Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
852,58 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------
TRẦN THỊ THÙY LINH
TƢ TƢỞNG “DUNG HÒA TAM GIÁO”
TRONG TAM GIÁO NGUYÊN LƯU KÝ
CỦA TOÀN NHẬT THIỀN SƢ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG
HÀ NỘI - 2015
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy - Cô giáo trong khoa Ngữ văn, các
Thầy - Cô trong tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình làm khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến ThS. Nguyễn
Thị Việt Hằng - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình chu đáo để tôi
hoàn thành khoa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 05năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Thùy Linh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của cô giáo - ThS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Khóa luận chƣa từng đƣợc
công bố trong bất cứ công trình nào và kết quả nghiên cứu là trung thực
không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Thùy Linh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ ................................................................................... 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 6
1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội ......................................................................... 6
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Toàn Nhật thiền sƣ ........................ 8
1.2.1. Cuộc đời ............................................................................................ 8
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác .......................................................................... 10
1.2.3. Tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký............................................... 12
Chƣơng 2. NỘI DUNG TƢ TƢỞNG “DUNG HÒA TAM GIÁO”
TRONG TAM GIÁO NGUYÊN LƯU KÝ........................................................ 15
2.1. Nhìn lại quan niệm “dung hòa tam giáo” trong lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam...................................................................................................... 15
2.2. Nội dung tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” trong Tam giáo nguyên
lưu ký ............................................................................................................ 19
2.2.1. Thể hiện quan niệm “dung hòa tam giáo” ..................................... 19
2.2.2. Vị trí của Nho - Đạo - Phật trong Tam giáo nguyên lưu ký ........... 23
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG “DUNG HÒA
TAM GIÁO” TRONG TAM GIÁO NGUYÊN LƯU KÝ ................................. 43
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
3.1. Thể loại ................................................................................................ 43
3.2. Hệ thống ngôn từ nghệ thuật ................................................................. 46
3.2.1. Ngôn từ đậm chất tôn giáo ............................................................. 46
3.2.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố ............................................................ 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, xu hƣớng nghiên cứu văn học từ chiều sâu văn
hóa là hƣớng đi hấp dẫn, có khả năng gợi mở nhiều vấn đề khoa học. Cùng
với phong trào chấn hƣng đạo Phật những năm đầu thế kỷ XX, Phật giáo và
các ngành khoa học có liên quan đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Các phạm
trù triết học, văn hóa, tôn giáo,... đều dành cho Phật giáo sự quan tâm thích
đáng. Trên các sách, báo, tạp chí, báo mạng,... cũng dành dung lƣợng khá lớn
để nói về những vấn đề tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo.
Lịch sử văn hóa tƣ tƣởng Việt Nam là sự “tiếp biến” nhiều tôn giáo
“ngoại sinh” vào trong văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo. Tuy vị thế của từng tôn giáo ở mỗi giai đoạn có khác nhau,
nhƣng nhìn chung cha ông ta đã tỏ rõ xu hƣớng dung hòa cả ba hệ tƣ tƣởng,
và ít nhiều bày tỏ quan niệm trong các sáng tác văn chƣơng.
Lịch sử nghiên cứu cho thấy, xu hƣớng nghiên cứu văn học Phật giáo
thời Lý - Trần rất đƣợc quan tâm, nhƣng các giai đoạn sau thƣờng không
đƣợc chú ý đến. Có những tác giả hoàn toàn xa lạ với độc giả, thậm chí xa lạ
với cả giới nghiên cứu văn chƣơng. Toàn Nhật là một trƣờng hợp tiêu biểu.
Ông vốn là một tác giả văn học Phật giáo của thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ
XIX, đƣợc Lê Mạnh Thát đánh giá là “một nhà văn, nhà thơ lớn của lịch sử
văn học dân tộc ta, là một nhà tư tưởng lớn, có những quan điểm độc đáo đầy
sáng tạo đối với lịch sử tư tưởng thế kỷ XVIII và cũng là một vị thiền sư đặc
biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam”[23;10]. Nhƣ vậy, có thể khẳng định
Toàn Nhật thiền sƣ là một tác giả có vị trí khá quan trọng trong lịch sử dân
tộc nói chung và văn học nói riêng, nhất là đối với văn học trung đại.
Tamgiáo nguyên lưu ký là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ tƣ tƣởng “dung
hòa tam giáo” của Toàn Nhật.
1
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Là một sinh viên khoa Ngữ văn, tƣơng lai là một giáo viên dạy Văn việc
tìm hiểu văn hóa, văn học Phật giáo để bổ sung vốn kiến thức giúp ích tích
cực cho việc học tập và giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nhƣ đã nói ở trên, Toàn Nhật có một vị trí đặc biệt quan trọng nhƣng
cho đến nay tên tuổi và sự nghiệp của ông đã không đƣợc quan tâm nghiên
cứu đầy đủ.
Ngƣời đầu tiên chú ý và để tâm nghiên cứu về thiền sƣ Toàn Nhật một
cách chi tiết, tỉ mỉ là Giáo sƣ Lê Mạnh Thát. Ông đã nghiên cứu về Toàn Nhật
trong một thời gian dài, cũng gặp không ít khó khăn, bởi những tài liệu ghi
chép về Toàn Nhật khá ít. Nhƣng với nỗ lực của mình, Lê Mạnh Thát đã cho
ra đời cuốn sách Toàn Nhật thiền sư toàn tập gồm 2 tập, xuất bản năm 1979
(tái bản năm 2004, đổi tên thànhToàn tập Toàn Nhật Quang Đài).Tác phẩm
có cái nhìn bao quát về cuộc đời sự nghiệp của Toàn Nhật, nhất là những tƣ
tƣởng về Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đƣợc thể hiện trong Tam giáo
nguyên lưu ký.
Lê Mạnh Thát đã giới thiệu về tình trạng văn bản của Tam giáo nguyên
lưu ký, với 3 văn bản hiện hành, cho rằng bản chép tay của Thiền Phƣơng có
nội dung đầy đủ trình bày về Nho, Đạo, Phật và có những căn cứ xác thực nhất.
Tác phẩm đƣợc nghiên cứu kĩ lƣỡng, dựa vào một tác phẩm khác là Hứa sử
truyện vãn mà Lê Mạnh Thát cho rằng Tam giáo nguyên lưu ký đƣợc viết sau
khi Toàn Nhật đã ngộ đạo, khoảng từ năm 1793 trở đi. Cơ cấu và nội dung tác
phẩm đƣợc phân chia rõ ràng làm nổi rõ đƣợc quan niệm “dung hòa tam giáo”
của Toàn Nhật thiền sƣ. Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng cho
các nhà nghiên cứu về Toàn Nhật thiền sƣ và các tƣ tƣởng về tôn giáo sau này.
Trong bài nghiên cứu Con đường Tam giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến
thế kỷ XIX (Trích nghiên cứu văn hóa Cao Đài, 2004) tác giả Lê Anh Dũng
cũng đã nhắc tới Toàn Nhật là trong số rất nhiều ngƣời có tƣ tƣởng tam đồng
2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
nguyên giáo: “Sư coi tam giáo là một nhà, công dụng ở đời tuy khác nhau
nhưng lại hỗ trợ cho nhau trong việc giáo hóa, cứu độ, trị an dân chúng”
[5;6]. Lê Anh Dũng đã lấy từ câu thơ thứ 15 đến câu thơ thứ 30 trong Tam
giáo nguyên lưu ký để chứng minh cho luận điểm của mình.
Thiền sƣ Thích Phƣớc An cũng đã tìm hiểu khá chi tiết về Toàn Nhật
dựa trên sự nghiên cứu trƣớc đó Lê Mạnh Thát. Thiền sƣ đã nghiên cứu rất kĩ
về các bƣớc ngoặt, những hiện thực cuộc sống đƣợc tác giả lấy làm đề tài viết
trong sáng tác của mình để qua đó thể hiện tƣ tƣởng về tam giáo trongToàn
Nhật thiền sư với những nẻo đường cát bụi quê hương (Mùa Vu Lan 2550 tức năm 2006). Thích Phƣớc An đã nhắc đến Tam giáo nguyên lưu ký khi lấy
những câu thơ làm dẫn chứng cho quan niệm: “Nếu không siêng năng tinh
tấn, mà buông lòng nhác nhớm, thì khi sự may mắn ở đời trước đã hết, không
khỏi bán Phật pháp để nuôi thân, đời sau rớt vào ba đường, khó gặp được
Tam Bảo” [1; 30].
Bài báo của Trần Nguyên Việt in trong Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, số 1- 2014 với nhan đề Sự phục hưng của Phật giáo Việt Nam thế kỉ
XVIII cũng đã nhắc đến Toàn Nhật là một trong những ngƣời có công trong
công cuộc phục hƣng Phật giáo. Bên cạnh đó còn nhắc đến mối quan hệ tam
giáo với việc khẳng định Nho, Đạo, Phật cùng một gốc.
Trong bài báo của Nguyễn Thị Việt Hằng in trên Tạp chí nhân lực khoa
học xã hội, số 2 - 2015 với nhan đề: Quan niệm “dung hòa tam giáo” trong
văn học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII - XIX đã giới thuyết về thuật
ngữ“dung hòa tam giáo”. Trong đó có nghiên cứu đến vấn đề “dung hòa tam
giáo” trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam và nhắc đến một số tác giả nổi bật của
văn học Phật giáo cùng với sự phát biểu về quan niệm dung hòa một cách tự
tin và hào hứng nhƣ Hƣơng Hải, Hải Lƣợng, Toàn Nhật,... Tác giả của bài
viết đã nhận định quan niệm:“dung hòa tam giáo” được phát biểu một cách
có hệ thống trong sáng tác của Toàn Nhật, ông không chỉ tuyên ngôn rải rác
3
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
trong nhiều tác phẩm mà còn dành tâm huyết viết Tam giáo nguyên lưu ký với
số lượng 1210 câu thơ, trong đó dành 28 câu đầu giới thiệu về tính thống
nhất của tam giáo...” [7; 6].
Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống các bài nghiên cứu đi trƣớc, lấy đó
làm cơ sở để nghiên cứu những vấn đề xoay quanh Tam giáo nguyên lưu
ký, đặc biệt là tƣ tƣởng“dung hòa tam giáo” đƣợc Toàn Nhật đề cập đến
trong tác phẩm.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” thể hiện
trong tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký của Toàn Nhật thiền sƣ, các đặc
điểm riêng biệt của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đƣợc thể hiện rõ nét trong
tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Toàn Nhật thiền sƣ.
- Nghiên cứu về tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” của Toàn Nhật.
- Từ góc độ nghệ thuật để minh chứng cho thành công, hạn chế của tác
giả khi thể hiện tƣ tƣởng dung hòa trong tác phẩm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là tác phẩm Tam giáo
nguyên lưu ký của Toàn Nhật thiền sƣ. Ngƣời viết chọn tác phẩm do Lê Mạnh
Thát sƣu tập và phát hành năm 1979, tái bản năm 2005, nhà xuất bản Tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi
Phạm vi đề tài xoay quanh quan niệm“dung hòa tam giáo” đƣợc thể hiện
trong Tam giáo nguyên lưu ký.
4
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp sau:
* Phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử
* Phƣơng pháp liên ngành
* Phƣơng pháp thống kê, phân loại
- Cùng một số thao tác: phân tích, lập luận, giải thích, chứng minh,...
6. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu đề tài: Tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” trong Tam giáo
nguyên lưu ký góp phần:
Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Toàn Nhật
thiền sƣ.
Khái quát quan niệm “dung hòa tam giáo” trong lịch sử tƣ tƣởng Việt
Nam và trong tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký của Toàn Nhật.
Phục vụ cho học tập và nghiên cứu giảng dạy.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận
còn có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Nội dung tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” trong Tam giáo
nguyên lưu ký
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” trong
Tam giáo nguyên lưu ký
5
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Toàn Nhật sống và sáng tác vào nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Đây là thời kỳ chế độ xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thực
trạng đất nƣớc lúc bấy giờ bị ngăn cách ra Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đàng
Ngoài do vua Lê đứng đầu, nhƣng vua chỉ là bù nhìn, nắm toàn bộ quyền
hành trong tay là chúa Trịnh lộng quyền. Đàng Trong do chúa Nguyễn đứng
đầu. Cuộc nội chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài, khiến đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ.
Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai
đoạn này đã trở nên gay gắt. Vua tôi lẫn lộn, cƣơng thƣờng đảo ngƣợc, mọi
giá trị văn hóa đều bị đứt tung. Nho giáo là sợi dây cố kết xã hội cũng bị
lung lay tới tận cội rễ, những giáo điều khắt khe không còn đủ sức giam
hãm con ngƣời trong những khuôn khổ chật hẹp, càng không đủ sức để dập
tắt hoặc làm yếu đi cả một trào lƣu tƣ tƣởng mới. Cũng nhƣ những nho sĩ
khác, Toàn Nhật đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc của thời đại.
Sự sụp đổ của giai cấp thống trị làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực
khổ. Bởi vậy mà nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã liên tiếp nổ ra nhằm lật
đổ chính quyền phong kiến. Đỉnh cao của những cuộc khởi nghĩa này là
phong trào Tây Sơn năm 1789 do Nguyễn Huệ khởi xƣớng. Trƣớc sự hỗn
loạn trong nội bộ giai cấp thống trị, năm 1789 nghĩa quân Tây Sơn kéo ra Bắc
đánh tan 20 vạn quân Thanh, Lê Chiêu Thống cùng đám tùy tùng bỏ chạy
theo tàn quân của bọn xâm lƣợc. Nhân dân đƣợc hƣởng thái bình, non sông
quy về một mối. Nhƣng chỉ trong một thời gian ngắn (1789 -1792) cuộc sống
6
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
của nhân dân lại trở về trạng thái ban đầu với những cảnh đói rét, bất công,
loạn lạc, li tán. Tiếp đó, năm 1802 Gia Long lật đổ chúa Nguyễn Toản lên
ngôi, vua thiết lập một nền thống trị mới.
Nếu nhƣ ở thời Lý - Trần Phật giáo chiếm vị trí quan trọng trong xã hội,
thì đến thời Lê Sơ Nho giáo lại “lên ngôi”, không dành chỗ cho các tăng gia
tham gia chính sự, lúc đó Phật giáo phải trở về với địa bàn của nó là làng xã, nó
gần gũi với các tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt. Trong điều kiện chính trị xã hội của đất nƣớc bị cát cứ, quyền lực chính trị không nằm trong tay nhà vua
mà ở hai thế lực đối lập là họ Trịnh và họ Nguyễn thì niềm tin vào thể chế và
hệ tƣ tƣởng Nho giáo dần mờ nhạt. Khi đó, ngƣời dân Việt muốn tìm một hệ tƣ
tƣởng mới, họ tìm đến những thế lực siêu nhiên mà ở đây ngoài cái tiền định
của trời, còn có vai trò độ thế của Đức Phật. Trong điều kiện nhƣ vậy, Phật
giáo trải qua hơn hai thế kỷ trầm lắng, sang thế kỷ XVIII đã có khuynh hƣớng
trỗi dậy với khả năng có thể thích ứng với điều kiện mới của đất nƣớc.
Văn học Phật giáo từ đó cũng đƣợc phát triển mạnh mẽ với sự nỗ lực của
một số thiền sƣ với công cuộc phục hƣng Phật giáo. Nhƣ thiền sƣ Hƣơng Hải,
Chân Nguyên, Toàn Nhật,... đã đặt những dấu mốc quan trọng trong sự
nghiệp phục hƣng Phật giáo. Điều đặc biệt là các thiền sƣ này đã từng theo
Nho giáo và từng giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình. Do thế, họ
đã đƣa vào Phật giáo một luồng sinh khí mới, một thói quen làm việc nghiêm
chỉnh và một nếp sống tri thức. Họ đòi hỏi phải biết Phật giáo một cách chính
xác, chứ không bằng lòng với những gì do truyền thống để lại.
Trong tác phẩm của mình, Toàn Nhật cũng đã nhắc đến giai đoạn lịch sử
hỗn loạn ấy. Ông xuất thân là một nho sĩ, theo thầy học đạo từ năm mƣời
haituổi đến năm ba mƣơi tuổi. Đã từng xông pha trận mạc, đầu quân cho vua
Quang Trung,nhƣng cuối cùng ông quyết dứt bỏ công danh, bổng lộc để xuất
gia. Cũng có thế do hệ tƣ tƣởng của Nho giáo không còn là hệ tƣ tƣởng đúng
đắn trong xã hội lúc bấy giờ, nên Toàn Nhật quyết định đi tìm một hƣớng đi
7
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
mới. Một lý do khác, là do mâu thuẫn giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và
Nguyễn Huệ nên Toàn Nhật đã không còn tha thiết với cuộc sống bon chen,
mƣu cầu khiến anh em trong nhà phải đấu đá lẫn nhau. Bƣớc chân theo Phật,
ông đã đạt đạo, vì từng theo nghiệp Nho gia, có chí hƣớng, hiểu biết sâu rộng
nên ông có cái nhìn khá công bình với cả ba hệ tƣ tƣởng trong xã hội lúc bấy
giờ. Hƣớng theo Phật giáo chính tôn, nhƣng ông cũng không phủ nhận những
hệ tƣ tƣởng khác mà đồng nhấtvới quan điểm “dung hòa tam giáo” - vốn là
quan niệm chung của nhiều trí thức đƣơng thời.
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Toàn Nhật thiền sƣ
1.2.1. Cuộc đời
Toàn Nhật thiền sƣ là ngƣời có công lớn đóng góp cho quá trình phục
hƣng Phật giáo ở nƣớc ta, không chỉ thế ông còn có số lƣợng các sáng tác
lớn làm phong phú hơn cho nền văn học dân tộc Việt. Tuy nhiên tài liệu về
ông tƣơng đối hiếm. Giáo sƣ Lê Mạnh Thát trong lời giới thiệu về cuộc đời
và sự nghiệp của Toàn Nhật cũng phải khẳng định sự khó khăn này: “Tài
liệu cho ta nghiên cứu về Toàn Nhật hiện nay tương đối hiếm. Chúng gồm,
thứ nhất là long vị của Toàn Nhật thờ ở chùa Phổ Quang, thôn Bố Trạch,
xã Phước Thuận huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Đây là một long vị
tương đối cổ không những ghi pháp danh pháp hiệu của Toàn Nhật, mà
còn nghi lại cho ta cả năm, tháng, ngày sinh cũng như ngày mất của Toàn
Nhật. Nó thuộc tài liệu quý giúp chúng ta có được hiệu, niên đại Toàn Nhật
một cách chính xác” [23; 12].
