Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 102 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
102
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
(cỡ chữ 14, in đậm)
TRẦN HỮU ĐƯỢC
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301
11-2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
(cỡ chữ 14, in đậm)
SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRẦN HỮU ĐƯỢC
MSSV/HV: LT11395
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HỒ HỒNG LIÊN
(cỡ chữ 13, in đậm)
11-2013
LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của Trường Đại học Cần Thơ cùng với sự chấp nhận
của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát. Trong thời gian thực tập tại Công
ty cùng với những kiến thức đã học, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề
tài: “Phân tích biến động chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty
trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát”. Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắn của
bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và cơ quan thực
tập.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh đã truyền thụ cho em kiến thức chuyên môn và những kinh
nghiệm quý báu trong cuộc sống. Đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm
và nhiệt tình của cô Hồ Hồng Liên trong suốt thời gian em thực hiện đề tài này.
Tiếp theo em cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty TNHH Nguyễn
Phát đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được tiếp xúc thực tế. Em xin cảm ơn anh
Lê Quang Vũ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên
nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được
sự góp ý của Quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô có nhiều sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp giảng dạy. Chúc quý Công ty và toàn thể công nhân viên nhiều
sức khỏe, hoàn thành tốt công việc và Công ty ngày càng phát triển hơn.
Cần Thơ, ngày
tháng
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Được
i
năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn này hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
tháng
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Được
ii
năm 2013
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
tháng
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
iii
năm 2013
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU……………………………………….......
1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………………………......
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………….......
1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………………………..........
1
1.3.1 Không gian (địa bàn nghiên cứu)………………………………….........
1
1.3.2 Thời gian…………………………………………………………..........
2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..
2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………......
3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN…………………………………………………
3
2.1.1 Vấn đề cơ bản về kế toán xây lắp…………………………………........
3
2.1.2 Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh
nghiệp…............................................................................................................
6
2.1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp........................................
15
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………...
15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu……………………………………….......
15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu…………………………………….........
16
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NGUYỄN PHÁT…………………………………………………..................
20
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN……………………….........
20
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………......
20
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty……………………………………......
21
3.1.3 Quy trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu……………………........
21
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY………………….........
23
3.2.1 Cơ cấu quản lý công ty……………………………………………........
23
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ…………………………………………….......
24
iv
3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY……………….......
26
3.3.1 Chế độ kế toán áp dụng……………………………………………........
26
3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán…………………………………………….......
26
3.3.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận……………………………………….........
26
3.3.4 Hình thức kế toán tại công ty……………………………………….......
28
3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2010 – 2012………………………………………………..................
32
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TRONG THỜI GIAN TỚI………………………………………....................
35
3.5.1 Thuận lợi………………………………………………………………..
35
3.5.2 Khó khăn…………………………………………………………..........
35
3.5.3 Định hướng phát triển…………………………………………………..
35
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH…………………………………........
37
4.1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH………………......
37
38
4.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN THI CÔNG HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH……………………………………………………………......
4.2.1 Các bước cần tiến hành trước khi thi công công trình…………….........
38
4.2.2 Phương án tổ chức, quản lý thi công công trình……………………......
38
4.3 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH….........
39
4.3.1 Kế toán chi phí sản xuất…………………………………………….......
39
4.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục công
trình……………………………………………………………………….......
56
4.4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ VỚI GIÁ THÀNH
KẾ HOẠCH......................................................................................................
60
4.5 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY……………........
62
4.5.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…………………………………..........
62
4.5.2 Phân tích chi phí nhân công trực tiếp……………………………….......
66
v
4.5.3 Chi phí máy thi công……………………………………………………
69
4.5.4 Chi phí sản xuất chung………………………………………………….
69
4.5.5 Nguyên nhân biến động chi phí của hạng mục công trình………….......
70
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH CỦA HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH……………………………………………………..................
71
5.1 QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU
71
5.2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢM CHI PHÍ NHÂN CÔNG......
73
5.3 ĐẢM BẢO ĐÚNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH…………........
74
5.4 TỔ CHỨC HỢP LÝ CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG…………………......
75
CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN……………………………........
77
6.1 NHẬN XÉT CHUNG……………………………………………….........
77
6.1.1 Những thành tựu đạt được………………………………………….......
77
6.1.2 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân…………………….......
78
6.2 KIẾN NGHỊ………………………………………………………………
79
6.3 KẾT LUẬN……………………………………………………………….
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………
81
PHỤ LỤC…………………………………………………………………….
82
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Danh sách thành viên góp vốn……………………………………..
20
Bảng 3.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty........................................................
21
Bảng 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 – 2012..............
33
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung năm 2012.............................
55
Bảng 4.2 Phân tích chênh lệch của khoản mục chi phí giữa thực tế và kế
hoạch.................................................................................................................
61
Bảng 4.3 Kế hoạch thực tế và sự dụng chi phí nguyên vật liệu........................
63
Bảng 4.4 Phân tích chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của nguyên vật liệu
64
Bảng 4.5 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.......................
65
Bảng 4.6 Số công và đơn giá nhân công trực tiếp theo kế hoạch và thực tế....
66
Bảng 4.7 Phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và kế hoạch của chi phí
nhân công trực tiếp............................................................................................
67
Bảng 4.8 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp...............................
68
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công...................................
69
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung...........................................
69
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp......................
7
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp......................................
9
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp………………………..
10
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.............................................
12
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất........................................
14
Hình 3.1 Sơ đồ qui trình xây lắp các công trình, hạng mục công trình............
22
Hình 3.2 Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động xây lắp của công ty......................
23
Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................
24
Hình 3.4 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty.....................................................
26
Hình 3.5 Sổ nhật ký chung................................................................................
29
Hình 3.6 Sổ cái..................................................................................................
30
Hình 3.7 Sơ đồ hình thức nhật ký chung..........................................................
36
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách..................................
41
Hình 4.2 Quy trình luân chuyển chứng từ........................................................
46
Hình 4.3 Quy trình luân chuyển chứng từ........................................................
51
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
:
Báo cáo tài chính
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
BTC
:
Bộ tài chính
CCLĐ
:
Công cụ lao động
CMND
:
Chứng minh nhân dân
CP
:
Chi phí
ĐVT
:
Đơn vị tính
GTGT
:
Giá trị gia tăng
KC
:
Kết chuyển
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
MTC
:
Máy thi công
NCTT
:
Nhân công trực tiếp
NVL
:
Nguyên vật liệu
NVLTT
:
Nguyên vật liệu trực tiếp
QĐ
:
Quyết định
SXC
:
Sản xuất chung
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
TK
:
Tài khoản
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
:
Tài sản cố định
VNĐ
:
Việt Nam đồng
ix
CHƯƠNG 1
PHẦN GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng của các công ty
đều là lợi nhuận. Thật vậy, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu, nó quyết
định đến sự tồn tại và sống còn của một công ty. Lợi nhuận càng cao, công ty sẽ
càng vững mạnh về tài chính, có điều kiện mở rộng về quy mô đồng thời tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Và trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, các
công ty ngày càng phải đối mặt với sức ép đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị phải có một tầm nhìn chiến lược cũng như đường
lối, chính sách kinh doanh đúng đắn nhằm đảm bảo cho hướng phát triển của
công ty.
Thực tế cho thấy để đứng vững, thắng thế trên thị trường, chủ doanh nghiệp
phải có những đối sách thích hợp mà một trong những điều kiện tiên quyết đó là
quan tâm đặc biệt tới phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nếu
như việc tổ chức và huy động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối sử
dụng các nguồn vốn hợp lý là tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
có hiệu quả. Thì việc tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm có ý nghĩa
rất lớn trong công tác quản lý chi phí, hạ giá thành. Đó là một trong những điều
kiện quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và có
sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Phân tích chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần quan trọng của kế toán, nó có
vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Và đó cũng
là lý do tôi chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí và tính giá thành sản
phẩm xây dựng của Công ty TNHH Nguyễn Phát”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích thực trạng chi phí, tính giá thành và biến động của chi phí tại hạng
mục công trình xây dựng của Công ty TNHH Nguyễn Phát.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Đề tài được nghiêm cứu tại Công ty TNHH Nguyễn Phát, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ.
-1-
1.3.2 Thời gian
Số liệu trong đề tài luận văn từ năm 2010-2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chi phí, giá thành và các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành.
-2-
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Vấn đề cơ bản về kế toán xây lắp
2.1.1.1 Những vấn đề chung về kế toán xây lắp
Sản phẩm xây lắp chính là những công trình hạn mục công trình được kết
cấu bởi những vật tư, thiết bị xây lắp do tác động của lao động xây lấp và gắn liền
với những địa điểm nhất định như: mặt đất, mặt nước, không gian...
Xét về đặt điểm kinh tế kỹ thuật, sản phẩm xây lắp có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẽ: Mỗi sản phẩm xây lắp có kết cấu kỹ
thuật, mỹ thuật, vật tư, địa điểm, nhân lực và phương pháp thi công khác.
- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn và thời gian thi công kéo dài: Mỗi sản
phẩm ây lắp thường có giá trị rất lớn, vì vậy đòi hỏi phải huy động vốn từ nhiều
nguồn tài trợ. Quá trình thi công sản phẩm xây lắp thường kéo dài, có khi phải
tiến hành nhiều năm, chịu sự chi phối rất lớn bởi thời tiết trong quá trình thi công.
Đặc điểm này làm cho quá trình bàn giao sản phẩm, khối lượng xây lắp tiến hành
nhiều lần, phát sinh rất phức tạp.
- Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp tương đối dài: Mỗi sản phẩm xây
lắp thường có thời gian khá dài. Đặc điểm này bắt buộc quá trình chuẩn bị thi
công, bàn giao sản phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy trình, vi phạm
trong xây dựng do Nhà nước ban hành.
- Sản phẩm xây lắp gắn liền với những địa điểm cố định: Đặc điểm này làm
cho quá trình thi công gắn liền với từng địa bàn nhất định làm phát sinh sự di
chuyển lao động, vật tư, máy thi công,… đây là nguyên nhân phát sinh tính khác
biệt về chi phí lao động, vật tư, chi phí sử dụng máy móc thiết bị trong từng quá
trình thi công.
- Về phương diện tổ chức hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp xây
lắp: bên nhận thầu xây dựng là bên trực tiếp thực hiện các công việc cho bên chủ
đầu tư giao thầu. Để thực hiện quá trình thi công, các đơn vị thi công thường tổ
chức thành các đội thi công. Đây chính là bộ phận thực hiện hoạt động chính
trong xây lắp, là trung tâm phát sinh chi phí chủ yếu. Ngoài ra, trong các doanh
nghiệp xây lắp để tận dụng hết năng lực kinh tế hoặc đôi khi phải đảm bảo chủ
-3-
động, đảm bảo chất lượng quá trình thi công, các doanh nghiệp còn tổ chức các
bộ phận phục vụ cung ứng dịch vụ, sản phẩm cho quá trình thi công như hoạt
động sản xuất các cấu kiện, bê tông, vật liệu, cung ứng dịch vụ điện nước hơi gió.
Với những đặc điểm trên chứng tỏ xây lắp một ngành sản xuất vật chắc đặt
thù, sản phẩm xây lắp cũng là những sản phẩm đặc thù. Đây chính là đặc điểm
kinh tế, kỹ thuật chi phối trực tiếp công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm xây lắp.
2.1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp
Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình
xây lắp, là bộ phận cơ bản hình thành giá thành sản phẩm xây lắp.
2.1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, từng hạng mục công
trình, từng công trình hoặc địa bàn thi công.
2.1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp
- Phương pháp trực tiếp: Các chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp tới đối
tượng tập hợp chi phí nào thì hạch toán trực tiếp vào đối tượng đó.
- Phương pháp gián tiếp: Chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho
từng đối tượng thì phải lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí sản xuất cho từng
đối tượng tập hợp chi phí theo các bước sau:
+ Tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.
+ Xác định hệ số phân bổ trên cơ sở tiêu phân bổ chi phí hợp lý:
Hệ số
=
phân bổ
Tổng chi phí cần phân bổ
(2.1)
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
+ Xác định chi phí sản xuất của từng đối tượng tập hợp chi phí:
Chi phí sản xuất của từng
Tổng tiêu thức phân bổ của
Hệ số
=
đối tượng tập hợp chi phí
đối tượng tập hợp chi phí x phân bổ
-4-
(2.2)
2.1.1.5 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp
theo quy định.
Giá thành hạng mục công trình hoặc giá thành công trình hoàn thành toàn bộ
là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp.
2.1.1.6 Phân loại giá thành
Giá thành dự toán: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng xây lắp
theo dự toán. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế,
kỹ thuật và đơn giá quy định của Nhà nước.
Giá thành dự toán
= Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức
(2.3)
Giá trị dự toán là chi phí để hoàn thành khối lượng xây lắp theo dự toán.
Giá thành kế hoạch: được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở
một xí nghiệp xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công các định mức và
đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp.
Giá thành
Giá thành
Mức hạ giá
Khoản bù chênh
=
+
kế hoạch
dự toán
thành dự toán
lệch vượt dự toán
(2.4)
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so
sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ giá thành thực tế để hoàn thành bàn
giao khối lượng xây lắp mà xí nghiệp nhận thầu được xác định dựa vào số liệu
của kế toán về chi phí sản xuất xây lắp thực hiện trong kỳ.
2.1.1.7 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc đến điểm dừng kỹ thuật
2.1.2 Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp
2.1.2.1 Kết cấu chi phí trong tính giá thành sản phẩm
Trong xây lắp giá thành sản xuất bao gồm bốn khoản mục chi phí:
Chi phí NVLTT bao gồm các chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp có liên
quan đến từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu,…
Chi phí NCTT bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương tính
vào chi phí như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của công nhân trực tiếp sản
xuất.
Chi phí sử dụng máy thi công là các khoản chi phí phát sinh cho việc sử
dụng máy thi công như: nhiên liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao máy thi công, nhân
công điều khiển máy thi công,…
Chi phí sản xuất chung là chi phí là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn
liền với từng phân xưởng sản xuất, nó là loại chi phí tổng hợp bao gồm các
khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố
định,…
2.1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử
dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực
hiện dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp.
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ các chứng từ xuất kho để
tính giá thực tế của vật liệu xuất dùng trực tiếp và tập hợp theo các đối tượng đã
xác định.
- Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể thực hiện theo phương
pháp ghi trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp theo các tiêu chuẩn như:
định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản
xuất…
- Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán
sử dụng tài khoản 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kết cấu tài khoản 1541:
-6-
- Bên nợ:
+ Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
xây lắp, chế tạo sản phẩm trong kỳ.
- Bên có:
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết được nhập kho.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp
trong kỳ vào tài khoản 1548.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực sử dụng cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ vào các tài khoản có liên quan để tính giá thành sản
phẩm.
- Tài khoản 1541 không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản 1541 được mở chi tiết để theo dõi từng loại hoạt động trong
doanh nghiệp xây lắp. Trong từng loại hoạt động, nếu hoạch toán được theo dõi
từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu thì phải mở chi tiết theo từng đối
tượng sử dụng để cuối kỳ kết chuyển chi phí, tính giá thành thực tế của từng công
trình.
- Sơ đồ kế toán:
TK 111, 112, 331
TK 1541
TK 1548 (631)
Trị giá NVL mua về giao
ngay cho bộ phận sản xuất
Kết chuyển CP NVL vào
tài khoản giá thành
TK 152 (611)
Trị giá NVL xuất kho cho
sản xuất sản phẩm
Trị giá NVL dùng không
hết để lại phân xưởng
b)
Chi2.1
phíSơ
nhân
công toán
trực chi
tiếp:phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Hình
đồ hạch
- Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia
vào quá trình hoạt động xây lắp gồm cả các khoản phải trả cho người lao động
-7-
thuộc quyền quản lý của doanh nghiêp và lao động thuê ngoài theo từng công
vệc.
- Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản như tiền lương, phụ cấp, các
khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…
- Chi phí nhân công trực tiếp của riêng từng loại sản phẩm thì tập hợp theo
từng loại sản phẩm.
- Chi phí nhân công của nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi
tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành
theo các tiêu thức như: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, số giờ làm
việc thực tế…
- Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử
dụng tài khoản 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 1542 phản ánh chi
phí lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 1542:
- Bên nợ:
+ Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất: tiền lương, tiền
công và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ của công nhân trực tiếp sản
xuất (riêng đối với hoạt động xây lắp, không bao gồm các khoản trích trên lương
về BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ).
- Bên có:
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154.
- Tài khoản 1542 không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản 1542 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
- Sơ đồ kế toán:
TK 334
TK 1542
TK 1548 (631)
Tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất
Kết chuyển CP NCTT vào
- 8 - tài khoản tính giá thành
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp dược hạch toán trực tiếp váo đối tượng chịu chi
phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định dược trực tiếp
mức tiêu hao cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức
như: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, ….
Mức phân bổ CP
Tổng trị giá NVL TT xuất sử dụng
Tiêu thức phân
NVL TT cho =
x bổ cho từng (2.5)
Tổng tiêu thức dùng để phân
từng đối tượng
đối tượng
bổ cho từng đối tượng
c) Chi phí sử dụng máy thi công
- Tài khoản sử dụng: TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công
-9-
Kết cấu tài khoản 1543:
- Bên nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên liệu cho
máy, chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy)
- Bên có kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào tài khoản 1548.
- Sơ đồ kế toán:
TK 334
TK 111, 112, 152
TK 1543
Tiền lương công nhân
Phát sinh giảm chi phí sử
phải trả
dụng máy thi công
TK 152, 153
TK 1548
Xuất kho NVL, CCDC
Cuối kỳ kết chuyển chi
phí sử dụng máy thi công
TK 142, 242
Phân bổ hoặc trích trước
chi phí sữa chữa
TK 214
Trích khấu hao chi phí
máy thi công
TK 111, 112, 331
TK 133
Chi phí dịch
vụ thuê ngoài
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
d) Tập hợp chi phí sản xuất chung
Tài khoản sử dụng: TK 1547 – Chi phí sản xuất chung.
- 10 -
Kết cấu tài khoản 1547:
- Bên nợ: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân
viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT,
BHTN và KPCĐ trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân
viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế doanh
nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung…
- Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khản 1548.
Sơ đồ kế toán:
TK 334, 338
TK 1547
Lương và các khoản trích theo
lương nhân viên phân xưởng
TK 111, 112, 338
Các khoản làm giảm chi phí
- 11 -
sản xuất chung
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.
- 12 -
e) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là kết chuyển chi phí nguyên vật liệu,
chi phí nhân công dở dang, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung tập hợp
được trên các tài khoản 1541, 1542, 1543, 1547 theo từng đối tượng tính giá
thành.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí máy
thi công.
- Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 1548 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ:
+ Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí máy thi
công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm.
- Bên có:
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm.
- Tài khoản 1548 có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản 1548 mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, loại, nhóm sản
phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm.
- Sơ đồ kế toán:
- 13 -
TK 1548
TK 1541
TK 632
Kết chuyển CP
Kết chuyển
NVLTT
giá thành
TK 1542
Kết chuyển CP
NCTT
TK 1543
Kết chuyển CP
MTC
TK 1547
Kết chuyển CP
SXC
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
- 14 -
2.1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.1.3.1 Phương pháp tính giá thành thực tế (phương pháp giản đơn)
Giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao được xác
định trên định cơ sở tổng công chi phí sản xuất phát sinh từ lúc khởi công đến khi
hoàn thành bàn giao.
Nếu quy định thanh toán sản phẩm, khối lượng xây dựng hoàn thành theo
giai đoạn xây dựng thì phải tính tính được giá thành khối lượng công tác xây lắp
hoàn thành bàn giao nhằm quản lý chặc chẽ chi phí dự toán.
Tổng giá thành
Chi phí sản
Chi phí sản
Chi phí sản
+
=
sản phẩm hoàn
xuất dở dang
xuất phát sinh
xuất dở dang
thành
đầu kỳ
trong kỳ
cuối kỳ
(2.6)
2.1.3.2 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất là cả một công trình nhưng yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng
mục công trình có thiết kế dự toán riêng.
Giá thành thực tế
Giá trị sản
Chi phí sản
Giá trị sản
+
=
công trình hoàn
phẩm dở dang xuất phát sinh
phẩm dở dang
thành bàn giao
đầu kỳ
trong kỳ
cuối kỳ
(2.7)
2.1.3.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi hoàn thành khối
lượng công việc xây lắp theo đơn hàng mới tính giá thành. Chi phí sản xuất xây
lắp được tập hợp theo đơn đặt hàng. Khi hoàn thành thì chi phí tập hợp được
chính là giá thành của đơn đặt hàng.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Quá trình tính giá thành sản phẩm được theo dõi tại doanh nghiệp thông qua
phòng kế toán của Công ty chu yếu là số liệu thứ cấp như sổ tổng hợp, sổ chi tiết,
sổ cái… của kỳ nghiên cứu.
- 15 -
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Tập hợp chi phí theo khoản mục. Các chi phí sản xuất được tập hợp vào các
tài khoản 1541, 1542, 1543, 1547 sau đó kết chuyển sang tài khoản 1548 để tính
già thành.
Sử dụng sơ đồ kết chuyển để biểu diễn sự luân chuyển chi phí vào các
khoản mục chi phí để tính giá thành.
Sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với tỷ lệ để đánh giá biến động chi
phí giữa thực tế và kế hoạch theo từng khoản mục chi phí.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở.
* Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so
sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn
gốc so sanh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể:
- Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của từng
chỉ tiêu.
- Các mục tiêu dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch,
dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt
hàng,… nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.
* Kỹ thuật so sánh:
- Phương pháp tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các tiêu chuẩn kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện quy mô khối
lượng quy ô của các hiện tượng kinh tế.
- Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ % của các chỉ tiêu kỳ phân tích so với
chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ giữa số chênh lệch tuyệt
đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.2.2 Phương pháp phân tích biến động các khoản mục chi phí sản xuất
Phân tích biến động chi phí sản xuất là so sánh chi phí thực tế và chi phí kế
hoạch để xác định biến động chi phí, sau đó tìm nguyên nhân ảnh hưởng đế sự
biến động và đề xuất các biện pháp thực hiện cho kỳ sau nhằm tiết kiệm chi phí.
- 16 -
a) Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sự biến động này gồm biến động lượng sử dụng và biến động giá nguyên
vật liệu. Biến động giá chỉ ra ảnh hưởng của giá mua so với giá kế hoạch. Biến
động lượng chỉ ra ảnh hưởng khi thay đổi sản lượng thực tế so với sản lượng kế
hoạch.
Mức chênh lệch
khối lượng
=
Biến động
Giá kế
=
lượng
hoạch
Biến
động giá
Khối lượng
thực tế
Khối lượng
kế hoạch
Số lượng
Số lượng
thực tế
kế hoạch
x
Số lượng
= mua thực tế
-
x
Giá
Giá kế
thực tế
hoạch
(2.8)
(2.9)
(2.10)
Kết quả so sánh biến động giữa thực tế và kế hoạch được đánh giá như sau:
+ Kết quả dương (thực tế > kế hoạch), không tốt vì lúc này chi phí thực tế
cao hơn kế hoạch.
+ Kết quả âm (thực tế < kế hoạch) đánh giá tốt
+ Kết quả bằng 0 (thực tế = kế hoạch), đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.
Nếu tổng biến động chi phí nguyên vật liệu là một chênh lệch âm thì chi phí
nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng tốt, tiết kiệm chi phí. Ngược lại, chi
phí nguyên vật liệu tăng so với kế hoạch đề ra.
Trong thực tế sự biến động phụ thuộc vào cả nguyên nhân khách quan (quan
hệ cung cầu, thay đổi thị trường, sự thay đổi chính sách của Nhà nước) và nguyên
nhân chủ quan (chất lượng hàng mua, phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu
xuất kho,..)
Biến động về lượng nguyên vật liệu sử dụng phụ thuộc vào trình độ quản lý
nguyên vật liệu, tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, tình trạng hoạt động
của máy móc thiết bị, điều kiện, nơi sản xuất,…
- 17 -
b) Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một loại biến phí, vì vậy việc phân tích các
biến động của nó cũng dùng mô hình cung eve phân tích biến động biến phí. Biến
động chi phí lao động có thể chi tiết hóa như sau:
+ Biến động năng suất lao động;
+ Biến động đơn giá tiền lương.
Chênh lệch giá chỉ ra tác động của việc thay đổi mức lương cho nhân công
so với kế hoạch, trong khi chênh lệch hiệu quả tập trung vào chi phí lương cho
việc thay đổi thời gian lao động trực tiếp hay năng suất lao động của công nhân
trực tiếp làm ra sản phẩm so với kế hoạch.
Biến động = Giá kế x
năng suất
hoạch
Số giờ lao - Số giờ lao
động thực tế
động kế hoạch
Tổng biến động = Biến động giá + Biến động năng suất
(2.11)
(2.12)
Biến động năng suất phụ thuộc vào công nhân do phải mất thời gian sản
xuất nhiều hay ít hơn so với kế hoạch. Nhà quản lý cần đặt biệt quan tâm đến biến
động năng suất bất lợi, và xác định rõ người chịu trách nhiệm và lý do vì sao thời
gian sản xuất lại kéo dài. Năng suất lao động tăng hay giảm có thể thường do ảnh
hưởng của các nguyên nhân sau:
+ Sự thay đổi cơ cấu lao động;
+ Năng suất lao động cá biệt;
+ Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị;
+ Chất lượng của nguyên liệu được sử dụng;
+ Các biện pháp quản lý sản xuất;
+ Chính sách trả lương cho công nhân.
Biến động tiền lương xảy ra khi doanh nghiệp phải trả lương thực tế cho
công nhân cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến. Đơn giá tiền lương tăng do
nhiều nguyên nhân, có thể tồng hợp thành hai nguyên nhân:
- 18 -
+ Do đơn giá tiền lương của các bậc thợ tăng lên.
+ Sự thay đổi về cơ cấu lao động. Tiền lương tăng lên khi kết cấu lao đông
thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân
bậc thấp tính trên tổng số giờ lao đông sử dụng.
c) Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công
Phân tích chi phí sử dụng máy thi công gồm phân tích chi phí biến động chi
phí nhân công sử dụng máy thi công và phân tích chi phí khấu hao máy thi công.
d) Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp bởi nó là một chi
phí gián tiếp với nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và tính được giá thành
các sản phẩm thông qua sự phân bổ, vì vậy sẽ không có một mô hình duy nhất về
phương pháp để phân tích chung cho các doanh nghiệp. Tiến hành so sánh giữa
chi phí thực tế và kế hoạch để đánh giá dự tiết kiệm hay vượt kế hoạch chi phí sản
xuất chung. Biến động âm là biến động tốt biểu hiện sự tiết kiệm chi phí và ngược
lại.
- 19 -
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NGUYỄN PHÁT
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Nguyễn Phát đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 11 tháng
6 năm 2002, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, sau đó đăng ký cấp lại và thay
đổi lần 4 vào ngày 23 tháng 12 năm 2008 tại Sở Kế hoạch và đầu tư Tp. Cần Thơ.
Vài nét về Công ty TNHH Nguyễn Phát.
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN
PHÁT.
- Địa chỉ: A248 Khu dân cư 91B, Phường An Bình, quận Ninh Kiều, Thành
phố Cần Thơ.
- Điện thoại/fax: 07103838951
- Mã số thuế: 1800467853
- Người đại diện: BÙI VĂN NGUYỄN
- Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng bằng tiền mặt.
Danh sách thành viên góp vốn
Bảng 3.1 Danh sách thành viên góp vốn
Nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú
Giá trị
vốn góp
(trđ)
Số
TT
Tên thành viên
01
Bùi Văn Nguyễn
342, Tầm Vu, phường Hưng
Lợi, Quận Ninh Kiều
1.000
50%
02
Dương Thị Hạnh
342, Tầm Vu, phường Hưng
Lợi, Quận Ninh Kiều
1.000
50%
- 20 -
Phần
vốn góp
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Bảng 3.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty
STT
TÊN NGÀNH
01
Xây dựng dân dụng, công nghiệp;
02
San lắp mặt bằng;
03
Thi công các công trình cầu đường, thủy lợi bằng cơ giới;
04
Kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng nhóm 2;
05
Tư vấn đầu tư xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường;
06
Thi công các công trình kỹ thuật, cấp thoát nước, điện công nghiệp,
điện dân dụng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chóng sét, trang trí nội
thất;
07
Mua bán trang trí nội thất;
08
Thi công xây dựng các công trình cảng sông, cảng biển, đê kè, cống…;
09
Mua bán, cho thuê xe máy thi công;
10
Sữa chữa thiết bị xe máy công trình;
11
Sữa chữa, đóng mới xà lan, vận hành hàng hóa đường bộ đường thủy.
3.1.3 Quy trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng, những sản phẩm này mang tính chất của
sản phẩm xây lắp. Đó là những công trình hạng mục công trình có qui mô vừa và
lớn. Tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vì qui định giá
cả từ trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu). Sản phẩm xây lắp
cố định về mặt vị trí còn các nguồn lúc đầu vào thì đa dạng, lại phải dịch chuyển
theo địa điểm lắp đặt công trình. Hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời
nên tiến độ, chất lượng công trình đôi khi phụ thuộc vào thời tiết. Công ty có
nhiều nhóm sản phẩm xây dựng khác nhau:
- Công trình dân dụng, công nghiệp;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp dân cư;
- Công trình giao thông cầu, đường;
- Công trình thủy lợi, kênh mương đê kè, trạm bơm.
- 21 -
Do nhu cầu thực tế, trong các nhóm trên Công ty chủ yếu tham gia xây dựng
các công trình dân dụng.
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp chủ yếu của Công ty được
thực hiện qua sơ đồ sau:
Khảo
sát
thiết kế
Lên
tầng
(nếu có)
Hiệu
chỉnh
kiểm tra
kỹ thuật
Sang
lắp mặt
bằng
Đổ bê
tông
móng
Đào
móng
Đổ bê
tông
trần
Xây
dựng
khung
Lắp đặt
máy móc
thiết bị
Kiểm tra
thông số
kỹ thuật
Nghiệm thu
Xây
móng đổ
bê tong
giằng
móng
Đổ bê
tông cột
dầm
Vận hành
thử
Hoàn thiện
Hình 3.1 Sơ đồ qui trình xây lắp các công trình, hạng mục công trình
Hoạt động xây lắp ở Công ty được thực hiện chủ yếu qua phương thức tham
gia đấu thầu xây dựng công trình.
Đối với hoạt động đấu thầu: khi một đơn vị tổ chức có nhu cầu xây dựng
một công trình hoặc hạng mục công trình nào đó, đơn vị hoặc tổ chức sẽ tiến hành
mời thầu. Căn cứ vào điều kiện khả năng của mình Công ty sẽ tiến hành tham gia
dự thầu. Sau khi đăng kí tham gia dự thầu, Công ty tiến hành lập dự toán chi phí
đấu thầu trên cơ sở tổng hợp thông tin về chi phí sản xuất, xây dựng, lắp đặt, bàn
giao,… và cả chi phí rủi ro. Căn cứ vào giá dự toán này trên cơ sở xem xét đối
- 22 -
thủ cạnh tranh cũng tham gia mời thầu, Công ty sẽ đưa ra giá thầu. Giá thầu này
phải đảm bảo đủ nhỏ để thắng thầu nhưng cũng phải đạt được giá thầu cao nhất
có thể để có thể vừa đảm bảo chất lượng cho việc xây lắp công trình, hạng mục
công trình và phải đảm bảo bù đắp được chi phí phát sinh để đạt được mức lãi cao
nhất. Sau khi thắng thầu, Công ty phải bảo lãnh thầu thông qua ngân hàng với giá
trị gói thầu từ 5% đến 10% giá trị gói thầu.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trong quá trình sản
xuất Công ty thực hiện phương thức khoán gọn công việc cho các đội xây dựng
do vậy mô hình tổ chức hoạt động xây lắp của Công ty cũng được tổ chức theo
chi tiết từng đội xây dựng và theo từng công trình theo mô hình sau:
Ban điều hành
công trường
Các đội xây dựng
Nhân viên kỹ thuật từng đội
xây dựng
Tổ bê
tông
Tổ sắt
Tổ lao
động
Hình 3.2 Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động xây lắp của công ty
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2.1 Cơ cấu quản lý công ty
Bộ máy của Công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng, mọi
công việc điều do giám đốc điều hành trực tiếp, 3 phòng chức năng chỉ đạo
nghiệp vụ đối các đơn vị trực thuộc.
