Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KIỀU THỊ LAN ANH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2015
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KIỀU THỊ LAN ANH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Viết Vượng
HÀ NỘI, 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc nhất tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia , Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học cùng các
thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản nhất trong quá trình
học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
thày giáo - PGS.TS. Phạm Viết Vượng đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa
học và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Xin gửi tới Vụ Dạy nghề thường xuyên - Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan lời cảm ơn chân thành vì
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như các tài
liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không tránh
được những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy, cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Kiều Thị Lan Anh
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ
Ban chỉ đạo
CĐN
Cao đẳng nghề
CN
Công nghiệp
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSVC
Cơ sở vật chất
ĐH – CĐ
Đại học – Cao đẳng
ĐTN
Đào tạo nghề
DV
Dịch vụ
LĐ
Lao động
LĐNT
Lao động nông thôn
LLLĐ
Lực lượng lao động
NN – LN – TS
Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản
NSLĐ
Năng suất lao động
TCN – CĐN
Trung cấp nghề - Cao đẳng nghề
THCN
Trung học chuyên nghiệp
Tp.Hà Nội
Thành phố Hà Nội
UBND
Ủy ban nhân dân
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.........................................................................................................i
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục bảng.................................................................................................vi
Danh mục hình.................................................................................................vi
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề…………………………………………... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản……………………............................................7
1.2.1. Lao động nông thôn………………………………………………….. 7
1.2.2. Đào tạo nghề ........................................................................................ 7
1.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.....................................................9
1.2.4. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn…………...…………...9
1.2.5. Quản lý đào tạo………………………………………………………..10
1.3. Đặc điểm hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn......................14
1.3.1. Đặc điểm lao động nông thôn................................................................13
1.3.2. Những yêu cầu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện
nay...................................................................................................................20
1.3.3. Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................. 16
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn..................................................................... ............ ................................17
1.4. Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn................ .... ...23
1.4.1. Quản lý công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề ................................. 23
1.4.2. Quản lý công tác lập kế hoạch và thiết kế đào tạo ............................... 24
1.4.3. Quản lý việc triển khai hoạt động đào tạo…………………………….29
1
1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo
nghề cho lao động nông thôn..........................................................................30
1.5. Kinh nghiệm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ..... 31
1.5.1. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Hoài
Thượng – Thuận Thành – Bắc Ninh ............................................................. 31
1.5.2. Tổ chức triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên................................................................ 33
1.5.3. Tổ chức quản lý, huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình
dự án dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ............ 35
1.5.4. Bài học rút ra trong công tác đào tạo nghề............................................36
Tiểu kết chương 1............................................................................................38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN TỪ 2010 - 2013...............................................................39
2.1. Tổng quan về Thành phố Hà Nội.............................................................39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................40
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................43
2.2. Hiện trạng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội..............44
2.2.1. Lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội...........44
2.2.2. Chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà
Nội..........4853
2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013......................................................50
2.3.1. Thực trạng điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn.........................................................................................................50
2.3.2. Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào
tạo.....................................................................................................55
2
2.3.3. Thực trạng quản lý việc triển khai đào tạo............................................62
2.3.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo
nghề cho lao động nông thôn..........................................................................69
2.4. Đánh giá chung việc quản lý đào tạo nghề cho LĐNT.......................70
2.4.1. Những thành tựu................................................................................70
2.4.2. Những tồn tại, yếu kém......................................................................71
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém.........................................73
Tiểu kết chương 2............................................................................................77
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY......................................78
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm
2020.......................................................................................................78
3.2. Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố
Hà Nội...................................................................................................79
3.3. Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay...............................................81
3.3.1. Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề............................................81
3.3.2. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo .................................... 83
3.3.3. Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo......................................................88
3.3.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo....................................... 90
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp………….91
Tiểu kết chương 3..........................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 96
1. Kết luận......................................................................................................96
2. Khuyến nghị................................................................................................96
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ......................................................................... 98
PHỤ LỤC.................................................................................................. 102
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Thành phố Hà Nội...............................................................
39
Bảng 2.2.
Quy mô dân số Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009...................
45
Bảng 2.3.
LLLĐ chia theo giới tính, thành thị và nông thôn Tp. Hà
Nội năm 2009......................................................................
Bảng 2.4.
46
Số lượng và tỷ trọng lao động có việc làm theo khu vực
kinh tế Tp. Hà Nội năm 2009 .............................................
46
Bảng 2.5.
LLLĐ theo nhóm tuổi Tp. Hà Nội năm 2009 ....................
47
Bảng 2.6.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo nghề nghiệp trên địa bàn
Tp. Hà Nội năm 2009 .........................................................
48
Bảng 2.7.
Cơ cấu lao động theo đào tạo phân theo giới tính ..............
50
Bảng 2.8.
Diện tích sử dụng của các cơ sở dạy nghề năm 2012 ........
57
Bảng 2.9.
Thực trạng đội ngũ cán bộ CNV và giáo viên dạy nghề
của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn ...................................
Bảng 2.10.
Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Tp. Hà Nội năm 2010 – 2013..............................................
Bảng 2.11.
59
63
Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Tp. Hà Nội năm 2013 .........................................................
64
Bảng 3.1.
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 ...........
79
Bảng 3.2.
Mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn Tp. Hà Nội
giai đoạn 2011 – 2020 ........................................................
80
Bảng 3.3.
Khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp………...
91
Bảng 3.4.
Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp……………..
92
Bảng 3.5.
Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
93
các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường
CĐKTKTĐB……………………………………………..
4
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
Cơ cấu lao động qua đào tạo của Tp. Hà Nội
(01/12/2009).......................................................................
5
49
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta có khoảng 32,7 triệu lao động nông thôn, chiếm
76% dân số trong độ tuổi lao động của cả nước, đây là lực lượng lao động
đông đảo, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa
của đất nước. Song trên thực tế, hiện nay số lao động nông thôn đã qua đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp. Hơn thế
nữa, do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích
đất nông nghiệp bị thu hẹp, nông dân không có ruộng đất canh tác, mất việc
làm, nguồn sống bị đe dọa, dẫn tới làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị để
kiếm sống, quá trình này đã gây ra những hệ lụy không nhỏ cho các thành phố
về nhà ở, việc làm, môi trường, trật tự xã hội…
Để giải quyết vấn đề lao động nông thôn, nhà nước đã có các giải pháp
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo đời
sống cho người lao động nông thôn với phương châm “ly nông bất ly hương”.
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã bàn chuyên
đề về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”. Sau 04 năm (2010-2013) đã có 1.113.514
lao động nông thôn được học nghề, 37.136 hộ nghèo có người tham gia học
nghề.
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả
nước. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có
12 quận, 01 thị xã và 17 huyện ngoại thành với diện tích là 3.344,7 km2 dân số
là 6.472,2 ngàn người, trong đó dân cư thành thị là 2.739,8 ngàn người chiếm
42,3%; dân cư nông thôn là 3.732,4 ngàn người chiếm 57,7%.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/12/2011
về việc “đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
6
giai đoạn 2011-2015”. Thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo đào tạo
nghề cho lao động nông thôn cấp thành phố, huyện, xã để triển khai dự án, từ
năm 2010 đến 2013 đã dạy nghề cho 75.594/79.913 số lao động nông thôn có
nhu cầu học nghề.
Sau 4 năm thực hiện, Thành phố Hà Nội đã xây dựng được các mô hình
dạy nghề gắn với doanh nghiệp như dạy nghề may công nghiệp tại 13 huyện
Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất,
Thường Tín, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Hoài Đức, Ứng Hòa, Thị xã Sơn Tây. Mô
hình dạy nghề mới (trồng nấm), mô hình chăn nuôi - thú y, gia súc, gia cầm,
thủy sản ở các khu vực chuyên canh như Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh, Đan
Phượng, Mê Linh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, thị xã Sơn Tây.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thành phố cũng gặp không ít khó
khăn do cán bộ chuyên trách về dạy nghề tại các phòng, ban chưa đủ năng
lực, một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng về thiết bị dạy nghề, một số giáo viên
dạy nghề còn thiếu và yếu về chuyên môn cũng như năng lực sư phạm, một số
lao động nông thôn tham gia học nghề theo phong trào mà không theo nhu
cầu công việc của bản thân.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Biện pháp quản lý
nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao
học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận để phân tích thực trạng quản lý đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, luận văn có mục tiêu đề xuất các biện pháp
quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn Tp.Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
7
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay còn nhiều bất
cập, nhiều khâu còn chưa phù hợp với thực tế. Nếu đề xuất được các biện
pháp đồng bộ cho toàn hệ thống dạy nghề thì sẽ nâng cao được hiệu quả đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong bối cảnh hiện nay
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt
động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ
năm 2010 đến năm 2013.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hoá, khái quát hoá các tài liệu có liên quan về chuyển dịch cơ cấu lao
động và quản lý quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn để
xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: hoạt động của các lớp đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
- Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với học
8
viên và cán bộ quản lý để đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý hoạt động
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Phương pháp toạ đàm: Trao đổi, trò truyện với cán bộ quản lý và
giảng viên và học viên về thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu chương trình, quy
trình đào tạo; hệ thống sổ sách tài liệu của cán bộ quản lý kế hoạch đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: quản lý hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ:
- Đề tài sử dụng các công thức thống kê để xử lý số liệu đã thu thập
được từ các phương pháp khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia đánh giá những biện
pháp đề xuất quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay ở Thành phố Hà Nội, kết
quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu kham khảo cho các địa phương.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu kham khảo và các
phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013.
9
Chương 3: Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh
hiện nay.
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy là vấn đề mới xuất hiện ở
nước ta trong những năm gần đây, nhưng đang được cả xã hội quan tâm.
Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020” đã chỉ rõ mục tiêu:“Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn..”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Hà Nội cũng đã chỉ ra
phương hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2010-2015, đó là:“Vận dụng sáng
tạo đường lối đổi mới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tốt vai
trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, huy động sức mạnh tổng hợp
để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện
đại. Đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế….”. Mục tiêu của Thành phố Hà Nội đến năm 2015 là cơ
bản hoàn thành“công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô”, chỉ tiêu chủ yếu về
cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ ngành nông nghiệp (3,0% - 4,0%) sang ngành
phi nông nghiệp (dịch vụ chiếm 54 - 55%, ngành công nghiệp – xây dựng
chiếm 41 – 42%).
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch số
150/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 20112015, một trong các mục tiêu của Thành phố giai đoạn này là “…Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế,
xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…”; phấn
11
đấu đến năm 2015, đào tạo nghề cho 215.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao
động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống 21%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Thành phố Hà Nội đã có những bước
đột phá trên nhiều lĩnh vực. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một
trong những khâu quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông
nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Do trình độ của lao động nông thôn
còn thấp, vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải có giải pháp đúng đắn để quản
lý đào tạo nghề nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng hợp lý, tăng nhanh tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch
vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015.
Tuy vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã trở thành vấn đề
thời sự và cấp thiết, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống, đó là một thiếu vắng cần phải
được bổ sung.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Lao động nông thôn
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
chính phủ thì lao động nông thôn là người trong độ tuổi lao động, có nghề phù
hợp với khu vực nông thôn, gồm có:
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã.
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực
tiếp làm nông nghiệp hoặc gia đình có đất nông nghiệp mới bị thu hồi.
Như vậy, lao động nông thôn là những người đang sống và làm việc tại
các phường, xã, đã và đang làm các nghề liên quan đến nông thôn, nông
nghiệp.
1.2.2. Đào tạo nghề
Theo điều 5, Luật Dạy nghề năm 2006, đào tạo nghề là “hoạt động dạy
và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
12
người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn
thành khóa học”.
Đào tạo nghề bao gồm quá trình truyền bá kiến thức lý thuyết và kỹ
năng thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp và quá trình tiếp thu những
kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình
độ nghề nghiệp nhất định.
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho
người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn; bao gồm: đào tạo
nghề mới, đào tạo bổ sung, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những
người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi
lao động nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm làm tăng
thêm lao động cho Xã hội.
Đào tạo nghề bổ sung: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, để
hoàn thành nhiệm vụ được giao ở vị trí mới như quản đốc, trưởng phòng...
ngoài nghề họ đã biết, họ được đào tạo bổ sung nghề để làm tốt hơn công việc
của mình.
Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có
chuyên môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến
việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân
được đào tạo lại cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới.
Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có cơ
hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập
nhật kiến thức mới, bổ sung kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, hay bổ túc nghề,
đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề theo từng chuyên môn và được
xác nhận bằng một chứng chỉ nâng bậc cao hơn.
13
Tóm lại, đào tạo nghề là hoạt động huấn luyện và nâng cao tay nghề hay
kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai.
1.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Qua phân tích hai khái niệm về đào tạo nghề và lao động nông thôn ở
trên, chúng ta có thể hiểu đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động
trang bị cho LĐNT những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết
để họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm và làm tốt công việc sau
khi hoàn thành các khóa học, cụ thể là:
- Đào tạo nghề mới cho nhân dân khu đang tiến hành công nghiệp hóa
để họ vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc dịch vụ
thương mại.
- Đào tạo lại nghề cập nhật kiến thức mới, bổ sung kiến thức còn thiếu,
đã lạc hậu, hay bổ túc tay nghề, để tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao
động tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hiệu quả thu nhập tăng.
1.2.4. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
+ Hiệu quả
Theo nghĩa thông thường hiệu quả là kết quả đích thực của một hoạt
động. Kết quả này thể hiện ở hai mặt kinh tế và xã hội trước mắt và lâu dài.
Như vậy ta có các loại hiệu quả cơ bản đó là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
- Các nhà kinh tế học cho rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh tế đã
xác định. Theo Manfred Kuhn thì "Tính hiệu quả được xác định bằng cách
lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Hiệu quả
kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu kinh tế, thực chất đó là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được
với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế vì động cơ hoạt động của họ là tìm
kiếm lợi nhuận.
14
- Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực
xã hội nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội, như nâng cao trình độ dân trí,
học vấn, nếp sống văn hoá, cải thiện mức sống cho nhân dân, giải quyết công
ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường và tái phân
phối lợi tức xã hội.
+ Hiệu quả đào tạo
Đào tạo nhân lực xã hội là quá trình huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ
cho người lao động để họ có thể làm được công việc được giao. Đào tạo nhân
lực có hai mục tiêu là tạo nguồn lực làm phát triển kinh tế và phát triển xã hội,
hiệu quả đào tạo nghề là làm thay đổi diện mạo nền kinh tế, văn hóa, xã hội,
đảm bảo đời sống cho nhân dân.
Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn được biểu hiện rất cụ
thể, đó là:
- Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, từ nông nghiệp sang công nghiệp,
thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại.
- Chuyển dịch cơ cấu lạo động nông thôn từ lao động nông nghiệp sang
lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại.
- Phát triển kinh tế địa phương, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ,
thương mại.
- Tạo công ăn việc làm, có thu nhập đảm bảo đời sống cho người dân
sống ở khu vực đó.
- Kết quả đào tạo nghề làm gia tăng trình độ hiểu biết về văn hóa, khoa
học, kỹ thuật sản xuất,
- Làm tăng năng suất lao động.
1.2.5. Quản lý đào tạo
Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo
từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động.
Theo Harold Koontz: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của
15
nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằn hình thành một môi trường mà
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách
quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có thể tổ chức về quản lý là một
khoa học" [25, Tr.33].
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức tác
động có chủ đích của chủ thể quản lý liên hệ thông báo gồm hệ các quy tắc
ràng buộc vệ hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm
duy trì tính hợp lý của cơ cấu và đưa hệ sớm đạt tới mục tiêu” [24],
"Quản lý (cai trị) là công việc của các bậc đại nhân. Đó là biết tập hợp
quanh mình những người hiền" (Mặc Tử, Trung Hoa).
Theo H.Fayol (1841 - 1925), nhà tư tưởng Pháp: "Quản lý tức là lập
kê hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra".
F.w.Taylor (1856 - 1915), người được coi là "cha đẻ của thuyết quản lý
khoa học" đã nêu lên tư tưởng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công việc
dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và phải quản lý chặt chẽ”. Theo ông:
"Quản lý là nghệ thuật biết rồ ràng chỉnh xác cái gì cần làm và làm cái đó
thể nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất".
Peter Drucker quan niệm: "Quản lý là một chức năng xã hội nhằm để
phát triền con người và xã hội với những hệ giả trị, nội dung, phương pháp
biến đối không ngừng".
Hoạt động quản lý luôn tồn tại hai thành tố đó là chủ thể quản lý và
khách thể quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm
người có chức năng quản lý, điều khiển tổ chức để tổ chức vận hành và đạt
được mục tiêu. Khách thể quản lý là những người chịu sự tác động, chỉ đạo
của chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.
Hoạt động quản lý có 4 chức năng cơ bản là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra.
- Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức
16
phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được những
mục tiêu, nhiệm vụ đó.
- Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận sao cho chúng
liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý tạo thành một hệ thống
thống nhất như một cơ thể sống. Đó là sự liên kết những cá nhân, những quá
trình, những hoạt động trong hệ thống, thông qua đó để thực hiện các mục
tiêu chung của hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý. Bằng cách thiết lập
một tổ chức hoạt động hữu hiệu, các nhà quản lý có thể phối hợp, điều phối
tốt hơn các nguồn vật lực, nhân lực.
- Chỉ đạo là quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý của
mình để điều hành, tác động đến hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệ
thống một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được
các mục tiêu chung của tổ chức.
- Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem xét, đo
lường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời, kiểm tra cũng nhằm tìm
kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để thúc đấy hoạt động của tổ
chức. Trong hoạt động quản lý, chức năng kiểm tra có vai trò hết sức quan
trọng, thông qua chức năng kiếm tra một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức
theo dõi giám sát các thành quả hoạt động, nếu kết quả hoạt động không đạt
được đúng với mục tiêu, người quản lý sẽ tiến hành những biện pháp điều
chỉnh, sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả
quản lý, người lãnh đạo cần phải thực hiện chức năng kiểm tra.
Bốn chức năng của hoạt động quản lý có mối quan hệ mật thiết với
nhau tạo thành một chu trình quản lý. Chu trình quản lý bao gồm bốn giai
đoạn với sự tham gia của hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là thông tin và
quyết định. Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý
đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo.
17
Kế hoạch
Kiểm tra
Thông tin
Tổ chức
Chỉ đạo
Hình 1.1. Sơ đồ chức năng của quản lý
Ngày nay, mọi người đều thừa nhận tính tất yếu của quản lý. Đây là
một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp, vừa có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với sự tồn tại, hưng thịnh của một tổ chức, chất lượng, hiệu
quả của một hoạt động.
1.3. Đặc điểm hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.3.1. Đặc điểm lao động nông thôn
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm
của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm
khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, biểu hiện ở các mặt sau:
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ
Đây là đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên
nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây
trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự
nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau.
Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện
tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác
nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là không thể xóa bỏ được trong quá
trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất
nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý
có ý nghĩa rất quan trọng.
- Nguồn lao động nông thôn luôn tăng về số lượng
18
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô và
cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao động.
Theo số liệu thống kê xã hội và môi trường của Tổng cục dân số - Kế
hoạch hóa gia đình, tính đến ngày 01/07/2010, dân số nông thôn có trên 60
(triệu người), chiếm 70,1% dân số cả nước. Do sự phát triển của quá trình đô
thị hoá và sự thu hẹp dần về tốc độ tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn
và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng như lực lượng lao động so với cả nước ngày
càng giảm. Mặc dù vậy, quy mô dân số và nguồn lao động ở nông thôn đến
năm 2015 vẫn tiếp tục gia tăng.
- Chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp
Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ.
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: nguồn lao động của nước ta
đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều
hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất
nước đang hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt chúng ta đang chuẩn bị gia nhập
tổ chức WTO trong thời gian tới trong đó nông nghiệp được xem là một trong
những thế mạnh. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2012, tỷ
lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt 94%, những người có trình độ học
vấn từ trung học phổ thông trở lên ở khu vực nông thôn đạt 15,6%. Trong
toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 75% lao động không có trình
độ chuyên môn kĩ thuật, 7% lao động công nhân kỹ thuật không có bằng. Tỷ
lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 18% lực lượng lao động.
Riêng lao động nông thôn chiếm gần 3/4 lao động của cả nước. Tuy
vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do
trình độ chuyên môn của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một
nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải
có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát
triển đất nước.
19
- Sức khỏe của người lao động nông thôn cần được cải thiện
Sức khoẻ của người lao động liên quan đến lượng calo tối thiểu cung
cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, môi trường làm việc. Nhìn chung
lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng
ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khỏe của nguồn lao
động cả nước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt.
1.3.2. Những yêu cầu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện
nay
- Sự cân đối về cung – cầu lao động
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ kỹ thuật,
việc áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất đòi hỏi yêu cầu về người lao
động thay đổi. Từ lao động chân tay sang lao động trí óc, từ lao động giản
đơn sang lao động phức tạp. Sự thay đổi về nhu cầu lao động kéo theo thị
trường lao động thay đổi. Để đáp ứng được nhu cầu lao động thì đào tạo nghề
phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Đào tạo phải phục vụ cho sự phát triển của địa phương, thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động.
Đào tạo phải đảm bảo tính hiệu quả, khai thác tối đa lợi thế của địa phương.
- Chương trình, học liệu dạy nghề
Dạy nghề cho LĐNT mang tính thực tiễn, ứng dụng cao nên việc thiết
kế, xây dựng các chương trình đào tạo đòi hỏi phải rất mềm dẻo, linh hoạt.
Đối với các nghề trồng trọt, chăn nuôi, chương trình đào tạo được xây dựng
phải phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Việc giảng dạy lý thuyết phải gắn chặt với thực hành, người học sau khi học
lý thuyết được thực hành ngay trên sản phẩm thực tế, trên đồng ruộng hoặc
chuồng trại chăn nuôi. Đối với các nghề phi nông nghiệp, chương trình phải
phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, thị trường, chương trình có thể là
cả một công đoạn sản xuất hoặc chỉ là một thao tác trong quá trình sản xuất.
20
Trong quá trình xây dựng chương trình, học liệu dạy nghề, rất cần thiết
phải huy động các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tham gia
biên soạn để phù hợp với từng ngành nghề, từng đối tượng học và theo đặc
điểm từng vùng miền.
Thiết bị, học liệu dạy nghề cho LĐNT cũng phải được tính toán, thiết
kế một cách trực quan, khoa học nhất để phù hợp với đặc điểm của từng nghề,
từng đối tượng người học, lớp học.
Thời gian học nghề
Đối với người LĐNT, thời gian học nghề rất quan trọng. Do đặc điểm
của người nông dân là lao động mùa vụ, thời vụ. Họ không thể bỏ ra cả ngày,
cả tháng để học tập trung, do vậy thời gian học nghề đối với LĐNT cũng phải
linh hoạt, thay đổi tùy theo điều kiện của vùng, miền và điều kiện của từng
làng, xã.
1.3.3. Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để triển khai được hiệu quả, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều
kiện thực tế của từng địa phương, đồng thời đáp ứng được nhu cầu học nghề
của của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động, hoạt động đào tạo nghề
cho LĐNT được tóm lại thành 4 nội dung chính, đó là:
- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề
- Công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo nghề
- Công tác đào tạo nghề
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề
1.3.3.1. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề
Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT nhằm nâng
cao nhận thức của các cấp, ngành, xã hội và đặc biệt là nhận thức của LĐNT.
Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị phổ biến các chính sách, chủ
trương của Đảng, Nhà nước và các văn bản của địa phương tới cán bộ làm
công tác dạy nghề, quản lý dạy nghề cho LĐNT.
21
Các báo, đài mở các chuyên mục tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ
trương của Đảng, nhà nước về đào tạo nghề, vai trò, vị trí của của đào tạo
nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để
LĐNT biết và tích cực tham gia học nghề, phổ biến các mô hình dạy nghề có
hiệu quả, cách làm hay về dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân.
1.3.3.2. Công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo
Xây dựng phương án điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho
LĐNT trên địa bàn.
Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát và tình hình, định hướng phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT.
Dựa vào nhu cầu học nghề và yêu cầu của doanh nghiệp, mục đích đào
tạo mà CSDN chỉnh sửa hoặc biên soạn chương trình phù hợp.
1.3.3.3. Công tác đào tạo
Tổ chức hoạt động đào tạo gắn với giải quyết việc làm trên cơ sở xác
định danh mục nghề đào tạo phù hợp với điệu kiện thực tế của từng địa
phương theo hướng linh hoạt về địa điểm, đa dạng về phương thức tổ chức và
thuận lợi về quy trình thủ tục để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình
độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của người dân.
1.3.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo
Kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm đánh giá kết quả đào tạo của
người học để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng,
từng điều kiện cụ thể.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
1.3.4.1. Yếu tố chung
- Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Một đất nước có nền chính trị- xã hội ổn định sẽ làm cho nền kinh tế
phát triển không ngừng. Thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng tỷ
lệ các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp, hình thành
22
các nhà máy, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu
ngành kéo theo sự thay đổi về lao động, chuyển từ lao động chân tay sang lao
động trí óc, có trình độ chuyên môn và tay nghề phù hợp. Nhu cầu về lao
động đã qua đào tạo trên thị trường tăng cao. Từ đó đòi hỏi sự phát triển của
các hệ thống cơ sở dạy nghề, nhu cầu học nghề tăng đặc biệt là số lao động từ
nông thôn.
- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho
LĐNT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã khẳng định: thời
kỳ mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta là thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng tại đại hội này Đảng ta đã chỉ
rõ: để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thắng lợi, cần phải
phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực và với tư cách là yếu
tố cơ bản, là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững. “ Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam
là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Tiếp đến là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thể
hiện rõ quan điểm và định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đối
với nông thôn Việt Nam trong chiến lược tổng thể phát triển đất nước, trong
đó nêu rõ: “giải quyết việc làm cho người nông dân là nhiệm vụ xuyên suốt
trong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa
giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn
và thành thị”.
Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X,
ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NĐ-CP ban hành
chương trình hành động của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ chính của
Nghị quyết là xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn
23
nhân lực nông thôn, với mục tiêu “tập trung đào tạo nguồn nhân lực nông
thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ,
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần
so với hiện nay”.
Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đề án
nêu rõ quan điểm:
+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động
nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học
nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
+ Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo
việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
+ Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo
năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao
động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng
vùng, từng ngành, từng địa phương;
+ Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao
động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện
kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;
Mục tiêu tổng quát của Đề án là bình quân hàng năm đào tạo nghề cho
khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực
đào tạo nghề từ trước đến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí để thực hiện.
24
Đồng thời với Đề án 1956 thì ngày 27/11/2009, Chính phủ ban hành
Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”. Đây là chương trình tổng
thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn.
Để đạt tiêu chí về nông thôn mới, một xã phải đạt được 19 tiêu chí, trong đó
có nội dung đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh
cơ cấu LĐNT. Đó là những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển nông
nghiệp, nông thôn nước ta.
1.3.4.2. Yếu tố thuộc về địa phương
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
Địa phương có nền kinh tế phát triển, nền chính trị ổn định, có điều
kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút được nhiều các chủ nhà máy, doanh nghiệp
đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh
doanh. Khi có sự xuất hiện của các nhà máy, các khu công nghiệp sẽ làm cho
diện tích của sản xuất nông nghiệp giảm đi, tăng dần các diện tích về công
nghiệp – dịch vụ. Dẫn đến sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp
sang các ngành công nghiệp – dịch vụ. Nhu cầu về lao động trên thị trường có
sự thay đổi, từ nhu cầu về lao động chưa qua đào tạo, sang lao động đã được
đào tạo, có kỹ năng tay nghề. Từ đó làm cho nhu cầu về học nghề của lao
động đặc biệt là lao động nông thôn tăng cao.
- Quy hoạch của địa phương
Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất... của địa phương
đều ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề phải
gắn với các quy hoạch của địa phương, phù hợp đặc điểm điều kiện tự nhiên
và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu
Đào tạo nghề nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công nhân kĩ thuật phục vụ
phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm 80 của thế kỉ XX, khi nền kinh tế của
25
nước ta đang trong thời kì khủng hoảng, nhu cầu về công nhân kĩ thuật cũng
giảm theo. Điều này tác động làm cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy
giảm. Đến năm 1996, khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng
và có mức tăng trưởng khá thì nhu cầu về công nhân kĩ thuật tăng cả về số lượng
và chất lượng, đòi hỏi công tác dạy nghề cũng phát triển theo.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao
động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang
hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Hệ thống quản lý công tác đào tạo nghề
Một tổ chức muốn ngày một vững mạnh và phát triển bền vững cần có
người đứng đầu lãnh đạo, chỉ huy. Một bộ máy muốn hoạt động được cần có
người điều khiển nó. Công tác đào tạo nghề cũng vậy, cần có một hệ thống
quản lý để hướng dẫn, chỉ đạo công tác từ trung ương đến địa phương nhằm
mang lại hiệu quả và tính thực tiễn cao.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
Đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong công tác đào tạo
nghề. Ở các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở vật chất bao gồm phòng học lý thuyết,
phòng thực hành, thư viện, nhà ở cho học sinh, khu làm việc cho cán bộ, giáo
viên dạy nghề, với các lớp đào tạo nghề tại địa phương, cơ sở vật chất bao
gồm phòng học cho các học viên, chỗ ăn, ở phục vụ giáo viên… Cơ sở vật
chất đạt chuẩn quy định tạo điều kiện làm việc và học tập thuận lợi, góp phần
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong quá trình đào tạo, thiết bị và phương tiện dạy và học có tính chất
quyết định đến kỹ năng, tay nghề của học sinh. Trong chương trình dạy nghề,
thời gian thực hành, thực tập chiếm 60% - 70% thời gian đào tạo toàn khóa.
Vì vậy, việc đáp ứng đủ thiết bị và phương tiện dạy nghề là rất cần thiết.
- Giáo viên, người dạy nghề
26
Giáo viên, người dạy nghề là những người trực tiếp hướng dẫn, giảng
dạy lý thuyết và thực hành cho người học. Chất lượng giáo viên đòi hỏi phải
đạt chuẩn theo quy định của pháp luật. Đội ngũ giáo viên chính là nhân tố
quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa đội
ngũ giáo viên kết hợp với nâng cao trình độ giáo viên cả về chuyên môn,
ngoại ngữ để những kiến thức chuyên môn của thầy truyền tải cho người học
phù hợp với nhu cầu thực tế, học sinh ra trường có thể thực hiện ngay được
công việc theo ngành nghề đào tạo.
- Chương trình giáo trình đào tạo nghề
Cần phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho từng nghề, từng
đối tượng học. Nếu chương trình đào tạo đạt chuẩn sẽ giúp cho giáo viên dễ
truyền đạt kiến thức cho người học, người học dễ dàng tiếp thu kiến thức,
điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả đào tạo nghề. Ngược lại, nếu
chương trình đào tạo không chuẩn, sẽ gây khó khăn cho giáo viên cũng như
tiếp thu kiến thức của người học.
- Nhận thức của người lao động nông thôn về đào tạo nghề
Việc tổ chức đào tạo nghề đã khó nhưng để người lao động tham gia
học nghề hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của việc tham gia học nghề lại
càng khó hơn. Nếu không có nhận thức đúng đắn, đi học theo phong trào, đi
học chỉ để lấy chứng chỉ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức
đào tạo nghề cũng như hiệu quả sau đào tạo nghề. Thực tế hiện nay, quan
điểm của lao động nông thôn và mọi người trong xã hội nói chung, vẫn chưa
có cái nhìn đúng đắn về công tác đào tạo nghề. Họ tìm mọi cách cho bằng
được con em mình đi học đại học, nếu không còn con đường nào khác mới đi
học nghề.
27
1.4. Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.4.1. Quản lý công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “…Tuyên truyền là đem một việc gì
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích
đó thì tuyên truyền thất bại…”.
Trong công tác tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải nắm
được phương pháp tuyên truyền mới đạt được kết quả tốt, “Muốn thành công
phải biết cách tuyên truyền” [HCM: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia,
2002, tr 162].
Việc tuyên truyền, tư vấn học nghề giúp cho lao động nông thôn nắm
bắt được các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, các cơ sở dạy nghề đủ
điều kiện tham gia dạy nghề, các ngành nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế
của địa phương, hướng việc làm cho người lao động sau khi được học nghề.
Từ đó, giúp cho lao động nông thôn lựa chọn được chính xác nghề mà mình
muốn học và định hướng công việc trong tương lai của họ như thế nào.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc và
quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp - nông
thôn và nông dân. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho
lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, cơ
hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Để hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt chất lượng và
hiệu quả, công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng có vị trí quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn xã
hội về vai trò của đào tạo nghề, với việc làm tăng thu nhập và nâng cao nguồn
nhân lực khu vực nông thôn. Hiện tại ở Việt Nam có 67 đài phát thanh, đài
truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, trong đó có 2 đài Trung ương là
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền Hình Kỹ
Thuật số VTC trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, 64 đài phát thanh và
28
truyền hình tỉnh thành phố, trên 700 tờ báo, tạp chí in, 38 báo điện tử, hàng
ngàn trang tin điện tử đã được cấp phép, 650 đài truyền thanh – truyền hình
cấp huyện, gần 1.000 đài truyền thanh xã có vai trò hết sức quan trọng, tác
động nhanh, sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân,
“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là truyền bá những kiến thức, những
giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm biến những kiến thức, giá trị tinh thần
thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành
động theo những định hướng nhất định, theo những mục tiêu đề ra.
“Tư vấn” là một hình thức hỗ trợ của người tư vấn với người được tư
vấn thông qua quá trình giao tiếp, đồng cảm giữa người tư vấn và người được
tư vấn nhằm cung cấp thông tin, giúp người được tư vấn giải đáp băn khoăn,
thắc mắc hoặc tìm được hướng giải quyết vấn đề.
Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy việc tuyên truyền, tư vấn học nghề
đã giúp cho người muốn tham gia học nghề nắm bắt được các chính sách của
Nhà nước về dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp lao động
nông thôn có được thông tin cơ bản về các chính sách cho người học nghề; tư
vấn, định hướng, hỗ trợ lao động nông thôn trong việc chọn nghề, học nghề,
tạo việc làm, chuyển đổi nghề một cách tự tin nhằm tăng thu nhập, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình, góp phần vào sự phát triển xã
hội của địa phương. Đồng thời, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và tạo
việc làm cho lao động nông thôn đã đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan
chức năng, của cả hệ thống chính trị các cấp ngày một chặt chẽ hơn, trong đó
nâng cao nhận thức của các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và người
lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc làm.
1.4.2. Quản lý công tác lập kế hoạch và thiết kế đào tạo
1.4.2.1. Quản lý công tác lập kế hoạch
- Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề
Xác định nhu cầu đào tạo là bước rất quan trọng trong hoạt động đào
tạo. Bởi vì, đào tạo là hoạt động đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí tài chính
29
lớn. Nếu đào tạo tốt có thể thu hồi lại các chi phí đó, mang lại lợi ích cho cá
nhân và xã hội, ngược lại sẽ làm tăng chi phí. Khi đánh giá nhu cầu đào tạo
cần xem xét đến nhu cầu của xã hội, các chương trình phát triển kinh tế nông
thôn có tính đến các đặc thù của từng vùng; yêu cầu về ngành nghề và trình
độ; hiện trạng chất lượng nhân lực. Việc xác định nhu cầu đào tạo của một
ngành, lĩnh vực rất có ý nghĩa cho các cơ sở đào tạo chuẩn bị về nguồn lực
đào tạo. Thực hiện điều tra khảo sát giúp cho người tổ chức dạy nghề nắm bắt
được nhu cầu học nghề của người lao động như thế nào, từ đó xây dựng kế
hoạch mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn.
Muốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành công, học nghề xong
ứng dụng hiệu quả, trước hết phải quan tâm, chú trọng đến công tác khảo sát
và dự báo nhu cầu của lao động. Nắm được nhu cầu, đáp ứng nhu cầu sẽ là
con đường ngắn nhất để triển khai có chất lượng việc đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
Vì vậy công tác điều tra, khảo sát cần xác định nhu cầu học nghề của
LĐNT theo từng nghề, cấp trình độ; đặc biệt là nhu cầu học nghề của các đối
tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; Dự
báo nhu cầu sử dụng LĐNT qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu)
của các Công ty, Doanh nghiệp, các Cơ sở sản xuất, các ngành kinh tế và thị
trường lao động…từ đó các địa phương, đơn vị tổ chức dạy nghề nắm bắt
được nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo nghề cho lao
động nông thôn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng
thời phải xác định được năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động
nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và
cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.
- Lựa chọn cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề
30
Căn cứ vào năng lực đào tạo của mỗi cơ sở dạy nghề để lựa chọn cơ sở
dạy nghề phù hợp cho từng địa phương và từng nghề dự kiến tổ chức đào tạo.
Để đảm bảo cho lao động nông thôn sau khi tham gia học nghề nắm
vững kiến thức và thuần thục các kỹ năng về nghề nông nghiệp hay phi nông
nghiệp thì việc lựa chọn cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cũng là vấn đề rất
cần thiết.
Vì dạy nghề cho lao động nông thôn còn phụ thuộc vào thời gian, đặc
thù của ngành nghề và nhóm đối tượng tại mỗi địa phương nên việc lựa chọn
cơ sở đủ điều kiện sẽ giúp cho người học nghề được đáp ứng đủ các điều kiện
về môi trường học tập, được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị học tập đối
với các yêu cầu đặt ra.
Bên cạnh đó các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh cần rà soát, bổ
sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng phát
triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở dạy nghề công lập, tư
thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm
trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở
dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ…) theo nghề và cấp trình độ đào tạo hàng
năm, cả giai đoạn.
- Lựa chọn giáo viên, người dạy nghề
Cần phải lựa chọn giáo viên, người dạy nghề thích hợp tham gia dạy
nghề cho lao động nông thôn. Thông thường, các lớp dạy nghề cho lao động
được tổ chức ngay tại xã (lớp học lưu động), gần nơi người lao động sinh
sống để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động tham gia học nghề.
Công việc này đòi hỏi giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề không chỉ
có chuyên môn giảng dạy mà còn cần phải có sức khỏe, khả năng thích ứng
với môi trường và văn hóa đặc thù của mỗi địa phương.
Trong công tác đào tạo nghề, quan trọng nhất là yếu tố dạy và học bởi
có dạy tốt và học tốt thì đến khi kết thúc khóa học, học viên mới sản xuất
được những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được tay nghề mới đảm bảo
31
được việc làm, mang lại thu nhập cho bản thân. Giáo viên đóng vai trò quyết
định trong quá trình dạy học, do đó việc lựa chọn giáo viên với phương pháp
dạy học phù hợp với đối tượng học là vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề. Tùy theo loại hình đào tạo, lực
lượng giáo viên phải được lựa chọn xây dựng tương ứng, có phương pháp dạy
học khoa học, cụ thể; phải là những người có trình độ, tay nghề kỹ thuật, tâm
huyết với nghề và chịu trách nhiệm về nội dung cũng như kết quả đạt được
của học viên sau khi kết thúc khóa học.
Bên cạnh đó cần phải huy động được các nhà khoa học, nghệ nhân, cán
bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ
sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm – ngư, nông dân
sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu
giảng dạy ở các trình độ khác nhau, đội ngũ giáo viên dạy nghề, người dạy
nghề cần được phát triển tương ứng về số lượng, đảm bảo chất lượng.
