Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng

Một phần của tài liệu tập hợp chi phí và biến động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng (stapimex) (Trang 46)

PHN THY SN SÓC TRĂNG TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.2.1 Phân tích biến động chi phí sn xut ti Công ty c phn Thy sn Sóc Trăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Sóc Trăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Ta có bảng tổng hợp số liệu các khoản chi phí trên trong 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau:

Bng 4.9: Bng s liu tng hp các khon chi phí sn xut trong 3 năm 2010 – 2012 Đơn v tính: Ngàn đồng Tài khon Ch tiêu S phát sinh năm 2010 2011 2012 621 CP NVLTT 1.255.970.470 1.659.195.264 1.649.176.846 622 CP NCTT 98.996.156 132.415.334 130.361.230 627 CP SXC 117.755.194 133.405.255 133.920.856 x Tng 1.472.721.820 1.925.015.853 1.913.458.932

35

4.2.1.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vt liu trc tiếp

Bng 4.10: Bng chi tiết chi phí nguyên vt liu trc tiếp phát sinh trong giai đon 2010 – 2012

Đơn v tính: Ngàn đồng TK chi tiết Ch tiêu Năm Chênh lch 2010 2011 2012 2010/2011 2011/2012 S tin T l(%) S tin T(%) lệ 6211 Tôm nguyên liệu 1.105.254.014 1.493.275.737 1.467.767.393 388.021.723 35,11 -25.508.344 -1,71 6212 Bao bì 87.917.933 99.551.716 82.458.842 11.633.783 13,23 -17.092.874 -17,17 6215 Vật liệu phụ - hóa chất 62.798.523 66.367.811 98.950.611 3.569.288 5,68 32.582.800 49,09 x Tng 1.255.970.470 1.659.195.264 1.649.176.846 403.224.794 32,10 -10.018.418 -0,60

Trong giai đoạn 2010 - 2012 chi phí nguyên vật liệu có sự biến động cũng tương đối không lớn. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 32,10% với lượng tăng tương ứng là 403.224.794 ngàn đồng. Năm 2012 so với năm 2011 giảm một lượng nhỏ là 0.6% tương ứng với số tiền là 10.018.418 ngàn đồng. Để biết được tình hình tăng giảm giữa các năm như thế nào, ta xem xét phần phân tích cụ thể như sau:

Nhìn vào bảng ta cũng thấy được yếu tố chi phí nguyên liệu chính là tôm chiếm số lượng chi phí khá lớn qua các năm 2010, 2011, 2012 so với các yếu tố chi phí còn lại là bao bì, vật liệu phụ và hóa chất. Do đó, chi phí tôm nguyên liệu chính có ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.

Để minh chứng điều này ta xem xét so sánh giữa năm 2010 so với 2011 ta thấy năm 2010 chi phí để mua tôm nguyên liệu là 1.105.254.014 ngàn đồng chiếm 88% tổng số, năm 2011 là 1.493.275.737 ngàn đồng chiếm 90% tổng số. Và giữa hai năm này tôm nguyên liệu có sự tăng biến một lượng là 388.021.723 ngàn đồng với tỷ lệ là 35,11%. Con số này cũng không nhỏ, nó cũng làm kéo theo tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng tăng theo một lượng là 403.224.794 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ là 32,10%. Riêng đối với chi phí bao bì và chi phí vật liệu phụ - hóa chất trong năm 2010 và 2011 cũng tăng nhẹ theo với một lượng không đáng kể so với tôm nguyên liệu, tương ứng là 11.633.783 ngàn đồng và 3.569.288 ngàn đồng, tỷ lệ tương đương là 13,23% và 5,68% .Vì vậy vô tình nó tăng tỷ lệ thuận theo chi phí tôm nguyên liệu nên vấn đề trên sẽ được làm rõ hơn khi ta so sánh giữa năm 2012 với năm 2011.

Qua tìm hiểu tại công ty nguyên nhân tăng đồng loạt của các chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm giữa năm 2010 và năm 2011 được biết là do sản lượng sản xuất năm 2011 cao hơn năm trước từ 9.365 tấn lên 11.583 tấn, tăng lên 2.218 tấn. Vì cùng là nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm nên nó làm cho chi phí bao bì, chi phí vật liệu phụ - hóa chất cũng đồng thời tăng theo như ở trên đã phân tích. Sản lượng tăng cũng là một tính hiệu tốt cho doanh nghiệp vì sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Còn về giá tôm, bao bì, vật liệu phụ - hóa chất trong khoảng thời gian cũng dao động ít. Năm 2011 xem như là ổn định là thế, để biết những yếu tố chi phí này có biến động về lượng hay giá hay vì nguyên nhân nào khác trong những năm sau hay không ta sẽ xem xét năm kế tiếp là 2012 so với 2011 dưới đây.

