1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận

82 930 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 448,5 KB

Nội dung

Trong lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, cũng như các trường phái triết học khác lúc đó, Phật giáo, một trong những trường phái triết học tôn giáo, đã đưa ra những lý giải về nguồn gốc, bản chất và giá trị đời sống tâm linh của con người, và cách thức giải thoát con người khỏi những nỗi khổ mà con người vẫn hàng ngày phải gánh chịu. Giải thoát là mục đích và là vấn đề trung tâm của Phật giáo, như Đức Phật khẳng định: “Biển lớn chỉ có một vị, đó là vị mặn. Cũng vậy…pháp và luật này chỉ có một vị, đó là vị giải thoát”18, tr28. Có thể nói triết lý của Phật giáo là triết lý về cuộc sống, về đạo sống của con người. Dù có chỗ Đức Phật cho rằng vấn đề thế giới quan “không có ích lợi, không phục vụ đời sống phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn” 18, tr280 nên không cần bàn nhiều. Song để giải quyết vấn đề nhân sinh một cách hệ thống, Phật giáo không thể không dựa trên những vấn đề có tính nguyên lý phổ quát. Vì vậy trong giáo lý Phật giáo đã hàm chứa các nội dung cơ bản của triết học như các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh, nhận thức…và chúng thể hiện một cách hệ thống qua triết lý vô ngã, vô thường, nhân duyên, được cụ thể hóa trong giáo lý Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo, thập nhị nhân duyên với trình độ tư duy lôgic và biện chứng sâu sắc và với tinh thần từ, bi, hỉ, xả, bao dung, hòa hiếu, bình đẳng tôn giáo nên trải qua bao thế kỷ với bao thăng trầm, Phật giáo vẫn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ở nhiều quốc gia trên thế giới đón nhận, và phát triển. Ra đời từ thế kỷ VI TCN, Phật giáo đã có không ít thay đổi cả về giáo lý và hình thức trong quá trình du nhập và tiếp biến ở mỗi nơi nó đến, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Phật giáo đang có những biến đổi tích cực hướng con người đến những giá trị hiện đại tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những cải biến không theo tinh thần nhân văn trong giáo lý của đức Phật mà theo hướng mê tín dị đoan đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tín ngưỡng. Trước tình hình đó, việc trở lại với giáo lý gốc Nguyên thủy để thấy được giá trị nguyên sơ của nó, lấy đó làm cơ sở khách quan hơn, nhằm đánh giá những biến thái tiêu cực, bảo tồn những giá trị tích cực, là vấn đề đang được các học giả ở cả phương đông và phương tây quan tâm nghiên cứu. Trong hệ thống giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, một trong những cuốn sách được đánh giá cao là Thanh Tịnh Đạo Luận (từ đây sẽ viết tắt là TTĐL) do Buddhaghosa (tên chuyển nghĩa sang tiếng Việt là Phật Âm), một vị thượng tọa nổi tiếng của Phật giáo Nam tông (Theravada), trước tác vào khoảng thế kỷ V SCN. Ông là luận sư tiêu biểu của phái Thượng tọa bộ, một phái Phật giáo còn lưu giữ được những giáo lý Nguyên thủy nhất đến ngày nay. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Phật giáo Nam tông, được coi như hệ thống triết lý của Phật giáo Nguyên thuỷ với hầu hết các vấn đề về vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức luận bao gồm cả những tiến bộ và hạn chế của Phật giáo Nguyên thủy trong tính lịch sử cụ thể của nó. TTĐL là một bộ luận, mà trong đó ta có thể thấy được những minh họa cụ thể cho giáo lý của đức Phật thời đó cùng những lời bình luận, chú giải sâu sắc của Buddhaghosa. Vì vậy tác phẩm còn là tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ thời kỳ Nguyên thủy. Tác phẩm còn được đánh giá là bách khoa toàn thư của Phật giáo Nam tông, là giáo trình cơ bản mà bất cứ ai nghiên cứu Phật học cũng cần tìm hiểu. Một vị Thượng tọa đã khẳng định rằng, “một người chưa am tường Thanh Tịnh Đạo mà nói rằng mình đã biết tư tưởng Phật giáo Nguyên thuỷ thì việc đó đáng cho chúng ta đặt một câu hỏi lớn”.20 Trước một kho tàng tri thức đồ sộ mênh mông của Phật giáo, Luận văn chọn TTĐL với tư cách là một tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu của Phật giáo Nguyên thuỷ để nghiên cứu và hi vọng khái quát được những nội dung tư tưởng triết học sâu sắc của Phật giáo Nguyên thủy trong đó, nhằm có được một hệ thống lịch sử tư tưởng triết học liên tục của Phật giáo từ thời kỳ Nguyên thủy. Với những lý do đó, luận văn chọn “Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thuỷ trong Thanh Tịnh Đạo Luận” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, cũng như các trường phái triếthọc khác lúc đó, Phật giáo, một trong những trường phái triết học - tôngiáo, đã đưa ra những lý giải về nguồn gốc, bản chất và giá trị đời sống tâmlinh của con người, và cách thức giải thoát con người khỏi những nỗi khổ

mà con người vẫn hàng ngày phải gánh chịu Giải thoát là mục đích và làvấn đề trung tâm của Phật giáo, như Đức Phật khẳng định: “Biển lớn chỉ cómột vị, đó là vị mặn Cũng vậy…pháp và luật này chỉ có một vị, đó là vịgiải thoát”[18, tr28] Có thể nói triết lý của Phật giáo là triết lý về cuộcsống, về đạo sống của con người Dù có chỗ Đức Phật cho rằng vấn đề thếgiới quan “không có ích lợi, không phục vụ đời sống phạm hạnh, khôngđưa đến yếm ly, ly tham, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn” [18, tr280]nên không cần bàn nhiều Song để giải quyết vấn đề nhân sinh một cách hệthống, Phật giáo không thể không dựa trên những vấn đề có tính nguyên lýphổ quát Vì vậy trong giáo lý Phật giáo đã hàm chứa các nội dung cơ bảncủa triết học như các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh, nhận thức…và chúng

thể hiện một cách hệ thống qua triết lý vô ngã, vô thường, nhân duyên, được cụ thể hóa trong giáo lý Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo, thập nhị nhân

duyên với trình độ tư duy lôgic và biện chứng sâu sắc và với tinh thần "từ,

bi, hỉ, xả", bao dung, hòa hiếu, bình đẳng tôn giáo nên trải qua bao thế kỷvới bao thăng trầm, Phật giáo vẫn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ởnhiều quốc gia trên thế giới đón nhận, và phát triển Ra đời từ thế kỷ VITCN, Phật giáo đã có không ít thay đổi cả về giáo lý và hình thức trong quátrình du nhập và tiếp biến ở mỗi nơi nó đến, đặc biệt trong cuộc sống hiệnđại ngày nay, Phật giáo đang có những biến đổi tích cực hướng con ngườiđến những giá trị hiện đại tốt đẹp Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những

Trang 2

cải biến không theo tinh thần nhân văn trong giáo lý của đức Phật mà theohướng mê tín dị đoan đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tínngưỡng Trước tình hình đó, việc trở lại với giáo lý gốc Nguyên thủy đểthấy được giá trị nguyên sơ của nó, lấy đó làm cơ sở khách quan hơn, nhằmđánh giá những biến thái tiêu cực, bảo tồn những giá trị tích cực, là vấn đềđang được các học giả ở cả phương đông và phương tây quan tâm nghiên cứu.

Trong hệ thống giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, một trong những

cuốn sách được đánh giá cao là Thanh Tịnh Đạo Luận (từ đây sẽ viết tắt là

TTĐL) do Buddhaghosa (tên chuyển nghĩa sang tiếng Việt là Phật Âm),

một vị thượng tọa nổi tiếng của Phật giáo Nam tông (Theravada), trước tácvào khoảng thế kỷ V SCN Ông là luận sư tiêu biểu của phái Thượng tọa

bộ, một phái Phật giáo còn lưu giữ được những giáo lý Nguyên thủy nhấtđến ngày nay Đó là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Phật giáoNam tông, được coi như hệ thống triết lý của Phật giáo Nguyên thuỷ vớihầu hết các vấn đề về vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức luận bao gồm

cả những tiến bộ và hạn chế của Phật giáo Nguyên thủy trong tính lịch sử

cụ thể của nó

TTĐL là một bộ luận, mà trong đó ta có thể thấy được những minh

họa cụ thể cho giáo lý của đức Phật thời đó cùng những lời bình luận, chúgiải sâu sắc của Buddhaghosa Vì vậy tác phẩm còn là tư liệu quý giá choviệc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ thời kỳ Nguyên thủy

Tác phẩm còn được đánh giá là bách khoa toàn thư của Phật giáo Nam

tông, là giáo trình cơ bản mà bất cứ ai nghiên cứu Phật học cũng cần tìm

hiểu Một vị Thượng tọa đã khẳng định rằng, “một người chưa am tường

Thanh Tịnh Đạo mà nói rằng mình đã biết tư tưởng Phật giáo Nguyên thuỷ

thì việc đó đáng cho chúng ta đặt một câu hỏi lớn”.[20]

Trang 3

Trước một kho tàng tri thức đồ sộ mênh mông của Phật giáo, Luận văn

chọn TTĐL với tư cách là một tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu của Phật giáo

Nguyên thuỷ để nghiên cứu và hi vọng khái quát được những nội dung tưtưởng triết học sâu sắc của Phật giáo Nguyên thủy trong đó, nhằm có đượcmột hệ thống lịch sử tư tưởng triết học liên tục của Phật giáo từ thời kỳ

Nguyên thủy Với những lý do đó, luận văn chọn “Buddhaghosa và một số

tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thuỷ trong Thanh Tịnh Đạo Luận ” làm

đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

TTĐL là một bộ luận xuất sắc của Buddhaghosa trong kho tàng triết

học Phật giáo nguyên thuỷ, có ảnh hưởng không nhỏ đến giới Phật tử cảphái Tiểu thừa và Đại thừa cũng như với các nhà nghiên cứu Phật học Tuynhiên hiện nay tư liệu về cuộc đời tác giả cũng như các công trình nghiêncứu về tác phẩm này còn tản mạn

Về cuộc đời và sự nghiệp của Buddhaghosa hiện nay cũng có một

số tư liệu đề cập, song tiêu biểu và đáng tin cậy là tác giả Bimala Charan

Law với cuốn Trưởng Lão Buddhaghosa- Nhà chú giải kinh điển Pàli (Tì

Khưu Siêu Minh dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội 2005) Cuốn sách đã giới thiệu khá đầy đủ về toàn bộ cuộc đờiBuddhaghosa, thân thế và sự nghiệp của ông, quá trình ông giác ngộ Phậtgiáo, sang Tích lan truyền đạo và chú giải Kinh điển Pa li Tác giả B Lawcũng đã giới thiệu những công trình nghiên cứu của Buddhaghosa, đặc biệt

tác phẩm TTĐL đồng thời chỉ ra đóng góp của Buddhaghosa đối với Phật

giáo nói chung và Tiểu thừa Phật giáo nói riêng Tác giả James Gray với

Buddhaghosuppatti (Cuộc đời Buddhaghosa) (Tì khưu Indaca dịch,

Wedsite BuddhaSasana) Tác phẩm do học giả James Gray sao lục và hiệu

Trang 4

đính dựa vào các tài liệu tìm thấy ở Miến Điện đã giới thiệu một số tư liệu

về cuộc đời của ngài Buddhaghosa như: sự xuất gia và học tập Tam Tạnglúc còn nhỏ tuổi, việc thọ tỳ khưu giới, nguyên do của việc đi đến hòn đảo

Lanka (Tích Lan), quá trình thực hiện tác phẩm Visuddhimagga (Thanh

tịnh đạo luận) Tuy nhiên, trong tác phẩm một số tư liệu không được chính

xác nếu so sánh với các dữ kiện đã được các nhà học giả đương thời xác

định cũng như còn nhiều chi tiết mang tính hư cấu

Ngoài ra trong các tài liệu lịch sử như: Trung tâm tư liệu Phật học,

Lịch sử Phật giáo thế giới, tập 2, (Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp,

HN 1992); Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ,

(Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh, 1995); Pháp sư Thánh Nghiêm,

Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, (Nxb Phương Đông, Tp HCM, 2008); Pháp sư

Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, (Nxb KHXH, HN, 2008);

2500 năm Phật giáo,(Nxb Văn hoá thông tin, HN, 2002)…cũng đề cập đến

Buddaghosa với tư cách là vị luận sư xuất sắc của Phật giáo Nam tông,người đã có công lao to lớn trong việc chú giải, gìn giữ và phát triển kinhđiển Tam tạng Pa li

Về Thanh tịnh đạo luận và tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh tịnh đạo luận cũng đã có những thành tựu ở nhiều góc

mạnh tu tuệ là cái đích cuối cùng trên con đường đạt đến giải thoát Thích

Trang 5

Minh Châu với Hành thiền- một nếp sống lành mạnh trong sáng - một

phương pháp giáo dục hướng thượng, (Nxb Tôn giáo, HN, 2002) giới

thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Ðức Phật, pháp môn giác ngộ và giải

thoát qua Giới - Ðịnh -Tuệ Thượng toạ Thích Giác Đẳng với Thất tịnh

qua bài kinh trạm xe (website www.Dieuphap.com) đã giới thiệu TTĐL

như là cuốn cẩm nang quý giá mà các nhà tu hành cần phải có, chỉ rõ tácphẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp tu tập và giáo lýnguyên thủy, đặc biệt bảy bậc tu quan trọng để đạt đến giải thoát, niết bàn

Tiếp cận tác phẩm từ góc độ triết lý có Thích Nữ Trí Hải với Từ

nguồn diệu pháp (Nxb Tôn giáo, HN, 2007), giới thiệu con đường thoát

khổ mà đức Phật đã dạy thông qua thuyết Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Ngũ

uẩn, Nghiệp báo, Luân hồi, Duyên khởi, Vô ngã, Niệm xứ Edward Conze

với Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ (Hạnh Viên dịch, Nxb Phương Đông, Tp

HCM, 2007) đã tái hiện lại toàn bộ dòng phát triển tư tưởng Phật Giáo củahầu hết các tông phái ở Ấn Độ, trải qua ba giai kỳ phát triển triết học với

sự phân tích, nhận định sâu sắc của tác giả Kimura Taiken với Tiểu

thừa Phật giáo tư tưởng luận, t2 (Thích Quảng Độ dịch, Nxb, Khuông

Việt, 1971) phân tích cách giải thích của Buddhaghosa về lý Duyên khởi,

về thập nhị nhân nhân duyên trong TTĐL, lấy đó làm cơ sở để so sánh với

quan điểm Nhân duyên trong A tỳ đạt ma luận thư và trong quan điểm của

Bắc tông Nhìn chung nội dung trong TTĐL đã được dùng để thuyết minh,

minh họa trong các công trình trên cũng như nhiều công trình nghiên cứu

về Phật giáo, song đây vẫn là một chủ đề chưa được khai thác đầy đủ

Về tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy được tác giả luận

văn tìm hiểu nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học Phật

giáo nguyên thủy trong TTĐL, cũng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, tiêu biểu là Kimura Taiken với Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận

Trang 6

(Thích Quảng Độ dịch, Khuông Việt, 1971) đã giới thiệu toàn bộ tư tưởngtriết học Phật giáo nguyên thủy với những vấn đề cơ bản nhất như vũ trụ

luận, nhân sinh quan, nhận thức luận Phật giáo Kimura Taiken với Tiểu

thừa Phật giáo tư tưởng luận, (t1, Thích Quảng Độ dịch, Tu thư đại học

Vạn Hạnh, 1969; t2, Thích Quảng Độ dịch, Khuông Việt, 1971), trình bày

tư tưởng triết học của Phật giáo Tiểu thừa trong sự so sánh với tư tưởngtriết học trong kinh Veda, Upanishad, Tân Bà la môn giáo, đặc biệt so sánhvới tư tưởng Phật giáo nguyên thủy, qua đó người đọc thấy được sự kếthừa của Phật giáo Tiểu thừa đối với Phật giáo nguyên thủy, những đóng

góp của Tiểu thừa đối với sự phát triển của Phật giáo Lê Văn Quán với

Bước đầu tìm hiểu giá trị nhân sinh của Phật giáo (Nghiên cứu Phật học,

2- 1998) cũng đã trình bày giá trị của Phật giáo được thể hiện sâu xa trong

các thuyết: Tứ diệu đế, nhân quả, vô ngã, vô thường Cuốn Phật học khái

lược của Lưu Vô Tâm (Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb.

Tôn giáo, 2002) giới thiệu cho người đọc thấy được những nét cơ bản nhất

về nguồn gốc, kết cấu, nội dung cơ bản của đạo Phật, đặc biệt là thuyết Tứdiệu đế, thuyết nhân quả, thuyết luân hồi, thuyết vô ngã… chứa đựng sâusắc giá trị Phật giáo

Bên cạnh những công trình khoa học trên, còn nhiều bài viết, luậnvăn trên các tạp chí và website đề cập đến vấn đề mà luận văn quan tâm

nghiên cứu như Hoàng Thị Thơ, “Vấn đề con người trong đạo Phật” (Tạp chí triết học, số 6 năm 2000, tr.41- 44); Hoàng Thị Thơ, “ Một số vấn đề

Phật giáo Tiền- Đại thừa Ấn Độ” (Tạp chí Khuông Việt, số 4, tháng 11

năm 2008, tr31-37); Thích Thanh Quyết, “Sự phân phái của triết học thời

kỳ đầu- Triết học bộ phái” (Tạp chí Khuông Việt, số 3, tháng 8 năm 2008,

tr16-23; Tạp chí Khuông Việt, số 4, tháng 11 năm 2008, tr 23-25 ); Thích

Trang 7

Nhất Hạnh, “Đạo Phật con đường thực nghiệm tâm linh” (website www.daophatngaynay.com); Thích Nữ Thuần Chánh, “Giáo dục phật

giáo qua Thanh Tịnh đạo”(Luận văn,website www.quangduc.com)

Như vậy, nghiên cứu về tư tưởng triết học Phật giáo là một lĩnh vực

không xa lạ và mới mẻ, nhiều học giả cũng đã đề cập tới TTĐL và lấy dẫn chứng từ TTĐL Song chủ yếu khai thác tác phẩm ở khía cạnh phương pháp

tu tập thông qua Giới- Định- Tuệ Vấn đề tư tưởng và giá trị triết học, nhất

là tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thủy trong TTĐL tuy đã được đề cập

đến nhưng còn tản mạn và ít ỏi Chính vì vậy, người viết đi sâu nghiên cứu

về những tư tưởng triết học với mong muốn khái quát toàn bộ tư tưởng triếthọc Phật giáo nguyên thuỷ, qua đó thấy được nét độc đáo và tính nhân vănsâu sắc của triết lý Phật giáo thể hiện trong tác phẩm

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Luận văn khái quát một số tư tưởng triết học của Phật giáo Nguyên thủy trong TTĐL để làm nổi bật triết lý tốt đẹp của Phật giáo thể

hiện trong tác phẩm

Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ triển khai các nhiệm vụ sau:

+ Khái quát về Buddhaghosa - con người và những trước tác của ông.+ Khái quát đồng thời phân tích, làm rõ một số nội dung triết học

Phật giáo nguyên thuỷ trong tác phẩm TTĐL.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp luận

- Cơ sở lý luận: Để nghiên cứu TTĐL người viết dựa trên cơ sở lý

luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử triết học, tư tưởngcũng như lý luận của Đảng về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng,những nghiên cứu và tư liệu về triết học Ấn độ cổ đại cũng như triết học

Trang 8

Phật giáo Nguyên thuỷ, đặc biệt là những thành tựu về Buddhagosa và tác

phẩm TTĐL của ông.

- Phương pháp luận: Người viết sử dụng phương pháp biện chứng

duy vật lịch sử, phương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, đối chiếu, kếthợp với phương pháp sử học, thông diễn học để thực hiện mục đích vànhiệm vụ đã đặt ra

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thủy của Buddhagosa trong tác phẩm TTĐL của ông.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào TTĐL với tư cách là

tác phẩm điển hình của Buddhagosa và của Phật giáo Nguyên thủy

6 Đóng góp của luận văn

- Đóng góp về lý luận: Luận văn góp phần khái quát một số tư tưởng

triết học của Phật giáo nguyên thuỷ qua nghiên cứu tư tưởng củaBuddhagosa – một đại diện nổi tiếng của Phật giáo Nam tông (Theravada)

qua tác phẩm TTĐL của ông

- Đóng góp về thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu về Buddhagosa và tác phẩm TTĐL của ông cũng như

tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thuỷ nói riêng và lịch sử tư tưởng Phậtgiáo nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2chương 5 tiết

Trang 9

CHƯƠNG 1 BUDDHAGHOSA VÀ THANH TỊNH ĐẠO LUẬN1.1 Khái quát về cuộc đời và trước tác của Budhhaghosa

1.1.1 Bối cảnh xã hội thời Buddhaghosa

Buddhaghosa sinh vào khoảng thế kỷ V SCN tại Ấn Độ khi xã hội

Ấn Độ đang có những biến đổi to lớn Dưới triều đại vua Gupta (320-480)

Ấn Độ trải qua một thời kỳ dài thái bình, thịnh trị, kinh tế phát triển cả vềnông nghiệp, công nghiệp và thương mại, đặc biệt phát triển thương mạivới nước ngoài [21] Triều đại của vua Samudra Gupta (335-375) đánh dấumột bước ngoặc quan trọng trong lịch sử Ấn Độ Dưới triều đại này lãnhthổ Ấn Độ được mở rộng thêm từ lưu vực sông Hằng đến Tây, Trung vàĐông Ấn, đến tận Tích Lan (Sri Lanka) [39] Triều đại Gupta cũng rất quantâm đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Chế độ phân biệt đẳngcấp không còn khắc nghiệt như thời kỳ trước, nhờ vậy người dân đượcsống một cuộc sống khá thoải mái và hưởng những tiêu chuẩn tốt đẹp của

cuộc sống.[22]

Trong lĩnh vực tôn giáo, các vị vua ở triều đại Gupta tuy đề cao đạo

Bà La Môn song cũng tiếp thu thêm tinh thần khoan dung tôn giáo của Phậtgiáo, và họ đều có tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng của các tín đồ tôngiáo khác Điều kiện kinh tế - xã hội như vậy đã tạo thuận lợi cho nhiều tôngiáo phát triển như Kỳ Na giáo (Jainism), Mật tông giáo (kriyatatra) [1].Trong bối cảnh chung ấy, Phật giáo cũng có những biến đổi sâu sắc Đặcbiệt cuộc kết tập kinh điển lần thứ tư đã được tổ chức trong thời kỳ này và

đã đạt được một số thống nhất trong giáo lý gốc, tạo điều kiện cho tăng

Trang 10

đoàn phát triển mạnh và rộng khắp, đồng thời có sự phân chia thành nhiều

bộ phái trên cơ sở tranh luận cởi mở về ý nghĩa tư tưởng của giáo lý gốc

Sau khi Đức Phật giác ngộ, giáo đoàn tỳ khưu (tăng già) đầu tiênđược thành lập dưới sự truyền đạo của chính đức Phật Trong suốt 45 nămgiáo đoàn Phật giáo ở Ấn Độ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, giáo lýgiải thoát được nhiều người biết đến và tu tập Đây cũng là thời kỳ có nhiềubiến động về chính trị, xã hội và có ảnh hưởng không nhỏ đến tăng đoànPhật giáo, cả ở những nơi Phật giáo phát triển chưa vững mạnh Nội bộ

Phật giáo cũng bắt đầu có nhu cầu kết tập kinh điển để thống nhất lại toàn

bộ tinh thần của giáo lý gốc Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân trựctiếp là trong lớp tăng sĩ trẻ bắt đầu xuất hiện nhu cầu sửa đổi giới luật vàlối sinh hoạt của tu sĩ để phù hợp với từng điều kiện địa phương, song cáctrưởng lão (tăng sĩ bề trên: thera) không đồng ý, nên đã dẫn tới những tranhluận và mâu thuẫn trong nội bộ tăng đoàn Trước tình hình đó, sau khi ĐứcPhật nhập diệt bảy ngày một hội nghị được tổ chức tại Rajagaha dưới sựchủ trì của ngài Tôn giả Ca Diếp (Mahakasyapa) với năm trăm vị hòathượng tham dự nhằm sưu tập và xác thực những lời Phật dạy [3 5, tr50]

Đây là cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Có thể

thấy từ đây đã có mầm mống bất đồng về nhận thức giáo lý, song sự bấtđồng chưa đủ sâu sắc để dẫn tới sự phân chia thành bộ phái, nhánh pháitrong nội bộ Phật giáo

Cuộc kết tập lần thứ hai vào khoảng một trăm năm sau khi đức Phật

nhập diệt [35, tr83] Đây là thời kỳ đã có sự tranh luận gay gắt về giáo lý

và phân chia bộ phái trong nội bộ tăng đoàn Phật giáo, đồng thời là giaiđoạn trung gian quan trọng, quá độ chuyển từ thời kỳ Phật giáo Nguyênthủy sang Phật giáo Đại thừa Thời kỳ này Phật giáo Nguyên thủy có sự

Trang 11

phát triển mạnh về số lượng tăng sĩ, và trình độ nhận thức của họ bắt đầuchín muồi, nẩy sinh nhu cầu phải tổng hợp, thống nhất và hệ thống hóakinh điển cũng như các cách giải thích kinh điển gốc Tuy nhiên, nguyênnhân chính của Đại hội kết tập lần thứ hai tại Vaisaly vẫn là tranh luận về

luật chế của Tăng đoàn, đó là về "thập sự phi pháp" (mười việc phi pháp).

Kết quả là Đại hội quyết định giữ nguyên mười giới luật căn bản mà khôngsửa đổi, nên một số tu sĩ trẻ không hài lòng và bắt đầu nảy sinh khuynhhướng ly khai, dẫn đến sự phân chia đầu tiên trong tăng đoàn thành hai bộphái: Trưởng Lão/Thượng Tọa Bộ (Sthaviravada) gồm các tu sĩ bề trên cókhuynh hướng bảo thủ, và Đại Chúng Bộ (Mahasanghika) gồm các tu sĩ trẻ

có khuynh hướng cải cách Như vậy, Đại hội kết tập lần thứ hai cũng chỉthảo luận những vấn đề liên quan với giới luật chứ chưa có sự tranh luận vềgiáo pháp Tuy đã có sự phân chia bộ phái nhưng về giáo nghĩa và giáođoàn vẫn chưa xảy ra hiện tượng phân lập nổi bật nào Song đó là nhữngtiền đề chuẩn bị cho Đại hội kết tập lần thứ ba

Cuộc kết tập lần thứ ba được tổ chức vào thế kỷ III TCN, tức khoảng

200 trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, dưới sự bảo trợ của hoàng đế Asoka[35, tr89, 97] Trong đại hội kỳ này, sự tranh luận diễn ra không chỉ về vấn đềgiới luật mà cả về giáo pháp Cuối đại hội, ngài Mộc liên Tu đế (Moggaliputta

Tissa) - người chủ tọa của Đại hội - đã biên soạn cuốn Những điểm dị biệt (Kathavatthu) trên cơ sở lập trường bảo vệ giáo pháp gốc của phái Trưởng lão

(Theravada) để bác bỏ luận thuyết của một số bộ phái lúc đó cho rằng giáopháp không còn thích hợp, và nó đã được Đại hội đồng chấp thuận và bảo vệ

Luận Tạng (Abhidhamma), thường được gọi là A Tỳ Đàm hay Vi Diệu Pháp

cũng được kết tập trong đại hội lần này Về nguyên nhân của Đại hội kết tậplần này, nhận định của Phật giáo Nam tông và Bắc tông không nhất trí với

Trang 12

nhau Nam tông cho rằng Đại hội được tổ chức nhằm giải quyết tranh tụngcủa tăng sĩ theo nhóm "tặc trú tỳ kheo"1 Còn Bắc tông lại cho rằng nguyên do

là từ cuộc tranh luận về "Ngũ sự"2

Cuộc kết tập lần thứ tư tổ chức tại Tích Lan khoảng 600 năm sau khi

đức Phật nhập diệt [35, tr138 ] nhằm thống nhất giáo nghĩa của mọi bộ phái

trên tinh thần của Thượng Tọa Bộ (Gốc của Nam tông Phật giáo(Theravada) Tại Đại hội này, lần đầu tiên Tam tạng kinh được viết thànhvăn bản Pali Cũng trong thời kỳ này, một số bộ luận của các luận sư nổi

tiếng đã ra đời và trở thành Cương yếu Phật học, đặc biệt là bộ TTĐL (Visuddhimagga) của Buddhaghosa (tiếng Việt là Phật Âm).

Đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư cũng chính là sự ghi nhận giaiđoạn phát triển giáo đoàn Phật giáo từ Nguyên thủy đến phân hóa thành bộphái chuẩn bị cho sự phân chia sâu sắc hơn thành hai nhánh Tiểu thừa vàĐại thừa Hai bộ phái, Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, là sự phân chia đầutiên trong nội bộ tăng đoàn Phật giáo Nguyên thủy Từ đó, Đại chúng bộphân thành tám chi phái, và Thượng Tọa bộ phân thành mười phái (khoảng

ba trăm đến bốn trăm năm sau khi Phật nhập diệt), tổng số là hai mươi bộphái như sau:

Thượng tọa bộ gồm:

1 Tuyết sơn bộ (Haima-vàtàh)

2 Thuyết nhất thiết hữu bộ ( Saivàstivàdàh)

3 Độc tử bộ (Vàtsìputriỳah)

4 Pháp thượng bộ (Dharmottariỳah)

1 Những người ngoại đạo giả làm tỳ kheo, trà trộn vào trong Tăng Đoàn để làm bại hoại giới luật của Phật

Giáo, họ sửa đổi Tam Tạng kinh điển, không tuân thủ giới luật, và giáo lý của Đức Phật nên bị gọi là “tặc trú Tỳ Kheo.”

2

Năm điều về phẩm tính của vị La Hán: La hán cũng có bất tinh lậu xuất; La hán cũng có vô tri;La hán

cũng còn do dự; La hán cũng còn nhờ người khác để nhập đạo; La hán phải nhờ tiếng khổ mới thấy được đạo Xem Kimura Taiken, Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, sđd, t1, tr103.

Trang 13

5 Hiền trụ bộ ( Dhadryànìyaha)

6 Chính lượng bộ ( Sammitiyàh)

7 Mật lâm sơn bộ ( Sandagirikàh)

8 Hóa địa bộ ( Mahìsàsakàh)

2 Nhất thuyết hữu bộ (Ekavyavahàrikàh)

3 Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravàdinàh)

4 Kê dân bộ ( Kaukkutikàh)

5 Đa văn bộ ( Bàhusrutìyàh)

6 Thuyết giả bộ (Prajnàptivàdinàh)

7 Chế đa sơn bộ (Caityasailàh)

8 Tây sơn trụ bộ (Aparasailàh)

9 Bắc sơn trụ bộ (Uttarasailàh) [35, tr105]

Cuối thế kỷ thứ I sau CN, Phật giáo tại Ấn Độ có sự phân chia thànhTiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana) Phật giáo Đại thừa là sựphát triển kế tiếp một khuynh hướng của Phật giáo bộ phái theo hướngcanh tân tôn giáo trên cơ sở kết hợp Phật giáo với văn hóa bản địa, văn hóacủa tộc người Đạt La Duy trà ở miền Nam Ấn Độ và văn hóa của người HiLạp và Ba Tư ở bắc Ấn Độ [52] Điểm đặc biệt khác với Phật giáo Tiểuthừa là Phật giáo Đại thừa chủ trương canh tân nhằm mục đích giải thoátcho nhiều người Sự phân phái là biểu hiện những đòi hỏi mới của thực tiễn

mà Phật giáo Nguyên thủy không còn đáp ứng được Tuy nhiên có những ýkiến khác nhau về thực tiễn tôn giáo mới đó Theo Phật giáo Nam tông, đó

Trang 14

là do sự bất đồng ý kiến về giới luật giữa phái truyền thống bảo thủ và phái

tự do cấp tiến; quan điểm khác cho rằng do bất đồng ý kiến về tư cách của

La Hán, tuy nhiên quan điểm về sự bất đồng giới luật được nhiều ngườichấp nhận hơn cả [62, tr25-27] Xét một cách bao quát, sự phân Đại thừa,Tiểu thừa trong Phật giáo còn xuất phát từ lịch sử quá trình luận giải khếkinh rất lâu dài, phức tạp và đa dạng, về đại thể có thể chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn đầu chủ yếu là chỉnh lý các quan niệm về tu dưỡng trong

khế kinh và giải thích một số vấn đề giới luật cơ bản Lúc này các bộ luậnchưa độc lập tách khỏi khế kinh

- Giai đoạn hai, thực tiễn Phật giáo ngày càng phát triển, đòi hỏi

những cách giải thích khế kinh phù hợp với tình hình mới Nhiệm vụ của

các A tỳ đạt ma luận thư (Abhidharma) thời kỳ này không chỉ dừng lại ở

giải thích, tranh luận về giáo lý của đức Phật (khế kinh) mà còn xây dựng

lý luận thần học để bảo vệ khế kinh Nhiệm vụ này đòi hỏi phải chú trọngkhai thác triết lý sâu xa của khế kinh từ góc độ bản thể luận, nhận thức luận

và giải thoát luận, đó cũng là nguyên nhân hình thành nên các bộ Luận thư

(Abhidharma) Vì vậy, đặc điểm của các Luận thư thời kỳ này là không

bám vào những câu kinh như thời kỳ trước, mà lấy các đề mục của khếkinh làm chủ, rồi phân tích, phân loại vấn đề Phật học và triết học theo các

đề mục đó

- Giai đoạn ba, Luận thư phát triển mạnh và đã có vị trí độc lập,

thậm chí có những chủ đề thoát ly và xa rời khế kinh, đề cập đến các vấn

đề nhân sinh, vũ trụ Đặc trưng nổi bật của các Luận thư giai đoạn ba làkhai thác, triển khai triết lý sâu xa của khế kinh và đưa ra phương phápphân tích, hệ thống hóa Tư tưởng triết học, thần học của Phật giáo trong

Trang 15

Luận thư được xây dựng một cách hệ thống trên tinh thần phê phán và theotừng vấn đề mà mỗi bộ phái đã lựa chọn Hai phái Thượng tọa bộ và Đạichúng bộ đều có những Luận tạng riêng, sau này chúng đã phát triển thànhhai nhánh Tiểu thừa và Đại thừa, song chỉ các bộ luận trong Luận tạng củaThượng tọa bộ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Như vậy, cho đến thời Budhaghosa ở Ấn Độ sự phân phái trong nội

bộ Phật giáo vẫn diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc, giáo lý kinh văn chưa thốngnhất và thiên về phương pháp luận giải rất khô khan, khó hiểu nên hạn chếthâm nhập vào tín đồ quần chúng, nội bộ tăng đoàn lại có mâu thuẫn ĐạoPhật trong quá trình thâm nhập vào quần chúng, khi cọ xát với những tínngưỡng dân gian, pha lẫn mê tín dị đoan nên cũng không tránh khỏi nhữngảnh hưởng ngoại lai tiêu cực, tình hình này làm xóa nhòa phần nào tínhgiản dị cố hữu của đạo Phật, vốn dĩ là sức mạnh của nó… làm cho đạo Phậtdần dần suy vong tại Ấn Độ [16] Trong khi đó Bàlamôn giáo bắt đầu cónhững canh tân, “Các học giả Bàlamôn nghiên cứu đạo Phật, tìm tất cảnhững gì hay nhất trong giáo lý đạo Phật để bổ sung cho cơ sở triết học củaBàlamôn giáo, cải tiến Bàlamôn giáo thành Vedanta giáo (một hình thứccách tân của Ấn Độ giáo) Đạo Bàlamôn dần dần từ bỏ những hình thức tếđàn đẫm máu (giết hàng trăm trâu bò để cúng tế), những lễ nghi có tínhchất mê tín dị đoan, đồng thời tiếp nhận và cải biên một số triết thuyếtPhật giáo, như triết thuyết tái sinh, lý thuyết về hai loại chân lý, tương đối

và tuyệt đối ” [16] Có thể nói, ở thế kỷ V-SCN, tình hình tôn giáo ở Ấn

Độ phát triển phức tạp với sự ra đời của nhiều tôn giáo mới và sự hưngthịnh trở lại của Bàlamôn giáo, còn Phật giáo lại đang ngày một suy vong.Trước tình hình đó, để có thể đứng vững và phát triển, không những Phậtgiáo Ấn Độ buộc phải cải biến giáo lý cho phù hợp với sự biến đổi của lịch

Trang 16

sử văn hóa, mà kinh văn cũng cần cụ thể hóa và giảm bớt tính khô khan,khó hiểu sao cho tín đồ là người dân dễ tiếp nhận Các nguyên tắchướng dẫn lễ nghi và giới luật cho sinh hoạt của cộng đồng Tăngđoàn cũng cần có sự diễn giải rõ ràng và thống nhất Nhu cầu cấpthiết đó đòi hỏi sự ra đời của các sách chú giải cương yếu và giảnlược kinh Phật

Phật giáo được truyền bá sang Tích Lan từ thời vua Asoka, Giáo lýcủa Phật giáo Tích Lan ban đầu thuộc hệ thống Thượng Tọa bộ với giáođoàn Đại tự Phái (Mahàvihara) Đến thời vua Vô Úy vương (VatthagàmaniAbhaya), thế kỷ I TCN, do bất đồng ý kiến về giới luật với Đại từ phái,tăng sĩ chùa Vô úy tự tách ra và lập nên phái Vô Úy Sơn Tự phái(Abhayagiri) thuộc Pháp Hỉ bộ (Dhammaruci Nikàya) Tới triều vuaGotabhaya (205 TL), giáo đoàn Phật giáo Tích Lan lại nảy sinh một pháimới gọi là Kỳ Đà Lâm Tự phái (Tetavana) Như vậy, ở Tích Lan tới thờinày đã phân thành ba phái trong nội bộ tăng đoàn Nam tông Tích Lan [3 5,tr174] Lúc bấy giờ, Tích Lan đang bị tộc người Đà Mật La ở Nam Ấn độxâm lược Kinh tế, văn hóa Tích Lan không ổn định và ảnh hưởng sâu sắcđến Phật giáo Tam tạng Pali được mang tới Tích Lan cũng bị những mấtmát hư hại Tình hình đó đòi hỏi Phật giáo Tích lan phải có sự thống nhất

về giáo lý giữa các bộ phái, và Buddhaghosa được Phật giáo Thượng tọa bộ

ở Ấn Độ lựa chọn và phái sang Tích lan nhằm dịch và chú thích Tam tạng

từ ngôn ngữ Shinha sang ngôn ngữ Pali để góp phần thống nhất và truyền

bá tư tưởng Phật giáo Thượng tọa bộ ở Tích Lan [46, tr589-594]

Thượng Tọa bộ là bộ phái Phật giáo Nguyên thủy nhất còn lưu lại

đến ngày nay và các kinh điển viết bằng văn hệ Pali của phái này được cho

là ngữ thuyết của chính đức Phật với giáo pháp chính là Tứ Diệu Đế, Bát

Trang 17

Chính Đạo, Duyên khởi và Vô ngã Thượng tọa bộ nhấn mạnh khả năngtừng người tự giải thoát bằng cách kiên trì giữ giới luật và sống một cuộcsống phạm hạnh Tiêu chuẩn phấn đấu lý tưởng của họ là A-la-hán.Khuynh hướng luận giải của Thượng tọa bộ cũng đóng vai trò quan trọng.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) là một trong những bộ luận xuất sắc, nổi

tiếng của Thượng tọa bộ do Phật Âm (Buddhagosa) trước tác [68]

Về mặt tư tưởng, các phái thuộc Thượng Tọa bộ nói chung cókhuynh hướng bảo thủ, trái ngược với Đại Chúng bộ Chẳng hạn trong việcthực hiện giới luật, Thượng Tọa Bộ lấy việc bảo tồn nguyên bản của Phậtlàm lập trường, họ luôn yêu cầu khi chỉnh lý kinh và luật phải giữ gìn đượcquan niệm của Đức Phật, còn với những sinh hoạt mang tính hiện thực thìnên có xu hướng "học cứu hoá" Ngược lại, Đại Chúng bộ có khuynhhướng cấp tiến, chủ trương lấy lý tưởng chung làm căn bản, coi trọng tinhthần của đức Phật nhưng theo khuynh hướng thích nghi với nếp sống thực

tế của xã hội đương thời Với khuynh hướng đó, một mặt Đại Chúng bộ lýtưởng hóa xu hướng giải thoát theo quan niệm của Đức Phật, mặt khácnhân gian hóa theo yêu cầu của đời sống hiện thực Nhìn chung, cả hai bộphái đều lấy Tứ Diệu Đế làm giáo điều căn bản, song các phái Thượng Tọa

bộ thì chú trọng thuyết minh Khổ đế, Tập đế, tìm nguyên do thành lập hiệnthực giới và lấy đó làm chuẩn mực cho mục đích giải thoát Đại Chúng bộlại chú ý đến lý tưởng giải thoát ở Diệt đế, Đạo đế và tập trung thuyết minhkhả năng giải thoát và mô hình giải thoát lý tưởng của Phật giáo

Từ một tín đồ Bàlamôn cải đạo sang Phật giáo, bối cảnh như vậy đãảnh hưởng sâu sắc tới Buddhaghosa, được sự dẫn dắt của thượng tọaRevata, ông đã học hỏi và nghiên cứu Phật giáo của Thượng Tọa bộ Mặc

dù vậy, trong các tác phẩm của ông không chỉ có tư tưởng của phái này mà

Trang 18

còn có sự đan xen tư tưởng của nhiều bộ phái khác đang tồn tại lúc bấy giờ.Tuy nhiên, tư tưởng của Thượng Tọa bộ có ảnh hưởng đến ông sâu sắc hơn

cả, thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông, đặc biệt trong triết lý mà

ông gọi là trí tuệ nhận thức (Ñānodaya).

1.1.2 Con người và trước tác của Buddhaghosa

Buddhaghosa còn được gọi thân mật là Ghosa hay trân trọng bằngnhiều tên khác như Phật Minh, Phật Âm, Giác Âm…Ông sinh vào khoảnggiữa thế kỷ V SCN, tại một làng nhỏ tên là Ghosa (gần cây bồ đề nơi ĐứcPhật đã giác ngộ) ở thị trấn Magadha, thuộc miền bắc Ấn Độ [38, tr23, 48].Cũng như nhiều vị cao tăng và luận sư có tên tuổi thời bấy giờ,Buddhaghosa không hề để lại bất kỳ ghi chép nào về bản thân ông vànhững việc ông đã thực hiện Cho đến nay tư liệu về cuộc đời Buddhaghosacòn rất ít, những gì chúng ta biết về ông chủ yếu qua các huyền thoại vềông Những thông tin ít ỏi đáng tin cậy về ông có lẽ là bản tường trình của

Dhammakitti trong cuốn Biên niên sử Mahāvaṃsa, trong phần tường thuật

về triều đại Mahānāma trị vì tại đảo quốc Tích Lan vào những năm đầu thế

kỷ thứ V SCN Dhammakitti đã kể lại cuộc đời và sự nghiệp của Buddhaghosa

và xác định thời điểm ông sống là dưới thời vua Mahānāma (thế kỷ V

SCN) [38, tr23, 48]

Trong lịch sử văn học Phật giáo Pāli, Buddhaghosa được đánh giá làmột nhà bình luận và chú giải kinh Phật vĩ đại nhất Ông đã góp phần làmphong phú văn hệ Pali, nhất là đóng góp cho Tam tạng Pāli, tương tự nhưnhững đóng góp của Sayana cho văn học Veda Thông qua chú giải KinhPhật bằng tiếng Pāli, nhiều thuật ngữ và thành ngữ, nhiều quan điểm cũngnhư những triết lý phức tạp, uyên thâm của Phật giáo đã được

Trang 19

Buddhaghosa làm sáng tỏ một cách hệ thống [38, tr17] Ngoài ra trong cáctác phẩm của ông còn có những kiến thức về lịch sử, địa lý, thiên văn, âmnhạc, giải phẫu…vượt ra ngoài lĩnh vực Phật học Chẳng hạn các câuchuyện mang nội dung văn hóa, dân tộc học về các bộ tộc Ấn Độ như bộ

tộc Mallas, Sākyas, Koliyas và Lichias…trong các phẩm Pāsādika,Suttanta

Dhammapada,Tthakatha, Sumaṅgalavilāsinī, hay những câu chuyện đầy

tính văn học và sử học về các vua chúa và quí tộc Ấn Độ như vua

Bimbisāra (vương quốc Magadha), vua Pasenadī (vương quốc Kosala)…trong

bản chú giải về tác phẩm Majjhima-Nikāya [38, tr141-174] Những tư liệu

trong tác phẩm của Ông là nguồn tài liệu phong phú và quý giá không chỉđối với Phật học mà cả sử học, khoa học xã hội nói chung khi nghiên cứu

Ấn Độ và Srilanka (Tích Lan) cổ đại

Sinh ra trong một gia đình Bà La Môn danh tiếng nên Buddhaghosasớm tiếp thu và tinh thông giáo lý Bà La Môn Ngay từ khi còn nhỏ, ông đãthể hiện sự thông minh xuất chúng của mình, và ông tinh thông cả ba bộkinh Vêda từ tuổi còn đi học Thời gian này, ở Ấn Độ thường diễn ranhững cuộc tranh luận tôn giáo nên Buddhaghosa đi khắp nơi tìm đối thủ

để tranh luận và hoạt động không mệt mỏi nhằm chống lại các phái ly giáo(lúc đó đang có xu hướng ly giáo Veda) [38, tr22] Ghosa nổi tiếng khắpvùng và lọt vào sự chú ý của thượng tọa Revata, người sau này đã giác ngộPhật giáo cho Buddhaghosa Bằng kiến thức uyên bác của mình, thượng tọaRevata tranh luận với Ghosa về kinh Vêda Thầy đã giải thích những chỗkhó hiểu và chỉ ra những sai sót trong bộ kinh này Revata đã chinh phục

được Ghosa khi nói về Abhidhamma (Vi Diệu pháp) và lý tưởng giải thoát

tốt đẹp nhất, khả thi nhất của Đức Phật Ghosa thực sự bị cuốn hút bởi giáo

lý Phật giáo Ông bắt đầu so sánh giáo lý Phật giáo với Veda và thấy rằng

Trang 20

“Giáo lý của Đức Phật làm chấm dứt luân hồi và là nguyên nhân của sự

tiêu diệt mọi khổ đau do sự tái sinh trong các cõi Còn Kinh Vệ đà thì vô

vị, rỗng tuếch và không ổn định nên các thánh nhân như chư Phật đã chốitừ…”[33] Từ đó ông tin rằng chỉ có Phật pháp mới giải thoát cho conngười khỏi mọi đau khổ Với niềm tin đó, Ghosa đã xuất gia, quy Phật vànhanh chóng tinh thông kinh Phật Tác phẩm đầu tiên viết về Phật giáo của

Budhaghosa là Bộ Pháp Tập Luận (Dhammasanjanni) đánh dấu bước

chuyển trong tư tưởng của ông từ Bàlamôn giáo sang Phật giáo

Khoảng năm 432 Tây Lịch, Ghosa được Tăng đoàn Phật giáoThượng tọa Ấn Độ phái sang đảo Tích Lan để truyền bá giáo lý, phát triểnPhật giáo Nam tông ở Tích Lan, đồng thời tổ chức việc dịch toàn bộ kinhPhật từ ngôn ngữ Sinha sang ngôn ngữ Pàli Thời gian này ông trụ trì tạichùa Đại Tự, theo Tăng hộ Trưởng lão (Sanghapala) học tiếng Tích Lan vànghiên cứu trước tác của các vị luận sư viết bằng tiếng Tích Lan BộThánh điển Tích Lan mà ông dịch sang tiếng Pali được Phật giáo Nam tôngTích Lan gọi là lần kết tập thứ ba (tức lần kết tập thứ 4 của Phật giáo nói

chung) Luận phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng được ông

trước tác trong thời gian này và được coi là cuốn bách khoa toàn thư củaPhật giáo Thượng Tọa bộ Tài đức của ông nhanh chóng được dân đảo TíchLan tôn vinh và họ coi ông như sự tái thế của đức Phật nên gọi ông làBuddaghosa (Phật Âm)

Đối với văn học Phật giáo Miến Ðiện, Buddhaghosa cũng được nhận

là người Miến Ðiện Người Miến Điện tự hào cho rằng, khoảng năm 400

TL, ông từ nước Kim Ðịa3 sang Tích Lan du học, rồi 3 năm sau đem kinhđiển trở về chấn hưng Phật giáo Miến Ðiện Bishop Ringandet trong cuốn

3 Kim Địa: ngày nay nằm về hạ lưu Miến Ðiện cho đến bán đảo Malaysia

Trang 21

Cuộc đời hay huyền thoại của ngài Phật tổ Cồ Đàm viết như sau: “Có lẽ

cần phải đề cập đến ở đây một giai đoạn vàng son nhất trong lịch sử Phậtgiáo Miến Điện Tôi muốn ám chỉ đến chuyến du hành của một vị tu hành

tại Thaton, có tên Buddhagosa, đã thực hiện một chuyến đi đến đảo quốc

Tích Lan vào năm Phật lịch 943, tức 400 năm sau CN Mục tiêu chuyến đinày là để thu thập một bản Kinh Phật…Ông đã tận dụng chữ viết MiếnĐiện hay đúng hơn là mẫu tự Ta-la để chép lại các bản chép tay Kinh Phật

đó, được viết bằng tiếng Magāthā Đã có những bài vè bằng tiếng Miến

Điện đề cập nhiều đến chuyến đi này và đã được ghi chép cẩn thận về nămtháng chuyến hành trình diễn ra Thực chất mà nói, chính nhờ Budhagosa

mà những cư dân sống ở vùng duyên hải vịnh Martaban có được Kinh Phật

Từ thời Thaton, công việc sưu tầm do ngài Budhagosa thực hiện đã đượcchuyển về Pagan sáu trăm năm mươi năm sau khi được du nhập vào từ đảoquốc Tích Lan.”[38, 29]

Tuy đến nay tư liệu sử học về cuộc đời và sự nghiệp củaBuddhaghosa vẫn còn những vấn đề mà các học giả nghiên cứu Phật giáoTheravada quan tâm, song vượt lên trên cả những truyền thuyết hay huyềnthoại, cống hiến vĩ đại của Phật Âm đối với Phật giáo và văn hóa Ấn Độcũng như ở Tích Lan và Phật giáo Nam Tông ở Miến điện, Thái Lan… mãimãi được ghi nhớ và lưu truyền

Là một nhà Phật học uyên thâm, một học giả lỗi lạc, tinh thông cả về

Du già (Yoga), Số luận (Vaisesaki) và nhiều kinh điển Bàlamôn giáo,Buddaghosa đã chú giải giáo nghĩa của Thượng Toạ bộ một cách hệ thống,đồng thời soạn và dịch nhiều bộ kinh điển gốc bằng tiếng Pali Về đại thể,

những tác phẩm của Budhaghosa có thể chia làm hai phần, trước khi ông

sang Tích Lan và sau khi ông sang Tích Lan:

Trang 22

Thứ nhất , những tác phẩm khi Buddhagosha chưa sang Tích Lan:

- Nānodaya (Luận Phát Trí): Tác phẩm Luận này được viết ngay

trước khi Buddhaghosa rời Ấn Độ sang đảo quốc Tích Lan, song không

còn được lưu giữ cho đến ngày nay, nên nội dung chính xác không được

biết rõ

- Atthasālini (Luận Thù Thắng Nghĩa): Đây là cuốn chú giải kinh

Phật đã được biên soạn tại Gaya, trước khi Buddhaghosa sang Tích Lan

Thứ hai , các chú giải Tam tạng kinh (Tripiṭaka) được Buddhaghosa thực

hiện khi ở Tích Lan:

- Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo Luận): Là tác phẩm đầu tiên Buddhaghosa đã biên soạn tại đảo quốc Tích Lan Tuy không hoàn toàn là

bản chú giải kinh văn, nhưng Visuddhimagga được coi như là một bản

trích yếu toàn hệ thống giáo lý của Đức Phật

- Samantapāsādikā (Thiện Kiến Luật Chú Tự): Đây là bản chú giải

đầu tiên của Phật học về Luật tạng (Vinaya Piṭaka) Tác phẩm đã chứa

đựng nhiều tư liệu sinh động về lịch sử xã hội, chính trị, đạo đức, tôn giáo

và cả triết học Ấn Độ cổ đại

- Samantapāsādikā là luận giải về Đại Tạng Kinh Pāli (Nikāya) và

về cả Luận Tạng (Abhidhamma Piṭaka)

- Kaṅkhāvitaraṇī là một tác phẩm luận về Pātimokkha thuộc về Luật

Tạng (Vinaya Piṭaka) và giải thích rõ một số giới luật (vinaya) dễ bị vi

phạm đối với các tăng, ni Tác phẩm này hiện nay còn ở Tích Lan, TháiLan, Miến Điện và Anh quốc

Trang 23

- Sumaṅgalavilāsinī (Chú giải Trường bộ kinh) được viết theo yêu

cầu của Saṅghathera Dàtha Đây là bài luận về Trường Bộ Kinh (Dīgha

Nikāya), gồm ba phần: Sīlakkandha; Mahāvagga; Patheya hay tên khác là Pāṭikavagga Tác phẩm này còn cho người đọc những hiểu biết về lịch sử

xã hội, chính trị, tôn giáo và triết học Ấn Độ dưới thời Đức Phật

- Papañcasūdanī (Chú giải Trung bộ kinh) là một chú giải về Trung

Bộ Kinh (Majjhima Nikāya) được viết theo yêu cầu của Buddhamitta Tác phẩm gồm ba phần: Mūlanpaññāsa; Majjhimapaññāsa; Uparipaññāsa.

Đây là một tác phẩm viết lại bằng tiếng Phạn về cuộc đời Đức Phật, gồm

có mười đoạn, với sáu trăm bốn mươi mốt câu kệ

- Sāratthapakāsinī (Chú giải Tương Ưng kinh) là tác phẩm luận về

Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikāya), được viết theo yêu cầu của Hòa thượng Jotipāla Tác phẩm được chia làm năm phần: Tổng kệ Phẩm (Sagāthāvagga); Duyên Khởi Phẩm (Nidānavagga); Uẩn Phẩm (Khandhavaggya)

và Đại Lâm Phẩm (Mahāvagga).

- Manorathapūraṇī (Chú giải Tăng ChiBộ Kinh) chú giải về Tăng

Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikāya) được chia thành 11 phần

- Khuddakanikāyaṭṭhakathā (Chú giải Tiểu Bộ Kinh) Những tác

phẩm này vừa mới được Hội các thánh điển Pāli biên tập và

xuất bản tại Luân đôn

- Dhammapadatthakathā (Chú giải Pháp Cú Kinh) Pháp Cú Kinh

được xếp vào hàng tác phẩm qui phạm của Phật giáo và được

Buddhaghosa dịch từ tiếng Shinha sang tiếng Māgadhi (Pali), kèm theo

Trang 24

những chú thích của riêng ông theo lời yêu cầu của Hòa thượng

mà còn giúp giải thích toàn bộ tư duy Phật giáo thời ông Rhys Davids đã

có nhận định: “… theo tôi sự nghiệp của ngài Buddhaghosa không nhữngrất đáng nhớ, mà còn là cả một kho báu lịch sử đáng quan tâm Nếu gác bỏsang một bên có nghĩa là để mất đi toàn cảnh một quá trình lịch sử triết lýPhật giáo”[38, tr128] Đó chính là những cống hiến to lớn củaBuddhaghosa cho tư tưởng Phật giáo, mà R.C Childer phát biểu:

"Buddhaghosa đã không tự giới hạn mình trong công việc dịch thuật cáctác phẩm Mahendra, ông còn biết kết hợp chặt chẽ các tư liệu biên niên sửviết bằng tiếng Sinha cổ sẵn có vào thời điểm đó, và đóng góp vào đónhững cống hiến to lớn của riêng ông, chủ yếu thuộc lĩnh vực chú giải kinhPhật Rất nhiều vấn đề chứa đựng trong các tác phẩm chú giải Kinh Phật

của ông cổ xưa như chính Tam tạng (Tripiṭaka), trong khi đó, giống như

Tam tạng, các tác phẩm của ông rất súc tích trong lịch sử, trong dân gian

và có những chuyện kể có thể làm sáng tỏ những hoàn cảnh đạo đức và xãhội Ấn Độ cổ xưa", và “Ông đã để lại một gia tài hết sức phong phú cho nềnvăn học Phật giáo” [38, tr129]

Buddhaghosa là một luận sư nổi tiếng đã có nhiều đóng góp cho sự

phát triển Phật giáo nói chung và Phật giáo ở Tích Lan nói riêng Trong đó

Trang 25

công lao lớn nhất của ông là phiên dịch và chú giải toàn bộ hệ thống TamTạng Kinh từ ngôn ngữ Sinha sang ngôn ngữ Pali Qua quá trình phiên dịch

và chú giải kinh điển, nhiều khái niệm trong Tam tạng Pali đã đượcBuddhaghosa định nghĩa rõ ràng đồng thời ông cũng đơn giản hoá nhiều vấn

đề khó hiểu, mơ hồ và phức tạp trong kinh điển Nhờ công phiên dịch và chú

giải của ông mà về sau việc bình luận thánh điển Pāli, văn học và triết lý Phậtgiáo trở nên phong trào Với sự đóng góp của ông, Phật giáo Tích Lan đã pháttriển rực rỡ và rộng khắp Công việc và cống hiến vĩ đại của Phật Âm đối vớiPhật giáo và văn hóa Ấn Độ hay Phật giáo Theravada ở Tích Lan, Miến điện

…mãi mãi được ghi nhớ và lưu tryền

1.2 Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo Luận

1.2.1 Khái lược về tác phẩm Thanh Tịnh Đạo luận

Sau khi xuất gia, Ghosa theo Thượng tọa Revata học tập và nghiên

cứu kinh Phật Ít lâu sau ông đã có tác phẩm đầu tay của mình là Bộ luận

pháp trí và Luận thù thắng nghĩa Theo lịch sử Phật giáo Tích Lan, lúc đó

ở Tích Lan Tam Tạng Kinh chưa có chú thích nên rất khó hiểu Thấy đượckhả năng của Ghosa và yêu cầu của Phật giáo Tích Lan, năm 432 SCNGhosa được cử sang đảo Tích Lan, tại thiền viện Mahavihara ông đã bày tỏmong muốn dịch các bộ luận từ tiếng Shinha sang tiếng Pali Để thửthách khả năng của Buddhaghosa, các vị cao tăng trong tăng đoàn

Phật giáo Tích Lan đã giao cho ông chú thích hai bộ Già Tha (gàtha) (kệ)

và kết quả đã thuyết phục được lòng tin của cả Tăng đoàn

Nhân đây ông đã viết cuốn TTĐL (Visudhimagga) Toàn bộ TTĐL được viết dưới dạng một luận giải về bộ Già Tha (gàtha) do

Trang 26

chính đức Phật đã giảng Đó cũng như một lời quảng bá về

hai bộ Già tha mà tăng đoàn phật giáo Tích Lan muốn truyền đạt trong nội bộ giáo đoàn Tuy là tác phẩm đầu tiên song TTĐL đã thể

hiện sự chọn lọc những tinh hoa của giáo điển Phật giáo Nam tông, và đãtoát yếu được toàn bộ Tam Tạng kinh điển, đặc biệt là phần Luận theo quanđiểm của phái Đại tự thuộc Thượng toạ bộ Tác phẩm tuy không đưa vàonhững ý tưởng mới có tính canh tân, nhưng nội dung Tam Tạng Kinh

(Piṭakas) đã được Buddaghosa sắp xếp lại một cách hệ thống với toàn bộ

triết lý Phật giáo được trình bày hệ thống, cô đọng và tỉ mỉ Chính vì đặcđiểm này mà tác phẩm được đánh giá là “không phải là những bản chú giải

về các bản văn, nhưng lại được coi như là một bản trích yếu toàn hệ thống

giáo lý của Đức Phật…”[38, tr103] Chính vì uy tín của TTĐL,

Buddhaghosa đã được các tăng lữ tín nhiệm và giao cho phiên dịch và chúthích toàn bộ kinh Phật sang tiếng Pa li

TTĐL tập trung giải thích giáo nghĩa của Thượng Toạ Bộ, tóm tắt

giáo lý Phật giáo Nguyên thuỷ theo hệ thống Ba vô lậu học (Giới, Ðịnh, Tuệ) dưới đề mục đặc biệt Bảy thanh tịnh (gồm: giới thanh tịnh, tâm thanh

tinh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh,đạo tri kiến thanh tịnh, và tri kiến thanh tịnh), coi đó là nhân tố hướng dẫn

tu tập quán chiếu về tính chất vô thường, vô ngã của vũ trụ và vạn vật,

nhằm đạt đến đích kiến thanh tịnh và tâm thanh tịnh (tức Niết Bàn)

Về ngữ nghĩa chung của Phật giáo, Thanh tịnh được hiểu là Niết Bàn không còn cấu uế, là sự diệt bỏ hoàn toàn ái dục (trisna) Ðạo là con đường Thanh Tịnh Đạo là Con đường dẫn đến sự Thanh Tịnh, được

chuyển ngữ sang tiếng Anh là “The Path of Purification” Tuy nhiên, tùy

theo trường hợp cụ thể Thanh Tịnh Đạo còn được hiểu theo những nghĩa

Trang 27

khác: là phương pháp tu tập, rèn luyện Tuệ quán; là con đường tất yếu dẫntới giải thoát; là thoát nghiệp:

Nghiệp minh và chánh pháp

Giới, tối thượng sinh mạng

Chính nhờ các pháp trên

Khiến chúng sinh thanh tịnh [12, tr262]

Thanh tịnh đạo còn được hiểu như là giữ Giới:

Ai luôn luôn trì giới

Trí tuệ khéo định tĩnh

Chí siêng năng dũng mãnh

Vượt bộc lưu khó gì.

Tuy nhiên Thanh Tịnh Đạo được hiểu đầy đủ là con đường dẫn đến

sự thanh tịnh thông qua tam học vô lậu (Giới, Định, Tuệ) Con đườngThanh tịnh đó chính là ba pháp học căn bản của Phật giáo nhằm chấm dứtmọi phiền não, ô nhiễm, đạt được sự vô lậu thanh tịnh, như Đức Phật dạy:

vô lậu là chánh kiến, ngược lại là tà kiến, tà đạo, tà ngữ.[57, tr13-15]

Ban đầu tác phẩm TTĐL có kết cấu gồm 58 chương, về sau Đại đức

Nànamoli, người Anh tu Phật tại Tích Lan, dịch sang Anh ngữ và gom lại

còn 23 chương Cấu trúc và nội dung của tác phẩm tương tự như Giải

Thoát Ðạo luận (Vimutti-agga) của ngài Upatissa soạn khoảng thế kỷ thứ

III, nhưng bên cạnh những chú giải còn kèm theo phần biện luận và kiếngiải của riêng Buddhaghosa

- Hai chương đầu giảng nghĩa về Giới như là sự khởi đầu của những

thiện pháp, là sự kết hợp tu luyện ba nghiệp Thân - Khẩu - Ý để hướng con

Trang 28

người đến thánh thiện, như nền tảng để duy trì và phát triển bền vững các

thiện pháp Giới còn có nghĩa là “thanh lương” vì nó làm cho bản thân

người giữ giới luôn cảm thấy thân tâm thanh bình, an lạc và đem lại điềuthanh bình đó cho cả chúng sinh Nhiệm vụ của Giới là ngăn chặn và chấmdứt các tà hạnh, dục vọng như tham, sân, si và sợ hãi… đồng thời nuôidưỡng những thiện hạnh Giới được giữ gìn bằng 13 phương pháp tu khổhạnh

- Từ chương 3 đến chương 13 chủ yếu luận về Ðịnh một cách hệ

thống và trình bày các phương pháp tu tập thiền định Đầu tiên là xác định

đối tượng Quán niệm cũng như khả năng phát triển thành quả của thiền

định theo quan điểm Thượng Toạ bộ Định được làm rõ ở nhiều phương

diện: Định (smādhi) là sự tập trung chú tâm có lợi ích, bản thể vắng lặng nhất như của thực tại; Đối với một cá nhân thì Định là trạng thái thanh tịnh, không dao động; Định còn được hiểu là chính niệm, tâm có định mới có sự

an bình, sáng suốt không bị kéo theo những xu hướng xấu, có định mới

thấy rõ thực tướng của vạn pháp, thông được thực tại; Đặc tính của Định là

không phân tán, loại trừ được mọi dao động, tán loạn của tâm trí

Tác phẩm chỉ rõ tu tập Định gồm bốn giai đoạn (nhất thiền, nhị thiền,tam thiền và tứ thiền), khi tu tập đến giai đoạn cuối cùng, người tu hành sẽđạt được sự tập trung cao độ (nhất tâm và xả) và thản nhiên trước mọi biếnđổi của vạn vật Trong tu tập, tùy vào cá tính của từng người mà có nhữngchướng ngại nhất định, do đó mỗi người để đạt được Định thì phải chọn đềmục thích hợp cho việc tu tập

- Chín chương còn lại luận giải về Tuệ như đích cuối cùng trên con

đường đạt được thanh tịnh và Niết bàn Tuệ là trình độ nhận thức cao nhấtkhi so sánh với các hình thức nhận thức khác như là tưởng tri và thức tri

Trang 29

(29; 750) Trong đó, từ chương 14 đến 17 chủ yếu hệ thống lại những khái

niệm cơ bản của Phật giáo như Ngũ uẩn, Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập NhịNhân Duyên, và tổng quát về ba tướng Vô thường, Khổ, và Vô ngã; Từ

chương 17 đến 23 chủ yếu luận về các Tuệ quán thanh tịnh.

Qua các đề mục, TTĐL không nổi lên như một tác phẩm triết học Nhưng thực chất TTĐL chứa đựng nhiều nội dung phong phú với nhiều vấn

đề cơ bản của triết học Phật giáo, và chủ yếu thể hiện qua phần luận giải

của Buddhagosha Chính nhờ đóng góp này của Buddhagosha mà TTĐL

được coi là bộ bách khoa toàn thư của Phật giáo

1.2.2 Nội dung cơ bản của Thanh Tịnh Đạo luận

Ở TTĐL, hai mươi ba chương, mỗi chương đều có những nội dung

rất đặc thù và nhiều phương pháp tu tập chuyên biệt từ thấp đến cao, từ dễđến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, thích hợp với từng bậc tu trên con đường

tu hành tới đích giải thoát Song nhìn chung TTĐL được triển khai thành

hai phần:

Phần thứ nhất mô tả con đường tu tập qua ba môn học Giới-

Định-Tuệ để đến sự thanh tịnh Bắt đầu từ hiểu biết và kiên trì giữ Giới; tiếp theo

và song song là tu tập Định để đạt tâm thanh tịnh; nâng cao hơn là Tuệ đểgiác ngộ về sự vô thường và vô ngã, chấm dứt nguồn gốc mọi phiền não,đau khổ

Phần thứ hai, trình bày một cách hệ thống khúc chiết các vấn đề cơ

bản của Phật giáo Nguyên thủy: vũ trụ quan, nhận thức luận, nhân sinhquan

Vấn đề vũ trụ quan được phân tích sâu sắc qua Tứ đại chủng (mahàbhùta) là bốn yếu tố cấu thành nên vũ trụ vạn vật Vạn vật luôn chịu

Trang 30

sự chi phối của các luật Nhân-duyên (hetu-pratyaya), Vô thường (anicca),

Vô ngã (anattà); Vấn đề nhận thức luận trình bày về Tuệ qua kiến thanh

tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh…cho thấy Phật giáo Nguyên thủy đã chú ý

tới nhận thức như là một quá trình phát triển.Vấn đề nhân sinh quan trình

bày một cách hệ thống về nguồn gốc, bản chất, quy luật đời người độc đáo

của Phật giáo Nguyên thuỷ như: Ngũ uẩn, Căn, Xứ, Tứ Diệu đế, Bát chính

đạo …

Ngoài ra, tác phẩm còn là một hệ thống quan niệm về đạo đức của

Phật giáo, đề cập đến những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà con người cầnđạt được thông qua hệ thống các phạm trù, khái niệm đặc trưng như Ngũgiới, Bốn trạng thái cao thượng (Từ, bi, hỉ, xả), mười phẩm hạnh siêu thế…Trong đó những tư tưởng triết học không tách rời mà được lồng ghép quanhững luận giải về phương pháp tu tập, đúng như đức Phật nhắc nhở làgiáo lý không thiên về triết lý mà về phương pháp, song mỗi phương pháplại chứa đựng trong nó những triết lý sâu sắc Mục đích cũng như đặc điểm

đó đã được Buddhaghosa vận dụng một cách xuất sắc trong toàn tác phẩm

TTĐL

Tác phẩm TTĐL (Visuddhimagga) đã được Spence Hardy giới thiệu

và mô tả: “Tác phẩm Visuddhimagga, một bản tóm lược do ngài

Buddhaghosa thực hiện đã giới thiệu tính chất trừu tượng về giáo lý siêu

hình thuộc giáo lý Phật giáo, một tác phẩm rất nổi tiếng của nhà chú giảiKinh Phật, đã chiếm được uy tín và mang tính xác thực cao đến nỗi khôngcòn có bất kỳ một bản tóm lược cụ thể nào khác do bất kỳ một ngườiphương Đông nào đã biên soạn được thuộc lĩnh vực tôn giáo ở vào thời đạichúng ta ngày nay ”.[38, tr104]

Trang 31

Có thể nói, từ lĩnh vực Tôn giáo, Spence Hardy đã đưa ra nhận xétxác đáng vì với hệ thống phương pháp tu tập được trình bày tỉ mỉ, tác phẩm

là cẩm nang không thể thiếu cho người tu hành Tuy nhiên, những đónggóp to lớn của tác phẩm không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà ở cả tronglĩnh vực triết học, đạo đức Trong tác phẩm, người đọc có thể tìm thấynhiều tư tưởng triết học, cũng như đạo lý tốt đẹp của Phật giáo nguyênthuỷ Những nội dung này không tách rời mà kết hợp với nhau thành một

hệ thống nhất quán, tạo nên giá trị to lớn của TTĐL

1.2.3 Giá trị của Thanh Tịnh Đạo Luận

TTĐL là tác phẩm trình bày khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc giáo lý căn

bản của Phật giáo Nam tông, lấy ba môn học Giới, Định, Tuệ làm cươnglĩnh Các phương pháp tu tập trong đó cũng được sắp xếp thành hệ thống từthấp đến cao, từ dễ đến khó nhằm tạo sự dễ dàng cho việc tu tập Nhờ vậygiáo lý của đạo Phật nói chung và Tam vô lậu học nói riêng đã đượcchuyển tải vào cuộc sống phù hợp với sở trường và mức độ tiếp nhận của

nhiều trình độ người tu TTĐL còn là cơ sở giáo dục nhằm thiết lập một hệ

thống đạo đức tâm linh bằng cách nhìn nhận thực tướng của các pháp và sự

chứng đạt của người tu hành Qua TTĐL người tu hành hiểu rõ hơn về chân

tướng của cuộc đời, thấy được con đường giải thoát khỏi cuộc đời bắt đầu

từ diệt trừ tham vọng của bản thân Có thể nói TTĐL là kim chỉ nam cho

người tu hành trong việc thanh lọc bản thân, tự giác thực hành giải thoát Ý

nghĩa lớn nhất trong TTĐL là di huấn tối hậu của đức Phật về sự kiên trì và

nỗ lực của mỗi người tự giác khẳng định cho mình một con đường trongsạch, thanh tịnh trong cuộc sống Bất kể sự giải thoát nào, thanh lọc nàocũng chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân, như kinhPháp cú nói: “Tự mình điều ác làm, tự mình làm nhiễm ô, tự mình áckhông làm, tự mình làm thanh tịnh, tịnh không tịnh tự mình, không ai thanh

Trang 32

tịnh ai”[7, tr163] Như vậy, TTĐL là một tác phẩm rất hiếm hoi đã thành

công ở điểm vừa giới thiệu được pháp học và pháp hành, kinh tạng, luậttạng, A-tỳ-đàm, vừa nói lên được phương pháp, sở chứng và làm rõ được

sự thâm sâu mênh mông của Phật pháp trong mọi lĩnh vực, và đó cũng làmột thành quả to lớn mà Buddhaghosa đã đóng góp cho kho tàng kinh điểnPhật giáo Trước ông nhiều học giả cũng đã cố gắng thực hiện công việcnày song chưa ai thành tựu mỹ mãn như ông Chẳng hạn, Khiết Hải Đại Sư(tổ của Hoa Nghiêm Tông) với “Ngũ thời thuyết giáo” là một minh chứng4

Trong bài Thất tịnh qua Kinh Trạm xe, Thượng tọa Thích Giác Đẳng nhận xét: “May mắn cho chúng ta có tác phẩm như Thanh tịnh đạo (TTĐL), nếu

một người không hiểu hết đạo Phật thì đọc qua tác phẩm này trên phươngdiện trí văn, học thuật và trên phương diện tu tập ít nhất cũng học được sựkhiêm tốn, và sự khiêm tốn có thể đến từ mỗi trang, mỗi chương của Thanhtịnh đạo Ở nơi nào cũng thấy bao nhiêu là sự thâm sâu kỳ ảo, chúng tôibiết rằng có những phần trong Thanh tịnh đạo, ngài Buddhaghosa đã cómột số trích dẫn không chuẩn xác bởi vì dựa trên quan niệm thời bấy giờ.Không phải vì một vài điều nhỏ nhoi như vậy làm đánh mất đi giá trị lớncủa bộ Thanh tịnh đạo Chắc chắn khi chúng ta đi sâu vào nội dung tácphẩm này sẽ thấy được điều đó… Thanh tịnh đạo được đánh giá khôngphải chỉ là một kỳ công mà còn là một tác phẩm vượt bậc trên phương diệngiáo pháp Tác phẩm này từng phần giới thiệu giới thanh tịnh, tâm thanhtịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh,đạo tri kiến thanh tịnh và tri kiến thanh tịnh Buddhghosa đã cho chúng tanhững khung trời rộng lớn từ đời sống của những vị khổ tu đầu đà cho đếnthế giới của thiền chỉ và những hành trình qua thiền quán Chẳng những

4 Khiết Hải Đại Sư đã tìm một phương pháp để dung hợp các truyền thống Phật giáo bằng cách đưa ra chủ thuyết “ Ngũ thời thuyết giáo” Thời nào Đức thế Tôn thuyết Lăng Nghiêm, thời nào Đức Thế Tôn thuyết A- hàm, Pháp Hoa, Bát nhã….Nhưng đó là một công trình rất guợng gạo xem “Thất tịnh qua bài kinh trạm xe”

của Thượng toạ Thích Giác Đẳng ở lớp thiền học online, trang web www.Dieuphap.com

Trang 33

như vậy mà có những môn học được đi thật sâu, khi nói về uẩn xứ giới đế,khi nói về các pháp ví dụ như Niết bàn Và một trong những điều khiếnnhiều học giả trong quá khứ lấy làm ái ngại để chuyển dịch bộ này là vì bộsách này mang qúa nhiều Phật ngữ và mang qúa nhiều khái niệm mà chỉ cómột vị Tam tạng Pháp sư mới có khả năng làm việc đó” [21]

Là một phần trong kết tập kinh tạng Kikàya, TTĐL được xem là bộ

sách rất quý trong kho tàng văn học Phật giáo nói riêng và văn học thế giớinói chung Theo Thanh tịnh đạo luận toát yếu, nó là bộ sách không thểthiếu trong nguồn tài liệu Phật học đã được dịch sang tiếng Việt, như là bộBách khoa toàn thư của Phật giáo, có thể sánh ngang với bộ Đại tỳ bà saluận của Thượng toạ hữu bộ [57, tr242] Vì vậy, tuy là bộ luận của Thượng

toạ bộ nhưng TTĐL được nhiều Phật tử chú trọng, vượt qua cả sự phân biệt

Tiểu thừa và Đại thừa Nhà Phật học danh tiếng châu Âu Edward Conze cólần nói rằng, nếu ông chỉ được mang theo một quyển sách ra một hòn đảo

hoang vắng thì đó là quyển Thanh Tịnh Đạo [57, tr242]

Nhà Phật học Ái Ðức Hoa cũng nhận xét: “Thanh Tịnh Ðạo Luận làmột tác phẩm kinh điển vĩ đại nhất về phương diện tâm linh của nhân loại.Tính chất trọng yếu của nó có thể xem như một mô hình văn học tiêu biểu

để cho các nhà học giả quốc tế dùng làm cơ sở” [57, tr242] Còn Gray thìđánh giá bằng những nhận định như sau: “Giả như ông không viết được bất

kỳ điều gì khác, nguyên chỉ tác phẩm này thôi cũng đã đủ khiến cho danhtiếng của ông trở thành bất tử”.[38, tr104]

Dù còn có những hạn chế mang tính lịch sử cụ thể, song với ý nghĩa

và lượng tri thức phong phú và sâu sắc như vậy, TTĐL (Visuddhimagga) không chỉ được đưa vào Ðại tạng kinh thuộc phái Nam tông, quyển 62-64,

mà còn là giáo trình học tập của tín đồ Phật giáo ở nhiều quốc gia trên thế

Trang 34

giới Đối với các nhà nghiên cứu Phật học, TTĐL là nguồn tư liệu vô giá để

tìm hiểu kho tàng tri thức đồ sộ và mênh mông trong giáo lý Phật giáonguyên thuỷ

Với những nội dung được trình bày trong tác phẩm, TTĐL đóng góp

to lớn cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Tiểu thừa nói riêng, truyền tảiphương pháp và giáo lý Phật giáo gốc tới đông đảo tín đồ, chúng sinh Vềmặt triết học, tác phẩm không chỉ lưu giữ mà còn là nền tảng lý luận cho sựphát triển tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thuỷ và cả Tiểu thừa (theonghĩa Theravada) Điều này hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng khi Phậtgiáo đang có những biến đổi to lớn trên toàn cầu Tác phẩm chính là sựkhẳng định tư tưởng của Phật giáo gốc cho sự nghiên cứu cả về Tiểu thừa

và Đại thừa cũng như các môn phái, chi phái của Phật giáo về sau

***

Giáo lý Phật giáo nguyên thủy tập hợp tất cả nhưng lời Phật thuyếtgiảng, khi Phật giáo chưa có sự phân chia thành bộ phái Đó là giáo lý tốtđẹp, mang tính nhân văn và biện chứng sâu sắc, thể hiện mục đích cao cảcủa Đức Phật là giải thoát chúng sinh ra khỏi nỗi khổ của cuộc đời Chođến nay, tuy đã có nhiều thay đổi về hình thức và giáo lý song tinh thần củađức Phật vẫn được các bộ phái lưu giữ trong các bộ kinh, bộ luận nguyên

thủy, điển hình là tác phẩm TTĐL do luận sư Buddhaghosa trước tác

Buddhaghosa là luận sư xuất sắc của Thượng Tọa bộ phái, ông sinhvào khoảng thế kỷ V SCN tại Ấn Độ Ông đã có công lao to lớn trong việcchú giải, gìn giữ và phát triển kinh điển Pali cũng như phát triển Phật giáo

Tích Lan TTĐL là một bộ luận vĩ đại được ông sáng tác trong thời gian ở

Trang 35

Tích Lan Tác phẩm được xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc nhữngtinh hoa của Thượng Tọa bộ phái (Phật giáo Nam tông), là hệ thống giáo lýcủa Phật giáo nguyên thủy được khái quát một cách hệ thống, dễ thực hànhcùng với giá trị đạo đức nhân văn hướng nội thiết thực, với hầu hết các vấn

đề về vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức luận bao gồm cả những tiến

bộ và hạn chế của Phật giáo Nguyên thủy trong tính lịch sử cụ thể của nó,kèm theo những minh họa cụ thể cho giáo lý của đức Phật cùng những lời

bình luận, chú giải sâu sắc Vì vậy tuy có những hạn chế song TTĐL vẫn

có vai trò to lớn đối với việc bảo tồn Phật giáo nguyên thủy.Và tuy là bộ

luận của Thượng tọa bộ song tác phẩm vẫn được các phật tử cả Tiểu thừa

và Đại thừa chú trọng, vượt qua sự phân biệt bộ phái, là nguồn tài liệu quýbáu cho các Phật tử cũng như giới Phật học khi nghiên cứu tư tưởng Phậtgiáo nói chung và Phật giáo nguyên thủy nói riêng

Để hiểu rõ hơn về Phật giáo nguyên thuỷ, chương II sẽ đi vào khảo

sát một số vấn đề triết học Phật giáo trong TTĐL.

Trang 36

Chương 2 MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO NGUYÊN

THUỶ TRONG THANH TỊNH ĐẠO LUẬN

Phật giáo nguyên thuỷ được tính từ khi đức Phật giác ngộ cho tớicác lần kết tập kinh điển, toàn bộ giáo lý thời kỳ này được tập hợp trongkinh tạng nguyên thuỷ, có tên là A- hàm kinh (Agama sutra)5 và đó chính

là phần cơ bản cho sự phát triển tất cả các nhánh phái Phật giáo về sau, đặcbiệt trong Phật giáo Thượng Toạ Bộ (còn gọi là Tiểu thừa hoặc Nam tông).Phật giáo phân thành nhánh phái trên cơ sở phát triển tư tưởng và giáo lýnguyên thuỷ theo những hướng khác nhau, nhưng chúng không bác bỏ lẫnnhau Đây là một đặc trưng nổi trội của lịch sử tư tưởng Ấn Độ và nó vẫnđược Phật giáo bảo tồn liên tục trong quá trình phát triển lâu dài cho đếnnay Trong giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ, tuy tinh thÇn thuyÕt gi¶ng cñađức Phật luôn cảnh báo sai lầm của siêu hình cực đoan, song đã chứa nhiềunội dung đặc biệt đề cập đến các vấn đề cơ bản của triết học như quan điểm

về vũ trụ, nhân sinh, nhận thức

TTĐL là một bộ luận nổi tiếng của Phật giáo Thượng tọa bộ, thuộc

phái Tiểu thừa do Buddhaghosa trước tác, trong đó bảo tồn nhiều tư tưởng

về giáo lý cũng như các phương pháp tu tập Nguyên thủy được coi là do

đức Phật truyền, đặc biệt là những tư tưởng triết học cơ bản làm nền tảngcho Phật giáo Tiểu thừa và cả Đại thừa phát triển về sau

2.1 Vũ trụ quan trong Thanh Tịnh Đạo Luận

Thế giới và con người do đâu mà có, tồn tại ra sao là vấn đề mà ngay

từ thời cổ đại, các bậc hiền triết Ấn Độ đã bàn luận và đưa ra nhiều quan

điểm khác nhau Nổi bật có ba quan điểm Túc mệnh luận, Thần ý luận,

5 A Hàm (Agama) tên gọi chung của kinh Tiểu thừa Phật giáo Có hai bộ tựa A Hàm ( gồm 4 phần) và ngũ A

Hàm ( gồm 5 phần) Tham khảo từ điển Phật học Hán - Việt, Phân viện nghiên cứu Phật học, HN 1992)

Trang 37

Ngẫu nhiên luận Đây là ba luận thuyết mà đức Phật thường đề cập đến và

gọi đó là ba luận thuyết của ngoại đạo Theo đức Phật cả ba thuyết trên đều

là cực đoan, đều có những khuyết điểm riêng song giống nhau ở điểm làphủ nhận nỗ lực của con người và trách nhiệm của cá nhân, và về mặt đạođức các thuyết đó không có chút ích lợi gì cho nhân sinh Khác với nhữngquan điểm cùng thời, giáo lý của đức Phật không giải thích về thế giới,nhân sinh nhằm thỏa mãn yêu cầu khoa học và triết học mà mục đích của

Người là mở ra con đường giải thoát Chính vì vậy Người lấy nhân sinh làm vấn đề trung tâm đề khảo sát vũ trụ [61, tr108-110)

Từ góc độ vũ trụ luận, Phật giáo không thừa nhận có thượng đế sáng

tạo mà cho rằng thế giới hình thành do nhân quả nối tiếp nhau vô thuỷ, vôchung theo nguyên lý Duyên khởi (hay còn gọi là nguyên lý tính Không)

Vũ trụ vạn vật được cấu thành bởi sự giả hợp của tứ đại, do đó con ngườihay vạn vật chỉ có tên gọi mà không có thuộc tính riêng thực sự Bản thể

đích thực của chúng là Không, vô thường, vô ngã Buddhaghosa đã phân tích những quan điểm này của Phật giáo Nguyên thuỷ trong TTĐL Ở

chương IX, khi đưa ra phương pháp thiền định bằng cách quán tưởng về Tứđại, Budhaghosa đã luận giải quan niệm của Phật về sự tồn tại của bốn yếu

tố căn bản trong các yếu tố đầu tiên tạo nên vũ trụ và vạn vật, đồng thời chỉ

rõ tính chất, mối quan hệ, vị trí vai trò của chúng rằng, “Tứ đại chủng vừa

có tính khả phân vừa bất khả phân Khả phân vì mỗi đại có tính chất

riêng”… “tính chất dính liền cần được định nghĩa là Thuỷ đại, tính chấtchính là Hoả đại, tính chất kiên cứng là Địa đại, tính chất bành trướng là

thuộc Phong đại” [28, tr629] Mỗi đại lại được chia ra làm 42 thành phần.

Chính nhờ các đặc tính riêng ấy mà có thể phân biệt giữa đại này với đạikhác, đồng thời sự kết hợp giữa chúng làm nên sự phong phú đa dạng củavạn vật Tuy mỗi đại có những tính chất riêng song chúng không tồn tại

Trang 38

độc lập mà luôn trong quan hệ tương hỗ, kết hợp lẫn nhau: “…địa đại kểnhư đã nghiền thành bụi nhỏ như cỡ vi trần, nó được kết hợp với thủy đại,được duy trì bằng hỏa đại, và được tăng trưởng nhờ phong" [28, tr631] vàcùng liên hệ với nhau thành các biểu hiện ở vạn vật là: màu, mùi, vị, dưỡng

chất, cứng, mềm, nóng lạnh… đó là “tính bất khả phân” giữa chúng Nói

về quan hệ của Tứ Đại, trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy có viết “…

có bốn vị thiên thần lớn Những gì là bốn? Một là thần đất, hai là thầnnước, ba là thần gió, bốn là thần lửa Ngày xưa thần đất sinh ra ác kiến, chorằng trong đất không có nước, lửa, gió Lúc đó ta (Phật) bảo: ông chớ chorằng trong đất không có nước, lửa, gió Vì sao? Vì rằng trong đất có nước,lửa, gió, nhưng vì đất nhiều hơn nên mới gọi là đất” [28, tr202] Mối quan

hệ biện chứng của các đại còn ở chỗ chúng là nhân duyên của nhau, đại nàylàm điều kiện cho đại khác tồn tại, “Ðịa đại được giữ lại nhờ nước, duy trìbởi lửa và bành trướng nhờ gió, là một điều kiện cho ba đại chủng kia bằngcách làm nền tảng cho chúng Thủy đại được an lập trên đất, duy trì bởi lửa

và bành trướng bởi gió, là một điều kiện cho ba đại kia bằng cách tác độngnhư cách làm chúng dính liền Hỏa đại được lập trên đất, giữ lại với nhaunhờ nước và bành trướng nhờ gió, là một điều kiện cho ba đại kia bằngcách tác động như cái duy trì chúng Phong đại được an lập trên đất, giữ lạivới nhau nhờ nước, duy trì bởi lửa, là một điều kiện cho ba đại kia bằng

cách tác động như cái bành trướng chúng” [28, tr639] TTĐL còn chỉ rõ, cả bốn yếu tố này đều thuộc về sắc pháp (tức các yếu tố vật chất) song luôn trong quan hệ với vô sắc pháp (tức các yếu tố tinh thần): “chúng là giới (dhàtu) vì mang, chở những đặc tính riêng của chúng, vì nắm lấy, chấp thủ

đau khổ và bị lựa ra, vì không cái nào thoát khỏi tính chất của giới Chúng

là pháp (dhamma) do mang giữ tính chất riêng chúng, và do sự mang giữ như vậy trong khoảng thời gian thuộc về chúng Chúng là vô thường trong

Trang 39

nghĩa đã bị hoại, chúng là khổ theo nghĩa gây ra khủng bố, chúng vô ngã

trong nghĩa không có trung tâm điểm (của thường v.v…) Do vậy, có đồngnhất trong chúng vì tất cả đều là sắc pháp, đều là đại chủng, đều là giới,đều là pháp, đều vô thường”[28, tr637] Và là các yếu tố thuộc về sắc phápnên Tứ đại chủng không có ý thức, không nhận biết được sự tồn tại cũngnhư vị trí, vai trò của mình trong thế giới: “địa đại không biết ta là địa giớihoặc ta là cái duyên bằng cách tác động như là nền tảng cho ba đại kia”,

“Ba đại kia cũng không biết địa đại là một điều kiện cho chúng ta bằngcách làm nền tảng cho ta” [28, tr639] Bốn đại tuy là thuộc những yếu tốđầu tiên cấu thành nên vạn vật song chúng không phải là nhất thành bất

biến, mà cũng phải nương vào các duyên (điều kiện): nghiệp, thức, dưỡng

chất, và nhiệt độ (thời tiết) để tồn tại

Theo giáo lý Phật giáo Nguyên thuỷ, các sự vật hiện tượng (vạnpháp) trong vũ trụ luôn biến đổi không ngừng nghỉ theo quy luật sinh - trụ -

dị - diệt (hoặc thành- trụ- hoại-không) là vì tất cả không thoát khỏi sự chiphối của luật nhân quả Luật nhân quả cho rằng cái phát động ra, gây ra

một hay nhiều kết quả gọi là nhân Cái do nhân gây ra, gọi là quả Duyên là điều kiện, là mối liên hệ trợ giúp cho nhân biến thành quả Nhân nhờ có

duyên tương hợp, tương giúp mới tạo thành quả Quả lại do duyên mà

thành nhân khác, nhân mới nhờ có duyên mà kết tập thành quả mới…cứ

như thế nối tiếp nhau đến vô cùng, vô tận và thế giới vạn vật, muôn loài cứ

sinh sinh, hóa hóa mãi Khi phân tích về Tứ đại, TTĐL đã làm rõ được

quan điểm đó đồng thời khẳng định quan điểm của đức Phật cho rằng vũ

trụ là do nhân duyên, do những quan hệ giữa các điều kiện cần và đủ, tức

nhân duyên hòa hợp mà thành Vũ trụ và nhân sinh không phải tự nhiên có

mà tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều lưu chuyển và biến hóa không ngừng

do pháp thường hằng chi phối Pháp tắc thường hằng ấy chính là Lý duyên

Trang 40

khởi, Niết bàn thường hằng, và cá nhân có thể đạt tới bằng con đường đạo

pháp Tứ đế [62, tr125-127] Và cũng qua đó bác bỏ những quan điểm cho

rằng thế giới được tạo nên bởi thần, bởi tự ngã, hay bởi đệ nhất nguyên lýđang tồn tại lúc bấy giờ

b Khi Đức Phật nói: “Duyên khởi là y vào duyên mà sinh Dù Như lai

có ra đời hay không nó không liên quan gì cả Nó là pháp giới thường trụ,

là thực pháp, là tính duyên khởi” [61, tr93] thì Buddhaghosa làm rõ thêm

“…vì nó do duyên (paticca] và cùng sinh (samuppàda) nên gọi là Duyênkhởi hay Duyên sinh (paticca-samuppàda) Hoặc, tùy thuộc (paticca) một

sự sinh khởi (uppàda) chân chính (samma), tùy thuộc vào nguyên nhân mộtcách chân chính, gọi là Duyên khởi” [28, tr879] Buddhaghosa chỉ rõ

những cách hiểu sai về duyên khởi, như quan điểm cho rằng duyên khởi chỉ

là sự sinh khởi: “Nếu có quan điểm nào giải thích danh từ duyên sinh chỉ làsinh khởi, thì quan điểm ấy cần bác bỏ với lối giải thích sau: Từ ngữ

nàyam chỉ tổng hợp các pháp được sinh từ duyên tánh Do đó các duyên đã

làm điều kiện cho toàn thể các pháp ấy cũng mang tên của hậu quả chúng,trong sự trình bày của đức Phật” [28, tr878] Buddhaghosa còn làm rõ tinhthần biện chứng của đức Phật qua quan niệm về quan hệ thuận nghịch củaduyên khởi: “Bất cứ ai nhận rằng duyên khởi là như vậy, tức là nói trái với

kinh Padesavihàra vì theo kinh ấy Như lai quán Duyên khởi theo hai chiều thuận, nghịch (sinh, diệt)” Từ đó ông nêu rõ những nhầm lẫn, hay đơn giản hóa, cứng nhắc về duyên khởi: “Lại cũng mâu thuẫn với kinh Kaccàna, vì

kinh này nói: Khi một người thấy đúng với chánh kiến, sự sanh khởi của

thế giới, này Kaccàna, người ấy không nói rằng thế giới không hiện hữu…

Và đây là duyên sinh theo thứ tự xuôi, sự sinh khởi của thế giới do cácduyên, được lập để loại trừ đoạn kiến Vì đoạn kiến không thể loại trừ bằngcách chỉ thấy sự sinh khởi, mà còn phải thấy rõ dây xích của các duyên tiếp

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thích Nữ Thuần Chánh, Giáo dục Phật giáo qua Thanh Tịnh đạo, Luận văn,website www.quangduc.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Phật giáo qua Thanh Tịnh đạo
3. Thích Minh Châu (2001), Chánh pháp và hạnh phúc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 4. Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, Nxb Tôngiáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chánh pháp và hạnh phúc", Nxb Tôn giáo, Hà Nội4. Thích Minh Châu (2002), "Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người
Tác giả: Thích Minh Châu (2001), Chánh pháp và hạnh phúc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 4. Thích Minh Châu
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2002
14.Thích Minh Châu (1993), Tương ưng bộ kinh, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương ưng bộ kinh
Tác giả: Thích Minh Châu
Năm: 1993
15.Minh Chi (1995), Các vấn đề Phật học, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam 16.Minh Chi, Vì sao đạo Phật suy tàn, website vanhoahoc.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề Phật học", Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam 16.Minh Chi, "Vì sao đạo Phật suy tàn
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1995
17. Doãn Chính chủ biên (2005), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính chủ biên
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2005
18. Doãn Chính (2004), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại , Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
19. Edward Conze (2007), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Nxb Phương Đông, Tp HCM 20. Thượng toạ Giác Đẳng, Thất tịnh qua bài kinh trạm xe, www.Dieuphap.com 21. Đời sống kinh tế trong thời Gupta, Website Indiannet.zone.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ", Nxb Phương Đông, Tp HCM20. Thượng toạ Giác Đẳng, "Thất tịnh qua bài kinh trạm xe
Tác giả: Edward Conze
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2007
23. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1994), Từ điển Phật học Hán Việt, Hà Nội 24.Mahathera Henepola Gunarcitana (2006), Con đường thiền chỉ và thiền quán, Nxb VHSG, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Phật học Hán Việt", Hà Nội24.Mahathera Henepola Gunarcitana (2006), "Con đường thiền chỉ và thiền quán
Tác giả: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1994), Từ điển Phật học Hán Việt, Hà Nội 24.Mahathera Henepola Gunarcitana
Nhà XB: Nxb VHSG
Năm: 2006
27.Thích nữ Trí Hải (2000), Đức Phật đã dạy những gì: Con đường thoát khổ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Phật đã dạy những gì: Con đường thoát khổ
Tác giả: Thích nữ Trí Hải
Nhà XB: Nxb Tôn Giáo
Năm: 2000
28.Thích Nữ Trí Hải (2001), Thanh Tịnh Đạo, t2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 29. Thích Nữ Trí Hải (2003), Từ nguồn diệu pháp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Tịnh Đạo, t2", Nxb Tôn giáo, Hà Nội29. Thích Nữ Trí Hải (2003), "Từ nguồn diệu pháp
Tác giả: Thích Nữ Trí Hải (2001), Thanh Tịnh Đạo, t2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 29. Thích Nữ Trí Hải
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2003
35.Hòa thượng Thích Thanh Kiểm (1995), Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Phật giáo Ấn Độ
Tác giả: Hòa thượng Thích Thanh Kiểm
Năm: 1995
39. Trần Trúc Lâm, Những hộ pháp vương trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Website Hoalinhthoai.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những hộ pháp vương trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ
40. Narada Mahathera (2007), Đức Phật và Phật Pháp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 41. Tỳ Khưu Chánh Minh (2006), Luận giải chánh tri kiến, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 42. Năm uẩn trong kinh Xà Dụ,http://www.duocsu.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Phật và Phật Pháp", Nxb Tôn giáo, Hà Nội41. Tỳ Khưu Chánh Minh (2006), "Luận giải chánh tri kiến
Tác giả: Narada Mahathera (2007), Đức Phật và Phật Pháp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 41. Tỳ Khưu Chánh Minh
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2006
43. Trần Kiều Như (1996), Con Ðường Thoát Khổ, Nxb ÐHVH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con Ðường Thoát Khổ
Tác giả: Trần Kiều Như
Nhà XB: Nxb ÐHVH
Năm: 1996
44. Nguyễn Thế Nghĩa- Doãn Chính chủ biên (2002), Lịch sử triết học - Triết học cổ đại, t1, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học - Triết học cổ đại, t1
Tác giả: Nguyễn Thế Nghĩa- Doãn Chính chủ biên
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
45.Pháp sư Thánh Nghiêm (2008), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb Phương Đông, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Phật giáo Ấn Độ
Tác giả: Pháp sư Thánh Nghiêm
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2008
46.Pháp sư Thánh Nghiêm (2008), Lịch sử Phật giáo Thế giới, Nxb KHXH, HN 47. Nhiều tác giả (2001), Giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Phật giáo Thế giới", Nxb KHXH, HN47. Nhiều tác giả (2001), "Giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại
Tác giả: Pháp sư Thánh Nghiêm (2008), Lịch sử Phật giáo Thế giới, Nxb KHXH, HN 47. Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2001
48. Lê Văn Quán (1998), Bước đầu tìm hiểu giá trị nhân sinh của Phật giáo Nghiên cứu Phật học (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu giá trị nhân sinh của Phật giáo
Tác giả: Lê Văn Quán
Năm: 1998
49. Thích Thanh Quyết (2008), Sự phân phái của triết học thời kỳ đầu- Triết học bộ phái, Tạp chí Khuông Việt, (số 3), tr16-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phân phái của triết học thời kỳ đầu- Triết học bộ phái
Tác giả: Thích Thanh Quyết
Năm: 2008
50.Thích Thanh Quyết (2008), Sự phân phái của triết học thời kỳ đầu- Triết học bộ phái, Tạp chí Khuông Việt (số 4), tr 23-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phân phái của triết học thời kỳ đầu- Triết học bộ phái
Tác giả: Thích Thanh Quyết
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w