1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MA TRẬN SWOT

22 2,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 149,5 KB

Nội dung

Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TPHCM

LÊ PHƯƠNG THANH PHAN THỊ THÚY VÂN NGUYỄN THỊ THÙY TRINH THÁI PHƯƠNG THÚY

Trang 2

MỤC LỤC Trang

I.NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN SWOT 1

II.MA TRẬN SWOT……….2

III.ĐỂ THIẾT LẬP 1 MA TRẬN SWOT PHẢI TRẢI QUA 8 BƯỚC ……… 3

VI.CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP:……… 3

V.CÁC VÍ DỤ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT……… 4

1.Phân tích trong môi trường sản xuất………4

2.Phân tích SWOT trong kinh doanh……… 6

3.Thực tế áp dụng ma trận SWOT của nhà máy dệt TÂN TIẾN………….8

3.1.Trước khi cổ phần hóa 3.2.Sau khi cổ phần hóa 4.Ma trận SWOT trong phân tích sản phẩm BIA ANUVI………15

Trang 3

I.NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN SWOT

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie

Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công

ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ

Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu

tư tốn kém và có phần phù phiếm

Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn

Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi

là “thay đổi cung cách quản lý”

Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:

Trang 4

1 Values (Giá trị) 2 Appraise (Đánh giá) 3 Motivation (Động cơ) 4 Search (Tìm kiếm) 5 Select (Lựa chọn) 6 Programme (Lập chương trình) 7 Act (Hành động) 8 Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều

“tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại

là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat) Công việc này được gọi là phân tích SOFT

Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ

đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT

II.MA TRẬN SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh

Còn gọi là ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ

• S: Strengths – điểm mạnh

• W: weaknesses – điểm yếu

• O: opportunities – cơ hội

• T: threats – nguy cơ

Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định

vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp Và trên thực

tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược,

Trang 5

đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Vd: Một người ăn mày ở khu trung tâm thương mại

Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng

(Trang Hạ dịch, theo diễn đàn Shenzhen, TQ)

III ĐỂ THIẾT LẬP 1 MA TRẬN SWOT PHẢI TRẢI QUA 8 BƯỚC

1.Liệt kê các cơ hội bên ngoài công ty (O)

2.Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty (T)

3.Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (S)

4.Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty (W)

5.Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược (SO)

6.Kết hợp các điểm mạnh bên trong với mối nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược (WT)

7.Kết hợp các điểm yêú bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược (WO)

8.Kết hợp các điểm yêú bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT

VI.CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP:

1.Tận dụng điểm mạnh của nhà kinh doanh để khai thác cơ hội đang có trong kinh doanh (SO) Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO , ST hay

WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược (SO) Khi một công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua , làm cho chúng trở thành điểm mạnh Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội

Trang 6

Vd 1: Công ty A có vị trí tài chính mạnh (điểm mạnh bên trong) cộng với các thị trường nước ngoài chưa bão hòa (cơ hội bên ngoài) thì chiến lược SO phù hợp là chiến lược phát triển thị trường.

Vd 2: Công ty B thiếu chuyên môn kỹ thuật (điểm yếu bên trong) cùng với nhu cầu về dịch vụ máy tính gia tăng (cơ hội bên ngoài) thì chiến lược SO là chiến lược mua lại một công ty điện toán kỹ thuật cao

2.Tận dụng điểm mạnh của nhà kinh doanh để hạn chế nguy cơ đang đến trong kinh doanh (ST)

Vd 1: Công ty C mạnh về hệ thống phân phối (điểm mạnh bên trong) và các quy định của chính phủ giảm (đe dọa bên ngoài) thì chiến lược đa dạng hóa tập trung là chiến lược ST thích hợp

Vd 2: Khi 1 tổ chức có cả nguồn nhân lực và nguồn vốn cần thiết để phân phối những sản phẩm của chính nó(điểm mạnh bên trong) và các nhà phân phối đều không đáng tin cậy,hay không đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu của Cty(mối đe dọa bên ngoài) thì chiến lược kết hợp về phía trước có thể là chiến lược ST

3.Tận dụng cơ hội xuất hiện trong kinh doanh để khắc phục điểm yếu của nhà kinh doanh (OW).

