Phương pháp thay thế liên hoàn

Một phần của tài liệu tập hợp chi phí và biến động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng (stapimex) (Trang 25)

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.

Gồm 4 bước sau:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu phân tích so với kỳ gốc.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích. Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc.

- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.

Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ với chỉ tiêu Q, nhân tố a là nhân tố phản ánh về lượng và tuần tựđến nhân tố d phản ánh về chất.

∆Q = Q1 – Q0

Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1

Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

+ Thế lần 1: a1x b0 x c0 x d0

+ Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0

+ Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0

+ Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1

Thế lần cuối cùng chính là các nhân tốở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.

- Bước 4: Xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tốđến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số của các nhân tốđược xác định bằng đối tượng phân tích.

* Xác định mức ảnh hưởng - Ảnh hưởng bởi nhân tố a:

- Ảnh hưởng bởi nhân tố b: ∆b = a1 x b1 x c0 x d0 – a1 x b0 x c0 x d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố c: ∆c = a1 x b1 x c1x d0 – a1 x b1 x c0 x d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố d: ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a1 x b1 x c1 x d0 Tổng cộng các nhân tốảnh hưởng ∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a0 x b0 x c0 x d0

Phương pháp thay thế liên hoàn này được sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu 3: Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex, đưa ra nhận xét và một số kết luận chung nhằm định hướng đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí tại công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX)

3.1 LCH S HÌNH THÀNH

Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng gọi tắt là Stapimex, tiền thân là Công ty Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng được thành lập vào năm 1978 với nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Đây là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của nước ta, kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương, góp phần xây dựng tỉnh nhà cũng nhưđất nước Việt Nam của chúng ta.

Đến năm 1999, Công ty xây dựng nhà máy sản xuất mới tọa lạc tại: Số 220, Quốc lộ 1A, Phường 7, thành phố Sóc Trăng. Với tổng diện tích là 21.000m2; các thiết bị được nhập từ các nước tiên tiến ở Nhật Bản và Châu Âu, nghiên cứu học hỏi những công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại… Với tổng số vốn đầu tư đầu hơn 30 tỷđồng.

Đầu năm 2000, nhà máy mới được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Các mặt hàng truyền thống có giá trị xuất khẩu thấp dần được thay thế bằng các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sựđổi mới và phát triển toàn diện của Công ty trong nhiều năm qua, có điều kiện để đa dạng hóa các mặt hàng, mở rộng thị trường đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, sản phẩm sản xuất từ “Stapimex” đã có mặt hầu hết trên các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Hòa cùng sự phát triển của đất nước về nâng cao năng lực quản lý , năng lực cạnh tranh, ủng hộ chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của chính phủ, ngày 20 tháng 12 năm 2005 Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã k í quyết định chuyển Công ty Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng là doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.

Tên Công ty: CÔNG TY C PHN THY SN SÓC TRĂNG

Tên tiếng Anh: SOC TRANG SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: STAPIMEX

Trụ sở chính tọa lạc số: 220 Quốc lộ 1A, Phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại: (079) 3821 201 – 3822 164 – 3822 367 Fax: (079) 3821 801

Website: www.stapimex.com.vn

Email: stapimex@hcm.vnn.vn

Tổng Giám Đốc là Ông: Trần Văn Phẩm Tổng số công nhân: 3.500 người

Tổng công suất thành phẩm trên ngày là 100 tấn Vốn chủ sở hữu là: 77.500.000.000 đồng, trong đó:

+ Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là: 26.950.000.000 đồng chiếm 34,77% + Vốn của các cổ đông trong và ngoài Công ty là 47.855.000.000 đồng chiếm 61,75%

+ Cổ phiếu quỹ là: 2.695.000.000 đồng chiếm 3.48%

Kể từ năm 2006 Công ty thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Sóc Trăng chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Năm 2007, một dự án với quy mô lớn được Công ty tiếp tục triển khai, xây dựng theo dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhật và Mỹ, chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, BRC, ISO 9000:2000… Đó là xí nghiệp đông lạnh An Phú (Nằm trong khu công nghiệp An Nghiệp, Sóc Trăng). Mặc dù “Sinh sau đẻ muộn” nhưng mặt hàng của xí nghiệp đã chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,… Hàng năm xuất khẩu hàng ngàn tấn sản phẩm. Riêng năm 2012, mặc dù nguyên liệu tôm không ổn định nhưng sản phẩm của xí nghiệp An Phú vẫn đảm bảo con số 7.000 tấn, doanh thu đạt trên 70tr USD (tăng hơn năm ngoái gần 3.000 tấn và 30tr USD). Một trong những thành công mang đến kết quả này, chính là nhờ sựđồng tâm hiệp lực của Hội đồng quản trị và toàn thể công nhân viên chức – lao động của Công ty nói chung và xí nghiệp nói riêng.

