74 8,76 15,34 13,67 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Về y tế vẫn là một ngành cần trang bị đầu tư hiện đại hơn, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dân, đặc biệt là các dịch vụ y tế tư nhân ngày càng phát triển phục vụ chu đáo hơn cho sức khỏe của người dân. Về hạ tầng – công nghiệp cũng tăng trưởng đều tương đối tốt vì nhu cầu sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra sôi nổi trong những tháng đầu năm. Đặc biệt là các đối tượng thu mua lúa gạo tạm trữ trong vụ đông – xuân nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thương nghiệp và dịch vụ cũng tăng như các lĩnh vực khác, các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đang ngày càng phát triển nhờ vào hội nhập kinh tế và hiện đại hóa được công nghệ sản xuất, làm cho giá thành giảm đi rất nhiều. 4.1.3.4. Phân tích dư nợ cho vay theo đơn vị tiền tệ Cuối cùng trong các chỉ tiêu là phân tích dư nơ khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ. Nội tệ năm 2011 tăng 235.863 triệu đồng, tương đương tăng 40,80% so với cuối năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngoại tệ lại giảm đi 2,86%, tức giảm 23.265 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng đã trình bày ở trên ở cuối năm 2011 lãi suất đã giảm đi sau cơn sốt lãi suất nên dư nợ đã tăng nhanh. Đến năm 2012 bên cạnh sự cạnh tranh mạnh của các ngân hàng khác khi thị trường lãi suất không chênh lệch nhau nhiều thì việc các nguồn thu của doanh nghiệp đến sớm giúp các doanh nghiệp trả nợ ngân hàng khi cuối năm cũng góp phần làm giảm dư nợ ở cuối năm 2012. 52 Bảng 4.29: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng 578.151 814.014 790.749 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 235.863 40,80 (23.265) (2,86) 105.243 (105.243) (100,00) 2010 2011 2012 0 146.157 683.394 814.014 936.906 130.620 19,11 146.157 x 122.892 15,10 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Về ngoại tệ ở năm 2011 giá trị dư nợ ngoại tệ đã giảm 105.243 triệu đồng về số tuyệt đối, và với con số dư nợ ngoại tệ cuối năm 2011 bằng 0 đồng thì đồng nghĩa với giảm tỷ lệ giảm 100% so với năm 2011. Các lượng tiền về ở thời điểm cuối năm đã giúp doanh nghiệp trả hết nợ ở những thời điểm cuối năm sau những lượng hàng xuất khẩu lớn ở đầu và giữa năm. Những điều này đã góp phần giải thích cho khoảng dư nợ bằng 0 ở thời điểm cuối năm 2011. Tuy nhiên ở thời điểm cuối năm 2012 lại không thuận lợi với các doanh nghiệp được như vậy nên dư nợ cuối năm 2012 đã tăng 146.157 triệu đồng. Bảng 4.30: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo đơn vị tiền tệ ở quý II năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng 6T/2012 805.025 66.528 871.553 6T/2013 801.593 189.098 990.691 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % (3.432) (0,43) 122.570 184,24 119.138 13,67 Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì dư nợ nội tệ cũng tương tự như cuối năm 2012 so với 2011. Ở 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ giảm tuyệt đối 3.432 triệu đồng và giảm tương đối 0,43%. Những tháng đầu năm 2013 này tình hình kinh tế không mấy khả quan, các doanh nghiệp cũng đang rất khát vốn tuy nhiên đa phần những doanh nghiệp này lại không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo trong khi lại muốn vay một lượng vốn lớn trong khi những doanh nghiệp có đủ điều kiện thì lại không có nhu cầu về vốn hoặc đã vay các ngân hàng khác, đây là khó khăn muôn thuở đối với ngân hàng. Về mặt ngoại tệ, sau những đợt xuất khẩu hàng hóa thì tiền vẫn chưa về trong khi doanh nghiệp cũng cần vốn để nhập hàng hóa, máy móc để sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về ngoại tệ tăng rất nhanh. Dư nợ ngoại tệ đã tăng 53 thêm 122.570 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 184,24% so với quý II năm 2012. 