1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp bắc á – ngân hàng tmcp bắc á

83 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH    HÀ TUẤN ANH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TC - NH Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH    HÀ TUẤN ANH MSSV: LT11099 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TC - NH Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN BÙI LÊ THÁI HẠNH Tháng 11 năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Bằng sự nỗ lực nghiên cứu, học tập của chính mình cùng với sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tâm của cô Bùi Lê Thái Hạnh và sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Ninh Kiều, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt cô Bùi Lê Thái Hạnh đã tận tâm hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban Lãnh đạo và toàn thể các anh chị làm việc tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Ninh Kiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thực tế, thu thập số liệu cần thiết cho đề tài. Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ cùng toàn thể anh chị đang công tác tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Ninh Kiều được dồi dào sức khỏe. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày.….tháng ..…năm..….. Sinh viên thực hiện Hà Tuấn Anh i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày.….tháng ..…năm….. Sinh viên thực hiện Hà Tuấn Anh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm….. GIÁM ĐỐC ( Ký và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.3.1 Không gian ............................................................................................. 2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 3 2.1.1 Tín dụng ngân hàng ................................................................................ 3 2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất và cá nhân ............................................................. 5 2.1.3 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ................................................... 7 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 8 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 8 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 8 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNN&PTNT NINH KIỀU ... 9 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNN&PTNT NINH KIỀU ......................................... 9 3.1.1 Lịch sử hình thành NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều ........................ 9 3.1.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 10 3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT GIAI ĐOẠN 2010 – 6 TH ĐẦU NĂM 2013 ................................................. 13 3.2.1 Thu nhập .............................................................................................. 15 iv 3.2.2 Chi phí.................................................................................................. 16 3.2.3 Lợi nhuận ............................................................................................. 17 3.3 THUẬN LỢI KHÓ KHĂN PHƯƠNG HƯỚNG ..................................... 18 3.3.1 Thuận lợi .............................................................................................. 18 3.3.2 Khó khăn .............................................................................................. 18 3.3.3 Phương hướng ...................................................................................... 18 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO AY HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNO & PTNT NINH KIỀU .................................................... 20 4.1 KHÁI QUÁ VỀ TÍNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NHNO&PTNT GIAI ĐOẠN 2010 – 6 TH ĐẦU NĂM 2013 ........................ 20 4.1.1 Tình hình huy động vốn ........................................................................ 21 4.1.2 tình hình cho vay .................................................................................. 23 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNO&PTNT GIAI ĐOẠN 2010 – 6 TH ĐẦU NĂM 2013 ........................ 27 4.2.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân ............................................. 29 4.2.2 Doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân ................................................ 37 4.2.3 Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân ................................................................ 45 4.2.4 Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân .............................................................. 52 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU ................................................. 59 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU ......................................... 62 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNO & PTNT NINH KIỀU ................................................................ 62 5.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................... 64 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT NINH KIỀU ....................................................................... 65 5.3.1 Tong công tác huy động vốn ................................................................. 65 5.3.2 Trong công tác tín dụng ........................................................................ 66 v 5.3.3 Đa dạng hóa các loại hinhfcho vay hộ sản xuất & cá nhân .................... 67 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 68 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 68 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 68 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Thu nhập chi phí lợi nhuận tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ........................................................................... ….14 Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ..…………………………………………………….20 Bảng 4.2 Tình hình cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ............................................................................................ ….25 Bảng 4.3 Hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 .................................................. ….28 Bảng 4.4 Doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ............................... ….30 Bảng 4.5 Doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ...................... ….34 Bảng 4.6 Doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ............................... ….40 Bảng 4.7 Doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ............................... ….43 Bảng 4.8 Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013..........................................................46 Bảng 4.9 Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013......................................49 Bảng 4.10 Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo nhóm nợ tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013......................................53 Bảng 4.11 Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013..........................................................56 Bảng 4.12 Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013......................................58 Bảng 4.13 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ...................59 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Biểu đồ thu nhập chi phí lợi nhuận tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn2010-6 tháng đầu năm 2013..........................................................................13 Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013..................................................................................20 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013..........33 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013........................38 Hình 4.4: Biểu đồ doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013........................45 Hình 4.5: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn tại ngân hàng NNo&PNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng 2013.....................................................47 Hình 4.6: Biểu đồ cơ cấu dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013......................48 Hình 4.7: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo nhóm tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013........................52 Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013......................55 Hình 4.9: Biểu đồ cơ cầu nợ xấu theo ngành nghề tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013......................................57 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng Thương mại 6th 2012 6 tháng đầu năm 2012 6th 2013 6 tháng đầu năm 2013 NHNN Ngân hàng Nhà nước NH Ngân hang TD Tín dung GTCG Giấy tờ có giá DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ HĐQT Hội đồng quản trị TCTD Tổ chức tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh HĐTD Hoạt động tín dụng VHĐ Vốn huy động SX Sản xuất ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong một nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa các nơi thừa và thiếu vốn. Hệ thống ngân hàng có đủ “sức khỏe” thì nền kinh tế mới có thể vững mạnh. Sau khi gia nhập WTO, chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội mở ra nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Vì vậy trong thời kỳ hội nhập, hoạt động ngân hàng phải phát triển hơn nữa để đảm bảo được nhu cầu vốn cung cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp. Do đó hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng và đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng đối với hộ sản xuất & cá nhân giúp cho các hộ có vốn sản xuất kinh doanh, và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động, ổn định cuộc sống cho người dân góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất & cá nhân. Đồng thời việc đầu tư vốn vào các hộ sản xuất & cá nhân cũng tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, trong hoạt động tín dụng của mình NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn ưu tiên cấp tín dụng cho các hộ sản xuất & cá nhân giúp các hộ sản xuất thuận lợi, nhưng do những tác động của nền kinh tế, những thách thức mới trong các lĩnh vực kinh doanh nên không phải lúc nào ngân hàng cũng đáp ứng được nhu cầu vốn cho thành phần kinh tế này do đó làm cho các hộ sản xuất gặp khó khăn trong việc luân chuyển vốn để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy vấn đề đáp ứng vốn cho việc phát triển kinh doanh của hộ sản xuất & cá nhân là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn nên trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ninh Kiều tôi quyết định chọn đề tài "Phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ninh Kiều" làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều qua 3 năm 2010-1012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ tình hình cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu đối với hộ sản xuất & cá nhân. - Phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian - Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều. 1.3.2 Thời gian - Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của NHN0 & PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong 3 năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013, đó là những số liệu cho vay, những báo cáo có liên quan đến hoạt động cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn cũng như cho vay các ngành nghề của hộ sản xuất & cá nhân tại ngân hàng. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hang 2.1.1.1 Tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.1.1.2 Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng mà các chủ thể tham gia là các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp hoặc cá nhân. Trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian là người cho vay vừa là người đi vay. Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức như: cho vay bằng tiền mặt, cho vay giá trị ghi sổ, bảo lãnh vay vốn… a) Đặc điểm tín dụng ngân hàng - Chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… - Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản. - Thời hạn của tín dụng ngân hàng rất linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Công cụ của tín dụng ngân hàng cũng rất kinh hoạt: trái phiếu ngân hàng, kì phiếu, các hợp đồng tín dụng… - Là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp trong đó ngân hàng là trung gian giữa tiết kiệm và người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. - Mục đích của tín dụng ngân hàng là nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận. b) Phân loại tín dụng ngân hàng  Theo thời hạn tín dụng: - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng và được sử dụng để bù đắp nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và cho vay phục vụ nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến 3 hay đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, có thời gian thu hồi vốn nhanh - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.  Theo mục đích tín dụng: - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và hình hành bất động sản. - Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay để bổ sung cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động… - Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí trong cuộc sống thông qua thẻ tín dụng.  Theo phương pháp hoàn trả: - Cho vay trả góp: là loại mà khách hàng phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi theo định kì. - Cho vay phi trả góp: là loại cho vay mà khách hàng được trả toàn bộ vốn một lần khi đáo hạn. - Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: tức người vay có thể hoàn trả nhiều lần theo khả năng trong thời hạn hợp đồng.  Theo đảm bảo tín dụng: - Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay được thể hiện hoàn toàn dựa trên cơ sở uy tín bản thân của khách hàng vay. - Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay của ngân hàng được thực hiện trên cơ sở phải có cơ sở đảm bảo hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.  Theo tính chất hoàn trả: - Cho vay hoàn trả trực tiếp: là loại cho vay mà việc hoàn trả nợ trực tiếp bởi người đi vay. - Cho vay hoàn trả gián tiếp: là loại cho vay mà việc hoàn trả nợ không được thực hiện trực tiếp bởi người đi vay mà được thực hiện gián tiếp thông qua người thụ lệnh của người đi vay.  Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng: 4 - Cho vay từng lần: là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng phải thực hiện thủ tục vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: với phương thức cho vay này ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng được duy trì trong khoảng thời gian nhất định trên tài khoản tiền vay. - Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: đây là phương thức ngân hàng đứng ra cho vay đối với dự án vay của khách hàng, trong đó một ngân hàng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng khác. - Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một số lãi suất vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay thông qua các nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ chức tín dụng. - Cho vay theo dự án thấu chi: Ngân hàng thỏa thuận cho phép khách hàng được chi vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định. c) Vai trò tín dụng ngân hàng Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau: - Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. - Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. - Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất & cá nhân 2.1.2.1 Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh. Gồm 2 loại: 5  Hộ loại I Là hộ chuyên sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có tính chất tự sản xuất, tự tiêu thụ, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh, bao gồm: - Hộ cá thể tư nhân làm kinh tế hộ gia đình. - Hộ sản xuất là thành viên nhận khoán của các tổ chức hợp tác, các doanh nghiệp Nhà nước.  Hộ loại II: Có giấy phép kinh doanh hoặc giấy thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp và có giấy đăng ký kinh doanh do trọng tài kinh tế nhà nước cấp. 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân a) Khái niệm Hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất & cá nhân. b) Đặc trưng cơ bản của tín dụng hộ sản xuất & cá nhân - Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật. - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. - Chi phí tổ chức cho vay cao: Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng/ món vay, chi phí phòng ngừa rủi ro. 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất & cá nhân - Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong nông nghiệp và nông thôn. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người dân có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ. - Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia. - Phát huy tối đa nội lực của các hộ kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, khai thác tiềm năng về lao động, đất đai một cách hợp lý và hiệu quả nhất. - Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, hình 6 thành những thói quen tốt trong hoạt động kinh tế cho phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Tín dụng ngân hàng giữ vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành khác. 2.1.3 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.3.1 Dư nợ trên vốn huy động Tổng dư nợ Tổng dư nợ / vốn huy động (2.1) = Vốn huy động Cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng. Nó còn phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì thể hiện vốn huy động quá thấp không đáp ứng cho việc đầu tư tại địa phương. Còn nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng chưa thật sự đưa nguồn vốn huy động vào sử dụng tốt, thực hiện việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả. 2.1.3.2 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ (2.2) = Doanh số cho vay Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn.. 2.1.3.3 Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (2.3) = Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ (2.4) Dư nợ bình quân = 2 7 Vòng quay tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn quay càng nhanh, ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại. 2.1.3.4 Tỷ lệ nợ xấu a) Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu = X Tổng dư nợ (2.5) 100% Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của NH khi rủi ro TD xảy ra. b) Tỷ lệ mất vốn (%) Nợ nhóm 5 Tỷ lệ mất vốn = X 100% Dư nợ trung bình (2.6) Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nào đó mà tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì chứng tỏ hoạt động tín dụng càng kém hiệu quả và ngược lại, nếu tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả hơn. Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 18-2007/QĐ-NHNN. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng Kế hoạch- Kinh doanh tại NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều. - Thu thập các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu, từ mạng Internet có liên quan đến đề tài. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích cơ cấu. + Cơ cấu tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. T = T2 –T1 Trong đó: T1 : Số liệu năm trước T2 : Số liệu năm sau T : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế + Cơ cấu tương đối: là kết quả của phép chia giữa hiệu số của kỳ phân tích so với kỳ gốc và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. 8 - Phương pháp thống kê mô tả, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động. - Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. 9 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT NINH KIỀU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT NINH KIỀU 3.1.1 Lịch sử hình thành NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ là chi Nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được ban hành theo quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm các Chi Nhánh: Ô Môn, Phụng Hiệp, Châu Thành, Vị Thanh và Long Mỹ. Ngày 02/05/1997 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành phố Cần Thơ tách riêng hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ-NHNN02 ngày 03/02/1997 của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ bao gồm: một trụ sở, một ngân hàng chi nhánh Bình Thủy, phòng giao dịch An Bình và phòng giao dịch An Hòa. Năm 2004 thành phố Cần Thơ được lên thành phố trực thuộc Trung ương quản lý. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng và đơn giản hóa thủ tục quản lý phù hợp với tình hình địa phương, tháng 9/2004 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã tách ra thêm một ngân hàng thành ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Ninh Kiều, hoạt động độc lập, trực thuộc sự quản lý của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Ninh Kiều có trụ sở tại số 08-10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Đến tháng 9/2007 Ngân hàng đã được nâng lên chi nhánh cấp 1, hiện đang là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều. Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều đóng vai trò trung gian thu hút và tài trợ vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Với lượng vốn huy động ngày càng lớn, cùng xu hướng đa dạng hóa đối tượng, lĩnh vực cho vay của ngân hàng, ngoài khách hàng chính của mình là hộ sản xuất & cá nhân, ngân hàng còn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. Được biết nhu cầu của những khách hàng hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ là rất lớn, mà bấy lâu nay họ phải vay ngoài với lãi suất khá cao, nên có thể nói đây là thị trường tiềm năng rất lớn của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đối tượng chính cho vay là nông nghiệp nên ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn bởi việc cho vay và thu nợ trong điều kiện tình hình địa bàn hiện nay. Vì vậy ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều phải đề ra chiến 10 lược kinh doanh phù hợp đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng và vai trò của mình. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC Phòng giao dịch An Hòa Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tổ chức hành chính PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng giao dịch An Bình Phòng dịch vụ khách hàng Phòng kiểm tra kiểm soát nội Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại NHNo&PTNT Ninh Kiều 3.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc Do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm, Giám Đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế. Giám Đốc được ủy nhiệm áp dụng mức lãi suất tiền gửi, cho vay cho khách hàng trong lãi suất do Tổng Giám Đốc qui định. Giám Đốc có quyền đề nghị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị.  Phó giám đốc Phó Giám Đốc do Tổng Giám Đốc của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi Nhánh Ninh Kiều. 11 Phó Giám Đốc có trách nhiệm giúp Giám Đốc điều hành các công việc của ngân hàng. Phó Giám Đốc có quyền quyết định và quyết định thay cho Giám Đốc một số vấn đề được quy định.  Phòng kế toán ngân quỹ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán tác nghiệp và hạch toán theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thị trường thanh toán, thị trường tiền gửi. Ngân quỹ làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài khoản, các chứng từ, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi.  Phòng tổ chức hành chính Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp địa phương, giao tiếp khách hàng đến làm việc và công tác tại cơ quan; chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động. Thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi việc thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể. Đảm trách công tác thi đua, khen thưởng cơ quan. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Đảm nhận việc quy hoạch và đào tạo cán bộ.  Phòng kế hoạch kinh doanh Xây dựng các chương trình dự án, thầm định dự án đầu tư, lựa chọn các dự án tối ưu để đầu tư, đề xuất các dự án khả thi về tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản thanh toán ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam lên cấp trên xem xét. Xây dựng mở rộng và phát triển mạng lưới thị trường vốn, thị trường tín dụng của ngân hàng. Thực hiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng, trực tiếp xử lý rủi ro và tìm các biện pháp phòng ngừa rủi ro sao cho có hiệu quả và ít tốn kém nhất theo chế độ tín dụng quy định.  Phòng dịch vụ khách hàng Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 12 Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám Đốc đơn vị. Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.  Phòng kiểm tra – kiểm soát nội bộ Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và phòng giao dịch trực thuộc. Tổng hợp và báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm toán và đề xuất chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của đơn vị. Tham mưu cho Giám Đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Đầu mối phối hợp với các Đoàn kiểm tra của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan thanh tra.  Phòng giao dịch An Bình và An Hòa Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ninh Kiều mở thêm phòng giao dịch An Bình và phòng giao dịch An Hòa nhằm góp phần phục vụ cho khách hàng vay vốn được dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng nhằm thu hút nguồn vốn của mọi tầng lớp nhân dân. Với cơ cấu tổ chức như trên, chúng ta có thể thấy được ngân hàng có tư cách quản lý thep kiểu trực tuyến. Nhung qui định cho vay đều do Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc cũng như những qui định của các phòng ban khác đều do Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc đưa ra. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi Nhánh Ninh Kiều là ngân hàng nhấn khoán, chịu sự điều hành và kiểm soát trực tiếp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ninh Kiều hiện đang có các nghiệp vụ sau: - Tổ chức huy động vốn, khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam đồng. - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. - Tổ chức cho vay: ngắn hạn và trung hạn. - Thực hiện các nghiệp vụ khác được ngân hàng cấp trên giao như: 13  Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại như: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ,…  Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.  Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá.  Máy rút tiền tự động (ATM).  Cầm cố bất động sản.  Làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho Chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.  Làm tư vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tư, quản lý tìa sản theo yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi Nhánh Ninh Kiều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thực hiện đầy đủ đối với ngân sách nhà nước theo luật định, đồng hành với pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc tế trong các hoạt động có liên quan. 3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Muốn được lợi nhuận cao, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, cùng các hoạt động trung gian khác. Vì vậy trong thời gian qua trước những thử thách và cơ hội, chi nhánh NHNo & PTNT Ninh Kiều với sự nỗ lực không ngừng của mình đã vượt qua khó khăn và đã đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm như sau: Hình 3.1: Biểu đồ thu nhập chi phí lợi nhuận tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 14 Bảng 3.1: Thu nhập chi phí lợi nhuận tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tổng thu nhập 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011-2010 Số tiền % 2012-2011 Số tiền % 6 th 2013 2012 Số tiền % 105.919 166.303 164.830 97.700 81.120 60.384 57,01 -1.47 -0,89 -16.579 -1 Thu nhập từ hoạt động TD 94.861 145.410 141.587 76.198 60.978 50.549 53,29 -3.82 -2,63 -15.220 -1 Thu nhập ngoài HĐTD 11.058 9.835 88,94 2.35 11,24 -1.360 Tổng chi phí 81.813 130.995 137.555 80.074 66.737 49.182 60,12 6.56 5,01 -13.336 -1 Chi phí hoạt động tín dụng 60.222 100.465 98.822 55.595 31.971 40.243 66,82 -1.64 -1,64 -23.624 -4 Chi phí ngoài HĐTD 21.591 30.530 38.733 24.479 34.766 8.939 41,40 8.20 26,87 10.288 4 Lợi nhuận 24.106 35.308 27.275 17.626 14.383 11.202 46,47 -8.03 -22,75 -3.243 -1 20.893 23.242 21.502 20.142 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 15 3.2.1 Thu nhập Thu nhập từ hoạt động tín dụng: đây là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng và luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng thu nhập, nhưng tỷ trọng thu nhập từ lãi giảm dần qua các năm. Năm 2010 là 89,56%, năm 2011 là 87,44% năm 2012 là 85,90%, 6 tháng đầu năm 2012 là 77.99% nhưng 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 75,17%. Năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng là 145.410 triệu đồng tăng 50.549 triệu đồng với tốc độ 53,29% so với năm 2010. Có được kết quả này là do trong năm qua nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn thành phố để đầu tư cho sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng cao, đồng thời do tình hình kinh tế nên mức lãi suất cho vay cũng tăng tại cùng thời điểm nên cũng góp phần làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng. Ngoài ra ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay cùng với việc kiểm tra, đôn đốc thu lãi và các khoản nợ khi đến kỳ hạn, hạn chế các việc thu nợ kéo dài, từ đó tạo nên nguồn thu từ lãi cho vay lớn cho ngân hàng. Sang năm 2012 lại giảm 3.823 triệu đồng tương ứng giảm 2,63% so với năm 2011. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay trong năm 2012 giảm so với năm 2011, ngoài ra do trong năm 2012 tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nên làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng và dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng trong năm 2012 của ngân hàng giảm đi phần nào. Sang 6 tháng đầu năm 201 thu nhập từ HĐTD đạt 60.978 triệu đồng giảm 15.220 triệu đồng tương ứng 19,97% so với 6 tháng đầu năm 2012, do chính sách vĩ mô về kiềm chế lạm phát của nhà nước nên lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn còn thấp dẫn đến thu nhập trong 6 tháng đầu năm giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Thu nhập ngoài hoạt động tín dung: Giống như các ngân hàng thương mại khác, Agribank Ninh Kiều có nhiều hoạt động ngoài hoạt động chính là tín dụng, vì vậy mà ngân hàng cũng có nhiều khoản thu ngoài lãi như: thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh khác và thu nhập khác. Khoản mục này lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng thu nhập của ngân hàng tuy nhiên nguồn thu này lại có xu hướng tăng từ năm 2010 - 2012 sang 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể năm 2011thu nhập ngoài HĐTD là 20.893 triệu đồng tăng 88,94% tương đương tăng 9.835 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục tăng 2.349,1 triệu đồng tăng 11,24% so với năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì thu phập ngoài HĐTD giảm 1.359,8 triệu đồng giảm 6,32% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều đó cho thấy mặc dù thu nhập của ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào khoản thu nhập từ lãi nhưng ngân hàng cũng đã có những cố gắng trong mảng dịch vụ nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Thu nhập từ phí và dịch vụ, chủ yếu ở vùng ĐBSCL nói chung, địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng, các Ngân hàng chỉ có nguồn thu từ khách hàng doanh nghiệp là đáng kể, còn khách hàng cá nhân thì còn rất hạn chế do nhận 16 thức và trình độ của người dân phần nào đó còn hạn chế nên việc tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng có thu phí còn là những điều khá mới mẻ. Thêm vào đó do thói quen thích giữ và sử dụng tiền mặt của người dân nên nhiều người thà chịu chuyển tiền qua bưu điện hoặc các công ty vận chuyển để bị thu phí cao, trong khi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng vừa nhanh vừa an toàn và phí thì không đáng kể, mãi đến khi có thẻ ATM thì nhiều người mới thực hiện chuyển tiền qua ngân hàng trong khi trước đó khi thẻ chưa phát triển mạnh thì ngân hàng vẫn thực hiện nghiệp vụ này bình thường với điều kiện là ta phải mở một tài khoản tại ngân hàng với số dư tiền gửi nhất định. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần chủ động tìm kiếm mở rộng và đặt mối quan hệ với khách hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng thì khả năng tăng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán là rất cao. 3.2.2 Chi phí Cùng với sự thay đổi của thu nhập và đa dạng hóa các hình thức cho vay cũng như các dịch vụ cung cấp cho khách hàng thì kèm theo đó là sự thay đổi của chi phí. Chi phí là một trong những nhân tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Biết được kết cấu của các khoản mục chi phí để hạn chế những khoản chi phí bất hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạng tăng cường những khoản chi phí có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm thực hiện tốt chiến lược mà ngân hàng đề ra. Trong cơ cấu chi phí có chi phí từ HĐTD và chi phí ngoài HĐTD cụ thể như sau: Chi phí HĐTD: Là khoản chi chủ yếu trong tổng chi phí của ngân hàng qua 3 năm, khoản chi này luôn chiếm hơn 50% tổng chi phí của Ngân hàng trong 3 năm và có sự thay đổi tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, chi phí từ hoạt động tín dụng tăng 40.243 triệu đồng, tương ứng 66,82% so với năm 2010. Đây là một khoản tăng khá cao. Nguyên nhân do trong năm 2011 có sự tăng khá mạnh do nhu cầu vay vốn của cá nhân và tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố tăng nên ngân hàng đã huy động vốn từ hai kênh là tiền gởi và phát hành giấy tờ có giá nên làm cho tổng chi phí từ hoạt động tín dụng tăng lên khá mạnh. Năm 2012, khoản chi phí này giảm nhẹ chỉ còn 98.822 triệu đồng, giảm 1.643 triệu đồng giảm tương ứng 1,64% so với năm 2011, và đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí từ hoạt động tín dụng giảm khá mạnh 23.624 triệu đồng tuwng đương giảm 42,49% so với 6 tháng đầu năm 2012, do có sự giảm trong việc vay từ ngân hàng cấp trên nên chi phí cho trả lãi tiền vay đã giảm đi góp phần làm giảm chi phí từ hoạt động tín dụng. Nhìn chung chi phí từ HĐTD tăng là do nguồn vốn mà ngân hàng huy động qua 3 năm này đều tăng cao, thêm vào đó là do lãi suất diễn biến khá phức tạp và căng thẳng. Nhà nước ban hành trần lãi suất huy động 14% trong năm 2011 nhưng từ trước tháng 8/2011 trở về trước, hiện tượng phá trần trở nên phổ biến 17 gây méo mó, bất ổn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ tháng 8 trở về sau, trần lãi suất được làm nghiêm, gắn với những quyết định xử phạt gây xôn xao trên thị trường đã làm cho tình trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt và ngân hàng luôn phải giữ mức lãi suất huy động cao nhất theo mức cho phép để giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới, đồng thời giảm nguồn đi vay từ ngân hàng cấp trên nhưng thực tế ngân hàng vẫn phải trả mức chi phí cao từ việc đi vay, sang năm 2012 lãi suất giảm cộng với nguồn vay từ ngân hàng cấp trên cũng giảm nên đã làm giảm chi phí của ngân hàng. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã ngày càng chủ đông hơn trong công tác tín dụng để làm giảm chi phí. Chi phí ngoài HĐTD: Nếu như chi phí từ hoạt động tín dụng tăng giảm không đều thì chi phí ngoài hoạt động tín dụng lại tăng qua ba năm qua và có ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí của ngân hàng. Cụ thể năm 2011 khoản chi này là 30.530 triệu đồng, tăng 8.939 triệu đồng tương đương với 41,40% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí ngoài hoạt động tín dụng tiếp tục tăng thêm 8.202,2 triệu đồng, tương đương tăng 26,87% so với năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phi ngoài HĐTD là 34.766,5 triệu đồng và tăng 10.287,6 triệu đồng tương ứng tăng 42,03% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn lại với tốc độ tăng của thu nhập ngoài HĐTD năm 2011 (tăng mạnh 88,94% so với năm 2010) thì chi phí ngoài HĐTD trong năm này chỉ tăng đến 41,40% so với năm 2010, còn trong năm 2012 trong khi thu nhập ngoài HĐTD có xu hướng tăng nhẹ (tăng 11,24% so với năm 2011) thì chi phí ngoài HĐTD lại tiếp tục tăng 26,87% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập ngoài HĐTD giảm 6,32% thì chi phí ngoài HĐTD lại tăng đến 42,03% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy khoản chi này chiếm một tỷ trọng không lớn (trung bình khoảng 23% tổng chi phí ) nhưng sự biến động của nó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự biến động chung của tổng chi phí, vì vậy ngân hàng cũng cần chú ý quan tâm đến khoản mục này để có những biện pháp phù hợp nhằm giảm bớt những chi phí không cần thiết, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng trong những năm tiếp theo. 3.2.3 Lợi nhuận Qua hình trên ta thấy lợi nhuận của NH cao nhất là vào năm 2011 với 35.308 triệu đồng tăng 46,47% so với năm 2010. Điều đó cho thấy rằng NH đã cân đối được các khoản thu, chi một cách hợp lý như điều chỉnh những khoản chi không cần thiết đồng thời tối đa hóa các khoản thu nhập, đa dạng các khoản thu, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản thu truyền thống. Mặt khác, năm 2011 là năm mà nền kinh tế Việt Nam đang từng bước ổn định sau những biến động về kinh tế vĩ mô do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới. Trong thời gian này, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững,…Ngoài ra, người dân cũng có nguồn thu nhập tốt hơn trong 18 năm 2010 cũng như các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tận dụng những cơ hội đó NH đã đạt được sự tăng trưởng đột phá về lợi nhuận, đem về nguồn lợi cao cho ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng lại sụt giảm so với năm 2011 xuống chỉ còn gần 27.275 triệu đồng tương ứng giảm 22,75% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của chi nhánh là 14.383 triệu đồng giảm 3.243 triệu đồng ( giảm 18.4% ) so với giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do, Tăng trưởng tín dụng giảm làm giảm nguồn thu của ngân hàng từ lãi cho vay. Sự thay đổi sụt giảm trong lãi suất cho vay đã làm giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu tăng cao nên làm tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng và lãi dự thu là lãi cho vay nhưng chưa được thu hồi đúng hạn. 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG 3.3.1 Thuận lợi - NHNo & PTNT Ninh Kiều đã có một quá trình quan hệ tín dụng lâu dài đặc biệt là đối với hộ sản xuất & cá nhân, bên cạnh đó luôn đổi mới biện pháp nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ ngày càng đơn giản, luôn đa dạng sản phẩm vì vậy đã tạo được uy tín ngày càng tăng, giữ được khách hàng cũ và thu hút nhiều khách hàng mới. - Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm giúp đỡ nhân viên tạo nên khối đoàn kết vững mạnh, giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động chi nhánh ngày càng phát triển vững mạnh. 3.3.2 Khó khăn - Tình hình kinh tế biến động phức tạp và khó đoán trước, giá cả tăng cao, dịch bệnh… gây tác động xấu đến nền kinh tế, đến mọi thành phần tầng lớp dân cư từ đó ảnh hưởng đến công tác huy động vốn do tâm lý e ngại của người gửi tiền, sản xuất gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác tín dụng không được thuận lợi. - Sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trong và ngoài quốc doanh khác, chạy đua lãi suất và các chương trình khuyến mãi của các ngân hàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh. 3.3.3 Phương hướng Căn cứ vào mục tiêu năm 2012 và khả năng tại chi nhánh, chi nhánh đã đề ra các chỉ tiêu cơ bản để phấn đấu trong năm 2013 như sau: + Lợi nhuận trước thuế (đã trích lập dự phòng rủi ro) tăng trưởng bình quân 15%/năm - 20%/năm. + Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 20%/ năm. + Tăng trưởng vốn huy động 20%/ năm. 19 + Nợ quá hạn < 1% so với tổng dư nợ. + Mở rộng lĩnh vực tín dụng theo hướng cơ cấu: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNNo & PTNT NINH KIỀU 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NHNo & PTNT NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010-6 tháng đầu năm 2013 4.1.1 Tình hình huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thì song hành với hoạt động tín dụng là hoạt động huy động vốn, bởi ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, phần lớn nguồn vốn để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh là vốn huy động. Hiểu được vấn đề trên, những năm qua Agribank Ninh Kiều đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động, các sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng nguồn vốn huy động như tổ chức nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn cho khách hàng khi gửi tiền, có những chương trình tri ân khách hàng nhằm thu hút lượng tiền gửi và đã đạt được nhũng thành tựu nhất định, tổng vốn huy động liên tục tăng 2010-6 tháng đầu năm 2013. Dưới đây là diễn biến cơ cấu vốn huy động của ngân hàng trong thời gian qua: 20 Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 21 Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng 2011-2010 Chỉ tiêu Tiền gởi của dân cư 1Ttiền gởi không kỳ hạn 2.Tiền gởi có kỳ hạn 2010 2011 2012 539.959 810.226 1.017.104 6 th 2012 900.694 79.089 108.708 111.959 74.724 460.870 701.518 905.145 825.970 6 th 2013 Số tiền 978.203 270.267 88.579 29.619 889.624 240.648 2012-2011 % Số tiền % 25,53 77.509 8,61 3.251 2,99 13.855 18,54 52,22 203.627 29,03 63.654 7,71 % Số tiền 6 th 2012-6 th 2013 50,05 206.878 37,45 Tiền gởi kho bạc nhà nước 33.861 17.905 32.637 47.079 65.651 -15.956 -47,12 14.732 82,28 18.572 39,45 Phát hành GTCG 64.103 49.052 57.450 94.983 50.559 -15.051 -23,48 8.398 17,12 -44.424 -46,77 37,51 230.008 26,22 51657 4,95 Tổng vốn huy động 637.923 877.183 1.107.191 1.042.756 1.094.413 239.260 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 22 - Tiền gởi của dân cư Dân cư gửi tiền phần lớn là dân cư cư trú trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hoặc kinh doanh buôn bán. Người dân có tiền nhàn rỗi thay vì mua vàng với giá vàng biến động và nhiều rủi ro, thì họ quyết định gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi suất hàng tháng và ít rủi ro hơn. Tiền gởi của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 80%) trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và có xu hướng tăng khá cao trong giai đoạn 20106th 2013. Cụ thể năm 2011, vốn huy động từ dân cư là 810.226 triệu đồng, tăng 270.267 triệu đồng tương đương với 50,05% so với năm 2010. Sang năm 2012 nguồn vốn huy động này tiếp tục tăng 25,53% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng đến 92,37% tổng vốn huy động của ngân hàng, đến 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi của dân cư là 978.203 triệu đồng tăng 77.509 triệu đồng tương đương tăng 8,61% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trên là do ngân hàng không ngừng nghiên cứu để đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để thu hút tiền nhàn rỗi từ dân chúng. Bên cạnh đó ngân hàng đã có những bước điều chỉnh lãi suất phù hợp theo diễn biến thị trường nhằm đảm bảo được lợi ích của người gởi tiền, ngoài ra ngân hàng còn đưa ra nhiều kỳ hạn gởi tiền và đa dạng hóa các hình thức trả lãi nhằm tạo sự thuận lợi cho khách hàng, từ đó tạo niềm tin và mối quan hệ tốt nơi khách hàng, hình ảnh và uy tín của ngân hàng vì thế cũng được nâng cao, tạo thuận lợi trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Trong tiền gởi của dân cư còn bao gồm tiền gởi có kỳ hạn và tiềm gởi không kỳ hạn: - Tiền gởi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gởi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn huy động theo thời hạn của ngân hàng. Loại tiền gởi này phần lớn là tiền gởi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng khác và là tiền gởi thanh toán trong thẻ ATM của khách hàng cá nhân, vì vậy loại tiền gởi này không ổn định và có tính biến động lớn do khách hàng có thể rút ra bất cứ khi nào họ muốn. Cụ thể năm 2011 lượng tiền gởi này đạt 108.708 triệu đồng, tăng khá mạnh 29.619 triệu đồng, tương đương với 37,45% so với năm 2010. Sang đến năm 2012 thì tiền gởi không kỳ hạn tiếp tục tăng 3.251 triệu đồng tăng 2,99% so với năm 2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi không kỳ hạn tăng 12.855 tăng 18,54% so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 thì tiền gởi này luôn có xu hướng tăng điều này có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì nó làm giảm chi phí lãi cho ngân hàng, bổ sung vốn huy động để ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần chú ý quan tâm và tìm biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động với chi thấp này, từ đó giúp nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 23 - Tiền gởi có kỳ hạn: Khác với tiền gởi không kỳ hạn, loại tiền gởi có kỳ hạn có tính ổn định cao, vì vậy đây là nguồn vốn kinh doanh chính của ngân hàng. Nhờ vào nổ lực của ban lãnh đạo cũng như các cán bộ trong ngân hàng mà vốn huy động từ tiền gởi có kỳ hạn không ngừng tăng. Năm 2011, tiền gởi có kỳ hạn tăng 52,22% so với năm 2010, đến năm 2012 nguồn vốn huy động này đã tăng thêm 29,03% so với năm 2011, đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng 7,71% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng lượng tiền gởi có kỳ hạn này đến 6 tháng đầu năm 2013 không cao như năm 2012 và năm 2011 là do có sự thay đổi lãi suất huy động .Nếu như ở năm 2011 lăi suất huy động ở mức khoảng 14%/năm thì sang đến năm 2012 mức lãi suất này đã giảm xuống còn khoảng 11%/năm và 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất huy động chỉ con 7.5%/năm điều này đã làm giảm phần nào nhu cầu gửi tiền của khách hàng tuy nhiên ngân hàng cũng đã năng động hơn trong việc huy động vốn bằng cách đưa ra nhiều kỳ hạn khác nhau như kỳ hạn tháng, tuần,… , đa dạng hóa các sản phẩm tiền gởi và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng giử tiền lâu năm với nhiều phần quà hấp dẫn vào những dịp lễ tết…. - Tiền gửi Kho Bạc Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước là các khoản thuế, các nguồn vốn của các dự án xây dựng đầu tư chưa được sử dụng đến nên kho bạc nhà nước gởi vào Ngân Hàng để có thêm lãi suất. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn huy động, từ bảng số liệu trên cho thấy qua 3 năm thì tỷ trọng này giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 33.861 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 5.31% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Năm 2011 đạt 17.905 triệu đồng giảm 15.956 triệu đồng (tức giảm khoảng 47,12%) so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng là 2,04% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Nguyên nhân làm cho tiền gửi Kho bạc Nhà nước giảm xuống trong năm 2011 là do Kho bạc Nhà nước thực hiện chi Ngân sách nhiều hơn cho các lĩnh vực xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án lớn như: Dự án xây dựng nhà ở sinh viên cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ, dự án xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 (2010-2011), dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn…làm cho lượng tiền gửi của Kho bạc vào ngân hàng giảm xuống. Đến năm 2012, lượng tiền gởi này đã tăng trở lại lên đến 32.637 triệu đồng tăng 14.732 triệu đồng tương đương 82,28% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi của kho bạc nhà nước là 65.651 triệu đồng chiếm tỷ trong cao nhất trong các năm 6% và tăng 39,45% so với 6 tháng đầu năm 2012 .Nguyên nhân lượng tiền gởi này tăng mạnh vậy là do trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nguồn thu của kho bạc đã tăng trở lại nhờ vào nguồn thu từ thuế, thu từ các dự án đã thực hiện từ năm 2011. - Phát hành GTCG 24 Hằng năm ngân hàng đều có phát hành GTCG để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn với khối lượng lớn để phục vụ nhu cầu tín dụng của ngân hàng. Vì thực tế mà nói vốn huy động còn chưa đủ sức đáp ứng với nhu cầu đầu tư và sản xuất của người dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Thông qua bảng số liệu ta thấy, vốn huy động được thông qua phát hành GTCG chiếm tỷ trọng khá cao, đứng thứ 2 sau tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể, năm 2010 là 64.103 triệu đồng, chiếm 10,05% nguồn vốn huy động. Đến năm 2011, ngân hàng đã có sự giảm sút trong việc phát hành GTCG do trong năm 2011 ngân hàng thu hút được nguồn vốn từ tiền gởi của người dân khá cao. Cụ thể năm 2011 việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu đã giảm 15.051 triệu đồng so với năm 2010 tương đương giảm 23,48% chiếm 5,59% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2012, công tác huy động vốn của ngân hàng cũng gặp khó khăn do lãi suất huy động giảm đáng kể và cạnh tranh gay gắt giữa các NH. Nên NH phải phát hành kỳ phiếu nhằm tăng thêm nguồn vốn huy động với tổng giá trị 57.450 triệu, chiếm 5,19% vốn huy động, tăng 17,12% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 phát hành GTCG là 50.559 triệu đồng chiểm tỷ trọng 4,62% và giảm 44.424 triệu so với 6 tháng đầu năm 2012, nghuyên nhân là do trong đầu năm 2013 lãi suất huy động được điều chỉnh hạ khá thấp nhằm để ngân hàng nhà nước điều tiết vĩ mô nhưng do công tác thu húy vốn của ngân hàng bằng hình thức khuyến mãi nên tình hình phát hành GTCG cũng giảm. Tuy nhiên việc phát hành kỳ phiếu nhiều cũng không tốt lắm vì thông thường NH phải trả với lãi suất cao và phải trả một số lượng vốn lớn ở một thời gian nhất định. Nếu không có kế hoạch vốn cụ thể thì việc phát hành sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh. 4.1.2 Tình hình cho vay Với mục tiêu đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập nhanh với cơ chế thị trường, ngân hàng đã không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên các lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế và đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, cụ thể là trong việc cung cấp vốn kịp thời, nhanh chóng và cần thiết cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống dân cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ. - Doanh số cho vay Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, là chỉ tiêu đánh giá qui mô hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần hoạt động rộng lớn. Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng có tăng nhưng không đều qua các năm, cụ thể là năm 2011 DSCV tăng nhẹ 0,37% tương đương tăng 5.133 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng đã sớm nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn của các cá nhân và tổ chức kinh tế nên đã nhanh chóng gia tăng tỷ trọng cho vay trong năm 2011 để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên thị trường, đồng thời thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như chỉ 25 đạo hổ trợ vay vốn từ ngân hàng nhà nước nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên DSCV trong năm 2011 tăng trưởng so với năm 2010.Sang năm 2012 lại giảm 7,82% tương đương giảm 107.935 trệu đồng nguyên nhân là mặt bằng lãi suất trong năm 2012 nhìn chung vẫn còn khá cao, các doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân cũng gặp nhiều khó khăn hàng tồn khó cao sức cạnh tranh yếu đi và nợ xấu vẫn còn tồn đọng ở năm trước nên họ cũng e ngại trong việc vay vốn. Đến đầu năm 2013 DSCV của ngân hàng giảm mạnh 37,14% tương đương giảm 283.180 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy là đầu năm 2013 lãi suất cho vay được điều chỉnh xuống nhưng do các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn trong năm trước 2012 nên nhu cầu đi vay giảm khá nhiều trong giai đoạn đầu năm. - Doanh số thu nợ Nếu doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động của ngân hàng thì doanh số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của hoạt động cho vay, vì đây là nguồn tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng có chiều hướng tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2011 tăng 28.748 triệu đồng với tốc độ tăng 2,32% so với năm 2010, đến năm 2012 lại tiếp tục tăng 21.029 triệu đồng tương ứng 1,66%, nhưng DSTN giảm mạnh nhất ở 6 tháng đầu năm 2013 giảm 35,93% so với 6 thang đầu năm 2012. đây là một bước chuyển biến tốt cho thấy hiệu quả cao của công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với hoạt động thu hồi nợ, đưa ra nhiều hình thức phương án giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn tìm cách giải quyết để thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cho thấy đội ngũ cán bộ tín dụng rất tích cực từ khâu thẩm định, giải quyết hồ sơ vay đến thu hồi nợ bên cạnh đó NH thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tư vấn cho khách hàng sử dụng tiền vay hoạt động để có hiệu quả cao và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. 26 Bảng 4.2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011-2010 Số tiền % 6 th 2012-6 th 2013 2012-2011 Số tiền Số tiền % DSCV 1.375.103 1.380.236 1.272.301 762.403 479.223 5.133 DSTN 1.241.580 1.270.328 1.291.357 783.563 502.039 28.748 2.32 21.029 812.503 810.399 789.687 109.908 15.23 -19.056 -2.29 -20.712 -2.56 -941 -14.66 7.824 142.85 1.542 16.61 Dư nợ Nợ xấu 721.651 831.559 6.418 5.477 13.301 9.286 10.828 0.37 -107.935 % ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 27 -7.82 -283.180 -37.14 1.66 -281.524 -35.93 - Dư nợ Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn liên quan trực tiếp đến việc tạo lợi nhuận cho ngân hàng, là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ của Ngân hàng sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó có nghĩa là công tác thu nợ đạt nhiều hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.Qua bảng số liệu trên, dư nợ năm 2011 tăng 15,23% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 và 6 thang đầu năm 2013 thì dự nợ giảm năm 2012 giảm 395.572 triệu đồng và đầu năm 2013 thì dư nợ giảm nhẹ 2,56%. Nguyên nhân làm tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 chậm lại so với năm 2011 là do doanh số cho vay trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm trong khi thu nợ tăng. Ngoài ra, do nhà nước đang trong đà thực hiện quy trình chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kìm hãm đà tăng nóng của tín dụng. - Nợ xấu Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác động xấu đến chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Nợ xấu phát sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì nó phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng càng kém và ngược lại chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao. Qua 3 năm, nợ xấu có sự biến động mạnh, cụ thể là năm 2011 nợ xấu giảm 941 triệu đồng tương ứng giảm 14,66%. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng tìm đúng đối tượng để cho vay và những đối tượng này đầu tư có hiệu quả nên đã trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng làm cho nợ xấu của ngân hàng giảm đi. Đến năm 2012, nợ xấu lại tăng mạnh tăng 7.824 triệu đồng vượt hơn 140% so với năm 2011, và trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng với mức tăng 16,01% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là thời điểm cả nước gặp nhiều biến động, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhất là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành thương mại và dịch vụ có nhiều biến động nhất là biến động về giá cả làm cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất, cũng như chi tiêu sinh hoạt của các hộ vay cá thể gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ. Mặt khác, do các đơn vị thanh toán tiền với nhau chậm hoặc trả gối đầu nên các đơn vị này không có nguồn trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, các ngân hàng xin gia hạn không kịp hoặc gia hạn nhiều lần buộc 28 ngân hàng chuyển sang nợ xấu. Ngoài ra, nợ xấu tăng một phần cũng là do khoản nợ của năm trước chưa thu hồi hết còn tồn đọng lại đến năm nay. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNNo & PTNT NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010-6 tháng đầu năm 2013 Nhìn chung, doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân có sự tăng trưởng không đều cụ thể, năm 2011 DSCV giảm 31.060 triệu đồng tương ứng giảm 4,1% nhưng đến năm 2012 lại tăng 65.119 triệu với tỷ lệ tăn 8,96% và đến đầu nă 2013 DSCV hộ sx & cá nhân giảm khá mạnh 28,22% tương ứng giảm 129.056 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011 lãi suất cho vay còn khá cao, mặt khác tình hình kinh tế trên đia bàn còn chưa hồi phục và các khoảng nợ mà các hộ sx & cá nhân vay năm trước vẫn còn nên DSCV năm 2011 giảm so với năm 2010. Đến năm 2012 lãi suất cho vay hạ khá nhiều và tình hình sản xuất kinh doanh cũng phát triển hơn nên các hộ sx & cá nhân cũng mở rộng kinh doanh làm do DSCV năm 2012 tăng lên đên 6 tháng đầu năm 2013 giá cả hàng hóa biến động mạnh giá xăng dầu, giá điện tăng làm ảnh hưởng đên hoạt động kinh doanh của các cá nhân và hộ sx hàng hóa ứ đọng tồn kho tăng nên họ hạn chế vay vốn nên DSCV giảm đáng kể so với đầu năm 2012. Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng tăng giảm không đều năm 2011 giảm nhẹ 1,62% và năm 2012 lại tăng 8,87% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 DSTN cũng giảm khá mạnh 28,01% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình sx kinh doanh khó khăn các hộ sx và cá nhân nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Tình hình dư nợ của chi nhánh qua các năm, cụ thể năm 2011 dư nợ giảm nhẹ 0,08% so với năm 2010 và năm 2012 thì tăng 3.542 triệu đồng tăng 0,95% so với năm 2011, trong 6 tháng đầu năm 1013 dư nợ tăng 0,98% tương đương 3.694 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Dư nợ tăng do trong thời gian qua ngoài những khách hàng cũ, ngân hàng cũng luôn tìm mọi cách để khai thác những thị trường có tiềm năng mang lại lợi ích cho ngân hàng, đó là những hộ sản xuất & cá nhân tạm thời thiếu vốn nhưng họ có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống dẫn đến sự tăng trưởng dư nợ của các hộ sản xuất & cá nhân. 29 Bảng 4.3: Hoạt động TD hộ sản xuất & cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 2011-2010 2012-2011 6 th 2013 Số tiền % Số tiền % 6 th 2012-6 th 2013 Số tiền % DSCV 757.517 717.348 787.825 457.305 330.351 -40.169 -5.30 70.477 9.82 -126.954 -27.76 DSTN 732.254 720.374 784.283 453.778 326.681 -11.880 -1.62 63.909 8.87 -127.097 -28.01 Dư nợ 376.069 373.034 376.585 376.561 380.255 -3.026 -0.80 3.542 0.95 3.694 0.98 -941 -14.66 7.824 142.85 1.542 16.61 Nợ xấu 6.418 5.477 13.301 9.286 10.828 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 30 Đối với nợ xấu thì có sự tăng trưởng không ổn định, chẳng hạn trong năm 2010 nợ xấu đạt 6.418 triệu đồng nhưng đến năm 2011 là 13.301 triệu đồng, tức giảm 941 triệu đồng với tỷ lệ giảm 14,66% và đến năm 2012 nợ xấu tăng lên 13.301 triệu đồng, tức tăng 7.824 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 142,85%, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu của chi nhánh tăng lên 16,01%tăng 1.542 triệu đồng. Năm 2011 hoạt động sản xuất có nhiều tiến triển nên các hộ sản xuất & cá nhân tranh thủ trả nợ cho ngân hàng làm cho nợ xấu giảm xuống. Nợ xấu trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 biến động đó là do nền kinh tế và hoạt động kinh doanh có nhiều bất ổn, việc kinh doanh của các hộ sản xuất & cá nhân gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng chi trả cho ngân hàng làm ngân hàng phải chuyển các khoản vay này sang nợ xấu làm khoản mục này tăng lên. Mặc dù hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng trong 3 năm qua mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của sự biến động bất lợi của nền kinh tế trong và ngoài nước nhưng hiệu quả tín dụng của ngân hàng vẫn tăng trưởng qua các năm. Để biết được hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân góp phần phát triển hoạt động tín dụng chung của ngân hàng như thế nào, ta sẽ đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể của đối tượng này. 4.2.1 DOANH SỐ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN 4.2.1.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn để thấy được ngân hàng đã cho vay từng loại tín dụng với mức bao nhiêu trong một thời gian nhất định với cơ cấu hợp lí hay chưa và đã đáp ứng nhu cầu vốn của người dân ra sao, từ đó ngân hàng có thể điều chỉnh qui mô cho vay theo từng kỳ hạn tín dụng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, các khoản vay ngắn hạn có chiều hướng tăng trưởng nhưng không liên tục qua 3 năm, và các khoản vay trung, dài hạn lại có sự biến động không ổn định vì các khoản cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân tại ngân hàng phần lớn là ngắn hạn do đối tượng chủ yếu của khoản vay này là những hộ gia đình và những cá nhân kinh doanh buôn bán tại địa bàn với các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu về vốn lưu động cao. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn thận trọng với các khoản vay trung, dài hạn do độ rủi ro cao khi nền kinh tế có sự biến động. Ngoài ra, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của hộ sản xuất & cá nhân, các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn chậm hơn các khoản cho vay ngắn hạn đồng thời có độ rủi ro cao. Vì vậy, trong thời gian gần đây ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và cho vay trung, dài hạn mà tăng cường cho các khoản vay ngắn hạn để đảm bảo tính an toàn vốn cho ngân hàng. 31 Bảng 4.4: Doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng 2011-2010 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung,dài hạn Tổng 6 th 2012 6 th 2013 Số tiền 6 th 2012-6 th 2013 % Số tiền % 8,25 -128.682 -30,56 37.888 -15.323 -20,29 16.235 26,96 1.728 4,78 757.517 717.348 787.825 457.305 330.351 -40.169 -23,93 70.477 35,22 -126.954 -25,78 2010 2011 2012 Số tiền 2012-2011 681.982 657.136 711.378 421.145 292.463 -24.846 75.535 60.212 76.447 36.160 % -3,64 54.242 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh của NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 32 - Doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm, năm 2010 là 89,98%, năm 2011 tăng lên 91,56%, năm 2012 giảm nhẹ nhưng vẫn đạt 90,26%, và 6 thang đầu năm 2013 cũng đạt tỷ trọng 88,53%, điều này cho thấy hiệu quả của các khoản vay ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của toàn bộ doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay đạt 681.622 triệu đồng, sang năm 2011 giảm nhẹ 16.499 triệu đồng giảm 2,42%, đến năm 2012 lại tăng 7,42%, và 6 tháng đầu năm 2013 thì khoảng vay ngắn hạn giảm khá mạnh 130.536 triệu đồng với tỷ lệ giảm 31%. Các khoản vay chủ yếu của hộ sản xuất & cá nhân dùng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong hoạt động bán buôn, bán lẻ, tiêu dùng và các loại hình dịch vụ…mà các ngành này có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, thời gian quay vòng vốn nhanh tuy nhiên trong năm 2012 và đầu năm 2013 tình hình chăn nuôi và kinh doanh của các hộ sản xuất & cá nhân gặp khó khăn nên họ hạn chế đi bay vốn để phục vụ khâu sx nên cho vay ngăn hạn trong giai đoạn này giảm đáng kể. Trong năm 2012, ngân hàng đã thực hiện văn bản số 2990/NHNo - KHTH quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND nhằm thực hiện Thông tư số 14/2012/TT-NHNN của Thống đốc NHNN nội dung là lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa bằng lãi suất tối đa của tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên cộng tối đa 3%/năm. Đối tượng được áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND nêu trên là các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu: Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại, vì vậy khoản mục này trong năm 2012 tăng với tốc độ rất nhanh. - Người dân ý thức được rằng lãi suất từ việc cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn nên thay vì vay một món dài hạn họ chia thành nhiều món vay ngắn hạn sẽ có lợi hơn. Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu vốn của hộ sản xuất & cá nhân ngân hàng phải luân chuyển linh hoạt nguồn vốn cho vay nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng và góp phần tạo điều kiện cho các hộ sản xuất & cá nhân tiếp cận kịp thời với nguồn vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó ngân hàng cần có biện pháp quản lý tốt các khoản vay này vì nó có ảnh hưởng rất lớn cho hoạt động của ngân hàng. - Doanh số cho vay trung và dài hạn Do ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn nên các khoản trung và dài hạn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng thấp và không ổn định qua các năm, năm 2010 chiếm tỷ lệ là 10,02%, năm 2011 là 8,44%, năm 2012 là 9,74%, 6 tháng đầu 33 năm 2013 là 11,47%. Năm 2011 giảm 14.561 triệu đồng với tốc độ giảm 19,19% nhưng đến năm 2012 lại tăng 15.771 triệu đồng, tức tăng 25,71%, và đến đầu năm 2013 tiếp tục tăng 1.480 triệu đồng tăng 4,09%. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của biến động lãi suất nên làm cho khách hàng cũng e dè trong việc vay vốn với kỳ hạn dài và ưu tiên vay với kỳ hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu về vốn nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ở kỳ hạn này lại tăng trở lại Nguyên nhân doanh số cho vay trung dài hạn lại có bước tăng trở lại là do mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm hơn so với năm 2011. Ngoài ra, nhu cầu vui chơi giải trí của người dân tăng cao điều này dẫn đến sự ra đời của các quán càfe, karaoke, trung tâm mua sắm….trên khắp địa bàn quận. Sự tăng mạnh của dịch vụ du lịch cũng làm tăng sự đầu tư của các nhà nghỉ, khách sạn, các di tích tham quan du lịch, các dịch vụ khác…do đó nhu cầu vay vốn để thỏa mãn nhu cầu này cũng tăng mạnh Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay đối với khách hàng hộ sx & cá nhân giảm xuống trong năm 2011 là do trong năm này nhà nước ngưng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2010. Bên cạnh, do chi nhánh phải thực hiện theo Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước về “Thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội” nên Agribank Ninh Kiều đã áp dụng mức lãi suất từ 17%/năm đến 20,5%/năm và mức lãi suất cho vay bình quân trong năm 2011 khoảng 18,7% tăng hơn 3%/năm so với năm 2010. Điều này đã làm giảm phần nào nhu cầu vay vốn của cá nhân trong năm 2011. Sang năm 2012, doanh số cho vay cá nhân đã tăng trở lại nguyên nhân là do chính sách hổ trợ lãi suất vay đối với ngành chăn nhuôi thủy sản theo công văn số 1149 TTg - KTN của thủ tướng chính phủ về việc giãn nợ 24 tháng và hổ trợ lã suất vay 11% đối với hộ chăn nuôi thủy sản. Với những thay đổi về mặt bằng lãi suất đã làm cho người dân tăng nhu cầu đi vay của mình như mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác buôn bán, nhu cầu mua nhà cũng như xây dựng nhà cửa, ngoài ra nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng cũng tăng mạnh trong năm 2012 đã làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng so với năm 2011. 4.2.1.2 Doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề Nền kinh tế cùng với sự đa dạng về ngành nghề làm cho nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất cũng gia tăng. Trong những năm qua, chi nhánh Ninh Kiều đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều đến nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau. Vì vậy, để xác định được thế mạnh trong hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng thuộc đối tượng, ngành nghề nào ngân hàng cần phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề để xác định rõ hiệu quả tín dụng của từng đối tượng sử dụng vốn. 34 Nhìn chung, đối tượng vay vốn của hộ sản xuất & cá nhân đa dạng về ngành nghề và được chia thành các nhóm ngành như: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại- dịch vụ. Tùy theo từng thời điểm mà các nhóm ngành có sự biến động theo sự biến động của nền kinh tế nhưng nhìn chung phần lớn các nhóm ngành đều có sự tăng trưởng nhất định. Bên cạnh đó tỷ trọng của các ngành qua 3 năm có sự biến động nhưng với tốc độ không đáng kể, trong đó ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay của hộ sản xuất & cá nhân bởi đây là ngành kinh tế quan trọng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Điều này cho thấy đây là ngành nghề chủ yếu trong các khoản cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân tại chi nhánh. Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 - Nông nghiệp Tại chi nhánh Ninh Kiều, các khoản vay trong nông nghiệp chủ yếu là ngành trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là thủy sản. Tỷ trọng ngành này tương đối thấp và trong giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 có sự biến động không ổn định, cụ thể là năm 2010 chiếm 4,15%, năm 2011 là 8,35%, năm 2012 đạt 6,54%, 6 tháng đầu năm 2013 là 6,60%. Qua 3 năm và đầu năm 2013, doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp có sự biến động khá lớn, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011 với tốc độ tương đối cao là 92,90%, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm 14,70% và 5,13%. Nguyên nhân : 35 Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng 2011-2010 2010 2011 2012 Nông nghiệp 31.451 59.906 51.525 22.860 21.813 28.455 90,47 -8.381 -13,99 -1.047 -4,58 Công nghiệp 23.150 24.534 10.407 6.160 6.957 1.384 5,98 -14.127 -57,58 797 12,93 Xây dựng 48.817 8.715 7.116 2.700 0 -40.102 -82,15 -1.599 -18,35 -2.700 -100 654.099 624.193 718.777 425.585 301.582 -29.906 -4,57 15,15 -124.003 -29,14 757.517 717.348 787.825 457.305 330.351 -40.169 9,73 70.477 -74,76 -126.954 -120,79 TM-DV Tổng Số tiền % 6 th 2012-6 th 2013 6 th 2012 Chỉ tiêu 6 th 2013 2012-2011 Số tiền 94.584 % ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh của NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 36 Số tiền % Trong năm 2010 và 2011 nhiều thiên tai, dịch bệnh nên nhiều hộ sản xuất & cá nhân nông nghiệp cần nguồn vốn để đầu tư cải tạo ruộng, vườn, mua thêm giống mới để tái sản xuất nên cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Mặc khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho người dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao. - Bên cạnh đó cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương trong thời gian qua đã tích cực trong việc tìm kiếm những mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả kết hợp với ngân hàng trong việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt cho bà con phục vụ trong lĩnh vực sản xuất. Với sự hỗ trợ đó, người dân đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nên nhu cầu vốn vì thế cũng tăng lên và việc người dân tìm đến với nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng là điều tất yếu, đây cũng là nguyên nhân của sự gia tăng doanh số cho vay nông nghiệp trong ba năm qua tại chi nhánh. - Đặc biệt trong ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra, cá basa… nhu cầu về vốn của người dân để đầu tư vào lĩnh vực này rất cao nhưng rủi ro của ngành này rất khi có biến động về thời tiết nên người dân cần lượng vốn lớn để đầu tư, cải tạo diện tích nuôi và tìm đến ngân hàng. Bên cạnh đó, lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển đòi hỏi vốn đầu tư lớn để mở rộng sản xuất, trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước và họ tìm đến ngân hàng để giải quyết vấn đề vốn. Mặc dù tỷ trọng trong doanh số cho vay của ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ rất thấp so với các ngành kinh tế khác bởi vì địa bàn cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT Ninh Kiều là thành phố Cần Thơ nên lĩnh vực nông nghiệp cũng có những hạn chế nhất định nhưng nó cũng không kém phần quan trọng vì đây vẫn là ngành chính của một số vùng nông thôn trên địa bàn và các vùng lân cận. - Công nghiệp Các khoản cho vay của ngân hàng đối với ngành công nghiệp chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhìn chung, qua 3 năm doanh số cho vay của ngành công nghiệp biến động không ổn định, cụ thể là năm 2011 tăng 1.705 triệu đồng với tốc độ 7,35% nhưng đến năm 2012 lại giảm 14.440 triệu đồng, tương ứng 57,96%, 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng 11,81% tương đương 730 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ trọng của ngành có biến động đáng kể như năm 2010 là 3,06%, năm 2011 là 3,43% năm 2012 là 1,32%, 6 tháng đầu năm 2012 là 1,35%, 6 tháng đầu năm 2013 là 2,11%. Năm 2010 nền kinh tế đang dần hồi phục nhưng vẫn còn nhìu khó khăn và tác động không ít vào ngành công nghiệp nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng đã gây cho các cá nhân, tổ chức trong ngành này nhiều khó khăn, thách thức là chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ gặp khó khăn cả về thị trường trong nước, đặc biệt là về xuất khẩu. Do đặc điểm của ngành công nhiệp chế tạo là sử dụng nhiều vốn cũng như lao động, cho 37 nên việc tái phân bố hoặc xoay xở để kịp thích ứng với chuyển biến của nền kinh tế quả là khó khăn nên họ cần sự hỗ trợ một lượng lớn vốn từ ngân hàng. Vì vậy DSCV đối với ngành công nghiệp năm 2011 tăng lên do nhu cầu vốn tăng nhưng đến năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013 biến động giá cả trong nước đẫn đên giá cả nguyên vật liệu không ổn định gây khó khăn cho các cơ sơ sx. Giá tăng nên lượng tiệu thụ cũng giảm nên các doanh nghiệp cũng vay ít lại vì chi phí lãi khá cao. - Xây dựng Các khoản cho vay trong ngành này chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng…Doanh số cho vay ngành xây dựng liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2010 đạt 48.817 triệu đồng, sang năm 2011 giảm còn 8.820 triệu đồng, đến năm 2012 giảm còn 7.150 triệu đồng, và 6 tháng đầu năm 2013 DSCV ngành xây dựng là 0. Tỷ trọng của ngành này liên tục giảm qua các năm như năm 2010 là 6.44%, năm 2011 là 1,21%, năm 2012 là 0,90%, 6 tháng đầu năm 2013 là 0%. Nguyên nhân là do đa phần các khoảng vay trong ngành xây dựng đều là cá khoảng vay trung hoặc dài hạn, mặt khác do mặt bằng lãi suất vay trung và dài hạn vẫn còn cao trong năm 2011 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 công thêm tình hình kinh doanh nhà và bất động sản đang đóng băng trong các năm qua nên anh hưởng đến tâm lý đi vay của các hộ và cá nhân làm cho DSCV giảm liên tục qua các năm. - Thương mại dịch vụ Định hướng phát triển của nền kinh tế Cần Thơ là thương mại, dịch vụ do vậy tăng cường các khoản cho vay trong lĩnh vực này luôn được ngân hàng ưu tiên hàng đầu nên đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay tại ngân hàng, cụ thể là năm 2011 giảm 21.985 triệu đồng với tốc độ 3,36%, đến năm 2012 thì tăng 90.146 triệu đồng, tương ứng tăng 14,26%, 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 125.915 triệu đồng, tương đương 29,59% so với 6 tháng đầu nắm 2012. Tỷ trọng ngành liên tục tăng như năm 2010 là 86,34%, năm 2011 là 87,01%, năm 2012 là 91,24%, 6 tháng đầu năm 2013 là 91,29%. Trong những năm qua, ngân hàng tập trung cho vay các ngành thương mại- dịch vụ vì nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán trao đổi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó, nhu cầu vay vốn đầu tư thương mại tăng lên làm cho doanh số cho vay đối với ngành này cũng tăng cao, đây là dấu hiệu đáng mừng vì thương mại là ngành kinh doanh có khả năng sinh lời cao đồng thời tốc độ quay vòng lớn, ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư cho vay mang lại lợi nhuận cao. Mặt khác, do các hộ sản xuất & cá nhân trên địa bàn tranh thủ mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu về vốn phục vụ quá trình kinh doanh gia tăng góp phần làm cho doanh số cho vay tại chi nhánh ở mức khá cao, ngoài ra còn do ngành này mang lại nhiều lợi nhuận và ít gặp rủi ro hơn so với các ngành khác đồng thời đây cũng là một trong những ngành thế mạnh sẽ phát triển trong tương lai tại thành phố Cần Thơ nên có nhiều người đầu tư vào ngành này hơn 38 dẫn đến có nhiều khách hàng đến vay vốn để đầu tư vào ngành đem lại hiệu quả kinh tế. Nhìn chung, trong những năm qua chi nhánh Ninh Kiều đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau làm cho doanh số cho vay theo ngành kinh tế có sự tăng trưởng khá tốt. Phần lớn nguồn vốn của ngân hàng đều đầu tư vào các hộ sản xuất & cá nhân trong ngắn hạn, chủ yếu là những đối tượng vay vốn nhằm đầu tư vào lĩnh vực thương mại- dịch vụ. Ngoài ra ngân hàng cũng đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay sang đối tượng khác nhằm mở rộng thị trường tín dụng, phân tán rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân. Chính nhờ nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ duy trì và mở rộng qui mô sản xuất, góp phần cải thiện đời sống của người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Vì vậy, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng nhằm tận dụng thế mạnh của mình để gia tăng doanh số cho vay trong những năm tiếp theo để vừa giữ vững hoạt động của ngân hàng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn. 4.2.2 DOANH SỐ THU NỢ HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN Cùng với doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân thì doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân là một vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi qua vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng đặc biệt là đối với hộ sản xuất & cá nhân bởi đây là thành phần kinh tế luôn chiếm tỷ lệ cao trong các khoản cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều. 4.2.2.1 Doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng sẽ thấy được lượng tiền ngân hàng thu về ở từng loại kỳ hạn có phù hợp với mức phát ra cho vay hay không và biến động của từng loại tín dụng như thế nào qua từng năm, từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý hơn trong công tác thu hồi nợ để giảm tổn thất, đảm bảo hiệu quả hoạt động tại ngân hàng. Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất & cá nhân liên tục tăng không đều trong 3 năm, trong đó đa phần là các khoản thu nợ ngắn hạn, điều này cũng dễ hiểu bởi trong 3 năm qua chi nhánh luôn tập trung cho vay các khoản ngắn hạn. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy ngân hàng đã đầu tư đúng mục đích trong việc cho vay, đồng thời xác định được thời hạn trả nợ của khách hàng. Sự tăng trưởng của doanh số thu nợ thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng đã hoàn thành tốt công tác đánh giá đúng khách hàng và tư vấn cho khách hàng sử dụng tiền vay hoạt động có hiệu quả để trả nợ cho ngân hàng. 39 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 Qua biểu đồ cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tỷ trọng qua 3 năm có chiều hướng tăng lên tuy có sự biến động không lớn cho thấy đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua, ngược lại doanh số thu nợ trung, dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây ngân hàng hạn chế các khoản cho vay trung, dài hạn để giảm rủi ro. - Doanh số thu nợ ngắn hạn Tại chi nhánh Ninh Kiều, các khoản vay chủ yếu của hộ sản xuất & cá nhân dùng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong hoạt động bán buôn, bán lẻ, tiêu dùng và các loại hình dịch vụ…mà các ngành này có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, thời gian quay vòng vốn nhanh nên thời hạn cho vay ngắn hạn là chính. Vì lẽ đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Năm 2010 chiếm tỷ trọng là 88,86%, sang năm 2011 tăng lên 91,32%, đến năm 2012 tiếp tục tăng với 92,45%, 6 tháng đầu năm 2012 là 92,55% và 6 tháng đầu năm 2013 là 89,22%, điều này cho thấy công tác thu nợ ngắn hạn đạt hiệu quả tương đối tốt. Bên cạnh đó qua 3 năm doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất & cá nhân luôn đạt được sự tăng trưởng tương đối ổn định, cụ thể là năm 2011 tăng 7.025 triệu đồng với tốc độ là 1,08% so với năm 2010, đến năm 2012 lại tiếp tục tăng thêm 67.244 triệu đồng với tốc độ 10,22%, 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 128.490 triều đồng giảm 30,6% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên, một mặt là do doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất & cá nhân tăng, mặt khác do hoạt động sản xuất của các hộ có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả vì thế khả năng hoàn trả nợ cũng tăng lên. 40 Bên cạnh đó do thời gian cho vay ngắn có tác dụng giảm rủi ro cho các món vay, tạo sự an toàn cho vốn đầu tư của ngân hàng, do đó chủ trương của chi nhánh trong những năm qua là nên tăng doanh số cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo vòng quay tín dụng nhanh chóng để đầu tư tái mở rộng. Ngoài ra, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên còn do khách hàng sử dụng các khoản cho vay ngắn hạn đúng mục đích và đầu tư có hiệu quả nên nhanh chóng hoàn trả vốn lãi cho ngân hàng. Sự gia tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn còn nhờ vào sự cố gắng của mỗi cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định cho vay, xem xét và đánh giá kĩ càng khả năng hoàn trả nợ của người vay cũng như kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn sau khi cho vay và đôn đốc khách hàng trả nợ vay khi đến hạn. - Doanh số thu nợ trung và dài hạn Trong những năm qua chi nhánh đã hạn chế các khoản cho vay trung, dài hạn nên tỷ trọng của khoản mục tương đối thấp nhưng doanh số thu nợ 3 năm qua, cụ thể là năm 2011 giảm 18.904 triệu đồng với tốc độ giảm 23,21%, đến năm 2012 tiếp tục giảm 3.336 triệu đồng, tương ứng giảm là 5,33%, 6 tháng đàu năm 2013 lại tăng 1.392 triệu đồng với tốc độ tăng 4,12% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn có tình hình tài chính suy giảm, hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Tóm lại, quá trình thu nợ theo thời hạn luôn gặp những biến động về thời gian. Do đó, sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khác hàng, từ đó chi nhánh có thể chủ động trong việc cấp tín dụng để đầu tư, cũng như có kế hoạch thu hồi vốn thích hợp góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 41 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng 2011-1010 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung,dài hạn Tổng 2010 2011 650.794 657.819 81.460 62.556 732.254 720.375 2012 6 th 2012 6 th 2013 725.063 419.967 291.477 59.220 33.811 Số tiền 7.025 % 1,08 2012-2011 Số tiền % 67.244 10,22 6 th 2012-6 th 2013 Số tiền % -128.490 -30,60 35.203 -18.904 -23,21 -3.336 -5,33 1.392 4,12 784.283 453.778 326.680 -11.879 -22,13 63.908 4,89 -127.098 -26,48 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 42 4.2.2.2 Doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề Mỗi ngành nghề kinh doanh trên địa bàn được chi nhánh Ninh Kiều đầu tư với mức vốn nào đó. Vì vậy, việc phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả của việc cấp tín dụng đối với mỗi ngành nghề để từ đó có những chính sách phù hợp trong việc ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành nghề có khả năng thu hồi vốn cao, hạn chế những ngành nghề rủi ro đảm bảo lợi ích cho ngân hàng. Trong cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành nghề của hộ sản xuất & cá nhân, thương mại- dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao bởi đây là ngành kinh tế trọng yếu tại thành phố Cần Thơ nên các khoản cho vay đối với ngành này khá cao, đồng thời cùng với sự sản xuất kinh doanh đạt được những hiệu quả nhất định đã hoàn trả vốn đúng hạn cho ngân hàng nên tỷ trọng của ngành này tương đối ổn định. Tỷ trọng của các ngành nghề khác tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng góp phần quan trọng trong công tác thu hồi nợ tại ngân hàng. Vậy công tác thu nợ đối với các hộ sản xuất & cá nhân sử dụng nguồn vốn vay này có được thuận lợi và mang lại kết quả khả quan hay không, ta hãy tìm hiểu chi tiết ở từng đối tượng ngành nghề sau: Hình 4.4: Biểu đồ doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 - Nông nghiệp Doanh số thu nợ thuộc ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ tương đối thấp như năm 2010 chiếm 2,93%, năm 2011 là 6,59%, năm 2012 là 6,13%, 6 thángđầu năm 2013 là 7,24%. Có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012, cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ đạt 47.461 triệu đồng tăng 120,95% so với năm 2010, đến năm 2012 thu nợ đạt 48.076 triệu đồng, tương ứng tăng 1,30% so với năm 2011, nhưng đên 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ giảm 1966 triệu 43 đồng tương ứng giảm 7,67% so với đầu năm 2012. Sự tăng trưởng này một phần do doanh số cho vay của ngành này tăng trưởng khá tốt trong 3 năm. Nổi bật trong năm 2012 tình hình sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, giá cả các mặt hàng nông sản khá cao, trong đó đáng chú ý là sản lượng lúa cao cùng với giá lúa tăng, đáng kể là đã xuất khẩu một lượng gạo sang thị trường các nước giúp bà con thu về nguồn ngoại tệ đáng kể, đặc biệt còn có nhiều hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản như tôm, cá tra, cá basa…nên các hộ sản xuất & cá nhân nhanh chóng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự gia tăng này là do ngân hàng cho gia hạn nợ và đến cuối năm 2011 ngân hàng lại tích cực thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu và có một điều đáng mừng là khoảng cuối năm 2011 nông dân được mùa bội thu cả về lúa và tôm. Do đó tình hình thu nợ trong năm 2011 có sự gia tăng hơn so với tình hình thu nợ trong năm 2010. Ngoài ra, ngân hàng và chính quyền địa phương có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác thu hồi nợ, nên công tác thu hồi nợ được diễn ra một cách nghiêm túc góp phần trong việc gia tăng doanh số thu nợ của chi nhánh trong thời gian qua.Góp phần không nhỏ vào thành công trong công tác thu hồi nợ trong ngành này là do sự đầu tư đúng hướng của ngân hàng, công tác thu hồi nợ luôn được ban lãnh đạo và các cán bộ tín dụng quan tâm làm hộ dân có trách nhiệm với món vay của mình nên nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng, đây là dấu hiệu tốt của ngân hàng trong việc lựa chọn đối tượng đầu tư. Bên cạnh đó còn do đối với ngành này chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn nên vòng quay vốn nhanh dẫn đến thu nợ cao. Ngoài ra, trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá đang được mở rộng ra các vùng nông thôn nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ngành này tăng cao tạo điều kiện cho khả năng trả nợ tăng lên qua các năm. - Công nghiệp Qua 3 năm, doanh số thu nợ của ngành này có sự tăng trưởng không ổn định, năm 2011 tăng 5.819 triệu đồng với tốc độ 27,21% nhưng đến năm 2012 lại sụt giảm 13.172 triệu đồng, tương ứng 49,80%, sang 6 tháng đàu năm 2013 tiếp tục giảm 952 triệu đồng với tốc độ 15,22%, còn tỷ trọng có sự tăng giảm không ổn định như năm 2010 là 2,82%, năm 2011 tăng lên 3,67%, năm 2010 giảm còn 1,69%, 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn 1,62%. Điều này một phần là do doanh số cho vay ngành này tăng cao vào năm 2011 nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống. 44 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2010 2011 2012 Nông nghiệp 21.480 47.461 48.076 25.627 23.661 Công nghiệp 20.631 26.450 13.278 6.255 5.303 Xây dựng 45.663 24.936 6.719 4.090 2011-1010 Số tiền % 25.981 120,95 2012-2011 Số tiền Số tiền % 1,30 -1.966 -7,67 28,21 -13.172 -49,80 -952 -15,22 1.971 -20.727 -45,39 -18.217 -73,06 -2.119 -51,81 5.819 615 % 6 tháng 2012-6 tháng 2013 TM-DV 644.498 621.528 716.210 417.807 295.746 -22.970 -3,56 94.682 15,23 -122.061 -29,21 Tổng 732.272 720.375 784.283 453.779 326.681 -11.897 -1,62 63.908 8,87 -127.098 -28,01 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 45 Trong năm 2011, doanh số thu nợ của ngành công nghiệp tăng lên đáng kể. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, để phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ bên cạnh áp dụng các định hướng phát triển kinh tế việc ưu tiên phát triển các ngành nghề chủ lực cũng được chú trọng và ngành công nghiệp là một trong những ngành nằm trong số nên ngành này là khách hàng được ngân hàng tạo nhiều điều kiện cung cấp vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh và việc đầu tư vào các hoạt động này của hộ sản xuất & cá nhân có thuận lợi, đạt hiệu quả cao nên nhanh chóng trả nợ ngân hàng. Đến năm 2012, nền kinh tế trên địa bàn có dấu hiệu hồi phục sau giai đoạn khó khăn và việc sản xuất kinh doanh tại các hộ sản xuất & cá nhân dần đi vào quỹ đạo nên nhu cầu vốn giảm làm giảm doanh số cho vay của ngành này tại ngân hàng và là một trong những nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ giảm xuống. Ngoài ra còn do một số hộ làm ăn kém hiệu quả nên chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, một số lại chuyển sang nợ quá hạn và nợ xấu làm khả năng thu hồi nợ của chi nhánh giảm. - Xây dựng Mặc dù trong thời gian qua doanh số thu nợ của ngành này chiếm tỷ lệ không cao nhưng luôn tăng trưởng theo chiều hướng khả quan, năm 2010 chiếm 6,24%, năm 2011 là 3,46%, năm 2012 là 0,86%, 6 tháng đầu năm 2013 là 0,60%. Cụ thể năm 2010 đạt 45.663 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lại giảm đến 20.727 triệu đồng, sang năm 2012 tiếp tục giảm 18.217 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 2.119 triệu đồng với tốc độ 51,81% so với năm 2012. Do biến động trên thị trường bất động sản giá cả nhà đất không ổn định các công trinh đình trệ hoặc thi công ì ạch làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng và do doanh số cho vay trong ngành giảm liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu nợ. - Thương mại dịch vụ Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong các khoản thu nợ của ngân hàng bởi đây là ngành trọng yếu ngân hàng đầu tư cho vay như năm 2010 chiếm 88,01%, năm 2011 là 86,28%, năm 2012 là 91,32%, 6 tháng đầu năm 2013 là 90,53%. Trong 3 năm và đầu năm 2013, doanh số thu nợ của ngành thương mạidịch vụ tăng trưởng nhưng không ổn định, năm 2011 giảm 3,56% đến năm 2012 tăng lên 15,23%, sang 6 tháng đầu năm 2013 giảm 29,21% so với 6 tháng đầu năm 2012. Kết quả này cho thấy ngành thương nghiệp-dịch vụ đang phát triển và đầu tư của ngân hàng vào ngành này có hiệu quả cao. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do doanh số cho vay hộ sản xuất & cá nhân trong ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều tăng qua ba năm là một tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng của doanh số thu nợ, ngoài ra do phần lớn các hộ sản xuất & cá nhân kinh doanh hoạt động có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao nên luôn đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Mặt khác, có sự chỉ đạo chặt chẽ trong công 46 tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn như đã ký kết và mức thu nợ ngành này của ngân hàng đã tăng qua từng năm. Tóm lại, chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ninh Kiều qua 3 năm tương đối tốt. Đạt được thành tích trên là do ngân hàng có những chính sách thu nợ thích hợp, đồng thời ngân hàng đã lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời công tác lựa chọn khách hàng cũng được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó cũng nhờ ngân hàng có một đội ngũ nhân viên tín dụng nhiệt tình, theo sát khách hàng từ khâu thẩm định, giải ngân đến quá trình sử dụng vốn vay đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng. 4.2.3 DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN Nếu kết quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất & cá nhân được phản ánh qua doanh số cho vay của hộ sản xuất & cá nhân dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của thành phần kinh tế này đối với chi nhánh Ninh Kiều bởi đó là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó cho biết số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi lại tại thời điểm báo cáo. Vì vậy nó là vấn đề rất được ngân hàng quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. 4.2.3.1 Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn Phân tích dư nợ theo thời hạn tín dụng sẽ thấy được lượng tiền ngân hàng cho vay nhưng chưa thu về ở từng loại kỳ hạn có phù hợp với mức phát ra cho vay hay không và biến động của từng loại tín dụng như thế nào tại một thời điểm để ngân hàng có thể điều chỉnh một cách hợp lý. Hình 4.5: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn tại ngân hàng NNo&PNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng 2013 47 Bảng 4.8: Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011-2010 Số tiền % Ngắn hạn 265.262 266.127 250.535 261.505 251.292 865 Trung,dài hạn 110.807 106.916 126.050 115.056 128.963 -3.891 -3,51 Tổng 376.069 373.043 376.585 376.561 380.255 -3.026 -0,80 2012-2011 Số tiền % Số tiền 0,33 -15.592 -5,86 -10.213 19.134 17,90 3.542 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 48 6 th 2013 - 6 th 2012 0,95 % -3,91 13.970 12,09 3.694 0,98 Qua bảng số liệu ta thấy các khoản dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ hộ sản xuất & cá nhân và biến động ổn định theo hướng gia tăng liên tục từ năm 2010 đên 6 tháng đầu năm 2013. Điều này thấy được nhu cầu về vốn ngắn hạn của hộ sản xuất & cá nhân ngày càng tăng và ngân hàng rất chú trọng đầu tư vào đối tượng này. Điều này sẽ được giải thích cụ thể ở phần dưới đây: - Ngắn hạn Tại chi nhánh Ninh Kiều các khoản vay chủ yếu cho hộ sản xuất & cá nhân là ngắn hạn vì đối tượng chủ yếu là những hộ gia đình và những cá nhân kinh doanh buôn bán tại địa bàn TP Cần Thơ với các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn nên dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất & cá nhân luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng. Qua 3 năm, dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng không ổn định, năm 2011 tăng 865 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 0,33% so với năm 2010, đến năm 2012 thì giảm 15.592 triệu đồng tương ứng giảm 5,86%, đến 6 tháng đầu năm 2013 lại tiếp tịc giảm 3,91% so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền giảm là 10.213 triệu đồng. Năm 2011 thu nợ đạt kết quả như trên là do công tác giải ngân cho vay của ngân hàng đạt kết quả cao. Hơn nữa, trên địa bàn nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu, với chu kì sản xuất kinh doanh hiệu quả nên nhu cầu vốn tăng, dẫn đến dư nợ tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, sang năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ giảm khá nhiều. Nguyên nhân là do trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay giảm trong khi doanh số thu nợ tăng dẫn đến tăng trưởng tín dụng giảm bên cạnh những khó khăn của các hộ sx & cá nhân trong năm 2012 và kéo dài đến đầu năm 2013 cũng dẫn đến dư nợ giảm. - Dài hạn Dư nợ trung,dài hạn của hộ sản xuất & cá nhân tại chi nhánh có sự tăng trưởng không ổn định, cụ thể năm 2011 giảm 3.891 triệu đồng với tốc độ 3,51% so với năm 2010, đến năm 2012 lại tăng 19.134 triệu đồng tương ứng là 17,90%, đến 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 13.970 triệu đồng tăng 12,09% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ trọng trong giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 29,46%, 28,66%, 33,47%, 33,91%. Dự nợ năm 2011 giảm là do các hộ sản suất & cá nhân giảm nhu cầu về vốn trong và dài hạn, ngoài ra nguyên nhân là do doanh số cho vay trung và dài hạn giảm vào 2 năm nay do sự xiết chặt tín dụng của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Tóm lại, dư nợ hộ sản xuất & cá nhân của từng loại kỳ hạn đều có những biến động nhất định nhưng do những khó khăn khách quan từ nền kinh tế trong nước nên công tác tín dụng cũng gặp không ít khó khăn, dư nợ càng lớn thì rủi ro nợ xấu càng cao. Vì thế chi nhánh cũng đã thực hiện cân đối dư nợ, lợi nhuận và rủi ro sao cho hợp lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 49 4.2.3.2 Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề Mỗi ngành nghề kinh tế của hộ sản xuất & cá nhân đều có nhu cầu vốn khác nhau để đầu tư phát triển kinh doanh. Vì vậy, việc xem xét và phân tích mức dư nợ của từng ngành nghề qua các năm để thấy được việc đầu tư vốn của ngân hàng đối với sự phát triển của từng ngành khác nhau như thế nào và ngành nào được đầu tư với qui mô lớn, ngành nào có thế mạnh trên địa bàn. Hình 4.6: Biểu đồ cơ cấu dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 Nhìn chung, dư nợ của các ngành nghề tăng trưởng theo một chiều hướng nhất định, trong đó đáng chú ý là dư nợ của ngành thương mại- dịch vụ trong 3 năm luôn chiếm đa số trong dư nợ chung của hộ sản xuất & cá nhân bởi đây là ngành nghề cho vay chủ yếu của chi nhánh Ninh Kiều, đồng thời có xu hướng tăng giảm nhưng không đáng kể. Các ngành khác cũng tăng trưởng không ổn định qua các năm, đặc biệt sự tăng trưởng của ngành xây dựng không ổn định do tác động của nền kinh tế trong và ngoài nước. Trong cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của hộ sản xuất & cá nhân, thương mại- dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao bởi đây là ngành kinh tế trọng yếu tại địa bàn thành phố Cần Thơ nên các khoản cho vay đối với ngành này khá cao. Tỷ trọng của các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ và cũng có nhiều biến động. Nguyên nhân cụ thể sẽ được giải thích cho từng đối tượng ngành nghề sau: 50 Bảng 4.9: Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng 2011-2010 2010 2011 2012 6 th 2012 Nông nghiệp 24.875 36.029 39.724 33.262 38.332 11.154 44,84 3.695 Công nghiệp 25.330 21.671 20.897 23.554 21.573 -3.659 -14,45 -774 Xây dựng 31.375 15.114 15.545 13.724 13.574 -16.261 -51,83 431 2,85 Chỉ tiêu 6 th 2013 2012-2011 Số tiền Số tiền % 6 th 2013 - 6 th 2012 Số tiền % 10,26 % 5.070 15,24 3,57 -1.981 -8,41 -150 -1,09 TM-DV 294.489 300.229 300.419 306.021 306.776 5.740 1,95 190 0,06 755 0,25 Tổng 376.069 373.043 376.585 376.561 380.255 -3.026 -0,80 3.542 0,95 7.507 2,01 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 51 - Nông nghiệp Các khoản cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân tại chi nhánh Ninh Kiều của ngành nông nghiệp chủ yếu gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi và đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản. Trong giai đoạn 2012-6 tháng đầu năm 2013, dư nợ của ngành nông nghiệp liên tục tăng, cụ thể năm 2011 dư nợ đạt 36.029 triệu đồng, tăng 44,84% so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục tăng 10,26%, sang 6 tháng đâu năm 2013 dư nó ngành nông nghiệp tiếp tục tăng 15,24% so với 6 tháng đầu năm 2012, tỷ trọng ngành tăng qua các năm như năm 2010 chiếm 6,61%, năm 2011 tăng lên 9,61%, năm 2012 tiếp tục tăng 10,55%, 6 tháng đầu năm 2012 là 8,92% và 6 tháng đầu năm 2013 là 10,06%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự đầu tư vào lĩnh vực này luôn có sự gia tăng qua các năm, trong khi đó thu nợ đạt kết quả thấp hơn doanh số cho vay nên làm cho dư nợ của ngân hàng tăng cao, điều này cho thấy dư nợ cho vay của ngân hàng đến đối tượng này ngày càng thuận lợi và mở rộng thêm qui mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân gia tăng sản xuất, nhằm tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 giá cả mặt hàng thủy sản cá basa, cá tra trên thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, nông dân gặp nhiều khó khăn và thu lỗ, mặc dù mở rộng xuất khẩu sang châu Âu và Ấn Độ nhưng giá cá nguyên liệu giảm chi phí đầu vào cũng tăng lên, vì vậy nhu cầu vốn cho ngành nông nghiệp tăng lên, nên ngân hàng mở rộng nguồn vốn cho vay đối với ngành này để giúp các hộ sản xuất & cá nhân thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề nhưng do giá cả mặt hàng thủy sản giảm nên các hộ sản xuất & cá nhân chậm thanh toán vốn vay cho ngân hàng làm cho nguồn vốn chưa thu về đối với ngành này tăng. - Công Nghiệp Có thể nhận thấy công nghiệp chế biến là ngành có dư nợ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng dư nợ hộ sản xuất & cá nhân và liên tục giảm như năm 2010 là 6.74%, năm 2011 giảm còn 5,81%, năm 2012 lại giảm còn 5,55%, 6 tháng đầu năm 2013 là 5,67%. Năm 2010, dư nợ ngành này là 25.330 triệu đồng và năm 2011 thì giảm xuống 14,45% và năm 2012 tiếp tục giảm 3,57% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 dư nó là 21.573 triệu đồng giảm 1.981 triệu đồng. Điều này được giải thích một phần là do doanh số cho vay của ngành này luôn cao hơn doanh số thu nợ. Mặt khác, các ngành công nhiệp đặc biệt là công nghiệp chế tạo cần sử dụng nhiều vốn cũng như lao động nên họ cần sự hỗ trợ một lượng lớn vốn từ ngân hàng nhưng qua những năm qua ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn nên các khoản phải thu về đối với ngành này của ngân hàng ngày càng gia tăng. - Xây dựng Dư nợ ngành xây dựng sụt giảm đáng kể sau năm 2010, năm 2010 dư nợ là 15.114 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lại giảm 16.261 triệu đồng với tỷ lệ giảm 52 51,83%, năm 2012 dư nợ tăng trưởng nhẹ 431 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,85%, sang đầu năm 2013 lại giảm 1,09% tương đương giảm 150 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tỷ trọng ngành qua 3 năm và đầu năm 2013 như năm 2010 là 8,34%, đến năm 2011 giảm còn 4,03%, năm 201 lại tăng nhẹ 4,13%, 6 tháng đầu năm 2012 là 3,68%, 6 tháng đầu năm 2013 là 3,56%. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động lớn trong ngành, giá cả bất động sản đóng băng ngành xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn và do chính sách hạn chế cho vay đối với các khoảng vay trung dài hạn nên DSCV ngành cũng sụt giảm, dẫn đến dư nợ giảm kể từ năm 2010. - Thương mại - dịch vụ Đây là ngành thành phố Cần Thơ luôn chú trọng phát triển trở thành ngành trọng yếu, vì vậy đây là ngành mà chi nhánh Ninh Kiều quan tâm cấp tín dụng nên tỷ trọng ngành này luôn chiếm đa số trong tổng dư nợ của ngành và có sự tăng giảm chưa ổn định qua các năm như năm 2010 chiếm tỷ trọng 78,31%, năm 2011 tăng lên 80,06%, năm 2012 giảm nhẹ còn 79,79%, và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trong đạt 80,49%. Qua 3 năm, dư nợ ngành này liên tục tăng như năm 2011 dư nợ đạt 300.229 triệu đồng tăng 1,95% so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục tăng nhưng không đáng kể với tỷ lệ 0,06%, 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ đạt 306.776 triệu đồng tăng 0,25% so vơi 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngành này tăng là do doanh số cho vay đối với ngành này tăng, vì việc kinh doanh của ngành này mang lại nhiều lợi nhuận và ít gặp rủi ro nên có rất nhiều người tăng cường vay vốn để đầu tư làm cho dư nợ ngành này tăng lên. Và hiện nay nền kinh tế đang dần hồi phục sau khủng hoảng và sự nhạy cảm của ngành thương mại - dịch vụ trước các điều kiện kinh tế giúp cho hoạt động kinh doanh của hộ sản xuất & cá nhân đạt được những kết quả khả quan, và làm dư nợ ngành tăng trưởng. Tóm lại, dư nợ hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng luôn đạt được sự tăng trưởng nhất định qua các năm, qua đó thấy được qui mô hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của chi nhánh ngày càng phát triển. V́ vậy, ngân hàng cần có những chiến lược phát triển tín dụng hợp lý, tận dụng lợi thế hiện có đẩy mạnh đầu tư vốn vào các ngành kinh doanh hoạt động hiệu quả, đồng thời hạn chế dư nợ đối với các đối ngành nghề cho vay không hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân nói riêng và của cả chi nhánh nói chung. 53 4.2.4 NỢ XẤU HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN Nợ xấu bao gồm các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu sẽ làm cho vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu tăng cao là một biểu hiện của rủi ro tín dụng sẽ gây nhiều tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên cho dù công tác kiểm soát, giảm thiểu và thu hồi nợ xấu luôn được đặt lên hàng đầu ở mỗi ngân hàng nhưng do nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan mà nợ xấu vẫn phát sinh và tồn tại. Vì vậy, việc phân tích nợ xấu có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng để có thể giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Hình 4.7: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo nhóm tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 54 Bảng 4.10: Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo nhóm nợ tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng 2011-2010 Nhóm nợ 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 Số tiền % Nhóm 3 811 2.875 4.022 142 477 2.064 254,50 Nhóm 4 2.996 112 4.257 6.354 2.851 -2.884 -96,26 Nhóm 5 2.611 2.490 1.007 6.805 7.500 Tổng 6.418 5.477 9.286 13.301 10.828 -121 2012-2011 Số tiền % 1.147 39,90 335 235,92 4.145 3700,89 -3.503 -55,13 -4,63 -1.483 -59,56 -941 -14,66 3.809 69,55 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 55 6 th 2013 - 6 th 2012 Số tiền 695 % 10,21 -2.473 -18,59 Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân qua 3 năm có chiều hướng tăng giảm không ổn định, cụ thể năm 2010 nợ xấu đạt 6.418 triệu đồng, đến năm 2011 giảm còn 5.477 triệu đồng, năm 2012 lại tăng lên 9.286 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 là 10.828 triệu đồng. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nơ xấu ở các năm 2010 40,68%, năm 2011 45,46%, 6 tháng đầu năm 2013 là 69,26%, riếng năm 2012 tỷ trong nợ nhóm 5 giảm đáng kể chỉ còn 10,84%. Trong năm 2010-2011 tổng nợ xấu giảm đáng kể 941 triệu đồng giảm 14,66% so với năm 2010. Nguyên nhân trong giai đoạn này tình hình kinh tế tại địa bàn TPCT phát triển khá tốt nên ngân hàng cung cho vay nhiều hơn các hộ sản xuât & cá nhân kinh doanh hiệu quả nên đảm bảo trả nợ cho ngân hang đúng hạn định dẫn đến nợ xấu giảm đáng kể trong năm 2011. Sang năm 2012 nợ xấu của chi nhánh lại tăng đột biến năm 2012 tăn 3.809 triệu đồng với tỷ lệ tăng 69,55% so với năm 2011, trong giai đoạn này các hộ sản xuất & cá nhân trong ngành nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn đặt biệt là các hộ & cá nhân trong chăn nuôi cá tra cá basa trên địa bàn, giác cá nguyên liệu sụt giảm dẫn đễn lỗ trong sản xuất của các hộ, cá nhân làm chậm thời gian thanh toán cho ngân hàng dẫn đễn nợ xấu tăng lên trong năm 2012. sang 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 10.828 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng so với thời điểm đầu năm 2012 thì nợ xấu giảm đáng kể cụ thể giảm 2,473 triệu đồng giảm 18,59% so với 6 tháng đầu năm 2012, Trong 6 tháng đầu năm 2013 tuy tình hình kinh còn gặp khó khăn nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất & cá nhân trên địa bàn thành phố cũng có những dấu hiệu tăng trưởng và là giai đoạn đầu năm nên ngân hàng vẫn còn thời gian thu nơ. Bên cạnh đó sự biến động của nợ xấu qua các năm còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác sẽ được phân tích cụ thể ở phần dưới đây: 4.2.4.1 Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn Việc phân tích nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn có ý nghĩa lớn đối với chi nhánh bởi qua đó có thể giúp ngân hàng biết được từng khoản vay ở các loại kỳ hạn tiềm ẩn những rủi ro như thế nào, từ đó có thể có những biện pháp nhất định đối với từng món vay để hạn chế những thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngân hàng. Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất & cá nhân luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng nợ xấu của hộ sản xuất & cá nhân và có sự biến động qua thời gian năm 2010 là 48,47%, năm 2011 là 75,79%, năm 2012 là 66,48%, 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 lần lượt là 61,47% và 83,30%. Nợ xấu ngắn hạn tăng qua các năm còn nợ xấu trung dài hạn thì lại tăng mạnh trong năm 2012. Cụ thể trong năm 2011 nợ xấu ngắn hạn tăng 1.040 triệu đồng tăng 33,43% so với năm 2010, và năm 2012 tiếp tục tăng 4.692 triệu đồng tăng 113,03% so với năm 2011 sang 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu ngắn hạn tăng 3.312 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do các khoảng vay chính tại chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn và kể từ năm 2011 trở đi tinh hình sx kinh doanh trở nên khó khăn nhất 56 là trong lĩnh vực nông nghiệp chăn nuôi nên nợ xấu ngăn hạn tăng lên qua các năm. Nợ xấu trung và dài hạn có sự biến động qua các năm và nợ xấu tăng cap nhất trong năm 2012 và có thể thấy năm 2012 là năm khó khăn của lĩnh vực tín dụng ngân hàng do ảnh hưởng từ những khó khăn của thị trường cũng như sự hoạt động kém hiệu quả của các hộ sản suất, cá nhân. Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại NHNo&PTNT Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 57 Bảng 4.11: Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo thời hạn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Triệu đồng 2011-2010 2010 2011 2012 6 th 2012 Ngắn hạn 3.111 4.151 8.843 5.708 9.020 1.040 33,43 4.692 113,03 3.312 58,02 Trung,dài hạn 3.307 1.326 4.458 3.578 1.808 -1.981 -59,90 3.132 236,20 -1.770 -49,47 6.418 5.477 13.301 9.286 10.828 -941 -14,66 7.824 142,85 1.542 16,61 Nhóm nợ Tổng 6 th 2013 2012-2011 Số tiền % Số tiền 6 th 2013 - 6 th 2012 % ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 58 Số tiền % 4.2.4.2 Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề Ngành nghề kinh doanh nào cũng cần một nguồn vốn hợp lý để đầu tư phát triển sản xuất mà nguồn vốn chủ yếu là đi vay ngân hàng nhưng khi gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì khả năng chi trả cho ngân hàng cũng suy giảm gây cho ngân hàng những thiệt hại trong hoạt động của mình. Vì vậy mỗi ngân hàng luôn có những biện pháp cũng như định hướng trong công tác cho vay của từng ngành nghề để phát huy những ngành ưu tiên, hạn chế những rủi ro đảm bảo lợi nhuận cho mình. Hình 4.9: Biểu đồ cơ cầu nợ xấu theo ngành nghề tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 Qua 3 năm có thể thấy trong năm 2010-2011 tình hình nợ xấu ở tất cả các ngành nghề đều giảm nợ xấu ở ngành nông nghiệp công nghiệp xây dựng đều là 0 chỉ riêng ngành TM-DV là còn nợ xấu nhưng vẫn giảm đáng kể so với năm 2010 đều này cho thấy được sự thuận lợi trong công tác thu hồi vốn của cán bộ ngân hàng cũng như những thuận lợi trong công tác trả nợ của khách hàng đã góp phần làm giảm nợ xấu của ngân hàng trong năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012 với những khó khăn trong kinh doanh cũng như sản suất của tất cả các ngnành nghề đã làm tăng đáng kể nợ xấu của ngân hàng đăc biệt là lĩnh vự thương mại dịch vụ tăng đến 70,57% so với năm 2011. Ngành xây dựng năm 2012 không có nợ xấu mặc dù tình hình khó khăn nhưng ngân hàng đã giảm bớt doanh số cho vay và kiểm soát chặt chẽ hơn khi cho vay trong lĩnh vực này do đó đã làm giảm bớt được tình trạng nợ xấu. Sang đầu năm 2013 hầu hết nợ xấu đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, nông nghiệp tăng 37,31% TM-DV tăng 20,96% riêng ngành công nghiệp là không tăng do nợ xấu ngành này kéo dài từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013. Nguyên nhân nợ xấu tăng trong giai đoạn 2012-6 tháng đầu năm 2013 là do sự phát triển mạnh của nhu cầu vui chơi giải trí, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này đã không ngừng đầu tư phát triển ngành nghề này tuy nhiên lại có sự sử dụng vốn không hiệu quả cũng như sự phân tán địa bàn gây khó khăn cho cán bộ trong công tác thu hồi vốn. 59 Bảng 4.12: Nợ xấu hộ sản xuất & cá nhân theo ngành nghề tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 ĐVT: Trệu đồng 2011-2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 Số tiền 2012-2011 Số tiền % 6 th 2013 - 6 th 2012 Số tiền % % Nông nghiệp 75 0 1.520 670 920 -75 -100 1.520 100 Công nghiệp 94 0 2.440 2.440 2.440 -94 -100 2.440 100 0 0 Xây dựng 13 0 0 2 0 -13 -100 0 0 -2 -100 TM-DV 6.235 5.477 9.342 6.174 7.468 -758 -12,16 3.865 70,57 1.294 20,96 TỔNG NX 6.417 5.477 13.302 9.286 10.828 -940 -14,65 7.825 142,87 1.542 16,61 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ) 60 250 37,31 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân là việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với hộ sản xuất & cá nhân, ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ như ở phần trên thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cũng rất quan trọng, từ đó giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát về hoạt động này để có thể tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã làm được và khắc phục những hạn chế. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tại chi nhánh Ninh kiều là xem ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả hay không, vòng quay vốn tín dụng cao hay thấp, …Ngoài ra cũng xem việc cho vay vốn đối với hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng có phục vụ chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hay không để từ đó giúp ta đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân một cách cụ thể và toàn diện hơn. Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 Vốn huy động Tr. đồng 637.923 877.183 Doanh số cho vay Tr. đồng 757.517 717.348 787.825 457.305 330.351 Doanh số thu nợ Tr. đồng 732.254 720.374 784.283 453.778 326.681 Dư nợ Tr. đồng 376.069 373.043 376.585 372.748 380.255 Nợ xấu Tr. đồng 6.418 5.477 13.301 9.286 10.828 Nợ nhóm 5 Tr. đồng 2.611 2.490 1.007 6.805 7.500 Dư nợ bình quân Tr. đồng 366.428.5 374.556 374.814 372.895.5 376.502 % 58,95 42,75 34.01 35,75 34,82 Tỷ lệ nợ xấu % 1,71 1,46 3.53 2,49 2,84 Tỷ lệ mất vốn % 0,71 0,66 0.27 1,82 1,99 Hệ số thu nợ % 96,67 100,42 99,55 99,23 98,89 Vòng 1,95 1,92 2,08 1,22 0,86 Dư nợ/vốn động 1.107.191 1.042.756 1.094.413 huy Vòng quay vốn TD ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều) - Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng sử dụng vốn huy động đầu tư cho vay hộ sản xuất & cá nhân. Qua bảng số liệu có thể thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng, giảm qua từng năm và vốn huy động ngân hàng sử dụng cho vay 61 hộ sản xuất & cá nhân năm 2010 là 58,95%, đến năm 2011 tỷ lệ này giảm còn 42,75%, sang năm 2012 là 34,01%, 6 tháng đầu năm 2013 là 34,82%. Điều đó cho thấy đây là thành phần kinh tế mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng nên ngân hàng ngày càng mạnh dạn đầu tư nhiều vốn và công tác huy động vốn của ngân hàng khá tốt. Chính vì thế trong thời gian tới bên cạnh việc áp dụng các chính sách phù hợp nhằm tăng nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng nguồn vốn này cho vay các lĩnh vực đang phát triển cần nhu cầu vốn lớn đặc biệt là đối với hộ sản xuất & cá nhân nhằm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ số này qua các năm đạt dưới 1 lần chứng tỏ công tác sử dụng vốn huy động để cho vay trong thành phần kinh tế này ở ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao. - Tỷ lệ nợ xấu Đây là chỉ tiêu căn bản nhất để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu càng lớn tiềm ẩn càng nhiều rủi ro bất lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất & cá nhân qua 3 năm có sự biến động không ổn định. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ này là 1,71%, năm 2011 giảm xuống 1,46%, đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 3,53%, và 6 tháng đầu năm 2013 là 2,84% đây là một tín hiệu đáng lo ngại. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 gia tăng là do giá cả xuât khẩu các mặt hàng nông thủy sản có nhiều biến động kinh tế địa phương cũng gặp nhiều khó khăn làm cho hộ sản xuất & cá nhân làm ăn thua lỗ nên không thể trả nợ đúng hạn theo hợp đồng, nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn rồi nợ xấu. Năm 2011 tỷ lệ này giảm mạnh là do kinh tế trong năm 2011 ổn định và ngân hàng thường xuyên cho cán bộ tín dụng đi tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng thẩm định mức vay đúng người, đúng đối tượng nhằm hạn chế tỷ lệ xấu một cách tốt nhất. Ngoài ra còn do các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích nên hoạt động sản xuất kin doanh đạt hiệu quả nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. - Tỷ lệ mất vốn Hệ số khả năng mất vốn của Ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm với các giá trị 0,71%; 0,66% vào 2 năm 2010 ; 2011 nhưng lại giảm vào năm 2012 với giá trị 0,27% do sự giảm giá trị nợ nhóm 5 năm, sang đầu năm 2013 tỷ số này lại tăng lên đến 1,99%. Nguyên nhân là do kinh tế trong nước khó khăn , các hộ sản xuất cá nhân vay vốn kinh doanh trước đó thua lỗ nặng dẫn đến mất khả năng trả nợ . - Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân phản ánh hiệu quả trong công tác thu hồi nợ đối với hộ sản xuất & cá nhân tại chi nhánh, nó đo lường xem với một đồng dư nợ cho vay hộ sản xuất & cá nhân thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này của chi nhánh luôn đạt ở mức cao nhưng cũng có sự tăng giảm không ổn định qua từng năm. Năm 2008 hệ số thu nợ là 96,67%, đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 100,42%. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay, ngoài ra nợ xấu trong năm này giảm đáng kể cũng đã thúc 62 đẩy sự tăng trưởng của doanh số thu nợ. Đặc biệt sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ luôn giữ ở mức cao hơn 98%. Có được điều này là do ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm, một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn. - Vòng quay vốn tín dụng Qua các năm chỉ tiêu này luôn có tăng trưởng nhưng không liên tục cho thấy vốn tín dụng đối với hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng được quay vòng khá nhanh, cụ thể là năm 2010 vòng quay vốn tín dụng của hộ sản xuất & cá nhân là 1,95 vòng, năm 2011 giảm nhẹ còn 1,92 vòng, đến năm 2012 là 2,08 vòng tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay vốn tín dụng chỉ còn 0,86 vòng . Tuy đầu năm 2013 chỉ số này đạt chưa cao nhưng đồng vốn của ngân hàng được thu hồi và luân chuyển khá tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh càng được mở rộng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh vẫn còn các khoản tín dụng trung, dài hạn khá cao nên thời gian thu hồi nợ chậm, dẫn đến vòng quay vẫn thấp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những biện pháp tích cực tăng cường thu hồi nợ làm vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tăng lên trong thời gian qua. Mặc khác, công tác chỉ đạo thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả cùng với việc ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng. Tóm lại, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách từ sự biến động của nền kinh tế cũng như tình hình giá cả nông thủy sản diễn biến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều đã đạt được những kết quả khả quan góp phần nâng cao uy tín và vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ. 63 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNo&PTNT NINH KIỀU - Thành tựu Trong ba năm qua hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả khả quan như: - Đối với cho vay hộ sản xuất & cá nhân, NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn là ngân hàng giữ vững vị trí chủ đạo về doanh số cho vay đối với hộ sản xuất nên doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn cao qua các năm, điều này đã tạo nhiều điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn đồng thời cũng giúp ngân hàng mở rộng qui mô tín dụng của ḿnh. - Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với hộ sản xuất & cá nhân tuy không ổn định nhưng vẫn đạt được nhưng chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra. Và cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó còn chứng tỏ được một điều đó là: nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng đã giúp các hộ có điều kiện để nâng cao hoạt động sản xuất, mở rộng qui mô…dẫn đến việc kinh doanh có hiệu quả trả được nợ cho ngân hàng. - Dư nợ đối với hộ sản xuất & cá nhân cũng tăng qua các năm, điều này cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng, việc hỗ trợ vốn cho các hộ ngày càng được chú trọng hơn. - Tuy vấn đề nợ xấu vẫn còn tồn đọng nhưng hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng mang lại nhiều hiệu quả cho việc sản xuất kinh doanh của hộ cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Tồn tại Qua quá trình phân tích, đánh giá ta có thể thấy được lợi nhuận của ngân hàng đã có xu hướng giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 do ngân hàng vẫn còn tồn tại một số điểm như sau: - Vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng dần qua các năm nhưng mức tăng trưởng còn khá thấp. Một hạn chế khác trong công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm là ngân hàng vẫn chưa thu hút được một lượng lớn tiền gửi không kì hạn, hầu hết các khoản huy động được đều là tiền gửi có kì hạn do đó lãi suất huy động của ngân hàng luôn ở mức cao và ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn. - Công tác huy động vốn bằng phát hành thẻ còn hạn chế, công tác Marketing chưa thu hút khách hàng và chưa được ngân hàng chú trọng đầu tư. 64 - Tăng trưởng tín dụng còn thấp và giảm trong năm 6 tháng đầu năm 2013 điều này sẽ làm ngân hàng bị ứ đọng vốn và làm giảm nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng. - Ngân hàng vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu với số tiền tương đối lớn . Trong đó, nợ xấu đối với ngành TM-DV là chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng nợ xấu của hộ sx & cá nhân tại chi nhánh. - Nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong ba năm qua thiếu trầm trọng tại các vị trí Kế toán, Kiểm toán, Luật, đặt biệt là vị trí Tín dụng, Kế hoạch Kinh doanh, Quản lý rủi ro. Do số lượng nhân sự tại chi nhánh thiếu trầm trọng mà khối lượng công việc lại nhiều nên những cán bộ, nhân viên làm việc tại các phòng ban, đặt biệt là cán bộ, nhân viên tại phòng Kế hoạch Kinh Doanh của Ngân hàng cùng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc làm cho hiệu quả công việc chưa cao. - Có một số cơ sở kinh doanh của các hộ sx & cá nhân hoạt động xa địa bàn hoạt động của chi nhánh, điều đó khiến cho công tác kiểm tra, giám sát các khoản cho vay gặp nhiều khó khăn, đôi khi không phát hiện được khách hàng sử dụng vốn sai mục đích trên hợp đồng tín dụng. - Nguyên nhân Thị trường biến động, giá cả tăng giảm không ổn định, nhu cầu của người tiêu dùng lại thay đổi bất thường, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất, hay do sản xuất thua lỗ…hoặc những nguyên nhân bất khả kháng không lường trước được ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh … nên các hộ sản xuất & cá nhân không có khả năng trả nợ cho ngân hàng làm cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn dẫn đến nợ xấu gia tăng. - Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. - Do từ phía ngân hàng: thẩm định chưa kỹ hoặc nới lỏng ở khâu tái thẩm định, nguồn trả nợ chưa thật sự đảm bảo. Chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngoài ra còn có nhiều Ngân hàng khác như: Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đông Á (DongAbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài gòn thương tín (Sacombank)…Các ngân hàng nêu trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, có các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng hơn Agribank - chi nhánh Ninh Kiều. Hơn nữa, các ngân hàng này đều đẩy mạnh công tác quảng bá và chiêu thị để thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó Agribank - chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu về mặt này.Do trình độ dân trí của người dân nói chung, trình độ của bộ phận không nhỏ doanh nghiệp nhân nói riêng còn thấp, cho nên họ còn xa lạ với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại, thêm vào đó một phần do thói quen thích sử dụng tiền mặt hơn 65 là sử dụng thẻ nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển các sản phẩm mới, hiện đại ở vùng ĐBSCL. 5.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Để có cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân để từ đó có thể đề ra những biện pháp kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động mỗi ngân hàng cần đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức để từ đó có những giải pháp hợp lý. - Điểm mạnh - Là Ngân hàng đi đầu về doanh số cho vay các hộ sản xuất & cá nhân tại địa bàn, có đủ tiềm lực và nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vực truyền thống là nông nghiệp, thuỷ sản, thủ công. - Phương hướng hoạt động của ngân hàng phù hợp với định hướng phát triển của địa phương nên ngân hàng luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. - Công tác cho vay được cán bộ tín dụng thực hiện chặt chẽ, theo đúng trình tự. Sau khi cho vay cán bộ tín dụng luôn theo dõi, sâu sát tình hình sản xuất của các hộ nên tình hình thu nợ khả quan. - Luôn chú trọng các món vay của hộ sản xuất & cá nhân để giúp họ có được nguồn vốn kịp thời phát triển kinh doanh và lấy sự thành công của khách hàng làm sự thành công của ngân hàng nên mạng lưới hoạt động của ngân hàng luôn mở rộng, từ đó đã làm cho số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng. - Điểm yếu - Do doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu tập trung vào kinh tế hộ sản xuất & cá nhân, trong đó chủ yếu là nông dân đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ và xử lý nợ khó đòi. - Thế mạnh của ngân hàng chỉ ở cho vay kinh tế hộ sản xuất & cá nhân ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chưa được phát huy tốt. Ngân hàng chưa khai thác được tiềm năng của thị trường tín dụng trung và dài hạn. - Quy trình thẩm định các món vay hộ sản xuất & cá nhân chậm làm mất thời gian cán bộ tín dụng và gây khó khăn cho khách hàng. - Cơ hội - Các cấp lãnh đạo luôn ủng hộ và khuyến khích các hộ sản xuất & cá nhân đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh thúc đẩy cho nền kinh tế địa phương nên chi nhánh có nhiều cơ hội tốt cho hoạt động cho vay. - Thời gian qua nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng đã giúp cho các hộ sản xuất & cá nhân hoạt động kinh doanh hiệu quả, thu lại lợi nhuận cao. Vì thế nhu cầu vốn của các đối tượng này ngày càng cao. - Thách thức 66 - Chi phí cho các nghiệp vụ vay của hộ sản xuất & cá nhân cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay nhỏ. - Đối với các khoản cho vay nông nghiệp của hộ sản xuất & cá nhân dễ gặp rủi ro và khó thu hồi nợ do sự ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai dịch bệnh giá cả đầu ra của sản phẩm nông thủy sản biến động liên tục. Do đó ngân hàng phải có biện pháp hữu hiệu về nguồn vốn và sử dụng vốn để đương đầu kịp thời khi khó khăn xảy ra - Luôn luôn phải tìm cách đổi mới để giữ vững được lòng tin của khách hàng và vị thế của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất & cá nhân kinh doanh ở nông thôn, đưa ngân hàng ngày càng phát triển. 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNo&PTNT NINH KIỀU Mặc dù trong những năm qua chi nhánh Ninh Kiều đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân nhưng cũng có những tồn tại nhất định. Vì vậy để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất & cá nhân tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều không chỉ đòi hỏi những nỗ lực của bản thân trong việc cung nguồn vốn hiệu quả, kịp thời, quản lý nguồn vốn chặt chẽ tạo mọi điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, mà còn phải có sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Sau đây là một số biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất & cá nhân tại NHNo & PTNT Ninh Kiều. 5.3.1 Trong công tác huy động vốn - Trước hết là phải xác định được mục tiêu huy động vốn để có thể chủ động được nguồn vốn tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cho các hộ sản xuất & cá nhân một cách kịp thời và hợp lý theo mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. - Nâng cao chất lượng và phát triển các dịch vụ, đa dạng hóa hình thức huy động. Cụ thể, hiện nay chi nhánh chỉ có các hình thức huy động theo kỳ hạn chưa có các hình thức huy động theo đối tượng khách hàng hay mục đích tiết kiệm như: + Tiết kiệm tích lũy vốn đối với các hộ kinh doanh với kỳ hạn rút gửi linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động của các hộ. + Tiết kiệm tiêu dùng, đời sống đối với các cán bộ - công nhân viên của các cơ quan, trường học. + Tiết kiệm mua sắm máy móc, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản dành cho các hộ sản xuất & cá nhân. - Tiếp tục giữ vững mối quan hệ với các hộ sản xuất & cá nhân truyền thống để làm cơ sở cho việc thu hút khách hàng mới gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. 5.3.2 Trong công tác tín dụng 67 5.3.2.1 Đối với công tác thẩm định - Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sản xuất kin doanh của từng hộ sản xuất & cá nhân. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế tài chính của các hộ để quyết định đúng mức vốn cần thiết, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả chi nhánh và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn. - Đối với khách hàng là các hộ sản xuất & cá nhân cũ, quen biết cũng phải thẩm định trước và sau khi cho vay nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của họ, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng và ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. 5.3.2.2 Đối với công tác cho vay - Trong và sau khi cho vay, chi nhánh cần thường xuyên cử cán bộ tín dụng giám sát việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất của các hộ sản xuất & cá nhân để quản lý tốt hơn, đặt biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Đối với những hộ sản xuất & cá nhân nông nghiệp đặc biệt là những hộ nuôi cá và hộ trồng lúa không có khả năng trả nợ cho chi nhánh đúng hạn, dẫn đến tài khoản nợ quá hạn tăng lên thì chi nhánh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân các hộ này bị thua lỗ là do ảnh hưởng chủ quan từ phía bản thân hộ vay hay do yếu tố khách quan của điều kiện thiên nhiên hay môi trường kinh tế mà các hộ không thể khắc phục được, từ đó ngân hàng có những chính sách cho vay thích hợp để khuyến khích và giúp đỡ các hộ này khôi phục sản xuất và tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Cần phân loại các hộ sản xuất & cá nhân như: hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay để từ đó ngân hàng đề ra chính sách hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể nhưng vẫn đảm bảo được nguồn vốn cho các hộ trong quá trình sản xuất kinh doanh để tránh phát sinh nợ xấu. - Đa số nguồn vốn cho vay hộ sản xuất & cá nhân kinh doanh của chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên thị trường tiềm năng của ngân hàng về vốn trung và dài hạn cón rất lớn, do đó ngân hàng cần mở rộng đầu tư sang thị trường này. 5.2.3.3 Đối với công tác thu nợ - Cán bộ tín dụng cần giám sát theo dõi các hộ sản xuất & cá nhân để đảm bảo thu nợ vào thời điểm kết thúc mùa vụ hay kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh để khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ. - Đối với những hộ không có thiện chí trả nợ thì chi nhánh nên cử cán bộ tín dụng đến nhắc nhở và vận động trả nợ, nếu các hộ này vẫn không thay đổi thì cán bộ tín dụng nên xử lý kiên quyết hơn, trường hợp đặc biệt mới cần đến sự can thiệp của chính quyền địa phương. 68 - Đối với các khoản nợ quá hạn của các hộ sản xuất & cá nhân nông nghiệp, chi nhánh cho phép người vay gia hạn thêm thời gian trả nợ nhằm giảm bớt số tiền phải trả để tạo thuận lợi cho họ khắc phục khó khăn. 5.3.3 Đa dạng hóa các loại hình cho vay hộ sản xuất & cá nhân - Cho các hộ sản xuất & cá nhân vay trả góp với thời hạn vay trung và dài hạn: áp dụng cho các hộ sản xuất & cá nhân kinh doanh ổn định liên tục từ 12 tháng trở lên, có mục đích vay để bổ sung vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động kinh doanh. - Cho các hộ sản xuất & cá nhân là tiểu thương vay ngắn hạn: áp dụng cho các tiểu thương kinh doanh thường xuyên tại các chợ, ngân hàng có thể cho vay trực tiếp tới tiểu thương trên cơ sở có sự giám sát của ủy ban nhân dân các phường. 69 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Hoạt động tín dụng tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho ngân hàng, trong đó tín dụng hộ sản xuất & cá nhân chiếm tỷ lệ rất cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Cho nên có thể nói thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian qua là do sự đóng góp to lớn của tín dụng này. Là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất & cá nhân ngân hàng luôn hoạt động theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, luôn gắn hiệu quả hoạt động kinh doanh cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhìn lại 3 năm chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Ninh Kiều cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy DSCV hộ sản xuất & cá nhân tăng trưởng không ổn định qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trong cao trong tong DSCV trong đó DSCV ngăn hạn luôn cao nhất và cho vay đối với hộ hoạt động trong các ngành thương mại- dịch vụ là nhiều nhất. Điều này chứng tỏ qui mô hoạt động của ngân hàng cũng được mở rộng trong hoàng cảnh kinh tế khó khăn do công tác tín dụng luôn được chú trọng. Bên cạnh đó DSTN và dư nợ hộ sản xuất & cá nhân tăng trưởng không ổn định nhưng cũng cho thấy được tình hình sản xuất tại địa phương có chiều hướng khả quan hơn trong năm 2012 và đầu năm 2013 nên các hộ sản xuất & cá nhân có điều kiện để trà nợ đúng hạn cho ngân hàng. Để có được những kết quả trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực mở rộng qui mô hoạt động tín dụng trong tín dụng hộ sản xuất & cá nhân của chi nhánh góp phần to lớn cho người dân có vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao cuộc sống thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân đã tạo được sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền ở đại phương. Do đó cần phải mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất & cá nhân bởi vì nó góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 6.2 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng, cũng như việc vận dụng những kiến thức mà mình đã học được, tôi xin trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng. Đối với các bộ ngành có liên quan - Địa phương cần có chương trình hành động cụ thể, kết hợp với NHNo & PTNT Ninh Kiều thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất 70 & cá nhân trên địa bàn phát triển, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho ngân hàng các thông tin về khách hàng khi ngân hàng có nhu cầu. - Cần nhanh chóng cấp đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất & cá nhân để có thể thế chấp vay ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người dân đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam - Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo kiểm tra về việc thực hiện lãi suất đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. - Cần có chế độ ưu tiên cho việc xử lý vốn vay ngân hàng để chủ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo được nhanh chóng, thu hồi vốn kịp thời nhằm đáp ứng vốn cho việc sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất & cá nhân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam - Đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước qui định cho ngành ngân hàng. - Có chính sách hổ trợ vốn kịp thời nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh ngân hàng chủ động cân đối vốn tăng trưởng tín dụng nhất là các thời điểm chuẩn bị cho mùa vụ sau thiên tai, dịch bệnh. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Tín dụng ngân hàng. TP.HCM: NXB Thống kê. 2. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng, Đại học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2005. Tiền tệ ngân hàng, Đại học Cần Thơ. 5. Trần Ái Kết và Phan Tùng Lâm, 2006. Tài chính - Tiền tệ, Đại học Cần Thơ. 6. Thủ tướng chính phủ , ngày 08 tháng 08 năm 2012. Công văn 1149/TTgKTN Về việc chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản. 7. Chính phủ, ngày 12 tháng 4 năm 2010. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 8. Thủ tướng chính phủ, ngày 04 tháng 04 năm 2009. Quết định 443/QĐ-TTg Về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh. 9. Ngân hàng nhà nước, ngày 04 tháng 05 năm 2012. Thông tư 14/2012/TTNHNN Quy đinh lãi suất cho vay tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. 72 [...]... theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống - Cho vay hợp vốn: đây là phương thức ngân hàng đứng ra cho vay đối với dự án vay của khách hàng, trong đó một ngân hàng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng khác - Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và... vay đều do Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc cũng như những qui định của các phòng ban khác đều do Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc đưa ra Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi Nhánh Ninh Kiều là ngân hàng nhấn khoán, chịu sự điều hành và kiểm soát trực tiếp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông... tế trong các hoạt động có liên quan 3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung Muốn được lợi nhuận cao, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục... chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều qua 3 năm 2010-1012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ tình hình cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của ngân hàng. .. các nghiệp vụ khác được ngân hàng cấp trên giao như: 13  Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại như: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ,…  Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng  Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá  Máy rút tiền tự động (ATM)  Cầm cố bất động sản  Làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho Chính phủ, các tổ chức, các... nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi Nhánh Ninh Kiều 11 Phó Giám Đốc có trách nhiệm giúp Giám Đốc điều hành các công việc của ngân hàng Phó Giám Đốc có quyền quyết định và quyết định thay cho Giám Đốc một số vấn đề được quy định  Phòng kế toán ngân quỹ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán tác nghiệp... của tín dụng ngân hàng rất linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn - Công cụ của tín dụng ngân hàng cũng rất kinh hoạt: trái phiếu ngân hàng, kì phiếu, các hợp đồng tín dụng… - Là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp trong đó ngân hàng là trung gian giữa tiết kiệm và người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng - Mục đích của tín dụng ngân hàng là nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu... giảm của các chỉ tiêu kinh tế + Cơ cấu tương đối: là kết quả của phép chia giữa hiệu số của kỳ phân tích so với kỳ gốc và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế 8 - Phương pháp thống kê mô tả, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động - Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng 9 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT NINH KIỀU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo... trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế Giám Đốc được ủy nhiệm áp dụng mức lãi suất tiền gửi, cho vay cho khách hàng trong lãi suất do Tổng Giám Đốc qui định Giám Đốc có quyền đề nghị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị  Phó giám đốc Phó Giám Đốc do Tổng Giám Đốc của ngân hàng. .. huy động 20%/ năm 19 + Nợ quá hạn < 1% so với tổng dư nợ + Mở rộng lĩnh vực tín dụng theo hướng cơ cấu: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNNo & PTNT NINH KIỀU 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NHNo & PTNT NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010-6 tháng đầu năm 2013 4.1.1 Tình hình huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,

Ngày đăng: 08/10/2015, 07:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w