Theo long vị thờ ở chùa Phổ Quang tỉnh Bình Định, chỉ biết đƣợc Toàn
Nhật sinh vào giờ Tỵ ngày 28 tháng 10 năm Đinh Sửu(1757) và thị tịch vào
giờ Dần ngày 6 tháng 4 năm Giáp Ngọ (1834) thọ 78 tuổi.
Quê quán của Toàn Nhật ở đâu thì gần nhƣ không biết, theo Lê Mạnh
Thát: “Căn cứ vào văn ngôn dùng trong Hứa Sử truyện vãn, ta thấy xuất hiện
8
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
một số ngôn ngữ còn dùng phổ biến tại vùng Trị Thiên ngày nay”[23; 22].
Chẳng hạn nhƣ chữ mần ri:
Sơn lâm luận sự tu trì
Dƣờng nhƣ khó mà dễ ý gì mần ri
Hoặc:
Điệu An mới nói mần ri
Thanh Sơn mỹ hiện trụ trì ngay đây
Hay Hứa Sử, một nhân vật chính của Hứa Sử truyện vãn cũng đã xác
định mình là ngƣời chốn kinh thành:
Rằng tôi ở chốn kinh thành
Tên là Hứa Sử phận mình mồ côi
Kinh thành ở thời Toàn Nhật là kinh thành Phú Xuân đƣợc chúa Nguyễn
Phúc Khoát dời từ Kim Long xuống từ những năm 1738. Nhƣ vậy Toàn Nhật
có khả năng sinh trƣởng ở vùng Thuận Hóa.
Trong Tam giáo nguyên lưu ký, Toàn Nhật đã kể về cuộc đời của mình:
Ta xƣa cũng dự Nho gia
Mƣời hai tuổi học đến ba mƣơi rày
Hỏi thăm năm bảy ông thày
Không ai tỏ đặng tánh trời huyền môn
Nhƣ vậy ông đã đi học từ lúc mƣời hai tuổi đến khi ba mƣơi tuổi, rồi sau
đó xuất gia, đến năm bốn mƣơi ba tuổi thì ngộ đạo.
Duyên lành may gặp thầy ta
Ngƣời thƣơng chỉ thị thoát nhà tử sinh
Thiên môn khăn khắn tu hành
Bốn mƣơi ba tuổi tánh lành chút thông
Lý do mà Toàn Nhật xuất gia muộn là do còn phụng dƣỡng cha mẹ già,
chỉ sau khi cha mẹ khuất núi ông mới thực hiện ý nguyện xuất gia học
đạo.Vậy trƣớc khi xuất gia ông đã làm gì? Toàn Nhật cũng ôm chí lớn, dời non
9
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
lấp biển, muốn vƣợt lên khỏi cuộc đời tầm thƣờng. Ông từng làm tƣớng lĩnh
cho quân đội Tây Sơn. Có thể do sự bất hòa giữa Bắc Bình Vƣơng Nguyễn
Huệ và Hoàng đế Nguyễn Nhạc, Toàn Nhật đã giã từ quân đội và xuất gia với
thiền sƣ Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm tại chùa Phú Yên.
Dƣới triều Tây Sơn, đã đƣa ra chính sách cải cách Phật giáo vô cùng
quan trọng, cho xây dựng chùa chiền, những ngƣời cốt cán trong triều đình là
Phật tử,... Toàn Nhật có điểu kiện thuận lợi đề xuất gia, đi theo đạo Phật và
sáng tác. Cuộc sống tu hành nay đây mai đó để phục vụ cho sự nghiệp hoằng
pháp lợi sinh đã tạo cơ hội cho Toàn Nhật sống gần gũi với nhân dân, thể
nghiệm đƣợc những giá trị nhân bản và nhân đạo do cuộc sống đem lại, nhất
là lý hội đƣợc bản chất và giá trị thực thụ của lao động. Cũng nhờ cuộc sống
ấy mà ông đã tự giải phóng khỏi giai cấp thống trị tàn bạo của những kiến
thức sách vở phong kiến và nhận lấy những kiến thức của kho tàng trí tuệ
nhân dân, để sau này triển khai thành những luận đề lớn trong các sáng tác
của mình.
Trong Tam giáo nguyên lưu ký, đã nói đến việc ông tự hỏi tại sao mình
lại mắc chứng bệnh tê thấp:
Tại sao lại mắc thấp phong
Thích môn đặng dự khó lòng can chi
Chứng bệnh này càng về già lại trở nên trầm trọng, ông mất vào năm
1834 trong điều kiện nhƣ thế nào thì vẫn chƣa thể xác minh đƣợc. Dù mất đi
nhƣng những đónng góp của Toàn Nhật là vô cùng to lớn, chính vì thế mà tƣ
tƣởng của ông còn ảnh hƣởng đến những thiền sƣ cùng thời, và ảnh hƣởng
đến cả mai sau.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Nét đặc trƣng tiêu biểu trong sáng tác của Toàn Nhật là các tác phẩm
hoàn toàn đƣợc viết bằng chữ quốc âm trừ một số tiểu luận về văn bản học tức
Sa di oai tăng chú giáo ngụy tư tiểu thiên và ba bài bạt, một số bài thơ là viết
10
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
bằng chữ Hán. Có thể phân chia các tác phẩm của Toàn Nhật thành bốn loại
là truyện, phú, thơ và văn.
Về truyện, hiện tìm đƣợc mƣời một tác phẩm, đa số viết bằng thể lục bát
và song thất lục bát, đôi khi xen vào một ít cổ phong. Hầu hết đƣợc gọi là vãn,
nghĩa là một thể tài ca ngâm phục vụ cho đông đảo quần chúng. Một số tác
phẩm truyện tiêu biểu nhƣHứa Sử truyện vãn, Tống Vương truyện, Lục tổ
truyện diễn ca,...
Về phú, phát hiện đƣợc năm bài trong đó kể luôn hai bài tống văn.
Chúng phần lớn đƣợc viết theo loại Hán phú mang ít nhiều tính chất tự do của
loại văn ngôn thời Tây Sơn. Điều cần chú ý là những bài phú không nặng nề
điển tích mà là một loại tiếng nói nhân dân đƣợc thể chế hóa cho việc phát
biểu ý tƣởng của tác giả về một số vấn đề. Ngoài ra, phú của Toàn Nhật có
điểm đặc biệt là chúng bắt đầu mô tả về những vật vô tri đƣợc nhân cách hóa
nhƣ cái bát, trái bắp,... Một số tác phẩm nhƣTrùng khuyến thân sơ quyến
thuộc phú, Khuyến tu hành quốc ngữ phú, Phát thô bát tốngvăn,...
Về thơ, hiện đã tìm đƣợc ba mƣơi bài thơ Nôm và mƣời bốn bài thơ chữ
Hán, nằm rải rác trong nhiều dị bản khác nhau, nhƣng những bài thơ trong các
dị bản đều nhận là của Toàn Nhật. Các bài thơ đa số viết theo thể tứ tuyệt và
thất ngôn, qua đó thể hiện một phần nào khả năng sử dụng chữ Hán điêu
luyện và bộc lộ tâm sự của cá nhân ông.
Về văn, tìm thấy một tiểu luận về văn bản khảo chứng học, đó là Sa di
oai nghi tăng chú giáo ngụy tư tiểu thiên và ba bài bạt viết cho việc in lại ba
cuốn sách. Tất cả đề đƣợc viết bằng Hán văn.
So sánh toàn bộ những tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Toàn Nhật
với các tác giả khác trong nền văn học ta thất nổi bật lên tầm mức vĩ đại của
ông. Vì vậy, không thể không công nhận sự đóng góp to lớn của Toàn Nhật
trong nền văn học trung đại Việt Nam.
11
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
1.2.3. Tác phẩm “Tam giáo nguyên lưu ký”
Theo Lê Mạnh Thát: “Tình trạng của văn bản Tam giáo nguyên lưu ký
ngày nay tương đối phức tạp” [24; 10]. Hiện có ba bản chép tay là bản Thiền
Phƣơng, bản Minh Mạng, bản Hải Chính.
Bản Thiền Phƣơng đƣợc chép trên giấy khổ 12,5 x 24,5 cm gồm 44 tờ
(trong đó 36 tờ chép nội dung của tam giáo nguyên lƣu ký, và số tờ còn lại
chép một số bài thơ chữ Hán và quốc âm và một bài phú Trùng khuyến thân
sơ quyến thuộc phú). Nội dung của bản Thiền Phƣơng gồm 1210 câu có xen
kẽ thêm một số bài thơ thất ngôn và chia làm bốn phần.
Bản Minh Mạng đƣợc chép trên khổ giấy 13x21 cm, ở trang cuối có nghi
năm chép là năm Duy Tân thứ năm tháng giêng, song không có tên ngƣời
chép. Bản chép mang tên Thích Ca Phật vãn có 830 câu, trong đó 820 câu là
khớp với 822 câu nói về Phật giáo trong Tam giáo nguyên lưu ký.
Bản Hải Chính chép trên khổ giấy 12x19,5 cm, gồm 48 tờ trong đó 1
tờ bị mất trang. Ngƣời chép là Hải Chính chùa Từ Quang, nhƣng không ghi
năm chép. Nội dung bản Hải Chính hoàn toàn nhất trí với bản Minh Mạng,
nghĩa là cũng có 830 câu (nhƣng trên thực tế nó chỉ có 826 câu, bởi vì chép
thiếu mất 5 câu).
Với sự nghiên cứu tỉ mỉ, và dựa trên những bằng chứng thực tế thì Lê
Mạnh Thát đã đƣa ra nhận định: “Bản Thiền Phương với tên gọi là Tam giáo
nguyên lưu ký và với nội dung chia thành bốn phần (phần tổng quát, phần
trình bày về đạo Nho, phần tình bày về Đạo giáo, phần trình bày về Đạo
phật) thì cái tên ấy là thích hợp nhất” [24; 14]. Vì cái tên Thích ca vãn hay
Thích Ca Phật vãn đều không có giá trị đặt tên cho cả cuốn sách.
Căn cứ vào một đoạn tự sự của Toàn Nhật về chính cuộc đời ông, Lê
Mạnh Thát đã đƣa ra giả thuyết Tam giáo nguyên lưu ký đƣợc viết vào
khoảng năm 1793 dựa trên những căn cứ sau:
12
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Thứ nhất, trong đoạn thơ tự sự Toàn Nhật đã tả cuộc đời ông cho đến
năm 43 tuổi, mà đã biết ông sinh năm 1757, do vật ông phải viết Tam giáo
nguyên lưu ký sau năm 1798.
Ta xƣa cũng dự Nho gia
Mƣời hai tuổi học đến ba mƣơi rày
Và:
Thiền môn khăn khắn tu hành
Bốn mƣơi ba tuổi tánh lành chút thông
Soạn làm một kệ mừng lòng
Để cho ngƣời thế cùng đồng xem coi
Thứ hai, trong một bài vãn ông đã viết:
Bởi chƣng căn trƣớc vụng tu
Thân sau nên chịu trƣợng phu lỡ thì
Qua lời vãn nhận thấy ông đã là ngƣời tƣơng đối lớn tuổi khi viết Tam
giáo nguyên lưu ký. Vậy giả thuyết về niên đại khoảng 1798 trở đi là hợp lý.
Với số lƣợng 1210 câu, Toàn Nhật đã dành khá nhiều tâm huyết cho
tác phẩm của mình. Thiền sƣ đã đi vào Phật giáo nhƣ nhà tri thức mang bao
khắc khoải của thời đại, tha thiết muốn tìm ra giải pháp cho thực tế đất nƣớc.
Một trong những thực tế đó là sự suy vi của chế độ phong kiến và mối quan
hệ giữa Nho - Đạo - Phật. Nội dung chính của Tam giáo nguyên lưu ký thực
sự nhắm đến vấn đề ấy. Cách giải quyết của Toàn Nhật là chủ trƣơng có một
tính thống nhất giữa chúng, hay đó là sự dung hòa để cùng tồn tại.
Tiểu kết chƣơng
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII khủng hoảng trầm
trọng, sự tranh giành giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài, chiến tranh liên
miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến
hệ tƣ tƣởng trong xã hội lúc bấy giờ, nhân dân dần mất niền tin với Nho giáo
(hệ tƣ tƣởng của giai cấp thống trị). Phật giáo trải qua hơn hai thế kỷ trầm
13
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
lắng đến thế kỷ XVIII đã có khuynh hƣớng trỗi dậy, có khả năng thích ứng
với hoàn cảnh mới của đất nƣớc. Văn học Phật giáo phát triển với sự nỗ lực
phục hƣng phật giáo của một số thiền sƣ nhƣ Hƣơng Hải, Chân Nguyên, Hải
Lƣợng,... trong đó Toàn Nhật cũng là một gƣơng mặt tiêu biểu. Những yếu tố
về hoàn cảnh lịch sử xã hội, tƣ tƣởng có ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc đời, và
sự nghiệp sáng tác của ông. Trong đó, Tam giáo nguyên lưu ký là tác phẩm
thể hiện rõ nhất quan niện “dung hòa tam giáo” của Toàn Nhật thiền sƣ. Ông
đã phát biểu một cách công khai, có phần hào hứng về quan niệm dung hòa
của tam giáo, từ đó trình bày một cách chi tiết, tỉ mỉ về nội dung của Nho Đạo - Phật trong tác phẩm của mình.
14
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chƣơng 2
NỘI DUNG TƢ TƢỞNG “DUNG HÒA TAM GIÁO”
TRONG TAM GIÁO NGUYÊN LƯU KÝ
2.1. Nhìn lại quan niệm “dung hòa tam giáo” trong lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam
Trong lịch sử, khi nhắc đến “tam giáo” là nói đến Nho giáo, Đạo giáo và
Phật giáo. Có nhiều thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ quá trình cùng tồn tại và phát
triển của ba tôn giáo trong lịch sử dân tộc.
Nguyễn Khắc Thuần giải thích những thuật ngữ quen thuộc nhƣ: “tam
đồng nguyên giáo” (chỉ sự xuất phát của ba tôn giáo là cùng một gốc, cùng
phát triển, không có sự bài xích lẫn nhau), “tam giáo đồng quy” (chỉ cùng
chung mục đích hƣớng tới của tam giáo), “tam giáo hòa đồng” (ba hệ tƣ
tƣởng bổ sung cho nhau, tƣơng hỗ cho nhau),...
Nguyễn Kim Sơn lại sử dụng thuật ngữ “hội nhập tôn giáo” với ý nghĩa
chỉ sự vận động, điều chỉnh tƣ tƣởng sao cho phù hợp với thời đại, với mục
đích xác định. Ngoài ra, Trần Nghĩa còn sử dụng và giải thích một số thuật
ngữ khác nhau: “tam giáo dung hợp”, “tam giáo hỗn dung”, “tam giáo nhất
thể”, “tam giáo hợp lƣu”,...
Với mỗi thuật ngữ nhìn chung nội dung đều hƣớng tới chỉ bản chất, quá
trình hình thành và phát triển của ba tôn giáo. Để tránh sự áp đặt do mỗi thuật
ngữ có cách giải thích khác nhau, chúng tôi lựa chọn sử dụng thuật ngữ “dung
hòa tam giáo” với ý nghĩa chỉ bản chất tam giáo, sự điều chỉnh nội dung, mục
đích hƣớng tới và cả quá trình đấu tranh ngầm khẳng định vị trí của ba tôn
giáo trong xã hội.
Tƣ tƣởng dung hoà nhƣ một nguyên tắc tồn tại của ngƣời Việt Nam đƣợc
hình thành từ rất sớm trong lịch sử và ngày càng đƣợc bổ sung thêm nhiều nội
15
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
dung mới theo tiến trình phát triển của dân tộc. Tƣ tƣởng này bao gồm các nội
dung nhƣ hoà hợp với tự nhiên, dung hoà với xã hội, dung hoà với con ngƣời.
Tƣ tƣởng dung hoà vận động trong suốt lịch sử cổ - trung đại Việt Nam đã tạo
ra một diện mạo văn hoá Việt, làm nên một tổng thể các yếu tố văn hoá - tôn
giáo (Nho - Đạo - Phật và các yếu tố bản địa) khi đƣợc bổ sung thêm những
giá trị nhân văn mới mẻ, tiến bộ của phƣơng Tây thời cận, hiện đại.
Trong thời kỳ Việt Nam bị phƣơng Bắc thống trị, một mặt, do bị cƣỡng
bức văn hoá; mặt khác, do sự giao lƣu, tiếp xúc văn hoá và do tác động của tƣ
tƣởng dung hoà, nên xu hƣớng tiếp thu, hội nhập các yếu tố văn hoá Hán và
Ấn vào nền văn hoá bản địa đã hình thành. Nhƣ vậy, giai đoạn này tƣ tƣởng
dung hoà đã có thêm nội dung hoà hợp với các tôn giáo, các tƣ tƣởng ngoại
lai. Nho, Phật, Đạo từ phƣơng Bắc xuống, Phật giáo từ Ấn Độ sang đƣợc tiếp
nhận, dung hoà vào nền văn hoá bản địa, trở thành các thành tố của văn hoá
Việt Nam. Từ giai đoạn này trở đi, sự hỗn dung tôn giáo hay khuynh hƣớng
dung hoà tƣ tƣởng và tôn giáo chắc chắn là một bản tính của tâm thức Việt
Nam. Nhân dân đã Phật giáo hoá thần mƣa, thần sấm, thần gió, thần mây
trong tín ngƣỡng dân gian thành các vị Phật bà. Đức Phật là nam thần sang
Việt Nam đã trở thành nữ thần. Thời Sĩ Nhiếp, tƣ tƣởng dung hoà văn hoá,
tôn giáo đạt tới đỉnh cao. Sĩ Nhiếp coi trọng cả Nho, Đạo, Phật và tín ngƣỡng
thờ linh khí sông núi, thờ thần bản địa trong cai trị và đã tạo ra đƣợc một giai
đoạn ổn định, thịnh vƣợng và đa dạng về văn hoá. Từ Sĩ Nhiếp, các tôn giáo
ngoại lai đƣợc biến đổi phù hợp và hoà nhập với tôn giáo bản địa tạo thành
nội dung chủ yếu của thực thể tinh thần Việt.
