Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 32 - 43)

Bên cạnh hoạt động huy động mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng sẽ là hoạt động sử dụng vốn và mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng này thì vấn đề cần xem xét đầu tiên là doanh số cho vay của ngân hàng trong những năm vừa qua.

Bảng 4.1: Doanh số cho vay của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % KHDN 1.370.953 1.630.661 1.685.064 259.708 18,94 54.403 3,34 KHCN 1.923.657 2.103.964 2.261.724 180.307 9,37 157.760 7,50 Tổng 3.294.610 3.734.625 3.946.788 440.015 13,36 212.163 5,68

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Hình 4.1: Doanh số cho vay giai đoạn 2010-2012 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 2010 2011 2012 1.370.953 1.630.661 1.685.064 1.923.657 2.103.964 2.261.724 KHCN KHDN

22

Tuy rất khó khăn khi tìm kiếm một khách hàng doanh nghiệp và rủi ro mà ngân hàng phải chịu cũng cao hơn so với khách hàng cá nhân tuy nhiên khách hàng doanh nghiệp lại có đặc điểm là số lượng ít nên quá trình quản lý và kiểm soát cũng dễ hơn khách hàng cá nhân. Thêm vào đó quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về chất lương và số lượng. Chính vì vậy lượng vốn vay của khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm một phần quan trọng đối với ngân hàng.

Nhìn chung tình hình doanh số cho vay của Vietinbank tăng liên tiếp qua ba năm. Năm 2011 đã tăng 259.708 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 118,94% về số tương đối so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 54.403 triệu đồng so với năm hay 2011. Tỷ lệ tăng ở năm này tương đối thấp, chỉ ở mức 3,34% so với năm 2011.

Để giải thích cho những thay đổi trên điều đầu tiên phải nói đến là chính sách lãi suất của nhà nước. Các chính sách này đang giúp doanh nghiệp dần tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Và với vị thế là một trong 5 ngân hàng lớn có vốn cổ phần nhà nước nên lãi suất của ngân hàng Vietinbank cũng đã giảm dần theo cơ chế điều hành lãi suất của nhà nước. Bên cạnh đó việc đầu tư cho vay vốn lưu động đang dần tăng lên cũng góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng đáng kể khi chỉ với một lượng vốn nhất định khách hàng doanh nghiệp có thể quay vòng vốn rất nhiều lần làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng cao. Hơn thế nữa sự ổn định trong kinh tế vĩ mô, cũng như kinh tế địa phương ngày càng giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định hơn. Và sự kỳ vọng vào lãi suất sẽ ngày càng giảm để giúp cho các doanh nghiệp phát triển như mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách cũng đang góp phần thu hút khách hàng doanh nghiệp về với nguồn vốn của ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Tuy có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên với rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng địa bàn nên việc tìm kiến khách hàng rất khó khăn. Kênh tiếp cận khách hàng mới của ngân hàng chủ yếu dựa vào trung tâm thông tin khách hàng (CIC) và sự quen biết. Tuy nhiên hiện nay thông tin cũng chưa thật sự minh bạch khi CIC chỉ cung cấp thông tin về lượng vốn và một số thông tin cơ bản khác về doanh nghiệp chứ thực sự không biết mức độ tín nhiệm, uy tính của khách hàng. Chính vì vậy dù biết được doanh nghiệp nhưng ngân hàng vẫn rất thận trọng trong tìm kiếm khách hàng.

Ngoài khách hàng doanh nghiệp thì bộ phận còn lại là của khách hàng cá nhân. Trong những năm qua hoạt động cho vay của những đối tượng khách

23

hàng này khá ổn định. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 180.307 triệu đồng về mặt tuyệt đối và tăng 9,37% về mặt tương đối so với năm 2010. Tương tự như vậy năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng 157.760 triệu đồng, hay tăng 7,50% so với năm 2011.

Sự tăng trưởng của hai nhóm khách hàng này đã góp phần làm cho tổng doanh số cho vay năm 2011 tăng thêm 440.015 triệu đồng, tương ứng tăng 13,36% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số này lại tiếp tục tăng 212.163 triệu đồng, hay tăng 5,68% so với năm 2011.

Tiếp theo của năm 2012 sẽ là 6 tháng đầu năm 2013. Ở giai đoạn này tình hình doanh số cho vay tăng trưởng không nhanh nhưng cũng góp phần tạo bước đà cho năm mới.

