GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 69)

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Tăng cường cho vay các lĩnh vực thế mạnh và được ưu tiên phát triển:

Các ngành công nghiệp chế biến nông sản như lúa, gạo và chế biến thủy sản là cá tra, cá ba sa…là những ngành có nhiều khách hàng tiềm năng và có lịch sữ tín dụng rất tốt của ngân hàng trong thời gian qua. Mặt khác đây là các doanh nghiệp phát triển dựa trên thế mạnh của vùng và cũng có lịch sử lâu năm nên hứa hẹn sẽ là những khách hàng tốt cho ngân hàng, đồng thời đây cũng là ngành nằm trong chiến lược phát triển của nước ta nên sẽ ngày càng được khuyến khích đầu tư nhiều hơn. Việc tiếp thị các lãi suất ưu đãi của ngân hàng như áp dụng mức lãi suất cho vay tối thiểu là 7,5%/năm và 6,5%/năm tương

59

ứng cho từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn ở tháng đầu, tháng thứ hai tiếp theo áp dụng lần lược là 8,5%/năm và 7,5%/năm cho đối tượng khách hàng mới cũng như ưu đãi giảm lãi suất nhằm giữ chân khách hàng củ là điều hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản cũng là các đối tượng cần được tiếp tục quan tâm. Các trương trình ưu đãi lãi suất như giảm lãi suất cho vay USD đối với các khách hàng cam kết ban ngoại tệ cho ngân hàng, chiết khấu bộ chứng từ… và các hoạt động mở L/C, xác nhận L/C, nhờ thu… sẽ góp phần thu hút khách hàng nên ngân hàng cần tiếp thị các trương trình này nhiều hơn nhằm thu hút khách hàng mới và góp phần làm cho khách hàng cũ nhận nợ ở Vietinbank nhiều hơn.

Cho vay ngắn hạn kết hợp với trung và dài hạn: Mặt dù thế mạnh của ngân hàng là cho vay ngắn hạn nhưng các món vay trung và dài hạn sẽ mang lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận lớn hơn do lãi suất cao. Tuy nhiên các món vay này sẽ có nhiều rủi ro hơn nên cần ưu tiên cho vay trung và dài hạn các đối tượng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được uy tín của khách hàng, điều này giúp cho việc thu nợ được thuận lợi hơn. Tiến hành giảm lãi suất ở những tháng đầu nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn khi có nhu cầu và tiến hành đôn đốc nhắc nhở khách hàng và kiểm tra sử dụng vốn thường xuyên.

Việc kiểm tra sử dụng vốn là một việc rất quan trọng góp phần làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao. Bên cạnh việc kiểm tra từ các hóa đơn chứng từ được cung cấp từ ngân hàng cán bộ tín dụng cũng cần trực tiếp đến địa điểm doanh nghiệp hay cở sở sản xuất để nắm bắt tình hình thực tế từ doanh nghiệp. Việc này phải diễn ra thường xuyên mỗi tháng, mỗi 3 tháng hoặc ít nhất là mỗi 6 tháng một lần. Khi trực tiếp đến địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cán bộ không chỉ quan sát tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp mà còn phải quan sát, nắm bắt thông tin từ các đối tượng gần vị trí hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời quan sát sự thay đổi hay phát sinh các đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Điều này cũng góp phần đánh giá được năng lực cạnh tranh và thị trường phát triển của doanh nghiệp.

60

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Ngân hàng là một cầu nối giữa những đối tượng thừa vốn và đối tượng thiếu vốn. Bằng việc tạo kênh đầu tư an toàn cho các đối tượng thừa vốn và đồng thời cung cấp nguồn vốn cho các đối tượng cần vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với khách hàng gửi tiền thì ngân hàng phải tuân thủ quy định trả lãi và gốc đúng hạn, đôi khi trước hạn theo yêu cầu của khách hàng nhưng đối với khách hàng vay thì ngân hàng phải trông chờ vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Chính vì vậy mà hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Cũng giống như các ngân hàng khác Vietinbank An Giang cũng phải chịu nhiều rủi ro. Tuy nhiên với cơ chế điều hành lãi suất mới, cơ chế quản lý vốn tập trung, ngân hàng tiến hành mua bán vốn theo giá cả nhất định với hội sở Vietinbank. Với cách làm mới này sẽ giúp các chi nhánh tập trung vào công tác cho vay và tiếp thị cũng như việc quản lý tôt các món vay mà không phải lo lắng đến vấn đề quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản của chi nhánh như trước nữa. Điều này thể hiện ở việc tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn ở mức cao. Năm 2011 tăng trưởng tín dụng đạt 18% và năm 2012 là 18,74%. Ngoài ra chất lượng tín dụng cũng được cải thiện nhờ vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn tăng. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 22,78% và doanh số thu nợ tăng 13,95% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp theo cũng đánh dấu một năm tăng trưởng nhưng tốc độ tăng không nhanh như giai đoạn trước. Ở năm này doanh số cho vay tăng 5,68% còn doanh số thu nợ thì tăng 4,39% so với năm 2011.