- 23 -
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH,
KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN,
TÀI VỤ
CÁC ĐỘI THI CÔNG
Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Ghi chú:
: Chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ đối ứng
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
Theo điều lệ và quy chế làm việc của Công ty TNHH Nguyễn Phát, Hội
đồng thành viên giữ quyết định cao nhất và chiến lược sản xuất kinh doanh của
Công ty; phê chuẩn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Giám đốc, Kế toán trưởng.
3.2.2.1 Giám đốc
Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, quyết định kế hoạch sản xuất
kinh doanh từng giai đoạn theo chiến lược đã được Hội đồng thành viên quyết
định; quản lý điều hành vốn chịu trách nhiệm eve kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trước hội đồng thành viên và các cơ quan chức năng; được quyền
- 24 -
tuyển dụng công dân Việt Nam, công dân nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên, có trình
độ chuyên môn, sức khỏe tốt và làm việc tốt tại Công ty.
3.2.2.2 Phòng Tổ chức hành chính
Có trách nhiệm giúp Giám đốc trong việc thực hiện đúng và kịp thời các
chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về lao động, người lao động. Ngoài
ra, phòng còn phụ trách văn phòng Công ty, văn thư, lưu trữ, thông báo các chỉ
thị quyết định của Hội đồng thành viên, Giám đốc đến các đơn vị để thực hiện
phương hướng, nhiệm vụ công tác chung của công ty một cách nhanh chống, kịp
thời và chính xác.
3.2.2.3 Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật
Phụ trách nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong các
kỳ kế hoạch quý, năm, dài hạn; cụ thể hóa các chi tiêu kế hoạc cấp trên giao; lập
và quản lý các hợp đồng kinh tế, lên kế hoạch dự trữ vật tư phục vụ sản xuất kinh
doanh; kiểm tra và theo dõi tiến độ thi công, chất lượng công trình, ngăn ngừa và
xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật trong xây dựng.
3.2.2.4 Phòng Kế toán, Tài vụ
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc, xem xét và quản lý những vấn đề
liên quan đến sổ sách và các hoạt động tài chính của công ty; tính toán ghi chép
phản ánh chính xác kịp thời tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản tiền vốn của
công ty, vốn cho các hoạt động khác. Đồng thời trả lương cho người lao động,
trích nộp các khoản bảo hiểm theo quy định Nhà nước. Bên cạnh đó, phòng có
chức năng theo dõi công nợ, phối hợp theo dõi các hợp đồng kinh tế, có biện pháp
thu hồi công nợ cho công ty; theo dõi giá cả thị trường và có báo cáo biến động
giá cả vật tư của phòng kế hoạch lập dự toán công trình; phân tích, hạch toán lãi
lỗ, lập báo cáo tài chính cho Hội đồng thành viên, Giám đốc và cấp có thẩm
quyền theo quy định.
3.2.2.5 Các đội thi công
Do Giám đốc thành lập và chịu sự quản lý thường xuyên của các đội trưởng
để thực hiện xây dựng các công trình dân dụng, nhà ở, cầu, đường, thi công các
công trình thủy lợi bằng cơ giới, cấp thoát nước,… theo yêu cầu sản xuất kinh
doanh của công ty vào từng thời kỳ. Các đội trưởng kiêm nhiệm thủ kho để quản
lý kho vật tư tại các công trình.
- 25 -
3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
3.3.1 Chế độ kế toán áp dụng
Công ty TNHH Nguyễn Phát đang sử dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
theo quyết định số 48/2006 QĐ – BTC ngày 14/09/2006.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
Đơn vị tiền tệ áp dụng: đồng Việt Nam (VNĐ)
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng –
Kế toán tổng hợp
Kế toán
ngân quỹ
Kế toán thuế,
tiền lương
Kế toán kho,
TSCĐ
Kế toán
công nợ
Thủ quỹ
Kế toán
chi phí
Hình 3.4 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
3.3.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận
3.3.3.1 Kế toán trưởng – Kế toán tổng hợp
* Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của đơn vị trước lãnh đạo xí
nghiệp, công ty và pháp luật.
- Thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính theo quy định, quyết toán kịp
thời, chính xác.
- Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu của lãnh đạo để phục
vụ công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- 26 -
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó
quản lý vốn tiết kiệm và hiệu quả.
- Soạn thảo và thanh lý hợp đồng mua bán.
- Tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách
theo chế độ kế toán hiện hành.
- Tính giá thành sản phẩm. Đồng thời đảm nhiệm khâu kế toán tổng hợp và
quyết toán.
* Quyền hạn:
- Ký các chứng từ kế toán, từ chối thanh toán chi phí sai quy định và những
chứng từ bất hợp lệ.
- Phân công, điều động nhân viên thuộc phòng theo yêu cầu chung của công
tác chuyên môn.
- Yêu cầu quản đốc phân xưởng cung cấp tỷ lệ thu hồi, đấu trộn và tồn kho
để phục vụ công tác chuyên môn và có số liệu báo cáo kịp thời.
- Đề xuất giám đốc cho kiểm kê hàng hóa và tài sản khi cần thiết.
3.3.3.2 Nhân viên kế toán
* Trách nhiệm:
- Căn cứ vào chứng từ gốc được duyệt, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng
từ thanh toán, lập phiếu thu, chi và cập nhật vào sổ nhật kí chuyên dùng. Đồng
thời hạch toán chi phí đúng tính chất, rõ ràng và chính xác. Đối chiếu thường
xuyên với thủ quỹ. Kiểm quỹ thực tế cuối tháng và lập biên bản.
- Căn cứ vào phiếu kiểm hàng nhập, xuất được duyệt lập phiếu nhập, xuất
và vào sổ nhật ký chuyên dùng. Thường xuyên đối chiếu với thủ kho. Đồng thời
cập nhật chi tiết và đôn đốc thu hồi công nợ. Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo những
công nợ có biểu hiện trả chậm so với thời gian thỏa thuận.
- Theo dõi và ghi chép tình hình tăng, giảm của TSCĐ, CCLĐ, đồng thời
tính và trích khấu hao TSCĐ theo đúng nguyên tắc.
- Tính và trích lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, quỹ cứu tế xã hội.
- Lập báo cáo thuế và tình hình sử dụng hóa đơn kịp thời theo quy định của
công ty và cục thuế.
- Đánh máy văn bản theo sự phân công của lãnh đạo.
- 27 -
* Quyền hạn:
- Hướng dẫn cho người thanh toán làm thủ tục đúng quy định;
- Từ chối thanh toán đối với những chứng từ không hợp lệ;
- Yêu cầu thủ quỹ và thủ kho đối chiếu định kỳ và đột xuất.
3.3.3.3 Thủ quỹ
* Trách nhiệm:
- Căn cứ các chứng từ thu, chi cập nhật vào sổ quỹ hàng ngày, thường xuyên
đối chiếu tồn quỹ với kế toán tiền mặt. Mỗi tháng lập biên bản kiểm quỹ
- Quản lý tiền mặt rõ ràng, chặt chẽ. Thu, chi đúng nguyên tắc.
- Theo dõi các khoản thu, chi đoàn phí công đoàn. Thu, nộp Đảng phí và
quỹ cứu tế xã hội.
- Kết hợp cùng nhân viên kế toán theo dõi công nợ mua bán.
* Quyền hạn:
- Từ chối thanh toán đối với những chứng từ thu, chi không hợp lệ (chưa đủ
chữ ký).
- Yêu cầu với bộ phận liên đối trách nhiệm đối chiếu tồn quỹ trên sổ sách và
kiểm quỹ thực tế định kỳ mỗi tháng, có biên bản kèm theo.
3.3.4 Hình thức kế toán tại công ty
- Đặc trưng của hình thức nhật ký chung: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh đều được ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian và nội
dung nghiệp vụ kinh tế. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái
tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Sổ Nhật ký chung và Sổ cái.
- 28 -
Bộ: ..........................................
Đơn vị: ...................................
Mẫu số S04 – H
( Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ – BTC ngày
14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm:............
Đơn vị tính:……………
Ngày
tháng
ghi sổ
A
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu
Ngày
tháng
B
C
D
Đã ghi Số thứ tự
sổ cái
dòng
E
F
Số tiền
Số hiệu
tài khoản
đối ứng
Nợ
Có
G
1
2
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang trang sau
Sổ này có…………trang, đánh số từ trang 01 đến trang……….
Ngày mở sổ:……………………………………………………
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Hình 3.5 Sổ nhật ký chung
- 29 -
ngày ......tháng ......năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bộ…………...................................
Đơn vị……....................................
Mẫu số: S03 – H
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ/BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm:............
Tài khoản:………………… Số hiệu:………
Đơn vị tính: ............
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Diễn giải
Số
trang
D
- Số dư đầu tháng:
Cộng phát sinh tháng:
Số dư cuối tháng:
E
Số
hiệu
Số thứ
TK
đối
tự
ứng
dòng
F
G
Số tiền
Nợ
Có
- Sổ này có:……trang, đánh số từ trang 01 đến trang……
- Ngày mở sổ:……..
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Hình 3.6 Sổ cái
- 30 -
ngày ......tháng ......năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
* Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ nhật ký
chung
Sổ cái
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo
tài chính
Hình 3.7 Sơ đồ hình thức nhật ký chung
Ghi chú
: Ghi hàng ngày.
: Đối chiếu kiểm tra.
: Ghi cuối tháng.
Mỗi công ty có tổ chức, cơ cấu khác nhau nên việc lựa chọn hình thức kế
toán áp dụng vào công ty có ý nghĩa quan trọng đến công tác kế toán. Vì vậy, trên
cơ sở hoạt động kinh doanh của công ty, với trình độ và năng lực của đội ngũ kế
toán hiện hành nên công ty đã áp dụng hình thức sổ nhật ký chung để ghi chép.
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã
- 31 -
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm công số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ cái và
bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng phát sinh Nợ và Tổng phát sinh Có trên
Bảng cân đối số phát sinh bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên
sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã
loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
- 32 -
Bảng 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Tổng DT
22.760.520.250 41.264.996.450
24.291.701.974 18.504.476.200
81,3%
(16.973.294.424)
(41,32%)
DT thuần
22.675.822.989 41.243.895.736
24.277.858.093 18.568.072.747
81,88%
(16.966.037.643)
(41,14%)
(34,39%)
DTHĐTC
TN khác
-
21.100.714
13.843.881
21.100.714
(7.256.833)
84.697.261
-
-
(84.697.261)
-
2. Tổng CP
22.012.038.838 41.041.173.522
24.100.731.918 19.029.134.684
86,45%
(16.940.441.604)
(41,28%)
GVHB
19.263.368.955 36.848.240.990
19.940.602.612 17.584.872.035
91,29%
(16.907.638.388)
(45,88%)
CPBH
-
-
-
1.844.369.092
2.533.452.634
2.525.787.491
689.083.542
37,36%
(7.665.143)
(0,303%)
904.300.791
1.385.951.634
1.392.232.898
481.650.843
53,26%
6.281.264
0,45%
-
273.528.264
242.108.917
273.528.264
(31.419.347)
(11,49%)
3. LN trước thuế
748.481.412
223.822.928
190.970.056
(524.658.484)
70,1%
(32.852.872)
(14,68%)
4. Thuế TNDN
187.120.353
55.955.732
47.742.514
(131.164.621)
70,1%
(8.213.218)
(14,68%)
5. LN sau thuế
561.361.059
167.867.196
143.227.542
(393.494.313)
70,1%
(24.639.654)
(14,68%)
CPQLDN
CPTC
CP khác
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
- 33 -
* Nhận xét:
Doanh thu: Nhìn chung ta thấy tổng doanh thu của công ty biến động mạnh
qua các năm, đây là một dấu hiệu không tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của
công ty không hiệu quả cho lắm. Năm 2010, tổng doanh thu đạt 22.760.520.250
đồng, năm 2011 tổng doanh thu đạt 41.264.996.450 đồng tăng 18.504.476.200
đồng so với năm 2010, tương đương với 81,3%%. Đến năm 2012 tổng doanh thu
đạt 24.291.701.974 đồng giảm 16.973.294.424 đồng so với năm 2011, tương
đương với 41,32%. Tổng doanh thu năm 2012 tuy giảm so với năm 2011 nguyên
nhân là do xây lắp ít làm cho doanh thu bị giảm mạng vì vậy công ty cần có biện
pháp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chi phí: nhìn vào bảng phân tích ta thấy tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn
doanh thu cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn
của doanh thu là 5,15% nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng nhanh của giá vốn
tăng 17.584.872.035 đồng tăng 91,29% và chi phí tài chính do trong năm 2011
công ty gặp khó khăn nên khoản vay ngân hàng tăng lên, đến năm 2012 thì tỷ lệ
đó tăng nhưng không mạnh chỉ còn 0,45%.
Lợi nhuận: Chi phí tăng nhanh đã làm cho lợi nhuận trước thuế giảm mạnh,
năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt 190.970.056 đồng giảm 32.852.872 đồng tỷ lệ
giảm 14,68% so với năm 2011, riêng năm 2010 đạt 748.481.412 đồng. Chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp tăng, giảm theo lợi nhuận trước thuế vì vậy lợi nhuận
sau thế cũng biến động theo năm 2012 là 143.227.542 đồng giảm 24.639.654
đồng tỷ lệ giảm 14,68% so với năm 2011.
Qua phân tích trên ta có thể nhận định chung, trong những năm gần đây,
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã có những biến động rõ rệt, đặc biệt
là năm 2012. Công ty đang trên đà phát triển, quy mô được mở rộng, chất lượng
sản phẩm ngày càng cao, dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trở lại. Nhưng
do một số tác nhân từ môi trường bên ngoài đã khiến tình hình kinh doanh của
công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, công ty vẫn nắm bắt được tình hình,
tập trung phát triển điểm mạnh và tìm biện pháp để giải quyết các khó khăn nên
trong thời gian tới sẽ có thể ổn định lại.
- 34 -
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.5.1 Thuận lợi
Là đơn vị hạch toán độc lập, công ty luôn nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ
của các cấp, các ngành của thành phố, các địa phương ngoài thành phố, các đơn
vị bạn.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và địa bàn hoạt động từ
đó nắm bắt được những thuận lợi để phát triển Công ty.
Công ty có đội ngũ lao động hành nghề, trình độ chuyên môn ngày càng
được nâng cao, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty cũng như
đòi hỏi hiện nay của xã hội.
Các thành viên trong Công ty từ ban lãnh đạo đến các nhân viên đều có sự
nhiệt tình và quyết tâm trong công việc, luôn đoàn kết cố gắng và hoàn thành kế
hoạch đề ra.
3.5.2 Khó khăn
Các doanh nghiệp cùng nghề trong cùng địa bàn càng nhiều, Công ty phải
vượt qua những đối thủ cạnh tranh này để tồn tại trong mội trường kinh doanh
ngày càng khó khăn
Vốn tự có của Công ty hiện nay còn ít nên hoạt động kinh doanh chưa phát
triển như mong muốn với quy mô và nhu cầu kinh doanh hiện nay.