3.2 T CHC CÔNG TÁC K TOÁN TI CÔNG TY C PHN THY SN SÓC TRĂNG SÓC TRĂNG

3.2.1 Sơđồ t chc b máy kế toán

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần thuỷ sản Stapimex được tổ chức như sau:

Ngun: Phòng kế toán ca công ty Stapimex

Hình 3.1: Sơđồ tổ chức bộ máy kế toán tại Stapimex

3.2.2 Chc năng và nhim v ca Phòng Kế toán

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung, theo dõi, kiểm tra và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty.

- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm toàn bộ các chứng từ gốc phát sinh trong tháng của từng phần hành, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và việc hạch toán kế toán trước khi lập các bút toán kết chuyển, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo quyết toán tháng, quí, năm.

- Thủ quỹ tiền mặt:Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và lập báo cáo quỹ tiền mặt, rút số dư tiền mặt và đối chiếu với kế toán tiền mặt hằng ngày.

- Kế toán thu chi (Kế toán quỹ tiền mặt): Thực hiện việc thu, chi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và khách hàng.

- Kế toán vật tư, CCDC: Thực hiện các nghiệp vụ nhận, xuất kho vật tư và theo dõi công cụ lao động hàng tháng.

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Thủ Quỹ Tiền Mặt Kế Toán Thu Chi Kế Toán Vật Tư CC DC Kế Toán Công Nợ Ngân Hàng Kế Toán Kho Thành Phẩm Kế Toán Nguyên Vật Liệu Kế Toán Tài Sản Cố Định Thủ Kho Vật Tư

- Kế toán Công nợ, Ngân hàng: Có trách nhiệm theo dõi công nợ, theo dõi các khoản nợ phải trả, phải thu căn cứ vào các hóa đơn mua, bán, theo dõi tiền gửi Ngân hàng, lập hồ sơ vay vốn và lien hệ công tác về công việc có lien quan.

- Kế toán kho thành phẩm: Thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho thành phẩm và đối chiếu với thủ kho hằng ngày.

- Kế toán nguyên vật liệu: Thực hiện việc lập hóa đơn (Kiêm phiếu nhập kho) thanh toán cho khách hàng khi khách hàng cung cấp nguyên vật liệu, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày và theo dõi chi tiết khách hàng đến giao dịch tại Công ty.

- Kế toán TSCĐ: Theo dõi việc tăng, giảm, giá trị hao mòn của tài sản.

- Thủ kho vật tư: Sử dụng sổ kho để ghi chép hàng ngày, căn cứ vào chứng từ theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hóa. Cuối ngày tính ra số hàng tồn kho.

3.2.3 T chc h thng thông tin kế toán ti Công ty

3.2.3.1 Tổ chức sử dụng chế độ sổ chứng từ kế toán

Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng sử dụng hệ thống chứng từ kế toán đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ.BTC ngày 20/06/2006 của Bộ tài chính.

3.2.3.2 Tổ chức sử dụng chế độ sổ sách kế toán

Để phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy kế toán và thuận lợi trong công tác kế toán, phòng kế toán đã tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ gốc - Chứng từ ghi sổ - Sổđăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Sổ quỹ - Bảng cân đối phát sinh - Báo cáo tài chính

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Để thực hiện nghiêm túc hệ thống sổ sách kế toán, Công ty cập nhật số liệu phát sinh hàng ngày, phòng kế toán tập hợp số liệu lên thu chi, rút số dư trong ngày và báo cáo cho Giám đốc.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng: Đối chiếu – kiểm tra:

Ngun: Phòng kế toán ca công ty Stapimex

Hình 3.2: Sơđồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của Stapimex

Bng cân đối s phát sinh Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc S ổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổđăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ S cái Bảng tổng hợp chi tiết

3.3 CƠ CU T CHC

3.3.1 Sơđồ t chc công ty

Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng - Stapimex được tổ chức gọn nhẹ và có hiệu quả phù hợp với trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ quản lý. Hiện nay, bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng và được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Ngun: Phòng kinh doanh ca công ty Stapimex

