(Nguồn: Quy hoạch chung Gia Lâm TL:1/5000)
Tại khu vực nông thôn, dân số tăng tự nhiên là chủ yếu, đến năm 2020 về cơ bản dân số tăng thêm khoảng 12% , như vậy tại khu vực nông thôn đến năm 2020 nhu cầu xây dựng đất ở mới tăng thêm khoảng 10-15% so với quy mô đất ở hiện tại.
Tại khu vực đô thị hoá nhu cầu đất ở mới căn cứ theo cơ cấu sử dụng đất phù hợp với quy chuẩn theo quy mô các khu vực được phép đô thị hoá đã xác định trong quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội.
Về đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Với số dân dự kiến khoảng 300 ngàn người, số lao động vào khoảng 150 ngàn người.
- Hiện tại tổng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (kể cả diện tích đang chuẩn bị triển khai trên địa bàn huyện) vào khoảng 4700 ha, đáp ứng được vào khoảng 47 ngàn lao động công nghiệp. Nếu kể cả số lao động tiểu thủ công nghiệp phân tán trong các xã (chiếm khoảng 20% số lao động tại khu vực nông thôn) và số lao động xây dựng thì số lao động công nghiệp, xây dựng chiếm vào khoảng 40% tổng số lao động. Vì vậy cần hạn chế việc bố trí thêm diện tích đất xây dựng công nghiệp. Chỉ nên ưu tiên bố trí các XNCN có hàm lượng chất xám cao, có giá trị kinh tế lớn, hạn chế việc thu hút lao động có trình độ tay nghề thấp từ các tỉnh ngoài đến.
Về đất phát triển dịch vụ:
Cần thiết phải bố trí thêm các quỹ đất công cộng dịch vụ phù hợp với chức năng là khu vực vành đai xanh của Thành phố, vừa thúc đẩy việc chuyển dịch theo hướng tăng lao động dịch vụ. Trên cơ sở lợi thế về quỹ đất và nhu cầu của các nhà đầu tư trên địa bàn Hà Nội, các loại hình dịch vụ sau dự kiến ưu tiên phát triển trong khu vực:
- Dịch vụ thương mại: Bên cạnh việc phát triển mạng lưới chợ tại khu vực nông thôn, hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ, chợ đầu mối.
- Dịch vụ y tế: Bệnh viện đa khoa, nhà nghỉ dưỡng.
- Dịch vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo đại học và dạy nghề.