Công ty còn phải vay nhiều vốn từ ngân hàng để hoạt động làm lợi nhuận
giảm do nguồn lãi vay phải trả.
Cơ sở vật chất của Công ty còn thiếu nhiều cũng làm ảnh hưởng đến năng
lực thi công khi tham gia đấu thầu các công trình theo quy định, dẫn đến việc phải
liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để thực hiện đấu thầu làm cho lợi nhuận
giảm xuống.
3.5.3 Định hướng phát triển
+ Với lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn về chiều sâu
lẫn chiều rộng, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, phát huy hơn nữa những thuận
lợi mà Công ty hiện có, nhất là sự tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty,
đồng thời đề ra phương hướng và biện pháp khắc phục những khó khăn còn mắc
phải.
- 35 -
+ Tăng công suất hoạt động máy móc thiết bị.
+ Mở rộng sản xuất tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công tại chổ để phục
vụ cho yêu cầu xây lắp ngày càng phong phú đa dạng.
+ Giữ mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng để đảm bảo đầu ra cho sản
xuất, đồng thời ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các lãnh đạo phòng ban tạo sự đồng bộ về giải
pháp quản lý nhằm quản lý chặt chẽ chi phí, khai thác chế biến sản phẩm nhằm
đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
- 36 -
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
4.1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Công trình thực hiện theo hợp đồng số được ký kết vào ngày 20 tháng 12
năm 2011 giữa các bên.
+ Bên giao thầu (Bên A): Ban quản lý dự án ngành nông nghiệp Hậu Giang.
+ Bên nhận thầu (Bên B): Công ty TNHH Nguyễn Phát.
+ Gói thầu số 1 xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa tuyến 1 Vị Thanh Long Mỹ, Hậu Giang.
+ Giá trị hợp đồng của hạng mục công trình này là 9.719.000.000 đồng.
+ Khởi công: Theo lệnh khởi công của bên A.
+ Hoàn thành: Hạng mục này dự kiến hoàn thành trong 12 kể từ ngày bàng
giao mặt bằng.
+Thanh toán hợp đồng: Trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành được
nghiệm thu và mức giá đã được ký duyệt.
+ Ngoài ra hợp đông còn quy định chi tiết về chất lượng, điều kiện nghiệm
thu, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Mức tiền cam kết bảo hành công trình là 5% giá trị hợp đồng. Bên B thực
hiện bảo hành trong 12 tháng kể từ khi công trình hoàn thành bàn giao và đi vào
sử dụng.
Bên A giao cho bên B thực hiện xây dựng công trình, và theo đúng thiết kế
được sở xây dựng duyệt, đưa vào nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng
quy định của pháp luật.
Bên B chịu trách nhiệm bảo hành công trình sao khi bàn giao. Nội dung bảo
hành công trình bao gồm bảo hành, khắc phục, sữa chữa thay thế thiết bị hư hỏng,
khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi
của nhà thầu gây ra.
- 37 -
4.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN THI CÔNG HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH
4.2.1 Các bước cần tiến hành trước khi thi công công trình
Sau khi có thông báo bằng văn bản của chủ đầu tư về kết quả trúng thầu.
nhà thầu tiến hành các bước sau:
Kiểm tra và điều chỉnh lại hồ sơ dự thầu cho phù hợp với kết quả trúng thầu,
đồng thời bổ sung những thủ tục cần thiết theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Tiến hành đàm phán đi đến thống nhất các điều khoản và ký kết hợp đồng.
Tiến hành ký kết giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng với ngân hàng nơi nhà
thầu mở tài khoản.
Khi nhận được lệnh khởi công của chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện ngay đúng
quy định của hồ sơ dự thầu và cam kết của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu.
4.2.2 Phương án tổ chức, quản lý thi công công trình
- Trước khi khởi công công trình nhà thầu cụ thể hóa thiết kế tổ chức xây
dựng và biện pháp thi công .
- Trước khi thi công một hạng mục công trình hay một bộ phận công trình
có tính chất phức tạp, nhà thầu phải lập thiết kế biện pháp thi công chi tiết để
trình tư vấn giám sát.
- Kế hoạch công tác hàng ngày:
+ Khi tổ chức một dây chuyền thi công hạng mục mới, trước khi bắt đầu thi
công hạng mục mới đội trưởng phải vạch kế hoạch thực hiện từng công việc, xác
định khối lượng dự kiến thực hiện và khoản thời gian để hoàn thành công việc đó.
+ Kế hoạch đó phải được đội trưởng đưa vào Sổ nhật ký thi công, đồng thời
giao cho tư vấn giám sát 1 bản. Khi kết thúc thời gian đó đội trưởng phải đưa số
liệu và kết quả thực hiện vào sổ nhật ký để theo dõi.
Các phương án cụ thể như sau:
- Quản lý vật tư: Dựa vào thiết kế bản vẽ và bản dự trù vật tư do Phòng kỹ
thuật lập đã được Giám đốc ký duyệt, Phòng vật tư tiến hành mua để cung cấp
cho công trình. Còn các vật tư có giá trị nhỏ, các đội được uỷ quyền đi mua theo
đúng khối lượng và chất lượng báo về Công ty.
- 38 -
- Quản lý tiền lương: Căn cứ vào lương khoán toàn bộ công trình, Đội
trưởng dựa vào khối lượng công việc thực hiện mỗi tháng và số ngày công của
từng người để lập bản chấm công. (Thể hiện sơ đồ nhân sự công trình)
4.3 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH
4.3.1 Kế toán chi phí sản xuất
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực san lắp nên chi phí sản xuất
của doanh nghiệp bao gồm 4 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tại doanh nghiệp được xác định
theo từng hạng mục công trình.
Hai hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành được kế toán
mở sổ chi tiết theo dõi riêng và tập hợp chi phí theo từng khoản mục.
4.3.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong công trình
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong giá thành công trình. Vì vậy, việc hạch toán đúng, dù chi phí nguyên
vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định tiêu hao vật chất trong thi
công nhưng phải đảm bảo tính chính xác của toàn bộ chi phí và phản ánh tình
hình sử dụng nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật
liệu phụ và nhiên liệu.
Nguyên liệu trực tiếp bao gồm:
- Vật liệu chính: cát, đá;
- Vật liệu phụ: cọc tràm;
- Nhiên liệu: dầu, nhớt, mỡ bò.
b) Phương pháp tính trị giá xuất kho nguyên vật liệu
Công ty đã áp dụng 2 phương thức trị giá xuất kho:
Phương pháp xuất thẳng (không qua kho): Ưu điểm việc áp dụng này là hạn
chế tối đa chi phí lưu kho vật liệu, giải phóng vốn cho Công ty trong hàng tồn kho
trước tình hình biến động về giá cả vật tư hiện nay.
- 39 -
- Để đảm bảo cung cấp đủ vật tư cho các đội thi công kịp tiến độ, Công ty
áp dụng 2 hình thức thu mua vật tư: Đối với vật tư cần mua với số lượng lớn như:
sắt, thép, xi măng,… thì Công ty sẽ mua và xuất thẳng cho các đội thi công,
không qua kho. Trong quá trình thi công mà thiếu vật tư thì Công ty sẽ tạm ứng
cho các đội mua vật tư; sau đó người mua tiến hành thanh toán tạm ứng.
- Phương pháp xuất thẳng (không qua kho)
Trị giá vật liệu xuất thẳng = Trị giá mua + chi phí vận chuyển,… (4.1)
- Đối vối các vật tư thừa của công trình khác đem lại nư: sắt, thép,… Công
ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá
Giá trị thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá trị vật liệu nhập trong kỳ
bình quân =
(4.2)
Số
lượng
vật
liệu
tồn
đầu
kỳ
+
Số
lượng
vật
liệu
nhập
trong
kỳ
gia quyền
c) Phương pháp lập phiếu xuất kho và luân chuyển chứng từ
Do áp dụng phương pháp nhập xuất thẳng nên khi mua vật tư thì Phòng vật
tư sẽ lập đồng thời phiếu nhập kho kèm với phiếu xuất kho. Do đó chứng từ kế
toán phần lớn là phiếu xuất. Chỉ một số chứng từ khác do có phương pháp bình
quân gia quyền.
* Phương pháp lập phiếu xuất kho:
- Căn cứ vào mẫu để lập: Phiếu được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn, vào
cuối tháng đóng thành quyển.
- Ghi rõ ngày, tháng, năm xuất;
- Ghi họ tên, địa chỉ người nhận hàng;
- Ghi rõ lý do xuất, xuất tại kho ở đâu;
- Ghi rõ tên, số lượng, yêu cầu và thực xuất, đơn giá của từng loại;
- Dòng cuối cùng, tổng cộng số tiền thanh toán cả số và chữ.
* Phương pháp luân chuyển chứng từ:
Căn cứ vào định mức vật tư, ứng với từng tiến độ công trình do phòng kỹ
thuật lập đã được Ban Giám đốc duyệt, phòng vật tư tiến hành mua vật liệu và
xuất thẳng về công trình. Khi nhận được hóa đơn có chữ ký của Đội trưởng hoặc
- 40 -
người được ủy quyền nơi thi công và chữ ký của bên giao hàng, Phòng vật tư
thiết bị lập 4 liên phiếu nhập kho kèm theo liên phiếu xuất kho.
+ Liên 1: lưu tại phòng vật tư.
+ Liên 2: phòng kế toán.
+ Liên 3: giao thủ kho
+ Liên 4: đưa xuống công trình.
* Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách
Chứng từ
Phòng
Định mức nguyên
vật liệu theo tiến độ
Phòng
Kế hoạch – Kỹ thuật
Bảng tạm ứng theo
nhu cầu vật tư
Các tổ, đội thi công
Lập phiếu xuất kho
hay giấy thanh toán
tạm ứng
Phòng
Vật tư – thiết bị
Lập bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Phòng
Tài chính – Kế toán
Lập chứng từ ghi sổ
Phòng
Tài chính – Kế toán
Sổ cái
Phòng
Tài chính – Kế toán
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách
- 41 -
d) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cuối hạng mục công trình dựa vào tổng số lượng phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho kế toán lập báo cáo chi phí sản xuất và báo cáo sản xuất để phân bổ chi
phí cho công trình.
Để phản ảnh các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế tóan sử dụng
tài khoản 15411 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình xây dựng đê bao kết hợp
tráng nhựa tuyến Vị Thanh - Long Mỹ - Hậu Giang là 6.258.159.516 đồng.
- 42 -
Công ty TNHH Nguyễn Phát
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm: 2012
Số hiệu tài khoản: 15411 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng ghi
sổ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Số trang
Số thứ tự
dòng
Số hiệu
TK đối
ứng
E
F
G
Diễn giải
D
Số tiền
Nợ
Có
1
2
Số dư đầu tháng:
15/01/12
XK04/12
15/01/12
Xuất kho dầu DO
152
…
…
…
…
…
17/07/12
NVK106
17/07/12
Cát san lắp công trình
331
…
…
…
…
…
26/12/12
MH00010
26/12/12
Đá 0x4.
331
…
…
…
…
…
31/12/12
NVK202
31/12/12
Kết chuyển chi phí:
111.069.366
…
782.727.273
…
188.183.840
…
15418
- Cộng phát sinh tháng:
6.258.169.516
6.258.169.516
- Số dư cuối tháng:
- 43 -
6.258.169.516
TK 331
TK 15411
5.440.911.112 5.440.911.112
5.440.911.112
TK 152
817.258.404
817.258.404
817.258.404
(Nguồn: Sổ cái TK 15411 năm 2012)
4.3.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
a) Chi phí nhân công trực tiếp tại công trình
Doanh nghiệp sử dụng đội ngũ công nhân trực tiếp tại công trường có sự
giám sát của đội trưởng đối với phần thi công. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực
hiện thuê khoán nhân công đối với các phần phụ như bốc xếp vật tư vào kho bãi,
dọn dẹp bàn giao khi công trình hoàn thành,… Do đó, chi phí nhân công trực tiếp
được tính vào giá thành là các khoản tiền lương chính, lương làm thêm giờ của
công nhân trực tiếp san lắp và tiền phải trả cho công nhân thuê khoán.
b) Hình thức trả lương cho công nhân
* Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian (gián tiếp) và trả lương
theo khoán sản phẩm (trực tiếp). Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng đối
với công nhân viên của Công ty.
Dựa vào bảng chấm công thể hiện số ngày làm việc trong tháng và dựa vào
mức lương cơ bản để tính lương như sau:
Lương cơ bản x Số ngày làm việc
Lương thời gian =
26
- 44 -
(4.3)
* Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm:
Là hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp thi công theo khối lượng và
chất lượng theo bảng nghiệm thu khoán.
Áp dụng cho cả nhân viên của Công ty và công nhân thuê ngoài. Ta có công
thức:
Lương khoán =
Tổng lương khoán x Số công của từng người
(4.4)
Tổng số công
Theo thực tế tại Công ty thì lương khoán do Giám đốc quyết định nếu đội
làm đạt năng suất (tiến độ thực hiện nhanh hơn so với dự tính) thì sẽ có thưởng bổ
sung.
Lương cơ bản x Số ngày nghỉ
Phụ cấp =
(4.5)
26
c) Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương tại công ty
Chứng từ kế toán gồm:
Bảng chấm công;
Bảng thanh toán lương;
Bảng thanh toán lương và phụ cấp.
Bảng chấm công: do đội trưởng lập hàng tháng nhằm theo dõi số ngày công
thực tế của từng người và cuối tháng đội trưởng gửi bảng chấm công cùng với
bảng đề nghị ứng lương (theo mức sản lượng đã hoàn thành) về phòng Tổ chức
hành chính.
Bảng thanh toán lương: dựa vào bảng chấm công và giấy đề nghị tạm ứng
lương cuả đội, cuối mỗi tháng phòng Tổ chức hành chính lập bảng thanh toán
lương, lập xong chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc duyệt.
Bảng thanh toán lương và phụ cấp: bảng thanh toán lương kèm với bảng
chấm công được chuyển lên phòng Kế toán để kiểm tra lại và để thu các khoản
theo lương (tạm ứng trước đó, KPCĐ, BHXH trừ vào lương). Đây cũng là căn cứ
ghi chép lương khoán của từng đội, của từng công trình riêng biệt. Sau khi, được
Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt, kế toán thanh toán dựa trên bảng thanh
toán lương này để lập phiếu chi và thu nợ tạm ứng và giao cho thủ quỹ phát lương
cho từng tổ, đội. Bảng thanh toán lương được lưu tại phòng kế toán.
- 45 -
Đội trưởng
Giám đốc, Kế toán trưởng
Kế toán
Bảng thanh
toán lương
Bắt đầu
Bảng thanh
toán lương
Kế hoạch
nhân công
Bảng thanh
toán lương
Kế hoạch
nhân công
Nhập dữ liệu
Ký
Lập giấy
đề nghị
thanh toán
Ghi nhận và
in chứng từ
Bảng thanh
toán lương
Kế hoạch
nhân công
Kế hoạch
nhân công
Kế hoạch
nhân công
Sổ chi
tiết, sổ
cái
Chứng từ
ghi sổ
Bảng thanh
toán lương
Kế hoạch
nhân công
N
Hình 4.2 Quy trình luân chuyển chứng từ
- 46 -
N
Ghi chú: N
ghi theo số
thứ tự
d) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương của công nhân trực tiếp san lắp được tính theo ngày công lao
động và có mức đơn giá khác nhau phụ thuộc vào trình độ tay nghề của mỗi
người.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 15412 “Chi phí
nhân công trực tiếp”.
Kế toán tập hợp các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất và các
khoản trích lập theo lương của công trình xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa
tuyến Vị Thanh – Long Mỹ, Hậu Giang là 303.750.000 đồng.