Hình 3.3: Sơđồ tổ chức điều hành của công ty Stapimex

3.3.2 Các phòng ban và chc năng

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hiện nay bao gồm:

* Ban Tổng giám đốc:

Hiện tại, Ban Tổng giám đốc của Công ty là 3 người:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, điều phối các hoạt động cơ quan để hỗ trợ cho các phòng ban hoạt độngcó hiệu quả, đặc biệt Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp đến phòng kế toán và phòng. CH TCH HI ĐỒNG QUN TRTNG GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh PHÓ TNG GIÁM ĐỐC PHÓ TNG GIÁM ĐỐC PHÓ TNG GIÁM ĐỐC Xưởng Đông Lnh Phòng Kế Toán - Tài VPhòng KThut Phòng TChc Hành Chính Phòng Đầu Tư

- Hai Phó tổng giám đốc được phân công:

+ Một Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh: chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh.

+ Một Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư: là người quản lý phòng đầu tư; thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi.

* Phòng Kinh doanh:

Chức năng của phòng Kinh Doanh là trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm việc với khách hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ mua bán nội – ngoại thương, tham dự các kỳ hội chợ mà Công ty tham gia để mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm kiếm đối tác mới. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn thực hiện việc thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng cho nhu cầu chế biến của xưởng đông lạnh.

* Xưởng đông lạnh:

Đây là nơi trực tiếp tổ chức sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa theo kế hoạch và đơn đặt hàng, đứng đầu là Ban quản đốc. Ban quản đốc có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp, bố trí nhân sự, quảnlý toàn bộ hoạt động công nhân ở phân xưởng, tổ chức thực hiện bảo trì máy móc thiết bị, đề nghị mua sắm thiết bị máy móc khi có nhu cầu sử dụng phục vụ cho sản xuất hàng hóa.

* Phòng Kế Toán – Tài vụ:

Phòng Kế toán – Tài vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty:

- Cung cấp, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày, tổ chức hạch toán kế toán đúng theo qui định của Nhà nước, thống kê các khoản chi phí để có kế hoạch chi trả hợp lý.

* Phòng Kỹ thuật:

Chức năng của phòng kỹ thuật là tổ chức giám sát chất lượng, qui cách hàng hóa trong quá trình sản xuất, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mẫu giới thiệu đến khách hàng, kiểm tra vi sinh, kháng sinh… Thực hiện và giám sát các hệ thống quản lýchất lượng như: HACCP; SSOP; ISO 9001- 2001;…

- Hành chính quản trị: Tiếp nhận, phát hành công văn; hướng dẫn khách đến làm việc tại Công ty; thực hiện việc đưa đòn khách hàng, lãnh đạo Công ty, vận chuyển hàng hóa v.v… và xây dựng cơ bản.

- Tổ chức nhân sự: Tính toán chi trả tiền lương cho người lao động đúng theo qui định. Giải quyết các chếđộ chính sách, BHXH, BHYT cho người lao động. Tuyển, đào tạo lao động cung cấp cho các bộ phận trong Công ty, đồng thời phối hợp với xưởng đông lạnh tổ chức điều động nhân sự hợp lý theo dây chuyền chế biến.

* Phòng đầu tư:

Chức năng của phòng đầu tư là khảo sát mô hình nuôi tôm và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đầu tư cho nông dân đồng thời cũng chịu trách nhiệm đối với những hộ mà Công ty đầu tư và trình bày lên ban lãnh đạo các quyết định đầu tư. Ngoài ra, phòng đầu tư còn bao tiêu sản phẩm, mua bán thức ăn.

3.4 CHC NĂNG VÀ NHIM V

3.4.1 Chc năng ca công ty

- Xây dựng và tổ chức các kế hoạch thu mua, chế biến xuất khẩu có hiệu quả, năng cao chất lượng sản phẩm, tạo vị thế và uy tín trên thị trường, đáp ứng nhu cầu hàng hóa ngày càng cao của xã hội.

- Luôn nghiên cứu học hỏi các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào dây chuyền sản xuất, mua các thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tốt nhất.

- Thực hiện tốt các chính sách lương bổng, khen thưởng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên.

- Chế biến các mặt hàng thủy sản càng nhiều chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa phù hợp với thị trường quốc tế góp phần tăng ngoại tệ cho nhà nước và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp nâng cao mức sống cho nhiều lao động.

- Thực hiện chếđộ bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường , hương tới mục tiêu

Một phần của tài liệu tập hợp chi phí và biến động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng (stapimex) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)