Bảng 4.2: Doanh số cho vay ở 6 tháng đầu 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % KHDN 1.111.044 1.125.830 14.786 1,33 KHCN 1.620.161 1.824.612 204.451 12,62 Tổng 2.731.205 2.950.442 219.237 8,03

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Sáu tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy sự khởi sắc trong tình hình cho vay. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đã tăng 14.786 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng lên là 1,33 %. Tuy tăng lên một lượng vốn lớn nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 không nhanh lắm

Hoạt động cho vay ở ngân hàng trong giai đoạn này không mấy khả quan trong tình hình kinh tế tăng trưởng chậm và sự cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt. Lãi suất gần như không có sức cạnh tranh mạnh vì đa phần các ngân hàng trên thị trường đều có mức lãi suất ngang ngữa nhau. Đối với những khách hàng doanh nghiệp có tiềm năng thì hầu như đã được các ngân hàng đều ưu đãi cho vay. Chính vì vậy mà việc tìm kiếm khách hàng mới rất khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ hay tài sản đảm bao không đủ thì ngân hàng lại không dám cho vay vì bài học nợ xấu trong thời gian qua trên thị trường đã làm cho các ngân hàng ngày càng thận trọng hơn.

Góp một phần không nhỏ vào tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh là doanh số cho vay của khách hàng cá nhân. Mặt dù lượng vốn của mỗi khách hàng không lớn nhưng bù lại khách hàng cá nhân lại có số lượng đông nên doanh số cho vay của khách hàng này chiếm một phần rất lớn. Tính đến thời

24

điểm cuối tháng 6 năm 2013 thì doanh số cho vay khách hàng cá nhân đã tăng được 204.451 triệu đồng, tương ứng tăng 12,62% so với quý II năm 2012.

4.1.1.1. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp.

Đi sâu vào phân tích doanh số cho vay chúng ta sẽ thấy khách hàng doanh nghiệp gồm có hai đối tượng chính là khách hàng doanh nghiệp lớn và vừa và nhỏ. Những biến động cụ thể trong doanh số cho vay của hai đối tượng này sẽ được thể hiện cụ thể sau đây.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % DN lớn 701.928 852.836 876.233 150.908 21,50 23.397 2,74 DN vừa và nhỏ 669.025 777.825 808.831 108.800 16,26 31.006 3,99 Tổng 1.370.953 1.630.661 1.685.064 259.708 18,94 54.403 3,34

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Doanh số cho vay từ những doanh nghiệp lớn chiếm một lượng lớn trong tổng doanh số cho vay của phòng khách hàng doanh nghiệp. Qua ba năm giá trị của doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn luôn lớn hơn các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ. Cụ thể tình hình biến động doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn như sau: Năm 2011 doanh số cho vay tăng tuyệt đối 150.908 triệu đồng, và tăng tương đối 21,50% so với năm 2010. Tiếp theo ở năm 2012 doanh số cho vay tăng thêm 23.397 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tăng tương đối 2,74% . Những doanh nghiệp lớn của ngân hàng là những doanh nghiệp đã hoạt động rất lâu trên thương trường và một số doanh nghiệp có vốn nhà nước nên có nguồn lực tài chính mạnh và khá ổn định. Những doanh nghiệp này cũng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng rất lâu năm nên ngân hàng có thể dễ dàng hiểu được đặt tính kinh doanh và uy tính của khách hàng. Tuy nhiên những đối tượng này thường rất được các ngân hàng ưu đãi và dùng nhiều biện pháp thu hút khách hàng này về với họ. Hơn nữa các doanh nghiệp lớn cũng thường có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng cùng lúc nên sẽ rất dễ so sánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng khác nhau và khả năng họ thay đổi ngân hàng để vay vốn hay tiến hành nhận nợ của các ngân hàng khác nhiều hơn là rất cao nếu chất lượng phục vụ

25

cũng như lãi suất của ngân hàng không ưu đãi so với những đối tượng cạnh tranh khác.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở năm 2011 tăng 108.800 triệu đồng, hay tăng 16,26% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 31.006 triệu đồng so với năm 2011 và tỷ lệ tăng tương đối là 3,99%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang là đối tượng được Bộ Công Thương giúp đỡ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng này theo chỉ thị số 13/CT - BCT nên Vietinbank cũng chủ động các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp này với chính sách lãi suất khá mềm làm cho doanh số cho vay tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên vì là một doanh nghiệp nhỏ nên các đối tượng này rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của kinh tế, những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế sẽ gây cho các doanh nghiệp này rất nhiều khó khăn vì họ không có đủ khả năng để chống chọi với những thay đổi cũng như là không lập được những kế hoạch cụ thể và định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa sự quan lý không chặt chẽ của các cơ quan nhà nước và sự minh bạch của thông tin chưa được đánh giá cao đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình giải ngân vốn cho khách hàng và làm cho doanh số cho vay tăng trưởng chậm hơn.

