1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tập hợp chi phí và biến động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng (stapimex)

88 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 544,85 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THỊ KIM ĐỒNG TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 12-Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THỊ KIM ĐỒNG MSSV: LT11191 TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. HỒ HỒNG LIÊN Tháng 12-Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thuỷ Sản Sóc Trăng, được sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị phòng kế toán đặc biệt là chị Châu Âu Phượng – Kế toán trưởng tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn chu đáo về cách thức thực hiện luận văn tốt nghiệp của cô Hồ Hồng Liên đã giúp em hoàn thành tốt bài luận của mình. Giờ đây thì thời gian thực tập đã kết thúc, cũng là lúc em đã hoàn thành xong đề tài tốt nghiệp của mình, vì vậy em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý thầy cô Khoa kinh tế và QTKD đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Hồng Liên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy Sản Sóc Trăng, các anh chị phòng kế toán, phòng kinh doanh đã tại điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình cho em hoàn thành xong bài luận của mình. Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, dù rất cẩn thận nhưng không tránh khỏi những sai sót, mong Cô và các giảng viên bộ môn của Khoa thông cảm và sửa chửa những lỗi sai và thiếu sót để em rút kinh nghiệm. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy cô giúp bài luận văn của em được hoàn chỉnh tốt hơn. Kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính chúc ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty cổ phần Thủy Sản Sóc Trăng dồi dào sưc khỏe, công tác tốt và chúc Công ty ngày càng phát triển mạnh hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày………., tháng………., năm 2013 Người thực hiện Trịnh Thị Kim Đồng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Sóc Trăng, ngày.........., tháng.........., năm.......... Người thực hiện Trịnh Thị Kim Đồng NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP _______________________________________________________ ................................................................................................................ ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Sóc Trăng, ngày.........., tháng.........., năm........... Thủ trưởng đơn vị (Ký và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN _______________________________________________________ ................................................................................................................ ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày.........., tháng.........., năm........... Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian ...................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian .......................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 3 2.1 Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 3 2.1.1 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ................................................. 3 2.1.2 Phân tích biến động chi phí ........................................................................ 10 2.1.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành .......................... 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 11 2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn ................................................................. 13 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) ............................................................................... 15 3.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 15 3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng ................ 17 3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ..................................................................... 17 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán ................................................ 17 3.2.3 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty .......................................... 18 3.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 20 3.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty ................................................................................. 20 3.3.2 Các phòng ban và chức năng ...................................................................... 20 3.4 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................. 22 3.4.1 Chức năng của công ty................................................................................ 22 3.4.2 Nhiệm vụ của công ty ................................................................................. 22 3.5 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................... 23 3.6 Giới thiệu sản phẩm và qui trình công nghệ .................................................. 24 3.6.1 Đặc điểm sản phẩm ..................................................................................... 24 3.6.2 Qui trình công nghệ .................................................................................... 24 3.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ......................................... 25 3.7.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 25 3.7.2 Khó khăn ..................................................................................................... 25 3.7.3 Phương hướng phát triển ............................................................................ 26 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) ..................... 27 4.1 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng .................................................................................................................... 27 4.1.1 Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng 2 năm 2013 tại xí nghiệp đông lạnh An Phú của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng ...................................................... 27 4.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 2 năm 2013 tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng ...................................................... 32 4.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 34 4.2.1 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ............................................................................ 34 4.2.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................... 43 4.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành ............................. 50 4.3.1 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi nguyên vật liệu trực tiếp .............................................................................................................................. 50 4.3.2 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nhân công trực tiếp ......... 58 4.3.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành .......................... 66 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG .................................................................................. 73 5.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và biến động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng .......................................... 73 5.1.1 Một số giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................ 73 5.1.2 Một số giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp......................................... 73 5.1.3 Một số giải pháp về chi phí sản xuất chung................................................ 73 5.2 Phương hướng cho công tác kế toán tại công ty............................................ 74 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 75 6.1 Kết luận .......................................................................................................... 75 6.2 Kiến nghị........................................................................................................ 75 6.2.1 Đối với công ty ........................................................................................... 75 6.2.2 Đối với cơ quan chức năng địa phương ...................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 76 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 .................... 23 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp giá và khối lượng tôm thu mua trong tháng 2/2013 .... 28 Bảng 4.2 Bảng khối lượng tôm xuất dùng cho sản xuất trong tháng 02/2013 .... 29 Bảng 4.3 Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 02/2013 tại xí nghiệp An Phú ...................................................................................................... 30 Bảng 4.4 Bảng chi phí nhân công trong tháng 02/2013 ...................................... 31 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 02/2013 ......................... 32 Bảng 4.6 Bảng phân bổ chi phí và chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp đông lạnh An Phú tháng 02/2013 ......................................................................................... 32 Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 02/2013 tại xí nghiệp An Phú .............................................................................................................................. 33 Bảng 4.8 Bảng tính giá thành sản phẩm tôm đông lạnh đóng gói tháng 02/2013 tại xí nghiệp An Phú.................................................................................................. 33 Bảng 4.9 Bảng số liệu tổng hợp các khoản chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 – 2012 ..................................................................................................................... 34 Bảng 4.10 Bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2012 ........................................................................................................ 35 Bảng 4.11 Bảng chi tiết chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................................................. 38 Bảng 4.12 Bảng chi phí sản xuất chung trong 3 năm 2010 – 2012 ..................... 41 Bảng 4.13 Bảng tổng hợp số liệu các khoản chi phí 6 tháng đầu năm từ 2010 – 2013 .................................................................................................................... 43 Bảng 4.14 Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013 .............................................................................................................................. 44 Bảng 4.15 Bảng chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013 .... .............................................................................................................................. 46 Bảng 4.16 Bảng chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013 ...... 48 Bảng 4.17 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 2010 – 2011 .......................................................................................... 52 Bảng 4.18 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 2011 – 2012 .......................................................................................... 54 Bảng 4.19 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu của 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 .............................................................................. 56 Bảng 4.20 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu của 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................................................................. 58 Bảng 4.21 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 2010 và 2011 ............................................................................. 57 Bảng 4.22 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 2011 và 2012 .............................................................................. 62 Bảng 4.23 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong 6 tháng đầu năm 2011 và 2012.................................................................. 64 Bảng 4.24 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.................................................................. 66 Bảng 4.25 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong giai đoạn 2010 – 2012 ......................................................................................................... 68 Bảng 4.26 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 ................................................................................. 70 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................... 4 Hình 2.2 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ................................. 6 Hình 2.3 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ........................................ 8 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Stapimex ......................................... 17 Hình 3.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của Stapimex .............................................................................................................................. 19 Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty Stapimex .................................... 20 Hình 3.4 Qui trình thu mua chế biến sản phẩm tôm sú của công ty Stapimex.... 25 Hình 4.1 Biểu đồ tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2010 – 2012......... 37 Hình 4.2 Biểu đồ chi phí nhân công trực tiếp trong 3 năm 2010 – 2012 ............ 40 Hình 4.3 Biểu đồ chi phí sản xuất chung trong 3 năm 2010 – 2012 ................... 42 Hình 4.4 Biểu đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 – 2013 .................................................................................................................. 45 Hình 4.5 Biểu đồ chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 – 2013 ..................................................................................................................... 47 Hình 4.6 Biểu đồ chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 – 2013 .............................................................................................................................. 49 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm tai nạn LĐTL : Lao động tiền lương TK : Tài khoản CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang CPSXPS : Chi phí sản xuất phát sinh UBND : Ủy ban nhân dân QĐ.BTC : Qui định của Bộ tài chính TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Points (Hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việ phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tới hạn) BRC : British Retail Consortium (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu của Tập đoàn bán lẻ Anh Quốc) ISO : The Tnternational Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) USD : United State Dolar (Đô la Mỹ) CCDC : Công cụ dụng cụ TSCĐ : Tài sản cố định SSOP : Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh) CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT : Nhân công trực tiếp SXC : Sản xuất chung * Ghi chú: Quy ước dấu chấm ”.” dùng để phân cách phần nghìn; dấu phẩy ”,” dùng để phân cách thập phân. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng qui mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất của nhiều công ty và tất nhiên ảnh hưởng đến lợi nhuận là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để có lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp phải làm sao cho chi phí xuống thấp nhất đến mức có thể, khi mà hiện nay giá cả thị trường đang lên xuống bất thường nên nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải có các biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi các biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát chi phí. Để biết được các doanh nghiệp phải ứng phó thế nào trước thực trạng giá cả thay đổi thất thường như vậy, nên em đã chọn đề tài “ Tập hợp chi phí và biến động chi chí tại xí nghiệp đông lạnh An Phú trực thuộc Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex) “ để nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài “ Tập hợp chi phí và biến động chi phí tại xí nghiệp đông lạnh An Phú trực thuộc Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng “ với mục tiêu tìm hiểu công tác hạch toán tập hợp chi phí, xác định giá thành tại công ty, theo dõi chi phí phát sinh, so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng nguồn chi phí được tối ưu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tập hợp chi phí, phân loại chi phí theo từng khoản mục: Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp An Phú của Stapimex trong kỳ tháng 2 năm 2013. - Phân tích biến động chi phí của từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân biến động rồi nhận xét, đánh giá. - Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex, đưa ra nhận xét và một số kết 1 luận chung nhằm định hướng đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí tại công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng, viết tắt là Stapimex. 1.3.2 Phạm vi thời gian Số liệu sử dụng trong bài lấy tại công ty trong 3 năm là 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các khoản chi phí sản xuất liên quan đến tôm đông lạnh đóng gói tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất thực tế Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách quan, đa dạng theo từng loại hình sản xuất. Chi phí sản xuất thực tế chính là những chi phí sản xuất đã phát sinh có những chứng từ nhất định và thường được thu thập sau khi quá trình quá trình sản xuất đã xảy ra ở một thời kỳ sản xuất nhất định. 2.1.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất - Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu… Chi phí nguyên liệu trực tiếp phát sinh có thể liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nguyên liệu chính, hoặc có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ… - Các chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản 621 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất. Không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí và quá trình tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp như sau: + Nếu liên hệ trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ ghi vào từng sổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được mở cho từng đối tượng. 3 + Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu chung theo từng loại hoặc từng nhóm sau đó chọn tiêu thức phân bổ để tính toán và ghi mức phân bổ vào từng sổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được mở cho từng đối tượng. TK 152 TK 621 (1) TK 11*, 331,… (2) TK 1331 Hình 2.1: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) (1) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp từ kho. (2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp mua ngoài xuất dùng trực tiếp không nhập kho. - Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản tính theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN của công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp có thể liên quan trực tiếp từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Không có số dư cuối kỳ. - Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công ( 01a-LĐTL) 4 + Bảng chấm công làm thêm giờ ( 01-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL) + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (05-LĐTL) + Bảng thanh toán làm thêm giờ (06-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thuê ngoài giờ (07-LĐTL) + Hợp đồng giao khoán (08-LĐTL) + Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán (09-LĐTL) + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL) + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (11-LĐTL) - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” - Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí + Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ ghi vào từng sổ chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng đối tượng. + Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chung theo từng loại hoặc từng nhóm sản phẩm, sau đó chọn tiêu thức phân bổ để tính toán và ghi mức phân bổ vào từng sổ chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí. 5 TK 334 TK 622 (1) TK 338 (2) TK 335 (3) TK 142 (4) Hình 2.2: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (1) Tập hợp chi phí tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất (2) Trích các khoản KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN tính vào chi phí (3) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất (4) Nếu doanh nghiệp phân bổ khoản trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân trực tiếp sản xuất, khi phát sinh ghi Nợ TK 142/ Có TK 334 và sau đó định kỳ phân bổ Nợ TK 622/ Có TK 142 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí nói trên. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung như: - Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. 6 - Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị. - Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong sản xuất. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất… Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng. Không có số dư cuối kỳ. - Chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ + Bảng phân bổ tiền lương + Bảng phân bổ khấu hao + Hóa đơn dịch vụ… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng) 7 TK 334 TK 627 (1) TK 152 (2) TK 153, 142 (3) TK 214 (4) TK 331 (5) TK 111, 112 (6) TK 335 (7) TK 142, 242 (8) Hình 2.3: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 8 (1) Tập hợp chi phí tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN,… của bộ phận quản lý, phục vụ sản xuất. (2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu liên quan đến quản lý, phuc vụ sản xuất. (3) Tập hợp chi phí công vụ, dụng cụ dùng trực tiếp sản xuất, quản lý, phục vụ sản xuất. (4) Tập hợp chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định dùng sản xuất, phục vụ sản xuất. (5) Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan phục vụ sản xuất. (6) Tập hợp chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ sản xuất. (7) Trích trước chi phí liên quan đến quản lý phục vụ sản xuất. (8) Phân bổ chi phí sản xuất liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất. 2.1.1.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Giá thành: + Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao phí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. + Giá thành đơn vị sản phẩm là số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. + Giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp trong kỳ cùng với sản lượng sản xuất thực tế sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được xác định sau khi hoàn thành sản xuất trong kỳ tính giá thành. - Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế Gồm hai bước: + Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực tế. + Tổng hợp chi phí thực tế theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng không tạo ra giá trị. 9 - Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp giản đơn Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với những qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành. Tổng giá CPSXDD thành thực = đầu kỳ CPSXPS + trong kỳ CPSXDD - tế sản phẩm cuối kỳ - Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm / Số lượng sản phẩm hoàn thành - Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau. Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành được chon trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm. Trong bài này kỳ tính giá thành là tháng. 2.1.2 Phân tích biến động chi phí 2.1.2.1 Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động Xác lập chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và biểu diễn chi phí bằng một biểu thức toán học chịu sự tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố có mối quan hệ với nhau. Các chỉ tiêu được sử dụng phân tích là chi phí kế hoạch và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.1.2.2 Xác định đối tượng phân tích biến động Đối tượng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu cần phân tích giữa kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch. Mức độ chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí kế hoạch 2.1.2.3 Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất Sử dụng bằng các phương pháp như: phương pháp so sánh cùng kì, theo kì kế hoạch, phương pháp thay thế liên hoàn, v.v… xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể thiết lập các 10 bảng biểu phân tích thích hợp để hệ thống thông tin về sự tác động của các nhân tố, thuận lợi hơn cho quá trình đánh giá. 2.1.2.4 Xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp Quá trình tính toán, phân tích cần phải chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi, các nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến chi phí, các nguyên nhân làm tiết kiệm hay lãng phí. Thông qua đó, đề ra các giải pháp thích hợp để quản lý và khai thác các khả năng tiềm tàng phát hiện được trong quá trình phân tích. 2.1.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành Giá thành là tập hợp các chi phí liên quan đến việc sản xuất ra một sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Vì vậy, sự biến động của các nhân tố này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến giá thành sản phẩm. Phân tích tổng hợp các nhân tố là phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung ảnh hưởng đến giá thành. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài trình bày các số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán của Công ty trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 gồm: - Bảng tổng hợp các tài khoản chi phí sản xuất: 621, 622, 627 - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài ra còn thu thập số liệu từ internet, báo, thư viện, v.v… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu là phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để thực hiện. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tương đối Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. F = F1 – F0 Trong đó: F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích 11 F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc Phương pháp này sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu 2: Phân tích biến động chi phí của từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân biến động rồi nhận xét, đánh giá. Ở mục tiêu này, nhờ sử dụng phương pháp so sánh số tương đối cho thấy được sự chênh lệch giá trị số của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung giữa các năm để thấy được giá trị tăng giảm giữa các năm là bao nhiêu, giúp cho việc phân tích được rõ hơn. - Mục tiêu nghiên cứu 3: Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex, đưa ra nhận xét và một số kết luận chung nhằm định hướng đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí tại công ty. Ở mục tiêu này, phương pháp so sánh số tương đối cho ta thấy sự chênh lệch giá trị giá thành giữa các năm để biết được sự tăng giảm giá trị là bao nhiêu. 2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tuyệt đối Là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc. % F= F1 x 100 – 100 F0 Trong đó: % F: tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc Phương pháp này sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu 2: Phân tích biến động chi phí của từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân biến động rồi nhận xét, đánh giá. Nhờ sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối 12 cho ta thấy được tỷ trọng giá trị chênh lệch giữa các năm chiếm la bao nhiêu phần trăm để thấy được mức độ tăng giảm cao thấp như thế nào. 2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Gồm 4 bước sau: - Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu phân tích so với kỳ gốc. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích. Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. - Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ với chỉ tiêu Q, nhân tố a là nhân tố phản ánh về lượng và tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất. ∆Q = Q1 – Q0 Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc: Q 0 = a 0 x b0 x c 0 x d0 - Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. + Thế lần 1: a1x b0 x c0 x d0 + Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0 + Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0 + Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1 Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc. - Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích. * Xác định mức ảnh hưởng - Ảnh hưởng bởi nhân tố a: ∆a = a1 x b0 x c0 x d0 – a0 x b0 x c0 x d0 13 - Ảnh hưởng bởi nhân tố b: ∆b = a1 x b1 x c0 x d0 – a1 x b0 x c0 x d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố c: ∆c = a1 x b1 x c1x d0 – a1 x b1 x c0 x d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố d: ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a1 x b1 x c1 x d0 Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng ∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a0 x b0 x c0 x d0 Phương pháp thay thế liên hoàn này được sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu 3: Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex, đưa ra nhận xét và một số kết luận chung nhằm định hướng đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí tại công ty. 