Tuy rằng có những thuận lợi trên nhưng trong thời đại cạnh tranh như hiện nay thì ngân hàng cũng phải tăng cường thiếp thị, tạo lòng tin với khách hàng bằng việc phục vụ tận tình, chu đáo và ít sai sót. Điều này rất quan trọng vì khi khách hàng có nhu cầu về vốn sẽ tìm đến hoặc ưu tiên cho ngân hàng Vietinbank trước những ngân hàng khác.

Bên cạnh việc tạo lòng tin và uy tín cho khách hàng thì công tác quản lý rủi ro trong nội bộ ngân hàng cũng rất quan trọng. Mặt dù trong những năm gần đây nợ xấu của ngân hàng thấp và không có nợ xấu khách hàng doanh nghiệp nhưng điều này không có nghĩa là ngân hàng sẽ an toàn. Chính vì vậy ngân hàng cần cẩn trọng hơn trong công tác cho vay, quản lý tốt hồ sơ khách hàng, thường xuyên đôn đốc, thông báo trước nợ và lãi đến hạn để khách hàng có thời gian chuẩn bị cũng như thương xuyên kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng nếu phát hiện có sai sót để có thể kịp thời báo cáo và xử lý.

61

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Các chi nhánh điều chịu sự chỉ đạo của hội sở chính nên hội sở cần có những chính sách điều hành linh động và cụ thể trong từng thời kỳ để giúp các chi nhánh có thể linh động và cạnh tranh được với các chi nhánh khác trong vùng.

Lắng nghe ý kiến từ các chi nhánh để có những chính sách phù hợp cho từng vùng cụ thể là điều quan trọng tiếp theo vì từng địa phương cần có những chính sách cụ thể khác nhau nên nếu áp dụng một quy định cứng nhắc cho tất cả cấc vùng sẽ rất khó để các chi nhánh có thể hoạt động đạt mục tiêu đề ra.

6.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Cơ quan quản lý trực tiếp các ngân hàng thương mại là ngân hàng nhà nước và các chi nhánh ngân hàng nhà nước chính vì vậy từng chính sách, từng quy định của ngân hàng nhà nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng thương mại nên ngân hàng nhà nước phải có những quyết định đúng đắng và phù hợp với từng thời kỳ cụ thể

Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp lách luật, cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi, tặng thưởng không đúng quy định nhằm thu hút khách hàng, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng cũng như nâng cao chất lượng và nâng lực tài chính của ngân hàng trong nước để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

6.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan ban ngành tỉnh An Giang

Để có thể làm tốt vai trò trung gian cho các thành phần kinh tế trong khu vực thì ngân hàng công thương chi nhánh An Giang cần có sự giúp đỡ cũng như kiểm tra quản lý của các cơ quan ban ngành của tỉnh. Chính vì vậy những chính sách của tỉnh sẽ tạo điều điện thuận lợi cho ngân hàng tuy nhiên cũng tạo ra nhiều thách thức trong điều kiện mới.

Để có thể giúp các thành phần kinh tế hoạt động tốt các cơ quan ban ngành tỉnh cần có những chính sách phù hợp và kịp thời trong từng thay đổi của nền kinh tế. bên cạnh đó ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, kinh doanh trái pháp luật, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các doanh nghiệp không đủ khả năng hoạt động, kiểm tra các báo cáo tài chính tránh các tình trạng báo cáo sai nhằm tạo thông tin tài chính giả cho ngân hàng… Những điều này sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, giảm bớt các tình trạng nợ xấu nợ quá hạn.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Minh Kiều , 2011. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động – xã hội;

2.Nguyễn Ninh Kiều, 2007. Bài tập và bài giải nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động – xã hội;

3.Thái Văn Đại, 2012. Ngiệp vụ ngân hàng. Cần Thơ: Tủ sách Đại học Cần Thơ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Mã Thành Tân. 2010. Bàn về hệ thống định giá điều chuyển vốn FTP. [Online]

<http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/101123.html>[tháng 10 năm 2013]

5.Ngân hàng nhà nước, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN. [Pdf]. <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vivbpltracuu/vivbplt racuuct?vanbanid=4119&_afrLoop=926180854262700&_afrWindowMode =0&_afrWindowId=4cck7bfqu_131#%40%3Fvanbanid%3D4119%26_afr WindowId%3D4cck7bfqu_131%26_afrLoop%3D926180854262700%26_a frWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D4cck7bfqu_600>.[tháng 10 năm 2013];

6.Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư 10/2013/TT-NHNN. [Pdf]. <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vivbqpplmoi/vivbqp plmoict?vanbanid=4529&_afrLoop=925888850266400&_afrWindowMode =0&_afrWindowId=4cck7bfqu_131#%40%3Fvanbanid%3D4529%26_afr WindowId%3D4cck7bfqu_131%26_afrLoop%3D925888850266400%26_a frWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D4cck7bfqu_371>. [tháng 10 năm 2013]

7.Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO – Trung tâm công nghệ thông tin. 2011.

Đổi mới cơ chế điều chuyển vốn nội bội tại Vietinbank. [Online]. <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/110622.html>

[ Tháng 10 năm 2013]

8.Quốc hội, 2010. Luật tổ chức tín dụng năm 2010. [Online]. <http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class _id=1&mode=detail&document_id=96074>. [Tháng 10 năm 2013]

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 69)