Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 79 - 83)

- Các loại giấy tờ nếu không thể hiện được ranh giới phần diện tích đất

3. Một số giải pháp.

3.5. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân.

Ý thức người dân là gốc rễ của mọi vấn đề phát sinh trong việc xây dựng và cấp phép xây dựng. Đặc biệt là đối với huyện Gia Lâm, khi mà tính tự phát trong xây dựng, xây dựng không phép còn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy việc tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục xin phép xây dựng là hết sức cần thiết nhằm hạn chế tình trạng vi phạm trên. Các biện pháp nâng cao ý thức người dân có thể kể đến như: phổ biến công khai và kịp thời các văn bản pháp luật bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền vận động người dân thông qua các buổi họp định kỳ thôn, xã, hoặc có khen thưởng hay chê trách với những trường hợp thực hiện tốt hay vi phạm việc xây dựng trên địa bàn quản lý thông qua hình thức khen thưởng gia đình văn hóa…

KIẾN NGHỊ.

Tại Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003, Chính phủ đã cho phép điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận mới Long Biên trên cơ sở chia tách một phần huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, ranh giới hành chính Long Biên- Gia Lâm vẫn chưa rõ ràng. Kiến nghị UBND Thành phố điều chỉnh lại ranh giới hành chính giữa quận Long Biên và huyện Gia Lâm, tại khu vực đường vành đai 3 giữa phường Cự Khối, phường Thạch Bàn, phường Phúc Lợi thuộc quận Long Biên và xã Cổ Bi, Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm. Tại khu vực này, lấy đường vành đai 3 làm ranh giới giữa quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Mặc dù đã có Quyết định 114/2006/QĐ- TTg và chỉ thị số 05/2008/CT- TTg về ban hành quy chế hội họp trong hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước, song thực tế cho thấy cán bộ lãnh đạo nói chung và cán bộ xây dựng nói riêng vẫn còn mất nhiều thời gian cho hội họp. Đề nghị chính phủ nghiên cứu để giảm bớt hơn nữa các cuộc họp để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ công chức.

Kiến nghị Thành phố sớm hoàn thành và triển khai quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 làm định hướng cho các hoạt động đầu tư phát triển và các hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện.

Đề nghị UBND huyện đôn đốc cán bộ Phòng tài nguyên- môi trường sớm hoàn thành bản Quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm làm cơ sở cho công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện.

Trước khi triển khai thực hiện thủ tục cấp phép qua mạng, huyện bố trí cán bộ xuống các xã, thị trấn triển khai hướng dẫn cụ thể cho nhân dân, đồng thời có bản thông báo dán lên bản tin xã, bộ phận một cửa cũng như phương tiện thông tin đại chúng.

Đề nghị Thành phố đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn nữa cho thanh tra xây dựng như máy chụp ảnh hiện trường, hỗ trợ chi phí đi lại…

KẾT LUẬN

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị, Quốc hội, Chính phủ, Bộ xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội đã nỗ lực xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý như: Chỉ thị 14/2007/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QHXD) Bộ xây dựng (tháng 1/2008), Quyết định số 04/2010/QD-UBND ngày 20/1/2010 của UBND Thành phố Hà Nội… nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước, nâng cao hiệu quả kiểm soát đô thị, góp phần phát triển bền vững quá trình đô thị hóa.

Trong quá trình hình thành, chuyên đề đã cố gắng hệ thống lại toàn bộ các văn bản pháp lý trên để làm rõ cơ sở lý luận cho vấn đề cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị. Đồng thời chuyên đề cũng chỉ rõ trong thực tế, việc áp dụng bộ khung pháp lý đó là không hề đơn giản, điển hình là thực trạng quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Bên cạnh những thành tích về tỷ lệ công trình cấp phép tăng, tỷ lệ công trình xây dựng đúng phép tăng, hàng loạt công trình vi phạm bị xử lý… thì tỷ lệ công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn còn cao

là vấn đề nhức nhối trong công tác thanh kiểm tra quản lý xây dựng. Nguyên nhân của những bất cập trên một phần do ý thức pháp luật của người dân chưa cao, một phần do thoái hóa phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng, gây mất lòng tin nhân dân vào năng lực phẩm chất cán bộ.

Như vậy, đã đến lúc cần có một giải pháp chung đồng bộ từ mọi phía để khắc phục những tồn tại, đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng, từng bước lập lại kỷ cương trong lĩnh vực này. Đó là: Nhà nước cần bổ sung hoàn chỉnh công cụ pháp lý cho phù hợp với thực tế hơn như hoàn thành bản quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, công khai quy

hoạch và các văn bản hành chính một cách có hiệu quả… Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính bằng cách áp dụng công nghệ thông tin trong cấp phép xây dựng. Cần tăng cường kiểm tra giám sát và có biện pháp thưởng phạt nghiêm minh, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ. Đồng thời phải củng cố pháp luật cho người dân về quy hoạch và thủ tục xin phép xây dựng để dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra…

Với nội dung hoàn thành nhỏ của một chuyên đề, giải pháp đưa ra còn nhiều khiếm khuyết. Nhưng em mong nhận được sự góp ý rộng rãi của các thầy cô và các bạn để có thể đưa ra một giải pháp đồng bộ hoàn chỉnh nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng, cải thiện được tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị hiện nay. Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS.

Nguyễn Kim Hoàng đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề

Một phần của tài liệu Quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 79 - 83)