Không chỉ việc lựa chọn giáo viên, người dạy nghề, thành phố cần bồi
dưỡng giáo viên dạy nghề trong các trường nghề, bao gồm: các trường sư
phạm kỹ thuật, Học viện dạy nghề, các khoa sư phạm dạy nghề tại một số
trường Cao đẳng nghề. Trong đó các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, ngoài
việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề còn làm nhiệm vụ đào tạo giáo
viên hạt nhân cho các khoa sư phạm dạy nghề thuộc trường CĐN; đào tạo
trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cho giáo viên dạy nghề, trước hết là giáo viên dạy
trình độ CĐN, tham gia biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên dạy nghề; nghiên cứu và ứng dụng khoa học sư phạm dạy nghề;
Học viện dạy nghề thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán
bộ quản lý dạy nghề, nghiên cứu khoa học dạy nghề; các Khoa sư phạm dạy
nghề ở một số trường cao đẳng nghề thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, công nghệ mới cho
giáo viên dạy nghề. Cùng với việc nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên dạy nghề, cần xây dựng các trung tâm đánh giá để đánh giá,
32
cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề và cho người lao động
khác nói chung.
1.4.2.2. Quản lý việc thiết kế chương trình đào tạo
- Biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình
Nắm bắt được các nhu cầu các nghề muốn học của người lao động, cơ
sở dạy nghề sẽ tiến hành biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề trong
trường hợp nghề đó chưa được xây dựng hoặc chỉnh sửa nếu chương trình,
giáo trình đó đã được biên soạn để đáp ứng nhu cầu của người học, phù hợp
với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
Để tổ chức các lớp học nói chung và lớp học nghề nông nghiệp hay phi
nông nghiệp cho lao động nông thôn nói riêng đòi hỏi người dạy phải có
chương trình, giáo trình để giảng dạy. Việc biên soạn, chỉnh sửa chương trình,
giáo trình phải luôn được đổi mới theo yêu cầu của thị trường lao động và
thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của
người tham gia học nghề, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Vì vậy việc biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình cần phải huy
động được các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao
động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các
trung tâm khuyến nông – lâm – ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia góp ý
xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn
để đáp ứng được điều kiện đặc thù của mỗi địa phương.
Như vậy việc biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình sẽ giúp cho
người giảng dạy đưa ra được mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và
bài tập thực hành, ghi nhớ phù hợp với từng ngành nghề đào tạo từ đó có kết
cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ
năng cần thiết dành cho người học và giúp người học nghề dễ hiểu, nắm vững
lý thuyết và thuần thục các kỹ năng trong thực hành.
- Phương pháp dạy nghề
33
Trong quá trình dạy nghề, phương pháp dạy nghề là một yếu tố cơ bản
quan trọng. Cùng với nội dung mà người học có thể chiếm lĩnh tri thức, kỹ
năng theo những phương pháp khác nhau và kết quả đạt được cũng không
giống nhau.
Căn cứ vào mục tiêu dạy nghề, nội dung dạy học, đối tượng giảng dạy
để lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp.
1.4.3. Quản lý việc triển khai hoạt động đào tạo
Sau khi chuẩn bị xong các nguồn lực về con người (người học nghề,
giáo viên giảng dạy), về chương trình tài liệu, thiết bị dạy nghề, nơi dạy nghề,
cơ sở dạy nghề sẽ tiến hành tổ chức dạy nghề.
Đối với trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề thực hiện phương thức dạy
nghề chính quy tập trung tại các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề.
Đối với trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng chủ yếu dạy nghề
theo phương thức “lưu động” tại các thôn/tổ, ấp/bản hay tại các Doanh nghiệp,
Cơ sở sản xuất... Dạy nghề tập trung tại các cơ sở đào tạo chỉ áp dụng đối với
các nghề yêu cầu sử dụng nhiều thiết bị, thiết bị nặng, khó lắp ráp, vận chuyển.
Việc tổ chức dạy nghề phải được tổ chức thực hiện theo kế hoạch dạy
nghề hằng năm của UBND thành phố nhằm phù hợp yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương. Tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn có nhu cầu ở
địa phương; Liên kết với các cơ sở dạy nghề, các cơ sở sản xuất để tổ chức
đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm
tại địa phương; Cần tư vấn và mở rộng việc tổ chức dạy nghề đến đối tượng là
học sinh phổ thông ở địa phương. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghề tập huấn
kỹ thuật mới để nâng cao tay nghề cho người lao động, góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tổ chức sản xuất, dịch vụ kết hợp với đào
tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy lý thuyết gắn với rèn
luyện kỹ năng thực hành cho người học nghề và tạo thêm nguồn thu nhập cho
người học nghề cũng như đơn vị đào tạo.
34
1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Việc kiểm tra giám sát nhằm đánh giá người học có tham gia học đầy
đủ không, giáo viên có đến lớp đúng giờ không, quá trình dạy và học có
vướng mắc gì không. Qua đó, đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh phù hợp
cho các lớp đào tạo tiếp theo.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề
nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị
trường lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn gắn với tiêu chí xây dựng
nông thôn mới thì công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề
cho lao động nông thôn nhằm các mục đích sau:
+ Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp của hệ thống chính
trị các cấp trong việc triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông
thôn hàng năm và của giai đoạn.
+ Kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động
nông thôn theo chức năng của các ngành, cơ quan chuyên môn các cấp như:
Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; Hoạt động điều tra,
khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề; Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy nghề; Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu
dạy nghề; Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ
quản lý dạy nghề và Hoạt động hỗ trợ nông thôn học nghề.
Từ công tác nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy
nghề, giải quyết việc làm đến công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho các cơ
quan quản lý Nhà nước như hệ thống chính trị, các ngành, cơ quan chuyên
môn các cấp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đánh giá được những
“mặt được, chưa được và nguyên nhân” để từ đó đưa ra các giải pháp thực
35
hiện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều tự nhiện theo
vùng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
1.5. Kinh nghiệm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.5.1. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Hoài
Thượng – Thuận Thành – Bắc Ninh
Hoài Thượng là một xã nằm ven sông Đuống với tổng diện tích 552,12
ha trong đó đất nông nghiệp là 315 ha chiếm tỷ lệ 57,05%, xã có 9.310 nhân
khẩu, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 4.611 nhân khẩu chiếm tỷ lệ
49,5%. Người dân trong xã chủ yếu là làm nông nghiệp và phát triển ngành
nghề, thương mại dịch vụ.
Trên địa bàn của xã hiện có 8 công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt
động, trong đó có 04 công ty chuyên may gia công màn tuyn xuất khẩu, 02
công ty chuyên sản xuất đồ gỗ dân dụng, 01 công ty chuyên may quần áo xuất
khẩu, 01 công ty đá xẻ và 01 hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tổng hợp, ngoài ra
còn có 934 hộ gia đình chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 339 hộ gia đình
kinh doanh thương mại dịch vụ, từ đó đã góp phần thúc đẩy cho sự phát triển
ngành nghề, làng nghề của xã trong những năm qua.
Quá trình phát triển ngành nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn xã
dẫn đến diện tích và qui mô sản xuất nông nghiệp dần bị thu hẹp, nhường chỗ
cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như may mặc, làm mộc, xây dựng
và một số nghề nhỏ lẻ khác; số lượng người dân trong độ tuổi lao động ngày
càng tăng, quy mô sản xuất các ngành nghề còn nhỏ bé, manh mún, nhất là
các làng có nghề truyền thống như điêu khắc gỗ, sơn mài, đội ngũ các bậc thợ
lành nghề dần bị mai một, hành nghề theo lối cũ, kinh nghiệm là chính, áp
dụng khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, lượng nguồn lao động chưa
thực sự được quan tâm đúng mức và phù hợp với các ngành nghề sẵn có. Đặc
biệt quy hoạch và định hướng sự phát triển bền vững cho làng nghề, các cơ sở
sản xuất còn nhiều hạn chế.
36
Từ thực trạng trên, ý thức được tầm quan trọng về công tác đào tạo
nghề và giải quyết việc làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND xã
phối hợp với cơ sở dạy nghề tìm kiếm ngành nghề phù hợp với đặc thù địa
phương, đã từng bước đưa công tác nhân cấy nghề mới, khôi phục và phát
triển các làng nghề truyền thống hiện tại, đào tạo nghề tới từng người lao
động ở thôn xóm nơi có nghề truyền thống. Đồng thời cấp Ủy từ xã đến thôn
ra Nghị quyết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề giai đoạn 2010-2015
làm cơ sở cho cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Năm 2010-2012, UBND xã phối hợp cùng nhà trường đào tạo được 10
lớp với 360 lao động trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm 22,3%; lĩnh vực
công nghiệp chiếm 46,6%; lĩnh vực nghề truyền thống chiếm 31,1%. Trong
quá trình đào tạo, Ban chỉ đạo xã đã phối hợp các thợ giỏi tại cơ sở làng có
nghề truyền thống, đề xuất cơ sở đào tạo xây dựng nội dung chương trình đào
tạo, áp dụng kiến thức và công nghệ trong quá trình học và thực hành tại các
xưởng sản xuất, tại lớp học, giúp cho lao động sau khóa đào tạo ngoài tiếp thu
kiến thức bảo đảm có kỹ năng nghề được thành thạo và hành nghề tốt hơn.
Đặc biệt sau mỗi khóa học nghề Ban chỉ đạo xã đã phối hợp với Trường
Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận
Thành tổ chức tập huấn nâng cao cho học viên về kiến thức tổ chức sản xuất,
kỹ năng bán hàng, quản trị doanh nghiệp…Đồng thời tổ chức hội nghị cam
kết giữa làng nghề với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cùng các tổ chức tín
dụng hỗ trợ vay vốn sản xuất như Ngân hàng Chính sách, Vietcombank.
Từ những việc làm nêu trên sau mỗi khóa học đã đào tạo số lao động có
việc làm đạt 80-85%. Trong đó số lao động tự đầu tư mở rộng qui mô sản
xuất tại các làng nghề với 28 tổ hợp tác mộc mỹ nghệ (thôn Bình Cầu trạm
điêu khắc gỗ), Các nghề kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi thú y, nghề may
mặc có việc làm 100% đáp ứng kịp thời các doanh nghiệp may mặc tại địa
phương. Qua khảo sát kết quả sau đào tạo nghề đối với các loại hình kỹ thuật
nông nghiệp thu nhập bình quân: 3 - 4 triệu/tháng/lao động, chăn nuôi thú y
37
thu nhập 4 - 4,5 triệu/tháng/lao động. Đặc biệt nghề mộc mỹ nghệ 7-8
triệu/tháng/lao động.
1.5.2. Tổ chức triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Huyện Phổ Yên là huyện phía Nam của tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự
nhiên là 258,87 km2, dân số trung bình là 140.492 người, trong đó có 86.500
người trong độ tuổi lao động. Trong những năm gần đây, phát huy được lợi thế
của địa phương, kinh tế của huyện đã có sự phát triển vượt bậc, tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2006 - 2010 là 20,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
công nghiệp, dịch vụ. Đến hết năm 2012, cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ
chiếm 86,4%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ còn 13,6 %. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 44 triệu đồng/người/năm. Phấn đấu đến năm 2015 trở thành thị xã
công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Đạt được những thành tựu như trên, trước
hết huyện Phổ Yên đã tích cực trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu
hút đầu tư, đến nay, huyện đã quy hoạch và xây dựng được 2 khu công nghiệp
tập trung, 6 cụm công nghiệp, 2 điểm công nghiệp và Tổ hợp khu công nghiệp
dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích trên 4.000 ha, tổng vốn đăng ký là trên
63.000 tỷ đồng. Đặc biệt, đầu năm 2013, Công ty điện tử Samsung Electronic đã
khởi công xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Yên Bình trên địa bàn huyện
với số vốn đăng ký đầu tư là 2 tỷ USD, nhu cầu tuyển dụng lao động khoảng
30.000 lao động. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình phát
triển kinh tế của huyện, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.
Từ những đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội cho thấy, công
tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động
từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp
và việc làm của xã hội là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt
là đối với một địa phương đang tích cực thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng
cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng đô thị phấn đấu trở thành thị xã
công nghiệp.
38
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huyện ủy Phổ Yên đã ban hành Nghị
quyết chuyên đề về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện. UBND huyện đã xây dựng Đề án "Đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn
2011 - 2016" với mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 2.500 lao
động nông thôn.
UBND huyện đã thành lập BCĐ cấp huyện và chỉ đạo tất cả các xã, thị
trấn thành lập BCĐ, phân công cụ thể các thành viên BCĐ phụ trách địa
phương, lĩnh vực để từ đó tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề, xây dựng kế
hoạch đào tạo hàng năm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Do đó đã
huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo
nghề. Phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo nghề để xây dựng chương trình, kế
hoạch đào tạo phù hợp với ngành, nghề mà người lao động đăng ký nhu cầu
đào tạo, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên
cạnh đó, BCĐ huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan trong việc thực hiện công tác đào tạo nghề, tổ chức tốt công tác kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngoài phần
kinh phí hỗ trợ của Tổng cục Dạy nghề, của tỉnh, huyện Phổ Yên đã trích
ngân sách địa phương trên 1,8 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn. Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả đạt được, giải quyết
kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đảm bảo thực
hiện tốt nhất kế hoạch đã đề ra.
Kết quả trong 3 năm qua, huyện Phổ Yên đã tổ chức dạy nghề cho
4.905 lao động, bao gồm: Người hưởng chính sách ưu đãi người có công là
158 người, người lao động thuộc hộ nghèo là 393 người; người thuộc hộ dân
tộc thiểu số là 251 người; người tàn tật là 6 người; người bị thu hồi đất canh
tác là 864 người; người thuộc hộ cận nghèo là 416 người; lao động nông thôn
khác là 2.814 người. Số nghề đã được đào tạo là 19 nghề, bao gồm: Nghề phi
nông nghiệp là 11 nghề; nghề nông nghiệp là 9 nghề. Kết quả giải quyết việc
39
làm sau đào tạo đạt 91%, trong đó, nghề phi nông nghiệp chiếm 86%. Bao
gồm: Số người được doanh nghiệp tuyển dụng là 1.327 người; số người được
doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 453 người; thành lập được 02 HTX sau
khi học nghề; số người tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn là
2.702 người. Số người thoát nghèo sau khi học nghề, có việc làm là 145
người; số hộ trở thành hộ khá là 25 hộ.
1.5.3. Tổ chức quản lý, huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương
trình dự án dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh duyên hải của miền Tây Nam bộ, diện tích đất tự nhiên
3.312 km2; dân số chung của tỉnh năm 2012 là 1,329 triệu người, lao động
trong độ tuổi chiếm khoảng 60%; lao động khu vực thành thị chiếm 21,7% và
lao động khu vực nông thôn chiếm 78,29%. Phần lớn lao động làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp (66,18%), lao động trong các ngành công nghiệp và dịch
vụ tăng chậm.
Thực hiện đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, trước hết, Ban chỉ đạo mỗi
cấp phải xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” của cấp mình, đồng thời cụ thể hóa thành Kế hoạch dạy nghề cho lao
động nông thôn theo từng năm, thông qua HĐND trước khi trình UBND cùng
cấp phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh nguồn kinh phí
Trung ương phân bổ theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm và
Dạy nghề, nguồn kinh phí ngân sách địa phương bố trí trực tiếp cho việc thực
hiện Đề án, các địa phương trong tỉnh đã chủ động lồng ghép với nguồn kinh
phí của các chương trình, dự án tài trợ có liên quan đến mục tiêu đào tạo,
nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động như: nguồn kinh phí Dự án
đào tạo nghề theo nhu cầu giảm nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(JFPR) do Quỹ giảm nghèo của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, nguồn kinh phí
Dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển do Chính phủ Đức tài
trợ, nguồn kinh phí Dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do
Chính phủ Canada tài trợ, dự án đào tạo nghề cho cán bộ y tế nhằm nâng cao
40
năng lực cho cán bộ y tế cơ sở do Quỹ Toàn cầu tài trợ. Đặc biệt, tỉnh đã thực
hiện rất tốt việc lồng ghép với nguồn kinh phí đào tạo nghề cho đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg
ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành (Quyết định này đã được
thay thế bởi Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 và sẽ có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15/7/2013); dự án đầu tư phát triển các xã đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào dân tộc (Chương trình 135), Đề án Phát triển nghề công
tác xã hội theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ
tướng Chính phủ.
Với quy trình quản lý và lồng ghép các nguồn lực nêu trên. Qua 03 năm
triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, tỉnh Sóc
Trăng đã đạt một số kết quả chủ yếu sau:
Tổng số lao động nông thôn được học nghề là 29.762 người, với tổng
kinh phí thực hiện là 40,651 tỷ đồng (kinh phí Đề án là 20,871 tỷ đồng; kinh
phí lồng ghép là 19,780 tỷ đồng). Trong đó lao động nông thôn thuộc diện
hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là 433 người, hộ
nghèo là 6.407 người, người dân tộc thiểu số là 14.564 người, người tàn tật là
38 người, người thuộc diện hộ cận nghèo là 502 người, thuộc các nhóm đối
tượng còn lại là 7.818 người.
Số lao động nông thôn tìm được việc làm sau khi học nghề là 22.462
người (chiếm tỷ lệ 75,5%); trong đó số lao động được doanh nghiệp tuyển
dụng là 3.821 người, số lao động làm ra sản phẩm được doanh nghiệp bao
tiêu là 3.167 người, số lao động tự tạo việc làm là 15.474 người.
Số hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm và thoát nghèo là
1.685 hộ; số hộ trở thành hộ khá là 2.311 hộ.
1.5.4. Bài học rút ra trong công tác đào tạo nghề
Một số bài học rút ra trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT:
41
- Tổ chức dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
từng huyện, thành phố, của cả tỉnh; đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng; nhu
cầu học nghề, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của người tham gia học nghề.
- Phải huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp,
các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các
đoàn thể quần chúng trong xã như: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ
nữ, Hội cựu chiến binh.... Từ khâu tuyên truyền, vận động nông dân tham gia
học nghề, phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao
động. Huy động sự tham gia của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp có khả
năng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho người lao động
sau khi học nghề.
- Phải huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các
doanh nghiệp có khả năng thu hút lao động qua đào tạo nghề từ khâu xây
dựng nội dung chương trình đào tạo đến quá trình tổ chức đào tạo và nhận
người học nghề vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
- Lồng ghép các chương trình, dự án về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn để mang lại hiệu quả cao.
- Chương trình, giáo trình đào tạo phải phù hợp với điều kiện của từng
địa phương, từng nhu cầu học nghề, đảm bảo dễ áp dụng vào thực tiễn.
- Thời gian học phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát
triển của cây trồng, vật nuôi, và quy trình sản xuất.
42
Tiểu kết chương 1
1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động nhằm trang bị cho
LĐNT những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
LĐNT để họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn
thành khóa học, cụ thể:
- Đào tạo nghề mới để chuyển nghề vào làm tại các cơ sở công nghiệp,
thủ công nghiệp, dịch vụ;
- Đào tạo lại nghề để tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động
tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hiệu quả thu nhập tăng.
2. Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm:
- Tuyên truyền, tư vấn học nghề;
- Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo;
- Hoạt động đào tạo;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo;
3. Một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho Tp.Hà Nội trong công tác
đào tạo nghề cho LĐNT:
- Tổ chức dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
từng huyện, thành phố, của cả tỉnh; đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng; nhu
cầu học nghề, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của người tham gia học nghề.
- Phải huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp,
các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các
đoàn thể quần chúng trong xã như: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ
nữ, Hội cựu chiến binh.
43
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN TỪ 2010 - 2013
2.1. Tổng quan về Thành phố Hà Nội
Bảng 2.1. Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội
Diện tích:
3.344,7 km²
Dân số:
6.451.909 người
Các quận/huyện:
Diện tích
(km²)
Dân số
(Điều tra ngày
1/4/2009)
12 Quận:Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống
Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh
Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng
44
233,55
2.414.721
Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ
Liêm
1 thị xã: Sơn Tây.
113,47
125.749
2.997,68
3.911.439
17 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh
Trì, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì,
Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức,
Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc
Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường
Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh
(từ Vĩnh Phúc).
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Mường,
Tày, Dao...
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Nguồn: website của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/)
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố
lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3.344,7 km², đồng thời cũng là địa phương
đứng thứ nhì về dân số với 6.451.909 người (Điều tra dân số ngày 01/4/2009
của Tổng cục Thống kê). Thủ đô Hà Nội là một trong hai đô thị loại đặc biệt
của Việt Nam. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hà Nội là
một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu
ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa,
giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ
quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí, địa hình
Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
45
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía
Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải
Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
thành phố có diện tích 3.344,7 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng
tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Thủy văn
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng
Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần
ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là
ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc
thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông
khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy
trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,... là những đường
tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, có thể kể đến là
hồ Tây, hồ Gươm, Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ, Kim Liên, Liên Đàm,
Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn,...
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu
mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa.
Dân cư
Nguồn gốc dân cư sinh sống
Có thể nhận thấy một phần rất lớn trong số những cư dân đang sống ở
Hà Nội hiện nay không sinh ra tại thành phố này. Lịch sử của Hà Nội cũng đã
ghi nhận dân cư của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời
gian. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sống chủ yếu nhờ
46
nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn. Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ
được gia phả từ những thế kỷ 15, 16. Nhưng trong nội ô, khu vực của các
phường thương nghiệp và thủ công, dân cư xáo trộn rất nhiều. Do tính chất
của công việc, nhiều thương nhân và thợ thủ công ít khi trụ nhiều đời tại một
điểm. Gặp khó khăn trong kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng
đất khác. Cũng có những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ
nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng.
Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ
xứ. Vào thế kỷ 15, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến vua Lê Thánh
Tông có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy họ
chính là lực lượng lao động và nguồn thuế quan trọng, triều đình đã cho phép
họ ở lại. Tìm đến kinh đô Thăng Long còn có cả những cư dân ngoại quốc,
phần lớn là người Hoa. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều những
người Hoa đã ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại Lý, Trần,
Lê, vẫn có những người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long. Theo Dư địa
chí của Nguyễn Trãi, trong số 36 phường họp thành kinh đô Thăng Long có
hẳn một phường người Hoa, là phường Đường Nhân. Những thay đổi về dân
cư vẫn diễn ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay.
Dân số
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số
cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những
huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000
người/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và
Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao,
Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người
Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23 %.
Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư
dân nông thôn chiếm 58,1%.
47
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong
lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than... đã
minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của
Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan
trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh
tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–
2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà
Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam.
Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và
khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng
về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở
vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành.
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có
những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành
công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông - lâm nghiệp và thủy sản từ
9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng
thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn
tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và
công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát
Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển.
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu
đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong
những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với
1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn
48
phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất
công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp
này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động,
các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của
thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần
500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22%
tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim
ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có
3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu
lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào
tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu
cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn
khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn
môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm
chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà
Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong
dân cư.
2.2. Hiện trạng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.2.1. Lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Từ ngày 01/01/2008 do thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH về việc mở
rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Dân số Hà Nội tăng nhanh từ 3,556
triệu người trước ngày 01/01/2008 lên 6,47 triệu người. Nếu tính theo địa giới
hành chính mới thì dân số Hà Nội năm 2005 là 5.910,2 nghìn người, đến năm
2009 là 6.472,2 nghìn người và đạt tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn
2006 – 2009 là 2,39%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước 1,1%.
49
Bảng 2.2. Quy mô dân số Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị tính: 1.000 người
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Dân số trung bình
5.910,2
6.030
6.159,3
6.350
6.472,2
Nam
2.915,8
2.971,8
3.023,5
3.110,3
3.187,9
Nữ
2.994,4
3.058,2
3.135,8
3.239,7
3.284,3
2.300,3
2.369,8
2.424,8
2.566,3
2.739,8
3.609,9
3.660,2
3.734,5
3.783,7
3.732,4
1,85
1,95
1,87
2,03
2,1
STT
Chỉ tiêu
Giới tính
1
Thành
Khu vực
thị
Nông
thôn
2
Tỷ lệ tăng tự nhiên
(%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2009)
Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số của
Tp.Hà Nội là 6.472,2 ngàn người, trong đó nữ là 3.284,3 ngàn người chiếm
50,7%, nam chiếm 49,3%.
Theo khu vực, dân số thành thị là 2.739,8 ngàn người (chiếm 42,3%)
trong khi đó dân số nông thôn là 3.732,4 ngàn người (chiếm 57,7%).
Sự tăng lên của quy mô dân số đã kéo theo sự tăng trưởng về quy mô
LLLĐ trên địa bàn thành phố. Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố
trước khi hợp nhất là 2,256 triệu người đã tăng lên đến 4,3 triệu người sau khi
hợp nhất; trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 3,2 triệu người,
chiếm 74,5% dân số tuổi lao động.
Lực lượng lao động của thành phố trong năm 2009 đạt 3.396.529 người
trong đó với 49,7% là lao động nữ và lực lượng lao động ở khu vực nông thôn
(63,4%) nhiều hơn thành thị (36,6%) ( Bảng 2.3). Tỷ lệ tham gia LLLĐ đã
tăng lên trong những năm gần đây do sự biến đổi cơ cấu tuổi dân số của
Tp.Hà Nội.
50
Bảng 2.3. LLLĐ chia theo giới tính, thành thị và nông thôn năm 2009
Toàn
thành phố
Thành thị
Nông
thôn
Tổng số
Nam
Nữ
% phân
Tỷ trọng
(người)
(người)
(người)
bố LLLĐ
nữ (%)
3.396.529
1.708.543
1.687.986
100
49,7
1.242.025
637.825
604.200
36,6
48,6
2.154.504
1.070.718
1.083.786
63,4
50,3
(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội)
Dễ nhận thấy LLLĐ toàn thành phố là 3.396.592 người, trong đó lao
động nữ là 1.687.986 người (chiếm 49,6%). Lao động nông thôn là 2.154.504
người (chiếm 63,4%), gấp đôi số lao động thành thị.
Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy, cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố
chưa phù hợp trong quá trình phát triển, nguyên nhân có thể do quá trình hợp
nhất và mở rộng địa bàn thành phố, bao gồm 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình và Hà
Tây cũ, đây là những địa phương có tỷ trọng lao động làm việc ở nông thôn
rất cao. Các ngành công nghiệp may mặc, chế biến, gia công lắp ráp phát triển
đã thu hút một lực lượng lớn lao động nữ.
Tuy nhiên, cơ cấu theo khu vực kinh tế lại có kết quả hợp lý hơn, khi
mà tỷ trọng lao động là việc trong khu vực dịch vụ là lớn nhất với 40,1%;
Nông, lâm, thủy sản ( 33,3 %) và cuối cùng là khu vực công nghiệp, xây dựng
với tỷ trọng 26,6% (số liệu Thống kê năm 2009).
Bảng 2.4. Số lượng và tỷ trọng lao động có việc làm theo khu vực kinh tế
Tp.Hà Nội năm 2009
Khu vực kinh tế
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
1.096.432
33,3
874.936
26,6
Dịch vụ
1.317.077
40,1
Tổng số
3.288.445
100,0
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội năm 2009)
51
Cơ cấu nhân lực theo nhóm tuổi
-
Nhân lực của thành phố đa số trẻ, LLLĐ có độ tuổi dưới 35 chiếm
31,3% (số liệu thống kê năm 2009)
Bảng 2.5. Lực lượng lao động theo nhóm tuổi Tp.Hà Nội năm 2009
Nhóm tuổi
Tổng số (người)
Tỷ trọng (%)
5-19
53.758
4,53
20-29
428.684
12,62
30-34
480.662
14,15
35-39
421.772
12,42
40-44
360.174
10,6
45-49
393.029
11,57
50-54
298.478
8,79
54 - 59
142.154
4,19
60+
153.553
4,52
Tổng cộng
3.396.529
100
(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 2009)
Nhìn vào bảng 2.5, tổng số người từ 19 tuổi trở lên là 3.342.771 người,
chiếm 95,47% lực lượng lao động. Trẻ em, thanh thiếu nhi ít hơn 19 tuổi chiếm
4,53% lực lượng lao động. Số thanh niên trong độ tuổi 30-34 có tỷ trọng cao
nhất, chiếm 14,15%. Hai nhóm tuổi 20-29 và 35-39 có tỷ trọng xấp xỉ nhau. Cơ
cấu này phù hợp với yêu cầu của thành phố đang trong quá trình CNH – HĐH
với sự phát triển mạnh của các ngành: điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, chế
biến thực phẩm – đồ uống, dệt may công nghiệp. Có thể nhận thấy cơ cấu dân số
trên địa bàn Tp.Hà Nội đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số
vàng, đây là cơ hội lớn của thành phố trong quá trình CNH – HĐH.
52
2.2.2. Chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chất lượng lao động được thể hiện thông qua trình độ chuyên môn của
người lao động, sức khỏe người lao động và tác phong công nghiệp.
Trình độ chuyên môn lao động được thể hiện thông qua giáo dục và đào
tạo, cụ thể là tỷ lệ lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động qua đào tạo và khả năng
về tin học, ngoại ngữ…
Sức khỏe của người lao động được thể hiện ở chiều cao và cân nặng.
Bảng 2.6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo nghề nghiệp trên địa bàn
Tp.Hà Nội năm 2009
STT
1
Đơn vị hành chính, nghề
nghiệp
Tổng số
(người)
Nhà lãnh đạo các cấp, các ngành 49.589
Tổng số
LĐ qua
đào tạo
(người)
Tỷ lệ
LĐ qua
đào tạo
(người)
45.079
90.91
và các đơn vị
2
Nhà chuyên môn bậc cao
445.702
443.493
99.50
3
Nhà chuyên môn bậc trung
149.953
142.321
94.91
4
Nhân viên trợ lý văn phòng
75.205
44.055
58.58
5
Nhân viên dịch vụ và bán hàng
530.696
101.089
19.05
6
Lao động trong NN-LN-TS
21.748
4.154
19.10
7
Lao động thủ công
553.537
97.224
17.56
8
Thợ vận hành và lắp ráp máy
250.248
112.328
44.89
mọc thiết bị
9
Lao động giản đơn
12.11736
32.788
2.71
10
Lực lượng quân đội
14
14
100.00
11
KXĐ
42
29
69.05
Tổng số
3.288.470
1.022.574
31.10
(Nguồn: Cục thống kê Hà Nội)
53
Theo bảng 2.6 ta thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo (được đào tạo về
chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên) trong lĩnh vực NN-LN-TS và lao động
thủ công, lao động giản đơn chỉ chiếm 31,1%. Tỷ lệ này cao hơn của cả nước,
tuy nhiên đang còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
- Về cơ cấu lao động qua đào tạo:
Trong cơ cấu lao động sơ cấp chiếm 4,49%, trung cấp 4,32%, THCN
3,55%, cao đẳng 2,89% (bao gồm cả cao đẳng nghề), trên đại học (thạc sỹ và
tiến sỹ) 1,68%. Như vậy, có thể nhận thấy cơ cấu lao động qua đào tạo của
Tp.Hà Nội còn chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ cấu lao động cho công
nghiệp hóa.
Cơ cấu đào tạo lao động của Thành phố còn bất hợp lý và chậm thay đổi.
Cơ cấu này cho thấy Tp.Hà Nội cũng như cả nước đang trong tình trạng thiếu
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đã qua đào tạo bài bản. LLLĐ có trình độ
ĐH-CĐ thường là lao động gián tiếp, trong khi đội ngũ công nhân trực tiếp sản
xuất lại chưa qua đào tạo nên phục vụ chủ yếu cho các ngành thâm dụng lao
động với NSLĐ thấp, giá trị gia tăng nhỏ. Các ngành DV có giá trị gia tăng cao
và những ngành CN công nghệ cao thì chưa có được nguồn cung lao động chất
lượng cao.
Chưa đào tạo
Sơ cấp
Trung cấp nghề
THCN
Cao đẳng nghề ngề
Cao đẳng
Đại học
Thạc sỹ
Tiến sỹ
Khó XĐ
Hình 2.1. Cơ cấu lao động qua đào tạo của Tp.Hà Nội (01/12/2009)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê)
- Cơ cấu lao động qua đào tạo theo giới tính
54
Theo bảng 2.7 có thể nhận thấy lao động qua đào tạo của nam cao hơn
nhiều so với nữ ở tất cả các cấp đào tạo. Điều này cho thấy bất bình đẳng về
giới trong tiếp cận đào tạo còn khá cao.
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động theo đào tạo phân theo giới tính
Đơn vị : %
Tổng
Trình độ chuyên môn kỹ thuật đã được đào tạo
Qua đào
Sơ cấp
Trung
Cao
tạo
nghề
cấp
đẳng
Nam
60.4
9.4
11.1
3.6
31.6
36.3
Nữ
24.4
3.1
7.3
2.8
10.2
11.2
số
Đại học
Trên đại
học
(Nguồn: Cục thống kê Hà Nội)
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
được Thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải
pháp bước đầu có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất
lượng dạy nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực công nhân
kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch
- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề
Thành phố xác định công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề là một
trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và công tác đào tạo nghề nói
chung. Nội dung tuyên truyền:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn;
+ Vai trò và ý nghĩa của việc tham gia học nghề;
+ Danh mục nghề đào tạo;
+ Cơ hội việc làm sau đào tạo.
Hình thức tuyên truyền:
55
+ Phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy tuyên truyền về chương
trình thông qua bản tin sinh hoạt chi bộ;
+ Đài phát thanh truyền hình Hà Nội thông qua các bản tin, trang tin,
phóng sự và hệ thống đài phát thanh cơ sở;
+ Báo Hà Nội thông qua các bản tin, trang tin, bài phóng sự, ký sự;
+ Các cấp Hội, Đoàn thể: thông qua tài liệu sinh hoạt của hội, các lớp
tập huấn, các lớp bồi dưỡng cán bộ cơ sở, các buổi sinh hoạt của các cấp hội;
+ Mở hội nghị tổ chức hội nghị dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp đồng thời triển khai tuyên truyền về Chương trình tới các cơ sở dạy
nghề, doanh nghiệp tham gia hội nghị.
Triển khai thực hiện:
Thành phố giao Sở Thông tin và truyền thông hướng dẫn các cơ quan
báo chí tuyên truyền công tác đào tạo nghề; mở chuyên mục tuyên truyền về
đào tạo nghề trên cổng thông tin điện tử của Thành phố; báo đài phát thanh và
truyền hình; mở chuyên mục chuyên trang về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở công thương
cung cấp thông tin thị trường hàng hóa về sản phẩm nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền
lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt thôn, làng, tổ dân phố; thông qua các
điều tra viên đi khảo sát điều tra nhu cầu học nghề đến từng hộ gia đình và
chương trình tư vấn mùa thi cho thanh niên. Các cơ sở dạy nghề tổ chức phổ
biến cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý biết các chính sách về dạy
nghề để tuyển sinh và vận động nhân dân tham gia học nghề.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Nông dân, Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động lồng ghép để tuyên truyền công tác
đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Tổ chức ngày việc làm trong năm 2011 và năm 2012 đã có hơn 1.200
lượt đoàn viên thanh niên, người lao động trên địa bàn đến tham gia, trong đó
56
có 135 lao động được 13 doanh nghiệp ghi nhớ và nhận hồ sơ tuyển dụng.
Thông qua các hoạt động của ngày việc làm đã giúp cho người lao động, đoàn
viên thanh niên có nhu cầu tìm việc làm được tiếp cận thông tin tuyển dụng
của các doanh nghiệp trên địa bàn về xuất khẩu lao động, học nghề. Đây cũng
là dịp tạo điều kiện gắn kết giữa cung - cầu lao động, từng bước hình thành và
phát triển thị trường lao động, nâng cao nhận thức vai trò vị trí đào tạo nghề
đối với phát triển kinh tế - xã hội; người lao động biết chính sách của nhà
nước, hăng hái tích cực tham gia học nghề.
Hàng năm Trung tâm giới thiệu việc làm tham gia cùng Thành đoàn tổ
chức "ngày việc làm", "tư vấn mùa thi", "tư vấn nghề nghiệp"; Đối với các xã
đi lại khó khăn, địa bàn chia cắt đã triển khai hình thức tuyên truyền "miệng"
cho đội ngũ cán bộ công chức huyện, xã, thôn, tổ trưởng dân phố tuyên truyền
sâu rộng công tác đào tạo nghề đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền lồng ghép với các hoạt động của các
cơ quan đơn vị trên địa bàn, lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác
như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, chương
trình việc làm.
Theo báo cáo về sơ kết 4 năm (2010-2013) thực hiện công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, toàn thành phố đã tổ chức 1.458 đợt tuyên
truyền cho 138.520 người lao động nông thôn. Tỷ lệ hộ dân biết được chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 65%.
Qua hoạt động tuyên truyền, công tác đào tạo nghề được các cấp, các
ngành quan tâm triển khai thực hiện, bước đầu có sự chuyển biến tích cực về
nhận thức, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp
phần giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mặc dù công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được đẩy mạnh triển
khai nhưng vẫn có phần lớn lao động nông thôn chưa hiểu đúng, hiểu hết về
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động
nông thôn. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 285/300 lao động nông thôn
57
biết được Nhà nước có chính sách hỗ trợ tổ chức các lớp dạy nghề cho lao
động nông thôn (chiếm 95%), có 255 người biết thông tin từ cán bộ địa
phương tuyên truyền, giới thiệu, có 67 người biết thông tin từ phương tiện
truyền thông, 97 người biết thông tin từ cơ sở dạy nghề thông qua việc tuyển
sinh để tổ chức các lớp học, 115 người biết thông tin thông qua hàng xóm.
Tuy nhiên, có 78 người lựa chọn mục đích tham gia học nghề là học để biết,
89 người đi học không mất tiền, 43 người đi học do thấy hàng xóm nhà mình
đi học, chỉ có 90 người đi học nhằm mục đích áp dụng kiến thức vào thực tế
sản xuất (chiếm 30%). Qua kết quả điều tra có thể thấy, công tác tuyên truyền
đã được triển khai mạnh mẽ qua nhiều thông tin nhưng hiệu quả công tác
tuyên truyền chưa cao, chỉ có 30% người đi học nghề xác định đúng mục đích
của việc học nghề. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy nghề
trên địa bàn. Nguyên nhân của hạn chế này một phần do một bộ phận cán bộ
tại địa phương chưa có sự quan tâm tới chính sách dạy nghề kéo theo một bộ
phận người lao động nông thôn tại địa phương đó cũng không quan tâm tới
vấn đề này. Tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, nội dung chưa
phong phú; những người tham gia công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề
chưa chuyên nghiệp.
Trong thời gian tới, để công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc
làm có hiệu quả, Tp.Hà Nội cần đẩy mạnh, phát huy hơn nữa những việc đã
làm được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại như đã nêu ở trên.
- Điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức các lớp
tập huấn công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn cho Lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác dạy nghề của phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội các huyện, xã/phường, thị trấn.
Phòng Lao động thành phố đã hướng dẫn UBND các xã, thị trấn đã tiến
hành khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Trên cơ sở kết quả
điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các huyện, thành
58
phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gửi Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND Thành phố quyết định.
Trên sơ sở chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Lao động Thương binh
và Xã hội, Cục Thống kê Thành phố, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và các
huyện đã hoàn thành 3 cuộc điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của
lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh
nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; khảo sát năng lực đào tạo
của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.
Kết quả: 100% địa phương đã hoàn thành công tác điều tra nhu cầu học
nghề của 867.794 hộ gia đình với 2.129.469 lao động nông thôn trên địa bàn
20 huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, trong đó có 131.185 người có nhu
cầu học nghề; Trong giai đoạn 2011-2015, theo kết quả điều tra 8.320 công
ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vụ trên địa bàn 20 huyện, quận
Hà Đông và thị xã Sơn Tây là 311.106 người, trong đó nhu cầu của ngành
nông nghiệp chiếm 3%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 78,5%, ngành
dịch vụ chiếm 14.5%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 4%. Năm 2013, nhu cầu
học nghề của lao động nông thôn là 75.573 người.
Đánh giá kết quả khảo sát : Kết quả khảo sát chưa đạt theo yêu cầu của
kế hoạch đề ra, cụ thể về mặt tiến độ thực hiện khảo sát và số lượng nhu cầu
thực tế học nghề. Số lượng lao động nông thôn có nhu cầu học nghề trên địa
bàn chỉ phản ánh được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của người học (tỉ lệ
người có nhu cầu học nghề trên tổng số người được khảo sát chỉ đạt 1,65%)
do tâm lý chung về việc thay đổi tính chất công việc, ngành nghề để sinh
sống, việc chạy theo xu thế cũng như nhu cầu học tập trong thời điểm hiện tại
của người lao động đó. Thực tế, người lao động nông thôn đăng ký tham gia
học nghề với số lượng rất lớn. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 300/300
người có mong muốn được học nghề (chiếm 100%).
Nguyên nhân chủ yếu do:
- Có nhiều cuộc điều tra, kháo sát khác diễn ra cùng một thời điểm.
59
- Một số hộ dân thiếu hợp tác với điều tra viên.
- Các thông tin yêu cầu khảo sát bổ sung rất cụ thể (nhu cầu học nghề
gì, ở cấp trình độ nào, thuộc diện đối tượng nào) nên đòi hỏi điều tra viên phải
gặp trực tiếp phỏng vấn kỹ người nắm thông tin trong từng hộ mới có thể ghi
chép đầy đủ và chính xác. Do yêu cầu của công việc mưu sinh hàng ngày nên
việc gặp trực tiếp khá khó khăn, phải khảo sát vào ngày nghỉ cuối tuần.
- Chi phí cho điều tra viên thấp không đủ tạo động lực cho điều tra viên
tích cực tham gia điều tra, làm nhưng tinh thần không cao làm ảnh hưởng đến
tiến độ cuộc khảo sát .
Kết quả khảo sát nhu cầu học nghề cho thấy số lượng lao động nông
thôn có nhu cầu học nghề trên địa bàn thành phố là tương đối lớn. Đòi hỏi cơ
quan quản lý phải có kế hoạch dạy nghề cụ thể để đáp ứng được như cầu cũng
như chất lượng đào tạo cho nhóm đối tượng trên. Nhu cầu học nghề lớn và số
nghề người dân có nhu cầu học cũng tương đối nhiều, đặt ra vấn về phát triển
giáo viên, chương trình, giáo trình dạy nghề.
2.3.2. Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình
đào tạo
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề
Theo thống kê của Phòng Dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội Tp.Hà Nội, tính đến nay, toàn thành phố có 216 cơ sở đủ điều kiện tham
gia dạy nghề cho lao động nông thôn trong đó có 21 trường cao đẳng nghề, 27
trường trung cấp nghề, 40 trung tâm dạy nghề; 8 trường đại học, 13 tường cao
đẳng, 10 trường trung cấp chuyên nghiệp, 01 trung tâm GDTX có dạy nghề,
02 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 03 trung tâm giới
thiệu việc làm, 15 trung tâm khác có dạy nghề; 76 cơ sở khác có dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề đã từng bước chú ý đến việc giải quyết việc làm
cho người lao động sau khi đào tạo bằng các hình thức như: ký hợp đồng đào
tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động
60
sau khi tốt nghiệp, mời các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khóa
học....tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
Hệ thống mạng lưới và quy mô trường, lớp học tiếp tục được củng cố, phát
triển đa dạng và từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân
dân. Có gần 50% số cơ sở dạy nghề được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng
yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các cơ sở dạy nghề có đủ thiết bị thực
tập cơ bản. Một số cơ sở dạy nghề được đầu tư tập trung, trọng điểm, đã có
thiết bị hiện đại ở một số nghề, được xây dựng đồng bộ từ phòng học lý
thuyết, xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá, khu giáo dục thể chất.... Ngoài
hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các cơ sở dạy nghề
còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy
nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hàng trăm xưởng thực hành của các
cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề, nhiều nơi còn thiếu phòng học
bộ môn, xưởng thực hành chưa đạt chuẩn, thiếu thiết bị phục vụ thực hành.
Về diện tích đất sử dụng của các cơ sở dạy nghề, theo quy định tại
Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc “thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp
nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy
nghề” thì hiện nay trên địa bàn có 165/216 cơ sở dạy nghề có đủ diện tích tối
thiểu theo quy định 51/216 cơ sở dạy nghề chưa đủ diện tích tối thiểu theo
quy định (đó là các cơ sở dạy nghề thành lập trước khi có quyết định trên).
61
Bảng 2.8. Diện tích sử dụng của các cơ sở dạy nghề năm 2012
Đơn vị tính: m2
Diện tích sử dụng
Trường Trường TTDN
CĐN
TCN
1. Diện tích khuôn viên bình quân/cơ sở
36.250
42.780
2.150
2. Diện tích xây dựng bình quân/cơ sở
5.250
4.750
2.270
3. Diện tích phòng học bình quân/cơ sở
1.500
1.350
520
4. Diện tích xưởng thực hành bình quân/cơ sở
2.800
2.620
1.150
1,5
1,4
1,3
5. Diện tích phòng học bình quân/1 học sinh
quy đổi.
6. Diện tích xưởng thực hành bình quân/1 học
2,8
2,6
2,1
4,2
3,7
-
sinh quy đổi.
7. Diện tích ký túc xá bình quân/1 học sinh (có
nhu cầu ở ký túc xá).
(Nguồn: Phòng Dạy nghề - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội)
Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn có quy mô nhỏ, mới phát triển
mạnh trong thời gian gần đây nên cơ sở vật chất chưa đồng bộ, nhà xưởng
chưa đủ để thực hành, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề vẫn còn
thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông
như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những
trang thiết bị như dạng máy công nghệ cao, máy tiện, máy phay, máy bào,
máy hàn công nghệ cao...thiết bị dạy nghề không theo kịp sự phát triển nhanh
nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra cho nên kết quả đào tạo thường có sự
chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu cầu thực tế.
Nhìn chung, các cơ sở dạy nghề của thành phố đều có thiết bị dạy nghề
cơ bản để đáp ứng nhu cầu học nghề của người học. Tuy nhiên các các cơ sở
dạy nghề thường tập trung ở các thị trấn, thị xã của huyện, nên việc đi lại học
tập của của học viên ở huyện, xã cách xa trường gặp nhiều khó khăn. Hầu hết
các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đều chưa có kí túc xá. Những hộ dân ở
62
gần trường không xây dựng nhà trọ cho học viên thuê. Do đó xảy ra tình
trạng, có nhu cầu học nghề nhưng người học không đi học được do đi lại khó
khăn, muốn ở lại học bán trú nhưng không có chỗ ở. Cơ sở dạy nghề đã chủ
động mở các lớp dạy nghề di động tại các xã để tạo điều kiện học nghề cho
người lao động. Do phải di chuyển xuống địa phương, nên việc vận chuyển
những máy móc thiết bị phục vụ thực hành để dạy nghề phi nông nghiệp là rất
khó khăn, nên đa số các lớp được tổ chức đều học nghề nông nghiệp. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề
Việc phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề đã được các cơ quan
quản lý, các cơ sở dạy nghề quan tâm. Các trung tâm dạy nghề công lập trên
địa bàn các huyện, thành phố đã được bố trí giáo viên cơ hữu cho các nghề
đăng ký đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
giáo viên, người dạy nghề thường xuyên được quan tâm.
Theo thống kê của Phòng Lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội Tp.Hà Nội, tổng số giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề là 1.168
người, trong đó: trình độ trên đại học chiếm 8,3%, trình độ đại học và cao
đẳng chiếm 52,3%, trung cấp chiếm 39%; có 656 giáo viên cơ hữu, chiếm
56,2%; có 1.015 giáo viên đạt chuẩn, chiếm 86,9%. 20% giáo viên dạy nghề
tại các trung tâm dạy nghề và các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp nghề khác
chưa đạt chuẩn theo quy định (chủ yếu là thiếu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm dạy nghề).
63
Bảng 2.9. Thực trạng đội ngũ cán bộ CNV và giáo viên dạy nghề của các cơ
sở dạy nghề trên địa bàn
Đơn vị tính: người
Tổng số
Cơ sở dạy nghề
I- Phân theo cấp quản lý
Trong đó giáo viên dạy nghề
CBCNV
Tổng số
1.253
1- Cơ sở dạy nghề trung ương
Chia ra
Cơ hữu
Hợp đồng
1.168
656
718
421
331
43
quản lý
- Trường trung cấp nghề
27
- Cơ sở dạy nghề khác
16
2- Cơ sở dạy nghề địa phương
1.030
325
407
1.253
1.168
656
718
1- Cơ sở dạy nghề công lập
40
957
262
512
2- Cơ sở dạy nghề ngoài công
45
494
394
206
quản lý
- Trường cao đẳng nghề
- Trường trung cấp nghề
- Trung tâm dạy nghề
- Cơ sở dạy nghề khác
II- Phân theo loại hình cơ sở
dạy nghề.
lập
(Nguồn: Sở Lao động – Thương bình và Xã hội Tp.Hà Nội)
Ngoài đội ngũ giáo viên, các cơ sở đã chủ động huy động các nghệ nhân,
thợ bậc cao, công nhân lành nghề của các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và
truyền nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở dạy nghề đã bố trí đủ giáo viên
tham gia các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo 01 giáo viên dạy lý
thuyết, 02 giáo viên dạy thực hành trên 01 lớp (30 đến 35 học viên) đối với
64
nhóm nghề phi nông nghiệp, 01 giáo viên dạy lý thuyết, 01 giáo viên dạy thực
hành trên 01 lớp (30 đến 35 học viên) đối với nhóm nghề nông nghiệp.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Trung bình có 12 giáo viên cơ hữu, 5 giáo viên thỉnh giảng/1 cơ sở dạy nghề. Số
giáo viên cơ hữu chủ yếu lại tập trung ở các trường cao đẳng nghề và trung cấp
nghề. Các trung tâm dạy nghề hầu như chỉ có từ 1-3 giáo viên cơ hữu. Do vậy,
nhiều cơ sở tuyển được người học nghề nhưng lại không có đủ giáo viên tham gia
dạy nghề. Phần lớn giáo viên dạy nghề có trình độ cao đẳng và trung cấp (91,7%)
nên chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đội ngũ cán bộ quản lý: Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề
thuộc các cơ sở dạy nghề là 215 người (tăng 125 người so với năm 2001),
trong đó: trình độ trên đại học chiếm 4,2%, đại học- cao đẳng chiếm 83,1%,
trung cấp chiếm 12,7 %. 100% đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý theo quy định.
- Chương trình, giáo trình đào tạo nghề
+ Chương trình dạy nghề
Nội dung, chương trình dạy nghề từng bước đổi mới phù hợp với sự
thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các cơ sở dạy nghề đã xây dựng
xong chương trình đào tạo nghề cho các nghề đào tạo trên cơ sở chương trình
khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và xây dựng chương trình
dạy nghề trình độ sơ cấp cho các nghề trước khi tổ chức đào tạo đối với
những nghề chưa có chương trình khung.
Các cơ sở dạy nghề đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù
hợp với nhu cầu của người học nghề và nhu cầu sử dụng lao động của các
doanh nghiệp. Tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình đào tạo cho tất
cả nghề trước khi đào tạo.
Nội dung, chương trình dạy nghề từng bước được các cơ sở dạy nghề
đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các
65
trường đã tổ chức rà soát, xây dựng lại chương trình dạy nghề đối với một số
nghề đào tạo sát với yêu cầu của thực tế sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho
lao động học nghề nhất là lao động nông thôn. Tổ chức đào tạo một số nghề
theo mô đun do Tổng cục dạy nghề ban hành, một số nghề đào tạo theo nhu
cầu của các doanh nghiệp đặt hàng.
Tính đến năm 2013, thành phố đã phê duyệt và ban hành 170 danh mục
nghề và chương trình dạy nghề, trong đó có 143 nghề phi nông nghiệp và 27
nghề nông nghiệp. Qua thực tế điều tra xã hội học, có 291/300 người đánh giá
chương trình học đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng khi tham gia học
nghề, có 267/300 đánh giá thời gian của khóa học là phù hợp. Như vậy có thể
thấy, chương trình ban hành đã phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu của
người học nghề.
+ Giáo trình, tài liệu học tập
Một số cơ sở dạy nghề đã chủ động xây dựng giáo trình, học liệu dưới
nhiều hình thức như: giáo trình theo từng mô đun, môn học, bài giảng chi tiết,
mô hình học cụ, tranh ảnh, tài liệu hướng dẫn... tạo điều kiện thuận lợi cho lao
động nông thôn có thể tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.
Bên cạnh việc xây dựng giáo trình đào tạo, các cơ sở dạy nghề đã quan
tâm xây dựng tài liệu, học cụ hỗ trợ đào tạo như tài liệu tham khảo đánh máy,
mô hình học cụ, tranh ảnh …
Do các chương trình, giáo trình được xây dựng và biên soạn theo dạng
tổng hợp các mô đun, tạo thuận lợi trong quá trình giảng dạy các đối tượng.
Cụ thể, đối với người học nghề để tiếp tục làm nghề cũ, sẽ không dạy hết
chương trình, chỉ dạy những mô đun liên quan đến kỹ thuật, nâng cao tay
nghề. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, kỹ năng các cơ sở dạy nghề đã chú ý
đến việc giáo dục đạo đức, an toàn vệ sinh lao động, ý thức công dân và tác
phong công nghiệp cho người lao động. Nội dung đào tạo đã tiếp cận với thực
tế, tuy nhiên so sánh với trình độ khu vực để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng
lực cạnh tranh của nhân lực trên địa bàn thành phố với yêu cầu ngày càng cao,
66
nhất là các nghề đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao trong điều kiện toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được các ngành đòi hỏi kỹ
thuật, công nghệ cao.
Nhìn chung các chương trình, giáo trình phục vụ công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đã được sự quan tâm và hỗ trợ đầu tư biên soạn,
chỉnh sửa. Tuy nhiên thì số lượng vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu
cầu về học nghề của người lao động.
2.3.3. Thực trạng quản lý việc triển khai đào tạo
UBND Thành phố đã phê duyệt mức chi phí đào tạo cho 49 nghề, trong
đó: 11 nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp, 38 nghề thuộc nhóm nghề phi
nông nghiệp.
67
Bảng 2.10. Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2010 - 2013
Đối
Đối
tượng 2 tượng 3
Đối tượng 1
Nội
dung
Năm
20102013
Tổng
số
Nông
nghiệp
Phi
nông
nghiệp
Năm
2013
TP.
Hà
Nội
Nông
nghiệp
Phi
nông
nghiệp
Người
được
hưởng
Số người chính
Người Người
Người
thực tế sách ưu Người
thuộc thuộc hộ
đãi dân tộc
khuyết
thuộc
hộ bị thu hồi
người thiểu số
tật
đối
nghèo
đất
tượng 1 có công
với
cách
mạng
Được
Thành
Được
DN/
lập tổ
Thuộc
Tổng số Tổng số DN/
Đơn vị Tự tạo hợp tác,
Người
hộ thoát
người đã người có Đơn vị
thuộc LĐNT học xong việc làm tuyển bao tiêu việc làm HTX, nghèo
sản
doanh
hộ cận khác
dụng
phẩm
nghiệp
nghèo
Số
người
có thu
nhập
khá
% có
việc
làm
Tổng
số
Nữ
75.594
50.761
22.816
2.168
3.128
5.993
11.114
413
1.025
51.753
58.069
50.304
9.707
6.152
33.052
1.393
1.478
5.387
86,63
42.304
28.065
12.792
988
1.822
3.221
6.526
235
628
28.884
32.857
28.127
6.795
3.839
16.885
608
950
2.481
85,60
33.290
22.696
10.024
1.180
1.306
2.772
4.588
178
397
22.869
25.212
22.263
2.912
2.313
16.167
871
528
2.906
88,30
44.006
29.092
12.773
1.385
1.861
2.806
6.506
215
376
30.857
26.658
22.770
2.750
3.809
15.557
654
201
3.237
85,42
20.944
12.319
5.895
719
873
1.414
2.838
51
238
14.811
11.934
10.824
289
1.522
8.822
191
166
1.504
90,70
23.062
16.773
6.878
666
988
1.392
3.668
164
138
16.046
14.724
12.032
2.461
2.287
6.735
549
35
1.733
81,72
(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp.Hà Nội)
68
Bảng 2.11. Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2013
Số người được học nghề
Hiệu quả sau học nghề
Đối
tượng
2
Đối tượng 1
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tên nghề
đào tạo
cho lao
động nông
thôn
Nghề phi
nông
nghiệp
Tin học
văn phòng
Kỹ thuật
điêu khắc
gỗ
Hàn
Điện dân
dụng
May công
nghiệp
Điện nước
dân dụng
Kế toán
danh
nghiệp
Trang
điểm
Mây tre,
giang đan
Kỹ thuật
sơn mài
Kỹ thuật
lắp ráp
máy tính
Số người
thực tế
thuộc đối
tượng 1
Người
được
hưởng
CS
ưu
đãi
NCC
với
CM
Người
dân
tộc
thiểu
số
Đối
tượng 3
Được
DN/đơn
vị tuyển
dụng
Được
DN/đơn
vị bao
tiêu sản
phẩm
Tự tạo
việc
làm
Thành
lập tổ
hợp
tác,
HTX,
doanh
nghiệp
Số
người
thoát
nghèo
Số
người
thuộc
hộ có
thu
nhập
khá
Người
tàn tật
Người
thuộc
hộ
cận
nghèo
LĐNT
khác
Tổng
số
người
đã học
xong
3.668
164
138
16.046
14.724
10.927
2.461
2.287
6.735
549
35
1.733
72
297
35
19
2487
1864
1316
229
0
998
0
3
147
0
33
0
0
7
95
35
35
15
10
10
0
0
0
7
9
16
0
0
2
504
335
269
86
0
149
0
0
32
216
6
84
13
100
0
21
888
817
649
160
0
480
0
1
19
4651
1737
374
473
498
427
103
34
3660
3699
2318
674
585
1331
1
13
564
175
0
22
153
175
140
28
112
35
16
19
35
35
28
6
22
590
571
139
241
379
56
11
80
2030
1930
432
1592
1743
1509
308
4
289
70
39
70
70
69
69
350
129
277
245
170
20
Người
thuộc
hộ
nghèo
Người
thuộc
hộ
thu
hồi
đất
988
1.392
54
25
28
0
109
35
1123
166
5657
Tổng
số
Nữ
23.062
16.773
6.878
666
2983
1717
591
135
67
541
73
22
34
19
10
30
1
138
161
157
18
32
6
6
69
Tổng số
người
có việc
làm
778
544
150
56
Số người được học nghề
TT
Tên nghề
đào tạo
cho lao
động nông
thôn
Tổng
số
Nữ
Hiệu quả sau học nghề
Đối
tượng 3
Tổng
số
người
đã học
xong
Tổng số
người
có việc
làm
37
227
175
115
32
32
245
245
30
35
24
13
Đối
tượng
2
Đối tượng 1
Được
DN/đơn
vị tuyển
dụng
Được
DN/đơn
vị bao
tiêu sản
phẩm
Tự tạo
việc
làm
12
Quản trị
mạng
210
132
83
15
13
Xây dựng
70
18
50
18
345
306
28
28
317
65
3
28
28
37
35
13
35
105
101
105
70
29
70
7
0
0
63
0
0
0
70
70
0
0
70
35
13
35
5
0
0
30
0
0
0
35
35
0
0
35
210
197
178
0
0
0
178
0
0
32
210
125
105
100
14
91
70
56
11
6230
2680
2418
24
6
296
816
2
49
4339
4078
2570
463
84
20.944
12.319
5.895
719
873
1.414
2.838
51
238
14.811
11.934
10.824
289
487
230
36
2
0
40
177
0
5
260
277
248
2675
1876
614
34
45
82
374
10
22
2012
1322
3322
2119
227
75
0
164
329
1
126
2584
2158
14
15
16
17
18
19
20
21
22
II
1
2
3
Kỹ thuật
khảm trai
Mộc mỹ
nghệ
Sửa chữa
máy tính
Tóc thời
trang
Dịch vụ
nhà hàng
Nghiệp vụ
lễ tân
Pha chế đồ
uống
Cắm tỉa
hoa
Kỹ thuật
chế biến
món ăn
Nghề
Nông
nghiệp
Kỹ thuật
trồng hoa
Trồng rau
hữu cơ,
rau an toàn
Trồng lúa
chất lượng
cao
31
14
70
145
Thành
lập tổ
hợp
tác,
HTX,
doanh
nghiệp
Số
người
thoát
nghèo
Số
người
thuộc
hộ có
thu
nhập
khá
115
58
70
60
11
0
10
1733
408
5
326
1.522
8.822
105
166
1.504
0
70
136
0
7
25
1190
23
106
851
105
15
150
1934
77
245
1274
0
18
20
125
45
Số người được học nghề
TT
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tên nghề
đào tạo
cho lao
động nông
thôn
Kỹ thuật
chăn nuôi
lợn
Kỹ thuật
trồng và
chăm sóc
cây cảnh
Kỹ thuật
chăn nuôi
gia cầm
Nuôi cá
thương
phẩm
Trồng cây
ăn quả
Kỹ thuật
trồng nấm
ăn, nấm
dược liệu
Kỹ thuật
trồng chè
Kỹ thuật
trồng chăm
sóc
chế biến
thuốc nam
Chăn nuôi
thú y
Tổng
Tổng
số
Nữ
1117
492
157
5
744
278
165
8
1696
801
343
101
1087
486
25
11
430
205
101
2501
1029
269
35
70
61
35
140
85
5428
44.006
Hiệu quả sau học nghề
Đối tượng 1
0
35
0
3
211
19
304
13
1
9
0
1
Tổng số
người
có việc
làm
Được
DN/đơn
vị tuyển
dụng
Được
DN/đơn
vị bao
tiêu sản
phẩm
Tự tạo
việc
làm
Thành
lập tổ
hợp
tác,
HTX,
doanh
nghiệp
Số
người
thoát
nghèo
Số
người
thuộc
hộ có
thu
nhập
khá
0
53
25
24
47
Đối
tượng
2
Đối
tượng 3
Tổng
số
người
đã học
xong
51
894
791
609
0
0
735
512
409
300
15
3
275
5
1159
1416
1205
94
4
1035
568
560
1
433
255
255
70
185
1592
1032
44
930
746
560
77
20
81
5
47
98
88
189
14
22
2092
9
1
19
6
0
0
35
85
5
45
35
0
0
0
55
2933
1114
183
222
235
901
9
47
3690
4145
3107
78
0
2728
0
32
560
29.092
12.773
1.385
1.861
2.806
6.506
215
376
30.857
26.658
21.751
2.750
3.809
15.557
654
201
3.237
187
(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp.Hà Nội)
71
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 4 năm (2010-2013), thành phố đã
hỗ trợ dạy nghề cho 75.594 lao động nông thôn, đạt 95% so với kế hoạch (đào
tạo 20.000 lao động nông thôn). Trong đó có 42.304 người được học nghề
nông nghiệp, chiếm 55,9% và 33.290 người được học nghề phi nông nghiệp,
chiếm 44,1%. Cơ cấu này tương đối phù hợp với lộ trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của thành phố theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Trong tổng số người lao động tham gia học nghề có 50.761 lao động
nông thôn nữ, chiếm 67,1% số người tham gia học nghề, tỷ lệ này phù hợp
với đặc điểm sản xuất ở khu vực nông thôn. Các đối tượng thuộc diện khó
khăn được sự quan tâm của các cấp chính quyền, tạo điều kiện và hỗ trợ học
nghề. Cụ thể có 413 người khuyết tật, chiếm 0.55%; 3.128 người dân tộc
thiểu số, chiếm 4,14%, 5.993 người thuộc hộ nghèo, chiếm 7,93% và 11.114
người thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác, chiếm 14,7% được tham gia học nghề
trong tổng số người được học nghề.
Trong 4 năm (2010-2013), có 58.069 người đã học xong, có 50.304
người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao
hơn, đạt 86,63%; trong đó:
+ Có 9.707 người được doanh nghiệp tuyển dụng, chiếm 19,3%;
+ Có 6.152 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, chiếm
12,2%;
+ Có 33.052 người tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn
(tự tạo việc làm), chiếm 65,7%;
+ Có 1.393 người thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp tổ chức
việc làm cho người lao động, chiếm 2,8%.
Đã có 1.478 người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập
đã thoát nghèo, chiếm 2,93% số người thuộc hộ nghèo được học nghề và
5.387 người sau học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập trung
72
bình của các hộ dân trong vùng (hộ có thu nhập khá), chiếm 10,7% tổng số
người được học nghề.
Như vậy, một bộ phận lớn lao động nông thôn (65,7%) sau khi tham
gia học nghề tiếp tục làm nghề nông nghiệp cũ nhưng năng suất lao động
được nâng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất (5-20%), hiệu quả, thu nhập
tăng (10-30%). Một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc
làm mới ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, được chuyển
nghề, có việc làm ngay tại xã, thực hiện ly nông, bất ly hương. Một bộ phận
lao động nông thôn đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác, giải quyết việc làm
cho bản thân và các lao động khác. Số người thoát nghèo, số người có thu
nhập khá tăng, có nhiều hộ làm giàu (có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm).
Bước đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông
thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đều đó có thể khẳng định
là công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong 4 năm qua của thành phố
về cơ bản là đúng hướng và có kết quả bước đầu, tạo cơ sở để nâng số lượng
và chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn trong những năm tới.
Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc triển khai
công tác này còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của từng
vùng, ngành kinh tế; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường.
Một số nơi, dạy nghề còn chạy theo số lượng; chất lượng thấp, chưa phù hợp
với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Theo báo cáo kết quả
thanh tra đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tp.Hà Nội năm 2012, nguyên
nhân của hạn chế trên một phần do một số cơ sở dạy nghề theo chỉ tiêu, lập hồ
sơ khống để đảm bảo số lượng mà cơ sở được giao giảng dạy. Điều này ảnh
73
hưởng không nhỏ đến hiệu quả đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề và việc
làm sau đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
2.3.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Trong 03 năm 2010-2012 đã có 10 đoàn của Ban chỉ đạo thực hiện
Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm của thành phố đi kiểm tra
và giám sát tại các huyện, xã, các cơ sở dạy nghề. Ban chỉ đạo các huyện, xã
đã quan tâm công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn và đối với từng lớp học, khóa học do các cơ sở dạy nghề thực hiện trên
địa bàn. Phòng Lao động – Thương và Xã hội các huyện, xã đã cử cán bộ theo
dõi, kiểm tra các lớp đào tạo trên địa bàn từ khi bắt đầu tổ chức khai giảng,
quá trình tổ chức đào tạo, kiểm tra cuối khóa đến khâu cấp phát chứng chỉ
nghề và tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo.
Trong 03 năm, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến
hành thanh tra tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại 31 cơ sở dạy nghề, thanh tra tình hình thực hiện công quản lý nhà nước về
dạy nghề tại 17 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện.
Kết quả kiểm tra giám sát cho thấy:
- Các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đã thực hiện
đúng các quy định hiện hành về mở sổ sách theo dõi, quản lý về dạy nghề.
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đủ điều kiện về chuyên môn để tham gia giảng
dạy, bố trí đủ giáo viên trên lớp, không vi phạm thời gian giảng dạy, thời giờ
nghỉ ngơi của giáo viên. Đã xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy cho
khóa học.
- Bên cạnh đó vẫn có một số cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn không thực hiện đúng quy định như Trung tâm Dạy nghề huyện
Mê Linh có một số giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn chưa
đảm bảo đủ chuẩn theo quy định. Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện
74
Từ Liêm chưa biên soạn được hệ thống giáo trình riêng phù hợp với thời gian
đào tạo của từng nghề, hệ thống sổ sách quản lý lớp chưa đầy đủ...
2.4. Đánh giá chung việc quản lý đào tạo nghề cho LĐNT
2.4.1. Những thành tựu
Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được sự quan tâm đầu tư
của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, điều này đã được cụ
thể hóa thông qua các văn bản chỉ đạo:
- Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV – kì họp thứ hai, đã
có Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 về Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của Tp.Hà Nội 5 năm 2011 - 2015.
- Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV – kì họp thứ tư, đã
có Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 về Quy hoạch phát
triển công nghiệp Tp.Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 về Quy hoạch phát triển nông
nghiệp Tp.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 15/01/2010 về “triển khai xây dựng
Đề án dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020”. Hàng năm có kế hoạch triển khai
xây dựng dạy nghề cho LĐNT.
- UBND thành phố chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo
nghề từ thành phố tới cơ sở. Các huyện, xã đã phân công nhiệm vụ cho cán bộ
làm công tác lao động việc làm theo dõi và quản lý dạy nghề trên địa bàn.
- UBND Tp.Hà Nội đã ban hành 2 Quyết định phê duyệt mức chi phí
đào tạo nghề cho 39 nghề, trong đó có 13 nghề nông nghiệp và 36 nghề phi
nông nghiệp.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn được đầu tư tăng cường
nên chất lượng đào tạo nghề được nâng lên từng bước đáp ứng được nhu cầu
của thị trường lao động.
75
- Công tác giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề đã
được quan tâm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm cao, một số nghề như
May công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản trên 80%
học sinh sau khi tốt nghiệp tạo được việc làm bằng chính nghề đã học. Nhiều
lao động nông thôn sau khi học nghề đã đã thành lập doanh nghiệp, mở cơ sở
sản xuất kinh doanh, lập trang trại tạo việc làm cho bản thân và cho người
khác góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
trong khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương. Một số lao
động nông thôn sau khi học nghề đã trở thành hộ khá, hộ giàu.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về vai
trò ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội luôn được quan tâm. Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội
về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực.
- Công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề được quan
tâm thường xuyên từ khâu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị dạy nghề đến khâu tổ chức và triển khai quá trình đào tạo đối với tất cả các
cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tập trung vào
các nội dung thực hiện chế độ chính sách, quy định của Nhà nước về dạy nghề,
chương trình, nội dung và quy trình đào tạo nghề; nề nếp dạy và học, chất
lượng đào tạo, việc quản lý cấp phát bằng nghề, chứng chỉ nghề.
2.4.2. Những tồn tại, yếu kém
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trong 04 năm qua vẫn còn một số hạn chế đó là:
Mặc dù công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề đã được triển khai sâu
rộng, nhưng phần lớn người lao động và một số các cán bộ tại thôn xóm chưa
hiểu về chính sách đào tạo nghề của Nhà nước. Điều này làm cho một bộ
phận không nhỏ số người lao động nông thôn tham gia học nghề không phải
do có nhu cầu thực tế từ bản thân, gia đình mà đi học theo phong trào, đi học
76
để lấy tiền hỗ trợ. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho
người lao động.
Ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn chưa phong phú, chưa đa
dạng; các cơ sở dạy nghề mới chủ yếu tập trung đào tạo một số nghề mà các
cơ sở dạy nghề vẫn đang thực hiện đó là: Trồng trọt (trồng lúa, trồng rau sạch,
trồng cây thuốc lá, trồng hoa ly..., chăn nuôi thú y (chăn nuôi thỏ, chăn nuôi
đà điểu, bò....), May công nghiệp, Cơ khí, Điện dân dụng, Sửa chữa xe máy,
Thêu tranh, làm lông my giả, Mây tre đan xuất khẩu..... Một số nghề công
nghiệp và dịch vụ mà người lao động có nhu cầu nhưng các cơ sở dạy nghề
chưa tổ chức đào tạo được như: Lễ tân, Nghiệp vụ du lịch....
Theo kết quả điều tra xã hội học, có 214/300 người cho rằng những
nghề đã tổ chức chưa thực sự phù hợp với đặc thù của địa phương. 17/20 cán
bộ quản lý dạy nghề khẳng định số lượt nghề đã được đào tạo chưa gắn với
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng xã, huyện.
Công tác định hướng việc làm sau đào tạo chưa được thực hiện rộng
rãi. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 288/300 không được cung cấp thông
tin hỗ trợ tìm kiếm việc làm hoặc nguồn ra cho sản phẩm.
Những người có việc làm thì chất lượng việc làm chưa ổn định, một số
lao động nông thôn sau khi học nghề tạo được việc làm nhưng sau một thời
gian đã nghỉ việc do thu nhập thấp không đảm bảo đời sống.
Công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu lao động phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc triển khai công tác đào tạo nghề còn chậm,
thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành kinh tế; thiếu định
hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường.
77
Một số nơi dạy nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù
hợp với yêu cầu của người học và người sử dụng lao động. Tư vấn, hướng
nghiệp học nghề chưa phù hợp với điều kiện, khả năng của người dân và nhu
cầu xã hội. Việc lựa chọn cơ sở đào tạo chưa thực sự dựa trên năng lực, chất
lượng đào tạo. Mạng lưới CSDN còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị
chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu về số
lượng và yếu về nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình đào
tạo và sau khi đào tạo còn hạn chế. Công tác tư vấn hướng nghiệp chọn nghề
cho LĐNT còn nặng về hình thức, chưa sát với thực tế.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ chủ chốt ở một số địa
phương chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác dạy nghề, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT để thực hiện phát triển kinh tế; chưa
đầu tư, huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện các giải pháp đồng bộ từ quy
hoạch sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, tổ chức đào tạo
nghề, hỗ trợ vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn với xây dựng
nông thôn mới để thực hiện.
Công tác tham mưu đề xuất của cơ quan thường trực và một số thành
viên của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ở một số địa phương còn hạn chế.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc đào tạo nghề cho
LĐNT và việc tham mưu đề xuất giải quyết các vướng mắc khó khăn của các
Bộ, ngành còn chậm. Một số quy định của Đề án không còn phù hợp với thực
tế. Mốt số chương trình, dự án, đề án có quy định về hoạt động dạy nghề cho
đối tượng là LĐNT do cá Bộ, ngành khác (Ủy ban dân tộc, Bộ Công thương,
Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì thực hiện, dẫn
đến khó khăn trong quản lý, theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả, hiệu quả
chung về đào tạo nghề cho LĐNT.
78
Đại bộ phận lao động nông thôn chưa có nhận thức đúng về đào tạo
nghề, học nghề. Một phần do tập quán và thói quen canh tác, nông dân tiến
hành sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, nông dân coi sản xuất nông
nghiệp nói riêng và các hoạt động khác trong khu vực nông thôn nói chung là
công việc giản đơn không phải học. Do đó nông dân nhận thức về việc học
tập để sản xuất chưa thực sự cần cho bản thân họ. Nhu cầu học tập của họ
được dồn vào cho thế hệ con cháu với mục đích là tìm lối thoát khỏi nghề
nông và cuộc sống ở nông thôn.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chưa
được coi trọng đúng mức. Nhiều Bộ, ngành, địa phương và xã hội nhận thức
chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là
cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên
tục và có hệ thống.
Đào tạo nghề hiện nay thường tập trung vào các ngành mũi nhọn trong
lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ…Đồng thời nhận thức về nguồn
lao động lâu nay mới được quan tâm về mặt số lượng, về chất lượng, trình độ
của nguồn lao động như khả năng và năng lực thực hiện các công việc có hiệu
quả cao ít được chú ý đặc biệt là đối với lao động nông thôn.
Các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn hiện mới chỉ dừng lại
ở mức quy mô nhỏ, rời rạc, thiếu thống nhất, thông qua các chương trình hoặc
hoạt động như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là chủ yếu. Việc xây
dựng các chiến lược đào tạo, kế hoạch đào tạo lao động nông thôn dài hạn cho
các vùng, miền chưa hiện thức hoặc chưa căn cứ vào thực trạng lao động,
định hướng phát triển của địa phương, nhu cầu về nguồn nhân lực…
Tuy nhiên, việc dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay chưa đầy đủ
và chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa có tổ
chức quản lý thống nhất. Sự chưa đồng bộ thể hiện qua việc lập kế hoạch đào
tạo, dạy nghề giữa cấp Trung ương, cấp tỉnh, giữa các Bộ và cơ sở, các dự án
hỗ trợ phát triển. Tham gia quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
79
ngoài hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư, hệ thống Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm của Hội
Nông dân Việt Nam, hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, còn có các tổ
chức, cá nhân, các chương trình phát triển cũng tham gia vào quá trình dạy
nghề nông dân.
Một số tỉnh, huyện có các trung tâm dạy nghề, song phần lớn các nghề
dạy trong các trung tâm chưa gần với nghề khu vực nông thôn cần có, đối
tượng đến học cũng không phải là nông dân, những người đang làm việc ở
khu vực nông thôn mà mới chỉ dừng lại ở đối tượng con em của nông dân là
chủ yếu, các điều kiện dạy và học rất hạn chế cả về quy mô và tính kỹ thuật,
khó có khả năng đáp ứng được các mục tiêu đào tạo.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn còn thiếu về số
lượng và chất lượng. Hầu hết các giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn
thiếu kiến thức và kỹ năng khi làm việc với nông dân. Mặt khác các hoạt động
sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn rất đa dạng, đồi hỏi người giáo
viên không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn cần có những kiến thức lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng mô hình, giám sát đánh giá…
Tài liệu đào tạo lao động nông thôn chưa đáp ứng kịp với sự thay đổi
của khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đồng thời chưa căn cứ vào nhu
cầu học tập của người lao động, chưa có sự tham gia của người nông dân
trong quá trình xây dựng và phát triển tài liệu. Các tài liệu phần lớn viết theo
hướng hàn lâm, viết nhiều và dài, trong khi đó với tâm lý người nông dân rất
ngại đọc các tài liệu viết dài, nhiều chữ ít có hình…
Thời gian và các tổ chức lớp học chưa thực sự phù hợp lao động nông
thôn. Những người lao động nông thôn thường là những lao động chính trong
gia đình, do vậy họ không thể và không muốn tham gia các khóa học với thời
gian dài, địa điểm xa nhà, phương pháp giảng dạy theo hướng lý thuyết nhiều.
80
Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn mới chỉ dựa trên
nhu cầu học nghề mà chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
từng huyện và của cả tỉnh. Cụ thể, chưa gắn với quy hoạch phát triển làng
nghề, quy hoạch phát triển kinh tế vùng. Sự phối hợp với các doanh nghiệp để
đảm bảo đầu ra sau học nghề còn lỏng lẻo.
Các cơ sở dạy nghề chưa phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong
việc biên soạn chương trình đào tạo nghề để đào tạo lao động cho doanh nghiệp.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực sản
xuất ngưng trệ; thời tiết biến đổi phức tạp nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của
công tác đào tạo nghề cho LĐNT.
Cơ sở vật chất của các CSDN còn chưa được trang bị đồng bộ và đầy
đủ do các nguyên nhân yếu tố lịch sử để lại.
Trình độ sử dụng máy móc hiện đại, tiên tiến của giáo viên, người dạy
nghề còn chưa được trang bị đầy đủ dẫn đến nhiều máy hiện đại (như máy
cắt, hàn công nghệ cao, máy tik mak...) chưa được sử dụng hết công suất.
81
Tiểu kết chương 2
1. Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là thành phố lớn nhất, tập trung
mọi nguồn lực, có nhiều cơ hội phát triển và cũng có nhiều thách thức. Hà
Nội đang là khu vực phát triển năng động, là khu vực đang thực hiện công
nghiệp hóa với tốc độ rất nhanh.
2. Từ năm 2010, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được các
cấp ủy, chính quyền quan tâm và có những chính sách hỗ trợ tích cực.
3. Sau 4 năm (2010-2013), toàn thành phố đã tổ chức dạy nghề cho
75.594 người. Có 50.304 người tốt nghiệp, người sau học nghề có việc làm
mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn.
4. Đã có 625 người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập
đã thoát nghèo, chiếm 15,81% số người thuộc hộ nghèo được học nghề và
324 người sau học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập trung
bình của các hộ dân trong vùng (hộ có thu nhập khá), chiếm 1,7% tổng số
người được học nghề.
