1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng tân tiến

90 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SVTH: TRẦN THỊ HẬU PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11 – Năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ HẬU MSSV: LT11402 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TH.S NGUYỄN THỊ DIỆU Tháng 11 – Năm 2013 -2- LỜI CẢM TẠ Đƣợc học tập và rèn luyện suốt một thời gian dài tại trƣờng Đại học Cần Thơ, nay khóa học sắp kết thúc, em xin gửi đến Ban Giám hiệu trƣờng những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất. Cám ơn Ban Giám hiệu trƣờng đã và luôn tạo điều kiện cho em đƣợc rèn luyện, thử thách trong một môi trƣờng năng động, sáng tạo. Em xin đƣợc cảm ơn các thầy cô về những tình cảm và sự truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình em học tập tại trƣờng, đặc biệt là các thầy cô tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Tân Tiến, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám đốc cùng các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong Phòng Kế toán, những ngƣời luôn có thái độ niềm nở và tận tình chỉ bảo khi em gặp phải những khó khăn về kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình tới Ban Giám đốc công ty, các anh, các chị tại Phòng Kế toán cũng nhƣ toàn thể nhân viên công ty Cổ phần Xây dựng Tân Tiến đã giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình trong thời gian qua. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô Nguyễn Thị Diệu, ngƣời đã hƣớng dẫn em trong cách nghiên cứu, giúp em có hƣớng đi đúng đắn và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp. Sự chỉ bảo tận tâm cùng những lời nhận xét của một giảng viên, một ngƣời đi trƣớc có kinh nghiệm giúp em có thêm tự tin để hoàn thành thật tốt khóa luận này. Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế cũng nhƣ việc thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Do đó, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân tình của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hậu -i- TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hậu - ii - NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Ngày……tháng……năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) - iii - MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 01 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 01 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 01 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 01 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................... Error! Bookmark not defined.02 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 02 1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................................................................. 02 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 02 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 02 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................. 03 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ........... 03 2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, báo cáo tài chính ................. 05 2.1.3 Các chỉ số tài chính ........................................................................................ 08 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 13 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................... 13 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 14 CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN ......................................................................................... 16 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ QUÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN ...................................................................................... 16 3.1.1 Quá trình hình thành ...................................................................................... 16 3.1.2 Quá trình phát triển ........................................................................................ 17 3.2 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY CPXD TÂN TIẾN ...... 18 3.2.1 Nhiệm vụ ......................................................................................................... 18 3.2.2 Quyền hạn ....................................................................................................... 18 3.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH .. 19 - iv - 3.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh ..................................................................... 19 3.3.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh ........................................................................ 19 3.3.3 Quá trình sản xuất kinh doanh...................................................................... 20 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY.................................................................... 21 3.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .................................................................... 21 3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty ................................ 21 3.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TYError! Bookmark not defined.23 3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................ 23 3.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ...................................................... 24 3.5.3 Hình thức kế toán đang áp dụng .................................................................. 26 3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ...................................................................................... 28 3.7 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 - 2013 ........................................................... 31 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN ............................................... 33 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 – 6/2013 .................................................................... 33 4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty từ năm 2010 – 6/2013 .......... 33 4.1.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty từ năm 2010 – 6/2013 ................ 38 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty từ năm 2010 – 6/2013 ............ 52 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ..................................................... 59 4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán .................................................................. 59 4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động ................................................................... 61 4.2.3 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn ......................................... 63 4.2.4 Phân tích các chỉ số quản trị nợ.................................................................... 64 4.2.5 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi........................................................... 65 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN ......... 68 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ....................... 68 -v- 5.1.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 68 5.1.2 Khó khăn ......................................................................................................... 69 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ............................................................................ 70 5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu .............................................................................. 70 5.2.2 Giải pháp giảm chi phí .................................................................................. 71 5.2.3 Một số giải pháp khác ................................................................................... 72 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 74 6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74 6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... PHỤ LỤC ..................................................................................................................... - vi - DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012 ............................................................................................. 29 Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013........................................................................... 31 Bảng 4.1: Tình hình tổng doanh thu của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012 ................................................................................................................ 34 Bảng 4.2: Tình hình tổng doanh thu của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ................................................................................................ 35 Bảng 4.3: Tình hình tổng chi phí của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012.......................................................................................................................... 39 Bảng 4.4: Tình hình tổng chi phí của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ..................................................................................................... 42 Bảng 4.5: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012 ................................................. 43 Bảng 4.6: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ............................... 45 Bảng 4.7: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012.................. 47 Bảng 4.8: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ............................ 50 Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận công ty qua 3 năm 2010 - 2012 ........................ 53 Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ..... 55 Bảng 4.11: Tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012 ............................................................... 56 Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ............................................. 57 Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận khác của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012 ............................................................................................................... 58 Bảng 4.14: Tình hình lợi nhuận khác của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ............................................................................................... 59 - vii - Bảng 4.15: Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 -2012 .................................................................................................... 59 Bảng 4.16: Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................................... 61 Bảng 4.17: Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 -2012 ......................................... Error! Bookmark not defined.63 Bảng 4.18: Các tỷ số về quản trị nợ công ty của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 - 2012 ...................................................................................................... 64 Bảng 4.19: Các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012...................................................................................................... 65 - viii - DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh........................................................ 19 Hình 3.2 Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh ..................................................... 20 Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty ............................................................... 21 Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán công ty .................................................... 24 Hình 3.5 Hình thức chứng từ ghi sổ của công ty ................................................. 27 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................................... 35 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tổng chi phí của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................................................................. 41 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 ........................................................ 54 - ix - DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CL : Chênh lệch CP : Chi phí CPBH : Chi phí bán hàng CPK : Chi phí khác CPMTC : Chi phí máy thi công CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPTC : Chi phí tài chính CPXD : Cổ phần Xây dựng DT : Doanh thu DTHĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính DTTBH&CCDV : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ĐTNH : Đầu tƣ ngắn hạn ĐTTC : Đầu tƣ tài chính GTGT : Giá trị gia tăng GVHB : Giá vốn hàng bán HTK : Hàng tồn kho KH : Khấu hao MTV : Một thành viên LN : Lợi nhuận LNK : Lợi nhuận khác LNTT : Lợi nhuận trƣớc thuế QL : Quản lý TNDN : Thu nhập doanh nghiệp -x- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu VP : Văn phòng - xi - CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong thời buổi đất nƣớc đang phát triển mạnh, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú, nên sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng càng trở nên khốc liệt. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nƣớc, mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nƣớc ngoài nhiều kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn. Muốn đứng vững trên thị trƣờng thì doanh nghiệp phải đạt đƣợc một kết quả kinh doanh tốt, nó thể hiện qua lợi nhuận (LN), lợi nhuận càng cao càng thể hiện bản lĩnh của doanh nghiệp. Nó cũng chính là mục đích mà các nhà kinh doanh muốn đạt đƣợc, là thƣớc đo hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Có lợi nhuận có nghĩa là kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhƣng lợi nhuận thu đƣợc là bao nhiêu thì ta phải dựa vào quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận thấy đƣợc tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang ở mức độ nào, tìm ra điểm mạnh để tăng cƣờng phát huy, tìm ra điểm yếu để từ đó hạn chế và khắc phục, giúp các nhà quản lý trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lƣợc ổn định phát triển và hợp lý trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp tăng cƣờng các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp các nhà quản trị đƣa ra những quyết định về chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ những lợi ích từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến ” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. Từ đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. -1- 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích tình hình doanh thu (DT), chi phí (CP), lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. Và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động của các chỉ tiêu này. - Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. - Đƣa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến. Địa chỉ: số 521 đƣờng Phạm Hữu Lầu, Phƣờng 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Xây dựng Tân Tiến từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. -2- CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích, theo nghĩa chung nhất thƣờng đƣợc hiểu là chia nhỏ sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận và hiện tƣợng cấu thành sự vật hiện tƣợng đó. Phân tích hoạt động kinh doanh là một quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. 2.1.1.2 Vai trò của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trƣớc đến nay. - Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau nhƣ thế nào đi nữa cũng còn nhiều tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chƣa đƣợc phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện đƣợc và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lƣợc kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về vật tƣ, lao động, tài chính,…Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài nhƣ khách hàng, thị trƣờng, đối thủ -3- cạnh tranh,…trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trƣớc khi xảy ra. - Phát huy tiềm năng thị trƣờng, khai thác tối đa nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc của một chu trình kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một hoạt động kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh hiệu quả. - Ngoài ra, tài liệu phân tích không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cần thiết cho đối tƣợng bên ngoài khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp nhƣ hợp tác đầu tƣ, cho vay… Thông qua kết quả phân tích, họ sẽ quyết định có nên đầu tƣ vào doanh nghiệp hay không. - Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở sự đánh giá việc chấp hành luật pháp, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc mà còn phát hiện ra những chỗ bất hợp lý không hoàn chỉnh của các chế độ chính sách đó và có kiến nghị để Nhà nƣớc sửa đổi. Nhƣ vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ rất quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý kinh tế và hoàn thiện chức năng đó. Nói tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra hƣớng phát triển của các doanh nghiệp. 2.1.1.3 Đối tượng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích kết quả kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tƣợng sử dụng bên ngoài nữa). - Đối tƣợng của phân tích kết quả kinh doanh là: đánh giá quá trình hƣớng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động các nhân tố ảnh hƣởng và đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế . - Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt nhƣ kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng…Hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính v.v… - Phân tích kết quả kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng nguồn lực: vốn, vật tƣ, nhân lực, đất đai...; Những nhân tố bên trong của doanh -4- nghiệp và bên ngoài từ phía thị trƣờng và môi trƣờng kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hƣởng đến hiệu quả các mặt hoạt động doanh nghiệp. - Phân tích kết quả kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt đƣợc, những hoạt động hiện hành và dựa trên những kết quả đó để các nhà quản trị ra các quyết định kịp thời hoặc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong tƣơng lai. 2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, báo cáo tài chính 2.1.2.1 Khái niệm doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu đƣợc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Doanh thu của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ các hoạt động: doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác. - Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh: là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau khi trừ các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại), đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chƣa thu tiền). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm: các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định Nhà nƣớc để sử dụng cho doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ đƣợc Nhà nƣớc cho phép; Giá trị sản phẩm, hàng hóa đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp nhƣ: việc xuất dùng ciment, xuất vải thành phẩm để may bảo hộ ở xí nghiệp dệt… - Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã đƣợc trích năm trƣớc nhƣng không sử dụng hết. - Doanh thu khác: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên nhƣ: thu từ bán vật tƣ, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị bị hƣ hỏng, phải thu khó đòi đã trích năm trƣớc nhƣng không sử dụng hết và các khoản thu bất thƣờng khác… 2.1.2.2 Khái niệm chi phí Chi phí có thể hiểu một cách trừu tƣợng là: biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong -5- hoạt động sản xuất kinh doanh. Có hai loại chi phí là: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định nhƣ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công (đối với các doanh nghiệp xây lắp). - Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung cho toàn doanh nghiệp nhƣ: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1.2.3 Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, Lợi nhuận từ hoạt động tài chính, Lợi nhuận từ các hoạt động khác. - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và tổng chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là khoản chênh lệch giữa doanh thu tài chính và chi phi tài chính bao gồm các hoạt động: Cho thuê tài sản; bán trái phiếu, chứng khoán; mua bán ngoại tệ; tiền lãi gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay thuộc các nguồn vốn, quỹ; lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh; hoàn nhập số dƣ khoản dự phòng giảm giá; đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn. - Lợi nhuận từ các hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa doanh thu khác và chi phí khác bao gồm các khoản thu lại các khoản nợ khó đòi đã đƣợc duyệt bỏ qua (đang đƣợc theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán), chênh lệch thanh lý, nhƣợng bán tài sản, các khoản lợi tức từ các năm trƣớc phát hiện năm nay, số dƣ hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi. 2.1.2.4 Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính (còn gọi là báo cáo kế toán định kỳ) bao gồm những báo cáo phản ánh những mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô. Báo cáo tài chính đƣợc nhà nƣớc quy định thống nhất về danh mục hệ thống các chỉ tiêu, phƣơng pháp tính toán và xác lập từng chỉ tiêu cụ thể. -6- - Mục đích báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu và thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác, lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh, thuế và các khoản nộp Nhà nƣớc,tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán, các luồng tiền. - Hệ thống báo cáo tài chính: gồm 4 bảng  Bảng cân đối kế toán (còn gọi là bảng tổng kết tài sản): là một phƣơng pháp kế toán, là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định và theo nguyên tắc sau. Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn Vốn (2.1)  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (còn gọi là báo cáo thu nhập hay Báo cáo lợi tức): là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả hoạt đông kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh, ngoài ra có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nƣớc và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng (GTGT). Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là chi tiết hóa các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quá trình kinh doanh: Doanh Thu – Chi Phí = Lợi Nhuận (2.2)  Lƣu chuyển tiền tệ (còn gọi là báo cáo ngân lƣu hay báo cáo lƣu kim): là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tƣợng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lƣu chuyển tiền tệ thể hiện lƣu lƣợng tiền vào, lƣu lƣợng tiền ra của doanh nghiệp.  Thuyết minh báo cáo tài chính: là bảng thuyết trình, giải thích các số liệu từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Việc lựa chọn số liệu và thông tin cần phải trình bài trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu quy định tại Chuẩn mực số 21 – Trình bài báo cáo tài chính. -7- 2.1.3 Các chỉ số tài chính 2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán Nhóm chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn. a. Hệ số thanh toán hiện thời Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (dƣới 1 năm) của công ty bằng tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn. Hệ số thanh toán Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn = hiện thời (lần) (2.3) Nợ ngắn hạn Đây là chỉ số cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra đối với công ty. Nếu chỉ số hiện hành cao đều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn hay nói cách khác là việc quản lý tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn không hiệu quả. b. Hệ số thanh toán nhanh Tỷ số này đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạng không bao gồm hàng tồn kho (HTK). Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lƣu động và ĐTNH – Hàng tồn kho = Nợ ngắn hạn (lần) (2.4) Hệ số thanh toán nhanh đƣợc tính toán dựa trên những tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn có thể nhanh chống chuyển đổi thành tiền, đôi khi còn gọi là “tài sản có tính thanh khoản”. Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lƣu động, đầu tƣ ngắn hạn có thể không hiệu quả. Với mức trung bình là 2 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao đối với các khoản nợ ngắn hạn. -8- c. Hệ số thanh toán tức thời Tỷ số thanh toán tức thời là tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất, đó là các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền và đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời Tiền và tƣơng đƣơng tiền + ĐTTC ngắn hạn = Nợ ngắn hạn (lần) (2.5) Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì tình hình thanh toán tƣơng đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng. 2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động đo lƣờng tình hình quản lý các loại tài sản của công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản nào chƣa dùng và những loại tài sản nào dùng mà không tạo ra thu nhập. Vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Nhóm tỷ số này bao gồm: Vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tổng tài sản. a. Vòng quay hàng tồn kho Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho Tổng giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho bình quân (lần) (2.6) Với: hàng tồn kho bình quân = (HTK đầu năm + HTK cuối năm) / 2 Hàng tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng HTK càng cao, càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, thời gian tồn kho càng ít, chu kỳ kinh doanh đƣợc rút ngắn, giảm đƣợc chi phí bảo quản, hao hụt và lƣợng vốn bỏ vào HTK thu hồi càng nhanh. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngƣng trệ. Vì vậy, chỉ số vòng quay HTK cần -9- phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. b. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân đo lƣờng hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của doanh nghiệp hay đo lƣờng tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu. Kỳ thu tiền bình quân Trong đó: Các khoản phải thu bình quân = Doanh thu bình quân mỗi ngày ( ngày) (2.7)  Các khoản phải thu bình quân = (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trƣớc và các khoản phải thu năm nay)/2  Doanh thu bình quân mỗi ngày = Doanh thu hàng năm / 365 Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp bán chịu hàng hóa cho khách hàng cho đến khi thu đƣợc tiền, hay nói cách khác đó là khoảng thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản là các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp có nhiều vốn đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, kỳ thu tiền bình quân càng cao, càng dài chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ động không thể đầu tƣ và khó đem lại lợi nhuận nhƣ mong muốn, đồng thời càng làm tăng thêm các khoản dự phòng nợ khó đòi. c. Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản là thƣớc đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Số vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần = Tổng tài sản bình quân (lần) (2.8) Với: Tổng tài sản bình quân =(tổng tài sản đầu kỳ + tổng tài sản cuối kỳ)/ 2 Chỉ tiêu này cho ta thấy đƣợc cứ một đồng tài sản nói chung trong một thời gian nhất định thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng - 10 - cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. 2.1.3.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn a. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Số vòng quay vốn lƣu động Doanh thu = Vốn lƣu động (2.9) (lần) Vòng quay vốn lƣu động cho biết vốn lƣu động quay đƣợc mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tăng và ngƣợc lại. c. Vòng quay vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Số vòng quay vốn cố định Doanh thu = Vốn cố định (lần) (2.10) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ làm ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu và cho biết vốn cố định quay đƣợc mấy vòng trong kỳ. Khi số vòng quay vốn cố định tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng, thể hiện khả năng thu hồi vốn cố định của công ty nhanh hơn giúp công ty có đủ vốn để mua sắm tài sản cố định mới. Ngƣợc lại, nếu số vòng quay vốn cố định thấp thể hiện khả năng thu hồi vốn cố định chậm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định không cao. 2.1.3.4 Nhóm chỉ số quản trị nợ Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn có ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của doanh nghiệp. a. Hệ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp ( Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay). - 11 - Hệ số nợ trên tổng tài sản Tổng nợ phải trả = Tổng giá trị tài sản (%) (2.11) Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Tỷ số này nên giữ biến động từ 0 đến dƣới 1, vì nếu bằng 1 hoặc lớn hơn 1 có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ. Hệ số này quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, trong tƣơng lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất. b. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp và qua đó còn đo lƣờng quy mô tài chính của một doanh nghiệp. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu (%) (2.12) Nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sỡ hữu thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ ngân hàng cũng thƣờng xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ (và một số hệ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Còn ngƣợc lại, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ƣu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ đƣợc trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ƣu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. 2.1.3.5 Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi a. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. - 12 - Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản bình quân (%) (2.13) Tỷ số này dƣơng thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Ngƣợc lại, tỷ số này âm thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân (%) (2.14) Tỷ số này mang giá trị dƣơng là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ số này càng cao càng thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ. c.Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ. Lợi nhuận ròng ROS = Doanh thu thuần (%) (2.15) Tỷ số này mang giá trị dƣơng nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngƣợc lại, tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp do phòng kế toán của Công ty Cổ phần Xây Dựng Tân Tiến cung cấp từ bảng báo cáo tài chính nhƣ: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - 13 - - Ngoải ra, đề tài còn tham khảo ý kiến của các anh chi trong phòng kế toán để biết thêm thông tin và lý do tăng giảm của các số liệu trong bảng báo cáo tài chính. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu  Mục tiêu : Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích sự biến động tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dùng phƣơng pháp này để phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. * Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh ở tất cả các giai đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh phải xét đến điều kiện có thể so sánh đƣợc của các hiện tƣợng và chỉ tiêu kinh tế. Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:  Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để làm căn cứ so sánh, đƣợc gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu. - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,.. nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.  Ðiều kiện so sánh: Ðể thực hiện phƣơng pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh đƣợc giữa các chỉ tiêu kinh tế: - Về thời gian: Là các chỉ tiêu đƣợc tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:  Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.  Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phƣơng pháp tính toán.  Phải cùng một đơn vị đo lƣờng. - 14 - - Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đƣa ra phân tích cần phải đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhƣ nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xƣởng, một ngành…)  Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, ngƣời ta thƣờng sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - Phương pháp so sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh kế. (2.16) y = y1 – y0 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trƣớc y1: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. y: là chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác. Số tuyệt đối thể hiện quy mô, khối lƣợng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. - Phương pháp so sánh số tương đối Là kết quả của phép giữa hiệu số của kỳ phân tích so với kỳ gốc và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này nhằm đo lƣờng tốc độ phát triển của các chỉ tiêu qua các năm. Số tƣơng đối kết cấu biểu hiện mối quan hệ giữa tỉ trọng và mức độ đạt đƣợc của bộ phận chiếm trong mức độ đạt đƣợc của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số tƣơng đối kết cấu cho thấy, vị trí vai trò của từng bộ phận trong tổng thể. y= y1 - y0 y0 Trong đó: y1: là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích y0: là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc y: là biểu hiện của tốc độ tăng trƣởng - 15 - (2.17) x 100% (2.17) CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN 3.1.1 Quá trình hình thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) TÂN TIẾN đƣợc thành lập ngày 25 tháng 08 năm 1992, theo QĐ số 106/GP-UB củ Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và đƣợc trọng tài kinh tế tỉnh Đồng Tháp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 048525/ĐKKD cấp ngày 28/08/1992 trực thuộc Ban Tài chánh Tỉnh ủy Đồng Tháp, với tên giao dịch là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Tiến. Ngành nghề kinh doanh: xây dựng dân dụng công nghiệp với số vốn điều lệ lúc này là 500.000.000 đồng. Trong đó, vốn lƣu động là 380.000.000 đồng, tài sản cố định (TSCĐ) 120.000.000 đồng. Hoạt động theo cơ chế công ty đóng thuế trên vốn 4% năm và nộp 12% lợi nhuận sau thuế về Ban Tài chánh Tỉnh ủy. Năm 1995, Ban Tài chánh Tỉnh ủy bổ sung vốn lƣu động thêm 1,3 tỉ đồng cho công ty hoạt động. Đến năm 2000 Ban Tài chánh giải thể sát nhập về Văn phòng Tỉnh ủy và công ty TNHH Tân Tiến đƣợc bàn giao về Văn phòng Tỉnh ủy quản lý. Năm 2003, đƣợc sự cho phép của Tỉnh ủy Đồng Tháp, công ty TNHH Tân Tiến chuyển đổi thành công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tân Tiến theo QĐ số 492/QĐ/TU ngày 25/09/2003 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp. Ngành nghề kinh doanh: xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, sản xuất – kinh doanh vật liệu xây dựng, san lắp mặt bằng, kinh doanh bất động sản, xây dựng cầu đƣờng nông thôn. Với vốn điều lệ công ty là: 3.218.942.000 đồng. Giao Văn phòng Tỉnh ủy làm đại diện chủ sở hữu cho công ty TNHH MTV Tân Tiến. Năm 2005, công ty đƣợc Tỉnh ủy cấp thêm vốn điều lệ là: 3.200.000.000 đồng, lúc này vốn của công ty tăng lên là: 6.418.942.000 đồng (bao gồm vốn cấp ban đầu; vốn tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh và vốn cấp mới). Đồng thời, chuyển cơ chế nộp ngân sách Đảng của công ty thành cơ chế - 16 - nộp khoán từng năm theo quy định của chủ sở hữu, trên cơ sở đó công ty hoạt động đến nay. Ngày 12/07/2010 công ty TNHH MTV Tân Tiến đã chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến theo nghị định số 109/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ. Hiện tại công ty Cổ phần Xây dựng Tân Tiến hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 1400100265 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch – Đầu tƣ cấp. - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Tiến. - Vốn điều lệ: 7.226.037.349 đồng - Trụ sở chính: 521 Phạm Hữu Lầu – phƣờng 6 – Thành phố Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp. - Điện thoại: 067 3882 638 – 3882 639 – 3882 640. - Fax: 067 3882 638. - Email: Congtytantiendongthap@yahoo.com Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng các công trình dân dụng – công nghiệp, giao thông (cầu, đƣờng, cống). San lắp mặt bằng. mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Sản xuất đồ dùng bằng khung nhôm; sản xuất các sản phẩm kim loại cho xây dựng và kiến trúc. Sản xuất giƣờng, tủ, bàn, ghế, tấm bêtông đúc sẵn, ống, cột bêtông, cọc bêtông cốt thép. Khai thác cát. Nuôi trồng thủy sản (theo đúng quy định). 