4.1.4. Nợ xấu 4.1.4.1. Tình hình nợ xấu của ngân hàng Vietinbank An Giang Tín dụng ngân hàng là một hoạt động luôn tiềm ẩn những rủi ro. Vietinbank An Giang cũng không ngoại lệ. Tình trạng nợ xấu cũng như nợ quá hạn của ngân hàng thời gian qua có nhiều thay đổi theo chiều hướng khác nhau. Những thay đổi này đang được thể hiện ở bảng 4.31 dưới đây. Bảng 4.31: Nợ xấu và nợ quá hạn giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Nợ xấu Tổng nợ quá hạn 2010 2011 2012 3.820 2.470 3.650 4.746 5.255 3.556 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % (1.350) (35,34) 1.180 47,77 509 10,72 (1.699) (32,33) Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang Thông qua bảng số liệu trên ta thấy được nợ xấu của của ngân hàng đã giảm ở giai đoạn 2010-2011. Từ năm 2011 nợ xấu giảm 1.350 triệu đồng, tương ứng giảm 35,34% so với năm 2010. Nhưng ở năm 2012 thì ngược lại, năm này nợ xấu lại tăng thêm 1.180 triệu đồng, hay tăng 47,77%. Ở năm 2011 tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng sự tăng trưởng này không phải là tăng trưởng nóng theo thị trường nên ngân hàng đã quản lý tốt nợ xấu của mình. Nhưng năm 2012 với nhiều khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp nên đã làm nợ xấu tăng. Tuy nợ xấu của năm 2011 giảm đi nhiều so với năm 2010 nhưng tổng nợ quá hạn lại tăng nhẹ thêm 509 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,72%. Đến năm 2012 trong khi nợ xấu tăng thì tổng nợ quá hạn lại quay đầu giảm, Ở năm này tổng nợ quá hạn giảm 1.699 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 32,33%. Bảng 4.32: Nợ xấu và nợ quá hạn ở quý II năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu Nợ xấu Tổng nợ quá hạn 6T/2012 6T/2013 4.650 9.704 3.050 3.050 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % (1.600) (34,41) (6.654) (68,57) Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang 54 Ở 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu và nợ quá hạn đã được kiểm soát giảm xuống được 1.600 triệu đồng, hay giảm 34,41% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn nợ quá hạn ở giai đoạn này cũng giảm đần. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng nợ quá hạn đã giảm được 6.654 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 68,57% so với quý II năm 2012. Tuy rằng chi nhánh có thể kiểm soát được nợ xấu nhưng chỉ mới 6 tháng đầu năm mà tổng nợ quá hạn của chi nhánh đều là nợ xấu. Điều này cho thấy các đối tượng khách hàng này hoạt động kém hiệu quả trong nền kinh tế hiện nay và rất khó để thu lại các khoản vốn này. 4.1.4.2. Tình hình nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp Đối với khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang thì vẫn chưa có nợ xấu phát sinh từ năm 2010 đến nay. Đó là kết quả của một quá trình thẩm định kỹ lưỡng từ tài sản đảm bảo đến uy tín của khách hàng. Bên cạnh đó việc đôn đốc nhắc nhở khách hàng cũng như sử dụng những biện pháp mạnh như tiến hành thu lại vốn nếu khách hàng quá hạn nợ cũng như kiên quyết không cho vay các đối ượng đã có lịch sử nợ xấu. Tuy quá trình thẩm định, cũng như những chính sách trên giúp chi nhánh hoạt động an toàn nhưng chính điều này cũng gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn. Với những yêu cầu cao của ngân hàng như vậy thì rất khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng khách trên địa bàn. Cụ thể được thể hiện ở số lượng khách hàng của chi nhánh. Tính đến thời điểm hiện nay tổng số doanh nghiệp mà chi nhánh cho vay là 64 doanh nghiệp, chỉ chiếm 1,17% trong tổng số 5.450 doanh nghiệp của toàn tỉnh. 4.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Bên cạnh việc phản ánh từ những giá trị tuyệt đối thì các chỉ số sau đây cũng góp phần làm rõ thực trạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank An Giang 4.2.1. Hệ số thu nợ Quan sát bảng 4.31 cho thấy hệ số thu nợ của chi nhánh Vietinbank An Giang trong 3 năm qua luôn ở mức trên 0,9 lần. Năm 2010 và 2011 là 0,93 lần, năm 2012 giảm xuống còn 0,92 lần. Hệ số thu nợ cao cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng diễn ra tốt và đúng hạn. Những phần vốn còn lại chủ yếu là nguồn vốn cho vay mới và các khoản chưa đến hạn. Để có được hệ số thu nợ cao như vậy thì quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng là rất quan trọng, bên cạnh đó yếu tố quan trọng không kém là quá trình đôn đốc, nhắc nhở khách hàng của cán bộ tín dụng, từ đó khách hàng có thời gian để chuẩn bị nguồn vốn trả nợ gốc cũng như lãi đúng hạn cho ngân hàng, không để xảy ra các trường hợp quá hạn. 55 Đối với 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2012 hệ số thu nợ cao, cả hai giai đoạn này hệ số thu nợ đều là 0,94 lần. Hệ số thu nợ ở thời điểm này tăng lên do sự gia tăng của doanh số thu nợ kể cả ngắn hạn và trung và dài hạn trong những tháng đầu năm 2013, trong khi doanh số cho vay thì tăng không nhanh bằng. Điều này cho thấy các khoản vay của ngân hàng đang đến hạn nhanh hơn, đặt biệt là các món trung và dài hạn nên ngân hàng cần tìm kiếm thêm khách hàng để có thể tăng thu nhập cho ngân hàng. Bảng 4.33. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của tín dụng khách hàng doanh nghiệp Chỉ tiêu Vốn huy động Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Hệ số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị tính 2010 2011 2012 Triệu đồng 693.878 710.965 727.839 Triệu đồng 1.370.953 1.630.661 1.685.064 1.111.044 1.125.830 Triệu đồng 1.242.209 1.500.041 1.562.172 1.053.505 1.072.045 Triệu đồng 6T/2012 6T/2013 720.503 877.371 683.394 814.014 936.906 871.553 990.691 Lần 0,91 0,92 0,92 0,92 0,92 Vòng 2,01 2,00 1,78 x x Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang 4.2.2. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đang có xu hướng giảm dần trong 3 năm 2010 đến 2012. Cho thây tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng đang chậm dần. Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng đã giảm 0,1 vòng/năm so với năm 2010. Năm 2012 vòng quay vốn tiếp tục giảm thêm 0,22 vòng/năm so với năm 2011. Quan sát những năm vừa qua ta thấy lãi suất cho vay đi theo chiều hướng giảm dần, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất ngày càng tăng. Chính điều này đã làm cho dư nợ tăng nhanh. Trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng chậm hơn do nhưng điều kiện khó khăn trên thị trường cũng như tốc độ quay vòng vốn. Chính những điều này đã làm cho doanh vòng quay vốn tín dụng chậm hơn. 56 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK AN GIANG 5.1. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 5.1.1. Những vấn đề khách quan - Đối với những doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẽ, đi lên từ việc kinh doanh cá nhân, hộ gia đình nên chủ yếu sử dụng vốn tự có hay các doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng lại có tài sản đảm bảo không đủ cho món vay. - Tỉnh An Giang là một tỉnh nông nghiệp lâu năm, thoái quen kinh doanh nhỏ lẽ không tập trung, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng và chưa thể thích ứng nhanh với tình hình kinh tế thay đổi nhanh chóng. - Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông sản, thủy sản như lúa gạo, cá ba sa… và nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. - Các sản phẩm của vùng chưa có sức cạnh tranh trên các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ… trong khi các thị trường mà doanh nghiệp ta thường xuyên xuất khẩu lại là các thị trường châu phi giá cả rất rẻ. Tuy rằng nước ta là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới và An Giang là một trong những tỉnh xuất khẩu gạo mạnh của Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng nhưng chúng ta chỉ đạt về số lượng chứ chất lượng thì không bằng các loại gạo trên thế giới. - Kinh tế địa phương trong thời gian qua vẫn phát triển khó khăn, cở sở hạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như là nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. - Tình trạng nhập lậu các hàng hóa qua biên giới vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong tỉnh. - Các thói quen chuộng hàng ngoại nhập hơn hàng Việt làm cho các doanh nghiệp Việt phải khó khăn để tìm đầu ra cho sản phẩm trong thời kỳ kinh tế hội nhập. - Hệ thống các ngân hàng nằm tập trung ở các khu đô thị cạnh tranh khốc liệt trong khi các địa phương khác không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hoặc phải bỏ nhiều thời gian, công sức và chi phí mới giao dịch được với ngân hàng. 57 - Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn cao, người dân chưa tiếp cận nhiều với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng. 5.1.2. Những vấn đề chủ quan - Đầu tiên là lãi suất của ngân hàng, trên địa bàn tỉnh An Giang lãi suất của Vietibank An Giang tương đối bằng hoặc thấp hơn so với các ngân hàng khác cùng hoạt động nhưng dù là lãi suất thấp thì khách hàng doanh nghiệp cũng không tự tìm đến với ngân hàng mà cán bộ tín dụng phải chủ động đi tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, nguồn thông tin của ngân hàng chủ yếu là trung tâm thông tin tín dụng khách hàng và danh sách doanh nghiệp từ cục thuế tỉnh. Nhưng những nguồn thông tin này không chỉ cho ngân hàng biết các khách hàng tìm năng cũng như khách hàng có uy tín nên việc