- 47 -
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tuần từ 24/03 đến 30/03/2012
STT
HỌ VÀ TÊN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Võ Thị Nga
Nguyễn Văn Oanh
Lê Văn Lộc
Lê Văn Thích
Nguyễn Quốc Trầm
Nguyễn Văn Xê
Hồ Văn Vĩnh
Lê Văn Bé Bảy
Lê Thanh Lam
Trần Thị Thắm
Trần Ngọc Minh
Trần Văn Phải
Nguyễn Vũ Linh
Phan Văn Được
Lâm Văn Tùng
ĐỊA CHỈ
SỐ CMND NGÀY CẤP
Phụng Hiệp, Hậu Giang 360580163
Ô Môn, Cần Thơ
362326750
Cái Bè, Tiền Giang
312015912
Long Mỹ, Hậu Giang
363626859
Gò Quao, Kiên Giang
370678252
Phong Điền, Cần Thơ
360912962
Long Mỹ, Hậu Giang
362537860
Bình Tân, Vĩnh Long
331689644
Bình Minh, Vĩnh Long
331575498
Bình Tân, Vĩnh Long
331092190
Bình Tân, Vĩnh Long
331611247
Long Mỹ, Hậu Giang
363682531
Long Mỹ, Hậu Giang
363642103
Bình Thủy, Cần Thơ
361139101
Bình Minh, Vĩnh Long
331571646
TỔNG CỘNG:
16/07/1979
03/12/2007
25/03/2004
22/12/2006
14/02/2011
30/08/1991
28/03/2007
14/10/2008
20/07/2008
28/10/2009
02/04/2009
20/05/2008
11/06/2007
14/01/2009
29/09/2003
SỐ
CÔNG
Hậu Giang
4
Cần Thơ
6
Tiền Giang
6
Hậu Giang
4
Kiên Giang
6
Hậu Giang
6
Hậu Giang
4
Vĩnh Long
4
Vĩnh Long
6
Vĩnh Long
5
Vĩnh Long
5
Hậu Giang
4
Hậu Giang
6
Cần Thơ
6
Vĩnh Long
5
77
NƠI CẤP
(Nguồn: Bảng thanh toán lương năm 2012)
- 48 -
ĐƠN
GIÁ
130.000
185.000
130.000
130.000
130.000
130.000
135.000
135.000
185.000
135.000
130.000
130.000
150.000
150.000
185.000
SỐ TIỀN
520.000
1.110.000
780.000
520.000
780.000
780.000
540.000
540.000
1.110.000
675.000
650.000
520.000
900.000
900.000
925.000
11.250.000
Công ty TNHH Nguyễn Phát
A248 Khu dân cư 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm: 2012
Số hiệu tài khoản: 15412 - Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Diễn giải
D
Số trang
Số thứ tự
dòng
E
F
Số tiền
Số hiệu TK
đối ứng
Nợ
Có
G
1
2
Số dư đầu tháng:
31/1/12
NVK015/12 31/1/12
Tiền lương công trình
334
33.750.000
334
45.000.000
Long Mỹ - Vị Thanh
29/2/12
NVK031/12 29/2/12
Tiền lương công trình
Long Mỹ - Vị Thanh
…..
……
31/12/12 NVK
202/12
…..
……..
31/12/12
Kết chuyển chi phí:
15418
- Cộng phát sinh tháng:
303.750.000
303.750.000
- Số dư cuối tháng:
- 49 -
303.750.000
TK 15412
TK 334
303.750.000
303.750.000
303.750.000
(Nguồn: Sổ cái TK 15412 năm 2012)
4.3.1.3 Chi phí sử dụng máy thi công
a) Chi phí sử dụng máy thi công tại hạng mục công trình
- Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù trong xây dựng. Trong sản
xuất san lắp, quy mô thi công thường lớn, cường độ thi công cao mà sức lao động
của con người không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc sử dụng máy thi
công có vai trò quan trọng, đảm bảo cho chất lượng và tiến độ thi công.
- Chi phí nhân công máy thi công: gồm lương của công nhân điều khiển
máy thi công.
- Chi phí khấu hao máy thi công: là chi phí khấu hao các máy móc dùng
trong thi công. Do công ty thuyên chuyển máy móc giữa các công trình cho nên
khoản chi phí này cần phải phân bổ cho các công trình.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài khác: gồm các chi phí như bảo dưỡng máy
móc, sửa chữa xe, thay dụng cụ máy thi công, chi phí bảo quản máy móc (như
mua bạt để che máy)
- Chi phí bằng tiền khác: gồm lệ phí cầu đường, thanh toán tiền lệ phí đăng
kiểm xe
b) Chứng từ sử dụng
- Hợp đồng thuê;
- Phiếu xác nhận cho sản phẩm hoặc công việc hoàn thành;
- Giấy đề nghị tạm ứng;
- Giấy đề nghị thanh toán.
c) Quy trình luân chuyển chứng từ
- 50 -
Đội
Bắt đầu
Giám đốc, kế toán trưởng
Kế toán
Giấy đề nghị
tạm ứng
A
Giấy đề nghị
tạm ứng
Hợp đồng
thuê máy
Nhập dữ liệu
Ký
Lập giấy
đề nghị
thanh toán
Hợp đồng thuê
máy
Ghi nhận và in
chứng từ
Giấy đề nghị
tạm ứng
Hợp đồng thuê
máy
Chứng từ ghi
sổ
Sổ chi
tiết, sổ
cái
N
Ghi chú:
A: Phòng kế hoạch – kỹ thuật
N: Lưu theo số thứ tự
Hình 4.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
- 51 -
Chứng từ ghi
sổ
N
c) Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng TK 15413 “Chi
phí sử dụng máy thi công”.
Kế toán tập hợp các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất và các
khoản trích lập theo lương của công trình xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa
tuyến Vị Thanh – Long Mỹ, Hậu Giang là 295.204 đồng.
- 52 -
Công ty TNHH Nguyễn Phát
A248 Khu dân cư 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm: 2012
Số hiệu tài khoản: 15413- Chi phí sử dụng máy thi công
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng ghi
sổ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Diễn giải
D
Số trang
Số thứ tự
dòng
E
F
Số tiền
Số hiệu TK
đối ứng
Nợ
Có
G
1
2
Số dư đầu tháng:
15/12/2011 PC002/12
15/12/2011
Điện thi công
111
102.510
12/01/2012 PC0061/12
12/01/2012
Điện thi công
111
92.246
21/02/2012 PC209/12
21/02/2012
Điện thi công
111
54.448
31/12/2012 NVK202/12 31/12/2012
Kết chuyển chi phí
15418
- Cộng phát sinh tháng
295.204
295.204
- Số dư cuối tháng
- 53 -
295.204
TK 15413
TK 1111
295.204
295.204
295.204
(Nguồn: Sổ cái TK 15413 năm 2012)
4.3.1.4 Chi phí sản xuất chung
a) Chi phí sản xuất chung tại công trình
+ Chi phí chung là các chi phí phát sinh về việc phân bổ BHXH, BHYT,
KPCĐ của công nhân sử dụng máy thi công, của công nhân Công ty trực tiếp thi
công và tiền lương của ban quản lý đội, đội trưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất các chi phí để trang bị bảo hộ lao động cho công
nhân, người lao động trong các công trình.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài các chi phí liên quan đến việc dựng các công
trình tạm để bảo quản vật liệu nơi thi công.
+ Chi phí khác: là các khoản chi phí phụ, không thuộc các khoản chi phí
trên, phát sinh do phục vụ cho việc thi công công trình như chi phụ cấp xăng, điện
thoại cho các cán bộ đi công tác đến các công trình kiểm tra việc thi công.
b) Chứng từ kế toán
Là phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán kèm theo các hóa đơn hợp lệ
Phương pháp lập phiếu chi:
+ Phiếu chi được đánh số thự tự từ nhỏ đến lớn;
+ Khi lập phải hạch tóan nghiệp vụ trên phiếu;
+ Ghi rõ chi cho ai;
+ Địa chỉ của người nhận;
+ Lý do chi (phải ghi cụ thể lí do để hạch tóan nghiệp vụ đúng) ;
+ Số tiền bằng số, bằng chữ;
- 54 -
+ Chữ ký của Người lập phiếu, Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị.
c) Quy trình luân chuyển chứng từ
Giấy thanh toán tạm ứng hoặc phiếu chi do các đội (thực hiện công việc)
lập; Sau đó, Phòng vật tư lập phiếu xuất nhiên liệu và chuyển sang phòng kế toán.
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất lập chứng từ ghi sổ để hạch toán nghiệp vụ.
d) Công tác kế toán chi phí sản xuất chung
Nguyên tắc hạch toán vào công trình:
Đối với khoản chi phí trực tiếp thì tính trực tiếp vào hạng mục công trình.
Đối với các chi phí gián tiếp: do các khoản mục chi phí này không thể theo
dõi từng công trình mà phải áp dụng phương pháp phân bổ. Căn cứ để Công ty
phân bổ là dựa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho hạng mục so với
tổng chi phí nguyên vật liệu của các công trình.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 15417 “Chi phí sản
xuất chung”
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung năm 2012
Khoản mục chi phí
Số tiền
Khấu hao TSCĐ công trường
761.412.605
Chi phí vận hành tàu máy theo hợp đồng
198.000.000
Mua ống thủy lực
40.740.000
Phân bổ chi phí trả trước
86.703.304
1.086.855.909
Tổng cộng
(Nguồn: Sổ cái TK 15417 chi phí sản xuất chung)
Cuối quý, kế toán tiến hành tổng hợp các chi phí gián tiếp và phân bổ như
sau: Chi phí SXC trong quý phân bổ cho hạng mục = (Chi phí NVLTT một hạng
mục trong kỳ x Tổng CP SXC phát sinh chung của các công trình)/Tổng chi phí
NVLTT phát sinh trong kỳ
Qua công thức trên ta tính được chi phí sản xuất chung của hạng mục
Chi phí sản xuất chung cho công trình Vị Thanh – Long Mỹ =
(6.258.169.516 x 1.086.855.909) / 16.880.476.904 = 402.934.618 đồng
- 55 -
4.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục công
trình
4.3.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh của công trình sẽ được kế toán tiến hành
lập chứng từ, kết chuyển sổ sang tài khoản 15418. Số liệu được tự động cập nhật
sang sổ chi tiết sổ cái TK 15418.
Tổng hợp chi phí sản xuất của công trình xây dựng đê bao kết hợp tráng
nhựa tuyến Vị Thanh – Long Mỹ, Hậu Giang. Đến cuối tháng 12/2012 thi hạng
mục đã hoàn thành nghiệm thu và được thanh toán với giá trị là 9.719.000.000
đồng. Gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi
công và chi phí sản xuất chung.
4.3.2.2 Hạch toán chi phí cho công trình
Chi phí phát sinh cho công trình xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa tuyến
Vị Thanh - Long Mỹ, Hậu Giang.
Cuối năm kết chuyển chi phí sang TK 15418 tập hợp chi phí để xác định giá
vốn sản phẩm hoàn thành.
Do vậy căn cứ vào các chứng từ kế toán kết chuyển chi phí tập hợp, kế toán
tập hợp chi phí và lập các Sổ cái TK 15418 và TK 632 như sau:
- 56 -
Công ty TNHH Nguyễn Phát
A248 Khu dân cư 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm: 2012
Số hiệu tài khoản: 15418
Chi phí sản phẩm dở dang
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Diễn giải
D
Số trang
Số thứ tự
dòng
E
F
Số tiền
Số hiệu TK
đối ứng
Nợ
Có
G
1
2
Số dư đầu tháng:
31/12/12 NVK202/12 31/12/12
Kết chuyển chi phí
15411
6.258.169.516
31/12/12 NVK202/12 31/12/12
Kết chuyển chi phí
15412
303.750.000
31/12/12 NVK202/12 31/12/12
Kết chuyển chi phí
15413
259.204
31/12/12 NVK202/12 31/12/12
Kết chuyển chi phí
15417
402.934.618
31/12/12 NVK020/12 31/12/12
Công trình nghiệm thu
632
bàn giao
6.965.113.338
- Cộng phát sinh tháng:
6.965.113.338 6.965.113.338
- Số dư cuối tháng:
- 57 -
Công ty TNHH Nguyễn Phát
A248 Khu dân cư 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm: 2012
Số hiệu tài khoản: 632
Giá vốn hàng bán
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Diễn giải
D
Số trang
Số thứ tự
dòng
E
F
Số tiền
Số hiệu TK
đối ứng
Nợ
Có
G
1
2
15418
6.965.113.338
Số dư đầu tháng:
31/12/12 NVK203/12 31/12/12
Công trình nghiệm thu
bàn giao
- Cộng phát sinh tháng
6.965.113.338
- Số dư cuối tháng
- 58 -
TK 15418
TK 15411
6.258.169.516 6.258.169.516
6.258.169.516 6.965.113.338
TK 15412
303.750.000
303.750.000
303.750.000
TK 15413
259.204 259.204
259.204
TK 15417
402.934.618
402.934.618
402.934.618
(Nguồn: Sổ cái TK 15418 và TK 632 năm 2012)
- 59 -
TK 632
6.965.113.338
4.4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ VỚI GIÁ THÀNH
KẾ HOẠCH
Như chúng ta đã biết tác dụng của việc lập kế hoạch là mong muốn cho hoạt
động của mình theo đúng những dự định trong tương lai, nhằm ứng phó một cách
tốt nhất những thay đổi so với kế hoạch nhằm khắc phục nhanh chóng những tác
động bất lợi để từ đó hướng hoạt động của mính ngày càng ổn định và phát triển.
Muốn thành đạt ai cũng phải có mục tiêu phấn đấu và ai cũng phải lập ra
cho mình một hướng đi ngắn nhất để đạt được mục tiêu đó. Cũng như vậy, một
công ty, một doanh nghiệp nào đó muốn thành công điều trước tiên là phải lập
cho mình một kế hoạch. Có một kế hoạch đúng đắn, phù hợp với bản thân của
mình, phù hợp với thực trạng công ty hay doanh nghiệp mình thì chắc rằng họ sẽ
thành công và đạt mục đích.
Qua tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục
công trình ta đã xác định được giá trị của từng khoản mục chi phí và giá thành
trong thực tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sau hơn tình hình thực hiện kế hoạch chi
phí, ta tiến hành phân tích chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị thực tế và
giá trị kế hoạch của từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành công trình. Qua
đó ta có thể đánh giá được tình hình thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá
thàn sản phẩm san lắp.
Trước khi thực hiện bất cứ một công trình nào, doanh nghiệp luôn luôn lập
kế hoạch chi phí. Các khoản mục chi phí sản phẩm san lắp được lập kế hoạch là:
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy
thi công, chi phí sản xuất chung.
- 60 -
Bảng 4.2 Phân tích chênh lệch của khoản mục chi phí giữa thực tế và kế
hoạch
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục
chi phí
NVLTT
NCTT
MTC
CPSXC
TỔNG
Kế hoạch
Thực tế
Số tiền
Số tiền
5.812.598.000 6.258.169.516
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng %
445.571.5167
7,67%
268.975.000
303.750.000
34.775.000
12,93%
310.000
259.204
(50.796)
(16,39)
395.485.780
402.934.618
7.448.838
1,88%
6.477.368.780 6.965.113.338
487.744.558
7,53%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Dựa vào kết quả tính toán số liệu trên ta thấy, tất cả các khoản mục chi phí
sản xuất phát sinh thực tế điều tăng hơn nhiều so với kế hoạch. Trong đó chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao nhất đồng, đến chi phí nhân công trực tiếp
đồng và chi phí sản xuất chung đồng. Sự biến động của các khoản mục này ảnh
hưởng rất lớn đến tổng chi phí của công trình. Chi phí sử dụng máy thi công tuy
có chiếm tỷ trọng nhỏ % nhưng cũng góp phần trong việc tạo ra chi phí của hạng
mục.