3.1.2 Quá trình phát triển Đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 25/08/1992. Đến nay, công ty đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu và khẳng định đƣợc uy tín trong thị trƣờng xây dựng tỉnh Đồng Tháp. Để giữ vững vị trí và tiếp tục phát triển bền vững Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến đã không ngừng cải tiến hệ thống quản lý, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. Trong những năm đầu mới thành lập, hoạt động chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình dân dụng có quy mô vừa và nhỏ, sản phẩm do công ty làm ra luôn đạt chất lƣợng cao, khi đƣa vào sử dụng đƣợc chủ đầu tƣ, khách hàng tín nhiệm. Ngay từ khi thành lập Ban giám đốc công ty đã xác định mục tiêu, định hƣớng phát triển lâu dài với phƣơng châm “chất lƣợng là hàng đầu”. Với định hƣớng này, công ty đã thể hiện đƣợc vai trò của mình đối với chủ sở hữu. Thực tế, doanh thu của đơn vị tăng dần theo từng năm hoạt động, ngành nghề - 17 - kinh doanh cũng đƣợc mở rộng ra nhiều lĩnh vực, các dự án do công ty thực hiện cũng tăng lên về quy mô cũng nhƣ về giá trị Trong khoảng thời gian hoạt động từ năm 1992 đến đầu năm 2000, dự án do công ty thực hiện hầu hết là những công trình đƣợc chỉ định thầu nên việc kinh doanh của đơn vị rất thuận lợi, công ty chỉ tập trung thi công sao cho công trình đạt chất lƣợng cao và đƣa vào sử dụng đúng tiến độ hợp đồng, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả nhất trong quá trình kinh doanh. Đầu những năm 2000, việc kinh doanh của Công ty chuyển sang giai đoạn mới, vì bắt đầu từ thời gian này tất cả các dự án trong xây dựng đều phải qua đấu thầu, đây cũng là giai đoạn đầy thử thách đối với Công ty cũng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Để tồn tại và phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng, Công ty đã không ngừng cải tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị nhƣ đầu tƣ máy móc thiết bị, nhân lực để giảm giá thành sản phẩm nhƣng vẫn đảm bảo về chất lƣợng. Đến nay, công ty đang hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: xây lắp, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng. Đây là chiến lƣợc phát triển đƣợc công ty hoạch định với kế hoạch lâu dài, 3 lĩnh vực này sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động của công ty. 3.2 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN 3.2.1 Nhiệm vụ - Thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. - Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nƣớc và lợi nhận về Chủ sở hữu. - Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ công nhân viên lao động. - Bảo toàn và phát triển vốn của Chủ sở hữu. 3.2.2 Quyền hạn - Công ty đƣợc quyền hoạt động trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trong lãnh thổ nƣớc Việt Nam. - Tuyển dụng lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. - 18 - - Có thẩm quyền đƣa ra các quyết định theo Điều lệ hoạt động của Công ty. 3.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN 3.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty hoạt động kinh doanh xây dựng theo quy hoạch, phát triển của tổng công ty và Bộ Xây dựng, cụ thể là: - Đầu tƣ kinh doanh, phát triển nhà, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng. - Tƣ vấn xây dựng các khu dân cƣ, khu đô thị, các công trinh kỹ thuật hạ tầng. - Lập dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế tổng dự toán, giám sát thi công. 3.3.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Phòng tổ Phòng chức - Kỹ hành thuật chánh kế Phòng Chi Chi thi nhánh nhánh công số số 1 2 hoạch Đội Đội Đội Đội thi công thi công thi công thi công I II III IV Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh - 19 - 3.3.3 Quá trình sản xuất kinh doanh Luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình đƣợc cơ quan chủ quản cấp hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng ý tiến hành cho phép xây dựng công trình, giai đoạn này do chủ đầu tƣ (Bên A) công ty tƣ vấn lập hoặc do công ty (Bên B) lập dựa trên cơ sở hợp đồng hoặc do công ty khai thác tìm nguồn đầu tƣ kinh doanh bất động sản. Tiếp theo là giai đoạn khảo sát thiết kế bản vẽ công trình, đây là giai đoạn đòi hỏi nhiều về độ chính xác tính kỹ từng công trình và chi tiết đến mỗi hạng mục của công trình, đƣợc phân tích theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành xây lắp công trình, bao gồm: giá thành dự toán, công tác xây lắp công trình, chi phí dự toán để hoàn thành công tác xây lắp đƣợc xác định trên cơ sở định mức của Nhà nƣớc quy định và các đơn vị xây dựng cơ bản áp dụng cho từng khu vực. Khi lập dự toán công trình đã duyệt thì đơn vị tiến hành tổ chức thi công, trong khi thi công phải đảm bảo tính kỹ thuật, đảm bảo tiến độ thi công hoàn thành bản giao công trình đúng thời hạn. Đây là giai đoạn có yêu cầu cao về chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí sử dụng máy móc, thiết bị thi công. Mua vật tƣ, bố trí nhân công Nghiệm Nhận Tổ chức thi thu, bàn thầu công, xây lắp giao Thanh công trình công toán trình Lập kế hoạch thi công Hình 3.2 Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh Giai đoạn bàn giao công trình: có thể vừa tiến hành, vừa thi công, vừa bàn giao hạng mục công trình hoàn thành hoặc có thể toàn bộ công trình đã đƣợc quy định trong hợp đồng khách hàng đã ký giữa bên A và bên B, khi bàn giao hai bên cùng kiểm tra, đánh giá chất lƣợng từng hạng mục công trình. Đồng thời phải đƣợc Hội đồng nghiệm thu của Tỉnh hay Huyện tùy theo tính chất công trình nằm trên địa bàn nào thì do Sở, Ban, Ngành thực hiện. Sau khi - 20 - nghiệm thu, các thành viên của Hội đồng với bên A và bên B xác nhận, ký tên và ghi rõ những yêu cầu, đề nghị nếu có cần đƣợc bổ sung hoàn thiện vào biên bản nghiệm thu. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 3.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám Đốc PGĐ phụ trách KT - KH PGĐ phụ trách thi công Phòng thi công Đội thi công số I Phòng TC - HC Đội thi công số II Chi nhánh số 1 Phòng kế toán Đội thi công số III Chi nhánh số 2 Phòng KT - KH Đôi thi công số IV Hình 3.3 Sơ đồ Bộ máy quản lý công ty * Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp Quan hệ tương quan Quan hệ hằng ngày 3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận trong công ty - Hiện cán bộ công nhân viên trong công ty là 30 ngƣời. trong đó, nhân viên quản lý là 11 ngƣời. - Ban giám đốc gồm: giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị và 2 phó giám đốc. 3.4.2.1 Chủ tịch kiêm giám đốc công ty - 21 - Hoạt động theo điều lệ, là ngƣời chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty, về mọi mặt hoạt động cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của công ty. 3.4.2.2 Phòng kỹ thuật – kế hoạch Tiếp nhận các công văn do phòng Tổ chức chuyền đến sau khi có ý kiến của Ban Giám Đốc, tiếp nhận bản vẽ và hồ sơ mời thầu, nhận thầu, tiến hành lập hồ sơ dự thầu, tiếp nhận kiểm tra khối lƣợng quyết toán do phòng thi công chuyển tới, trình Ban Giám Đốc ký xong chuyển đến kho bạc, trực tiếp hoặc phân công cán bộ kỹ thuật đến Kho bạc để kiểm hồ sơ quyết toán. Sau khi hồ sơ đƣợc kho bạc thẩm định chuyển đến Phòng kế toán lập hồ sơ rút vốn. Lập các thủ tục bổ sung, phụ kiện hợp đồng và các văn bản liên quan đến hợp đồng. Lập báo cáo có giá trị công trình hoàn toàn và các giá trị với các đối tác tham gia công trình đƣợc hƣởng. 3.4.2.3 Phòng thi công Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công và kỹ thuật an toàn, tiến độ thi công. Lên kế hoạch vật tƣ, tiền nhân công, khối lƣợng hoàn công, cùng các đơn vị có liên quan xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Đƣợc quyền đình chỉ thi công công trình nếu phát hiện sai sót và báo cáo về ban giám đốc để bàn bạc và có biện pháp xử lý, tổ chức nghiệm thu công trình. 3.4.2.4 Chi nhánh số 1 Kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng. Nguồn vốn độc lập hoàn toàn với nguồn vốn của công ty. Có tổ chức bộ phận kế toán nên đƣợc hạch toán độc lập. 3.4.2.5 Chi nhánh số 2 Vận chuyển thuê cho công ty, sản xuất, gia công: sắt, inox,… nguồn vốn phụ thuộc hoàn toàn vào công ty. Đồng thời đƣợc hạch toán độc lập do có tổ chức bộ phận kế toán. 3.4.2.6 Phòng tổ chức – hành chánh Tiếp nhận tất cả các công văn để chuyển đến cho các bộ phận chức năng để thực hiện. tham mƣu cho giám đốc sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng thời kỳ. Căn cứ vào định mức tiền lƣơng làm cơ sở trả lƣơng cho công nhân trực tiếp sản xuất đối với đội của công ty. Đối với bộ phận gián tiếp trả lƣơng theo quy định hiện hành. Tổ chức họp xét nâng lƣơng hàng năm theo đúng quy định. - 22 - Tiếp nhận, bố trí cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của công việc, dựa trên cơ sở, năng lực và trình độ của từng ngƣời. Có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân, giải quyết các chế độ về hƣu, mất sức, thôi việc,… báo cáo thống kê định kỳ lên cơ quan cấp trên. 3.4.2.7 Phòng kế toán Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức, ghi chép, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh nhằm kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi. Giám sát, quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng đối vốn của đơn vị, cụ thể: Lập và quản lý, thực hiện kế hoạch thu – chi tài chính của công ty từng tháng, quý, năm của từng công trình thi công. Thống kê tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện các nguồn vốn giá thành, nộp thu ngân sách và quyết toán hàng quý, năm. Xây dựng phƣơng án huy động vốn, sử dụng vốn, luân chuyển trong sản xuất có hiệu quả cho từng năm. 3.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán của công ty đƣợc đảm bảo theo nguyên tắc sau: * Tổ chức bộ máy kế toán – thống kê 01 cấp, tức là doanh nghiệp độc lập, chỉ có một bộ máy thống nhất, một đơn vị kế toán độc lập, đứng đầu là kế toán trƣởng. * Đảm bảo sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật của kế toán trƣởng về những vấn đề có liên quan đến kế toán hay thông tin kế toán khác. * Gọn nhẹ, hợp lý hƣớng chuyên môn hóa đúng. * Phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị. Bộ máy kế toán ở Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Tiến hạch toán độc lập nên đƣợc tổ chức thành phòng kế toán có nhiệm vụ sau: * Tiến hành công tác kế toán theo quy định Nhà nƣớc. * Lập báo cáo kế toán thống kê theo quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban lập. - 23 - * Giúp giám đốc hƣớng dẫn, chỉ đạo các phòng và bộ phận thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, đúng phƣơng pháp. * Giúp giám đốc phổ biến, hƣớng dẫn và thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi đơn vị. * Lƣu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận khác có liên quan. Phòng kế toán hiện có 04 ngƣời đƣợc phân công cụ thể: Kế toán trƣởng Kế toán vật tƣ, Kế toán tổng hợp, tài sản cố định Kế toán thanh toán Thủ quỹ Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán công ty 3.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 3.5.2.1 Kế toán trưởng Kế toán trƣởng chịu trách nhiệm với giám đốc trong công tác quản lý tài chính, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh, hƣớng dẫn kiểm tra công tác kế toán. o. Theo dõi hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế các loại. o. Lập kế hoạch, thống kê, báo cáo tài chính thƣờng xuyên và định kỳ. o. Phân tích hoạt động kinh tế của công ty. o. Theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ. 3.5.2.2 Kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán + Có nhiệm vụ thanh toán hồ sơ do phòng kỹ thuật chuyển sang. + Tính giá trị khối lƣợng mà đội thi công và các đối tác thực hiện. + Báo cáo khối lƣợng hoàn thành từng công trình cho kế toán trƣởng. + Thống kê khối lƣợng công việc công trình hoàn thành. + Theo dõi tiến độ thi công công trình, hao phí nhiên liệu, ca máy cho công trình. - 24 - + Thanh toán các khoản thu – chi về hoạt động kinh doanh của đơn vị. + Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính kết hợp các phần hành liên quan đến hạch toán, luân chuyển chứng từ chính xác, kịp thời và đầy đủ. + Theo dõi công việc hàng ngày để trích lƣơng và bảo hiểm… + Theo dõi các khoản tạm ứng và tham mƣu với phòng kế toán để giải quyết công nợ tồn đọng. + Thƣờng xuyên đối chiếu sổ sách với thủ quỹ cuối ngày, tháng, năm. Nếu không khớp phải báo ngay với kế toán trƣởng để xử lý. 3.5.2.3 Kế toán vật tư – tài sản cố định - Theo dõi nguyên vật liệu (NVL) chính, phụ,… thành phẩm nhập, xuất, tồn. - Lên báo cáo vật tƣ nhập, xuất, tồn kho. Chịu trách nhiệm về thủ tục vận chuyển hàng hóa của công ty đủ và hợp lý, sử dụng hóa đơn của cục Thuế và tính hợp lệ của hóa đơn hàng hóa mua vào - Mở sổ chi tiết theo dõi tài sản cố định theo quyết định của Nhà nƣớc. Theo dõi tăng, giảm tài sản cố định, công cụ theo định kỳ lập báo cáo. 3.5.2.4 Thủ quỹ Có nhiệm vụ thu, chi vào sổ quỹ đảm bảo chính xác, kịp thời bảo quản và báo cáo tiền mặt đối chiếu với kế toán thanh toán rút số dƣ vào cuối ngày, tháng, quý, năm. Nếu không khớp phải báo ngay với kế toán trƣởng để giải quyết. * Phòng kế toán đựơc trang bị - 4 máy vi tính - 1 máy in Tất cả nhân viên văn phòng kế toán đều sử dụng phần mềm kế toán, xử lý thông tin nhanh, chính xác, tốc độ làm việc nhanh hơn, lƣu trữ dễ dàng, truy xuất thông tin nhanh chóng. * Mối quan hệ giữa phòng kế toán và các phòng ban khác trong công ty Thống nhất những quy định chung về luân chuyển cũng nhƣ cách ghi chép chứng từ ban đầu, hƣớng dẫn toàn bộ cho cán bộ công nhân viên trong công ty về cách ghi mã số thuế, và ký các hóa đơn mua hàng đầu vào, về hệ - 25 - thống tài khoản và các hình thức kế toán đã lựa chọn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 3.5.3 Hình thức kế toán đang áp dụng Theo chế độ kế toán Việt Nam quy định có nhiều hình thức kế toán đang đƣợc áp dụng rộng rãi. Xét trên cơ sở và điều kiện thực tế về quy mô hoạt động của công ty, đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ của cán bộ kế toán và phƣơng tiện tính hỗ trợ… đem lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, hiện nay công ty chọn hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” áp dụng để hạch toán. 3.5.3.1 Trình tự ghi sổ như sau - Hằng ngày, từ chứng từ gốc đƣợc làm căn cứ chứng từ ghi sổ. - Đối với những chứng từ gốc cùng loại mà phát sinh nhiều, công ty lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, từ bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. - Đối với phiếu thu, phiếu chi đƣợc ghi vào sổ quỹ, sau đó căn cứ vào sổ quỹ lập chứng từ ghi sổ. - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Chứng từ ghi sổ đƣợc ghi vào sổ chứng từ ghi sổ. - Sau khi chứng từ ghi sổ đƣợc ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ cái. - Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong, đƣợc chuyển đến kế toán trƣởng (hoặc ngƣời ủy quyền) ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp kèm theo các chứng từ gốc có liên quan để bộ phận này ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái. Đến kỳ kế toán khóa sổ tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ phát sinh trong kỳ trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng phát sinh Nợ, phát sinh Có trên từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh của tài khoản tổng hợp. Xong, ta đối chiếu tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp với nhau và phải khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dƣ Nợ và tổng số dƣ Có của tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dƣ Nợ và dƣ Có của từng tài khoản trên bảng cân đối phải khớp với số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi tiết. Sau khi đối chiếu, kiểm tra khớp các số liệu với nhau, bắt đầu tiến hành lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác. - 26 - - Đối với các tài khoản có mở sổ chi tiết, thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp, đƣợc chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu số liệu vối sổ cái và các sổ có liên quan đƣợc dùng làm căn cứ để lập các báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hằng ngày. Ghi cuối ngày. Quan hệ đối chiếu. Hình 3.5 Hình thức Chứng từ ghi sổ của công ty 3.5.3.2 Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng Hiện nay công ty đang áp dụng các loại sổ sách sau: - 27 - Bảng tổng hợp chi tiết - Sổ kế toán tổng hợp - Báo cáo doanh số bán hàng theo tháng - Báo cáo tóm tắt công nợ trong kỳ - Báo cáo tổng kết chƣơng trình khuyến mãi - Sổ kế toán chi tiết - Bảng thanh toán chi tiết từng khách hàng - Bảng thanh toán chi tiết theo nhân viên - Báo cáo khuyến mãi chi tiết theo nhân viên - Báo cáo khuyến mãi hàng ngày - Báo cáo doanh số theo nhân viên - Báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Các TK áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất ban hành quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 cùa Bộ trƣởng Bộ Tài chánh. 3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CPXD TÂN TIẾN QUA BA NĂM 2010 – 2012 Qua bảng 3.1 (trang 29) ta thấy: Lợi nhuận của công ty có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm. Tổng mức lợi nhuận trƣớc thuế năm 2011 giảm hơn so với năm 2010 là 917.580.000 đồng tƣơng ứng với 54,16%, nhƣng đến năm 2012 thì lợi nhuận tăng lên 103.882.000 đồng tƣơng ứng với 13,38% nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng, giảm qua các năm. Nếu nhƣ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đạt 39.677.453.000 đồng, năm 2011 là 35.455.042.000 đồng, giảm 10,64% so với năm 2010 thì đến năm 2012 con số này là 49.248.139.000 đồng tăng 38,9%, sở dĩ doanh thu tăng, giảm nhƣ vậy là do: - 28 - Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tƣơng đối Tƣơng đối Tuyệt đối (%) 1. Doanh thu BH&CCDV 39.677.453 35.455.042 49.248.139 (4.222.411) (10,64) 13.793.097 38,90 2. Các khoản giảm trừ DT - - 101.470 - - 101.470 - 3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 39.677.453 35.455.042 49.146.669 (4.222.411) (10,64) 13.691.627 38,62 4. Giá vốn hàng bán 35.733.647 32.303.338 45.847.130 (3.430.309) (9,60) 13.543.792 41,93 3.943.806 3.151.704 3.299.539 (792.102) (20,08) 147.835 4,69 69.502 141.942 80.390 72.440 104,23 (61.552) (43,36) 7. Chi phí tài chính 140.105 85.992 224.935 (54.113) (38,62) 138.943 161,58 8. Chi phí bán hàng - 8.345 3.414 8.345 - (4.931) (59,09) 9. Chi phí quản lý kinh doanh 2.207.327 2.541.302 2.274.822 333.975 15,13 (266.480) (10,49) 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.665.876 658.007 876.758 (1.007.869) (60,50) 218.751 33,24 34.067 1.479.932 4.311 1.445.865 4.244,18 (1.475.621) (99,71) 5.858 1.361.434 682 1.355.576 23.140,59 (1.360.752) (99,95) 28.209 118.498 3.629 90.289 320,07 (114.869) (96,94) 1.694.085 776.505 880.387 (917.580) (54,16) 103.882 13,38 423.521 143.127 220.096 (280.394) (66,21) 76.969 53,78 1.270.564 633.378 660.291 (637.186) (50,15) 26.913 4,25 5. Lợi nhuận gộp BH&CCDV 6. Doanh thu hoạt động tài chính 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 - 29 - + Năm 2010 công ty trúng thầu công trình xây dựng Lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đây là một trong những công trình trọng điểm năm 2010 nên làm cho doanh thu năm 2010 cao hơn năm 2011. Năm 2011 công ty chủ yếu là xây dựng và sửa chữa những trƣờng học, sữa chửa lại một số công trình nhỏ trong Lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Năm 2012, doanh thu đạt cao nhất trong 3 năm là do công ty nhận đƣợc nhiều thầu công trình hơn 2 năm trƣớc nhƣ: đƣờng 848 Sa Đéc, công trình xây dựng các trƣờng mầm non và tiểu học trong và ngoài Thành Phố Cao Lãnh, xây dựng một số Ban Chỉ Huy Quân Sự ở các huyện nhƣ: Lai Vung, Lấp Vò,... - Giá vốn hàng bán năm 2011 giảm 3.430.309.000 đồng so với năm 2010 tƣơng ứng 9,6%, và năm 2012 tăng 13.543.792.000 đồng tƣơng ứng 41,93% so với năm 2011 nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào năm 2012 tăng khá cao, mặc khác công ty áp dụng ghi nhận chi phí theo nguyên tắc phù hợp, do đó giai đoạn thực hiện công trình khác nhau thì chi phí đƣợc tính cho kỳ đó cũng khác nhau, thƣờng là gánh chịu chi phí ở giai đoạn đầu. - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng 72.440.000 đồng tƣơng ứng 104,23% so với năm 2010, nguyên nhân là do công ty nhận đƣợc khoảng thu nhập từ lãi ngân hàng, đầu tƣ tài chính... Năm 2012 giảm 61.552.000 đồng tƣơng ứng 43,36% công ty nhận số tiền lãi từ tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng giảm. - Chi phí tài chính năm 2011 giảm 54.113.000 đồng so với năm 2010 và tƣơng ứng 38,62% do việc kinh doanh ổn định nên công ty đã trả bớt phần nợ gốc ngân hàng nên chi phí này giảm, sang năm 2012 chi phí này tăng lên 161,58% so với năm 2011 vì công ty phải vay tiền từ ngân hàng để mua máy móc mới cho việc thi công công trình, nên lãi vay ngân hàng cũng tăng. - Chi phí bán hàng thì năm 2010 không phát sinh chi phí bán hàng nhƣng năm 2011 và 2012 lại phát sinh chi phí bán hàng là do 2 năm này công ty tập trung kinh doanh bất động sản và mua bán nguyên vật liệu xây dựng nên phát sinh chi phí này. - Chi phí quản lý doanh nghiệp nhìn chung 3 năm tƣơng đối đều nhau, riêng năm 2011 công ty phải mua thêm nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc quản lý nên làm cho chi phí này cao nhất trong 3 năm là 2.541.302.000 đồng. - Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2011 tăng khá cao 320,07% so với năm 2010, do công ty đã thanh lý, nhƣợng bán toàn bộ những tài sản cố định không dùng nữa và sang năm 2012 lợi nhuận này giảm đáng kể so với năm 2011 là 96,94%. - 30 - => Nhìn chung, kết quả hoạt kinh doanh của công ty qua 3 năm đều có lợi nhuận cao, tuy không đều qua các năm nhƣng điều này chứng tỏ là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. 