5. Hiệu quả đào tạo đang được phát huy kinh tế phát triển nhanh, đời
sống văn hóa, tinh thần cũng có một bước thay đổi lớn.
82
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến
năm 2020
Theo quan điểm của Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Tp.Hà Nội 5 năm 2011 – 2015 của Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội, đẩy
mạnh công tác đào tạo nghề cho nông dân. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề truyền thống, dịch vụ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đưa thu nhập bình
quân khu vực nông thôn vào năm 2015 đạt trên 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ
lao động nông nghiệp còn dưới 20%, tăng tỷ lệ lao động lĩnh vực dịch vụ
nông nghiệp dịch vụ và chăn nuôi”. [Nghị quyết số 06/NQ-HĐND]
Theo quan điểm của Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội,
Quy hoạch phát triển nông nghiệp Tp.Hà Nội theo hướng hiện đại trên cơ sở
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế
biến , tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao
động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới văn
minh, hiện đại , tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông
nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
…Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp
sinh thái và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường…
83
Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020
Đơn vị: %
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Tổng
2015
40
50
10
100
2020
34,5
54
11,5
100
(Nguồn: Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 về Quy hoạch phát
triển nông nghiệp Tp.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”)
“Đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng,
đảm bảo liên kết giữa các đô thị và nông thôn. Triển khai thực hiện quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch vùng nông, lâm, thủy sản. Hình thành các vùng sản
xuất chuyên canh tập trung, phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa hiện đại. Xác định và đẩy mạnh sản xuất các snar phẩm có lợi thế cạnh
tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển các làng nghề, du lịch, dịch vụ,
đẩy mạnh giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động để thu hút nhiều lao động,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh
các giải pháp thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp – dịch vụ thu
hút và giải quyết việc làm”. [Kế hoạch số 150/KH-UBND]
3.2. Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành
phố Hà Nội
Giai đoạn 2011 – 2020, tập trung phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục
dạy nghề, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời, tập
trung dạy nghề chất lượng cao, đột phá vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các
lĩnh vực quan trọng của Thành phố như du lịch, thương mại, vận tải - kho bãi,
điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử…
Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục đào tạo, huy động nguồn lực
đầu tư của Nhà nước và của các nhà đầu tư khác để tăng nhanh số lao động qua
đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, có
84
số lượng và cơ cấu ngành nghề đa dạng cho lao động xã hội đáp ứng nhu cầu của
thị trường lao động, góp phần tạo ra cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật hợp lý. Số lao động nông thôn qua đào tạo nghề giai đoạn 2011- 2015 đạt
khoảng 215.000 người, giai đoạn 2016- 2020 đào tạo nghề khoảng 73.000 người.
Bảng 3.2. Mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội giai
đoạn 2011-2020
Giai đoạn
Giai đoạn
2011- 2015
2016-2020
215.000
73.000
205.000
61.000
- Đào tạo trình độ TCN, CĐN (người)
10.000
12.000
2
Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề (%)
70
80
3
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)
55
75
4
Giải quyết việc làm mới (người)
135.000
55.000
TT
1
Nội dung
Đào tạo nghề các trình độ, trong đó:
- Đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng
(người)
(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu)
Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đầu tư để đảm bảo mỗi
quận huyện có 01 Trung tâm để dạy nghề cho LĐ địa phương (xây dựng mới
Trung tâm dạy nghề hoặc nâng cấp, bổ sung giao thêm nhiệm vụ Dạy nghề cho
các Trung tâm hướng nghiệp hoặc Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp).
Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng
thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm và kỹ năng nghề. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng
dạy gắn liền với nhu cầu của người sử dụng lao động.
Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề cho người lao
động, theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, chương trình chuyển giao
công nghệ mới; đồng thời, trang bị cho người lao động năng lực thực hành
85
một nghề đơn giản hoặc một số kỹ năng nghề nhất định, nhằm phổ cập nghề
cho thanh niên và người lao động, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm.
Đẩy mạnh ĐTN theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu
xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa
đơn vị sử dụng và cơ sở dạy nghề. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp,
hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp,
của xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hoặc hợp tác thành lập
cơ sở đào tạo nghề.
Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề. Chú
trọng đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp cho thanh niên nông thôn tại khu
vực đô thị hóa, không còn đất sản xuất nông nghiệp. Tổ chức đào tạo các
nghề truyền thống tại các làng nghề.
Xây dựng trường đào tạo nghề mới cở các huyện chưa có trường dạy nghề,
nâng cấp mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề.
Nâng cấp và phát triển từ 1-3 trường trung cấp chuyên nghiệp ngang tầm
khu vực về quy mô, trang thiết bị và chất lượng đào tạo, mở rộng đào tạo nghề,
xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao. Xây dựng trung tâm ngoại
ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến xây dựng 3 trường dạy nghề cấp vùng
tại Phú Xuyên, Thạch Thất, Sóc Sơn.
3.3. Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
Để thực hiện được mục tiêu đào tạo nghề cho 215.000 lao động nông
thôn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, cần thực hiện một số biện
pháp như sau:
3.3.1. Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề
+ Mục tiêu của biện pháp:
- Làm cho lao động nông thôn biết rõ các thông tin về tổ chức đào tạo
nghề cho họ để họ sẵn sàng tham gia các khóa huấn luyện đào tạo.
86
- Nâng cao nhận thức về các lĩnh vức nghề đối với người lao động nông
thôn.
- Giúp họ tự chọn lấy một nghề phù hợp với hứng thú và năng lực cá
nhân.
- Nâng cao nhận thức về dạy nghề đối với đối với các cấp, các ngành và
địa phương.
+ Nội dung và cách thức thực hiện:
- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để nông dân hiểu rõ về
mục tiêu, lợi ích của các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Cùng với công tác tuyên truyền, khuyến khích sự tham gia của nông
dân vào quá trình đào tạo nghề, để nông dân nhận thức được vai trò và trách
nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề thông qua việc xác định nhu cầu đào
tạo, xây dựng chương trình đào tạo, giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo
nghề…
- Đối với quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, người lao
động nông thôn là yếu tố chủ thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển
kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả nông thôn nói chung.
- Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung
của lao động nông thôn ít chịu đổi mới, dè dặt khi đón nhận các yếu tố kỹ
thuật mới, nhận thức chưa đầy đủ về việc cần phải được đào tạo, chưa có
được tầm nhìn cả hiện tại và tương lai trong việc xác định nghề cần học., học
cái gì? học như thế nào? học ở đâu?.. cho nên các cấp chính quyền địa
phương phải đi sâu vận động và hướng dẫn cụ thể, chu đáo.
+ Điều kiện thực hiện:
- Các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng đồng tâm
thực hiện biện pháp.
87
- Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ có thể trở thành lực lượng tiên
phong, nòng cốt trong công tác tuyên truyền tư vấn.
- Ban chỉ đạo của thành phố điều hòa, phối hợp tốt các bộ phận chức
năng làm việc có hiệu quả.
- Chính quyền địa phương các cấp, cũng như các tổ chức khác còn
đóng vai trò định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề,
nâng cao năng lực làm việc cho lao động nông thôn.
3.3.2. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo
+ Mục tiêu của biện pháp:
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch về dạy nghề cho lao động nông thôn
trước mắt và lâu dài cho các đối tượng, các khu vực khác nhau.
- Để nâng cao năng lực làm việc, chất lượng của lao động nông thôn
phải có được những chiến lược cũng như các kế hoạch dạy nghề cho nông dân
một cách cụ thể dựa trên chiến lược chung về phát triển kinh tế nông nghiệp
và nông thôn của quốc gia.
+ Nội dung và cách thức thực hiện:
Việc xây dựng kế hoạch dạy nghề cần tiến hành theo quy trình:
- Xác định yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực,
cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ.
- Phân tích, đánh giá đúng đắn nguồn lao động hiện có của địa phương,
so sánh với yêu cầu về nhân lực, để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch bổ
sung, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động của địa phương.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.
Xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề cho nông dân trên cơ sở xem xét, đánh
giá lại các tổ chức đã tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
trong thời gian qua trên tất cả các mặt, từ hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo
viên, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các ngành nghề đang được
dạy tại các cơ sở dạy nghề, nội dung, tài liệu và phương pháp giảng dạy cho
88
lao động nông thôn để biết được cái gì đã được, cái gì chưa được cần bổ sung
và hoàn thiện.
- Mạng lưới các cơ sở dạy nghề hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu
vực đô thị, trong khi đó đặc điểm lao động nông thôn là vừa là người lao động
vừa là các chủ hộ, họ quan tâm nhiều đến công việc gia đình, cho nên cách bố
trí các lớp học thích hợp nhất với lao động nông thôn là gần nơi ở của họ, để
sau các buổi học họ có thể tham gia sinh hoạt với gia đình. Do vậy chú trọng
phát triển hình thức dạy nghề tại trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở lớp
học trên đồng ruộng/ lớp học hiện trường ( Farmer field school)
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Đặc điểm của dạy nghề cho lao động nông thôn để có kết quả cao là
tính thực hành của các bài học, cộng với các phương pháp dạy học cho người
lớn tuổi. Do vậy đòi hỏi giáo viên dạy nghề cho nông dân ngoài kiến thức
chuyên môn vững vàng, kỹ năng tay nghề thành thạo, cần có phương pháp
giảng dạy phù hợp với người nông dân.
Về lâu dài, cần xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho
nông dân, với các nội dung cần tập trung các chuyên đề về kinh tế, kỹ thuật,
nông nghiệp, mà các chuyên đề này là các bài giảng ở lớp, làng, xã. Phương
pháp sư phạm, phương pháp khuyến nông, tổ chức lớp học, phương pháp
đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển tài liệu. Tham quan các mô hình khuyến
nông, lâm Trước mắt cần cần thực hiện chuơng trình đào tạo giáo viên dạy
nghề cho nông dân từ các giáo viên tiềm năng như cán bộ khuyến nông xã,
cán bộ thú y, bảo vệ thực vật xã, cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông
viên cơ sở, cán bộ Hội nông dân hoặc nông dân giỏi.
- Nội dung, tài liệu, hình thức và phương pháp đào tạo nghề cho nông
dân:
Để xác định dạy cho nông dân những nội dung gì, các cấp chính quyền
địa phương phải lập được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở kế
hoạch nhân lực sẽ xác định được kế hoạch đào tạo nội dung gì, các cơ sở đào
89
tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phương và chỉ có làm như
thế mới có thể quản lý được dạy nghề cho nông dân làm cho quá trình đào tạo
gắn được với mục tiêu sử dụng.
- Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo: Nội dung dạy
cho lao động nông thôn cần được xác định cho từng vùng cụ thể, vì mỗi vùng
không chỉ có cơ cấu ngành nghề khác nhau mà trình độ dân trí cũng khác
nhau. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, nông
dân có thể lựa chọn theo học toàn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt,
khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho nông dân.
- Việc xác định chương trình dạy cần có sự tham gia của lao động nông
thôn. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của nông dân, các
nhà hoạch định nội dung chương trình sẽ biết được người lao động nông thôn
cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề
cần học.
- Nội dung dạy cho nông dân phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế
của vùng, của địa phương, với mục tiêu phân bố lại lao động nông thôn cũng
như với khoa học công nghệ cao. Hai nội dung quan trọng của công nghiệp
hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải được cụ thể hóa từng bước trong
các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Thời gian và quy mô mỗi
khóa học Về thời gian học cho mỗi chương trình và mối loại đối tượng. Các
chương trình/ khóa học nên thực hiện trọn vẹn một quy trình, chu kỳ sinh
trưởng và phát triển…Nếu chương trình khóa học hay chuyên đề có nội dung
lớn cần chia nhỏ thành các Module và được tổ chức học theo một trật tự logic
với thời gian dài hơn, kết thúc mỗi module, người học đem những kết qủa học
được áp dụng vào thực tế công việc, từ đó sẽ thấy được những điều thiếu cần
phải được bổ sung để đề xuất, bổ sung cho nội dung học tập của giai đoạn học
tiếp theo.
- Về quy mô lớp học đào tạo nghề cho nông dân chỉ nên 25-30 người là
phù hợp, nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học, cũng như phát huy khả năng
90
tham gia của người học trong quá trình trao đổi kinh nghiệm, kiến thức. Tài
liệu học tập, tài liệu viết cho các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phải
viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phương, dễ hiểu dễ nhớ
kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung được trình bày theo trật tự
của một quy trình công việc. Giáo trình cần trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho
học viên sử dụng hàng ngày. Khi xây dựng giáo trình cần chú ý đến yếu tố
nông dân trong quá trình phát triển tài liệu, để đảm bào sự phù hợp với nội
dung đào tạo, văn hóa và nhu cầu của lao động nông thôn.
- Hình thức và phương pháp dạy nghề cho nông dân cần đảm bảo
nguyên tắc sau:
Học trọn một vụ cây trồng (lúa, ngô, khoai, sắn..), trọn một giai đoạn
của dự án, trọn một công việc, trọn một quy trình sản xuất, chế biến
Học bằng thực hành, học từ kinh nghiệm sẵn có của học viên
Hoạt động nhóm để phát huy sức mạnh tập thể, nhóm hoạt động không
chỉ trong thời gian trên lớp mà duy trì lâu dài trên thực tế : nhóm sở thích,
nhóm sản xuất của nông dân
Chuơng trình học tập mang tính tổng hợp nhiều mặt kiến thức tổng
hợp, kỹ năng cơ bản và phuơng pháp đa dạng đảm bảo tính linh động, phù
hợp với địa phuơng ví dụ như IPM, ICM, TOT
Đào tạo những học viên giỏi trở thành huớng dẫn viên, giảng viên nông
dân. Tăng cuờng hình thức Huấn luyện đồng ruộng cho nông dân (FFS)
- Cân bằng về cung – cầu, đào tạo định hướng cầu và tạo ra hệ thống
đào tạo nghề linh hoạt
Vấn đề cơ bản trong việc phát triển đào tạo là tạo ra sự cân bằng và
hiệu quả trong việc cung cấp các kỹ năng phù hợp với nhu cầu trong thị
trường lao động.
Cần xác định rõ ràng “nhu cầu của ai?”. Trong bối cảnh hiện nay, hiển
nhiên đó là nhu cầu của người sử dụng lao động trong thị trường lao động –
thể hiện ý tường là đạo tạo theo định hướng cầu. Do đó, không thể lặp lại các
91
sai lầm trong việc tiếp cận kế hoạch nguồn nhân lực vào những năm 1960 1970. Lúc đó các kế hoạch dài hạn, trung hạn về nhu cầu nghề nghiệp được
xây dựng dựa trên quyết định về cung đào tạo. Do đó không đáp ứng được
nhu cầu khi nền kinh tế không ổn định, sự thay đổi công nghệ, tính chất của
quy trình sản xuất kinh doanh và những yếu tố khó có thể dự báo về nhu cầu
lao động cũng như các yêu cầu mới về kỹ năng nghề trong tương lai. Các dự
báo thường không đáng tin cậy và nhiều phương pháp dự báo không sử dụng
được.
Do đó các phương pháp sau có thể được sử dụng đề nhận biết các nhu
cầu: sự tham gia của người sử dụng lao động trong việc xác định nhu cầu;
năng lực phân tích xu hướng thị trường; mức độ thu hút và khả năng tạo việc
làm thông qua các tiêu chí về mức lương, thời gian lao động; điều tra thực
trạng việc làm của người học sau khi học xong; phổ biến tới người lao động
về xu hướng việc làm một cách hiệu quả…
+ Điều kiện thực hiện:
- Phát triển chương trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra – CDIO.
Chương trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra – CDIO – viết tắt của các từ:
Hình thành ý tưởng (Conceive), Thiết kế (Design), Triển khai (Implement),
Vận hành (Operate) – khởi nguồn từ ý tưởng của các khối ngành kỹ thuật
công nghệ thuộc Đại học Kỹ thuật Masachusetts (Mỹ) phối hợp các trường
đại học ở Thụy Điển. CDIO được hình thành năm 1990 nhằm góp phần cải
cách giáo dục đào tạo. CDIO là mô hình đổi mới có tính tích cực ngày càng
được áp dụng rộng rãi, mô hình dựa trên chuẩn đầu ra của mỗi ngành nghề,
mỗi cơ sở dạy nghề để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp.
- Mục tiêu của mô hình là hướng tới việc giúp cho học viên có được kỹ
năng “cứng” và kỹ năng “mềm” cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu của
thị trường lao động, đòi hỏi của xã hội cũng như bắt nhịp được với những
thay đổi nhanh của kỹ thuật – công nghệ trong thực tiễn sản xuất tại các
92
doanh nghiệp. Người học khi ra trường có thể thích ứng với các thay đổi của
môi trường làm việc theo hướng tích cực.
- Mô hình CDIO cũng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và
các bên liên quan khác trong việc nâng cao khả năng của người học trong việc
tiếp thu các kiến thức cơ bản, đồng thời đẩy mạnh học các kỹ năng cá nhân,
giao tiếp, ký năng kiến tạo và thích ứng với các quy trình công nghệ.
Đào tạo theo mô hình CDIO mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các
bên tham gia, cụ thể:
- Gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động, từ đó giúp thu hẹp
khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của chủ sử dụng nhân
lực. Góp phần giảm thiểu chi phí đào tạo lại trong các doanh nghiệp, giảm bớt
người tham gia đào tạo cho học viên.
- Giúp người học phát triển toàn diện với các kỹ năng “cứng” và kỹ
năng “mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi
và thậm chí đi đầu trong việc thay đổi đó. Người học đã được đào tạo theo
một quy trình bài bản, được phát triển toàn diện về tri thức, kỹ năng, thái độ.
- Giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một
quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và
gắn kết chặt chẽ. Giáo viên, người dạy nghề phải tuân theo các phương pháp
giảng dạy tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học. Nhờ
vậy sẽ góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề có chất lượng
cao.
- Cách tiếp cận CDIO là tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình
với chuyển tải và đánh giá hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo.
3.3.3. Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo
+ Mục tiêu của biện pháp:
- Thực hiện đầy đủ mục tiêu, kế hoạch và chương trình đào tạo cho các
khóa học ngắn hạn, dài hạn.
93
- Cải thiện chất lượng và hiệu quả trong dạy nghề, tăng cường sự hấp
dẫn và phù hợp với người học nghề
- Dạy nghề cần đạt được sự phù hợp đối với thị trường lao động và
nghề nghiệp của mọi người.
- Để tăng sự thu hút cho dạy nghề, cần tạo ra môi trường học tập thuận
lợi cho học viên.
+ Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
- Nâng cao chất lượng dạy nghề ban đầu bằng cách cải thiện chất lượng
và năng lực của giáo viên, người dạy nghề, lãnh đạo nhà trường, giới thiệu
tính linh hoạt trong việc học nghề, có thể học nghề theo thời gian, học nghề
thường xuyên, học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, …, nâng cao nhận
thức của người dân khi tham gia học nghề.
- Đảm bảo năng lực làm việc được tích hợp vào chương trình giảng
dạy, bao gồm cả các kỹ năng mềm và các kỹ năng nghề được tích hợp vào các
bài giảng, phân bổ thời gian học lý thuyết và thực hành phù hợp với từng đối
tượng người học, thời gian học.
- Tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập thúc đẩy sự phát triển
các kỹ năng quản lý nghề nghiệp, kỹ năng kinh doanh trong quá trình học tập.
- Cung cấp cho học viên theo học ban đầu tiếp cận với các cơ sở vật
chất và tài liệu giảng dạy, trang thiết bị kỹ thuật mới. Các cơ sở dạy nghề cần
đẩy mạnh việc học tập tại nơi làm việc trong các doanh nghiệp/tổ nhóm sản
xuất/ hợp tác xã có điều kiện thích hợp.
Tăng cường tính thích hợp, chất lượng và ưu việt của cả dạy nghề ban
đầu và dạy nghề thường xuyên
- Đảm bảo chất lượng
Việc cung cấp dạy nghề chất lượng cao là một điều kiện hấp dẫn tiên
quyết. Để đảm bảo chất lượng được cải thiện cần tăng tính minh bạch, tin cậy
lẫn nhau, khuyến khích quá trình học tập không ngừng nghỉ, học tập suốt đời.
+ Điều kiện thực hiện:
94
- Thiết lập một khung đảm bảo chất lượng chung cho các cơ sở dạy
nghề và áp dụng chung cho cả cơ sở dạy nghề và nơi làm việc.
- Chất lượng của giáo viên, người dạy nghề
- Đào tạo cho giáo viên, người dạy nghề nâng cao kiến thức bằng cách
cung cấp các hình thức đào tạo linh hoạt, các buổi hội thảo, hội nghị, đào tạo
từ xa, đào tạo bằng cách tự nghiên cứu…
- Xây dựng nguyên tắc hướng dẫn và xây dựng nội dung thực hành tốt
nhất để nâng cao hiệu quả, yêu cầu dói với giáo viên dạy nghề.
3.3.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
+ Mục tiêu của biện pháp:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát theo kỳ kế hoạch và đột xuất nhằm
phát hiện và điều chỉnh các hoạt động đào tạo chưa đáp ứng.
- Các huyện, xã trên địa bàn tự tổ chức giám sát các CSDN, doanh
nghiệp, người dạy nghề, người học nghề, CSVC việc thực hiện đào tạo nghề
tại địa bàn huyện, xã.
+ Nội dung và cách thức thực hiện:
- Kiểm tra các điều kiện tổ chức các khoá học về cơ sở vật chất, về đội
ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật, tài liệu, học cụ, xưởng thực hành, ruộng thí
nghiệm.
- Kiểm tra điều kiện dự lớp của các học viên để xếp lớp cho phù hợp
với trình độ năng lực và nhu cầu của họ.
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo, không cắt xén, thêm bớt
để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Kiểm tra uốn nắn kịp thời phương pháp huấn luyện, phương pháp
giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học viên, giúp họ theo
kịp trình độ chung và vươn lên nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến.
95
- Kiểm tra đầu ra để cấp chứng chỉ học nghề cho những người đạt yêu
cầu, có thể bổ túc những thiếu hụt mà học viên chưa đạt được để họ có thể
hành nghề sau khóa học.
+ Điều kiện thực hiện:
- Ban chỉ đạo trung ương thực hiện luân phiên kiểm tra, giám sát tại các
địa phương.
- Ban chỉ đạo cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động của
Đề án đối với tất cả các huyện. Ban chỉ đạo cấp huyện kiểm tra, giám sát việc
thực hiện hoạt động của Đề án đối với tất cả các xã trên địa bàn.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
* Mục đích khảo nghiệm
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
* Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm bốn biện pháp quản lý đào tạo lao đông nông thôn, đó là:
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn
- Lập kế hoạch và thiết kế cácchương trình đào tạo
- Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo
* Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý
chính quyền các cấp, cán bộ quản lý dự án, giáo viên trực tiếp giảng dạy, kết
quả thu được như sau:
* Kết quả khảo nghiệm
- Khảo nghiệm tính cần thiết
Bảng 3.3: Khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
T
Các tiêu chí về
T
phẩm chất
Mức độ cần thiết
Rất cần
thiết
96
Cần thiết
Không
cần thiết
Thứ
bậc
S
L
%
SL
%
SL
%
Tổ chức tuyên truyền,
1 tư vấn học nghề cho 55
78,6
15
21,4
0,0
2
75,7
17
24,3
0
0,0
4
56
80,0
14
20,0
0
0,0
1
4 đánh giá kết quả đào 54
77,1
16
22,9
0
0,0
3
lao động nông thôn
Lập kế hoạch và thiết
2 kế các chương trình 53
đào tạo
3
Tổ chức triển khai kế
hoạch đào tạo
Kiểm tra, giám sát,
tạo
Đánh giá chung
76,4
23,6
0,0
Qua kết quả khảo nghiệm trên cho chúng ta thấy, có 100% ý kiến đánh giá
các biện pháp đưa ra ở trên mang tính rất cần thiết và cần thiết.
- Khảo nghiệm tính khả thi
Bảng 3.4: Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Mức độ khả thi
TT
Thứ
Các tiêu chí về
Rất
phẩm chất
khả thi
Khả thi
Không khả
bậc
thi
SL
%
SL
%
SL
%
58
82,9
11
15,7
0
0
1
56
80,0
14
20,0
0
0
2
Tổ chức tuyên truyền, tư
1
vấn học nghề cho lao
động nông thôn
2
Lập kế hoạch và thiết kế
97
cácchương trình đào tạo
3
4
Tổ chức triển khai kế
hoạch đào tạo
Kiểm tra, giám sát, đánh
giá kết quả đào tạo
54
77,1
14
20,0
0
0
3
51
72,9
17
24,3
0
0
4
Đánh giá chung
76,4
24,6
0
Qua kết quả khảo nghiệm trên cho chúng ta thấy, có 97,9% ý kiến đánh
giá các biện pháp đưa ra ở trên mang tính rất khả thi và khả thi..
- Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.5: Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường CĐKTKTĐB
TT
1
2
3
4
Mức độ cần
Mức độ khả
thiết
thi
Các biện pháp
Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học
nghề cho lao động nông thôn
Lập kế hoạch và thiết kế cácchương
trình đào tạo
Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo
Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả
đào tạo
Thứ
X
Thứ bậc
Y
2,79
2
2,81
1
2,76
4
2,80
2
2,80
1
2,74
3
2,77
3
2,70
4
bậc
Nhận xét: Sử dụng hệ số tương quan Spearman để so sánh mức độ nhận
thức và mức độ thực hiện các biện pháp thu được kết quả như sau:
98
Công thức: r 1
6 D 2
N ( N 2 1)
Kết quả nhận được r = 0,99 cho phép kết luận rằng các biện pháp đề
xuất là cấp thiết và có khả thi.
99
Tiểu kết chương 3
1. Một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố
đến năm 2020 là phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
2. Nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là lao động khu vực
nông thôn đang thực hiện các dự án đô thị hóa và công nghiệp hóa giúp cho
tìm được việc làm phù hợp.
3. Căn cứ vào những định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách
đào tạo nghề và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế để đưa ra bốn biện pháp
quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố những
năm tiếp theo.
4. Kết quả khảo nghiệm chuyên gia đã khẳng định các biện pháp mà
luận văn đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao.
5. Các biện pháp mang tính đồng bộ có thể áp dụng cho các địa phương
khác trên cả nước.
100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, một số vùng
nông thôn trở thành thành thị, lao động nông nghiệp trở thành công nhân công
nghiệp hay dịch vụ là một điều hiển nhiên.
2. Hà Nội là thủ đô đồng thời là một thành phố lớn của các nước cũng
nằm trong xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa, công
nghiệp hóa. Việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn là phù hợp với
quy luật khách quan, Hà Nội có các dự án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
3. Việc tổ chức đào tạo lao động nông thôn phải dự trên các cơ sở lý
luận về đào tạo nghề, trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của đất nước, vùng miền.
4. Đề tài đã khảo sát nhu cầu thực tế về nhân lực nông thôn và nhu cầu
chuyển dịch nhân lực, ngành nghề, cho thấy bên cạnh những ưu điểm, vẫn
còn có những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan, khách quan cần khắc
phục.
5. Đề tài đề xuất bốn biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bốn biện pháp đã được khảo nghiệm
khẳng định tính cấn thiết và tính khả thi, có thể sử dụng cho thành phố và làm
tài liệu tham khảo cho các địa phương khác.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội
+ Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành
và người dân về ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
+ Hướng dẫn các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan hàng năm xây
dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn.
101
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biển tới người dân về
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác triển khai
thực hiện Đề án của địa phương;
+ Tiếp tục điều tra nhu cầu học nghề của người lao động;
+ Tiếp tục xây dựng, bổ sung quy định mức chi phí cho một số nghề
mới theo nhu cầu của địa phương;
+ Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng và phê duyệt chương trình,
giáo trình dạy nghề.
+ Tích cực kiểm tra, giám sát thực hiện triển khai của các huyện, để
kịp thời nắm bắt tình hình về công tác tổ chức, triển khai thực hiện ở cơ sở;
Khen thưởng những cá nhân và tập thể làm tốt, khắc phục những thiếu sót,
tồn tại, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả
Quyết định số 1956/Qđ-TTg;
+ Tổ chức Sơ kết đánh giá kết quả tình hình thực hiện của thành phố
định kỳ.
2.2. Đối với các cơ sở tham gia dạy nghề
+ Xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với từng đối tượng học
nghề, thời gian và điều kiện thực tế của từng đối tượng tham gia học nghề;
+ Chương trình học phải phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, thị
trường sản xuất tránh lãng phí không cần thiết;
+ Trang bị cho người học các trang thiết bị học nghề tối thiểu để người học
có thể tham gia quá trình sản xuất trong quá trình học nghề nâng cao tay nghề.
102
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Việt Nam (http://vi.wikipedia.org).
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Hồ Chí
Minh toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (5), tr 162.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết hội nghị của ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
5. Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày
5/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
6. Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, Tài liệu
Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ, 2013.
7. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Quyết định số 1582/QĐLĐTBXH ngày 02/12/2011 về việc “Ban hành một số chỉ tiêu giám sát,
đánh giá thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ”.
8. Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012).
9. Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư liên
tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 về việc “Hướng
dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020” (ban hành kèm theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
10. Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư liên
tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 9/8/2012 về “Sửa đổi, bổ
103
sung một số điều của TTLT số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày
30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ LĐTBXH về hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020" theo QĐ số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ”.
11. C.Mác, Ph.Ăng ghen (1995), Tuyển tập xuất bản lần 2. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NĐ-CP.
13. Chính phủ, Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 về “Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) của Thành phố Hà Nội”.
14. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996).
15. Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XV
năm 2010.
16. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường - Tập bài giảng
cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà
Nội.
17. Đoàn Thanh Tùng (2010), Dự án Quy hoạch phát triển nhân lực thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020 của Viện nghiên cứu phát triển.
18. Hà Đức Ngọc (2012), “Phát triển nguồn nhân lực và vấn đề đổi mới đào
tạo nghề cho lao động nông thôn”, Nội san Viện nghiên cứu khoa học dạy
nghề, (1), tr. 46 -49.
19. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 03/2012/NQHĐND ngày 5/4/2012 về “Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố
Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
20. Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội, Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày
05/4/2012 về Quy hoạch phát triển nông nghiệp Tp.Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
104
21. Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội, Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày
15/7/2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tp.Hà Nội 5 năm
2011 – 2015.
22. Luật Dạy nghề (2006).
23. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1994/2004), “Những cơ sở
khoa học về quản lý giáo dục”, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành
quản lý giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Việt – Phạm Xuân Thu (2011), “Đào tạo nghề đáp ứng
nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Viện Nghiên cứu khoa học dạy
nghề, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
25. Phạm Viết Vượng (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Viết Vượng (2014), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
27. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Sáng kiến
cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) tài trợ. Bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
của Việt Nam năm 2011.
28. Quốc hội, Nghị quyết số 15/NQ-QH ngày 29/5/2008 về việc mở rộng địa
giới hành chính Thủ đô Hà Nội.
29. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”.
30. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2010 phê
duyệt “Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020”.
31. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê
duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020”.
105
32. Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2009), Số liệu thống kê xã
hội và môi trường.
33. Tổng cục Dạy nghề (2012), Báo cáo tổng quan về đào tạo nghề ở Việt
Nam.
34. Tổng cục thống kê (2004), Điều tra nông nghiệp, nông thôn.
35. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Hà Nội 2009.
36. Từ điển bách khoa toàn thư (http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn).
37. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2010), Nghị quyết Đại hội đại
biểu lần thứ XV Đảng bộ Hà Nội.
38. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Công văn số 210/BC-UBND về
“Báo cáo tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
năm 2013”.
39. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội” được phê
duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
40. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 150/KH-UBND
ngày 26/12/2011 về việc “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015”.
41. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), Báo cáo dạy nghề Việt
Nam. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
42. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), Cẩm nang việc làm và lập
nghiệp. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
43. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2012), Chiến lược và chính sách
về dạy nghề. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
106
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KẾT QUẢ XÃ HỘI HỌC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐVT: Người
1
Câu hỏi
Nội dung
Phiếu hỏi
cho người học
Lựa chọn a
2
Lựa chọn b
3
4
TT
I
1
I
2
II
3
1
102
63
16
198
285
255
198
105
42
30
15
Lựa chọn c
96
37
Lựa chọn d
36
15
2
3
4
5
300
78
12
153
67
89
21
147
50
97
43
267
22
73
90
1
Phiếu hỏi cho cán bộ
quản lý
Lựa chọn a
8
7
17
19
2
Lựa chọn b
12
13
3
1
3
Lựa chọn c
4
Lựa chọn d
II
20
3
17
107
20
6
7
8
9
10
11
36
287
169
86
291
12
79
13
131
214
9
288
38
20
20
Ghi chú:
1. Tiến hành điều tra lấy thông tin 300 người lao động nông thôn thuộc huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì . Phát 300 phiếu, thu
về 300 phiếu
2. Tiến hành điều tra lấy thông tin 30 cán bộ quản lý liên quan đến công tác dạy nghề tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Tp. Hà Nội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì. Phát 30 phiếu, thu về 30 phiếu.
108
PHỤ LỤC 2
BẢNG I:
BẢNG HỎI VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
(Phiếu hỏi dành cho người học)
Anh (chị) vui lòng đánh dấu “√” để chọn câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây.
Tất cả các thông tin dưới đây đều được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Xin chân thành cám hơn sự hợp tác của anh (chị).
I. Thông tin chung
1. Giới tính:
a. nam
b. nữ
2. Tuổi: a. từ 18 – 25 tuổi
b. 26 – 30 tuổi
c. 31 – 40 tuổi
3. Trình độ văn hóa
d. trên 40 tuổi
a. Tiểu học
c. THPT
b. THCS
d. Trên THPT
II. Nội dung hỏi
1- Anh (chị) hiện đang làm nghề liên quan đến lĩnh vực:
a. Nông nghiệp
c. Tiểu thủ công nghiệp
b. Công nghiệp
d. Thương mại dịch vụ
2- Anh (chị) có biết về chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn
không?
a. Có
b. Không
Nếu có, Anh (chị) biết được thông tin về học nghề từ (có thể có nhiều
đáp án):
a. Cán bộ địa phương tuyên truyền, giới thiệu
b. Phương tiện thông tin đại chúng (đài báo, internet…)
c. Cơ sở dạy nghề
d. Hàng xóm
3- Anh (chị) có mong muốn được học nghề không?
a. Có
b. Không
109
4- Lý do anh (chị) tham gia lớp học nghề vì:
a. Học để biết
b. Đi học không mất tiền
c. Thấy hàng xóm đi học thì mình cũng đi học
d. Học để có kiến thức áp dụng vào thực tế sản xuất
5- Theo anh (chị), thời gian của khóa học:
a. Dài
c. Ngắn
b. Phù hợp
6- Anh (chị) có gặp khó khăn khi tham gia lớp học nghề không?
a. Có
c. Không
Nếu có, khó khăn khi tham gia lớp học nghề của anh chị là:
a. Phải lao động sản xuất tại gia đình
b. Người thân không cho đi học
c. Gặp khó khăn trong việc đi lại: đường xa, không có xe…
d. Khác
7- Khả năng truyền đạt của giáo viên khi tham gia giảng dạy?
a. Dễ tiếp thu
b. Khó hiểu
c. Rất khó hiểu
8- Anh (chị) có áp dụng kiến thức đã học vào quá trình sản xuất không?
a. Có
b. Không
9- Theo anh (chị) những nghề đã tổ chức dạy có phù hợp với địa phương
không?
a. Có
10-
b. Không
Theo anh (chị) nội dung chương trình học đã đáp ứng được nhu
cầu và nguyện vọng khi tham tham gia học nghề của anh (chị) chưa?
a. Có
b. Không
110
11-
Anh (chị) có được cung cấp thông tin hỗ trợ tìm việc làm sau khi
học xong không?
a. Có
b. Không
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)!
111
PHỤ LỤC 3
BẢNG II:
BẢNG HỎI VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
(Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý dạy nghề)
Anh (chị) vui lòng đánh dấu “√” để chọn câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây.
Tất cả các thông tin dưới đây đều được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Xin chân thành cám hơn sự hợp tác của anh (chị).
I. Thông tin chung
1. Họ và tên: ……………………………………………………………….
2. Giới tính:
a. nam
b. nữ
3. Đang công tác tại:
a. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
b. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
II. Nội dung hỏi
1. Theo anh (chị) có cần thiết phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn
không?
a. Rất cần thiết
c. Cần thiết
c. Không cần thiết
d. Khác
2. Theo anh (chị) số người lao động nông thôn được học nghề đã đáp ứng
được bao nhiêu % nhu cầu học nghề?
a. 0-25%
b. 25-50%
c. 50-75%
d. 75-100%
3. Theo anh (chị) công tác tổ chức dạy nghề có dựa trên nhu cầu học nghề
của lao động nông thôn không?
a. Có
b.Không
4. Theo anh (chị) số lượt nghề đã được đào tạo đã gắn với quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của mỗi huyện và của cả tỉnh chưa?
112
a. Có
b. Chưa
b. Hình thức tổ chức dạy nghề chính tại địa phương anh (chị) là:
a. Lưu động tại địa phương
b. Tại cơ sở dạy nghề
c. Tại cơ sở sản xuất
d. Khác
c. Nếu được đề xuất phương án để năng cao chất lượng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn như sau anh (chị) sẽ đề xuất (có thể có nhiều đáp
án):
a. Dạy nghề gắn với tạo việc làm
b. Dạy nghề dựa nhu cầu gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
của từng huyện và của thành phố
c. Không dạy nghề chạy theo số lượng
d. Khác
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)!
113
iii
[...]... thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013 5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong bối cảnh hiện nay 6 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm... Chương 3: Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1 Tổng quan nghiên cứu về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy là vấn đề mới xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây,... cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận để phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn, luận văn có mục tiêu đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn Tp .Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn 7 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý đào tạo nghề. .. nghề cho lao động nông thôn 4 Giả thuyết khoa học Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập, nhiều khâu còn chưa phù hợp với thực tế Nếu đề xuất được các biện pháp đồng bộ cho toàn hệ thống dạy nghề thì sẽ nâng cao được hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. .. khảo cho các địa phương 9 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu kham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013 9 Chương 3: Biện pháp quản. .. Phương pháp quan sát: hoạt động của các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với học 8 viên và cán bộ quản lý để đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Phương pháp toạ đàm: Trao đổi, trò truyện với cán bộ quản lý và giảng viên và học viên về thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề. .. giáo viên dạy nghề còn thiếu và yếu về chuyên môn cũng như năng lực sư phạm, một số lao động nông thôn tham gia học nghề theo phong trào mà không theo nhu cầu công việc của bản thân Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình... khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; + Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; + Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu... phương pháp khác nhau - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia đánh giá những biện pháp đề xuất quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8.2 Ý nghĩa thực tiễn Giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay ở Thành phố Hà Nội, kết quả. .. công tác tổ chức đào tạo nghề cũng như hiệu quả sau đào tạo nghề Thực tế hiện nay, quan điểm của lao động nông thôn và mọi người trong xã hội nói chung, vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về công tác đào tạo nghề Họ tìm mọi cách cho bằng được con em mình đi học đại học, nếu không còn con đường nào khác mới đi học nghề 27 1.4 Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.4.1 Quản lý công tác tuyên ... 3: Biện pháp quản lý nâng cao hiệu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn địa bàn Thành phố Hà Nội bối cảnh 10 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG... trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013 5.3 Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. .. .43 2.2 Hiện trạng lao động nông thôn địa bàn Thành phố Hà Nội 44 2.2.1 Lực lượng lao động nông thôn địa bàn Thành phố Hà Nội 44 2.2.2 Chất lượng lao động nông thôn địa bàn Thành phố Hà Nội 4853