I- ĐẠI CƯƠNG:- Nhìn từ góc độ bệnh nhân và gia đình bệnh nhân: cấp cứu là bất cứ tình trạng gì mà họ cho là nặng cần cấp cứu.. - Nhìn từ góc độ y tế: hồi sức cấp cứu nghĩa là hồi phục
Trang 1BÀI 1:
ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU BỆNH NHÂN CẤP CỨU
Trang 2MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu các điểm chính về tâm lý thường
gặp ở bệnh nhân và gia đình bệnh nhân khi vào cấp cứu.
2. Trình bày được kiểm soát bệnh nhân
theo các bước A,B,C…
3. Trình bày được các biện pháp theo dõi
đánh giá, đảm bảo chức năng cơ bản và các biện pháp chăm sóc hồi sức khác
Trang 3I- ĐẠI CƯƠNG:
- Nhìn từ góc độ bệnh nhân và gia
đình bệnh nhân: cấp cứu là bất cứ tình trạng gì mà họ cho là nặng cần cấp cứu.
- Nhìn từ góc độ y tế: hồi sức cấp
cứu nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh nhân đột nhiên bị mắc một bệnh nặng
Trang 41.1/ HỎI BỆNH:
Ngắn gọn, tập trung vào:
– Chào hỏi bệnh nhân và khai thác lý do vào viện
– Hoàn cảnh bị chấn thương hoặc bệnh tật, vị trí cơ quan bị tổn thương
– Thời gian xuất hiện triệu chứng
– Tình trạng ý thức trước và sau khi bị chấn thương hoặc bệnh tật Nếu hôn mê thì là đột ngột hay từ
từ, từ bao giờ?
– Tình trạng sức khỏe trước khi bị đợt bệnh này
– Bệnh nhân có tiền sử gì đặc biệt không: ĐTĐ, THA, dùng thuốc, dị ứng
– Bệnh nhân có đang bị đau không? Mức độ nào?
Trang 51.2/ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
– Người cán bộ y tế phải nắm được
các biến động tâm sinh lý của bệnh
nhân ngay khi cấp cứu bệnh nhân.
Trang 6• Động viên gia đình cùng tham gia chăm sóc.
Trang 7B- VỀ PHÍA GIA ĐÌNH BỆNH NHÂN:
- Nên gặp gỡ, thông báo tình trạng bệnh nhân cho người nhà biết,bệnh viện đang cố gắng cứu
chữa cho người bệnh.
- Lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, khả năng tài chính từ phía gia đình người bệnh
- Ghi nhận những thông tin, cảm nhận của họ về quá trình của người bệnh trước khi vào khoa
cấp cứu.
- Nên chủ động thông báo cho gia đình tình trạng diễn tiến của người bệnh
Trang 8II - TRIỆU CHỨNG VÀ DIỄN BIẾN:
Là chức năng phải kiểm tra trước tiên trong mọi tình huống, ở bất kì bệnh nhân nào cũng phải đảm bảo khai thông đường dẫn khí, cho dù
có hay không có suy hô hấp.
Trang 9A/ Khai thông đường dẫn khí:
Quan trọng là phát hiện bệnh nhân có dị
vật đường thở với biểu hiện: Đột ngột khó thở, hội chứng xâm nhập, không nói được,
ho, tím, suy hô hấp.
Trang 10Thực hiện các biện pháp khai thông đường thở:
Nghiệm pháp HEIMLICH:
◦ Ép bụng, đấm lưng đẩy dị vật ra khỏi đường thở
◦ Bệnh nhân có thể ngồi, đứng, hoặc nằm
Kiểm tra khoang miệng bằng ngón tay:
◦ Đưa ngón tay vào khoang miệng, kiểm tra và móc dị vật
◦ Nếu bệnh nhân mê, tiến hành hô hấp nhân tạo miệng-miệng hoặc mặt nạ - miệng, đấm lưng, ép bụng và móc dị vật
Trang 11Nghiệm pháp HEIMLICH
Trang 12Tư thế bệnh nhân:
Tư thế nằm nghiêng an toàn cho bệnh nhân hôn mê chưa được can thiệp.
Tư thế nằm nghiêng
Trang 13Tư thế nằm ngửa, ưỡn cổ, nâng cằm cho bệnh nhân đang cấp cứu ngừng tuần hoàn (sniffing):
Quy cách: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cột sống cổ duỗi 1 góc khoảng
15 độ và duỗi khớp chẩm – đội (atlantooccipital joint) tối đa Đây là
tư thế người ta thường sử dụng khi ngửi hay đánh hơi Tư thế này cũng có thể có được trong liệu pháp nâng cằm (chin lift maneuver) hay làm sái hàm (jaw thrust).
Tư thế sniffing
Trang 14Đối với bệnh nhân béo phì, tư thế sniffing bình thường không
đủ hiệu quả để làm thông suốt đường thở Vì vậy, cần đặt
thêm gối ở phần lưng trên bệnh nhân để đạt được hiệu quả tối đa.
Tư thế sniffing đúng ở người béo phì (ảnh dưới)
Trang 15Tư thế Fowler cho bệnh nhân suy hô hấp, phù não, tai biến mạch não.
Tư Thế Fowler
Trang 16Tư thế ngồi thõng chân cho bệnh nhân phù phổi cấp.
Tư thế ngồi thõng chân
Trang 17B/ Đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản:
Đặt nội khí quản cho bệnh nhân hôn mê
sâu, mất phản xạ nuốt, ho, hoặc có khả năng hôn mê kéo dài, liệt cơ hô hấp.
Mở khí quản cho bệnh nhân suy hô hấp
kéo dài, hôn mê kéo dài, thông khí bằng ống nội khi quản không có kết quả.
Trang 18c/ Hút đờm khí quản :
–Chỉ định cho bệnh nhân có ứ đọng đờm
–Khi nghe phổi có rên ứ đọng thì phải giải quyết bằng các biện pháp chăm sóc hô hấp như hút đờm làm sạch, thông thoáng đường thở tích cực, không thể chỉ giải quyết bằng kháng sinh liều cao
Trang 19d/ Thông khí nhân tạo:
– Hô hấp miệng-miệng, miệng-mũi trong cấp cứu ban đầu khi ngừng thở, ngừng tim, tỉ lệ 5/1 hoặc 30/2 (30 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt liên tiếp)
– Bóp bóng Ambu qua mặt nạ
– Hô hấp nhân tạo bằng máy
– Cần làm sớm trước khi bệnh nhân ngừng thở
– Cần làm ngay khi BN có dấu hiệu suy hô hấp: xanh tím, vã mồ hôi, rối loạn ý thức
– Bắt buộc phải thực hiện ngay khi có dấu hiệu ngộ độc Bacbituric
Trang 20Hô hấp miệng-miệng/miệng-mũi
Trang 21e/ Các xét nghiệm cần làm:
Các khí trong máu
Sinh hóa: đường máu, ure máu
Chụp X Quang phổi tại giường.
Trang 222.2/ CHỨC NĂNG TUẦN HOÀN:
Sau khi đã kiểm tra và đảm bảo chức năng hô hấp, đảm bảo duy trì một tình trạng tuần hoàn ổn định:
– Thiết lập đường truyền ngoại vi để bù thể tích bằng NCl 0.9%
– Theo dõi mạch, huyết áp, điện tim, đo nước tiểu 1h, 3h, 24h
– Phát hiện các chảy máu
– Theo dõi áp lực mạch trung tâm
Trang 232.3/ CHỨC NĂNG THẦN KINH VÀ TÂM THẦN:
Sau khi ngừng tim từ 3-5p là tế bào não đã tổn
thương không hồi phục vì thiếu Oxi và gluco Mọi
biến pháp hồi sức hô hấp tuần hoàn chính là để hồi sức não.
Các biện pháp để bảo vệ não:
– Cung cấp oxi đầy đủ cho cơ thể
– Cung cấp gluco.
– Chống phù não và tăng áp lực nội sọ.
– Hồi sức tuần hoàn, bồi phụ nước và điện giải.
Trang 242.4/ CHỨC NĂNG THẬN:
Tổn thương trực tiếp ở thận có thể gây suy thận cấp như viêm ống thận cấp, sỏi niệu quản, gây viêm mủ bể thận.
Theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ/lần khi
có rối loạn nước và điện giải:
–24h cho tất cả bệnh nhân cấp cứu.
–Có thể dùng phương pháp thận nhân tạo
để điêu trị suy thận cấp và một số nhiễm độc cấp như ngộ độc bacbituric.
Trang 25III- CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC
VÀ HỒI SỨC CẤP CỨU KHÁC:
ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU BỆNH NHÂN CẤP CỨU
Trang 263.1/ Cân bằng nước điện giải, toan kềm
Việc kiểm soát thăng bằng nước điện
giải, kiềm toan là rất cần thiết đối với các bệnh nhân có rối loạn hô hấp, tuần hoàn
và não.
Công việc này cũng đòi hỏi thăm bệnh
nhân một cách toàn diện, đặc biệt phải
lưu ý đến các chức năng kể trên.
Trang 273.2/ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG VÀ
CHỐNG LOÉT DO ĐÈ ÉP.
Việc chăm sóc dinh dưỡng chống loét đảm bảo cho công tác hồi sức thành công
Đảm bảo lượng nước, calo, muối khoáng,
vitamin.Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lên tới 60% nếu như bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng (gầy đi quá
30 % trọng lượng cơ thể Vì vậy khi bệnh nhân cấp cứu vào viện, sau khi được hồi sức, phải đánh giá ngay tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng cách xem xét:
Cân nặng bệnh nhân mất 10% hoặc mới mất 6%
trọng lượng cơ thể phải được điều trị bằng nuôi
dưỡng.
Trang 283.3/ NHU CẦU VỀ NƯỚC VÀ DỊCH.
Trang 293.4/ NHU CẦU VỀ CALO:
Trang 30Nhu cầu về điện giải mỗi ngày:
◦ Natri: 2m Eq/kg + số lượng natri mất đi, ở người
Trang 313.5/ ĐƯỜNG NUÔI DƯỠNG:
Bằng miệng
Bằng đường tĩnh mạch
Băng thông mũi dạ dày.
Trang 32Cảm ơn