3.7 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CPXD TÂN TIẾN QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 – 2013 Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu 1. Doanh thu BH&CCDV 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Tƣơng đối Tuyệt đối (1.000 đồng) % 20.568.826 10.168.054 (10.400.772) (50,57) - 13.806 13.806 - 3. Doanh thu thuần BH&CCDV 20.568.826 10.154.248 (10.414.578) (50,63) 4. Giá vốn hàng bán 20.316.935 9.144.732 (11.172.203) (54,99) 251.891 1.009.516 757.625 300,77 6. Doanh thu hoạt động tài chính 60.210 44.825 (15.385) (25,55) 7. Chi phí tài chính 47.588 154.591 107.003 224,85 8. Chi phí bán hàng - - - - 9. Chi phí quản lý kinh doanh 1.199.801 854.003 (345.798) (28,82) 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (935.288) 45.747 981.035 (104,89) 67 305 238 355,22 682 37.745 37.063 5.434,46 (615) (37.440) (36.825) 5.987,80 (935.903) 8.307 944.210 (100,89) - 58.670 58.670 - (935.903) (50.363) 885.540 (94,62) 2. Các khoản giảm trừ 5. Lợi nhuận gộp BH&CCDV 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 15. Chi phí thuế TNDN HH 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 - 31 - Qua bảng 3.2 (trang 31) ta thấy: Lợi nhuận sau thuế của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 đều là một con số âm. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế tăng 855.540.000 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 tƣơng ứng với 94,62% nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty 6 tháng đầu năm 2013 giảm 50,57% giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là do khối lƣợng công trình 6 tháng đầu năm 2013 rất ít so với 6 tháng đầu năm 2012. - Đầu năm 2013, công ty phát sinh khoản giảm trừ doanh thu là do công trình xây dựng Ủy ban nhân dân xã Gáo Giồng hoàn thành trễ so với kế hoạch số tiền là 13.806.000 đồng. - Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 giảm 54,99% so với 6 tháng đầu năm 2012 vì giá vốn cũng giống nhƣ doanh thu, nó phụ thuộc vào khối lƣợng công trình ít hay nhiều. Vì vậy, 6 tháng đầu năm 2013 công ty nhận đƣợc ít công trình nên làm giá vốn giảm. - Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm một phần quan trọng trong bảng báo cáo tài chính, 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này giảm 28,82% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do khối lƣợng công trình ít kèm theo công ty đã cắt giảm nhân viên nên dẫn đến chi phí này giảm. - Lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 đều là một con số âm nhƣng 6 tháng đầu năm 2013 chi phí khác tăng rất cao 5.434,46% trong khi đó thí thu nhập khác chỉ tăng 355,22% so với 6 tháng đầu năm 2012 dẫn đến lợi nhuận này giảm đáng kể là âm 36.825.000 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là công ty đã thanh lý một số tài sản khấu hao hết nhƣng phần thu nhập từ việc thanh lý này lại rất thấp mà chi phí thì lại rất cao nên làm lợi nhuận này là một con số âm. - Tổng lợi nhuận trƣớc thuế tăng 944.210.000 đồng là do 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận bị âm cụ thể là âm 935.903.000 đồng còn 6 tháng đầu 2013 lợi nhuận này là 8.307.000 đồng. - Sáu tháng đầu năm 2013 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 58.670.000 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là do 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận trƣớc thuế là một số dƣơng, đặc biệt là ở quý I lợi nhuận trƣớc thuế là 214.036.000 đồng và quý II là âm 205.729.000 đồng nên công ty phải chịu tiền thuế là 58.670.000 đồng ở quý I, còn 6 tháng đầu năm 2012 công ty thua lỗ, lợi nhuận trƣớc thuế là số âm nên không có phần thuế thu nhập doanh nghiệp. - 32 - CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DƢNG TÂN TIẾN 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CPXD TÂN TIẾN TỪ NĂM 2010 – 6/2013 Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, trƣớc hết chúng ta cần phải phân tích những yếu tố: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đặt công ty vào tình hình kinh tế chung hiện nay để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty từ năm 2010 – 6/2013 4.1.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty từ năm 2010 – 2012 Quan sát số liệu từ bảng 4.1 (trang 34) và hình 4.1 (trang 35) về tình hình tổng doanh thu của công ty, ta thấy tổng doanh thu của công ty biến động không ổn định, đặc biệt năm 2012 tổng doanh thu tăng khá cao so với năm 2011. Năm 2010 tổng doanh thu đạt 39.781.022.000 đồng, năm 2011 tổng doanh thu đạt 37.076.916.000 đồng giảm 2.704.106.000 đồng tƣơng ứng với 9,8% là do những công trình hoàn thành năm 2011 có quy mô nhỏ hơn năm 2010 nhƣng so với toàn công ty thì mức độ giảm xuống không đáng kể. Đặc biệt là năm 2010 công ty nhận thầu xây dựng công trình Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nên cũng đã ảnh hƣởng đáng kể đến DTTBH&CCDV. Mặc dù hoạt động sản xuất – kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thách thức từ những diễn biến bất thƣờng của kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam nhƣ: khủng hoảng tài chính và chính trị, lạm phát tăng cao, sự tăng giá của chi phí đầu vào…Nhƣng tổng doanh thu của năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011, tổng doanh thu năm 2012 là 49.231.370.000 đồng so với năm 2011 đạt 37.076.916.000 đồng tăng 12.154.454.000 đồng tƣơng ứng với 32,78%, mức tăng cao so với năm trƣớc là do chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc, sự quan tâm sát sao của chính phủ, cùng với sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, với những giải pháp trọng tâm, đẩy mạnh công tác thị trƣờng, cụ thể là công ty đã nhận thầu xây dựng nhiều công trình nhƣ: công trình xây dựng trƣờng Mầm Non Bán Công Thành phố Cao Lãnh, trƣờng tiểu học Tân Khánh Đông 3, trƣờng mầm non Tân Khánh Đông 3, Ban Chỉ Huy Quân Sự thị trấn Lai Vung và một số công trình trọng điểm - 33 - Bảng 4.1: Tình hình tổng doanh thu của công ty qua ba năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ Số tiền 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 39.677.453 dịch vụ trọng (%) Năm 2012 Tỷ Số tiền 99,74 35.455.042 trọng (%) Số tiền 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối trọng (%) (1.000 đồng) đối (%) (1.000 đồng) Tƣơng đối (%) 95,63 49.146.669 99,83 (4.222.411) (10,64) 13.691.627 38,62 72.440 104,23 (61.552) (43,36) 69.502 0,17 141.942 0,38 80.390 0,16 3. Thu nhập khác 34.067 0,09 1.479.932 3,99 4.311 0,01 100 37.076.916 100 49.231.370 100 39.781.022 Chênh lệch Tỷ 2. Doanh thu hoạt động tài chính Tổng doanh thu Chênh lệch - 34 - 1.445.865 4244,18 (1.475.621) (99,71) (2.704.106) (6,80) 12.154.454 32,78 khác, những công trình này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu năm 2012. Điều này cho thấy rằng công ty đã đạt đƣợc những bƣớc tăng trƣởng cao và để đƣợc nhƣ vậy công ty đã không ngừng cải tiến chất lƣợng sản phẩm và nâng cao chất lƣợng phục vụ phần nào đã tạo đƣợc thƣơng hiệu uy tín trên thị trƣờng, từ đó chiếm lĩnh đƣợc niềm tin của khách hàng và góp phần thúc đẩy doanh thu tăng lên. 60.000.000 49.231.370 50.000.000 39.781.022 37.076.916 40.000.000 30.000.000 20.000.000 10.000.000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Tổng Doanh Thu Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 4.1.1.2 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Bảng 4.2: Tình hình tổng doanh thu của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng 6T/2012 Chỉ tiêu 1. DTTBH&CCDV 2. DTHĐTC 3. Thu nhập khác Tổng doanh thu 6T/2013 Tỷ trọng (%) Số tiền 20.568.826 99,71 60.210 CL 6T2013 / 6T2012 Tƣơng đối Tỷ trọng (%) (1.000 đồng) 10.154.248 99,56 (10.414.578) (50,63) 0,29 44.825 0,44 (15.385) (25,55) 67  0,00 305  0,00 20.629.103 100 10.199.378 100 Số tiền Tuyệt đối 238 (%) 355,22 (10.429.725) (50,56) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 Quan sát số liệu từ bảng 4.2 (trang 35) ta thấy tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm 10.429.725.000 đồng tƣơng ứng với 50,56% là do một số công trình chƣa hoàn thành và 6 tháng đầu năm 2012 công ty nhận thầu đƣợc nhiều công trình có quy mô lớn hơn 6 tháng đầu năm 2013. Trong thời gian 6 tháng đầu năm công ty đã bán 1 miếng đất ở Lấp Vò nhƣng chƣa nhận đƣợc hóa đơn thanh toán nên đã làm ảnh hƣởng tới tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013, còn doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác có ảnh hƣởng nhƣng không đáng kể. Với tình trạng đất nƣớc phát triển mạnh nhƣ hiện nay, các công ty xây dựng ngày càng đa dạng, phong phú với quy mô hoạt động lớn, hiện đại thì ngành xây dựng muốn tăng doanh thu cũng nhƣ tăng lợi nhuận thì cũng không là vấn đề dễ dàng gì. Bởi vậy, ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp, chiến lƣợc kịp thời, định hƣớng phát triển tốt nhằm đối phó với những đối thủ cạnh tranh. Song, công ty cũng cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm càng tăng doanh thu hơn nữa trong 6 tháng cuối năm 2013 và cả trong tƣơng lai. 4.1.1.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 a. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ * Từ năm 2010 – 2012 Từ bảng số liệu 4.1 (trang 34) ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 95% tổng doanh thu hay có thể nói là hầu nhƣ toàn bộ tổng doanh thu của công ty đƣợc đóng góp toàn bộ bởi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Thông qua bảng số liệu ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trƣởng không đều qua các năm. Cao nhất là năm 2012 49.146.669.000 đồng, thấp nhất là năm 2011 37.076.916.000 đồng. Năm 2011 DTTBH & CCDV giảm 10,64% so với năm 2010, là do năm 2011 công ty dƣờng nhƣ đa số chỉ nhận đƣợc nhiều công trình trình tu sửa lại các trƣờng học, cơ quan còn nhận thầu công trình mới thì ít hơn năm 2010, với lại khối lƣợng công trình nhiều hay ít điều đó làm ảnh hƣởng đến DT nên năm 2011 DTTBH & CCDV giảm là điều khó tránh khỏi. Sang năm 2012 DTTBH & CCDV tăng 38,62% là do công ty trúng thầu đƣợc nhiều công trình hơn năm 2011 và cả năm 2010 nên từ đó DTTBH&CCDV cũng tăng theo. DTTBH & CCDV (doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ) của công ty chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ DTBH&CCDV (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) còn các khoản giảm trừ doanh thu ít phát sinh là do khi trúng thầu công - 36 - trình thì công ty đã lập bản dự toán riêng cho từng công trình, tính toán chi phí và thời gian dự kiến hoàn thành công trình sớm hơn trong hợp đồng, tổ chức thực hiện công tác giám sát chặt chẽ để tránh sai sót. Riêng năm 2012, có phát sinh khoản giảm trừ doanh thu là 101.470.000 đồng do công trình Vietinbank Tam Nông và chợ Lai Vung hoàn thành trễ so với tiến độ trong hợp đồng. * Sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 Qua bảng số liệu 4.2 (trang 35) ta thấy DTTBH&CCDV 6 tháng đầu năm 2013 đạt 10.154.248.000 đồng, còn 6 tháng đầu năm 2012 đạt 20.568.826.000 đồng. Nhƣ vậy, DTTBH&CCDV 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm 10.414.578.000 đồng tƣơng ứng với 50,63% là do 6 tháng đầu năm 2013 khối lƣợng công trình giảm rất nhiều so với DTTBH&CCDV trong 6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ trọng 99,71% tổng danh thu và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 99,56% tổng doanh thu. Trong quí I năm 2013 công ty đã giảm giá công trình trƣờng Tiểu học Vĩnh Thạnh do hoàn thành trễ so với dự kiến là 13.806.000 đồng. b. Doanh thu hoạt động tài chính * Từ năm 2010 – 2012 DTHĐTC (doanh thu hoạt động tài chính) là khoản thu nhập chiếm tỷ trọng thứ 2 trong cơ cấu tổng doanh thu, tuy nhiên nó rất quan trọng bởi nó phản ánh kết quả kinh doanh tài chính của công ty. DTHĐTC của công ty đƣợc hình thành từ các nguồn là lãi tiền gửi, lãi do chênh lệch tỷ giá và doanh thu hoạt động tài chính khác. Qua bảng 4.1 (trang 34) ta thấy DTHĐTC với giá trị lần lƣợt trong 3 năm 2010, 21011, 2012 là 69.502.000 đồng tƣơng ứng với 0,17% tổng doanh thu, 141.942.000 đồng tƣơng ứng với 0,38% tổng doanh thu, 80.390.000 đồng tƣơng ứng với 0,16% tổng doanh thu. Điều này cho thấy rằng với mức doanh thu hoạt động tài chính này thì nó ảnh hƣởng rất ít đến tổng doanh thu của công ty. Vì công ty chỉ tập trung nguồn vốn vào các trang thiết bị, máy móc, TSCĐ và các công trình xây dựng…. nên nguồn vốn cho hoạt động tài chính không nhiều. * Sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 Từ bảng 4.2 (trang 35) ta thấy doanh thu hoạt động tài chính 6 thàng đầu năm 2012 – 2013 là 60.210.000 đồng chiếm 0,29% tổng doanh thu, 44.825.000 đồng chiếm 0,44% tổng doanh thu, ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 DTHĐTC giảm 25,55% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm ngoái, chứng tỏ 6 tháng đầu năm 2013 việc kinh doanh chƣa có hiệu quả, công ty cần thay đổi chiến lƣợc để thu hút khách hàng. - 37 - c. Thu nhập khác * Từ năm 2010 – 2012 Cũng giống nhƣ doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu chƣa vƣợt qua 4% tổng doanh thu. Cao nhất chỉ chiếm 3,99%, thấp nhất là 0,01% tổng doanh thu của công ty. Thu nhập khác của công ty lần lƣợt qua 3 năm 2010, 2011, 2012 là 34.067.000 đồng, 1.479.932.000 đồng, 4.311.000 đồng. Năm 2011 thu nhập khác tăng mạnh là do công ty đã bán và thanh lý một số máy móc, trang thiết bị nhƣ: bán xe cuốc cho chi nhánh số 1, xe cẩu 17 tấn và máy ép cọc cho chi nhánh số 2, xe tải 6,5 tấn mang biển số 66S – 5128 cho chi nhánh số 2….. * Sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 Thu nhập khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng 355,22% so với 6 tháng đầu năm 2012, vì 6 tháng đầu năm 2013 tài sản cố định cần thanh lý và nhƣợng bán có trị giá cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 nên làm cho chi phí này tăng lên. 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 thu nhập khác rất thấp, gần nhƣ là không ảnh hƣởng đến tổng doanh thu với số tiền lần lƣợt là 67.000 đồng, 305.000 đồng tƣơng đƣơng với 0,00% tổng doanh thu. Vì 6 tháng đầu năm công ty vẫn chƣa phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến thu nhập khác nên so với tổng doanh thu là không đáng kể. 4.1.2 Phân tích tình hình tổng chi phí của công ty CPXD Tân Tiến từ năm 2010 – 6/2013 4.1.2.1 Phân tích tình hình tổng chi phí của công ty từ năm 2010 – 2012 Quan sát số liệu từ bảng 4.3 (trang 39) và hình 4.2 (trang 41) về tình hình tổng chi phí của công ty. Ta thấy tổng chi phí qua các năm tăng giảm tƣơng ứng với doanh thu của từng năm đó nhƣ phân tích ở phần doanh thu, năm 2012 tổng chi phí là cao nhất. Tổng chi phí năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 4,69 %. Năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là 33,2%. Nhìn chung, tổng chi phí qua các năm tăng giảm chủ yếu là do chi phí giá vốn hàng bán của từng năm đó cao hay thấp. Điều này cho ta thấy tổng chi phí của công ty chủ yếu bị ảnh hƣởng bởi giá vốn hàng bán vì tổng doanh thu của công ty có đƣợc phần lớn là nhờ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí cũng là tất yếu. Và một phần do chi phí quản lý doanh nghiệp cũng góp phần làm ảnh hƣởng đến tổng chi phí của công ty qua các năm, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp hơn. - 38 - Bảng 4.3: Tình hình tổng chi phí của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối (1.000 đ) 1. Giá vốn HB 35.733.647 32.303.338 45.847.130 (3.430.309) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (1.000 đ) Tƣơng đối (%) (9,60) 13.543.792 41,93 138.943 161,58 2. Chi phí TC 140.105 85.992 224.935 (54.113) (38,62) 3. Chi phí BH - 8.345 3.414 8.345 - (4.931) (59,09) 2.207.327 2.541.302 2.274.822 333.975 15,13 (266.480) (10,49) 5.858 1.361.434 682 1.355.576 23.140,59 (1.360.752) (99,95) 4. Chi phí QLDN 5. Chi phí khác Tổng chi phí 38.086.937 36.300.411 48.350.983 (1.786.526) (4,69) 12.050.572 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 Để tìm hiểu và phân tích một cách chính xác nguyên nhân tăng lên của tổng chi phí ta cần phải đi sâu vào chi tiết các chỉ tiêu bên trong tổng chi phí và tình hình biến động của các khoản chỉ tiêu đó. Từ đó biết đƣợc từng nguyên nhân cụ thể nhằm đề ra các giải pháp khắc phục. - Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là nhân tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Ta thấy giá vốn hàng bán của công ty tăng, giảm qua ba năm. Giá vốn hàng bán năm 2011 giảm 9,6 % so với năm 2010. Năm 2012 tăng 41,93 % so với năm 2011. Nguyên nhân tăng, giảm cụ thể sẽ đƣợc phân tích trong từng nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán, bao gồm các chi phí sản xuất nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Chi phí tài chính: Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chi phí tài chính cũng chính là chi phí chi trả lãi vay từ ngân hàng của công ty. Ta thấy chi phí tài chính tăng giảm qua ba - 39 - 33,20 năm. Năm 2011 chi phí hoạt động tài chính tức chi phí lãi vay của công ty giảm 38,62 % so với năm 2010 là do năm 2011 công ty đã trả bớt một số khoản vay dài hạn và công ty cũng không có vay thêm một khoản vay nào khác. Sang năm 2012 công ty đã vay thêm một số tiền làm chi phí lãi vay tăng 161,58% so với năm 2011. - Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng gần nhƣ là thấp nhất trong toàn bộ tổng chi phí. Chi phí bán hàng chỉ phát sinh khi công ty kinh doanh bất động sản và kinh doanh vật liệu xây dựng. Năm 2010 công ty không phát sinh chi phí bán hàng. Năm 2011, CPBH là 8.345.000 đồng. Năm 2012 là 3.414.000 đồng giảm 59,09% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng giảm cụ thể sẽ đƣợc nói rõ hơn trong phần phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khá quan trọng, đây là loại chi phí có tỷ trọng đứng thứ hai trong các khoản mục chi phí, nó phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý doanh nghiệp của công ty. Ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua ba năm không đều nhau. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 15,13 % so với năm 2010. Năm 2012 giảm 10,49 % so với năm 2011. Nguyên nhân tăng, giảm cụ thể sẽ đƣợc phân tích trong từng nhân tố cấu thành nên chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm các chi phí nhƣ: chi phí nhân nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng, thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí khác: Ta thấy chi phí khác của công ty tăng, giảm qua ba năm không đều, cao nhất là năm 2011 đạt 1.361.434.000 đồng. Chi phí khác năm 2011 tăng rất cao so với năm 2010 là 23.140,59 % là do công ty đã bán nhiều máy móc, trang thiết bị nên chi phí này tăng lên. Năm 2012 giảm 99,95 % so với năm 2011. Ta thấy chi phí khác giảm thì ít nhƣng tăng thì lại nhiều hơn giảm nên cần phải có những biện pháp giảm chi phí một cách hợp lý để nâng cao lợi nhuận của công ty. Tóm lại: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm tăng giảm không đều, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của công ty, do đó công ty cần có những biện pháp để hạ thấp giá vốn trong tƣơng lai để nâng cao lợi nhuận công ty, trong đó thì chi phí nguyên vật liệu đầu vào là cần đƣợc quan tâm nhiều. Chi phí khác ảnh hƣởng cũng nhiều nên cũng cần đƣợc quan tâm, chi phí tài chính và chi phí khác - 40 - chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhƣng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận nếu công ty không có chính sách chi hợp lý. 60.000.000 48.350.983 50.000.000 40.000.000 38.086.937 36.300.411 Năm 2010 Năm 2011 30.000.000 20.000.000 10.000.000 0 Năm 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Tổng Chi Phí Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tổng chi phí của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 4.1.2.2 Phân tích tình hình tổng chi phí của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 Quan sát số liệu từ bảng 4.4 (trang 42) ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 giảm 52,74% so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể nhƣ sau: - Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 giảm 54,99% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng cụ thể sẽ đƣợc phân tích trong từng nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán, bao gồm các chi phí sản xuất nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Chi phí tài chính: Chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 224,85%, là do 6 tháng đầu năm 2013 công ty đã vay ngân hàng thêm một số tiền để đầu tƣ vào trang thiết bị phục vụ cho xây dựng. Vì vậy chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn 6 tháng đầu năm 2012. - Chi phí bán hàng: sáu tháng đầu năm 2012 và 2013 không phát sinh chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 giảm 28,82% so với 6 tháng đầu năm 2012. - 41 - Bảng 4.4: Tình hình tổng chi phí của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Chênh lệch 6T2013 / 6T2012 Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Tƣơng đối Tuyệt đối (1.000 đ) 1. Giá vốn hàng bán (%) 20.316.935 9.144.732 (11.172.203) (54,99) 2. Chi phí tài chính 47.588 154.591 107.003 224,85 3. Chi phí bán hàng - - - - 1.199.801 854.003 (345.798) (28,82) 682 37.745 21.565.006 10.191.071 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5. Chi phí khác Tổng chi phí 37.063 5434,46 (11.373.935) (52,74) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 Nguyên nhân tăng, giảm cụ thể sẽ đƣợc phân tích trong từng nhân tố cấu thành nên chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm các chi phí nhƣ: chi phí lƣơng nhân viên, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí khác: Chi phí khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5.434,46 % so với 6 tháng đầu năm 2012. Mức tăng chi phí khác cao nhƣ vậy là do công ty bán nhiều tài sản cố định. 4.1.2.3 Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình biến động của tổng chi phí qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013 a. Phân tích giá vốn hàng bán  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Quan sát số liệu ở bảng 4.5 (trang 43) ta thấy đƣợc tình hình biến động của từng nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Sau đây ta sẽ đi sâu vào từng nhân tố: - 42 - Bảng 4.5: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối (1.000 đ) 1. CPNVLTT 25.625.013 23.770.309 33.096.957 (1.854.704) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (1.000 đ) Tƣơng đối (%) (7,24) 9.326.648 39,24 3.879.621 59,17 2. CPNCTT 8.021.434 6.557.074 10.436.695 (1.464.360) (18,26) 3. CPMTC 1.208.998 1.160.647 1.367.125 (48.351) (4,00) 206.478 17,79 4. CPSXC 878.202 815.308 946.353 (62.894) (7,16) 131.045 16,07 35.733.647 32.303.338 45.847.130 (3.430.309) (9,6) 13.543.792 41,93 Tổng GVHB Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá vốn hàng bán. Vì vậy nó có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011 giảm nhẹ là 7,24% so với năm 2010, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến động cùng chiều theo tổng khối lƣợng công trình thực hiện của cả năm và năm 2011 có tổng khối lƣợng công trình thấp hơn so với năm 2010 nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011 giảm so với năm 2010 là điều đƣơng nhiên. Năm 2012 chi phí này tăng 39,24% so với năm 2011, là do tổng khối lƣợng công trình năm 2012 cao hơn so với năm 2011, nhƣng nguyên nhân chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 cao hơn rất nhiều so với năm 2011 vì trong năm 2012 tình hình kinh tế rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao làm cho giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng nhƣ: cát, xi măng, nhựa đƣờng, sắt thép…biến động tăng, nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 cao hơn so với những năm trƣớc. Điển hình là công trình trƣờng tiểu học Tân Khánh Đông 3 khi công ty trúng thầu thì giá của sắt trong bảng dự toán là trên 9.000 đồng/1kg nhƣng khi bắt đầu khởi công xây dựng thì giá sắt tăng lên đến 16.000 đồng/1kg, điều này làm ảnh hƣởng rất nhiều đến giá vốn. - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí này năm 2011 giảm 18,26% so với năm 2010, là do số lƣợng công trình năm 2011 ít hơn năm 2010 nên nhân - 43 - công làm việc ít, sức lao động bỏ ra ít hơn năm 2010. Năm 2012 chi phí này tăng 59,17% so với năm 2011, vì năm 2012 khối lƣợng công trình tƣơng đối nhiều và dày đặt nên nhân công làm việc nhiều, số lƣợng công nhân tăng lên và làm thêm giờ để hoàn thành đúng tiến độ nên công ty phải trả thêm tiền công làm thêm giờ vì thế chi phí nhân công năm 2012 tăng rất cao so với năm 2011. Điển hình là các công trình: trƣờng tiểu học Tân Khánh Đông 3, trƣờng Mầm non Bán Công Thành Phố Cao Lãnh, trƣờng tiểu học Vĩnh Thạnh, trƣờng tiểu học Tân Hòa, Ban Chỉ Huy Quân Sự Thị trấn Lai Vung, Ban Chỉ Huy Quân Sự Thị trấn Lấp Vò… - Chi phí máy thi công: Chi phí nhân công tăng giảm phụ thuộc vào số lƣợng công trình nhiều hay ít, chi phí nhân công bao gồm: chi phí nhân công chạy máy, chi phí xăng dầu chạy máy và chi phí sửa chữa máy. Năm 2011 chi phí này giảm 4% so với năm 2010, mặc dù số lƣợng công trình ít hơn nhiều so với năm 2010 nhƣng chi phí nhân công lại giảm rất ít là vì năm 2011 công ty tốn nhiều chi phí vào sửa chữa máy thi công vì biến động về giá dầu thế giới tăng dẫn đến giá xăng dầu trong nƣớc tăng liên tục, tình hình lạm phát trong nƣớc tăng làm cho các mặt hàng khác nhƣ phụ tùng và các chi phí khác nhƣ chi phí đi lại…tăng nên đã làm cho chi phí sửa chữa máy thi công tăng lên nên chi phí máy thi công có giảm nhƣng không đáng kể. Năm 2012 chi phí máy thi công tăng lên 17,79% so với năm 2011 do khối lƣợng công trình tăng cao dẫn đến việc sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công hơn làm cho chi phí nhân công chạy máy, chi phí xăng dầu chạy máy tăng. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí có tỷ trọng thấp nhất trong giá vốn hàng bán, mặt dù vậy nó cũng có ảnh hƣởng không ít đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Chi phí này gồm: chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí láng trại cho công nhân ở, chi phí điện nƣớc phục vụ công trình và công nhân, chi phí ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của nhân công…. Chi phí này năm 2011 giảm 7,16% so với năm 2010, tốc độ tăng giảm cũng biến động nhanh và mạnh cùng với sự biến động tăng giảm của 3 khoản chi phí trên và biến động cùng chiều với khối lƣợng công trình của năm 2011. Năm 2012 chi phí này tăng 16,07% so với năm 2011 là do số lƣợng công trình nhiều hơn năm 2011 và do sự biến động kinh tế, lạm phát tăng cao làm cho chi phí ăn uống và sinh hoạt hàng ngày tăng. Tóm lại: Các nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán biến động theo tổng giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán qua các năm có tăng và có giảm. Tuy nhiên giá vốn tăng là điều không đáng lo ngại vì số lƣợng, khối lƣợng công trình tăng tất nhiên sẽ kéo theo giá vốn tăng, giá vốn tăng nhƣng lợi nhuận vẫn tăng cao. Ngƣợc lại, số lƣợng, khối lƣợng công trình giảm kéo theo - 44 - giá vốn giảm, nếu vậy thì công ty cần phải có những biện pháp thu hút khách hàng, tìm kiếm khách hàng để tăng số lƣợng, khối lƣợng công trình nhằm đem lại doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cuối cùng cho công ty.  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Bảng 4.6: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tình: nghìn đồng Chênh lệch 6T2013 / 6T2012 Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (1.000 đ) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (%) 12.805.211 5.008.521 (7.796.690) (60,89) 6.741.133 3.722.445 (3.018.688) (44,78) Chi phí máy thi công 520.673 298.683 (221.990) (42,64) Chi phí sản xuất chung 249.918 115.083 (134.835) (53,95) Tổng giá vốn hàng bán 20.316.935 9.144.732 (11.172.203) (54,99) Chi phí nhân công trực tiếp Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 Quan sát số liệu từ bảng trên ta thấy đƣợc tình hình biến động của từng nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. Sau đây ta sẽ đi sâu vào từng nhân tố: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: sáu tháng đầu năm 2013 chi phí này giảm 60,89 % so với 6 tháng đầu năm 2012 là do số lƣợng công trình giảm xuống rất nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, công không trúng thầu đƣợc các công trình lớn. Vì thế công ty cần phải có thêm nhiều chiến lƣợc tăng cƣờng quảng cáo, tiếp thị đề thu hút khách hàng trong thời gian sắp tới, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2013. - Chi phí nhân công trực tiếp: sáu tháng đầu năm 2013 giảm 44,78% so với 6 tháng đầu năm 2012, điều này cũng tƣơng tự nhƣ chi phí nguyên vật liệu, khối lƣợng công trình ít, ít thuê nhân công thì dẫn đến chi phí nhân công giảm.. - 45 - - Chi phí máy thi công: 6 tháng đầu năm 2013 giảm 42,64% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do công suất hoạt động của máy giảm kéo theo chi phí xăng dầu giảm, bên cạnh đó do ít công trình hơn 6 tháng đầu năm 2012 nên chi phí này cũng giảm theo. - Chi phí sản xuất chung: 6 tháng đầu năm 2013 giảm 53,95% so với 6 tháng đầu năm 2012, chi phí này và cả 3 chi phí trên đều biến động cùng chiều với số lƣợng công trình, đây là điều hiển nhiên nên chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí láng trại cho công nhân ở, chi phí ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của nhân công xây dựng công trình giảm. b. Phân tích chi phí bán hàng Chi phí này hầu nhƣ là rất ít phát sinh. Năm 2010, công ty không phát sinh chi phí bán hàng. Năm 2011 là 8.345.000 đồng còn năm 2012 là 3.414.000 đồng. Năm 2012 chi phí nảy giảm 59,09% so với năm 2011 là do năm 2011 công ty chi tiền quảng cáo báo xuân năm 2011 và chi tiền tiếp khách để bán khu phố ở huyện Tam Nông, thanh toán tiền cho công nhân bốc xếp vật tƣ bán hàng. Còn năm 2012 công ty chỉ thanh toán tiền cho công nhân bốc xếp vật tƣ nên chi phí này giảm. Chi phí này thƣờng phát sinh khi công ty kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh bất động sản. Sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 không phát sinh chi phí này. c. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm 2010 – 2012: Quan sát số liệu từ bảng 4.7 (trang 47) ta thấy đƣợc tình hình biến động của từng nhân tố cấu thành nên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng; thuế,phí và lệ phí; chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Sau đây ta sẽ đi sâu vào từng nhân tố: - Chi phí nhân viên quản lý: Là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm gần phân nửa trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy nó có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự biến động của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí nhân viên quản lý năm 2011 tăng 10,47% so với năm 2010, tốc độ tăng nhƣ vậy là do công ty tăng các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý, cụ thể: phụ cấp trách nhiệm tính theo % lƣơng của mỗi nhân viên, năm 2011 phụ cấp trách nhiệm tăng thêm 3% lƣơng/ngƣời so với năm 2010 (phụ cấp trách nhiệm năm 2010: 7% lƣơng/ngƣời, năm 2011: 10% lƣơng/ngƣời), phụ cấp tiền điện thoại tăng 100 nghìn đồng/ngƣời (phụ cấp tiền điện thoại - 46 - Bảng 4.7: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tình: nghìn đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối (1.000 đ) 1. Chi phí nhân viên QL 1.209.788 1.336.401 1.260.196 126.613 Tƣơng đối (%) 10,47 Tuyệt đối (1.000 đ) (76.205) Tƣơng đối (%) (5,70) 2. Chi phí vật liệu QL 610 170 34.421 3. Chi phí đồ dùng VP 74.370 276.179 104.804 201.809 271,36 (171.375) (62,05) 354.451 375.359 342.059 20.908 5,90 (33.300) (8,87) 4.957 1.617 11.871 (3.340) (67,38) 10.254 634,14 6. CP dịch vụ mua ngoài 168.785 226.072 234.282 33,94 8.210 3,63 7. Chi phí bằng tiền khác 394.366 325.504 287.189 (68.862) (17,46) (38.315) (11,77) (266.480) (10,49) 4. Chi phí KH TSCĐ VP 5. Thuế, phí và lệ phí Tổng chi phí QLDN 2.207.327 2.541.302 2.274.822 (440) (72,13) 57.287 333.975 15,13 34.251 20.147,65 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 năm 2010: 100 nghìn đồng/ngƣời, năm 2011: 200 nghìn đồng/ngƣời), phụ cấp tiền ăn giữa ca tăng 5 nghìn đồng/suất/ngƣời (phụ cấp tiền ăn giữa ca năm 2010: 10 nghìn đồng/suất/ngƣời, năm 2011: 15 nghìn đồng/suất/ngƣời), phụ cấp chức vụ vẫn giữ nguyên không thay đổi. Thêm nữa công ty đã chi một khoản tƣơng đối cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho một bộ phận cán bộ quản lý. Ngoài ra, công ty còn thực hiện chính sách tăng lƣơng cho nhân viên nhằm khuyến khích họ tích cực, nhiệt tình, trung thành phát huy hết sức mình để cống hiến cho công ty. Năm 2012 chi phí này giảm 5,7% so với năm 2011 nguyên nhân là do 1 số phòng ban đã giảm nhân sự. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa là do tổng tỷ lệ các khoản trích bảo hiểm theo lƣơng công ty chịu năm 2011 là 22%, sang năm 2012 là 23% (do bảo hiểm xã hội tăng thêm 1%), nên làm cho chi phí này giảm nhƣng giảm nhẹ. - Chi phí vật liệu quản lý: Chi phí này ảnh hƣởng rất ít đến chi phí quản lý doanh nghiệp, gần nhƣ là không ảnh hƣởng. Chi phí này là những vật liệu nhƣ: xi măng hay cát đá dùng do việc quản lý doanh nghiệp. Năm 2011 chi phí - 47 - này giảm 72,13% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí này tăng rất cao 20.147,65% so với năm 2011 là do công ty cần dùng cát, đá, xi măng… lót đƣờng từ cổng công ty đến văn phòng, sửa chữa hàng rào và nhà kho công ty. - Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí này có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự biến động của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí đồ dùng văn phòng gồm chi phí mua: máy in, máy photo, máy fax, điện thoại, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế, quạt máy, máy lạnh…. Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2011 tăng 271,36 % so với năm 2010, mức tăng cao nhƣ vậy là do công ty trang bị thêm máy móc thiết bị nhƣ trang bị thêm máy điều hòa cho các văn phòng ban, trang bị thêm 1 máy vi tính cho phòng kế toán, trang bị một tivi màn hình phẳng hiệu Panasonic 40 inch cho phòng tiếp khách để chiếu những đoạn quảng cáo do công ty tự thiết kế và tự quay, để giới thiệu về công ty và chất lƣợng về các công trình mà công ty đã xây dựng trong những năm qua, mục đích là để giới thiệu thêm cho các đối tác, khách hàng khi đến công ty, nhằm quảng bá thƣơng hiệu và tạo uy tín cho công ty; đổi mới các dụng cụ cũ kỹ nhƣ máy in, tủ đựng hồ sơ…Sang năm 2012 chi phí này giảm 62,05% so với năm 2011 là do trong năm công ty đã cắt giảm bớt các khoản chi không cần thiết trong việc mua sắm đồ dùng văn phòng, cho thấy công ty đã quản lý tốt tình hình sử dụng chi phí này. - Chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng: Năm 2011 chi phí này tăng 5,9% so với năm 2010 là do công ty đã trang bị thêm máy móc thiết bị, đổi mới các dụng cụ cũ kỹ nhƣ đã trình bày ở phần chi phí đồ dùng văn phòng năm 2011. Năm 2012 chi phí này giảm 8,87 % so với năm 2011, nguyên nhân là do một số tài sản cố định văn phòng đã khấu hao hết trong năm 2011 nên năm 2012 chi phí khấu hao giảm. - Thuế, phí & lệ phí: Chi phí này bao gồm các loại thuế mà công ty phải chịu nhƣ thuế môn bài, công chứng làm hồ sơ dự thầu, hợp đồng….Năm 2011 chi phí này giảm 67,38% so với năm 2010 là do công ty đã bán một số miếng đất và 1 số xe nên làm chi phí này giảm. Năm 2012 chi phí này tăng 634,14% so với năm 2011 là do công ty mua thêm đất và xe mới để phục vụ cho việc kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí này bao gồm: tiền điện thoại, tiền điện, tiền nƣớc, fax,… Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2011 tăng 33,94% so với năm 2010, tốc độ tăng nhanh nhƣ vậy là do năm 2011 các bộ phận văn phòng đƣợc sử dụng máy điều hòa nên làm cho khối lƣợng điện tiêu thụ tăng lên, ngoài ra giá điện năm 2011 lại tiếp tục tăng, cụ thể: Giá điện giờ bình thƣờng tăng 0,145 nghìn đồng/kwh (giá điện giờ bình thƣờng năm 2010: 0,898 - 48 - nghìn đồng/kwh, năm 2011: 1,043 nghìn đồng/kwh), giá điện giờ cao điểm tăng 0,104 nghìn đồng/kwh (giá điện giờ cao điểm năm 2010: 1,758 nghìn đồng/kwh, năm 2011: 1,862 nghìn đồng/kwh). Năm 2012 chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 3,63% so với năm 2011, năm 2012 khối lƣợng công việc cao hơn năm 2011 thƣờng xuyên sử dụng điện thoại và fax, mặc khác tăng ca nhiều hơn năm 2011 nên chi phí này tăng lên. - Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, nên ảnh hƣởng không nhiều đến sự biến động của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: Tiếp khách, hội nghị, công tác phí, tàu xe… Chi phí bằng tiền khác năm 2011 giảm 17,46% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí này lại tiếp tục giảm, giảm 11,77% so với năm 2011. Ta thấy qua các năm chi phí này đều giảm, đặc biệt năm 2012 giảm nhiều hơn. Nguyên nhân là do công ty đã tiết kiệm và cắt giảm bớt chi phí tiếp khách, hội nghị vì công ty đã phần nào tạo đƣợc uy tín, quảng bá thƣơng hiệu và mở rộng thị trƣờng nên công ty đã giảm bớt chi phí này lại. Tóm lại: Chi phí quản lý doanh nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhất trong tổng chi phí của công ty nhƣng nó có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Vì thế công ty cần phải quan tâm hơn nữa điều chỉnh các khoản mục chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý hơn nhằm góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh của công ty.  