so sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của hai giống gà nòi và gà lương phượng thả vườn đối với vaccine cúm h5n1 chủng re5

65 467 0
so sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của hai giống gà nòi và gà lương phượng thả vườn đối với vaccine cúm h5n1 chủng re5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN MINH HẢI SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA HAI GIỐNG GÀ NÒI VÀ GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THẢ VƯỜN ĐỐI VỚI VACCINE CÚM H5N1 CHỦNG RE-5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA HAI GIỐNG GÀ NÒI VÀ GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THẢ VƯỜN ĐỐI VỚI VACCINE CÚM H5N1 CHỦNG RE-5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN PGS. TS TRẦN NGỌC BÍCH NGUYỄN MINH HẢI MSSV: LT11650 LỚP: LT THÚ Y K37 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---Đề tài: “So sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của hai giống gà Nòi và gà Lương Phượng thả vườn đối với vaccine cúm H5N1chủng Re-5”. Do sinh viên Nguyễn Minh Hải thực hiện từ 01/2013 đến 06/2013 Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Cần Thơ, ngày ...tháng …năm 2013 Duyệt Giáo viên hướng dẫn Duyệt Bộ Môn Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD i LỜI CẢM TẠ Tôi chân thành cám ơn PGS.TS. Trần Ngọc Bích đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Quý thầy cô Bộ môn thú y khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức khoa học-kỹ thuật quý báu cho tôi trong suốt khóa học vừa qua. Cám ơn các anh, chị cơ quan Thú Y Vùng VII đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện luận văn này. Xin cám ơn các bạn sinh viên lớp thú y liên thông k37 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này. Mãi mãi ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của Cha, Mẹ. Người đã cho con cả cuộc đời và sự nghiệp. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... .vi DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................... vii DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ viii DANH SÁCH BIỂU ĐỒ .......................................................................................x TÓM LƯỢC ....................................................................................................... ix Chương 1 Đ T V N Đ ....................................................................................1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................2 2.1 Bệnh cúm gia cầm ....................................... ...........................................................2 2.1.1 Lịch sử bệnh .................................................................................................. 2 2.1.2 Căn bệnh ......................................................................................................... 3 2.1.2.1 Virus cúm ..................................................................................................... 3 2.1.2.2 Phân loại ..................................................................................................... 3 2.1.2.3Danh pháp .................................................................................................... 4 2.1.2.4 Hình thái và cấu trúc của virus ................................................................... 4 2.1.2.5 Cơ chế nhân lên của virus ............................................................................ 5 2.1.2.6 Đặc điểm gây bệnh và độc lực của virus...................................................... 7 2.1.3. Truyền nhiễm học .......................................................................................... 8 2.1.3.1Loài nhạy cảm .............................................................................................. 8 2.1.3.2 Sức đề kháng................................................................................................ 8 2.1.3.3 Sự bài thải và đường truyền lây của virus .................................................. 9 2.1.4. Sinh bệnh học .............................................................................................. 10 2.1.4.1 Cơ chế sinh bệnh ....................................................................................... 10 2.1.4.2 Thời gian ủ bệnh ......................................................................................... 10 2.1.4.3 Triệu chứng ................................................................................................ 10 iii 2.1.5.1 Bệnh tích đại thể ......................................................................................... 11 2.1.5.2 Bệnh tích vi thể .......................................................................................... 12 2.1.6. Miễn dịch học cúm gia cầm .......................................................................... 12 2.1.6.1Đáp ứng miễn dịch dịch thể ....................................................................... 13 2.1.6.2 Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào................................................. 14 2.1.7. Chẩn đoán .................................................................................................... 14 2.1.7.1 Chẩn đoán lâm sàng .................................................................................. 14 2.1.7.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................... 15 a. Chẩn đoán kháng nguyên .................................................................................. 15 b. Phát hiện kháng thể ........................................................................................... 15 2.1. . Điều trị.......................................................................................................... 16 2.1.9. Phòng bệnh ................................................................................................... 16 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ................................................. 18 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế gi i ................................................................ 18 2.2.2 Tình hình nghiên cứu iệt am.................................................................. 20 Chương 3 N I DUNG V PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU ........................22 3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 22 3.2 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 22 3.2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................... 22 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 22 3.2.3 ật liệu thí nghiệm......................................................................................... 22 3.2.4 Hóa chất và sinh phẩm .................................................................................. 23 3.2.5 ng c và thiết bị máy móc ......................................................................... 23 3.3 Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................... 24 3.3.1 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản huyết thanh ........................................... 24 3.3.2 Phương pháp xét nghiệm ............................................................................... 25 3.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 28 3.4.1 Khảo sát kháng thể th động gà con 1 ngày tuổi và 13 ngày tuổi ............. 28 3.4.2 Khảo sát hiệu quả đáp ứng kháng thể của gà qua thử nghiệm qui trình tiêm phòng 1 lần lúc gà 14 ngày tuổi ................................................................................. 29 iv 3.4.3 Khảo sát hiệu quả đáp ứng kháng thể của gà qua thử nghiệm qui trình tiêm phòng 2 lần lúc gà 14 ngày tuổi và lặp lại lúc 2 ngày tuổi ...................................... 30 3.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... ...........................31 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................32 4.1 Kết quả kháng th thụ động H5 trên gà 1 ngày tu i và 13 ngày tu i................... 32 4.1.1 Kết quả kháng thể th động H5 trên gà 1 ngày tuổi ..................................... 32 4.1.2 Kết quả kháng thể th động H5 trên gà 13 ngày tuổi ................................... 33 4.2 Kết quả đáp ứng miễn dịch của các giống gà theo thời gian ở qui trình tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tu i ...................................................................................... 34 4.3 Kết quả đáp ứng miễn dịch của các giống gà theo thời gian ở qui trình tiêm phòng 2 lần lúc14 ngày tu i và lặp lại vào 28 ngày tu i ........................................... 36 4.4 So sánh hiệu giá kháng th H5 của hai quy trình tiêm phòng trên gà.................. 38 Chương 5 KẾT LUẬN V Đ NGHỊ ..............................................................40 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 40 5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 40 T I LIỆU THAM KHẢO .................................................................................41 PHỤ LỤC ..........................................................................................................44 v DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên chữ Ý nghĩa Bệnh cúm gia cầm AI Avian Influenza AGID Agar Gel Immuno diffusion cDNA Complement Deoxyribonucleic Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch Acid cRNA CPE DIVA Complement ribonucleic acid Cytopathogenic Effect Bệnh tích tế bào Differentciating Infected from Phân biệt thú nhiễm bệnh tự Vaccinated Animals nhiên với thú đã được tiêm chủng EID50 ELISA 50 percent Embryo Infective Dose Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay Liều gây nhiễm 50% phôi Phản ứng miễn dịch gắn enzym GMT Geometric Mean Titer Hiệu giá kháng th trung bình HA Haemagglutination Phản ứng ngưng kết hồng cầu HI Hemagglutination Inhibition test HPAIV IFT LAIPV MPAIV Highly Pathogenic Avian Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu Virus cúm gia cầm độc lực cao Influenza Virus Phản ứng miễn dịch huỳnh Immunofluorescent Test quang Low Pathogenic Avian Influenza Virus Mildly Pathogenic Avian Influenza vi Virus cúm gia cầm độc lực thấp Virus cúm gia cầm độc lực trung bình NN & Nông Nghiệp và Phát Tri n PTNT Nông Thôn OIE Office International des Epizooties PA Acidic Polymerase PB Basic Polymerase PBS Phosphate Buffer Saline RNP Ribonucleoprotein RT Reverse Transcriptase RT –PCR T chức dịch tễ thế giới Dung dịch đệm Reverse Transcriptase- Polymerase Kỹ thuật Real-time PCR Chain Reaction vRNA Viral ribonucleic acid WHO World Health Organization xn T chức Y tế thế giới xét nghiệm vii DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Danh pháp của virus cúm gia cầm Hình 2.2 Ảnh chụp kính hi n vi điện tử (A), mô hình (B), và phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus cúm A 4 5 Hình 2.3 Cơ chế nhân lên của virus cúm A Hình 2.4 Xuất huyết ở chân 11 Hình 2.5 Mào và tích tím tái 11 Hình 2.6 Khí quản xuất huyết 12 Hình 2.7 Mở vành tim bị xuất huyết 12 Hình 3.1 Vaccine sử dụng trong thí nghiệm 23 Hình 3.2 Lấy máu tim ở gà 1 ngày tu i 24 Hình 3.3 Lấy máu tỉnh mạch cánh gà lớn 24 Hình 1 Gà Nòi giai đoạn úm 44 Hình 2 Gà Lương Phượng giai đoạn úm 44 Hình 3 Gà Nòi 2 tháng tu i 44 Hình 4 Gà Lương Phượng 2 tháng tu i 44 viii 5 DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Bảng 3.1 Trình tự thực hiện phản ứng HI 27 Bảng 3.2 Số lượng mẫu trong thí nghiệm 1 29 Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm 2 30 Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm 3 31 Bảng 4.1 Hiệu giá kháng th thụ động H5 trên gà 1 ngày tu i 32 Bảng 4.2 Hiệu giá kháng th thụ động H5 trên gà 13 ngày tu i 33 Bảng 4.3 Kết quả đáp ứng miễn dịch của 2 giống gà theo thời gian ở qui trình tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tu i 35 Bảng 4.4 Kết quả đáp ứng miễn dịch của 2 giống gà theo thời 36 Trang gian ở qui trình tiêm phòng 2 lần lúc 28 ngày tu i Bảng 4.5 Tỷ lệ phần trăm và hiệu giá kháng th H5 của hai quy trình tiêm phòng trên gà ix 38 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Bi u đồ 4.1 Biến động hiệu giá kháng th H5 trong huyết thanh gà Trang 34 sau khi tiêm qui trình tiêm phòng 1lần vaccine H5N1 chủng Re-5 trên 3 giống gà Bi u đồ 4.2 Biến động hiệu giá kháng th H5 trong huyết thanh gà 35 sau khi tiêm qui trình tiêm phòng 2 lần vaccine H5N1 chủng Re-5 trên 3 giống gà Bi u đồ 4.3 Biến động hiệu giá kháng th H5 trong huyết thanh gà 37 sau khi tiêm vaccin H5N1 chủng Re-5 ở 2 qui trình tiêm phòng. Bi u đồ 4.4 4.4 So sánh tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm vaccine H5N1 chủng Re-5 ở 2 qui trình tiêm phòng x 38 TÓM LƯỢC Đề tài:“ So sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của hai giống gà Nòi và gà Lương Phượng thả vườn đối với vaccine cúm H5N1chủng Re-5”. Được tiến hành từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2013 tại nông hộ thuộc tổ 7, khu vực Th i Thạnh, phường Th i An Đông, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Kết quả được ghi nhận như sau Kháng thể th động của gà con 1 ngày tuổi có tỷ lệ bảo hộ lần lượt là gà Nòi (73,33%), gà Lương Phượng (66,67%) và 13 ngày tuổi kháng thể th động có tỷ lệ bảo hộ c thể gà òi (13,33%), gà Lương Phượng (13,33%). Tiêm phòng vaccine 1 lần lúc 14 ngày tuổi tỷ lệ bảo hộ 35, 65, 95 và 125 ngày tuổi trên gà òi lần lượt là 20,00%; 66,67%; 73,33%; 40,00%, gà Lương Phượng 20,00%; 53,33%; 46.67%; 33,33%. Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) tăng và đạt cao nhất 95 ngày tuổi: gà Nòi 4,40 log2, gà Lương Phượng 2,67 log2. Tiêm phòng vaccine lúc 14 ngày tuổi và lặp lại lúc 2 ngày tuổi có tỷ lệ bào hộ 35, 65, 95 và 125 ngày tuổi lần lượt trên các giống gà là: gà Nòi 86,67%; 86,67%; 93,33%; 93,33%, gà Lương Phượng 100%; 93,33%; 86,67%; 86,67,%. Hiệu giá kháng thể trung bình GMT đạt cao nhất giai đoạn 35 ngày tuổi lần lượt 2 giống gà như sau: gà Nòi 5,27 log2 và gà Lương Phượng 6,13 log2. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nếu tiêm phòng vaccine cúm chủng Re-5 cho gà 14 ngày tuổi thì nên tiêm phòng lặp lại lần 2 2 ngày tuổi để có hiệu quả bảo hộ cao cho các giống gà nuôi thả vườn. Từ khóa: Gà, cúm gia cầm H5 1, vaccine H5 1 chủng Re-5, đáp ứng miễn dịch, tỷ lệ bảo hộ. xi Chương 1 Đ TV NĐ Những tháng cuối năm 2003 và đầu năm 2004, bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện ở nước ta, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung, nhiều năm nay bệnh cũng đã xuất hiện trở lại tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đ phòng chống dịch cúm gia cầm và ngăn chặn lây sang người, Việt Nam đã áp dụng chương trình tiêm phòng cúm gia cầm H5N1 trong cả nước với 2 đợt trọng đi m trong năm, cùng với các đợt tiêm phòng b sung nhằm tạo và duy trì miễn dịch bảo hộ cho gia cầm. Về mặt lý thuyết cần tiêm phòng nhắc lại vào thời đi m hàm lượng kháng th trong huyết thanh gia cầm đã giảm sút dưới ngưỡng bảo hộ đàn và tỷ lệ quần th gia cầm mẫn cảm với virus cúm tăng cao. Hiện nay ở khu vực phía Nam nước ta đang sử dụng vaccine cúm H5N1 chủng Re-5 tiêm phòng cho gia cầm ở một số tỉnh k cả vùng quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Thời gian tiêm phòng nhắc lại của vaccine này thường áp dụng sau khi đàn gia cầm đã tiêm phòng 4-5 tháng (theo khuyến cáo của nhà sản xuất và chương trình tiêm phòng). Với mục đích nghiên cứu tìm hi u vaccine cúm H5N1 đang được sử dụng có đáp ứng miễn dịch như thế nào trên các giống gà thả vườn nuôi ph biến nhằm tạo sự bảo hộ tốt nhất chúng tôi tiến hành đề tài “ So sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của hai giống gà Nòi và gà Lương Phượng thả vườn đối với vaccine cúm H5N1chủng Re-5”. 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Bệnh cúm gia cầm 2.1.1 Lịch sử bệnh Bệnh cúm gia cầm do virus cúm type A gây ra, là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hi m bởi chủng virus gây bệnh luôn biến đ i đ tránh sự nhận biết, bao vây và tiêu diệt của cơ th ký chủ. Bệnh được t chức dịch t thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A- các bệnh nguy hi m. Năm 412 trước công nguyên một bệnh giống như bệnh cúm đã được Hippocrate mô tả, bệnh cúm được ghi nhận đầu tiên ở Ý vào năm 1878 và được gọi là bệnh “dịch tả gà”( Fowl plague). Đến năm 1901, Centanni và Savunozzi cho rằng bệnh cúm là do một loại vi sinh vật đi qua màng lọc gây ra. Năm 1902, lần đầu tiên người ta phân lập được virus cúm- đó là virus cúm type A(H7N7) đã gây dịch cúm gà ở nước Ý trước đó. Đến năm 1933, virus cúm type A(H1N1) gây bệnh trên người mới được phân lập. Năm 1984, một dịch nghiêm trọng trên gà đã xảy ra ở miền Bắc nước Ý và lan truyền ra các nước khác như Áo, Đức, Bỉ và Pháp. Một số dịch gần đây ở các nước khác nhau đã được thông báo Năm 1991, bệnh cúm gia cầm do phân type H5N1 xảy ra trên gà tây tại Anh; tại Australia năm 1992-1994 do phân type H7N3; phân type H5N2 (Mexico, 19941995), phân type H7N3 (Pakistan, 1995); H5N1 (Hồng Kông, 1997); H5N2 (Italy, 1999-2000); H7N7 (Hà Lan, 2003); H7N3 (Canada, 2004); H5N2 (Mỹ và Nam Phi, 2004); H5N1 (Trung quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan, 2002-2005) (Kamps và ctv, 2006). Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện từ cuối tháng 12/2003 tại trại gà giống của công ty CP đóng tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Cùng thời gian này, dịch cũng xảy ra ở hai tỉnh Tiền Giang, Long An và sau đó lan ra toàn quốc. Tính thời đi m từ 12/2003 đến 06/2008 đã có 6 đợt dịch cúm gia cầm xảy ra trên cả nước (Văn Đăng Kỳ, 2008). Năm 2009 cả nước xảy ra 129 dịch tại 71 xã phường của 35 huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố. Trong những tháng đầu năm 2010 dịch cúm xảy ra nhiều tỉnh trong cả nước t ng gia cầm mắc bệnh là 3527 con và tiệu hủy là 5726 con. Tính từ năm 2003 đến 2012 đã có 122 ca 2 nhiễm cúm gia cầm và cho đến nay dịch cúm vẫn còn đang tiếp tục lây lan, gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta. 2.1.2 Căn bệnh 2.1.2.1 Virus cúm Virus thuộc nhóm virus RNA sợi đơn, chuỗi âm (-) có vỏ bọc và có ph gây bệnh rất rộng từ các loài chim đến động vật có vú, k cả con người. Virus cúm được chia làm 5 type khác nhau virus cúm type A, B, C, Thogotovirus (phân lập được trên ve) và Isavirus (phân lập được trên cá hồi) (Wright và ctv, 2007); sự phân chia này dựa trên bản chất kháng nguyên của protein khung (M) và nucleocapside (NP) của virus. Virus cúm type B và C chỉ gây bệnh nhẹ ở người và heo, trong khi virus cúm type A chính là tác nhân gây ra các đại dịch cúm và đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người trên khắp thế giới. Đặc trưng của virus cúm type A so với cúm type B và C là có sự đa dạng rất lớn của 2 glycoprotein Haemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). Các virus cúm được phân loại thành các phân type dựa trên cấu trúc của các protein bề mặt HA và NA. Cho đến nay, người ta xác định có tất cả 16 phân type HA và 9 phân type NA hiện diện trong tự nhiên (Fouchier và ctv, 2005). 2.1.2.2 Phân loại Do virus có khả năng bám vào màng nhày của hệ hô hấp và đ phân biệt với nhóm virus có RNA (-) khác là Paramyxoviridae, virus cúm được xếp vào họ Orthomyxoviridae. Trong họ Orthomyxoviridae, ngoài virus cúm type A được phân thành các phân type, virus cúm type B và C không phân thành các phân type (Wright và ctv, 2007). Theo Griffin D.E và ctv (2001); Horimoto T và Kawaoka Y (2001), ngoài sự khác biệt căn bản về tính kháng nguyên, các đặc đi m quan trọng sau cho phép ta phân biệt chúng Virus cúm type A có ph truyền nhiễm rộng bao gồm các loài thuộc lớp chim, động vật có vú k cả người. Virus cúm type B chỉ truyền nhiễm ở người. Trong khi đó, viruc cúm type C có khả năng truyền nhiễm ở heo và người. Các glycoprotein trên bề mặt của virus cúm type A (HA và NA) có trình tự thay đ i rất lớn so với virus cúm type B. Có th phân biệt virus cúm type A, B với virus cúm type C về mặt hình thái. 3 Chức năng của các protein virus cúm type A, B và C tương tự nhau nhưng giữa chúng có sự khác biệt về cơ chế mã hóa. RNA bộ gen virus cúm type A, B gồm 8 phân đoạn trong khi virus cúm type C chỉ có 7 phân đoạn. 2.1.2.3 Danh pháp Danh pháp của virus cúm gia cầm được xác định bởi T Chức Y Tế Thế Giới WHO (World Health Organization) bao gồm Loại virus, ký chủ virus (nếu không phải là người), vùng phân lập được, số ký hiệu phân lập, năm phân lập và phân type HA và NA đ trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ Influenza A/chicken/Trung Quốc/220/2002 (H5N1). Ký chủ virus Số ký hiệu phân lập Phân type HA và NA Influenza A/chicken/Trung Quốc/220/2002 (H5N1) Type virus Vùng phân lập Năm phân lập Hình 2.1 Danh pháp của virus cúm gia cầm (Nguyễn Văn Dung, 2008). 2.1.2.4 Hình thái và cấu trúc của virus Virus cúm gia cầm có dạng hình cầu và cũng có th là đa hình thái, có kích thước khoảng 80-120 nm. Bên ngoài có các gai như gai HA có dạng hình gậy và gai NA có hình nấm (Cox và ctv, 2000). Virus cúm có màng lipid bọc bên ngoài, trên màng này có 2 loại protein là Hemaglutinin ký hiệu là HA và Neuraminidase, ký hiệu là NA. Bên trong virus có 2 thành phần gồm acid nhân loại RNA và protein. RNA của virus cúm là loại sợi đơn gồm 7 hoặc 8 đoạn riêng biệt, các protein chủ yếu là NP (nucleoprotein) và protein M (Matrix) tạo ra nucleocasid (Nguyễn Tiến Dũng, 2008). 4 Hình 2.2 Ảnh chụp qua kính hi n vi điện tử (A), mô hình (B), và phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus cúm A. A Các dạng hình thái khác nhau của virus cúm A dưới kính hi n vi điện tử B Mô hình cấu tạo hạt virus cúm A (Hemagglutinin phân tử kháng nguyên HA,Neuraminidase phân tử kháng nguyên NA; PB2, PB1, PA ba dưới đơn vị phức hợp enzyme polymerase của virus). C Cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP (© Paul Digard, Dept Pathology, University of Cambridge). 2.1.2.5 Cơ chế nhân lên của virus Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học trong những năm gần đây, việc tìm hi u cơ chế nhân lên của virus vẫn chưa được xác định một cách đầy đủ. Việc sao chép của virus liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố của virus và tế bào ký chủ; có th chia thành 4 giai đoạn giai đoạn 1 virus bám và xâm nhập; giai đoạn 2 virus tiếp hợp và cởi bỏ lớp vỏ ngoài; giai đoạn 3 virus thực hiện phiên mã và sao chép, giai đoạn 4 là virus tập hợp, đóng gói các thành phần và nẩy chồi. Một chu trình sao chép của virus mất khoảng 4-6 giờ đ hoàn thành (Zambon, 1999). 5 Theo Griffin D.E và ctv (2001); Horimoto T và Kawaoka Y (2001). Qúa trình nhân lên của virus gốm 4 giai đoạn (1) Giai đoạn 1 Virus cúm gắn vào các gốc acid sialic của các glycoprotein hay glycolipid trên màng tế bào ký chủ thông qua các vị trí liên kết thụ th của phân tử HA. Các virus cúm khác nhau có mức liên kết đặc hiệu giữa acid sialic và galactoseHình bằng 2.3 liênCơ kếtchế α-2,3 hay α-2,6 khác nhau và phụ thuộc vào các gốc nhân lên của virus cúm A liên kết thụ th của phân tử HA. Mức độ đặc hiệu liên kết giữa galactose của HA đối ( http://www.impe-qn.org.vn/impe ) với acid sialic có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xâm nhập vào tế bào ký chủ. (2) Giai đoạn 2 Sau khi HA gắn vào thụ th , protein NA sẽ thực hiện phản ứng thủy phân loại bỏ acid sialic liên kết với galactose và cho phép virus xâm nhập vào trong tế bào. Do pH của nội bào thấp dẫn đến sự thay đ i cấu trúc của HA, cho phép xảy ra sự dung hợp giữa màng bao virus và màng túi nhập bào. Đồng thời với sự dung hợp màng là sự hoạt động của các kênh proton M2 làm cho pH trong nhân virus giảm, cho phép protein M1 tách ra khỏi ribonucleoprotein (RNP) và giải phóng RNP vào trong nguyên sinh chất. Sau đó các RNP được vận chuy n vào nhân nhờ các tín hiệu định hướng nhân trên các protein PB1, PB2 và NP trong phức hợp RNP. (3) Giai đoạn 3 Sự phiên mã ở virus cúm xảy ra theo cơ chế rất đặc biệt, chỉ có ở virus cúm mà không có ở các loại virus RNA khác. Quá trình phiên mã có sử dụng các mồi có nguồn gốc từ đầu 5’ của RNA tế bào chủ và được thực hiện bởi enzym transcriptase của virus. Chỉ 6 trong số 8 phân đoạn RNA phiên mã thành các monocistronic mRNA và dịch mã ra các protein HA, NA, NP, PB1, PB2 và PA. Hai phân đoạn RNA còn lại của bộ gen, mỗi phân đoạn được phiên mã thành 2 mRNA thông qua quá trình “plicing” (cắt nối) và được dịch mã thành các protein M1, M2, NS1 và NS2. Sự gia tăng lượng NP tự do dẫn đến sự t ng hợp cRNA (complement RNA) làm khuôn t ng hợp vRNA (viral RNA). Các mạch vRNA mới được bao bọc bởi các NP trong nhân và chúng có th được sử dụng làm khuôn t ng hợp các mRNA mới. (4) Giai đoạn 4 Các protein M1, NA và HA được t ng hợp sau cùng. Quá trình glycosyl hóa NA và HA xảy ra trong màng lưới nội chất của tế bào vật chủ. Chúng được tiếp tục biến đ i trong bộ máy Golgi, vận chuy n ra ngoài và gắn lên màng tế bào chủ. Các protein M1 và M2 đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuy n các RNP ra khỏi nhân và đóng gói thành các virus mới trong nguyên sinh 6 chất. Trong quá trình giải phóng virus ra khỏi tế bào, các virus mới được bao bọc bởi lớp màng tế bào ký chủ đã được gắn HA và NA trước 2.1.2.6 Đặc điểm gây bệnh và độc lực của virus Độc tính của virus do nhiều yếu tố di truyền phân phối, trong đó yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với độc tính của virus chính là protein HA. Như đã nói ở trên, HA đóng vai trò trung gian liên kết thụ th , cho phép xảy ra quá trình dung hợp màng và giải phóng ribonucleoprotein (RNP) vào bên trong tế bào. Tuy nhiên, sự dung hợp chỉ xảy ra khi HA được các protease tế bào chủ thủy phân thành HA1 và HA2. Như vậy, sự phân cắt thành HA1 và HA2 là điều kiện quyết định khả năng xâm nhập tế bào của virus. Kết quả so sánh trình tự amino acid tại vị trí cắt của HA cho thấy virus cúm gia cầm có độc tính thấp thường có một arginine tại vị trí cắt, trong khi virus cúm gia cầm có độc tính cao có nhiều gốc amino acid kiềm ngay trước vị trí cắt. HA của các phân type virus cúm gia cầm có độc tính thấp được phân cắt hạn chế ở một số tế bào nhất định như tế bào của hệ hô hấp và tiêu hóa, kết quả là các phân type này chỉ gây bệnh nhẹ hay thậm chí không gây bi u hiện bệnh. Ngược lại, HA của các phân type virus cúm độc lực cao (H5 và H7) có khả năng phân cắt thành HA1 và HA2 ở nhiều loại tế bào khác nhau cả trong điều kiện không có các exo-protease (là enzyme rất cần thiết cho sự phân cắt HA của các phân type virus có độc tính thấp). Điều này chứng minh rằng trình tự amino acid tại vị trí nhạy cảm với protease của HA có ảnh hưởng trực tiếp đến độc tính của virus. Theo T chức dịch tễ thế giới OIE, virus cúm gia cầm được xem là có độc lực cao (HPAI) khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây Bất kỳ loại virus cúm gia cầm nào sử dụng tiêm vào phôi gà 9-11 ngày tu i, thu hoạch lấy nước trứng và pha loãng 1/10. Sau đó dùng nước pha loãng này (với lượng 0,2ml) tiêm vào tĩnh mạch cho gà mẫn cảm ở 4-8 tuần tu i. Virus cúm độc lực cao sẽ gây chết 75%- 100% gà trong vòng 10 ngày sau khi tiêm. Virus cúm gia cầm không thuộc phân type H5 hoặc phân type H7 nhưng gây chết từ 1-5 gà trong số 8 con ở 4-8 tuần tu i sau khi được tiêm giống điều kiện ở trên và gây bệnh tích tế bào (CPE) khi nuôi cấy virus trên tế bào không có b sung trypsin. Tất cả virus cúm thuộc phân type H5 và H7 có độc lực thấp và các virus cúm khác, không phát tri n và gây bệnh tích tế bào khi nuôi cấy virus không 7 b sung trypsin nhưng có sự hiện diện lặp lại của các amino acid kiềm tại vị trí phân cắt HA. Trong thực tế, người ta chia virus cúm gia cầm thành 4 nhóm, tùy vào tỷ lệ chết, bi u hiện lâm sàng và bệnh tích, phân type gây bệnh, loài nhiễm bệnh và các yếu tố môi trường (Swayne và Halvorson, 2003). Loại có độc lực cao Thường do phân type H5 hoặc H7 gây ra, gây bệnh cấp tính, tỷ lệ chết lên đến 100%. Loại có độc lực trung bình Là những chủng virus gây dịch cúm gà với triệu chứng lâm sàng rõ ràng và gây chết không quá 15% số gà bị nhiễm. Loại có độc lực thấp (nhược độc) Gây ra bởi những chủng virus có độc lực trung bình nhưng chỉ gây các triệu chứng về hô hấp nhẹ hoặc gây giảm đẻ (tỷ lệ chết thấp hơn 5%). 