Qua bảng trên ta nhận thấy tổng chi phí trong thực tế lớn hơn so với kế
hoạch là 487.744.558 đồng, tức tăng 7,53%. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp có mức tăng tuyệt đối là 445.571.5167 đồng tăng 7,67% so với kế hoạch,
nguyên nhân là do sự biến động về khối lượng và giá cả của nguyên liệu tại thời
điểm thi công với thời điểm lập kế hoạch. Tiếp đến là chi phí sản xuất chung tăng
so kế hoạch là 7.448.838 đồng, tương đương 1,88%, cũng chính là nguyên nhân
làm cho chi phí tăng lên nguyên nhân là do thời gian thực hiện công trình thời tiết
không thuận lợi mua gió nhiều đã làm cho thời gian thi công của thực tế cao hơn
kế hoạch song song đó do sự biến động tăng lương cũng là nguyên nhân làm chi
phí này tăng lên.
- 61 -
4.5 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
Chi phí là một trong những vấn đề được các nhà quản lý quan tâm đặc biệt .
Để đạt lợi nhuận cao doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp kiểm soát để
hạ thấp chi phí. Do đó, việc phân tích các chi phí để phát hiện và xử lý các khoản
chi phí vượt so với dự toán là cần thiết.
4.5.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí
dùng trong công trình, chiếm 99,88% trong tổng chi phí thực tế. Qua việc phân
tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta sẽ đánh giá được tình hình sử
dụng nguyên liệu công trình. Từ kết quả phân tích, doanh nghiệp sẽ tìm ra biện
pháp khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh hiện có trong quá trình
quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, sổ chi tiết nguyên vật liệu
phòng kế toán sẽ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng ta có bảng sau:
- 62 -
Bảng 4.3 Kế hoạch thực tế và sự dụng chi phí nguyên vật liệu
Đơn vị tính: đồng
Kế hoạch
Vật tư
Thực tế
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Chi phí
Khối lượng
Đơn giá
Chi phí
Dầu
lít
44.200
20.400
901.680.000
44.509
22.750
1.012.588.104
Cát san lắp
m3
425.500
11.000
4.680.500.000
477.520
11.000
5.252.727.272
Đá
m3
1.200
192.015
230.418.000
1.291
203.711
262.854.140
Tổng cộng
5.812.598.000
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- 63 -
6.258.169.516
Bảng 4.4 Phân tích chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của nguyên vật liệu
Mức chênh lệch
Vật tư
ĐVT
Khối lượng
Tuyệt đối
Dầu
lít
Cát san lắp
Đá
Tổng cộng
Chi phí
Đơn giá
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
309
0,7
2.350
11,52
110.908.104
11,23
m3
52.020
12,23
0
0
572.227.272
12,3
m3
91
7,58
11.696
6,09
32.436.140
14,08
52.420
20,51
14.046
17,61
715.571.516
7,67
(Nguồn: Từ bảng 4.3)
- 64 -
Bảng 4.5 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
Biến động lượng
Biến động giá
Tổng biến động
Tuyệt đối
Tuyệt đối
Tuyệt đối
Vật tư
Dầu
Cát san lắp
309
2.350
726.150
52.020
0
0
91
11.696
1.064.336
52.420
14.046
1.790.486
Đá
Tổng cộng
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.3 và 4.4)
Từ kết quả phân tích trong bảng 4.4 và 4.5 ta thấy khối lượng và đơn giá của
từng loại vật tư có sự khác biệt. Biến động lượng làm tăng 52.420 và biến động
giá là 14.046 đồng. nhìn chung sự biến động tăng khối lượng và tăng giá của các
loại vật tư đã làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu tăng 715.571.516 so với kế
hoạch tức tăng 7,67%.
4.5.1.1 Biến động lượng
Chênh lệch lượng là số dương như vậy lượng nguyên liệu tăng 52.420 cụ
thể là do:
- Mặt hàng dầu DO thực tế tăng 309 lít so với kế hoạch đề ra, tăng 11,23%
và làm cho chi phí sử dụng dầu tăng lên 110.908.104 đồng. Nguyên nhân là do
trong quá trình vận chuyển cát, đá,… nhiều hơn so với kế hoạch nên doanh
nghiệp phải cần nhiều dầu hơn và tương tự trong quá trình bơm cát cũng bơm với
khối lượng nhiều hơn nên làm cho việc sử dụng dầu tăng hơn so với kế hoạch.
Mặt khác, một phần cũng là do sự thất thoát trong việc quản lý.
- Mặt hàng cát san lắp dùng nhiều hơn kế hoạch đề ra 52.020 m3 tức tăng
12,23% so với kế hoạch. Biến động về lượng làm cho chi phí cát san lắp tăng
572.227.272 đồng điều này là do tổng diện tích thực tế công trình lớn hơn so với
kế hoạch. Mặt khác trong thời gian thi công thời tiết thường xảy ra mưa nhiều,
làm cho hao hụt một lượng cát trong khâu cất trữ. Đồng thời trong quá trình vận
chuyển từ địa điểm cất trữ đến địa điểm thi công khá xa nên xảy ra tình trạng lãng
phí vật tư như rơi rớt khi vận chuyển cát đến nơi thi công.
- 65 -
- Mặt hàng đá cũng dùng nhiều hơn kế hoạch là 91m3 đá, tăng 7,58%,
nguyên nhân chính là do tổng diện tích thực tế lớn hơn kế hoạch, do đất bị sụp
nên cần dùng lượng lớn đá để thi công công trình.
4.5.1.2 Biến động giá
Nhìn chung biến động tăng giá ngyên vật liệu làm cho giá tăng 14.046 đồng.
- Mặt hàng cát san lắp không biến động giá là do công ty đã ký hợp đồng
với nhà cung cấp từ trước nên khi công trình thi công thì giá của mặt hàng này
không thay đổi so với kế hoạch.
- Giá mặt hàng đá tăng 11.696 đồng, tức tăng 6,09% so với kế hoạch và làm
cho chi phí sử dụng đá tăng 32.436.140 đồng.
- Giá dầu tăng từ 20.400 đồng lên 22.750 đồng và tăng 11,52% so với kế
hoạch làm cho tổng chi phí dầu tăng 110.908.104 đồng.
Tóm lại từ sự biến động lượng và sự biến động giá nguyên vật liệu dẫn đến
sự biến động của tổng chi phí nguyên liệu tăng 715.571.516 đồng. Trong đó biến
động về lượng ảnh hưởng rất lớn bởi nó chiếm 20,51% trong tổng biến động của
chi phí nguyên vật liệu, còn biến đông về giá chỉ chiếm 17,61% trong tổng biến
động của chi phí nguyên vật liệu.
4.5.2 Phân tích chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các chi phí tiền lương và các khoản
phụ cấp của công nhân trong đội và tiền thuê công nhân ngoài. Tất cả các khoản
chi này được tính dựa trên số công làm việc và từ đó quy về đơn giá tiền công.
Tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc mà số công và đơn giá của từng
bậc công nhân sẽ khác nhau.
- 66 -
Bảng 4.6 Số công và đơn giá nhân công trực tiếp theo kế hoạch và thực tế
Đơn vị tính: đồng
Kế hoạch
Khoản mục
Số
công
Thực tế
Chi phí
Đơn giá
Số
công
Đơn giá
Chi phí
Quản lý
250
175.000
41.125.000
250
185.000
46.250.000
Thi công
1550
120.000
186.000.000
1600
130.000
208.000.000
310
135.000
41.850.000
330
150.000
49.500.000
Vận chuyển
Tổng cộng
2.110
268.975.000 2.180
303.750.000
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Bảng 4.7 Phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và kế hoạch của chi phí
nhân công trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
Mức chênh lệch
Loại
Số công
Tuyệt
đối
Chi phí
Đơn giá
Tuyệt
đối
%
Quản lý
0
0
10.000
Thi công
50
3,23%
10.000
Vận chuyển
20
6,45%
15.000
Tổng cộng
70
%
%
5.125.000
12,46
8,33% 18.000.000
11,83
5,7%
11,11%
35.000
(Nguồn: Từ bảng 4.6)
- 67 -
Tuyệt đối
7.650.000
18,28
30.775.000
12,93%
Bảng 4.8 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
Biến động năng suất
Biến động giá
Tổng biến động
Tuyệt đối
Tuyệt đối
Tuyệt đối
Vật tư
Quản lý
0
2.250.000
2.250.000
Thi công
6.000.000
16.000.000
22.000.000
Vận chuyển
2.700.000
4.950.000
7.650.000
Tổng cộng
8.700.000
23.200.000
31.900.000
(Nguồn: Từ bảng 4.6, 4.7)
Từ bảng 4.7 và bảng 4.8 ta thấy chi phí tiền lương nhân công trực tiếp tăng
30.775.000 đồng tương ứng tăng 12,93% so với kế hoạch. Trong đó chi phí nhân
công trực tiếp biến động là do sự biến động của đơn giá nhân công lao động tăng
cao hơn so với biến động của số công lao động.
4.5.2.1 Biến động về năng suất
Thước đo để đánh giá năng suất lao động của công nhân thi công công trình
là số ngày công lao động để hoàn thành khối lượng công việc. Số công thực tế
cao hơn so với kế hoạch là 70 số công.
Lượng công nhân thi công có năng suất cao, tích cực làm việc nên đã làm
cho doanh nghiệp có lương biến động không cao lắm so với số công. Phần lớn
những người công nhân này phải đi làm xa nhà theo công trình nên được doanh
nghiệp tạo điều kiện sinh hoạt tốt tại địa điểm gần công trình giúp họ tiết kiệm
được chi phí đi lại và có thêm thời gian nghĩ ngơi sau mỗi ngày làm việc và hoàn
thành tốt nhanh nhất công việc được giao.
4.5.2.2 Phân tích về giá tiền công lao động
Công trình trong giai đoạn nhiều công trình đồng loạt thi công nên xảy ra
tình trạng khan hiếm nhân công. Để thu hút lao động công ty đã tăng tiền công so
với kế hoạch ban đầu. Biến động tăng đơn giá nhân công đã làm cho chi phí nhân
công trực tiếp tăng 30.775.000 đồng so với kế hoạch.
Trong đó nhân viên quản lý tăng giá từ 41.125.000 đồng lên 46.250.000
đồng tức tăng 12,46% làm cho tổng giá về tiền công tăng 5.125.000 đồng. Sự
tăng lên không cao lắm so với kế hoạch đề ra.
- 68 -
4.5.3 Chi phí máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục
chi phí
Chênh lệch
Kế hoạch
Thực tế
Tuyệt đối
%
Nhiên liệu
310.000
259.204
(50.796)
(16,39)
Tổng cộng
310.000
259.204
(50.796)
(16,39)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Qua bảng trên ta nhận thấy chi phí sử dụng máy thi công thực tế giảm hơn
nhiều so với kế hoạch giảm 50.796 đồng tương ứng 16,39% nguyên nhân chủ yếu
là do công nhân tiết kiệm điện trong những khâu không cần thiết.
4.5.4 Chi phí sản xuất chung
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch
Khoản mục chi phí
Kế hoạch
Thực tế
Tuyệt đối
%
Khấu hao TSCĐ công
trường
761.412.605
761.412.605
0
0
Chi phí vận hành tàu
máy theo hợp đồng
198.000.000
198.000.000
0
0
Mua ống thủy lực
38.500.000
40.740.000
2.240.000
5,82
Phân bổ chi phí trả
trước
86.703.304
86.703.304
0
0
1.084.615.909 1.086.855.909
2.240.000
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Ta thấy chi phí sản xuất chung tăng so với dự toán là hơn 2.240.000 đồng
với tỷ lệ 5,82%.
- 69 -
Doanh nghiệp không lập kế hoạch cụ thể cho các khoản chi phí chung vì
phần lớn là chi phí cố định nên đã không kiểm soát được tình hình biến động chi
phí sản xuất chung để có biện pháp quản lý tốt hơn.
4.5.5 Nguyên nhân biến động chi phí của hạng mục công trình
4.5.5.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Biến động về khối lượng của công trình:
+ Do trong quá trình thi công có những lỗi kỹ thuật nên phải làm lại;
+ Trong quá trình vận chuển lưu kho tại công trình, và yếu tố thời tiết nên
làm hao hục nguyên vật liệu đặc biệt xăng dầu…;
+ Chưa xác định được thời điểm và khối lượng nguyên vật liệu cần mua;
+ Chưa sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu hợp lý;
- Biến động về giá:
+ Doanh nghiệp không mua nguyên vật liệu với số lượng lớn để được hưởng
chiết khấu hoặc giảm giá;
+ Do sự tăng giảm giá bất thường của thị trường nên doanh nghiệp không
thể kiểm soát được về giá.
4.5.5.2 Chi phí nhân công trực tiếp
- Biến động về số công: trong lúc thi công thì có những lỗi kỹ thuật cần khắc
phục ngay nên nhân công phải tăng ca làm cho số công tăng lên.
- Biến động về giá: do sự khan hiếm lao động có tay nghề nên doanh nghiệp
bắt buộc phải tăng giá tiền công để thu hút lao động.
4.5.5.3 Chi phí máy thi công
Chi phí máy thi công có biến động giảm làm giảm chi phí nhưng không ảnh
hưởng đến công việc do nhân công tiết kiệm điện.
- 70 -
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH CỦA
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
5.1 QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU
- Trong khâu mua sắm nguyên vật liệu
Công ty cần mua những nguyên vật liệu chủ yếu với khối lượng lớn để giảm
giá thành. Điều đó sẽ giúp Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí thông qua
hưởng chiết khấu, chủ động về nguyên vật liệu, tránh tình trạng khan hiếm
nguyên vật liệu.
Công ty cần phải xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho mình, phải
lựa chọn được nhà cung ứng có uy tín, đảm bảo cung cấp được các loại nguyên
vật liệu có chất lượng tốt, đảm bảo về các thông số kỹ thuật, giá cả phù hợp, đáp
ứng các tiêu chuẩn trong thiết kế kỹ thuật và cung ứng kịp thời tới công trình để
đảm bảo tiến độ thi công.
Trong trường hợp trên thị trường có nhà cung ứng có thể đáp ứng các yêu
cầu của Công ty thì Công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc mua hàng của một
nhà cung ứng hay của nhiều nhà cung ứng. Mỗi sự lựa chọn đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng. Nếu như mua hàng của một nhà cung ứng thì sẽ tạo thuận lợi
cho Công ty trong quá trinh làm ăn lâu dài, được hưỡng những ưu tiên trong giá
cả hay cước phí vận chuyển đến tận nơi thi công… thì mua hàng của nhiều nhà
cung ứng lại tránh cho Công ty những rủi ro khi thị trường khan hiếm nguyên vật
liệu hay trong trường hợp gặp trục trặc với một nhà cung ứng. Do đó tùy từng
trường hợp cụ thể mà Công ty có chính sách lựa chọn nhà cung ứng hợp lý để có
thể thi công với giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Do đặc trưng của ngành xây dựng là thi công trên địa bàn rộng và luôn thay
đổi, đồng thời thị trường nguyên vật liệu dùng trong xậy dựng những năm gần
đây phát triển nhanh và phân bố rộng khắp. Do vậy, nếu tận dụng được nguồn
cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ sẽ là một nhân tố quan trọng tăng khả năng hạ
giá thành xây lắp.
- Xác định thời điểm và khối lượng nguyên vật liệu cần mua:
Xác định đúng lượng nguyên vật liệu cần mua là một trong những cách hiệu
quả làm giảm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công. Khối lượng nguyên
vật liệu cần mua phải đảm bảo phục vụ quá trình thi công liên tục và đủ để đối
- 71 -
phó tình hình biến động trên thị trường. Khối lượng mua quá ít hay quá nhiều
điều làm phát sinh thêm chi phí. Nếu lượng mua quá ít so với lượng nguyên vật
liệu cần có, Công ty sẽ không đủ nguyên vật liệu để sử dụng làm lãng phí năng
lực lao động và máy móc thiết bị, tăng chi phí sản xuất. Nêu lượng mua quá nhiều
so với nhu cầu cần sử dụng thì sẽ gây nên tình trạng ứ động vốn, đồng thời tăng
chi phí quản lưu kho.