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013: Qua bảng 4.8 (trang 50) thì ta thấy tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 giảm 28,82% so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể là: - Chi phí nhân viên quản lý: sáu tháng đầu năm 2013 chi phí này giảm 27,59% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do mức lƣơng tối thiểu tăng nhƣng công ty đã cắt giảm nhân viên làm chi phí này giảm xuống. - Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí đồ dùng văn phòng 6 tháng đầu năm 2013 giảm 76,49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã trang bị tƣơng đối đầy đủ đồ dùng văn phòng nên công ty không cần mua sắm nhiều đồ dùng cho văn phòng mà chỉ bổ sung những gì còn thiếu sót. - Chi phí vật liệu văn phòng: sáu tháng đầu năm 2012-2013 công ty không phát sinh chi phí này. - 49 - Bảng 4.8: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Chênh lệch 6T2013 / 6T2012 Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Tƣơng đối Tuyệt đối (1.000 đ) (%) 1. Chi phí nhân viên quản lý 632.948 458.344 (174.604) (27,59) 2. Chi phí vật liệu văn phòng - - - - 3. Chi phí đồ dùng văn phòng 85.396 20.074 (65.322) (76,49) 184.136 135.373 (48.763) (26,48) 5.569 1.557 (4.012) (72,04) 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 171.634 125.763 (45.871) (26,73) 6. Chi phí bằng tiền khác 120.118 112.892 (7.226) (6,02) 1.199.801 854.003 (345.798) (28,82) 4. Chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng 4. Thuế, phí và lệ phí Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này giảm 26,48% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do năm 2012 công ty đã khấu hao hết 1 dàn máy vi tính ở phòng kế toán có trị giá 11.508.000 đồng, thời gian khấu hao là 7 năm và 1 số đồ dùng ở phòng ban khác. Nên làm cho chi phí khấu hao tài sản cố định 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. - Thuế, phí và lệ phí: 6 tháng đầu năm 2013 thuế, phí và lệ phí giảm 72,04% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do 6 tháng đầu năm 2012 công ty tham gia dự thầu nhiều công trình và trúng thầu đƣợc nhiều công trình hơn 6 tháng đầu năm 2013 nên các phần thuế, phí và lệ phí cũng tăng theo. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài 6 tháng đầu năm 2013 giảm 26,73% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng theo số lƣợng công trình. Nguyên nhân quan trọng nữa là 6 tháng đầu năm 2013 giá điện giành cho các ngành sản xuất có cấp điện áp 110 KV trở lên vẫn tiếp tục tăng, cụ thể: tăng thêm 5%, đƣa mức bình quân từ 1.369 đồng mỗi kWh hiện nay lên 1.437 đồng. Giá bán lẻ điện cho sản xuất - 50 - đối với cấp điện áp từ 110kV trở lên trong các giờ cao điểm, bình thƣờng và thấp có giá từ 754 - 2.177 đồng mỗi kWh còn 6 tháng đầu năm 2012: 1,970 nghìn đồng/kwh. Tuy giá điện có tăng nhẹ nhƣng cũng không làm ảnh hƣởng nhiều đến chi phí này. - Chi phí bằng tiền khác: Chi phí bằng tiền khác 6 tháng đầu năm 2013 giảm 6,02% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do 6 tháng đầu năm 2013 khối lƣợng công trình của công ty ít hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, công ty chỉ nhận đƣợc các hợp đồng xây dựng trong tỉnh tại khu vực công ty là Thành phố Cao Lãnh và gần khu vực công ty nhƣ: huyện Thanh Bình, Lấp Vò, Lai Vung… nên đã làm giảm đƣợc công tác phí và tàu xe từ đó làm giảm chi phí bằng tiền khác. d. Chi phí tài chính  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí tài chính của công ty qua 3 năm 2010 – 2012: Năm 2011 chi phí tài chính giảm 38,62% so với năm 2010 là do công ty đã trả một số nợ gốc của ngân hàng nên làm chi phí này giảm. Năm 2012 chi phí này tăng lên 161,58% so với năm 2011 là do năm 2012 số lƣợng công trình tăng công ty đã vay thêm một số tiền để đầu tƣ nhiều vào máy móc trang thiết bị phục vụ xây dựng nên làm chi phí này tăng lên.  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí tài chính của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013: Sáu tháng đầu năm 2013 chi phí này tăng 224,85% so với 6 tháng đầu năm 2012 .Mặc dù khối lƣợng công trình ít hơn song, 6 tháng đầu năm 2013 công ty vẫn phải trả lãi cao vì vào 6 tháng cuối năm 2012 công ty đã vay thêm tiền ngân hàng để mua sắm trang thiết bị nên làm cho chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao. e. Chi phí khác:  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí khác của công ty qua 3 năm 2010 – 2012: Chi phí khác chủ yếu đƣợc hình thành từ việc cô ty thanh lý và nhƣợng bán TSCĐ nên khi thanh lý, nhƣợng bán hay đánh giá lại tài sản nhiều TSCĐ có giá trị cao thì dẫn đến chi phí khác tăng theo và ngƣợc lại. Chi phí khác năm 2011 tăng 23.140,59% so với năm 2010, tăng rất cao nhƣ vậy là do công ty đã bán rất nhiều TSCĐ có giá trị hơn năm 2010 nhƣ: xe cuốc, xe ủi, xe lu, dàn ép cọc, cục tải, xe cẩu 17 tấn, xe ben, máy hàn 250A, dây cáp xe cẩu....Năm 2012 chi phí này giảm 99,95% so với năm 2011 vì công ty ít bán - 51 - máy móc thiết bị hơn nên chỉ phát sinh chi phí khác ở năm 2012 là 682.000 đồng.  Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí khác của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013: Chi phí khác 6 tháng đầu năm 2012 là 682.000 đồng còn năm 2013 là 37.745.000 đồng, nhƣ vậy 6 tháng đầu năm 2013 chi phí khác tăng 5.434,46% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhƣ đã nói ở trên thì chi phí khác tăng là do công ty bán TSCĐ và đánh giá lại tài sản. Nhƣng khi chi phí này tăng cao quá sẽ làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty nên cũng cần biện pháp khắc phục. 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty CPXD Tân Tiến từ năm 2010 – 6/2013 4.1.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty từ năm 2010 – 2012 Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá đƣợc mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng, những nguyên nhân gây khó khăn, hay là những yếu tố mang lại thuận lợi cho quá trình hoạt động của công ty. Qua đó, tìm ra giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng nhằm nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Quan sát số liệu từ bảng 4.9 (trang 53) và hình 4.3 (trang 54) để phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm gồm: Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác ta sẽ nói rõ hơn ở phần phân tích tình hình biến động của từng lợi nhuận. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Ta thấy lợi nhuận trƣớc thuế qua các năm tăng giảm khác nhau và mức chênh lệch giữa tăng, giảm là rất cao. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2011 giảm 54,16 % so với năm 2010 là do năm 2011 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm nhiều nhƣng lợi nhuận khác tăng rất ít so với mức độ giảm từ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh so với năm 2010. Cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 không đạt hiệu quả nhƣ các năm trƣớc, hiệu quả hoạt động kinh doanh đã giảm xuống. Nên trong tƣơng lai công ty cần phải khắc phục tình trạng này và phấn đấu tích cực hơn nữa, đề ra những phƣơng án, giải pháp để làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh để những năm sau lợi nhuận trƣớc thuế chẳng những bằng mà còn có thể cao hơn năm - 52 - Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Chênh lệch 2011 so với 2010 Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối (1.000 đ) 1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (%) Tuyệt đối (1.000 đ) 218.751 Tƣơng đối (%) 658.007 28.209 118.498 3.629 90.289 320,07 1.694.085 776.505 880.387 (917.580) (54,16) 103.882 13,38 4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 423.521 143.127 220.096 (280.394) (66,21) 76.969 53,78 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.270.564 633.378 660.291 (637.186) (50,15) 26.913 4,25 3.Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (60,50) 2012 so với 2011 1.665.876 2.Lợi nhuận khác 876.758 (1.007.869) Tƣơng đối Chênh lệch (114.866) (96,94) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 trƣớc. Nhƣng sang năm 2012 thì kết quả này hoàn toàn ngƣợc lại, lợi nhuận trƣớc thuế tăng lên 13,38% so với năm 2011 là do năm 2012 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 33,24% nhƣng lợi nhuận khác là giảm 96,94% so với năm 2011 nhƣng tính chung thì mức giảm của thu nhập khác không bằng mức tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nên làm tổng lợi nhuận trƣớc thuế năm 2012 tăng lên. Chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty có xu hƣớng tăng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hƣớng phát triển tốt. Tóm lại: Qua 3 năm lợi nhuận trƣớc thuế của công ty đều dƣơng, chứng tỏ công ty hoạt động có lãi. Nhƣng năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của công ty giảm so với 2 năm trƣớc, đây là dấu hiệu không tốt, vì thế công ty cần phải có những biện pháp khắc phục kip thời. - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Ta thấy năm 2010 lợi nhuận sau thuế là cao nhất, năm 2012 đứng thứ nhì và thấp nhất là năm 2011. Vì lợi nhuận sau thuế bằng tổng lợi nhuận kế - 53 - 33,24 toán trƣớc thuế trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, mà chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bằng tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế nhân 25%, nên lợi nhuận sau thuế biến động cùng chiều với lợi nhuận trƣớc thuế và chênh lệch số tƣơng đối của lợi nhuận sau thuế bằng với chênh lệch số tƣơng đối của lợi nhuận trƣớc thuế. Vì thế năm 2011 lợi nhuận sau thuế cũng giảm, giảm 50,15% so với năm 2010. Sang năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng nhƣng không nhiều 4,25% so với năm 2011, nhƣng ở đây chênh lệch số tƣơng đối của lợi nhuận sau thuế giảm thấp hơn chênh lệch số tƣơng đối của lợi nhuận trƣớc thuế là vì năm 2011 công ty đƣợc giảm 30% chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nên làm cho chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống, đây là điều đáng mừng vì công ty đã giảm đƣợc một phần về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, từ đó lợi nhuận sau thuế năm 2011 đƣợc tăng lên chính vì vậy chênh lệch số tƣơng đối của lợi nhuận sau thuế giảm thấp hơn chênh lệch số tƣơng đối của lợi nhuận trƣớc thuế. Tóm lại: Mặc dù năm 2011 đƣợc giảm 30% chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thì lợi nhuận sau thuế năm 2011 vẫn thấp hơn năm 2010 và năm 2012 là do lợi nhuận trƣớc thuế năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2010 và năm 2012. Vì vậy công ty cần phải có các giải pháp thích hợp để cải thiện tình trạng này. 1.400.000 1.270.564 1.200.000 1.000.000 800.000 633.379 660.291 Năm 2011 Năm 2012 600.000 400.000 200.000 0 Năm 2010 Đơn vị tính: nghìn đồng Lợi nhuận sau thuế TNDN Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 4.1.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Quan sát số liệu từ bảng 4.10 (trang 55) để phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty qua 6 tháng đầu năm: - 54 - Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Chênh lệch 6T2013 / 6T2012 Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (1.000 đ) 1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (935.288) 45.747 981.035 (104,89) (615) (37.440) (36.825) 5.987,80 (935.903) 8.307 944.210 (100,89) - 58.670 58.670 - (935.903) (50.363) 885.540 (94,62) 2.Lợi nhuận khác 3.Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (%) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: sáu tháng đầu năm 2013 lợi nhuận trƣớc thuế tăng 994.210.000 đồng là do số âm của tổng lợi nhuận trƣớc thuế giảm 100,89% so với 6 tháng đầu năm 2012. Từ con số âm 935.903.000 đồng của 6 tháng đầu năm 2012 tăng lên 8.307.000 đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 là do 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 45.747.000 đồng còn 6 tháng đầu năm 2012 công ty bi lỗ nên LNTTHĐKD là con số âm 935.288.000 đồng. Số âm của lợi nhuận khác tăng 5.987,80% so với 6 tháng đầu năm 2012 làm cho lợi nhuận khác giảm. Cho thấy tình hình hoạt động của công ty không tốt, tuy 6 tháng đầu năm lợi nhuận này có tăng nhƣng con số còn quá thấp. Để tìm hiểu và phân tích một cách chính xác hơn nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận trƣớc thuế ta cần phải đi sâu vào các yếu tố cấu thành lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Từ đó biết đƣợc từng nguyên nhân cụ thể nhằm đề ra các giải pháp khắc phục. Ta sẽ tìm hiểu kế tiếp ở phần phân tích tình hình biến động của từng lợi nhuận. - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: sáu tháng đầu năm 2013 số âm lợi nhuận sau thuế giảm 94,62% so với 6 tháng đầu năm 2012, mặc dù lợi nhuận trƣớc thuế là 8.307.000 đồng nhƣng do 6 tháng đầu năm 2013 ở quý I lợi nhuận trƣớc thuế là 214.036.000 đồng nên công ty phải chịu tiền thuế là 58.670.000 đồng nên làm cho lợi nhuận ròng âm 50.363.000 đồng. - 55 - 4.1.3.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của lợi nhuận công ty từ năm 2010 - 6/2013 a. Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh từ năm 20106/2013  Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm 20102012 Bảng 4.11: Tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Năm 2012 Tuyệt đối (1.000 đ) 1. DTTBH&CCDV 39.746.955 35.596.984 49.227.059 (4.149.971) và DTHĐTC 2. Tổng chi phí về HĐKD( trừ chi phí khác) Lợi nhuận thuần từHĐKD (1-2) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (1.000 đ) Tƣơng đối (%) (10,44) 13.630.075 38,29 38.081.079 34.938.977 48.350.301 (3.142.102) (8,25) 13.411.324 38,38 876.758 (1.007.869) (60,50) 218.751 33,24 1.665.876 658.007 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng DTTBH&CCDV và DTHĐTC năm 2011 giảm 4.149.971.000 đồng tƣơng ứng với 10,44% so với năm 2010 nhƣng tổng chi phí về hoạt động kinh doanh năm 2011 lại giảm 3.142.102.000 đồng tƣơng ứng với 8,25% so với năm 2010 lý do là DT năm 2011 giảm nhiều hơn so với chi phí nên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh hơn là 60,5% so với năm 2010. Mặc khác, là do số lƣợng công trình năm 2011 ít hơn năm 2010 nhƣng chi phí đầu vào tăng cao. Năm 2012 tổng DTTBH&CCDV và DTHĐTC tăng 13.630.075.000 đồng tƣơng ứng với 38,29% so với năm 2011 là do khối lƣợng công trình năm 2012 tăng rất nhiều so với năm 2011 nên làm DT tăng nhiều hơn. Tổng chi phí về hoạt động kinh doanh năm 2012 cũng tăng theo khối lƣợng công trình là 13.411.324.000 đồng tƣơng ứng với 38,38% so với năm 2011. Chênh lệch - 56 - tƣơng đối của tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu 0,09% là do chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào tăng cao hơn năm rồi nên mức tăng của doanh thu chậm hơn chi phí. Còn chênh lệch tuyệt đối thì mức tăng của doanh thu lớn hơn chi phí nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 218.750.000 đồng tƣơng ứng với 33,24% so với năm 2011.  Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Chênh lệch 6/2013 so với 6/2012 Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 Tuyệt đối (1.000 đ) Tƣơng đối (%) 1. Tổng Doanh thu thuần về BH&CCDV và Doanh thu hoạt động tài chính 20.629.036 10.199.073 (10.429.963) (50,56) 2. Tổng chi phí về hoạt động kinh doanh( trừ chi phí khác) 21.564.324 10.153.326 (11.410.998) (52,92) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(1-2) (935.288) 45.747 981.035 (104,89) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 Qua bảng trên ta thấy, 6 tháng đầu năm 2013 tổng DTTBH&CCDV và DTHĐTC giảm 10.429.963.000 đồng tƣơng ứng với 50,56% so cới 6 tháng đầu năm 2012 là do 6 tháng đầu năm 2013 công ty chi nhận đƣợc một số công trình nhỏ và có giá trị nhỏ hơn 6 tháng đầu năm 2012 về số lƣợng và qui mô nên dẫn đến doanh thu giảm là điều đƣơng nhiên. Còn tổng chi phí về hoạt động kinh doanh giảm 11.410.998.000 đồng tƣơng ứng với 52,92% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy DT và CP 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm nhƣng chi phí giảm mạnh hơn làm tổng DTTBH&CCDV và DTHĐTC lại lớn hơn tổng chi phí về hoạt dộng kinh doanh nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là con số dƣơng tăng 981.035.000 đồng. b. Phân tích lợi nhuận khác của công ty từ năm 2010 – 6/2013 - 57 -  Phân tích lợi nhuận khác của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Quan sát bảng số liệu 4.13 (trang 58) ta thấy qua 3 năm thu nhập khác luôn cao hơn chi phí khác, chính vì vậy đã làm cho lợi nhuận khác qua 3 năm điều dƣơng. Lợi nhuận khác năm 2011 tăng 90.289.000 đồng tƣơng ứng với 320,07% so với năm 2010. Nguyên nhân là do thu nhập khác năm 2011 tăng 4.244,18% so với năm 2010 và chi phí khác tăng 23.140,49% so với năm 2010, mức tăng cao nhƣ vậy là do năm 2011 công ty bán nhiều TSCĐ có giá trị rất lớn làm chi phí khác và lợi nhuận khác tăng theo. Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận khác của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu 1. Thu nhập khác Năm Năm Năm 2010 2011 2012 34.067 1.479.932 4.311 2. Chi phí khác 5.858 1.361.434 682 Lợi nhuận khác 28.209 118.498 3.629 Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt Tuyệt đối Tƣơng đối đối Tƣơng đối (1.000 đ) (%) (1.000 đ) (%) 1.445.865 4.244,18 (1.475.621) (99,71) 1.355.576 23.140,59 (1.360.752) (99,95) 90.289 320,07 (114.869) (96,94) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 Lợi nhuận khác năm 2012 giảm 114.869.000 đồng tƣơng ứng với 96,94% so với năm 2011, là do thu nhập khác giảm 99,71% còn chi phí khác giảm 99,95% so với năm 2011. Trong năm 2012 công ty không bán nhiều TSCĐ nhƣ năm trƣớc nên làm thu nhập khác và chi phí khác đều giảm. Tóm lại: Ta thấy thu nhập khác và chi phí khác giữa các năm không đều nhau, năm thi quá cao năm thì quá thấp, công ty cần phân bổ sao cho hợp lý tránh làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty.  Phân tích lợi nhuận khác của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 2013: Qua bảng số liệu 4.14 (trang 59) ta thấy thu nhập khác ở 6 tháng đầu năm 2012-2013 đều nhỏ hơn chi phí khác, từ đó làm cho lợi nhuận khác luôn là một con số âm. Cụ thể là số âm của lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5.987,80% so với số âm 6 tháng đầu năm 2012 là do thu nhập khác chỉ - 58 - tăng 355,22% còn chi phí khác lại tăng tới 5.434,46% điều này là cho lợi nhuận khác giảm xuống rất nhiều Bảng 4.14: Tình hình lợi nhuận khác của công ty CPXD Tân Tiến qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Chênh lệch 6T2013 / 6T2012 Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (1.000 đ) 1. Thu nhập khác 67 305 238 355,22 2. Chi phí khác 682 37.745 37.063 5.434,46 Lợi nhuận khác (615) (37.440) (36.825) 5.987,80 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 6 tháng đầu năm 2012-2013 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán Bảng 4.15: Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 –2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tài sản lƣu động Nghìn đồng 2. Tiền và tƣơng đƣơng tiền Nghìn đồng 3. Giá trị hàng tồn kho Nghìn đồng 10.600.609 10.682.297 10.806.776 4. Nợ ngắn hạn Nghìn đồng 25.506.639 23.321.936 16.959.019 5. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn Nghìn đồng 28.855.139 28.543.691 22.689.889 4.858.422 3.282.649 614.696 - 400.000 400.000 Tỷ số thanh toán hiện thời (1/4) lần 1,13 1,22 1,34 Tỷ số thanh toán nhanh (1- 3)/4 lần 0,94 0,77 0,70 Tỷ số thanh toán tức thời (2+5)/4 lần 0,19 0,16 0,06 Nguồn: Bảng Cân đối kế toán của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 a. Tỷ số thanh toán hiện thời Từ bảng số liệu 4.15 (trang 59) trên ta thấy đƣợc khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng giảm qua các năm. Năm 2010 tỷ số thanh toán hiện - 59 - thời là 1,13 lần, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo đủ khả năng thanh toán bằng 1,13 đồng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2011 tỷ số này tăng lên là 1,22 lần tăng so với năm 2010 là do nợ ngắn hạn giảm nhanh hơn tài sản lƣu động & đầu tƣ ngắn hạn, tỷ số này tăng cho thấy khả năng thanh toán của công ty tăng lên. Năm 2012 tỷ số này là 1,34 lần, tỷ số này đã tăng lên, tăng so với năm 2011 là do năm 2012 nợ ngắn hạn giảm nhanh hơn tài sản lƣu động. Ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua 3 năm có tăng, có giảm nhƣng khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1. Có nghĩa là trong thời gian ngắn tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. b. Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm của công ty đều giảm xuống. Năm 2010 tỷ số này là 0,94 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,94 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao đƣợc đảm bảo thanh toán. Đến năm 2011 tỷ số này giảm còn 0,77 lần, giảm so với năm 2010 là do năm 2011 giá trị hàng tồn kho tăng và tài sản ngắn hạn giảm, còn nợ ngắn hạn thì giảm nhiều. Sang năm 2012 tỷ số này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,7 lần, giảm so với năm 2011 là do giá trị hàng tồn kho năm 2012 tăng so với năm 2011, còn tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao và nợ ngắn hạn giảm. Ta thấy tỷ số này qua ba năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao của công ty không đủ để thanh toán các món nợ ngắn hạn. Cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là không tốt. Công ty cần phấn đấu hơn nữa để nâng cao tỷ số này lên. Tỷ số này bằng 1 hoặc lớn hơn 1 thì công ty mới đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. b. Tỷ số thanh toán tức thời Tỷ số thanh toán tức thời qua các năm đều giảm. Năm 2010 tỷ số thanh toán tức thời là 0,19 lần, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,19 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất đƣợc đảm bảo thanh toán. Năm 2011 tỷ số này giảm còn 0,16 lần, là do năm 2011 khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền giảm mạnh và phát sinh thêm đầu tƣ tài chính ngắn hạn, nợ ngắn hạn thì giảm ít hơn. Sang năm 2012 tỷ số này lại giảm xuống còn 0,06 lần, giảm so với năm 2011 là do năm 2012 khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền giảm nhanh hơn nợ ngắn hạn. Tỷ số này qua 3 năm của công ty đều có giá trị rất thấp và có xu hƣớng giảm dần, cho thấy công ty thiếu hụt tài sản ngắn hạn (tiền và tƣơng đƣơng tiền) để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán tức thời của công ty qua 3 năm là rất kém, công ty có thể gặp khó khăn trong thanh toán. - 60 - Tóm lại: Qua phân tích các chỉ tiêu thanh toán ta thấy khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời là không cao, đặc biệt là thanh toán tức thời. Còn khả năng thanh toán hiện thời tƣơng đối ổn định. Nhƣng nhìn chung công ty vẫn có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn. 4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động Bảng 4.16: Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu thuần Nghìn đồng 39.677.453 35.455.042 49.146.669 2. Doanh thu bình quân mỗi ngày Nghìn đồng 108.705 97.137 134.648 3. Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 35.733.647 32.303.338 45.847.130 4. Tổng tài sản bình quân Nghìn đồng 27.993.578 32.235.521 28.482.073 5. Các khoản phải thu bình quân Nghìn đồng 7.799.855 9.563.652 8.799.149 6. Hàng tồn kho bình quân Nghìn đồng 10.505.682 10.641.768 10.744.852 Vòng quay tổng tài sản (1/4) Vòng 1,42 1,10 1,73 Vòng quay hàng tồn kho (3/6) Vòng 3,40 3,04 4,27 Kỳ thu tiền bình quân (5/2) Ngày 72 98 65 Nguồn: Bảng Cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 a. Vòng quay tổng tài sản Số vòng quay tổng tài sản qua 3 năm biến đổi không ổn định. Năm 2010 số vòng quay tổng tài sản là 1,42 vòng, có nghĩa là 1 đồng tài sản sẽ tạo ra đƣợc 1,42 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2011 số vòng quay này là 1,1 vòng, giảm so với năm 2010. Cho thấy năm 2011 công ty sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa có hiệu quả, tài sản tăng nhƣng doanh thu lại giảm. Sang năm 2012 số vòng quay tăng lên là 1,73 vòng, chứng tỏ năm 2012 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn năm 2011, tài sản thì giảm nhƣng doanh thu thuần thì lại tăng mạnh. Điều đó cho thấy công ty đã sử dụng hợp lý tổng tài sản để đạt đƣợc doanh thu cao hơn, công ty cần phải tiếp tục duy trì tình trạng này để đạt doanh thu cao hơn trong tƣơng lai. b. Vòng quay hàng tồn kho - 61 - Ta thấy số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm giảm xuống rồi lại tăng lên tƣơng tự nhƣ vòng quay tổng tài sản. Năm 2010 số vòng quay này là 3,4 vòng, tức là phải mất 107 ngày (365 ngày/3,4 vòng) hàng tồn kho quay đƣợc một vòng. Đến năm 2011 số vòng quay này là 3,04 vòng, tức là mất 120 ngày (365 ngày/3,04 vòng) hàng tồn kho đã quay đƣợc một vòng, số vòng quay giảm là do giá vốn hàng bán giảm còn hàng tồn kho bình quân lại tăng so với năm 2010. Sang năm 2012 số vòng quay này tăng lên là 4,27 vòng, tức là chỉ mất 85 ngày (365 ngày/4,27) hàng tồn kho quay đƣợc một vòng, số vòng quay tăng là do giá vốn hàng bán tăng nhanh mà hàng tồn kho lại tăng ít hơn với năm 2011. Năm 2012 số lƣợng công trình nhiều nhƣng hàng tồn kho tăng rất ít so với năm 2011 hầu nhƣ là không đáng kể, điều đó chứng tỏ công ty đã tăng cƣờng giải phóng hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang, thấy đƣợc sản phẩm công ty làm ra đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng, hiệu quả hoạt động của công ty càng cao, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, giảm đƣợc các khoản chi phí bảo quản, lƣu trữ hàng hóa, đƣợc nhƣ vậy là do công ty xây dựng đúng hoặc sớm hơn tiến độ công trình, rút ngắn thời gian xây dựng công trình, bàn giao công trình đúng hoặc sớm hơn thời hạn nên sản phẩm làm ra tiêu thụ nhanh. Cho thấy công ty đang quản lý và sử dụng hàng tồn kho có hiệu quả. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao là không tốt vì nhƣ vậy việc dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ khiến cho dây chuyền bị ngƣng trệ, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất, vì vậy số vòng quay cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. c. Kỳ thu tiền bình quân Ta thấy khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu qua 3 năm không ổn định. Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 72 ngày, nghĩa là phải mất 72 ngày để thu hồi một khoản nợ. Đến năm 2011 tăng lên 98 ngày là do các khoản phải thu bình quân tăng nhƣng doanh thu bình quân mỗi ngày lại giảm. Năm 2011 thời gian thu hồi nợ lâu hơn năm 2010 phải mất hơn 3 tháng mới thu hồi đƣợc nợ, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty kém, công ty đang bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ động không thể đầu tƣ và khó đem lại lợi nhuận nhƣ mong muốn, đồng thời càng làm tăng thêm các khoản dự phòng khó đòi. Qua đó cho thấy việc quản lý các khoản phải thu là chƣa có hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này, định kỳ (tháng, quí) công ty cần lập báo cáo theo dõi tình hình công nợ để đánh giá khả năng thu hồi nợ, xác định các khoản nợ khó đòi để tìm hiểu, xác định nguyên nhân từ đó tìm cách giải quyết hoặc là khi ký hợp đồng với khách hàng công ty nên đƣa vào đó một số ƣu đãi nếu khách hàng thanh toán sớm, nhằm giúp công ty giảm đƣợc tình trạng bị chiếm dụng vốn. - 62 - Năm 2012 kỳ thu tiền bình quân giảm còn 65 ngày so với năm 2011 là do các khoản phải thu giảm còn doanh thu bình quân mỗi ngày tăng. Kỳ thu tiền bình quân giảm chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty nhanh hơn, thời gian công ty bị chiếm dụng vốn giảm xuống, công ty có nhiều vốn đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã cải thiện hơn năm rồi là do áp dụng nhiều biện pháp hợp lý, có hiệu quả. 4.2.3 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Bảng 4.17: Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu thuần Nghìn đồng 39.677.453 35.455.042 49.146.669 2. Vốn lƣu động Nghìn đồng 3.348.500 5.221.755 5.730.870 3. Vốn cố định Nghìn đồng 3.997.518 3.074.694 2.655.871 Vòng quay vốn lƣu động (1/2) Vòng 11,85 6,79 8,58 Vòng quay vốn cố định (1/3) Vòng 9,93 11,53 18,50 Nguồn: Bảng Cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 và a. Vòng quay vốn lưu động Ta thấy vòng quay vốn lƣu động năm 2010 là cao nhất 11,85 vòng, nghĩa là cứ 1 đồng vốn lƣu động trong năm đem lại 11,85 đồng doanh thu thuần. Năm 2011 vòng quay này là 6,79 vòng, năm 2012 là 8,58 vòng. Thấp nhất là năm 2011 là do DTT thấp nhất trong 3 năm và công ty sử dựng vốn lƣu động chƣa hiệu quả. Mặc dù DTT năm 2012 cao hơn năm 2010 nhƣng vòng quay vốn lƣu động lại thấp hơn chứng tỏ vốn lƣu động năm 2012 cao hơn nhiều so với năm 2010 qua đó thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty vẫn chƣa cao, tốc độ luân chuyển vốn còn khá chậm, gây khó khăn trong việc tăng vốn đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Do đó công ty cần quan tâm hơn đến công tác quản lý vốn lƣu động, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn nhằm đem lại nguồn thu cao hơn trong tƣơng lai. b. Vòng quay vốn cố định Năm 2010 số vòng quay vốn cố định là 9,93 vòng, có nghĩa là bình quân trong năm cứ 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra đƣợc 9,93 đồng doanh thu thuần. - 63 - Năm 2011 số vòng quay tăng lên, số vòng quay này là 11,53 vòng, số vòng quay tăng là do doanh thu thuần và vốn cố định đều giảm nhƣng vốn cố định giảm nhanh hơn so với năm 2010. Vòng quay vốn cố định tăng cho thấy công ty đã sử dụng vốn cố định của mình tốt hơn, thể hiện khả năng thu hồi vốn cố định nhanh hơn, giúp công ty có đủ vốn để mua sắm tài sản cố định mới. Đến năm 2012 số vòng quay tăng mạnh, số vòng quay là 18,5 vòng, số vòng quay tăng là do doanh thu thuần tăng mạnh nhƣng vốn cố định thì lại giảm so với năm 2011. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng có hiệu quả công ty cần duy trì tình trạng này trong tƣơng lai. 4.2.4 Phân tích các chỉ số quản trị nợ Bảng 4.18: Các tỷ số về quản trị nợ của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng nợ phải trả Nghìn đồng 25.506.639 24.869.536 18.506.619 2. Tổng tài sản Nghìn đồng 32.852.657 31.618.385 25.345.760 3. Vốn chủ sở hữu Nghìn đồng 7.346.018 6.748.849 6.839.141 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (1/2) Lần 0,78 0,79 0,73 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (1/3) Lần 3,47 3,69 2,71 Nguồn: Bảng Cân đối kế toán của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Ta thấy tỷ số này qua 3 năm gần nhƣ là đều nhau. Năm 2010 tỷ số này là 0,78 lần, nghĩa là trong 1 đồng tài sản của công ty thì có 0,78 đồng tài sản đƣợc tài trợ bằng các khoản nợ. Năm 2011 tỷ số tăng lên, tỷ số này là 0,79 lần, tỷ số tăng là do tổng nợ phải trả tăng nhanh hơn tổng tài sản, cho thấy công ty sử dụng nhiều nợ vay hơn để mua sắm tài sản, việc tăng nợ để mua sắm tài sản sẽ dẫn đến các khoản cần thanh toán tăng lên do đó sẽ ảnh hƣởng không tốt đến hệ số thanh toán, điều này tạo tâm lý không tốt cho các chủ nợ khi cho công ty vay vốn. Đến năm 2012 tỷ số này giảm xuống còn 0,73 lần là do tổng nợ phải trả và tổng tài sản giảm so với năm 2011, cho thấy công ty đã vay ít lại, công ty đã chủ động hơn về nguồn vốn đầu tƣ cho tổng tài sản. Điều đáng mừng là qua 3 năm tỷ số này của công ty đều nhỏ hơn 1 vì nếu bằng 1 có nghĩa là toàn bộ tài sản chỉ đủ để trả nợ điều này không tốt hoặc tỷ số này lớn hơn 1 thì lại càng không tốt vì có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ. - 64 - b. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Ta thấy qua 3 năm tổng nợ phải trả luôn luôn lớn hơn vốn chủ sở hữu, số tiền nợ cao hơn vốn tự có rất nhiều. Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 3,47 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty thì tƣơng ứng có 3,47 đồng vốn đƣợc chủ nợ cung cấp. Tức là vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh đƣợc tài trợ từ bên ngoài cao gấp 3,47 lần bản thân công ty tự có. Năm 2011 tỷ số tăng lên là 3,69 lần, tỷ số tăng là do tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu nhƣng vốn chủ sở hữu giảm nhanh hơn nợ phải trả, nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều, các khoản đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài, cho thấy rủi ro về tài chính của công ty là rất lớn, công ty có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ và công ty càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao, các chủ nợ ngân hàng thƣờng xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ và một số hệ số tài chính khác để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không, với tình hình này nếu công ty không có biện pháp cải thiện, giảm tỷ số này xuống thì trong tƣơng lai công ty khó có thể huy động vốn từ các ngân hàng. Đến năm 2012 tỷ số này là 2,71 lần, tỷ số này giảm là do tổng nợ phải trả giảm, vốn chủ sở hữu tăng. Cho thấy công ty đã tự chủ hơn về tài chính của mình. Điều này có lợi cho công ty vì có thể huy động vốn vay dễ dàng cho các năm tới nếu tỷ số này tiếp tục giảm. 4.2.5 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi Bảng 4.19: Các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty CPXD Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Lợi nhuận ròng Nghìn đồng 1.270.564 633.378 660.291 2. Tổng tài sản bình quân Nghìn đồng 27.993.578 32.235.521 28.482.073 3. Vốn chủ sở hữu bình quân Nghìn đồng 4. Doanh thu thuần Nghìn đồng 39.677.453 35.455.042 49.146.669 Chỉ tiêu 7.311.000 7.047.434 6.793.995 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (1/2) % 4,54 1,96 2,32 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (1/3) % 17,38 8,99 9,72 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (1/4) % 3,20 1,79 1,34 Nguồn: Bảng Cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD Tân Tiến, 2010, 2011, 2012 - 65 - a. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Ta thấy ROA qua 3 năm biến động không ổn định. Năm 2010 tỷ số này là 4,54 %, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì công ty tạo ra đƣợc 4,54 đồng lợi nhuận ròng, sang năm 2011 tỷ số này là 1,96%. Tỷ số này tăng là do tốc độ tăng của tài sản bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng so với năm 2010, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty không tốt bằng năm trƣớc, điều đó cho thấy rằng sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng, quản lý tài sản của công ty là chƣa có hiệu quả. Năm 2012 tỷ số này là 2,32%, tỷ số này tăng là do lợi nhuận ròng tăng nhẹ trong khi đó tổng tài sản bình quân giảm mạnh so với năm 2011. Tỷ số này tăng cho thấy công ty đã rút kinh nghiệm từ năm 2011, sử dụng tài sản có hiệu quả hơn nhƣng vẫn thấp hơn năm 2011. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng hợp lý tổng tài sản, tận dụng hết công suất tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn. b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các chủ đầu tƣ, vì nó liên quan tới quyết định có nên đầu tƣ vào một công ty nào đó hay không, tỷ số này càng cao càng thu hút các nhà đầu tƣ. Còn đối với các chủ đầu tƣ đã là thành viên của công ty thì tỷ số này gắn liền với hiệu quả đầu tƣ của họ. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng giống nhƣ tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản tăng vào năm 2010, giảm vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012. Năm 2010 ROE là 17,38% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 17,38 đồng lợi nhuận ròng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là rất cao, việc sử dụng đồng vốn của công ty là đúng mục đích và hợp lý nên đã tạo ra nhiều lợi nhuận. Tỷ số này tăng đã chứng tỏ phần nào sức cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng xây dựng, đồng thời cho thấy khả năng thu hút các nhà đầu tƣ là rất cao. Đến năm 2011 tỷ số này giảm mạnh là 8,99 %, là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân so với năm 2010 Sang năm 2012 tỷ số này tăng nhẹ là 9,72% là do lợi nhuận ròng tăng, vốn chủ sở hữu bình quân giảm so với năm 2011. Ta thấy giai đoạn năm 2011 – 2012 ROE có mức tăng trƣởng tƣơng đối tốt, nhƣng giai đoạn 2010 – 2011 ROE không tăng mà lại giảm rất nhiều, nó nói lên việc sử dụng vốn của công ty là không đƣợc hiệu quả, lợi nhuận làm ra thấp. Công ty cần xem lại tình hình sử dụng vốn nhƣ thế nào để tìm cách nâng cao việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, nhằm tạo ra mức lợi nhuận ngày càng cao hơn trong tƣơng lai. c. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) - 66 - Ta thấy qua 3 năm giá trị của tỷ số này không ổn định. Năm 2010 tỷ số này là 3,2% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có đƣợc sau khi đã trang trãi cho các khoản chi phí thì còn lại 3,2 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 1,79%, giảm so với năm 2010 là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tỷ số này giảm cho thấy khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ năm thấp hơn năm 2010, việc sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn so với năm trƣớc. Năm 2012 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 1,34 %, tỷ số giảm là do lợi nhuận ròng tăng rất ít nhƣng doanh thu thuần lại tăng cao hơn so với năm 2011. Tỷ số trong năm này có giá trị thấp nhất trong 3 năm, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hƣớng đi xuống, cho nên công ty cần đƣa ra những biện pháp để giải quyết nhằm nâng cao lợi nhuận cũng nhƣ tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong những kỳ sắp tới. Tóm lại: Các tỷ số khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm cao nhất là năm 2010 là do tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, từ đó làm cho lợi nhuận ròng năm 2010 tăng lên mà tốc độ tăng của lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân, vốn chủ sở hữu bình quân, doanh thu thuần nên năm 2010 giá trị các tỷ số khả năng sinh lợi là cao nhất trong 3 năm. - 67 - CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 5.1.1 Thuận lợi 5.1.1.1 Nhận xét từ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận từ năm 2010 – 6/2013 đều dƣơng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có lãi. Đặc biệt năm 2010 lợi nhuận đạt cao nhất. Điều đó có nghĩa là doanh thu tăng cao, chi phí cũng tăng theo doanh thu nhƣng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, từ đó làm cho lợi nhuận tăng cao. Mặc dù doanh thu năm 2012 cao hơn năm 2010 nhƣng chi phí năm 2012 lại cao hơn rất nhiều so với năm 2010 nên làm cho lợi nhuận năm 2012 không cao. Cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 là rất tốt. - Năm 2011 công ty đã mua sắm thêm đồ dùng phục vụ cho văn phòng quản lý đã giúp cho bộ phận văn phòng làm việc đƣợc tốt hơn. Và công ty cũng đã trang bị mới một số máy móc thiết bị phục vụ cho các công trình, từ đó giúp cho công ty đẩy nhanh tiến độ, công trình đƣợc hoàn thành sớm hơn, rút ngắn thời gian xây dựng nên đã tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí lao động, tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng, cũng cố vị trí của công ty trong lòng khách hàng, từ đó có cơ hội có thêm khách hàng mới, dẫn đến năm 2012 công ty trúng thầu đƣợc nhiều công trình trọng điểm. - Công ty đã từng bƣớc tự chủ đƣợc nguồn vốn mà không cần phải đi vay thêm từ bên ngoài, cụ thể năm 2011 công ty không vay thêm mà còn trả bớt nợ cho năm 2011 nên chi phí tài chính giảm so với năm 2010. - Tập thể cán bộ công nhân viên của công ty có sự nổ lực hết mình, bộ phận cán bộ quản lý đƣợc đào tạo thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ, còn đội ngũ nhân viên có tay nghề thì đƣợc bồi dƣỡng thêm để tay nghề ngày càng đƣợc nâng cao nhằm cải tiến chất lƣợng sản phẩm, nâng cao chất lƣợng phục vụ nên đã phần nào tạo đƣợc thƣơng hiệu, chiếm lĩnh đƣợc niềm tin của khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, nhằm tăng số lƣợng, khối lƣợng công trình với mục đích tăng doanh thu, nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Điều đó đƣợc thấy qua năm 2012 khối lƣợng công trình tăng cao so với năm 2011 từ đó thành quả đạt đƣợc trong - 68 - năm 2012 là rất rốt. Ngoài ra, do công ty đã tạo đƣợc thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng nên công ty đã phần nào tiết kiệm, cắt giảm bớt đƣợc chi phí tiếp khách, hội nghị từ đó làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. 