2.1.3. Truyền nhiễm học 2.1.3.1 Loài nhạy cảm Loại không có độc lực Là những virus phát tri n tốt trong cơ th gà nhưng không gây các triệu chứng lâm sàng hoặc gây chết gà. Virus cúm A gây bệnh trên nhiều loài động vật (bao gồm người, heo, ngựa, động vật có vú ở bi n, các loài gia cầm và chim). Bệnh thường xảy ra trên gà và gà tây, nhiều loài chim hoang dã (đặc biệt là thủy cầm và chim bi n cũng nhạy cảm với virus cúm A). Trong khi đó virus cúm B thường thấy ở hải cẩu và virus cúm C thường có ở heo. 2.1.3.2 Sức đề kháng Virus cúm gia cầm có sức đề kháng yếu với các tác nhân vật lý như nhiệt độ, pH quá cao hay quá thấp. Ở môi trường không đẳng trương và khô virus bị bất hoạt. Virus này có thành phần vỏ envelope bị bất hoạt bởi các chất tẩy rửa hữu cơ, virus cúm có th bị phá hủy bởi các hoạt chất tẩy rửa hữu cơ như desoxychoiate và sodium dodecylsulfate. Virus cúm cũng có th bị phá hủy bởi các hợp chất hóa học như aldehydes (formaldehyde hay gluteraldehyde), beta- propiolactone và binary ethylenimine Các chất tẩy rửa hóa học cũng có th tiêu diệt virus như phenolic, ammonium ion (gồm có chất tẩy có ammonium bậc 4). Các tác nhân oxy hóa như sodium hypochlorite, axit loãng và hydroxylamine cũng tiêu diệt được virus. Khi ở trong dịch tiết mũi, phân, virus được các chất hữu cơ bao quanh làm tăng sức đề kháng với các tác nhân lý, hóa học. Ở điều kiện lạnh và ẩm virus có th tồn tại 8 lâu. Virus ở trong dịch lỏng có th tồn tại được 105 ngày trong mùa đông, tồn tại trong phân 30-35 ngày ở 4oC và 7 ngày ở 20oC. 2.1.3.3 Sự bài thải và đường truyền lây của virus Virus cúm gia cầm bài thải ra môi trường qua chất tiết từ miệng, mũi, kết mạc và phân vì virus được nhân lên ở các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, thận. Khi gây bệnh cho gà 3-4 tuần tu i bằng virus chủng độc lực cao (HPAI), ghi nhận sự hiện diện của virus trong mẫu hầu họng (qua vết phết hầu họng khoảng 104,2-7,7 EID50/ml chất tiết đường hô hấp) và sự hiện diện của virus trong mẫu phân (qua vết phết lỗ huyệt khoảng 102,5-4,5 EID50/ml phân). Đối với chủng virus độc lực thấp (LPAI) thì sự bài thải virus có thấp hơn, trong mẫu hầu họng (vết phết hầu họng khoảng 101,1-5,5 EID50/ml chất tiết đường hô hấp) và trong mẫu phân (vết phết lỗ huyệt khoảng 101,0-4,3 EID50/ml phân) (Swayne và Beck, 2005). Sự lây nhiễm virus giữa các loài chim xảy ra thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thú bệnh hoặc với môi trường đã bị nhiễm. Virus sẽ xâm nhập vào cơ th qua đường niêm mạc hoặc mũi. Các loài chim hoang hay thủy cầm bị lây nhiễm qua đường miệng do tiếp xúc với nước nhiễm virus. Virus nhân lên với số lượng lớn trong đường tiêu hóa của chúng, nhưng thường không có dấu hiệu lâm sàng và virus sẽ được bài thải qua phân với nồng độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lây lan. Mặt khác, virus có th tồn tại hơn 3 tháng trong nước ngọt có độ kiềm nhẹ và ở nhiệt độ vừa phải. Vì vậy, các loài chim hoang dã hay thủy cầm là nguồn lưu trữ mầm bệnh và cũng là mối đe dọa nguy hi m cho sự lây lan bệnh cúm. 2.1.4. Sinh bệnh học 2.1.4.1 Cơ chế sinh bệnh Virus sau khi xâm nhập vào cơ th 1 – 2 ngày được đào thải ra ngoài qua phân, nước mũi và miệng. Virus tồn tại lâu trong vật chất hữu cơ như phân gà 30 – 35 ngày ở 4oC và 7 ngày ở 20oC, trong thức ăn nước uống bị ô nhiễm virus có khả năng tồn tại khoảng 1 tuần. Khi gia cầm hít hoặc nuốt phải virus thì men trypsin trên đường hô hấp và trong bi u mô niêm mạc ruột cho phép các virion gây nhiễm. Ở gà, xoang mũi là vị trí tăng sinh đầu tiên. Với chủng virus cúm gia cầm có độc lực cao, virion gây nhiễm xâm nhập vào lớp dưới niêm mạc và vào trong mao mạch. Virus nhân lên và lan tràn 9 trong đường máu và bạch huyết đi đến các cơ quan nội tạng, não và da. Dấu hiệu bệnh và chết là do nhiều cơ quan bị hư hại và suy sụp chức năng. Gia cầm dễ bị bệnh và có tỷ lệ chết cao nhất ở những nơi bệnh phát ra lần đầu ở tu i sắp đẻ hoặc trong thời kỳ đẻ cao nhất (Lê Văn Năm, 2004). 2.1.4.2. Thời gian ủ bệnh Thời gian ủ bệnh rất ngắn chỉ vài giờ đến 3 ngày sau khi virus cúm gia cầm xâm nhập. Theo ghi nhận khi dịch cúm n ra và chậm nhất là 14 ngày sau khi gây nhiễm thì cả đàn gà bị bệnh (Lê Văn Năm, 2004). 2.1.4.3 Triệu chứng Trong trường hợp do các chủng có độc lực cao triệu chứng bệnh trầm trọng, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết có th lên đến 100%. Gia cầm sốt cao (44-450C), đi siêu vẹo, run rẩy, bỏ ăn hoặc kém ăn, uống nhiều nước lúc đầu sau đó giảm dần, mệt mỏi, ủ rủ. Triệu chứng là những bất thường th hiện ở tất cả bộ máy hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và hệ thần kinh. Gia cầm chảy nước mắt, nước mũi, mí mắt sưng mọng, mào, tích thâm tím, đầu mặt sưng phù. Ho, nhảy mũi, âm ran khí quản, thở khó, há mồm thở dốc, vươn c thở, thỉnh thoảng có những con vẩy mạnh mỏ khạc đờm nhầy đặc, đôi khi có lẫn máu ( Hồ Thị Việt Thu, 2012). Chân, giữa khuỷu chân và bàn chân có th có những vùng xuất huyết lan rộng (Nguyễn Văn Khanh, 2010). Gà tiêu chảy nặng, phân loãng trắng hoặc trắng xanh, bệnh lây lan rất nhanh, gà gà đẻ năng suất trứng giảm rõ rệt. Các bi u hiện thần kinh th hiện như Con vật đi lại không bình thường, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì tụm thành từng đống với nhau (HỒ Thị Việt Thu, 2012) Hình 2.5 Mào và tích tím tái Hình 2.4 Xuất huyết ở chân ( Nguyễn Tiến Dũng, 2004) (http:// www.cvm.tamu.edu/fadr/disease) 10 2.1.5 Bệnh tích 2.1.5.1 Bệnh tích đại thể Bệnh tích thay đ i tùy thuộc chủng virus gây bệnh và loại gia cầm cảm nhiễm ( Hồ Thị Việt Thu, 2012). Trường hợp bệnh nhẹ Viêm mũi từ th cata, serofibrin đến nhầy có mủ và bị casein hóa gây nghẹt mũi, hỏng mí mắt. Khí quản phù nề, đọng nhiều rỉ dịch. Túi khí dầy lên và có nhiều fibrin bám dính. Phúc mạc bị viêm nặng từ cata đến fibrin. Buồng trứng bị viêm xuất huyết, trứng non dập vỡ, ống dẫn trứng viêm rỉ dịch đến hình thành casein. Ruột bị viêm xuất huyết từ cata đến fibrin, nặng nhất là vùng ruột non, ruột thừa và hậu môn (Lê Văn Năm, 2004). Trường hợp bệnh nặng Bệnh tích sung huyết, xuất huyết, phù, hoại tử nhiều bộ phận và cơ quan nội tạng. Màu và tích thâm tím, quăn lại hoặc phù nề. Chỉ sau một hoặc hai ngày thấy rõ xuất huyết rìa mào và tích, thậm chí trên mào và tích có chỗ bị hoại tử, chảy mủ và dịch thẩm xuất đặc quánh. Xung quanh lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù nề và xuất huyết khá nặng Xoang mũi và xoang trán bị viêm cata đến viêm có mủ. Khí quản viêm xuất huyết có nhiều đờm và đôi khi có lẫn máu. Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, Đặc biệt là cơ tim và thành lồng ngực. Dạ dày tuyến viêm xuất huyết khá nặng. Xuất huyết mỡ vùng bụng, mỡ màng treo ruột ( Hồ Thị Việt Thu, 2012). Trên vịt nuôi và ngỗng có những dấu hiệu suy nhược, chán ăn và tiêu chảy. Trên gà đẻ các xoang thường sưng to. Gia cầm non thường có các bi u hiện thần kinh (Nguyễn Văn Khanh, 2010). Ở ngan, vịt một trong hai lá ph i bị viêm, xuất huyết nặng, gan hóa, khi bỏ vào nước thì ph i bệnh bị chìm (2/3 nằm dưới mặt nước), trong bao tim thẩm dịch vàng và bị xuất huyết đi m nặng. Xuất huyết bên trong lồng ngực. Đường ruột chứa rất ít thức ăn (Lê Văn Năm, 2004). 11 Hình 2.6 Khí quản xuất huyết Hình 2.7 Mở vành tim bị xuất huyết (http://www.cvm.tamu.edu/fadr/dis) ( © Bellsouth Pty. Ltd. and Jim ease) Finger 01-07-2004) 2.1.5.2 Bệnh tích vi thể Các biến đ i đặc trưng về t chức học như phù nề, sung huyết, xuất huyết và thâm nhập lympho đơn nhân ở cơ vân, cơ tim, lách, ph i, mào, tích, gan, thận, mắt và thần kinh (Hồ Thị Việt Thu, 2012). 2.1.6. Miễn dịch học cúm gia cầm Kháng nguyên (Antigen): Là một chất có khả năng phản ứng với các sản phẩm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Sản phẩm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được hi u là các kháng th hoặc các tế bào T đặc hiệu (Tô Long Thành, 2007). Kháng thể (Antibody): Là một protein đặc hiệu được sản sinh ra trong đáp ứng của cơ th đối với một chất sinh miễn dịch và có khả năng phản ứng với một kháng nguyên (Tô Long Thành, 2007). Các yếu tố di truyền: một số chất có khả năng sinh miễn dịch đối với một loài vật nhưng lại không có khả năng đó đối với loài vật khác và cùng một loài nhưng có con vật có đáp ứng con vật không đáp ứng, ngoài ra tu i cũng có th ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch (Tô Long Thành, 2007). Miễn dịch thích ứng hay còn gọi là miễn dịch thu được là một cách phân loại nhằm ám chỉ các cơ chế đề kháng của cơ th có tính chất đặc hiệu với kháng nguyên. Các đáp ứng miễn dịch thích ứng được chia làm hai nhánh chính miễn dịch dịch th và miễn dịch qua trung gian tế bào (Tô Long Thành, 2007). 2.1.6.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể Gia cầm sau khi nhiễm virus tự nhiên hoặc tiêm vaccine phòng bệnh cúm đều tạo kháng th hệ thống cũng như kháng th ở niêm mạc. 12 Ở gà và gà tây kháng th IgM sớm sản xuất, phát hiện được ở 5 ngày sau khi gia cầm nhiễm virus và kháng th IgY cũng được tìm thấy sau đó (Suare,2007). Dựa vào cấu trúc virus người ta thấy rằng các protein bề mặt (HA và NA) có khả năng tạo kháng th trung hòa và tạo đáp ứng miễn dịch bảo vệ. Ít nhất có 5 vị trí kháng nguyên đã được xác định đối với virus cúm người, mỗi vị trí đều có khả năng tạo kháng th trung hòa (Wiley và ctv, 1981). Các quan sát tương tự cũng được thực hiện đối với virus cúm H5 (Philpott và ctv, 1989). Kháng th kháng lại protein HA là yếu tố quyết định chủ yếu đ bảo vệ vật chủ chống lại bệnh (Johansson và ctv, 1989) và ở gia cầm tiêm chủng vaccin phòng bệnh chủ yếu là dựa trên phân type HA. Tầm quan trọng của protein HA đối với sự bảo vệ được chứng minh bởi việc bảo hộ gia cầm khi tiêm vaccin chỉ có chứa protein HA. Hiệu giá kháng th đối với protein HA thường được đo bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Sự hiện diện kháng th HI (khi ở độ pha loãng huyết thanh ≥ 4log2 ) ở gia cầm có tương quan chặt chẽ với sự bảo hộ khi công cường độc virus có cùng phân type HA. Sự đồng nhất giữa HA của virus vaccin và virus thực địa càng lớn thì khả năng giảm bài thải virus và khả năng bảo hộ càng cao (Swayne và Halvorson, 2003). Protein NA cũng tạo ra kháng th trung hòa ở gà và vaccine đặc hiệu NA có th bảo hộ chống lại virus cúm độc lực cao (HPAI) (Rott và ctv, 1974; MacNulty và ctv, 1986). Kháng th protein NA được xem là ít quan trọng hơn kháng th protein HA, nhưng ít nhất ở chuột sự bảo hộ cũng đã được chứng minh khi chủng vaccine DNA (bao gồm cả gen HA và NA) (Chen và ctv,1999). Tuy nhiên, chuột được tiêm chủng gen NA chỉ làm giảm bài thải virus, trong khi chủng vaccin mang gen HA làm ngừng hoàn toàn sự bài thải virus (Suare, 2007). Các protein khác của virus cũng có khả năng tạo kháng th Kháng th đối với protein M2 không bảo hộ hoàn toàn nhưng làm giảm lượng virus bài thải và tạo sự bảo hộ nhất định đối với bệnh (Slepushkin và ctv, 1995; Zebedee và ctv,1988; Frace và ctv, 1999). Đặc biệt là các protein M1 và NP đều là các kháng nguyên quan trọng sử dụng trong các thử nghiệm chẩn đoán. Các kháng nguyên này có sự bảo tồn trình tự cao, cho phép phát hiện kháng th từ những chim nhiễm bất kỳ type của virus cúm A nào. Kháng th được tạo ra trong đáp ứng miễn dịch niêm mạc có th đóng một vai trò quan trọng trong sự hồi phục của chim nhiễm bệnh và tạo ra sự bảo 13 hộ cho những đợt nhiễm bệnh tiếp theo, đặc biệt đối với virus cúm độc lực trung bình (MPAI) nhiễm chủ yếu qua niêm mạc. Nghiên cứu về kháng th thụ động, nhiều bằng chứng cho thấy kháng th này có th ngăn ngừa triệu chứng lâm sàng và gây chết cho gia cầm con khi công cường độc bằng chủng virus độc lực cao (HPAI) mà tương đồng về phân type HA và NA trong vòng 2 tuần đầu sau khi gia cầm nở (Swayne và Halvorson, 2003). 2.1.6.2. Miễn dịch qua trung gian tế bào Cả kháng th và các tế bào lympho T hoạt hóa đều được tạo ra trong đáp ứng miễn dịch đối với virus (Zinkernagel, 1994). Đối với virus cúm gia cầm làm tăng đáp ứng của các tế bào lympho ngoại biên và các thymocyte của gà khi được hoạt hóa bởi concanavalin A (Holt và ctv, 1990) theo một phương thức phụ thuộc liều lượng, dẫn đến tăng hoạt tính IL-2 ở điều kiện phòng thí nghiệm. Cơ chế tác dụng của tế bào lympho T hỗ trợ (CD4+) và lympho T gây độc (CD8+) trong đáp ứng miễn dịch chống lại virus cúm trên gia cầm chưa được hi u biết đầy đủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy miễn dịch đối với virus H9N2 vô hoạt trên gà có th bảo hộ trong thời gian ngắn khi công cường độc virus cúm độc lực cao (HPAI) H5N1 nhờ miễn dịch qua trung gian tế bào nhưng lại không th ngăn ngừa hoàn toàn khả năng nhân lên của virus cúm trong đường tiêu hóa (Suarez và Schultz- Cherry, 2000). 2.1.7. Chẩn đoán 2.1.7.1Chẩn đoán lâm sàng Có th dựa vào dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích của bệnh đ có hướng chẩn đoán ban đầu và đưa ra các biện pháp phòng chống khẩn cấp thích hợp. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gia cầm rất đa dạng, trong chẩn đoán cần phân biệt với bệnh Newcastle, các bệnh do Paramyxovirus khác, bệnh tụ huyết trùng gia cầm, Gumboro, bệnh do Chlamydia, Mycoplasma và các vi khuẩn khác (Nguyễn Tiến Dũng et al., 2004). 2.1.7.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm a. Chẩn đoán kháng nguyên - Phân lập virus Lấy 0,2-0,3 ml nước bệnh phẩm (được lấy từ dịch thẩm xuất ở khí quản hoặc hậu môn gà bệnh hoặc gà mới chết, được nuôi cấy ở môi trường có hàm lượng kháng sinh cao) tiêm vào xoang niệu mô của phôi gà 9-11 14 ngày tu i. Các phôi bị nhiễm sẽ chết sau 24 giờ và phải được bỏ đi. Số phôi sống còn lại sau 24 giờ được theo dõi đến 72 giờ. Có th lấy nước phôi từ những phôi chết trong khoảng 48 giờ và sau 48 giờ hoặc từ phôi chưa chết đến 72 giờ đ xác định virus. Đây là khoảng thời gian mà số lượng virus (nếu có) đạt mức lý tưởng (Lê Văn Năm, 2004). - Kỹ thuật test nhanh Test Directigen phát hiện kháng nguyên virus cúm trong mẫu bệnh phẩm và dịch niệu mô của phôi trứng gà đã được tiêm truyền virus. Ưu di m của test Directigen là tốn ít thời gian, thao tác đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hạn chế của test Directigen là chỉ phát hiện được virus cúm type A mà không xác định được phân type. - Kỹ thuật dùng kháng th huỳnh quang phát hiện nhanh virus cúm gia cầm trong dịch niệu mô. - Kỹ thuật dùng kháng th đơn dòng phát hiện kháng nguyên virus trong mô bằng việc nhuộm immunoperoxidase, kỹ thuật ELISA. - Kỹ thuật Realtime RT –PCR (Reverse Transcriptase- Polymerase Chain Reaction) Đây là một kỹ thuật tiên tiến nhằm phát hiện và xác định hệ gen của virus cúm, đặc biệt là khi trong mẫu chứa một lượng rất ít virus. Do hệ gen của virus cúm là một chuỗi RNA đơn nên cần t ng hợp một DNA b sung (cDNA) trước khi được nhân lên. Enzyme RT (Reverse Transcriptase) là một polymerase. Được dùng đ t ng hợp nên cDNA. Do đó, quá trình nhân hệ gen RNA của virus cúm được gọi là RT-PCR (Cục thú y, 2007). b.Phát hiện kháng thể Sử dụng các phản ứng huyết thanh học dùng đ chứng minh sự hiện diện của kháng th đặc hiệu đối với virus cúm gia cầm 7 ngày sau khi nhiễm. Có nhiều kỹ thuật được dùng đ chẩn đoán virus cúm bằng phương pháp huyết thanh học như. - Phản ứng ELISA (Enzyme linked immunosorbent assay) Phát hiện kháng th dựa vào việc gắn kháng nguyên đặc hiệu virus cúm ở đáy giếng phản ứng (Kháng nguyên được gắn có th là kháng nguyên virus cúm type A, kháng nguyên cúm H5). Kháng nguyên này sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng th có trong mẫu huyết thanh xét nghiệm. - Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI-Haemagglutinin inhibition) Phát hiện kháng th kháng virus cúm (phân type H5) ở gia cầm sau khi nhiễm virus cúm H5 hoặc tiêm phòng vaccin H5. Khi gặp kháng th đặc hiệu thì 15 kháng nguyên chuẩn sử dụng trong phản ứng sẽ kết hợp với kháng th . Sau đó, khi cho hồng cầu vào sẽ tụ lại đáy giếng của đĩa phản ứng. Việc đọc kết quả sẽ dựa vào độ pha loãng cao nhất của kháng th mà ở đó hồng cầu bị đóng nút (tụ lại đáy giếng). Ưu đi m của phản ứng này là dễ thực hiện và cho kết quả chính xác cao. - Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (AGID- Agar gel immunodiffusion) Phát hiện kháng th kháng virus cúm gia cầm type A. - Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (IFT- Immunofluorescent test): Phát hiện kháng th kháng một phân type NA đặc hiệu. 2.1. . Điều trị Đối với bệnh cúm gia cầm, biện pháp tốt nhất là khi gia cầm mắc bệnh nên tiêu huỷ toàn bộ gia cầm bệnh, xử lý sản phẩm và phụ phẩm, sát trùng kỹ chuồng trại. Người bị nhiễm virus cúm A, H5N1 có th điều trị bằng Tamiflu, Rimantadin và Oseltamivir…Đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ cho người khi tiếp xúc với gia cầm. 2.1.9. Phòng bệnh Gia cầm được nuôi nhốt trong phạm vi gia đình, không thả tự do trong thôn ấp. Các loài thủy cầm như vịt, ngan nên nuôi nhốt trong ao, hồ, đầm, tránh thả tự do ngoài cánh đồng, sông rạch và tìm mọi cách xua đu i chim hoang dã không cho chúng tiếp xúc với đàn gia cầm nuôi. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm bảo vệ đàn gia cầm không bị xâm nhập của mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc, kí sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác. Thực tế chứng minh rằng những cơ sở chăn nuôi gia cầm đã áp dụng chặt chẽ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi thì dịch cúm gia cầm ít xảy ra và được bảo vệ chống bệnh tốt. Ngoài ra, cần tuyên truyền ph biến về bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một số loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm được sử dụng ở Việt Nam Vaccine vô hoạt Nobilis influenza H5N2 ( Hà Lan) Vaccine vô hoạt sau khi cấy virus và nhân lên trong phôi trứng, được kết hợp với chất bảo trợ nhủ dầu. Virus sử dụng làm vaccine thuộc type A (type phụ H5N2 dòng A/chicken/Mexico/232/94/CPA). Hiệu giá kháng th trung bình sau 3 tuần chủng vaccine là 7log2. Mức độ miễn dịch đạt cao nhất là 3-4 tuần sau 2 lần chủng ngừa. 16 Sử dụng cho gà thịt, gà bố mẹ và gà đẻ trứng. Chủng lần đầu cho gà 8-10 ngày tu i, gà đẻ và gà bố mẹ nên chủng thêm lần 2 sau lần đầu 4-6 tuần, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 16-18 tuần. Vaccine vô hoạt H5N2 chủng N28 của Harbin Weike (Trung Quốc) Chủng virus tạo vaccine là A/turkey/England/N-28/73 H5N2, là chủng virus có độc lực thấp nhập từ phòng thí nghiệm tham chiếu Quốc tế Weybridge-Anh. Vaccine được sử dụng đ phòng bệnh cúm gà do type phụ H5. Hàm lượng kháng th đạt mức cao 8log2 trong tuần thứ 5 sau khi sử dụng . Hiệu giá này được duy trì trong vòng 4 tuần. Mức bảo hộ của kháng th có th đến tuần thứ 23 sau tiêm phòng. Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đã phê chuẩn vaccine này là một sản phẩm mới dùng cho gia cầm từ tháng 12/2003. Vaccine này đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong các dịch cúm gia cầm th độc lực cao vào năm 2004 (Tô Long Thành, 2005). Vaccine vô hoạt H5N1 chủng Re-1 của Harbin Weike (Trung Quốc) Chủng virus tạo vaccine là A/Harbin/Re-1/2003 H5N1. Chủng Re-1 được sản xuất từ chủng A/Goose/Guangdong/1996/H5N1 tái t hợp với virus cúm của người, sau đó được vô hoạt. Vaccine được dùng phòng bệnh cúm gia cầm do type phụ H5. Hàm lượng kháng th đạt mức độ cao nhất là 9log2 trong tuần thứ 3 sau khi sử dụng. Hiệu giá kháng th có th duy trì trong vòng 4 tuần. Mức độ bảo hộ của kháng th có th đến tuần thứ 25 sau khi tiêm phòng. Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đã phê chuẩn vaccine này là một sản phẩm mới dùng cho gia cầm từ tháng 1/2005. Vaccine có hiệu quả đối với bệnh cúm gia cầm, kích thích gia cầm sản xuất kháng th với hiệu giá cao và thời gian bảo hộ dài. Các thực nghiệm phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng thủy cầm được tiêm chủng với vaccine này không bị nhiễm và không thải virus cúm gia cầm (Tô Long Thành, 2005). Vai trò của tiêm phòng trong khống chế dịch cúm gia cầm Tiêm phòng vaccine vô hoạt nhằm làm giảm tình trạng mẫn cảm của đàn gia cầm với các chủng virus gây bệnh, giảm số lượng virus bài tiết, giảm khả năng lây truyền bệnh và giảm thiệt hại về kinh tế. Gia cầm được tiêm vaccine cúm A H5N1 sẽ giảm bài thải virus H5N1 bị nhiễm ở gà 1000 lần so với không tiêm phòng. Hạn chế của vaccine hiệu lực và độ dài miễn dịch vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, tiêm phòng vaccine có th gây trở ngại cho việc chẩn đoán huyết thanh học và có th gây ra những hi u biết không đúng về thực trạng dịch tễ, vì thời gian nung bệnh rất ngắn (1 đến 3 ngày) do vậy phòng bệnh bằng vaccine sẽ rất khó có hiệu quả khi dùng trong dịch. Một trạng thái miễn dịch vô trùng hoặc “sạch” sẽ 17 không đạt được với các vaccine hiện đang sử dụng (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004). Khi sử dụng vaccine cần lưu ý rằng, vaccine không phải là tất cả hay là ưu tiên hàng đầu khi đối phó với dịch cúm, vì vậy việc dùng vaccine kết hợp với các biện pháp khác như ki m dịch và vệ sinh tiêu độc có th là giải pháp tốt cần xem xét. Kinh nghiệm sử dụng vaccine ở một số nước đã chỉ ra rằng một chương trình phòng bệnh bằng vaccine chỉ có hiệu quả khi một loạt các biện pháp khác được áp dụng như thực hiện an toàn sinh học nghiêm ngặt, chương trình ki m tra huyết thanh học định kỳ và phát tri n một chiến lược “DIVA” (Differenciating infected from vaccinated animals) (Trần Xuân Hạnh, 2004). Một trong những nguyên nhân gây thất bại trong tiêm chủng vaccine là các yếu tố kết hợp với kháng th mẹ truyền. Kháng th mẹ có sẵn ở gà con nhận được từ bố mẹ đ bảo vệ chống lại các bệnh tật trong những ngày đầu mới nở. Nếu tiêm phòng ngay trong thời gian này, kháng th mẹ có th trung hòa vaccine và sẽ không đạt được miễn dịch như mong muốn, ví dụ như vaccine Gumboro nếu chủng vào ngày mới nở sẽ trung hòa kháng th mẹ ( Singh và Chauhan, 1999). 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế gi i Bệnh cúm gia cầm th độc lực cao (HPAI) được phát hiện lần đầu tiên ở Italia vào năm 1878. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất mạnh ở gia cầm. Với tính chất nguy hi m của nó, bệnh cúm gia cầm được T chức Dịch Tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A- bảng danh mục những bệnh nguy hi m nhất ở động vật. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Căn bệnh do virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, là virus ARN phân mảnh có khả năng đột biến mạnh. Hai kháng nguyên bề mặt H (từ H1 đến H16) và N (từ N1 đến N9) có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học và miễn dịch học cũng như phân loại virus (Alexander, 2007). Các virus cúm gia cầm th độc lực cao không nhất thiết có độc lực cho tất cả các loài cầm và mức độ nghiêm trọng về mặt lâm sàng dường như thay đ i cả ở các loài cầm và chủng virus (Alexander et al., 1978; Alexander et al., 1986) trích dẫn nguồn Alexander,(2007). Đặc biệt ở vịt, mặc dù được gây nhiễm dễ dàng trong các thử nghiệm với các virus gây bệnh cúm gia cầm th độc lực cao, nhưng hiếm khi thấy các triệu chứng lâm sàng. 18 Virus cúm gia cầm được bài thải qua đường hô hấp, niêm mạc và phân. Trong một gram phân có th chứa tới 107 hạt virus gây nhiễm (Utterback, 1984; Alexander và Gough, G.E., 1986). Tính thụ cảm của gia cầm theo Arlette Laval, Trường Thú y Quốc gia Nantes - Pháp, gà tây nhạy cảm nhất, gà rất nhạy cảm, vịt, ngỗng, gà sao, cút, chim trĩ và các loài chim chạy (đà đi u…) ít nhạy cảm hơn, thường là thú khoẻ mang trùng. Những quan sát về gia cầm bị bệnh gần đây của một số chuyên gia cho thấy bệnh do chủng virus H5N1 có độc lực mạnh gây ra ở thủy cầm các nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào… có các dấu hiệu lâm sàng, bệnh tích rõ rệt và tỷ lệ chết khá cao. Đây là điều khác biệt so với mô tả của Alexander(1993); Ferran J.B và Mc Nulty (1993) về bệnh cúm ở thủy cầm các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Các tác giả này đã nghiên cứu và nhận xét các loài thuỷ cầm như vịt, ngan, vịt trời… nhiễm virus có độc lực cao ( HPAI ) nhưng virus chỉ nhân lên ở ruột, rồi thải ra ngoài theo phân và thuỷ cầm không th hiện rõ các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như ở gà. Tiêm chủng vaccine tối ưu với các loại vaccine sẵn có trên thị trường hiện nay và khi vaccine được lựa chọn thích hợp và tiêm chủng đúng qui định sẽ bảo vệ chống lại các triệu chứng lâm sàng và giảm tỷ lệ chết; giảm mức độ và thời hạn bài thải virus đồng thời tăng sức đề kháng của vật chủ đối với bệnh khi tăng liều gây nhiễm tối thi u cần thiết đ gây nhiễm gia cầm (Capua et al, 2004). Tuy nhiên tất cả virus cúm gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm th độc lực cao, có th vẫn gây nhiễm và tái sản ở những gia cầm đã được chủng vaccine nhưng không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, dù điều này có th làm cho virus bị diệt hoàn toàn ở trong đàn bị nhiễm bệnh (Van der Goot et al, 2005). Ưu đi m của tiêm chủng vaccine trong khống chế dịch cúm gà th độc lực cao làm giảm đáng k sự bài xuất virus trong đàn gà nhiễm bệnh; giảm thi u nhu cầu loại thải những đàn gà khỏe mạnh; là phương án khả thi đối với đàn gà có giá trị cao, gà chăn nuôi gia đình, gà cảnh; giảm thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp (Breytenbach, 2004). 2.2.2 Tình hình nghiên cứu iệt am Tại Việt Nam, bệnh cúm gia cầm xảy ra vào cuối năm 2003 đầu năm 2004 làm trên 40 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Dự đoán trong nhiều năm nữa, bệnh vẫn là mối đe dọa nguy hi m cho sự phát tri n của ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta và cho sức khỏe cộng đồng. Theo khuyến cáo của T chức dịch tễ thế giới, việc phối hợp các biện pháp an toàn sinh học kết hợp với chủng ngừa bằng 19 vaccine có th làm tăng ngưỡng nhiễm mầm bệnh và hạn chế sự lây lan của virus từ gia cầm sang gia cầm và từ gia cầm sang người. Tuy nhiên, trước đó chúng ta không hề biết tình hình nhiễm cúm gia cầm trên đàn gia cầm ở nước ta. Việc quan sát cho thấy thủy cầm cũng mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 lại một lần nữa khẳng định thủy cầm không chỉ là vật lưu giữ virus cúm, mà khi bị nhiễm đã phát bệnh nặng. Đ phòng chống virus cúm gia cầm H5N1, cuối năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát tri n nông thôn đã cho phép nhập khẩu vaccine vô hoạt cúm gia cầm chủng H5N1 của Trung Quốc. Việt Nam là một trong số các nước trên thế giới đã tiến hành đồng bộ các biện pháp như tiêu hủy đàn gia cầm, cấm lưu thông tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm, ki m soát giết m và các biện pháp an toàn sinh học… Mặc dù những biện pháp này đã cho hiệu quả nhất định song rất tốn kém, gây thiệt hại lớn về kinh tế và kết quả khống chế bệnh thấp. Vì thế, song song với việc áp dụng các biện pháp đồng bộ khác thì việc sử dụng vaccine được xem như một biện pháp hỗ trợ trong việc phòng và hạn chế bệnh cúm gia cầm. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Tiến Dũng (2005), chủng virus H5N1 không những có mặt ở các đàn gà mà còn gây bệnh cho vịt và ngan. Sau khi nhiễm, cá th vịt bài thải virus H5N1 đến 17 ngày sau đó và ở đàn vịt 500 con thì virus bài thải ra môi trường bên ngoài tới 35 ngày sau khi cá th đầu tiên bị bệnh; gà có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 8 lần nếu nuôi chung với vịt. Năm 2004, toàn tỉnh Bạc Liêu có 6 huyện, thị xã có dịch, với t ng số gia cầm bị tiêu huỷ là 797.104 con (gà 126.126 con, vịt 670.978 con). Năm 2005, toàn tỉnh có 6/6 huyện, thị xã có dịch, với t ng số gia cầm bị tiêu huỷ là 159.895 con trong đó gà 1.099 con, vịt 158.796 con. Kết quả tiêm phòng vaccine H5N2 cho gà và H5N1 cho vịt đạt từ 67,33% đến 92,45% ở gà, từ 80,47 đến 92,35% ở vịt. Kết quả xét nghiệm 121 mẫu huyết thanh gà và 439 mẫu huyết thanh vịt bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) năm 2005 cho thấy tỷ lệ bảo hộ trên gà từ 20% đến 88,89%, tỷ lệ bảo hộ trên vịt từ 13,33% đến 100%. Năm 2006 khảo sát 91 mẫu huyết thanh gà và 149 mẫu huyết thanh vịt. Kết quả tỷ lệ bảo hộ trên gà từ 76,67% đến 86,67%, tỷ lệ bảo hộ trên vịt từ 90% đến 100% (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2006). - Năm 2005 ki m tra huyết thanh trên 12 đàn vịt thuộc 4 huyện, thị, thành Long Xuyên, Châu Thành, Chợ Mới và Châu Đốc với 360 mẫu huyết thanh tỷ lệ bảo hộ đạt từ 79,31%- 90%. 20 Tháng 12/2007, Nguyễn Thế Tĩnh, (2007) đã khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch vaccine phòng cúm gia cầm tỉnh Thái Nguyên khi ki m tra 1.560 mẫu huyết thanh ở gà và vịt, có 951 mẫu có hiệu giá kháng th từ 4log2 trở lên bằng 61%, thấp hơn so với kết quả thử nghiệm của Trung Quốc và phòng dịch tễ Cục Thú y (2007). Chỉ có 25/52 đàn có hiệu giá HI đạt mức bảo hộ bằng 48,1%, trong đó 19/34 đàn gà bằng 55,9%, 6/18 đàn vịt bằng 33,3%. So với kết quả ki m tra của Bộ NN và PTNT năm 2007 ở một số địa phương là > 50%, tỷ lệ bảo hộ ở gia cầm nhỏ hơn 5 tuần tu i là 9/28 đàn (32,1%), và lớn hơn 5 tuần tu i là 16/24 đàn (66,7%). Như vậy việc tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm chưa đạt mức bảo hộ cần thiết vì theo Tô Long Thành (2007), nếu tỷ lệ hiệu giá HI đạt mức bảo hộ trong đàn ≥ 70% thì mới được coi là có khả năng bảo hộ. Hiệu giá kháng th trên đàn gia cầm sau khi tiêm vaccine cúm phụ thuộc vào loài gia cầm và phương thức chăn nuôi. Nghiên cứu của Lưu Đình Lệ Thuý, (2008) tại Bình Dương thì tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng tính chung của các đàn gia cầm là 66,15% ở lần ki m tra thứ nhất, sau 4 tháng giảm còn 53,69 %. Gà ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vịt và cút không đủ bảo hộ đối với bệnh. Gà đẻ nuôi công nghiệp có tỷ lệ bảo hộ rất tốt (89,85- 94,06% có hiệu giá kháng th ≥ 4log2). Nghiên cứu của Trịnh Thị Quý và cs (2010), cho biết hiệu giá kháng th trung bình, tỷ lệ bảo hộ của đàn gà được tiêm vaccine H5N1 tại tỉnh Phú Thọ tăng dần và đạt mức cao nhất tại thời đi m 60 ngày sau khi tiêm 5,31 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 86,67%. Tại những thời đi m sau đó; hiệu giá kháng th , tỷ lệ bảo hộ của đàn gà giảm dần và đạt mức thấp nhất tại thời đi m sau tiêm phòng 150 ngày 3,59 log 2, tỷ lệ bảo hộ đạt 31,9%. Mẫu huyết thanh của gia cầm đã được ki m tra đáp ứng miễn dịch sau tiêm vaccine NIBRG-14, HI, bằng cách sử dụng kháng nguyên H5N1 (A/chicken/Scotland/59. Hai tuần sau liều tiêm đầu tiên 76,6% số gà đã phát hiện phản ứng HI chống lại virus vaccin với giá trị GMT từ 3,7-4,4 log2. Tuy nhiên 3 tuần sau liều tiêm thứ 2, 100% gà có kháng th HI với GMT từ 6,2-6,7 log2 (Đậu Huy Tùng, 2012). 21 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu (1) Khảo sát kháng th thụ động ở gà con 1 ngày tu i và 13 ngày tu i. (2) Ki m tra đáp ứng miễn dịch của 2 giống gà qua thử nghiệm 2 qui trình tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tu i và 2 lần lúc 14 ngày tu i và lặp lại lúc 28 ngày tu i. (3) So sánh đáp ứng miễn dịch ở hai qui trình tiêm phòng trên 2 giống gà 3.2 Phương tiện nghiên cứu 3.2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian nghiên cứu: tháng 01/2013 đến tháng 06/2013. Địa đi m nghiên cứu Phân tích mẫu tại Cơ Quan Thú Y Vùng VII Gà thí nghiệm được nuôi tại Trại gà Ba Hoàng ở t 7, khu vực Thới Thạnh, phường Thới An Đông, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu Gà nuôi thí nghiệm Gà con từ 1 ngày tu i ở 2 giống gà, gà Lương Phượng, gà Nòi. Trọng lượng gà mỗi giống đồng đều nhau. Nguồn gốc gà con + Gà Nòi Trại gà Hai Két ở ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang + Gà Lương Phượng Trại gà Hai On, phường 1, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 3.2.3 ật liệu thí nghiệm - Huyết thanh gà con 1 ngày tu i và 13 ngày tu i của 2 giống gà được ấp nở từ đàn gà bố mẹ đã được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm vô hoạt H5N1. - Huyết thanh gà tiêm phòng 1 mũi vào lúc 14 ngày tu i sẽ được lấy vào các thời đi m gà 35 ngày, 65 ngày, 95 ngày và 125 ngày tu i. 22 - Huyết thanh gà tiêm phòng mũi một vào lúc 14 ngày tu i và lặp lại lúc 28 ngày tu i sẽ được lấy vào các thời đi m gà 35 ngày, 65 ngày, 95 ngày và 125 ngày tu i. 3.2.4 Hóa chất và sinh phẩm - Vaccin do Trung Quốc sản xuất Reassortan Avian Influenza virus vaccine, Inactivated (H5 Subtype, Re-5 Strain), chế từ chủng DK/AH/06 (phân lập trên vịt ở An Huy) Hình 3.1 Vaccine sử dụng trong thí nghiệm - Kháng nguyên chuẩn vô hoạt H5N1/UK- Anh Quốc - Hồng cầu gà 10%, 0,5% Hóa chất - Dung dịch chống đông Alsever - PBS (Phosphate Buffer Saline) - Nước muối sinh lý 0,85% - Cồn 70o - Nước cất vô trùng 3.2.5 ng c và thiết bị máy móc Dụng cụ - Các dụng cụ lấy mẫu ống tiêm nhựa 1ml, 5ml, thùng đựng mẫu, túi nylon, nhãn dán, bông… - Đĩa microplate 96 giếng đáy chữ U 23 - Tube eppendorf nhựa 1,5 ml - Máng nhựa - Micropipette 100 µl, 1 ml - Micropipette nhiều đầu - Đầu cone... Thiết bị máy móc - Tủ đông – 20oC - Tủ ấm 37oC - Máy ly tâm thường - Máy ly tâm nhỏ (microcentrifuge) - Nồi hấp autoclave 3.3 Phương pháp thí nghiệm 3.3.1 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản huyết thanh - Phương pháp lấy máu gà Lấy máu gà con vị trí lấy máu ở tim. Một người cố định gà nằm ngửa, một tay giữ mỏ, tay kia giữ 2 chân. Dùng cồn 70 o sát trùng vị trí ức gà. Người lấy máu dùng ngón trỏ xác định vị trí tim đập, dùng bơm tiêm 1ml rút lấy khoảng 0,3 – 0,5 ml máu, hướng bơm tiêm song song với thân gà ( hình 3.2). Lấy máu gà lớn một tay giữ 2 cánh ở phía trên, sát trùng cồn 70o và bộc lộ tĩnh mạch, một tay dùng bơm tiêm 5ml rút lấy máu tĩnh mạch cánh 1 – 2 ml máu . Kéo xylanh về vạch 4-5 ml. Dùng pen bẻ quặp đầu kim. Đặt bơm tiêm nằm ngang cho máu đông khoảng 20 phút, đ vào túi nylon, dán nhãn sau đó cho vào thùng trữ mẫu. 24 - Bảo quản mẫu Máu sau khi lấy sẽ được trữ lạnh ở trong thùng trữ mẫu rồi chuy n đến phòng thí nghiệm, chắt lấy huyết thanh cho vào ống eppendorf, gắn nhãn và trữ trong tủ lạnh ở -20o C chờ xét nghiệm. 3.3.2 Phương pháp xét nghiệm Ki m tra kháng th kháng virus cúm gia cầm ở các mẫu máu sau khi lấy ở các thời đi m bằng phương pháp xét nghiệm HI tiếntim hành Hình3.2Cách Lấy máu ở gàphản 1 ngàyứng tu iHI Hình 3.3 Lấy máu tỉnh mạch cánh gà lớn Chuẩn bị hồng cầu gà 10% và 0,5%; chọn 2-3 con gà khỏe mạnh (từ những con không có bệnh cúm và không có tiêm phòng vaccine cúm gia cầm). Lấy máu khoảng 4 – 5 ml có chất kháng đông (Alsever). Thêm một lượng tương đương dung dịch nước muối sinh lý vào phần máu vừa lấy, lắc đều. Ly tâm ở 2000 vòng trong 10 phút, loại bỏ phần nước phía trên và ly tâm lặp lại từ 2-3 lần. Dùng Hematocrit đ đo tỷ lệ hồng cầu sau khi đã được rửa sạch. Pha hồng cầu 10% theo công thức C1V1=C2V2 Trong đó, C1 nồng độ hồng cầu gốc V1 th tích hồng cầu gốc C2 nồng độ hồng cầu cần pha V2 th tích hồng cầu cần pha Từ hồng cầu 10% pha hồng cầu 0,5% theo công thức trên đ làm phản ứng. Chuẩn độ kháng nguyên cúm gia cầm bằng phản ứng HA Cho 50 µl PBS vào hai hàng A và B của đĩa phản ứng 96 giếng. Cho 50 µl kháng nguyên vào giếng A1 và B1. Dùng micropipette trộn đều sau đó pha loãng dần từ giếng A1, B1 cho đến giếng A12,B12 với th tích là 50 µl, loại bỏ 50 µl dung dịch sau khi pha loãng đến giếng cuối cùng. Thêm 50 µl hồng cầu gà 0,5% vào tất cả các giếng, ủ ở nhiệt độ 40C trong 45 phút. 25 Đọc kết quả hiệu giá của kháng nguyên (một đơn vị kháng nguyên) là độ pha loãng cao nhất có 100% hồng cầu gà ngưng kết. Chuẩn bị mẫu huyết thanh làm phản ứng HI Mẫu huyết thanh sau khi chắt xong tiến hành xử lý nhiệt ở 560C trong 30 phút. Sử dụng hồng cầu gà 10% đ hấp thụ những yếu tố làm ức chế quá trình thực hiện phản ứng HI, cách thực hiện như sau Cho 90 µl PBS vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng. Cho 30 µl mẫu huyết thanh đã xử lý nhiệt vào đĩa phản ứng. Cho 10 µl hồng cầu gà 10% vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Lấy phần huyết thanh trong ở phía trên đ làm phản ứng HI.  Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu HI Nguyên lý một số loại virus như virus cúm gia cầm, virus Newcastle có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu ở một số loài gia súc, gia cầm. khi gặp kháng th đặc hiệu tương ứng thì virus sẽ bị kháng th trung hòa, không còn virus đ tiếp xúc với hồng cầu, do đó kháng th đã ức chế gây ngưng kết hồng cầu của virus. Ngược lại, nếu virus không gặp kháng th đặc hiệu tương ứng, virus sẽ không bị trung hòa bởi kháng th và sẽ gây ngưng kết hồng cầu.  Tiến hành phản ứng HI: Cho 25 µl PBS vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng 96 giếng. Cho 25 µl huyết thanh đã được hấp phụ vào giếng thứ nhất, trộn đều, hút 25 µl cho sang giếng thứ hai, làm tiếp tục như vậy cho đến giếng thứ 9, hút bỏ 25 µl. Cho 25 µl kháng nguyên bốn đơn vị vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng, lắc đều, đều ở 40C trong 30 phút cho kháng th hiện diện trong huyết thanh liên kết với kháng nguyên. Cho vào mỗi giếng 25 µl hồng cầu gà 0,5%, lắc đều, sau đó đ ở 4 C trong 45 phút cho đến khi hồng cầu trong giếng đối chứng tụ lại thành cụm tròn nhỏ ở đáy giếng. 0 26 Thực hiện phản ứng đối chứng giếng thứ 10 và 11 đ làm đối chứng âm và đối chứng dương, thực hiện tương tự như các mẫu huyết thanh ki m tra nhưng thay vào đó bằng huyết thanh âm tính và dương tính chuẩn, giếng thứ 12 làm đối chứng hồng cầu 25 µl dung dịch PBS và 25 µl hồng cầu gà 0,5%. Bảng 3.1 Trình tự thực hiện phản ứng HI Thành phần 10 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 12 (ĐCÂ) (ĐCD) (ĐCHC) PBS 50 (µ) Huyết thanh (µl) Độ pha loãng 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 Kháng nguyên 25 (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 50 50 50 50 50 50 50 50 Đ ở 40C trong 30 phút Hồng cầu gà 50 (µl) 50 50 50 Đ ở 40C trong 30 phút Cho 25µl PBS vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng 96 giếng. Cho 25 µl huyết thanh đã được hấp phụ vào các giếng của hai hàng A và B của đĩa phản ứng (hàng A làm đối chứng huyết thanh, hàng B làm phản ứng). Dùng micropipette pha loãng mẫu huyết thanh bắt đầu từ hàng H với th tích là 25 µl, loại bỏ 25 µl sau khi pha loãng đến hàng cuối cùng của đĩa phản ứng. Cho 25 µl kháng nguyên bốn đơn vị vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng, trừ giếng đối chứng huyết thanh (hàng A). 27 Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Cho 50 µl hồng cầu gà 0,5% vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng. Ủ ở nhiệt độ 40C trong 45 phút tiến hành đọc kết quả. Đọc kết quả Phản ứng dương tính khi hồng cầu tụ thành chấm đỏ ở dưới đáy giếng, giếng đối chứng hồng cầu. hiệu giá kháng th kháng virus cúm gia cầm trong mẫu huyết thanh là độ pha loãng cao nhất của mẫu huyết thanh có hiện tượng ức chế ngưng kết hồng cầu gà 100%. Phản ứng âm tính hồng cầu xuất hiện từng cụm ngưng kết ở đáy giếng. Kết luận Mẫu huyết thanh được xem là có kháng th kháng virus cúm gia cầm (dương tính) khi có hiệu giá kháng th ≥ 1/8 – Subtype dương tính tùy thuộc vào kháng nguyên sử dụng trong phản ứng. Tiêu chí đánh giá Hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá th gia cầm ; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá th có hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2). Theo qui định của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT tại công văn số 1361/CTY-DT ngày 02/12/2005 của Cục Thú y về Hướng dẫn giám sát sau tiêm phòng vaccin cúm gia cầm th độc lực cao giai đoạn I 2005-2006. Hiệu giá kháng th trung bình (GMT) Được tính theo công thức GMT = Antilog  log10 (mshg) / n] Trong đó mshg Mẫu số hiệu giá của mẫu dương tính n T ng số mẫu xét nghiệm GMT: Geometric mean titer 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Khảo sát kháng thể th động tuổi 28 gà con 1 ngày tuổi và 13 ngày Khảo sát kháng th thụ động ở gà 1 ngày tu i và 13 ngày tu i bằng cách lấy mẫu máu ki m tra kháng th . Nhằm khảo sát hàm lượng kháng th thụ động được truyền từ mẹ sang trứng chúng tôi tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1 Khảo sát kháng th thụ động ở gà con Phương pháp thực hiện Chúng tôi tiến hành lấy 15 mẫu máu gà 1 ngày tu i và 15 mẫu máu gà 13 ngày tu i ở 2 giống, mỗi con 0,5 ml máu, vị trí lấy ở tim. T ng số mẫu lấy là 60 mẫu. Sau đó ki m tra đáp ứng kháng th bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu HI đ xác định hiệu giá kháng th của gà con xuất phát từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng. Bảng 3.2 Số lượng mẫu trong thí nghiệm (n=60) Số lượng mẫu cần lấy trong mỗi giống gà (con) Tu i gà Số gà /lô(con) Gà Gà Nòi Lương Phượng 1 ngày 45 tu i 15 15 13 ngày 45 tu i 15 15 Chỉ tiêu theo dõi Hiệu giá kháng th thụ động trên đàn gà thí nghiệm. Tiêu chí đánh giá Hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá th gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá th có hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2). 29 3.4.2 Khảo sát hiệu quả đáp ứng kháng thể của gà v i qui trình tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tuổi Khảo sát hiệu giá kháng th gà ở các thời đi m 35 ngày, 65 ngày, 95 ngày, 125 ngày tu i. Đ khảo sát đáp ứng kháng th tiến hành thí nghiệm 2. ở 2 giống gà khác nhau, chúng tôi Thí nghiệm 2 Đáp ứng kháng th của qui trình tiêm phòng 1 lần lúc gà 14 ngày tu i ở 2 giống gà. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí với qui trình tiêm phòng 14 ngày tu i với liều 0,3ml/con ở 2 giống gà . Những gà thí nghiệm đã được ki m tra kháng th thụ động đối với virus cúm ở thời đi m 1 ngày tu i đ đảm bảo sự đồng đều của các nghiệm thức. Sau đó ki m tra kháng th bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu HI đ xác định hiệu giá kháng th . Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm 2 Số mẫu xét nghiệm Số gà /lô(con) 35 65 ngày ngày tu i tu i 95 ngày tu i 125 ngày tu i 45 15 15 15 15 Gà Lương Phượng 45 15 15 15 15 30 30 30 30 Giống gà Gà Nòi (Lô 1) (Lô 2) T ng 90 T ng số mẫu là 120 mẫu. 30 Chỉ tiêu theo dõi Hiệu giá kháng th của đàn gà đã được tiêm phòng vaccin H5N1 theo qui trình tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tu i Tiêu chí đánh giá Hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá th gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá th có hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2). 3.4.3 Khảo sát hiệu quả đáp ứng kháng thể của gà v i qui trình tiêm phòng 2 lần lúc 14 ngày tuổi và 2 ngày tuổi Khảo sát đáp ứng kháng th ở 2 giống gà khác nhau ở qui trình tiêm phòng 2 lần, được tiến hành qua thí nghiệm 3. Thí nghiệm 3 Đáp ứng kháng th của qui trình tiêm phòng 2 lần lúc 14 ngày tu i và 28 ngày tu i ở 2 giống gà. Các lô thí nghiệm được tiêm vaccine cúm gia cầm dưới da 0,3ml/con vào lúc 14 ngày tu i và liều tăng cường vào lúc 28 ngày. Sau đó ki m tra kháng th bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu HI đ xác định hiệu giá kháng th Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm 3 Số mẫu xét nghiệm Giống gà Số gà /lô (con) 35 ngày tu i 65 ngày tu i 95 ngày tu i 125 ngày tu i Gà Nòi (Lô 3) 45 15 15 15 15 15 15 15 30 30 30 Gà Phượng Lương 45 15 90 30 (Lô 4) T ng T ng số mẫu là 120 mẫu. 31 Chỉ tiêu theo dõi Hiệu giá kháng th của đàn gà đã được tiêm phòng vaccin H5N1 theo qui trình tiêm phòng 2 lần lúc 14 ngày tu i và lặp lại lúc 28 ngày tu i. Tiêu chí đánh giá Hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá th gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá th có hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2). 3.5 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng chương trình Microsoft office Excel 2003 đ tính tỷ lệ bảo hộ và hiệu giá kháng th trung bình GMT. Đ xác định mức ý nghĩa, độ tin cậy và so sánh tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vaccine cúm trên gà giữa các giống gà và 2 qui trình tiêm phòng, chúng tôi dùng phần mềm thống kê MINITAB Version 14 với phép thử χ2 (Chi-square). 32 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả kháng thể thụ động H5 trên gà 1 ngày tu i và 13 ngày tu i 4.1.1 Kết quả kháng thể th động kháng H5 trên gà 1 ngày tuổi Đ khảo sát kháng th thụ động H5 trên gà con xuất phát từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng đủ số mũi tiêm theo quy định, chúng tôi tiến hành lấy máu của gà 1 ngày tu i đ khảo sát hiệu giá kháng th thụ động và tỷ lệ bảo hộ, kết quả được th hiện qua bảng 4.1 . Bảng 4.1 Hiệu giá kháng th thụ động kháng H5 trên gà 1 ngày tu i Giống gà Gà Nòi Số mẫu Số Hiệu giá kháng th (x log2) ≥ mẫu 4log2 xn 15 Gà Lương 15 Phượng T ng Tỷ lệ(%) 30 [...]... vaccine cúm H5N1 đang được sử dụng có đáp ứng miễn dịch như thế nào trên các giống gà thả vườn nuôi ph biến nhằm tạo sự bảo hộ tốt nhất chúng tôi tiến hành đề tài “ So sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của hai giống gà Nòi và gà Lương Phượng thả vườn đối với vaccine cúm H5N 1chủng Re-5” 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Bệnh cúm gia cầm 2.1.1 Lịch sử bệnh Bệnh cúm gia cầm do virus cúm type A gây ra, là một bệnh truyền... thanh gà 35 sau khi tiêm qui trình tiêm phòng 2 lần vaccine H5N1 chủng Re-5 trên 3 giống gà Bi u đồ 4.3 Biến động hiệu giá kháng th H5 trong huyết thanh gà 37 sau khi tiêm vaccin H5N1 chủng Re-5 ở 2 qui trình tiêm phòng Bi u đồ 4.4 4.4 So sánh tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm vaccine H5N1 chủng Re-5 ở 2 qui trình tiêm phòng x 38 TÓM LƯỢC Đề tài:“ So sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của hai giống gà Nòi và gà Lương. .. thanh gà con 1 ngày tu i và 13 ngày tu i của 2 giống gà được ấp nở từ đàn gà bố mẹ đã được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm vô hoạt H5N1 - Huyết thanh gà tiêm phòng 1 mũi vào lúc 14 ngày tu i sẽ được lấy vào các thời đi m gà 35 ngày, 65 ngày, 95 ngày và 125 ngày tu i 22 - Huyết thanh gà tiêm phòng mũi một vào lúc 14 ngày tu i và lặp lại lúc 28 ngày tu i sẽ được lấy vào các thời đi m gà 35 ngày, 65 ngày,... nghiên cứu (1) Khảo sát kháng th thụ động ở gà con 1 ngày tu i và 13 ngày tu i (2) Ki m tra đáp ứng miễn dịch của 2 giống gà qua thử nghiệm 2 qui trình tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tu i và 2 lần lúc 14 ngày tu i và lặp lại lúc 28 ngày tu i (3) So sánh đáp ứng miễn dịch ở hai qui trình tiêm phòng trên 2 giống gà 3.2 Phương tiện nghiên cứu 3.2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian nghiên cứu: tháng... ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch (Tô Long Thành, 2007) Miễn dịch thích ứng hay còn gọi là miễn dịch thu được là một cách phân loại nhằm ám chỉ các cơ chế đề kháng của cơ th có tính chất đặc hiệu với kháng nguyên Các đáp ứng miễn dịch thích ứng được chia làm hai nhánh chính miễn dịch dịch th và miễn dịch qua trung gian tế bào (Tô Long Thành, 2007) 2.1.6.1 Đáp ứng miễn dịch dịch thể Gia cầm sau khi nhiễm... Vùng VII Gà thí nghiệm được nuôi tại Trại gà Ba Hoàng ở t 7, khu vực Thới Thạnh, phường Thới An Đông, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu Gà nuôi thí nghiệm Gà con từ 1 ngày tu i ở 2 giống gà, gà Lương Phượng, gà Nòi Trọng lượng gà mỗi giống đồng đều nhau Nguồn gốc gà con + Gà Nòi Trại gà Hai Két ở ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang + Gà Lương Phượng Trại gà Hai On,... lệ bào hộ 35, 65, 95 và 125 ngày tuổi lần lượt trên các giống gà là: gà Nòi 86,67%; 86,67%; 93,33%; 93,33%, gà Lương Phượng 100%; 93,33%; 86,67%; 86,67,% Hiệu giá kháng thể trung bình GMT đạt cao nhất giai đoạn 35 ngày tuổi lần lượt 2 giống gà như sau: gà Nòi 5,27 log2 và gà Lương Phượng 6,13 log2 Kết quả nghiên cứu này cho thấy nếu tiêm phòng vaccine cúm chủng Re-5 cho gà 14 ngày tuổi thì nên tiêm... òi (13,33%), gà Lương Phượng (13,33%) Tiêm phòng vaccine 1 lần lúc 14 ngày tuổi tỷ lệ bảo hộ 35, 65, 95 và 125 ngày tuổi trên gà òi lần lượt là 20,00%; 66,67%; 73,33%; 40,00%, gà Lương Phượng 20,00%; 53,33%; 46.67%; 33,33% Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) tăng và đạt cao nhất 95 ngày tuổi: gà Nòi 4,40 log2, gà Lương Phượng 2,67 log2 Tiêm phòng vaccine lúc 14 ngày tuổi và lặp lại lúc 2 ngày tuổi có... đặc hiệu được sản sinh ra trong đáp ứng của cơ th đối với một chất sinh miễn dịch và có khả năng phản ứng với một kháng nguyên (Tô Long Thành, 2007) Các yếu tố di truyền: một số chất có khả năng sinh miễn dịch đối với một loài vật nhưng lại không có khả năng đó đối với loài vật khác và cùng một loài nhưng có con vật có đáp ứng con vật không đáp ứng, ngoài ra tu i cũng có th ảnh hưởng đến tính sinh miễn. .. phản ứng HI 27 Bảng 3.2 Số lượng mẫu trong thí nghiệm 1 29 Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm 2 30 Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm 3 31 Bảng 4.1 Hiệu giá kháng th thụ động H5 trên gà 1 ngày tu i 32 Bảng 4.2 Hiệu giá kháng th thụ động H5 trên gà 13 ngày tu i 33 Bảng 4.3 Kết quả đáp ứng miễn dịch của 2 giống gà theo thời gian ở qui trình tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tu i 35 Bảng 4.4 Kết quả đáp ứng miễn dịch của 2 giống

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan