Chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn phát (Trang 80)

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung

Đơn vị tính: đồng

Chênh lệch Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế

Tuyệt đối %

Khấu hao TSCĐ công trường 761.412.605 761.412.605 0 0 Chi phí vận hành tàu máy theo hợp đồng 198.000.000 198.000.000 0 0 Mua ống thủy lực 38.500.000 40.740.000 2.240.000 5,82 Phân bổ chi phí trả trước 86.703.304 86.703.304 0 0 Tổng cộng 1.084.615.909 1.086.855.909 2.240.000

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Ta thấy chi phí sản xuất chung tăng so với dự toán là hơn 2.240.000 đồng

- 70 -

Doanh nghiệp không lập kế hoạch cụ thể cho các khoản chi phí chung vì

phần lớn là chi phí cố định nên đã không kiểm soát được tình hình biến động chi

phí sản xuất chung để có biện pháp quản lý tốt hơn.

4.5.5 Nguyên nhân biến động chi phí của hạng mục công trình

4.5.5.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Biến động về khối lượng của công trình:

+ Do trong quá trình thi công có những lỗi kỹ thuật nên phải làm lại;

+ Trong quá trình vận chuển lưu kho tại công trình, và yếu tố thời tiết nên

làm hao hục nguyên vật liệu đặc biệt xăng dầu…;

+ Chưa xác định được thời điểm và khối lượng nguyên vật liệu cần mua;

+ Chưa sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu hợp lý;

- Biến động về giá:

+ Doanh nghiệp không mua nguyên vật liệu với số lượng lớn để được hưởng

chiết khấu hoặc giảm giá;

+ Do sự tăng giảm giá bất thường của thị trường nên doanh nghiệp không

thể kiểm soát được về giá.

4.5.5.2 Chi phí nhân công trực tiếp

- Biến động về số công: trong lúc thi công thì có những lỗi kỹ thuật cần khắc

phục ngay nên nhân công phải tăng ca làm cho số công tăng lên.

- Biến động về giá: do sự khan hiếm lao động có tay nghề nên doanh nghiệp

bắt buộc phải tăng giá tiền công để thu hút lao động.

4.5.5.3 Chi phí máy thi công

Chi phí máy thi công có biến động giảm làm giảm chi phí nhưng không ảnh

- 71 -

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH CỦA HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

5.1QUẢNLÝ,SỬDỤNGHỢPLÝVÀTIẾTKIỆMNGUYÊNVẬTLIỆU

- Trong khâu mua sắm nguyên vật liệu

Công ty cần mua những nguyên vật liệu chủ yếu với khối lượng lớn để giảm

giá thành. Điều đó sẽ giúp Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí thông qua

hưởng chiết khấu, chủ động về nguyên vật liệu, tránh tình trạng khan hiếm

nguyên vật liệu.

Công ty cần phải xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho mình, phải

lựa chọn được nhà cung ứng có uy tín, đảm bảo cung cấp được các loại nguyên vật liệu có chất lượng tốt, đảm bảo về các thông số kỹ thuật, giá cả phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn trong thiết kế kỹ thuật và cung ứng kịp thời tới công trình để đảm bảo tiến độ thi công.

Trong trường hợp trên thị trường có nhà cung ứng có thể đáp ứng các yêu cầu của Công ty thì Công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc mua hàng của một

nhà cung ứng hay của nhiều nhà cung ứng. Mỗi sự lựa chọn đều có ưu điểm và

nhược điểm riêng. Nếu như mua hàng của một nhà cung ứng thì sẽ tạo thuận lợi cho Công ty trong quá trinh làm ăn lâu dài, được hưỡng những ưu tiên trong giá

cả hay cước phí vận chuyển đến tận nơi thi công… thì mua hàng của nhiều nhà

cung ứng lại tránh cho Công ty những rủi ro khi thị trường khan hiếm nguyên vật

liệu hay trong trường hợp gặp trục trặc với một nhà cung ứng. Do đó tùy từng trường hợp cụ thể mà Công ty có chính sách lựa chọn nhà cung ứng hợp lý để có thể thi công với giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Do đặc trưng của ngành xây dựng là thi công trên địa bàn rộng và luôn thay

đổi, đồng thời thị trường nguyên vật liệu dùng trong xậy dựng những năm gần đây phát triển nhanh và phân bố rộng khắp. Do vậy, nếu tận dụng được nguồn

cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ sẽ là một nhân tố quan trọng tăng khả năng hạ

giá thành xây lắp.