tìm kiếm khách hàng còn phụ thuộc vào mai rủi, quá trình tìm kiếm khách hàng tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không mang lại hiệu quả cho ngân hàng. - Ngân hàng có đội ngũ nhân viên khách hàng có trình độ cao nhưng các cán bộ này vẫn còn trẻ chưa có kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng, mối quan hệ hạn hẹp và khả năng hiểu biết về các lĩnh vực cho vay còn hạn chế. Chính vì vậy mà quá trình quản lý khách hàng sẽ khó khăn hơn và các kế hoạch cho vay sử dụng vốn cũng không thật sự phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. - Công tác kiểm tra sử dụng vốn chủ yếu bằng hóa đơn chứng từ mà khách hàng mang đến ngân hàng chứ thực sự quá trình đến cơ sở sản xuất, mua bán của khách hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn và quan tâm chăm sóc khách hàng còn hạn chế. - Quy trình thủ tục của ngân hàng còn khá phức tạp. Quá trình xử lý chứng từ, hóa đơn… vừa thủ công, vừa công nghệ làm tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. 5.2. GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Tăng cường cho vay các lĩnh vực thế mạnh và được ưu tiên phát triển: Các ngành công nghiệp chế biến nông sản như lúa, gạo và chế biến thủy sản là cá tra, cá ba sa…là những ngành có nhiều khách hàng tiềm năng và có lịch sữ tín dụng rất tốt của ngân hàng trong thời gian qua. Mặt khác đây là các doanh nghiệp phát triển dựa trên thế mạnh của vùng và cũng có lịch sử lâu năm nên hứa hẹn sẽ là những khách hàng tốt cho ngân hàng, đồng thời đây cũng là ngành nằm trong chiến lược phát triển của nước ta nên sẽ ngày càng được khuyến khích đầu tư nhiều hơn. Việc tiếp thị các lãi suất ưu đãi của ngân hàng như áp dụng mức lãi suất cho vay tối thiểu là 7,5%/năm và 6,5%/năm tương 58 ứng cho từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn ở tháng đầu, tháng thứ hai tiếp theo áp dụng lần lược là 8,5%/năm và 7,5%/năm cho đối tượng khách hàng mới cũng như ưu đãi giảm lãi suất nhằm giữ chân khách hàng củ là điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản cũng là các đối tượng cần được tiếp tục quan tâm. Các trương trình ưu đãi lãi suất như giảm lãi suất cho vay USD đối với các khách hàng cam kết ban ngoại tệ cho ngân hàng, chiết khấu bộ chứng từ… và các hoạt động mở L/C, xác nhận L/C, nhờ thu… sẽ góp phần thu hút khách hàng nên ngân hàng cần tiếp thị các trương trình này nhiều hơn nhằm thu hút khách hàng mới và góp phần làm cho khách hàng cũ nhận nợ ở Vietinbank nhiều hơn. Cho vay ngắn hạn kết hợp với trung và dài hạn: Mặt dù thế mạnh của ngân hàng là cho vay ngắn hạn nhưng các món vay trung và dài hạn sẽ mang lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận lớn hơn do lãi suất cao. Tuy nhiên các món vay này sẽ có nhiều rủi ro hơn nên cần ưu tiên cho vay trung và dài hạn các đối tượng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được uy tín của khách hàng, điều này giúp cho việc thu nợ được thuận lợi hơn. Tiến hành giảm lãi suất ở những tháng đầu nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn khi có nhu cầu và tiến hành đôn đốc nhắc nhở khách hàng và kiểm tra sử dụng vốn thường xuyên. Việc kiểm tra sử dụng vốn là một việc rất quan trọng góp phần làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao. Bên cạnh việc kiểm tra từ các hóa đơn chứng từ được cung cấp từ ngân hàng cán bộ tín dụng cũng cần trực tiếp đến địa điểm doanh nghiệp hay cở sở sản xuất để nắm bắt tình hình thực tế từ doanh nghiệp. Việc này phải diễn ra thường xuyên mỗi tháng, mỗi 3 tháng hoặc ít nhất là mỗi 6 tháng một lần. Khi trực tiếp đến địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cán bộ không chỉ quan sát tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp mà còn phải quan sát, nắm bắt thông tin từ các đối tượng gần vị trí hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời quan sát sự thay đổi hay phát sinh các đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Điều này cũng góp phần đánh giá được năng lực cạnh tranh và thị trường phát triển của doanh nghiệp. 