Bảng 4.4: Doanh số cho vay giai theo loại hình doanh nghiệp ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2013/6T/2012 Tuyệt đối % DN lớn 725.745 736.534 10.789 1,49 DN vừa và nhỏ 385.299 389.296 3.997 1,04 Tổng 1.111.044 1.125.830 14.786 1,33

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Về tình hình cho vay 6 tháng đầu năm 2013, ở giai đoạn này doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ kể cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay của doanh nghiệp lớn tăng tương đối 1,49% và tăng tuyệt đối 10.789 triệu đồng. Tương tự như vậy ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 1,04% hay tăng 10.788 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Qua những số liệu trên cho thấy hoạt động giải ngân cho vay vốn đang tăng trưởng chậm các chính sách ưu đãi lãi suất đang giảm dần sức ảnh hưởng với khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay vì các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để chào những lãi suất ưu đãi hơn nhằm thu hút khách hàng. Mặt dù số lượng doanh nghiệp của tỉnh khá lớn, tổng số doanh nghiệp theo thống kê tại báo cáo kinh

26

tế xã hội của tỉnh An Giang cuối năm 2012 lên đến 5.450 doanh nghiệp nhưng trong đó đa phần là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên những đối tượng này trong tương lai có thể là khách hàng tiềm năng của ngân hàng nhưng hiện tại ngân hàng vẫn phải rất chặt vặt mới tìm được khách hàng.

4.1.1.2. Phân tích doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn

Để phân tích cụ thể hơn doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp thì ngoài xem xét theo khía cạnh loại hình doanh nghiệp còn cần phải xem xét về kỳ hạn của nguồn vốn vay để có thể biết và dự đoán được nguồn vốn cho chi nhánh.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn của Vietinbank An Giang giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/210 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 1.338.098 1.595.447 1.642.517 257.349 19,23 47.070 2,95 Trung và

dài hạn 32.855 35.214 42.547 2.359 7,18 7.333 20,82 Tổng 1.370.953 1.630.661 1.685.064 259.708 18,94 54.403 3,34

Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Vietinbank An Giang

Về kỳ hạn của nguồn vốn vay, đối với các doanh nghiệp thì nguồn vốn ngân hàng thường là tài trợ cho nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Đối với Vetinbank An Giang thì cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Qua 3 năm từ 2010-2012 thì cho doanh số cho vay ngắn hạn đã chiếm trên 97% tổng doanh số cho vay của năm. Ở năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng lên được 257.349 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,23 % so với năm 2010. Trong giai đoạn này doanh số cho vay ngắn hạn lớn và tăng khá nhanh, đây là giai đoạn khá thuận lợi đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhưng đến năm 2012 thì tốc độ tăng đang dần chậm lại. năm 2012 doanh số cho vay tăng thêm 47.070 triệu đồng, tức là chỉ tăng thêm 2,95% so với năm 2011. Đây là một giai đoạn khó khăn của ngân hàng.

Khi nói đến giai đoạn 2010 – 2011 doanh số cho vay tăng rất nhanh là do năm 2010 lãi suất cho vay rất cao, khoản 14% – 15%, làm cho doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Thêm vào đó nếu vay được vốn ngân hàng nhưng lãi suất quá cao thì doanh nghiệp cũng không tìm được lối thoát sinh lãi cho mình. Đến năm 2011, ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động ở mức 14% làm cho các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc giảm lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp phát triển hơn và chính sách khuyến khích

27

của địa phương đã giúp các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhiều hơn. Chính vì vậy mà doanh số cho vay năm 2011 lại tăng nhanh hơn so với năm 2010 rất nhiều.

Giai đoạn 2011 – 2012 tiếp theo lại đánh dấu một giai đoạn khó trong hoạt động cho vay. Ở cuối năm 2012 lãi suất đã khá mềm chỉ ở mức khoản 10%. Nhưng sự cạnh tranh lãi suất và lôi kéo khách hàng ngày càng gay gắt trong khi doanh nghiệp trong địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu về vốn và khả năng quay vòng vốn còn hạn chế. Thêm vào đó năm 2012 tình hình kinh tế tăng trưởng khá chậm. Các con số kế hoạch được đề ra ở năm 2012 đã không được thực hiện như ý muốn. Theo thống kê trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 ước tính cuối năm 2012 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 8,45% thấp hơn mức kế hoạch là 12,5% và kinh ngạch xuât nhập khẩu của tỉnh chỉ đạt 96,6% so với mức kế hoạch đề ra. Ngoài ra các ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trong công tác cho vay vốn vì các ngân hàng rất sợ tình trạng không giải ngân được nhưng lại càng sợ tình hình nợ xấu hơn nữa. Chính vì vậy các ngân hàng luôn tìm những khách hàng có tài sản đảm bảo hay có tình hình kinh doanh tốt để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Bên cạch các hoạt động cho vay ngắn hạn còn có các khoản vốn cho vay trung và dài hạn. Năm 2011doanh số cho vay trung và dài hạn tăng thêm 2.359 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 7,18 % về số tương đối. Đến giai đoạn 2012 -2011 thì doanh số cho vay tăng nhanh hơn. Năm 2012 doanh số cho vay tăng tuyệt đối thêm 7.333 triệu đồng và tăng tương đối 20,82% so với năm 2011. Những thay đổi này chủ yếu được giải thích bởi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)