Xác định đúng thời điểm mua nguyên vật liệu cũng là nhân tố quan trọng
góp phần hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Bởi nếu thời điểm mua nguyên vật liệu
quá sớm sẽ gây nên tình trạng ứ động vốn, tăng chi phí bảo quản. Ngược lại nếu
thời điểm mua nguyên vật liệu quá muộn thì sẽ làm gián đoạn thi công, chậm tiến
độ.
- Cấp phát nguyên vật liệu đúng chủng loại và khối lượng:
Trong khâu cấp phát nguyên vật liệu cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ
tránh cấp phát thừa, cấp thiếu, cấp sai chủng loại. Với những trường hợp gây lãnh
phí nguyên vật liệu thì có các biện pháp hành chính như quy trách nhiệm bồi
thường toàn bộ nguyên vật liệu bị lãng phí do cá nhân gây ra và có chế độ những
cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tiết kiệm nguyên vật liệu.
Do cùng thời điểm Công ty có thể thi công xây dựng các công trình khác, ở
các địa bàn khác nhau, do đó mà Công ty không thể xây dựng một kho nguyên
vật liệu chung tại một nơi để giao cho các đội thi công tại từng công trình. Do vậy
việc theo dõi vật tư xuất đúng tại công trường là rất khó khăn phức tạp. Để tạo
điều kiện thuận cho việc cấp phát vật tư cho sản xuất được nhanh chóng, đồng
thời góp phần kiểm tra tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh thì Công ty nên sử
dụng “Phiếu xuất vật tư định mức” để theo dõi lượng vật tư xuất kho để điều
chỉnh cho hợp lý.
- Áp dụng đúng đắn các biện pháp bảo quản của từng loại nguyên vật liệu,
đồng thời đề ra những quy định trong việc sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu
hợp lý, tiết kiệm tránh lãng phí.
Trong các công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng, khó khăn lớn nhất là
khâu bảo quản và sử dụng. Khối lượng nguyên vật liệu rất lớn mà có một số vật
liệu cần phải bảo quản tốt như xi măng, thép… nhưng chỉ một số nhỏ vật liệu là
được bảo quản trong kho, số còn lại để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự
nhiên và tình trạng mất mát xảy ra. Hiện tượng này phổ biến vì trong xây dựng
mặt bằng thi công chật hẹp, vừa là nơi xây dựng, vừa là nơi bảo quản, bố trí máy
- 72 -
móc thiết bị thi công. Do đó không có điều kiện để xây chỗ bảo quản hết được tất
cả các vật liệu. Ở đây biện pháp khắc phục là bố trí đảm bảo cho việc bảo quản
trong lều lán, nhà kho đối với các vật liệu có giá trị cao, dể giảm chất lượng thậm
chí hư hỏng do tác động của thời tiết: xi măng, thiết bị nội thất… chỉ để ngoài
những vật liệu gạch, cát… nhưng vẫn phải bảo quản tốt tránh để bừa bãi, mất
mát, gọn không làm giảm không gian thi công do vật liệu mang lại.
- Tận dụng các loại máy móc hiện có để tạo ra nhiều loại vật liệu.
Để tận dụng được các loại máy móc hiện tại mà Công ty có như trạm trộn bê
tông nhựa thì Công ty có thể tự tiến hành nghiền đá thay vì mua nguyên vật liệu
đã qua chế biến.
5.2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢM CHI PHÍ NHÂN CÔNG
Khi tiến hành một công trình cần rất nhiều nhân công vì vậy Công ty nên
xem xét tiến hành xây dựng biểu đồ nhân lực hợp lý trước khi khởi công công
trình, từ đó xác định số lao động cần thiết, biết được tình hình thừa thiếu để chủ
động điều tiết.
Bố trí đúng người, đúng việc, tránh sự chồng chéo. Với những công việc đòi
hỏi yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật thì nhất thiết phải được những người có tay
nghề cao đảm nhiệm. Ngược lại, những công việc giản đơn khác thì lao động phổ
thông cũng có thể làm được.
Hiện nay, thị trường lao động có rất nhiều lao động nhàn dỗi đang cần việc
do đó Công ty có thuê họ làm theo thời vụ. cho nên Công ty cần phải xây dựng
các đội khung, những đội này bao gồm các công nhân có tay nghề cao, nằm trong
biên chế, còn số lao động giản đơn thì tiến hành thuê ngoài theo nhu cầu riêng
của từng công trình thi công. Số lao động giản đơn này chỉ chịu sự trực tiếp chỉ
đạo của tổ trưởng tổ đội chứ không ràng buộc về mặt hành chính với Công ty.
Việc làm này sẽ góp phần làm giảm quỹ lương, qua đó trực tiếp hạ giá thành công
trình.
Tuy nhiên hạn chế căn bản khi sử dụng lao động thuê ngoài là công nhân có
trình độ thấp, ý thức kỷ luật kém. Để khắc phục hạn chế này cần thực hiện một số
biện pháp:
- Có chính sách đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật
nòng cốt là những lao động làm việc lâu năm ở Công ty, có kế hoạch điều động
xuống phụ trách đội.
- 73 -
- Ở từng đội sản xuất trực tiếp cần phải phân bổ sản xuất thành những nhóm
nhỏ, ở mỗi nhóm cử một người phụ trách. Sử dụng hình thức khen thưởng, kỷ
luật bằng tiền đối với nhóm trưởng để gắn trách nhiệm của họ trong việc điều
hành lao động trong nhóm, tránh lãng phí mất mát vật liệu và tự ý bỏ việc của
công nhân.
5.3 ĐẢM BẢO ĐÚNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
* Mục đích biện pháp:
Tiến độ thi công là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá uy
tín của một doanh nghiệp xây dựng khi thi công công trình. Khi thi công một
công trình thì chủ đầu tư không chỉ muốn chất lượng công trình được đảm bảo mà
tiến độ thi công cũng không được chậm trễ, phải hoàn thành công trình như trong
kế hoạch đã đề ra.
Để hạ giá thành xây lắp thì rút ngắn tiến độ thi công là một trong những
biện pháp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp xây dựng. Nếu công trình
được thi công đúng thời hạn thì Công ty có thể được bên chủ đầu tư tiến hành
thanh quyết toán đúng thời hạn. Hiện nay Công ty đều phải vay ngân hàng để xây
dựng các công trình. Nếu tiến độ thi công chậm một tháng do những lý do nào đó
thuộc về phía Công ty thì chủ đầu tư sẽ không thanh toán đúng thời hạn và như
vậy Công ty sẽ chậm trả tiền ngân hàng và trả lãi thêm một tháng. Đối với các
khoản tiền vay lớn thì lãi phải trả hàng tháng là không phải nhỏ. Việc chậm trả
tiền ngân hàng trong một tháng có thể làm giá thành của công trình tăng lên, gây
thiệt hại cho chủ đầu tư và cả Công ty.
Thi công đúng tiến độ công trình giúp Công ty giảm được các loại chi phí
như chi phí nhân công, chi phí quản lý điều hành, chi phí điện, nước…
* Nội dung và hiệu quả của biện pháp:
Sử dụng các biện pháp rút ngắn tiến độ nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi
phí:
- Tăng số lượng nhân công lao động để rút ngắn thời gian thi công
- Cơ giới hóa (sử dụng cơ giới thay cho lao động thủ công).
- Huy động thêm máy móc và thiết bị phục vụ cho quá trình thi công. Ví dụ
như: có một máy khoan tăng thành hai hoặc nhiều hơn, hai máy đào đất thành bốn
máy đào đất…
- 74 -
- Áp dụng công nghệ mới để rút ngắn thời gian thi công. Ví dụ như: dùng
phụ gia đông kết nhanh cho bê tông, thi công theo công nghệ cao.
- Tổ chức lại sản xuất (nghiên cứu tìm cách tối ưu hơn): phân chia lại dây
chuyền sản xuất, thi công theo dây chuyền hoặc kết hợp nhiều phương pháp thi
công tùy theo tính chất từng loại công việc cụ thể.
5.4 TỔ CHỨC HỢP LÝ CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG
* Mục đích của biện pháp:
Trên thực tế, trong quá trình thi công có những lúc phải phá đi làm lại. Đó là
do trong khâu thiết kế không đúng yêu cầu kỹ thuật. Một nguyên nhân nữa là
trong quá trình thi công, công nhân làm ẩu không đúng kỹ thuật và yêu cầu chất
lượng làm giảm tiến độ thi công.
* Nội dung và hiệu quả của biện pháp:
Để hạn chế điều này thì Công ty phải lựa chọn được biện pháp thi công hợp
lý nhất, đó là phương pháp thi công có chi phí thấp nhất và thời gian hoàn thành
ngắn nhất.
Nguyên nhân gián đoạn thi công:
- Do điều kiện tự nhiên: mưa gió, bão lụt…;
- Thiếu nguyên vật liệu, năng lượng;
- Thiếu vốn đầu tư;
- Ngừng thi công do sữa chữa làm lại.
Mỗi thời gian gián đoạn đều làm cho chi phí của công trình tăng lên và đó là
sự lãng phí. Nếu công trình bị gián đoạn, Công ty phải tìm ra nguyên nhân xảy ra
sự gián đoạn đó một cách nhanh nhất có thể. Nếu nguyên nhân thuộc về phía
Công ty như thiếu vốn phục vụ cho thi công, thiếu các vật tư và cả thiết bị cần
thiết thì Công ty phải giải quyết ngay tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng công
trình và tiến độ thi công. Nếu nguyên nhân gây ra gián đoạn là do điều kiện khách
quan như thời tiết xấu hoặc do điều kiện địa phương nơi thi công công trình thì
Công ty phải có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do gián đoạn đó
gây ra.
Phương pháp tổ chức thi công trên công trường hợp lý phải dựa trên các
nguyên tắc sau:
- 75 -
- Cơ giới hóa đồng bộ giữa các công tác xây lắp và khối lượng công trình
hoàn thành.
- Khi thi công phải được liên tục, không có thời gian gián đoạn hoặc thời
gian gián đoạn ít nhất có thể.
- Khối lượng công tác đã thi công không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít nhất
đến khối lượng công tác còn lại.
- Trình tự công việc phải được sắp xếp hợp lý nhất: phần thô, phần quan
trọng được tiến hành trước, các phần phụ làm sau, nhưng mang tính chất logic,
khoa học. Với những công việc mang tính chất tuần tự thì công việc sau phải
được thực hiện ngay khi công việc trước hoàn thành, không để thời gian gián
đoạn lâu. Đối với công việc có tính chất song song phải bố trí công việc sau thực
hiện ngay khi công việc trước đang thực hiện sao cho thời gian hoàn thành của cả
giai đoạn trước là ít nhất.
- 76 -
CHƯƠNG 6
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
6.1 NHẬN XÉT CHUNG
6.1.1 Những thành tựu đạt được
Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay
thì công ty đã phải nổ lực và cố gắng hết mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh,
đồng thời tạo được uy tín lớn trên thị trường xây dựng. Trong những năm gần đây
công ty đã được nhiều thành tựu đáng kể:
- Công ty đã tìm tòi sáng tạo, tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh
doanh, thu hút khách hàng.
- Nhằm nâng cao công tác kỹ thuật chất lượng công trình, công ty đã cũng
cố đào tạo được những kỹ sư trẻ có năng lực, không ngừng trao đổi học hỏi kiến
thức, kinh nghiệm của các kỹ sư đi trước.
Trong thi công, Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật,
các quy định về kiểm tra giám sát nghiệm thu theo hệ thống tiêu chuẩn ISO.
- Công ty đã đầu tư nhiều loại trang thiết bị máy móc hiện đại cho công tác
quản lý góp phần tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian, tăng năng suất lao
động. Từ đó làm giảm chi phí chung. Ngoài ra công ty luôn có kế hoạch đầu tư
máy móc thi công theo chiều sâu với các loại máy thi công hiện đại nhằm tăng
năng suất lao động, đẩy mạnh tiến độ thi công, đồng thời nâng cao chât lượng
công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
- Với người lao động, Công ty luôn trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ
lao động.
- Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ, kỹ thuật cho người lao
động nhất là cán bộ quản lý tham gia vào các khóa học đào tạo ngắn hạn tại các
trường đại học chuyên nghiệp. Từ đó tập trung phát huy nâng lực và nâng cao tay
nghề cho công nhân, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng thi
công công trình.
- Công ty luôn tăng cường giám sát thi công để đảm bảo chất lượng công
trình, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình, đồng thời
nâng cao uy tín của mình trên thị trương xây dựng.
- 77 -
6.1.2 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn nhiều hạn chế cần
khắc phục.
- Tình trạng sử dụng nguyên vật liệu lãng phí vẫn còn tồn tại
Chi phí nguyên vật liệu thực tế vẫn còn cao hơn so với chi phí dự toán, do
đó dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Nguyên nhân chính là do khâu quản lý
nguyên vật liệu chưa chặt chẽ. Đó là trong khâu thiết kế vẫn chưa xác định đúng
đắn khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng; trong khâu giao nhận thì quản lý vẫn
chưa chặt chẽ làm cho số nguyên vật liệu còn bị thất thoát một phần; trong khâu
thi công thì địa điểm tập kết nguyên vật liệu chưa tập trung, một số nơi tập kết
vẫn chưa thuận lợi cho quá trình thi công; đồng thời việc bảo quản nguyên vật
liệu còn kém dẫn đến việc hao hụt nguyên vật liệu.
- Máy móc thiết bị chưa được sử dụng hợp lý và chưa phát huy được hết
công suất
Mặc dù đã được trang bị nhiều loại máy móc thiết bị nhưng đôi khi tiến độ
thi công các công trình còn bị nhừng lại do việc bố trí các loại máy móc thiết bị
chưa phù hợp với khối lượng công việc cần thực hiện. Công ty giao máy móc
thiết bị cho các đội thi công tự quản lý, tuy nhiên các đội thi công vẫn còn thiếu
nghiêm trọng trong việc quản lý và sử dụng máy móc.
Bên cạnh đó, việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc định kỳ vẫn còn chưa được
thực hiện tốt làm cho máy móc vẫn chưa phát huy được hết công suất, mà chi phí
đành cho khấu hao máy móc thiết bị là rất lớn. Chính điều đó đã làm cho chi phí
thực tế tăng so với chi phí dự toán, ảnh hưởng tới công tác hạ giá thành của công
ty.
- Kế hoạch thi công chưa sát với thực tế
Việc lập kế hoạch thi công chưa sát với thực tế dẫn đến tình trạng sử dụng
máy móc thiết bị và lao động chưa đạt hiệu quả cao, làm giảm tiến độ thi công và
ảnh hưởng tới giá thành công trình.
Trong xây dựng thì tiến độ thi công là một nhân tố quan trọng. Các chủ đầu
tư không chỉ muốn chất lượng công trình cao mà còn muốn thời gian thi công
phải đảm bảo, nếu vượt kế hoạch thì càng tốt. Chính vì thế các công ty xây dựng
phải lập kế hoạch tiến độ thi công thật hợp lý trước khi tiến hành thi công, đồng
thời phải giám sát chặt chẽ tiến độ đã đề ra.
- 78 -
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chậm tiến độ thi công, trong đó có
những nguyên nhân chủ quan như biện pháp thi công chưa hợp lý và có những
nguyên nhân khách quan như thời tiết, địa hình, khí hậu… Tuy nhiên khi nhận
công trình, Công ty phải tiến hành khảo sát thật kỹ lưỡng về địa chất nơi thi công
và làm đúng ngay từ đầu tránh tình trạng phải làm đi làm lại dẫn tới lãng phí chi
phí và chậm tiến độ.
6.2 KIẾN NGHỊ
- Trước biến động của giá cả vật tư, Công ty thương lượng đàm phán ký kết
các hợp đồng xây dựng sao cho khi biến động tăng về giá các vật tư hai bên sẽ
cùng gánh chụi phần tăng thêm của giá cả vật tư nhằm giảm bớt rủi ro do biến
động giá.