Thời kỳ Lý - Trần, tam giáo thịnh hành, dung hòa trên cơ sở lấy Phật
giáo làm bản vị. Thời Lý, các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo, đã cho xây
dựng rất nhiều chùa chiền, ví nhƣ Chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột)đƣợc
vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mƣời (âm
lịch) năm Kỷ Sửu1049, niên hiệu Sùng Hƣng Đại Bảo thứ nhất. Tuy vậy,
16
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
những ảnh hƣởng của Nho giáo cũng rất cao, với việc mở các trƣờng đại học
đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), các khoa thi để chọn
ngƣời hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nƣớc. Khoa thi
đầu tiên đƣợc mở vào năm 1075, Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh.
“Dung hòa tam giáo” thời kỳ này lấy thực hành đạo trị, lấy thiên hạ, tức
phƣơng diện chính trị xã hội (cũng đồng thời là vấn đề dân tộc),làm điểm quy
kết. Tinh thần bồ tát cứu thế, tinh thần nhập thế hoà đồng của Phật giáo đời
Trần và lý tƣởng bình trị thiên hạ của Nho gia gặp nhau, tạo ra trạng thái
khoan dung, hợp nhất của tam giáo, là cơ sở cho Phật giáo chấp nhận Nho
giáo. Các nhà sƣ kiêm chính trị gia thời Trần là chủ thể đứng ra tiến hành
dung hòa tam giáo. Điểm quy nhập tam giáo này có phần không thuận cho
Phật giáo. Đây cũng chính là khởi điểm để Nho gia ngày càng phát huy sở
trƣờng. Nhu cầu đời sống chính trị và xu hƣớng quan liêu hoá bộ máy cai trị
có ý nghĩa quyết định phá vỡ tƣơng quan tam giáo thời Trần, chuyển sang
thời kỳ Nho giáo chiếm ƣu thế vào thế kỷ XV.
Nửa cuối thế kỷ XV, dƣới triều đại Lê Thánh Tông, Nho giáo chiếm vị
trí chủ đạo, nổi bật. Từ đây Phật giáo chuyển sang ảnh hƣởng chủ yếu trong
dân gian, trong nhu cầu tinh thần của dân chúng nói chung, trong đó có cả trí
thức Nho học. Phật giáo không bị chối bỏ một cách cực đoan. Mẫu hình tiêu
biểu nhất của nhà Nho bác văn ƣớc lễ đƣợc xác lập. Phật, Đạo thời kỳ này tồn
tại nhƣ những nhân tố bổ sung trong đời sống tâm linh. Thực chất giai đoạn
thế kỷ XI -XV là sự sắp đặt lại theo sở trƣờng và ƣu thế từng học thuyết. Sự
sắp đặt này chỉ có thể thực hiện đƣợc khi Nho gia đã có sự phát triển nhất
định. Tƣơng quan tam giáo trong thế trƣởng thành của cả tƣ tƣởng và văn hoá
dân tộc nói chung chứ không phải là một điểm lùi của tƣ tƣởng. Nho học tách
khỏi khối tam giáo, vƣơn lên chiếm lĩnh đời sống chính trị xã hội. Phật giáo
lui về chiếm lĩnh phần sinh hoạt dân gian, phong tục tập quán và một phần tƣ
tƣởng kẻ sĩ, tâm linh của trí thức. Trong mỗi nhà nho đều có phần ảnh hƣởng
17
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
của Phật, Đạo, nhƣng trong thời thịnh của Nho học, với tƣ cách là ngƣời hành
đạo, ngƣời phát ngôn chính thức của tƣ tƣởng thánh hiền họ không thảo luận
nhiều về Phật, Đạo. Ở những thời điểm đó, cái duy lý, tự lạc của Nho gia về
cơ bản đủ sức đáp ứng những nhu cầu tinh thần của thế hệ nho sĩ dấn thân yêu
đời, triều đình tạo cho họ những cơ hội thoả mãn nhu cầu kinh thế, vì vậy việc
tìm sang Phật, Đạo về tƣ tƣởng ít có dịp biểu hiện.
Thế kỷ XVI-XVII loạn thế là yếu tố tạo nên những mối quan tâm phức
tạp của Nhà Nho. Thời kỳ này, tƣ tƣởng của Nho gia ít kiềm toả đƣợc nhân
tâm. Nhà Nho đứng ra mở rộng hệ thống, tìm tới tƣ tuởng Phật Đạo nhƣ sự
điều chỉnh cần thiết để tự thoả mãn.
Vào cuối thế kỷ XVI, ông Trạng nguyên Nho gia Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã viết Tam giáo tƣợng bi minh ở chùa Cáo Dƣơng, huyện Thuỵ Anh (Thái
Bình) rằng ông cũng có lòng thích điều thiện, không dám chối từ. Nhƣng ông
là nhà Nho, tuy không đƣợc nghe thấu đáo về đạo Phật, đạo Lão, song có đọc
rộng suy ngẫm những điều nghi hoặc cũng nắm đƣợc một hai về luận thuyết
này. Đại loại Phật làm sáng sắc-tâm, phân biệt rõ nhân quả; Đạo Lão chú
trọng vào khí đến nhu, nắm cái lý duy nhất giữa bản chất chân thực; Đạo của
Khổng tử gốc ở đạo đức nhân nghĩa, văn hạnh trung tín.
Theo Nguyễn Kim Sơn: “Mục đích của việc dung hòa tam giáothời kỳ
này là chỉnh đốn nhân tâm”[19;16]. Nhân tâm là vấn đề đƣợc cả tam giáo
cùng bàn. Nho gia và Phật gia đều chú trọng tu dƣỡng cá nhân, chế ƣớc nhân
tâm. Thời kỳ này “dung hòa tam giáo” ít có tuyên bố, không rầm rộ, nó đƣợc
tiến hành một cách lặng lẽ tự nhiên. Vấn đề nhân tâm là mối quan tâm chung,
nó là nhịp nối để Nho gia tiến gần tới Phật gia và chấp nhận lẫn nhau. Nho và
Phật chấp nhận lẫn nhau ở mục đích. Những tác gia tiêu biểu thời kỳ này là
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng. Các câu chuyện truyền kỳ
của Nguyễn Dữ đã vƣợt bỏ truyền thống “bất ngữ quái lực loạn thần” của nhà
Nho từ thời Khổng Tử để nói về nghiệp chƣớng luân hồi quả báo, hoạ phúc
18
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
sinh tử. Việc viện dẫn các vấn đề tƣ tƣởng của nhà Phật là sự mở rộng về tƣ
tƣởng, nhằm tới mục đích ngăn ngừa nhân tâm, khuyến thiện trừng ác. Về
phƣơng tiện và công cụ thì phi Nho, nhƣng mục đích cũng là hộ Đạo, ngăn
ngừa nhân tâm, hoàn toàn thống nhất với mục đích của Nho gia. Vấn đề nhân
tâm là điểm để dung hòa tam giáo thế kỷ XVI - XVII.
Đến thế kỷ XVIII, việc dung hòa tam giáo diễn ra một cách có tuyên bố,
có lý luận.Hƣơng Hải thiền sƣ đã nhiều lần nhấn mạnh về sự “dung hòa tam
giáo”, cho rằng Phật, Nho, Đạo có cùng một gốc, vận dụng tam giáo là theo
thời không, nên thiên lệch một tôn giáo nào:
“Nguyên lai tam giáo đồng nhất thể
Nhiệm vận hà tằng lý hữu thiên”.
(Ba giáo xƣa nay cùng một thể
Theo thời sao lẽ có nghiêng bên)
Sự “dung hòa tam giáo” đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc. Trải qua thời Lý
Trần, Phật giáo đƣợc coi trọng nhƣ vẫn dựa trên sự tôn trọng đối với Nho
giáo. Dƣới thời Lê Sơ, Nho giáo là hệ tƣ tƣởng đƣợc giai cấp phong kiến sử
dụng để xây dựng đất nƣớc, Phật giáo và Đạo giáo trở về với không gian văn
hóa của làng xã gắn lền với những nghi lễ thờ cúng của dân gian. Đến thế kỷ
XVIII, các thiền sƣ đã có công lớn trong công cuộc chấn hƣng đạo Phật, đem
lại vị thế mới cho Phật giáo trong hệ tƣ tƣởng của đất nƣớc. Tuy vậy, trong
suốt chiều dài lịch sử, tam giáo không hề bài trừ lẫn nhau, mà chúng bổ
khuyết cho nhau cùng phát triển.
2.2. Nội dung tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” trong Tam giáo nguyên
lưu ký
2.2.1.Thể hiện quan niệm “dung hòa tam giáo”
Trong lịch sử dân tộc, có rất nhiều học giả đã đề cập đến quan niệm
“dung hòa tam giáo” một cách công khai nhƣ Hƣơng Hải, Hải Lƣợng,
Nguyễn Công Trứ, Chân Nguyên, Lê Quý Đôn,...
19
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Một số tác giả chƣa từng sáng tác một tác phẩm Phật giáo trọn vẹn nào
nhƣng cũng lên tiếng thể hiện quan niệm ủng hộ Phật giáo. Đến với Nguyễn
Công Trứ - nhà Nho hành đạo, ông cảm nhận về Phật giáo nằm trong quy luật
“dĩ Nho nhập Thích”. Trong sáng tác của ông thấy thấp thoáng những câu từ
liên quan đến Phật giáo. Đến bài thơ Vịnh Phật, đã đạt đƣợc nét độc đáo riêng
biệt. Nội dung bài thơ không chỉ biểu cảm tƣ tƣởng Phật giáo mà luôn mở
rộng, đối sánh với các hệ phái tƣ tƣởng khác, chủ yếu với Nho học. Nguyễn
Công Trứ thừa nhận Nho, Phật cùng trƣờng tồn, bổ sung, hỗ trợ cho nhau
trong sự phát triển chung.
Quan niệm “dung hòa tam giáo” đến thế kỷ XVIII, không còn là quá
mới mẻ. Toàn Nhật cũng nhƣ đa số các trí thức đƣơng thời, với quan niệm
“dung hòa tam giáo” đƣợc gửi gắm vào trong các sáng tác văn chƣơng. Trong
Hứa Sử truyện vãn, Toàn Nhật mƣợn nhân vật Diêm Vƣơng để tuyên bố:
Thánh hiền phân chế làm ba
Tam giáo so lại nhất gia khác gì
Theo Toàn Nhật, tam giáo suy cho cùng là chung một nhà, cùng chung
sức cai quản nhân tâm con ngƣời, bổ khuyết cho nhau đểcon ngƣời có cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Trong Tam giáo nguyên lưu ký, quan niệm về “dung hòa tôn giáo” lại
càng đƣợc thể hiện rõ rệt. Nó biểu hiện trong chính cuộc đời của Toàn
Nhật. Trải qua nhiều trầm luân của cuộc đời, đã từng theo Nho gia, từng
làm tƣớng soái, nhƣng cuối cùng ông nhận ra rằng cuộc đời là bể khổ. Ông
quyết dứt bỏ bụi trần theo thầy học đạo. Toàn Nhật không vì coi trọng Phật
giáo mà bỏ qua những chân lí đúng đắn của Nho giáo hay Đạo giáo, bởi thế
ông đã viết:
Thuở trời xuân say nhuần mầu đạo
Trót noi theo tam giáo chân tôn
20
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tƣ tƣởng của Toàn Nhật thiền sƣ thể hiện khá rõ ràng, bởi ông hiểu đƣợc
cái gốc chung của tam giáo là một. Tam giáo đều muốn soi chiếu con ngƣời, từ
những giáo lý ấy để cảm hóa con ngƣời, làm cho con ngƣời hƣớng thiện. “Tam
giáo chân tôn” mà Toàn Nhật nhắc đến là tôn chỉ chân chính của ba đạo tức
Nho, Đạo, Phật. Đó là những điều chân chính, đáng để học tập. Nhƣng muốn
đạt đƣợc đến điều đó cần phải kiên trì, phải tu thân thì mới đạt đƣợc kết quả.
Nếu trong vũ trụ đã định có trời, đất, ngƣời là cốt lõi thì con ngƣời đƣợc
coi là vật “chí linh”, loại thiêng nhất trong vạn vật. Con ngƣời từ khi sinh ra ai
nấy đều giống ai, đều hiền lành cả. Nhƣng do dục vọng, ham muốn, tham
lam,... đã khiến con ngƣời mờ mắt, làm ra những điều sai trái chẳng còn mấy
ngƣời giữ đƣợc tính tình lƣơng thiện vốn có ban đầu. Chính vì không thể làm
chủ đƣợc những dục vọng, ham muốn của bản thân mà con ngƣời tự đẩy mình
vào những bể khổ, tự đầy đọa mình vì những thứ hƣ vô:
Ngƣời là vạn vật chí linh
Vốn nguyên trong lắng tánh lành đồng thanh
Hoặc là chịu khí hôn minh
Ngoài thêm vật dục, vọng tình che đi
Khiến nên làm sự quái vi
Hiền lƣơng thì ít ngu si thì nhiều
Thấu hiểu đƣợc sự khổ của con ngƣời, chân lý của tam giáo muốn soi
đƣờng, chỉ lối cho những kẻ bị che mắt bằng danh lợi thấy rõ những khổ đau
của việc tranh giành, chỉ lối cho họ con đƣờng đúng đắn. Nếunhƣ ba thứ ánh
sáng trong trời đất “tam quang” là mặt trời, trăng, sao ba thứ ánh sáng của vũ
trụ, luân phiên nhau soi sáng cho con ngƣời. Thì “ba giềng” tức tam cƣơng là
đạo nghĩa giữa vua tôi, cha con, vợ chồng lại là cái khung chắc chắn cho sự
phát triển lâu dài thịnh vƣợng.
Ví nhƣ cái vạc ba chân
Nếu mà khuyết một ngả nghiêng đâu còn
21
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Vật trong vạc ấy chẳng toàn
Ắt là chút đổ chỉn liền hƣ hao
Ba tôn giáo cùng phát triển trong một môi trƣờng đƣợc Toàn Nhật ví
nhƣ cái vạc ba chân chắc chắn, tạo nên sự bền vững lâu dài. Bởi cái vạc ấy
không thể thiếu một chân nào cả, cũng giống nhƣ “tam giáo dung hòa”, cùng
vận động, bổ khuyết cho nhau phát triển vì mục đích muốn giải hóa con
ngƣời, muốn cho con ngƣời cuộc sống tốt hơn. Nếu thiếu một chân, thì vật
trong vạc ắt sẽ đổ, tạo ra sự thiết hụt. Nhƣ để nhắc nhở con ngƣời, nếu sống
thiên lệch, không biết suy nghĩ thì cũng bị những dục vọng làm cho mờ mắt,
trở thành ngƣời sai trái. Toàn Nhật đã mƣợn sự so sánh của Lý Sĩ Khiêm thời
Bắc Ngụy về tam giáo để thể hiện tƣ tƣởng của mình:
Nho gia tỏ rõ nhƣ sao
Chói lòa tinh đẩu ai nào chẳng hay
Đạo gia dƣờng nguyệt tròn thay
Bắc nam ánh giải, đông tây sáng ngời
Thích gia ví tợ mặt trời
Đâu đâu soi thấu đời đời quang minh.
So sánh ánh sáng của tam giáo nhƣ ba thứ ánh sáng của đất trời là trăng,
sao, mặt trời càng làm tăng vị trí quan trọng của Nho - Đạo - Phật. Bởi cuộc
sống của con ngƣời dù đêm hay ngày đều cần có ánh sánh, các hoạt động lao
động sản xuất nếu không có ánh sáng thì không thực hiện đƣợc. Hay đơn giản
hơn nếu không có ánh sáng thì con ngƣời không thể có sự sống. Nếu tam
quang giúp con ngƣời vận động thì tam giáo nhƣ thứ ánh sáng nhiệm màu soi
sáng tâm hồn con ngƣời. Tam giáo soi đƣờng chỉ lối cho các hành động, suy
nghĩ của con ngƣời sao cho đúng đắn, phù hợp nhất, hƣớng tới cuộc sống tƣơi
đẹp hơn. Ta nhận thấy rõ ràng quan điểm “dung hòa tam giáo” của Toàn Nhật
thiền sƣ trong những vần thơ của mình. Ông đề cao vai trò của tam giáo trong
đời sống nhất là việc cảm hóa con ngƣời.
22
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Toàn Nhật đƣa ra lời khuyên với tất cả chúng sinh:
Dám khuyên thiên hạ anh tài
Đạo đồng tam giáo mựa lời thuẫn mâu
Ba đƣờng đều có nhiệm màu
Phật tiên rất báu nho cầu cũng xinh
Thiêng chăng vốn ở nơi mình
Tóm lại hai chữ chí thành mà thôi
Và:
Miễn cho lợi vật ích thì
Chẳng câu là Đạo, luận gì Thích Nho
Mục đích cuối cùng của tam giáo hƣớng tới là lợi ích cho con ngƣời, làm
cho con ngƣời nhận thức đƣợc cuộc sống, đƣợc việc làm của mình và cái đích
chân chính mà con ngƣời cần hƣớng tới. Khi đó, không có khoảng cách giữa
Nho - Đạo - Phật mà đó chỉ là những con đƣờng khác nhau cùng hƣớng tới
một thành quả chung cho sự nhẫn nại và bền bỉ.
Tuy vậy, đây mới là biểu hiện bề nổi trong quan niệm của Toàn Nhật,
thực chất vị thế của từng tôn giáo trong quan niệm của ông là khác nhau. Điều
đó đƣợc thể hiện trong chiều sâu câu chữ ở những phần trình bày cụ thể về
Nho - Đạo - Phật. Sự khác biệt trong vị trí của ba tôn giáo nhƣ thế nào sẽ
đƣợc làm rõ ở phần sau.
2.2.2. Vị trí của Nho - Đạo - Phật trong Tamgiáo nguyên lưu ký
Toàn Nhật phát biểu một cách công khai, ủng hộ quan niệm “dung hòa
tam giáo”. Nhƣng khi soi chiếu vào tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký, thì
nhận thấy vị trí của ba tôn giáo có sự khác biệt rõ rệt. Với số lƣợng 1210
câu,Tam giáo nguyên lưu ký chia thành bốn phần lớn. Phần nhập đề từ câu
1 đến câu 28, giới thiệu tính thống nhất của tam giáo và quan hệ chức năng
giữa chúng với nhau. Phần hai từ câu 29 đến câu 226, trình bày về nguyên
lƣu của Nho giáo. Phần ba, từ câu 227 đến 386, mô tả về lai lịch của Đạo
23
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
giáo trong đó đã dành phần lớn để ghi lại một truyền thuyết về sự tranh
chấp giữa Đạo giáo và Phật giáo khi Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc.
Phần bốn, từ câu 387 đến câu 1210, giới thiệu về Phật giáo. Một điều dễ
nhận thấy là số lƣợng câu chữ đƣợc dành phần lớn cho Phật giáo. Toàn
Nhật là một thiền sƣ, việc giới thuyết cặn kẽ, tỉ mỉ về tôn giáo mà mình đi
theo là có thể hiểu đƣợc. Vì trong thời kỳ này Phật giáo không đƣợc quan
tâm, nên Toàn Nhật viết tác phẩm này còn nhằm mục đích chấn hƣng đạo
Phật. Bên cạnh đó, Nho giáo cũng đƣợc Toàn Nhật viết kỹ, sâu thể hiện
tầm hiểu biết của ông. Việc viết về Nho giáo một cách cặn kẽ, cũng dễ hiều
bởi Toàn Nhật từng theo nghiệp Nho gia. Hơn nữa đây lại là một tôn giáo
đƣợc xã hội noi theo nên thái độ của Toàn Nhật có phần kính trọng. Ngƣợc
lại với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo đƣợc Toàn Nhật viết với số lƣợng
trang ít nhất, ông thể hiện rõ quan điểm của mình, và đƣa ra lời chỉ trích
với những đạo sĩ ham mê danh vọng đã làm cho Đạo giáo diệt vong, không
chỉ thế còn làm hổ danh đến tổ tiên của Đạo giáo.
Cho nên thế sự luận đàm
Loạn ly vì bởi những đoàn tu tiên
Hại mình tội đã đƣơng nhiên
Lại thêm hổ đến tổ tiên đạo mầu
Bùa mê thuốc lú dấu linh
Quỷ thi ly mị hành hình thế gian
Ấy là ngoại đạo dị đoan
Trá hình giả dạng quấy loài phàm dân
Với sự hiểu biết sâu rộng của mình, Toàn Nhật chú ý trình bày về Nho
giáo qua những nội dung cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát
triển, và những nội dung của Nho giáo.Toàn Nhật viết:
Nhớ xƣa chí thánh đại thành
Đời xƣng Khổng Tử dòng lành Ân gia
24
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Thúc Lƣơng vốn thiệt hiệu cha
Nhan thi là mẹ sinh ra điềm lành
Nhƣ vậy, ngƣời sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử vốn thuộc dòng dõi
nhà Ân. Cha là Thúc Lƣơng, mẹ là Nhan thị. Tƣơng truyền rằng khi Khổng
Tử ra đời thì có hai con rồng vây quanh nhà và có năm ông lão hiện giữa sân.
Sự lạ còn thể hiện ở việc có Kì Lân xuất hiện trên sừng có tấm lụa ghi chữ.
Khổng Tử tự tâm học hành, rèn luyện và đem cái tâm, cái đức của mình để
cảm hóa lòng ngƣời.
Với Nho giáo, Toàn Nhật đƣa ra triết lý khái quátnhất đó là:
Dẫu trong thiên hạ an hòa
Bởi vì trị nƣớc sửa nhà tu thân
Đất nƣớc thái bình, nhân dân ấm no, nhà nhà yên ổn có ảnh hƣởng trực
tiếp từ việc tu thân của mỗi ngƣời, sau đó đến tề gia (gia đình đƣợc hòa thuận,
trên kính dƣới nhƣờng). Mỗi gia đình là một phần tử tạo nên xã hội, vậy gia
đình êm ấm hòa thuận ắt xã hội thịnh trị, thái bình. Nhƣng để đạt đƣợc những
điều đó, thì mọi việc đều từ chính bản thân mình để từ đó đƣa ra những quyết
định sáng suốt nhất. Tạo vật xoay vần, nhƣng từ vua đến thứ dân cũng luôn
phải đặt hai chữ “tu thân” lên hàng đầu.
Trên vua nhẫn xuống thứ dân
Cũng dùng hai chữ tu thân một tràng.
Với Nho gia thì hai chữ tu thân là vô cùng quan trọng, tu thân để bản
tính điềm đạm, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, tu thân để tích đức thƣờng đi
liền với nhau.Toàn Nhật nhắc đến đức ông Nham để làm gƣơng về sự “tu
thân”.Nham Hồi là cao đệ của Khổng Tử - ngƣời nổi tiếng ham học, chịu khó
dùi mài để làm rõ sự vui sƣớng chân thực đó là an bần lạc đạo, tuy cuộc sống
khó khăn, vất vả nhƣng tâm an, luôn lạc quan trƣớc cuộc sống thực tại, vui vẻ
với hiện tại, chỉ cần bỏ qua danh lợi, toan tính là đã vƣợt qua đƣợc cảnh giới
của Nho giáo:
25
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
An bần lạc đạo thanh tao
Đãy cơm bầu nƣớc chẳng nao chẳng nài
Sang giàu dong ruổi mặc ai
Đạo mầu chân tánh hôm mai trau dồi
Nhƣng tấm lòng cao ngất ấy, đạt đến độ chín muồi thì “số tận”, ông mất
năm 32 tuổi, khiến cho ngƣời đời thƣơng tiếc, đến thầy của ông đã phải khóc
thƣơng và nói: “Trời chôn ta”.
Toàn Nhật nhắc đến một loạt tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng, tứ đức...
mà Khổng Tử đã đề ra để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và xã
hội.
Tam cƣơng và ngũ thƣờng là lẽ đạo đức mà quân tử phải theo. Tam
tòng và tứ đức là lẽ đạo đức mà phụ nữ phải theo. Nếu ngƣời trong xã hội giữ
đƣợc tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng, tứ đức thì xã hội đƣợc an bình.Tam
cƣơng là ba mối quan hệ giữ quân thần, phụ tử, phu phụ. Quân thần trong
quan hệ vua tôi, vua thƣởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ.Phụ tử là
cha hiền con hiếu, cha có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, con phải hiếu đễ và nuôi
dƣỡng cha khi cha về già. Phu phụ là quan hệ vợ chồng, chồng phải yêu
thƣơng và đối xử công bằng với vợ, vợ chung thủy tuyệt đối với chồng:
Thật là phu tử ta nay
Hai chữ trung thứ nối dầy mà thôi
Làm con nhẫn đến làm tôi
Vuông tròn tiết nghĩa trau dồi thảo ngay.
Nhƣ vậy, Toàn Nhật đã giải thích một cách đơn giản nhất về chữ trung
và chữ hiếu. Phận làm con cái trong nhà, phải luôn biết báo đáp công ơn cha
mẹ. Với phận bề tôi, phải luôn trung thành với bề trên của mình.
Từ thời vua Nghiêu, vua Thuấn đã đặt những giá trị đó lên đầu. Dù các
triều đại khác nhau, nhƣng những giá trị chung thì không hề thay đổi nên đất
26
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
nƣớc đƣợc thịnh trị, no đủ, cuộc sống của nhân dân yên ổn, ngàn đời sau vẫn
còn ca ngợi:
Thuật từ Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang
Chinh phu chiếp tốn, tam cang ngũ thƣờng.
Toàn Nhật kể đến Tăng Sâm ngƣời Vỹ thành nƣớc Lỗ, là cao đệ của
Khổng Tử là một ngƣời chậm hiểu thế nhƣng cũng là một tấm gƣơng đáng
thán phục. Tuy chậm hiểu nhƣng ông chƣa hề nhụt chí ngộ ra đạo cũng chẳng
phải đâu xa, quy tụ lại ở chữ “nhất quán”. Bởi đạo là cao thẳm không thể
dùng một vài từ mà có thể diễn tả hết đƣợc chân lý, và không phải ai cũng có
thể hiểu ra đƣợc cái triết lý đó.
Nho giáo còn khuyên con ngƣời, ngoài việc tu thân thì tích đức rất quan
trọng, và việc giúp ngƣời thì không nên cơ hồ mong ngƣời giúp lại, bởi nhƣ
thế là đã giúp chính mình. Ngƣợc lại, với những ngƣời giúp đƣợc ngƣời khác
những luôn nghĩ đến việc ngƣời khác phải trả ơn mình thì đáng bị lên án.
Tùy duyên yêu hết tính trời
Làm làm lành chẳng nói, dạy ngƣời không lo.
Toàn Nhật nhắc lại ngũ thƣờng trong Nho giáo và lên tiếng nhắc nhở con
ngƣời sống phải biết lễ nghĩa. Có thể ngƣời làm ơn không cần đáp trả, nhƣng
với ngƣời đƣợc nhận sự giúp đỡ thì phải ghi nhớ. Và luôn tâm niệm trong
lòng luôn phải sống nhân nghĩa, làm việc thiện, giúp đỡ ngƣời khác
Đứng ngƣời cho biết nghĩa nhân
Lo phƣơng trả thảo đền ân làm đầu.
Đó chính điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, đƣợc
Toàn Nhật tóm gọn lại đó là tu thân, tam cƣơng, ngũ thƣờng.
Lấy tấm gƣơng của Châu Công, ngƣời có tài, có đức, nhƣng thấm nhuần
tƣ tƣởng trung quân của Nho giáo, ông đã ra sức giúp nhà Chu dựng cơ đồ
“Đức dƣ trí, chúa an dân”. Tiếp đến Toàn Nhật đã nhắc tới một số ngƣời đời
sau đã đi theo và học tƣ tƣởng của Khổng Tử truyền thụ lại, họ đã thay đổi
27
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
cuộc sống của mình, đem tài hèn sức mọn ra giúp dân giúp nƣớc. Đó là Mãi
Thần, hái củi rừng xa, vừa đi vừa học, sau đƣợc cất nhắc làm quan to. Hay
nhƣ Mộng Chánh Lữ Công, Hoàn Vinh, Khuông Hoành đều đạt đƣợc thành
quả, đề tên bảng vàng. Bao tâm gƣơng hiếu học, chăm chỉ, kiên trì ắt thành
công làm rạng danh tổ tiên, dòng họ:
Mãi Thần hái củi rừng xa
Vừa đi vừa học, học mà chẳng thôi
Ngày sau hiến sách đăng khôi
Hiển vinh một thủa lộc trời ngàn chung
Hay:
Đổng tử dũi mài học thầm
Đầu ngao chiếm trƣớc, văn lâm chói lòa
Dù học thuyết và tƣ tƣởng của Khổng Tử đã đƣợc lƣu truyền, đƣợc nhiều
ngƣời theo học, nhƣng điều đáng tiếc đó là thời thế xoay vần, dù đi khắp các
nƣớc mà vẫn không gặp “trời”. Ông quyết về quê hƣơng, hƣởng thú an nhàn,
cầm, kì, thi,họa. Khổng Khâu đã viết nên cuốn sánh tập hợp những bài thơ
dân gian, nhƣng qua đó để răn dạy con ngƣời. Ông mất một cách thanh thản,
cũng khác thƣờng nhƣ khi ông xuất. Toàn Nhật viết:
Thánh nhân vọng bái an nhiên
Vào nhà đoan ngọa phút liền ngọa đi
Nối tiếp sau đó là Tử Tƣ, cháu đích tôn của Khổng Tử, Mạnh Kha ngƣời thông minh, học rộng, chăm chỉ và ngộ đạo rất sớm. Trƣớc hoàn cảnh
đất nƣớc có nhiều hệ tƣ tƣởng đúng sai nhiễu loại, Mạnh Kha đã dẫn dắt đạo
Nho với những tƣ tƣởng vững chắc, giữ vững đƣợc gốc rễ và càng ngày càng
phát triển. Trong thời Chiến quốc tung hoành, ông đã về quê dạy học, sống
cuộc sống thong dong, an nhàn.
Từ đó học thuyết Nho giáo cũng trải qua những lúc suy, khi thịnh ứng
đúng nhƣ lời thánh nhân thủa trƣớc đã tiên tri. Vào thời Tần khi Tần Thủy
28
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hoàng lên ngôi, thống nhất Trung Quốc đã ra lệnh đốt sách chôn nho. Nhƣng
đến thời Hán Vũ Đế, khi cho phá nhà Khổng Tử để xây miếu thì đã phát hiện
một số sách ở trong vách nhà. Sau này sách ấy đƣợc truyền bá và học tập.
Gặp đời quốc giới thanh bình
Bốn phƣơng luyện tập ngũ kinh dồi mài.
Với sự hiểu biết sâu rộng, Toàn Nhật đã thuật lại từ việc ra đời của
Khổng Tử và Nho giáo, trải qua nhiều khó khăn, Nho giáo vẫn đƣợc tiếp nối,
truyền thụ mãi cho đến những thế hệ sau này. Điều quan trọng là hệ tƣ tƣơng
của nho giáo rất tiến bộ, dạy con ngƣời ta cách sống, cách lựa chọn cuộc sống
sao cho phù hợp.
So với Nho giáo, phần viết về Đạo giáo có phần sơ sài hơn. Toàn Nhật
cũng kể lại nguồn gốc, sự phát triển của Đạo giáo và đặc biệt là sự tranh chấp
giữa Đạo giáo và Phật giáo khi Phật giáo mới vào Trung Quốc.
Toàn Nhật kể rằng Lão Tử đƣợc sinh ra với nguồn gốc lạ kì,mẹ là con
gái của quan thừa tƣờng, trong một lần dạo chơi vƣờn lê, hái một quả ăn nào
ngờ mang thai. Điều kì lạ là bà mang thai tám mƣơi mốt năm, vào một hôm
bà đi dạo đến dƣới cây mận vỡ nách trái sinh ra Lão Tử. Với sự xuất hện khá
đặc biệt, và còn đặc biệt hơn khi sinh ra đã ngộ đạo, đã biết nói đạo mầu, có
phép tiên điêu luyện. Đạo giáo từ đó ra đời, Lão Tử là thiên tôn thái thƣợng
hay chính là ngƣời đã sáng lập ra tôn giáo này:
Đạo gia từ ấy khai phô
Thiên tôn thái thƣợng chân tu đƣờng đời.
Đạo giáo dạy ngƣời cách luyện đơn để chữa bệnh, chính vì thế mà các
môn đệ đến học ngày càng nhiều thêm. Ngoài ra, còn tập hợp tất cả các phép
thần thông của Đạo giáo vào trong Vạn pháp qui tôn, viết Đạo đức kinh để
truyền dạy cho con ngƣời. Sự thần thông của phép thuật đƣợc thể hiện ở việc
đi mây về gió, lên trời xuống đất, hô mƣa gọi gió,... Ngay cả việc đựng đủ đất
trời vào trong một cái bầu vẫn có thể làm đƣợc. Toàn Nhật viết:
29
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Những phƣơng bí quyết diệu huyền
Hoặc khi nhập địa thăng thiên mặc lòng
Hoặc ra phục hổ hàng long
Hoặc khi hoán vũ hô phong rầm rầm.
Theo Toàn Nhậtnguyên lí tối cao của Đạo giáo là vũ trụ là siêu hình,
không thể dùng lí trí để phân tích, tìm hiểu hay bàn bạc gì đƣợc. Khi làm chủ
đƣợc tự nhiên và chính bản thân mình, tức là đạt đạo. Khi đó con ngƣời sẽ có
phép thuật vô biên.
Ấy là phép đạo nhiệm màu
Tu thân phục mạng mới hầu nên tiên.
Toàn Nhật kể về chuyện Khổng Khâu (Khổng Tử) đến vẫn lễ Lão Đam,
rồi khi trở về khen Lão Tử là một loại rồng có thể nƣơng mây nhờ gió mà lên
trời. Khổng Tử nhận ra rằng mình cũng thật bé nhỏ trong trời đất, không thể
biết hết đạo hoàn toàn. Nhƣ để ca ngợi sự nhiệm màu của Đạo giáo:
Thấp lòng kính nhƣợng tham cầu
Rằng ông Lão Tử khác nào rồng kia
Tƣơng truyền Lão Tử đi về cửa Hàm Cốc và viết sách, nhƣng không ai
biết thánh nhân chết ở đâu. Nối tiếp Đạo giáo của Lão Tử có bát tiên kế tục sự
nghiệp còn dang dở bao đãtu thành chính đạo, cứu ngƣời lƣơng thiện bằng
linh đan thần dƣợc.
Toàn Nhật cũng nhắc tới mội số tấm gƣơng noi theo Đạo pháp mà đã
luyện đƣợc linh đan, uống vào cả nhà đƣợc bay lên trời nhƣ Chân quân; Tiên
Dung, Chử công thiêu luyện ngân đơn sau đƣợc về nơi tiên ở:
Chân quân luyện đặng thuốc tiên
Uống vào đều cũng thăng thiên cả nhà
Tiên Dung, Chử công rõ ra
Ngân đơn thiêu luyện về tòa Nhụy Châu
30
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Thiền sƣ kể lại sự tranh chấp giữa Đạo giáo và Phật giáo khi Phật giáo
mới vào Trung Quốc.Nhà vua cho xây chùa, ngày ngày nghe giảng Phật pháp
với ƣớc muốn tu thành chính quả. Vì vậy mà những đạo sĩ của Đạo giáo đem
lòng ghen ghét, đố kỵ, làm nên sự bất hòa tạo ra cuộc tranh chấp gay gắt giữa
hai tôn giáo:
Các ông đạo sĩ chẳng hòa
Sinh lòng tật đố vậy mà tâu vua
Vả nay thánh ngự trung đô
Lại tin những thói Khƣơng Hồ sao nên
Cuộc tranh chấp diễn ra, bằng việc đốt kinh để thử xem kinh nào đúng
đắn. Kể rằng kinh Phật cháy rơi ra những chữ vàng, còn kinh Đạo thì chỉ còn
chút tàn tro.
Thƣơng thay kinh cháy hồn hồn
Các thầy đạo sĩ tam hồn phi thăng
Bấy giờ pháp sƣ Ma Đằng
Cùng kinh với tƣợng cao thăng trong trời
Hào quang hóa hiện sáng ngời
Mấy kinh toàn vẹn đều lơi chữ vàng
Sau sự việc đó vị trí của Đạo giáo dần mất, đến đời Lƣơng Vũ đã ra lệnh
phá hết các đạo quan và bắt hết các đạo sĩ. Đạo giáo thực sự suy tàn.
Với số lƣợng câu chữ ít nhất trong nội dung viết về tam giáo, những vấn
đề của Đạo giáo đƣợc Toàn Nhật tìm hiểu vẫn chƣa cặn kẽ. Nhƣ Lê Mạnh Thát
đã nhận định: “Phần về Đạo giáo không đạt được sự trong sáng và minh bạch
như ở phần Nho giáo”[24; 17]. Toàn Nhật chỉ nói về sự ra đời của Đạo giáo,
nhƣng vẫn chƣa đi sâu vào tìm hiểu đƣợc hết triết lý của Đạo, sự “tu” của Đạo.
Tuy vậy, ta cũng đã có đƣợc cái nhìn khái quát nhất về một tôn giáo lớn, hƣớng
tới mục đích chung của tôn giáo là làm cho cuộc sống của con ngƣời tốt đẹp
hơn.
31
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Với việc hạ thấp Đạo giáo, Toàn Nhật đã đƣa Phật giáo lên một tầm cao,
có vị trí quan trọng hơn so với Đạo gia. Dù Toàn Nhật là một ngƣời đã từng
theo thầy học chữ, mang công sức ra giúp nƣớc, từng là một quan võ. Nhƣng
trong thời Tây Sơn loạn lạc, Toàn Nhật đã dứt bụi trần đi theo Phật giáo, trở
thành thiền sƣ có vị trí khá quan trọng trong công cuộc phục hƣng Phật giáo ở
Việt Nam thế kỷ XVIII.
Trong Tam giáo nguyên lưu ký, sự trình bày nội dung của tam giáo cũng
có thể là ngụ ý của tác giả. Toàn Nhật là một thiền sƣ, nên phần trình bày về
Phật giáo rất kỹ lƣỡng. Nên số lƣợng câu thơ nói về đạo Phật khá dài từ câu
387 đến câu 1210. Qua đó thấy rõ hơn kiến thức sâu rộng của tác giả về sự ra
đời và các triết lý của nhà Phật, nhất là vị trí cao nhất của Phật giáo trong
quan niệm của ông.
Nhắc đến Phật giáo, đầu tiên Toàn Nhật nói đến sự ra đời của Phật. Thái
tử Tất Đạt Đa, con trai của vua Phạn vƣơng, mẹ là Vệ Đức đƣợc sinh ra rất
huyền diệu.
Hiệu ngài là Phật Thích Ca
Tên ông Tất Đạt cha là Phạn vƣơng
Mẹ là Vệ Đức phu nhân
Lê viên một bữa dạo nhàn xem hoa
Phút liền nách hữu chui ra
Chân đi bảy bƣớc liên hoa rạng ngời
Nhƣng số phận của thái tử lại đƣợc một thầy bói phán rằng sau này sẽ đi
tu. Năm tám tuổi, thái tử đã học hành thông thuộc các sách, dự là tƣơng lai
sáng lạn, sẽ trở thành một vị vua anh minh.Vì lo sợ lời thầy bói phán, Phạn
vƣơng đã tuyển mỹ nữ cho con, dạy con xây dựng đền đài cung điện. Dù sống
trong cuộc sống xa hoa nhƣng Tất Đạt không thấy vƣớng bận điều gì. Trong
một lần xuất cung, Tất Đạt đã đƣợc chứng kiến những chuyện xƣa nay chƣa
từngthấy nơi cung điện. Thấy một cụ già khom lƣng, chân tay nhức mỏi. Thấy
32
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
một bệnh nhân ốm yếu, chân tay gầy tóp chỉ có da bọc xƣơng. Thấy một
ngƣời chết giữa đƣờng. Tất Đạt thấy lo lắng về cuộc sống, luân hồi sinh - lão bệnh - tử:
Phƣơng nào thoát khỏi huyễn thân
Lánh đƣờng sanh tử cõi trần mới xong.
Thái tử gặp đƣợc một vị thiền sƣ, khi lĩnh ý thì ngƣời đã hiều, và quyết
tâm tử bỏ chức vị, của cải dù cho cha khuyên can, ngăn cấm. Tất Đạt lên núi
Lãnh Tuyết, tu hành trong 6 năm. Sống cuộc sống khó khăn, cực khổ, cuối
cùng đã ngộ đạo trở thành Phật tổ Nhƣ Lai. Ông diễn ra thập nhị bộ kinh, để
truyền bá cho trên dƣới hết thảy mọi ngƣời:
Một đêm phút thấy minh tinh
Từ ấy mới thành Phật tổ Nhƣ Lai
Một lòng hỷ xả từ bi
Cam bề khổ hạnh tƣởng vì chúng sanh
Đạo Phật dạy con ngƣời ta hƣớng thiện. Nhƣng trên hết triết lý đạo Phật
đã chỉ ra đƣợc cái gốc của nỗi khổ, để từ đó thoát khỏi nó đến cõi niết
bàn.Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo đƣợc Toàn Nhật thể hiện tập
trung ở nội dung của 3 phạm trù đó là vô ngã, vô thƣờng và duyên.
Theo quan điểm của Toàn Nhật về vô thƣờng, cho rằng thế giới xung
quanh và cả con ngƣời không phải do một vị thần nào sáng tạo ra, sự ra đời
của con ngƣời là do cha mẹ sinh ra:
Hai chút khí huyết mẹ cha
Lấy làm xƣơng thịt màng da bọc ngoài
Con ngƣời ở đây không phải vật vô tri vô giác, mà là con ngƣời có
những ƣớc muốn, có những hành động nhƣng đôi khi nó là sự tham lam, dốt
nát, ngu si tự mình tạo ra nghiệp báo cho mình.
33
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Toàn Nhật nhắc đến hai chữ “vô thƣờng” trong đạo Phật. Các sự vật,
hiện tƣợng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không
ngừng nghỉ. Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi:
Trong đời quyền cả ngôi cao
Vinh hoa phú quý ai nào chẳng ƣng
Của yêu gái tốt không chừng
Làm vua một nƣớc danh lừng bốn phƣơng
Nhƣng mà không khỏi vô thƣờng
Ví nhƣ giấc mộng hoàn lƣơng khác gì.
Nhƣ vậy, những thứ ngay trƣớc mắt chỉ là phù du, bởi nó không hề tồn
tại mãi mãi. Dù là làm vua một nƣớc, nắm trong tay quyền sinh quyền sát,
đứng trên vạn ngƣời, nhƣng khi thời thế thay đổi, tức thì có thể chỉ là thứ
dân, lại một vƣơng triều khác lên ngôi.
Lại cho rất phẩm sang giàu
Bạc vàng của cải dễ hầu đem đi
Tình thâm cốt nhục sầu bi
Cũng không thay đặng chƣng khi vô thƣờng.
Tất cả mọi việc trong thế giới là vô thƣờng, không tồn tại mãi. Có những
thứ muốn giữ lại bên mình, nhƣng trò đùa của tạo hóa trêu ngƣơi. Con ngƣời
ai cũng sanh ra, già, chết. Ngay cả thiên nhiên cũng không chống lại đƣợc cái
sự “vô thƣờng”. Bởi mặt trời mọc rồi lại lặn, bốn mùa nối tiếp đuổi nhau đi.
Sao con ngƣời có thể chống lại đƣợc cái quy luật tuần hoàn của cuộc đời.
Cuộc đời nhƣ một cái chớp mắt, hay nhƣ một giấc mộng vụt qua khi con
ngƣời tỉnh dậy. Ngay cả cốt nhục tình thâm, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác,
con cháu đƣợc sinh ra, thì ông bà cha mẹ cũng đến lúc phải mất đi. Hóa ra cái
vô thƣờng ấy đã có từ rất lâu, nhƣng chỉ đến khi Phật Nhƣ Lai ngộ đạo màu,
truyền thụ cho muôn dân thì con ngƣời mới tỉnh ngộ, mới nhận ra.
34
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Theo Toàn Nhật thìPhật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tƣợng trong vũ
trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên.
Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả
ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà
trở thành kết quả mới. Cứ nhƣ vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của
các sự vật, tuân theo quy luật “nhân - quả”, nhân là cái hạt, quả là cái trái, cái
trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nƣơng
vào nhau mà có. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có quả
thì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy.Hạt lúa đƣợc gọi là “nhân”
khi gặp “duyên” là điều kiện thuận lợi về không khí, nƣớc, ánh sáng, nhiệt độ,...
thìnhân sẽ phát triển thành “quả” là cây lúa.Hay chính con ngƣời làm chủ cuộc
sống, số phận và vận mệnh của chính mình. Bởi kết quả đời sau thế nào là do
chính con ngƣời đã làm ở kiếp trƣớc, gieo nhân nào thì gặp quả nấy. Vì kiếp
trƣớc sống tham mê, nên kiếp này phải sinh ra trong trời đất, chịu nỗi khổ bị
đầy đọa về thể xác:
Bởi chƣng kiếp trƣớc tham mê
Cho nên thần thức một kì đầu thai
Sanh ra chịu báo đời nay
Đất trời lửa gió nhóm vầy nên thân
Hay một nỗi khổ khác do kiếp trƣớc gây ra mà con ngƣời bị đẩy xuống
chín tầng địa ngục, bị hành tội, không biết khi nào đƣợc siêu sinh.
Ắt là lạc xuống trong miền âm ty
Phƣơng nào cho khỏi A Tỳ
Diêm Vƣơng chúa ngục há vì tại sao
Ắt là vạc lửa núi đao
Muôn đời đặng kiếp thủa nào đặng ra.
Và:
Phàm tình sao khỏi đắm mê
35
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Gây đƣờng tội chƣớng tạo bề oan gia
Trần lao nhiều dữ ít lành
Diêm Vƣơng phép thẳng ra hình chẳng tha.
Nhƣ vậy, Toàn Nhật cho rằng sự vật và con ngƣời đƣợc cấu thành từ các
yếu tố vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tƣợng thế giới nằm trong quá
trình liên hệ, vận động, biến đồi không ngừng. Nguyên nhân của sự vận động,
biến đồi nằm trong các sự vật. Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn
mộc mạc chất phác nhƣng rất đáng trân trọng.
Tiếp đến Toàn Nhật nói đến học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Bởi
vậy, Phật xƣớng lên thuyết tứ thánh đế và thập nhị nhân duyên.
Khổ là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con ngƣời do sinh, lão, bệnh, tử,
do yêu thích mà không đƣợc gần (ái biệt ly), do mong muốn mà không đạt (sở
cầu bất đắc),… sinh ra khổ.Toàn Nhật đã nêu ra những nỗi khổ của con về thể
xác ngƣời theo quan niệm của Phật giáo. Đó là nỗi khổ bắt đầu từ khi sinh ra,
phải chịu sự đau ốm, phải chịu kiếp luân hồi, có sinh - có tử. Không chỉ thế,
còn phải chịu sự già cả, bệnh tật,...
Bốn mùa chữ vãng hàn lai
Sanh trong trời đất ngƣời ngƣời đều đau
Nó làm nóng rét nhức đầu
Tứ chi ngũ tạng dầu dầu lên ra
Khí huyết suy nhƣợc lại già
Mắt lào tai điếc nhăn da bạc đâu
Con ngƣời đƣợc sinh ra không phải là sắt đá, ai cũng một lần da đến thịt.
Mà trong trời đất, không phải lúc nào cũng thuận hòa, khí hậu luôn thay đổi
ảnh hƣởng trực tiếp đến con ngƣời, khiến con ngƣời đau ốm. Hay tuổi già sức
yếu, khi sức đề kháng thấp thì có nhiều thứ bệnh dẫn đến sự đau đớn, khổ
cực.
36
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bênh cạnh đó Toàn Nhật còn nhắc đến nỗi khổ vì những ham muốn tầm
thƣờng:
Con mắt muốn coi sắc tà
Đôi tai nghe tiếng bầy bà hay nghe
Đến nhƣ hai lỗ mũi kia
Hằng quen lung thói ham mê hƣơng trầm
Lƣỡi thời ƣa vị béo ngon
Thân quen chịu những xúc trần xông pha.
Nỗi khổ bắt nguồi từ việc sanh ra trong trời đất. Con ngƣời đƣợc sinh ra
luôn gắn liền với sinh - lão - bệnh - tử, không ai có thể thay đổi đƣợc cái quy
luật ấy. Ngoài ra con ngƣời còn khổ bởi chính suy nghĩ, hành động của mình.
Cầu mà không đƣợc cũng khổ, yêu thƣơng mà không đƣợc ở gần cũng khổ,
ghét nhau mà phải cùng chung chiến tuyến cũng khổ,... Tóm lại, nỗi khổ bủa
vây lấy số mạng của con ngƣời. Nhƣ Phật đã dạy, nƣớc mắt của chúng sinh
còn nhiều hơn cả nƣớc biển, thì khi còn sống ở trên đời con ngƣời phải sống
chung với nó. Khi thác rồi, con ngƣời có khổ hay không lại phụthuộc và
những hành động của họ khi còn ở dƣơng gian.
Toàn Nhật cho rằng nỗi khổ có gốc ở vô minh (không sáng suốt) và ái
dục (ham muốn). Dục vọng thể hiện thành hành động xấu khiến ngƣời ta nhận
lấy hậu quả xấu, hành động tốt khiến ngƣời ta nhận kết quả tốt gọi là nghiệp
báo, nhƣng thông thƣờng ngƣời ta dùng từ nghiệp báo với nghĩa là quả báo
xấu. Con ngƣời cứ gây nghiệp rồi chịu hậu quả của nó, trả nghiệp cũ rồi cứ
gây nghiệp mới, cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra đƣợc.
Mới hay tội phƣớc bởi ta
Máy thiêng báo ứng hẳn là không sai
Chính vì vậy, con đƣờng diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi con
ngƣời phải rèn luyện đạo đức, rèn luyện tƣ tƣởng, khai sáng trí tuệ. Phật
giáo hƣớng con ngƣời đến con đƣờng vƣợt qua nỗi khổ về thể xác và tinh
37
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
thần. Đến đƣợc cái đích mà ở đó con ngƣời không phải lo lắng suy nghĩ.
Cần phải diệt bỏ đƣợc những nhu cầu tầm thƣờng:
Kíp lòng xám hối quy y
Răn mƣời sự dữ mựa hề phạm xâm
Thân thời chẳng khá tà dâm
Cùng là thâu đạo với lầm sát sinh?
Miệng ngƣời chơ nói trới trinh
Ỷ ngữ, lƣỡng thiệt, buông tình ác ngôn
Ý thời thẳng khá tham sân
Cùng là si đố mƣời phân giữ gìn
Trƣớc sau chuyên một kính tin
Học làm sáu độ lại kiêng muôn lành
Đạo Phật khuyên răn con ngƣời phải tu thân, từ bỏ tà dâm, tránh sát sinh,
tránh gây nghiệp báo, bởi chính từ những ham muốn bình thƣờng nhất, dục
vọng, hay chỉ từ câu nói, tâm niệm dẫn đến nỗi khổ chất đầy, luân hồi từ kiếp
này qua kiếp khác. Và việc tin vào Phật, nhƣ vậy thì tâm mới an, khi đó mới
có thể bỏ qua đƣợc những dục vọng tầm thƣờng.Toàn Nhật nhắc đến sự kiện
Tất Đạt Đa trở thành Phật tổ Nhƣ Lai, đã viết ra thập nhị bộ kinh, lấy đó
khuyên răn con ngƣời:
Một lòng hỷ xả từ bi
Cam bề khổ hạnh tƣởng vì chúng sanh
Diễn ra thập nhị bộ kinh
Thiên đƣờng địa ngục dữ lành răn khuyên
Thuyết thập nhị nhân duyên này giải thích rằng, sở dĩ con ngƣời đầu thai
nơi nhân gian là vì quá khứvô tri, không rõ thị phi, làm điều càn quấy tạo nên
nghiệp chƣớng. Do vậy, ở đời này con ngƣời phải nỗ lực hành thiện, có nhƣ
vậy mới tránh khỏi luân hồi khổ báo.
38
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tóm lại, Toàn Nhật nói đến nội dung của Phật giáo nhằm giải thích
nguyên nhân nỗi khổ của con ngƣời và khởi xƣớng con đƣờng diệt khổ. Con
ngƣời phải tu tâm, thiện tính để tạo nhân tốt, từ đó mới hƣởng đƣợc quả tốt,
thoát vòng khổ ải.Con ngƣời có thể tu thân bằng tất cả những việc làm của
mình, với chính bản thân hay cách đối nhân xử thế với những ngƣời xung
quanh. Việc đền đáp công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha mẹ, chính là một
cách để tu thân, để trả nợ trần, tránh nghiệp báo về sau:
Thảo là chức phận làm con
Ơn cha nghĩa mẹ càn khôn so tày
Tiếp là nói đến đạo nghĩa vua tôi, vợ chồng, anh em, kính trên nhƣờng dƣới:
Làm tôi thờ chúa vẹ ngay
Một phen hƣởng lộc ngàn ngày đền công
Làm vợ cho biết thờ chồng
Làm chồng cũng phải xét lòng nghĩa nhơn
Làm em tu khá kính anh
Làm anh ắt lấy lòng thành đãi em
Lấy việc ăn chay niệm Phật, để đƣa con ngƣời thoát khỏi, hay vƣợt qua
những khổ ải cũng là một sự lựa chọn hƣớng tới sự thanh thản đối với con
ngƣời:
Hẳn nhƣ dƣờng ấy làm lòng
Ăn chay niệm Phật mới hòng cảm thông
Sống thì phƣớc thọ tăng long
Thác sau ắt đặng vƣợt vòng tử sinh
Ngoài ra, có thể tu thân tích đức bằng cách giúp ngƣời nghèo khó, giúp
ngƣời qua cơn đói rét, thấy ngƣời hoạn nạn ra tay giúp đỡ,...
Gặp ai đói khổ tật nguyền
Thí cho cơm áo cầm quyền thuốc men
Nhẫn ngƣời trong xóm trong làng
39
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Gặp ghèo cứu trợ, tử tang phò trì
Toàn Nhật lấy dẫn chứng về những ngƣời tin theo đạo Phật, gặt hái đƣợc
trái lành. Nhƣ Thiện Bƣu ngƣời ở Trấn Giang, có lòng tin niệm Phật nên đƣợc
giải oan. Hay nàng Sùng thị bị mù, vì tin vào Phật, niệm Phật ba năm mà hai
con mắt lành,...Toàn Nhật nhắc lại việc thái tử Tất Đạt bỏ ngôi vị, quyền quý,
giàu sang, để quyết đi theo nghiệp tu hành, muốn giúp đỡ chúng sanh. Vậy
còn ta “khổ não dân phàm”, thì có gì phải tiếc nuối. Lòng phàm chƣa dứt,
những ham muốn tầm thƣờng sẽ giết chết con ngƣời.
Thiền sƣ ca ngợi cuộc sống của nhân dân khi tin và nghe theo đạo Phật.
Nhân dân có cuộc sống an nhàn, sung túc, đầy đủ, tinh thần thoải mái, đất
nƣớc hƣng thịnh muôn đời:
Bốn mùa phong vũ thuận hòa
Của cải ê hề, lúa gạo chứa chan
Nhân dân nệm chiếu đều yên
Của rơi chẳng lƣợm cửa then không cài.
Phật giáo nói đến nơi tịnh độ, vô vi, ở đó con ngƣời có sựu khác biệt rõ rệt:
Tây phƣơng tịnh độ vô vi
Chẳng lo cơm áo hiếm chi bạc vàng
Vốn không sinh tử thù hằn
Cũng chẳng đau ốm khỏi đàng biệt ly
Sống lâu khoái lạc xiết chi
Quang minh tƣớng hảo, vui nghe nhạc trời
Hay:
Dƣới ao đòi thức hoa sen
Chân châu mã lão bốn bên sáng lòa
Sự khác biệt đƣợc hiện lên ở đây là cuộc sống khổng phải khổ vì những
ham muốn tầm thƣờng nhƣ cơm ăn, áo mặc, không phải lo lắng sự bất ổn
trong xã hội, không phải lo đến những đau ốm tầm thƣờng,... Mà ở đó con
40
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
ngƣời có cuộc sống đủ đầy, an lạc, của cải ê chề, mƣa gió thuận hòa, quan
trọng hơn cả đó là tâm hồn thƣ thái, không mƣu cầu, không bon chen, không
giành giật, toan tính thiệt hơn.
Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử thay đổi nên hệ tƣ tƣởng trong xã hội
cũng thay đổi. Vị trí của Phật giáo dần mất đi, khiến cho Toàn Nhật - là một
Thiền sƣ cũng không khỏi tiếc nuối cho một thời quá khứ đã qua.
Thƣơng vì Phật pháp suy tàn
Nếu cơn nghĩ tới hai hàng lệ rƣng
Toàn Nhật nói về Phật giáo với sự tâm huyết bằng cả tấm lòng thành kính.
Nội dung Phật giáo hiện lên một cách toàn vẹn. Đó là quan điểm về thế giới
quan, là cái nhìn của Phật giáo với cuộc đời, là cái vô ngã (không có cái là bản
ngã, cái riêng), vô thƣờng (không nguyên vẹn, luôn biến đổi), chữ“duyên” (sự
gặp gỡ, chia xa, luật nhân quả). Và quan điểm nhân sinh quan thông qua Tứ
thánh đế và thuyết Thập nhị nhân duyên. Qua đó,thấy đƣợc sự am hiểu tƣờng
tận của tác giả với Phật giáo. Dù trong thời gian này, Phật giáo đang suy tàn,
nhƣng những thiền sƣ vẫn nỗ lực phục hƣng những giá trị nhân văn, nhân bản
của một học thuyết đã từng đem lại cuộc sống an lạc cho con ngƣời.
Nhìn lại nội dung của tam giáo đƣợc Toàn Nhật viết lại dựa trên những
tri thức, hiểu biết của bản thân ông với từng tôn giáo. Vẫn phải nhận định, dù
ông không trực tiếp thể hiện tƣ tƣởng bênh vực một tôn giáo nào. Nhƣng với
số lƣợng câu khá lớn dành cho Phật giáo, có thể nhận thấy Phật giáo có vị trí
quan trọng nhất trong tâm thức của Toàn Nhật. Đó không phải là sự đề cao
một cách chủ quan, không thừa nhận những tôn giáo khác. Ngƣợc lại, Toàn
Nhật từng là một trí thức Nho học, là ngƣời có kiến thức uyên bác, nên ông có
cái nhìn khá toàn vẹn về hệ tƣ tƣởng tôn giáo trong xã hội lúc bấy giờ. Ông
nhận ra đƣợc cái mục đích cuối cùng của tam giáo là hƣớng đến lợi ích của
con ngƣời, đƣa con ngƣời đạt đƣợc cái đích cuối cùng trong cuộc sống.
41
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Không chỉ thế, cả ba tôn giáo cùng tồn tại, cùng nhau phát triển, dung hòa lẫn
nhau để hoàn thiện hơn.
Tiểu kết chƣơng
Quan niệm “dung hòa tôn giáo” đã đƣợc hình thành và tồn tại trong quá
trình phát triển của lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Rất nhiều học giả đã đƣa ra
quan niệm này trong sáng tác của mình nhƣ Hƣơng Hải, Hải Lƣợng, Chân
Nguyên,... trong đó có Toàn Nhật. Tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” của Toàn
Nhật thiều sƣ đƣợc thể hiện xuyên suốt trong sáng tác của ông, đặc biệt là
trong tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký. Toàn Nhật đã phát biểu một cách
công khai về tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo”.
Bên cạnh đó, tƣ tƣởng dung hòa còn đƣợc thể hiện ở nội dung của tác
phẩm. Nội dung nói đến sự hình thành, phát triển của ba tôn giáo. Dù có sự
tranh chấp giữa các tôn giáo, nhƣng mục đích hƣớng đến của tam giáo là đem
lại lợi ích cho con ngƣời, giúp cuộc sống của con ngƣời tốt đẹp hơn.
42
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG “DUNG HÒA TAM
GIÁO” TRONG TAM GIÁO NGUYÊN LƯU KÝ
3.1. Thể loại
Toàn Nhật đặt tên tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký với ngầm ý cho
ngƣời đọc thấy tác phẩm đƣợc viết theo thể ký. Theo từ điển thuật ngữ văn
học: “Ký là loại hình văn học trung gian, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi
tự sự như bút ký, hồi ký, kí sự...”[17; 162]. Trong văn học trung đại thể loại là
phƣơng diện vô cùng phức tạp. Về căn bản, đa số các tác giả sử dụng tên thể
loại trong tên gọi của tác phẩm. Cũng giống nhƣ một số tác phẩm thời trung
đại, thể loại đƣợc thể hiện ngay trong tên của tác phẩm. Ví dụ khi nói đến
Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, thì chắc chắn tác phẩm thuộc thể chiếu; hay
nhắc đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, không thể nhầm lẫn thể cáo với
các thể loại khác trong văn học trung đại. Tuy nhiên việc xác định thể loại
theo tên tác phẩm cũng không đơn giản. Bởi với một số tác phẩm thì điều này
chƣa hoàn toàn phù hợp. Với tác phẩmHoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia
văn phái, nếu dựa vào tên gọi để xác định thể loại thì tác phẩm này thuộc thể
chí (chí là một thể loại của sử). Nhƣng khi các nhà nghiên cứu đi sâu vào toàn
bộ nội dung thì xác định tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi. Nếu
xác định thể loại dựa vào tên gọi của tác phẩm thì Ai tư vãn thuộc thể vãn.
Nhƣng thực chất tác phẩm này không phải thuộc thể vãn mà là thể ngâm khúc.
Về mặt nội dung, ký là sự ghi chép lại sự việc một cách trung thực, tôn
trọng sự thật khách quan của đời sống, không hƣ cấu. Trong Tam giáo nguyên
lưu ký, Toàn Nhật đã ký lại sự hình thành, phát triển và nội dung của tam giáo
một cách khái quát nhất. Rõ ràng, Toàn Nhật chủ ý nói rằng mình đang ghi
chép lại đầy đủ về ba tôn giáo. Nhƣ vậy, với trƣờng hợpTam giáo nguyênlưu
ký của Toàn Nhật, việc xác định thể loại dựa vào tên tác phẩm là có căn cứ.
43
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nếu nhƣ các tác phẩm ký thƣờng đƣợc viết bằng thể văn xuôi, thì Toàn
Nhật lại viết ký bằng thơ lục bát. Sáng tác bằng thể thơ lục bát có phần là do
yếu tố chủ quan của tác giả. Toàn Nhật là một thiền sƣ, đi theo đạo Phật, ông
sáng tác với mục đính dể tuyên truyền, giáo hóa hƣớng đến tầng lớp bình dân
trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Việc lựa chọn thể thơ lục bát rất đắc địa,
phù hợp với lòng ngƣời. Vì đây là thể thơ của dân tộc, sử dụng ngôn ngữ giản
dị, dễ hiểu; cách gieo vần tạo ra nhịp điệu cho câu thơ giúp cho câu thơ mƣợt
mà, dễ đọc, dễ nhớ và dễ đi vào lòng ngƣời.
Tam giáo nguyên lưu ký của Toàn Nhật thiền sƣ có kết cấu đƣợc chia
thành bốn phần, với sự chênh lệch câu chữ rõ rệt. Phần nhập đề có 28 câu,
phần viết về Nho giáo có 197 câu thơ, phần viết về Đạo giáo gồm 159 câu
thơ, phần nói về Phật giáo gồm 823 câu thơ.Nếu chú ý đền từng phần của
Tam giáo nguyên lưu ký, thì có thể nhận thấy sự hoàn thiện về nội dung viết
về ba tôn giáo. Nhìn tổng thể thì tác phẩm có kết cấu không liền mạch vìnội
dung của ba phần chính trong tác phẩm là nói về ba tôn giáo khác nhau.Thơ
lục bát vốn trau chuốt, liền mạch cảm xúc. Ở đây, Toàn Nhật lại xen vào
trong tác phẩm thêm một số bài kệ, bài thơđƣợc dẫn dắt nhƣ thơ rằng, kệ
rằng, thi viết,...để thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ của mình.Việc thêm vào
những bài thơ, lời kệ nhƣ vậy sẽ tạo ra sự trúc trắc, đứt gãy trong mạch cảm
xúc chung của đoạn thơ, bài thơ. Ví nhƣ sau phần nguyên lƣu ký về Nho
giáo,Toàn Nhật đã xen vào một bài thơ thất ngôn bát cú đƣờng luật tóm gọi
lại tất cả nội dung của Nho gia nhƣ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển
và nội dung đã đƣợc trình bày ở trên. Toàn Nhật viết:
Thơ rằng:
Lặng vậy nhớ nghe nghe việc chi
Dồi mài Khổng thị đặng tiên tri
Năm thƣờng khăn khắn tình không động
Bốn đức làu làu tính chẳng di
44
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Dùi ngỡ chàng Nham chân lạc hiển
Nghiên cùng ông Mạnh Hạo Nhiên vi
Dám khuyên hậu giác noi tiên giác
Một dải ngộ rồi ngự thánh quy
Hay trong phần nói đến sự tranh chấp giữa Đạo giáo và Phật giáo, Toàn
Nhật cũng xen một bài thơ thất ngôn nói đến sự thăng thiên của Lão Đam, và
lên tiếng phê phán Đạo giáo, đề cao Phật giáo.
Thi viết:
Đấu kinh tiêu tiêu trƣơng lục đài
Nhất thời yên diện nhất bồi hồi
Thanh ngƣu mạn thuyết Hàm quan xuất
Bạch mã điêu truyền Hán địa lai
Tuần định thị phi bằng hỏa hóa
Yên chi chân ngụy lập chân đài
Đạo kinh khoảnh khác ai khôn tận
Diệu pháp tùng tự đại xiển khai
Không chỉ là thêm vào phần nội dung một bài thơ, mà trong phần viết về
Phật giáo, Toàn Nhật cũng đã cùng một lúc xen 7 bài hồi văn để thể hiện rõ tƣ
tƣởng của mình với việc đi theo đạo Phật, cách tu luyện Phật pháp. Ngoài ra,
Toàn Nhật đã thêm phần nội dung nói về chính bản thân mình trong quá trình
tìm đến với Phật. Toàn Nhật viết:
Ta xƣa cũng dự Nho gia
Mƣời hai tuổi học đến ba mƣơi rày
Hỏi thăm năm bày ông thày
Không ai tỏ đặng tánh trời huyền môn
Và:
Sau ta đầu học phép thiền
Thủa ba mƣơi tuổi vậy liền xuất gia
45
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Thiền môn khăn khắn tu hành, ông đã làm một bài kệ để cho mọi ngƣời
cùng xem. Toàn Nhật lấy thơ làm lời dẫn cho bài kệ của mình:
Soạn làm một kệ mừng lòng
Để cho ngƣời thế cũng đồng xem coi
Việc đƣa kệ, thơ xen vào khiến kết cấu của tác phẩm trở nên lỏng lẻo,
thiếu nhuần nhuyễn, đứt gãy, không liền mạch. Tuy vậy, đây cũng là một đặc
điểm chung của hầu hết các tác phẩm viết về Phật giáo, ví nhƣ một số bài phú
của Toàn Nhật, hay phú thời Trần. Vì chú trọng phần nội dung hƣớng đến mục
đích truyền bá, giới thuyết nên đã xem nhẹ phần nghệ thuật của tác phẩm.
Tam giáo nguyên lưu ký đƣợc viết theo thể ký rất thích hợp cho việc ghi
chép lại sự hình thành , phát triển vànội dung của tam giáo. Lựa chọn thể thơ lục
bát của dân tộc cho tác phẩm của mình rất phù hợp với với mục đích sáng tác tác
phẩm nhằm chấn hƣng và khôi phục Phật giáo. Nhƣng vì tác giả chú ý nhiều đến
nội dung tác phầm, mà đã phần nào không quan tâm tới kết cấu củaTam giáo
nguyên lưu ký. Tuy vậy, tác phẩm viết ra với mục đích giới thuyết, tuyên truyền
đã truyền tải đƣợc nội dung về ba tôn giáo, và có những ảnh hƣởng nhất định đối
với độc giả.
3.2. Hệ thống ngôn từ nghệ thuật
3.2.1. Ngôn từ đậm chất tôn giáo
Ngôn từ là chất liệu kiến tạo nên tác phẩm. Vì vậy nó đóng vai trò quan
trọng nhƣ những viên gạch xây dựng nền móng vững chắc để tác phẩm văn
chƣơng lớn mạnh. Khảo sát tác phẩm chúng tôi thấy tác giả đã sử dụng rất
thành công ngôn ngữ thuần Việt. Đồng thời tác giả đã đƣa vào trong tác phẩm
của mình những ngôn ngữ thuộc cả ba phạm trù tôn giáo Nho - Đạo - Phật.
Trong Tam giáo nguyên lưu ký, Toàn Nhật thiền sƣ cùng với việc sử
dụng chữ Nôm giúp cho văn bản gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu. Bên cạnh đó sử
dụng ngôn ngữ hết sức giản dị. Tác phẩm đƣợc sáng tác với mục đích truyền
bá tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo”, quan trọng hơn là góp phần phục hƣng Phật
46
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
giáo thì cách sử dụng từ ngữ này là hợp lý. Bởi nó đơn giản, dễ hiểu, không
quá khó cho những độc giả có vốn kiến thức ở mức tầm trung. Ngoài ra, Toàn
Nhật đã sử dụng ngôn từ đặc trƣng của từng tôn giáo để trình bày cho tƣ
tƣởng của mình.
Bảng thống kê ngôn từ chỉ triết lý Nho - Đạo - Phật (bảng 1, 2, 3).
Nhận xét:
Một số ngôn từ thuộc triết lý Nho giáo đã đƣợc Toàn Nhật đƣa vào phần
nguyên lƣu ký về đạo Nho. Có một số từ đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần nhƣ
là thánh nhân , thiên hạ , môn nhân, giáo hóa, tam cƣơng, ngũ thƣờng, nhân,
đức, lễ, nghĩa, ngũ kinh,... Khi nhắc đến Khổng Tử, Toàn Nhật đã dùng từ
“thánh nhân” để thể hiện sự tôn kính của môn đồ đối với thầy. Ngoài ra nó
còn là sử dụng từ thay thế cho tên gọi của Khổng Tử, tránh sự lặp lại nhƣng
vẫn dễ hiểu cho ngƣời tiếp nhận.
Ngùi than cơ hội thánh nhân
Đạo thông chăm chúa đức hơn muôn ngƣời
Ngƣời quân tử trong quan niệm Nho giáo, là ngƣời phải có sự nghiệp,
địa vị, tiếng tăm trong xã hội. Toàn Nhật đã sử dụng từ “công danh” để nói
lên cái đích phấn đấu của đấng nam nhi:
Ai ai đều cũng đua tài
Sửa sang thánh giáo lập đời công danh
Hay khi nói đến “ngũ kinh” ở đây là kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thơ, kinh
Lễ và Luận ngữ (Bốn phƣơng luyện tập ngũ kinh dồi mài).
Việc sử dụng một hệ thống từ ngữ có liên quan đến Nho giáo trƣớc hết
giúp ngƣời đọc dễ hiểu, sau đó hình thành một hệ thống từ vựng liên quan đến
nội dung diễn đạt giúp ngƣời đọc dễ hình dung hơn, tạo đƣợc sự tin tƣởng với
độc giả. Bên cạnh đó còn thể hiện đƣợc kiến thức sâu rộng của Toàn Nhật
trƣớc Nho giáo. Toàn Nhật đƣa ra những từ ngữ mang đậm triết lý và nhân
sinh quan của nhà Nho, mở ra cho ngƣời đọc một thế giới Nho học bao trùm
47
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
lên đó là những triết lý về đạo đức của con ngƣời là tam cƣơng, ngũ thƣờng;
nhân, nghĩa, lễ, chí, tín,... Răn dạy cách đối nhân xử thế của ngƣời đời, và tu
thân cho chính mình.
Đến với nội dung viết về Đạo giáo, tác giả cũng đã sử dụng một hệ thống
từ có liên quan nhƣ thiên tôn thái thƣợng, tu luyện, luyện đơn, linh đan, bát
tiên, nhập địa, thăng thiên, trừ yêu, đạo sĩ... Khi nhắc đến đấng tối cao đã sáng
lập ra Đạo giáo, Toàn Nhật đã dùng từ“thiên tôn thái thƣợng” để chỉ vị thiên
thần tôn kính nhất. Ông dùng đúng ngôn từ của Đạo giáo để thể hiện đúng vị
trí của Lão Đam trong lòng các môn đồ. Với triết lý của Đạo gia là “luyện
đơn” để cứu ngƣời, tu luyện để có thể đi đến khắp nơi “nhập địa”, “thăng
thiên”, “trừ yêu”,... những từ ngữ rất gần gũi, chân thực gắn liền với những
triết lý của Đạo pháp, những ngôn từ góp phần làm nổi bật lên những điều tác
giả muôn truyền tải. Đó là sự tu luyện để có phép nhiệm màu, vƣợt lên trên
con ngƣời tầm thƣờng, có thể đi lại trên trời dƣới đất một cách dễ dàng; hay
có thể điều khiển trời đất mƣa thuận gió hòa,...
Với phần nội dung về Phật giáo chiếm số lƣợng câu chữ nhiều hơn, nên
ngôn từ Phật giáo đƣợc tác giả sử dụng khá linh hoạt, thƣờng xuyên có sự thay
đổi về vỏ ngôn ngữ để tránh sự lặp lại, nhàm chán, từ đó tích truyện Phật giáo
đƣợc kể lại một cách hấp dẫn, cuốn hút. Có thể kể đến danh xƣng các nhân vật
Phật giáo, mà Phật tổ là tiêu biểu. Khi còn là thái tử, ngƣời có tên là Tất Đạt,
sau khi đi tu sáu năm trên núi Tuyết ngài ngộ đạo và có tên là Phật tổ Nhƣ Lai,
sau đó thì có nhiều tên gọi khác nhƣ Phật Thích Ca, Phật Đà, Nhƣ Lai,... Nói
đến quy luật nhân quả, sự báo ứng từ kiếp này sang kiếp khác thiền sƣ sử dụng
hàng loạt các từ chỉ triết lý nhƣ luân hồi, báo ứng, tạo ác duyên,... Hay khi nói
đến những nỗi khổ của con ngƣời thì Toàn Nhật đã sử dụng một số từ ngữ nhƣ
sinh, lão, bệnh, tử, tham, sân, si,...
Bên cạnh việc sử dụng ngôn từ chỉ triết lý đặc trƣng cho từng tôn giáo, thì
ta vẫn thấy sự xen kẽ giữa những ngôn từ chỉ triết lý giữa các tôn giáo với
48
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
nhau. Nếu trong đạo Phật “vô vi” nghĩa là không phải lo nghĩ đến những nỗi
khổ trong cuộc đời, không tranh giành, tính toán, mƣu mô,... thì trong Đạo giáo
lại hoàn toàn khác. Theo Toàn Nhật “vô vi” trong Đạo giáo là không phải làm
gì. Chúng ta thấy về nội hàm của từ “vô vi” là hoàn toàn khác nhau trong
hai tôn giáo. Nếu “tu luyện” trong Phật giáo là sự tu tâm dƣỡng tính, làm điều
thiện, tránh báo ứng về sau. Thì “tu luyện” trong Đạo giáo là tu luyện để đạt
đƣợc phép màu, để hóa thành tiên, có năng lực điều khiển đƣợc đất trời.
Nhƣ vậy, ngôn từ đậm chất tôn giáo đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cho
tác phẩm. Thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của Toàn Nhật. Ngoài ra, làm nổi bật
đƣợc nội dung mà tác giả muốn gửi gắm qua Tam giáo nguyên lưu ký.
3.2.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố
Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ trong phạm trù của các tôn giáo, giúp
Toàn Nhật dễ diễn đạt ý tứ, tƣ tƣởng của mình thì ông đã sử dụng những điển
cố của Nho - Đạo - Phật để làm dẫn chứng cho những suy nghĩ, nội dung
đƣợc trình bày trong Tam giáo nguyên lưu ký.
Điển cố (từ Hán Việt)thƣờng là kể về các tấm gƣơng hiếu thảo, anh hùng
liệt sĩ, các tấm gƣơng đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn
trong lịch sử (thƣờng là của Trung Quốc).Trong văn hoá truyền thống, ngƣời
ta cho rằng nhìn ngƣời chính là một cách để tự soi xét mình, rằng lấy những
điển tích kinh điển trong lịch sử làm tham chiếu để luận giải là một cách rất
tốt để làm sáng tỏ ý mà mình muốn biểu đạt. Do vậy, việc sử dụng điển cố
trong thơ và văn cũng đƣợc xem nhƣ một chuẩn mực.
Thông thƣờng các tác giả văn học trung đại sử dụng điển cố thƣờng theo
hai phép “dụng điển” và “lấy chữ”. Mỗi tác giả lại có cách sử dụng điển cố
khác nhau. Có ngƣời vừa dụng điển vừa giải điển, có ngƣời chỉ dụng điển, có
ngƣời sử dụng điển cố để chứng tỏ sự hiểu biết của mình buộc ngƣời đọc phải
tự tra cứu. Trong tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký, Toàn Nhật đã sử dụng
khá nhiểu điển cố để làm sáng tỏ cho cáo quan điểm của Nho - Đạo - Phật.
49
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ông hƣớng tới đối tƣợng là giới thuyết cho tầng lớp bình dân. Nên ông sử
dụng điển cố bằng cách dụng điển và giải, tức là vừa viết vừa giải để ngƣời
đọc dù không biết nhiều về tích Phật vẫn có thể hiểu ý nghĩa câu thơ, nội
dung diễn đạt cũng nhƣ hàm ý của tác giả.
Trong Nho giáo, các điển cố nói về học trò của Khổng Tử đƣợc Toàn
Nhật sử dụng khá nhiều. Khi nhắc đến ông Nham trong câu: “Khăng khăng
nhớ đức ông Nham” là ý chỉ Nham Hồi cao đệ của Khổng Tử, nổi tiếng chịu
nghèo vui đạo, mất lúc 32 tuổi. Hay nhƣ Tăng Sâm, là ngƣời chậm hiểu
nhƣng kết thừa Nho học. Đó là những tấm gƣơng sáng về trí, đức đáng để
ngƣời đời ngƣỡng mộ, noi theo. Qua đó, nhận thấy rằng để ngộ đạo của Nho
gia, thì cần phải tu dƣỡng chính bản thân mình. Nhắc đến những điển nói về
sự chăm chỉ học sách thánh hiền có ngày đạt dƣợc công danh sự nghiệp phải
kể đến Mãi Thần, Mộng Chánh Lữ Công, Đổng tử, Khuông Hoành, Hoàn
Vinh.Toàn Nhật viết:
Khuông Hoành trổ vách nhờ đèn
Giàu sang vì trải khó hèn nắng mƣa
Nhắc đến điển của Nho giáo, Khuông Hoành ở Đông Phái, nhà nghèo
nhƣng ham học, đục vách nhờ đèn ngƣời khác, sau làm quan to. Hay khi nhắc
đến Đổng tử - Đổng Trọng Thƣ, đời Hán, ba năm buông màn đọc sách, không
ra ngoài đƣờng:
Đổng tử dũi mài học thầm
Đầu ngao chiếm trƣớc, văn lâm chói tài
Toàn Nhật nhắc đến những điển cố để làm nổi bậy tầm ảnh hƣởng của
Nho giáo trong xã hội. Ngoài ra còn là sự ca ngợi đối với những ngƣời hiền
tài, kiên trì, bền bỉ, không ngại khó, ngại khổ, chuyên tâm tu thân đúng nhƣ
lời dạy của tiền nhân.
Với Đạo giáo, cũng bắt gặp những điển cố nổi bật đƣợc thiền sƣ Toàn
Nhật đƣa vào nhằm làm nổi bật lên tƣ tƣởng, quan niệm của mình. Trong Đạo
50
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
giáo, hai chữ “tu luyện” đƣợc đề cao. Ở đây là sự tu luyện để làm chủ đƣợc
thiên nhiên, làm chủ đƣợc ý thức của mình, khi đó sẽ đạt đƣợc phép nhiệm
màu, có thể sửa sang chân khí để lấy lại mạng sống lâu dài cho mình. Ví nhƣ
tích Hứa Tôn đời Bắc Ngụy, làm quan lệnh Tịnh dƣơng, sau theo đạo thần
tiên chế thuốc, cả nhà uống đều bay lên trời:
Chân quân luyện đặng thuốc tiên
Uống vào đều cũng thăng thiên cả nhà
Tiếp đến Toàn Nhật nhắc đến Tiên Dung và Chử Đổng Tử, đi học đạo,
đƣợc trao cho một cái gậy, bèn cắm gậy xuống, úp nón lên gậy thì hóa ra
thành quách phố xá, sau Tiên Dung bay lên trời, chỗ ấy sụp xuống thành một
cái đầm gọi là Nhất Dạ:
Tiên Dung, Chử công rõ ra
Ngân đơn thiêu luyện về tòa Nhị Châu
Việc đƣa ra các tích trên, thể hiện sự hiểu biết của Toàn Nhật, nhƣng
quan trọng hơn là nhấn mạnh sự kỳ diệu, thần thông của Đạo giáo. Đó là phép
cứu ngƣời, con ngƣời có khả năng vƣợt lên vũ trụ, đi mây về gió. Nếu có lòng
tu luyện thì thì ắt sẽ có phép thần thông, đƣợc hóa thành tiên.
Phần viết về Phật giáo, Toàn Nhật dành khá nhiều tâm huyết. Với sự tỉ
mỉ, cặn kẽ, ông đã thuật lại chi tiết từ nguồn gốc, sự hình thành, nội dung triết
lý, ngoài ra còn có phần ca ngợi Phật pháp. Để đạt đƣợc thành công trong việc
kể lại, Toàn Nhật cũng đã sử dụng khá nhiều điển cố Phật giáo vào trong câu
thơ của mình với những mục đích khác nhau.
Trong câu “Mƣời một Tề Thiên nên thánh lão”, Tề Thiên ở đây tức Tề
Thiên Đại Thánh, nhân vật chính của Tây du ký, vốn là con vƣợn nhờ tu
luyện, có khả năng náo loạn thiên cung bị Phật Quan Âm bắt hầu Đƣờng
Tăng Tạng đi thỉnh kinh. Tề Thiên tuổi trẻ mà mặt nhăn nhƣ ông già. Đây là
một điển tích của Phật giáo, nhắc đến Tề Thiên đã từng đại náo Thiên cung,
nhƣng với sự kiên trì bảo vệ Đƣờng Tăng đi lấy kinh, đã tu thành chính quả.
51
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bằng lời dẫn dắt: “Việc xƣa linh nghiệm nhiều truyền/ Thuật một hai
chuyện hậu hiền làm gƣơng” Toàn Nhật đã nhắc lại các tích của nhà Phật.
Thiện Bƣu ngƣời ở Trấn Giang, có lòng tin niệm Phật đƣợc giải oan. Đại
Hạnh thiền sƣ tu tâm niệm Phật khi tịch thân nhƣ sống còn. Hay nàng Sùng
Thị, ba năm niệm Phật, hai con mắt lành. Loài chim Oanh vũ chuyên tâm
niệm Phật còn trổ hoa sen:
Kìa chim Oanh vũ loài hèn
Niệm Phật còn trổ hoa sen hiện tiền.
Nhƣ vậy, cùng với việc nhắc lại các điển cố của nhà Phật, Toàn Nhật lấy
đó làm dẫn chứng cho sự diệu kỳ của việc đi theo Phật, chuyên tâm niệm Phật
ắt gặp điềm lành. Không mƣu cầu bon chen, làm việc xấu, lòng phổ độ, hỷ xả
từ bi thì sẽ có cái kết tối đẹp, hóa dữ thành lành.Toàn Nhật viết trong Kỳ Nhị:
“Báo ân đốt xác, kinh còn chép
Vị pháp moi lòng, luật hãy roi”
Muốn nhắc lại tích Dƣợc Vƣơng Bồ tát thiêu thân để đền ân đức Phật.
Tiếp là tích của Thƣờng Đề Bồ tát ngộ đƣợc lý bát nhãn ở Hƣơng Thành, bèn
đem bán tim gan mình để cúng Phật.
Không chỉ dùng những điển cố Phật giáo để làm sáng tỏ những nội dung
của Phật giáo, mà Toàn Nhật còn sử dụng các điển cố của Nhogiáo để thể
hiện tƣ tƣởng, quan niệm của mình.
Nhắc đến Thạch Sùng, ngƣời đời Tấn nổi tiếng giàu có và xa hoa. Nhƣng
cuối cùng lại trắng tay. Muốn khuyên răn, ngƣời có của thì không nên khoe
khoang, mà nên dùng sự giàu có ấy vào việc giúp đỡ ngƣời nghèo khó. Nhƣ
thế thì hậu vận mới an nhàn. Hay nhƣ những tƣớng lĩnh, có công giúp dân
giúp nƣớc, đƣợc hƣởng phúc phận đời sau:
Nhƣ Thạch Sùng tót trang giàu
Bây giờ nào ngƣời của thấy đâu
Và thế gian giàu sang lƣu tƣớng
Chẳng qua nhờ tiền kiếp thiện căn
52
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Điển tích về Bá Ngƣu, tên Tự của Nhiêm Canh, cao đệ của Khổng Tử,
đƣợc khen là ngƣời đức hạnh, mắc ác tật đến nỗi Khổng Tử đi thăm chỉ đứng
ngoài bắt tay mà thôi. Hay Thúc Tề là em của Bá Di, là con vua Cô Trúc nhà
Thƣơng. Khi Châu Vũ vƣơng cất quân đánh Thƣơng, Di, Tề can không đƣợc,
bèn đến núi Thủ Dƣơng, không ăn lúa gạo nhà Chu, nhị đói đến chết.
Cảm thƣơng Thúc Tề Bá Di
Thủ Dƣơng chết đói cũng thì thánh thanh
Nhắc đến Khuất Nguyên, làm quan với Sở Tƣơng vƣơng, vua nghe
sàm tấu, nên bèn đi lánh nạn, rồi buồn, tự trầm mình chết ở sông Mịch La,
ở đây gọi là “La dòng”.
Tử Thôi, tức Giới Tử Thôi, ngƣời thời Xuân thu, phò Tấn Văn Công
chạy nạn qua Ngô 19 năm. Khi trở về nƣớc, Thôi không đòi lợi lộc. Văn Công
cũng không cần ban cấp, cùng mẹ ở ẩn tại Miên Sơn. Sau Vƣơng Công tịnh
độ triệu về, Thôi từ chối và nổi lửa đốt núi. Thôi và mẹ chết ôm cây.
Kìa ai mắc nợ làm trâu nấm
Họa kẻ gây oan đọa kiến lừa
Điển cố chỉ ngƣời mắc nợ phải làm thân con trâu, cây nấm để trả cho
ngƣời. Và chỉ tích giết oan nên phải làm thân con kiến, con lừa.
Đó là những con ngƣời có công, vậy sao lại chịu kết cục bi thảm. Phải
chăng đó là do nghiệp báo từ kiếp trƣớc, mà kiếp này phải trả.
Hay Cam La, mƣời hai tuổi đã làm đến chức quan thừa tƣớng, khó ai
sánh bằng. Lã Vọng đã bảy mƣơi tuổi, đi câu cá đƣợc Vƣơng Văn rƣớc về
cho làm quân sƣ. Đặng Đậu đi thi, đƣợc đƣa lên làm công hầu. Vậy những
ngƣời có đƣợc sự nghiệp vang danh, ắt phải có tâm trí thanh tao, làm việc
nhân đức, nhƣ thế sẽ có hậu vận sung túc. Qua những điển cố của Nho
giáo, Toàn Nhật nhấn mạnhđếnh quy luật nhân quả của nhà Phật. Mọi việc
không phải tự nhiên, mà do chính con ngƣời gây dựng lên, nếu kiếp trƣớc
giữ mình, làm nhiều việc thiện thì kiếp sau sẽ đƣợc hƣởng an nhàn. Ngƣợc
53
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
lại, nếu kiếp trƣớc gieo nhân ác, thì kiếp sau chắc chắn không thoát khỏi sự
đầy đọa, lầm than.
Với những điển tích đƣợc Toàn Nhật đƣa vào tác phẩm của mình để làm
sáng rõ hơn triết lý của nhà Phật. Đó là những tấm gƣơng đáng để học hỏi hay
đáng để suy ngẫm. Bởi đó là những tích ngƣời làm việc tốt, không cần đền
đáp, chấp nhận cuộc sống ẩn dật nhƣng an nhàn. Hay những ngƣời bị lịch sử
chỉ trích, lên án, nhƣ một lời cảnh báo, một tấm gƣơng phản chiếu những bản
chất xấu xa mà bên trong mỗi con ngƣời ai cũng có. Đó là những dục vọng
của bản thân, đáng phải suy nghĩ, là tấm gƣơng để ngƣời đời sau đối diện với
nó, nhằm tránh đi theo vết xe đổ của tiền nhân.
Tiểu kết chƣơng
Quan niệm “dung hòa tam giáo” đƣợc Toàn Nhật thể hiện xuyên suốt
trong tác phẩm cả về nội dung và nghệ thuật. Nếu ở nội dung của ba tôn giáo
có phần bổ khuyết cho nhau, thì khi đi vào nghệ thuật ta cũng thấy rõ điều đó
qua việc sử dụng ngôn ngữ và điển cố. Ngôn ngữ là chất liệu kiến tạo nên tác
phẩm.Toàn Nhật đã sử dụng khéo léo ngôn ngữ đậm chất tôn giáo vào trong
tác phẩm của mình. Viết về Nho - Đạo - Phật, Toàn Nhật đã sử dụng ngôn từ
chỉ triết lý của ba tôn giáo riêng biệt, đôi khi có sự đan xen ngôn từ của tôn
giáo này cho tôn giáo khác. Sử dụng điển cố theo cách vừa dụng điển vừa giải
điển giúp cho ngƣời đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn. Việc sử dụng điển của
Nho giáo cho Phật giáo giúp cho Toàn Nhật làm nổi bật lên tƣ tƣởng của nhà
Phật. Nhƣ vậy quan niệm “dung hòa tam giáo” đƣợc thể hiện ngay trong nghệ
thuật của tác phẩm.
54
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
KẾT LUẬN
1. Trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII đầy biến động, hệ tƣ
tƣởng Nho giáo dần mất vị trí quan trọng trong xã hội phong kiến, cùng với
những chính sách tích cực trong việc chấn hƣng Phật giáo, thì Phật giáo lại có
cơ hội phát triển và có vị trí vững chắc trong xã hội. Sự phát triển của nền văn
học Phật giáo với nhƣng tên tuổi tiêu biểu nhƣ Nguyễn Du, Hƣơng Hải,
Nguyễn Công Trứ,... thể hiện những tƣ tƣởng về sự “dung hòa tam giáo”.
Toàn Nhật từng là một học trò theo thầy học thuyết Khổng Tử, với mơ
ƣớc đạt đƣợc công danh sự nghiệp. Do sự thay đổi của hệ tƣ tƣởng trong xã
hội cũng nhƣ thế giới quan của chính bản thân Toàn Nhật có sự thay đổi, nên
năm 30 tuổi quyết định xuất gia, đi theo Phật giáo.
Với số lƣợng tác phẩm lớn đã góp phần quan trọng trong việc làm phong
phú hơn nền văn học dân tộc. Đặc biệt với tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” của
thiền sƣ đã soi sáng cho con đƣờng của cả ba tôn giáo, ngoài ra nó còn góp
phần to lớn trong công cuộc chấn hƣng đạo Phật ở Việt Nam thời bấy giờ. Dù
đây không phải là tƣ tƣởng hoàn toàn mới, nhƣng nó lại rất quan trong bởi
trong thời đại ông đang sống, sự tranh giành giữa các hệ tƣ tƣởng chƣa có
hƣớng giải quyết, việc đƣa ra tƣ tƣởng dung hòa là một bƣớc ngoặt khá quan
trọng đối với sự phát triển của tam giáo.
Dựa trên sự hiểu biết sâu rộng của mình, Toàn Nhật đã viết Tam giáo
nguyên lưu ký, với nội dung ca ngợi, tán tụng cả ba tôn giáo. Nhƣng cũng
không ngần ngại lên tiếng chỉ trích sự sai trái, lệch lạc của Đạo giáo.
2. Với Nho giáo, Toàn Nhật kể về nguồn gốc, sự hình thành của một học
thuyết lớn trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ do Khổng Tử sáng lập. Cùng
với việc mở trƣờng dạy học, môn đệ của ông cũng lên đến khoảng 3000
ngƣời. Giáo lý quan trọng của Nho giáo là tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng,
tứ đức,... qua đó nhằm răn dạy con ngƣời.
55
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Viết về Đạo giáo, Toàn Nhật kể về nguồi gốc của Đạo gia, sự phát triển
của sự tu luyện, sự huyền diệu của phép màu, cứu khổ cứu nạn cho dân
chúng. Ngoài ra, còn kể đến sự tranh đấu giữa Đạo giáo và Phật giáo.
Với Phật giáo, Toàn Nhật cũng làm sáng tỏ nguồn gốc và các triết lý của
nhà Phật. Đó là thuyết tứ thánh đế và thập nhị nhân duyên. Ngoài ra, đó còn là
tƣ tƣởng vô ngã, vô thƣờng, và chữ duyên theo quan niệm của giới tu hành.
Nhƣng điều đáng chú ý, không chỉ kể về nguồn gốc, làm sáng tỏ những quan
điểm, tƣ tƣởng Phật pháp, Toàn Nhật còn thể hiện sự ca ngợi, tán tụng, tin
tƣởng với hệ thức giáo lý chính bản thân ông đang theo đuổi.
Với bố cục câu chữ viết về tam giáo, dễ dàng nhận thấy Toàn Nhật đặt vị trí
của Phật giáo lên cao nhất. Đó cũng là một điều dễ hiểu, bởi nó phụ thuộc vào
yếu tố chủ quan của tác giả. Ngoài ra, Toàn Nhật cũng là một thiền sƣ, việc đề
cao Phật giáo là điều hoàn toàn có thể hiểu đƣợc. Thêm vào đó, thể hiện xu
hƣớng chung là ca ngợi đạo Phật trong sự tôn trọng Nho giáo, ngƣợc lại Nho
giáo dựa vào Phật giáo để bổ khuyết những thiếu thốn về mặt triết học và khả
năng thu phục nhân tâm con ngƣời.
3. Tam giáo nguyên lưu ký đƣợc viết theo thể ký, nhằm nguyên lƣu ký về
tam giáo. Sự “dung hòa” còn đƣợc thể hiện cả ở mặt nghệ thuật.Tác giả lựa
chọn thể thơ dân tộc gần gũi với quần chúng nhân dân; sử dụng ngôn ngữ rất
giản dị, dễ hiểu, nhƣ để thuật lại, kể lại để cho ngƣời nghe về tam giáo.Toàn
Nhật còn xem vào tác phẩm những từ ngữ, triết lý đặc trƣng của Nho - Đạo Phật nhằm mục đích làm sáng rõ ý, nội dung muốn đề cập đến hay muốn ca
ngợi trong tác phẩm. Việc đƣa vào những điển cố vào tác phẩm nhƣ những dẫn
chứng cụ thể, tạo độ tin tƣởng cao cho ngƣời đọc, qua đó là những bài học
đáng suy ngẫm.Ngoài ra, sự dung hòa đƣợc thể hiện ở việc lồng các ngôn từ
của tam giáo vào trong tác phẩm.Việc sử dụng điển cố của tôn giáo này để làm
sáng tỏ cho triết lý của tôn giáo khác cũng nhằm thể hiện tƣ tƣởng dung hòa.
56
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Với tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” trong Tam giáo nguyên lưu ký,
Toàn Nhật đã mở ra cho xã hội lúc bấy giờ một cánh cửa mới cho sự hòa
nhập và phát triển của tam giáo trong nền văn hóa - văn học dân tộc.
57
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thích Phƣớc An (2006),“Toàn Nhật thiền sƣ với những nẻo đƣờng cát bụi
của quê hƣơng”,Trao đổi kiến thức Phật học.
http://www.todinhlinhson.com/ts_tpatoannhat.htm.
2. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết
thế kỷ XIX, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Huệ Chi (1978), “Các yếu tố Phật, Nho, Đạo đƣợc tiếp thu và
chuyển hóa nhƣ thế nào trong đời sống tƣ tƣởng và văn học thời đại Lý Trần”, Tạp chí Văn học (số 6).
4. Lê Anh Dũng (2004), “Con đƣờng Tam giáo Việt Nam từ khởi nguyên
đến thế kỷ XIX ”, Nghiên cứu văn hóa Cao Đài
http://www.thienlybuutoa.org/Books/TamGiaoVN/MucLuc2.htm.
5. Dƣơng Quảng Hàm (1996), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội, (TB).
6. Nguyễn Thị Việt Hằng (2015), “Quan niệm dung hòa tam giáo trongvăn
học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII – XIX”, Tạp chí Nhân lực khoa học
xã hội (số 2).
7. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Lang (2010),Việt Nam Phật giáo sử luận (tập I, II, III), NXB Văn
Học.
9. Đoàn Ánh Loan (2003),Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, NXB Đại
học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Lộc (1999), Vănhọc Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế
kỷXIX, NXB Giáo dục, Hà Nội, (TB).
11. Nguyễn Công Lý (2001), “Tinh thần dung hợp tƣ tƣởng Phật - Lão - Nho
trong văn học Phật giáo thời Lý - Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học(số 4).
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
12. Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Nhiều tác giả (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, NXB Xây dựng.
14. Nhiều tác giả (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầuthế
kỷ XIX, NXB Giáo dục.
15. Nhiều tác giả (2003), Văn học trung đại những công trình nghiên cứu,
NXB Giáo dục.
16. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, (TB).
17. Lê Văn Quán (2004), Lại bàn về “Tam giáo đồng nguyên”, Tạp chí Hán
Nôm (số 5).
18. Nguyễn Kim Sơn (2007), “Xu hƣớng hội nhập tam giáo trong tƣ tƣởng
Việt Nam thế kỷ XVIII”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo (số 8).
19. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp vănhọc trung đại Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Lê Mạnh Thát (2003), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 1), NXB Tp.Hồ
Chí Minh.
21. Lê Mạnh Thát (2003), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 2), NXB Tp.Hồ
Chí Minh.
22. Lê Mạnh Thát (2005), Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài (tập I), NXB Tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh.
23. Lê Mạnh Thát (2005), Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài (tập II), NXB
Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
24. Lê Mạnh Thát (2006), Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam (tập 1, 2, 3),
NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
25. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXBGiáo dục.
26. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy
đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
27. Nguyễn Tài Thƣ (1988), Lịch sử Phật giáoViệt Nam, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
28. Nguyễn Tài Thƣ (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1), NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Tài Thƣ (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam - một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
30. Trần Nguyên Việt (2014), “Sự phục hƣng Phật giáo Việt Nam thế kỷ
XVIII”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 1).
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
PHỤ LỤC
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ CHỈ TRIẾT LÝ NHO, ĐẠO, PHẬT
Bảng 1: Những từ chỉ triết lý Nho giáo
STT
Câu thơ số
Từ chỉ triết lý Nho giáo
1
Khổng Tử
30
2
Chín kinh
160
3
Công danh
168, 192
4
Môn nhân
66, 81, 119
5
Ngũ kinh
109
6
Ngũ thƣờng
104
7
Nhân đức
110
8
Thánh nhân
61, 83, 97, 117
9
Thiên hạ
43, 47
10
Tam cang (tam cƣơng)
104
11
Tu thân
50, 79, 62
12
Sáu kinh
153, 111
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảng 2: Những từ chỉ triết lý Đạo giáo
STT
Từ chỉ triết lý Đạo giáo
Câu thơ số
1
Bát tiên
269
2
Đạo đức kinh
246
3
Đạo gia
229, 221,279
4
Đạo sĩ
321, 384, 354
5
Kinh Tiên
338
6
Lão Đam
239
7
Luyện đơn
243
8
Nhập địa
248
9
Thăng thiên
248, 274
10
Thiên tôn thái thƣợng
242
11
Trừ yêu
252
12
Vạn pháp quy tôn
245
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảng 3: Những từ chỉ triết lý Phật giáo
STT
Câu thơ số
Từ chỉ triết lý Phật giáo
1
Âm dƣơng
404
2
An phận
399
3
Ba cõi
574, 544
4
Báo ứng
846
5
Chùa
880
6
Chúng sanh
417, 580, 544, 634
7
Cửa thiền
399
8
Cứu độ
543
9
Đạo cao ba cõi
430
10
Đầu thai
744
11
Địa ngục
926
12
Đi tu
462, 468, 543, 604, 701
13
Hào quang
447
14
Hỷ xả từ bi
633
15
Khổ hạnh
634
16
Kiếp trƣớc
743
17
Lánh đƣờng tử sinh
526
18
Liên hoa
442
19
Lửa
843, 1057
20
Mở lƣợng từ bi
633
21
Nghiệp chƣớng
571
22
Phật
713, 815, 819, 935, 970,...
23
Phật Di Đà
804
24
Phật đà
705
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
25
Phật pháp
1081
26
Phật Thích Ca
437
27
Phật tổ
525
28
Phật tổ Nhƣ Lai
427
29
Phóng sinh
880
30
Quả báo
574
31
Quá khứ
431
32
Quan Âm
810
33
Quy y
977
34
Sám hối
977
35
Sanh -lão-bệnh-tử
740
36
Thập nhị bộ kinh
635
37
Thí
884, 897
38
Tịnh độ
736, 777
39
Tu hành
527, 542, 578
40
Từ bi
434
41
Vị lai
434
42
Vô thƣờng
539, 768, 834
43
Vô vi
777
44
Xuất gia
553, 543
45
Sát sinh
980
[...]... một cách chi tiết, tỉ mỉ về nội dung của Nho Đạo - Phật trong tác phẩm của mình 14 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Chƣơng 2 NỘI DUNG TƢ TƢỞNG DUNG HÒA TAM GIÁO” TRONG TAM GIÁO NGUYÊN LƯU KÝ 2.1 Nhìn lại quan niệm dung hòa tam giáo trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam Trong lịch sử, khi nhắc đến tam giáo là nói đến Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo Có nhiều thuật ngữ đƣợc dùng... cúng của dân gian Đến thế kỷ XVIII, các thiền sƣ đã có công lớn trong công cuộc chấn hƣng đạo Phật, đem lại vị thế mới cho Phật giáo trong hệ tƣ tƣởng của đất nƣớc Tuy vậy, trong suốt chiều dài lịch sử, tam giáo không hề bài trừ lẫn nhau, mà chúng bổ khuyết cho nhau cùng phát triển 2.2 Nội dung tƣ tƣởng dung hòa tam giáo trong Tam giáo nguyên lưu ký 2.2.1.Thể hiện quan niệm dung hòa tam giáo Trong. .. Hải, Chân Nguyên, Hải Lƣợng, trong đó Toàn Nhật cũng là một gƣơng mặt tiêu biểu Những yếu tố về hoàn cảnh lịch sử xã hội, tƣ tƣởng có ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc đời, và sự nghiệp sáng tác của ông Trong đó, Tam giáo nguyên lưu ký là tác phẩm thể hiện rõ nhất quan niện dung hòa tam giáo của Toàn Nhật thiền sƣ Ông đã phát biểu một cách công khai, có phần hào hứng về quan niệm dung hòa của tam giáo, từ... nổi trong quan niệm của Toàn Nhật, thực chất vị thế của từng tôn giáo trong quan niệm của ông là khác nhau Điều đó đƣợc thể hiện trong chiều sâu câu chữ ở những phần trình bày cụ thể về Nho - Đạo - Phật Sự khác biệt trong vị trí của ba tôn giáo nhƣ thế nào sẽ đƣợc làm rõ ở phần sau 2.2.2 Vị trí của Nho - Đạo - Phật trong Tamgiáo nguyên lưu ký Toàn Nhật phát biểu một cách công khai, ủng hộ quan niệm dung. .. tâm, hoàn toàn thống nhất với mục đích của Nho gia Vấn đề nhân tâm là điểm để dung hòa tam giáo thế kỷ XVI - XVII Đến thế kỷ XVIII, việc dung hòa tam giáo diễn ra một cách có tuyên bố, có lý luận.Hƣơng Hải thiền sƣ đã nhiều lần nhấn mạnh về sự dung hòa tam giáo , cho rằng Phật, Nho, Đạo có cùng một gốc, vận dụng tam giáo là theo thời không, nên thiên lệch một tôn giáo nào: Nguyên lai tam giáo đồng... niệm dung hòa tam giáo Nhƣng khi soi chiếu vào tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký, thì nhận thấy vị trí của ba tôn giáo có sự khác biệt rõ rệt Với số lƣợng 1210 câu ,Tam giáo nguyên lưu ký chia thành bốn phần lớn Phần nhập đề từ câu 1 đến câu 28, giới thiệu tính thống nhất của tam giáo và quan hệ chức năng giữa chúng với nhau Phần hai từ câu 29 đến câu 226, trình bày về nguyên lƣu của Nho giáo Phần ba,... sánh toàn bộ những tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Toàn Nhật với các tác giả khác trong nền văn học ta thất nổi bật lên tầm mức vĩ đại của ông Vì vậy, không thể không công nhận sự đóng góp to lớn của Toàn Nhật trong nền văn học trung đại Việt Nam 11 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học 1.2.3 Tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký Theo Lê Mạnh Thát: “Tình trạng của văn bản Tam giáo. .. con ngƣời Tam giáo soi đƣờng chỉ lối cho các hành động, suy nghĩ của con ngƣời sao cho đúng đắn, phù hợp nhất, hƣớng tới cuộc sống tƣơi đẹp hơn Ta nhận thấy rõ ràng quan điểm dung hòa tam giáo của Toàn Nhật thiền sƣ trong những vần thơ của mình Ông đề cao vai trò của tam giáo trong đời sống nhất là việc cảm hóa con ngƣời 22 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Toàn Nhật đƣa... hơn Trong Tam giáo nguyên lưu ký, quan niệm về dung hòa tôn giáo lại càng đƣợc thể hiện rõ rệt Nó biểu hiện trong chính cuộc đời của Toàn Nhật Trải qua nhiều trầm luân của cuộc đời, đã từng theo Nho gia, từng làm tƣớng soái, nhƣng cuối cùng ông nhận ra rằng cuộc đời là bể khổ Ông quyết dứt bỏ bụi trần theo thầy học đạo Toàn Nhật không vì coi trọng Phật giáo mà bỏ qua những chân lí đúng đắn của Nho giáo. .. Đạo giáo, bởi thế ông đã viết: Thuở trời xuân say nhuần mầu đạo Trót noi theo tam giáo chân tôn 20 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Tƣ tƣởng của Toàn Nhật thiền sƣ thể hiện khá rõ ràng, bởi ông hiểu đƣợc cái gốc chung của tam giáo là một Tam giáo đều muốn soi chiếu con ngƣời, từ những giáo lý ấy để cảm hóa con ngƣời, làm cho con ngƣời hƣớng thiện Tam giáo chân tôn” mà Toàn ... 10 1.2.3 Tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký 12 Chƣơng NỘI DUNG TƢ TƢỞNG DUNG HÒA TAM GIÁO” TRONG TAM GIÁO NGUYÊN LƯU KÝ 15 2.1 Nhìn lại quan niệm dung hòa tam giáo lịch sử tƣ tƣởng... tƣởng dung hòa tam giáo Tam giáo nguyên lưu ký góp phần: Trình bày nét đời nghiệp Toàn Nhật thiền sƣ Khái quát quan niệm dung hòa tam giáo lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam tác phẩm Tam giáo nguyên lưu. .. đề chung Chƣơng 2: Nội dung tƣ tƣởng dung hòa tam giáo Tam giáo nguyên lưu ký Chƣơng 3: Nghệ thuật thể tƣ tƣởng dung hòa tam giáo Tam giáo nguyên lưu ký Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khóa luận