Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 77 - 79)

- Các loại giấy tờ nếu không thể hiện được ranh giới phần diện tích đất

3. Một số giải pháp.

3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, xử lý tranh chấp khiếu kiện là hoạt động hậu kiểm mang tính cưỡng chế pháp luật, bắt buộc

các chủ thể phải tuân thủ các quy định đã cam kết trong giấy phép, trong các thỏa thuận dân sự hay trong các quy định chung.

Tuy nhiên, trên thực tế còn tồn tại nhiều bất cập xung quanh câu chuyện thanh kiểm tra này. Để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của công tác trên cần thiết UBND huyện phải tăng cường hơn nữa sự giám sát của người dân đối với cán bộ thực hiện. Cụ thể, huyện cần lập một đường dây nóng chuyên nhận các tố cáo vi phạm về trật tự xây dựng và việc giải quyết vi phạm của cán bộ chuyên trách.

Đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng cần xử phạt làm gương, mang tính răn đe là chính. Trong một số trường hợp có thể giải quyết linh động, hợp tình hợp lý với đúng đối tượng.

Đối với cán bộ phụ trách xử lý sai sót, dung túng cho hành động cố ý làm liều, cần xử lý nghiêm minh, theo đúng pháp luật, kiểm điểm trước toàn tập thể.

Với những cá nhân có công trong việc tố giác đúng, đủ sự thật cần được khuyến khích phát huy thông qua hình thức thưởng, khen thưởng xứng đáng.

Mọi giải pháp phát triển dân cư đô thị phải do dân, vì dân và đảm bảo giữ gìn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hoá, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, muốn vậy, phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa quy chế dân chủ. Lãnh đạo các cấp phải quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, tạo mọi điều kiện để người dân tham gia vào quá trình quản lý đô thị bởi vì nó sẽ làm cho các chính sách dễ dàng được chấp nhận hơn khi phản ánh được mong muốn và các nhu cầu của người dân. Tuy nhiên hiện nay việc đẩy mạnh sự tham gia của dân cư gặp nhiều khó khăn do hai nguyên nhân chính sau. Thứ nhất các cơ quan chính quyền hiện nay chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của ý kiến dân cư trong việc quản lý và quy hoạch đô thị cũng một phần do sự trì trệ trong bộ máy quản lý quan liêu. Thứ hai, một phần dân số sống bằng nghề

nông, vì thế trình độ học vấn người dân rất thấp làm hạn chế khả năng tham gia của người dân trong quá trình quản lý và quy hoạch đô thị. Để thúc đẩy tham gia của dân cư vào quá trình quy hoạch và quản lý đô thị cần phải tiến hành bằng cách đơn giản nhất, ví dụ như thông tin cần phải được tiếp cận một cách dễ dàng có thể qua internet dành cho nhà đầu tư, đối với người dân không có khả năng tiếp cận với internet thì cần có các buổi họp mặt để cung cấp thông tin cho người dân một cách thường xuyên.

Một phần của tài liệu Quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 77 - 79)