- Cần cải tạo môi trường làm việc và cơ cấu tổ chức của công ty để cho
công nhân viên làm việc đạt năng suất, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát, tránh lãng phí nguyên vật liệu do việc
làm sai kỹ thuật phải phá vỡ nhiều lần.
- Sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng, do đó phải lập dự toán về giá
thành, tính toán cẩn thận trước khi tham gia đấu thầu.
- Trong quá trình xây dựng cần thi công đúng thời hạn hộp đồng để tránh
tình trạng ứ động vốn.
- Hoạt động của công ty có tính chất lưu động, trong quá trình sản xuất phải
thường xuyên di chuyển máy móc, công cụ, người lao động, nên phải quản lý
chặc chẽ chi phí phát sinh thêm để không tăng giá thành sản phẩm.
- Phải phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật với các bộ phận nghiệp vụ.
6.3 KẾT LUẬN
Bất kể một công ty nào nếu muốn sản phẩm của mình có sức cạnh tranh cao
trên thị trường thì việc tăng cường công tác quản lý phân tích thực trạng chi phí
cũng như biến động của chi phí và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố rất cần thiết
trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất luôn phát sinh, vì thế xác định một
phương pháp quản lý chi phí phù hợp với tình hình thực tế của công ty luôn là
mục tiêu của nhà quản trị.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nguyễn Phát với đề tài “Phân tích
biến động chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng của công ty TNHH
- 79 -
Nguyễn Phát” tôi đã tiếp thu được những kiến thức nhất định trong việc nhận
thức được tầm quan trọng của công tác phân tích biến động chi phí, để xác định
giá thành cũng như biện pháp hạ giá thành sản phẩm đối với công ty cách thực
hiện như thế nào. Tuy nhiên do trình độ lý luận và kiến thức còn non yếu và kinh
nghiệm thực tế tiếp cận chưa được bao nhiêu, hơn nữa vấn đề quản lý phân tích
thực trạng cũng như biến động của chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một vấn
đề phức tạp đòi hỏi phải hội tụ được rất nhiều kiến thức không chỉ về mặt lý luận
mà còn ả về mặt thực tiễn nên luận văn tốt nghiệp của tôi thực sự còn rất nhiều
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn
và các anh chị phòng Kế toán - Kỹ thuật để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô: Thạc sĩ Hồ Hồng Liên và các anh chị trong
phòng Kế toán - Kỹ thuật của Công ty TNHH Nguyễn Phát đã giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- 80 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Thống kê.
Võ Văn Nhị, 2005. Kế toán tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Thống kê.
Nguyễn Tấn Bình, 2004. Kế toán quản trị, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Thống kê.
Phan Đức Dũng, 2006. Kế toán giá thành, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- 81 -
PHỤ LỤC
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm 2012
Tài khoản: 334 – Phải trả người lao động
Số CT
Ngày
CÔNG
TY
Loại CT
Diễn giải
Tài
khoản
TK đối
ứng
Nợ
Có
ĐT tập hợp CHI PHÍ: gói thầu số 1 xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa tuyến 1 Vị Thanh - Long Mỹ Hậu Giang
NVK015/12 31/01/2012 Chứng từ nghiệp Tiền lương công trình đê
vụ khác
bao Long Mỹ
15412
334
33.750.000
NVK031/12 29/02/2012 Chứng từ nghiệp Tiền lương công trình đê
vụ khác
bao Long Mỹ
15412
334
45.000.000
NVK046/12 31/03/2012 Chứng từ nghiệp Tiền lương công trình đê
vụ khác
bao Long Mỹ
15412
334
45.000.000
NVK067/12 29/04/2012 Chứng từ nghiệp Tiền lương công trình đê
15412
334
45.000.000
- 82 -
vụ khác
bao Long Mỹ
NVK082/12 31/05/2012 Chứng từ nghiệp Tiền lương công trình đê
vụ khác
bao Long Mỹ
15412
334
45.000.000
NVK097/12 30/06/2012 Chứng từ nghiệp Tiền lương công trình đê
vụ khác
bao Long Mỹ
15412
334
45.000.000
NVK118/12 31/07/2012 Chứng từ nghiệp Tiền lương công trình đê
vụ khác
bao Long Mỹ
15412
334
45.000.000
NVK202/12 31/12/2012 Kết chuyển chi
phí
15412
15418
Kết chuyển 15412
Cộng: 334
303.750.000
303.750.000
Nguồn: Phòng kế toán Công ty
- 83 -
303.750.000
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Mẫu số: 02-TT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI
Ngày 30 tháng 03 năm 2012
Quyển số: ......................
Số: PC879/12
Nợ: 334
Có: 1111
Họ và tên người nhận tiền: ..................................................................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................................................................................
Lý do chi: Tiền lương công trình đê bao Long Mỹ
Số tiền: 11.250.000 VNĐ
Viết bằng chữ: Mười một triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.
Kèm theo: 1 chứng từ gốc
ngày…… tháng…… năm…………
Giám đốc
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Người lập phiếu
Người nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười một triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn..
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- 84 -
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 15 tháng 01 năm 2012
Nợ: 15411
Số: XK04/12
Có: 152
- Họ tên người nhận hàng: ...................................................................................................................................................................
- Địa chỉ (bộ phận): ..............................................................................................................................................................................
- Lý do xuất kho: gói thầu số 1 xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa tuyến 1 Vị Thanh - Long Mỹ Hậu Giang
- Xuất tại kho (ngăn lô): Vật tư
Địa điểm: ...................................................
.
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
Đơn vị
Số lượng
STT
Mã số
Đơn giá
Thành tiền
vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
tính
Yêu cầu Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Dầu DO
DO
Lít
5800,000
19.149,890
111.069.366
Cộng
111.069.366
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm mười một triệu không trăm sáu mươi chín nghìn ba trăm sáu mươi sáu đồng chẵn.
- Số chứng từ gốc kèm theo: ................................................................................................................................................................
ngày…… tháng…… năm…………
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- 85 -
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 22 tháng 09 năm 2012
Nợ: 15411
Số: XK50/12
Có: 152
- Họ tên người nhận hàng: ...................................................................................................................................................................
- Địa chỉ (bộ phận): ..............................................................................................................................................................................
- Lý do xuất kho: gói thầu số 1 xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa tuyến 1 Vị Thanh - Long Mỹ Hậu Giang
- Xuất tại kho (ngăn lô): Vật tư
Địa điểm: ...................................................
.
Số lượng
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
Đơn vị
STT
Mã số
Đơn giá
Thành tiền
Thực
vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
tính
Yêu cầu
xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Đá 0x4
DA04 m3
5130,000 14.555,614
74.670.300
Cộng
74.670.300
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bảy mươi bốn triệu sáu trăm bảy mươi nghìn ba trăm đồng chẵn.
- Số chứng từ gốc kèm theo: ................................................................................................................................................................
ngày…… tháng…… năm…………
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- 86 -
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S03b-DNN
(Ban hành theo QĐ số 8/2006/QĐBTC
ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Quý IV năm 2012
Tài khoản: 15417 - Chi phí sản xuất chung
Chứng từ
Ngày tháng
ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
05/10/2012
07/10/2012
13/10/2012
15/10/2012
PC742/12
PC747/12
PC756/12
NVK165/12
05/10/2012
07/10/2012
13/10/2012
15/10/2012
31/10/2012
NVK174/12
31/10/2012
31/10/2012
NVK175/12
31/10/2012
31/10/2012
NVK176/12
31/10/2012
Diễn giải
D
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Ống thủy lực
Ống thủy lực
Ống thủy lực
Chi phí vận hành tàu máy
tại công trường theo Hợp
đồng giao khoán
Phân bổ chi phí trả trước
ngắn hạn
Kết chuyển chi phí sản
xuất chung tháng 10/2012
Khấu hao TSCĐ phòng
- 87 -
Nhật ký chung
Số
Trang
thứ
sổ
tự
dòng
E
G
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
Số tiền
Nợ
Có
1
2
111
111
111
334
490.000
1.900.000
1.005.000
16.500.000
142
7.225.192
632
2141
83.346.050
63.451.050
14/11/2012
15/11/2012
PC801/12
NVK177/12
14/11/2012
15/11/2012
30/11/2012
NVK184/12
30/11/2012
30/11/2012
NVK185/12
30/11/2012
30/11/2012
NVK186/12
30/11/2012
15/12/2012
NVK191/12
15/12/2012
30/12/2012
NVK196/12
30/12/2012
31/12/2012
NVK210/12
31/12/2012
31/12/2012
NVK212/12
31/12/2012
công trường tháng
10/2012
Sửa máy thủy bình
Chi phí vận hành tàu máy
tại công trường theo Hợp
đồng giao khoán
Phân bổ chi phí trả trước
ngắn hạn
Kết chuyển chi phí sản
xuất chung tháng 11/2012
Khấu hao TSCĐ phòng
Công trường tháng
11/2012
Chi phí vận hành tàu máy
tại công trường theo Hợp
đồng giao khoán
Phân bổ chi phí trả trước
ngắn hạn
Kết chuyển chi phí sản
xuất chung tháng 12/2012
Khấu hao TSCĐ phòng
Công trường tháng
12/2012
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
Cộng lũy kế từ đầu năm
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- 88 -
111
334
200.000
16.500.000
142
7.225.192
632
87.376.242
2141
63.451.050
334
16.500.000
142
7.225.192
632
2141
87.176.242
63.451.050
257.898.534
1.086.855.909
257.898.534
1.086.855.909
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm 2012
Tài khoản: 15412 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài
TK đối
Nợ
Có
khoản
ứng
Cộng theo ĐT tập hợp CP: gói thầu 1 xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa tuyến 1 Vị Thanh - Long Mỹ Hậu Giang
NVK015/12 31/01/2012 Chứng từ
Tiền lương công trình đê 15412
334
33.750.000
nghiệp vụ khác bao Long Mỹ
NVK031/12 29/02/2012 Chứng từ
Tiền lương công trình đê 15412
334
45.000.000
nghiệp vụ khác bao Long Mỹ
NVK046/12 31/03/2012 Chứng từ
Tiền lương công trình đê 15412
334
45.000.000
nghiệp vụ khác bao Long Mỹ
NVK067/12 29/04/2012 Chứng từ
Tiền lương công trình đê 15412
334
45.000.000
nghiệp vụ khác bao Long Mỹ
NVK082/12 31/05/2012 Chứng từ
Tiền lương công trình đê 15412
334
45.000.000
nghiệp vụ khác bao Long Mỹ
NVK097/12 30/06/2012 Chứng từ
Tiền lương công trình đê 15412
334
45.000.000
nghiệp vụ khác bao Long Mỹ
NVK118/12 31/07/2012 Chứng từ
Tiền lương công trình đê 15412
334
45.000.000
nghiệp vụ khác bao Long Mỹ
NVK202/12 31/12/2012 Kết chuyển chi Kết chuyển 15412
15412
15418
303.750.000
phí
Số CT
Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- 89 -
CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHÁT
A248 KDC 91B, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO CÔNG VIỆC
Năm 2012
Tài khoản: 15411 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số CÔNG
Tài
TK đối
Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
Nợ
Có
TY
khoản
ứng
ĐT tập hợp CP: gói thầu số 1 xây dựng đê bao kết hợp tráng nhựa tuyến 1 Vị Thanh – Long Mỹ Hậu Giang
XK04/12
15/01/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
111.069.366
XK11/12
15/02/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
111.011.502
XK15/12
15/03/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
111.106.038
XK24/12
15/04/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
112.094.562
XK28/12
15/05/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
113.734.128
XK32/12
15/06/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
113.950.512
XK37/12
15/07/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
113.149.686
NVK106/12 17/07/2012 Chứng từ
Cát san lắp công
15411
331
782.727.273
nghiệp vụ khác trình
NVK108/12 20/07/2012 Chứng từ
Cát san lắp công
15411
331
1.317.272.727
nghiệp vụ khác trình
NVK109/12 22/07/2012 Chứng từ
Cát san lắp công
15411
331
1.145.454.545
nghiệp vụ khác trình
NVK112/12 29/07/2012 Chứng từ
Cát san lắp công
15411
331
1.002.272.727
nghiệp vụ khác trình
NVK122/12 31/07/2012 Chứng từ
Cát san lắp công
15411
331
735.000.000
nghiệp vụ khác trình
XK42/12
15/08/2012 Xuất kho
Dầu DO
15411
152
112.756.062
- 90 -
XK49/12
XK50/12
MH00010
15/09/2012
22/09/2012
26/12/2012
NVK202/12 31/12/2012
Xuất kho
Xuất kho
Mua hàng chưa
thanh toán
Kết chuyển chi
phí
Dầu DO
Đá 0x4
Đá 0x4
15411
15411
15411
152
152
331
Kết chuyển
15411
15411
15418
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- 91 -
113.716.248
74.670.300
188.183.840
6.258.169.516
[...]... tích biến động chi phí sử dụng máy thi công Phân tích chi phí sử dụng máy thi công gồm phân tích chi phí biến động chi phí nhân công sử dụng máy thi công và phân tích chi phí khấu hao máy thi công d) Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp bởi nó là một chi phí gián tiếp với nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và tính được giá thành các sản. .. tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần quan trọng của kế toán, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp Và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài Phân tích biến động chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng của Công ty TNHH Nguyễn Phát 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng chi phí, tính giá thành và biến động của chi phí tại hạng mục công. .. trên cơ sở tiêu phân bổ chi phí hợp lý: Hệ số = phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ (2.1) Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng + Xác định chi phí sản xuất của từng đối tượng tập hợp chi phí: Chi phí sản xuất của từng Tổng tiêu thức phân bổ của Hệ số = đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tập hợp chi phí x phân bổ -4- (2.2) 2.1.1.5 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp... tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc đến điểm dừng kỹ thuật 2.1.2 Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp 2.1.2.1 Kết cấu chi phí trong tính giá thành sản phẩm Trong xây lắp giá thành sản xuất bao gồm bốn khoản mục chi phí: Chi phí NVLTT bao gồm các chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp có liên quan đến từng quá trình sản xuất sản. .. biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định Giá thành hạng mục công trình hoặc giá thành công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp 2.1.1.6 Phân loại giá thành Giá thành dự toán: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng xây lắp theo dự toán Giá thành dự toán được xác... xác định biến động chi phí, sau đó tìm nguyên nhân ảnh hưởng đế sự biến động và đề xuất các biện pháp thực hiện cho kỳ sau nhằm tiết kiệm chi phí - 16 - a) Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sự biến động này gồm biến động lượng sử dụng và biến động giá nguyên vật liệu Biến động giá chỉ ra ảnh hưởng của giá mua so với giá kế hoạch Biến động lượng chỉ ra ảnh hưởng khi thay đổi sản lượng... tiếp là một loại biến phí, vì vậy việc phân tích các biến động của nó cũng dùng mô hình cung eve phân tích biến động biến phí Biến động chi phí lao động có thể chi tiết hóa như sau: + Biến động năng suất lao động; + Biến động đơn giá tiền lương Chênh lệch giá chỉ ra tác động của việc thay đổi mức lương cho nhân công so với kế hoạch, trong khi chênh lệch hiệu quả tập trung vào chi phí lương cho việc... trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn… - Chi phí nhân công trực tiếp của riêng từng loại sản phẩm thì tập hợp theo từng loại sản phẩm - Chi phí nhân công của nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành theo các tiêu thức như: chi phí tiền công định... thì phải tính tính được giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao nhằm quản lý chặc chẽ chi phí dự toán Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản + = sản phẩm hoàn xuất dở dang xuất phát sinh xuất dở dang thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (2.6) 2.1.3.2 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả một công trình... thi công, … Chi phí sản xuất chung là chi phí là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất, nó là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định,… 2.1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất a) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu,