Ngôn từ đậm chất tôn giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng dung hòa tam giáo trong Tam giáo nguyên lưu ký của Toàn Nhật Thiền sư (Trang 51 - 54)

7. Bố cục khóa luận

3.2.1.Ngôn từ đậm chất tôn giáo

Ngôn từ là chất liệu kiến tạo nên tác phẩm. Vì vậy nó đóng vai trò quan trọng nhƣ những viên gạch xây dựng nền móng vững chắc để tác phẩm văn chƣơng lớn mạnh. Khảo sát tác phẩm chúng tôi thấy tác giả đã sử dụng rất thành công ngôn ngữ thuần Việt. Đồng thời tác giả đã đƣa vào trong tác phẩm của mình những ngôn ngữ thuộc cả ba phạm trù tôn giáo Nho - Đạo - Phật.

Trong Tam giáo nguyên lưu ký, Toàn Nhật thiền sƣ cùng với việc sử dụng chữ Nôm giúp cho văn bản gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu. Bên cạnh đó sử dụng ngôn ngữ hết sức giản dị. Tác phẩm đƣợc sáng tác với mục đích truyền

giáo thì cách sử dụng từ ngữ này là hợp lý. Bởi nó đơn giản, dễ hiểu, không quá khó cho những độc giả có vốn kiến thức ở mức tầm trung. Ngoài ra, Toàn Nhật đã sử dụng ngôn từ đặc trƣng của từng tôn giáo để trình bày cho tƣ tƣởng của mình.

Bảng thống kê ngôn từ chỉ triết lý Nho - Đạo - Phật (bảng 1, 2, 3). Nhận xét:

Một số ngôn từ thuộc triết lý Nho giáo đã đƣợc Toàn Nhật đƣa vào phần nguyên lƣu ký về đạo Nho. Có một số từ đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần nhƣ là thánh nhân , thiên hạ , môn nhân, giáo hóa, tam cƣơng, ngũ thƣờng, nhân, đức, lễ, nghĩa, ngũ kinh,... Khi nhắc đến Khổng Tử, Toàn Nhật đã dùng từ “thánh nhân” để thể hiện sự tôn kính của môn đồ đối với thầy. Ngoài ra nó còn là sử dụng từ thay thế cho tên gọi của Khổng Tử, tránh sự lặp lại nhƣng vẫn dễ hiểu cho ngƣời tiếp nhận.

Ngùi than cơ hội thánh nhân

Đạo thông chăm chúa đức hơn muôn ngƣời

Ngƣời quân tử trong quan niệm Nho giáo, là ngƣời phải có sự nghiệp, địa vị, tiếng tăm trong xã hội. Toàn Nhật đã sử dụng từ “công danh” để nói lên cái đích phấn đấu của đấng nam nhi:

Ai ai đều cũng đua tài

Sửa sang thánh giáo lập đời công danh

Hay khi nói đến “ngũ kinh” ở đây là kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thơ, kinh Lễ và Luận ngữ (Bốn phƣơng luyện tập ngũ kinh dồi mài).

Việc sử dụng một hệ thống từ ngữ có liên quan đến Nho giáo trƣớc hết giúp ngƣời đọc dễ hiểu, sau đó hình thành một hệ thống từ vựng liên quan đến nội dung diễn đạt giúp ngƣời đọc dễ hình dung hơn, tạo đƣợc sự tin tƣởng với độc giả. Bên cạnh đó còn thể hiện đƣợc kiến thức sâu rộng của Toàn Nhật trƣớc Nho giáo. Toàn Nhật đƣa ra những từ ngữ mang đậm triết lý và nhân sinh quan của nhà Nho, mở ra cho ngƣời đọc một thế giới Nho học bao trùm

lên đó là những triết lý về đạo đức của con ngƣời là tam cƣơng, ngũ thƣờng; nhân, nghĩa, lễ, chí, tín,... Răn dạy cách đối nhân xử thế của ngƣời đời, và tu thân cho chính mình.

Đến với nội dung viết về Đạo giáo, tác giả cũng đã sử dụng một hệ thống từ có liên quan nhƣ thiên tôn thái thƣợng, tu luyện, luyện đơn, linh đan, bát tiên, nhập địa, thăng thiên, trừ yêu, đạo sĩ... Khi nhắc đến đấng tối cao đã sáng lập ra Đạo giáo, Toàn Nhật đã dùng từ“thiên tôn thái thƣợng” để chỉ vị thiên thần tôn kính nhất. Ông dùng đúng ngôn từ của Đạo giáo để thể hiện đúng vị trí của Lão Đam trong lòng các môn đồ. Với triết lý của Đạo gia là “luyện đơn” để cứu ngƣời, tu luyện để có thể đi đến khắp nơi “nhập địa”, “thăng thiên”, “trừ yêu”,... những từ ngữ rất gần gũi, chân thực gắn liền với những triết lý của Đạo pháp, những ngôn từ góp phần làm nổi bật lên những điều tác giả muôn truyền tải. Đó là sự tu luyện để có phép nhiệm màu, vƣợt lên trên con ngƣời tầm thƣờng, có thể đi lại trên trời dƣới đất một cách dễ dàng; hay có thể điều khiển trời đất mƣa thuận gió hòa,...

Với phần nội dung về Phật giáo chiếm số lƣợng câu chữ nhiều hơn, nên ngôn từ Phật giáo đƣợc tác giả sử dụng khá linh hoạt, thƣờng xuyên có sự thay đổi về vỏ ngôn ngữ để tránh sự lặp lại, nhàm chán, từ đó tích truyện Phật giáo đƣợc kể lại một cách hấp dẫn, cuốn hút. Có thể kể đến danh xƣng các nhân vật Phật giáo, mà Phật tổ là tiêu biểu. Khi còn là thái tử, ngƣời có tên là Tất Đạt, sau khi đi tu sáu năm trên núi Tuyết ngài ngộ đạo và có tên là Phật tổ Nhƣ Lai, sau đó thì có nhiều tên gọi khác nhƣ Phật Thích Ca, Phật Đà, Nhƣ Lai,... Nói đến quy luật nhân quả, sự báo ứng từ kiếp này sang kiếp khác thiền sƣ sử dụng hàng loạt các từ chỉ triết lý nhƣ luân hồi, báo ứng, tạo ác duyên,... Hay khi nói đến những nỗi khổ của con ngƣời thì Toàn Nhật đã sử dụng một số từ ngữ nhƣ sinh, lão, bệnh, tử, tham, sân, si,...

nhau. Nếu trong đạo Phật “vô vi” nghĩa là không phải lo nghĩ đến những nỗi khổ trong cuộc đời, không tranh giành, tính toán, mƣu mô,... thì trong Đạo giáo lại hoàn toàn khác. Theo Toàn Nhật “vô vi” trong Đạo giáo là không phải làm gì. Chúng ta thấy về nội hàm của từ “vô vi” là hoàn toàn khác nhau trong hai tôn giáo. Nếu “tu luyện” trong Phật giáo là sự tu tâm dƣỡng tính, làm điều thiện, tránh báo ứng về sau. Thì “tu luyện” trong Đạo giáo là tu luyện để đạt đƣợc phép màu, để hóa thành tiên, có năng lực điều khiển đƣợc đất trời.

Nhƣ vậy, ngôn từ đậm chất tôn giáo đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. Thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của Toàn Nhật. Ngoài ra, làm nổi bật đƣợc nội dung mà tác giả muốn gửi gắm qua Tam giáo nguyên lưu ký.

Một phần của tài liệu Tư tưởng dung hòa tam giáo trong Tam giáo nguyên lưu ký của Toàn Nhật Thiền sư (Trang 51 - 54)