Phân tích tình hình doanh số thu nợkhách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 43 - 54)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng không chỉ có doanh số cho vay mà còn có doanh số thu nợ. Tình hình doanh số thu nợ trong nhưng năm qua sẽ thể hiện được chất lượng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng.

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % KHDN 1.242.209 1.500.041 1.562.172 257.832 20,76 62.131 4,14 KHCN 1.805.508 1.972.858 2.063.068 167.350 9,27 90.210 4,57 Tổng 3.047.717 3.472.899 3.625.240 425.182 13,95 152.341 4,39

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank An Giang

Hình 4.2: Doanh số thu nợ của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012

Đi cùng xu hướng với doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp, doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp cũng tăng qua 3 năm. Năm 2011

0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 2010 2011 2012 1.242.209 1.500.040 1.554.360 1.805.508 1.972.858 2.072.662 Triệu đồng KHCN KHDN

33

doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng đến 20,76%, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 257.832 triệu đồng. Chiếm một phần khá lớn trong tổng số doanh số thu nợ của ngân hàng. Chính vì vậy sự gia tăng của doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp đã góp phần làm cho tổng doanh số thu nợ tăng thêm 425.182 triệu đồng, hay tăng thêm 13,95% so với năm 2010.

Tương tự như vậy ở năm 2012, doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp đã tăng tuyệt đối 62.131 triệu đồng và tăng tương đối 4,14% so với năm 2011. Tuy rằng doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp ở giai đoạn này cũng tăng nhưng tốc độ không nhanh như giai đoạn 2010 -2011 nên tổng doanh số thu nợ cũng chỉ tăng 4,39% so với năm 2011.

Bên cạch việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn do lãi suất giảm làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng lên thì phương thức cho vay cũng góp phần làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng lên. Với cơ cấu vốn vay chủ yếu là ngắn hạn và khách hàng doanh nghiệp thường vay vốn với phương thức hạn mức tín dụng. Khi ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp thì lượng vốn có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào từng đối tượng, từng nhu cầu cụ thể cũng như lượng tài sản đảm bảo. Tuy nhiên đối với phương thức này khách hàng có quay vòng vốn từ 2-10 vòng/năm. Điều này giúp cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ là rất cao so với dư nợ.

Ở năm 2012 doanh số thu nợ tăng chậm hơn giai đoạn trước. Ở đây không phải ngân hàng không thu được nợ mà do doanh số cho vay tăng chậm kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng chậm. Mặt khác trong giai đoạn này kinh tế của vùng cũng tăng trưởng chậm hơn, GDP ước tính chỉ tăng 8,45% so với năm 2011, hoạt động của doanh nghiệp có nhiều khó khăn hơn từ đó kéo theo khả năng quay vòng vốn kém đi làm doanh số thu nợ giảm.

Tổng doanh số thu nợ của Vietinbank An Giang ngoài chịu tác động của doanh số thu nợ từ khách hàng doanh nghiệp còn chịu tác động từ doanh số thu nợ khách hàng cá nhân. Năm 2011 doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tăng 167.350 triệu đồng, hay tăng 9,27%. Tiếp đến năm 2012 doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tăng thêm 90.210 triệu đồng, hay tăng 4,57% so với năm 2011.

Sau những giai đoạn tăng trưởng chậm ở năm 2012 thì năm 2013 là một năm kỳ vọng cho sự ổn định và tăng trưởng nhanh trở lại. Qua số liệu 6 tháng đầu năm 2013 dưới đây sẽ thể hiện một phần màu sắc của giai đoạn tới.

Tình hình doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã tăng thêm 18.540 triệu đồng và tương ứng tăng 1,76% so với 6 tháng đầu 2012. Nguyên nhân của thay đối trên là do lượng vốn được quay

34

vòng nhanh cộng thêm việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi nợ đến hạn cũng góp phần làm cho việc thu nợ thuận lợi. Thêm vào đó tăng cường tiếp thị và tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng làm doanh số cho vay tăng lên kéo theo sự tăng của doanh số thu nợ vì phần lớn khách hàng vay vốn ngắn hạn. Ngoài ra còn có nhiều chương trình hạ lãi suất nhằm thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ cũng góp phần giúp cho hoạt động của ngân hàng thuận lợi.

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % KHDN 1.053.505 1.072.045 18.540 1,76 KHCN 1.516.036 1.712.184 196.148 12,94 Tổng 2.569.541 2.784.229 214.688 8,36

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Bên cạnh khách hàng doanh nghiệp, doanh số thu nợ của khách hàng cá nhân cũng tăng thêm 196.148 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với quý II năm 2012. Hai đối tượng khách hàng này đã góp phần làm cho tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 214.688 triệu đồng, hay tăng 8,36% so với 6 tháng đầu năm 2012.

4.1.2.1. Phân tích doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Sau khi quan sát thấy sự tăng trưởng trong doanh số cho vay đối với cả hai loại hình doanh nghiệp lớn và vừa và nhỏ thì chúng ta cũng phải xem xét doanh số thu nợ của các đối tượng này mới có thể đánh giá được sự an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011 Tuyệt

đối % Tuyệt đối % DN lớn 633.527 742.161 812.408 108.634 17,15 70.247 9,47 DN vừa

và nhỏ 608.682 757.880 749.764 149.198 24,51 (8.116) (1,07) Tổng 1.242.209 1.500.041 1.562.172 257.832 20,76 62.131 4,14

35

Doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động lâu và ổn định hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Chính vì vậy chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp này luôn rất cao nên hoạt động thu nợ đối với các doanh nghiệp này diễn ra thuận lợi trong giai đoạn vừa qua. Sự thuận lợi này thể hiện qua các con số sau: Năm 2011doanh số thu nợ tăng 108.634 triệu đồng, hay tăng 17,15% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ cũng tăng nhưng không nhanh như giai đoạn trước. Ở năm này doanh số thu nợ tăng tương đối 9,47% và tăng tuyệt đối 70.247 triệu đồng so với năm 2011. Mặt dù là doanh nghiệp lớn nhưng sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế trong năm này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp làm cho doanh số cho vay cũng tăng chậm hơn, từ đó làm cho doanh số thu nợ cũng tăng chậm.

Bên cạnh doanh nghiệp lớn thì khách hàng của ngân hàng phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt dù không vay một lượng vốn lớn như doanh nghiệp lớn nhưng lại nhiều ở số lượng nên lượng vốn thu được từ các đối tượng này cũng chiếm một phần quan trọng trong doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp. Với những chính sách ưu tiên phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua kết hợp với những chương trình ưu đãi lãi suất của Vietinbank An Giang đã góp phần làm cho lượng vốn ở các đối tượng này tăng lên và doanh số thu nợ cũng tăng đến 24,51%, tương ứng với con số tuyệt đối là 108.634 triệu đồng. Năm tiếp theo tình hình lại trái ngược, năm 2012 doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ lại giảm 8.116 triệu đồng, tương ứng với giảm 1,07% so với năm 2011. Do là doanh nghiệp nhỏ nên những ảnh hưởng của kinh tế thị trường sẽ mang lại nhiều gắt rối trong hoạt động của doanh nghiệp. Mặt dù ngân hàng vẫn ưu đãi lãi suất cho các đối tượng này nhưng những khó khăn trên đã gián tiếp làm cho doanh số thu nợ giảm đi so với năm trước đó.

Mở đầu năm 2013 với những con số biến động theo chiều hướng khách nhau ở hai đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đây sẽ đặt ra vấn đề cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của chi nhánh sau này

Theo nguồn tổng hợp của ngân hàng Công thương An Giang thì doanh số thu nợ của khách hàng của khách hàng doanh nghiệp lớn đã giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là ở giai đoạn này doanh số thu nợ giảm 13.955 triệu đồng, hay giảm 1,97% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do những điều kiện khó khăn và khắc khe của công tác cho vay trung và dài hạn nên không phải doanh nghiệp nào ở An Giang cũng đáp ứng đủ điều kiện cho các món vay này. Chính vì vậy đa phần các món trung và dài hạn đều rơi vào các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó doanh số cho vay trung và dài hạn ở 6 tháng đầu

36

năm 2013 lại tăng nhanh nên doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn đã giảm đi so với 6 tháng đầu năm 2012.

Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp ở quý II năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % DN lớn 707.386 693.431 (13.955) (1,97) DN vừa và nhỏ 346.119 378.614 32.495 9,39 Tổng 1.053.505 1.072.045 18.540 1,76

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Với chiều hướng ngược lại so với doanh số cho vay doanh nghiệp lớn, doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 9,39%, tương ứng với con số tuyệt đối là 32.495 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Đối với các doanh nghiêp vừa và nhỏ tuy rằng đây là đang là đối tượng ưu tiên cho vay. Nhưng ngoài việc đáp ứng đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh tốt, kế hoạch trả nợ khoa học thì ngân hàng còn xem xét về uy tín của khách hàng nên nhiều khách hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Chính vì vậy khách hàng này chủ yếu vay dưới hình thức ngắn hạn và chính điều này đã làm cho doanh số thu nợ của những đối tượng này tăng nhanh khi doanh số cho vay tăng trong thời gian qua.

4.1.2.2. Phân tích doanh số thu nợkhách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn

Với đặc thù đa phần là nông thôn, hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn nhỏ lẻ nên hoạt động cho vay của chi nhánh cũng chủ yếu là các món ngắn hạn. Chính vì vậy công tác thu nợ của các món này cũng sẽ chiếm phần lớn trong tổng doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp. Thêm vào đó việc thu nợ của các món vay này cũng tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí hơn nên việc quản lý công tác thu nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn là rất quan trọng.

Bảng 4.15: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn ở giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 1.215.328 1.492.701 1.518.684 277.373 22,82 25.983 1,74 Trung và

dài hạn 26.881 7.340 43.488 (19.541) (72,69) 36.148 492,48 Tổng 1.242.209 1.500.041 1.562.172 257.832 20,76 62.131 4,14

37

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank An Giang

Hình 4.3: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank An Giang theo kỳ hạn ở giai đoạn 2010-2012

Doanh số thu nợ ngắn hạn đi cùng xu hướng với tổng doanh số thu nợ cũng như doanh số cho vay. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm. Năm 2011 tăng thêm 277.373 triệu đồng và tăng tương đối 22,82% so với năm 2010. Giai đoạn này doanh số thu nợ tăng nhanh do doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn nhiều hơn. Thêm vào đó thời hạn tối đa cho từng giấy nhận nợ có thể là 4 tháng, 6 tháng hay tối đa là một năm đối với từng khách hàng cụ thể. Chính vì vậy khi doanh số cho vay ngắn hạn của khách hàng doanh nghiệp tăng lên thì kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng khi ngân hàng đang có những khách hàng tốt, hoạt động ổn định. Năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng không nhanh như giai đoạn trước. Tổng kết đến cuối năm 2012 doanh số thu nợ này chỉ tăng 1,74% tương ứng với tỷ lệ tăng tuyệt đối là 25.984 triệu đồng so với năm 2011. Sự gia tăng chậm của giai đoạn này là do doanh số cho vay tăng chậm. Thêm vào đó các điều kiện kinh tế khó khăn trong năm 2012 cũng góp phần làm doanh số thu nợ chậm hơn.

Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn thì có nhiều thay đổi hơn. Năm 2011 doanh số thu nợ giảm rất nhanh, giảm đến 19.541 triệu đồng, hay giảm 72,69% so với năm 2010. Ở giai đoạn này doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm vì đây là nguồn vốn trung và dài hạn và đến thời điểm này các nguồn vốn vẫn chưa đến hạn chính vì vậy mà làm cho doanh số thu nợ giảm. Đến giai đoạn 2011-2012 doanh số thu nợ đã tăng trở lại đến 492,44%, con số tăng tuyệt đối là 36.147 triệu đồng. Sự tăng lên của tình hình doanh số thu nợ ở giai đoạn này cho thấy lượng vốn trung và dài hạn này đang đến hạn nhanh chóng. Chính vì vậy nếu không tìm kiếm được khách hàng hoặc khách hàng cũ không tiếp tục vay vốn thì dư nợ trung và dài hạn sẽ giảm nhanh.

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 2010 2011 2012 1.215.328 1.490.113 1.514.277 26.881 9.928 40.083 Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn

38

Tóm lại sự tăng lên của doanh số thu nợ ngắn hạn có thể là do khách hàng quay vòng vốn nhưng đối với các khoản trung và dài hạn nếu doanh số thu nợ tăng lên cũng đồng nghĩa với việc các món nợ sẽ đến hạn. Đứng trước tình hình này ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm khách hàng hoặc có những chính sách ưu đãi để giữ chân được khách hàng hiện tại.

Góp một phần không nhỏ vào việc phản ánh tình hình thu nợ của ngân hàng có hiệu quả hay không là doanh số thu nợ ở 6 tháng đầu năm 2013 sau đây. Ở bảng này sẽ cho ta biết hoạt tín dụng của ngân hàng đang thuận lợi hay khó khăn trong những tháng đầu năm vừa qua.

Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % Ngắn hạn 1.028.831 1.040.789 11.958 1,16 Trung và dài hạn 24.674 31.256 6.582 26,68 Tổng 1.053.505 1.072.045 18.540 1,76

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Gần đây nhất ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng 11.958 triệu đồng, tương ứng tăng 1,16% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn thời gian này lại tăng nhanh. Tính đến thời điểm 6 tháng đầu 2013 thì doanh số thu nợ trung dài hạn tăng 6.582 triệu đồng, tương ứng tăng 26,68% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Nguyên nhân của những thay đổi này chủ yếu là do vòng quay vốn của khách hàng. Các khoản vốn ngắn hạn sẽ được thu nợ nếu khác hàng có thể thu tiền hàng hóa và tiếp tục giải ngân trong giới hạn tín dụng nếu khách hàng cần mua hàng hóa. Chính điều này đòi hỏi ngân hàng phải thu nợ nhiều lần cũng như giải ngân nhiều lần trong hạn mức tín dụng đã cấp và việc đến hạn các khoản vay trung và dài hạn nên làm cho doanh số thu nợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó các món cho vay ngắn hạn phục vụ thu mua lúa gạo tạm trữ ở quyết định 331/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ cho phép các ngân hàng cho vay mua lúa, gạo tạm trữ ở mức lãi suất 9%/năm. Những món vay này được giải ngân chủ yếu trong thời gian mùa thu hoạch của nông dân nên góp phần kéo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 43 - 54)