59 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Ngân hàng là một cầu nối giữa những đối tượng thừa vốn và đối tượng thiếu vốn. Bằng việc tạo kênh đầu tư an toàn cho các đối tượng thừa vốn và đồng thời cung cấp nguồn vốn cho các đối tượng cần vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với khách hàng gửi tiền thì ngân hàng phải tuân thủ quy định trả lãi và gốc đúng hạn, đôi khi trước hạn theo yêu cầu của khách hàng nhưng đối với khách hàng vay thì ngân hàng phải trông chờ vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Chính vì vậy mà hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Cũng giống như các ngân hàng khác Vietinbank An Giang cũng phải chịu nhiều rủi ro. Tuy nhiên với cơ chế điều hành lãi suất mới, cơ chế quản lý vốn tập trung, ngân hàng tiến hành mua bán vốn theo giá cả nhất định với hội sở Vietinbank. Với cách làm mới này sẽ giúp các chi nhánh tập trung vào công tác cho vay và tiếp thị cũng như việc quản lý tôt các món vay mà không phải lo lắng đến vấn đề quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản của chi nhánh như trước nữa. Điều này thể hiện ở việc tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn ở mức cao. Năm 2011 tăng trưởng tín dụng đạt 18% và năm 2012 là 18,74%. Ngoài ra chất lượng tín dụng cũng được cải thiện nhờ vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn tăng. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 22,78% và doanh số thu nợ tăng 13,95% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp theo cũng đánh dấu một năm tăng trưởng nhưng tốc độ tăng không nhanh như giai đoạn trước. Ở năm này doanh số cho vay tăng 5,68% còn doanh số thu nợ thì tăng 4,39% so với năm 2011. Tuy rằng có những thuận lợi trên nhưng trong thời đại cạnh tranh như hiện nay thì ngân hàng cũng phải tăng cường thiếp thị, tạo lòng tin với khách hàng bằng việc phục vụ tận tình, chu đáo và ít sai sót. Điều này rất quan trọng vì khi khách hàng có nhu cầu về vốn sẽ tìm đến hoặc ưu tiên cho ngân hàng Vietinbank trước những ngân hàng khác. Bên cạnh việc tạo lòng tin và uy tín cho khách hàng thì công tác quản lý rủi ro trong nội bộ ngân hàng cũng rất quan trọng. Mặt dù trong những năm gần đây nợ xấu của ngân hàng thấp và không có nợ xấu khách hàng doanh nghiệp nhưng điều này không có nghĩa là ngân hàng sẽ an toàn. Chính vì vậy ngân hàng cần cẩn trọng hơn trong công tác cho vay, quản lý tốt hồ sơ khách hàng, thường xuyên đôn đốc, thông báo trước nợ và lãi đến hạn để khách hàng có thời gian chuẩn bị cũng như thương xuyên kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng nếu phát hiện có sai sót để có thể kịp thời báo cáo và xử lý. 60 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Các chi nhánh điều chịu sự chỉ đạo của hội sở chính nên hội sở cần có những chính sách điều hành linh động và cụ thể trong từng thời kỳ để giúp các chi nhánh có thể linh động và cạnh tranh được với các chi nhánh khác trong vùng. Lắng nghe ý kiến từ các chi nhánh để có những chính sách phù hợp cho từng vùng cụ thể là điều quan trọng tiếp theo vì từng địa phương cần có những chính sách cụ thể khác nhau nên nếu áp dụng một quy định cứng nhắc cho tất cả cấc vùng sẽ rất khó để các chi nhánh có thể hoạt động đạt mục tiêu đề ra. 6.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Cơ quan quản lý trực tiếp các ngân hàng thương mại là ngân hàng nhà nước và các chi nhánh ngân hàng nhà nước chính vì vậy từng chính sách, từng quy định của ngân hàng nhà nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng thương mại nên ngân hàng nhà nước phải có những quyết định đúng đắng và phù hợp với từng thời kỳ cụ thể Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp lách luật, cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi, tặng thưởng không đúng quy định nhằm thu hút khách hàng, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng cũng như nâng cao chất lượng và nâng lực tài chính của ngân hàng trong nước để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. 6.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan ban ngành tỉnh An Giang Để có thể làm tốt vai trò trung gian cho các thành phần kinh tế trong khu vực thì ngân hàng công thương chi nhánh An Giang cần có sự giúp đỡ cũng như kiểm tra quản lý của các cơ quan ban ngành của tỉnh. Chính vì vậy những chính sách của tỉnh sẽ tạo điều điện thuận lợi cho ngân hàng tuy nhiên cũng tạo ra nhiều thách thức trong điều kiện mới. Để có thể giúp các thành phần kinh tế hoạt động tốt các cơ quan ban ngành tỉnh cần có những chính sách phù hợp và kịp thời trong từng thay đổi của nền kinh tế. bên cạnh đó ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, kinh doanh trái pháp luật, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các doanh nghiệp không đủ khả năng hoạt động, kiểm tra các báo cáo tài chính tránh các tình trạng báo cáo sai nhằm tạo thông tin tài chính giả cho ngân hàng… Những điều này sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, giảm bớt các tình trạng nợ xấu nợ quá hạn. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Kiều , 2011. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động – xã hội; 2. Nguyễn Ninh Kiều, 2007. Bài tập và bài giải nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động – xã hội; 3. Thái Văn Đại, 2012. Ngiệp vụ ngân hàng. Cần Thơ: Tủ sách Đại học Cần Thơ; 4. Mã Thành Tân. 2010. Bàn về hệ thống định giá điều chuyển vốn FTP. [Online] [tháng 10 năm 2013] 5. Ngân hàng nhà nước, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN. [Pdf]. .[tháng 10 năm 2013]; 6. Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư 10/2013/TT-NHNN. [Pdf]. . [tháng 10 năm 2013] 7. Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO – Trung tâm công nghệ thông tin. 2011. Đổi mới cơ chế điều chuyển vốn nội bội tại Vietinbank. [Online]. [ Tháng 10 năm 2013] 8. Quốc hội, 2010. Luật tổ chức tín dụng năm 2010. [Online]. . [Tháng 10 năm 2013] 62 [...]... THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG 3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng nhà nước... với ngân hàng 1 Chính vì những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang để làm đề tài tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu chung Phân tích tình hình tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang và đề ra giai pháp giúp ngân hàng. .. quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang; - Tìm hiểu nguyên nhân của những thực trạng trên; - Đề ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1.Phạm vi về không gian... gian Đề tại được thực hiện tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang 1.3.2.Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu các năm 2010, 2011, 2012, sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 1.3.3.Đối tượng nghiên cứu Tình hình tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh An Giang và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp. .. động của ngân hàng chủ yếu phổ biến ở trung tâm thành phố còn những địa phương khác thì chưa được phổ biến Bên cạnh đó tính chất của các doanh nghiệp nhỏ lẻ và hộ cá nhân sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong quản lý nguồn vốn huy động cũng như cho vay 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH... 2012 4.1.1.1 Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Đi sâu vào phân tích doanh số cho vay chúng ta sẽ thấy khách hàng doanh nghiệp gồm có hai đối tượng chính là khách hàng doanh nghiệp lớn và vừa và nhỏ Những biến động cụ thể trong doanh số cho vay của hai đối tượng này sẽ được thể hiện cụ thể sau đây Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp giai... kinh doanh của ngân hàng - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank 3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang thành lập theo quyết định số 54/NH-TC ngày 14/01/1988 của thống đốc ngân hàng. ..DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Vietinbank An Giang Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang VND Việt Nam đồng KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân 6T/2012 Sáu tháng đầu năm 2012 6T/2013 Sáu tháng đầu năm 2013 DN Doanh nghiệp ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thời kỳ kinh tế... CHO VAY KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 4.1.1 Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh hoạt động huy động mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng sẽ là hoạt động sử dụng vốn và mang lại nguồn thu cho ngân hàng Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng này thì vấn đề cần xem xét đầu tiên là doanh số cho vay của ngân hàng trong những năm vừa qua Bảng 4.1: Doanh số cho... phân tích Dư nợ đầu kỳ: dư nợ lũy kế tính đến thời điểm đầu kỳ phân tích Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng Doanh số thu nợ tăng cho ngân hàng đang có những khách hàng tốt, có uy tín và khả năng tài chính mạnh Tuy nhiên nếu doanh số thu nợ tăng quá nhanh thì có thể ngân hàng đã mất khách hàng 2.1.4.2 Vòng vay vốn tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan