Nghệ thuật sử dụng điển cố

Một phần của tài liệu Tư tưởng dung hòa tam giáo trong Tam giáo nguyên lưu ký của Toàn Nhật Thiền sư (Trang 54 - 69)

7. Bố cục khóa luận

3.2.2.Nghệ thuật sử dụng điển cố

Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ trong phạm trù của các tôn giáo, giúp Toàn Nhật dễ diễn đạt ý tứ, tƣ tƣởng của mình thì ông đã sử dụng những điển cố của Nho - Đạo - Phật để làm dẫn chứng cho những suy nghĩ, nội dung đƣợc trình bày trong Tam giáo nguyên lưu ký.

Điển cố (từ Hán Việt)thƣờng là kể về các tấm gƣơng hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gƣơng đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử (thƣờng là của Trung Quốc).Trong văn hoá truyền thống, ngƣời ta cho rằng nhìn ngƣời chính là một cách để tự soi xét mình, rằng lấy những điển tích kinh điển trong lịch sử làm tham chiếu để luận giải là một cách rất tốt để làm sáng tỏ ý mà mình muốn biểu đạt. Do vậy, việc sử dụng điển cố trong thơ và văn cũng đƣợc xem nhƣ một chuẩn mực.

Thông thƣờng các tác giả văn học trung đại sử dụng điển cố thƣờng theo hai phép “dụng điển” và “lấy chữ”. Mỗi tác giả lại có cách sử dụng điển cố khác nhau. Có ngƣời vừa dụng điển vừa giải điển, có ngƣời chỉ dụng điển, có ngƣời sử dụng điển cố để chứng tỏ sự hiểu biết của mình buộc ngƣời đọc phải tự tra cứu. Trong tác phẩm Tam giáo nguyên lưu ký, Toàn Nhật đã sử dụng khá nhiểu điển cố để làm sáng tỏ cho cáo quan điểm của Nho - Đạo - Phật.

Ông hƣớng tới đối tƣợng là giới thuyết cho tầng lớp bình dân. Nên ông sử dụng điển cố bằng cách dụng điển và giải, tức là vừa viết vừa giải để ngƣời đọc dù không biết nhiều về tích Phật vẫn có thể hiểu ý nghĩa câu thơ, nội dung diễn đạt cũng nhƣ hàm ý của tác giả.

Trong Nho giáo, các điển cố nói về học trò của Khổng Tử đƣợc Toàn Nhật sử dụng khá nhiều. Khi nhắc đến ông Nham trong câu: “Khăng khăng nhớ đức ông Nham” là ý chỉ Nham Hồi cao đệ của Khổng Tử, nổi tiếng chịu nghèo vui đạo, mất lúc 32 tuổi. Hay nhƣ Tăng Sâm, là ngƣời chậm hiểu nhƣng kết thừa Nho học. Đó là những tấm gƣơng sáng về trí, đức đáng để ngƣời đời ngƣỡng mộ, noi theo. Qua đó, nhận thấy rằng để ngộ đạo của Nho gia, thì cần phải tu dƣỡng chính bản thân mình. Nhắc đến những điển nói về sự chăm chỉ học sách thánh hiền có ngày đạt dƣợc công danh sự nghiệp phải kể đến Mãi Thần, Mộng Chánh Lữ Công, Đổng tử, Khuông Hoành, Hoàn Vinh.Toàn Nhật viết:

Khuông Hoành trổ vách nhờ đèn Giàu sang vì trải khó hèn nắng mƣa

Nhắc đến điển của Nho giáo, Khuông Hoành ở Đông Phái, nhà nghèo nhƣng ham học, đục vách nhờ đèn ngƣời khác, sau làm quan to. Hay khi nhắc đến Đổng tử - Đổng Trọng Thƣ, đời Hán, ba năm buông màn đọc sách, không ra ngoài đƣờng:

Đổng tử dũi mài học thầm

Đầu ngao chiếm trƣớc, văn lâm chói tài

Toàn Nhật nhắc đến những điển cố để làm nổi bậy tầm ảnh hƣởng của Nho giáo trong xã hội. Ngoài ra còn là sự ca ngợi đối với những ngƣời hiền tài, kiên trì, bền bỉ, không ngại khó, ngại khổ, chuyên tâm tu thân đúng nhƣ lời dạy của tiền nhân.

giáo, hai chữ “tu luyện” đƣợc đề cao. Ở đây là sự tu luyện để làm chủ đƣợc thiên nhiên, làm chủ đƣợc ý thức của mình, khi đó sẽ đạt đƣợc phép nhiệm màu, có thể sửa sang chân khí để lấy lại mạng sống lâu dài cho mình. Ví nhƣ tích Hứa Tôn đời Bắc Ngụy, làm quan lệnh Tịnh dƣơng, sau theo đạo thần tiên chế thuốc, cả nhà uống đều bay lên trời:

Chân quân luyện đặng thuốc tiên Uống vào đều cũng thăng thiên cả nhà

Tiếp đến Toàn Nhật nhắc đến Tiên Dung và Chử Đổng Tử, đi học đạo, đƣợc trao cho một cái gậy, bèn cắm gậy xuống, úp nón lên gậy thì hóa ra thành quách phố xá, sau Tiên Dung bay lên trời, chỗ ấy sụp xuống thành một cái đầm gọi là Nhất Dạ:

Tiên Dung, Chử công rõ ra Ngân đơn thiêu luyện về tòa Nhị Châu

Việc đƣa ra các tích trên, thể hiện sự hiểu biết của Toàn Nhật, nhƣng quan trọng hơn là nhấn mạnh sự kỳ diệu, thần thông của Đạo giáo. Đó là phép cứu ngƣời, con ngƣời có khả năng vƣợt lên vũ trụ, đi mây về gió. Nếu có lòng tu luyện thì thì ắt sẽ có phép thần thông, đƣợc hóa thành tiên.

Phần viết về Phật giáo, Toàn Nhật dành khá nhiều tâm huyết. Với sự tỉ mỉ, cặn kẽ, ông đã thuật lại chi tiết từ nguồn gốc, sự hình thành, nội dung triết lý, ngoài ra còn có phần ca ngợi Phật pháp. Để đạt đƣợc thành công trong việc kể lại, Toàn Nhật cũng đã sử dụng khá nhiều điển cố Phật giáo vào trong câu thơ của mình với những mục đích khác nhau.

Trong câu “Mƣời một Tề Thiên nên thánh lão”, Tề Thiên ở đây tức Tề Thiên Đại Thánh, nhân vật chính của Tây du ký, vốn là con vƣợn nhờ tu luyện, có khả năng náo loạn thiên cung bị Phật Quan Âm bắt hầu Đƣờng Tăng Tạng đi thỉnh kinh. Tề Thiên tuổi trẻ mà mặt nhăn nhƣ ông già. Đây là một điển tích của Phật giáo, nhắc đến Tề Thiên đã từng đại náo Thiên cung, nhƣng với sự kiên trì bảo vệ Đƣờng Tăng đi lấy kinh, đã tu thành chính quả.

Bằng lời dẫn dắt: “Việc xƣa linh nghiệm nhiều truyền/ Thuật một hai chuyện hậu hiền làm gƣơng” Toàn Nhật đã nhắc lại các tích của nhà Phật. Thiện Bƣu ngƣời ở Trấn Giang, có lòng tin niệm Phật đƣợc giải oan. Đại Hạnh thiền sƣ tu tâm niệm Phật khi tịch thân nhƣ sống còn. Hay nàng Sùng Thị, ba năm niệm Phật, hai con mắt lành. Loài chim Oanh vũ chuyên tâm niệm Phật còn trổ hoa sen:

Kìa chim Oanh vũ loài hèn Niệm Phật còn trổ hoa sen hiện tiền.

Nhƣ vậy, cùng với việc nhắc lại các điển cố của nhà Phật, Toàn Nhật lấy đó làm dẫn chứng cho sự diệu kỳ của việc đi theo Phật, chuyên tâm niệm Phật ắt gặp điềm lành. Không mƣu cầu bon chen, làm việc xấu, lòng phổ độ, hỷ xả từ bi thì sẽ có cái kết tối đẹp, hóa dữ thành lành.Toàn Nhật viết trong Kỳ Nhị:

“Báo ân đốt xác, kinh còn chép Vị pháp moi lòng, luật hãy roi”

Muốn nhắc lại tích Dƣợc Vƣơng Bồ tát thiêu thân để đền ân đức Phật. Tiếp là tích của Thƣờng Đề Bồ tát ngộ đƣợc lý bát nhãn ở Hƣơng Thành, bèn đem bán tim gan mình để cúng Phật.

Không chỉ dùng những điển cố Phật giáo để làm sáng tỏ những nội dung của Phật giáo, mà Toàn Nhật còn sử dụng các điển cố của Nhogiáo để thể hiện tƣ tƣởng, quan niệm của mình.

Nhắc đến Thạch Sùng, ngƣời đời Tấn nổi tiếng giàu có và xa hoa. Nhƣng cuối cùng lại trắng tay. Muốn khuyên răn, ngƣời có của thì không nên khoe khoang, mà nên dùng sự giàu có ấy vào việc giúp đỡ ngƣời nghèo khó. Nhƣ thế thì hậu vận mới an nhàn. Hay nhƣ những tƣớng lĩnh, có công giúp dân giúp nƣớc, đƣợc hƣởng phúc phận đời sau:

Nhƣ Thạch Sùng tót trang giàu Bây giờ nào ngƣời của thấy đâu Và thế gian giàu sang lƣu tƣớng

Điển tích về Bá Ngƣu, tên Tự của Nhiêm Canh, cao đệ của Khổng Tử, đƣợc khen là ngƣời đức hạnh, mắc ác tật đến nỗi Khổng Tử đi thăm chỉ đứng ngoài bắt tay mà thôi. Hay Thúc Tề là em của Bá Di, là con vua Cô Trúc nhà Thƣơng. Khi Châu Vũ vƣơng cất quân đánh Thƣơng, Di, Tề can không đƣợc, bèn đến núi Thủ Dƣơng, không ăn lúa gạo nhà Chu, nhị đói đến chết.

Cảm thƣơng Thúc Tề Bá Di

Thủ Dƣơng chết đói cũng thì thánh thanh

Nhắc đến Khuất Nguyên, làm quan với Sở Tƣơng vƣơng, vua nghe sàm tấu, nên bèn đi lánh nạn, rồi buồn, tự trầm mình chết ở sông Mịch La, ở đây gọi là “La dòng”.

Tử Thôi, tức Giới Tử Thôi, ngƣời thời Xuân thu, phò Tấn Văn Công chạy nạn qua Ngô 19 năm. Khi trở về nƣớc, Thôi không đòi lợi lộc. Văn Công cũng không cần ban cấp, cùng mẹ ở ẩn tại Miên Sơn. Sau Vƣơng Công tịnh độ triệu về, Thôi từ chối và nổi lửa đốt núi. Thôi và mẹ chết ôm cây.

Kìa ai mắc nợ làm trâu nấm Họa kẻ gây oan đọa kiến lừa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điển cố chỉ ngƣời mắc nợ phải làm thân con trâu, cây nấm để trả cho ngƣời. Và chỉ tích giết oan nên phải làm thân con kiến, con lừa.

Đó là những con ngƣời có công, vậy sao lại chịu kết cục bi thảm. Phải chăng đó là do nghiệp báo từ kiếp trƣớc, mà kiếp này phải trả.

Hay Cam La, mƣời hai tuổi đã làm đến chức quan thừa tƣớng, khó ai sánh bằng. Lã Vọng đã bảy mƣơi tuổi, đi câu cá đƣợc Vƣơng Văn rƣớc về cho làm quân sƣ. Đặng Đậu đi thi, đƣợc đƣa lên làm công hầu. Vậy những ngƣời có đƣợc sự nghiệp vang danh, ắt phải có tâm trí thanh tao, làm việc nhân đức, nhƣ thế sẽ có hậu vận sung túc. Qua những điển cố của Nho giáo, Toàn Nhật nhấn mạnhđếnh quy luật nhân quả của nhà Phật. Mọi việc không phải tự nhiên, mà do chính con ngƣời gây dựng lên, nếu kiếp trƣớc giữ mình, làm nhiều việc thiện thì kiếp sau sẽ đƣợc hƣởng an nhàn. Ngƣợc

lại, nếu kiếp trƣớc gieo nhân ác, thì kiếp sau chắc chắn không thoát khỏi sự đầy đọa, lầm than.

Với những điển tích đƣợc Toàn Nhật đƣa vào tác phẩm của mình để làm sáng rõ hơn triết lý của nhà Phật. Đó là những tấm gƣơng đáng để học hỏi hay đáng để suy ngẫm. Bởi đó là những tích ngƣời làm việc tốt, không cần đền đáp, chấp nhận cuộc sống ẩn dật nhƣng an nhàn. Hay những ngƣời bị lịch sử chỉ trích, lên án, nhƣ một lời cảnh báo, một tấm gƣơng phản chiếu những bản chất xấu xa mà bên trong mỗi con ngƣời ai cũng có. Đó là những dục vọng của bản thân, đáng phải suy nghĩ, là tấm gƣơng để ngƣời đời sau đối diện với nó, nhằm tránh đi theo vết xe đổ của tiền nhân.

Tiểu kết chƣơng

Quan niệm “dung hòa tam giáo” đƣợc Toàn Nhật thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm cả về nội dung và nghệ thuật. Nếu ở nội dung của ba tôn giáo có phần bổ khuyết cho nhau, thì khi đi vào nghệ thuật ta cũng thấy rõ điều đó qua việc sử dụng ngôn ngữ và điển cố. Ngôn ngữ là chất liệu kiến tạo nên tác phẩm.Toàn Nhật đã sử dụng khéo léo ngôn ngữ đậm chất tôn giáo vào trong tác phẩm của mình. Viết về Nho - Đạo - Phật, Toàn Nhật đã sử dụng ngôn từ chỉ triết lý của ba tôn giáo riêng biệt, đôi khi có sự đan xen ngôn từ của tôn giáo này cho tôn giáo khác. Sử dụng điển cố theo cách vừa dụng điển vừa giải điển giúp cho ngƣời đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn. Việc sử dụng điển của Nho giáo cho Phật giáo giúp cho Toàn Nhật làm nổi bật lên tƣ tƣởng của nhà Phật. Nhƣ vậy quan niệm “dung hòa tam giáo” đƣợc thể hiện ngay trong nghệ thuật của tác phẩm.

KẾT LUẬN

1. Trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII đầy biến động, hệ tƣ tƣởng Nho giáo dần mất vị trí quan trọng trong xã hội phong kiến, cùng với những chính sách tích cực trong việc chấn hƣng Phật giáo, thì Phật giáo lại có cơ hội phát triển và có vị trí vững chắc trong xã hội. Sự phát triển của nền văn học Phật giáo với nhƣng tên tuổi tiêu biểu nhƣ Nguyễn Du, Hƣơng Hải, Nguyễn Công Trứ,... thể hiện những tƣ tƣởng về sự “dung hòa tam giáo”.

Toàn Nhật từng là một học trò theo thầy học thuyết Khổng Tử, với mơ ƣớc đạt đƣợc công danh sự nghiệp. Do sự thay đổi của hệ tƣ tƣởng trong xã hội cũng nhƣ thế giới quan của chính bản thân Toàn Nhật có sự thay đổi, nên năm 30 tuổi quyết định xuất gia, đi theo Phật giáo.

Với số lƣợng tác phẩm lớn đã góp phần quan trọng trong việc làm phong phú hơn nền văn học dân tộc. Đặc biệt với tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” của thiền sƣ đã soi sáng cho con đƣờng của cả ba tôn giáo, ngoài ra nó còn góp phần to lớn trong công cuộc chấn hƣng đạo Phật ở Việt Nam thời bấy giờ. Dù đây không phải là tƣ tƣởng hoàn toàn mới, nhƣng nó lại rất quan trong bởi trong thời đại ông đang sống, sự tranh giành giữa các hệ tƣ tƣởng chƣa có hƣớng giải quyết, việc đƣa ra tƣ tƣởng dung hòa là một bƣớc ngoặt khá quan trọng đối với sự phát triển của tam giáo.

Dựa trên sự hiểu biết sâu rộng của mình, Toàn Nhật đã viết Tam giáo

nguyên lưu ký, với nội dung ca ngợi, tán tụng cả ba tôn giáo. Nhƣng cũng

không ngần ngại lên tiếng chỉ trích sự sai trái, lệch lạc của Đạo giáo.

2. Với Nho giáo, Toàn Nhật kể về nguồn gốc, sự hình thành của một học thuyết lớn trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ do Khổng Tử sáng lập. Cùng với việc mở trƣờng dạy học, môn đệ của ông cũng lên đến khoảng 3000 ngƣời. Giáo lý quan trọng của Nho giáo là tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng, tứ đức,... qua đó nhằm răn dạy con ngƣời.

Viết về Đạo giáo, Toàn Nhật kể về nguồi gốc của Đạo gia, sự phát triển của sự tu luyện, sự huyền diệu của phép màu, cứu khổ cứu nạn cho dân chúng. Ngoài ra, còn kể đến sự tranh đấu giữa Đạo giáo và Phật giáo.

Với Phật giáo, Toàn Nhật cũng làm sáng tỏ nguồn gốc và các triết lý của nhà Phật. Đó là thuyết tứ thánh đế và thập nhị nhân duyên. Ngoài ra, đó còn là tƣ tƣởng vô ngã, vô thƣờng, và chữ duyên theo quan niệm của giới tu hành. Nhƣng điều đáng chú ý, không chỉ kể về nguồn gốc, làm sáng tỏ những quan điểm, tƣ tƣởng Phật pháp, Toàn Nhật còn thể hiện sự ca ngợi, tán tụng, tin tƣởng với hệ thức giáo lý chính bản thân ông đang theo đuổi.

Với bố cục câu chữ viết về tam giáo, dễ dàng nhận thấy Toàn Nhật đặt vị trí của Phật giáo lên cao nhất. Đó cũng là một điều dễ hiểu, bởi nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của tác giả. Ngoài ra, Toàn Nhật cũng là một thiền sƣ, việc đề cao Phật giáo là điều hoàn toàn có thể hiểu đƣợc. Thêm vào đó, thể hiện xu hƣớng chung là ca ngợi đạo Phật trong sự tôn trọng Nho giáo, ngƣợc lại Nho giáo dựa vào Phật giáo để bổ khuyết những thiếu thốn về mặt triết học và khả năng thu phục nhân tâm con ngƣời.

3. Tam giáo nguyên lưu ký đƣợc viết theo thể ký, nhằm nguyên lƣu ký về

tam giáo. Sự “dung hòa” còn đƣợc thể hiện cả ở mặt nghệ thuật.Tác giả lựa chọn thể thơ dân tộc gần gũi với quần chúng nhân dân; sử dụng ngôn ngữ rất giản dị, dễ hiểu, nhƣ để thuật lại, kể lại để cho ngƣời nghe về tam giáo.Toàn Nhật còn xem vào tác phẩm những từ ngữ, triết lý đặc trƣng của Nho - Đạo - Phật nhằm mục đích làm sáng rõ ý, nội dung muốn đề cập đến hay muốn ca ngợi trong tác phẩm. Việc đƣa vào những điển cố vào tác phẩm nhƣ những dẫn chứng cụ thể, tạo độ tin tƣởng cao cho ngƣời đọc, qua đó là những bài học đáng suy ngẫm.Ngoài ra, sự dung hòa đƣợc thể hiện ở việc lồng các ngôn từ của tam giáo vào trong tác phẩm.Việc sử dụng điển cố của tôn giáo này để làm sáng tỏ cho triết lý của tôn giáo khác cũng nhằm thể hiện tƣ tƣởng dung hòa.

Với tƣ tƣởng “dung hòa tam giáo” trong Tam giáo nguyên lưu ký, Toàn Nhật đã mở ra cho xã hội lúc bấy giờ một cánh cửa mới cho sự hòa nhập và phát triển của tam giáo trong nền văn hóa - văn học dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thích Phƣớc An (2006),“Toàn Nhật thiền sƣ với những nẻo đƣờng cát bụi của quê hƣơng”,Trao đổi kiến thức Phật học.

http://www.todinhlinhson.com/ts_tpatoannhat.htm.

2. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết

thế kỷ XIX, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Huệ Chi (1978), “Các yếu tố Phật, Nho, Đạo đƣợc tiếp thu và

Một phần của tài liệu Tư tưởng dung hòa tam giáo trong Tam giáo nguyên lưu ký của Toàn Nhật Thiền sư (Trang 54 - 69)