- Xác định thời điểm và khối lượng nguyên vật liệu cần mua:

Xác định đúng lượng nguyên vật liệu cần mua là một trong những cách hiệu

quả làm giảm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công. Khối lượng nguyên

- 72 -

phó tình hình biến động trên thị trường. Khối lượng mua quá ít hay quá nhiều

điều làm phát sinh thêm chi phí. Nếu lượng mua quá ít so với lượng nguyên vật

liệu cần có, Công ty sẽ không đủ nguyên vật liệu để sử dụng làm lãng phí năng

lực lao động và máy móc thiết bị, tăng chi phí sản xuất. Nêu lượng mua quá nhiều

so với nhu cầu cần sử dụng thì sẽ gây nên tình trạng ứ động vốn, đồng thời tăng

chi phí quản lưu kho.

Xác định đúng thời điểm mua nguyên vật liệu cũng là nhân tố quan trọng

góp phần hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Bởi nếu thời điểm mua nguyên vật liệu

quá sớm sẽ gây nên tình trạng ứ động vốn, tăng chi phí bảo quản. Ngược lại nếu

thời điểm mua nguyên vật liệu quá muộn thì sẽ làm gián đoạn thi công, chậm tiến độ.

- Cấp phát nguyên vật liệu đúng chủng loại và khối lượng:

Trong khâu cấp phát nguyên vật liệu cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ

tránh cấp phát thừa, cấp thiếu, cấp sai chủng loại. Với những trường hợp gây lãnh

phí nguyên vật liệu thì có các biện pháp hành chính như quy trách nhiệm bồi

thường toàn bộ nguyên vật liệu bị lãng phí do cá nhân gây ra và có chế độ những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tiết kiệm nguyên vật liệu.

Do cùng thời điểm Công ty có thể thi công xây dựng các công trình khác, ở

các địa bàn khác nhau, do đó mà Công ty không thể xây dựng một kho nguyên vật liệu chung tại một nơi để giao cho các đội thi công tại từng công trình. Do vậy

việc theo dõi vật tư xuất đúng tại công trường là rất khó khăn phức tạp. Để tạo điều kiện thuận cho việc cấp phát vật tư cho sản xuất được nhanh chóng, đồng

thời góp phần kiểm tra tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh thì Công ty nên sử

dụng “Phiếu xuất vật tư định mức” để theo dõi lượng vật tư xuất kho để điều

chỉnh cho hợp lý.

- Áp dụng đúng đắn các biện pháp bảo quản của từng loại nguyên vật liệu,

đồng thời đề ra những quy định trong việc sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu

hợp lý, tiết kiệm tránh lãng phí.

Trong các công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng, khó khăn lớn nhất là

khâu bảo quản và sử dụng. Khối lượng nguyên vật liệu rất lớn mà có một số vật

liệu cần phải bảo quản tốt như xi măng, thép… nhưng chỉ một số nhỏ vật liệu là

được bảo quản trong kho, số còn lại để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự

nhiên và tình trạng mất mát xảy ra. Hiện tượng này phổ biến vì trong xây dựng

- 73 -

móc thiết bị thi công. Do đó không có điều kiện để xây chỗ bảo quản hết được tất

cả các vật liệu. Ở đây biện pháp khắc phục là bố trí đảm bảo cho việc bảo quản

trong lều lán, nhà kho đối với các vật liệu có giá trị cao, dể giảm chất lượng thậm

chí hư hỏng do tác động của thời tiết: xi măng, thiết bị nội thất… chỉ để ngoài những vật liệu gạch, cát… nhưng vẫn phải bảo quản tốt tránh để bừa bãi, mất

mát, gọn không làm giảm không gian thi công do vật liệu mang lại.

- Tận dụng các loại máy móc hiện có để tạo ra nhiều loại vật liệu.

Để tận dụng được các loại máy móc hiện tại mà Công ty có như trạm trộn bê

tông nhựa thì Công ty có thể tự tiến hành nghiền đá thay vì mua nguyên vật liệu

đã qua chế biến.

5.2PHÁTTRIỂNNGUỒNNHÂNLỰCGIẢMCHIPHÍNHÂNCÔNG

Khi tiến hành một công trình cần rất nhiều nhân công vì vậy Công ty nên

xem xét tiến hành xây dựng biểu đồ nhân lực hợp lý trước khi khởi công công

trình, từ đó xác định số lao động cần thiết, biết được tình hình thừa thiếu để chủ

động điều tiết.

Bố trí đúng người, đúng việc, tránh sự chồng chéo. Với những công việc đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật thì nhất thiết phải được những người có tay

nghề cao đảm nhiệm. Ngược lại, những công việc giản đơn khác thì lao động phổ

thông cũng có thể làm được.

Hiện nay, thị trường lao động có rất nhiều lao động nhàn dỗi đang cần việc do đó Công ty có thuê họ làm theo thời vụ. cho nên Công ty cần phải xây dựng các đội khung, những đội này bao gồm các công nhân có tay nghề cao, nằm trong

biên chế, còn số lao động giản đơn thì tiến hành thuê ngoài theo nhu cầu riêng

của từng công trình thi công. Số lao động giản đơn này chỉ chịu sự trực tiếp chỉ đạo của tổ trưởng tổ đội chứ không ràng buộc về mặt hành chính với Công ty.

Việc làm này sẽ góp phần làm giảm quỹ lương, qua đó trực tiếp hạ giá thành công

trình.

Tuy nhiên hạn chế căn bản khi sử dụng lao động thuê ngoài là công nhân có

trình độ thấp, ý thức kỷ luật kém. Để khắc phục hạn chế này cần thực hiện một số

biện pháp:

- Có chính sách đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật

nòng cốt là những lao động làm việc lâu năm ở Công ty, có kế hoạch điều động

- 74 -

- Ở từng đội sản xuất trực tiếp cần phải phân bổ sản xuất thành những nhóm

nhỏ, ở mỗi nhóm cử một người phụ trách. Sử dụng hình thức khen thưởng, kỷ

luật bằng tiền đối với nhóm trưởng để gắn trách nhiệm của họ trong việc điều hành lao động trong nhóm, tránh lãng phí mất mát vật liệu và tự ý bỏ việc của

công nhân.

5.3ĐẢMBẢOĐÚNGTIẾNĐỘTHICÔNGCÔNGTRÌNH

* Mục đích biện pháp:

Tiến độ thi công là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá uy

tín của một doanh nghiệp xây dựng khi thi công công trình. Khi thi công một

công trình thì chủ đầu tư không chỉ muốn chất lượng công trình được đảm bảo mà

tiến độ thi công cũng không được chậm trễ, phải hoàn thành công trình như trong

kế hoạch đã đề ra.

Để hạ giá thành xây lắp thì rút ngắn tiến độ thi công là một trong những

biện pháp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp xây dựng. Nếu công trình

được thi công đúng thời hạn thì Công ty có thể được bên chủ đầu tư tiến hành

thanh quyết toán đúng thời hạn. Hiện nay Công ty đều phải vay ngân hàng để xây

dựng các công trình. Nếu tiến độ thi công chậm một tháng do những lý do nào đó

thuộc về phía Công ty thì chủ đầu tư sẽ không thanh toán đúng thời hạn và như

vậy Công ty sẽ chậm trả tiền ngân hàng và trả lãi thêm một tháng. Đối với các

khoản tiền vay lớn thì lãi phải trả hàng tháng là không phải nhỏ. Việc chậm trả

tiền ngân hàng trong một tháng có thể làm giá thành của công trình tăng lên, gây

thiệt hại cho chủ đầu tư và cả Công ty.

Thi công đúng tiến độ công trình giúp Công ty giảm được các loại chi phí như chi phí nhân công, chi phí quản lý điều hành, chi phí điện, nước…

* Nội dung và hiệu quả của biện pháp:

Sử dụng các biện pháp rút ngắn tiến độ nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi

phí:

- Tăng số lượng nhân công lao động để rút ngắn thời gian thi công

- Cơ giới hóa (sử dụng cơ giới thay cho lao động thủ công).

- Huy động thêm máy móc và thiết bị phục vụ cho quá trình thi công. Ví dụ như: có một máy khoan tăng thành hai hoặc nhiều hơn, hai máy đào đất thành bốn máy đào đất…

- 75 -

- Áp dụng công nghệ mới để rút ngắn thời gian thi công. Ví dụ như: dùng

phụ gia đông kết nhanh cho bê tông, thi công theo công nghệ cao.

- Tổ chức lại sản xuất (nghiên cứu tìm cách tối ưu hơn): phân chia lại dây

chuyền sản xuất, thi công theo dây chuyền hoặc kết hợp nhiều phương pháp thi

công tùy theo tính chất từng loại công việc cụ thể.

5.4TỔCHỨCHỢPLÝCÁCBIỆNPHÁPTHICÔNG

* Mục đích của biện pháp:

Trên thực tế, trong quá trình thi công có những lúc phải phá đi làm lại. Đó là

do trong khâu thiết kế không đúng yêu cầu kỹ thuật. Một nguyên nhân nữa là

trong quá trình thi công, công nhân làm ẩu không đúng kỹ thuật và yêu cầu chất

lượng làm giảm tiến độ thi công.

* Nội dung và hiệu quả của biện pháp:

Để hạn chế điều này thì Công ty phải lựa chọn được biện pháp thi công hợp

lý nhất, đó là phương pháp thi công có chi phí thấp nhất và thời gian hoàn thành

ngắn nhất.

Nguyên nhân gián đoạn thi công:

- Do điều kiện tự nhiên: mưa gió, bão lụt…;

- Thiếu nguyên vật liệu, năng lượng;

- Thiếu vốn đầu tư;

- Ngừng thi công do sữa chữa làm lại.

Mỗi thời gian gián đoạn đều làm cho chi phí của công trình tăng lên và đó là

sự lãng phí. Nếu công trình bị gián đoạn, Công ty phải tìm ra nguyên nhân xảy ra

sự gián đoạn đó một cách nhanh nhất có thể. Nếu nguyên nhân thuộc về phía Công ty như thiếu vốn phục vụ cho thi công, thiếu các vật tư và cả thiết bị cần

thiết thì Công ty phải giải quyết ngay tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng công

trình và tiến độ thi công. Nếu nguyên nhân gây ra gián đoạn là do điều kiện khách

quan như thời tiết xấu hoặc do điều kiện địa phương nơi thi công công trình thì

Công ty phải có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do gián đoạn đó

gây ra.

Phương pháp tổ chức thi công trên công trường hợp lý phải dựa trên các

- 76 -

- Cơ giới hóa đồng bộ giữa các công tác xây lắp và khối lượng công trình hoàn thành.

- Khi thi công phải được liên tục, không có thời gian gián đoạn hoặc thời

gian gián đoạn ít nhất có thể.

- Khối lượng công tác đã thi công không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít nhất đến khối lượng công tác còn lại.

- Trình tự công việc phải được sắp xếp hợp lý nhất: phần thô, phần quan

trọng được tiến hành trước, các phần phụ làm sau, nhưng mang tính chất logic,

khoa học. Với những công việc mang tính chất tuần tự thì công việc sau phải

được thực hiện ngay khi công việc trước hoàn thành, không để thời gian gián đoạn lâu. Đối với công việc có tính chất song song phải bố trí công việc sau thực

hiện ngay khi công việc trước đang thực hiện sao cho thời gian hoàn thành của cả giai đoạn trước là ít nhất.

- 77 -

CHƯƠNG 6

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 6.1NHẬNXÉTCHUNG

6.1.1 Những thành tựu đạt được

Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay

thì công ty đã phải nổ lực và cố gắng hết mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh,

đồng thời tạo được uy tín lớn trên thị trường xây dựng. Trong những năm gần đây công ty đã được nhiều thành tựu đáng kể:

- Công ty đã tìm tòi sáng tạo, tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh

doanh, thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn phát (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)