Vd 2: Khi một Cty có công suất sản xuất dư thừa(điểm yếu bên trong) và ngành cơ bản của nó đang gặp phải tình trạng giảm sút về danh số,bán hàng và lợi nhuận hàng năm(mối đe dọa bên ngoài) thì chiến lược đa dạng hóa tập trung có thể là WT

⇒ Mục đích của mỗi công cụ kết hợp là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không phải là chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất! Do đó không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều sẽ được chọn lựa để thực hiện

Trang 7

V CÁC VÍ DỤ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

1.Phân tích trong môi trường sản xuất

Ví dụ điển hình về phân tích SWOT

Sau đây là ví dụ cụ thể về việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội

và nguy cơ đến từ môi trường bên trong và bên ngoài của công ty A Phân tích này sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty

Điểm mạnh (Strengths - S):

- Hiện đang có doanh thu lớn nhất phía Bắc,

- Có vị trí gần một số thị trường tiêu thụ,

- Có địa điểm gần nguồn nguyên liệu,

- Thiết bị kỹ thuật hiện đại,

- Giá cả cạnh tranh,

- Áp dụng phương pháp tiếp thị tốt và có dịch vụ khách hàng mới trong vùng,

- Tiện đường ra biển hoặc vận chuyển hàng ra tàu,

- Được sự hỗ trợ về bí quyết bán hàng từ ngân hàng đầu tư,

- Hiểu biết nhiều về thị trường và đã có hình ảnh tốt trên thị trường,

- Cần ít vốn để đầu tư thêm,

- Các chương trình đào tạo về quản lý và dịch vụ đã được tiến hành để nâng cao các kỹ năng cần thiết của nhân viên

Điểm yếu (Weaknesses - W):

- Các hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp nguyên liệu chứa những điều khoản không có lợi,

- Chất lượng sản phẩm không ổn định,

- Phương tiện đầu tư thêm bị hạn chế,

- Cần cải thiện tình hình thông tin trong công ty,

- Công ty B hiện là đối thủ cạnh tranh gay gắt,

- Công ty C mới nổi lên và có tiềm năng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn,

- Thiếu nguyên liệu dự trữ cho thời kỳ nhu cầu sản xuất lên cao nhất,

- Sản phẩm chưa xuất hiện trên thị trường phía Nam,

- Mối quan hệ với các cơ quan chức năng còn ít,

Trang 8

- Khó thay đơn vị cung cấp nguyên liệu khác hoặc khó có khả năng nhập khẩu nguyên liệu,

- Vị thế trên thị trường yếu đi do tổng công suất hiện tại thấp hơn 10% so với nhu cầu thị trường,

- Ở xa thị trường tiêu thụ chính,

- Phải trả các khoản lãi suất khá lớn

Cơ hội (Opportunities - O):

- Hấp dẫn khu vực thị trường chính,

- Hiện sắp khởi công những dự án lớn trong vùng mà sản phẩm công

ty có thể được sử dụng,

- Có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường Đông Nam Á,

- Đối tác kinh doanh, công ty D, có khả năng cải thiện về mặt giá cả

và cơ hội đầu tư,

- Ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất ngay trong nước,

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty có xu hướng tăng,

- Trong vùng đang có những cải thiện về cơ sở hạ tầng

Nguy cơ (Threats - T):

- Sự giảm giá của đồng tiền,

- Tương lai sẽ giảm thuế khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu, dẫn đến các công ty trong nước có thể bị mất thị phần,

- Công ty B hiện là đối thủ cạnh tranh gay gắt,

- Công ty C mới nổi lên ở miền Bắc có tiềm năng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn,

- Vận chuyển bằng đường sắt chưa khai thác được,

- Tính mùa vụ của công việc kinh doanh, dẫn đến khả năng gián đoạn trong sản xuất,

- Sức ép giảm giá từ phía các đối thủ

Trang 9

2.Phân tích SWOT trong kinh doanh

Điều gì làm cho Phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy, nó có thể giúp xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được Và bằng cách hiểu được điểm yếu của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà bạn chưa nhận thức hết

Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phác thảo một chiến lược mà giúp bạn phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường

Ví dụ:

Một công ty tư vấn mới thành lập có thể được kế hoạch theo ma trận SWOT như sau:

Điểm mạnh:

1 Ta có thể phản ứng lại rất nhanh mà không cần phải đào tạo cao hơn

2 Ta có thể chăm sóc rất chu đáo đối với khách hàng, với mức độ công việc

sơ khơi do công ty mới bắt đầu như hiện nay thì ta có rất nhiều thời gian

để quan tâm tới khách hàng

3 Những nhà tư vấn của ta có uy tín rất lớn trên thương trường

4 Ta có thể thay đổi nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy các chương trình marketting của ta là không hiệu quả

5 Ta không bị vượt tầm kiểm soát, vì thế mà có thể chào những giá trị tốt hơn cho khách hàng

Điểm yếu:

1 Công ty chưa có thị trường và danh tiếng lâu dài

2 Ta có ít đội ngũ nhân viên với giới hạn kiến thức hạn hẹp trong nhiều lĩnh vực

Trang 10

3 Ta không thể tránh khỏi việc những người chủ chốt gặp các điều phiền toái như ốm đau, bệnh tật hoặc thậm chí bỏ việc…

4 Luồng tư bản, vốn là không ổn định trong thời kỳ đầu

2 Như thế tư vấn hỗ trợ được quy định thuộc về nhóm có phản ứng nhanh nhậy, dịch vụ tốt đối với nền kinh doanh tại địa phương Marketing có thể được lựa chọn đối với khu vực công cộng để từ đó có thể lập ngân sách quảng cáo Ngành tư vấn đòi hỏi phải liên tục cập nhật với những thay đổi trong công nghệ

3.Thực tế áp dụng ma trận SWOT của nhà máy dệt TÂN TIẾN

3.1.Trước khi cổ phần hóa

3.1.1Tên gọi và trụ sở của tổ chức

 Tên gọi đầy đủ :NHÀ MÁY DỆT TÂN TIẾN

 Tên giao dịch quốc tế : Tan Tien Textile Factory

 Tên viết tắt : TATEX

 Trụ sở chính : Khu Bình Tân, P Vĩnh Nguyên, Tp Nha Trang, Tỉnh

Khánh Hòa

Trang 11

 Số điện thoại : (058) 882 229

 Fax : (058) 882 926

 Mã số thuế : 42003400233

 Số tài khoản : 102010000427485 Ngân hàng Công Thương Việt

Nam - Chi Nhánh Khánh Hòa

 Website : http://www.khatoco.com

 Email : tatex_khatoco@khatoco.com

3.1.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ( SWOT)

:trước khi cổ phần hóa

3.1.2.1Điểm mạnh:

- Có sự hỗ trợ nhiều mặt của các cơ quan ban ngành trong tỉnh Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của công ty mẹ-Tổng công ty Khánh Việt, có

sự phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị liên quan trong tổng công ty

- Cơ cấu quản lý bước đầu đã được tái cấu trúc lại theo hướng chuyên môn hoá chức năng và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chức năng cũng như giữa các phòng ban phân xưởng

- Đội ngũ các bộ kỹ thuật trẻ nhiệt tình trong công tác, thường xuyên trau dồi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiên cứu cập nhật kiến thức, công nghệ mới, các giải pháp hữu hiệu để ứng dụng vào qui trình sản xuất, quản lý cũng như tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt

- Nhà máy Dệt Tân Tiến được đầu tư hệ thống thiết bị máy móc với trình độ công nghệ hiện đại Thiết bị được nhập khẩu mới từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc….các sản phẩm sản xuất ra

Trang 12

có chất lượng cao, có uy tín và được khách hàng trong nước tín nhiệm, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.

- Bộ phận nhân viên kế toán-tài chính có trình độ, năng lực, có trách nhiệm Tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, lành mạnh Nhà máy có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển sản xuất

3.1.2.2 Điểm yếu:

- Trình độ của cán bộ quản lý giữa các đơn vị chưa thật đồng đều, kỹ năng hoạt động theo nhóm còn thấp Lực lượng công nhân được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau nên trình độ chuyên môn, tay nghề không cao

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) còn yếu, và chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp và ngắn hạn

- Chi phí sản xuất còn cao, công tác quản trị về tài chính chưa được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là quản trị về chi phí

- Toàn bộ công tác thị trường của Nhà máy từ nhiều năm qua do Công ty Thương mại Khatoco thực hiện Tuy nhiên, thấy rõ được tầm quan trọng của công tác marketing tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh nên Nhà máy đã bắt đầu triển khai thực hiện những hoạt động riêng biệt của mình trong lĩnh vực này Đến nay, bước đầu cũng đã thu được một số kết quả nhưng đánh giá chung, về cơ bản vẫn còn yếu và thiếu kinh nghiệm

- Do địa điểm sản xuất cách xa thị trường tiêu thụ nên quá trình tiếp nhận, xử

lý thông tin còn chậm, thiếu chính xác Việc tuyển dụng nhân viên kỹ thuật có trình độ cao cũng như công tác đào tạo, đào tạo gặp nhiều khó khăn

3.1.2.3 Cơ hội:

Ngày đăng: 09/10/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w