5.1.1.2 Nhận xét từ phân tích các tỷ số tài chính - Trong các tỷ số về khả năng thanh toán ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời qua 3 năm đều lớn hơn 1, điều đó cho thấy trong thời gian ngắn tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt năm 2012 tỷ số này đã tăng hơn so với năm 2011, cho thấy nợ ngắn hạn của công ty đang giảm dần. - Các tỷ số quản trị nợ của công ty có chiều hƣớng giảm, cho thấy tổng nợ phải trả đang giảm dần. 5.1.1.3 Nhận xét từ môi trường bên ngoài - Hiện nay nhà nƣớc đang có chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp, công ty, cụ thể là năm 2011 nhà nƣớc đã giảm 30% chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, nhờ đó công ty đã phần nào giảm bớt gánh nặng về chi phí. - Một ƣu thế đặc biệt quan trọng nữa là công ty có vị trí khá thuận lợi, nằm ngay con đƣờng lớn từ phà Cao Lãnh đến trung tâm thành phố Cao Lãnh nên có rất nhiều ngƣời ở trong khu vực và những vùng lận cận biết đến công ty, điều kiện giao thông dễ dàng, nên rất thuận lợi cho quá trình giao dịch, hợp tác, cũng nhƣ vận chuyển nguyên vật liệu mua vào hay xuất dùng cho việc xây dựng các công trình. Và khu vực này có rất ít công ty xây dựng nên không mấy khó khăn để có đƣợc khách hàng. Công ty thƣờng sửa chữa trƣờng học hoặc các cơ quan ban ngành trong thành phố và xây dựng các công trình giao thông, trƣờng học… ở các khu vực lân cận và những nơi xa khác. - Nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành xây dựng chủ yếu là cát, đá, xi măng, sắt thép, nhựa đƣờng…rất phổ biến, ít khan hiếm và gần gũi với ngƣời dân, vì vậy trong quá trình xây dựng công ty dễ dàng tìm đƣợc nhà cung ứng vật tƣ ở bất kỳ đâu, dễ tìm, dễ mua. Chính những điểm thuận lợi từ môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài là yếu tố quan trọng để quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. 5.1.2 Khó khăn 5.1.2.1 Nhận xét từ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận từ năm 2010 – 6/2013 có tăng cao vào năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng cũng có năm giảm xuống rất nhiều đó là năm 2011 và 6 - 69 - tháng đầu năm 2013, là do khối lƣợng công trình thấp hơn rất nhiều so với năm 2010, nên làm cho doanh thu giảm, chi phí cũng giảm nhƣng tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí, từ đó lợi nhuận càng giảm hơn. Đây là năm lợi nhuận có giá trị thấp nhất trong 3 năm, chứng tỏ năm này hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả nhƣ 2 năm trƣớc. - Năm 2011 công ty đã mua sắm thêm nhiều tài sản phục vụ cho quản lý doanh nghiệp và máy móc thiết bị, nên làm cho chi phí quản lý và chi phí khác tăng so với năm 2010, qua đó thấy đƣợc năm 2011 công ty chƣa tự chủ đƣợc nguồn vốn để mua sắm nhƣ năm 2010. 5.1.2.2 Nhận xét từ phân tích các tỷ số tài chính Ngoài các tỷ số đã nhận xét ở mục 5.1.1.2 (trang 69), các tỷ số tài chính còn lại có xu hƣớng giảm vào năm 2011 và tăng lên vào năm 2012, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 có chiều hƣớng đi xuống, kết quả nhƣ vậy là không đƣợc tốt. 5.1.2.3 Nhận xét từ môi trường bên ngoài - Nhu cầu xây dựng ngày càng cao, từ đó nhiều công ty, doanh nghiệp bên lĩnh vực này hình thành ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng và đặc biệt là các đối thủ có quy mô hoạt động lớn, có tiềm lực và tài chính mạnh luôn nắm lợi thế trên thị trƣờng, nên việc cạnh tranh với các đối thủ là điều không thể tránh khỏi và các chiến lƣợc cạnh tranh của các đối thủ đƣa ra chính là mối đe dọa lớn mà công ty khó đề phòng. - Môi trƣờng kinh tế không ổn định, lạm phát, lãi suất ngân hàng, giá cả thị trƣờng nhƣ: giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào cho công ty… biến động ngày càng tăng làm cho chi phí cũng tăng cao. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY Bất kỳ nhà đầu tƣ nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều mong muốn nguồn vốn mình bỏ ra phải đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất. Để đánh giá chính xác và rõ ràng nhất hiệu quả sử dụng nguồn vốn ta dựa vào lợi nhuận cuối cùng mà nhà đầu tƣ đã thu đƣợc. Mà lợi nhuận cuối cùng lại phụ thuộc vào doanh thu và chi phí, do đó muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ta cần nâng cao doanh thu và giảm chi phí. 5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu - 70 - - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu bằng cách: tìm hiểu mong muốn của chủ đầu tƣ về các công trình sắp đấu thầu nhƣ: chủ đầu tƣ đòi hỏi chất lƣợng công trình phải nhƣ thế nào? giá cả nhƣ thế nào? thời gian hoàn thành là bao lâu?... Dựa vào các yếu tố đó để đƣa ra các phƣơng án thiết kế, thi công phù hợp với công trình và yêu cầu của chủ đầu tƣ. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, khả năng phục vụ của họ, so sánh giữa mình với đối thủ, từ đó rút kinh nghiệm, khi tham gia đấu thầu thì đƣa vào hồ sơ các ƣu điểm, thế mạnh của công ty. Điều quan trọng nhất trong đấu thầu là công ty phải đƣa ra đƣợc mức giá hợp lý với từng đối tƣợng khách hàng, điều này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định, công trình nhất định. Có rất nhiều cách để tính giá dự thầu mà công ty có thể áp dụng, công ty có thể chọn một vài nhân viên chuyên sâu vào việc định giá bỏ thầu để đảm bảo mức độ hợp lý của giá đƣa ra. - Trong một năm không phải lúc nào công ty cũng có công trình để thi công, có lúc công ty có ít hoặc không có công trình nào, những lúc đó máy móc thiết bị của công ty nhàn rỗi, công ty nên cho thuê các máy móc thiết bị này. Điều này vừa không lãng phí máy móc, thiết bị vừa đem lại doanh thu cho công ty. - Nghiên cứu tăng cƣờng nhiều hơn nữa chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào, vì theo hiện nay các phƣơng tiện thông tin đại chúng phản ánh rất nhiều về sự sụt giảm, kém chất lƣợng của các công trình. Thấy đƣợc tầm quan trọng của chất lƣợng, để từ đó chiếm đƣợc lòng tin và sự ủng hộ lớn của các khách hàng, vì khách hàng là yếu tố rất quan trọng mang lại doanh thu cho công ty. - Công ty cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng năm, phải có mục tiêu cụ thể trong kinh doanh thì doanh thu mới có thể tăng và đạt đƣợc nhƣ mong muốn. 5.2.2 Giải pháp giảm chi phí - Hiện tại công ty nên lên kế hoạch chi tiêu hợp lý trong mọi khâu của quá trình kinh doanh, xây dựng hệ thống định mức cho các khoản chi tiêu, khuyến khích thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong toàn công ty nhƣ: tắt các thiết bị điện nếu không sử dụng, khóa kỹ các hệ thống nƣớc sau khi đã dùng xong, hạn chế việc dùng điện thoại công ty để gọi việc riêng, cũng nhƣ tăng cƣờng ý thức cho cán bộ nhân viên việc sử dụng tiết kiệm, hạn chế trƣờng hợp lạm dụng của công sử dụng, phục vụ cho cá nhân. Tiết kiệm tối đa chi phí văn phòng phẩm nhƣ: viết, thƣớc, mực, giấy in… Quản lý tốt tài sản (máy móc, thiết bị thi công các công trình), sử dụng cẩn thận trang thiết bị văn phòng (máy photo, máy in, máy fax,…nhằm giảm chi phí sửa chữa; Quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng phƣơng tiện vận tải trong việc vận chuyển nguyên - 71 - vật liệu để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, phát huy tối đa công suất của các phƣơng tiện vận tải. Tiết kiệm tối đa chi phí hội họp, tiếp khách. Kiểm tra thƣờng xuyên sổ sách, nắm bắt tình hình chi tiêu của công ty nhằm tránh hiện tƣợng chi tiêu phung phí, chi tiêu các khoản chi không cần thiết, bất hợp lý hay lạm dụng tiền công ty. - Luôn theo dõi biến động về giá cả của nguyên vật liệu đầu vào (cát, đá, xi măng…) để có quyết định mua kịp thời trƣớc khi giá cả tăng, tìm cách để đƣợc hƣởng các khoản giảm giá nhƣ mua hàng với số lƣợng nhiều và chiết khấu thanh toán khi mua hàng nhƣ thanh toán trƣớc thời hạn, tránh mua hàng với số lƣợng nhỏ lẻ để hạn chế chi phí vận chuyển. Tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung ứng mới để có thể lựa chọn và mua nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, chất lƣợng, giá cả phải chăng, góp phần làm giảm chi phí đầu vào. - Công ty nên kêu gọi các chủ đầu tƣ bên ngoài đầu tƣ vào công ty để tăng nguồn vốn, hạn chế tăng nguồn vốn bằng hình thức đi vay, vì vay nhiều sẽ làm tăng chi phí lãi vay và nếu nhƣ có vay thì phải nên cân nhắc thật kỹ trƣớc khi quyết định vay và khi vay nên vay những ngân hàng có lãi suất thấp, khai thác các món vay với lãi suất ƣu đãi nhằm làm giảm chi phí lãi vay. 5.2.3 Một số giải pháp khác - Để tiếp tục phát triển và lớn mạnh trƣớc hết công ty cần phải cải thiện tình hình tài chính của công ty ta cần: Đề ra các biện pháp để rút ngắn thời gian thi công nhƣ: tăng giờ làm trong ngày, tăng số lƣợng công nhân cho công trình…nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn; huy động thêm các nguồn vốn góp của các thành viên hoặc giữ lại lợi nhuận để phục vụ cho tái đầu tƣ mở rộng, bên ngoài công ty cần mở rộng quan hệ nhiều hơn, giao thiệp nhiều hơn, để có cơ hội tìm đối tác, thu hút vốn đầu tƣ, cải thiện tình hình tài chính công ty, vì nâng cao năng lực tài chính có ý nghĩa rất quan trọng nó không những làm tăng uy tín của công ty trên thị trƣờng mà còn giúp cho công ty có khả năng thắng thầu trong các công trình lớn đòi hỏi vốn lớn và đem doanh thu cao về cho công ty. Cải thiện tài chính còn để thực hiện các chiến lƣợc mà không ty chƣa thực hiện đƣợc do hạn chế về tình hình tài chính nhƣ chiến lƣợc quảng cáo thƣơng hiệu của mình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (quảng cáo trên truyền hình, tạo trang web…) để tăng khả năng thu hút khách hàng, vì việc quảng cáo cũng tốn rất nhiều chi phí. Ngoài việc quảng cáo thƣơng hiệu còn có các giải pháp khác để quảng bá thƣơng hiệu nhƣ: Thiết kế đồng phục có in logo, biểu tƣợng công ty. Tham gia các chƣơng trình tài trợ và các chƣơng trình mang tính quảng cáo nhƣ hội chợ. Thông qua các hội thảo, hội nghị, đấu thầu,… giới thiệu năng lực của công ty. - 72 - - Thƣờng xuyên bảo trì máy móc thiết bị nhằm nâng cao công suất sử dụng để đẩy nhanh quá trình thi công, rút ngắn thời gian, hoàn thành công trình sớm, thu hồi vốn nhanh. Thực hiện thanh lý, nhƣợng bán đối với những tài sản đã hƣ hỏng, hoặc không sử dụng đƣợc nhằm đem lại thu nhập khác cho công ty. - Đối với các khách hàng nợ công ty quá lâu thì công ty cần thƣờng xuyên cử nhân viên đến gặp khách hàng để thu hồi nợ, thu hồi càng nhanh càng tốt, tránh tình trạng nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng quá lâu, gây ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của công ty. - Công ty cần phải nghiên cứu tình hình thị trƣờng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các chiến lƣợc mà họ đƣa ra để phòng ngừa và hoạch định các chiến lƣợc cho công ty ở các thị trƣờng công ty đang hoạt động và một số thị trƣờng khác, từ đó tìm cách lấn sân sang các thị trƣờng khác, mở rộng thị trƣờng đem lại doanh thu. - Trong quá trình hoạt động, công ty cũng cần phải tham khảo những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, bằng cách sau từng công trình hoặc dự án hoàn thành công ty cần có phiếu đóng góp ý kiến gởi khách hàng, khách hàng sẽ điền vào phiếu đóng góp về các ý kiến nhƣ: Ý kiến về chất lƣợng công trình, năng lực làm việc, trách nhiệm của nhân viên,…từ đó công ty có các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn những hạn chế còn tồn tại, và phát triển những mặt mạnh mà công ty đang có. Chính những điều đó đã khẳng định năng lực cạnh tranh của công ty. Tóm lại: Những giải pháp trên đƣợc đề ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Tiến, thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 – 6/2013. Với những giải pháp này công ty có thể xem xét và thực hiện để giúp công ty hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả và phát triển xa hơn. - 73 - CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hoạc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty ta thấy qua 3 năm công ty đều có lời và lợi nhuận cao nhất là năm 2010. Phân tích 6 tháng đầu năm thì 6 tháng đầu năm 2012 cao hơn 6 tháng đầu năm 2013 vì vậy công ty cần phấn đấu hơn nữa để đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể công ty cần kiểm soát giá vốn hàng bán cũng nhƣ các chi phí còn lại để góp phần tăng doanh thu, làm tăng lợi nhuận ròng, đồng nghĩa với việc tăng ROE, ROE cao sẽ hấp dẫn nhiều nhà đầu tƣ đầu tƣ vào công ty, từ đó nguồn vốn đƣợc đảm bảo và công ty có thể phát triển theo định hƣớng của mình. Về chi phí vẫn còn khá cao, công ty cần có biện pháp để giảm thiểu bớt mức chi phí. Như vậy: Từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng nhƣ những khó khăn từ môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài mà công ty gặp phải, từ đó có những biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. 6.2 KIẾN NGHỊ - Nhà nƣớc cần tạo điều kiện đầu tƣ vốn kịp thời và thanh toán vốn theo chủ trƣơng kế hoạch phát triển của xã hội để đơn vị có thể thuận lợi trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, cần có chính sách ƣu đãi về lãi suất cho vay vốn đối với công ty mở rộng phạm vi hoạt động để công ty ngày càng phát triển và có nhiều công trình hơn. - Nhà nƣớc cần hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tập hợp thông tin để định hƣớng về tìm năng thị trƣờng cho công ty xây dựng đƣợc phát triển. - Các Bộ ngành có liên quan nên đƣa ra những biện pháp thiết thực nhầm bình ổn giá nguyên vật liệu xây dựng. - 74 - - Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên thanh tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các công ty để đảm bảo tính lành mạnh và sự cạnh tranh công bằng trong kinh doanh, cũng nhƣ kịp thời xử lý những hành vi vi phạm, gian lận trong kinh doanh nhƣ có nhiều công ty nhỏ cố ý biến lãi thành lỗ hay làm cho chi phí cao hơn chi phí thực tế phát sinh nhằm mụch đích tránh thuế hay giảm bớt số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do đó, các cơ quan chức năng nên xem xét lại các quy định về kế toán, sớm ban hành những quy định mới và thi hành một cách nhất quán. - 75 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Dƣợc, Ths. Huỳnh Đức Lộng, Ths. Lê Thị Minh Tuyết, 2006. Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB thống kê. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tài chính doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB thống kê. 3. Nguyễn Thị Mỵ, 2009. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB thống kê. 4. Các trang web: - vi.wikipedia.org/wiki/Thể_loại:Tỷ_số_tài_chính - http://thuvien.vcu.edu.vn - http://www.slideshare.net/haiha91/phn-tich-kt-qua-hoat-ng-kinh-doanh - http://www.scribd.com/doc/57432695/PHAN-TICH-DUPONT - Một số thông tin khác tại http://www.clubtaichinh.net - 76 - PHỤ LỤC - 77 - [...]... đó Phân tích hoạt động kinh doanh là một quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp 2.1.1.2 Vai trò của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích. .. những quyết định về chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ những lợi ích từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến ” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp... hoạt động đến nay Ngày 12/07/2010 công ty TNHH MTV Tân Tiến đã chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến theo nghị định số 109/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ Hiện tại công ty Cổ phần Xây dựng Tân Tiến hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 1400100265 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch – Đầu tƣ cấp - Tên giao dịch: Công ty Cổ. .. CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN 3.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty hoạt động kinh doanh xây dựng theo quy hoạch, phát triển của tổng công ty và Bộ Xây dựng, cụ thể là: - Đầu tƣ kinh doanh, phát triển nhà, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng - Tƣ vấn xây dựng các khu dân cƣ, khu đô thị, các công trinh kỹ thuật hạ tầng - Lập dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế tổng dự toán, giám sát thi công. .. của doanh nghiệp Nó cũng chính là mục đích mà các nhà kinh doanh muốn đạt đƣợc, là thƣớc đo hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh Có lợi nhuận có nghĩa là kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhƣng lợi nhuận thu đƣợc là bao nhiêu thì ta phải dựa vào quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận thấy đƣợc tình hình hoạt. .. năng quản lý kinh tế và hoàn thiện chức năng đó Nói tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra hƣớng phát triển của các doanh nghiệp 2.1.1.3 Đối tượng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích kết quả kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt. .. Đến nay, công ty đang hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: xây lắp, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng Đây là chiến lƣợc phát triển đƣợc công ty hoạch định với kế hoạch lâu dài, 3 lĩnh vực này sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động của công ty 3.2 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN TIẾN 3.2.1 Nhiệm vụ - Thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp... chung Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Từ đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới -1- 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích tình... 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 -2- CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích, theo nghĩa chung nhất thƣờng đƣợc hiểu là chia... điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tƣợng sử dụng bên ngoài nữa) - Đối tƣợng của phân tích kết quả kinh doanh là: đánh giá quá trình hƣớng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động các nhân tố ảnh hƣởng và đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế - Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai

Ngày đăng: 09/10/2015, 13:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w