Quản lý quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị là một yêu cầu cấp thiết đối với chính quyền đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Quản lý quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị là một yêu cầu cấp thiết đối với chính quyền đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cùng với quá trình đô thị hóa và sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, sự quá tải về dân số là sự lộn xộn về mặt tổ chức không gian và kiến trúc, cảnh quan, gây mất mỹ quan đô thị. Song song với nó là những biện pháp của chính quyền các cấp nhằm quản lý và duy trì quy hoạch đặt ra, đưa đô thị phát triển theo đúng định hướng. Mà trong đó, cấp phép xây dựng được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát và quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch. Huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội; là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn và là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đây đồng thời cũng là vành đai xanh, cung ứng thực phẩm và nguồn đất dự trữ của thành phố. Mười năm trở lại đây, bộ mặt Gia Lâm đã hoàn toàn thay đổi. Quá trình đô thị hóa đã tác động sâu rộng tới từng ngõ xóm, bê tông hóa đến từng thôn làng. Các khu đô thị mới không ngừng tăng thêm, cơ sở hạ tầng đồng bộ, bộ mặt nông thôn được đổi mới, các khu công nghiệp tham gia tích cực vào việc đô thị hóa nông thôn, góp phần cải thiện đời sống và trình độ dân trí của dân cư trên địa bàn huyện. Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng mới các công trình công cộng, nhà ở, các xí nghiệp công nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng, là một bài toán khó cho việc quản lý và giám sát quy hoạch xây dựng của các cấp chính quyền đô thị. Quyết định 2184/QĐ- UBND ngày 04/6/2008 phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Quyết định 47/2009/QĐ- UBND ngày 20/01/2009 của Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chung huyện Gia Lâm TL 1/5000 đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động phát triển của huyện, định hướng cho quá trình đô thị hóa diễn ra đồng bộ, theo đúng quy hoạch. Triển khai thực hiện việc quản lý phát triển theo quy hoạch, mà đầu tiên là việc quản lý cấp phép xây dựng theo đúng quy hoạch trở thành một yêu cầu vô cùng cấp thiết với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình giải quyết hồ sơ, làm chậm trễ và gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Là một sinh viên đang thực tập tại UBND huyện, nhận thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu, em đã quyết định chọn đề tài “Quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình, nhằm tìm hiểu quá trình quản lý cấp phép trên địa bàn huyện với mong muốn đưa ra những giải pháp, đóng góp của bản thân nhằm hoàn thiện hơn nữa việc kiểm soát phát triển theo quy hoạch trên địa bàn huyện. 1. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề. - Làm rõ cơ sở lý luận của công tác quản lý cấp phép xây dựng đô thị. - Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm. - Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện. 2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu. Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự thời gian để tiện cho việc phân tích. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Chuyên đề giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2006- 2010. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm. 3. Kết cấu của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của công tác quản lý cấp phép xây dựng đô thị. Chương II: Thực trạng công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Chương III: Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Có thể nói công tác quản lý cấp phép xây dựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện phát triển đô thị theo quy hoạch của chính quyền các cấp, công tác này có thuận lợi, đúng đắn thì việc xây dựng đô thị mới theo đúng khuôn khổ, định hướng của các nhà lãnh đạo, xây dựng một đô thị hợp lý, thông minh. Do trình độ, tài liệu và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của thầy, cô giáo giúp em hoàn thiện tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chú và anh chị trong Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của TS. Nguyễn Kim Hoàng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Kim Hoàng, chú Lương Văn Thành- Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm, cùng tập thể các anh Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 chị trong phòng đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương I Cơ sở lý luận của công tác quản lý cấp phép xây dựng đô thị 1. Lý luận chung về quản lý đô thị. 1.1. Khái niệm quản lý đô thị. Trong đô thị luôn tồn tại các nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, chữa bệnh, vui chơi giải trí,… Các nhu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn, và các nhu cầu mới thường xuyên phát sinh. Để đáp ứng các nhu cầu đó việc tổ chức xã hội đô thị một cách khoa học và việc quản lý các hoạt động trở thành một yêu cầu khách quan. Quản lý đô thị đã trở nên một chủ đề rất quan trọng đối với các Chính phủ và các tổ chức phát triển quốc tế trên thế giới. Quản lý theo nghĩa rộng, là làm cho các công việc được hoàn thành thông qua các nhân sự. Quản lý liên quan đến việc ra quyết định hoặc lựa chọn cách thức kế hoạch tổ chức, bảo vệ và sử dụng các nguồn lực có được để sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho việc tiêu thụ, thương mại, hưởng thụ hoặc để xây dựng vốn và tài sản cho phát triển trong tương lai. Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó. Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. Nhà nước, đại diện là các chính quyền đô thị thông qua các tổ chức dưới quyền như các sở, ban ngành chức năng có vai trò quản lý tẩt cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở đô thị, truyền bá những tư tưởng hiện đại và lối sống văn Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 minh đô thị cho cộng đồng dân cư để giúp họ hướng tới một mục đích chung của xã hội. Quản lý đô thị liên quan đến việc quản lý khối Nhà nước và khối tư nhân. Mục tiêu chung của quản lý đô thị là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý trong quá trình sử dụng các nguồn lực của đô thị (con người, kỹ thuật, vật liệu, thông tin, dịch vụ cơ sở hạ tầng và hệ thống kinh tế của sản xuất). Cụ thể là: - Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tổng thể của đô thị. - Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị. - Cung cấp các dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng các nhu cầu chức năng của đô thị và các cư dân sống và làm việc trong đô thị đó, nhằm cải thiện chất lượng sống và sức khỏe của cư dân đô thị. 1.2. Các lĩnh vực quản lý. Quản lý là hoạt động mang tính kinh tế- xã hội, người ta cần tính đến hiệu quả của công tác quản lý. Vì hoạt động đô thị đa dạng và phức tạp, cần có sự lựa chọn, phân loại đối tượng quản lý. Có tám lĩnh vực của quản lý đô thị cần được quan tâm như sau: - Quản lý đất đai; - Cơ sở hạ tầng; - Dân số và lao động; - Phát triển kinh tế; - Giao thông và thông tin; - Môi trường; - An ninh xã hội; - Tài chính đô thị; 2. Quản lý quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị. 2.1. Một số khái niệm. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Quy hoạch xây dựng đô thị là sự tổ chức, sắp xếp không gian đô thị sao cho sử dụng hợp lý các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên), đảm bảo sự phát triển bền vững (về kinh tế, xã hội và môi trường) của đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị được thực hiện thông qua các yêu cầu, quy định của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng và các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên khác (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, du lịch, văn hóa,…) đã được xác định. Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế và thường được xây dựng, ban hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định. Quản lý quy hoạch đô thị là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chính quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Các quy định kiểm soát phát triển đô thị là công cụ cơ bản để kiểm soát việc sử dụng đất và xây dựng đô thị. Chúng được thể hiện dưới dạng các tài liệu hướng dẫn, sơ đồ, bản vẽ và quy định mang tính kỹ thuật (quy chuẩn) về xây dựng, kiến trúc, an toàn phòng hỏa, thẩm mỹ, sử dụng vật liệu v.v… để đảm bảo công trình xây dựng có sử dụng không gian, kết cấu hạ tầng đáp ứng các nội dung của quy hoạch xây dựng đô thị. Các quy định trên có tác dụng hướng dẫn nhà quản lý để cấp phép quy hoạch, xây dựng và thẩm định dự án; cung cấp thông tin và hướng dẫn các chủ đầu tư khi lập dự án. 2.2. Mục tiêu và yêu cầu kiểm soát phát triển đô thị. 2.2.1. Mục tiêu chủ yếu của việc kiểm soát phát triển đô thị. Kiểm soát phát triển đô thị có nhiều mục tiêu, có mục tiêu trùng lặp với nhiều hoạt động quản lý khác như quản lý đô thị, quản lý phát triển kinh tế xã hội v.v… Tuy nhiên các mục tiêu chủ yếu của việc kiểm soát phát triển đô Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thị gắn kết chặt chẽ với quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, và chủ yếu có 7 nội dung sau: 1. Đảm bảo việc phát triển đất đai đô thị công bằng, trật tự, tiết kiệm và bền vững. 2. Bảo vệ các nguồn lực tự nhiên, xã hội và duy trì các hệ thống nguồn lực này phù hợp với môi trường, sinh thái. 3. Đảm bảo tính kinh tế, an toàn, thuận tiện cho cư dân đô thị và du khách đến đô thị trong sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi. 4. Gìn giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử và kiến trúc như các di tích lịch sử, công trình, khu vực có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghiên cứu khoa học, kiến trúc và văn hóa. 5. Bảo vệ các tiện nghi công cộng và các công trình để chúng cung cấp ổn định và đồng bộ các dịch vụ tiện nghi (giao thông, cấp, thoát nước, điện, thông tin liên lạc, bảo vệ môi trường) vi lợi ích công cộng. 6. Hỗ trợ cho quá trình phát triển đất đai và hạ tầng diễn ra thuận lợi, kinh tế và bền vững. 7. Cân bằng về mặt lợi ích giữa các nhóm chủ thể; giữa lợi ích trướcmắt và lâu dài. 2.2.2. Các yêu cầu kiểm soát phát triển đô thị. Kiểm soát phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường là một thách thức lớn trong công tác quản lý và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật. Nội dung của chúng bao gồm nhiều yếu tố được thể hiện như sau: (1) Cần phải kiểm soát phát triển đô thị một cách có hệ thống. Các đô thị nói chung, đặc biệt các đô thị đang trong giai đoạn phát triển nhanh của Việt Nam cần phải xây dựng và duy trì một hệ thống kiểm soát phát triển hữu hiệu, bao gồm từ quy hoạch và thực thi quy hoạch với đầy đủ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 bộ khung pháp lý cần thiết, bộ máy thực hành có hiệu lực thực thi và cơ chế giám sát điều chỉnh phù hợp. Hệ thống kiểm soát phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một hệ thống, chứ không chỉ là một biện pháp, một cơ quan hay một sự quan tâm nhất thời để thực hiện công việc. Đây là một hệ thống có tính thống nhất cao, được cập nhật thường xuyên thông tin để chỉ đạo có hiệu quả và phù hợp với sự biến động về các nhu cầu và thực tiễn đặt ra. (2) Quá trình kiểm soát phát triển phải được tiến hành công khai và minh bạch. Mục tiêu của nhà đầu tư trong nền kinh tế thị trường chủ yếu là lợi nhuận, và họ cần biết những biện pháp kiểm soát, nội dung áp dụng của Nhà nước để xây dựng phương án. Về mặt quy trình, tất cả yêu cầu về trình tự thủ tục phải được công bố chi tiết, dễ hiểu. Về mặt trách nhiệm, phải luôn có những cơ quan đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm và có cơ quan ra quyết định độc lập đối với trường hợp khiếu nại rằng cơ quan thừa hành không làm tròn nhiệm vụ. Đối với nhà đầu tư, những phương án thiếu thông tin từ phía Nhà nước về quy hoạch là những dự án rủi ro cao, và ít hấp dẫn với môi trường đầu tư. Đối với Nhà nước, việc kiểm soát thiếu công khai minh bạch dẫn đến trì hoãn, lầm lẫn và các quyết định đưa ra mơ hồ, bấp bênh. (3) Phải thay đổi tư duy và biện pháp kiểm soát phát triển. Trong quá trình phát triển đô thị ngày nay, Nhà nước chỉ là một chủ thể trong nhiều chủ thể phát triển đô thị, nhưng là chủ thể quan trọng nhất, có trách nhiệm tạo lập cơ sở pháp lý, hướng dẫn chủ thể khác hoạt động, phối hợp các nguồn lực và chủ thể khác cùng phát triển đô thị, giám sát việc thực hiện pháp luật và nếu cần có thể tham gia trực tiếp khi bản thân thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Kiểm soát phát triển có nhiều biện pháp, cách thức, tuy nhiên, biện pháp sử dụng trong kiểm soát phát triển phải luôn kết hợp giữa các biện pháp kinh tế (là đòn bẩy chủ yếu của Nhà nước- là động cơ hoạt động của khu vực tư) và biện pháp hành chính- mệnh lệnh (tính cưỡng chế hành chính- là quyền hạn của chủ thể quản lý và là nghĩa vụ phải thực hiện của đối tượng quản lý) (4) Vấn đề kiểm soát phát triển phải có tính linh hoạt. Bản chất của kinh tế thị trường là năng động, vì vậy các biện pháp quản lý cũng phải có tính linh hoạt. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ tất cả các quy hoạch và quy định kiểm soát đặt ra đều phải tính đến việc sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và việc sửa đổi này vừa phải đảm bảo tính ổn định, vừa phải đảm bảo giải quyết kịp thời bức xúc do thực tiễn đặt ra. Những nội dung gì là nguyên tắc cần đảm bảo ổn định, lâu dài, ít thay đổi. Những nội dung khác cần cân nhắc mức độ chi tiết để đảm bảo tính linh hoạt của chủ đầu tư đáp ứng nhu cầu khách hàng, tránh phải xin phép và sửa chữa các biện pháp và quy định kiểm soát không cần thiết. (5) Vấn đề kiểm soát phát triển phải đặt trong bối cảnh thực tế. Kiểm soát phát triển ở Việt Nam khó có thể vận dụng ngay các mô hình tiên tiến trên thế giới bởi nét văn hóa đặc trưng trong ứng xử, hệ thống ra quyết định nhiều cơ quan và bộ máy hành chính còn đang tiếp tục sắp xếp. Chính vì vậy, việc kiểm soát phát triển phải xem xét cả những vấn đề dài hạn cũng như đặt ra các biện pháp, cách thức kiểm soát phù hợp với trình độ thực tế của đội ngũ cán bộ, phương thức làm việc hiện có và bối cảnh kinh tế xã hội để đạt hiệu quả tối đa. 2.3. Vai trò của Nhà nước trong kiểm soát phát triển đô thị. Xét ở góc độ vĩ mô, vai trò của Nhà nước trong quản lý quy hoạch kiểm soát phát triển đô thị là xây dựng và thực hiện những chính sách phát triển đô thị một cách toàn diện. Chính sách đối với đô thị rất đa dạng, phức tạp và Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 [...]... quan cấp giấy phép xây dựng phải gửi bản sao giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp phường và Thanh tra xây dựng cấp Quận nơi có công trình xây dựng để thực hiện quản lý, theo dõi việc xây dựng theo giấy phép đã cấp 3.6 Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng: 1 Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng. .. giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn 01 lần với thời hạn 12 tháng (6) Cấp lại bản chính giấy phép xây dựng Chủ đầu tư được cấp lại bản chính giấy phép xây dựng nếu giấy phép xây dựng bị thất lạc, rách nát Hồ sơ xin cấp lại bản chính giấy phép xây dựng như trên đã trình bày Thời gian xét cấp lại bản chính giấy phép xây dựng là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng. .. bảo tính an toàn của việc đầu tư xây dựng 3 Quản lý cấp phép xây dựng 3.1 Giấy phép xây dựng và nội dung giấy phép xây dựng Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý của Nhà nước chấp thuận một công trình (dự án) xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiện về mặt kiến trúc, xây dựng kết cấu hạ tầng, an toàn v.v… theo luật định, và được phép khởi công xây dựng Nội dung giấy phép xây dựng (Theo Quyết định số 04/2010/QD-UBND... dựng là cơ quan cấp lại bản chính giấy phép xây dựng (7) Thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng và phí xây dựng công trình Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng và phí xây dựng công trình trước khi giao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, theo các quy định của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân Thành phố Đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng nhưng vẫn thuộc... xin cấp phép xây dựng Chủ đầu tư có quyền: - Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng; - Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm Pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng; - Được khởi công xây dựng công trình theo đúng nội dung xin cấp giấy phép xây dựng nếu quá thời hạn quy định về cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép. .. giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh Cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục gia hạn, điều chỉnh” hoặc Phụ lục kèm theo giấy phép xây dựng. .. giấy phép xây dựng như phần trên đã đề cập Thời hạn điều chỉnh giấy phép xây dựng là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan điều chỉnh giấy phép xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng (5) Gia hạn giấy phép xây dựng Trước khi giấy phép chính thức hết hạn mà công trình chưa khởi công thì chủ đầu tư phải xin gia. .. xin cấp giấy phép xây dựng để đảm bảo phương án thiết kế phù hợp với quy hoạch tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình Chủ đầu tư có nghĩa vụ: a) Chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, cung cấp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng công trình; b) Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng, phí xây dựng. .. ngày 20/1/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý việc xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì trình tự cấp giấy phép xây dựng và theo dõi quá trình thực hiện giấy phép xây dựng được tiến hành như sau: (1) Tiếp nhận và phân loại hồ sơ cấp giấy phép xây dựng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368... II Thực trạng công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm 1 Giới thiệu chung về huyện Gia Lâm 1.1 Vị trí địa lý Gia Lâm là Huyện ngoại thành, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội Phía Bắc giáp Huyện Đông Anh, phía Tây của Huyện là Quận Long Biên Phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là Huyện Thanh Trì và Quận Hoàng Mai Đông Bắc và Đông giáp với các Huyện Từ Sơn, Tiên Du,