Nhìn vào bảng ta thấy yếu tố tôm nguyên liệu giảm, bao bì cũng giảm với số tiền tương ứng là 25.508.344 ngàn đồng, 17.092.874 ngàn đồng tương đương với các tỷ lệ là 1,71% và 17,17%. Con số này giảm cũng khá nhẹ. Tuy nhiên, riêng

37

với yếu tố vật liệu phụ - hóa chất lại tăng với số tiền là 32.582.800 ngàn đồng, chiếm 49,09%. Một con số cũng không nhỏ. Tuy là vậy, như đã nói ở trên, do yếu tố tôm nguyên liệu luôn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nên sự gia tăng yếu tố vật liệu phụ - hóa chất mặc dù cao nhưng nó không ảnh hưởng gì đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Do đó tôm nguyên liệu vẫn là ảnh hưởng lớn nhất, nó giảm làm tổng chi phí cũng giảm theo với lượng tiền giảm là 10.018.417 ngàn đồng, chiếm 0,6% tổng số. Tuy nhỏ nhưng phần nào cũng cho ta thấy được sức ảnh hưởng lớn của tôm nguyên liệu chính.

Về nguyên nhân làm giảm tổng chi phí trên, qua tìm hiểu được biết là do một phần do sản lượng năm nay giảm 1.332 tấn (11,5%) tức năm này chỉ sản xuất được 10.251 tấn.

Sản lượng sản xuất tôm đông lạnh giảm nên chi phí bao bì cũng giảm theo. Nhìn chung, giá cả bao bì cũng không có biến động do Công ty có nhà cung ứng quen thuộc. Còn yếu tố vật liệu phụ - hóa chất tăng mạnh là do nhà cung ứng của Công ty trong thời gian này thực hiện chính sách khuyến mãi lớn, do đó lượng hàng của họ không cung cấp đầy đủ cho Công ty không đủ, Công ty phải tìm đối tác khác tạm thời, vì vậy giá mua không được ưu ái như Công ty cũ, làm giá của vật liệu phụ - hóa chất tăng cao như vậy. Hình 4.1: Biu đồ tng chi phí nguyên vt liu trc tiếp năm 2010 – 2012 1.255.970.470 1.659.195.264 1.649.176.846 0 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000 1.000.000.000 1.200.000.000 1.400.000.000 1.600.000.000 1.800.000.000 Ngàn đồng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2010 2011 2012

4.2.1.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trc tiếp

Bng 4.11: Bng chi tiết chi phí nhân công trc tiếp phát sinh trong giai đon 2010 – 2012

Đơn v tính: Ngàn đồng TK Ch tiêu Năm Chêch lch 2010 2011 2012 2010/2011 2011/2012 S tin T l(%) S tin T l(%)

622 Tiền lương công nhân trực tiếp: x x x x x x x

- Tổng lương chính 74.247.117 97.987.347 99.074.535 23.740.230 31,97 1.087.188 1,11 - Lương công nhật 7.672.202 11.890.897 8.499.552 4.218.695 54,99 -3.391.345 -28,52 - Các khoản trích theo lương (23%) 17.076.837 22.537.090 22.787.143 5.460.253 31,97 250.053 1,11

Tng 98.996.156 132.415.334 130.361.230 33.419.178 33,76 -2.054.104 -1,55

39

Nhìn chung, qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng giảm trong 3 năm 2010-2012 như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã phân tích ở trên. Sự thay đổi này cũng có thể là do tăng giảm sản lượng sản xuất ảnh hưởng chăng hay là do nguyên nhân nào khác. Ta đi vào phân tích để tìm hiểu rõ vấn đề này.

Trước tiên, ta xem xét giữa năm 2010 và năm 2011 ta thấy chi phí của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 với số tiền chênh lệch là 33.419.178 ngàn đồng, tương ứng tỷ lệ là 33,76%. Đây là một biến động không tốt cho Công ty vì Công ty phải chi trả tiền lương cho nhân viên nhiều hơn so với năm rồi. Được biết trong giai đoạn này, tình hình lạm phát cũng đang diễn ra, năm 2010 chỉ số lạm phát là 11,75%, năm 2011 lên tới 18,12%. Tuy nó chỉ là nguyên nhân khách quan nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân. Mặt khác, do sản lượng năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 nên toàn bộ chi phí nhân công điều tăng theo trong đó tổng lương chính (Lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp độc hại) tăng 31,97% với lượng tiền tăng tương ứng là 23.740.230 ngàn đồng; Lương công nhật cũng tăng vì phải tăng giờ làm, tăng số công nhân lên để phục vụ sản xuất, với lượng tiền là 4.218.695 ngàn đồng, tỷ lệ tương đương là 54,99%; Vì lương chính tăng nên các khoản trích theo lương cũng tăng theo là 31,97% với lượng tiền chênh lệch là 5.460.253 ngàn đồng. Đến đây ta thấy được rằng, yếu tố chi phí nhân công trực tiếp tăng trong năm 2011 là do một phần là do nhân tố khách quan, một phần là do các nhân tố liên quan trực tiếp.

Kếđến, tình hình chi phí nhân công năm 2012 là giảm nhẹ so với với 2011 là 1,55% tương đương với số tiền là 2.054.104 ngàn đồng. Mặc dù đây là một con số nhỏ so với tổng chi phí, nhưng xét về riêng nó thì đây là một con số lớn cũng đáng mừng cho doanh nghiệp. Nguyên nhân được tìm hiểu là do tay nghề của đa số công nhân đã được nâng cao, máy móc và các băng chuyền hoạt động tốt, công việc quản lý phân xưởng được thực hiện phù hợp, các công đoạn trong sản xuất được sắp xếp hợp lý tạo thuận lợi cho công nhân làm việc. Tuy nhiên, xét về những khoản mục nhỏ ta thấy tổng lương chính vẫn tăng lên 1,11% so với năm rồi, ứng với lượng tiền tăng là 1.087.188 ngàn đồng, do lương chính tăng nên làm các khoản trích theo lương cũng từ đó mà tỷ lệ thuận tăng theo 1,11% ứng với mức tiền tăng là 250.053 ngàn đồng. Còn lương công nhật thì giảm xuống 28,52%, giảm 3.391.345 ngàn đồng. Câu hỏi đặt ra là sao lại có hiện tượng biến động bất thường như vậy mặc dù là tổng chi phí nguyên vật liệu giảm. Câu trả lời cho hiện tượng mục lương công nhật giảm, tổng lương chính tăng là do trong năm Công ty đã cho 170 công nhân công nhật có tay nghề cao lên công nhân chính thức và số công nhân này sẽ được hưởng lương chính thức. Chính vì vậy mà lương chính thức tăng, lương công nhật giảm. Đây là điều rất tốt cho doanh

nghiệp vì đã thu thêm một lượng công nhân có tay nghề cao để phục vụ cho công việc sản xuất đã tốt và ngày càng tốt hơn.

Hình 4.2: Biu đồ chi phí nhân công trc tiếp trong 3 năm 2010 – 2012

98.996.156 132.415.334 130.361.230 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 140.000.000 Ngàn đồng

Chi phí nhân công trực tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 2011 2012

41

4.2.1.3 Phân tích biến động chi phí sn xut chung

Bng 4.12: Chi phí sn xut chung trong 3 năm 2010 – 2012

Đơn v tính: Ngàn đồng TK chi tiết Khon mc Năm Chênh lch 2010 2011 2012 2010/2011 2011/2012 S tin T l(%) S tin T l(%) 6271 Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng 37.258.582 46.718.079 46.950.795 9.459.497 25,39 232.716 0,50 6272 Chi phí dụng cụ sản xuất 5.322.343 5.328.555 5.330.985 6.212 0,12 2.430 0,05 6273 Chi phí khấu hao 20.456.048 21.874.496 21.874.496 1.418.448 6,93 0 0,00 6274 Chi phí dich vụ mua ngoài 45.538.267 50.611.252 50.880.741 5.072.985 11,14 269.489 0,53 6275 Chi phí khác bằng tiền 9.179.954 8.872.873 8.883.839 -307.081 -3,35 10.966 0,12

x Tng 117.755.194 133.405.255 133.920.856 15.650.061 13,29 515.601 0,39

Từ bảng phân tích trên ta thấy, nhìn chung tổng chi phí sản xuất chung điều tăng đều trong 3 năm.

Năm 2011 tăng 13,12% so với năm 2010 với số tiền tương ứng là 15.450.061 ngàn đồng. Cụ thể chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng tăng 25,39%, chi phí dụng cụ sản xuất tăng 0,12%, chi phí khấu hao tăng 6,93%, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 11,14%. Nguyên nhân tăng đều như vậy là do sản lượng năm 2011 tăng. Mặc khác trong thời gian lại bị ảnh hưởng của lạm phát nên mọi chi phí cũng tăng theo. Tuy nhiên, nhờ cách quản lý tốt nên chi phí tiền mặt giảm 3,35%, tuy không ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất nhưng cũng giúp công ty tiết kiệm được 307.081 ngàn đồng.

Trong năm 2012 ta thấy nhìn chung tổng chi phí tăng rất thấp, chỉ với 0,39% so với năm 2011. Hầu như không đáng kể so với năm rồi. Nguyên nhân nhân là do năng suất sản lượng năm nay không đạt được như năm rồi. Do đó chi phí sản xuất chung năm nay không biến động lắm. Cụ thể chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng là 0,5%, chi phí sử dụng phân xưởng sản xuất 0,05%, chi phí khấu hao không tăng, chi phí dịch vụ mua ngoài 0,53%, chi phí khác bằng tiền là 0,12%, tổng tiền chi phí sản xuất chung tăng là 515.601 đồng. Một con số rất bé so với 2 năm rồi.

Hình 4.3: Biu đồ chi phí sn xut chung trong 3 năm 2010 – 2012

117.755.194 133.405.255 133.920.856 105.000.000 110.000.000 115.000.000 120.000.000 125.000.000 130.000.000 135.000.000 Ngàn đồng Chi phí sản xuất chung 2010 2011 2012

43

4.2.2 Phân tích biến động chi phí sn xut ti Công ty c phn Thy sn Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2013 sn Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2013

Để phân tích phần này em sử dụng phương pháp so sánh cùng kỳ, lấy 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng 2010, 2011, 2012, kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối với tuyệt đối để phân tích. Ta có bảng tổng hợp số liệu các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm của năm 2013 và 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau: Bng 4.13: Bng tng hp s liu các khon chi phí 6 tháng đầu năm t2010 – 2013 Đơn v tính: Ngàn đồng TK Ch tiêu S phát sinh 6 tháng đầu năm 2010 2011 2012 2013 621 CP NVLTT 538.896.276 778.427.652 720.533.892 780.847.567 622 CP NCTT 52.988.878 63.624.083 58.377.633 50.324.933 627 CP SXC 55.707.195 61.602.628 60.327.725 74.786.902 x Tng 647.592.349 903.654.363 839.239.250 905.959.402

Ngun: Thu t phòng kế toán ca công ty Stapimex

4.2.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vt liu trc tiếp Bng 4.14: Bng chi phí nguyên vt liu trc tiếp 6 tháng đầu năm ca 2010 – 2013 Đơn v tính: Ngàn đồng TK chi tiết Ch tiêu 6 tháng đầu năm năm 2010 2011 2012 2013 6211 Tôm nguyên liệu 431.117.021 646.094.951 619.659.147 679.337.383 6212 Bao bì 64.667.553 85.627.042 64.848.050 66.372.043 6213 Vật liệu phụ - hóa chất 43.111.702 46.705.659 36.026.695 35.138.141 x Tng 538.896.276 778.427.652 720.533.892 780.847.567 Đơn v tính: Ngàn đồng TK chi tiết Ch tiêu Chênh lch 6 tháng đầu năm năm 2013/2010 2013/2011 2013/2012 S tin T l(%) S tin T l(%) S tin T l(%) 6211 Tôm nguyên liệu 248.220.362 57,58 33.242.432 5,15 59.678.236 9,63 6212 Bao bì 1.704.490 2,64 -19.254.999 -22,49 1.523.993 2,35 6213 Vật liệu phụ - hóa chất -7.973.561 -18,50 -11.567.518 -24,77 -888.554 -2,47 x Tng 241.951.291 44,90 2.419.915 0,31 60.313.675 8,37

45

Trong ba yếu tố chi phí trên thì tôm nguyên liệu là chiếm tỷ trọng lớn hơn hai yếu tố còn lại, khoảng trên 80% tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì vậy, sự biến động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí. Do đó ở phần này ta chỉ xét chủ yếu tôm nguyên liệu.

Trước tiên ta xét 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng năm 2010 ta thấy tôm nguyên liệu tăng 57,58% với lượng tiền tương ứng là 248.220.362 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng sản xuất năm 2013 cao hơn nhiều so với 2010. Do đó nguồn nguyên liệu mua vào nhiều hơn, giá nguyên liệu năm 2013 mua cũng cao hơn năm 2010. Năm 2010 giá nguyên liệu mua vào bình quân khoảng 150.000 đ/kg, còn năm 2013 khoảng 180.000 đ/kg. Chênh lệch khoảng 30.000 đ/kg. Tương tự, 6 tháng năm 2011 và 2012 thì 6 tháng 2013 cũng tăng nhưng ít hơn so với 2010 là 5,15% và 9,63%, ứng với số tiền là 33.242.432 ngàn đồng và 59.678.236 ngàn đồng. Nguyên nhân tăng thấp hơn so với 2010 là do ở 2011, 2012 sản lượng đã đạt cao hơn so với 2010. Điều này cho ta thấy tình hình sản xuất của doanh nghiệp luôn tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu tập hợp chi phí và biến động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng (stapimex) (Trang 46)