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng gọi tắt là Stapimex, tiền thân là Công ty Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng được thành lập vào năm 1978 với nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Đây là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của nước ta, kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương, góp phần xây dựng tỉnh nhà cũng như đất nước Việt Nam của chúng ta. Đến năm 1999, Công ty xây dựng nhà máy sản xuất mới tọa lạc tại: Số 220, Quốc lộ 1A, Phường 7, thành phố Sóc Trăng. Với tổng diện tích là 21.000m2; các thiết bị được nhập từ các nước tiên tiến ở Nhật Bản và Châu Âu, nghiên cứu học hỏi những công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại… Với tổng số vốn đầu tư đầu hơn 30 tỷ đồng. Đầu năm 2000, nhà máy mới được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Các mặt hàng truyền thống có giá trị xuất khẩu thấp dần được thay thế bằng các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đổi mới và phát triển toàn diện của Công ty trong nhiều năm qua, có điều kiện để đa dạng hóa các mặt hàng, mở rộng thị trường đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, sản phẩm sản xuất từ “Stapimex” đã có mặt hầu hết trên các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Hòa cùng sự phát triển của đất nước về nâng cao năng lực quản lý , năng lực cạnh tranh, ủng hộ chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của chính phủ, ngày 20 tháng 12 năm 2005 Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã kí quyết định chuyển Công ty Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng là doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG Tên tiếng Anh: SOC TRANG SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch: STAPIMEX Trụ sở chính tọa lạc số: 220 Quốc lộ 1A, Phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: (079) 3821 201 – 3822 164 – 3822 367 Fax: (079) 3821 801 15 Website: www.stapimex.com.vn Email: stapimex@hcm.vnn.vn Tổng Giám Đốc là Ông: Trần Văn Phẩm Tổng số công nhân: 3.500 người Tổng công suất thành phẩm trên ngày là 100 tấn Vốn chủ sở hữu là: 77.500.000.000 đồng, trong đó: + Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là: 26.950.000.000 đồng chiếm 34,77% + Vốn của các cổ đông trong và ngoài Công ty là 47.855.000.000 đồng chiếm 61,75% + Cổ phiếu quỹ là: 2.695.000.000 đồng chiếm 3.48% Kể từ năm 2006 Công ty thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Sóc Trăng chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Năm 2007, một dự án với quy mô lớn được Công ty tiếp tục triển khai, xây dựng theo dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhật và Mỹ, chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, BRC, ISO 9000:2000… Đó là xí nghiệp đông lạnh An Phú (Nằm trong khu công nghiệp An Nghiệp, Sóc Trăng). Mặc dù “Sinh sau đẻ muộn” nhưng mặt hàng của xí nghiệp đã chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,… Hàng năm xuất khẩu hàng ngàn tấn sản phẩm. Riêng năm 2012, mặc dù nguyên liệu tôm không ổn định nhưng sản phẩm của xí nghiệp An Phú vẫn đảm bảo con số 7.000 tấn, doanh thu đạt trên 70tr USD (tăng hơn năm ngoái gần 3.000 tấn và 30tr USD). Một trong những thành công mang đến kết quả này, chính là nhờ sự đồng tâm hiệp lực của Hội đồng quản trị và toàn thể công nhân viên chức – lao động của Công ty nói chung và xí nghiệp nói riêng. 16 3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG 3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần thuỷ sản Stapimex được tổ chức như sau: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Thủ Quỹ Tiền Mặt Kế Toán Thu Chi Kế Toán Vật Tư CC DC Kế Toán Công Nợ Ngân Hàng Kế Toán Kho Thành Phẩm Kế Toán Nguyên Vật Liệu Kế Toán Tài Sản Cố Định Thủ Kho Vật Tư Nguồn: Phòng kế toán của công ty Stapimex Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Stapimex 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kế toán - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung, theo dõi, kiểm tra và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty. - Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm toàn bộ các chứng từ gốc phát sinh trong tháng của từng phần hành, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và việc hạch toán kế toán trước khi lập các bút toán kết chuyển, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo quyết toán tháng, quí, năm. - Thủ quỹ tiền mặt: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và lập báo cáo quỹ tiền mặt, rút số dư tiền mặt và đối chiếu với kế toán tiền mặt hằng ngày. - Kế toán thu chi (Kế toán quỹ tiền mặt): Thực hiện việc thu, chi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và khách hàng. - Kế toán vật tư, CCDC: Thực hiện các nghiệp vụ nhận, xuất kho vật tư và theo dõi công cụ lao động hàng tháng. 17 - Kế toán Công nợ, Ngân hàng: Có trách nhiệm theo dõi công nợ, theo dõi các khoản nợ phải trả, phải thu căn cứ vào các hóa đơn mua, bán, theo dõi tiền gửi Ngân hàng, lập hồ sơ vay vốn và lien hệ công tác về công việc có lien quan. - Kế toán kho thành phẩm: Thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho thành phẩm và đối chiếu với thủ kho hằng ngày. - Kế toán nguyên vật liệu: Thực hiện việc lập hóa đơn (Kiêm phiếu nhập kho) thanh toán cho khách hàng khi khách hàng cung cấp nguyên vật liệu, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày và theo dõi chi tiết khách hàng đến giao dịch tại Công ty. - Kế toán TSCĐ: Theo dõi việc tăng, giảm, giá trị hao mòn của tài sản. - Thủ kho vật tư: Sử dụng sổ kho để ghi chép hàng ngày, căn cứ vào chứng từ theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hóa. Cuối ngày tính ra số hàng tồn kho. 3.2.3 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty 3.2.3.1 Tổ chức sử dụng chế độ sổ chứng từ kế toán Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng sử dụng hệ thống chứng từ kế toán đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ.BTC ngày 20/06/2006 của Bộ tài chính. 3.2.3.2 Tổ chức sử dụng chế độ sổ sách kế toán Để phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy kế toán và thuận lợi trong công tác kế toán, phòng kế toán đã tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ gốc - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Sổ quỹ - Bảng cân đối phát sinh - Báo cáo tài chính - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Để thực hiện nghiêm túc hệ thống sổ sách kế toán, Công ty cập nhật số liệu phát sinh hàng ngày, phòng kế toán tập hợp số liệu lên thu chi, rút số dư trong ngày và báo cáo cho Giám đốc. 18 Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu – kiểm tra: Nguồn: Phòng kế toán của công ty Stapimex Hình 3.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của Stapimex 19 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng - Stapimex được tổ chức gọn nhẹ và có hiệu quả phù hợp với trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ quản lý. Hiện nay, bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng và được tóm tắt theo sơ đồ sau: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh Xưởng Đông Lạnh Phòng Kế Toán Tài Vụ Phòng Kỹ Thuật PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Đầu Tư Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Stapimex Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty Stapimex 3.3.2 Các phòng ban và chức năng Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hiện nay bao gồm: * Ban Tổng giám đốc: Hiện tại, Ban Tổng giám đốc của Công ty là 3 người: - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, điều phối các hoạt động cơ quan để hỗ trợ cho các phòng ban hoạt độngcó hiệu quả, đặc biệt Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp đến phòng kế toán và phòng. 20 - Hai Phó tổng giám đốc được phân công: + Một Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh: chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh. + Một Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư: là người quản lý phòng đầu tư; thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi. * Phòng Kinh doanh: Chức năng của phòng Kinh Doanh là trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm việc với khách hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ mua bán nội – ngoại thương, tham dự các kỳ hội chợ mà Công ty tham gia để mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm kiếm đối tác mới. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn thực hiện việc thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng cho nhu cầu chế biến của xưởng đông lạnh. * Xưởng đông lạnh: Đây là nơi trực tiếp tổ chức sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa theo kế hoạch và đơn đặt hàng, đứng đầu là Ban quản đốc. Ban quản đốc có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp, bố trí nhân sự, quản lý toàn bộ hoạt động công nhân ở phân xưởng, tổ chức thực hiện bảo trì máy móc thiết bị, đề nghị mua sắm thiết bị máy móc khi có nhu cầu sử dụng phục vụ cho sản xuất hàng hóa. * Phòng Kế Toán – Tài vụ: Phòng Kế toán – Tài vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty: - Cung cấp, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày, tổ chức hạch toán kế toán đúng theo qui định của Nhà nước, thống kê các khoản chi phí để có kế hoạch chi trả hợp lý. * Phòng Kỹ thuật: Chức năng của phòng kỹ thuật là tổ chức giám sát chất lượng, qui cách hàng hóa trong quá trình sản xuất, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mẫu giới thiệu đến khách hàng, kiểm tra vi sinh, kháng sinh… Thực hiện và giám sát các hệ thống quản lý chất lượng như: HACCP; SSOP; ISO 9001- 2001;… * Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm 2 chức năng chính: 21 - Hành chính quản trị: Tiếp nhận, phát hành công văn; hướng dẫn khách đến làm việc tại Công ty; thực hiện việc đưa đòn khách hàng, lãnh đạo Công ty, vận chuyển hàng hóa v.v… và xây dựng cơ bản. - Tổ chức nhân sự: Tính toán chi trả tiền lương cho người lao động đúng theo qui định. Giải quyết các chế độ chính sách, BHXH, BHYT cho người lao động. Tuyển, đào tạo lao động cung cấp cho các bộ phận trong Công ty, đồng thời phối hợp với xưởng đông lạnh tổ chức điều động nhân sự hợp lý theo dây chuyền chế biến. * Phòng đầu tư: Chức năng của phòng đầu tư là khảo sát mô hình nuôi tôm và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đầu tư cho nông dân đồng thời cũng chịu trách nhiệm đối với những hộ mà Công ty đầu tư và trình bày lên ban lãnh đạo các quyết định đầu tư. Ngoài ra, phòng đầu tư còn bao tiêu sản phẩm, mua bán thức ăn. 3.4 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.4.1 Chức năng của công ty - Xây dựng và tổ chức các kế hoạch thu mua, chế biến xuất khẩu có hiệu quả, năng cao chất lượng sản phẩm, tạo vị thế và uy tín trên thị trường, đáp ứng nhu cầu hàng hóa ngày càng cao của xã hội. - Luôn nghiên cứu học hỏi các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào dây chuyền sản xuất, mua các thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tốt nhất. - Thực hiện tốt các chính sách lương bổng, khen thưởng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên. - Chế biến các mặt hàng thủy sản càng nhiều chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa phù hợp với thị trường quốc tế góp phần tăng ngoại tệ cho nhà nước và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp nâng cao mức sống cho nhiều lao động. - Thực hiện chế độ bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường , hương tới mục tiêu chung của toàn xã hội. 3.4.2 Nhiệm vụ của công ty - Tiếp nhận, sử dụng vốn có hiệu quả, kinh doanh sao cho công ty ngày càng mở rộng và phát triển cao hơn. - Hoạt động đúng nghành nghề đăng ký , chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 22 - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo qui định của Nhà nước. Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác. 3.5 TỔNG QUAN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Stapimex với tư cách là một trong những đơn vị xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam luôn không ngừng phấn đấu để đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỉ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, tích cực tìm kiếm khách hàng mới… nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, doanh thu của công ty tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2012. Tổng doanh thu của công ty năm 2010 là 1.612.055 triệu đồng. Đến năm 2011 tổng doanh thu của công ty tăng lên đến 2.145.481 triệu đồng, tăng 533.426 triệu đồng với tỷ lệ 33,09% so với 2010. Kế đến năm 2012 lại tăng tiếp tục thêm 107.526 triệu đồng với tỷ lệ 5,01% so với 2011, làm tổng doanh thu nâng lên 2.253.007 triệu đồng. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2010/2011 2011/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) 1.612.055 2.145.481 2.253.007 533.426 33,09 107.526 5,01 1.587.339 2.120.529 2.238.058 533.190 33,59 117.529 5,54 24.952 14.949 236 0,95 -10.003 -40,09 24.716 Nguồn: Thu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 từ phòng kế toáncủa Stapimex Mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ năm 2010 – 2012 nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng tăng nhẹ trong 2011 và giảm mạnh trong năm 2012. Nguyên nhân do tổng chi phí tăng dần qua các năm với tốc độ gia tăng cao hơn mức tăng doanh thu. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty là 24.716 triệu đồng. Năm 2011, lợi nhuận của công ty tăng nhẹ 236 triệu đồng, tương đương 0,95% so với 2010, nên lợi nhuận tăng cũng nhẹ là 24.952 triệu đồng. Đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh còn 14.949 triệu đồng, giảm 10.003 triệu đồng, với tỷ lệ 40,09% so với 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu tương đối nhỏ hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Tổng chi phí năm 2011 của công ty là 2.120.529 triệu đồng, tăng 33,59% so với năm 2010. Trong khi đó, mức tăng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là 33,09%. Năm 2012, tổng chi phí của công ty tăng 2.238.058 triệu đồng, tăng 5,54% so với năm 2011, còn doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng là 5,01%. 23 Chi phí tăng là do ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí tăng như chi phí bao bì, nhân công, điện,…, sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu do ảnh hưởng thời tiết xấu dẫn đến giá tôm nguyên liệu biến động tăng hoặc giảm,… Bên cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua các năm. Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của công ty trong những năm qua tăng lến đáng kể nên mặc dù doanh thu có tăng song lợi nhuận lại giảm. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế thì công ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải pháp thiết thực nhằm bớt các chi phí phát sinh không đáng đặc biệt là các chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao hơn và phát triển công ty ngày càng mạnh hơn. 3.6 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.6.1 Đặc điểm sản phẩm Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo tươi mới của sản phẩm. Thành phần sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng. Nhiệt độ bảo quản là – 18oC (độ). 3.6.2 Qui trình công nghệ Sản phẩm của công ty là thủy sản đông lạnh các loại. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chính. Để hoàn thành một sản phẩm công ty Stapimex sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. 24 Qui trình công nghệ được tóm tắt qua sơ đồ sau: Nông dân Đại lý Trạm thu mua Tiếp nhận Sơ chế Phân cỡ Chế biến Cấp đông Bao gói Thành phẩm nhập kho Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Stapimex Hình 3.4 Qui trình thu mua chế biến sản phẩm tôm sú của công ty Stapimex 3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.7.1 Thuận lợi - Hiện tại Công ty đã có thị trường tiêu thụ rộng lớn, các sản phẩm của Stapimex đã có tại các nước: Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc,… - Nguồn nguyên liệu tại tỉnh nhà đáp ứng đủ cho Công ty sử dụng để sản xuất. - Có nguồn nhân công lao động tại địa phương dồi dào, đội ngũ nhân viên lành nghề và nhiệt tình góp phần làm tăng tiến độ hoạt động cho Công ty. 3.7.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, Công ty có những khó khăn sau: - Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước, đứng trước tình hình như vậy đồi hỏi doanh nghiệp phải nổ lực nhiều hơn nữa. 25 - Nguồn nguyên liệu không ổn định do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh, dẫn đến giá cả nguyên liệu cũng biến động thất thường. 3.7.3 Phương hướng phát triển - Các mục tiêu chủ yếu của công ty: Mục tiêu của Công ty là huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh, đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sống của người lao động trong Công ty, đảm bảo lợi ít hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tiếp tục phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên cơ sở tập trung đầu tư nhằm khai thác hết năng lực toàn công ty, đồng thời tiếp tục cải tiến mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành nhằm giữ vững vị trí công ty là một trong 5 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam và tạo điều kiện phát triển trong những năm tới. Xây dựng trụ cột tam giác: Giá cả hợp lý, chất lượng ổn định và cung cấp thường xuyên, giao hàng đúng hạn. - Chiến lược phát triển trung và dài hạn: + Tiếp tục đầu tư và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị nhằm đáp ứng kịp thời cho chế biến xuất khẩu. + Mở rộng và nâng cao tỷ trọng các mặt hàng nâng cao giá trị gia tăng tại hai xí nghiệp chế biến tôm. + Niêm yết cổ phiếu công ty tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM để huy động vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. 26 CHƯƠNG 4 TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) 4.1 TẬP HƠP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG Vì Công ty có 3 xí nghiệp trực thuộc là Tân Long, Phát Đạt và An Phú nên các khoản chi phí liên quan đến phân xưởng được theo dõi riêng. Tân Long và Phát Đạt được Công ty gộp lại theo dõi chung, An Phú được theo dõi riêng. Trường hợp chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công gián tiếp, cuối kỳ được Công ty phân bổ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm hoàn thành tại mỗi xí nghiệp. Trong phần này, em xin chọn kỳ của tháng 02 năm 2013 tại xí nghiệp đông lạnh An Phú trực thuộc Stapimex để nghiên cứu. 4.1.1 Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng 2 năm 2013 tại xí nghiệp đông lạnh An Phú của Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng 4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh An Phú Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp gồm tất cả chi phí về: nguyên vật liệu chính là tôm nguyên con, vật liệu phụ và các loại hóa chất, chi phí bao bì. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng sản phẩm xí nghiệp sản xuất trong tháng. Chứng từ sử dụng là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các số liệu thu thập từ phòng kế toán. Công ty theo dõi chi phí nguyên liệu trực tiếp trên tài khoản 621 và được theo dõi riêng cho từng sản phẩm. Trong kỳ xí nghiệp sản xuất được 576.450kg tôm đông lạnh thành phẩm. Để xác định giá thực tế của tôm và khối lượng thực tế xuất dùng cho chế biến, dựa vào phiếu thu mua tôm để tổng hợp giá thực tế thu mua, dựa vào phiếu xuất kho để tổng hợp khối lượng tôm dùng cho chế biến trong kỳ. * Tổng hợp về giá: Mỗi ngày trong tháng đội thu mua điều đi mua nguyên liệu. Vùng thu mua nguyên liệu chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau. Nhằm đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cũng như mức độ an toàn thực phẩm của nguyên liệu đầu vào, từ nhiều năm nay, Stapimex đã hợp đồng với người nuôi tôm theo phương thức đầu tư thức ăn, chế phẩm sinh học cho nông dân và thu mua tôm thương phẩm theo giá thị trường. Hiện tổng diện tích của các hộ nuôi tôm 27 liên kết với công ty lên tới 600ha mặt nước ở các huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long Phú của tỉnh Sóc Trăng. Theo phương thức này, người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ các hóa chất hoặc kháng sinh cấm cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo qui định của công ty trong quá trình bảo quản và chuyển sau khi thu hoạch. Giá tôm mua mỗi đợt khác nhau, ta có bảng tổng hợp giá và khối lượng tôm mua trong kỳ như sau: Bảng 4.1: Bảng tổng hợp giá và khối lượng tôm thu mua trong tháng 02/2013 Ngày 01/02 02/02 03/02 04/02 04/02 07/02 07/02 08/02 09/02 10/02 11/02 12/02 13/02 14/02 15/02 16/02 17/02 18/02 19/02 20/02 21/02 22/02 23/02 26/02 27/02 Tổng Khối lượng (kg) 30.550 25.000 45.000 25.805 35.000 35.600 25.000 40.000 45.700 30.000 24.018 30.000 47.900 30.500 20.600 30.000 35.500 45.000 25.500 20.000 35.000 40.000 20.000 25.000 40.000 806.673 Đơn vị tính: Ngàn đồng Giá mua Thành tiền 189,00 5.773.950 186,00 4.650.000 185,00 8.325.000 185,00 4.773.925 182,00 6.370.000 195,55 6.961.580 180,00 4.500.000 185,00 7.400.000 180,00 8.226.000 195,00 5.850.000 185,00 4.443.330 185,00 5.550.000 194,50 9.316.550 188,73 5.756.265 185,00 3.811.000 186,50 5.595.000 185,00 6.567.500 180,50 8.122.500 186,60 4.758.300 187,00 3.740.000 188,55 6.599.250 190,00 7.600.000 195,00 3.900.000 187,00 4.675.000 185,85 7.434.000 150.699.150 x Nguồn: Phòng kế toán tại Công ty Stapimex Vì đặc điểm chế biến thực phẩm tươi sống nên tôm nguyên liệu mua về đưa ngay lên xưởng không qua nhập kho nguyên liệu nên tôm nguyên liệu, do đó công nhân phải làm hết lượng tôm mua trong ngày để đảm bảo tính tươi sống của tôm. Chính vì vậy mà tôm nguyên liệu không có tồn kho cuối kỳ. 28 * Tổng hợp về lượng: Mỗi ngày đều có tôm lên xưởng, nếu ngày nào không có tôm công nhân sẽ được nghỉ. Ta có bảng tổng hợp khối lượng tôm xuất dùng cho sản xuất như sau: Bảng 4.2: Bảng khối lượng tôm xuất dùng cho sản xuất trong tháng 02/2013 Ngày Diễn giải 01/02 02/02 03/02 03/02 04/02 04/02 07/02 07/02 08/02 09/02 10/02 11/02 12/02 13/02 14/02 15/02 16/02 17/02 18/02 19/02 20/02 21/02 22/02 23/02 26/02 27/02 Tổng Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính Xuất nguyên liệu chính X Khối lượng (Kg) 30.550 25.000 30.000 15.000 25.805 35.000 35.600 25.000 40.000 45.700 30.000 24.018 30.000 47.900 30.500 20.600 30.000 35.500 45.000 25.500 20.000 35.000 40.000 20.000 25.000 40.000 806.673 Đơn vị tính: Ngàn đồng Giá Thành mua tiền 189,00 186,00 185,00 185,00 185,00 182,00 195,55 180,00 185,00 180,00 195,00 185,00 185,00 194,50 188,73 185,00 186,50 185,00 180,50 186,60 187,00 188,55 190,00 195,00 187,00 185,85 x 5.773.950 4.650.000 5.550.000 2.775.000 4.773.925 6.370.000 6.961.580 4.500.000 7.400.000 8.226.000 5.850.000 4.443.330 5.550.000 9.316.550 5.756.265 3.811.000 5.595.000 6.567.500 8.122.500 4.758.300 3.740.000 6.599.250 7.600.000 3.900.000 4.675.000 7.434.000 150.699.150 Nguồn: Phòng kế toán tại Công ty Stapimex Tất cả tôm nguyên liệu mua trong kỳ được sử dụng hết để sản xuất 576.450 kg tôm đông lạnh đóng gói. Dựa vào sự tổng hợp về giá và lượng nguyên liệu chính cùng với các chi phí nguyên liệu phụ ta có được tổng hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp tháng 02/2013 tại xí nghiệp An Phú 29 Đơn vị tính: Ngàn đồng Số tiền Khoản mục chi phí Nguyên liệu chính 150.699.150 Bao bì 5.589.550 Vật liệu phụ - Hóa chất 3.692.162 Tổng chi phí 159.980.862 Nguồn: Phòng kế toán Từ bảng tổng hợp chi phí trên ta có thể thấy được khoản mục chi phí nguyên liệu là nhiều nhất, vật liệu phụ và bao bì chiếm không lớn so với tổng chi phí. Như vậy ta chỉ cần phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo khoản mục chi phí nguyên liệu chính (Tôm) là đã cho thấy mức độ biến động nguyên vật liệu trực tiếp. 4.1.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh An Phú Tiền lương là các khoản phải trả cho người lao động, đảm bảo bằng phân phối lao động. Tại xí nghiệp trả lương cho công nhân theo hình thức lương theo sản phẩm. Chi phí công nhân trực tiếp được xí nghiệp theo dõi trên tài khoản 622, tiền lương tổng hợp từ: tiền lương, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp làm đêm ( nếu có)… Xí nghiệp không phân biệt lương công nhân trực tiếp sản xuất hay nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi riêng cho từng sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Hiện tại xí nghiệp đông lạnh An Phú có 1.160 công nhân viên, phân theo công nhân trực tiếp tại phân xưởng và ngoài phân xưởng. Công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 90% tức 1.044 công nhân, bộ phận gián tiếp chiếm 10% tức 116 người. 30 Ta có bảng tổng hợp chi phí nhân công như sau: Bảng 4.4: Bảng chi phí nhân công trong tháng 02/2013 Đơn vị tính: Ngàn đồng Số tiền Khoản mục chi phí Tổng lương chính (1) 4.947.368 - Lương chính 3.215.789 - Lương ngoài giờ 1.335.789 - Phụ cấp độc hại 395.789 Lương công nhật (2) 1.767.702 Các khoản trích theo lương (3) 1.137.895 - Trích bảo hiểm xã hội (17%) 841.053 - Trích bảo hiểm y tế (3%) 148.421 - Trích bảo hiểm thất nghiệp (1%) 49.474 - Trích kinh phí công đoàn (2%) 98.947 Tổng chi phí tiền lương (1)+(2)+(3) 7.852.965 Nguồn: Phòng kế toán Vậy từ bảng trên ta có tổng chi phí tiền lương nhân công trong tháng 02/2013 là 7.852.965 ngàn đồng. Chi phí cho công nhân trực tiếp sản xuất là: 7.852.965 x 90% = 7.067.669 ngàn đồng Chi phí cho bộ phận gián tiếp sản xuất là: 7.852.965 x 10% = 785.296 ngàn đồng Theo đội thống kê của xí nghiệp, trong tháng công nhân đã làm việc 628.237 giờ để sản xuất ra sản phẩm tôm đông lạnh. Vì vậy giá lao động thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là: 7.067.669 = 11,25 ngàn đồng/ giờ 628.237 4.1.1.3 Chi phí sản xuất chung trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh An Phú Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền… Xí nghiệp không hạch toán tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí sản xuất chung mà theo dõi ở chi phí nhân công trực tiếp. 31 Chi phí sản xuất chung trong tháng tại công ty được tổng hợp theo bảng như sau: Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 02/2013 Đơn vị tính: Ngàn đồng Số tiền Khoản mục chi phí * Khối lượng sản xuất (kg) 900.000 *Chi phí SXC x - CP vật liệu phụ ở phân xưởng 2.331.092 - CP dụng cụ sản xuất 2.109.083 - CP khấu hao TSCĐ 2.220.088 - CP dịch vụ mua ngoài 1.998.079 - CP khác bằng tiền 2.442.096 Tổng chi phí SXC 11.100.438 Nguồn: Phòng kế toán Chi phí sản xuất chung trong tháng tại xí nghiệp An Phú được phân bổ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm hoàn thành, trong kỳ xí nghiệp chế biến được 576.450kg tôm thành phẩm chiếm 64.05% tổng thành phẩm của công ty. Do đó ta có bảng phân bổ chi phí như sau: Bảng 4.6: Bảng phân bổ chi phí và chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp đông lạnh An Phú tháng 02/2013 Đơn vị tính: Ngàn đồng Khoản mục chi phí Số tiền * Khối lượng sản xuất (kg) 576.450 *Chi phí SXC x - CP vật liệu phụ ở phân xưởng 1.493.064 - CP dụng cụ sản xuất 1.350.868 - CP khấu hao 1.421.966 - CP dịch vụ mua ngoài 1.279.769 - CP khác bằng tiền 1.564.163 Tổng chi phí SXC 7.109.830 Nguồn: Phòng kế toán Từ bảng trên ta thấy tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ là 7.109.830 ngàn đồng. 4.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 2 năm 2013 tại Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng Sau khi xác định được những đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung tại xí nghiệp An Phú của Stapimex, ta tiến hành tính giá thành sản phẩm. 32 Ta có bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 02/2013 như sau: Bảng 4.7: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 02/2013 tại xí nghiệp Đơn vị tính: Ngàn đồng Số tiền Chỉ tiêu Chi phí NVL TT 159.980.862 Chi phí NC TT 7.852.965 Chi phí SXC 7.109.830 Tổng chi phí sản xuất 174.943.657 Nguồn: Phòng kế toán Trong tháng 02/2013 xí nghiệp sản xuất được 576.450kg thành phẩm tôm đông lạnh đóng gói. Phế phẩm thu hồi là đầu tôm, vỏ tôm,… được tính với một tỷ lệ qui định sẳn là 5% trị giá nguyên liệu chính xuất kho. Trị giá phế phẩm thu hồi là: 159.980.862 x 5% = 7.999.043 ngàn đồng Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là sản xuất sản phẩm tươi sống, quy trình sản xuất khá ngắn nên không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Xí nghiệp tính giá thành phẩm dựa vào tổng chi phí sản xuất và khối lượng thành phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm như sau: Tổng giá thành phẩm sản phẩm = 174.943.657 – 7.999.043 = 166.944.614 Giá thành đơn vị sản phẩm = 166.944.614 = 289,61 ngàn đồng/kg 576.450 Ta có bảng tính giá thành trong kỳ của xí nghiệp như sau: Bảng 4.8: Bảng tính giá thành sản phẩm tôm đông lạnh đóng gói tháng 02/2013 tại xí nghiệp An Phú Chỉ tiêu Chi phí DDĐK Chi phí PSTK Chi phí DDCK Phế phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị (đồng/kg) CP NVLTT 0 159.980.862 0 7.999.043 151.981.819 263,65 CP NCTT 0 7.852.965 0 7.852.965 13,62 Nguồn: Phòng kế toán 33 Đơn vị tính: Ngàn đồng CP SXC Tổng cộng 0 0 7.109.830 174.943.657 0 0 7.999.043 7.109.830 166.944.614 12,33 289,61 4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Ta có bảng tổng hợp số liệu các khoản chi phí trên trong 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau: Bảng 4.9: Bảng số liệu tổng hợp các khoản chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 – 2012 Tài khoản 621 622 627 x Chỉ tiêu CP NVLTT CP NCTT CP SXC Tổng 2010 1.255.970.470 98.996.156 117.755.194 1.472.721.820 Đơn vị tính: Ngàn đồng Số phát sinh năm 2011 2012 1.659.195.264 1.649.176.846 132.415.334 130.361.230 133.405.255 133.920.856 1.925.015.853 1.913.458.932 Nguồn: Thu từ phòng kế toán của công ty Stapimex 34 4.2.1.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bảng 4.10: Bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2012 TK chi tiết Chỉ tiêu 6211 6212 6215 x Tôm nguyên liệu Bao bì Vật liệu phụ - hóa chất Tổng 2010 Năm 2011 2012 1.105.254.014 87.917.933 62.798.523 1.255.970.470 1.493.275.737 99.551.716 66.367.811 1.659.195.264 1.467.767.393 82.458.842 98.950.611 1.649.176.846 Nguồn: Thu từ phòng kế toán 35 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2010/2011 2011/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) 388.021.723 35,11 -25.508.344 -1,71 11.633.783 13,23 -17.092.874 -17,17 3.569.288 5,68 32.582.800 49,09 403.224.794 32,10 -10.018.418 -0,60 Trong giai đoạn 2010 - 2012 chi phí nguyên vật liệu có sự biến động cũng tương đối không lớn. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 32,10% với lượng tăng tương ứng là 403.224.794 ngàn đồng. Năm 2012 so với năm 2011 giảm một lượng nhỏ là 0.6% tương ứng với số tiền là 10.018.418 ngàn đồng. Để biết được tình hình tăng giảm giữa các năm như thế nào, ta xem xét phần phân tích cụ thể như sau: Nhìn vào bảng ta cũng thấy được yếu tố chi phí nguyên liệu chính là tôm chiếm số lượng chi phí khá lớn qua các năm 2010, 2011, 2012 so với các yếu tố chi phí còn lại là bao bì, vật liệu phụ và hóa chất. Do đó, chi phí tôm nguyên liệu chính có ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất. Để minh chứng điều này ta xem xét so sánh giữa năm 2010 so với 2011 ta thấy năm 2010 chi phí để mua tôm nguyên liệu là 1.105.254.014 ngàn đồng chiếm 88% tổng số, năm 2011 là 1.493.275.737 ngàn đồng chiếm 90% tổng số. Và giữa hai năm này tôm nguyên liệu có sự tăng biến một lượng là 388.021.723 ngàn đồng với tỷ lệ là 35,11%. Con số này cũng không nhỏ, nó cũng làm kéo theo tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng tăng theo một lượng là 403.224.794 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ là 32,10%. Riêng đối với chi phí bao bì và chi phí vật liệu phụ - hóa chất trong năm 2010 và 2011 cũng tăng nhẹ theo với một lượng không đáng kể so với tôm nguyên liệu, tương ứng là 11.633.783 ngàn đồng và 3.569.288 ngàn đồng, tỷ lệ tương đương là 13,23% và 5,68% .Vì vậy vô tình nó tăng tỷ lệ thuận theo chi phí tôm nguyên liệu nên vấn đề trên sẽ được làm rõ hơn khi ta so sánh giữa năm 2012 với năm 2011. Qua tìm hiểu tại công ty nguyên nhân tăng đồng loạt của các chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm giữa năm 2010 và năm 2011 được biết là do sản lượng sản xuất năm 2011 cao hơn năm trước từ 9.365 tấn lên 11.583 tấn, tăng lên 2.218 tấn. Vì cùng là nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm nên nó làm cho chi phí bao bì, chi phí vật liệu phụ - hóa chất cũng đồng thời tăng theo như ở trên đã phân tích. Sản lượng tăng cũng là một tính hiệu tốt cho doanh nghiệp vì sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Còn về giá tôm, bao bì, vật liệu phụ - hóa chất trong khoảng thời gian cũng dao động ít. Năm 2011 xem như là ổn định là thế, để biết những yếu tố chi phí này có biến động về lượng hay giá hay vì nguyên nhân nào khác trong những năm sau hay không ta sẽ xem xét năm kế tiếp là 2012 so với 2011 dưới đây. Nhìn vào bảng ta thấy yếu tố tôm nguyên liệu giảm, bao bì cũng giảm với số tiền tương ứng là 25.508.344 ngàn đồng, 17.092.874 ngàn đồng tương đương với các tỷ lệ là 1,71% và 17,17%. Con số này giảm cũng khá nhẹ. Tuy nhiên, riêng 36 với yếu tố vật liệu phụ - hóa chất lại tăng với số tiền là 32.582.800 ngàn đồng, chiếm 49,09%. Một con số cũng không nhỏ. Tuy là vậy, như đã nói ở trên, do yếu tố tôm nguyên liệu luôn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nên sự gia tăng yếu tố vật liệu phụ - hóa chất mặc dù cao nhưng nó không ảnh hưởng gì đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Do đó tôm nguyên liệu vẫn là ảnh hưởng lớn nhất, nó giảm làm tổng chi phí cũng giảm theo với lượng tiền giảm là 10.018.417 ngàn đồng, chiếm 0,6% tổng số. Tuy nhỏ nhưng phần nào cũng cho ta thấy được sức ảnh hưởng lớn của tôm nguyên liệu chính. Về nguyên nhân làm giảm tổng chi phí trên, qua tìm hiểu được biết là do một phần do sản lượng năm nay giảm 1.332 tấn (11,5%) tức năm này chỉ sản xuất được 10.251 tấn. Sản lượng sản xuất tôm đông lạnh giảm nên chi phí bao bì cũng giảm theo. Nhìn chung, giá cả bao bì cũng không có biến động do Công ty có nhà cung ứng quen thuộc. Còn yếu tố vật liệu phụ - hóa chất tăng mạnh là do nhà cung ứng của Công ty trong thời gian này thực hiện chính sách khuyến mãi lớn, do đó lượng hàng của họ không cung cấp đầy đủ cho Công ty không đủ, Công ty phải tìm đối tác khác tạm thời, vì vậy giá mua không được ưu ái như Công ty cũ, làm giá của vật liệu phụ - hóa chất tăng cao như vậy. Hình 4.1: Biểu đồ tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2010 – 2012 Ngàn đồng 1.800.000.000 1.600.000.000 1.400.000.000 1.200.000.000 1.000.000.000 800.000.000 600.000.000 400.000.000 200.000.000 0 1.659.195.264 1.649.176.846 1.255.970.470 2010 2011 2012 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37 4.2.1.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Bảng 4.11: Bảng chi tiết chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2012 TK 622 Chỉ tiêu Tiền lương công nhân trực tiếp: - Tổng lương chính - Lương công nhật - Các khoản trích theo lương (23%) Tổng 2010 Năm 2011 2012 x 74.247.117 7.672.202 17.076.837 98.996.156 x 97.987.347 11.890.897 22.537.090 132.415.334 x 99.074.535 8.499.552 22.787.143 130.361.230 Nguồn: thu từ phòng kế toán của Stapimex 38 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chêch lệch 2010/2011 2011/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) x x x x 23.740.230 31,97 1.087.188 1,11 4.218.695 54,99 -3.391.345 -28,52 5.460.253 31,97 250.053 1,11 33.419.178 33,76 -2.054.104 -1,55 Nhìn chung, qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng giảm trong 3 năm 2010-2012 như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã phân tích ở trên. Sự thay đổi này cũng có thể là do tăng giảm sản lượng sản xuất ảnh hưởng chăng hay là do nguyên nhân nào khác. Ta đi vào phân tích để tìm hiểu rõ vấn đề này. Trước tiên, ta xem xét giữa năm 2010 và năm 2011 ta thấy chi phí của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 với số tiền chênh lệch là 33.419.178 ngàn đồng, tương ứng tỷ lệ là 33,76%. Đây là một biến động không tốt cho Công ty vì Công ty phải chi trả tiền lương cho nhân viên nhiều hơn so với năm rồi. Được biết trong giai đoạn này, tình hình lạm phát cũng đang diễn ra, năm 2010 chỉ số lạm phát là 11,75%, năm 2011 lên tới 18,12%. Tuy nó chỉ là nguyên nhân khách quan nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân. Mặt khác, do sản lượng năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 nên toàn bộ chi phí nhân công điều tăng theo trong đó tổng lương chính (Lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp độc hại) tăng 31,97% với lượng tiền tăng tương ứng là 23.740.230 ngàn đồng; Lương công nhật cũng tăng vì phải tăng giờ làm, tăng số công nhân lên để phục vụ sản xuất, với lượng tiền là 4.218.695 ngàn đồng, tỷ lệ tương đương là 54,99%; Vì lương chính tăng nên các khoản trích theo lương cũng tăng theo là 31,97% với lượng tiền chênh lệch là 5.460.253 ngàn đồng. Đến đây ta thấy được rằng, yếu tố chi phí nhân công trực tiếp tăng trong năm 2011 là do một phần là do nhân tố khách quan, một phần là do các nhân tố liên quan trực tiếp. Kế đến, tình hình chi phí nhân công năm 2012 là giảm nhẹ so với với 2011 là 1,55% tương đương với số tiền là 2.054.104 ngàn đồng. Mặc dù đây là một con số nhỏ so với tổng chi phí, nhưng xét về riêng nó thì đây là một con số lớn cũng đáng mừng cho doanh nghiệp. Nguyên nhân được tìm hiểu là do tay nghề của đa số công nhân đã được nâng cao, máy móc và các băng chuyền hoạt động tốt, công việc quản lý phân xưởng được thực hiện phù hợp, các công đoạn trong sản xuất được sắp xếp hợp lý tạo thuận lợi cho công nhân làm việc. Tuy nhiên, xét về những khoản mục nhỏ ta thấy tổng lương chính vẫn tăng lên 1,11% so với năm rồi, ứng với lượng tiền tăng là 1.087.188 ngàn đồng, do lương chính tăng nên làm các khoản trích theo lương cũng từ đó mà tỷ lệ thuận tăng theo 1,11% ứng với mức tiền tăng là 250.053 ngàn đồng. Còn lương công nhật thì giảm xuống 28,52%, giảm 3.391.345 ngàn đồng. Câu hỏi đặt ra là sao lại có hiện tượng biến động bất thường như vậy mặc dù là tổng chi phí nguyên vật liệu giảm. Câu trả lời cho hiện tượng mục lương công nhật giảm, tổng lương chính tăng là do trong năm Công ty đã cho 170 công nhân công nhật có tay nghề cao lên công nhân chính thức và số công nhân này sẽ được hưởng lương chính thức. Chính vì vậy mà lương chính thức tăng, lương công nhật giảm. Đây là điều rất tốt cho doanh 39 nghiệp vì đã thu thêm một lượng công nhân có tay nghề cao để phục vụ cho công việc sản xuất đã tốt và ngày càng tốt hơn. Hình 4.2: Biểu đồ chi phí nhân công trực tiếp trong 3 năm 2010 – 2012 Ngàn đồng 140.000.000 120.000.000 100.000.000 132.415.334 98.996.156 130.361.230 80.000.000 2010 2011 60.000.000 2012 40.000.000 20.000.000 0 Chi phí nhân công trực tiếp 40 4.2.1.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Bảng 4.12: Chi phí sản xuất chung trong 3 năm 2010 – 2012 TK chi tiết Khoản mục 6271 Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao Chi phí dich vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Tổng 6272 6273 6274 6275 x 2010 Năm 2011 2012 37.258.582 46.718.079 46.950.795 5.322.343 20.456.048 45.538.267 9.179.954 117.755.194 5.328.555 21.874.496 50.611.252 8.872.873 133.405.255 5.330.985 21.874.496 50.880.741 8.883.839 133.920.856 Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Stapimex 41 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2010/2011 2011/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) 9.459.497 25,39 232.716 0,50 6.212 0,12 1.418.448 6,93 5.072.985 11,14 -307.081 -3,35 15.650.061 13,29 2.430 0 269.489 10.966 515.601 0,05 0,00 0,53 0,12 0,39 Từ bảng phân tích trên ta thấy, nhìn chung tổng chi phí sản xuất chung điều tăng đều trong 3 năm. Năm 2011 tăng 13,12% so với năm 2010 với số tiền tương ứng là 15.450.061 ngàn đồng. Cụ thể chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng tăng 25,39%, chi phí dụng cụ sản xuất tăng 0,12%, chi phí khấu hao tăng 6,93%, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 11,14%. Nguyên nhân tăng đều như vậy là do sản lượng năm 2011 tăng. Mặc khác trong thời gian lại bị ảnh hưởng của lạm phát nên mọi chi phí cũng tăng theo. Tuy nhiên, nhờ cách quản lý tốt nên chi phí tiền mặt giảm 3,35%, tuy không ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất nhưng cũng giúp công ty tiết kiệm được 307.081 ngàn đồng. Trong năm 2012 ta thấy nhìn chung tổng chi phí tăng rất thấp, chỉ với 0,39% so với năm 2011. Hầu như không đáng kể so với năm rồi. Nguyên nhân nhân là do năng suất sản lượng năm nay không đạt được như năm rồi. Do đó chi phí sản xuất chung năm nay không biến động lắm. Cụ thể chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng là 0,5%, chi phí sử dụng phân xưởng sản xuất 0,05%, chi phí khấu hao không tăng, chi phí dịch vụ mua ngoài 0,53%, chi phí khác bằng tiền là 0,12%, tổng tiền chi phí sản xuất chung tăng là 515.601 đồng. Một con số rất bé so với 2 năm rồi. Hình 4.3: Biểu đồ chi phí sản xuất chung trong 3 năm 2010 – 2012 Ngàn đồng 135.000.000 133.405.255 133.920.856 130.000.000 125.000.000 2010 117.755.194 2011 120.000.000 2012 115.000.000 110.000.000 105.000.000 Chi phí sản xuất chung 42 4.2.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2013 Để phân tích phần này em sử dụng phương pháp so sánh cùng kỳ, lấy 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng 2010, 2011, 2012, kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối với tuyệt đối để phân tích. Ta có bảng tổng hợp số liệu các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm của năm 2013 và 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau: Bảng 4.13: Bảng tổng hợp số liệu các khoản chi phí 6 tháng đầu năm từ 2010 – 2013 TK Chỉ tiêu 621 CP NVLTT 622 CP NCTT 627 CP SXC x Tổng 2010 538.896.276 52.988.878 55.707.195 647.592.349 Đơn vị tính: Ngàn đồng Số phát sinh 6 tháng đầu năm 2011 2012 2013 778.427.652 720.533.892 780.847.567 63.624.083 58.377.633 50.324.933 61.602.628 60.327.725 74.786.902 903.654.363 839.239.250 905.959.402 Nguồn: Thu từ phòng kế toán của công ty Stapimex 43 4.2.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bảng 4.14: Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013 TK chi tiết Chỉ tiêu 6211 6212 6213 x Tôm nguyên liệu Bao bì Vật liệu phụ - hóa chất Tổng Đơn vị tính: Ngàn đồng 6 tháng đầu năm năm 2011 2012 2013 2010 431.117.021 64.667.553 43.111.702 538.896.276 646.094.951 85.627.042 46.705.659 778.427.652 619.659.147 64.848.050 36.026.695 720.533.892 679.337.383 66.372.043 35.138.141 780.847.567 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm năm 2013/2010 2013/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) (%) TK chi tiết Chỉ tiêu 6211 6212 6213 x Tôm nguyên liệu Bao bì Vật liệu phụ - hóa chất Tổng 248.220.362 1.704.490 -7.973.561 241.951.291 57,58 2,64 -18,50 44,90 33.242.432 -19.254.999 -11.567.518 2.419.915 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Stapimex 44 5,15 -22,49 -24,77 0,31 59.678.236 1.523.993 -888.554 60.313.675 9,63 2,35 -2,47 8,37 Trong ba yếu tố chi phí trên thì tôm nguyên liệu là chiếm tỷ trọng lớn hơn hai yếu tố còn lại, khoảng trên 80% tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì vậy, sự biến động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí. Do đó ở phần này ta chỉ xét chủ yếu tôm nguyên liệu. Trước tiên ta xét 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng năm 2010 ta thấy tôm nguyên liệu tăng 57,58% với lượng tiền tương ứng là 248.220.362 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng sản xuất năm 2013 cao hơn nhiều so với 2010. Do đó nguồn nguyên liệu mua vào nhiều hơn, giá nguyên liệu năm 2013 mua cũng cao hơn năm 2010. Năm 2010 giá nguyên liệu mua vào bình quân khoảng 150.000 đ/kg, còn năm 2013 khoảng 180.000 đ/kg. Chênh lệch khoảng 30.000 đ/kg. Tương tự, 6 tháng năm 2011 và 2012 thì 6 tháng 2013 cũng tăng nhưng ít hơn so với 2010 là 5,15% và 9,63%, ứng với số tiền là 33.242.432 ngàn đồng và 59.678.236 ngàn đồng. Nguyên nhân tăng thấp hơn so với 2010 là do ở 2011, 2012 sản lượng đã đạt cao hơn so với 2010. Điều này cho ta thấy tình hình sản xuất của doanh nghiệp luôn tăng qua các năm. Và nếu là vậy thì doanh nghiệp phải làm sao làm cho giá nguyên liệu mua vào ổn định qua các năm để có thể tiết kiệm được khoảng chi phí lớn này. Hình 4.4: Biểu đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 – 2013 Ngàn đồng 800.000.000 700.000.000 600.000.000 720.533.892 780.847.567 778.427.652 538.896.276 2010 500.000.000 2011 400.000.000 2012 300.000.000 2013 200.000.000 100.000.000 0 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45 4.2.2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Bảng 4.15: Bảng chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013: TK chi tiết Chỉ tiêu 622 Tiền lương công nhân trực tiếp: - Tổng lương chính - Lương công nhật - Các khoản trích theo lương (23%) Tổng 2010 TK chi tiết Chỉ tiêu 622 Tiền lương công nhân trực tiếp: - Tổng lương chính - Lương công nhật - Các khoản trích theo lương (23%) Tổng x 40.271.547 3.454.875 9.262.456 52.988.878 Đơn vị tính: Ngàn đồng 6 tháng đầu năm năm 2011 2012 2013 x 48.354.303 4.148.290 11.121.490 63.624.083 x 40.259.946 805.199 9.259.788 50.324.933 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm năm 2013/2010 2013/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) (%) x x x x x x -11.601 -0,03 -8.094.357 -16,74 -3.523.278 -8,05 -2.649.676 -76,69 -3.343.091 -80,59 -3.719.068 -82,20 -2.668 -0,03 -1.861.702 -16,74 -810.354 -8,05 -2.663.945 -5,03 -13.299.150 -20,90 -8.052.700 -13,79 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Stapimex 46 x 43.783.224 4.524.267 10.070.142 58.377.633 Mặc dù chỉ tiêu sản lượng năm 2013 cần đạt được là 10.800 tấn, nhưng không vì vậy mà chi phí nhân công trực tiếp tăng. So sánh cùng kì 6 tháng đầu năm 2013 so với năm 2010, 2011, 2012 ta thấy tổng chi phí điều giảm qua các năm. Cụ thể tổng lương chính và các khoản trích theo lương giảm 0,03%, lương công nhật giảm 76,69%, tổng chi phí nhân công giảm 5,03% ứng với lượng tiền là 2.663.945 ngàn đồng so với năm 2010, với năm 2012 tổng lương chính và các khoản trích theo lương là 16,74%, lương công nhật giảm 80,59%, tổng chi phí nhân công giảm là 20,9% với lượng tiền là 13.299.150 ngàn đồng, với năm 2012 tổng lương chính và các khoản trích theo lương là 8,05%, lương công nhật giảm 82,20%, tổng chi phí nhân công giảm là 13,79% với lượng tiền là 8.052.700 ngàn đồng. Đây là những biến động tốt, nhờ vậy Công ty đã tiết kiệm một khoảng chi phí. Việc này cho ta thấy khả năng quản lý chi phí của Công ty ngày càng tốt. Nguyên nhân làm cho Công ty có thể tiết kiệm được những khoản chi phí trên là do đầu năm 2013 Công ty đã nhập thêm một số máy móc dây chuyền thay được cho một lượng lao động thủ công, vì thế lượng công nhật giảm mạnh, tiết kiệm được một khoảng tiền này, tổng lương chính của công nhân chính thức giảm một lượng ít là do một số công nhân lâu năm do đến tuổi về hưu nên nghỉ, một số do không thể nắm bắt được trình độ công nghệ cao nên đã bị sa thải. Hình 4.5: Biểu đồ chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 – 2013 Ngàn đồng 70.000.000 60.000.000 63.624.083 58.377.633 50.324.933 52.988.878 50.000.000 2010 40.000.000 2011 2012 30.000.000 2013 20.000.000 10.000.000 0 Chi phí nhân công trực tiếp 47 4.2.2.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Bảng 4.16: Bảng chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013: TK chi tiết Chỉ tiêu 2010 6271 6272 6273 6274 6275 x Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao Chi phí dich vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Tổng TK chi tiết Chỉ tiêu 6271 6272 6273 6274 6275 x Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao Chi phí dich vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Tổng 10.584.367 10.027.295 11.141.439 10.027.295 13.926.799 55.707.195 Đơn vị tính: Ngàn đồng 6 tháng đầu năm năm 2011 2012 2013 11.088.473 11.704.499 12.320.526 11.704.499 14.784.631 61.602.628 12.713.773 13.461.642 14.957.380 17.200.988 16.453.119 74.786.902 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm năm 2013/2010 2013/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) (%) 2.129.406 20,12 1.625.300 14,66 2.156.421 20,43 3.434.347 34,25 1.757.143 15,01 3.205.929 31,26 3.815.941 34,25 2.636.854 21,40 2.590.196 20,94 7.173.693 71,54 5.496.489 46,96 4.532.166 35,77 2.526.320 18,14 1.668.488 11,29 1.974.465 13,64 19.079.707 34,25 13.184.274 21,40 14.459.177 23,97 Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Stapimex 48 10.557.352 10.255.713 12.367.184 12.668.822 14.478.654 60.327.725 Đầu năm 2013, Công ty đã nhập một số máy móc dây chuyền hiện đại để phục vụ sản xuất nên hầu như chi phí tại phân xưởng điều tăng hơn so với 6 tháng cùng kì của các năm 2010, 2011, 2012. Do đưa vào phân xưởng sử dụng nên chi phí khấu hao tăng, thêm máy móc hoạt động nên chi phí điện nước tăng dẫn đến chi phí khác bằng tiền tăng. Để đạt được chỉ tiêu đặt ra nên một số chi phí như vật liệu, dụng cụ cũng tăng. Cụ thể so với 6 tháng 2010 thì năm 2013 tăng 34,25% với lượng tổng tiền là 19.079.707 ngàn đồng, 2011 tăng với lượng tiền là 13.184.274 ngàn đồng, chiếm 21,40%, so với 2012 tăng 14.459.177 ngàn đồng, chiếm 23,97%. Đây là biến động xấu. Nhưng suy cho cùng nhờ có thêm máy móc hiện đại mà có thể làm giảm chi phí nhân công, tăng sản lượng sản phẩm thì biến động này cũng có thể duy trì. Hình 4.6: Biểu đồ chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 – 2013 Ngàn đồng 80.000.000 70.000.000 60.000.000 60.327.725 74.786.902 61.602.628 55.707.195 2010 50.000.000 2011 40.000.000 2012 30.000.000 2013 20.000.000 10.000.000 0 Chi phí sản xuất chung 49 4.3 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành là xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đến giá thành. 4.3.1 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm có tôm nguyên liệu, bao bì và vật liệu phụ – hóa chất, do tôm nguyên liệu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90% nên nó có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, vì vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ dùng chi phí của tôm nguyên liệu để phân tích. Ta có: CP Tôm nguyên liệu = Sản lượng x Giá mua Gọi a1, a0: là nhân tố sản lượng kỳ phân tích và kỳ gốc b1, b0: là nhân tố giá mua kỳ phân tích và kỳ gốc Q1: là CP Tôm nguyên liệu kỳ phân tích Q0: là CP Tôm nguyên liệu kỳ gốc Đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 – a0 x b0 4.3.1.1 Giai đoạn năm 2011 so với năm 2010 Năm 2011: Q1 = a1 x b1 Năm 2010: Q0 = a0 x b0 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q như sau: Do sản lượng tôm nguyên liệu mua vào trong năm có nhiều mức giá khác nhau, nên để lấy được một mức giá mua ta dựa vào tổng chi phí tôm nguyên liệu và sản lượng sản xuất trong năm để xác định mức giá mua chung. Cụ thể như là: Trong năm 2010 Công ty đã sản xuất ra được 9.365 tấn tôm thành phẩm với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 1.105.254.014 ngàn đồng nên suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 118.020 ngàn đồng/tấn. Ta có: a0 = 9.365 b0 = 118.020 50 Tương tự năm 2011 Công ty đã sản xuất được 11.583 tấn, với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 1.493.275.737 ngàn đồng, suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 128.920 ngàn đồng/tấn. Ta có: a1 = 11.583 b1 = 128.920 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Sản lượng ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 = (11.583 x 118.020) – ( 9.365 x 118.020) = 261.768.360 ngàn đồng Do sản lượng trong năm 2011 tăng từ 9.365 tấn lên tới 11.583 tấn so với năm 2010 làm chi phí tôm nguyên liệu tăng 261.768.360 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá mua ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (11.583 x 128.920) – (11.583 x 118.020) = 126.254.700 ngàn đồng Vậy do giá mua trong năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 10.900 ngàn đồng/tấn nên làm cho chi phí tôm nguyên liệu tăng lên 126.254.700 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí tôm nguyên liệu: + Nhân tố sản lượng: 261.768.360 ngàn đồng + Nhân tố giá mua: 126.254.700 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí tôm nguyên liệu: Không có. Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = 261.768.360 + 126.254.700 = 388.023.060 ngàn đồng Qua trên ta thấy chi phí tôm nguyên liệu trong năm 2011 tăng 388.023.060 ngàn đồng so với năm 2010. Nguyên nhân do sản lượng tôm nguyên liệu và giá mua vào trong năm 2011 điều tăng, cụ thể sản lượng tăng hơn 2.218 tấn so với năm rồi, giá mua tăng hơn 10.900 ngàn đồng/tấn. Sản lượng tăng cho ta thấy được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Còn giá mua tăng nhưng nhìn chung cũng nhỏ, giá mua tăng là do nguồn nguyên liệu trong năm thiếu vì ảnh hưởng thời tiết, nông dân nuôi 51 không trúng mùa dẫn đến nguồn nguyên liệu thiếu hụt dẫn đến tăng giá. Đây là một thực trạng luôn luôn diễn ra vì tình hình thời tiết khí hậu hiện nay luôn diễn ra bất thường, khó khắc phục. Và một phần cũng do yếu tố khách quan lạm phát ảnh hưởng. Bảng 4.17 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 2010 – 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Sản lượng (Tấn) 9.365 Giá mua (Bình 118.020 quân 1tấn) Tổng hợp các X nhân tố ảnh hưởng Tổng chi phí tôm 1.105.254.014 nguyên liệu Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2011/2010 Làm tăng Làm giảm CP tôm CP tôm nguyên liệu nguyên liệu Năm 2011 11.583 128.920 261.768.360 126.254.700 - x 388.023.060 - 1.493.275.737 x x Chi phí tôm nguyên liệu là một trong những nhân tố trong giá thành, vì vậy sự tăng giảm của nó cũng ảnh hưởng ít nhiều. Hơn nữa tôm nguyên liệu còn là một nhân tố quan trọng để tạo nên một thành phẩm. Do đó, trong năm 2011 tôm nguyên liệu tăng lên 388.023.060 ngàn đồng so với năm 2010 nên nó cũng làm cho giá thành cũng tăng lên 388.023.060 ngàn đồng. Giá thành tăng làm cho giá vốn tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp sao cho có thể khắc phục biến động về giá của tôm nguyên liệu nhằm hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận về cho mình. Còn về biến động về sản lượng là một biến động tốt, Công ty nên duy trì và phát huy thêm nữa vì sản lượng càng nhiều sẽ mang lại lợi nhuận nhiều. 4.3.1.2 Giai đoạn năm 2012 so với năm 2011 Năm 2012: Q1 = a1 x b1 Năm 2011: Q0 = a0 x b0 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q như sau: Tương tự như đã nói ở phần trên, do sản lượng tôm nguyên liệu mua vào trong năm có nhiều mức giá khác nhau, nên để lấy được một mức giá mua ta dựa vào tổng chi phí tôm nguyên liệu và sản lượng sản xuất trong năm để xác định mức giá mua chung. Cụ thể như là: 52 Trong năm 2011 Công ty đã sản xuất ra được 11.583 tấn tôm thành phẩm với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 1.493.275.737 ngàn đồng nên suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 128.920 ngàn đồng/tấn. Ta có: a0 = 11.583 b0 = 128.920 Tương tự năm 2012 Công ty đã sản xuất được 10.251tấn, với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 1.467.767.393 ngàn đồng, suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 143.183 ngàn đồng/tấn. Ta có: a1 = 10.251 b1 = 143.183 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Sản lượng ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 = (10.251 x 128.920) – ( 11.583 x 128.920) = - 171.721.440 ngàn đồng Do sản lượng trong năm 2012 giảm từ 11.583 tấn xuống còn tới 10.251 tấn so với năm 2011 làm chi phí tôm nguyên liệu giảm 171.721.440 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá mua ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (10.251 x 143.183) – (10.251 x 128.920) = 146.210.013 ngàn đồng Vậy do giá mua trong năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 14.263 ngàn đồng/tấn nên làm cho chi phí tôm nguyên liệu tăng lên 146.210.013 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí tôm nguyên liệu: + Nhân tố giá mua: 146.210.013 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí tôm nguyên liệu: + Nhân tố sản lượng: - 171.721.440 ngàn đồng Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = (- 171.721.440) + 146.210.013 = - 25.511.427 ngàn đồng 53 Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 2011 – 2012 trên ta thấy chi phí tôm nguyên liệu trong năm 2012 giảm 25.511.427 ngàn đồng so với năm 2011. Mặc dù giá mua trong năm 2012 vẫn trên đà tăng và tăng hơn năm 2011 là 14.263 ngàn đồng/tấn nhưng vẫn làm cho chi phí tôm nguyên liệu giảm. Nguyên nhân do ảnh hưởng lớn của sản lượng thành phẩm, nó giảm một lượng đáng kể là 1.332 tấn, tức từ 11.583 tấn trong năm 2011 xuống còn 10.251 tấn trong năm 2012. Bảng 4.18 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 2011 – 2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Sản lượng (Tấn) 11.583 Giá mua (Bình 128.920 quân 1tấn) Tổng hợp các x nhân tố ảnh hưởng Tổng chi phí tôm 1.493.275.737 nguyên liệu Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2012/2011 Làm tăng Làm giảm CP tôm CP tôm nguyên liệu nguyên liệu Năm 2012 10.251 143.183 146.210.013 171.721.440 - x 146.210.013 171.721.440 1.467.767.393 x x Chi phí tôm nguyên liệu trong năm 2012 giảm 25.511.427 ngàn đồng so với 2011. Chi phí tôm nguyên liệu giảm làm cho giá thành sản phẩm trong năm 2012 giảm được một lượng 25.511.427 ngàn đồng. Tuy nhiên đây là một biến động không tốt vì nguyên nhân làm tôm nguyên liệu giảm là do sản lượng giảm. Sản lượng giảm hơn 1.332 tấn làm cho Công ty mất đi một lượng tiền của sản lượng này. Vì vây nó không tốt mặc dù làm cho giá thành giảm. Doanh nghiệp cần phải lưu ý cho điều này. 4.3.1.3 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng năm 2012: Q1 = a1 x b1 6 tháng năm 2011: Q0 = a0 x b0 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q như sau: Trong 6 đầu năm 2011 Công ty đã sản xuất ra được 4.535 tấn tôm thành phẩm với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 646.094.951 ngàn đồng nên suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 142.469 ngàn đồng/tấn. 54 Ta có: a0 = 4.535 b0 = 142.469 Tương tự 6 tháng đầu năm 2012 Công ty đã sản xuất được 3.950 tấn, với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 619.659.147 ngàn đồng, suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 156.879 ngàn đồng/tấn. Ta có: a1 = 3.950 b1 = 156.879 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Sản lượng ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 = (3.950 x 142.469) – ( 4.535 x 142.469) = - 83.344.365 ngàn đồng Do sản lượng trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm từ 4.535 tấn xuống còn tới 3.950 tấn so với cùng kỳ năm 2011 làm chi phí tôm nguyên liệu giảm 83.344.365 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá mua ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (3.950 x 156.879) – (3.950 x 142.469) = 56.919.500 ngàn đồng Vậy do giá mua trong năm 2012 tăng hơn năm 2011 nên làm cho chi phí tôm nguyên liệu tăng lên 56.919.500 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí tôm nguyên liệu: + Nhân tố giá mua: 56.919.500 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí tôm nguyên liệu: + Nhân tố sản lượng: - 83.344.365 ngàn đồng Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = (- 83.344.365) + 56.919.500 = - 26.424.865 ngàn đồng Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 – 2012 trên ta thấy chi phí tôm nguyên liệu trong năm 2012 giảm 26.424.865 ngàn đồng so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do sản lượng giảm nên tôm nguyên liệu mua vào giảm. 55 Bảng 4.19 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 – 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2011 Sản lượng (Tấn) Giá mua (Bình quân 1tấn) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng chi phí tôm nguyên liệu Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2012/2011 Làm tăng Làm giảm CP tôm CP tôm nguyên liệu nguyên liệu 4.535 142.469 3.950 156.879 56.919.500 83.344.365 - x x 56.919.500 83.344.365 646.094.951 619.659.147 x x Chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn này giảm 26.424.865 làm cho giá thành thành phẩm giảm được 26.424.865 ngàn đồng. Nguyên nhân làm tôm nguyên liệu giảm là do sản lượng giảm mặc dù giá mua tăng nhưng vẫn không bị ảnh hưởng. Biến động giảm sản lượng này là xấu, Công ty nên lưu ý. 4.3.1.4 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng năm 2013: Q1 = a1 x b1 6 tháng năm 2012: Q0 = a0 x b0 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q như sau: Trong 6 đầu năm 2012 Công ty đã sản xuất ra được 3.950 tấn tôm thành phẩm với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 619.659.147 ngàn đồng nên suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 156.879 ngàn đồng/tấn. Ta có: a0 = 3.950 b0 = 156.879 Tương tự 6 tháng đầu năm 2013 Công ty đã sản xuất được 3.900 tấn, với tổng chi phí mua tôm nguyên liệu là 679.337.383 ngàn đồng, suy ra đơn giá bình quân cho một tấn thành phẩm là 174.189 ngàn đồng/tấn. Ta có: a1 = 3.900 b1 = 174.189 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Sản lượng ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 56 = (3.900 x 156.879) – ( 3.950 x 156.879) = - 7.843.950 ngàn đồng Do sản lượng trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm từ 3.950 tấn xuống còn tới 3.900 tấn so với cùng kỳ năm 2012 làm chi phí tôm nguyên liệu giảm 7.843.950 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá mua ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (3.900 x 174.189) – (3.900 x 156.879) = 67.509.000 ngàn đồng Vậy do giá mua trong năm 2013 tăng hơn năm 2012 nên làm cho chi phí tôm nguyên liệu tăng lên 67.509.000 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí tôm nguyên liệu: + Nhân tố giá mua: 67.509.000 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí tôm nguyên liệu: + Nhân tố sản lượng: - 7.843.950 ngàn đồng Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = (- 7.843.950) + 67.509.000 = 59.665.505 ngàn đồng Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trên ta thấy chi phí tôm nguyên liệu tăng 59.665.505 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá mua tôm nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm tăng cao. Mặc dù sản lượng giảm nhưng không ảnh hưởng chi phí tôm nguyên liệu tăng. Điều này là không tốt. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục giá mua tăng cao. Bảng 4.20 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Chỉ tiêu Sản lượng (Tấn) Giá mua (Bình quân 1tấn) 6 tháng đầu năm 2012 3.950 156.879 6 tháng đầu năm 2013 3.900 174.189 57 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2012/2011 Làm tăng Làm giảm CP tôm CP tôm nguyên liệu nguyên liệu 67.509.000 7.843.950 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng chi phí tôm nguyên liệu x x 67.509.000 7.843.950 619.659.147 679.337.383 x x Chi phí tôm nguyên liệu tăng 59.665.505 ngàn đồng dẫn đến giá thành trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng thêm một lượng trên. Dù sản lượng trong kỳ giảm nhưng chi phí vẫn tăng, nguyên nhân chủ yếu trong khoảng thời gian này là do giá tôm nguyên liệu tăng. Công ty nên có những giải pháp thiết thực hơn để cải thiện tình trạng giá mua tăng nhằm làm hạ giá thành, đem lại lợi nhuận cao về cho doanh nghiệp. 4.3.2 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp Ta có: CPNCTT = Số giờ lao động x Giá lao động Gọi a1, a0: là nhân tố số giờ lao động kỳ phân tích và kỳ gốc b1, b0: là nhân tố giá lao động kỳ phân tích và kỳ gốc Q1: là CPNCTT kỳ phân tích Q0: là CPNCTT kỳ gốc Đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 – a0 x b0 4.3.2.1 Giai đoạn năm 2011 so với năm 2010 Năm 2011: Q1 = a1.b1 Năm 2010: Q0 = a0.b0 Ta cũng sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q. Trong năm 2010 Công ty đã sử dụng 9.611.277 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động này là 98.996.156 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 10,3 ngàn đồng/giờ. Ta có: a0 = 9.611.277 b0 = 10,3 Trong năm 2011 Công ty đã sử dụng 9.665.353 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động đó là 132.415.334 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 13,7 ngàn đồng/giờ. Ta có: a1 = 9.665.353 b1 = 13,7 58 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Số giờ lao động ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 = (9.665.353 x 10,3) – ( 9.611.277 x 10,3) = 556.983 ngàn đồng Vậy do số giờ lao động tăng trong năm 2011 làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên một lượng là 556.983 ngàn đồng so với năm 2010. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá lao động ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (9.665.353 x 13,7) – (9.665.353 x 10,3) = 32.862.200 ngàn đồng Vậy do giá lao động trong năm 2011 tăng hơn năm 2010 nên làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 32.862.200 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí nhân công trực tiếp: + Nhân tố số giờ lao động: 556.983 ngàn đồng + Nhân tố giá lao động: 32.862.200 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí nhân công trực tiếp: Không có. Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = 556.983 + 32.862.200 = 33.419.183 ngàn đồng Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trên, ta thấy năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp đã tăng lên 33.419.183 ngàn đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá lao động cũng như số giờ lao động điều tăng. Bảng 4.21 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 2010 – 2011: Chỉ tiêu Năm 2010 Số giờ lao động (Giờ) 9.611.277 Năm 2011 9.665.353 59 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2011/2010 Làm tăng Làm giảm CPNCTT CPNCTT 556.983 - Giá lao động (Bình quân 1giờ) 10,3 13,7 32.862.200 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng chi phí nhân công trực tiếp x x 33.419.183 - 98.996.156 132.415.334 x x Chi phí nhân công trực tiếp cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành. Trong năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp tăng 33.419.183 ngàn đồng so với năm 2010. Do giá lao động tăng và số giờ lao động cũng tăng nên đã ảnh hưởng đến chi phí nhân công tăng. Với mức biến động giá tăng là 32.862.200 ngàn đồng, là biến động không tốt. Công ty phải chi trả tiền lương cho nhân viên nhiều hơn so với năm rồi. Với đơn giá tăng từ 10,3 ngàn đồng/giờ lên 13,7 ngàn đồng/giờ. Nguyên nhân khách quan là do trong thời gian này có lạm phát làm ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân. Còn về số giờ lao động tăng 54.076 giờ so với số giờ lao động năm 2010. Khoảng chênh lệch này làm tăng một khoản tiền là 556.983 ngàn đồng. Nguyên nhân do tay nghề nhân công mới vào làm chưa được nâng cao, công tác quản lý phân xưởng chưa tốt. Vì thế số giờ lao động tăng hơn so với năm rồi. 4.3.2.2 Giai đoạn năm 2012 so với năm 2011 Năm 2012: Q1 = a1.b1 Năm 2011: Q0 = a0.b0 Ta cũng sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q. Trong năm 2011 Công ty đã sử dụng 9.665.353 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động này là 132.415.334 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 13,7 ngàn đồng/giờ. Ta có: a0 = 9.665.353 b0 = 13,7 Trong năm 2012 Công ty đã sử dụng 9.116.170 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động đó là 130.361.230 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 14,3 ngàn đồng/giờ. Ta có: a1 = 9.116.170 b1 = 14,3 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Số giờ lao động ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 60 = (9.116.170 x 13,7) – ( 9.665.353 x 13,7) = - 7.523.807 ngàn đồng Vậy do số giờ lao động giảm trong năm 2012 làm cho chi phí nhân công trực tiếp giảm một lượng là 7.523.807 ngàn đồng so với năm 2011. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá lao động ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (9.116.170 x 14,3) – (9.116.170 x 13,7) = 5.469.702 ngàn đồng Vậy do giá lao động trong năm 2012 tăng hơn năm 2011 nên làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 5.469.702 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí nhân công trực tiếp: + Nhân tố giá lao động: 5.496.702 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí nhân công trực tiếp: + Nhân tố số giờ lao động: - 7.523.807 ngàn đồng Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = (- 7.523.807) + 5.496.702 = - 2.027.105 ngàn đồng Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trên, ta thấy năm 2012 chi phí nhân công trực tiếp giảm 2.027.105 ngàn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do số giờ lao động giảm khá mạnh nên mới làm ảnh hưởng chi phí nhân công trực tiếp giảm mặc dù đơn giá lao động tăng. Bảng 4.22 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 2011 – 2012: Chỉ tiêu Số giờ lao động (Giờ) Năm 2011 9.665.353 Năm 2012 9.116.170 61 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2012/2011 Làm tăng Làm giảm CPNCTT CPNCTT - 7.523.807 Giá lao động (Bình quân 1giờ) 13,7 14,7 5.496.702 - Tổng hợp các nhân x tố ảnh hưởng Tổng chi phí nhân 132.415.334 công trực tiếp x 5.496.702 7.523.807 130.361.230 x x Nhìn chung, chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 2011 – 2012 giảm 2.027.105 ngàn đồng của năm 2012 so với năm 2011. Nhân tố làm tăng chi phí nhân công trực tiếp là giá lao động tăng từ 13,7 ngàn đồng/ giờ lên 14,7 ngàn đồng/giờ, nhưng vẫn không ảnh hưởng bằng nhân tố làm giảm chi phí nhân công trực tiếp là số giờ lao động, giảm từ 9.665.353 giờ xuống còn 9.116.170 giờ làm giảm được 2.027.105 ngàn đồng. Qua đây cho ta thấy trong năm 2012 năng suất lao động đã được nâng cao hơn so với năm rồi. Vì thế mà thời gian lao động giảm xuống. Nguyên nhân của biến động này là do tay nghề của công nhân đã được cải thiện, các máy móc băng chuyền hoạt động, công tác quản lý phân xưởng đã được khắc phục phù hợp. Đây là một biến động tốt. Còn về giá lao động tăng là do một số nhiều công nhân có tay nghề cao trong giai đoạn này đã được lên lương chính thức nên đơn giá lao động tăng. Tóm lại, chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 2011 -2012 giảm là một điều tốt, làm cho giá thành trong năm 2012 cũng được giảm đi một lượng. 4.3.2.3 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012: Q1 = a1.b1 6 tháng đầu năm 2011: Q0 = a0.b0 Ta cũng sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q. Trong 6 tháng đầu năm 2011 Công ty đã sử dụng 4.894.160 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động này là 63.624.083 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 13 ngàn đồng/giờ. Ta có: a0 = 4.894.160 b0 = 13 Trong năm 6 tháng đầu năm 2012 Công ty đã sử dụng 4.111.101 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động đó là 58.377.633 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 14,2 ngàn đồng/giờ. Ta có: a1 = 4.111.101 b1 = 14,2 62 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Số giờ lao động ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 = (4.111.101 x 13) – ( 4.894.160 x 13) = - 10.179.767 ngàn đồng Vậy do số giờ lao động giảm trong 6 tháng đầu năm 2012 làm cho chi phí nhân công trực tiếp giảm một lượng là 10.179.767 ngàn đồng so với cùng kỳ năm 2011. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá lao động ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (4.111.101 x 14,2) – (4.111.101 x 13) = 4.933.321 ngàn đồng Vậy do giá lao động trong 6 tháng đầu năm 2012 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011 nên làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 4.933.321 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí nhân công trực tiếp: + Nhân tố giá lao động: 4.933.321 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí nhân công trực tiếp: + Nhân tố số giờ lao động: - 10.179.767 ngàn đồng Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = (- 10.179.767) + 4.933.321 = - 5.246.446 ngàn đồng Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trên, ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 chi phí nhân công trực tiếp giảm 5.246.446 ngàn đồng so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân giảm là do nhân tố số giờ lao động giảm mạnh với một lượng là 10.179.767 ngàn đồng nên mới làm ảnh hưởng chi phí nhân công trực tiếp giảm mặc dù đơn giá lao động tăng. 63 Bảng 4.23 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 – 2012: Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2012/2011 Làm tăng Làm giảm CPNCTT CPNCTT Số giờ lao động (Giờ) Giá lao động (Bình quân 1giờ) 4.894.160 4.111.101 - 10.179.767 13 14,2 4.933.321 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng chi phí nhân công trực tiếp x x 4.933.321 10.179.767 63.624.083 58.377.633 x x Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí nhân công trực tiếp giảm 5.246.446 ngàn đồng so với cùng kỳ năm 2011. Đây là một điều tốt, chi phí nhân công giảm làm giá thành cũng được giảm. Tuy giá lao động tăng 1,2 ngàn đồng/ giờ nhưng cũng không ảnh hưởng lắm. Do được khắc phục bởi số lượng giờ lao động giảm. Nó chứng tỏ năng suất lao động 6 tháng đầu năm 2012 tăng và giá lao động tăng chính là động lực để số lượng giờ lao động giảm và giảm được một khoảng chi phí cho Công ty. 4.3.2.4 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013: Q1 = a1.b1 6 tháng đầu năm 2012: Q0 = a0.b0 Ta cũng sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố a, b đến đối tượng phân tích Q. Trong 6 tháng đầu năm 2012 Công ty đã sử dụng 4.111.101 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động này là 58.377.633 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 14,2 ngàn đồng/giờ. Ta có: a0 = 4.111.101 b0 = 14,2 Trong năm 6 tháng đầu năm 2013 Công ty đã sử dụng 3.494.787 giờ lao động trực tiếp với tổng số tiền cho thời gian lao động đó là 50.324.933 ngàn đồng, suy ra đơn giá lao động bình quân 1 giờ là 14,4 ngàn đồng/giờ. 64 Ta có: a1 = 3.494.787 b1 = 14,4 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Số giờ lao động ∆a = a1 x b0 – a0 x b0 = (3.494.787 x 14,2) – ( 4.111.101 x 14,2) = - 8.751.659 ngàn đồng Vậy do số giờ lao động giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 làm cho chi phí nhân công trực tiếp giảm một lượng là 8.751.659 ngàn đồng so với cùng kỳ năm 2012. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Giá lao động ∆b = a1 x b1 – a1 x b0 = (3.494.787 x 14,4) – (3.494.787 x 14,2) = 698.957 ngàn đồng Vậy do giá lao động trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012 nên làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 698.957 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố làm tăng chi phí nhân công trực tiếp: + Nhân tố giá lao động: 698.957 ngàn đồng - Nhân tố làm giảm chi phí nhân công trực tiếp: + Nhân tố số giờ lao động: - 8.751.659 ngàn đồng Vậy ∆Q = ∆a + ∆b = (- 8.751.659) + 698.957 = - 8.052.702 ngàn đồng Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trên, ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp giảm 8.052.702 ngàn đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân giảm là do nhân tố số giờ lao động giảm mạnh với một lượng là 8.751.659 ngàn đồng nên mới làm ảnh hưởng chi phí nhân công trực tiếp giảm mặc dù đơn giá lao động tăng. 65 Bảng 4.24 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2013: Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2013/2012 Làm tăng Làm giảm CPNCTT CPNCTT Số giờ lao động (Giờ) Giá lao động (Bình quân 1giờ) 4.111.101 3.494.787 - 8.052.702 14,2 14,4 698.957 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng chi phí nhân công trực tiếp x x 698.957 8.052.702 58.377.633 50.324.933 x x Qua đây ta thấy mưc biến động giá lao động tăng là do đơn giá tăng, mức biến động này làm tăng chi nhân công trực tiếp (không tốt). Nhưng cũng có thể đánh giá biến động giá lao động là biến động tốt vì nó là nguyên nhân tăng năng suất lao động. Số giờ lao động 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn so với cùng kỳ 2012, điều này cho ta thấy năng suất lao động đã gia tăng. Mức biến động -8.052.702 ngàn đồng là mức biến động tốt cho Công ty. Tốc độ tăng số giờ lao động cao hơn tốc độ giá lao động. Điều này cho ta thấy Công ty đã sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực lao động của mình trong 6 tháng đầu năm 2013. Được biết đầu năm 2013, Công ty đã trang bị thêm cho các phân xưởng của mình một số máy móc thiết bị hiện đại, từ đó đã làm cho số giờ lao động giảm, giá lao động tăng là một điều hiển nhiên vì nhân công có tay nghề cao mới sử dụng được thiết bị hiện đại. Đây là một điều tốt của Công ty. 4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành Ta có: Giá thành = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Do công thức thay thế liên hoàn là phép số nhân, mà công thức tính giá thành là dấu cộng nên ta không thể áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành, vì vậy ta chỉ tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng lại và phân tích dựa trên số chêch lệch. 66 Bảng 4.25 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong giai đoạn 2010 -2012: Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng giá thành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Làm tăng Làm giảm Giá Thành Giá Thành 1.255.970.470 1.659.195.264 1.649.176.846 403.224.794 98.996.156 132.415.334 130.361.230 33.419.178 117.755.194 133.405.255 133.920.856 15.650.061 x x x 452.294.033 1.472.721.820 1.925.015.853 1.913.458.932 x 67 x Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2012/2011 Làm tăng Làm giảm Giá Thành Giá Thành - -10.018.418 -2.054.104 515.601 515.601 x -12.072.522 x Tổng giá thành bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Giá thành trong năm 2011 so với năm 2010 nhìn chung là tăng, vì toàn bộ tất cả CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC điều tăng. CPNVLTT tăng 403.224.794 ngàn đồng, CPNCTT tăng 33.419.178 ngàn đồng, CPSXC tăng 15.650.061 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành tăng là 452.294.033 ngàn đồng so với năm 2010. Nguyên nhân do trong thời gian có lạm phát nên làm ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu cũng như giá nhân công lao động và các giá cả khác trong bộ phận phân xưởng dẫn đến toàn bộ chi phí điều tăng, làm cho giá thành trong năm 2011 tăng hơn 2010. Đây là biến động không tốt. Riêng trong giai đoạn 2011 – 2012, tình hình có chuyển biến khác. CPNVLTT và CPNCTT giảm, tổng hợp 2 nhân tố này giảm được 12.072.522 ngàn đồng. Làm cho giá thành giảm được một lượng tiền tương đương, hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận trong năm 2012. Riêng CPSXC vẫn tăng nhẹ nhưng không đáng kể so với 2 nhân tố kia, tăng 515.601 ngàn đồng. Tuy nhiên nguyên nhân giảm là do sản lượng trong năm 2012 không bằng năm rồi. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng nhất đến các nhân tố chi phí cũng như giá thành sản xuất, mặc dù đơn giá CPNVLTT và CPNCTT vẫn tăng như đã phân tích ở phần trên. 68 Bảng 4.26 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 – 2013: Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng giá thành 778.427.652 63.624.083 61.602.628 720.533.892 58.377.633 60.327.725 780.847.567 50.324.933 74.786.902 x 903.654.363 x 839.239.250 x 905.959.402 69 Đơn vị tính: Ngàn đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Làm tăng Làm giảm Làm tăng Làm giảm Giá Thành Giá Thành Giá Thành Giá Thành - -57.893.760 60.313.675 -5.246.450 -8.052.700 -1.274.903 14.459.177 x -64.415.113 x 74.772.852 x -8.052.700 x Cũng như phần trên, tổng giá thành trong 6 tháng đầu năm của các năm vẫn là CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Trong 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 thì hầu như toàn bộ các nhân tố chi phí điều giảm, làm cho tổng giá thành 6 tháng đầu năm 2012 giảm 64.415.113 ngàn đồng. Cụ thể CPNVLTT giảm 57.893.760 ngàn đồng, CPNCTT giảm 5.246.450 ngàn đồng, CPSXC giảm 1.274.903 ngàn đồng. 2 yếu tố chi phí NVLTT và NCTT giảm tỷ lệ thuận với cả năm như đã phân tích ở trên, còn riêng CPSXC thì ngược lại. CPSXC trong 6 tháng đầu năm 2012 cũng giảm tỷ lệ thuận với các yếu tố trong cùng kỳ, nhưng ở 6 tháng cuối năm tại phân xưởng có sủa chữa một số thiết bị máy bị lỗi nên CPSXC cả năm đã tăng nhẹ. Trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì tình hình có khác. CPNVLTT và CPSXC điều tăng và tổng hợp hai yếu tố này làm giá tăng là 74.772.852 ngàn đồng. CPNCTT thì lại có xu hướng giảm xuống, giảm 8.052.700 ngàn đồng làm cho giá thành cũng giảm được một lượng tương đương. Vì trong đầu năm 2013 Công ty có đầu tư thêm thiết bị máy móc hiện đại, lượng công nhân công nhật giảm nên CPNCTT giảm, máy móc được đưa vào phân xưởng nên CPSXC tăng, có máy móc về thì hiệu quả công việc sản xuất nhanh hơn, do đó nguồn nguyên liệu mua về nhiều hơn để phục vụ sản xuất nên CPNVLTT tăng. 70 * MỘT SỐ KẾT LUẬN CHUNG: - Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nhìn chung chi phí nguyên vật liệu có tôm nguyên liệu là chiếm tỷ trọng lớn nhất và ảnh hưởng nhất đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đó sự biến động của nó dẫn đến sự tăng giảm chi phí nguyên vật liệu. Mà nguyên nhân cơ bản làm biến động là do yếu tố về giá cả thị trường và lượng thu mua để sản xuất, và một số nguyên nhân khách quan khác như lạm phát chẳng hạn. Vì vậy, doanh nghiệp phải làm sao đó để thu mua giá cả hợp lý, số lượng đúng định mức để có thể giảm được chi phí này nhằm hạ giá thành sản phẩm, mang lợi nhuận cao về cho mình. - Về chi phí nhân công trực tiếp: Về phần chi phí này thì lượng công nhân chính và lượng công nhân công nhật làm biến động. Những nguyên nhân làm biến động chi phí này là do một phần về phân bổ kết cấu lao động, về tay nghề công nhân, sản lượng sản xuất, năng lực quản lý và phần khác do yếu tố khách quan lạm phát cũng ảnh hưởng ít nhiều. - Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sản chung tại phân xưởng nhìn chung là do nhiều yếu tố ảnh hưởng như điện, nước, thu mua xuất nhập vật liệu, công cụ dụng cụ,… giá cả các mặt này thường không ổn định qua các năm do ảnh hưởng của thị trường và công tác quản lý. Do đó doanh nghiệp cần chú ý đến những phần này. 71 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG 5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG 5.1.1 Một số giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giải pháp nhằm năng cao hiệu quả quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Doanh nghiệp thường xuyên theo dõi tình hình biến động giá, nhận định đúng tình hình, nhằm kiểm soát tốt về giá. - Nên xây dựng vùng nuôi tôm riêng cho mình nhằm giảm bớt sự biến động về giá và nguồn nguyên liệu. - Luôn tìm kiếm những nhà cung ứng nguyên liệu có chất lượng, cần có biện pháp hổ trợ về việc chọn con giống và áp dụng kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu, tránh làm ảnh hưởng mức tiêu hao năng lượng. 5.1.2 Một số giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tốt chi phí nhân công trực tiếp như : - Nâng cao hơn nữa tay nghề cho công nhân mới, tuyển dụng những đội ngủ nhân viên chất lượng, tay nghề cao, tăng hiệu quả lao động, hạn chế tốt nhất tiêu hao nguyên liệu, tiết kiệm chi phí. - Theo dõi tình hình làm việc của lao động, cân nhắc chuyển đổi cơ cấu lao động khi cần thiết để phát huy tối đa năng lực của từng người nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. - Đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. - Áp dụng các chính sách đãi ngộ, tạo an sinh xã hội cho công nhân viên được tốt hơn nữa để tạo động lực cho họ có tinh thần làm việc hăng say và hiệu quả hơn. 5.1.3 Một số giải pháp về chi phí sản xuất chung 72 Sau khi phân tích tìm hiểu nguyên nhân biến động, em có một số ý đóng góp sau nhằm giúp Công ty quản lý chi phí sản xuất chung đã tốt và ngày càng tốt hơn: - Doanh nghiệp nên thường xuyên nắm bắt thông tin về nguồn nguyên liệu dùng cho phân xưởng , chú ý đến các nhà cung ứng mới nhưng không quên chất lượng vật liệu tránh tình trạng giảm giá lại tăng lượng tiêu hao vật liệu. - Cần giảm sử dụng những chi phí thật sự không cần thiết, chú ý hơn nữa việc sử dụng điện, nước, vật liệu, điện thoại,... tại phân xưởng, nên tắt khi không sử dụng. - Kiểm tra định kỳ các máy móc, dây chuyền, phát hiện và sửa chữa kịp thời nếu bị lỗi hay hư hỏng để bảo đảm tiến độ công việc. - Theo dõi chặt chẽ việc xuất nhập nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định,... để tránh thất thoát không rõ nguyên nhân. - Tài khoản 6275 doanh nghiệp nên thay bằng 6278 để hợp với qui định của BTC. 5.2 PHƯƠNG HƯỚNG CHO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Căn cứ vào quá trình hoạt động của Công ty và công tác kế toán tập hợp chi phí và biến động chi phí sản xuất, cần có những phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty nói chung và công tác kế toán chi phí nói riêng. - Cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ, sử dụng hợp lý các nguồn tiền, chi đúng mục đích để làm giảm phát sinh các chi phí. - Lập kế hoạch chi tiêu trong kỳ kế toán mới để có được định mức sử dụng mà thực hiện, tránh xảy ra biến động chi phí lớn. 73 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Sau khi tìm hiểu và phân tích kế toán tập hợp chi phí và biến động chi phí tại Stapimex, cho thấy Công ty đang có hướng kinh doanh tốt. Sản lượng hàng năm điều tăng tuy có đôi khi do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau làm sản lượng có đôi khi cũng giảm nhưng không nhiều lắm. Đây cho thấy Công ty có hướng kinh doanh rất tốt và ngày càng phát triển. Nhờ cơ cấu tổ chức phù hợp, đặc biệt là theo dõi các khoản chi phí tại phòng kế toán tài chính tốt, giúp làm giảm giá thành, năng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công ty luôn giải quyết tốt vấn đề, phát huy hết tiềm năng, làm tròn nhiệm vụ với cơ quan nhà nước và ngày càng phát triển vững mạnh. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Công ty Công ty đã quản tốt các khoản chi phí nhưng thực tế chi phí sản xuất vẫn tăng qua các năm. Do vậy Công ty cần quản lý tốt hơn nữa các khoản chi phí. Tạo điều kiện tốt giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên để họ nâng cao tay nghề cũng như trình độ quản lý được tốt hơn nữa. Thường xuyên thực hiện các buổi kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện các sai sót để kịp thời chỉnh đốn. Luôn luôn cập nhật các thông tin, qui định của Bộ Tài Chính về kế toán để thực hiện đúng. Cần có kế hoạch nghiên cứu nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, quan hệ tốt với các hiệp hội, tổ chức bên nghành thủy sản để nhằm được bảo vệ quyền lợi trong kinh doanh. 6.2.2 Đối với cơ quan chức năng địa phương Cần có những biện pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp, tạo các chính sách cho vay vốn phù hợp đối với người nuôi và các doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng vùng nuôi tôm nhất định, hạn chế việc nuôi tôm tự phát làm ảnh hưởng đến biến động cung cầu nguyên liệu. 74 Có những biện pháp xử lí tốt các vấn đề về môi trường để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường, một vấn đề nhức nhói hiện nay cả thế giới điều quan tâm. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Đức Dũng (2008). “ Kế toán tài chính”, nhà xuất bản thống kê. 2. Đàm Thị Phong Ba. “ Kế toán chi phí”, giáo trình. 3. www.webketoan.com www.stapimex.com Các BCTC của công ty và các trang web khác như: http://www.vinacorp.vn/stock/otc-stapimex/ctcp-thuy-san-soc-trang/gioi-thieu http://www.hafic.com.vn/attachments/article/222/6%20CTCP%20Thuy%20sa n%20Soc%20Trang.pdf http://stapimex.com.vn/picture/filestore/i20_1.pdf http://stapimex.com.vn/picture/filestore/i50_1.pdf http://stapimex.com.vn/picture/filestore/i59_1.pdf 76 [...]... thuộc Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex) “ để nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài “ Tập hợp chi phí và biến động chi phí tại xí nghiệp đông lạnh An Phú trực thuộc Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng “ với mục tiêu tìm hiểu công tác hạch toán tập hợp chi phí, xác định giá thành tại công ty, theo dõi chi phí phát sinh, so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch,... (3) Tập hợp chi phí công vụ, dụng cụ dùng trực tiếp sản xuất, quản lý, phục vụ sản xuất (4) Tập hợp chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định dùng sản xuất, phục vụ sản xuất (5) Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan phục vụ sản xuất (6) Tập hợp chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ sản xuất (7) Trích trước chi phí liên quan đến quản lý phục vụ sản xuất (8) Phân bổ chi phí sản. .. tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chung theo từng loại hoặc từng nhóm sản phẩm, sau đó chọn tiêu thức phân bổ để tính toán và ghi mức phân bổ vào từng sổ chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí 5 TK 334 TK 622 (1) TK 338 (2) TK 335 (3) TK 142 (4) Hình 2.2: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (1) Tập hợp chi phí. .. sản Sóc Trăng 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất thực tế Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách quan, đa dạng theo từng loại hình sản xuất Chi phí sản. .. gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí nói trên Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung như: - Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng 6 - Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị - Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong sản xuất - Chi phí dịch vụ thuê... tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex, đưa ra nhận xét và một số kết luận chung nhằm định hướng đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí tại công ty 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng gọi... sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp trong kỳ cùng với sản lượng sản xuất thực tế sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế được xác định sau khi hoàn thành sản xuất trong kỳ tính giá thành - Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế Gồm hai bước: + Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực tế + Tổng hợp chi phí thực tế theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm - Đánh giá và. .. xuyên) (1) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp từ kho (2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp mua ngoài xuất dùng trực tiếp không nhập kho - Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản tính theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN của công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm Chi phí nhân công trực... ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng, viết tắt là Stapimex 1.3.2 Phạm vi thời gian Số liệu sử dụng trong bài lấy tại công ty trong 3 năm là 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các khoản chi phí sản xuất liên quan đến tôm đông lạnh đóng gói tại Công ty cổ phần thủy sản. .. nâng cao năng lực quản lý , năng lực cạnh tranh, ủng hộ chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của chính phủ, ngày 20 tháng 12 năm 2005 Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã kí quyết định chuyển Công ty Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng là doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG Tên tiếng Anh: SOC TRANG SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY Tên giao

Ngày đăng: 09/10/2015, 08:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w